Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Thu Hằng (RFI): Việt Nam gia tăng hợp tác quân sự với Israel nhằm làm chủ công nghệ quốc phòng

Israel là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga, vào năm 2019, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhoml (SIPRI). Ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho Việt Nam, ví dụ dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng.

Theo báo chí trong nước, đây là cơ hội cho Việt Nam “đi tắt đón đầu” để làm chủ công nghệ thiết bị quốc phòng vì không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng chia sẻ cho các đối tác chiến lược như Israel. Trong khi nhiều nước phương Tây dè chừng về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam vì “lằn ranh đỏ” do Mỹ dựng lên, Israel đã biết lựa chọn những vũ khí có mức độ liên quan vừa phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để chuyển giao.

Binh chủng Hải quân đánh bộ (lính thủy đánh bộ) của Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất. Hợp đồng thiết bị quân sự Việt Nam - Israel tập trung chủ yếu dưới ba hình thức : mua toàn bộ một hệ thống (1), mua thiết bị cho một hệ thống (2) và chuyển giao công nghệ (3).

Để hiểu hơn về hợp tác đối tác quốc phòng Việt Nam-Israel, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, chuyên gia về Việt Nam, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

*****

RFI : Việt Nam đã thay đổi quan điểm để thiết lập quan hệ với Israel như thế nào và từ khi nào, trong khi Hà Nội ủng hộ Palestine trong thời gian rất lâu ?

YChan: Túm tùm tụp về bầu cử - Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được chọn lựa

Vì sao cần tìm hiểu về bầu cử, kể cả khi không muốn bầu và không có ai để cử.

Bạn có biết vào kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong tổng số đại biểu được bầu, có đến 43% là ứng cử viên tự do không thuộc đảng phái nào? Đúng 70 năm sau, vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 năm 2016, số đại biểu không phải đảng viên chỉ còn chiếm 4,2%.

Con số này, ngoài tác dụng phản ánh bức tranh quyền lực tuyệt đối mà một đảng đang nắm giữ ở Việt Nam, còn thể hiện mức độ quan tâm của người dân đối với chuyện bầu cử của đất nước: từ 10 phần ngày trước tụt còn chưa được một phần ngày nay.

Đó là một nghịch lý tréo ngoe, nếu nhớ lại việc cách đây vài tháng, hàng triệu người Việt Nam đã thức đêm thức hôm, sôi sục theo dõi, hăng say bình luận, thậm chí là mạt sát đấu đá lẫn nhau chỉ vì một cuộc bầu cử ở tận bên Mỹ – một cuộc bầu cử mà họ không hề có quyền gì quyết định.

Tất nhiên, đó là nghịch lý dễ hiểu. Dù là bầu cử ở nơi khác, nhưng họ có quyền thoải mái bàn luận. Trong khi chuyện bầu cử ở nước mình, đến một câu nói vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội cũng có thể ngay lập tức bị chính quyền tóm gáy xử lý. Còn những ai có ý định tự ứng cử mà không qua hệ thống của chính quyền, nguy cơ bị bắt giam vì các tội danh “chống chính quyền” luôn treo lơ lửng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hai người tự ứng cử, ông Trần Quốc Khánh và ông Lê Trọng Hùng, bị bắt giữ với lý do trên.

Nghịch lý lớn nhất nằm ngay trong bản chất của thể chế: độc đảng thì bầu cử có ý nghĩa gì?

Rốt cuộc thì “bầu cử là sự lựa chọn”. Từ tương đương của tiếng Anh “election” cũng có nghĩa gốc từ chữ Latin “eligere” với nghĩa chọn lựa. Mà chỉ có một thì chọn với lựa cái gì?

Câu trả lời là, bạn luôn luôn có sự lựa chọn.

Lựa chọn đầu tiên là hiểu những gì đang diễn ra.

Bạn có biết theo Điều 78 Luật Bầu cử 2015 hiện hành, nếu không có hơn một nửa số cử tri tham gia bỏ phiếu, kết quả bầu cử sẽ bị hủy bỏ?

Trước khi bạn nghĩ tới chuyện có thể tẩy chay để khiến cuộc bầu cử trở nên vô hiệu, Điều 80 của luật này đã có quy định về tình huống tổ chức bầu cử lại, khi đó mọi kết quả sẽ được công nhận bất kể có bao nhiêu cử tri tham gia.

Bạn có biết Việt Nam cũng có quy định về vận động tranh cử? Điều 63 của Luật Bầu cử đưa ra các nguyên tắc cho việc vận động là “dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật…”.

Trước khi bạn kịp tưởng tượng về những cuộc gặp gỡ đối thoại công khai sôi nổi giữa ứng cử viên với cử tri, các Điều 64, 65, 66, 67 tiếp theo dội ngay gáo nước lạnh cho sự háo hức đó. Chỉ có hai hình thức vận động, và đều phải theo sự sắp xếp chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan chính quyền.

Hay bạn có biết trong trường hợp nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử, người nào già hơn sẽ được tính là thắng cử?

Hoặc bạn có biết theo luật hiện hành, tòa án ở Việt Nam không có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện về người ứng cử, về việc kiểm phiếu, về danh sách người ứng cử, hay về kết quả bầu cử?

Nếu giống như người viết, trước đây vẫn nghĩ rằng tìm hiểu những chuyện này không có ý nghĩa gì, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến sự tồn tại của những điều luật trên.

Và nếu giống đa số mọi người xung quanh, bạn cần một cuốn cẩm nang ABC để giải đáp mọi thắc mắc của mình về chuyện bầu cử.

Quyển sách “ABC về bầu cử” của tác giả Lã Khánh Tùng là một lựa chọn đáng để bạn bắt đầu.

Cuốn cẩm nang nhỏ này có tổng cộng 111 câu hỏi đáp với mọi thứ bạn cần biết về bầu cử.

Phần đầu của quyển sách đi từ những câu hỏi giản dị nhất về định nghĩa, vai trò, chức năng và ý nghĩa của bầu cử. Nó giới thiệu về các hệ thống bầu cử khác nhau trên thế giới, về luật pháp quốc tế, về vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy bầu cử tự do, công bằng.

Sau khi có bức tranh tổng hợp về bầu cử trên thế giới, phần tiếp theo của sách giải đáp các thắc mắc chi tiết về hệ thống tổ chức bầu cử của Việt Nam, một hệ thống mà tác giả trong nhiều trường hợp cũng phải nhận xét là “khá phức tạp”.

Nửa còn lại của quyển sách là phần phụ lục, trong đó ngoài các văn bản luật của Việt Nam còn giới thiệu các văn bản quốc tế như “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948” (một số ý kiến đề nghị cách dịch chính xác hơn là “Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát”), “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966”, “Tuyên ngôn về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng 1994”…

Việc giới thiệu các văn bản quốc tế này có ý nghĩa gì?

Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người – một việc có lẽ bạn đã biết. Điều bạn có thể chưa biết là nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc về việc thực hiện quyền bầu cử ở Việt Nam (câu hỏi số 40 trong sách).

Điều này có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cam kết (và báo cáo) của họ với cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo quyền bầu cử và tự do ứng cử của công dân là một trong những trách nhiệm đó.

***

Có những người nghĩ rằng tìm hiểu về các điều luật này là một chuyện lãng phí thời gian.

Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam theo dõi các cuộc đấu tranh dân chủ của người Hong Kong, đặc biệt là người Myanmar những ngày qua, thường chất vấn “khi nào người Việt Nam mới làm được vậy?”.

Không ai biết được câu trả lời, và người viết cũng không chắc đó là câu hỏi đúng. Nhưng mọi cuộc đấu tranh luôn bắt đầu bằng tri thức: biết mình đang ở trong tình trạng ra sao, phải chống lại thứ gì, vì sao phải làm vậy, làm thế để được gì, cần làm như thế nào…

Nhiều năm qua, cứ mỗi kỳ bầu cử đến, không ít ý kiến kêu gọi cần phải tẩy chay bầu cử.

Cần phải nói rõ, bầu cử là quyền, không phải nghĩa vụ. Nó là một lựa chọn. Tẩy chay – không bầu cử – cũng là một lựa chọn. Nó hoàn toàn hợp pháp, không ai có quyền ép buộc người khác làm điều ngược lại.

Tuy nhiên, giống như mọi phong trào đấu tranh, tẩy chay chỉ có ý nghĩa và tác dụng nếu thu hút được số đông.

Làm sao để thu hút thuyết phục người khác nếu như chính bạn cũng không hiểu về thứ mình đang tẩy chay?

Và khi ai đó chất vấn ngược lại, rằng bạn đang phản đối vấn đề gì trong hệ thống này, nếu không trả lời được, liệu bạn có chắc đang làm theo lựa chọn của chính mình hay cũng chỉ đơn giản nghe theo sự sắp đặt của kẻ khác?

Hiểu về bầu cử vì vậy là việc cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả khi bạn không thấy có lý do gì để bầu hay không có ai để cử.

Y.C.Nguồn: Luật Khoa

Duyên Nguyễn: Hậu Đồng Tâm - Cuối cùng thì bà Kình cũng được gặp con trai bà rồi

Giữa nhiều thông tin xác định vị trí khác nhau thì Bà Thành vẫn quyết định vào trại số 2 Thường Tín để tìm các con trai mình... Sau hàng năm trời xa cách...

Trên đường đi con gái đầu lòng nhà cháu (Kiến Con) lại thốt lên một câu khiến mấy người lớn phải suy ngẫm:

Nó lại bảo: “Lát nữa gặp Ông Nội cấm ai được khóc nhè trước mặt ông nhé!”

Cả nhà chỉ lặng và đợi chờ chiếc xe di chuyển thật nhanh tới trại giam số 2 tìm Bố Lê Đình Công.

Cuối cùng thì cũng được bật tín hiệu là Bố Công đang ở đây và nhà Cháu được xếp thăm gặp vào lúc 14h chiều...

Nhà Cháu đi gần cả chục người bao gồm Bà và các cô, các con dâu, các cháu của Bố Công. Nhưng nhà cháu chỉ được vào 3 người lớn và 4 đứa trẻ con...(Bao gồm Vợ - 2 con dâu và 4 đứa cháu) Bà Thành không được vào..

Chờ đợi 1 lúc thì Bố Công cũng bước ra từ cánh cửa sau tấm kính... Hình ảnh đầu tiên Chúng cháu nhìn thấy là 2 tay - 2 chân bị cùm, 1 cán bộ trẻ dìu Bố ra với thái độ lễ phép.

Nhìn thấy đám trẻ con là Ông Nội khóc liền..

