Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Trùng Dương: Vũ Trọng Phụng có tư tưởng cộng hoà?

Thỉnh thoảng tôi dọn sách vở xem cuốn nào cần giữ, cuốn nào mang cho, và đặc biệt là cuốn nào cần gửi trả khổ chủ kẻo lỡ quên đâm mang tiếng.

Thuộc vào số ít sách phải gửi lại khổ chủ, tôi tìm thấy cuốn này: Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Tư tưởng Cộng hoà thời Thuộc địa - Viễn kiến Chính trị của Vũ TrọngPhụng, của Giáo sư Peter Zinoman thuộc phân khoa Sử học của Đại học California tại Berkeley.

Tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo của GS Zinoman từ khi đọc xong từ… giữa mùa đại dịch vào hè năm ngoái, với nhiều thích thú. Bài bên dưới là lời giới thiệu ngắn, thiếu sót là lẽ đương nhiên, nhất là đối với một công trình nghiên cứu vô cùng công phu. Thật vậy, tập biên khảo này đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về nhà văn Vũ Trọng Phụng vốn khá độc đáo của nền văn học tiền chiến, nay càng thêm (có thể nói là) độc nhất-- một tay “tiền trạm” của chủ nghĩa cộng hoà tại Việt Nam-- dưới cái nhìn của GS Zinoman.

Peter Zinoman (UC Press, 2001)

Nhắc tới văn học thời tiền chiến (1930-1945), ta thường nghĩ tới nhóm Tự Lực Văn Đoàn với những tên tuổi lớn, như Nhất Linh, KháiHưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, và nhiều nữa. Nhiều sách vở, luận án, hội thảo đã diễn ra về nhóm TLVĐ. Đối với các độc giả Việt ở hải ngoại, muốn tìm hiểu về những cây bút độc lập khác—nghĩa là không thuộc hẳn nhóm nào--của thời tiền chiến đã giúp làm nên nền văn học vô cùng phong phú trong thờinày, ta chỉ còn trông chờ vào bộ sách năm cuốn Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan xuất bản lần đầu năm 1942 tại Hà Nội, tái bản lần thứ hai năm 1951 (ấn bản này hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ), tái bản lần thứ ba tại SàiGòn năm 1959. Ấn bản thứ ba này đã được chụp lại và phát hành tại hải ngoại sau 1975, đã được chuyển sang dạng ebook hiện được lưu trữ tại Tủ Sách Tiếng Việt. Dù vậy, trông chờ một cuốn sách cho ta thấy cả một xã hội văn học nhộn nhịp sống động của thời tiền chiến, như cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan của Võ Phiến về nền văn học Miền Nam 1954-1975, e không (hay chưa?) có.

Việt Nam, đối với Peter Zinoman, giống như một quê hương thứ hai. Chính xác ra thì Việt Nam chính là quê vợ của ông, Giảng viên Nguyễn Nguyệt Cầm. Và tiếng Việt chính là ngôn ngữ thứ hai của ông. Ông và vợ là đồng dịch giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của VTP, Số Đỏ, tựa tiếng Anh là Dumb Luck (University of Michigan Press, 2002). Ông cũng là người đã tìm ra khoảng 20 bài ký sự và truyện ngắn của VTP đã đăng báo trước 1945 nhưng chưa hề in thành sách, kể cả trong thời kỳ “Đổi mới” khi nhà văn được phục hồi và sách được tái bản sau gần bốn thập niên bịcộng sản cấm. Những bài này đã được in và phát hành dưới tựa đề Vẽ Nhọ Bôi Hề (Phương Nam, 2004). Ngoài ra, GS Zinoman còn là tác giả của cuốn sách biên khảo về hệ thống nhà giam tại Đông Dương của chính phủ thuộc điạ Pháp, The Colonial Bastille: A History of Imprisonment in Vietnam, 1862-1940 (UC Press, 2001).

*Song Thao: Đô La Đỏ

Ngày đó, có được cuốn catalogue của Sears, quen được người có thể nhờ mua hàng trong PX của Mỹ là số một. Thứ gì cũng có, toàn hàng Mỹ thơm phức. Dân ta ngày đó tưởng Sears là thứ xịn ở Mỹ vì hàng chi cũng rất đẹp. Khi qua Mỹ mới biết Sears là loại cửa hàng bình dân. Nhưng dù sao cũng một thời. Muốn có đồ Sears hồi đó phải có đô la đỏ.

Một số tờ đô la đỏ.

Thế hệ sau này chỉ biết đô la xanh. Vậy thì đô la đỏ là cái giống chi? Gọi là đô la đỏ nhưng thực ra đây không phải là đồng tiền mà chỉ là Military Payment Certificate (Chứng Chỉ Thanh Toán của Quân Đội), viết tắt là MPC. Không phải là tiền nhưng có giá trị tiêu dùng như tiền nên việc in ấn cũng tinh xảo như đồng đô la xanh để tránh bị làm giả. Không biết có phải muốn phân biệt với đô la xanh mà người ta gọi MPC là đô la đỏ hay không nhưng thực ra MPC không chỉ có màu đỏ mà còn nhiều màu khác như nâu, xanh hoặc tím. Đô la đỏ có nhiều serie khác nhau. Serie đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam là “serie 641”. Trên đồng tiền (cứ tạm gọi như vậy), có in hàng chữ: “For use only in the United States military establishments - by United States authorized personnel in accordance with applicable rules and regulations”. Chỉ sử dụng tại các cơ sở của quân đội Hoa Kỳ - bởi các nhân viên được phép dùng, phù hợp với quy định và luật lệ đang được áp dụng.

Nguyễn Vạn An : Bàn Chân Em Trên Thảm Lá Me Vàng

Tôi dịch sang tiếng Pháp lời bài ca « Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui » của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đưa bản thảo bạn bè xem, ai cũng nói : Lời ca Trịnh Công Sơn rất thâm trầm, súc tích. đầy hình ảnh độc đáo lãng mạn. Dịch sang tiếng khác quả là một thử thách và là một thú vị.

Thật vậy, bài này cũng nhiều hình ảnh, đặc biệt có hai câu rất hay :
Tôi đợi em về bàn chân quen quá
Thảm lá me vàng lại bước qua

Các bạn nói : Lá me trên cây màu xanh, TCS tả thảm lá me vàng rụng trên đất, hình ảnh thật đẹp. Tôi than : Làm sao dịch « bàn chân quen » sang tiếng Pháp ? TCS nhớ nhung « bàn chân » cô ý đi trên thảm lá me vàng! Tình tứ đến thế là cùng.

Tôi lên mạng tìm ảnh lá me để lấy mẫu vẽ tranh minh họa. Tìm mãi chỉ thấy các ảnh nhỏ, một lá me, hay vài lá me, không hề có thảm lá me. Lại nữa chỉ thấy lá me màu xanh. Bèn lấy một lá mẫu, tìm hiểu cấu trúc và tạo ra các lá khác, tìm cách đổi màu lá thành vàng, đỏ, trắng, lam, nâu, đủ thứ màu cho vui, rồi tạo ra thật nhiều lả, trải thành thảm trên một trang giấy lớn.

Sau đó đi tìm một bàn chân. Tìm mãi mới được một mẫu, hơi mập và thô, bèn dựa theo, đổi dạng cho chân thật dài và thon. Rồi đặt đôi chân lên thảm lá me vàng, chăm chiu tỷ lệ kích thước cho đẹp. TCS và đám lá me vàng kia thế nào cũng thích đôi chân này !

Mới đầu vẽ cái thảm rất lớn. Đôi chân trên thảm thấy nhỏ quá, nhìn không đã. Sau tôi cắt một tấm thảm lá me nhỏ thôi phóng to lên để quý vị chiêm ngưỡng đôi bàn chân thon. Đây là bức tranh, bài dịch, tấm thảm và bài gốc, bài này chắc các bạn đã thuộc rồi. Có địa chỉ vidéo do chính nhạc sĩ hát. Xin mời…


Chaque jour je choisis une source de joie

traduction : Nguyễn vạn An

Chaque jour je choisis une source de joie
Je choisis les fleurs, je choisis les sourires
Je ramasse le vent du ciel et t'invite à le choyer
Pour que tes yeux sourient
comme des feuilles en volée

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Tam Nguyên: “Siêu ông ngoại” Vingroup và những người không thích công bằng ở Việt Nam

Khi người giàu cướp đi cơ hội sống của người nghèo.


Ngày 22/7, hình ảnh văn bản Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho Vingroup “mượn” vaccine lan truyền khắp mạng xã hội. Theo văn bản, Vingroup mượn Sở Y tế khoảng 5.000 liều vaccine Moderna để tiêm cho người lao động. Đáng chú ý, văn bản nêu rõ việc mượn này được thực hiện theo công văn mật 653/UBND-VX.

Đến ngày 25/7, trả lời báo chí, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố – xác thực công văn và đánh giá vụ việc này là “hợp tình, hợp lý”. Lý do cho mượn: Vingroup đã hỗ trợ không chỉ kinh phí và nhân lực trực tiếp chống COVID-19, tập đoàn này mượn trước để tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ thành phố chống dịch.

Ông Đức không nói rõ đâu là “lý”, đâu là “tình” trong giải thích của mình. Chúng ta hãy tạm chia ra “lý” là góc độ pháp lý, tức tính hợp pháp của hành động mượn và cho, còn “tình” là mọi khía cạnh khác bên cạnh luật pháp, ở đây bước đầu có yếu tố đạo đức, dịch tễ và sau nữa – như mọi người hay nhắc – mức độ khả thi và tính kinh tế.

Hợp lý ở chỗ nào?


Trên bề mặt, phần giải trình của ông Đức trước báo chí không tương thích với chất vấn của dư luận và văn bản bị rò rỉ trước đó. Văn bản ghi là “cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park mượn để tổ chức tiêm cho người lao động của tập đoàn Vingroup”, còn lúc được báo chí hỏi về văn bản, ông Đức nói rằng 5.000 liều vaccine này là Vingroup mượn để “tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ TP.HCM”. [1]

Nếu theo văn bản, vaccine được dành cho “người lao động của tập đoàn Vingroup”, tức không thuộc bất kỳ nhóm nào trong 15 nhóm ưu tiên tiêm chủng đợt 5 của thành phố, việc cho mượn vaccine theo văn bản rõ ràng là một quyết định không hợp pháp. [2] Còn nếu theo lời của ông Đức vào ngày 25/7, 5.000 liều vaccine là để tiêm cho đội ngũ chống dịch của Vingroup góp sức cùng thành phố, và đội ngũ này thuộc một trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên của Bộ Y tế. Nhưng nếu đã nằm trong danh sách chờ tiêm thì việc gì Vingroup phải đi mượn, mà lại còn mượn qua một công văn “mật”?

Huy Đức: Tình trạng khẩn cấp


Nghị quyết này của Quốc hội mang "nội hàm" của một tuyên bố đặt quốc gia trong "tình trạng khẩn cấp".

Những gì giao cho Thủ tướng không phải QUYỀN mà là TRÁCH NHIỆM. Các di sản chống dịch dường như đã đều phá sản. Dịch như ở Sài Gòn không còn có thể chống bằng "truy vết, phong tỏa" nữa.

Nhưng, đây không phải là một nước cờ được thua chính trị, đây là tính mạng nhân dân...

Đây là thời điểm cần những quyết định đòi hỏi trung ương tập quyền. Tập quyền ở những quyết sách cùng lúc tác động trên cả nước. Chống dịch cần sự linh hoạt, sáng tạo ở cơ sở nhưng không phải là cơ hội để các nhà lãnh đạo địa phương sợ trách nhiệm đưa ra các quyết định phá vỡ tính thống nhất quốc gia.

Dịch đã ở mức không còn là cơ hội cho Chính phủ trình diễn mà đặt Chính phủ trước đòi hỏi phải đối đầu.

Đòi hỏi "kiểm soát dịch" với những trường hợp như Sài Gòn chỉ đặt Chính quyền vào khả năng cao là "mất kiểm soát".

Nên làm hết sức mình trong khả năng có thể. Nên nỗ lực giảm tỉ lệ thương vong ở những nơi gần như "vỡ trận". Không được khai thác sức chiến đấu của hệ thống y tế quốc gia tới mức có thể gây sụp đổ. Tập trung Vaccine cho "vùng đệm".

