Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Trần Doãn Nho: Chờ tan cơn đại dịch, cởi mặt nạ thăm nhau

Cưới nhau trong đại dịch không thể thiếu khẩu trang. (Hình minh họa: Cottonbro/Pexels)

Trong đại dịch, có lẽ từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông là “mask” hay “face mask,” có khi là “face covering” hay “cloth face covering” (vải che mặt).

Chữ Hán là 面具 (diện cụ) (1) hay 假面具 (giả diện cụ) (2), hay 口罩 (khẩu trang).

Báo chí tiếng Việt thường dùng, khi thì “mặt:” mặt nạ, khi thì “miệng:” khẩu trang.

“Nạ” là gì? Tìm trên mạng, “nạ” là tiếng Nôm (3). Chữ sau cùng, gồm hai chữ Hán, 假 (giả) và 面 (diện) ghép với nhau. Ông cha ta xưa có lẽ cũng có ý: “giả” vừa để chỉ âm mà cũng chỉ nghĩa, “diện” là mặt; chữ “nạ” kết hợp này tự nó đã bao gồm nghĩa của hai chữ mặt nạ: giả diện = mặt giả.

Gì thì gì, nói mặt nạ, nghe tiêu cực. Mang mặt nạ có nghĩa là che giấu, ngụy trang, là giả, là lừa phỉnh. Chả thế mà trong tiếng Anh, người ta nói “to throw off the mask:” lột trần sự giả dối, vạch trần chân tướng, hay “under the mask of virtue:” đạo đức giả. Nó gợi đến hình ảnh những tên cướp, những kẻ gian, những người bất chính…

Nhưng nói “khẩu trang” thì nghe tích cực hơn nhiều; nó gợi đến hình ảnh của những người y tá, bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, đến những công nhân là việc trong các nhà máy, công xưởng để sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng.

Riêng tôi, khẩu trang còn gợi đến cảm giác ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh đường phố Sài Gòn sau mấy chục năm xa cách trở về thăm, nhiều năm trước đây: mọi người chạy xe gắn máy trên đường phố Sài Gòn đều che kín, không những chỉ khuôn mặt, mà là toàn thân, từ đầu cho đến chân. Hỏi ra mới hay, rất lâu trước cơn dịch, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân khi ra đường, nhất là đối với phụ nữ Sài Gòn, để bảo vệ… sắc đẹp! Ai ngờ rằng, có ngày nó trở thành vật bất ly thân của hầu hết mọi người trên hành tinh, để chống lại một kẻ thù vô hình: con siêu vi Corona.

Khi cơn dịch tràn sang Hoa Kỳ gây nên một chấn động toàn quốc vào đầu năm rồi (2020), tôi chạy đôn chạy đáo hết cửa hàng này đến cửa hàng khác tìm mua khẩu trang, nhưng chẳng tìm thấy một chiếc nào. Người ta đã nhanh chân cuỗm hết. Trong lúc hoang mang và tuyệt vọng, thì nhận được một gói khẩu trang mới toanh do đứa con gái từ Boston, Massachusetts, gửi sang. Vật cứu tinh đến đúng lúc, thiệt vui mừng khôn xiết!

Lần đầu tiên choàng chiếc khẩu trang che mặt, tôi cảm thấy bồi hồi. Nó mang lại cho tôi chút cảm giác yên tâm khi có việc cần, buộc phải đi ra đường. Than ôi, những con đường yên lành trong một xứ sở yên lành bỗng dưng trở nên đầy đe dọa. Đó là nơi hoạt động của những kẻ thù vô hình, lúc nào cũng sẵn sàng xâm nhập cơ thể, cướp lấy mạng sống con người.

Nhưng rồi, khi cơn dịch tiếp tục lây lan tưởng chừng như vô tận, cảm giác cứu tinh bỗng trở thành cảm giác bị cầm tù. Nó là biểu tượng của một gánh nặng đời sống, gánh nặng xã hội; là một vật chướng ngại chia cách, ngăn cản tôi đến với bạn bè, người thân, đến với thế giới, với xã hội bên ngoài.

Mang khẩu trang đâm ra là tránh: tránh cười, tránh hôn, tránh nói, tránh ôm, tránh bắt (tay), tránh đụng, tránh sờ… Giấu mặt sau chiếc khẩu trang, người tự cô lập người, tôi tự cô lập tôi.

Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, nắng vẫn hồng, chim vẫn kêu, mưa vẫn rơi, nhưng cả nhân loại đeo khẩu trang, chơi vơi sống trong những tháng ngày trầm uất. Có lúc, nó còn là thủ phạm gây ra sự chia rẽ chính trị trầm trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Đeo hay không đeo khẩu trang trở thành một lập trường chính trị. Một bên thì sẵn sàng đeo khẩu trang bất cứ lúc nào, kể cả những lúc không cần thiết; một bên thì nhất định không thèm đeo, đã thế, còn ngồi sít bên nhau y như cơn đại dịch không hề hiện diện.

Võ Phiến: Viết Sách, Nuôi Cây

Anh về viết sách nuôi cây
Bao nhiêu sách ấy cây này LÀ anh

Chúng ta và người Tàu có lối chơi kiểng uốn nắn thành hình con rồng, con phụng, con hạc, con lân v.v... Nuôi cái cây mà cho giống được con phượng có cánh, con sư tử hí cầu, thì khéo thật. Nhưng theo ý riêng, tôi thích lối chơi kiểng của người Nhật: nghệ thuật bồn tài (bonsai) là nuôi cây thế nào cho nó giống... cái cây.

Cây giống cây trông vẫn thích hơn là giống bất cứ thứ gì khác.

Hoặc có người bắt bẻ: Cây “tất” giống cây, có gì lạ?

— Không! Không có cái “tất nhiên” ấy. Nuôi cây hàng trăm năm cho nó già mà không lớn, đâu phải dễ. Thế thường hễ già thì phải lớn, lớn thì phải cao; nếu thấy thế đè nó ra cắt cụt cho lùn xuống thì đâu còn giống cây nữa?

Cho nên phải lắm công phu. Phải đày cây ra nắng. Phải đặt cây lên giàn cao chỗ thoáng, để đón gió. Nắng to, gió mạnh cùng nhau hãm sức lớn của cây. Hàng năm phải lôi cây ra khỏi chậu sửa sang, rồi trồng cây trở lại vào chậu; trước khi trồng lại ta cắt bớt rễ cái, lại tìm chọn những chiếc rễ khỏe quá tỉa đi, rồi lại xén bớt những rễ con quá sum suê v.v... Rễ bị cụt thì ngọn cây cành cây phải chùn. Ta cắt chỗ giấu giếm được mà không động tới cái chỗ phơi bày ra, để cây khỏi chịu tàn phế, tổn thương hình dạng. Để cho nó lùn mà không cụt.

Vẫn về cái rễ: rễ mà phát triển rộng ra tùm lum thì cây lớn như thổi không cầm lại được. Cho nên trồng cây vào những chiếc chậu nhỏ, thường khi không rộng hơn gốc cây bao nhiêu. Chậu nhỏ đất ít mau khô, vì vậy cứ phải tưới hoài, có khi ngày đôi ba bận. Như lo cái ăn cái bú cho con mọn.

Thơ BÙI GIÁNG

CHÀO EM VÔ TẬN


Em đằm thắm suốt không gian bỡ ngỡ
Anh chào em như lồ lộ sương mai
Đầu tiên ấy em vu vơ thăm dọ
Suốt bình sinh là tại thể miệt mài

Em nõn nà đẹp như thiên tiên từng đẹp
Em tươi xinh như vạn thuở xuân xanh
Anh không dám nhìn em trong chớp mắt
Vì điêu linh là mộng tưởng không thành.

Hình minh hoạ, FreePik

NGƯỜI VẪN TƯỞNG ẤY CHUYỆN MUÔN ĐỜI


Người vẫn tưởng rằng xuân xanh xa thế
Ở đây là rất viễn ngạn mù khơi
Em vẫn đẹp như thiên thu hồng lệ
Từ thanh lâu gieo giọt xuống muôn đời

Anh đã định sẽ cùng em kể lể
Một nỗi đời hư huyễn khắp muôn nơi
Chiêm bao thấy em vô cùng diễm lệ
Tìm tới anh kể câu chuyện một lời

Lời là muộn của muộn màng sông bể
Tình là yêu vô lệ tưởng nhớ nhau
Em sẽ nhớ là xưa kia có kẻ
Đã yêu em và suốt kiếp mang sầu

Tuy là vậy mà ắt nhiên không phải vậy
Nói là sầu là sầu dựng thiên thu
Những chót vót tuyệt trù vô tận tụy
Chóp đỉnh về cùng bỉ ngạn phiêu du.

1994



Hà Đạo Hàm: Khoảng Tối

Thức đang mơ màng du hồn về dĩ vãng thì phải trở về hiện tại bởi tiếng nói từ loa phát ra, yêu cầu hành khách sửa lại lưng ghế và thắt dây an toàn vì phi cơ đang giảm cao độ để chuẩn bị hạ cánh. Nhìn qua khung cửa nhỏ, thành phố Los Angeles ban đêm như một tấm thảm đen trải dài vô tận. Đúng mười năm rồi Thức mới trở lại Cali. Lần truớc cũng xuống phi trường Los Angeles, cũng khoảng giờ này tháng này. Lần trước đến đây vì tình yêu cũ, lần này vì tình bạn cũ. Và mối tình xa xưa kia đã làm Thức suy tư suốt mấy tiếng đồng hồ trên chuyến bay. Khoảng cách mười năm so với một đời người không quá ngắn, nhưng chuyện mười năm trước, Thức tưởng chừng như vừa mới đâu đây thôi, xúc giác như còn cảm nhận và hương vị như vẫn còn vương vất đâu đây.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, nề nếp và nghiêm khắc, Thức chỉ biết lo học hành cho thành đạt, đến nơi đến chốn. Thân phụ chàng thường nói câu ‘’Phi thương bất phú‘’ để chỉ những người giàu có, nhưng ông lại không khuyến khích con cái trong việc kinh doanh, chỉ khuyên bảo lo học hành để mai sau ra làm công chức hay thầy giáo... Nghĩa là những nghề nào ổn định về công việc cũng như lương hướng. Mấy anh em Thức cứ tăm tắp như vậy mà theo, chẳng ai dám đi ra ngoài khuôn khổ đó cả. Khi đã trưởng thành, phần vì sợ cha mẹ, phần do nhút nhát nên thấy bạn bè có bồ bịch này nọ, Thức cũng chẳng dám làm quen cô nào. Ra trường, đi làm được vài ba năm vẫn không kết thân được với một người bạn khác phái nào, mãi cho đến khi gặp Nga trong tiệc sinh nhật của một người bạn cũ cùng trường. Buổi dạ tiệc được tổ chức tại nhà riêng là một biệt thự sang trọng vì Trực là con nhà giàu có và quyền thế. Khi đưa thiệp mời, Trực còn dặn dò là có cả khiêu vũ. Thức không biết nhảy đầm nhưng cũng nhận lời vì muốn xem khung cảnh và sinh hoạt của giới thượng lưu như thế nào. Sau phần ẩm thực, đến phần khiêu vũ thì Thức lẩn vào một góc tối, ngồi nhìn thiên hạ từng cặp du dương theo điệu nhạc. Ngồi như thế không được bao lâu, bất chợt có tiếng người hỏi:

- Sao anh không ra nhảy với mọi người?

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

CHIA BUỒN


Nhận được tin buồn

Anh PHAN QUỐC SƠN

Pháp danh PHỔ SIÊU

Trong thời gian hai thập niên trước đã từng đóng góp những bài vở giá trị về Sử học cho tạp chí Thế Kỷ 21

Đã qua đời vào ngày 18 tháng Năm, 2021

Tại Orange County, California

Thọ 70 tuổi.

Diễn Đàn Thế Kỷ và văn hữu xin chân thành chia buồn cùng chị Phan Quốc Sơn nhũ danh Monique Lâm và tang quyến.

Nguyện cầu Hương Linh Phổ Siêu Phan Quốc Sơn sớm tiêu diêu nơi Cõi Phật.

Tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ và Văn Hữu

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

*Song Thao: Tình Nguyện Viên

Cả thế giới đang chú tâm vào chuyện chích vaccine ngừa Covid-19. Trên Facebook, nhiều người tại Mỹ khoe giấy chứng nhận chích ngừa đủ hai mũi. Tôi thấy niềm vui của những người này có thể hiểu được. Họ đã tương đối an toàn trên xa lộ, trút được phần nào nỗi lo âu Covid thăm hỏi. Các bạn tôi bên Mỹ, thuộc loại hiếm quý vì sống lâu, đi hàng đầu trong loại được bảo vệ. Ông bạn học xưa, sau khi hân hoan vạch tay áo hai lần đầy đủ, đã ưu ái hỏi tôi. Thành thực mà nói, tôi nghe bạn hỏi thăm mà ít vui. Tại Canada chúng tôi, vì thiếu thuốc, chính phủ quyết định chích cho nhiều người được một mũi sẽ ngừa dịch tốt hơn là người hai mũi người không có mũi nào. Vậy là tôi mới chỉ được lụi có một mũi, bốn tháng sau mới lụi mũi thứ hai.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, kẻ trồng…vaccine mà chúng ta đang vui mừng được lụi chính là những nhà khoa học đã ngày đêm miệt mài trong phòng thí nghiệm. Đó là những nhân vật số một mà chúng ta phải mang ơn. Tìm ra thuốc nhưng không phải bê nguyên con từ phòng thí nghiệm ra chích vào thịt dân chúng. Cần phải thử. Đầu tiên thử trên thú vật. Thường mấy chú chuột là vật hy sinh trong gia đoạn thử nghiệm đầu tiên. Thấy ngon rồi mới tiến tới việc thử trên người. Người không phải chuột nên phải cẩn thận. Toi mạng chuột còn xí xóa được, toi mạng người coi bộ phiền phức. Mà chẳng chỉ một mạng mà cần tới cả chục ngàn mạng. Ai dám chơi dại đây? Những tình nguyện viên!

Bác sĩ Katherine O’Brian, chuyên gia của tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, đã giải thích về các giai đoạn thử nghiệm cho vaccine ngừa Covid-19 trong chương trình “Science in 5” (Khoa Học trong 5 Phút). Khi một loại vaccine mới hoàn thành giai đoạn phát triển trong phòng thí nghiệm, các khoa học gia sẽ thử nghiệm trên một số động vật. Nếu mọi sự tiến triển tốt đẹp, người ta sẽ thử nghiệm trên người, qua ba giai đoạn.

Giai đoạn một được tiến hành trên nhóm người trẻ và khỏe mạnh. Chỉ khoảng dưới một trăm tình nguyện viên. Mục đích số một của giai đoạn này là đánh giá và tìm ra liều lượng chuẩn của vaccine. Mục đích thứ hai, các nhà khoa học đánh giá xem vaccine có tạo ra được phản ứng miễn dịch mong muốn hay không. Mục đích thứ ba là tập hợp các dữ liệu về sự an toàn của vaccine.

Nếu mọi chuyện OK thì qua thử nghiệm giai đoạn hai. Giai đoạn này cần nhiều tình nguyện viên hơn. Các tình nguyện viên của giai đoạn này được chọn thuộc lứa tuổi mà vaccine nhắm tới. Mục đích của giai đoạn này là kiểm tra đáp ứng miễn dịch trên số lượng người nhiều hơn, kiểm tra chi tiết hơn về đáp ứng miễn dịch do vaccine tạo ra và chứng minh được về sự an toàn của vaccine trên số lượng người lớn hơn.

Nguyễn Chí Kham: Phố mưa

Bên ngoài, trời đã rạng sáng và đang có mưa. Tôi vẫn còn lắng sâu theo cảm giác êm ái, vừa ngây ngất với từng nụ hôn trong giấc mơ. Nàng ở bên tôi trong vòng tay ôm ấp, từ cặp môi, đôi mắt, và khuôn mặt nữa cùng tỏa ra một nguồn sáng hiền dịu, yêu thương đến nghẹn lời. Và, trước khi nàng rời xa tôi, tôi nhớ chiếc áo dài màu xám tro nàng mặc, và nàng nói rõ, từ nơi chốn tận bên quê nhà nàng qua đây tìm tôi.

Có tiếng gõ cửa, mơ hồ như tôi cứ nghĩ đó là là tiếng động, nhưng rồi ít giây sau tôi rời giường khi vừa mới tỉnh thức. Mưa bắt đầu nặng hạt. Tôi bước chậm ra phòng ngoài tiện bật đèn sáng. Vừa mở cửa, trước mắt tôi là một cô gái , thật gọn gàng với chiếc mũ và áo mưa trắng.

-Cô là ai ?

-Thưa, phải ông K.

-Vâng, tôi đây.

Cô gái gỡ chiếc nón mưa ra khỏi đầu, hiện ra một khuôn mặt dễ thương.

-Cô vào đi.

Bên tay cô gái cầm một gói giấy báo , ngoài có bọc nylong để khỏi bị ướt mưa. Tôi chỉ ghế cô ngồi, và đối diện với cô. Gói đồ cô mang theo đặt trên bàn. Một giọng thân tình, cô nói:

-Má em có biết ông ?

-Vậy hả.

-Dạ.

Lê Thiệp: Con Chữ

Đã bao nhiêu nước chảy qua cầu kể từ khi tôi lững chững bước lên những bậc thang nhem nhếch của tòa báo Chính Luận và nay cuối đời nhìn lại bỗng thấy có những chữ, những tiếng đã biến khỏi ngôn ngữ hàng ngày. Của tôi và của Việt Nam. Đâu đó trong ý nghĩ thấy mỗi chữ, mỗi tiếng nói có đời sống riêng, sinh ra chết đi, xuất hiện rồi biến mất giống như đời sống của con người. Nghĩ mà thương cho chúng và từ đó thương cho cả một giai đoạn của cuộc sống. Của tôi và của các người bạn cùng lứa trong nghề, sau đó là cả một xã hội nay như đã chìm vào lịch sử.

Mào đầu hay dẫn nhập gọi Lead và viết Lead như trên nếu có dăm tên bạn ngồi quanh chắc sẽ có tên cười ngất bảo “Bỏ Đi Tám.” “Bỏ Đi Tám” là cụm từ xuất hiện không hiểu do duyên cớ gì, nghĩa của nó là có gì đâu mà lèm bèm ầm ĩ. “OK Salem!” Thôi thì cũng được đi, chào ông GI Mỹ xin tí Thóc hay nôm na là thuốc lá hoặc cục xinh gôm. Nhưng đi Đong Thóc là đi hút thuốc phiện. Tất nhiên, khó mà rủ ông lính Mỹ đi đong thóc thì ta có Sài Gòn Tea. Trong những Bar nhan nhản khắp đất nước, đặc biệt là quanh các căn cứ Mỹ, các cô gái bán Bar cố dụ khị để GI Mỹ uống, uống gì cũng được nhưng phần cô gái thì bao giờ cũng là một ly Sài Gòn Tea tức trà đá. Trông ly này cũng vàng vàng giống như ly Huýt Ky. Chỉ có uống trà đá thì Gái Bán Bar mới cầm cự nổi suốt đêm mà không say, nhưng khi chủ Bar tính tiền khách thì giá Sài Gòn Tea tương đương với một ly Cốc Tai.

Một cách Mõi Đô La rất thịnh hành. Nếu hai ông nhà báo gặp nhau rủ Làm Một Quả hay Làm Một Phùa thì quả hoặc phùa được hiểu tùy hoàn cảnh. Có thể là rủ nhau đi nhậu thì quả là đi Bụa, hoặc đi thăm chị em thì là một vụ Xuống Xóm hoặc đi Đong Thóc, và nếu đi đong thóc thì có nghĩa là làm thêm một điếu thuốc phiện nữa hoặc một Bi.

Nâng Bi thì nghĩa lại khác hẳn. Song song với Nâng BiNâng Đĩa chỉ hành động nịnh bợ xếp hoặc người có quyền có thế để thủ lợi. Nếu người được nịnh là đàn ông thì nâng bi, phụ nữ thì nâng đĩa. Nếu có một anh văn sĩ thi sĩ ấm ớ viết một cuốn thơ cuốn sách Như Hạch mà lại được bạn bè bốc thơm loạn cả lên thì đó là Áo Thụng Vái Nhau. Như Hạch có nghĩa là dở, là tệ vô cùng nhưng nếu nhìn một cô gái đẹp thì phát ngôn Thơm Như Múi Mít. Phát Ngôn là tiếng Hán Việt chỉ thông dụng trong đám nhà báo và khi khen cô gái thì có thể nói bốc thơm cô ta. Bốc Thơm hoặc Bốc Thối tuy là tiếng nôm nhưng không quảng bá trong quần chúng. Sức Mấy mà những tiếng như vậy có thể Vượt Rào Cản để trở thành ngôn ngữ hàng ngày. Sức Mấy có nghĩa không có cách gì, không thể nào nhưng vượt rào cản là ngôn ngữ đá banh. Rào cản là chỉ hàng hậu vệ hoặc hàng phòng thủ.

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Nguyễn Ngọc Chu: Bất chấp lợi ích quốc gia?

1. Mục đích che giấu


Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 23/5/202 đã điều chiến đấu cơ Mig 29 buộc máy bay hành khách Boeing 737-800 của Ryanair bay từ Hy Lạp đến Litva đang chuẩn bị hạ cánh xuống thủ đô Vilnius cách 70 km, phải đổi hướng hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk cách đó 220 km, với cáo buộc máy bay bị đe doạ đánh bom. An ninh ngầm của Belarus đã phục sẵn là hành khách trên chuyến bay. Khi bắt đầu vào không phận Belarus thì lập tức tranh cãi với tổ bay là có bom khủng bố.

Sau khi hạ cánh, máy bay bị khám xét nhưng không có chất nổ. An ninh Belarus đã bắt nhà báo đối lập 26 tuổi Roman Protasevich cùng bạn gái Sofia Sapega. Roman Protasevich là nhà báo từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta, đã phát đi nhiều tin về cuộc biểu tình phản đối tổng thống Lukashenko gian lận bầu cử. Anh bị chính quyền Lukashenko truy nã với cáo buộc khủng bố và tổ chức bạo loạn.

Bịa đặt khủng bố, ép buộc máy bay hành khánh đổi hướng hạ cánh để bắt người đối lập Roman Protasevich - là mục đích và hành động của ông Lukashenko. “Nhiều quốc gia và tổ chức hàng không quốc tế đã chỉ trích Minsk về “hành động gây choáng naỳ”, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế toàn diện” (http://cand.com.vn/.../Quoc-te-phan-no-vu-Belarus-chan.../).

2. Bị trừng phạt


Ngày 24/5/2021 tất cả 27 thành viên EU đã nhất trí trừng phạt Belarus, lên án hành động ép buộc máy bay Ryanair hạ cánh, yêu cầu phải trả tự do cho nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. EU cũng yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ vụ việc “chưa từng có và không thể chấp nhận” này.

Trong các biện pháp EU trừng phạt, trước mắt bao gồm: Đóng cửa địa phận EU đối với các phi cơ Belarus; Yêu cầu tất cả các hãng hàng không châu Âu không bay qua không phận Belarus; Tạm đình chỉ gói đầu tư 3 tỷ Euro cho Belarus.

Bùi Thư (BBC News Tiếng Việt): Vì sao người Việt Nam ‘phát sốt’ với hiện tượng Nguyễn Phương Hằng?

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng trở thành tâm điểm trên mạng xã hội khi livestream của bà thu hút gần nửa triệu người xem trực tiếp đồng thời trên các nền tảng YouTube và Facebook.

Những ngày này, lướt qua các mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bài bình luận, câu cảm thán, hình ảnh gây cười liên quan tới những buổi livestream (phát hình trực tiếp trên mạng) của một người phụ nữ giàu có.

Người thì thích, người thì chỉ trích, nhưng tựu trung, tất cả đều quan tâm tới nữ doanh nhân này.

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đánh giá với BBC News Tiếng Việt ngày 26/5 rằng đây là một buổi livestream "vô tiền khoảng hậu, xô đổ mọi kỷ lục" và dưới con mắt của ông, những bước bà Hằng làm là "bậc thầy cao thủ về truyền thông".

Bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đại Nam và là vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, hay còn gọi là Dũng "lò vôi", một doanh nhân giàu có nổi tiếng tại Việt Nam.

Nữ đại gia này thời gian gần đây đã gây xôn dao dư luận khi thực hiện hàng loạt buổi livestream "bóc phốt" ông Võ Hoàng Yên cùng nhiều nghệ sĩ trong showbiz Việt.