Nhấc điện thoại lên câu đầu tiên Ông nói:

[Ông Thương Nhớ Con Cháu Vô Cùng]

[Các Con Phải Nuôi Nấng chúng Nên Người nhé]

[Lúc Nào Bố Cũng Nhớ Các Cháu Của Bố]

RFA: Vụ Đồng Tâm - Hai ông Công, Chức từ chối làm đơn xin ân xá từ Chủ tịch nước

Hai người dân bị tuyên án tử hình trong vụ Đồng Tâm là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ chối viết đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng bản thân không giết người.

Thông tin trên được chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu cụ Lê Đình Kình thuật lại từ cuộc thăm gặp hôm 26-3-2021 tại trại tạm giam số 2 - Công an thành phố Hà Nội. Chị Duyên nói qua điện thoại như sau:

"Em có hỏi thì bố có nói là bố không làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước, hai người đều có cùng một câu trả lời là (cán bộ trại -PV) thường xuyên xuống để khuyên nhưng bố không làm.

Chú Chức thì nói là mọi người đừng khóc lóc và đau buồn gì cả, bởi vì chú và bố sẽ kêu oan tới cùng.

Trong trại giam thì cán bộ trại giam cũng thường xuyên xuống phòng biệt giam của chú để khuyên chú làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước.

Thế nhưng chú đã nói là: 'Tao không làm làm đơn xin ân xá Chủ tịch nước, tao đã tuyên bố trước tòa rồi!

Nếu như tao mà làm (đơn xin ân xá - PV) thì chứng tỏ một điều là tao đã giết người hay sao?! Nên là thôi chúng mày không cần xuống đây để khuyên gì tao!'"

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Ngô Thế Vinh: In Retrospect – Nhìn Lại _ Của Cha Và Con Steinbeck Giữa Chiến Tranh Việt Nam

Giải Nobel Văn chương 1962 được trao cho toàn
sự nghiệp của John Steinbeck; nhà văn Mỹ thứ 6
được giải Nobel tiếp theo sau Ernest Hemingway 1954.
[photo from the Nobel Foundation archive ]

JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962


Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.

Trở về California 3 năm sau (1928), Steinbeck cũng làm đủ mọi nghề, kể cả hướng dẫn du lịch ở Lake Tahoe, nhưng vẫn túng quẫn. Ông dọn về sống trong căn nhà nhỏ của cha ở vùng bán đảo Monterey; không phải trả tiền nhà lại được người anh giúp đỡ, không bận bịu mưu sinh, ông tập trung viết văn. Nhưng cuộc sống lại chật vật khi cả nước Mỹ bước vào thời kỳ Đại Suy Thoái. Steinbeck mua đượcmột chiếc tàu nhỏ, thử sống bằng nghề đánh cá ven biển, cá cua lưới bắt được cũng là nguồn thực phẩm cho gia đình, còn rau tươi thì hái lượm ngay trong vườn nhà; vẫn không đủ sống, vợ chồng ông phải sống bằng tiền trợ cấp xã hội / welfare.

Ngô Nhân Dụng: Quyền Filibuster sẽ phải giảm bớt

Filibuster là điều trong nội quy Thượng viện chỉ cho ngưng thảo luận nếu được 60 trong 100 nghị sĩ đồng ý. Chỉ cần 41 nghị sĩ không chịu thì không dự luật nào được biểu quyết. Điều khoản này sẽ khiến đảng Dân chủ, mặc dù đang nắm Tòa Bạch Ốc và chiếm đa số quá bán trong hai viện quốc hội, không thể đưa ra các chương trình mà các cử tri chờ đợi khi bỏ phiếu cho họ. Cho nên, trong thời gia tới, quyền Filibuster sẽ giảm bớt, dù không bãi bỏ.

Dự luật chi tiêu $1.9 ngàn tỷ đô la cứu cấp vì đại dịch Covid-19 của Tổng thống Joe Biden đã được thông qua vì các dựa luật về ngân sách được miễn trừ không bị filibuster.

Trong thời gian sắp tới, ông Biden sẽ cần quốc hội thông qua một dự luật xây dựng hạ tầng cơ sở, mà các chính phủ Mỹ vẫn muốn nhưng không thực hiện được trong hai chục năm nay. Trong cuộc họp báo đầu tiên, ông đã cổ động cho chương trình này một cách say sưa, dù không phóng viên nào đặt câu hỏi. Một chương trình khác, chắc chắn sẽ bị các nghị sĩ Cộng Hòa chống là dự luật HR-1 về Quyền Bỏ Phiếu, đã được Hạ viện ưng thuận.

Nếu Thượng viện không thông qua HR-1 thì đảng Dân chủ coi như sẽ thất bại trong kỳ bầu cử quốc hội năm 2020. Vì đảng Cộng Hòa đã ra tay trước. Sau khi Tổng thống Donald Trump thất cử tại Arizona, Georgia xưa nay vẫn bầu cho đảng Cộng Hòa, các tiểu bang do Cộng Hòa kiểm soát đã đưa ra 22 dự luật bầu cử mới, thêm những điều kiện khó khăn nhắm vào các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ.

Các cử tri ở Georgia đã biểu tình sau khi ông thống đốc Cộng Hòa ban hành đạo luật mới được nghị viện, do Cộng Hòa kiểm soát, chấp thuận. Một điều trong luật mới này hạn chế bớt việc bỏ phiếu trong ngày Chủ Nhật. Ai cũng biết rằng các cử tri da đen thường bỏ phiếu sau khi đi lễ nhà thờ! Trong ngày Chủ Nhật có 37% người đi bỏ phiếu là da đen, trong khi họ chỉ chiếm 27% dân số tiểu bang.

Nhã Duy: Việt-Trump, tâm lý mâu thuẫn và xung đột

Nếu những cuộc tuần hành ủng hộ Donald Trump từng nổ ra với cờ xí ồn ào và liên tục trước kia trong cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ, thì hầu như các tổ chức cộng đồng đều im bặt hay gượng gạo lên tiếng trước nạn tấn công vào người gốc Á châu hiện nay, ngoại trừ một nhóm nhỏ các cá nhân và tổ chức cấp tiến người Việt lên tiếng.

Các bản tin về các cuộc tuần hành hay thắp nến bày tỏ thái độ chống lại nạn kỳ thị và bạo lực nhắm vào người gốc Á, trong đó người Việt cũng là nạn nhân, cho thấy chỉ có một số nhỏ người gốc Việt tham gia. Nếu những cá nhân, cơ quan truyền thông Việt từng ủng hộ Trump cuồng nhiệt, liên tục đăng hình ảnh, tin tức ủng hộ Trump trước kia, thì hiện nay có vẻ họ né tránh sự việc này, một phần vì công luận cho rằng Trump là nguyên nhân.

Cộng đồng người gốc Việt ủng hộ Trump (gọi vắn tắt là Việt-Trump) ở Mỹ, dường như luôn đứng bên lề, hay đúng hơn là luôn đi ngược lại với xã hội Mỹ mà họ đang sống. Cộng đồng này vốn là một cộng đồng tự mâu thuẫn trong nhiều vấn đề. Là những người di dân, họ chống đối người di dân. Là người thiểu số, họ kỳ thị các sắc dân thiểu số khác. Là người phụ thuộc vào các chính sách dân sinh lâu đời của đảng Dân Chủ, họ chống đối đảng Dân Chủ. Là sắc dân nghèo, họ ủng hộ các chính sách dành cho người giàu. Là nhóm bị kỳ thị, họ ủng hộ những nhóm kỳ thị. Nhóm nhỏ có học vấn và thành đạt hơn thì ích kỷ, không muốn san sẻ những gì họ từng được giúp đỡ trước đây để có được hôm nay. Có thể kể thêm vô số điều khác nếu cần phải kể thêm.

Đó là lý do trong khi các cộng đồng thiểu số, kể cả người Mỹ bản xứ đã phản đối và truất phế Donald Trump, cũng như tỉ lệ người dân đồng thuận với tổng thống Joe Biden tăng cao thì trong cộng đồng Việt, nhiều người vẫn còn đang hoang tưởng về Trump và tiếp tục phản đối vô cớ tổng thống Joe Biden cùng hệ thống nước Mỹ, dù chỉ là những lời lẽ bất nhã hay một số câu chuyện tiểu tiết trên mạng xã hội.

Hãy thử phân tích hiện tượng này qua những xung đột tâm lý của nhóm người Việt này với ba yếu tố mâu thuẫn và xung đột nội tại, cộng đồng và vô thức ra sao.

Mạc Văn Trang: Thư gửi các thầy thuốc có lương tri

Thưa các Bác sĩ, các nhân viên y tế trực tiếp đem nghề nghiệp phục vụ nhân dân.

Chúng tôi biết rằng, ngoài một số người lợi dụng nghề Y để làm những việc bất chính nhằm trục lợi, số còn lại, các thầy thuốc tuân theo lời thề Hypocrates và những quy định về Y đức của Việt Nam, đều hết lòng vì nhân dân phục vụ.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng chúng tôi viết Thư này gửi đến các Quý vị vì nỗi lo lắng, tình trạng Công an đã chuyển một số Tù nhân lương tâm, vốn là những người bình thường trước khi bị bắt, vào Bệnh viện Tâm thần. Gần đây là trường hợp các ông Lê Anh Hùng, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương, cụ thể như sau:

1 - Tin cho biết ông Lê Anh Hùng khi từ chối uống thuốc, đã bị nhân viên y tế tại Bệnh Viện Tâm thần trung ương đánh đập dã man, trói chân tay vào giường và cưỡng bức tiêm thuốc tâm thần. (1)

2 - Trường hợp nhà văn Phạm Thành, vợ ông bà Nguyễn Thị Nghiêm, nói với đài VOA: “Ngày 24/11/2020, họ chuyển anh ấy từ trại số 1 Hỏa Lò thuộc Công an thành phố Hà Nội đến Viện pháp y Tâm thần Trung ương ở huyện Thường tín. Ngày 25/11, Điều tra viên báo với tôi rằng như vậy. Trong lòng tôi rất hỗn loạn. Tôi không biết làm thế nào cả”.

“Tôi sống với anh ấy bao nhiêu năm thì tinh thần, sức khỏe của anh ấy bình thường, không có vấn đề gì về tâm thần cả. Bây giờ chuyển xuống Viện thì tôi không rõ họ thẩm định sức khỏe hay làm gì khác.”... (2)

3 - Trường hợp ông Trịnh Bá Phương, vợ ông, bà Thu nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:

"Là anh Nguyễn Thế Bắc (công an), chỉ thông báo bằng mồm rằng đã trích xuất chồng em đi tới Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 1 vào hôm 1 tháng 3 năm 2021”.