Nguyễn Hùng (VOA): Việt Nam ơi, đừng chống dịch như chống giặc nữa!

Đọc lời kêu gọi nhàm chán “chống dịch như chống giặc” trên VnExpress của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kèm theo thông tin rằng lần gần đây nhất ông cũng kêu gọi như thế là hồi tháng Ba/2020 khiến tôi bật cười. Vâng, quý vị không đọc nhầm đâu, cách đây gần năm rưỡi rồi.

Vậy là sau khi đã ngủ quên trong chiến thắng ăn may hồi đầu năm ngoái, tổng bí thư đã thức dậy dù có muộn màng vì cả thủ đô chính trị lẫn thủ đô thương mại đều đã bị trói tay trói chân cả rồi.

Và dù đã dậy nhưng ông tổng vẫn còn ngái ngủ và chưa tỉnh táo lắm đâu. Giờ còn “chống dịch như chống giặc” là sao? Giặc có phải là mấy người dân đi mua bánh mì và bị mất tự do vì mua mấy cái thứ ‘nhảm nhí’ đó không? Giặc có phải là những người đang khoẻ mạnh nhưng bị đi cách ly trong điều kiện chật hẹp không đảm bảo giãn cách xã hội nên bị nhiễm oan Covid? Giặc có phải là những nhân viên vận chuyển hàng hoá đáng ra phải được coi là nhân viên chủ lực nhưng lại bị bắt ngồi nhà?

Trong khi đó tình hình dịch bệnh ở một số nơi đã ngoài vòng kiểm soát của các chính trị gia. Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh tổng số ca nhiễm đã vượt quá 80.000 và Bình Dương vừa lên quá 10.000.

Trong cả nước tổng số ca nhiễm trong ba tháng qua, theo VnExpress, là gần 125.000 trong đó hơn 860 người đã tử vong. Riêng hôm 29/7 số người tử vong đã là trên 230 người. Đó là con số chính thức. Có tin được không? Không thể biết được? Có cách nào kiểm tra không? Có. Các phóng viên có thể tìm số liệu tổng số người chết ở thành phố Hồ Chí Minh trong tháng Sáu và tháng Bảy năm ngoái và so với số người chết năm nay trong cùng hai tháng đó. Nếu có tăng đột biến, có nhiều khả năng phần gia tăng đó chính là do Covid.

Còn số ca nhiễm có thể khẳng định không phải là tổng số ca nhiễm thực tế. Lý do là nhiều người nhiễm Covid mà chưa chắc biết mình nhiễm và nếu không xét nghiệm đa số dân thì không thể khẳng định được tổng số ca nhiễm là bao nhiêu. Thông thường con số thống kê chính thức thấp hơn con số thực thế từ hai tới ba lần.

Thùy Dương (RFI): Tập Cận Bình - Vladimir Putin : Hợp tác đối phó với Biden hay là « nụ hôn thần chết » ?

Trong những tuần gần đây, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin không ngừng điện đàm với nhau. Điều gì đang xảy ra? Đó có phải chỉ đơn giản là hệ quả của cuộc đối đầu ý thức hệ gay gắt giữa Mỹ và hai nước Nga - Trung ? Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và nước láng giềng khổng lồ Nga có vẻ rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy.

Trên đây là nhận định của chuyên gia Trung Quốc Pierre-Antoine Donnet trong bài viết đăng trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 07/07/2021 : « Nga - Trung : Đối phó với Biden, những giới hạn khi Tập và Putin xích lại gần nhau ». RFI giới thiệu bài viết dưới dạng hỏi đáp.

Bắc Kinh và Matxcơva thời gian qua có vẻ rất gắn bó với nhau ?


Mọi người đều biết cặp đôi nào cũng trải qua thời kỳ tốt đẹp và những giai đoạn khó khăn. Quan hệ giữa cặp đôi Trung Quốc và Nga cũng như vậy, đôi bên từng có những giai đoạn « yêu thương » rồi « thù hằn». Nhìn vẻ bề ngoài thì trong thời gian qua dường như cặp đôi Nga - Trung đang có « tình yêu cuồng nhiệt ». Nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì có thể thấy không chắc là như vậy.

Vào ngày 28/06/2021, một tuyên bố chung giữa Bắc Kinh và Matxcơva dường như đã làm sáng tỏ nhiều điều. Nga và Trung Quốc khẳng định mong muốn tăng cường, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy « một trật tự quốc tế công bằng, chính đáng hơn và dân chủ hơn » nhằm làm đối trọng với Hoa Kỳ và với sự tấn công ý thức hệ của Washington.

Gần đây, sau một hội nghị trực tuyến, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ việc hai nước đang tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới và phủ nhận việc đôi bên lập liên minh quân sự. Ngược lại, hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ song phương Nga - Trung đã trở nên « chín muồi hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn » và hai nước giờ đây đều là « đối tác ưu tiên » của nhau.

Liệu có phải Tập Cận Bình và Putin xích lại gần nhau vì Joe Biden ?


Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Ngô Nhân Dụng: Afghanistan sẽ không ‘rụng’ như Việt Nam Cộng Hòa

Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ để lại một khoảng trống lớn; có thể tạo cơ hội cho Cộng sản Trung Quốc lấp vào. Afghanistan nằm giữa nhiều khúc chiến lược trong kế hoạch “Một Vòng Đai, Một Con Đường” của Tập Cận Bình.

Trên “Vòng Đai” phía Bắc Hy Mã Lạp Sơn, năm 2019 Trung Cộng đã tổ chức thao diễn quân sự với ba nước Trung Á, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và Tajikistan. Afghanistan có 1,356 km biên giới với Tajikistan, nơi Trung Cộng đang chiếm ảnh hưởng thay Nga; đã bán các loại vụ khí cho Tajikistan, và được đóng quân ở nhiều nơi. Trung Cộng đã lập ra Cơ cấu Hợp tác Bốn Nước Chống Khủng Bố (QCCM) với Afghanistan, Pakistan và Tajikistan –không có Nga.

Phía Nam, trên “Con Đường Tơ Lụa trên Biển,” Trung Cộng đang xây dựng hải cảng Gwadar trong tỉnh Balochistan, Pakistan, để nối liền với Sri Lanka, nơi một hải cảng đã được nhường cho Bắc Kinh làm chủ. Chính phủ Sri Lanka mới phát hành một đồng tiền kim loại đánh dấu 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc! Gwadar có xa lộ, đầu tư hơn $60 tỷ mỹ kim, nối liền đến thành phố Kashgar (Khách Thập 喀什) trong tỉnh Tân Cương; nằm trong “Hành lang Kinh tế” liên kết Trung Quốc và Pakistan.

Nếu vào Afghanistan thay thế Mỹ, Trung Cộng không những nối liền Con Đường với Vòng Đai mà còn dựng nên một liên minh bao vây phía Bắc và phía Nam nước Ấn Độ, đối nghịch từ 1960 đến nay.

Nhưng Trung Cộng không tỏ ra vui mừng với vụ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, mà còn than phiền sao Mỹ ra đi nhanh quá! Phát ngôn viên ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian, 赵立坚) mới nói rằng chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm về hòa bình ở Afghanistan, và phải ngăn không cho khủng bố lan rộng!

Tại sao Trung Cộng than phiền?

BBC Tiếng Việt: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ 'là đối tác tin cậy'

Lloyd J. Austin III, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã có mặt tại Hà Nội hôm 28/7 trong chuyến công du Đông Nam Á.

Đầu tuần, ông đã thăm Singapore và nói: "Tôi đã đến Đông Nam Á để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác."

Ông cũng sẽ thăm Philippines sau khi thăm Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Austin là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các Hoa Kỳ đến Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng.

Murray Hiebert, một nghiên cứu gia của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ, bình luận: "Một phần là cho khu vực biết rằng Hoa Kỳ vẫn coi nơi này rất quan trọng - rằng họ sẽ không bỏ qua và để Trung Quốc tung hoành trong khu vực."

Theo tờ New York Times, những tháng gần đây, một số quan chức Đông Nam Á đã cảm thấy bối rối vì thiếu sự can dự trực diện từ Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực ngoại giao trong đại dịch Covid-19.

Một số nhà phân tích Đông Nam Á đã xem quyết định của Ngoại trưởng Antony J. Blinken đến thăm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, nhưng không phải Đông Nam Á, là một sự khinh thường.

Ông Blinken đã cố gắng tổ chức một cuộc họp video với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, vào tháng Năm.

Nhưng hôm đó, do trục trặc kỹ thuật mà cuộc họp đã phải hoãn lại và dời lại vào đầu tháng Bảy.

BBC Tiếng Việt: Bạo loạn ở Capitol - 'Tôi sợ mình sẽ chết' - cảnh sát nói trong phiên điều trần

Một cảnh sát bảo vệ Quốc hội Hoa Kỳ trong cuộc bạo động của những người ủng hộ Donald Trump vào ngày 6/1 nói rằng ông sợ mình sẽ bị đám đông đè bẹp.

"Đây là cách tôi sẽ chết", Aquilino Gonell đẫm nước mắt nói với một ủy ban Quốc hội Mỹ khi một cuộc điều tra về cuộc tấn công ở Washington DC đang được tiến hành.

Một cảnh sát khác, Harry Dunn, người da màu, nói rằng ông đã bị miệt thị về chủng tộc.

Ít nhất 535 kẻ bạo loạn đã bị bắt kể từ vụ tấn công khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát.

Các công tố viên cho đến nay chỉ kết tội vài người.

Vụ tấn công đã dẫn đến cuộc luận tội chính trị và tuyên bố trắng án cho ông Trump thuộc đảng Cộng hòa, người bị các nhà lập pháp cáo buộc kích động bạo loạn - một tuyên bố mà ông Trump nhiều lần phủ nhận.

Cuộc điều tra trong ủy ban Lựa chọn của Hạ viện đang được tiến hành gần như hoàn toàn bởi các đảng viên Dân chủ, sau khi hầu hết các đảng viên Cộng hòa tẩy chay quá trình tố tụng.

Tuy nhiên, hai thành viên Đảng Cộng hòa - Liz Cheney và Adam Kinzinger - đã bỏ hàng ngũ để tham gia cuộc điều tra.

"Nếu những người chịu trách nhiệm không phải chịu trách nhiệm... thì điều này sẽ vẫn là một căn bệnh ung thư đối với nền cộng hòa lập hiến của chúng ta," bà Cheney nói khi phiên điều trần bắt đầu vào thứ Ba.

Giang Nguyễn (RFA): Nhóm Làm việc về bắt giữ tuỳ tiện của LHQ dự kiến ra phán quyết về trường hợp Phạm Đoan Trang vào tháng 9

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang.

Giang Nguyễn: Cảm ơn Luật sư Kurtuluş Baştimar đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện hôm nay. Được biết ông đã trình báo cáo lên Nhóm Làm việc về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp của nhà báo Phạm Đoan Trang. Đây không phải là trường hợp vi phạm tự do ngôn luận đầu tiên mà ông trình báo, và đặc biệt đối với Việt Nam, trước đây ông đã đưa trường hợp của nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn lên Liên Hợp Quốc. Điều gì đã khiến bây giờ ông báo cáo về trường hợp của Phạm Đoan Trang?

Kurtuluş Baştimar: Trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn đến quý đài đã dành cho tôi cuộc nói chuyện hôm nay. Vâng, như bạn đã đề cập, trước đây tôi đã đại diện cho anh Lê Hữu Minh Tuấn tại Nhóm Làm việc về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hợp Quốc và tôi đã thành công trong vụ ấy. Khi tôi xem mạng Twitter tôi thấy cô Phạm Đoan Trang cũng đã bị bắt và tôi nhận thấy rằng cô ấy đã nỗ lực nhiều cho quyền tự do ngôn luận và đấu tranh cho quyền đó. Quyền tự do ngôn luận là lằn ranh đỏ đối với tôi. Cá nhân tôi cũng đã dành cả cuộc đời mình để bảo vệ đặc biệt quyền này. Tôi đã liên hệ với tổ chức nhân quyền ở Châu Á và họ đã cung cấp cho tôi một số thông tin cơ bản để tôi có thể khởi xướng tiến trình này.