Đỉnh điểm là tối 25/5, livestream của bà Hằng được chia sẻ trên các kênh: Facebook CEO Nguyễn Phương Hằng, Nguyễn Phương Hằng Official, tài khoản Facebook của Trường Đua Đại Nam và kênh YouTube Trường Đua Đại Nam. Tổng số người xem trực tiếp đồng thời trên các kênh này đạt gần nửa triệu. Riêng trang fanpage CEO Nguyễn Phương Hằng đã đạt số người xem kỷ lục hơn 230.000 người xem trực tiếp.

Hiện video livestream trên trang fanpage của bà Hằng đã đạt hơn 4,6 triệu lượt xem, 265 ngàn lượt thích, hơn 450 ngàn lượt bình luận và hơn 55 ngàn lượt chia sẻ.

Giải mã hiện tượng 'Nguyễn Phương Hằng'


Nói về nữ đại gia trên, phải quay lại thời điểm bà tố cáo ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh lừa đảo. Theo ông Nguyễn Ngọc Long, nhà sáng lập Truyền thông Trăng Đen, bà Hằng hiểu rõ cuộc chiến này không chỉ ở mặt pháp lý mà còn ở truyền thông nên đã chuẩn bị đầy đủ:

Nguyễn Quang Dy: Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn

Gần đây, dư luận ồn ào về câu chuyện “thần y” Võ Hoàng Yên đang bị “thánh chửi” Nguyễn Phương Hằng (CEO của Đại Nam, vợ đại gia “Dũng Lò Vôi”) tố cáo dùng bùa ngải để lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản. Theo bà Phương Hằng, 14 năm qua ông Yên đã hành nghề “lang băm”, lừa đảo nhiều người cả trong và ngoài nước, làm họ “tiền mất tật mang”. Bà còn tố cáo một số “nghệ sỹ” đã ẩn danh nói xấu mình để bênh vực cho ông Yên.

Bà Phương Hằng cũng lên án “danh hài” Võ Hoài Linh, không chỉ vì đồng bóng, mà sáu tháng qua đã ỉm đi gần 14 tỷ VNĐ mà những người hảo tâm đã ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Về pháp lý, phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự thực, nhưng nếu sự thực được phanh phui thì đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về một nhóm lợi ích có bóng dáng một giáo phái tà đạo mà chính bà ấy là nạn nhân, nay đang làm thay đổi cuộc chơi (game changer).

Các loại siêu lừa


Tuy lừa đảo không chỉ có ở Việt Nam mà nước nào cũng có, nhưng ở các nước văn minh, họ thường lừa đảo “chuyên nghiệp hơn”. Siêu lừa Bernie Madoff bị bắt vào tháng 12/2008, sau khi công ty quản lý tài sản mà ông ta điều hành ở Manhattan (New York) bị cáo buộc lừa đảo bằng “mô hình kim tự tháp” (Ponzi), với số tiền lên tới 65 tỷ USD. Nhưng ở Việt Nam, họ thường lừa đảo dân chúng một cách “thô thiển hơn”, như một đặc thù riêng.

Hai năm trước, siêu lừa Lê Xuân Giang (Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt) đã bị tuyên án tù chung thân. Theo Viện Kiểm sát, từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, Lê Xuân Giang và các đồng phạm đã sử dụng mạng lưới bán hàng đa cấp gồm 34 chi nhánh và đại lý tại 27 tỉnh/thành, chiếm đoạt 2.090 tỷ VNĐ của hơn 68.000 người. Giang và đồng bọn đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây ngộ nhận rằng Liên Kết Việt là công ty của Bộ Quốc phòng, và tổ chức lễ đón nhận bằng khen (giả) của Thủ tướng chính phủ (Lao động, 23/12/2020).

Richard Hollingham (BBC Future): Korolev, thiên tài trong cuộc đua chinh phục vũ trụ của Liên Xô

Liên Xô khi đó không có trong tay công nghệ tân tiến như Nasa - thế nhưng điều này không hề cản bước họ vượt mặt Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua khám phá không gian. Dưới đây là cách họ đã làm nên kỳ tích.

Trong vài ngày sau khi trở về Trái Đất, phi hành gia Yuri Gagarin sánh bước cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev trước sự hân hoan chào đón của hàng vạn người tại Quảng trường Đỏ ở Moscow.

Đó là một buổi lễ hoành tráng tràn đầy tự hào của toàn dân để ăn mừng chiến tích vang dội của đất nước.

Thế nhưng vị kỹ sư đã thiết kế tàu tên lửa đầu tiên đưa con người vào vũ trụ thành công thì lại không một ai biết đến.

Chỉ khi ông qua đời vào năm 1966, cái tên của vị kỹ sư trưởng Sergei Pavlovich Korolev mới được tiết lộ cho toàn thế giới.

Thiên tài này chính là át chủ bài trong chiến dịch chinh phục không gian của Liên Xô và là một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Liên Xô thời bấy giờ.

Sinh ra tại Ukraine, Korolev đã giám sát việc thiết kế tên lửa R7 khổng lồ đã đưa vệ tinh đầu tiên, chú chó đầu tiên, người đàn ông đầu tiên, người phụ nữ đầu tiên, và người đầu tiên đi bộ ngoài không gian lên quỹ đạo.

Ông đã phát triển tàu không gian, hệ thống điều khiển, và kiểm tra nghiêm ngặt các quá trình để đảm bảo rằng tất cả những ai bay vào không gian trong giai đoạn đưa người lên vũ trụ do ông phụ trách đều an toàn trở về.

Chỉ riêng giá trị tuyên truyền từ các thiết kế của Korolev đã đủ đảm bảo đem lại vị thế siêu cường quốc cho Liên Xô.

Thế nhưng, không như đối thủ người Mỹ, kỹ sư Wernher von Braun nổi tiếng thế giới, danh tính của vị "Kỹ sư Trưởng" được chính quyền Liên Xô coi là cực kỳ quý giá, không thể để cho thế giới biết.

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Jackhammer Nguyễn: Đảng CSVN hy sinh sức khỏe dân, để đổi lấy sự trang trí cho chế độ

Chỉ hai ngày sau “ngày hội toàn dân nô nức đi bầu”, ngày 25/5/2021, Việt Nam ghi nhận thêm 369 người nhiễm Covid-19. Trong buổi chiều cùng ngày, báo chí Việt Nam loan tin, có 278 ca nhiễm mới, trong đó có 243 ca ở Bắc Giang.

Được biết, những người có xét nghiệm dương tính với Covid-19 hôm nay, đã nhiễm nó từ 5 – 14 ngày trước đó. Nguồn gốc của đợt dịch thứ tư này ở Việt Nam, cũng như một số nước Á châu khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Lào… xuất phát từ các nước rồi lan ra trong cộng đồng. Những đám đông trong cộng đồng trở thành những ổ dịch, phát tán rất nhanh qua các biến thể mới của virus, với tốc độ lây lan nhanh chóng.

Được biết, các đám đông ở Việt Nam đã vui chơi náo nhiệt nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 và các ca nhiễm tăng nhanh sau dịp lễ này. Đây là điều mà nhà cầm quyền Hà Nội biết rất rõ, nhưng họ vẫn tiến hành tổ chức cái gọi là “cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp”, một hoạt động chỉ nhằm mục đích trang trí cho chế độ… “dân chủ tào lao” (Lời của ông Nguyễn Xuân Phúc).

Trong năm 2020, Việt Nam đã ứng phó tốt với đại dịch, sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho dân, như đóng cửa một phần nền kinh tế và các đô thị lớn. Các chủng virus trong năm 2020 không lây nhiễm nhanh bằng các loại biến thể mới trong năm 2021, vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội bây giờ làm điều ngược lại, đó là hy sinh sức khỏe người dân, buộc người dân cả nước trực tiếp tham gia bầu cử “quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp”, để trang trí cho chế độ.

Các ví dụ về sự lây truyền Covid-19 do các lãnh đạo tạo ra, từ tháng 3/2020 đến nay, không hề thiếu. Hai ví dụ được truyền thông nói đến nhiều nhất là hai tay dân túy Donald Trump ở Mỹ và Narendra Modi ở Ấn Độ.

Bất chấp sức khỏe dân Mỹ, ông Trump tập trung hàng ngàn người trong các cuộc vận động tranh cử. Kết quả là, Mỹ có trên dưới 200.000 ca mỗi ngày, hậu bầu cử.

Hương Nhung: Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử

Nguyễn Thị Kim Ngân là một cái tên mà nhiều người sẽ còn nhắc nhiều. Là một phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong ĐCS, là người phụ nữ đầu tiên vào được tứ trụ và bà cũng là người miền nam đầu tiên nắm chức bí thư một tỉnh miền Bắc – tỉnh Hải Dương.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân gốc Bến Tre và được điều ra trung ương rất sớm. Năm 1995 bà được điều ra Hà Nội làm chức thứ trưởng Bộ tài Chính là phó cho ônh Hồ Tế và sau đó là làm phó cho Nguyễn Sinh Hùng. Chính vì ra trung ương sớm nên có thể nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người phụ nữ có mối quan hệ rộng nếu so với những nữ chính khách trước bà và sau bà. Đến năm 2002 bà Ngân được điều về Hải Dương – Quê Hương của ông Nguyễn Văn Linh làm bí thư tỉnh ủy.

Người mà từ trung ương được bổ về làm bí thư tỉnh là dạng luân chuyển cấp bộ, sau khi hoàn thành vai trò lãnh đạo địa phương, bà Ngân về Trung ương sẽ được bố trí vị trí cao hơn.

Sau khi thôi làm bí thư tỉnh Hải Dương bà Ngân về chính phủ làm thứ trưởng bộ tài chính 1 tháng, sau đó làm thứ trưởng bộ thương mại 18 tháng và sau đó là lên chức bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội từ năm 2007 đến 2011.

Sau khi hết làm bộ trưởng bà chuyển sang Quốc hội và đã leo lên chức cao nhất trong Quốc hội như mọi người đã biết.

Như vậy thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có mối quen biết ít nhất 2 địa phương, thứ nhất là Bến Tre quê hương của bà, thứ nhì là tỉnh Hải Dương – nơi bà làm bí thư tỉnh.

Ở Trung ương, bà Ngân làm chủ yếu ở Chính Phủ và Quốc hội. Bà làm trong chính phủ từ thời ông Võ Văn Kiệt với vị trí là thứ tưởng Bộ Tài Chính. Bà Ngân đã làm việc ở Chính phủ trải qua 3 đời thủ tướng, đó là thủ tướng Võ Văn Kiệt, thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau này bà là người thuộc phs cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nói thế để thấy, bà Ngân có mối quan hệ rộng như thế nào.

Nhờ Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiến lên ghế chủ tịch quốc hội


Thanh Phương (RFI): Tổng thống Belarus lên tiếng về vụ chặn máy bay để bắt nhà đối lập

Hôm nay, 26/05/2021, tổng thống Belarus Alexander Loukachenko phát biểu trước Quốc Hội vào lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín về vụ vụ chặn ép máy bay hạ cánh để bắt một nhà đối lập.

Kể từ khi xảy vụ một máy bay của hãng Ryanair bị buộc phải đáp xuống Minsk hôm chủ nhật để chính quyền Belarus bắt giữ nhà báo đối lập Roman Protassevitch sống lưu vong ở Litva, ông Loukanchenko vẫn giữ im lặng trước những phản ứng phẫn nộ toàn thế giới, đặc biệt là phản ứng của châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo hãng tin chính thức Belta, đáp lại những phản ứng đó của quốc tế, trước Quốc Hội hôm nay, tổng thống Loukachenko đã lên án điều mà ông gọi là « những vụ tấn công » nhắm vào Belarus, mà nay vượt quá « những lằn ranh đỏ ».

Ông Loukachenko khẳng định không hề có chuyện chiếc máy bay của Ryanair bị một chiếc Mig-29 ép đáp xuống Minsk, mà nhiệm vụ của chiếc máy bay tiêm kích chỉ là "hỗ trợ máy bay đáp xuống trong trường hợp khẩn cấp". Tổng thống Belarus tuyên bố :" Tôi đã hành động một cách hợp pháp để bảo vệ người dân của tôi".

