Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021
Ngô Nhân Dụng: Mỹ, cơ hội ‘thoát Trung’ cho Việt Nam?
Hoàng Trường Sa: Kamala Harris thăm Việt Nam - Đánh giá vị thế địa chính trị của Việt Nam
Khác biệt Việt Mỹ trong cách nhìn mối quan hệ của hai bên
Hệ giá trị và địa chính trị trên bàn cân
Trọng Thành (RFI): Covid - ''Mô hình'' quân đội đi chợ cho dân Sài Gòn thất bại
Nguyễn Thanh Mỹ (Doanh nhân, Nhà khoa học): Những trái mìn nổ chậm
Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021
Nguyễn Duy Chính: Đọc Nghiên cứu Lịch sử Phan Thanh Giản và Vụ án Phan Lâm Mãi Quốc Triều Đình Khí Dân của Winston Phan Đào Nguyên
Đọc Nghiên Cứu Lịch Sử
Phan Thanh Giản
潘清簡
Và Vụ Án
Phan Lâm Mãi Quốc Triều Đình Khí Dân
潘林賣國朝廷棄民
Của Winston Phan Đào Nguyên
Khác hẳn với việc bênh/chống của các nhà nghiên cứu đã nêu ra để khen/chê về tư đức hay công hạnh, Winston Phan Đào Nguyên tìm đến một luận đề khác hẳn. Đó là ông đi tìm xem cái gốc tích của vấn đề khen chê đó từ đâu và đi đến kết luận rằng đây chỉ là một bản án xuất hiện sau này, được dàn dựng để thành một tấm “bìa giấy” đeo lên cổ những tội nhân mà chúng ta đã thấy trong những cuộc đấu tố của Hồng Vệ Binh thời Cách Mạng Văn Hoá. Winston Phan đã đội rất nhiều mũ và đóng rất nhiều vai, cả vai trò thám tử, điều tra viên, thẩm phán công tố, thẩm phán xử án, luật sư và luôn cả vai trò một hội thẩm đoàn để hoàn thành công việc “lật từng viên gạch” này.
Mở đầu
Mặc dầu tác giả đã có nhiều công trình được phổ biến trên tạp chí hay báo mạng, lưu truyền rộng rãi trong giới nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước, đây là ấn phẩm đầu tiên của Winston Phan Đào Nguyên tại Nam California. Lược qua cuốn sách, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét cơ bản. Tác phẩm của Winston Phan được thực hiện rất bài bản trên cả hai mặt, 1/ trước hết là công phu sưu tầm và đánh giá tài liệu, 2/ là cách lập luận để bênh hay chống một quan điểm.Quyển sách cũng thể hiện đượcsở trường của tác giả, ông không những tốt nghiệp ngành chuyên môn sử mà còn là một luật sư hành nghề đã lâu năm.
Với nhan đề Phan Thanh Giản và vụ án “Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân” (384 trang) do nhà xuất bản Nhân Ảnh (Cali. USA) ấn hành năm 2021, quyển sách được chia ra thành ba phần chính (không kể phần Dẫn Nhập và Thay Lời Kết).
Thi Sĩ và Chiến Tranh
THI SĨ VÀ CHIẾN TRANH
Trần Thị Nhật Hưng: Chọn Một Đường Tu
Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021
Tưởng Nhớ Nguyễn Mạnh Trinh
Nhà văn NGUYỄN MẠNH TRINH
Sau một thời gian dài bệnh nặng, đã qua đời vào ngày 24 tháng 8 năm 2021 tại tư gia, thọ 73 tuổi.
DĐTK xin chân thành chia buồn cùng chị Nguyễn MạnhTrinh và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Nguyễn Mạnh Trinh sớm thảnh thơi nơi Cõi Vĩnh Hằng.
NGUYỄN MẠNH TRINH PHỎNG VẤN TRẦN MỘNG TÚ
Nguyễn Mạnh Trinh: Hình như trước năm 1975 chị đã làm thơ viết văn. Chị có kỷ niệm nào về những ngày đầu tiên ấy không ?Lúc ấy, hình như chị có nhiều thân thiết với nhà văn Mai Thảo, chị có thể kể cho độc giả một vài kỷ niệm.