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Phạm Phú Minh: Thăm Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Trong Mùa Đại Dịch

Ngày 25 tháng Ba 2021 vừa rồi, một nhóm anh chị em quen biết lâu năm đã đến thăm nhà văn Doãn Quốc Sỹ tại nhà và dùng bữa cơm trưa do cô Liên, con gái nhà văn khoản đãi. Khách tới nhà gồm có anh Trần Huy Bích, anh chị Đỗ Quý Toàn – Hà Dương Thị Quyên, anh chị Trần Dạ Từ - Nhã Ca và cô con gái Sông Văn, và Phạm Phú Minh.

Từ trái, hàng ngồi : Trần Dạ Từ, Doãn Quốc Sỹ, Đỗ Quý Toàn
Hàng đứng : Nhã Ca, Hà Dương Thị Quyên, Trần Huy Bích, Phạm Phú Minh

Thật ra trước đó Liên đã liên lạc với anh Trần Huy Bích, thông báo một kế hoạch gặp gỡ rộng lớn hơn : khoảng vài mươi người sẽ gặp nhau trong một tiệm phở trên đường Beach để cùng ăn phở và trò chuyện với nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lý do, sau một năm vì dịch bệnh mọi người đều “tu tại gia”, nay tình hình đã có chút khả quan “nếu bố em được gặp đông đủ bạn bè thì bố sẽ rất vui” như lời cô Liên trình bày lý do với anh Bích. Nhưng sau, có lẽ vì tình hình dịch bệnh chưa đủ lạc quan để có một buổi hội họp đông đảo như thế, gia đình nhà văn đã thu gọn buổi gặp gỡ đầu tiên bằng một bữa cơm trưa thân mật trong gia đình.

Doãn Quốc Sỹ: Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều

Quê tôi cách Hà Nội chừng 5 cây số. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì gia đình tôi tản cư lên Nhã Nam thuộc huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Đến năm 1948, khi cậu tôi từ Vĩnh Yên lên thăm chúng tôi lần đầu thì toàn thể gia đình tôi ai nấy đã có màu da nửa vàng nửa xám xịt vì sốt rét rừng.

- Anh chị phải cho các cháu tản cư về mạn dưới như chúng tôi - lời cậu tôi nói với thầy mẹ tôi - chứ cứ như thế này thì không chết cũng chẳng còn ra hồn người nữa.

Sau ngót hai năm tản cư gia đình tôi khánh tận rồi. Có lẽ vì nghĩ vậy nên thầy mẹ tôi tìm cách nói khác:

- Ngày xưa vùng Yên Thế Thượng này độc thật, nhưng nay vì có nhiều người lên khai phá nên khí hậu cũng không đáng ngại lắm.

Cậu tôi không chịu:

- Anh chị về Vĩnh Yên gần chúng tôi cho có anh có em, vừa tránh được nạn sốt rét rừng, vừa có cơ buôn bán khá (dạo đó Vĩnh Yên còn là cửa ngõ của việc thông thương giữa Liên Khu III với Việt Bắc).

Rồi cậu tôi về Vĩnh Yên. Hai tháng sau người lại lên, nhất quyết đón gia đình tôi xuôi, nói là nơi ăn chốn ở đã thu xếp đâu vào đó cả.

Thế là gia đình tôi xuôi Vĩnh Yên. Còn một mình tôi ở lại Sở Thông tin Liên khu I. Công tác của tôi là đi tuyên truyền mười điều kháng chiến trong toàn huyện Yên Thế. Vì lưu động như vậy nên tôi cũng quên đi nỗi buồn gia đình phân cách đôi nơi. Nỗi buồn đó chỉ đến thắc mắc lòng tôi mỗi khi trở về trụ sở kiểm điểm công tác.

Thế Kỷ 21: Số 74, Tháng Sáu, 1995










Thế Kỷ 21 - Số 75, Tháng Bảy, 1995






Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Bùi Giáng: Chào nguyên xuân

D:\PhamPhuMinh\Pictures\Scanned\2021-03-26 B Giáng\B Giáng 001.jpg

 


Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng : những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây ngang đầu
Hỏi rằng : người ở quê đâu
Thưa rằng : tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng : từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng : nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng : đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng : ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.

(Mưa Nguồn)

Trần Mạnh Hảo: Những ai dám “cả gan” in truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp trên báo Văn Nghệ?

Trong hồi ký của nhà văn Nguyên Ngọc, khi nói về Nguyễn Huy Thiệp, ông Ngọc viết: “Tôi không phải là người có vinh dự được in truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp trên báo ‘Văn Nghệ’ – truyện ‘Tướng về hưu’.”

Vậy ai, và những ai là người lôi Nguyễn Huy Thiệp từ bóng tối ra ánh sáng? Tìm hiểu từ nhiều nguồn, sau cùng tôi đã gọi điện thoại hỏi nhà văn Trần Huy Quang (tác giả “Linh Nghiệm”), người làm biên tập viên, phóng viên lâu năm vào hàng nhất báo Văn Nghệ.

Lúc đó, cuối năm 1985, đầu 1986, báo “Văn Nghệ” của Hội nhà văn Việt Nam hết tiền in báo, phải in gộp hai đến ba số vào một lần ra mắt, ế thiu ế thối, hầu như chẳng ma nào mua. Nhà văn Đào Vũ được điều về làm quyền Tổng biên tập, nhà thơ Hoàng Minh Châu làm Phó tổng biên tập. Ông Đào Vũ bực mình vì nhiều lẽ, lại chỉ được giữ “quyền tổng biên tập” nên đã xin đi công tác và đi thực tế ở Sài Gòn, trao quyền trực cho nhà thơ Hoàng Minh Châu.

Lúc đó thời của ông Nguyễn Văn Linh, tướng cấp tiến Trần Độ giữ chức trưởng ban tư tưởng trung ương, cố vấn cho tổng bí thư Linh ra nghị quyết năm: “Cởi trói cho văn văn nghệ sĩ”. Một loạt đại tá quân đội được tướng Trần Độ mang sang Hội nhà văn, nhằm thay thế dần thế hệ ông Nguyễn Đình Thi đã quá cũ kỹ.

Các đại tá ấy là: Nguyên Ngọc, Chính Hữu, Hữu Mai, Nguyễn Khải. Nguyên Ngọc được tướng Trần Độ bố trí làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, sẽ thay thế Nguyễn Đình Thi làm tổng thứ ký. Nhưng Nguyễn Đình Thi không chịu nhường chức, quyết nắm ghế tới cùng.

Dưới “ánh sáng” nghị quyết 5 “cởi trói cho văn nghệ sĩ”, Nguyên Ngọc, nhà cách mạng văn nghệ báo cáo đề dẫn khá mới mẻ, thông thoáng, tạo tiền đề cho tự do sáng tác.

Hồ Phổ Lại: Đã Tưởng Chừng...

Đang đi ngon trớn xơ Mân bỗng bước chậm lại, đưa tay lên, chỉ.

- Còn đây là nơi an nghỉ của đức cha Sanh người sáng lập ra trại cùi Di-linh nầy.

Ngước mắt lên, Nguyện nhìn thấy một ngôi mộ. Một ngôi mộ, thoạt mới trông qua cũng tầm thường như trăm ngàn ngôi mộ khác, với cây thanh giá vươn lên trong nắng. Có khác chăng là vùng cây lá vây quanh thì lại thắm tươi chứng tỏ rằng hàng ngày vẫn được một bàn tay nào tận tình chăm sóc đến.

- Nơi đây chúng tôi gọi tên ngài là tông đồ của người Hủi.

«Tông đồ của người Hủi»! Trong ngơ ngác, Nguyện lặp lại, nhưng cũng tự động nhích người tới trước khòm lưng xuống, lầm thầm đọc.

- Thưa dì, tên khắc trên tấm bia là Jean Cassaigne; con vừa nghe dì gọi tên ngài là đức cha Sanh.

Một nụ cười tươi rói nở bùng ra làm hực sáng khuôn mặt vốn khép kín và rất đỗi nghiêm nghị của người nữ tu còn trẻ.

- Chị chưa bao giờ được nghe ai kể qua về tiểu sử của ngài?

Ngó lơ qua chỗ khác, Nguyện lúng búng trả lời trong họng:

- Thời chưa lập gia đình, con là người ngoại đạo.

- Chị muốn nghe?

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 2

Hôm tôi xuống tàu, khi xe đậu lại bến, Ama đang đứng trực trên đầu cầu thang, vừa thấy tôi từ trên boong nó chạy ào xuống làm chiếc cầu thang rung rinh và kêu lạch cạch. Nó quên luôn luật phòng chống dịch, nhào tới bắt tay mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi:

– Biết chú xuống con chờ.

Tôi vỗ vỗ vào vai nó, nói:

– Lâu lắm rồi chú cháu mình mới gặp lại.

Nó khom xuống kéo chiếc vali nặng trịch và đầy nhóc đồ đạc của tôi vác lên vai rồi đi một mạch lên phòng, để vali xuống xong, nó nói:

– Con còn phải trực, chú cháu mình sẽ gặp lại sau.

Ama dân In Đô thuộc giống người Ambon tóc quăn, nước da đen gần như người Phi Châu. Tôi quen ba của nó trong những ngày đầu tôi tập sự hải hành, ông tên là Verman, lớn hơn tôi bốn tuổi và gia đình theo đạo Thiên Chúa. Lúc tôi mới chân ướt chân ráo tới định cư nước Hoà Lan, xin được chân thủy thủ, những ngày sống chung nhau Verman thương và giúp đỡ tôi rất tận tình. Tới ngày tôi làm đầu bếp thì cũng là lúc Ama xuống tập sự làm thủy thủ, Verman dạy Ama kêu tôi bằng chú và dặn tôi nhắc nhở, giúp đỡ Ama trong lúc nó cần hoặc những khi ông không có mặt trên tàu. Thời gian sau Verman bệnh nặng không làm việc được nữa, lúc đó Ama đã thạo nghề và lương bổng được khá thì cũng là lúc Verman qua đời.