Hôm qua, đài truyền hình Belarus đã phát một đoạn video trong đó Roman Protassevitch thú nhận đã gây « rối loạn » trong nước. Nhưng trả lời hãng tin AFP từ Ba Lan, nơi vợ chồng ông đang định cư, bố của nhà báo đối lập, ông Dmitry Protassevitch, tuyên bố : « Đoạn video này rõ ràng đã được dàn dựng, được thực hiện dưới áp lực và không đáng tin ». Ông Protassevitch lưu ý là là con trai ông dường như bị gẫy nhiều răng, và có những vết bầm trên mặt và cổ. Còn mẹ của nhà đối lập trẻ Belarus thì kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cứu lấy con bà.

Phe đối lập Belarus, mà đa số hiện đang sống lưu vong hoặc đang bị giam cầm, kêu gọi quốc tế ban hành những biện pháp trả đũa mới đối với chính quyền Loukachenko. Riêng cựu ứng cử viên tổng thống Belarus Svetlana Tikhanovskaïa, hiện sống lưu vong ở Litva, đã kêu gọi Hoa Kỳ cô lập chính quyền Minsk và gây áp lực với chế độ này bằng các trừng phạt.

Nhật Minh: Quan tâm lớn của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam giữa đợt dịch mới

TheLEADER :- Tình trạng sẵn có của vắc xin hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp Mỹ đang kinh doanh tại Việt Nam.

Theo khảo sát mới nhất từ Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham), hơn 90% thành viên cho biết đợt bùng phát dịch Covid-19 hiện nay đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Cụ thể, hơn 70% người được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ đang hạn chế các chuyến công tác tại Việt Nam. Khoảng 90% hội viên của AmCham đã hủy bỏ lịch trình công tác hoặc các chuyến đi cá nhân vì lý do hơn 30 tỉnh thành, thành phố ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong đợt bùng phát lần này.

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham, cho biết sự bùng phát dịch bệnh đang gây ra lo lắng và hoang mang cho mọi ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Những thách thức lớn nhất nằm ở việc thiếu vắc xin để bảo vệ các thành viên cũng như những yêu cầu về điều kiện, thủ tục giấy tờ gây khó khăn trong việc đưa những nhân sự quan trọng của họ về Việt Nam.

Theo đó, Chính phủ nên giữ ưu tiên hàng đầu là sức khỏe và sự an toàn của người dân Việt Nam. Đồng thời, cần ghi nhận tầm quan trọng của việc đưa chuyên gia người nước ngoài và các doanh nhân cần thiết cho việc tạo điều kiện đầu tư mới, vận hành hiệu quả hay xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng.

Kết quả khảo sát cho thấy 81% hội viên AmCham sẽ đưa thêm người đến Việt Nam nếu thời gian cách ly bắt buộc được giảm từ 21 ngày xuống còn 7 ngày.

“Dịch bệnh sẽ còn tiếp tục gây gián đoạn và việc buộc mọi người ở trong nhà vài tuần có thể là một ý tưởng tốt cho hiện tại. Tuy vậy, các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cũng cần thực sự cân nhắc một hệ thống hồ sơ nhằm tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Việt Nam”.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Ngô Nhân Dụng: Belarus và hình thức ‘không tặc’ mới

Câu chuyện giống như trong phim gián điệp. Chuyến bay của hãng hàng không Ái Nhĩ Lan Ryanair chở 126 hành khách cất cánh từ Athens, Hy Lạp để tới Vilnius, thủ đô nước Lithuania. Sau hơn ba giờ bay, gần tới Vilnius, bỗng một chiến đấu cơ MiG-29 xuất hiện bay kèm sát. Chính phủ Belarus báo động trên máy bay có đặt bom! Thay vì bay thẳng tới Vilnius để gỡ bom, chiếc MiG-29 ra lệnh cho phi công quay vòng lại rồi bay tới phi trường Minsk, thủ đô xứ Belarus. Phi công chiếc máy bay làm theo, nhưng chỉ nói với hành khách rằng có trục trặc kỹ thuật phải đổi phi trường.

Trước khi bay tới Minsk, một hành khách, ông Roman Protasevich đã nói với bạn đồng hành: Chúng nó sẽ bắt tôi. Chắc là tôi sẽ chết.

Tại phi trường Minsk, Protasevich bị bắt. Hành khách ra ngoài cho an ninh lên kiểm soát tìm bom. Nhưng họ vẫn đứng tụ tập ngay chung quanh chiếc Boeing 737-800; không ai bảo họ phải tránh xa đề phòng bom nổ.

Một vụ cướp máy bay do chính quyền một nước tổ chức, đó là một hình thức“không tặc” mới. Mục đích của tổng thống Belarus, ông Aleksandr G. Lukashenko, là bắt ký giả Protasevich, người đã biểu tình phản đối từ năm ngoái khi ông ta cố bám giữ chức tổng thống, dù đã thua phiếu bà Svetlana Tikhanovskaya.

Tại sao Lukashenko phải cướp máy bay để bắt một ký giả 26 tuổi đang tị nạn chính trị tại Lithuania, cũng như bà Tikhanovskaya, một cô giáo bất đắc dĩ phải ra tranh cử sau khi ông chồng ứng cử viên tổng thống bị bắt.

Ký giả Protasevich đã chống chính quyền độc tài do Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nuôi dưỡng và tận tình giúp đỡ. Alexander Lukashenko cầm quyền từ năm 1994, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ và đế quốc Liên Xô tan rã. Năm 2011, Protasevich đã bị đuổi khỏi đại học, khi mới 17 tuổi. Ông sống lưu vong từ năm 2019, hiện đang chủ trương đài NEXTA, có một triệu rưỡi khán giả ghi tên yểm trợ (trong dân số Belarus 9,5 triệu). Mạng thông tin Telegram của ông, với khẩu hiệu “Belarus có trí óc” được 250,000 người theo dõi hàng ngày.

Thụy My (RFI): Châu Âu trừng phạt Belarus vì tiến hành không tặc cấp Nhà nước

Phẫn nộ trước việc Minsk buộc một phi cơ Ryanair hạ cánh để bắt một nhà báo đối lập, tối qua 24/05/2021, cả 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định trừng phạt mạnh mẽ và cô lập Belarus về hàng không.

Thông tín viên Joana Hostein ở Bruxelles cho biết, sau hai tiếng đồng hồ thảo luận, châu Âu đã đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt mới:

« Châu Âu lên án việc buộc đổi hướng chiếc máy bay của Ryanair và bắt giam nhà báo Roman Protassevitch cùng với bạn gái ông, đòi hỏi phải lập tức trả tự do cho họ. Hai mươi bảy quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu còn yêu cầu tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ sự kiện được coi là « chưa từng có và không thể chấp nhận được ».

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới, nhắm vào những người có trách nhiệm trong việc làm đổi hướng chuyến bay, và những định chế tài trợ cho chế độ Belarus. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khi đến Bruxelles đã nói rõ như trên.

Bên cạnh đó, 27 nước còn thông qua nguyên tắc trừng phạt kinh tế - một hành động mạnh mẽ vốn không dự kiến lúc ban đầu. Liên Hiệp Châu Âu cũng đòi hỏi tất cả các hãng hàng không châu Âu tránh không phận Belarus. Theo Eurocontrol, mỗi tuần có gần 2.000 chuyến bay thương mại bay qua lãnh thổ Belarus. Và biện pháp cuối cùng được loan báo, là châu Âu sẽ đóng cửa không phận của mình đối với các phi cơ Belarus. »

Không đợi đến khi được khuyến cáo, một số hãng hàng không các nước như Air France-KLM, AirBaltic đã ngưng các chuyến bay qua không phận Belarus. Do Minsk là nút giao thông hàng không quan trọng trong nội địa châu Âu cũng như giữa Âu và Á, nên việc cô lập Belarus làm mất thêm thời gian cho chuyến bay và tốn kém cho các hãng hàng không.

Trần Nam Thắng: Chuyến hải hành của tàu sân bay Queen Elizabeth tới Biển Đông, cơ hội cho các nước Đông Nam Á

Sứ mệnh của Tàu sân bay Queen Elizabeth


Tàu sân bay Queen Elizabeth bắt đầu thực hiện chuyến công tác dài 28 tuần từ ngày 22/5. Trong số 1.600 thủy thủ đoàn có 250 thành viên thuộc lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ liên minh quốc phòng chặt chẽ giữa hai nước Anh và Mỹ.

Nhóm tác chiến tàu sân bay này gồm một khinh hạm của Hà Lan và một tàu khu trục của Mỹ, cũng như 10 máy bay phản lực F35-B của Mỹ, cùng với 8 chiếc F35-B của Anh cũng được triển khai trên tàu. Sự thể hiện tình đoàn kết và khả năng phối hợp tác chiến với các đối tác quốc phòng này nhằm mục đích phô diễn sức mạnh.

Với hành trình dự kiến dài 26.000 hải lý từ Địa Trung Hải qua Vịnh Aden đến Biển Đông, lần triển khai này nhằm mục đích chứng minh rằng nước Anh hậu Brexit vẫn có vị thế quốc tế xứng đáng. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mô tả tàu sân bay Queen Elizabeth là “một tàu chiến, một tàu mẹ, một tàu trinh sát giám sát… và một cỗ máy triển khai sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của nước Anh”.

Trọng tâm của chuyến đi kéo dài 8 tháng nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải ở biển Đông này được coi là một tín hiệu quân sự đối với Bắc Kinh, khi mà các cuộc xâm nhập trên không và trên biển của Trung Quốc xung quanh Đài Loan cũng như các hành động hung hăng của họ tại Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Đây là khoảnh khắc quan trọng đánh dấu nỗ lực của Anh nhằm xây dựng một chính sách đối ngoại mới bên ngoài Liên minh châu Âu (EU), một minh chứng cho hành động cân bằng khó khăn nhưng cần phải thực hiện để dung hòa những đòi hỏi mới về kinh tế, chính trị và an ninh của nước này.

Chính sách của Anh về Trung Quốc đang xoay chiều


Trân Văn (VOA Blog): Tới lượt ‘chiến công’ trở thành… nhảm nhí?

Bộ Công an Việt Nam vừa tặng hàng loạt phần thưởng cho các sĩ quan cao cấp. Ngoài Huy hiệu 40 năm tuổi đảng, Bằng khen cho đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm năm 2015 – 2020, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an còn thay mặt Chủ tịch Nhà nước tặng… Huân chương Chiến công các hạng Nhất, Nhì, Ba cho năm ông tướng.

Nhìn một cách tổng quát, cả phía đề nghị tặng huân chương (Bộ Công an), người phê duyệt (Chủ tịch Nhà nước), lẫn những cá nhân vừa nhận Huân chương Chiến công (HCCC) dường như đang hài hóa “huân chương” và “chiến công” ở Cộng hòa XHCN Việt Nam, biến HCCC trở thành… nhảm nhí.

***

Theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng), HCCC là loại phần thưởng mà Chủ tịch Nhà nước thay mặt quốc gia xem xét, quyết định trao tặng hay truy tặng cho những cá nhân, tập thể có thành tích vượt trội trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

HCCC Hạng Nhất chỉ tặng cho những cá nhân, tập thể có chiến công đặc biệt xuất sắc, chủ động, mưu trí, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia hoặc tấn công tội phạm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quốc.

HCCC Hạng Nhì chỉ tặng cho những cá nhân, tập thể có chiến công xuất sắc, chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia hoặc tấn công tội phạm. Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng công an.

HCCC Hạng Ba dành tặng cho những cá nhân, tập thể dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, đạt hiểu quả cao trong bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia hoặc tấn công tội phạm. Thành tích có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục (1).

***

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Tô Văn Trường: Các vấn đề cốt lõi cần xem xét để sửa Luật đất đai của Việt Nam

Dù biện luận bất cứ cách nào, nói quanh, nói co để phủ nhận quyền sở hữu đất đai này của dân cũng đều không ổn. Nếu đất đai là của toàn dân thì chính quyền chỉ là một thành tố trong khái niệm ấy chứ không đồng nghĩa: Chính quyền = Nhà nước = toàn Dân. Mập mờ về khái niệm là gốc dẫn đến mọi vi phạm.

Quốc hội Việt Nam khóa 14 vẫn còn nợ dân về sửa Luật Đất đai vì đây là nguyên nhân gây bất ổn xã hội, bao oan ức, kiện tụng khắp cả nước.

Kẻ thủ lợi trong những năm qua chính là các nhóm lợi ích đã lộ diện hoặc đang giấu mình. Nếu không sửa Luật Đất đai dựa trên cơ sở khoa học, hợp lòng dân thì các nhóm lợi ích sẽ vơ vét thêm nữa để rồi sẽ được Luật sửa đổi bảo vệ. Sự căng thẳng xã hội sẽ còn tăng cao hơn nhiều.