Trần Mộng Tú: Tôi có thân với anh Mai Thảo từ Việt Nam, không phải trên lãnh vực viết, mà là lãnh vực đọc. Tôi làm việc cho Hãng Thông Tấn The Associated Press, văn phòng ở trên lầu 4 Thương Xá Eden, Nguyễn Huệ. Thỉnh thoảng lại gặp anh Mai Thảo đi xích lô đến mua tạp chí Pháp ở mấy cái sạp báo ngay trước vỉa hè, lối vào của cầu thang máy. Tôi cũng mua báo Văn ở mấy cái sạp đó. Hai anh em làm quen với nhau. Lúc đó vào khoảng 67-69. Sau này, tôi quen và bạn với Du Tử Lê (vì hàng ngày qua bên Chiến Tranh Tâm Lý, lấy bản tin buổi sáng cho AP ). Tôi với DTL, hay một người ngồi xích lô, một người đi Honda cùng đem rượu đến tòa báo cho Mai Thảo (tôi làm ở AP, nên nhờ mấy ông nhà báo Mỹ mua rượu rất dễ). Có khi anh Mai Thảo cho cả tôi và DTL đi ăn trưa.
Trần Thị Diệu Tâm: Quận Mười Ba - Paris
Nguyễn Đức Tùng: Mùa Thu Nhớ Mẹ
Ngự Thuyết: Lại Las Vegas
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021
Lê Quỳnh - BBC News Tiếng Việt: 48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội - Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài
Lưu Trọng Văn: Cán cân lệch sẽ... ngã
Thanh Hà (RFI): Trung Quốc - Yếu tố cản trở việc nâng quan hệ Mỹ - Việt lên "đối tác chiến lược"
Chu Mộng Long: Làm gì để giảm áp lực và sợ hãi?
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021
Ngô Nhân Dụng: Địa vị Mỹ trên thế giới sẽ ra sao?
Bùi Văn Phú: Sống với Covid, chết vì Covid
Hàng quán trong khu Vietnam Town ở San Jose đông khách vào một trưa Chủ Nhật gần đây (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
BBC Tiếng Việt: Afghanistan - Lệnh cảnh báo tấn công khủng bố được phát đi tại sân bay Kabul
Trân Văn (VOA): Đại dịch, uổng tử, bao giờ sẽ chất vấn đảng về ‘thù địch’?
Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021
Will Nguyễn: Kamala Harris có cơ hội đứng lên đấu tranh cho dân chủ trong tuần này – Bà ấy nên nắm lấy nó (Hoa Nguyễn dịch)
Đây là tiêu đề của Tờ báo The Washington Post đăng hôm nay với bài viết xã luận của Will Nguyễn, mục Ý kiến Toàn cầu. Tôi cố gắng hết sức để dịch sang Tiếng Việt một cách sát nghĩa nhất với những gì Will, người đồng nghiệp tuyệt vời của chúng tôi, viết. Song do gấp gáp nên sẽ có những lỗi nhỏ, mong được thể tất.
Nhà vệ sinh, bồn rửa và bồn rửa mặt của tôi tất cả là một cái hố trên sàn nhà. " Cái gối" của tôi là một bao đường nhỏ và giường của tôi là một cái chiếu manh trên nền đá trống không. Trong suốt 41 ngày của năm 2018, tôi đã sống mòn mỏi trong một phòng giam nhỏ ở tp HCM, bị đánh đập và bị bắt vì giúp người Việt Nam bản xứ thực hiện các quyền hiến định của họ.
Nhưng nếu xét về những vụ kết án chính trị ở Việt Nam, tôi là một trong những người may mắn. Tôi có nguồn gốc là người Việt Nam, nhưng do một sự thay đổi của số phận, tôi đã được sinh ra ở Hoa Kỳ. Những công dân Việt Nam đang đấu tranh cho quyền lợi của mình phải chịu đựng những điều kiện thời Trung Cổ này trong nhiều năm, có khi hơn một thập kỷ, việc họ ở sau song sắt trực tiếp liên quan tới những ý kiến bất chợt của cảnh sát, điều tra viên, công tố viên và những thẩm phán toà án, những người đều do một đảng chính trị hợp pháp kiểm soát.
Sự bất công có thể thấy rõ - và Phó Tổng thống Harris có thể nỗ lực để giảm bớt nó khi bà đến thăm Việt Nam trong tuần này. Với tư cách là một chính quyền đã hứa sẽ nhấn mạnh lại việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, bà có cơ hội lên tiếng đòi trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, những người không làm gì hơn là yêu cầu những gì mà Hiến pháp của chính họ đảm bảo cho họ.
Trong số ít các nước “cộng hoà xã hội chủ nghĩa” còn lại trên thế giới, Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng cộng sản trên danh nghĩa điều hành, cai trị một dân số thuộc nhóm thân tư bản và thân Mỹ nhất trên Trái đất*. Sự sụp đổ nhanh chóng của Afghanistan cho thấy rằng Hoa Kỳ không thể đơn giản áp đặt nền dân chủ tự do lên các quốc gia khác, ngay cả khi họ có chung quan hệ đồng cảm như vậy. Mong muốn về quyền và cải cách phải xuất phát từ chính người dân. Và ở Việt Nam, thì cũng đúng là như vậy.