Sau giờ ăn trưa hôm đó, Ama dẫn tới một thanh niên trẻ, giới thiệu là con trai của nó tên Nando vừa tròn hai mươi tuổi, học xong trung học và mới xuống tàu đi chuyến đầu tiên. Tôi còn nhớ ngày đầu khi Verman dẫn Ama tới giới thiệu cho tôi, tuổi Ama cũng bằng Nando bây giờ và không khí gặp gỡ cũng giống như ngày hôm nay, khác cái là Verman dạy Ama kêu tôi bằng chú Tấn (uncle Tan), còn bây giờ Ama dạy Nando kêu tôi bằng ông Tấn (Mr. Tan.) Nước In Đô với nước Hoà Lan có hiệp ước lao động nên phần đông tàu Hoà Lan nhận người In Đô làm thủy thủ rất nhiều, cũng vì vậy nhiều thủy thủ người In Đô làm việc cho công ty hết đời cha tới đời con và bây giờ tới đời cháu rồi.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Thomas Gutschker: Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến châu u - “Bắc Kinh đang tìm cách chia rẽ chúng ta” (Hiếu Bá Linh chuyển ngữ)

Sự trả đũa của Trung Quốc đã gắn kết Hoa Kỳ và EU lại với nhau. EU đang xiết chặt hàng ngũ và xích lại gần Mỹ hơn. Ngoại trưởng Mỹ Blinken hứa sẽ không đẩy Brussels vào một cuộc đối đầu mới với Bắc Kinh.

Sự trả đũa của Trung Quốc đã tạo ra một “bầu không khí mới”, một “tình hình mới”. Đại diện cấp cao EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell đã diễn đạt như thế vào tối thứ Hai 22/3 sau cuộc họp của các ngoại trưởng. Trong khi họp, họ nghe tin về sự trả đũa từ Bắc Kinh chống lại Nghị viện châu Âu, chống lại Ủy ban Chính trị và An ninh của Hội đồng Châu Âu, trong đó có tất cả đại sứ của các quốc gia thành viên EU.

Borrell gọi những biện pháp của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được“. Ông sẽ báo cáo với Hội đồng Châu Âu về quan hệ với Trung Quốc từ năm 2019 đến nay đã phát triển ra sao. Ông cho biết các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ chắc chắn sẽ chú ý các sự kiện gần đây.

Đích thân họ sẽ không gặp nhau vào thứ Năm tuần này như dự kiến ban đầu. Một số người đứng đầu chính phủ không muốn đi máy bay vì làn sóng thứ ba của đại dịch virus corona. Tuy nhiên, nhờ vậy mà có thêm một vị khách tham gia cuộc họp trực tuyến: Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham gia vào buổi tối.

Việc Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao của Biden, vừa đến Brussels là một điều tốt. Sau khi gặp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao NATO, ông gặp Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Borrell vào tối thứ Tư 24/3. Tất cả những cuộc nói chuyện này cũng về đề tài Trung Quốc. Chính phủ ở Washington coi mối quan hệ với Bắc Kinh là một thách thức địa chính trị trọng tâm trong những năm tới; họ muốn xây dựng một liên minh các nền dân chủ.

Không chọn “Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc”


Ts Đinh Xuân Quân: Cuộc Họp Mặt Trung - Mỹ ngày 22-23 Tại Anchorage – Alaska

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ngoại giao của chính quyền tân Tổng Thống J. Biden của Hoa Kỳ và ngoại giao của Trung Quốc từ khi có cuộc đàm thoại 2 tiếng giữa TT JBiden và Tập cận Bình vào dịp Tết Âm lịch. Trong cuộc họp trực tiếp này, hai bên đã có những đối đáp gay gắt.

Phía Trung Quốc do ông Dương khiết Trì (DKT)- thành viên bộ chính trị và ông Vương Nghị (VN) bộ trưởng ngoại giao cáo buộc phía Mỹ do ngoại trưởng A. Blinken và Jack Sullivan cố vấn an ninh đã “nói thẳng” những vấn đề giữa hai bên.

Trong lời mở đầu NT Antony Blinken và cố vấn an ninh Jake Sullivan đã nêu lên những mối quan ngại sâu sắc của HK về các hành động của Trung Quốc như đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) ở Tân Cương, bóp chết nền dân chủ tại Hong Kong, các hăm dọa Đài Loan, các cuộc tấn công mạng (cyberattacks), việc dùng sức mạnh kinh tế gây áp lực cho các đồng minh của HK (Úc, Canada). Tất cả các việc này đều đe dọa và làm tổn hại trật tự và ổn định thế giới dựa trên pháp luật. Các quan ngại này không phải là những quan ngại nội bộ và do đó phía HK phải nêu lên.

Không bỏ qua, trong 16 phút ông Dương Khiết Trì (DKT) đã trả lời là nay ít người tin tưởng vào Dân chủ kiểu Hoa Kỳ, TQ nay đã có nhiều tiến bộ về nhân quyền và nay HK có quá nhiều vấn đề về Dân chủ, nhân quyền. Ông DKT “tố” là HK đã dùng tư pháp của mình lấn qua các nước khác qua việc sử dụng sức mạnh quân sự và tài chính của mình ngăn cản thương mại và xúi giục các nước chống TQ.

Theo giới truyền thông, mối quan hệ giữa hai siêu cường đang ở mức căng thẳng nhất trong nhiều năm. Vậy có thể đánh giá cuộc gặp gỡ tại Anchorage ra sao?

Nhiều người hiểu là TQ đã sỉ nhục HK, nhưng chúng tôi có suy nghĩ khác.

Bối cảnh cuộc gặp gỡ này nên được đánh giá ra sao?

Bối cảnh


Thời Báo (Đức): Không “gãi ngứa” được Lê Thanh Hải, Nguyễn Phú Trọng đem Tất Thành Cang ra trút giận

Tánh của ông Nguyễn Phú Trọng là hay “đánh chó đá mèo”. Trường hợp này người dân Việt Nam đã chứng kiến cách hành xử của ông Trọng với Đinh La Thăng.

Có thể nói vụ án Đinh La Thăng là vụ điển hình cho cách hành xử như vậy. Đã 10 năm, trong đó có 5 năm ông Nguyễn Tấn Dũng tại chức và 5 năm ông Dũng đã nghỉ hưu mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đưa được Nguyễn Tấn Dũng vào lò. Không đốn cây thì ông Trọng cho tỉa cành.

Thuộc hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng bị trút giận cũng bởi đơn giản tại vì người đó là thuộc hạ ông Dũng, người mà từng làm ông Trọng nuốt không trôi khi phải nghẹn ngào khóc ở hội nghị trung ương 6 khóa 11.

Nỗi hận đó có lẽ giờ đây ông Nguyễn Phú Trọng đã trút hết lên đầu Đinh La Thăng. Càng bất lực trước ông Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng càng hành hạ Đinh La Thăng nhiều hơn. Giờ đây, ông Đinh La Thăng đã bị lôi ra tòa 4 lần và bị buộc phải bồi thường thiệt hại số tiền rất lớn 830 tỷ đồng.

Tính ra Đinh La Thăng còn may, chứ Trần Bắc Hà thì không được như vậy. Trần Bắc Hà là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng nắm mảng ngân hàng. Khi ông Nguyễn Phú Trọng cho bắt giam Trần Bắc Hà thì không biết vì lí do gì, có phải là do “trút giận quá tay” hay không mà ông Hà chết tại đơn vị tạm giam thuộc Bộ Quốc Phòng.

Được biết, đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng có 3 người, đó là Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải và Trần Bắc Hà. Trong đó Trần Bắc Hà thì chết khi tạm giam, Đinh La Thăng thì bị lôi từ tòa án này đến tòa án khác. Chỉ còn một mình Hoàng Trung Hải là tương đối an toàn. Sở dĩ Hoàng Trung Hải tránh được sự hành hạ của ông Nguyễn Phú Trọng là bởi vì, Hoàng Trung Hải có dính đến yếu tố Trung Quốc mà làm ông Trọng chùn tay?!

RFA: Vì sao các phiên phúc thẩm tù chính trị tại Việt Nam hiếm khi giảm án?

Phiên phúc thẩm xử Thi sĩ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 69 tuổi, cựu quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, diễn ra ngày 24/3/2021 tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội vẫn giữ cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với Nhà thơ Trần Đức Thạch trong phiên tòa được luật sư biện hộ nhận định là không công bằng.

Đây là trường hợp mới nhất mà các phiên phúc thẩm tù chính trị tại Việt Nam giữ nguyên án sơ thẩm.

Trước đó không lâu, phiên xử phúc thẩm sáu người có kháng cáo trong vụ Đồng Tâm ngày 9/3 vừa qua cũng tuyên y án sơ thẩm, bao gồm cả hai án tử hình đối với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức với cáo buộc “chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”. Trong khi những người bị xét xử chỉ cho rằng họ đang cố gắng giữ đất của mình.

Hồi năm ngoái, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội khi xét xử phúc thẩm nhà báo Trương Duy Nhất, một blogger của Đài Á Châu Tự Do, vào chiều 14/8/2020, cũng đã không thay đổi bản án 10 năm tù giam với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Mặc dù ông Trương Duy Nhất trong phiên sơ thẩm đã nói rõ ông là nạn nhân của một âm mưu chính trị ở mức cao nhất trong chính phủ Hà Nội.

Sáng 8/1/2020, Tòa án cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm 4 thành viên của nhóm Hiến Pháp tuyên y án sơ thẩm đối với các ông/bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 8 năm tù giam, Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc cùng 5 năm tù giam và ông Hồ Đình Cương 4 năm 6 tháng. Thêm vào đó, mỗi người sẽ tiếp tục bị quản chế từ 2-3 năm sau khi án tù kết thúc.

Từng bào chữa cho nhiều tù nhân chính trị, bao gồm cả Thi sĩ Trần Đức Thạch, hay trong vụ Đồng Tâm, Luật sư Hà Huy Sơn – Giám đốc Công ty luật TNHH Hà Sơn từ Hà Nội giải thích vì sao các phiên phúc thẩm tù chính trị tại Việt Nam hiếm khi giảm án:

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Ngô Nhân Dụng: Trận đấu sắp tới ở Thượng viện Mỹ

Sau hai cuộc thảm sát trong vòng một tuần, 8 người ở Atlanta, trong đó có 6 phụ nữ Á châu, 10 người ở Boulder, trong đó có một cảnh sát, Nghị sĩ Chuck Schumer, trưởng khối Dân chủ ở Thượng viện hứa sẽ biểu quyết bản dự thảo luật mà Hạ viện đã thông qua. Dự luật kiểm soát súng này sẽ bắt buộc phải cho cảnh sát điều tra về người mua súng trong những vụ bán súng riêng tư, và không cho người ta được mua súng nếu cảnh sát không điều tra xong trong ba ngày, đổi thành 10 ngày.