Ảnh: Biểu cảm của một số người dân Thủ Thiêm trong các cuộc đối thoại với chính quyền địa phương để đòi lại đất bị giải tỏa trái pháp luật

Tôi thường được nghe người nông dân tâm sự ngày xưa “theo Đảng để dân cày có đất”. Có đất, đương nhiên phải có quyền sở hữu. Nhưng sau bao hy sinh, người nông dân chỉ đổi được phận ông chủ hờ. Ngay cả những người chắt bóp cả đời mua được mảnh đất cũng bỗng dưng mất quyền làm chủ.

Dù biện luận bất cứ cách nào, nói quanh, nói co để phủ nhận quyền sở hữu đất đai này của dân cũng đều không ổn. Nếu đất đai là của toàn dân thì chính quyền chỉ là một thành tố trong khái niệm ấy chứ không đồng nghĩa: Chính quyền = Nhà nước = toàn Dân. Mập mờ về khái niệm là gốc dẫn đến mọi vi phạm.

BBC Tiếng Việt: QH mới của VN 'nợ nhân dân' nhiều bộ luật như luật biểu tình, luật về hội

Quốc hội và chính quyền ở Việt Nam vẫn còn 'nợ' dân và có nhiều điều cần phải làm ngay, hai nhà hoạt động xã hội dân sự và hoạt động nhân quyền nói với BBC hôm Chủ Nhật.

Tại Việt Nam, kỳ bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức vào ngày 23/5, sự kiện được truyền thông trong nước gọi là "ngày hội toàn dân".

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập (IDS, tổ chức đã tự giải thể) nói:

"Lần này cũng như mọi cuộc Đảng cử dân bầu khác từ trước đến nay; nhưng có hai cái mới: lần này diễn ra trong đợt bùng phát thứ tư của COVID-19, và mọi cử tri đi bầu phải khai báo y tế (chí ít tại Hà Nội); và tuyên truyền ồn ào hơn trước."

Từ Hanau, CHLB Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà hoạt động nhân quyền nói:

"Tôi đã theo dõi trên truyền thông và gọi điện thoại hỏi trực tiếp những người bạn ở đủ cả bốn khu vực: Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên. Tôi được biết phía chính quyền Cộng sản Việt Nam chuẩn bị khá kỹ cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa này, từ việc trang hoàng pano, áp phích,… của khu vực bỏ phiếu.

"Đồng thời nhà cầm quyền tung tất cả mọi lực lượng để tuyên truyền, vận động, thúc ép, có cả ngầm đe dọa để áp lực buộc mọi cử tri phải đi bỏ phiếu."

Có điều gì đáng chú ý?


Khi được hỏi có tín hiệu gì mới hay điều gì đáng chú ý qua cuộc bầu cử này, ông Nguyễn Văn Đài đáp:

"Tôi cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã giúp người dân Việt Nam hiểu thế nào là bầu cử tự do."

Thanh Ngọc: Sau 40 năm sống dưới chế độ cộng sản, Tiệp Khắc đã sửa sai. Còn Việt Nam?

Nếu kiên trì tranh đấu, người Việt Nam cũng có thể có một tương lai khác.


Một ngày tháng 10/2017, Jan và tôi đi dạo trên Quảng trường Wenceslas, thành phố Prague (người Việt Nam thường gọi là Praha), nơi người dân biểu tình kết liễu chế độ độc tài cộng sản tại Tiệp Khắc vào năm 1989. Jan không ngừng nói về những thứ tồi tệ dưới chế độ cộng sản. Anh nói như một nhân chứng của quá khứ, dù Jan sinh ra ở thời kỳ đầu của nền dân chủ.

Prague năm 2017 mới bước vào thời kỳ dân chủ được chừng 28 năm, chỉ bằng hơn một nửa thời gian đất nước này chìm trong chế độ cộng sản. Đâu đó trong những cửa hàng, trên những con đường, bạn có thể cảm thấy hơi thở cộng sản vẫn chưa tắt hẳn ở nơi này.

Chúng tôi đến trước bức tượng người phụ nữ khỏa thân đứng trong tư thế la hét ai đó. Bức tượng này sẽ không bao giờ tìm thấy chỗ đứng dưới chế độ cộng sản vì sẽ bị cho là bệnh hoạn.

Jan đọc từ điện thoại cho tôi nghe về kết quả bầu cử nghị viện mới. ANO 2011, đảng dân túy của tỷ phú Andrej Babiš đã giành chiến thắng (“Ano” trong tiếng Czech nghĩa là “yes”). Jan thất vọng nói: “Sớm thôi, ở quảng trường chúng ta đang đi đây sẽ đầy người biểu tình để phản đối nhà tài phiệt Babiš làm thủ tướng”.

Tôi nói với Jan, ít ra ở Czech cơ hội tham gia chính trị còn mở ra cho nhiều người. Ở Việt Nam, chỉ có người cộng sản mới có thể tham gia chính trị, hơn 90 triệu người Việt phải đứng nhìn một nhóm nhỏ quyết định số phận của họ.

Jan gật đầu và chúng tôi bước tiếp về phía viện bảo tàng.

***

Ở đầu quảng trường này, phía sau tượng thánh Wenceslas và phía trước tòa nhà bảo tàng, có một nơi mấp mô trên vỉa hè, trông xa giống như một ngôi mộ. Vào ngày 16/1/1969, ở nơi mấp mô đó, một sinh viên tên Jan Palach đổ xăng tự thiêu. Ba ngày sau, anh chết trong bệnh viện. Lúc đó, khối Warszawa đứng đầu là Liên Xô đưa quân vào kiểm soát Tiệp Khắc. Jan Palach đã tự thiêu để phản đối cuộc xâm chiếm, “làm người dân thức tỉnh” trước nền chính trị bị ngoại quốc giật dây.[1]

Dân chủ có thể đến bất ngờ


Carl Thayer: Quan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tế (Thái An - Quỳnh Anh chuyển ngữ)

Australia bấy lâu nay quan ngại về những tác động địa chính trị trong sự trỗi dậy của Trung Quốc – Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và tiếp tục “lách” luật pháp quốc tế

Tại sao Australia không nên tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)? Những người phản đối việc Australia tham gia BRI của Trung Quốc đưa ra các lập luận sau đây:

Thứ nhất, BRI có phạm vi chưa từng có và câu hỏi thực sự đặt ra là tính khả thi của rất nhiều dự án khi hầu hết các quốc gia trong BRI đều có xếp hạng rủi ro thể chế thấp do đó tạo ra nhiều nguy cơ lớn với đầu tư.

Thứ hai, BRI sẽ ưu tiên cho các công ty Trung Quốc. Thứ ba, thiếu sự đối ứng của Trung Quốc trong việc tiếp cận đầu tư. Thứ tư, BRI thiếu luồng đối ứng thương mại hai chiều.

Thứ năm, BRI sẽ thúc đẩy ưu thế chiến lược và kinh tế của Trung Quốc với khu vực Âu-Á và xa hơn nữa. BRI sẽ làm suy yếu các thể chế tài chính Bretton Woods và xói mòn vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực bằng cách gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Thứ sáu, quyền sở hữu nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu (cầu cảng, năng lượng, đường sá) là nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc sẽ sử dụng các dự án BRI làm đòn bẩy kinh tế để tác động tới việc hoạch định chính sách của Australia.

Thứ bảy, BRI tác động bất lợi đến quyền con người và môi trường ở các nước.

Trung Quốc và cơ sở hạ tầng trọng yếu của Australia


Trong nội bộ Australia xảy ra cuộc tranh luận về việc tham gia BRI dẫn tới những thách thức an ninh và địa chính trị từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những quan ngại dẫn đến sự chỉ trích với Bắc Kinh và “thêm dầu vào lửa” khi mối quan hệ song phương có chiều hướng xấu đi.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Lê Hữu: Sinh nhật Bố giữa mùa dịch

Bố tôi thích đọc truyện trinh thám, xem phim gangster. Tình cờ, trong một lúc nghĩ đến Bố tôi bỗng nhớ câu chuyện phim Bố có lần kể tôi nghe về tình bạn của hai tay anh chị giang hồ. Một trong hai tay này bị băng đảng gài bẫy đẩy vào một nhà tù kiên cố, khắc nghiệt, đã vào đấy thì chỉ có bỏ xác trong tù. Tay bạn kia tìm cách cứu bồ, cố tình gây án để được giam nhốt chung trong cùng nhà tù với bạn mình. Cả hai sau đó tìm cách vượt ngục… Câu chuyện gay cấn, ly kỳ, tôi chỉ nhớ đại khái nhưng cũng đủ làm tôi nảy ra sáng kiến hay ho giúp cho Bố và tôi không phải xa cách nhau trong mùa đại dịch này.

Câu chuyện hai bố con tôi có khác một chút, tôi không phải đóng vai mạo hiểm để giải cứu Bố và bố tôi cũng không phải là tay anh chị dữ dằn đang xộ khám. Ông chỉ là một ông già hiền lành, ít nói, nằm bẹp trong một viện dưỡng lão. Trước ngày con virus quái ác ấy xuất hiện thì mọi chuyện tương đối ổn. Đến lúc mùa dịch bùng phát thì việc thăm viếng bị hạn chế tối đa và người nhà không được phép vào bên trong. Hai bố con bị ngăn cách bởi bức tường lạnh lẽo, tôi đứng bên ngoài nhìn Bố ngồi trên chiếc xe lăn qua lớp kính khung cửa sổ, chỉ nói chuyện được với nhau qua điện thoại. Bố lại bị lãng tai nên nhiều lúc tôi phải hét lớn Bố mới nghe được. Khi hỏi Bố có khỏe không, chỉ thấy Bố cười cười tôi biết là Bố chả nghe được gì. Đến lúc vẫy tay chào Bố ra về, nhìn thấy giọt nước mắt lăn trên má Bố tôi cũng muốn khóc theo.

Qua mùa lạnh thì thăm viếng kiểu này còn tệ hơn. Seattle đã rét mướt lại thêm mưa dầm dề. Có lần từ trong nhìn ra thấy tôi đứng sát bờ tường, một tay cầm chiếc dù che mưa một tay cầm điện thoại, Bố nói “Ôi sao mà khổ thế, vừa ướt vừa lạnh... Thôi về đi con!” Bố xua tay ra dấu bảo tôi đi về. Thấy tôi còn chần chừ, Bố lùi chiếc xe lăn rồi lăn bánh quay vào trong, tôi đành phải ra về. Đến lúc thành phố có lệnh “stay home” thì tôi chịu thua, hai bố con ngỡ như “hai phương trời cách biệt”. Cứ nghĩ đến Bố phải trải qua mùa đông dài buồn bã trong viện dưỡng lão, rồi thỉnh thoảng nghe tin vài người lớn tuổi qua đời vì dịch bệnh Covid-19 lòng tôi càng thêm xốn xang. Thật vô phương!

Khánh Hà: Vẫn Còn Đâu Đó

Hình minh hoạ, FreePik

Bước qua đời sống mỗi ngày
Chân trong như ở hồn ngoài cõi xa
Bao lâu thì đến quê nhà
Có ai đứng đó chờ ta cuối đường
Tấm lòng rủ sạch bụi vương
Mở ra xem lại, vết thương đã lành
Cõi chiều tưởng đã lạnh tanh
Vẫn còn ủ giấc mộng xanh đầu đời
Lang thang góc biển chân trời
Tấm tình cố cựu không rời không tan
Còn đây một chút muộn màng
Cời tro khơi lại chưa tàn lửa hương
Ta về tìm lại cuối đường
Vẫn còn đâu đó khu vườn mùa xuân./


Bùi Văn Phú: Mùa hè và phượng vỹ ở Togo

Ngày còn là sinh viên Đại học U.C. Berkeley, trưa thứ Sáu nắng đẹp anh em trong ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thường đem bàn, ghế ra ngồi ngoài Sproul Plaza để quảng bá sinh hoạt, tạo cơ hội cho các bạn ghé thăm nhau, chia sẻ buồn vui hay tán dóc sau một tuần học hành căng thẳng.

Mùa hè ở Togo cũng phượng đỏ nở hoa (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Những buổi trưa như thế, tôi đi loanh quanh dưới hàng cây xanh rợp bóng mát, chụp vài pô hình, ghé vào bàn của các hội đoàn sinh viên khác xem có những hoạt động gì.