Sau đó tôi quyết định đại diện cho cô Phạm Đoan Trang tại Nhóm làm việc về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi viết đơn yêu cầu xem xét trường hợp của cô Phạm Đoan Trang dựa trên hai quyền nổi bật nhất, là quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp, vì như bạn biết cô Phạm Đoan Trang bị bắt cũng vì các ấn phẩm của cô. Cô cũng là người sáng lập và tác giả sách của Nhà xuất bản Tự do. Đó là lý do tại sao tôi đã chuẩn bị và gửi đơn khởi kiện của mình dựa trên hai quyền quan trọng này.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Nguyễn Đình Cống: Phải chăng tôi đã bị nhầm

Nhân ngày 27 tháng 7 (ngày TBLS) tôi nhận được khoản tiền trên hai triệu là quà của các cấp chính quyền tặng gia đình liệt sĩ. Đó là khoản trích ra từ ngân sách, nghĩa là từ tiền đóng thuế của dân. Tôi biết ơn về sự quan tâm đó.

Gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, được cấp giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng, mẹ tôi đạt tiêu chuẩn bà mẹ anh hùng.

Tôi đã từng tự hào vì gia đình có đóng góp xương máu cho công cuộc đấu tranh do ĐCS lãnh đạo. Tôi biết các thương binh liệt sĩ hy sinh xương máu là để phục vụ ĐCS làm cách mạng, làm chiến tranh. Họ nghe theo lời tuyên truyền của Đảng nói rằng để giành độc lập và thống nhất đất nước. Đúng là có việc đó thật, nhưng mục đích chính của ĐCS không phải vì việc đó. Độc lập thống nhất chỉ là mục đích ngắn hạn của họ. ĐCS phải lãnh đạo toàn dân giành cho được để thực hiện một mục đích khác cơ bản, quan trọng, đó là áp đặt chính quyền do họ lập ra và sự thống trị toàn diện lên cả đất nước. Mục đích chính của ĐCS là thực thi lý thuyết của Chủ nghĩa Mác Lê về đấu tranh giai cấp, về thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản để đem lại đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm của họ.

Đảng, như một cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc, hút nhựa từ cây chủ để phát triển, khai thác lòng yêu nước và sức mạnh của nhân dân để phục vụ cho lợi ích riêng là chủ yếu.

Độc lập, thống nhất chỉ là bước đầu, là điều kiện cần để ĐCS thực hiện sự thống trị chứ đó không phải mong ước chính của họ. Hy sinh xương máu của chiến sĩ, của đồng bào chính là để phục vụ cho mục đích cơ bản và lâu dài của ĐCS. Không có sự hy sinh đó ĐCS không thể có vai trò và quyền lực như ngày nay.

Trường Sơn (RFA): Hiệu quả của nỗ lực Trung Quốc thao túng truyền thông ở Việt Nam ra sao?

Cùng với sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự, ảnh hưởng của Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới cũng tăng theo, và nước này đang ngày càng chú trọng đến việc sử dụng truyền thông để gieo rắc, tuyên truyền nhằm củng cố ảnh hưởng cũng như chống lại những gì mà Trung Quốc cho là bất lợi.

Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc và có hệ thống chính trị tương đồng, song song đó có những tranh chấp gay gắt về mặt chủ quyền, và đang kẹt ở giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường. Do đó, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức độc nhất trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực truyền thông.

Ngày 23 tháng 7, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore tổ chức cuộc hội đàm về nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam.

Cuộc toạ đàm được thực hiện bởi hai diễn giả, bao gồm ông Drew Thompson từ trường Chính sách công Lý Quang Diệu, và ông Lương Nguyễn An Điền từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Chính quyền Trung Quốc, theo ông Drew Thompson, đã chi hàng tỉ đô la Mỹ trong những năm vừa qua cho chiến lược tuyên truyền ở nước ngoài của họ.

Cụ thể, nước này thành lập hàng loạt các hãng thông tấn và đài phát thanh, trong số đó phải kể đến Tân Hoa Xã (Xinhua) và Đài phát thanh Quốc tế Tiếng Trung (China International Radio). Những cơ quan truyền thông này được nhà nước rót kinh phí để mở hàng loạt trụ sở ở nước ngoài, và hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan tuyên giáo Trung Quốc, với mục đích đảm bảo lợi ích của nước này ở quảng bá chính sách cũng như hình ảnh cá nhân của Tập Cập Bình.

Ngoài truyền thông dòng chính, Trung Quốc cũng đầu tư mạnh mẽ vào nỗ lực tạo ảnh hưởng trên truyền thông mạng xã hội, các trang tin như Hoàn cầu Thời báo (Global Time) hay Trung Hoa Nhật báo (China Daily) là những trang tin của chính phủ Trung Quốc hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter, dù cho các mạng xã hội này bị cấm ở Trung Quốc.

Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Phải chăng Philippines đã bạo dạn hơn trước Trung Quốc?

Sự cố xẩy ra từ hơn một tuần trước đó, nhưng mãi đến ngày 19/07/2021 vừa qua mới được tiết lộ công khai. Trong một thông báo, lực lượng tuần duyên Philippines cho biết: Một chiếc tàu tuần tra của họ hôm 13/07, sau khi phát hiện một chiến hạm Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa thuộc hải phận Philippines, đã dùng vô tuyến điện cảnh báo và đuổi được tàu Trung Quốc ra khỏi hiện trường.

Sự kiện khá hiếm hoi này đặt ra câu hỏi là phải chăng tình hình đã đến mức “tức nước vỡ bờ”, và Manila đã không còn nhẫn nhịn chịu trận trước các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh trên Biển Đông?

Báo Úc: Philippines đã thay đổi chiến lược


Trong một bài phân tích công bố ngày 25/07/2021, trang thông tin bảo thủ Úc News.com.au, đã không ngần ngại cho rằng hành động bạo dạn của tuần duyên Philippines, đã dám đuổi chiến hạm Trung Quốc ra khỏi vùng biển của minh là dấu hiệu phản ánh việc Manila đã “thay đổi hoàn toàn chiến lược” của mình ở Biển Đông, “không còn tìm cách xoa dịu Bắc Kinh với hy vọng đạt được một thỏa thuận công bằng”.

Theo báo chí Philippines, vụ chạm trán xẩy ra tại khu vực gần đá Đồng Thạnh (Marie Louise Bank) vùng quần đảo Trường Sa, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, giữa tàu tuần duyên Philippines BRP Cabra và một chiến hạm treo cờ Trung Quốc có tên bằng tiếng Hoa và số hiệu 189.

Sau khi phát hiện tàu Trung Quốc, phía Philippines đã lập tức đưa ra cảnh báo qua vô tuyến điện, nhưng tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hành trình mà không phản hồi, buộc tàu Philippines phải tiến lại gần hơn để nhắc lại cảnh báo bằng loa phóng thanh.

Chỉ đến lúc đó thì chiến hạm Trung Quốc mới đổi hướng và rời khỏi khu vực trong sự theo dõi tiếp tục của tàu Philippines. Theo Tuần Duyên Philippines, phía Trung Quốc chỉ lên tiếng sau khi tàu BRP Cabra ở cách xa 0,25-0,3 hải lý, nội dung yêu cầu tàu Philippines "giữ khoảng cách 2 hải lý”.

Trường Sơn (RFA): Thấy gì qua vụ Vingroup ‘mượn’ vắc-xin?

Thông tin tập đoàn Vingroup ‘mượn’ 5.000 liều vắc-xin Moderna từ Uỷ ban Nhân dân TP. HCM khiến nhiều người dân bức xúc trong bối cảnh nguồn cung ít ỏi còn nhu cầu thì lớn. Nhưng điều đáng bàn ở đây là tại sao người dân chỉ biết đến thông tin này qua sự rò rỉ của một công văn kín, và việc ‘mượn’ vắc-xin ở đây nghĩa là thế nào?

Ngày 23 tháng 7, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, với nội dung “cấp cho mượn vắc-xin chiến dịch phòng COVID-19 đợt 5”. Cụ thể, sở Y tế của thành phố cho tập đoàn Vingroup “mượn 5.000 liều vắc-xin Moderna”.

Sau khi văn bản trên được lan truyền rộng rãi và tạo ra tranh luận trên mạng xã hội, thì ngày 25 tháng 7, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP. HCM lên tiếng xác nhận về sự việc. Theo ông Đức thì vì tập đoàn Vingroup đã hỗ trợ thành phố trong công tác chống dịch nên việc cho mượn vắc-xin là “hợp lý hợp tình”.

Sự việc này được nhiều người tin là tạo ra tiền lệ không tích cực, và khoét sâu thêm vào vấn nạn bất bình đẳng trong tiếp cận tài sản công ở Việt Nam.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, người thường xuyên nhận định về các vấn đề liên quan đến phương pháp chống dịch ở Việt Nam, chỉ ra ba vấn đề từ việc “mượn vắc-xin” của Vingroup.

“Thứ nhất, vắc-xin này Việt Nam nhận được từ chương trình viện trợ COVAX, nó không dành để cho mượn, nó có quy định chung là để “bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương”, và Việt Nam cũng đã phải ban hành 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm, để phù hợp với tinh thần của bên viện trợ.

Thứ hai, Vingroup mượn 5.000 liều vắc-xin Moderna, rồi bao giờ trả? Trả bằng vắc-xin gì?

Thứ ba, TP. HCM hành xử vô nguyên tắc, cho Vingroup mượn vắc-xin thế thì khi tập đoàn, doanh nghiệp khác hỏi mượn thì sao? Căn cứ vào đâu để đồng ý hay từ chối?”

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Vũ Quí Hạo Nhiên: Không chỉ có học sinh du học, mà có cả thầy cô qua Mỹ du dạy

Chương trình trao đổi văn hóa của Bộ Ngoại giao không chỉ bao gồm học sinh qua Mỹ du học, mà còn bao gồm luôn cả thầy cô nước khác qua Mỹ dạy (1) trong thời gian từ 3 tới 5 năm. Chương trình này xưa nay vẫn có, và sử dụng cùng dạng visa J-1 với các em học sinh du học. Nhưng gần đây, nhiều người và nhiều trường học mới quan tâm tới chương trình này nhiều hơn vì nhiều tiểu bang và địa phương ở Mỹ đang khan hiếm thầy cô nên quay sang tìm các nhà giáo dục nước ngoài.

Ở bang Illinois chẳng hạn, Bộ Giáo dục Tiểu bang có hẳn một chương trình (2) giúp các học khu tìm người ở nước khác. Học khu Peoria trong lúc thiếu thầy cô trầm trọng đã dùng chương trình này và tìm kịp cho năm học sắp tới 27 thầy cô từ Philippines, 2 từ Dominican Republic, và 1 từ Cameroon. Tại sao phải làm vậy? Tiến sĩ Sharon Desmoulin-Kherat, Tổng Quản trị Học khu, giải thích với CNN (3) là vì “nguồn ở Mỹ cạn khô rồi.”

Nạn khan hiếm thầy cô không phải chỉ mới diễn ra, và cũng không phải trên trời rơi xuống không ai biết trước. Nhiều người đã nhìn thấy trước điều này. Bằng cách nào? Đơn giản lắm. Nguồn thầy cô là các đại học sư phạm. Sư phạm ít sinh viên vô thì tất nhiên sẽ ít thầy cô ra. Tính từ năm 2010 tới 2018, trong lúc tổng số sinh viên tăng, thì số sinh viên theo học ngành sư phạm tại Hoa Kỳ giảm sút mất 1 phần 3, theo tường trình của Center for American Progress (4) dựa trên số liệu các trường nộp cho chính phủ liên bang.

Có tới 9 tiểu bang trong đó số sinh viên chọn ngành sư phạm giảm quá một nửa. Tại Oklahoma, số sinh viên sư phạm giảm tới 80%. Số sinh viên theo học bị giảm đã đành, số sinh viên học tới ngày ra trường cũng giảm luôn. Toàn quốc, số sinh viên tốt nghiệp sư phạm giảm 27% trong cùng thời gian.