Nghe những đề nghị mới có vẻ không khắt khe như vậy, người ta nghĩ ông Schumer có thể thực hiện được lời hứa trên. Nhưng không chắc. Vì nhiều nghị sĩ Cộng Hòa đã phản đối. Và chỉ cần có 41 người phản đối thì dự luật cũng không được đưa ra biểu quyết.

Năm 2013, chuyện này đã xảy ra sau vụ thảm sát ở Newtown, Connecticut, vào tháng 12 năm 2012 đã giết 26 người, trong đó có 20 học sinh, ở một trường tiểu học. Một dự luật được hai nghị sĩ Toomey (Cộng Hòa) và Manchin (Dân chủ) ủng hộ cũng chỉ đặt thêm vài biện pháp kiểm soát súng rất nhẹ nhàng, có 54 nghị sĩ ủng hộ, nhưng không được biểu quyết.

Nguyên nhân là một điều trong Nội quy Thượng viện viết rằng các cuộc tranh luận chỉ được phép chấm dứt nếu có 3 phần 5, tức có 60 nghị sĩ đồng ý. Nếu không đủ 60 phiếu ủng hộ thì người chủ tọa không được chấm dứt thảo luận để biểu quyết.

Chữ Filibuster bây giờ được hiểu là quyền nói hoài, không ai được chấm dứt, gốc tiếng Hòa Lan, Vrijbuiter, dịch ra tiếng Anh là “free booter,” vốn nghĩa là ăn cướp, nghĩa bóng là phá rối, mất trật tự.

Con số 60 này áp dụng từ năm 1975. Nếu còn theo nội quy năm 1917 được ấn định là 3 phần tư, thì phải có 75 người! Tức chỉ cần 26 người không chịu thì dự luật nào cũng bị xếp lại! Cũng vì quy định này nên sau khi Mỹ giúp Âu châu chiến thắng trong Đại Chiến Thứ Hai, hòa ước Verseilles không được Mỹ ký kết, vì không được Thượng viện biểu quyết.

VOA Tiếng Việt: Cuộc gặp Alaska - Tại sao Mỹ-Trung ‘vỗ mặt’ nhau?

Chính quyền Tổng thống Joe Biden không muốn tỏ ra yếu thế trước Trung Quốc trong khi phía Bắc Kinh đang tự tin vào ưu thế của mình nên phái đoàn hai nước đã có lập trường cứng rắn tại cuộc đối đầu ở Anchorage, Alaska, Mỹ, theo nhận định của các nhà quan sát.

Đây là cuộc gặp cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa hai nước để trao đổi về những bất đồng và cũng là cơ hội để thăm dò đối phương sau khi nước Mỹ có chính quyền mới của ông Biden để từ đó hai bên có cơ sở đề ra chính sách cho mối quan hệ song phương.

Theo những gì báo chí được chứng kiến, phái đoàn Mỹ, do Ngoại trưởng Anthony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan dẫn đầu, và phái đoàn Trung Quốc, do ông Dương Khiết Trì, chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng, và Ngoại trưởng Vương Nghị dẫn đầu, đã có những lời chỉ trích nhau rất gay gắt trong hơn một giờ đồng hồ tại phiên khai mạc cuộc họp hôm 18/3.

Ông Blinken đã đề cập đến các vấn đề mà Trung Quốc coi là vượt quá giới hạn như vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Tân Cương mà ông Blinken gọi là ‘tội diệt chủng’ – cũng như việc Trung Quốc sử dụng luật an ninh quốc gia mới để trấn áp bất đồng chính kiến ở Hong Kong.

Đáp trả ông Blinken, trong bài phát biểu kéo dài đến 16 phút trong khi thời gian cho phép chỉ là 2 phút, ông DươngKhiết Trì đã cáo buộc ông Blinken và ông Sullivan là ‘trịch thượng, bắt nạt, phân biệt chủng tộc và đạo đức giả’.

Hai phái đoàn đã ra về mà không có bất kỳ tuyên bố chung nào về sự sẵn sàng làm việc cùng nhau, ngay cả trên những vấn đề mà cả hai đều nói rằng có cùng lợi ích, từ biến đổi khí hậu cho tới bãi bỏ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trong thế đối đầu


Harriet Nguyen: Vì sao người Mỹ gốc Á khó tìm đồng minh khi bị kỳ thị?

Chiếc huy hiệu thiểu số kiểu mẫu khiến người gốc Á trở nên vô hình trong xã hội Hoa Kỳ.


Hôm 17/3, đài NBC News đăng một dòng tweet với nội dung “Làm thế nào để người Da Đen có thể là đồng minh mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Á lúc này” kèm theo một bài viết về cách mà liên minh các nhóm sắc dân thiểu số Mỹ có thể giúp chống lại sự thù ghét, phân biệt sắc tộc.

Trái với nội dung kêu gọi đầy tính đoàn kết, hỗ trợ người Mỹ gốc Á, hàng loạt các bình luận ở dưới lại mang màu sắc tiêu cực. Một trong số đó có nội dung như sau:

“Mấy người thật cả gan khi dám kêu gọi người Da Đen đấu tranh cho một nhóm người đã từng phân biệt đối xử với chính người Da Đen. Người Mỹ Da Đen đã đấu tranh đủ rồi… và nó đã đem lại lợi ích cho tất cả sắc dân thiểu số của đất nước này. Những người khác phải tự đấu tranh lấy cho chính họ.”

Bình luận này có tới 7.300 lượt yêu thích. Một loạt những bình luận sau đó cũng đều có nội dung tương tự: Người Mỹ gốc Á hãy tự lo lấy đi!

Không thể không đau lòng khi đọc những bình luận trên, nhất là khi ngày càng nhiều vụ tấn công người gốc Á trở nên bạo lực và táo tợn hơn.

Chuyện gì đang xảy ra ở nước Mỹ? Phải chăng giờ đây ngay cả các sắc dân da màu cũng căm ghét người gốc Á chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần lùi lại một bước, hãy thử “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Thiểu số “kiểu mẫu” vô hình


Quách Hạo Nhiên: “Giải Cứu” Đồng Bằng Sông Cửu Long - Góc Nhìn Khác Về Nhận Thức Và Giải Pháp (Phần cuối)



Phần Cuối - Đề Xuất Và Gợi Ý Một Số Giải Pháp Trên Tinh Thần “Bảo Tồn Để Phát Triển” ĐBSCL Trong Thời Gian Tới


ĐBSCL hôm nay đã không còn những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trước. Nếu như trước đây, người dân “sống chung với lũ” thì nay phải sống chung với hạn mặn. Hay nói khác đi, trước đây là sự thích ứng trong hoàn cảnh “khủng hoảng thừa” (nguồn tài nguyên nước ngọt và đất phù sa tích tụ sau mỗi mùa nước nổi hàng năm) thì nay là “khủng hoảng thiếu”. Vì là “khủng hoàng thiếu” nên việc thích ứng hôm nay khó khăn hơn rất nhiều. Thế nên, câu chuyện “Thuận Thiên” ở ĐBSCL nhất định phải được tiếp cận với tinh thần “bảo tồn để phát triển” chứ không nên tiếp tục “khai thác để phát triển” trong sự hoang phí hoặc đối phó với tầm nhìn ngắn hạn.

Thay đổi tư duy và nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia trong cái nhìn về ĐBSCL


ĐBSCL là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp nhưng oái oăm thay cũng là “vùng trũng” của cả nước đặc biệt là về hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế... Đây là một thực tế mà ai cũng nhìn thấy.

Để ĐBSCL thoát khỏi lời nguyền - cái nghịch lý “đất giàu người nghèo” quan trọng và trước hết phụ thuộc vào nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Theo đó, có một số vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc chung liên quan đến việc xây dựng và triển khai các chính sách vĩ mô đối với ĐBSCL trong thời gian tới là:

Thứ nhất, xóa bỏ cái nhìn định kiến vùng miền trong quy hoạch và phát triển chung về ĐBSCL. Đặc biệt là vấn đề huy động và ưu tiên tập trung nguồn lực về tài chính cho ĐBSCL trong thời gian tới. Dĩ nhiên kèm theo là cơ chế kiểm soát minh bạch, chặt chẽ, tránh những “rơi rớt” dọc đường do thói quen “ăn không chừa một thứ gì của dân”.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Trân Văn: Tham nhũng và đất đai - Tin ngắn để ngẫm về những nan đề

KBS (Korean Broadcasting System – Hệ thống Phát thanh và Truyền hình Nam Hàn) vừa phát một tin rất ngắn: Nhóm Đặc nhiệm liên ngành được thành lập để kiểm tra về khả năng dính líu của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Nam Hàn với đất đai, vừa phát giác 28 viên chức có dấu hiệu vi phạm các qui định của chính quyền Nam Hàn về lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đầu cơ đất đai và nhà ở.

Cả 28 viên chức vừa kể đều làm việc trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền một số địa phương của Nam Hàn. Theo Nhóm đặc nhiệm liên ngành, bởi 23/28 viên chức có dấu hiệu đầu cơ nhà, đất và họ sẽ chuyển 23 hồ sơ này cho Cơ quan Điều tra đặc biệt của cảnh sát Nam Hàn để cơ quan này xem xét trách nhiệm hình sự của 23 viên chức đó. Đồng thời nhóm sẽ tiếp tục thẩm tra thêm về 5/28 viên chức còn lại để xem xét kỹ lưỡng hơn các dấu hiệu cho, tặng đất đai dường như là bất minh giữa các thành viên trong gia đình của năm viên chức ấy.

Để ngăn chặn tình trạng lạm quyền khi xúc tiến dự án, kế hoạch qui hoạch đô thị, khai thác thông tin để đầu cơ, trục lợi… chính quyền Nam Hàn đã thành lập Nhóm đặc nhiệm liên ngành vừa kể. Nhóm đã thực hiện hai đợt kiểm tra. Thông tin vừa đề cập là kết quả mới nhất về đợt kiểm tra thứ hai, nhắm đến 8.760 viên chức. Phương thức kiểm tra là đối chiếu các giao dịch bất động sản với kho dữ liệu về sở hữu nhà đất của viên chức.

Tính đến ngày 16 tháng 3 đã có 8.653 trong số 8.760 viên chức là đối tượng của đợt kiểm tra lần hai, đồng ý bạch hóa thông tin về tình trạng nhà đất của họ. Tuy nhiên vẫn còn 127 viên chức chưa tự nguyện làm như thế và chính quyền Nam Hàn đã chuyển danh sách 127 viên chức cho Nhóm đặc nhiệm liên ngành kiểm tra. Nhóm dự trù sẽ điều tra cả người phối ngẫu, họ hàng của 127 viên chức (*).

