Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021
Wendy Nicole NN Duong (Như Nguyện): Sáng Tác Văn Chương Việt Hiện Đại Và Chính Trị Giới Tính: Ló Rạng Bình Minh (Cái Nhìn Về Sáng Tác Văn Học Nữ Quyền Và “Văn Chương Gợi Tình” Từ Một Phụ Nữ Mỹ Gốc Việt) (Dịch giả: Hiếu Tân)
(Tác giả đã hiệu đính, sửa đổi cho rõ nghiã và bổ sung bài viết, thêm vào vài nhận định cho độc giả Việt Nam)
CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ:
Năm 2018 Nhà Trắng phải đối diện với những cáo buộc nhơ nhuốc của một nữ diễn viên ngôi sao phim khiêu dâm. Tổng thống Mỹ bị coi là đã thốt lên những lời tục tĩu về việc sờ soạng phụ nữ. Đệ nhất Phu nhân đi giày nhọn gót, quần áo bó sát đúng mốt làm nổi bật kích cỡ vòng ngực của bà, phô bày hai cánh tay trần và thân hình “đồng hồ cát” đầy khêu gợi. Nhiều phụ nữ Mỹ coi bà là “trang nhã,” và vương giả. Tất cả những tin tức ấy nổi lên trên nền của một phong trào “ME TOO” ("Tôi Cũng Thế") trong đó những ngôi sao mới lên, những nữ diễn viên Mỹ tung ra các câu chuyện họ bị đàn ông quyền lực của Holywood quấy rối và lạm dụng tình dục. Tôi nhìn lại cộng đồng sắc tộc Việt Nam của tôi ở Mỹ, và quyết định đưa đăng bài bình luận này. Khởi thảo từ năm 2008, bài viết bàn về di sản văn chương của Anais Nin, và đưa ra cái nhìn tổng quan về những sáng tác văn học có tính cách nữ quyền và văn chương tình cảm xã hội của tác giả nữ ở miền Nam Việt Nam (nền cộng hoà không-cộng sản đã quá cố) đầu thập niên 1970, cũng như các tác phẩm của phụ nữ trong cộng đồng lưu vong người Mỹ gốc Việt hình thành sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, và đồng thời vài tác phẩm của phụ nữ Việt Nam (nước cộng sản) ngày nay.
I. NHÌN LẠI THẾ KỈ 20 : VĂN CHƯƠNG GỢI TÌNH VÀ TRẬN CHIẾN GIỚI TÍNH
Trong những thập niên 1920 và 1930, nhà văn nữ Anais Nin đã làm một điều không tưởng. Bà tự xuất bản. Bà hành nghề tâm lí trị liệu tự học để trừ tà tuổi thơ của bà, và có chuyện lăng nhăng tình ái với Henry Miller (theo những lời đồn trong giới văn chương, thậm chí với cả vợ của ông – một vụ tay ba dâm dật!). Để hỗ trợ cho sáng tác văn chương của họ, Anais và các bạn của bà viết những thứ có thể gọi một cách đại khái là khiêu dâm, một đô la một trang – theo lời của chính bà, đó là con đường đưa Anais Nin vào vương quốc văn chương mà trước đây chưa có một nhà văn nữ nào bước vào – lĩnh vực ấy là của đàn ông, xưa nay vẫn thế. Đàn ông viết loại sách khiêu dâm kích thích trí tưởng tượng phong tình của đàn ông, trong đó phụ nữ trở thành những ngôi sao tình dục, không tình cảm, thậm chí không có không có chút quyền gì và không được kiểm soát thân xác của chính họ. Trong những tưởng tượng ấy, phụ nữ “rên rỉ và đòi nữa.” Phụ nữ hành động nghiêm trang, bẽn lẽn và kín đáo, nằm xuống và tôn thờ những bạn tình đàn ông của họ, hay những kẻ lạm dụng họ, như thần thánh. Sự thiếu kiểm soát đối với cơ thể phụ nữ mà giới nữ phải chịu, trong bản thân nó, là một nguồn tưởng tượng cho những đàn ông tán tỉnh, gạ tình. Sự thiếu kiểm soát của giới này trở thành nguồn quyền lực của giới kia. Quả thật, trận chiến cổ xưa nhất của loài người là trận chiến giữa hai giới. Cổ xưa hơn bất kì cuộc chiến tranh nào, cuộc chiến tranh giới tính
Lê Hồng Lâm (Viết cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn): Tài tử Kiều Chinh, Báo Tuyết và sự nghiệp điện ảnh để đời
Liên hoan phim Thế giới Châu Á (The Asian World Film Festival) tại Mỹ vừa thông báo, nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ gốc Việt Kiều Chinh sẽ được vinh danh với giải thưởng cao quý nhất tại LHP: Giải thành tựu trọn đời có tên là Snow Leopard (Báo Tuyết) tại Lễ Gala Đêm bế mạc vào ngày 15/3 tới.
Kiều Chinh được biết nhiều nhất tại Mỹ với vai chính trong bộ phim The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội) và bộ phim về cuộc sống của người Việt tại Mỹ sau chiến tranh có tên là Journey of the Fall, cũng như các thành tựu về hoạt động nhân đạo và từ thiện của bà. Nhưng trước 1975, bà đã có một sự nghiệp điện ảnh lừng lẫy tại Sài Gòn với nhiều bộ phim đáng nhớ.
Nhân cột mốc đặc biệt này, chúng tôi muốn điểm lại sự nghiệp điện ảnh kéo dài hơn 6 thập niên của nữ nghệ sĩ tài danh này, từ Hà Nội, Sài Gòn, Hollywood đến “cõi tôi” của Kiều Chinh.
Từ Hà Nội đến Sài Gòn
Kiều Chinh vừa kỷ niệm 60 năm hoạt động điện ảnh vào năm 2017, tính từ bộ phim đầu tiên mà bà bước vào điện ảnh là Hồi chuông Thiên Mụ (1957).
Nhưng sự nghiệp của bà vẫn chưa dừng lại ở đó. Người phụ nữ 84 tuổi đầy mẫn tuệ này vẫn lái xe đi về từ ngôi nhà của bà trên đường Huntington Beach (Orange County) đến Los Angeles để làm việc, vẫn hoạt động trong Nghiệp đoàn diễn viên của Hollywood, tham gia chấm phim tại các LHP quốc tế và vẫn nhận lời đóng các bộ phim của các đạo diễn trẻ người Mỹ gốc Việt.
Để phục vụ cho dự án khảo cứu điện ảnh Sài Gòn trước 1975, chúng tôi đã liên hệ và được bà nhận lời phỏng vấn. Cuộc gặp gỡ giữa tôi và Kiều Chinh diễn ra tại ngôi nhà của bà trên đường Huntington Beach.
Đúng 9 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại căn nhà riêng của bà.
Tiếp chúng tôi là một Kiều Chinh đầy lịch thiệp trong bộ áo dài màu vàng hoàng yến. Bà chuẩn bị bữa sáng với trà, cà phê theo đúng kiểu người Việt và một ít trái cây, bánh ngọt.
Hoàng Quân: Huế Quảng Sương Sương
Tưởng nhớ anh Trần Quang Đoàn/ nhà thơ Đoàn Vị Thượng
Nhà thơ Đoàn Vị Thượng (1959-2021) qua nét vẽ của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương |
Khoảng 10 năm trước, nhờ chị Mỹ Hạnh thư đi, tin lại, tôi “tương ngộ” nhà thơ Đoàn Vị Thượng, cũng là “tái ngộ” anh Trần Quang Đoàn, một người “rất quen” của quãng đời như thơ, như mộng cách đây hơn 4 thập niên “ở một nơi ai cũng quen nhau: Café Uyên”.