Có nhiều lý do để thanh niên Mỹ không nhào vô ngành dạy học, nhưng hai lý do được nghe thấy nhiều nhất là tiền và môi trường làm việc. Mới đây, tweet của một người từng đi dạy (5) nổi lên như sóng với 37,700 retweets. Cô Abby Norman nói, “Tôi bỏ nghề dạy học và bây giờ làm nghề pha rượu trong bar được nhiều tiền hơn, đỡ giờ làm hơn tới 15 tiếng. Và tôi bị đổ thừa ít hơn hẳn và được cám ơn nhiều nhiều hơn nhiều. Không phải soạn giáo án và chấm bài. Hãy nhớ lấy điều này khi có ai đó nói chuyện khan hiếm thầy cô.”

Thanh Hà (RFI): Để tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ coi Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược an ninh

Kể từ ngày 23/07/2021, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lên đường công du ba nước Đông Nam Á. Sau chặng dừng tại Alaska, tướng Lloyd Austin lần lượt viếng thăm Singapore, Việt Nam và Philippines. Theo giới quan sát, chính quyền Biden củng cố sự hiện diện của Mỹ trong khu vực vào lúc cuộc đọ sức tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á gia tăng.

Qua chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á ngay đầu nhiệm kỳ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng Lloyd Austin, muốn chứng tỏ Washington quan tâm đến việc tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á, trấn an các nước trong vùng rằng chính quyền Biden “không làm ngơ và cũng không xem nhẹ” các đối tác khu vực này. Thêm vào đó, như nhà nghiên cứu Aaron Jed Rabena, một thành viên Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Phililippines, được báo South China Morning Post trích dẫn, đây là một bằng chứng mới cho thấy “giờ đây Hoa Kỳ phối hợp với các đồng minh và đối tác để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á”, thuyết phục các nước trong khu vực về một giải pháp khác, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Bắc Kinh.

Singapore, Việt Nam và Philippines là những đầu cầu quan trọng của Mỹ trong khu vực. Trả lời báo South China Morning Post, Greg Poling giám đốc cơ quan an ninh hàng hải AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS của Mỹ, giải thích lãnh đạo Lầu Năm Góc đã chọn ba quốc gia nói trên trong khu vực vì những lý do khác nhau. Singapore là một “đối tác an ninh quan trọng nhất của Hoa Kỳ”. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh đang đọ sức với Trung Quốc thì trong mắt Washington, Việt Nam có vị trí gần gũi với Mỹ hơn cả.

Nhìn đến Philippines, quốc gia này là đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ nhưng lại là nơi mà “cửa ngõ ra vào của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng” sau nhiều lần Manila dọa đình chỉ thỏa thuận quân sự với Washington. Cụ thể là chính quyền của tổng thống Duterte từ tháng 2/2020 liên tục dọa hủy thỏa ước VFA ký từ năm 1998. Đây là một thỏa thuận thăm viếng quân sự quy định một khung pháp lý cho việc Hoa Kỳ đưa quân đến Philippines tiến hành các cuộc tập trận chung. Trước thái độ càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, VFA lại càng mang tính chiến lược hơn bao giờ hết.

Phạm Phú Khải: Ngày tàn của kiến thức chuyên môn?

Hôm nay, lên nhật báo The New York Times, thì thấy tình hình Covid-19 tại Mỹ do biến thể Delta gây ra làm cho số ca nhiễm gia tăng đáng kể trên 50 bang. Số ca ngày 21 tháng 7 là 41.310 ca, và ngày 22 tháng 7 là 45.343. Hơn một nửa dân số Mỹ vẫn chưa chích ngừa (49% hoàn chích). Số tử vong là 609.870.

Đầu tháng 7, một bài viết của Jamie Seidel trên báo tại New Zealand có tựa đề “Sự thiếu hiểu biết là lý do tại sao Hoa Kỳ phải đối mặt với 100.000 ca nhiễm mới mỗi ngày” (Ignorance is why US faces 100,000 new infections every day) đã đề cập nhiều đến giáo sư Tom Nichols. Bài này đã được Chu Văn chuyển ngữ và có đăng trên trang Thông Luận.

Xin mở ngoặc ở đây để nói rằng, tuy từ Ignorance có nghĩa là thiếu thông tin hay kiến thức, nó hàm chỉ thái độ của con người. Thông tin dù có cung cấp đầy đủ nhưng người ta không muốn biết, hay dù muốn biết nhưng chỉ chọn lọc những gì hợp với nhãn quan của mình, mà không tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc và kỹ lưỡng, thì đó là Ignorance. Ignorance đến từ động từ Ignore, nghĩa là từ chối để ý hay ghi nhận, hoặc phủ nhận một cách cố ý.

Từ đầu đến cuối bài này, tác giả Jamie Seidel đã trích nhiều đoạn từ bài viết của giáo sư Nichols để dẫn chứng cho các lập luận của mình. Seidel cũng dùng kết luận của Nichols cho kết luận của mình: “Trừ khi có thể khôi phục được sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau nào đó, nếu không, công luận sẽ bị ô nhiễm bởi sự tôn trọng không chính đáng đối với những ý kiến vô căn cứ. Và trong một môi trường như vậy, bất cứ điều gì và mọi thứ đều có thể xảy ra, kể cả sự kết thúc của nền dân chủ.”

Nguyên do nào người ta không còn tin vào các nhà chuyên môn nữa để rồi họ bác bỏ kiến thức chuyên môn, khoa học, kể cả phương thức hay toa thuốc có thể cứu lấy mạng sống của mình? Nguyên do nào người ta chọn lọc nghe một thiểu số người hoàn toàn không chuyên môn tung ra những thông tin hay nhận định thiếu căn cứ hoặc phản khoa học?

Phạm Đình Trọng: Ôi quan trí!

Từ thế kỷ trước, bữa ăn sáng hàng ngày của nhiều gia đình người Việt đã là bánh mì. Gia đình phong lưu thì mỗi suất ăn sáng là vài lát bánh mì sandwich và đĩa trứng ốp la. Nhà cơ hàn có khi chỉ là cái bánh mì không. Bữa ăn trưa của nhiều người lao động ở ngổn ngang công trường, ở thời gian gấp gáp trong nhà máy là ổ bánh mì kẹp thịt. Cũng có khi chỉ là ổ bánh mì không người lái, ăn cho qua bữa. Thời Hà Nội bao cấp đói khổ, thiếu thốn, phở không có thịt được dân gian gọi là phở - không - người - lái thì cái bánh mì trần trụi cũng có thể gọi là bánh mì không người lái.

Đến nay bánh mì đã có mặt trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều nơi trên đất nước ta. Người dân ở các đô thị càng không thể thiếu bánh mì trong đời sống. Ở bến xe, bến tàu, mẹt hàng bánh mì còn nhiều hơn quán cơm bụi. Một đứa con nít dưới mười tuổi cũng biết rõ bánh mì ăn no bụng thay bữa cơm thì đương nhiên là thực phẩm thiết yếu.

Trong cơn lốc dịch bệnh virus corona, nhiều thành phố phải phong toả, dân phải giãn cách xã hội, ngăn dịch bệnh lây lan, bánh mì càng là thực phẩm thiết yếu, thực phẩm duy nhất trong bữa ăn giữa ca làm việc ở nhiều công trường, nhà máy.

Làm nhiệm vụ ngăn chặn người dân vi phạm lệnh phong toả, không có việc chính đáng không đi ra đường, ông quan phó chủ tịch phường Vĩnh Hoà, Nha Trang khăng khăng bảo anh công nhân đi mua bánh mì cho bữa ăn giữa ca làm việc rằng bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu, đi mua bánh mì không phải lý do chính đáng đi lại trên đường phố. Ông quan phường cố giả ngu, cố nhắm mắt trước thực tế ông thừa biết để ông có cớ ra oai với dân, quát mắng dân và hành dân mà thôi.

Chỉ cần trừng trị đích đáng thói hống hách hành dân và loại kẻ không đủ phẩm chất, năng lực công chức ra khỏi bộ máy nhà nước là đã chỉ ra đạo đức thấp kém, chỉ ra nhận thức sai trái, ngu xuẩn của ông quan phường, là đã khẳng định rằng bánh mì là một trong những thực phẩm thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Vậy là đủ.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Gió ViVu: Qúa Khứ Buồn...!

Một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, tôi đến xứ Lá Phong và nhận nơi này làm quê hương vì nó quá dễ thương! Và đây cũng là nơi chôn nhau, cắt rún của hai đứa con tôi. Cả gia đình chúng tôi sống tự do, hạnh phúc trên một xứ sở mà người Việt hay ví von là "xứ lạnh, tình nồng" - Canada là một xứ đầy tuyết lạnh, một xứ đa văn hóa, có những người dân hiền hòa và hiếu khách.

Thấm thoát, thời gian trôi..., tôi sống ở quê "nhờ" lâu hơn ở quê mẹ, nhưng vẫn bâng khuâng buồn vì tôi luôn ở một "ranh giới nhòe nhoẹt" giữa hai quê. Tôi luôn tự giới thiệu mình là "người Canada gốc Việt" và tự hỏi "phải chăng trong cái 'ngôn từ' này đã hàm chứa một sự phân biệt chủng tộc?". Tôi là công dân Canada, nhưng không phải người "da trắng" mà là da vàng, tóc đen; không thể dấu giếm gốc gác, cội nguồn là đến từ Việt Nam - Châu Á. Tôi cũng thường dí dỏm khoe khoang rằng "tui có tới hai quê lựn đó nghen!"- một quê để nhớ, để thương, và một quê để nương náu...!

Rồi... cái "xứ lạnh, tình nồng" của tôi cũng như toàn thế giới, đau đớn rơi vào trận Đai Dịch Covid -19, và từ đó phát sinh ra những biến cố đau thương với chết chóc và nhiễu nhương...! Mọi người đều lo sợ, tìm mọi cách lánh xa và tiêu diệt con Corona nguy hiểm. Nhưng không riêng con Corona độc địa, cuộc sống của tôi lại bị đe dọa bởi một loại "virus" mới mang tên "Ghét". Một loại virus gây cơn bịnh "trầm kha" bao năm qua đã bùng lên mạnh mẽ theo kèm với trận đại dịch Covid-19.

Vancouver, nơi tôi đang sống, là một thành phố xinh đẹp, sầm uất, và giàu có; đã từng được bầu là một trong 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Nhưng... Vancouver lại có những cái không giống với những thành phố khác. Tôi thấy, dường như nó đang sống và tự đấu tranh không ngừng với những đảng phái chính trị, đa tôn giáo, đa dân tộc và do đó có những cuộc "chiến tranh đa dạng".

Việt Dương: Trên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy - Phần 1

Người viết có hai người bạn thân, chơi với nhau từ thời còn học ở mấy lớp trung học đệ nhất cấp là Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy. Ba chúng tôi đều mê đọc sách. Riêng hai bạn Xuân Hy và Mộng Nam có ước vọng là học chữ Hán để nghiên cứu văn chương, văn hóa Tầu. Tôi không quan tâm về việc học chữ Hán, nên thấy ước vọng của Hy và Nam chỉ là ý thích của tuổi mới lớn, khó giữ được giữa đời sống có quá nhiều việc phải làm để có thể tiếp tục việc học ở trường.

Nhưng chỉ 7 năm sau, chứng kiến sự thành tựu với 3 tập sách Chữ Nho Tự Học của Đào Mộng Nam (57-64) và sự thành tựu của Phạm Xuân Hy với những sách dịch truyện Liêu Trai, những bài nghiên cứu về văn chương, lịch sử Trung Hoa vào thập niên 1990, tôi thấy mình đã nhận định nông nổi về ước vọng của hai người bạn. Từ hai sự thành tựu lớn này, tôi nghĩ việc tự học chữ Nho của Mộng Nam và Xuân Hy đã trở thành những tấm gương đẹp. Vì thế tôi muốn ghi lại ít điều về hai tấm gương ấy.