Vài chục hội sinh viên mang nhiều sắc thái, như các hội sinh viên Taiwan, Hong Kong, Philippines, Hàn quốc, Nhật là cùng gốc Á Châu, còn có hội sinh viên Do Thái, sinh viên Iran. Theo ngành nghề có hội sinh viên dự bị y khoa (Pre-Med), sinh viên khoa thương mại, kỹ sư. Quan điểm chính trị có hội sinh viên cộng hoà, dân chủ, có bàn xin chữ ký phản đối Hoa Kỳ can thiệp vào El Salvador, vào Iran.

Vào mùa xuân có bàn của các công ti tài chính thương mại tuyển người, nhiều công ti máy tính đang cần kỹ sư sắp ra trường.

Đặng Tiến: Huy Cận (1919-2005)

Huy Cận là một tác gia lớn lao trong nền thi ca Việt Nam hiện đại và đương đại, chủ yếu là trong Phong Trào Thơ Mới trước 1945. Từ thời điểm này, ông liên tục tham gia chính quyền và tiếp tục làm thơ. Ông qua đời tại Hà Nội, lúc 21 giờ, ngày 19 tháng 2-2005, thọ 86 tuổi.

Ông họ Cù; Huy Cận là tên thật. Sinh năm 1919, không rõ ngày. Tư liệu hiện nay ghi là 31 tháng 5 là dựa theo giấy khai sinh thiết lập khi ông vào trường huyện, đã 8 tuổi.

Sinh quán và chánh quán là làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, nay thuộc về huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một làng trung du, tả ngạn sông Ngàn Sâu, dưới chân núi Mồng Ga cách đường xe lửa Nam Bắc khoảng năm cây số. Tư liệu chính thức thường ghi: ông xuất thân từ một gia đình nhà nho, nghèo và yêu nước. Thật ra thì gia đình ông làm ruộng, khá giả và yêu nước ngang ngang với đa số gia đình Việt Nam khác. So với thế hệ ông, thì Huy Cận có học vị cao, sau học trình trung học tại trường Quốc Học Huế, ông tốt nghiệp Cao đẳng Canh nông tại Hà Nội, 1942. Thời học sinh ông đã nổi tiếng, có thơ đăng báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn (1938). Thời sinh viên, năm 1940, ông cho in tập thơ Lửa Thiêng, Đời nay xuất bản, Xuân Diệu đề tựa, Tô Ngọc Vân trình bày. Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Huy Cận.

*

Từ 1942, còn là sinh viên, Huy Cận đã tham gia mặt trận Việt Minh và bí mật xây dựng Đảng Dân Chủ. Tháng 7 năm 1945, ông được triệu tập tham dự Quốc Dân Đại Hội, ở Tân Trào, Thái Nguyên và được bầu vào Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng Toàn Quốc, gồm có 15 người, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị của chính khách Cù Huy Cận. Sau này ông sẽ đạt được nhiều danh vọng quang vinh khác, nhưng trong thâm tâm ông vẫn tự hào nhất về tập thơ Lửa Thiêng 1940, và hội nghị Tân Trào 1945, là nhà thơ, nhà cách mạng trẻ tuổi nhất. Ủy ban Dân Tộc Giải Phóng sẽ mở rộng thành chính phủ Lâm Thời và Cù Huy Cận giữ chức Bộ trưởng Canh Nông rồi cứ tiếp tục tham gia hội đồng chính phủ, thường thường với chức Thứ Trưởng rồi Bộ Trưởng Văn Hóa, từ 1984 đến 1987 — kiêm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Liên Hiệp các hội Văn Học Nghệ Thuật. Có người nói: Huy Cận đạt thành tích giữ nhiệm chức chính phủ dài lâu nhất thế giới.

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Trần Mộng Tú: Mẹ và Con trong tranh Bé Ký

(Tưởng nhớ Bé Ký)

Tháng Năm ở đây mùa Hè rất đẹp, cái đẹp nhẹ nhàng của nắng và gió, tôi đi bộ buổi sáng với hoa cỏ hai bên đường, với không gian êm ả vùng Tây Bắc, giản dị và ấm áp. Vừa đi vừa nghĩ đến tin nhận được của các bạn Văn ngày hôm qua: Tin Họa Sĩ Bé Ký qua đời.

Hình ảnh Bé Ký trên đường phố Sài Gòn với những bức tranh tốc họa của chị bán cho du khách ngoại quốc ở Tự Do, Lê Lợi, Thánh Tôn, trước Givral và Continental, v.v… Chị đơn sơ, giản dị và hồn nhiên nhưng đầy ắp tài hoa như những bức tranh của chị.

Trong nhà tôi có một bức tranh trong số tranh vẽ về “Mẹ Con” của chị. Tài vẽ tốc họa của chị thật tuyệt vời. Chỉ với vài nét cọ, chỉ với 5 hay 10 phút chị đã như phù thủy hà linh hồn vào những bức tranh . Ông lão, bà lão, trẻ thơ, con gà chọi, con chó, con mèo, cây tre, hay thậm chí cái ô cầm tay, dưới cây cọ của chị những người và vật đều có một chỗ đứng, một vai trò riêng chị đặt vào, đếnhững người và vật này đều có tiếng nói: Tôi đây này, hãy nhìn vào tôi, hãy trò chuyện với tôi. Tôi đang hiện hữu.

Bé Ký vẽ nhiều tranh về Mẹ Con, mỗi bức khác nhau một chút ở búi tóc người mẹ, ở vòng tay ôm con, ở cái đầu em bé rúc vào mẹ. Khác nhau ở nét cọ hạ xuống, nhưng tiếng nói của bức tranh “gọi” người xem đều giống nhau. “Mẹ đấy, con đấy, tình mẫu tử đấy” hãy chiêm ngưỡng đi, hãy yêu thương và nhớ lại tình “Mẹ Con” mà mình đã có.

Khi cô con gái duy nhất của tôi báo tin mang thai, đứa con đầu lòng, vợ chồng chúng tôi vui biết là bao,ông ngoại tương lai giấu niềm vui trong lòng, nhưng tôi thì “Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” nôn nao như chính mình ngày trước, khi biết mình sắp được làm mẹ. Con gái tôi lúc đó đang sống ở San Diego, tôi sửa soạn trang trí một căn buồng cho em bé để sẵn sàng khi con gái mang cháu về Seattle thăm ông bà. Trong buồng đầy đủ giường, nệm, chăn gối cho em bé, tranh vẽ trên tường và bức tranh “Mẹ Con” của Bé Ký.

Mỗi lần tôi đi ra đi vào căn buồng nhỏ của em bé, nhìn bức tranh “Mẹ Con” của Bé Ký treo trong đó, không lần nào là tôi không khựng lại, nhớ đến mẹ tôi, đến chính mình, và con của mình.Tôi cứ tưởng tượng ra trong đầu khi họa sĩ hạ cọ xuống những nét vẽ xoay tròn trong tranh chắc chị xoay cả cái tình mẫu tử trong chị vào những giọt mựcđó, chị đã hà tình mẫu tử vào nét cọ chị hạ xuống, thì những người xem tranh chị như tôi mới có được sự rung động dội ngược vào hồn mình khi xem tranh. Cái thông điệp về tình mẫu tử chị gửi ra cho mọi người không đánh trống khua chiêng, không phải viết thành một cuốn sách trăm trang, nó chỉ là một nét vẽ mảnh mai nhưngthực sự nó là một vệt dầu loang trong hồn ta, nó cứ loang xa, loang xa… và ở lại mãi mãi.

Xin cám ơn Họa Sĩ Bé Ký, người đã đến, đi qua và để lại trong đời sống những ký ức tuyệt vời về “Mẹ Con” cho những người Mẹ.

Trần Mộng Tú
Tháng 5-18- 2021

Hoàng Xuân Sơn: b A o l A*

[viết trong ngày mất Thuỳ thi]

em không may cùng ta tai ương
như vì sao vục mặt bên tường
khoảng trắng của đêm. ngày. của đá
đời bỗng chốc buồn như màu sương

ta biết rồi cũng chẳng còn gì
đời sinh động đời cuốn hút đi
chiếc vỏ ốc chiều tà âm lượng
biển phóng sinh và hát rù rì

thời gian đọng lại bên kia núi
những giọt đêm cội nguồn ban mai
có phải hương đi từ khởi thuỷ
đến bao la cùng tiếng thở dài

mùa xuân mang hoa về mật nắng
ta mang nhau vào khúc tự tình
áo thơ âm chữ nằm trong đất
rồi thoát thai đi bóng một mình

sẽ không có gì là vạn đại
bao la. tình rụng cuống bao la
trái cây thơm ngọt đời môi miếng
đã lạc trong nhau nguyện kỹ hà


h o à n g x u â n s ơ n
9:00 am, 21 May 21

*mặt bơ phờ dính gió bao la - Tô Thuỳ Yên

Ngự Thuyết: Mưa Nào Bay

Hắn trở lại thành phố đó vào giữa tháng 10 dương lịch. Đến cái quán cà phê nhỏ, quán cũ ngày xưa hắn thường đến, hắn ngồi tại một chiếc bàn đặt ở ngoài trời bên dưới một cây thông khá cao, cành lá xanh tươi, rậm rạp. Ngày hắn đi, cây thông chỉ cao xấp xỉ cái mái hiên trước của cái quán thấp này. Nay cây đã lớn, hắn cũng đã trên 40 tuổi. Cây cối và con người rốt cục cũng rủ nhau cùng đi về một nơi nào đấy nhỉ, hắn tự hỏi. Nếu không đi trong không gian thì cũng trong thời gian.

Buổi chiều âm u. Lạnh. Mùa thu đến nơi đây có lẽ đã lâu rồi, hắn nghĩ. Và cái quán cũ này khiến hắn nhớ Thảo, cô gái xinh đẹp, dịu dàng, giọng nói thủ thỉ vuốt ve. Và cặp mắt. Quá khứ hiện về rõ dần. Thảo, cô gái đó, đã có lần theo hắn tới cái quán này, ngồi với hắn trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, rồi đứng dậy bỏ đi vì một câu hỏi mà sau đó hắn lấy làm tiếc đã hỏi. Cô ta đi về nhà một mình, không nói gì thêm nữa, nhưng hắn biết cô không muốn hắn đi theo dù một bước. Hồi đó hắn rất buồn và giận cái cô nàng ưa trở chứng đó. Bây giờ nghĩ lại, hắn thấy tự giận mình hơn. Và hắn cũng tự thấy mình ưa kèn cựa. Lại thường phân vân, lừng khừng. Suy nghĩ thì lôi thôi, rối rắm. Cũng vì vậy bạn bè hắn bảo hắn là thằng khó chơi.

Sau những biến động của thời cuộc cũng như trong lòng người, sau một thời gian khá dài sống ở nước ngoài, lần đầu tiên hắn trở về nước. Từ Sài Gòn hắn lấy ngay vé xe hành khách chuyến sớm nhất để trở lại thành phố cũ này. Thành phố cũ? Hắn liên tưởng đến một câu hát trong một ca khúc, con sông xưa, thành phố cũ. Trong bài hát nào đấy nhỉ, có lẽ là bài Về Miền Trung của Phạm Duy. Lòng bỗng bồi hồi. Ô, mà, cái thành phố hắn sắp trở lại làm gì có sông. Chỉ có hồ thôi, cái hồ sương mù vẫn thường đi về trong trí nhớ của hắn.

Ngồi trên xe, hắn lẩm nhẩm hát nhiều lần câu hát đó trong khi nhìn lại cảnh vật hai bên đường. Có nơi còn thấy quen thuộc, lòng lại nao nao, có nơi trông lạ hoắc đến ngỡ ngàng. Hắn lại nghĩ đến một nhân vật trong chuyện huyền thoại của phương Tây mà hắn đọc từ hồi còn đi học. Chàng đã trải qua 10 năm chinh chiến, và thêm 10 năm lưu lạc, nhớ nhà quá, bằng mọi cách tìm đường trở về quê hương thân yêu cũ. Xa nhà lâu ngày, nay chàng trở về, không còn một ai nhận ra chàng kể cả người vợ sắt son chờ đợi. Có người còn muốn trừ khử chàng cho rảnh. Trừ con chó đã già và đánh hơi giỏi.