***

Nếu dùng “chính sách đất đai+tham nhũng” làm từ khóa để tìm kiếm trên Google, ai cũng có thể thấy khoảng 2.840.000 kết quả liên quan tới chủ đề này. Những kết quả đó cho thấy hàng chục năm vừa qua đã có vô số… hội thảo, hội nghị, công trình khảo sát, nghiên cứu về tình trạng tham nhũng liên quan tới soạn – duyệt - thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến đất đai ở Việt Nam. Đó là chưa kể các chỉ thị, nghị quyết, qui phạm pháp luật của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền...

Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Thịnh vượng do 100 triệu người Việt quyết định, đừng ỷ lại vào nước ngoài"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tuyền, Báo Dân Trí

Dân trí xin trích đăng ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của các cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về mục tiêu, khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển năm 2045.

Khát vọng Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng. Không ít ý kiến cho rằng đây rõ ràng là mục tiêu cao, khát vọng lớn và đầy thách thức. Theo bà, Việt Nam gặp khó khăn, thách thức gì để thực hiện các mục tiêu này?

- Hai mục tiêu trên rất cao và đầy tham vọng. Để năm 2030 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao thì chúng ta phải đạt một loạt các tiêu chí về nhiều mặt. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội phải hiệu quả, liên tục, bền vững trong 10 năm tới. Mục tiêu năm 2045 càng cao hơn nhưng trước hết phải thực hiện được mục tiêu năm 2030 thì mới có cơ sở để đi tiếp.

Theo Báo cáo Việt Nam năm 2035 (được Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 2016), để đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035, nước ta phải tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình 6% một năm, tức là tăng GDP (theo cách ta thường đề cập) trung bình 7,5% trong 20 năm từ 2016 đến 2035. Nay ta đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, rút ngắn 5 năm hay 25% về thời gian thì mức tăng trưởng đương nhiên phải cao hơn.

Trong 5 năm 2016-2020, ta chưa đạt mức tăng trưởng mong muốn nói trên do nhiều nguyên nhân, đặc biệt do đại dịch Covid-19 và những biến động bất lợi trong kinh tế toàn cầu.

Nguyễn Hoài Vân: Chết vì tuyệt vọng nơi người da trắng ít học tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, độ tử vong của người da trắng (không gốc Mễ), học vấn thấp, đã tăng gấp ba, từ 1990 đến 2017 (30 trên 100 ngàn vào năm 1990, lên 92 trên 100 ngàn năm 2017) !

Lý do : sự tuyệt vọng trước tình trạng sa sút trên bậc thang xã hội. Người thợ da trắng đã mất đi 13% lợi tức giữa 1979 và 2017, trong khi lợi tức đầu người của Hoa Kỳ tăng 85% vào cùng thời gian ! Đó là hiện tượng "rò rỉ ngược" : lợi tức của người nghèo chảy vào hầu bao của người giàu (xem http://chinh-tri-lich-su.blogspot.com/2016/03/phu-huu-khong-chay-tu-tren-xuong.html).

Kết quả là trầm cảm, rượu chè, ma túy, tự sát ...

Angus Deaton (Nobel kinh tế 2015) và Anne Case, vừa xuất bản một nghiên cứu về hiện tượng này : Deaths of Despair and the Future of Capitalism - https://www.amazon.fr/Deaths-Despair-Future-Capitalism-English-ebook/dp/B082YJRH8D.

Các tác giả phân tích ba yếu tố được coi như sự thất bại của Tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ, có thể lan đến nơi khác :

1) Hệ thống y tế, với bảo hiểm sức khỏe quá sức tốn kém, và sự phổ biến vô cùng bừa bãi loại thuốc "opioid" (gây nghiện, dùng quá liều ...)

2) Tài chính hóa kinh tế và tự động hóa kỹ nghệ sản xuất với hệ quả là các công ty đua nhau giảm thiểu lao động và gia tăng lợi nhuận của vốn đầu tư để được thị trường tưởng thưởng.

3) Hệ thống giáo dục càng ngày càng đắt tiền, khiến giới thường dân khó học lên cao, trong khi các việc làm vừa xứng đáng vừa ít cần học thức thì lại dần dần biến mất.

Các tác giả cũng nhận xét rằng vấn đề không chỉ thuần túy là sự chênh lệch giàu nghèo, vì các nạn nhân không phải là những người nghèo nhất, mà ở cảm giác bất công, bị bỏ rơi, không còn hiểu được bước đi của xã hội.

Nguyễn Hoài Vân
12/3/2021

FRA: Chuyên gia Carl Thayer được lãnh đạo Việt Nam ghi công!

GS Carl Thayer(Hình: Hoang Dinh
Nam/AFP/Getty Images)
GS Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam và vấn đề Biển Đông, vừa được Đại sứ Việt Nam tại Úc đến trao tặng Thiệp chúc mừng Năm mới và quà riêng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Động thái này được nhìn nhận ra sao? Phóng viên RFA phỏng vấn GS Carl Thayer về vấn đề này.

RFA: Trên FB của ông đã đăng ảnh Đại sứ Việt Nam tại Úc Nguyễn Tất Thành trao tặng ông một Thiệp Chúc mừng Năm mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một cây bút là món quà cá nhân được ngài Thủ tướng đích thân ký tặng. (https://bit.ly/3lAda6e). Ông có thể chia sẻ cảm xúc của ông khi nhận những món quà đặc biệt này? Là một học giả nghiên cứu về Việt Nam trong nhiều thập kỷ, ông có bao giờ trông đợi sẽ có được mức độ ghi nhận của Chính phủ Việt Nam như hiện tại?

GS Carl Thayer: Tôi rất ngạc nhiên và hài lòng khi Đại sứ quán Việt Nam liên lạc với tôi để sắp xếp cho Đại sứ Nguyễn Tất Thành và vợ đến thăm nhà tôi. Đây là một sự xuất hiện bình thường. Tôi biết Ngài Đại sứ đã trở về Việt Nam để tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và đã bị cách ly nên việc ông trở về Úc và thăm nhà tôi thật bất ngờ.

Trước khi trở về Úc, Đại sứ Tất Thành đã nhắn tin cho tôi từ Hà Nội rằng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Scott Morrison, ông đã nhờ Thủ tướng Morrison chuyển lời chào của ông tới Giáo sư Carl Thayer. Điều đó làm tôi ngạc nhiên. Nhưng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi được Đích thân Đại sứ tặng thiệp chúc mừng năm mới và bút quà của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tôi cảm động trước sự quan tâm cá nhân của Thủ tướng.

Các nhà lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam, thỉnh thoảng cũng đã ghi nhận sự quan tâm của tôi đối với đất nước của họ. Ví dụ, tôi đã nhận được một lá thư cảm ơn từ Trần Đức Lương từ nhiều năm trước khi ông làm Chủ tịch nước.

Trong một dịp khác, tôi trở về Việt Nam để tham dự một hội nghị quốc tế lớn về nghiên cứu Việt Nam. Vài tuần trước đó, tôi đã bị gãy cổ tay trái trong một tai nạn giao thông ở Hà Nội và phải bó bột. Tại hội nghị, tôi được yêu cầu rời đi và gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Chủ Tịch Triết đã được thông báo về chấn thương và quyết tâm trở về Việt Nam của tôi. Ông ấy đã hỏi thăm về vụ tai nạn và vấn đề phục hồi của tôi.

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Ngô Nhân Dụng: Có lúc mình cũng nên bớt khôn đi

Một ông bạn ở Mỹ mới tâm sự trong email: Hôm nay mình bị đồng hương chửi ngu, anh ạ. Tức thế!

Câu chuyện thế này: Anh bạn đi cắt tóc. Ông hớt tóc cũng người Việt, hỏi thăm: ‘Anh chích Covid chưa?’
“Chưa! Phải chờ đến phase 3, tôi chưa tới 65 tuổi.”
“Sao anh ngu thế! Vào Pharmacy CVS, bỏ tên họ của mình vào. Ghi mình bị ung thư thì tuổi nào cũng được chích!”

Ông nêu bằng chứng: “Vợ chồng em chích rồi. Hai đứa con em 18 với 20 cũng được chích cho chắc; vì tụi nó hay đi lại lung tung. Bà con em cũng chích cả, có nhà lấy 9-10 hẹn một lần.”

Bị mắng là ngu rồi, ông bạn tôi vẫn tiếp tục “ngu,” còn thắc mắc:
‘Em có biết làm vậy là trái luật không?”
“Luật gì anh! Xứ Mỹ này thằng nào ngu thằng đó chết!”

Tôi chợt nhớ tới một ông bạn già, mới qua đời vì Covid, 81 tuổi. Chắc ông chưa kịp chích ngừa thì đã bị vi khuẩn đột nhập. Tôi tự hỏi, nếu có người mách ông những mánh khóe lươn lẹo để được chích vaccine, ông có làm không. Tôi đoán ông cũng từ chối. Chúng tôi quen nhau trong Hướng Đạo. Từ thời bé loắt choắt, đi họp ở Văn Miếu, Hà Nội, những năm 1953, 54. Luật Hướng Đạo nó thấm thía trong đầu, tự nhiên mình không muốn nói dối. Nói dối xong thấy ngượng nghịu. Chỗ họp ở Quốc Tử Giám cũng thờ các thánh hiền, từ Khổng Tử đến Chu Văn An. Hồi đó người Việt mình vẫn sống với Lễ, Nghĩa, Liêm Sỉ. Sống như thế lâu thành quen,

Nhưng tôi không trách ông thợ cắt tóc đã mắng bạn tôi ngu. Ông này còn trẻ, đã sống ở một nước Việt Nam khác thời chúng tôi lớn lên. Chắc ông đã phải tranh đấu, vật lộn với cuộc sống dưới chế mới sau năm 1975. Ông học tập rồi thấm thía một lối sống khác. Trong xã hội đó, phải khôn ngoan, biết những trò ma mãnh, lươn lẹo, lắt léo, mánh mung, phải biết luồn lách, bôi trơn, chôm chỉa. Bởi vì luật pháp do cường quyền áp đặt. Khi người dân ghét và khinh tất cả những kẻ đang cai trị mình thì họ không thể nào kính trọng pháp luật. Mà những người thi hành trên dưới đều tùy tiện, chính họ cũng không coi luật lệ ra cái gì. Ai răm rắp tôn trọng luật lệ thì đúng là “dại,” là “ngu” thật!

Nhưng phần lớn người mình cũng không muốn học thứ “khôn ngoan” này. Sống với những đạo lý cổ truyền tâm bình an hơn.