Gặp lại anh Đoàn, tôi vui quá chừng. Có lẽ, ai cũng vậy, nhắc chuyện ngày xưa, tuổi có năm mươi, sáu mươi lòng vẫn xôn xao như thể mười lăm, mười sáu. Sau bao nhiêu năm, vật đổi, sao dời. Chị Mỹ Hạnh nói, anh Trần Quang Đoàn giờ đây là nhà thơ Đoàn Vị Thượng, ngồi ở “chiếu trên”, với những tên tuổi dành cho các cô cậu học trò “Mực Tím, Áo Trắng...”. Bởi vậy, ban đầu, tôi rụt rè, hỏi dè chừng đôi câu, sợ quấy rầy “người cao”. Nhưng khi nghe giọng kể hào hứng của anh, (theo tưởng tượng của tôi, chứ anh chỉ “nói” trong email mà thôi) tôi dạn dĩ hơn, liên tục vẽ thêm nhiều dấu chấm hỏi gởi anh Đoàn. Rõ là, được voi, đòi tiên. Thấy thư của doanvithuong1959 đến, tôi mở ngay, đọc say sưa, rồi thảo thêm nhiều câu hỏi khác. Chuỗi điện thư của anh Đoàn như những thước phim sống động, về ngày tháng vào thập niên 70 ở Quảng Ngãi với những cô nàng Thanh Tâm, Cẩm Thành, Thương Thương... với những anh chàng Trầm Thụy Du, Nguyễn Minh Phúc, Mai Sơn, Lý Văn Hiền, Nguyễn Hải, Nguyễn Xuân Phước, Nguyễn Xuân Đức, Bùi Tuấn Kiệt, Nguyễn Tấn Cư, Trần Hữu Hoài Bão... Giữa những câu chuyện về “người lớn”, về các anh, các chị, sắp sửa là cậu tú, cô tú, sinh viên, anh Đoàn chợt reo lên, nhắc đến “người nhỏ”: “À, anh nhớ thêm một chi tiết, Café Uyên có cái xích đu, xeo xéo quầy tính tiền. Anh nhớ, từng ngồi đong đưa trên đó, thơ mộng nhâm nhi cà phê và... quan sát Thúy”. Phút chốc, tôi cảm thấy mình như con bé 15 tuổi năm nao, bẽn lẽn, e thẹn, vì biết có người đang nhìn mình. Mơ màng, tôi nghe nhà thơ Đoàn Vị Thượng nói giùm tâm trạng của tôi:
Phong Tử Khải: Từ từ (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán)
漸
Từ từ
Phong Tử Khải
豐子愷
(1898-1975)
Anh nông dân Chi Lãnh và cũng là bạn/ Tranh Tử Khải |
Yếu chỉ vi diệu làm cho cuộc sống của con người được diễn ra trơn tru, không gì hơn là “từ từ”; cái thủ đoạn của Con Tạo hay lừa người, thì cũng không gì hơn là “từ từ”. Đám trẻ ngây thơ, trong sáng “từ từ” biến thành bọn thanh niên bừng bừng khí thế mà không hay biết; bọn thanh niên hào kiệt, hiên ngang “từ từ” biến thành những người lớn lạnh lùng, tàn ác; những người lớn khí huyết linh hoạt “từ từ” biến thành những lão già ngoan cố vì tiến trình biến hoá của Con Tạo được tiến hành năm này qua năm khác, tháng này tới tháng khác, ngày này tới ngày khác, giờ này tới giờ khác, phút này tới phút khác, giây này tới giây khác, như một cuộc đi bộ thật chậm rãi trên một lối đi thật dài, thật xa, từ trên núi đồi mà xuống, làm cho người ta không để ý tới vết chân lần lượt dẫm xuống của mình, không thấy các giai đoạn của cảnh giới, mà hồ như thấy vị trí cứ vẫn như một và thật giống nhau, hằng cữu bất biến; các giá trị, ý vị của một cuộc sống không biến động, mỗi ngày như mọi ngày, nên cuộc sống sẽ tiến hành trơn tru, không trật vào đâu được. Giả như sự tiến hành ta không ví như núi đồi mà ví như bàn phím đàn phong cầm: bỗng nhiên chuyển từ đô tới rê, thì giống như đứa bé từ đêm tới sáng biến thành thiếu niên, hoặc như một giai điệu có ghi dấu biến tấu comodo: vừa phải, mà đột nhiên từ đô nhảy lên mi, thì cũng như sáng đang là thiếu niên mà tối đã thành bô lão, người ta nhất định sẽ sững sốt, than thở, buồn bã, hoặc đau xót cho cái chóng qua của kiếp người và người ta không cách chi mà vui cho được. Cho nên mới biết cuộc sống con người có được gìn giữ hay không là do “từ từ” vậy. Điều này e rằng lại rất quan trọng cho bọn đàn bà: thiếu nữ đẹp như hoa trong ca kịch, trên sân khấu, nay mai sẽ là bà già ngồi bên bếp lửa cời than, cái câu này, chợt nghe thì khó mà tin, và các cô gái trẻ không chịu thừa nhận, nhưng quả thật các bà già của bây giờ là từ thiếu nữ tươi như hoa “từ từ” mà biến thành cả.
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021
Nguyễn Duy Chính: Vụ Án Đánh Roi
Lời mở đầu
Lãng Nhân trong Giai Thoại Làng Nho (1985) có chép một câu đối giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường. Vế xuất của Đặng Trần Thường là:
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai.
Ngô Thì Nhậm đối lại:
Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.
Vì lời lẽ ngang tàng này mà họ Ngô bị Đặng Trần Thường sai lính đánh đến chết.
Thế nhưng trước đó P.J.B. Trương-vĩnh-Ký đã chép câu chuyện tương tự như sau:
35. Ngô-thì-Sĩ với ông Tán-lý Thường
Ông Thường (tán-lý Thường) đời loạn Tây-sơn ra lấy Bắc, con nhà học-trò giỏi văn-chương chữ-nghĩa, cũng là bạn học với ông Ngô-thì-Sĩ; giận ý kẻ nịnh lại hổ vì bị nhục mà vào Gia-định ở đầu thám với vua Gia-long. Vô một năm rồi về ngoài Bắc, giả chết, biểu vợ con giả đò chôn cất để tang để chế cho, rồi mới vào lại làm tôi vua Gia-long. Khi trước ở ngoài ấy còn hàn vi đi đường gặp ông Ngô-thì-Sĩ là bạn học, mà khi ấy làm quan lớn, đi võng điều, lọng lợp binh-gia rền-rột (làm Quan cho vua Quang-trung là Nguyễn-văn-Huệ, nguỵ Tây-sơn) Mặc áo rộng, đội nón tu-lờ điệu học trò; đi né tránh bên đường, lính nó nói sao có vô phép, nó bắt nó vật xuống nó đánh cho vài chục. Quan lớn mới hỏi là ai, thì bẩm rằng mình là học-trò; thì Ngô-thì-Sĩ mới rằng: Có phải là học-trò thì ra câu đối cho nó đối. Ra rằng:
Ai công hầu? ai khanh tướng?
Lúc trần ai, ai dễ biết ai?
Ông Thường đối lại rằng:
Thế chiến-cuốc [sic], thế xuân-thu,
Gặp thì thế, thế nào thì thế.
nguyễn đức tùng: Xập Xòe Én Liệng
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Năm đó anh ngoài hai mươi tuổi. Buổi chiều tháng giêng chạy xe honda từ Xuân lộc về Sài gòn, sau khi đi thăm một người em ở đó, gặp mưa mau sấm chớp, mưa trái mùa, xuất hiện khi đã vào mùa khô là do bão xa đâu đó, mỗi cơn bão gây mưa kéo dài hai ba ngày. Đoạn đường miền Đông có nhiều khúc thật đẹp, bạn nhớ không?
- Nhưng anh nói khúc nào mới được chứ?
- Vừa ra khỏi Xuân lộc dọc theo đường quốc lộ một, mình gặp rừng đất đỏ bạt ngàn cao su, trước khi đổ vào Hố nai dọc đường hàng quán núp trong rừng cây, mà những cái quán ấy thật thú vị, bán nước trà nước dừa cà phê, hồi ấy buôn cà phê bị bắt nhưng dân bán lẻ đủ sức cung cấp nhu cầu, ai đó sáng kiến chế cà phê vợt, uống cũng được, trộn với bắp rang, cả nước đói khổ có thứ nước màu nâu sẫm bốc mùi thơm đã may lắm, đòi gì nữa? Anh chạy xe một hồi tóc bay mù bụi đỏ thì trời đổ mưa, mưa đột ngột đến nỗi không chạy kịp sẽ ướt từ đầu đến chân. Chớp loằng ngoằng. Anh tấp vội vào lề đường rú ga vọt qua khoảng sân cao, tối, bùn nhão, gần như phóng thẳng vào thềm nhà người ta.
Nhà vắng, không ra quán xá không ra nhà ở, trước hiên rêu lấm tấm nhưng bên trong coi sạch sẽ, một ngọn đèn dầu le lói trên bàn sáng âm u như đom đóm. Tiếng con tắc kè kêu ngoài cửa.