Lê Thiệp: Chuyện Cổ Tích Typo

Ông Như Phong Lê Văn Tiến hồi sinh tiền luôn luôn đưa ra những nhận xét dí dỏm, bất ngờ. Ông là đàn anh trong làng,được anh em coi là “nhà báo của các nhà báo”vì quá trình báo chí của ông và hơn nữa là những dây mơ rễ má của ông. Khởi đi, ông là một người đấu tranh cho dân tộc, nhưng có lẽ vì ông có liên hệ mật thiết với Tự Lực Văn Đoàn nên nhiễm cái chất báo bổ của Nhất Linh, của Thạch Lam...để cuối cùng ông chọn báo chí như một phương tiện làm việc.

Sở dĩ gọi ông là“nhà báo của các nhà báo”vì sự hiểu biết chính tình, mối liên hệ của ông đối với các nhân vật đầu não của miền Nam và hơn cả, ông đã là người đằng sau rất nhiều biến cố tại miền Nam. Cần hỏi bất cứ điều gì, ông cũng có câu trả lời,và nếu không,ông cũng chỉ cho anh em phải tìm ở đâu.

Ông bị tù đày liên miên và khi đến Mỹ,trong một buổi hàn huyên về báo bổ, ông nói “Làm báo ở hải ngoại sạch quá, chẳng bù với bọn mình ngày xưa.” Cách nói của ông Như Phong không hề có nghĩa bóng, bởi quả thật kỹ thuật in ấn bây giờ so với thời trước 1975 đúng là một trời một vực. Ngày xưa lem luốc hơn nhiều vì chúng tôi vẫn phải xử dụng typo.

Typo là cái gì vậy?

*

Theo lịch sử, người Tàu đã chế ra giấy từ trên hai ngàn năm trước và người Đại Hàn đã nghĩ ra cách khắc bản vỗ để in từ thế kỷ thứ tám. Nhưng chữ Tàu và Đại Hàn là những khối không thể hệ thống hóa, ráp chữ được nên mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều được khắc riêng, cá biệt, bản khắc không thể tháo gỡ ra để xử dụng in một bài văn khác, một tác phẩm khác. Ngôn ngữ Tây Phương được ghi lại bằng những chữ cái, những mẫu tự ABC. Một người thợ bạc Đức ở hạt Mainz tên là Johannes Gutenburg (1398-1468) đã nghĩ ra cách đúc các mẫu tự để in. Bản in đầu tiên theo kỹ thuật do người thợ bạc này là bản Thánh Kinh. Theo sử sách thì tổng cộng có 200 bản được in nhưng nay chỉ còn 48 bản, trong đó 20 bản còn giữ được nguyên vẹn.

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Ngô Nhân Dụng: Cuộc ngưng chiến tạm thời ở Gaza

Chính phủ Israel và Đảng Hamas cai trị Dải Gaza đã đồng ý ngưng bắn sau 11 ngày máu lửa. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất giữa hai phe kể từ năm 2007 khi đảng Hamas nắm chính quyền. Hamas cho biết hơn 230 người Palestine chết, trong đó có 65 trẻ em. Israel có 12 người thiệt mạng, hai trẻ em.

Theo tin của chính phủ Israel, Hamas đã bắn hơn 4,000 hỏa tiễn, hơn 400 rớt ngay trên đất Gaza, phần còn lại thì 90% bị hỏa tiễn phòng không của Israel bắn nổ trước khi tới đích. Đổi lại, Israel đánh bom và hỏa tiễn mấy trăm lần vào Dải Gaza. Quân đội Israel cho biết họ chỉ nhắm đánh vào các ổ chế bom và hỏa tiễn, phá hủy các địa đạo gần biên giới, và tấn công chỗ cư ngụ của các lãnh tụ Hamas. Sau 11 ngày bắn phá, Israel có thể không còn mục tiêu nào đáng tấn công nữa.

Mặc dù cuộc chiến xảy ra bất ngờ đối với thế giới, nhưng cả hai bên đều chờ cơ hội này từ lâu. Quân Israel đã đánh nhau ở Dải Gaza bốn lần, tấn công vào hai lần, lần chót năm 2014. Mỗi lần, Ai Cập đều đứng ra hòa giải. Ngày Thứ Năm, trước khi hai bên tuyên bố ngưng chiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện thoại với Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah Al Sisi.

Đứng về mặt thuần túy quân sự, những trái hỏa tiễn do phe Hamas bắn sang Israel gây thiệt hại không đáng kể. Nhưng Hamas cần phải bắn vì lý do chính trị. Ngược lại, Israel cũng không thể bỏ qua cuộc tấn công vô hiệu quả này, không để lỡ một cơ hội hủy diệt tối đa tiềm năng quân địch.

Hamas chờ một lý do chính đáng phóng hỏa tiễn qua Israel để ép buộc các nước Á Rập và Hồi Giáo không được quên tình trạng dân Palestine sống “không quê hương” từ năm 1948. Trong năm 2020, nhiều nước Á Rập trong vùng theo giáo phái Sun Ni đã bắt đầu giao hảo với Israel sau khi được chính phủ Mỹ hứa sẽ bán cho họ các vũ khí tối tân vẫn bị từ chối. Nếu cứ tiếp tục theo đà này thì dân Palestine sẽ bị các quốc gia đồng chủng và đồng đạo bỏ quên! Hamas cũng cần nâng cao uy tín của mình đối với dân Palestine ở vùng Tây Ngạn sông Jordan, nơi một chính quyền do đảng Fatah đối nghịch với họ cầm đầu. Cơ hội đó tới khi cảnh sát và quân đội Israel phong tỏa Thánh đường al Aqsa, khi dân Palestine tới đó biểu tình phản đối một vụ đuổi nhà.

Mạc Văn Trang: Chuyện về nông dân CẤN THỊ THÊU

Nhà cầm quyền hãy một lần tự nhìn lại mình đi: Tại sao lại biến những người nông dân lương thiện, tha thiết gắn bó với ruộng đồng thành những Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, Đặng Văn Hiến, Lê Đình Kình, Cấn Thị Thêu…? Tại sao lại biến những ruộng đồng ngàn năm “lành như đất” của dân tộc này thành “đất dữ” tranh cướp đầy nước mắt và cả máu, gây nên bao hận thù, oan khuất? Nguyên nhân sâu xa từ đâu? Ai mới chính là những kẻ gây nên tội ác, gieo biết bao tai họa cho dân oan khắp trên đất nước này?

Còn Cấn Thị Thêu, đúng như bà tuyên bố trước Tòa: “TÊN TÔI LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN”!

Hôm 11/5/2021 ngồi nói chuyện với ông Trịnh Bá Khiêm càng hiểu thêm về bà Cấn Thị Thêu, vợ ông, gia đình ông.

Tác giả và ông Trịnh Bá Khiêm
Bà Cấn Thị Thêu sinh năm 1962, quê ở xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, lấy ông Trịnh Bá Khiêm ở xã Dương Nội, huyện Hòai Đức, Hà Đông (nay là phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội). Ông bà có ba con: Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Trịnh Thị Thảo. Bà Thêu chỉ học hết lớp 6 nhưng là một phụ nữ thông minh, đảm đang và cả gia đình bà đều là những nông dân chăm chỉ, giỏi giang.

Năm 2008 thì xảy ra chuyện nông dân Dương Nội bị cướp đất, liên quan đến cuộc sống của hơn một nghìn hộ dân…

Nói “cướp đất” là đúng theo nghĩa đen. Vì dân bao đời đang làm ăn sinh sống yên ổn, bỗng chính quyền phổ biến “thu hồi đất cho dự án phát triển đô thị”. Họ đền bù cho dân 70 triệu đồng 1 sào 360 m2 đất. Rồi họ hứa sẽ cấp đất cho dân “tái định cư”, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho dân mất đất… Nhưng tất cả đều là hứa hão suốt hơn 10 năm qua! Còn đất, ông Khiêm cho biết, hiện nay doanh nghiệp bán hơn 100 triệu đồng 1m2 đất phân nền.

Trong khi dân chưa thông, chính quyền còn đang vận động; còn gần 400 hộ chưa đồng ý nhận tiền đền bù, thì họ cho máy ủi, máy xúc, đem hàng nghìn công an, xã hội đen về “cưỡng chế”. Họ ủi cả hoa màu, mồ mả, nhà cửa nằm trong “Bản quy hoạch dự án” do họ tự vẽ ra trên giấy.

BBC Tiếng Việt: Công tố viên New York nói cuộc điều tra Trump đã chuyển qua 'hình sự'

Văn phòng Bộ Tư pháp tiểu bang New York cho biết họ đang điều tra Trump Organization "theo diện hình sự".

Người phát ngôn của công tố viên đứng đầu tiểu bang, Letitia James, nói cuộc điều tra về tài sản công ty của ông Trump "không còn thuần túy là dân sự nữa".

Bà James đã xem xét kỹ lưỡng các giao dịch tài chính của cựu tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa trước khi ông nhậm chức.

Gia đình Trump phủ nhận hành vi sai trái và nói rằng cuộc điều tra của một công tố viên Đảng Dân chủ là một đòn thù chính trị.

Người phát ngôn của bà James, Fabien Levy, nói với BBC hôm thứ Ba:

"Chúng tôi đã thông báo cho Trump Organization rằng cuộc điều tra của chúng tôi về họ không còn mang bản chất dân sự thuần túy nữa.

Chúng tôi hiện đang tích cực điều tra Trump Organization theo diện hình sự, cùng với ủy viên công tố quận Manhattan. Chúng tôi không có bình luận gì thêm."

Tuyên bố này không cho biết điều gì đã biến cuộc điều tra từ dân sự thành hình sự, hay liệu bản thân cựu tổng thống có thể bị liên can về mặt cá nhân trong bất kỳ cáo buộc nào hay không.

Tháng 3 năm 2019, bà James đã mở một cuộc điều tra dân sự về các cáo buộc rằng ông Trump đã thổi phồng giá trị tài sản để vay tiền ngân hàng trong khi lại khai thấp giá trị tài sản này xuống để giảm tiền thuế phải nộp.

Thụy My (RFI): Thám hiểm vũ trụ - Hai võ sĩ Mỹ-Trung không cùng một hạng cân

Bài xã luận của Le Monde ngày 19/05/2021 phân tích về thế mạnh của Hoa Kỳ trong lãnh vực không gian, mà Trung Quốc muốn tạo ảo tưởng đang có một trận đấu tay đôi Mỹ-Trung.

Cho dù không có tấm ảnh nào gởi đi từ Hỏa tinh để xác nhận, cơ quan không gian Trung Quốc loan báo robot Chúc Dung (Zhurong) đã hạ cánh xuống hành tinh đỏ hôm 15/05. Việc đi vào bầu khí quyển Hỏa tinh và thắng lại được khó khăn cho đến nỗi chỉ mới có Mỹ nắm được kỹ thuật này.

Tập Cận Bình không bỏ lỡ cơ hội nhấn mạnh « dấu ấn đầu tiên của Trung Quốc trên Hỏa tinh ». Thành công này cùng với việc một xe tự hành thám hiểm mặt khuất của Chị Hằng năm 2019, mang về được các mẫu đá Mặt Trăng năm 2020, đưa vào quỹ đạo bộ phận đầu tiên của một trạm không gian tháng Tư, cho thấy Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều công sức cho việc chinh phục vũ trụ.

Một ngân sách hàng năm 10 tỉ đô la, nhiều vệ tinh quan sát Trái Đất, số hỏa tiễn hùng hậu, chương trình thám hiểm cực nam Mặt Trăng, hệ thống định vị cạnh tranh với GPS của Mỹ, Galileo của châu Âu và Glonass của Nga : Trung Quốc hiện được cho là đứng thứ nhì thế giới trong lãnh vực không gian. Như vậy Bắc Kinh có thể cạnh tranh được với quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ chăng ? Le Monde cho rằng không đơn giản như thế.

Hai võ sĩ quyền Anh này không thi đấu trong cùng một hạng cân. Chỉ riêng về ngân sách, NASA mỗi năm có đến 23 tỉ đô la. Nhưng đó không phải là nhân tố duy nhất của công nghiệp vũ trụ Hoa Kỳ, vì khoảng cách công nghệ còn rất xa để Trung Quốc có thể đuổi kịp.

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

Âu Dương Thệ: Độc tài quyền lực càng khiến Nguyễn Phú Trọng sa lầy trong giả dối, ngông cuồng không biết phục thiện!

  • Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại
  • Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ!
  • Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới!
  • Biểu đồ tiến lên thiên đàng XHCN theo kiểu Nguyễn Phú Trọng!