Jackhammer Nguyễn: Lá cờ vàng ở đâu trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc?

Không hề thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong các buổi biểu tình chống kỳ thị người châu Á diễn ra trên khắp nước Mỹ trong tuần qua, sau vụ thảm sát ở TP Atlanta, bang Georgia. Tôi theo dõi màn ảnh nhỏ, mạng xã hội, các kênh lớn của truyền thông Mỹ mà không thấy. Ngay cả ở những nơi tập trung đông đúc người Việt Nam như Houston (Texas), Quận Cam (California) cũng không thấy.

Trên trang báo tiếng Việt lớn nhất ở hải ngoại là báo Người Việt, có đến hai bài, một bài nói về cuộc biểu tình do một số vị dân cử người Việt tổ chức tại khu Little Sài Gòn, Nam California, bài khác nói về một cuộc đi bộ phản đối kỳ thị chủng tộc chống người châu Á, trong các hình ảnh ghi nhận được cũng không thấy lá cờ vàng.

Trong khi đó, lá cờ này lại xuất hiện rất nhiều trong các cuộc biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Trump, và đặc biệt là trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ.

Điều gì đang xảy ra?


Lá cờ vàng ba sọc đỏ, đại diện cho cộng đồng tị nạn của người Việt ở Mỹ sau năm 1975. Nó thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản trong nước, nhất là vào ngày tưởng niệm 30/4, là ngày Sài Gòn sụp đổ.

Hình ảnh lá cờ vàng hầu như đồng nhất với người Việt, tại các khu người Việt cư trú đông đúc, từ những lá cờ lớn treo giữa khu thương mại, cho đến những lá cờ nhỏ treo trong các tiệm ăn, cơ sở thương mại, nhà riêng… Nhiều địa phương ở Mỹ đã chấp nhận lá cờ này là đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương.

Lá cờ vàng của cộng đồng người Việt làm nên điều khác biệt so với các cộng đồng thiểu số khác, vì ta thường ít khi thấy cờ của các cộng đồng này trong các sự kiện có tính công cộng, so với người Việt với rất nhiều cờ vàng.

Thời Báo: Nguyễn Phú Trọng dùng kế “Đả Thảo Kinh Xà” nhắm vào Hoàng Trung Hải?

“Đả thảo kinh xà” là kế thứ 13 trong “tam thập lục kế” của binh pháp Tôn Tử. Nghĩa của nó là đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện. Tất cả những kế sách từ cổ nhân đến nay thì người Trung Hoa luôn dùng một trong các kế sách của binh pháp tôn tử để hạ đối thủ. Chỉ có 36 kế nhưng phép biến hóa của nó rất khôn lường. Chính những mưu đã viết nên sách vở ấy, người dùng đã làm cho đối phương phán đoán sai và sau đó là kẻ tấn công ra tay hốt gọn. Chính chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình đã dùng rất nhiều kế trong 36 kế này để thanh trừng những thế lực bất phục tùng. Là người noi theo Tập, Nguyễn Phú Trọng cũng lắm chiêu để đối phó với đối thủ và cho đến nay ông đã hạ được rất nhiều.

Tại miền Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng kế để hốt Tất Thành Cang, và giờ đây cũng dùng kế đó ông muốn hốt cả 3 người còn lại là Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua.

Được biết, Việt Nam là quốc gia độc tài toàn trị, nhà nước không phải là công cụ cho luật pháp như những nước dân chủ, mà ngược lại, luật pháp trở thành công cụ cho nhà nước, công cụ cho quan chức. Đó là điều khác biệt.

Ở các quốc gia dân chủ, chỉ cần quan chức tham ô thì bộ phận tư pháp độc lập ra tay thực hiện, tuy nhiên ở Việt Nam, hệ thống tư pháp tỏ ra bất lực trước những người có quyền cao, vì vậy chống tham nhũng với đối tượng là những quan chức lớn thì cần phải có quyền lực của quan chức lớn hơn mới chống được. Chính vì vậy mà đôi khi chống không nổi vì kẻ bị chống đó có thế lực chân rết quả dày đặc.

Ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng vất vả như anh lao công. Phải tìm giải pháp, phải tìm trợ lực chứ không thể đơn thân dùng luật pháp mà xử lí được. Luật pháp ở Việt Nam thường xuyên bị chính quyền chà đạp thì công cụ luật pháp làm sao trị được quan chức cỡ bự?

Bùi Văn Phú: Nguyễn Huy Thiệp - viết là đứng trong sự nguy hiểm về tình cảm, tài chính và chính trị

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ở Đại học Berkeley
ngày 1.10.1998 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời tại Hà Nội, sau một thời gian bệnh, hưởng thọ 71 tuổi (1950-2021).

Năm 1998 nhà văn có chuyến đi Mỹ lần thứ hai. Bài viết dưới đây là những ghi nhận khi ông có buổi nói chuyện và hội thảo tại Đại học U.C. Berkeley trong hai ngày 1 và 2/10/1998.

Bài này đã đăngtrên nhật báo Thời Báo (San Jose, 3/10/1998) và tạp chí Văn (Tháng Mười Một, 1998)

*

Phòng hội của Trung tâm Nghiên cứu Nam và Đông nam châu Á tại trường Đại học U.C. Berkeley là diễn đàn nói chuyện và thảo luận về các đề tài trong vùng. Nhiều người Việt trong và ngoài nước đã nói chuyện ở đây, trong đó có thi sĩ Nguyễn Chí Thiện khi ông vừa đến Hoa Kỳ định cư vài năm trước.

Lần này có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, qua Mỹ sinh hoạt văn học theo lời mời của Trung tâm Nghiên cứu Đông Dương (Indochina Studies Center), với một buổi nói chuyện và một buổi phê bình tác phẩm của ông. Chuyến đi Mỹ lần này của Nguyễn Huy Thiệp là lần thứ hai và đã tạo sôi nổi hơn chuyến trước vì cùng lúc ông có mặt tại Hoa Kỳ, một đoàn kịch nói từ Hà Nội đem vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ qua diễn tại vài đại học ở Quận Cam, thủ đô của người Việt ở Hoa Kỳ, mà ngày trình diễn đã có những người Việt biểu tình trước cửa nhà hát. Họ chống việc giao lưu văn hoá.

Ngày 1.10.1998 Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện ở Đại học U.C. Berkeley, miền Bắc California.

*

Lúc gần 4 giờ chiều, trước cửa vào tòa nhà nhiều tầng của trung tâm nghiên cứu có khoảng 30 người cầm bích chương, biểu ngữ đi qua đi lại biểu tình. Họ hô to những khẩu hiệu đả đảo cộng sản, đả đảo Nguyễn Huy Thiệp.

Lên tầng 6, phòng hội chưa mở cửa. Nhiều người Việt đã có mặt, cùng dăm bẩy người Mỹ. Cô thư ký và mấy nhân viên của trung tâm chạy tới chạy lui, vẻ mặt lo lắng hơn những lần tổ chức nói chuyện khác. Một cô dán lên cửa phòng ba tờ giấy mới in từ trong máy ra: “No Signs, No Banners, No Photography”. Cấm trương khẩu hiệu. Cấm mang biểu ngữ. Cấm chụp hình. Nhân viên nhà trường lo sợ những người biểu tình làm gì mà phải ngăn cấm thế. Hơi quá chăng ở đất Berkeley này?

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)

Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.

Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...

"Ở Việt Nam người ta phải có khả năng chờ đợi. Đôi khi, guồng máy chính trị mở ra, rồi lại đóng kín lại. Khi mình bắt được cơ hội đúng lúc – và việc này tôi rất khá – thì nhiều việc không thể ngờ nhưng cũng có thể xảy ra ở nước tôi". - Nguyễn Huy Thiệp

Trần Huy Bích: Câu đối Tưởng niệm Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Mưa Nhã Nam Giăng lưới bắt chimThợ xẻ sao khinh Tướng về hưu, vùi Phẩm tiết Thương cho đời bạc,

Gió Hua Tát Gạ tình lấy điểmXuân hồng nào ngăn Suối êm dịuđau Thủy thần khóc mãi Sông ơi!


(Chữ đậm: Tên tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Chữ nghiêng: Tiếng nối mạch)


Trần Mộng Tú: Tiễn Nguyễn Huy Thiệp

Có ở với văn chương
Mới biết văn chương bạc
Đã sống với văn chương
Yêu tận cùng nỗi chết

Văn như Muối Của Rừng
Nên rưng rưng nước mắt
Người Thợ Xẻ Sang Sông
Lịch Sử
như Kiếm Sắc

Nhà văn đó đã chết
Hình như ngày hôm qua
Phẩm tiết nào lưu lại
Cho người đời xót xa

Vàng lửa nào đang cháy
Tiễn người đi hôm nay
Những ngọn gió Hua Tát
Có lạnh ai, bàn tay?

Tôi thắp một nén nhang
Thổi hương về bên đó
Đốm lửa nhỏ nhoi đỏ
Như lệ trong mắt ai

Tôi thả một bông hoa
Xuống mặt hồ tĩnh lặng
Nhờ Con Gái Thủy Thần
Vớt tặng người mới tới.

tmt
3-20-2021

Những chữ nghiêng đậm là tên Các Truyện Ngắn của NHT.

Nguyễn Tường Thiết: Tưởng nhớ anh Nguyễn Huy Thiệp

Tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời khiến tôi sững sờ. Tuần trước chúng tôi mới nhắc đến tên anh thì tuần sau có tin anh ra đi.

Tôi quen biết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp do duyên văn nghệ. Vào những năm cuối của thế kỷ trước tôi đọc nhiều truyện của anh và tôi rất thích. Theo tôi anh là nhà văn xuất sắc nhất của Việt Nam trong thời kỳ “đổi mới”. Vì vậy năm 2006 khi tôi xuất bản ở Hoa Kỳ cuốn sách “Nhất Linh Cha Tôi” vào dịp 100 năm ngày sinh của ông Cụ tôi (25/7/2006) tôi mang một số sách về Hà Nội với chủ đích tìm gặp anh để tặng sách. Trong lần về nước này không những tôi được gặp anh Thiệp mà tôi còn có dịp tiếp xúc với những nhà văn khác cùng một số người trong giới trí thức Hà Nội và tôi có ghi lại những cuộc gặp gỡ đó trong hồi ký mang tên “Một Trăm Ngọn Nến”.