Anh đứng thế một lúc nhìn quanh, hồi hộp tò mò lên tiếng hai lần không có ai trả lời. Lạ, anh tự nhủ, cẩn thận đi ra phía sau nhác thấy ảng nước, cái chạn thức ăn cái bàn nhỏ những đồ đạc lặt vặt. Một người từ sau cánh cửa nhẹ nhàng đi đến trước mặt, một cô gái cao khuôn mặt sáng lên trong tối, rõ ràng cô ta nhìn thấy anh từ lâu nhưng kín đáo quan sát. Anh lên tiếng trước ngỏ lời muốn trú mưa. Nhìn bộ điệu, tóc ướt, chiếc xe, cô gái tỏ ra tin ngay chỉ hỏi bâng quơ vài chuyện, cô mời anh ngồi xuống bên chiếc bàn nhỏ, đi lại phía cái bếp đã tắt lửa nhưng than còn đỏ trong tro tàn, cô lấy cái que sắt cời ra một lúc thì lửa lại đỏ rực.
thy an: Tháng hai đầu năm mới
Hình minh hoạ, ML |
tháng hai niềm vui như hạt mưa
long lanh trên tóc rối
bước nhẹ lên đồi tìm lá xanh trẩy lộc
mùa xuân trong tâm hồn
mùa đông chốn tha hương
một chút nắng vừa lên trong ánh mắt
hy vọng rót đầy như ly rượu khai vị
tiễn ngày cuối năm ra đi
tháng hai nở nụ cười
sau những đọt non vừa nhú
con Trâu hiền từ như cánh đồng quê mẹ
lững thững quay về bên dòng nước Cửu Long
trong tĩnh lặng của ruộng đồng
có tiếng ai
đang sống đang cười đang khóc
theo những nổi trôi của non sông
tháng hai mùa âm lịch chuyển mình
khai bút tân niên như một nhắc nhở
âm thầm từ một góc lòng nào đó
lời kinh vang nhẹ tâm thức
thiên thu âm ỉ tiếng đất trời
cỏ non xanh mướt bản phục sinh
mùi rơm rạ một thời thơm ngát
tháng hai ta đi và ta về
con phố mùa đông tha hương
vô tình đưa tay chào đón
mùa xuân êm đềm trong tâm tưởng
làm chùng xuống
những trái tim thổn thức đầu năm...
thy an
tháng 02-2021 - đầu Tân Sửu
võ hương-an: Một Người Huế Ăn Mì Quảng
Làm quen với mì Quảng
Trong những món ăn của Quảng Nam, tôi có duyên với cao lầu và cao lầu gỗ ở Hội An rất sớm. Riêng món mì Quảng, thì cơ duyên đến hơi chậm, chậm nhưng bền; bền cho tới nổi nay nó trở thành một món trong thực đơn gia đình, ngang hàng bún bò Huế, bánh béo, bánh nậm . . dưới bàn tay đạo diễn của bà xã, thuộc lọai Huế rặt và . . . bảo thủ.
Tôi nói chậm, là vì mãi đến mùa Hè năm 1970, khi đổi từ Sàigòn ra Đà Nẵng, làm chung sở với anh bạn chánh gốc Quảng Nam, được anh kêu tới nhà ăn mì Quảng do tay chị ấy làm và giới thiệu tỉ mỉ, bấy giờ mới ngộ ra rằng té ra trên đời này lại có món ăn dễ thương như rứa.
Ăn quen bén mùi, từ đó, hễ nghe ở đâu có mì Quảng ngon, cũng lò dò tới thử cho biết. Phải thành thật mà nói, tại Hội An và Đà Nẵng, chưa chịu quán nào cả, nhưng một khi đã nếm thử mì Quảng Túy Loan và mì Cây Trâm thì tâm phục khẩu phục, danh bất hư truyền.
Thôi thì hãy bỏ tiệm Mì Cây Trâm qua môt bên, vì ở đó có mấy chị em nhan sắc hơn người, ai đã vô ăn cũng thấy ngon mắt trước ngon miệng. Biết đâu cái ngon mắt ấy đã làm trung tâm thần kinh trở thành lệch lạc, cái đầu lưỡi mất tính nhạy cảm trung thực, khiến cho tô mì Quảng ở đó có thể vốn thuộc hạng trung bình, bỗng trở thành hạng nhất, thậm chí, lên thượng hạng đặc biệt chăng? Thế rồi một đồn mười, mười đồn trăm, đồn ngàn, nghe riết thành ấn tượng trong đầu, chưa ăn đã thấy ngon. Vì thế, theo tôi, chỉ có mì Quảng ở Túy Loan mới là ngon thứ thiệt, ngon vô tư, ngon đơn sơ, mộc mạc như gái quê không son không phấn, không phụ tùng, không tân trang, mà vẫn dễ thương.
Bữa đó, đi về ngang Thanh Quít, thấy đã hơn 12 giờ trưa, tôi bàn với anh tài xế: lát nữa tấp vô Hội An ăn cao lầu đi. Anh ta, vốn người Thanh Khê, cười cười: ông khen mì Quảng ngon, vậy ông ăn mì Túy Loan chưa? Chưa. Rứa thì lần này ăn thử cho biết. Túy Loan là quận lỵ của quận Hiếu Đức thời đó. Tiếng là chợ quận nhưng vẫn là nét chợ miền quê. Không phải là tiệm mì mà là quán mì. Có hai ba quán gì đó, anh tài xế ngó bộ cũng là tay thổ công thổ địa nơi này, dẫn tôi vào ngay một quán mà anh chấm là số một, “sạch và ngon” . Tôi hỏi : ở đây có mì chi? Heo?Bò?Gà? Hay tôm cua? Anh ta lại cười cười: ông cứ thử bò cho biết; bò ở đây không giống bò Đà Nẵng đâu. Tôi hỏi tại sao, anh chỉ cười: cứ thử, đừng nói, mất linh. Khi nhai miếng thịt bò trong miệng với một chút lắng nghe từ cái răng, từ đầu lưỡi, mới thấy anh ta có lý. Lát thịt nhỏ bé và khiêm tốn chứ không như lát thịt phồn vinh ở Mỹ, nhưng vừa thơm vừa ngọt vừa mềm, thanh tao một cách đậm đà. Lại còn bánh tráng nữa. Dù là bẻ từng miếng rồi nhâm nhi theo kiểu độc tấu đang khi chờ bà quán sửa sọan tô mì, hay bóp vụn ra trong tô mì theo kiểu hợp tấu, thì cái bánh tráng Túy Loan vẫn có mùi vị thơm ngon khác người ta. Làm tôi nhớ tới bánh tráng Sịa của Huế “miền”. Khi trả tiền, tôi không quên vớt một chục bánh tráng về quảng cáo không công với bà xã.
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021
Nhóm bạn của Lê Anh Hùng: Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
Ngày 24 tháng 2, 2021
Gởi đến:
Về việc: Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Hà Nội, Việt Nam
Kính gửi các Ông / Bà:
Chúng tôi muốn tường trình về một trường hợp lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị liên quan đến tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Hà Nội, Việt Nam, theo báo cáo của Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (chi tiết ở trang tiếp theo). Chúng tôi tin rằng cách làm việc của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 với anh Lê Anh Hùng là trái với Tuyên bố Madrid về Tiêu chuẩn đạo đức đối với hành nghề tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Thế giới.
Với tư cách là những người bạn của anh Lê Anh Hùng, chúng tôi rất cảm kích nếu quí Hội có thể đặt những câu hỏi sau đây cho Hội Tâm thần Việt Nam.
Minh bạch – Anh ta là tù nhân hay bệnh nhân? Nếu anh ta là tù nhân, tại sao anh ta không bị đưa ra xét xử? Nếu anh ta là bệnh nhân, khi nào anh ta sẽ được thả về cho gia đình chăm sóc?
BBC tiếng Việt: Đại hội 13 - Đảng nâng số nhân sự cao cấp gốc miền Nam bằng Nghệ Tĩnh
Hai trong ba điều chỉnh nhân sự cấp cao đầu tiên sau Đại hội 13 của ĐCSVN là các quan chức đến từ miền Nam.
Đây là chuyện tình cờ hay là một động thái mang tính chất 'xoa dịu' dư luận?
Đó là chuyện ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công thương, sẽ làm Trưởng Ban Kinh tế TW đảng, là người đến từ miền Nam Trung Bộ của Việt Nam.
Hai vị trí còn lại là người quê Nam Bộ: Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (gốc Tiền Giang) lên làm tân Trưởng Ban tuyên giáo TW.
Cựu Trưởng ban Võ Văn Thưởng, quê Vĩnh Long, trước đó được giao giữ chức Thường trực Ban Bí thư, thay cho ông Trần Quốc Vượng, người không có tên trong Ban chấp hành Trung ương khóa 13.
Khuynh hướng 'tình cờ' từ Đại hội 8?
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nha nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC:
"Trước hết, tôi muốn nói trong nhân sự cấp cao Trung ương khóa 13 chưa thấy có ai ở trong cơ cấu Tứ trụ này là người miền Nam, kể cả những thông tin, đồn đoán cũng không có thành phần ở Nam Bộ.
"Trước đó có đồn đoán về thành phần miền Nam và phụ nữ ở trong Tứ trụ, nhưng người ta cho rằng nhân vật nữ đó, mà là Trưởng ban Dân vận Trung ương, đã xin rút. Tức là có tin nói bà Trương Thị Mai đã rút để nhường ghế Chủ tịch Quốc hội tới đây cho ông Vương Đình Huệ.
Trân Văn (VOA Blog): Phi cảng - cơ hội mới để chia chác nội lực quốc gia
Ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam vừa đồng ý giao phi cảng Hớn Quản cho chính quyền tỉnh Bình Phước và chính quyền tỉnh này đã quyết định mở rộng diện tích phi cảng này đến 400 héc ta hoặc 500 héc ta để làm một phi trường lưỡng dụng (1).
Sau vô số phong trào, từ xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, nhà máy nhiệt điện, cảng cá, cảng biển quốc tế, khu công nghiệp, khu kinh tế,… đến sân golf, cổng chào, tượng đài,.. giờ là thời của… phi cảng!