I. Phạm Xuân Hy


Phạm Xuân Hy sinh năm 1939, di cư vào Nam với mẹ, nhưng sống ở Trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ, cạnh Trường Đua Phú Thọ, Sài Gòn. Khi biết trại có quyết định đóng cửa vào năm 1958, Hy đã tình nguyện đi sớm theo sự khuyến khích của trại để được trại phát cho 700 đồng. Xuân Hy đã dùng số tiền này để mua chiếc xe đạp, làm phương tiện đi học và đi bán báo. Hy đến ở nhờ nhà Phạm Quang Chiểu bạn học của tôi, ở Cống Bà Xếp, gần chợ Hòa Hưng đường Lê Văn Duyệt. Gặp Xuân Hy ở nhà Chiểu, thấy nhà chật chội, nên tôi bảo Hy về ở nhà tôi ở ấp Cả Trắc, gần ngã ba Ông Tạ. Năm 1957, khu này là miền quê, dân cư thưa thớt, sống với nghề trồng mấy loại hoa cúc, huệ, mào gà... và trồng mấy loại rau như cải, sà lách, hành tỏi... Xuân Hy về ở nhà tôi có thể gọi là an cư, ngày đi học, đêm đi bán báo Tự Do, Ngôn Luận tới 10 giờ.

Hy đến ở nhà tôi đã đem đến cho tôi mấy nguồn vui:

Việt Dương: Trên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy - Phần 2 (Tiếp theo và hết)

Tôi đem 3 tập Chữ Nho Tự Học về Đà Lạt đọc kỹ tập I và nhận ra phương pháp học chữ Hán của Đào Mộng Nam giúp người học dễ nhớ bằng mấy điểm:

- Phân tích cấu tạo của mỗi chữ ra những thành phần đơn giản và nói lên sự tương quan giữa các phần.

- Chữ tượng hình thì tác giả vẽ hình.

- Còn những chữ khác tác giả tìm ra một chuyện liên quan đến nghĩa của chữ.

- Đi từ dễ đến khó với những bài ngắn, gồm cả văn ngôn (cổ văn) và bạch thoại. Có phần văn phạm cho cả 2 loại văn.

- Nói chung, tác giả đã vận dụng 6 phép cấu tạo chữ Hán, gọi là lục thư, với sự sáng tạo riêng để tìm ra cách học cho dễ nhận, dễ nhớ. Còn những bài học ngắn là sử dụng những chữ đã học để học luôn 2 loại văn ngôn và bạch thoại. Như thế tác giả giúp người học, sau khi học xong 3 cuốn Chữ Nho gồm 1882 chữ thông dụng căn bản có thể đọc sách Trung Hoa và hiểu được cả văn ngôn như văn Liêu Trai Chí Dị hay văn bạch thoại như truyện của Quỳnh Dao.

Năm 1964-65 là đỉnh cao của truyện chưởng Kim Dung ở Việt Nam. Hàng ngày tôi cũng chờ báo để đọc tiếp Tiếu Ngạo Giang Hồ, nên truyện Kim Dung đã thúc đẩy tôi học chữ Hán và trong mấy tháng tôi đã học xong tập I. Nhưng giai đoạn này chính trị miền Nam hỗn loạn với chỉnh lý và đảo chánh đi cùng với việc đấu tranh cực đoan đem bàn thờ Phật ra đường của Phật Giáo Ấn Quang. Đà Lạt là thành phố yên tĩnh cũng không thoát được thứ đấu tranh này. Trên đường Đà Lạt –Sài Gòn đã thường xuyên bị du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chặn xe ở khoảng đèo Chuối hay phía dưới Madagoui. Thời cuộc bất an, nên tôi không học tiếp, rồi tới tháng 4 năm 1966 tôi phải trình diện để đi vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Suốt thời gian 9 tháng ở Thủ Đức, những ngày thứ Bảy, chủ Nhật đi phép, tôi đã không tìm gặp Đào Mộng Nam, nhưng qua báo chí, tôi biết Nam đã mở rộng được nhiều cơ sở dạy chữ Nho như Viện Đại Học Vạn Hạnh, Phật Học Viện Quảng Đức, Phật Học Đường Huệ Nghiêm và Hội Khổng Học Việt Nam... Trong khi chiến tranh tiếp diễn ngày một dữ dội trên khắp miền Nam, tôi hình dung Nam với bộ bà ba trắng, chân đi guốc mộc, đang nỗ lực thực hiện một cuộc vận động văn hóa về nguồn bằng chữ Nho, xây dựng thế chân vạc Nho-Nôm-quốc ngữ ABC thành một nguồn văn tự dân tộc Việt mà không quốc gia nào có. Nhưng tôi sợ chiến tranh sẽ phá hủy, cắt đứt dòng vận động của họ Đào.

Lê Thiệp: Nhà Báo Nông Dân (Tiếp theo và hết)

Thái Lân không có nhu cầu tâm sự hay kể lể và tôi không thấy ông ngồi nói chuyện tầm phào hay tham dự vào những dịp chúng tôi tán phét đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nhưng sau hôm đó, khi tỉnh lại ông đã ngồi khá lâu với tôi :

- Ông còn trẻ lại được đeo đuổi học vấn có qui trình tử tế chứ bọn chúng tôi khác. Tôi đang đi học sắp sửa thi Diplome thì đại chiến bùng nổ và như ông biết sau đó là Việt Minh. Bố mẹ tôi lôi tôi về quê bảo học là để làm người đâu cần bằng cấp. Chưa đến hai mươi và cũng bị cuốn hút vào cao trào chung của cả nước tôi lăn xả theo Việt Minh, xung phong vào Đội Bảo Vệ Hồ Chí Minh. Khi đó quê tôi ở Thanh Hóa nào có thấy ông Hồ nhưng tâm tưởng tôi coi ông là bậc thánh. Nhưng khi lăn vào hoạt động mới thấy chính cán bộ Cộng Sản lại là những ông vua con còn cường hào ác bá hơn cả địa chủ. Tâm hồn trong trắng của tôi bị giao động và tôi tìm đọc sách vở Cộng Sản, đồng thời chú tâm quan sát những gì xẩy ra xung quanh. Dần dần tôi nhận ra Cộng Sản không phải là giải pháp cho nước mình. Ông nghĩ tôi làm gì?

Tôi chống họ. Suy nghĩ nông cạn và lòng hăng say của tuổi trẻ, tôi và vài người bạn làm báo chống Cộng. Ấy, thời buổi đó làm gì có phương tiện in ấn, tụi tôi viết tay in thạch bản và nghĩ mình đang làm một việc gì kinh thiên động địa. Không lâu sau, tôi bị công an bắt. Chỉ hơn một tháng sau tôi vượt ngục, ông ạ. Dễ quá vì chỉ bị giữ ở trại giam cấp huyên. Tôi tuy vậy không hề sợ hãi mà còn hăng say hơn, lại viết truyền đơn và in báo chống chúng nó. Tất nhiên tôi bị bắt lại ngay và lần này bị đem đi giam ở một nhà tù trong núi tứ bề vách đá cheo leo không thể trốn được. À, không phải trại Lý Bá Sơ. Trại tù tôi ở cách đó khoảng ba bốn cây số gì đó, nhưng so với Lý Bá Sơ thì chẳng thua gì. Ông còn trẻ chưa trải qua tù đày nhất là tù đày Cộng Sản, khó mà tả cho ông hiểu. Theo tôi, cái đáng sợ nhất là bản tính ác của con người. Từ lâu, tôi vẫn chiêm nghiệm về câu “Nhân chi sơ tính bản Thiện.” Theo tôi, con người sinh ra trong trắng không có “Bản” gì, nhưng khi cái ác được dung dưỡng và khuyến khích thì là thảm họa cho loài người. Ông đọc Trại Đầm Đùn rồi, phải không? Tôi bị đánh, bị hành hạ không thua gì nhân vật chính trong cuốn này. Cái đáng sợ nhất không phải là những trận đòn mà là gương mặt hả hê của đám cai tù Công Sản khi hành hạ tù nhân. Tôi coi như mình sẽ chết trong xó tù hẻo lánh. Bỗng dưng chúng lôi tôi lên bảo nhà nước khoan hồng và quyết định thả tôi vì đã biết ăn năn hối lỗi, đã giác ngộ cách mạng. Nhưng không phải như vậy. Về đến nhà hai hôm thì một người bà con trong họ báo cho biết tôi phải trốn ngay vì
sẽ có phong trào thanh toán địa chủ và phản động để trấn áp quần chúng mà gia đình tôi, đặc biệt là tôi đứng đầu danh sách. Chúng tha tôi để định đem tôi ra xử làm gương. Tôi trốn ra được Hà Nội. Ông hay giễu cợt tôi là đứa chống Cộng đến chiều. Vâng ông còn trẻ có thể ông nhìn vấn đề Cộng Sản khác tôi, nhưng ông phải tin tôi điều này. Cộng Sản là thảm họa cho dân mình.

Giới Thiệu Sách




Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Nguyễn Hưng Quốc: Thơ Ba Dòng

Trích từ cuốn 909 BÀI THƠ BA DÒNG của Nguyễn Hưng Quốc, Lotus Media xuất bản 2021, phát hành trên Amazon.com

46.

Các thi sĩ được rửa tội
Bằng
Thơ

47.

Cuộc sống quá ngắn ngủi
Để làm được
Một câu thơ thật hay

48.

Một bài thơ hay là một
Sợi lông nách
Của Chúa

49.

Ánh trăng dịu dàng và thơ mộng đến nỗi
Làm bao nhiêu goá phụ
Mang thai

50.

Bài thơ biết bí mật của tình yêu
Nhưng nó lại không biết được bí mật của chữ
Chữ trả thù: Bài thơ chết non

Bùi Bích Hà: MAI (tôi) VỀ HUẾ

Tôi xa Huế đã lâu. Lâu lắm. Lẽ ra đã quên nhiều thứ. Nhưng không. Cả BĐ. Tôi nghĩ chị cũng đã quên, hóa ra chị vẫn nhớ. Chị viết cho N. hôm qua, kể lại: “Đám cưới BH, bạn bè chỉ có một mình BĐ đến rồi BH bỏ Huế mà đi. Có người than thở: ‘Sao lấy chồng xa?’”

Người than thở ấy nay cũng đã bỏ Huế. Đã đi thật xa. Xa đến nỗi không thể nào quay về.

Bỗng dưng từ nơi mịt mùng, lặng lẽ, N. thình lình viết cho tôi: “Mình có một công việc mới. Mai về Huế. Sẽ ghé thăm BĐ.”

Một chỗ nào đó trong tôi, đã đau đớn, đã âm ỉ, đã tê dại, đã dường như chết. Đã để yên, đã chôn sâu ở một nơi thật khuất lấp những gì trôi xa tầm với. Những gì đã chia tay biết không còn lần gặp lại. Có câu hát của ai đó ghi khắc vào trí nhớ tôi,“và một loài hoa chợt hé…” Thỉnh thoảng, kỷ niệm những ngày vui xưa khẽ rung trong hồn như một hồi chuông thất lạc, một thoáng gió mơ hồ lay lắt chút dư hương. Nhưng không. Không chỉ có thế. Những củ tulip, những củ glailleul vẫn ngủ vùi trong thửa đất tưởng đã hết màu mỡ.

Sáng nay, vài chữ ngắn ngủi của N. “Mai tôi về Huế,” như đất chuồi ở một ven sông cát lở, cuốn tôi vào dòng cuồng lưu giữa mùa khô hạn. Tôi bưng mặt, nước mắt đầm đìa tuôn đổ từ hai hố mắt nhức nhối. Nỗi tuyệt vọng khốn cùng đau buốt vòm họng, lan xuống ngực, làm tôi nghẹn thở, mũi đặc cứng.

Mai tôi về Huế. Bốn chữ đơn giản ấy, từ bao giờ, đã trở thành điều mơ ước cấm kỵ nhất mà tôi muốn quên đi, muốn van xin đừng ai nhắc hay nói với tôi một lần nào nữa?

Nguyễn vạn An : Hôm qua bố cháu đã vào chết ở trong rừng

Ở bên này, giới tự coi là “trí thức” đều đọc báo Le Monde. Tờ báo này không những cho đầy đủ tin tức thời sự, mà còn có nhiều bài luận rất giá trị về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, vân vân. Tranh ảnh rất đẹp, phần lớn là trắng đen, gần đây mới có ảnh mầu. Báo có rất nhiều tài liệu, muốn đọc hết phải bỏ cả giờ, nên nhiều khi chiều về mệt mỏi tôi chỉ đọc phớt qua, chờ cuối tuần, hay khi nào rảnh, mới lấy ra đọc tiếp.