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2021) và bầu đại biểu Quốc hội khoá 15 (23.5.21) Nguyễn Phú Trọng đã viết một bài dài với tựa đề „Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“ ngày 16. 5. 2021 để tìm cách thuyết phục cho lí do, tại sao từ khi cướp được chính quyền (1945) HCM tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã chọn và tiếp tục đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo chủ nghĩa Marx-Lenin ở VN. Điều đáng để ý là, trong bài nói trên ông Trọng đã sử dụng danh xưng theo thứ tự „Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng“, rồi mới tới „Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam“. Đây có lẽ là lần đầu tiên ông Trọng đã để cả hai chức danh học vị khoa học và chức danh trong đảng trong một bài viết và để chức danh học vị khoa học trước chức danh hoạt động chính trị.

Nhưng có lẽ việc lựa chọn theo thứ tự này không phải là tự nhiên mà đã được tính toán cẩn thận, để tỏ rằng khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt tinh thần khoa học trên tinh thần đảng phái chính trị, nghĩa là trọng sự thực hơn là tuyền truyền dối trá! Chính vì vậy ngay phần mở đầu của bài viết Nguyễn Phú Trọng đã rào trước đón sau, làm như một nhà khoa học giữ tinh thần thận trọng, khách quan và dân chủ: „ Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.“(*)

Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại


Nhưng ai vội cả tin như vậy thì trở thành khờ khạo, ngây thơ! Vì khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt mục tiêu trung tâm là, bằng mọi giá phải đập phá chủ nghĩa Tư bản, đặc biệt chụp mũ và kết án các chế độ Dân chủ Đa nguyên (DCĐN) của thời đại chúng ta, vì nó ngày càng trở thành đối thủ chính trị nguy hiểm của chế độ độc tài toàn trị, để từ đó đề cao chủ nghĩa CS hay Chủ nghĩa Xã hội! Nghĩa là Nguyễn Phú Trọng trước sau chỉ muốn lập lại khẳng định của những lãnh tụ CS từ Lenin, Stalin, Mao, HCM… rằng, chỉ có Dân chủ XHCN, pháp chế XHCN do ĐCS lãnh đạo toàn quyền mới là dân chủ thực sự!

Nguyễn Hưng Quốc: Tôi Không Cần Biết Ông Hồ Chí Minh Có Mấy Vợ

Nhiều lần, nhân dịp ở trong nước tổ chức rầm rộ các buổi lễ tưởng niệm ngày Hồ Chí Minh qua đời, tôi muốn viết một bài về ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi. Sau đó, mở các tờ báo mạng ra, cứ gặp mãi những bài viết về ông Minh (tôi không thích gọi ông là ông Hồ, nghe nó vô duyên làm sao!) lại đâm bực.
Bực, khi đọc những bài lải nhải khen ngợi ông. Bực cả khi đọc những bài chửi bới ông nữa.

Hầu hết các bài khen tụng hay chửi bới ông Minh đều có điểm giống nhau: Chúng đều tập trung vào đời tư của ông. Lại là những khía cạnh nhí nhách nhất trong đời tư của ông.

Người chửi, chửi thậm tệ. Theo họ, ông Minh là một kẻ giả dối. Giả dối ở mọi mặt. Tự mình viết sách khen mình… khiêm tốn và tài giỏi rồi ký tên khác (Trần Dân Tiên) rồi bắt dân chúng học tập là một sự giả dối. Gặp chị ruột, bà Nguyễn Thị Thanh, người chị duy nhất còn sống sót sau mấy chục năm xa cách mà vẫn hờ hờ hững hững để giữ tiếng vô tư và chí công là một sự giả dối. Nhưng giả dối nhất là có vợ rồi, lại là vợ Tàu nữa (Tăng Tuyết Minh), mà cứ giấu biệt. Có bồ (Nông Thị Xuân) cũng giấu giấu giếm giếm như mèo giấu cứt. Cuối cùng, bồ bị đàn em hãm hại cũng không dám mở miệng cứu giúp hay can thiệp. Nghĩa là một kẻ vừa giả dối lại vừa tàn nhẫn và hèn hạ.

Người khen, khen ông biết quan tâm và hy sinh cho người khác. Quan tâm đến đời sống cơ cực của dân chúng: Mỗi bữa, ông ăn ít hơn một chút để dành mớ gạo thừa ấy cho “đồng bào”. Quan tâm đến giấc ngủ của từng người bộ đội: Nửa đêm dậy đi dém mùng cho từng người. Quan tâm đến nỗi khách phụ nữ đến thăm, ông hỏi ngay là có mắc đái không để ông chỉ nhà vệ sinh cho!

Trong cuốn Hồi ký được phổ biến rộng rãi trên internet, Nguyễn Đăng Mạnh kể, nguyên văn:

"Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Anita Powell (VOA Tiếng Việt): Mỹ sắp phát tặng 80 triệu liều vaccine ra thế giới

Mỹ tuần này loan báo sẽ chia sẻ thêm 20 triệu liều vaccine virus corona với các nước khác, ngoài 60 triệu liều đã cam kết trước đây. Thắc mắc cần giải đáp: những nước nào sẽ được nhận món quà này?

Điều phối viên của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách Đáp ứng COVID Toàn cầu, Gayle Smith, không trả lời thẳng câu hỏi này hôm 19/5 tại một hội nghị trực tuyến dù bị hỏi dồn nhiều lần bởi các phóng viên từ vùng Ca-ri-bê, Ấn Độ, Brazil, châu Phi, Đông Á, và Liên hiệp châu Âu.

Tuy nhiên, bà Smith nhấn mạnh là Mỹ đang làm việc chặt chẽ với chương trình COVAX toàn cầu để quyết định nơi nào cần vaccine nhất, và làm thế nào vaccine được phân phối bình đẳng.

“Chúng tôi chưa có quyết định về việc phân phối,” bà lặp đi lặp lại nhiều lần. “Chúng tôi sẽ có thông tin cho quý vị trong thời gian gần. Điều chúng tôi đang làm là xem xét từng khu vực trên thế giới và chúng tôi nhận thấy rõ ràng về tình trạng cực kỳ thiếu vaccine tại lục địa châu Phi.”

Các chuyên gia y tế tại Liên hiệp quốc ước lượng trong 1,4 tỉ liều đã được sử dụng trên toàn thế giới, chỉ có 24 triệu liều đến với châu Phi-nghĩa là chưa tới 2%.

Bà Smith cũng nhấn mạnh rằng dù các đối thủ hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc và Nga đang tăng cường trao tặng vaccine của họ trên toàn thế giới, động thái này của Mỹ không phải là ‘ngoại giao vaccine.’ Bà nhắc đi nhắc lại Mỹ sẽ phân phối vaccine dựa trên nhu cầu chứ không nhằm tạo thiện cảm.

“Về ngoại giao vaccine, theo tôi, điều hết sức quan trọng ở đây, vaccine là công cụ dành cho y tế công cộng,” bà nói. “Vaccine là phương tiện để chấm dứt đại dịch này. Chúng tôi không xem vaccine cũng như không dùng vaccine làm phương tiện để gây ảnh hưởng hay tạo áp lực. Và quyết định của chúng tôi sẽ căn cứ trên nhu cầu, dữ liệu y tế công cộng và, xin nhắc lại lần nữa, dựa trên sự hợp tác với các đối tác chính trong đó có COVAX.”

Anh Vũ (RFI): Bắc Cực - Từ miền đất khắc nghiệt thành vùng cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế

Hôm nay, 19/05/2021, tại Raykjavik cuộc họp Hội Đồng Bắc Cực diễn ra với sự tham gia của đại diện các nước Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Vùng lãnh thổ rộng lớn chỉ có 4 triệu dân sống trong điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt ở cực bắc này bỗng chốc trở thành miền đất hứa và thành khu vực cạnh tranh địa chính trị quan trọng.

Những ai có quyền chủ quyền chính ở Bắc Cực ?


Tám nước thành viên của Hội Đồng Bắc Cực đều có phần lãnh thổ ở vùng cực bắc địa cầu. Nhưng chỉ có 5 trong số này, gồm Hoa Kỳ với Alaska, Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch, nhờ Groenland, có duyên hải Bắc Cực. Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển chia cắt thành các vùng lãnh thổ, theo những quy chế khác nhau. Có các vùng lãnh hải cách bờ 12 hải lý tạo thành vùng chủ quyền của mỗi nước.

Tại đó, chỉ có tàu của những nước ven bờ có thể đi lại, tàu bè các nước khác phải trả tiền thuế hải quan và phải được hộ tống để đi qua. Ngoài ra còn có các « vùng đặc quyền kinh tế », trong phạm vị 200 hải lý, là nơi quốc gia ven bờ có các quyền chủ quyền về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, nhưng đó cũng là nơi các tàu bè có thể đi lại tự do.

Khi các vùng lãnh thổ đó được phân giới, còn lại một vùng được gọi là đại dương trung tâm Bắc Cực, không thuộc sở hữu của ai.

Nhiều nước ngoài Hội Đồng Bắc Cực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hay cả LH Châu Âu cũng quan tâm đến vùng Bắc Cực. Dù các nước này không có đất ở tại chỗ nhưng họ có nhiều cách để gây ảnh hưởng, chủ yếu qua các đầu tư.

Tại sao vùng đất này lại hấp dẫn nhiều nước ?


Trước tiên đó là bởi tiềm năng kinh tế của nó. Bắc Cực là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào, như dầu lửa, khí đốt, hải sản, nguồn nước ngọt…. Trên khía cạnh công nghiệp, vận tải, viễn thông hay nghiên cứu không gian, Bắc Cực có nhiều lợi thế khi nằm ở ngay trung tâm bán cầu bắc, giữa khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Ngô Nhân Dụng: Tống tiền $5 triệu đô la thật dại dột

Dân Mỹ đã biết có chuyện “tin tặc tống tiền” từ lâu nhưng vụ tống tiền mới đây gây chấn động cả nước. Vì các trạm xăng ở các tiểu bang miền Đông đóng cửa. Dân xếp hàng dài mua xăng để dùng và tích trữ! Nguyên do Công ty Colonial Pipeline bị “tin tặc” tấn công để tống tiền! Đường ống dẫn dầu dài 5,500 miles ngưng hoạt động.

Từ năm 2016 mỗi ngày có hơn 4,000 vụ tống tiền qua hệ thống tin vi tính, như Bộ Nội An báo cáo. Tin tặc đánh vào mạng tin học của hệ thống nước thành phố Atlanta, bến tàu San Diego, bệnh viện Presbyterian tại Los Angeles, các sở cảnh sát Washington D.C và Arkansas, Sở Giao thông tiểu bang Colorado, vân vân.

Chúng tấn công như thế nào? Một thí dụ: Ngày Thứ Hai, một công ty nhận được email báo tin: Chúng tôi đã lấy hết các thứ trong computers của quý vị, đã mã hóa chúng theo cách mới, và hủy bỏ những gì quý vị lưu trữ (computers and servers are encrypted, backups are deleted,). Quý vị không thể nào “giải mã” được. Chúng tôi có thể cho Quý vị chìa khóa để giải mã nếu được gửi cho một triệu đô la bằng BitCoin trong vòng bảy ngày.

Nếu một nhà thương bị tống tiền khiến hệ thống tin học ngưng chạy, nhiều hồ sơ bệnh nhân sẽ biến mất, các cuộc giải phẫu phải ngưng, có người sẽ chết. Sở cảnh sát mất hết hồ sơ các cuộc điều tra. Một công ty thương mại có thể phải đóng cửa vì hệ thống tài chánh, nhân sự, giao dịch với khách hàng ngưng hoạt động. Trong câu chuyện có thật kể trên, hai ngày sau khi bị tống tiền công ty nạn nhân đã chuyển một số BitCoin (tiền điện tử) trị giá $850,000, theo tiết lộ của Công ty BlueVoyant chuyên về an ninh mạng. Nếu không trả tiền, họ sẽ phá sản!

Nạn tống tiền điện tử diễn ra khắp thế giới. Theo Chainalysis, chuyên theo dõi các vụ trả tiền điện tử, trong năm 2020 các nạn nhân ở Mỹ đã trả $400 triệu đô la cho bọn tống tiền, gấp 4 lần năm 2019. Trung bình mỗi nạn nhân trả $312,000 đô la. Có 2,400 cơ quan, bệnh viện, trường học, vân vân, bị tống tiền, con số tăng vọt vì Covid-19 khiến ai cũng tùy thuộc vào mạng internet.