Chẳng hạn bất kể các khuyến cáo – phân tích thiệt, hơn của chuyên gia nhiều ngành, Ninh Bình vẫn đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) bổ sung cảng hàng không của tỉnh này vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050 (2). Ở miền Trung, Quảng Trị (3) và Ninh Thuận (4) cũng không chịu kém cạnh, thành ra cả hai tỉnh này cũng đang vận động để có… phi cảng riêng!...
Hà Nội với tư cách thủ đô, tự thấy phi cảng Nội Bài là chưa đủ thành ra muốn có thêm một phi cảng khác ở huyện Ứng Hòa. Nếu tham vọng này không được đáp ứng thì theo… mong muốn của nhiều địa phương, không phận Hà Nội cũng vẫn bị hàng loạt phi cảng vây chặt: Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương) cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120 km (5)...
***
Cách nay khoảng 20 năm, các chuyên gia nhiều giới (kinh tế, hàng không,…) từng cảnh báo, khi khoảng cách giữa nhiều phi cảng quá nhỏ (chỉ từ vài chục đến chừng hơn một trăm cây số) và khi hệ thống giao thông đường bộ đã cũng như đang rút ngắn cả khoảng cách lẫn thời gian di chuyển thì đầu tư xây dựng, nâng cấp các phi cảng là vứt tiền qua cửa sổ nhưng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc vẫn liên tục thay đổi theo… ý muốn của hệ thống công quyền.
VOA Tiếng Việt: Kỳ thị người gốc Á dâng cao ở Mỹ, nguyên do vì đâu?
Trước tình trạng hành động kỳ thị nhằm vào cộng đồng gốc Á ở Mỹ gia tăng, có người gốc Việt cho rằng đó là ‘hậu quả của luận điệu kỳ thị của cựu Tổng thống Donald Trump’ nhưng cũng có người nói rằng đó là do ‘trình độ nhận thức của người kỳ thị’.
Một loạt các cuộc tấn công gần đây nhằm vào người Mỹ gốc Á đã một lần nữa đặt nạn kỳ thị ở Mỹ vào tâm điểm chú ý trong bối cảnh chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đang leo thang và hố chia rẽ sắc tộc ngày càng khoét sâu.
Kể từ khi đại dịch bùng nổ vào mùa xuân năm ngoái, Người Mỹ gốc Á đã phải đối mặt với bạo lực kỳ thị với tỷ lệ cao hơn nhiều những năm trước. Tờ Time dẫn lời Sở Cảnh sát New York cho biết các tội thù hận với động cơ là tâm lý bài người gốc Á đã tăng 1.900% ở New York vào năm 2020.
Trong một đoạn băng do camera an ninh ghi lại vào ngày 28/1, ông cụ Vicha Ratanapakdee 84 tuổi bị xô ngã xuống đất khi đang đi dạo ở San Francisco vào buổi sáng và qua đời hai ngày sau đó. Ngoài ra, một bà cụ 64 tuổi người Việt bị hành hung và cướp ở San Jose, một ông 61 tuổi người Philippines bị người khác dùng dao rọc giấy rạch mặt trên tàu điện ngầm ở New York.
‘Mấy người mang China virus’
Từ Phoenix, bang Arizona, chị Lan Hoàng, một bà mẹ có ba con nhỏ và hiện đang phụ quản lý phòng mạch của chồng, kể với VOA về một lần chị bị “hất hủi” từ sau khi mọi người nói về ‘China virus’.
Theo lời chị thì chị thường đi tới đi lui giữa Phoenix và Newport Beach, một khu nhà giàu ở bang California, nơi chị cũng có nhà và chị thường dẫn các con đi dạo ở bãi biển Laguna mà ‘từ trước đến giờ mười mấy năm chưa gặp chuyện gì ở đó hết’.
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021
Ngô Nhân Dụng: Tất cả chỉ vì chuyện chính trị
Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.
Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.
Tại sao lại thất bại như vậy?
Cách trả lời giản dị nhất là đổ tại ông Trời. Bệnh dịch là một thiên tai, cả thế giới cùng chịu. Không khí lạnh từ Bắc cực đột ngột đổ xuống miền Nam nước Mỹ cũng là một thiên tai. Khi đã đưa ông Trời ra chịu tội thì không ai trách nhiệm hết.
Người Việt Nam đã có kinh nghiệm này: “Mất mùa là tại thiên tai; được mùa là tại thiên tài Đảng ta.”
Thiên tai không tránh được. Nhưng thường người ta đề phòng. Người dân không thể một mình lo đề phòng thiên tai. Đó là việc chung của cả nước. Nạn lụt làm mùa màng hư hại là một thiên tai. Từ thời Hùng Vương, người Việt Nam đã đắp đê, đào sông ngòi, đề phòng lũ lụt. Sâu bọ, côn trùng tấn công ăn lúa cũng là một thiên tai. Chính quyền phải có bộ phận diệt trừ sâu bọ, dự trữ các loại thuốc, người và máy sẵn sàng xịt thuốc. Hạn hán cũng là một thiên tai. Phải lo dự trữ, vận chuyển nước cứu hạn. Sau mấy ngàn năm người Việt đã biết cần đề phòng chống thiên tai như thế nào. Nếu người cầm quyền không lo, để thiên tai phá mùa màng thóc lúa, thì họ chịu trách nhiệm.
Loài người đã lo phòng đỡ bệnh dịch suốt lịch sử. Có những viện nghiên cứu về bệnh dịch, các chuyên viên y tế lo trị bệnh dịch. Trong thế kỷ vừa qua bệnh dịch vẫn nổ ra mấy lần. Mỗi lần loài người lại có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm. Cho nên các nước văn minh đều biết cách đề phòng các bệnh dịch, với những kế hoạch sẵn sàng. Nếu không ngăn ngừa, kiềm chế được bệnh dịch, thì chính quyền chịu trách nhiệm.
Cù Khinh Trọng (RFA): Khen để “thấu” và chê để “hiểu”
Theo những gì truyền thông trong nước tiết lộ, “Chương trình Gặp nhau cuối năm 2021” trở lại với format Táo quân quen thuộc quả đã mang lại cho khán giả nhiều niềm vui, tiếng cười sảng khoái và không ít suy ngẫm chua cay.
Qua “màn báo cáo” những việc các Táo đã làm trong suốt cả năm cũ, Táo quân 2021 tập trung liệt kê, tranh luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm của năm Canh Tý như sách giáo khoa lớp 1, dịch tả lợn châu Phi, giá thịt lợn tăng phi mã, chuyển đổi số, COVID-19, tin giả, nâng giá khống thiết bị y tế, tham nhũng, cách ly sai quy định…
Với hàng loạt những câu thoại dễ tạo “trend” như “lằng nhằng thế mới là giáo dục”, “công tác nhân sự lật cánh đánh đầu”, “tiền không phải là tất cả nhưng không tiền vất vả lắm em ơi”… tất cả đã khiến kịch bản Táo quân 2021 tránh được các mô-tip cũ kĩ, nhạt nhẽo.
Ẩn dụ khá dũng cảm và thông minh
Nhưng có lẽ chi tiết khá đắt giá, cũng theo dư luận trong nước, là trò chơi các táo quân muốn giành giật nhau 2 chiếc ghế. Đây quả là một ẩn dụ khá dũng cảm. Bởi với việc ví von ấy, khán giả dễ dàng liên tưởng tới đề tài nóng bỏng liên quan đến Đại hội 13 ĐCSVN: trong các Uỷ viên Bộ Chính trị (BCT) quá tuổi theo quy định (7 trường hợp) thì có 2 người được bầu ở lại vì “trường hợp đặc biệt”.
Các Táo tự bày trò và tự phô diễn luôn gương mặt của chính mình để vạch rõ bản chất của “màn đấu đá” trên thượng tầng quyền lực nhằm giành giật 2 chiếc ghế để ngồi lại trong BCT, đó là hai trường hợp của Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Quỳnh Chi: Sức hút của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Thái Lan
TheLEADER : Nhanh chóng nhận diện và nắm bắt được những cơ hội tốt ở một thị trường tiềm năng như Việt Nam, Tập đoàn WHA đang đẩy nhanh quá trình mở rộng đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bên cạnh mảng “xương sống” là logistics và giải pháp tiện ích công nghiệp.
Ông David Nardone, Giám đốc điều hành WHA Industrial Development Plc đã có cuộc trao đổi với TheLEADER về hành trình chuyển mình của WHA Việt Nam cũng như những kế hoạch mở rộng trong thời gian tới của doanh nghiệp này.
Là lãnh đạo một doanh nghiệp FDI, ông thấy Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào trong suốt bốn năm qua, kể từ khi WHA chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án ở Nghệ An?
Ông David Nardone: Kể từ năm 2017, nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những yếu tố nền tảng vững chắc. Đặc biệt, với các nhà đầu tư quốc tế tiềm năng thì Việt Nam có một sức hút lớn với sự kết hợp của nhiều thế mạnh nổi bật.