Nhưng có một trang mà tôi đọc đều đều. Đó là trang “Le carnet du Monde”. Trong đó có các tin hôn nhân, sanh con, đẻ cái, và rất nhiều tin… cáo phó. Phải có tiền hay có tiếng mới đăng vào đó. Tôi đọc thấy rất thư giãn. Tin sanh đẻ, cưới gả thì thường chẳng có gì hay, nhưng tin cáo phó thì rất đáng đọc. Khi những người nổi tiếng chết, thì báo Le Monde viết một bài nhỏ, kể tiểu sử và công trình đóng góp của họ. Đọc mới thấy có nhiều người mình chỉ quen hay biết về phạm vi chuyên môn, thực ra còn có nhiều hoạt động khác trong đời tư, như chơi nhạc, hội họa, chụp ảnh, làm thơ, viết sách ngoài ngành chuyên môn, làm thể thao giỏi, nấu bếp, làm việc thiện, vân vân. Khi họ chết mới biết họ có một cuộc đời thật đáng sống! Khi đăng cáo phó, gia đình hay gắn một câu kỷ niệm, thường là những câu trong thánh kinh, hay những câu triết lý về thế sự, hay một câu nào đáng nhớ của người đã mất. Nhiều câu rất sâu xa, đọc không khỏi bùi ngùi cảm động, suy nghĩ mông lung…

Một hôm tôi đọc cáo phó một người không biết là ai, thì thấy dòng chữ này:

“Hôm qua bố cháu đã vào chết ở trong rừng.”

Câu viết ngắn ngủi đó đã ám ảnh tôi suốt cả buổi tối. Dĩ nhiên đó là câu của một đứa bé. Mẹ nó đã đăng lên cho nó. Nó bao nhiêu tuổi mà đã mồ côi? Tôi đoán nó thương bố nó lắm, và chắc nó chưa hiểu rõ thế nào là cái chết. Tôi nhớ đến cuốn phim “La ballade de Narayama” của nhà đạo diễn Shohei Imamura, kể chuyên ở một xứ nghèo bên Nhật, lạnh lẽo, hẻo lánh, một bà cụ già đã sống đủ đời, biết là đã đến lúc ra đi, bảo đứa con trai bế mình lên núi, xa lánh làng mạc, để bình yên chết một mình trên đó.

Lê Thiệp: Nhà Báo Nông Dân

Những ông nhà báo có tên tuổi thường cuộc đời thế nào cũng kèm theo một huyền thoại. Khi thấy tên ông là Thái Lân thì nghĩ chắc ông có dính dáng gì đến Duy Dân vì đảng viên Duy Dân hay có bí danh bắt đầu bằng chữ Thái nên tôi hỏi :

- Xếp có dính dáng đến Duy Dân không?

Ông nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói :

- Không. Tôi xuất thân là nông dân không dính gì đến đảng phái.

- Xếp là nhà báo.

- Tôi là nhà báo vì thời cuộc đưa đẩy nhưng bản chất tôi là một anh nông dân.

Tôi im lặng lòng đầy nghi ngờ vì ngay trong tòa soạn Chính Luận đã có các ông Nguyễn Tú và ông Sung là Đại Việt, ông Trần Việt Sơn là Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Thái Linh được coi là Đệ Tứ, ông Lê Văn Anh là một nhà nho thứ thiệt thuộc làu làu cả nghìn bài thơ Đường hay ông Đậu Phí Lục theo học Lục Quân Trần Quốc Tuấn ở Tông, ông Võ Xuân Đình là một bộ đội chính qui Việt Minh. Quanh tôi là những huyền thoại như ông Phạm Duy Nhượng, anh của nhạc sĩ Phạm Duy em của ông Phạm Duy Khiêm từng nói với tôi “Tôi giỏi nhạc hơn thằng Duy và giỏi tiếng Pháp hơn ông Khiêm.” Ông Hoàng Hải, nhạc sĩ trong ban Tam Ca AVT rất nổi tiếng của Lữ Liên, là anh ruột của chuẩn tướng Không Quân Lưu Kim Cương.

Nay nếu người xếp của tôi bảo ông là nông dân thì tôi cũng chỉ biết cười tự hỏi người cầm chịch tờ Chính Luận ngày ngày đối phó với dư luận lại phải điều khiển những ông nhà báo coi trời bằng vung như các ông Phan Nghị, Hồng Dương, Thanh Thương Hoàng hay phải chạm mặt với những văn nghệ sĩ nổi danh như Hoàng Hải Thủy, Văn Quang và đối mặt với những ông như Cao Dao, Như Phong hoặc cả lô trí thức khoa bảng thì liệu ông ta có phải là một anh nhà nông không? Câu trả lời là cả một quá trình.

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Jude Blanchette & Richard McGregor (Biên dịch: Phan Nguyên): Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn.

Việc dỡ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước hồi năm 2018 cho phép ông cầm quyền vô thời hạn, nếu muốn. Nếu từ bỏ các chức vụ lãnh đạo chính thức của mình, ông Tập vẫn có khả năng giữ được quyền kiểm soát trên thực tế đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông càng nắm quyền lâu thì cơ cấu chính trị càng phù hợp với tính cách, mục tiêu, ý muốn bất chợt và mạng lưới thân hữu của ông. Đến lượt mình, càng tại vị lâu thì ông Tập càng trở nên quan trọng hơn đối với sự ổn định chính trị của Trung Quốc.

Sự tập trung quyền lực cá nhân này khiến Trung Quốc phải trả giá. Ông Tập vẫn chưa chỉ định một người kế nhiệm, gây ra sự nghi ngờ về tương lai của một hệ thống vốn ngày càng phụ thuộc vào sự lãnh đạo của ông. Chỉ một số ít các quan chức cấp cao của đảng mới có một ít thông tin nào đó về kế hoạch dài hạn của ông Tập, và cho đến nay, họ vẫn im lặng về việc ông muốn tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo trong bao lâu. Ông sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, hay sẽ bám lấy quyền lực vĩnh viễn? Nếu ông đột tử khi đang cầm quyền, như điều xảy ra với Stalin năm 1953, liệu có xuất hiện sự chia rẽ trong đảng khi các phe cánh tranh giành quyền lãnh đạo hay không? Liệu những người quan sát bên ngoài có thể phát hiện ra những dấu hiệu của sự bất hòa đó hay không?

Đặt ra những câu hỏi này không phải là một sự suy đoán vu vơ. Một ngày nào đó, theo một cách nào đó, ông Tập sẽ phải rời khỏi sân khấu chính trị. Nhưng chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về việc ông ấy sẽ rời đi khi nào và theo cách như thế nào, hoặc ai sẽ là người thay thế ông. Do đó, Trung Quốc đối mặt với khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kế vị. Trong vài năm qua, ông Tập đã né tránh các chuẩn mực mong manh của Đảng về việc chia sẻ và chuyển giao quyền lực. Khi đến thời điểm phải thay thế ông, một điều tất yếu phải xảy ra, tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh có thể gây ra những tác động bất ổn vượt ra ngoài biên giới của Trung Quốc.

Jackhammer Nguyễn: Ổ bánh mì và lọ Pfizer thể hiện bản chất phản động của chế độ Hà Nội

Hai chuyện “nhỏ” xảy ra hầu như cùng lúc tại Việt Nam, một phó chủ tịch phường “xử lý” một người dân vì đi mua bánh mì, một cô “tiểu thư đỏ” khoe mình được chích vaccine “xịn” Pfizer.

Hai câu chuyện tưởng nhỏ nhưng thật ra rất lớn, vì nó lột tả đầy đủ bản chất chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hai câu chuyện đó là mô hình thu nhỏ của xã hội cộng sản Việt Nam hiện tại, lột tả thực tế ý thức hệ của chế độ, một ý thức hệ rất phản động.

Chiếc bánh mì


Trần Lê Hữu Thọ, viên phó chủ tịch phường ở tỉnh Khánh Hòa không cho một công dân đi mua bánh mì và “xử lý” anh ta, với lý do vi phạm lệnh giãn cách. Việc ngài phó chủ tịch quá ư sốt sắng với “công tác chống dịch”, xem bánh mì không phải là “lương thực”, thì ráng lắm có thể được châm chước, có thể anh ta nghĩ rằng công dân này đi mua bánh mì để … ăn chơi, giống như anh ta (?), không phải là nhu yếu như một số người Việt chỉ ăn cơm.

Nhưng hai hành động khác của viên phó chủ tịch lại là chuyện khác. Anh ta cho rằng hành động đi mua bánh mì là của kẻ dốt nát từ trên núi xuống. Đây là một suy nghĩ kiểu “sang trọng cộng sản”, có lần tôi đã bàn tới. Người cộng sản xem họ là dân quý phái thành thị, không phải quê mùa như đại đa số “quần chúng” của họ.

Đây là một kiểu suy nghĩ loại “giai cấp mới” mà Milovan Djilas, người từng là nhân vật số hai của đảng Cộng sản Nam Tư, đã chỉ ra từ lúc mô hình cộng sản Lenin mới được thực hiện ở nước này sau thế chiến thứ hai.

Trân Văn (VOA): ‘Ông ngoại’ vẫn thua xa… ông Trọng

Ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội) vừa xác nhận “ông ngoại” – người giúp vợ chồng cô Vũ Phương Anh được chích vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer sản xuất, để cô hoan hỉ khoe với bạn bè trên facebook là… có thật!

Theo ông Hà, “ông ngoại” là cha của cô Vũ Phương Anh. Tuy “ông ngoại” chỉ là giảng viên ở Học viện Quân y 103 nhưng… “đăng ký tiêm” cho con gái và con rể… thành công vì có một học trò là… “bác sĩ trong tổ tiêm”!

Ông Hà rất không hài lòng khi cô Vũ Phương Anh bảo rằng, cô không thích vaccine của AstraZeneca mà chỉ muốn chích Pfizer và “ông ngoại” có thể đáp ứng ngay lập tức. Ông Hà cho biết, sở dĩ vợ chồng cô Vũ Phương Anh được chích vaccine của Pfizer vì bệnh viện vừa hết vaccine AstraZeneca và vì… bệnh viện chích vaccine Pfizer cho CÁN BỘ CẤP CAO xong thì thừa hai mũi (1)!

Rất nhiều người chê trách cô Vũ Phương Anh – người từng là… Hoa khôi Báo chí và nghe nói đang làm việc trong cơ quan truyền thông chính thức nào đó khi khoe sự giúp đỡ của… “ông ngoại” trên facebook trong bối cảnh Việt Nam đang hết sức căng thẳng vì dịch bệnh lan tràn mà thiếu vaccine. Sự… hồn nhiên của cô Vũ Phương Anh đã đẩy Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô vào thế phải… thành kính… phân bua với đồng bào.

Nghe nói Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô sẽ xem xét - kỷ luật bác sĩ trong tổ tiêm đã dùng vaccine của Pfizer chích cho vợ chồng cô Vũ Phương Anh. Riêng “ông ngoại” thì vô can dù ông và con gái hồn nhiên giống như đặc quyền, đặc lợi mà họ nhận là… đương nhiên!

***

Cũng hôm qua (20 tháng 7), Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa 15 họp phiên đầu tiên. Ông Nguyễn Phú Trọng đăng đàn, khẳng định: …cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước thành công rực rỡ của Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (2)

Trọng Nghĩa (RFI): An ninh mạng Pháp điểm mặt tin tặc Trung Quốc về một vụ tấn công tin học

Pháp hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng có quy mô lớn và trong một động thái khá hiếm hoi, giới chức Pháp có thẩm quyền, vào hôm qua 21/07/2021, đã quyết định thẳng thừng quy trách nhiệm cho một thế lực nước ngoài là Trung Quốc.

Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Monde, đích thân ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp - tên chính thức là Cơ Quan An Ninh Hệ Thống Thông Tin Quốc Gia (Anssi) - đã lên tiếng khẳng định rằng cơ quan Pháp đã xác định được phương thức hành động của những kẻ tấn công, nhóm tin tặc mang tên APT31, thường được cho là hoạt động cho chính quyền Trung Quốc.