Thư ký giả Dan Rather gởi các nhân viên y tế (Nhã Duy chuyển dịch)
Lời giới thiệu của người dịch: Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.Xin giới thiệu lá thư rất chân thành mới nhất của ký giả Dan Rather gởi đến các nhân viên y tế, nhưng chắc chắn cũng gây nên những suy nghĩ cho nhiều người nói chung. (Nhã Duy)
Bonnie S. Glaser & Gregory Poling: Sự cướp đoạt quyền lực của Trung Quốc ở Biển Đông (Biên dịch: Phan Nguyên)
Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.
Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và nhóm của ông đã kế thừa phần lớn các chính sách của chính quyền Trump ở Biển Đông. Chính quyền hiện tại của Hoa Kỳ đã xác nhận quan điểm từ thời Trump rằng, tất cả các yêu sách trên biển nào của Trung Quốc, mà không phù hợp với phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài đặc biệt, đều là bất hợp pháp. Hơn nữa, chính quyền Biden đã khẳng định rằng các nghĩa vụ hiệp ước của họ đảm bảo Hoa Kỳ sẽ đáp trả trong trường hợp xảy ra tấn công vào các lực lượng của Philippines ở Biển Đông, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tốc độ các hoạt động của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, vốn được thiết lập dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Manila đã mở ra một cơ hội để tăng cường chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Philippines từ lâu đã là quốc gia “tuyến đầu” ở Đông Nam Á [trong việc chống Trung Quốc], nhưng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, nước này đã theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh và hạ cấp quan hệ với Washington. Duterte đã cam kết hủy bỏ Thỏa thuận Lực lượng Viếng thăm (VFA), vốn tạo điều kiện cho việc đưa binh lính Hoa Kỳ vào nước này, nhưng trong chuyến thăm của Austin, ông đã thông báo sẽ chấm dứt quy trình bãi bỏ hiệp định này. Bước đột phá này đã mang lại cho liên minh Hoa Kỳ – Philippines một số thuận lợi – và đặt Washington vào một vị thế mạnh mẽ hơn trong việc đẩy lùi các hành vi xấu của Trung Quốc.
Anh Vũ (RFI): Afghanistan - Taliban thay đổi, hay thích nghi để tồn tại?
Ý thức hệ cơ bản của Taliban vẫn như cũ
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021
Ngô Nhân Dụng: Kabul khác Sài Gòn
Gió ViVu (từ Canada): Afghanistan Sẽ Đi Về Đâu?
Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp: Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?
Vị thế Việt Nam đang cao nhất trong mắt Mỹ từ năm 1995.
Mạc Văn Trang: Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao?
1. Chủ nhà trọ nuôi người trọ
2. Cung cấp bữa ăn theo yêu cầu của bác sĩ
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021
Nhân Rằm Tháng Bảy…
Năm 1995 nhà xuất bản An Tiêm của ông Thanh Tuệ đã ấn hành bản văn tế này với lời Tựa của chính học giả Hoàng Xuân Hãn. Xin trích một đoạn từ lời Tựa ấy :
Vậy nên, tôi đã lấy bản cảo cũ, đọc lại, bổ túc và sửa chữa một vài điểm nhỏ, rồi giao cho ông Thanh Tuệ tự tiện dụng hành. Mong có những tiếng giội của độc giả để phủ chính thêm.
PARIS tháng 10 năm Quí-dậu (1993)
Hoàng Xuân Hãn
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
Nguyễn Du
DỰNG ĐÀN GIẢI THOÁT
Nhà văn Kim Lefèvre từ trần

Nhà văn Kim Lefèvre đã từ trần tại Marseille ngày 6 tháng 8-2021 vừa qua tại thành phố Marseille (Pháp) sau một thời gian dài trọng bệnh, thọ 86 tuổi.
Kim Lefèvre sinh năm 1935 tại Việt Nam, cha là người Pháp, mẹ người Việt. Bà tốt nghiệp Khoa Pháp văn Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước khi sang Pháp năm 1960, theo học văn khoa ở trường Sorbonne.
Ra trường, Kim Lefèvre làm diễn viên sân khấu và bắt đầu viết văn. Cuốn tiểu thuyết tự truyện đầu tay, Métisse Blanche (Cô gái lai ra trắng), được giới phê bình chào đón nồng nhiệt. Tiếp theo là ba tiểu thuyết, ký sự khác.