Thứ nhất, nhìn chung, Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức thuận lợi. Việt Nam là cửa ngõ đến các thị trường lớn nhờ cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại. Việt Nam nằm ở vị trí huyết mạch của nền kinh tế khu vực nơi có các nền kinh tế phát triển mạnh và năng động, là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới, là cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của các nước Đông Nam Á và châu Á.
Thứ hai, nguồn nhân lực thực sự là một tài sản lớn của Việt Nam. Lực lượng lao động đông đúc, trẻ trung, năng động và có kỹ năng đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, sau hơn 35 năm đổi mới, mở cửa hòa nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có độ mở lớn nhất về kinh tế. 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã được ký kết mà gần đây nhất và có tác động lớn nhất có lẽ là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 2019 và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 2020. Hiện tại, Việt Nam cũng đã ký kết xong hai FTA mới là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021
Vũ Quang Việt [1]: Nhận dạng sự đảo lộn xã hội Mỹ do trí tuệ nhân tạo thời gian qua theo nhận định của báo chí Mỹ
Thời gian qua, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ngày 6 tháng 1 năm 2021, Trump xách động đám đông hòng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử đã tạo nên sự hoảng loạn chưa từng thấy ở Mỹ sau nội chiến, bất chấp 61 vụ thưa kiện trước tòa án đều đã bị bác bỏ, vì tòa án, trong hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ, đã giữ được tính độc lập, quyết định dựa trên chứng cứ và các nguyên tắc của Hiến pháp và luật pháp, không bị áp lực bởi nhiệm kỳ và lá phiếu của người dân bị phe nhóm chính trị xách động bất chấp sự thật.
Khó có thể nội loạn ngày 6/1 không phải là cuộc đảo chính vì Quốc hội bị chiếm đóng, Phó Tổng thống và dân biểu cả hai Viện đều phải chạy trốn, lo sợ cho tính mạng và một số người bị chết, nhưng trong thời gian đó Trump đã không hành động như một tổng tư lệnh, không điều quân vãn hồi trật tự. Trump xách động nhưng đã không lãnh đạo trực tiếp với sự sửa soạn kỹ lưỡng, may là từ Phó Tổng thống đến Nghị viên hai Viện không bị sát hại, và nếu xảy ra, điều gì xảy ra sau đó cho một Cộng hòa Củ chuối Mỹ khó mà tiên đoán.
Để xem xét liệu tình trạng tương tự có thể tiếp tục trong tương lai không, cần tìm nguyên nhân của tình trạng trên thông qua phân tích trên báo chí truyền thống Mỹ. Các tác giả được giới thiệu trong bài cho rằng cách khai thác của các tập đoàn thông tin hiện nay ở Mỹ là nhằm định hướng mở rộng diện người tham gia càng nhiều càng tốt với mục đích làm tiền, mà không cần biết tin là giả hay thật, người đưa tin là giả hay thật, và bằng mọi cách chiếm đoạt độc quyền. Đây là cách nhìn ngược lại với cách nhìn của các tập đoàn truyền thông dựa trên trí tuệ nhân tạo vì họ cho rằng khai thác mạng hiện nay là nhằm truyền bá thông tin, mở rộng dân chủ.
Đúng là từ khi có mạng và mạng được dùng để đưa thông tin, thì thế giới đã được tiếp nhận thông tin nhanh và rẻ, thậm chí miễn phí, miễn là có phương tiện tiếp nhận và sử dụng, và không chỉ tiếp nhận thông tin về chính trị và xã hội mà còn là thông tin về khoa học kỹ thuật rất cần cho sinh viên, những người bình thường và cả những nhà sản xuất nhỏ cần thông tin như thời tiết, phương pháp trồng cây, và thị trường sản phẩm. Không những thế, nó còn giúp mở rộng quyền tự do ngôn luận cho nhiều người trên thế giới, ngay cả trong các xã hội độc đoán như trường hợp Trung Quốc với lệnh cấm dùng Google, gmail, Facebook... Tuy vậy, phải nói việc phát tán thông tin giả cũng là vấn đề mà xã hội phải giải quyết.
RFA : Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào gần lô dầu khí của Việt Nam thuộc dự án Biển Đông 1 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), ngoài khơi Vũng Tàu, vào các ngày 21/2 và 22/2 vừa qua, theo dữ liệu mà RFA thu thập được qua trang theo dõi tàu biển.
Cụ thể, vào ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 đã đi từ Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, và vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý, vào ngày hôm sau.
Tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng 1 hải lý. Đây là khu vực có lô dầu khí là Hải Thạch-Mộc Tinh. Động thái này có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.
Ông Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á- ISEA, nhận định về động thái mới nhất như vừa nêu của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam:
“Họ khiêu khích Việt Nam theo lối dọa nạt vì vùng đấy là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc có quyền đi ở chỗ này nhưng không được phép làm điều gì để gây ra hiểu lầm rằng có chủ quyền ở đó để làm trái với luật pháp quốc tế và các quy tắc các bên đã thỏa thuận.
Khi tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy sát vào dàn khoan của Việt Nam, chỗ trữ dầu, thì Trung Quốc đã vi phạm tất cả những thỏa thuận đã ký với Việt Nam và các nước khác. Nhất là những dàn khoan lớn thì anh không thể đi vào cách 12 hải lý chứ đừng nói mấy trăm mét, nhưng họ đã đi vào sát để khiêu khích và dọa nạt”.
Theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), vùng 200 hải lý tính đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó.
Mạc Văn Trang: Ai vì tiền?
Chuyện Dư luận viên bịa đặt bôi nhọ, vu khống những người PHẢN BIỆN XÃ HỘI là “kiếm tiền", “kiếm thẻ ra nước ngoài", “phá hoại đất nước"... không nói làm gì, vì họ ăn lương để làm việc đó.
Đáng trách là nhiều người dân thường cũng nghe theo DLV, tưởng đó là thật.
Hồi tháng 3/2020 tôi dẫn Kim Chi về quê Giỗ họ, vừa bước vào nhà, bà chị dâu hớt hải: Chú về không sợ công an bắt à. Nó về phổ biến ông Mạc Văn Trang viết báo, trả lời đài nước ngoài, nói xấu dân làng Vũ La chống chính sách thu hồi đất của Đảng và Nhà nước để kiếm đô la…
- Thế dân làng có tin không? Chị có tin không?
- Thì trên tỉnh người ta về phổ biến, dân biết gì mà không tin. Dân làng cứ xì xầm lan truyền như thế, nhiều người cũng tin đấy…
Một ông bạn từ thời chăn trâu gặp tôi, nhìn trước nhìn sau, rồi bảo: Chết chết! Bài báo ông viết về Cướp đất ở làng Vũ La, bọn trẻ nó phô tô lan truyền ra khắp làng... Ông lại còn trả lời đài địch nữa…
- Đài địch là đài nào?
- Đài BBC chứ còn đài nào! Tôi hỏi thật, được nhiều tiền không mà dám làm những chuyện đó?
(Quả thật hôm đó có một ô tô và 2 xe máy của công an về đỗ ở ngoài sân Đình, mấy nhân viên an ninh mặc thường phục đứng ngồi, lố nhố, đi đi lại lại bên ngoài, trong khi cả họ nhà tôi ăn cỗ trong nhà. Cả ngày hôm đó, tôi dẫn Kim Chi đi đâu họ cũng bám theo ở khoảng cách có thể theo dõi, nhưng không đến gần hỏi chuyện. Thì ra công an về không phải để kiểm soát tôi và Kim Chi mà chỉ để dọa nạt dân làng).
BBC Tiếng Việt: Covid-19 - IATA sẽ ra chứng chỉ thông hành quốc tế 'trong vài tuần'
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) nói họ dự kiến Chứng chỉ Thông hành Covid điện tử của họ sẽ sẵn có "trong vòng vài tuần".
Chứng chỉ này là một ứng dụng xác minh hành khách đã được xét nghiệm Covid-19 hoặc đã được chủng ngừa theo yêu cầu để nhập cảnh vào một nước.
Ứng dụng này cũng xác minh xét nghiệm và vaccine được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền.
IATA coi chứng chỉ này là cần thiết để mở lại hoạt động đi lại bằng đường hàng không, vì nhiều quốc gia vẫn áp dụng các quy định hạn chế hoặc cách ly nghiêm ngặt.
"Vấn đề quan trọng là sự tin tưởng. Hành khách cần tin tưởng rằng xét nghiệm họ có là chính xác và kết quả đó sẽ cho phép họ nhập cảnh," Vinoop Goel, giám đốc sân bay khu vực và quan hệ đối ngoại của IATA cho biết.
"Và sau đó chính phủ các nước cần có niềm tin rằng xét nghiệm mà hành khách nói đã có là chính xác và đáp ứng các điều kiện của các nước đó."
IATA cho biết chứng chỉ này được thiết kế theo "mô-đun" để có thể hoạt động với các giải pháp kỹ thuật số khác đang được thử nghiệm trên thế giới.