Trong một bài đăng trên tài khoản LinkedIn, ông Poupard cho biết là một cuộc tấn công mạng “nghiêm trọng hơn nhiều so với loài ngựa có cánh và những hóa thân của chúng”, một cách ám chỉ đến vụ “Pegasus” - tên gọi loại ngựa có cánh trong truyền thuyết Hy Lạp - đang khuấy động thế giới, và như thông lệ, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp đề nghị độc giả tham khảo bản thông cáo của Trung Tâm Giám Sát, Cảnh Báo và Phản Ứng của Chính Phủ trước các cuộc tấn công tin học (CERT).

Mang tựa đề "Chiến Dịch Tấn Công của Nhóm APT31 nhằm vào Pháp", bản thông cáo đề ngày 21/07/2021 xác nhận “một chiến dịch xâm nhập rộng lớn đánh vào nhiều thực thể của Pháp” đang “được tiến hành”. Bản thông cáo nói rõ đây là một cuộc tấn công “đặc biệt độc hại” do nhóm APT31 thực hiện.

APT là tên viết tắt của Advanced Persistent Threat - “Mối đe dọa thường trực cao cấp”- thuật ngữ dùng để mô tả một chiến dịch tấn công mạng, thường do một nhóm tin tặc sử dụng những kỹ thuật tấn công nâng cao để có thể hiện diện và tồn tại lâu dài trên mạng Internet nhằm khai thác dữ liệu có độ nhạy cảm cao.

Trung Quốc không bị nêu đích danh, nhưng giới chuyên gia an ninh mạng luôn xác định rằng APT31 là một nhóm tin tặc hành động từ Trung Quốc, được Nhà nước Trung Quốc bảo trợ và thường hoạt động gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ nhằm phục vụ Nhà nước Trung Quốc.

Theo Le Monde, trước mắt, các mục tiêu Pháp đang bị tấn công chưa được cơ quan an ninh mạng Pháp tiết lộ, nhưng quy mô và mức độ hệ trọng của cuộc tấn công tin học đã thúc đẩy giới chức trách nhiệm ra thông báo như vậy.

Theo các cuộc điều tra do các chuyên gia tại cơ quan Anssi thực hiện, các tin tặc đã xâm nhập vào các thiết bị định tuyến (routeur) để sử dụng các bộ phận này làm những điểm "tiếp nối" nhằm che giấu danh tính thủ phạm rồi từ đó thực hiện các hành động dọ thám và tấn công. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem liệu những hành động đó có dẫn đến tác hại thực sự hay không.

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Ngô Nhân Dụng: Tấn công trên kinh tế Trung Cộng

Ngày Thứ Hai 19 tháng Bảy, Bộ Tư pháp Mỹ truy tố ba nhân viên Bộ Công An Cộng sản đã ăn cắp (hacking) các thông tin thương mại và tài sản tri thức của các công ty Mỹ từ năm 2011 đến 2018 để cung cấp cho các xí nghiệp bên Trung Quốc. Trong cùng ngày, ba cơ quan an ninh Mỹ cùng công khai trình bày 50 chiến thuật và kỹ thuật của các tin tặc do chính quyền Trung Cộng sử dụng.

Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và Hạ tầng Cơ sở tiết lộ rằng tin tặc Trung Cộng là thủ phạm vụ tấn công trên máy chủ cùng các nhu liệu dùng cho email của công ty Microsoft hồi tháng Ba năm nay. Nhân viên Bộ Công an Trung Cộng ở đảo Hải Nam đã lập ra một công ty “an ninh mạng” với mục đích ăn cắp trong hệ thống vi tính, nhắm vào hàng chục mục tiêu gồm các xí nghiệp, trường học, và cơ quan ở Mỹ, Áo (Austria), Cam Pu Chia (Cambodia) và nhiều nước khác. Trong số đó có các viện nghiên cứu ở California và Florida đang tìm tòi về thuốc chủng (vaccines) và thuốc trị bệnh Covid-19; một Đại học ở Pennsylvania đang nghiên cứu về máy tự động (robotics); Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH); một công ty hóa học ở Thụy Sĩ và hai bộ trong chính phủ Saudi Arabia!

Trước đó, ngày 3 tháng Sáu, Tổng thống Biden ký một nghị định (executive order) bổ túc một quyết định cựu Tổng thống Donald Trump ban hành tháng Mười Một năm ngoái. Các nghị định này kiểm soát việc công dân Mỹ mua chứng khoán của các công ty Trung Cộng liên hệ với các bộ quốc phòng, an ninh và quân đội Trung Cộng. Nghị định mới đặc biệt ghi thêm các công ty chuyên về kỹ thuật theo dõi và kiểm soát dân chúng, được dùng để đàn áp dân thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương.

Hai hành động trên đây được báo đài loan tin sôi nổi nhưng không ảnh hưởng bao nhiêu trên kinh tế Trung Cộng. Nước Mỹ cần một chiến lược toàn diện trong cuộc chạy đua kinh tế với Trung Cộng.

Từ khi nhậm chức, ông Joe Biden đã nhắc lại nhiều lần rằng cuộc tranh hùng giữa Mỹ và Trung Cộng mang tính cách ý thức hệ. Hai nước theo hai mô hình xã hội đối nghịch, Dân chủ và Độc tài Đảng trị. Cả hai đang chứng minh cho cả thế giới thấy hệ thống chính trị nào mang lại hạnh phúc cho người dân nhiều hơn.

Diễm Thi, RFA: Đặng Hùng Võ - Phải định nghĩa “Sở hữu toàn dân về đất đai” trước khi sửa đổi Luật đất đai

Diễm Thi: Thưa tiến sĩ, Luật Đất đai từng được điều chỉnh nhiều lần trong quá khứ và bị lùi nhiều lần, đến nay vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Vì sao lần này lại được Quốc hội nêu ra?

Đặng Hùng Võ: Đây là câu chuyện lớn vì đại hội 13 vừa rồi của Đảng đã đưa ra một tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam phải trở thành một nước phát triển. Tôi cho rằng điều đầu tiên là phải định hướng phát triển về đất đai. Chúng ta phải đi theo hướng đó vì dù sao đi nữa thì đó cũng là một cột mốc. Và để làm được điều đó thì chắc chắn việc đổi mới, theo ngôn ngữ Việt Nam, hoặc cải cách, theo ngôn ngữ thế giới, phải tạo ra được những động lực lớn, kể cả phải bắt đầu từ tư duy của con người, tư duy của lãnh đạo.

Phải chỉnh lại thể chế của Việt Nam, cách thức thực hiện như thế nào để đến năm 2045 Việt Nam có thể đạt được các tiêu chí của một đất nước phát triển. Hay nói thẳng là một đất nước có thu nhập cao.

Diễm Thi: Theo ông, nguồn lực đất đai có vai trò như thế nào trong kế hoạch phát triển thành nước công nghiệp theo đề án của Chính phủ?

Đặng Hùng Võ: Lúc này là lúc có nhiều việc phải làm về đất đai. Trên thế giới người ta quan niệm đất đai rất quan trọng vì nó là nguồn lực kép. Đầu vào, tức là nguồn lực để phát triển một nền kinh tế có ba nguồn lực chính. Một là đất đai và tài nguyên thiên nhiên; hai là tài chính; ba là con người và công nghệ. Con người gắn với công nghệ bởi nếu không có con người thì không phát triển được công nghệ.

Trong ba nguồn lực này thì đất đai là nguồn lực chính trong giai đoạn phát triển nông nghiệp. Tài chính là nguồn lực chính cho giai đoạn phát triển công nghiệp. Con người gắn với công nghiệp là nguồn lực chính cho giai đoạn hậu công nghiệp.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp thì đất đai là nguồn lực chính cho giai đoạn nông nghiệp.

Boristo Nguyễn (Moscow): Một Vài Suy Nghĩ Về Việc Chống Covid-19 tại Việt Nam

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện rất căng thẳng, diễn biến theo chiều hướng xấu, không như trước. Là con dân Việt, người Việt Nam sống xa quê cũng rất lo lắng, quan tâm đến tình hình dịch bệnh đang bùng phát ở Việt Nam.

Tôi xin trình bày một vài suy nghĩ, hy vọng sẽ có ích cho việc tổ chức phòng dịch Covid tại Việt Nam.

Để có những phương án, chiến lược chống dịch được tốt, theo tôi phải có cách nhìn hệ thống, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng, khả năng của hệ thống y tế - xã hội, xác định thật đúng mục tiêu rồi mới đưa ra các phương án, kịch bản chống dịch cho thích hợp.

ĐẶC THÙ của Covid-19:


- Coronavirus có tỷ lệ tử vong trên tổng số người bệnh tương đối thấp, tùy từng nước dao động trong khoảng 1%-3%. Tỷ lệ này ít hơn nhiều so với một số virus khác, chẳng hạn như Ebola hơn 70%. Tỷ lệ người mắc Covid không có triệu chứng hay bị nhẹ rất lớn, nhất là người trẻ và trẻ em. Có thể nói, coronavirus là loại virus yếu, khả năng gây tử vong hay bệnh nặng không lớn. Nhưng đây lại chính là điều nguy hiểm, gây tác động rất lớn cho xã hội. Vì nhiều người bị mắc bệnh mà không biết nên chủ quan trong việc giãn cách, hạn chế tiếp xúc, và họ biến thành nguồn phát tán, lây bệnh. Kết quả là tổng số người mắc bệnh rất lớn và số tử vong cũng vậy.

- Và cũng vì người bệnh không có triệu chứng nên việc xác định chính xác số người dính Covid là khó, nên khả năng bỏ sót, không phát hiện hết người bệnh là rất lớn. Khi số người mắc bệnh lọt ra cộng đồng đủ lớn thì việc truy tìm, đuổi bắt sẽ không còn hiệu quả.

- Hiện chưa có thuốc đặc chủng, phác đồ điều trị đảm bảo có hiệu quả cao.

Lê Phú Khải: Thực dân Pháp xưa kia đã chia tỉnh ở nước ta như thế nào?

Trên toàn cõi Việt Nam, khi người Pháp chiếm đóng, họ đã chia các tỉnh mà thủ phủ của mỗi tỉnh cách nhau khoảng 60 km. Như thế, để khi dân chúng đi xin giấy tờ gì, cho dù đang ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh, người dân chỉ phải đi 30 km là đến cơ quan đầu não của tỉnh. Sáng đi, chiều có thể về đến nhà bằng xe thổ mộ, tức xe ngựa.

Nhìn trên toàn bản đồ Việt Nam, chỉ có hai tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre, hai thủ phủ của tỉnh chỉ cách nhau chừng hơn 10 km, vì, cách nhau con sông Tiền rộng lớn.

Đùng một cái, sau ngày thống nhất đất nước, có vị lãnh đạo tối cao hứng chí ra lệnh sát nhập 2-3 tỉnh với nhau! Tỉnh Lạng Sơn nhập với Cao Bằng được gọi là tỉnh Cao Lạng. Nhưng Uỷ ban tỉnh Cao Lạng lại đóng ở Cao Bằng. Đồng bào phía Lạng Sơn muốn xin giấy tờ cấp tỉnh phải đi đường số 4 men theo biên giới Việt - Trung, một bên là vách đá cheo leo, một bên là vực sâu thăm thẳm! Đường xa, phải ngủ lại, vô cùng vất vả!

Người viết bài này lúc đó là phóng viên Đài Truyền hình Trung ương (nay là Đài Truyền hình Việt Nam), đi quay một bộ phim về cây hồi Lạng Sơn, khi muốn quay cảnh phỏng vấn ông chủ tịch tỉnh Cao Lạng phải cất công sang tận Cao Bằng. Chuyện thật nực cười!