Từ cuối thập niên 1980, Kim Lefèvre dịch sang tiếng Pháp tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập. Tướng về hưu (Un général à la retraite) là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp được dịch ra tiếng nước ngoài.
Tác phẩm của Kim Lefèvre :
* Métisse blanche, Paris, Bernard Barrault, 1989 (J'ai Lu, 1990). (Cô gái lai da trắng, bản dịch của Dương Linh và Hoàng Phong, Nhà Xuất bản Nhã Nam và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2011.
* Retour à la saison des pluies, Paris, Bernard Barrault, 1990 (La Tour d'Aigues, Éditions de l'Aube, 1995)
* Moi, Marina la Malinche, 1994 (Phébus, 2007)
* Les Eaux mortes du Mékong, Paris, Flammarion, 2006 (Point, 2010)
Dịch phẩm :
* Dương Thu Hương, Histoire d'amour racontée avant l'aube (Chuỵện tình kể trước rạng đông), 1986
* Nguyễn Huy Thiệp, Un général à la retraite (Tướng về hưu), éditions de l'Aube, 1990
* Nguyễn Huy Thiệp, Le Cœur du tigre (Trái tim hổ), éditions de l'Aube, 1995
* Nguyễn Huy Thiệp, La Vengeance du loup (Sói trả thù), éditions de l'Aube, 1997
* Nguyễn Huy Thiệp, Conte d'amour un soir de pluie (Chuyện tình kể trong đêm mưa), éditions de l'Aube, 1999
* Nguyễn Huy Thiệp, L'Or et le Feu (Vàng Lửa), éditions de l'Aube, 2002
* Phan Thị Vàng Anh, Quand on est jeune (Khi người ta trẻ), éditions Philippe Picquier, 1996*
* Nguyễn Quang Lập, Fragments de vie en noir et blanc (Những mảnh đời đen trắng), éditions Philippe Picquier, 1998
K.V.
Nguồn : Theo Diễn Đàn Forum
Liễu Trương: Nhà Tôi Bên Chiếc Cầu Soi Nước
Nguyễn Thị Chân Quỳnh: Kim LEFEVRE - Nửa Dòng Máu Việt
Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021
Giới thiệu sách mới: PHAN THANH GIẢN và vụ án “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”
DẪN NHẬP
Nguyễn Đức Tùng: Bài Thơ Afghanistan
Nhìn khuôn mặt mệt mỏi của tổng thống Joe Biden
Tuyên bố về Afghanistan, rút quân, sự tháo chạy
Cuộc chiến tranh đã kéo dài quá lâu, nhiều người chết, nước Mỹ đã kiệt sức
Chúng ta không thể tiếp tục chiến đấu ở nơi người dân không muốn chiến đấu cho đất nước họ, ông nói
Giọng bực tức, khuôn mặt u tối, của một người thất bại
Tôi thấy lòng không dưng buồn rũ
Khi bạn ở một mình, cô độc, bất lực, bạn cũng có một khuôn mặt như vậy
Rút quân là cần thiết
Rút quân vội vàng là tự huỷ diệt
Tôi biết, tôi biết, nhưng bạn biết để làm gì?
Sau hiệp ước Doha bậy bạ
Đôi khi vầng trăng chiếu sáng xa ngoài cửa, nhưng bạn không nhìn thấy
Một đứa bé bấm chuông bạn không nghe được
Buổi sáng ở đây không có người nào bấm chuông, người đưa thư chưa tới
Tôi mặc áo lạnh đi ra đường, cơn mưa vừa dứt
Sau hai mươi tám ngày không mưa
Bạn cảm thấy mùi đất xông lên, mùi hoa cúc, mùi dâu chín thơm lừng
Bầy sáo đen bay tưng bừng trước mặt
Tôi nhớ cái chết của một người lạ
Trên đường ngày hôm qua, dưới chiếc xe tải
Tôi nhìn thấy những đoàn người trốn dịch nhễ nhại kéo nhau bồng bế ra khỏi Sài Gòn
Những đứa bé chân còn đi chưa vững
Không ai mặc áo rách, nhưng những khuôn mặt mệt mỏi
Tôi đi chậm, bàn chân phải nhức buốt khi tôi đi nhanh lên
Tim đập rộn ràng như tới cuộc hẹn hò
Chia cho người khác buồn đau
Gió thổi mạnh, đám cỏ lau dạt đi
Nằm nhớ những bàn chân thanh tân
Lòng tôi buồn lạ lùng