Được biết chứng chỉ này sẽ có sẵn trên nền tảng iOS và Android, và dự kiến sẽ miễn phí cho hành khách.
Singapore Airlines là hãng hàng không đầu tiên đã bắt đầu thử nghiệm hình thức này vào tháng 12.
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021
BBC Tiếng Việt: Covid - Biden gọi 500.000 người chết là 'cột mốc nghiệt ngã'
Tổng thống Joe Biden phát biểu trước toàn dân khi Hoa Kỳ ghi dấu mốc 500.000 người chết vì Covid, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
"Là một quốc gia, chúng ta không thể chấp nhận một số phận nghiệt ngã như vậy. Chúng ta phải chống lại việc trở nên tê liệt trước nỗi buồn", ông nói.
Tổng thống và phó tổng thống, cùng người phối ngẫu của họ, sau đó có một phút mặc niệm bên ngoài Nhà Trắng trong buổi lễ thắp nến tưởng nhớ nạn nhân đại dịch.
Hơn 28,1 triệu người Mỹ đã bị nhiễm virus corona - một kỷ lục toàn cầu khác.
"Hôm nay, tôi kêu gọi tất cả người dân Mỹ hãy nhớ đến những người chúng ta đã mất và những người chúng ta đã bỏ lại phía sau," ông Biden nói, kêu gọi người Mỹ cùng nhau chống lại Covid.
Ông Biden đánh dấu ngày này như thế nào?
Tổng thống Biden ra lệnh hạ cờ trên tất cả các tòa nhà liên bang xuống trong năm ngày tới.
Tại Nhà Trắng, ông Biden mở đầu bài phát biểu với lưu ý rằng số người Mỹ chết vì Covid cao hơn số người chết vì Thế chiến I, Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam cộng lại.
Ông nói: "Hôm nay chúng ta đánh dấu một cột mốc thực sự nghiệt ngã và đau lòng - 500.071 người chết.''
"Chúng ta thường nghe về những người được mô tả là người Mỹ bình thường. Không phải như vậy, chẳng có gì là 'bình thường' ở họ. Những người chúng ta mất đi thật phi thường. Họ trải qua nhiều thế hệ. Sinh ra ở Mỹ, di cư đến Mỹ."
Ngô Nhân Dụng: Dân Myanmar đáng được sống hạnh phúc
Cô Mya Thwet Thwet Khine đi biểu tình ngày 9 tháng Hai ở Naypyitaw, thủ đô nước Myanmar. Cô bị bắn trúng đầu. Ngày 18 tháng Giêng, cô qua đời trong bệnh viện.
Thường cảnh sát Myanmar không bắn vào dân biểu tình. Có lẽ vì họ không muốn bắn vào đám đông với những vị sư mặc áo màu đỏ. Cô Mya Thwet Thwet Khine sẽ trở thành một biểu tượng cho phong trào đòi tái lập chế độ tự do dân chủ.
Dân Myanmar vẫn tiếp tục xuống đường ở khắp nước chống cuộc đảo chính ở Myanmar hôm đầu tháng. Không thể đoán được Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội sẽ đàn áp những người dân phản đối bất bạo động hay không! Năm 2012, các ông tướng đã rút lui, trả lại quyền tự do bầu cử cho dân.
Dân Myanmar vốn rất hiền lành, không ham bạo động. Có thể vì hiền lành quá cho nên họ đã nhẫn nhục chịu đựng chế độ quân phiệt gần nửa thế kỷ. Nhưng cái chết của một thiếu nữ sẽ thay đổi. Khi tức nước vỡ bờ, người ta có thể phản ứng quyết liệt hơn.
Những người biểu tình đòi dân chủ hầu hết là thanh niên. Các vị sư đi biểu tình cũng thuộc giới trẻ. Họ không khác gì những chàng trai mang biểu ngữ đi bên cạnh, vì các ở xứ này các thanh niên đến tuổi đều vào tu trong chùa, một năm sau lại trở về đời thế tục.
Khác với giới trẻ thời trước 2011, khi chế độ quân phiệt còn vững vàng, các thanh niên bây giờ có mạng truyền thông mới để liên lạc và cổ động nhau. Đời sống kinh tế cũng thay đổi từ khi được mở cửa giao thương với thế giới và đầu tư từ bên ngoài đổ vào. Trước đây mười năm, chỉ có một hệ thống email; mua những cái SIM cards để gắn vào điện thoại phải tốn $1,000 đô la. Bây giờ rẻ như ở bất cứ nơi nào, và các sinh viên đều dùng Facebook. Một tầng lớp trung lưu đã xuất hiện. Sau năm, bảy năm được tự do đi bỏ phiếu chọn người cai trị mình, chắc dân Miến Điện không còn nhẫn nhục cúi đầu trước bạo lực nữa.
Thanh Phương (RFI) :Mỹ - Truyền thông Việt Ngữ Quận Cam trong cơn bão tin giả
Có thể nói cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Quận Cam (Orange County), bang California, giống như là một nước Việt Nam thu nhỏ. Những người sống ở những khu vực như Little Saigon không cần biết tiếng Anh mà họ vẫn có thể biết tin tức thời sự cộng đồng, Hoa Kỳ và quốc tế qua vô số các đài phát thanh, truyền hình phát 24 giờ/24, và qua một số báo giấy vẫn còn tồn tại.
Riêng về truyền hình, cách đây gần 20 năm có hai đài truyền hình là Little Saigon TV và Saigon TV và sau này có thêm đài SBTN, nhưng từ 5, 6 năm trở lại đây có hơn 30 đài tại Quận Cam. Các đài đều phát free to air, tức là không cần đăng ký thuê bao, hoặc phát qua hệ thống vệ tinh để phủ sóng trên toàn nước Mỹ và cả Canada, hoặc phát qua các ứng dụng và phát trên mạng.
Nhưng trong thời gian gần đây, nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ đã phải đối phó với cơn bão tin giả tràn ngập các mạng xã hội, nhất là qua các Youtuber tự nhận là truyền thông, gây nhiễu thông tin và gây thêm chia rẽ trong cộng đồng người Việt.
Hoàng Trọng Thụy, nhà báo kỳ cựu của Little Saigon TV, đài truyền hình đầu tiên của người Việt tại Quận Cam, hoạt động từ hơn 20 năm nay, cho biết, các phương tiện truyền thông tại đây cũng đã bị cuốn vào sự phân hóa trong cộng đồng người Việt về bầu cử tổng thống:
"Cuộc bầu cử này là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ có một vị tổng thống tạo nên những vụ tranh cãi, ủng hộ thì cũng mạnh mẽ, mà chống cũng mạnh mẽ. Thêm một điểm nữa là chưa bao giờ hệ thống Facebook, Youtube, Instagram của nước Mỹ làm việc mạnh như vậy. Cho nên, người ta có đủ các phương tiện để lên đồn thổi với nhau các tin tức, rồi mắng chửi nhau.
Cơ quan truyền thông cũng bị kéo theo làn sóng phân hóa giữa người ủng hộ và người chống ông Trump. Nhiệm vụ của truyền thông là làm sao đưa những tin tức trung thực nhất, nhưng những người ủng hộ ông Trump thì lại không muốn nghe những tin này! Hễ đụng đến ông Trump là họ chửi rủa. Mặc dù cơ quan truyền thông chúng tôi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp những tin tức về ông Trump, nhất là trong cuộc bầu cử vừa qua. Nhưng "làm dâu trăm họ", chúng tôi phải chịu những lời răn đe, đủ hết mọi chuyện.
Thiên Hạ Luận: Nói gì về những ngày này 42 năm trước?
Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sang dạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, “hèn”… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…
Thậm chí có những người như ông Trần Đức Anh Sơn – từng dạy đại học, từng là giám đốc một bảo tàng ở Huế, từng là một trong những lãnh đạo của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế, xã hội Đà Nẵng – giận dữ tới mức không ngần ngãi bày tỏ sự… căm phẫn và kinh tởm (1)!
Ông Sơn kể rằng ông đã bỏ qua những kênh truyền hình quốc tế mà ông yêu thích để chú mục vào Chương trình thời sự lúc 7 giờ của VTV1 tối 17/2/2021 để xem thử VTV1 có nhắc đến sự kiện Trung cộng xâm lược Việt Nam vào ngày này cách đây 42 năm hay không?
Tuy cuối chương trình có một phóng sự nhắc lại sự kiện nhà báo Nhật Bản Takano lên Lạng Sơn tường thuật về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung cộng vào đầu tháng 3/1979 và đã chết vì trúng đạn của quân Trung cộng nhưng VTV1 không hề nhắc tới cái tên Trung Quốc lần nào mà chỉ gọi là “sự kiện ngày 17/2”. Thậm chí tuy VTV1 đề cập việc “Takano lên Lạng Sơn ngay sau khi có lệnh rút quân” nhưng không dám nói ai ra lệnh rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cảm giác căm phẫn của Trần Đức Anh Sơn không phải là cá biệt. Hàng chục ngàn người sử dụng mạng xã hội đã bày tỏ cảm xúc như ông.