Buổi sớm, tôi bảo anh lái xe của Đoàn 12 mà chúng tôi thuê xe đi dài ngày, rằng: Đường xa, đi sớm cho được việc! Anh ta chỉ nói nhát gừng: Để chiều tối sẽ đi. Tôi bực mình quá, than: Đường núi cheo leo, ban ngày ban mặt không đi, lại chờ đến chiều tối mới đi là thế nào?! Năn nỉ mãi, anh ta lại nói: Các anh nhà báo thì biết gì (!). Đến sẩm tối, đoàn làm phim ba người chúng tôi mới được cậu lái xe Đoàn 12 phất tay ra hiệu lên đường. Đi được chừng ba cây số thì một chiếc xe tải chở đầy gỗ phóng phăm phăm ngược chiều lao thẳng vào chiếc com-măng-ca của chúng tôi. Cậu lái xe phải nép sát vào vách đá để tránh. Chiếc xe tải đi rồi, cậu ta mới giải thích: Ở trên miền núi này, lái xe miền xuôi không ai chịu lên làm việc, nên lâm trường quốc doanh phải thuê cánh tài xế người dân tộc. Họ uống rượu say rồi nhảy lên cabin phóng ào ào! Xe lâm trường hất xe người khác xuống vực là chuyện “thường ngày ở huyện”! Vì thế, chúng tôi phải đợi đến tối, hết xe lâm trường mới đi cho chắc ăn. Thỉnh thoảng, đi qua một vách đá có hang ở bên trong, cậu lái xe lại đập tay bóp còi, tiếng động vang vào vách đá, dội lại như tiếng bom nổ! Cậu ta cười bảo: Làm thế để các nhà báo khỏi buồn ngủ.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Trọng Nghĩa (RFI): Mỹ và đồng minh cáo buộc Trung Quốc về các vụ tấn công mạng vào phương Tây

Trong một động thái phối hợp hiếm hoi, hôm qua, 19/07/2021 Hoa Kỳ cùng các đồng minh chủ chốt, từ Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc, cho đến Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng đe dọa an ninh của các nước phương Tây. Đây là lần đầu tiên các hoạt động tin tặc của Bắc Kinh bị cả một nhóm nước cùng lên án.

Trong một bản tuyên bố, bộ Ngoại Giao Mỹ nói rõ là các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đã khiến các công ty và chính phủ là nạn nhân bị thiệt hại hàng tỷ đô la. Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các phần tử tin tặc “tư nhân” để thực hiện các hoạt động tội phạm của mình trên khắp thế giới.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình:

“Washington đã tố cáo những hành vi “vô trách nhiệm, gây rối loạn và tạo nên tình trạng bất ổn” của Trung Quốc, đồng thời gọi các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc là “mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế và an ninh”.

Thế nhưng Mỹ vẫn chưa công bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết là Hoa Kỳ vẫn đang xác minh các sự kiện và cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.

Cho đến nay, các tin tặc Nga rất thường bị cáo buộc là thủ phạm của các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, nhưng Washington chưa bao giờ cáo buộc chính quyền Matxcơva đứng sau các vụ tin tặc.

Đối với Trung Quốc lần này, lời tố cáo nêu trực tiếp trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau:

“Cũng như Nga, chính phủ Trung Quốc không phải là thủ phạm các vụ tấn công mạng. Thế nhưng họ - tức là chính quyền Bắc Kinh – đã bảo vệ các tin tặc. Cái khác so với Nga là phía Trung Quốc bị tình nghi là đã cung cấp phương tiện hành động cho tin tặc”.

Khánh An-VOA: COVID làm ‘bùng phát’ bất công, bất cập và bất bình tại Sài Gòn

Không chỉ cư dân Sài Gòn, mà một số nhà quan sát thời sự cư ngụ ở các tỉnh thành khác cũng cho rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay đang làm cho họ thấy rõ những bối rối, bất cập và bất nhất của chính phủ trong các chính sách ngăn ngừa và đối phó với dịch bệnh tại “tâm dịch”, khiến cho không ít người dân bất bình và lên tiếng phản ánh trên các trang mạng xã hội.

Tình trạng bất cập và tuỳ tiện trong các quy định phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội đã đem đến rất nhiều hệ luỵ và khó khăn cho người dân từ vấn đề lương thực, thực phẩm hàng ngày cho đến công việc làm ăn, kinh doanh và đi lại.

Khắp nơi ta thán


Trong hơn một tuần kể từ khi Sài Gòn bắt đầu bị phong toả, chiếm spotlight trên các trang tin tức và đặc biệt trên mạng xã hội là những lời ca thán, bức xúc liên quan đến “giấy thông hành”, tức tờ giấy xét nghiệm chứng nhận âm tính cho phép người dân được đi lại cho những công việc cần thiết.

“Khoảng 700.000 đồng, tức khoảng 35 đô la. Cái giấy đó chỉ có giá trị trong 3 ngày. Qua ngày khác mà mình có nhu cầu đi lại thì phải làm tiếp. Đó là điều bất hợp lý. Và cái test đó chỉ chứng minh được trong một thời điểm nhất định là khi mình test thôi. Còn sau khi mình test thì nguy cơ mắc của mình vẫn có. Cho nên khi nghĩ ra cái giấy test đó là bất hợp lý và có phần hơi vô nghĩa”, từ Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các nói với VOA.

Được biết, giá cả làm xét nghiệm COVID cũng không cố định mà dao động từ 230.000 – 740.000 tuỳ theo trung tâm dịch vụ. Tại các cơ sở tư nhân, giá xét nghiệm còn đội lên mức 1 – 2 triệu đồng.

“Quá 3 ngày mà có việc đi đâu thì phải tốn tiền nữa”, anh Dũng, ông chủ một cửa hàng bán thực phẩm online, than phiền. “Mà bây giờ tiền của người dân đóng góp cuối cùng chẳng biết nó về đâu luôn, mà chưa thấy nhà nước bỏ ra cái gì cho dân trong thời gian bệnh dịch hai năm”.

Nguyễn Giang (BBC News Tiếng Việt): Cùng chống Covid, Anh khác VN là không bắt trẻ em đi cách ly tập trung

Tin mới nhất cho hay chính phủ Anh lên kế hoạch tiêm chủng Covid cho trẻ em trên 12 tuổi thuộc nhóm dễ ngã bệnh nếu lây virus.

Thứ trưởng chuyên trách về tiêm chủng, ông Nadhim Zahawi phát biểu trước Quốc hội hôm 19/07/2021 nói sau khi đã triển khai tiêm chủng cho người trên 18 tuổi, Anh sẽ cho những trẻ em ở tuổi 17, sắp 18, được tiêm.




Việc tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho nhóm lứa tuổi này là để chuẩn bị cho các em "bước vào tuổi học đại học".

Tôi quan tâm đến chuyện này vì con gái học lớp 12 thuộc nhóm tuổi 17, sắp sang 18.

Và điều tôi quan sát thấy lâu nay là việc chống Covid tại Anh rất khác VIệt Nam mà xin nói ở sau.

Nhóm tiếp theo sẽ được tiêm ở Anh là 12-17 tuổi.

Nhưng trong nhóm này, chỉ các em thuộc nhóm dễ ngã bệnh nếu lây virus, hoặc sống với thân nhân có bệnh nền, thuộc nhóm rủi ro, sẽ được tiêm vaccine chống Covid.

Nói thẳng ra thì từ hơn một năm qua, giới chức y tế Anh cho rằng đa số trẻ em không bị bệnh nặng nếu lây Covid và rủi ro chết từ Covid rất thấp nên không cần tiêm.

Nguyễn Hoàng An (BBC Tiếng Việt - Viết từ Sài Gòn) : Thư Sài Gòn 3 - Cảm xúc chuyện phụ nữ Hà Tĩnh gửi nhút ‘cứu đói’ miền Nam

Tôi vừa đọc trên báo Hà Tĩnh mẩu tin đáng chú ý. Tin cho hay hội phụ nữ tỉnh này đang ráo riết gom góp thực phẩm gửi vô Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Trong đó có một món rất đặc biệt: nhút mít.

Nhút mít là trái mít xanh bào nhỏ, phơi nắng cho săn lại, trộn với muối, rau ngổ phơi khô và bột bắp, cho vô lu muối lên, khoảng 5 ngày sau thì ăn.

Mấy chục năm ở Sài Gòn, tôi vốn hay đi đây đi đó, thích ăn đủ thứ món mới lạ, kết giao bạn bè khắp nơi nhưng cũng chưa bao giờ được nếm thử món này, thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy. Chỉ đọc trong văn học xưa và nghe bạn bè người Nghệ An, Hà Tĩnh lâu lâu đùa chọc nhau.

Ngoài nhút mít, phụ nữ Hà Tĩnh còn góp đậu phộng, tép khô, buồng chuối xanh mới chặt, trái bí mới hái… gởi vô Sài Gòn.

Tôi nhìn những tấm hình, những tấm băng rôn và những nụ cười chân chất, không biết nên nghĩ sao cho phải.

Miền đất giàu sản vật nay thiếu đói, vì sao?

Đất phương Nam giàu có sản vật. Thịt, cá, tôm, cua, rau, trái ngập đồng, ngập chợ. Cho dù một tuần nay Sài Gòn chỗ này chỗ kia thiếu rau, trứng gia cầm khó mua hoặc lên giá gấp hai, ba lần, thì cũng không phải Sài Gòn đã đói, hay đã thiếu.

Những ngày đầu cách ly xã hội, chính quyền TP HCM lúng túng trong điều phối lưu thông thực phẩm cung cấp vào thành phố, vội vã đóng hơn nửa số chợ truyền thống, đóng toàn bộ 3 chợ đầu mối, siêu thị cứ dính 1 ca F0 cũng lập tức đóng cửa toàn bộ… Chỉ trong vài ngày bỗng mất đi đến 70% nơi cung cấp thực phẩm tươi sống, gần 15 triệu con người choáng váng.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Ngô Nhân Dụng: Lạm phát tăng đến bao giờ?

Vào tháng Giêng 2021, một chiếc xe Toyota Camry cũ ba năm có thể bán với giá $18,000 đô la ở một thành phố Mỹ, như Cleveland. Đổ đầy bình xăng 60 lít tốn $28 đô la. Đến Tháng Năm, ai mua chiếc xe Camry đó sẽ phải trả $22,000 và một bình xăng đầy tốn $36 đô la. Bộ Lao Động Mỹ ghi nhận trong tháng Sáu chỉ số giá sinh hoạt tăng 5.4 phần trăm so với năm ngoái, mức lạm phát cao nhất trong 13 năm.

Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhanh, sắp trở lại bằng thời gian trước bệnh dịch Covid-19. Nhưng mối lo lạm phát đang nổi lên, có thể ảnh hưởng đến cuộc cờ chính trị năm tới. Dân biểu Kevin McCarthy, trưởng khối Cộng Hòa ở Hạ viện, mới “tuýt” rằng, “Lạm phát lên cao vọt vì chính sách chi tiêu thả cửa của Tổng thống Biden và Dân biểu Pelosi (chủ tịch Hạ viện).”

Lạm phát có thể trở thành một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2022. Đảng của vị tổng thống tại chức thường mất ghế trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ; như đã xảy ra năm 2009, thời ông Obama và năm 2018, thời ông Trump. Hiện đảng Dân chủ chiếm đa số mong manh trong quốc hội; sang năm nếu họ mất một ghế nghị sĩ hoặc dăm ghế dân biểu thì sẽ biến thành thiểu số. Nghị sĩ Joe Manchin (Dân chủ) sẽ phải tranh cử ở West Virginia, một tiểu bang mà cựu Tổng thống Trump được nhiều người ủng hộ; chính ông cũng đang lo các dự án chi tiêu của chính phủ sẽ tăng áp lực lạm phát.

Không người dân nào thích lạm phát, một hiện tượng kinh tế theo luật cung cầu giản dị. Khi người tiêu thụ có thêm rất nhiều tiền để xài mà số hàng hóa, dịch vụ không lên theo kịp thì, Cầu lớn mà Cung nhỏ, giá cả sẽ leo thang.

Từ đầu năm 2020, Covid khiến guồng máy sản xuất của nước Mỹ ngưng trệ, các hãng xưởng, cửa hàng ngưng hoặc giảm hoạt động. Trước cảnh mấy chục triệu người mất việc, quốc hội phải đưa tiền thẳng vào túi người dân để họ tiếp tục tiêu thụ. Cuối năm 2020, Tổng thống Donald Trump đã ký đạo luật chi $2.3 ngàn tỷ. Tổng thống Joe Biden khi nhậm chức đã bắt đầu chi thêm $1.9 ngàn tỷ nữa. Hiện nay quốc hội đang bàn một dự luật chi hàng ngàn tỷ mỹ kim để xây dựng hạ tầng cơ sở; và đảng Dân chủ ở Thượng viện muốn chi thêm $3.5 ngàn tỷ nữa.