Mới tháng trước đây vào dịp Tết Tân Sửu cuốn sách thứ hai của tôi “Căn Nhà An Đông của Mẹ Tôi” được ấn hành ở Việt Nam. Trong sách đó có bài “Một Trăm Ngọn Nến” ghi lại cuộc gặp gỡ của tôi với anh và các nhà văn khác ở Hà Nội. Tuần lễ trước tôi còn hy vọng anh đã đọc bài đó, nhưng bây giờ thì tôi biết chắc là anh chưa đọc. Bởi vì qua báo mạng tôi mới được biết anh bị đột quỵ từ tháng 3 năm 2020, từ đó anh chỉ nằm trên giường hoặc ngồi dựa, tất cả tùy thuộc vào vợ con; nhưng từ khi vợ anh qua đời cuối năm ngoái thì tinh thần anh suy sụp hẳn.

Để tưởng nhớ anh tôi xin trích một đoạn trong bài “Một Trăm Ngọn Nến”.


Tôi nhìn ra hồ Tây phía xa. Trong rặng cây xanh bên kia bờ nổi bật mái đỏ của hai gian nhà lớn hai từng. Thấy tôi nhìn phía bên kia hồ cụ Từ chỉ tay về phía ấy nói:

– Bên ấy là làng Thụy Khuê. Rặng cây xanh là vườn Bách Thảo. Hai cái nhà lớn mái đỏ kia là trường Bưởi.

Sưu tầm của DĐTK: Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thăm Little Saigon

Vào năm 1998, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có qua Mỹ và có lưu lại Little Saigon (Nam California, được mệnh danh là “Thủ đô Tị Nạn” của người Việt Nam) một thời gian. Tại đây, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lưu trú tại nhà của nhà báo Đỗ Quý Toàn, và có đi thăm các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng…, và báo Người Việt.

Ngoài việc viết văn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp còn ham thích và sở trường một môn liên quan đến hội họa : đó là vẽ hình trên những đĩa sứ. Dưới đây là hai tác phẩm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vẽ chân dung anh chị Đỗ Quý Toàn và Hà Dương Thị Quyên trong những ngày ghé thăm Little Saigon.
 

Họa sĩ đang vẽ chân dung trên đĩa Nguyễn Huy Thiệp và Đỗ Quý Toàn


Trong lần anh Nguyễn Huy Thiệp đi thăm báo Người Việt trên đường Moran, thành phố Westminster, anh đã quan sát công việc làm báo của đồng bào tị nạn cộng sản tại nước ngoài, đã tỏ ra thích thú và khâm phục trước sức sống văn hóa của người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi. Dưới đây là bức ảnh chụp Nguyễn Huy Thiệp với Phạm Phú Minh, người đã đón anh tại tòa soạn báo Người Việt với câu nói : “Tôi đã đọc Tướng Về Hưu của anh trong trại cải tạo ở Việt Nam.”

Nguyễn Huy Thiệp: Tướng về hưu

I


Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Khoảng năm… cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chăng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Phan Thanh Tâm: Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật

Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên. Sinh hoạt toàn cầu xáo trộn tận gốc. Hiện có trên trăm triệu người mắc bệnh và gần ba triệu người chết; trong đó có hơn nửa triệu người ở Mỹ; nhiều hơn số người Mỹ tử trận trong chiến tranhViệt Nam (58,000), Triều Tiên (36,000) và Thế chiến II (405,000) cộng lại (495,000).Toà Bạch ốc đổi chủ một phần vì đạo quân quá lạ kỳ. Theo khám phá của các nhà bào chế thuốc chống dịch, vi khuẩn nàylà một tế bào có gai lởm chởm, cực kỳ mạnh, khó trị.

Còn dịch Fakenews, Tin vịt thì như những cơn lũ tràn lên trên mạng xã hội, báo nói, báo in, báo hình và lời đồn đại mang theo một loại virus không tên, không dáng, không màu, không mùi gieo rắc tính hoài nghi. Đây không phải hoài nghi cha đẻ phát minh (Doubt is the father of invention) của nhà thiên văn học, vật lý học, toán học, triết học người Ý Galileo Galilei (1564- 1642) từng nói; mà là bệnh hoài nghi dễ sinh ra vô cảm, ngờ vực, đưa đến trầm cảm, hoang tưởng, vẽ ra mưu này, kế nọ, và có thể khiến mức tin cậy nơi báo chí bị suy giảm.

Lịch sử loài người đã trải qua nhiều trận đại dịch: sốt da vàng ở Philadelphia, đại dịch cúm năm 1889-1890, dịch bại liệt ở Mỹ năm 1916, dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1920, dịch cúm Á Châu 1957-1958, bệnh Aids năm 1981, dịch H1N1 2009-2010, dịch Zika 2015 và ngày nay dịch Covid-19 hay cúm Tàu. Trước sau gì chúng cũng bị các nhà khoa học truy diệt. Riệng bệnh hoài nghi thì chỉ có tự chữa, tự biết loại trừ giữa thật và giả, biết truy tầm nguồn tin đáng tin cậy. Khốn nỗi, thời đại này là thời đại đồ giả lộng hành: bác sĩ giả, vaccine giả, khẩu trang giả, bằng giả, vú giả, phi công giả, gạo giả, trai giả, gái giả… Tin tức thì ít xít ra nhiều, cắt xén, thêm mắm muối, kèm theo lời bàn khiến người đọc phân vân: có những chuyện khó tin nhưng là thật; thật nhưng lại khó tin.

Trong dân gian đã có câu “làm báo nói láo ăn tiền”. Đài nói láo, báo nói thêm. Nay còn bị tố: truyền thông thổ tả, kẻ thù của nhân dân. Báo chí bị liệt vào loại báo hại, báo đời, báo cô; không còn là báo bổ nữa. Mấy chữ fake news, tin vịt đã có từ lâu, đượcTổng Thống Trump nhắc hằng ngày để chỉ trích báo giới. Đối lại, ông bị tờ Washington Post gán cho là “bậc thầy nói dối”. Cuộc tranh cãi giữa Tổng Thống Trump và quyền lực thứ tư gay go đến nỗi Thống Đốc Dân Chủ ở New York Andrew Cuomo phải phê bình về những giọng điệu của nhà báo với một Tổng Thống. Sự kiện đám đông tràn ngập Quốc Hội ngày 01/06/21 đã khiến các mạng xã hộiTwitter, Instagram, Facebook và Youtube nhập cuộc, áp lệnh cấm đối với tài khoản của Donald Trump vì ông đã có những lời lẽ kích động đám đông.

Lê Hữu: “Biếc”, chữ đẹp nhất trong tiếng Việt

Biếc, thư pháp Trụ Vũ
Rừng thu từng biếc chen hồng
(“Kiều”, Nguyễn Du)

“Chữ ‘biếc’ là chữ đẹp nhất trong tiếng Việt,” cô bạn tôi nói vậy.

“Có chắc không đấy?” tôi hỏi lại.

“Nếu không đẹp nhất thì cũng là một trong những chữ đẹp nhất.”

Có chuyện ấy sao? Trước giờ tôi chưa hề tìm hiểu xem chữ nào là đẹp nhất và cũng chưa hề nghe có cuộc bình chọn nào để chọn ra chữ đẹp nhất trong tiếng Việt mình. Cô bạn “chấm” chữ ấy hẳn là có lý do.

“Vì sao là ‘biếc’ mà không phải chữ nào khác?” tôi hỏi thêm.

“Biếc vừa có màu sắc đẹp lại vừa có chất thơ,” cô bạn trả lời.

Màu biếc và mắt biếc


Ra là vậy! Biếc có “màu sắc đẹp”? Chữ “biếc” cô bạn tôi nói là tính từ, có gốc là “bích 碧” trong tiếng Hán-Việt. Người nói màu biếc là màu xanh thẫm; người nói là màu xanh lam pha xanh lục; người lại nói là màu xanh trong của ngọc, màu nước biển trong vắt, màu da trời trong veo hay màu đồng cỏ xanh rờn.

Hoàng Quân: Con đường mùa xuân

Hoa Xuân- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Diệu nhận điện thư của Loan với tựa đề: “Tin giựt gân”. Tính Loan vẫn vậy, luôn nổi đình, nổi đám. Diệu như nghe Loan liến thoắng: “Mi biết hôm qua tao gặp ai ngoài phố không? Bà Liên Diệp! Chị con Liên Hương. Tao mừng quá trời. Tao hỏi thăm con Liên Hương. Mi biết nó ở đâu không?” Những câu hỏi ào ào của Loan làm Diệu muốn ngộp thở. “Nó ở bên Đức đó! Gần chục năm rồi. Mi tệ thiệt!” Trời đất! Loan làm như Diệu phải biết tất cả mấy chục ngàn người Việt cư ngụ tại xứ này. “Nó ở cùng xứ với mi bao nhiêu lâu, mà mi chẳng biết gì hết trơn”. Loan dài dài thêm vài dòng mắng xéo, mắng xiên, rồi mới ghi số điện thoại của Liên Hương với tối hậu thư: “Mi phải tìm cách gặp con Liên Hương gấp. Nếu không, tao nghỉ chơi mi.” Diệu đành lẩm nhẩm với máy: “Ừ, biết rồi, làm ngay”.

* * *

Diệu vào trường Marie Curie sau 1975, chơi chung với Liên Hương và Loan từ lớp 10 cho đến xong trung học. Cả ba không phải cư dân thứ thiệt của Hòn Ngọc Viễn Đông, mà quê quán ở mãi tận miền quê hương thùy dương/ nước chảy còn vương bao niềm thương. Gia đình Loan “di cư” đầu thập niên 70. Liên Hương và Diệu có chung “lịch sử”, cùng chạy loạn năm 75. Loan coi như mất gốc, chỉ hiểu, chứ không nói giọng Huế. Diệu trở thành người trầm lặng, vì sợ người ta chọc ghẹo giọng “ngoài nớ” của mình. Liên Hương thuộc dạng “đa hệ”, có năng khiếu “ngoại ngữ”, nói giọng bắc trung nam, đâu ra đó, hết sức duyên dáng. Liên Hương lúc nào cũng tự tin, bặt thiệp nắm đầu “bộ ba trung kỳ”. Loan và Diệu chăm chỉ cày bừa, học gạo, học tủ đủ kiểu. Liên Hương, ngược lại, rất tài tử, mà lúc nào bài vở cũng ngon lành. Loan, Diệu dần dần bớt đi mặc cảm nhà quê, nhờ nép dưới hào quang của Liên Hương. Lớp ban Văn và Anh Văn, âm thịnh dương suy. Hơn ba chục đứa con gái ngồi những bàn đầu, đùn mười đứa con trai xuống bàn chót.