Bất kể “sự kiện 17/2” đã xảy ra cách nay hơn bốn thập niên, bất chấp thực trạng biển Đông chỉ ra dã tâm, sự nham hiểm của Trung Quốc đã rõ như ban ngày và ngay cả những… “anh em xa” ở khắp nơi trên trái đất này cũng không thể lầm lẫn, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì cam kết “khép lại quá khứ” đối với… “láng giềng gần”. Giống như Trần Đức Anh Sơn, Lê Kế Sơn cũng nhẫn nại chờ để xem hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam hành xử thế nào vào thời điểm tròn 42 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam và phát giác: Điểm sáu tờ báo thường được quan tâm là báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Vietnamnet, Vnexpress thì chỉ có báo Thanh Niên đưa một bài viết về “sự kiện 17/2”.
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021
Trịnh Y Thư: Nguyễn Lương Vỵ - Vấn nạn của cái Being
Nguyễn Lương Vỵ [1952-2021] (Trong ký ức Đinh Trường Chinh, 2021) |
Có thể nói những bài thơ trong tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (xuất bản cuối năm 2014) là những biến tấu liên miên bất tận của cái Being.
Being chứ không phải đời sống như chúng ta thường hiểu. Bạn có thể gọi nó là kiếp nhân sinh, kiếp người, đời sống, hữu thể, hiện tồn, hiện hữu, hiện sinh, hiện tính, thể tính, hoặc cả chục từ ngữ khác tương tự. Nhưng xin bạn cho phép tôi gọi nó bằng cái từ tiếng Anh Being. Giản dị, hàm súc, nhưng hết sức bao la, gợi mở. Dịch sang tiếng Việt, gọi nó là “đời sống” hoặc “kiếp người” thì không đủ nghĩa, còn các thuật ngữ Hán-Việt thì bị tô đậm bởi màu sắc Triết học nặng nề, khó hiểu. Kỳ thực, dưới luồng sáng của Triết học, Being được định nghĩa là, “Một hình thái ý thức chủ quan lẫn khách quan lý giải thực tại và sự hiện hữu.” Các triết gia Hy Lạp cổ đại nói nhiều về nó. Sang thời cận, hiện đại các triết gia như Hegel, Heidegger, Sartre, v.v… cũng tốn khá nhiều giấy mực về nó. Tuy nhiên, bởi không mấy mặn mà với Triết học nên tôi thích hiểu từ Being theo cái nhìn của thi ca, một suy nghiệm giao thoa giữa thực tại và huyễn mộng, bằng một thứ ngôn ngữ trong suốt chứ không dày đặc thuật ngữ vốn rất dễ đưa người ta sa vào chốn hỏa mù. Being dưới mắt nhìn của thi ca, có lẽ đơn giản hơn và dĩ nhiên “thơ” hơn. Vì nó, Shakespeare băn khoăn, “to be or not to be”; Nguyễn Du gọi nó là “cuộc bể dâu [với] những điều trông thấy mà đau đớn lòng”; gần chúng ta hơn, Milan Kundera gọi nó là cái “hệ toán hiện sinh”; và nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, với tinh thần cụ thể Việt Nam tính, thấy gì nói đó, gọi nó là “bầu trời lộn ngược.” Hiển nhiên, các thi sĩ cũng đã tốn không ít giấy mực cho cái Being mà tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ này là tốn kém mới nhất.
Mở tập thơ, tôi bắt gặp ngay thái độ và câu trả lời của nhà thơ, mà tôi đặc biệt yêu thích và tâm đắc, về cái Being, “Hỏi ta vui hay buồn? Theo nắng sáng xuống phố!” (Âm cuối thu). Một thái độ trầm tĩnh thấm đẫm tinh thần Đạo giáo đông phương! Nhẹ nhàng. Phơi phới. Thong dong. Không cần đi vào những suy nghiệm siêu hình mà lại tác động mạnh mẽ lên cảm xúc, đó là lợi thế của thi ca trên Triết học. Câu thơ biểu hiện một ý thức trong sáng nắm bắt được lẽ sống thiên nhiên, thấu hiểu lẽ đời và những hữu hạn tất yếu của con người sinh sống trong đó. Sống hài hòa với những quy luật tự nhiên, sống nương theo lẽ đời chứ không chinh phục cuộc đời; sống luôn luôn khiêm tốn, chẳng bao giờ dám vọng động đến độ tự nhận mình là đỉnh cao (mà khiếp hãi nhất là đỉnh cao trí tuệ). Phải chăng đấy là triết lý sống của người xưa mà ngày nay chúng ta gần như quên bẵng?
Bão Tuyết Ở Texas Qua Điện Thư Của Bạn Bè
KIM HẰNG
(Dallas) - Sat, Feb 20 at 5:20 AM
Cảm ơn các anh chị em đã lo lắng thăm hỏi ạ.
Hiện giờ thì xem như tạm ổn... nhưng vẫn trong tình trạng phập phồng vì lo âu, sợ ống nước bể thì không biết xoay xở ra sao? Lý do độ lạnh về đêm vẫn xuống thấp để nước đóng thành đá, hàng xóm đã có nhà bị bể ống nước rồi.
Ống nước hàng xóm bể, nước vừa phun ra lập tức bị đông thành cây đá
Khoảng 12 tiếng trước trưa thứ Hai, thì khu nhà em đã nhập nhằng mất điện, lúc có lúc không, và trong lòng vẫn hy vọng: nếu cứ phải mất vài tiếng có vài tiếng thì cũng tạm ổn chịu đựng được; nhưng đến gần trưa thứ Hai thì đã mất điện hoàn toàn cho đến gần 3 giờ chiều thứ Tư ạ, xem như không có điện liên tục gần 51 tiếng.
Khoảng sau 5 tiếng mất điện, 3 nhà hàng xóm đành di tản (vì trẻ em và người già thật chịu không thấu), nhờ em trông nhà và báo cáo khi nào có điện thì sẽ quay về.
Trong nhà đã có lúc xuống thấp 40 ban đêm và khoảng 45-49 độ ban ngày, nhưng rất may em có lò gas nên vẫn đun nước và ngâm chân nước nóng, nhưng vừa lau chân cho khô mặc vớ vào thì chỉ vài phút sau lại lạnh tê cứng như trước. Lúc đó em nghĩ đến những người không nhà cửa mà ứa nước mắt, thấy mình còn may mắn, còn nước và thức ăn, vẫn đủ chăn mền, và quần áo mặc để chống cự cái lạnh.
Em đã phải mặc 6 áo, 4 quần, 4 đôi vớ, đội mũ, mang găng tay, nhưng vẫn lạnh mà có muốn mặc thêm cũng không được nữa vì đã chật ních, nhìn mình trong gương như một cái bánh tét đi đứng khệnh khạng trong tủ lạnh... hihi
Tiểu- Xuyên Vị-Minh: Giao Thừa (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên bản tiếng Nhật)
Giao Thừa |
Seaside Village in Winter, Katsushika Hokusai , from Hokusai’s Album of Realistic Pictures (Hokusai shashin gafu). Hình MET museum. |
Con chim sẻ đã sống trong miền cỏ hoa này đã lâu lắm rồi, nó chưa từng đụng phải một buổi tối lạnh đến như thế này.
Khi mặt trời chìm xuống ở phía tây, trời như cháy đỏ rực, nhưng khi mặt trời tắt hẳn, màu trời lại giữ một màu xanh đen, và trời lạnh căm đến độ dường như nghe cả tiếng răng rắc vì quá lạnh.Trên ngọn cây, sương lung linh ánh bạc. Ánh trăng ớn lạnh rọi trên cánh đồng mênh mông, lặng thinh.
Có con chim sẻ đậu trên một nhánh cây, trải qua cái đêm lạnh ghê gớm này. Đúng lúc ấy, có con chó sói khịt khịt đi qua cánh đồng khô héo.
Vì, cả trên núi, nơi ao hồ, chẳng có gì mà ăn, và đói nhường ấy, sói đi sục sạo khắp vùng chung quanh. Con chim sẻ nhơn nhơn nhìn nó mỗi đêm. Con sói cũng vậy, đêm nay có vẻ lạnh, phì phò thở ra khói trắng. Thế rồi nó quay về hướng mặt trăng lớn như cái chậu bằng băng được banh rộng ra, tru lên như thể kêu cứu.
Con chim sẻ nghĩ: quả là con sói đêm nay không còn chịu đựng được nữa.
Trần Hữu Thục: Canh Tý 2020 - từ đại dịch đến chuyện bầu cử (Tiếp theo và hết)
“Bầu cử tự do, công bằng là máu thịt của nền dân chủ chúng ta. Cáo buộc bất công là điều hệ trọng. Nhưng gọi một cuộc bầu cử là bất công không khiến cho nó thành bất công. Cáo buộc đòi hỏi những luận cứ rõ ràng kèm theo bằng chứng. [Ấy thế mà]Chúng tôi lại chẳng có cái nào ở đây cả.”Stephanos Bibas (Thẩm Phán Tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ)
Bầu bằng thư
Đảng Dân Chủ và Biden gian lận như thế nào?
Theo phe ôngTrump, gian lận bầu cử 2020 do nhiều nguyên nhân: nhà nước ngầm, đặc biệt là Trung Quốc, ủng hộ Biden; máy bầu phiếu Dominion và Smartmatic được thiết kế một cách đặc biệt để đổi phiếu từ Trump qua Biden; hàng ngàn người chết bỏ phiếu cho Biden; phiếu bầu cho Trump bị chở đi vứt bỏ bằng xe tải; quan sát viên của đảng Cộng Hòa không được tiếp cận khu vực đếm phiếu, vân vân và vân vân.
Tất cả những lý do đó đều là thêm mắm dặm muối cho một quan điểm đã có từ trước của Trump: bầu cử bằng thư (mail-in voting) là gian lận. Tại sao? Bầu bằng thư, theo Trump,“thực sự phá hoại hệ thống [bầu cử] của chúng ta. Đó là một hệ thống hư hỏng. Nó làm cho người ta hư hỏng ngay đối với những người mà bản tính họ không hư hỏng, vì họ trở nên hư hỏng quá dễ dàng. Hình như họ có thể kiếm ra ngay bao nhiêu phiếu mà họ cần. Họ đợi, và đợi và rồi họ tìm ra chúng.” “Họ” là ai? Là đảng Dân Chủ. Sao gọi là hư hỏng? Đa số phiếu bầu bằng thư đều dồn cho đối thủ của ông.
Để chận đứng hình thức bầu cử này, hay nói cho cụ thể, chận đứng lợi thế của Biden, vào tháng 6/2020, tân tổng giám đốc bưu điện Louis DeJoy, một người nhiệt tình ủng hộ Trump, tái cấu trúc hệ thống bưu điện bằng cách giảm giờ làm việc, cắt giờ phụ trội và thực hiện nhiều thay đổi khác trong bộ máy bưu điện với mục đích giảm bớt chi phí mà lý do thực sự là làm chậm việc giao phiếu bầu bằng thư. Bác bỏ chuyện đảng Dân Chủ muốn cấp thêm ngân sách cho bưu điện, trong cuộc phỏng vấn với Maria Bartiromo (đài Fox News), Trump không úp mở tố cáo đảng Dân Chủ muốn cấp tiền cho bưu điện chỉ là để “bưu điện giao hàng triệu phiếu bầu bằng thư. Nếu họ không có tiền, họ không thể thực hiện việc bầu bằng thư rộng rãi được.” Nỗ lực này, rốt cuộc, không mấy hiệu quả, chỉ vì một lý do đơn giản: bầu bằng thư, cũng như bầu trực tiếp, là quyền lợi của người dân Hoa Kỳ được bảo vệ bằng luật pháp của liên bang cũng như tiểu bang, được cụ thể hóa bằng những quy định hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan đặc trách bầu cử. Chẳng thế mà, để bảo đảm mọi phiếu bầu bằng thư đều được đếm, một số tiểu bang gia hạn thời gian nhận phiếu bầu do bưu điện chuyển, nhiều ngày sau ngày bầu cử chính thức.
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021
Lê Hữu: Ngày xuân, đọc chơi vài bài thơ tháng Giêng
Hình minh hoạ, ML |
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà…
Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà hoặc “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” hơn là du Xuân đến những chốn lao xao hội hè, đình đám.
Một trong những “chốn vắng” ấy là dạo chơi trên cánh đồng thơ mùa xuân để hái về những bông hoa tươi thắm là những bài thơ, câu thơ tháng Giêng khoe sắc trong nắng xuân.
Thơ hay, một đôi câu cũng hay. Những câu thơ trích dẫn trong bài này chỉ là tiện tay gặp đâu ghi xuống đó, không phân biệt, phân loại thơ cũ thơ mới, thơ già thơ trẻ, thơ ngoài Bắc thơ trong Nam, thơ ngoài nước thơ trong nước. Một bài thơ, câu thơ hay không bao giờ cũ.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
(“Vội vàng”, Xuân Diệu)
Câu thơ cũ nhưng vẫn cứ mới như mùa xuân chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già. “Tháng Giêng ngon”, không mới sao? Chẳng biết chơi Xuân, ăn Tết ngon, dở thế nào nhưng cứ nghe “tháng Giêng ngon” là đủ thấy ngon. Ngon đến độ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Nói “Tháng Giêng ngon như một cặp… bánh chưng” nghe cũng hay vậy nhưng vẫn không hay, không ngon bằng “một cặp môi gần”. Câu thơ không chỉ mới vào thời kỳ gọi là “phong trào thơ mới” ấy mà mãi đến nay nhiều người làm thơ vẫn chuộng cách ví von như thế.
Thuở ấy mây non với gió mềm
Nắng vừa ấm để mọng môi em
Nụ hôn mừng tuổi ngon như Tết
Anh bảo em rằng mới tháng Giêng
(“Niên thiếu”, Duyên Anh)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn: miền T(uy)ết
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
ký ức lừ đừ đủng đỉnh bước ra
cõi hồn nhiên trùm lên ngôi nhà đổ
hạnh ngộ vầng dương. bỏ bạn bè
giữa đường đời. ta bần thần ngoảnh lại
thấm sương bay, gió bấc ngại ngùng
con Vi nhỏ lên ngôi, hô “Chết!”
cả đất trời trơn trợt, tréo ngoe
dưới đồng xa, ta ngước trông. đá nhọn.
bão tuyết trùm mấy bận, ngát nôn nao
lối xưa hiện. tình năm nao chết gọn.
lén tìm môi thơ bé. Tết dạt dào
Tân-Mỹ Nam-Cát: Xuân trong làng, Xuân trên Núi (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên bản tiếng Nhật)
Xuân trong làng, Xuân trên Núi里の春、山の春Tân-Mỹ Nam-Cát新美南吉
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Trong làng, xuân đã đến rồi.
Hoa đào đang nở, chim đang hót líu lo.
Nhưng, trên núi, xuân chưa đến.
Trên chóp núi, tuyết trắng vẫn còn sót lại.
Ở trong núi, có một gia đình nai đang sống.
Chú nai con, vì sinh ra chưa được một năm, nên chẳng biết mùa xuân ra sao.
“Cha ơi, Xuân thì ra sao hở cha?”
“Xuân thì có hoa đào nở.”
“Mẹ ơi, Xuân thì như thế nào hở mẹ?”
“Thì hoa nở, nở thật đẹp con ạ!”
“Boong.”
Nhưng, chú nai con, vì chưa thấy hoa nở, hoa như thế nào, xuân ra như thế nào, nai chẳng hiểu gì lắm.
Có một ngày, chú nai con dạo chơi một mình trong núi.
Thế rồi, từ phương xa,
“Boong.”, nghe có tiếng êm đềm gì vang lại.
“Tiếng gì vậy kìa?”
Rồi, lại
“Boong.”
Chú nai con, chong tai lắng nghe. Một lát sau, chạy theo tiếng chuông ngân, bon bon xuống núi.
Ở dưới núi, cánh đồng trải dài. Trong đồng, hoa đào đang nở và đang toả hương thơm.
Dưới một cội đào, có một ông có vẻ hiền lành.
Người đàn ông nhìn nai con, bẻ một nhánh hoa đào và cột vào chiếc sừng con của chú nai.
“Này, ta đã cho con cái trâm hoa này, khi mặt trời còn chưa lặn, con hãy trở về núi.”
Con nai nhỏ vui vẻ quay về.
Khi nghe chú nai con kể chuyện thú vị, cha mẹ của chú cùng nhau lên tiếng:
“Boong, ấy là tiếng chuông chùa.”
“Cái cài trên sừng của con, đấy là hoa, và nơi nghe thơm, ấy là xuân.” – Cha mẹ nai chỉ bảo nai con như thế.
Thế rồi chẳng bao lâu, Xuân cũng đến trên núi, muôn loài hoa bắt đầu đơm bông.
26. 12. 2002
Trần Hữu Thục: Canh Tý 2020 - từ đại dịch đến chuyện bầu cử (Kỳ 1)
“Bầu cử tự do, công bằng là máu thịt của nền dân chủ chúng ta. Cáo buộc bất công là điều hệ trọng. Nhưng gọi một cuộc bầu cử là bất công không khiến cho nó thành bất công. Cáo buộc đòi hỏi những luận cứ rõ ràng kèm theo bằng chứng. [Ấy thế mà]Chúng tôi lại chẳng có cái nào ở đây cả.”Stephanos Bibas (Thẩm Phán Tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ)
Nước Mỹ thường hay có những sự kiện đánh dấu cho những thay đổi có tính cách toàn cầu.
Vào ngày 11/9/2001, đầu thiên niên kỷ 2000: biến cố khủng bố New York là dấu mốc cắt lịch sử thế giới thành hai: tiền-9/11 và hậu-9/11. Những tưởng là lịch sử đã an bài và các sử gia chỉ việc theo đó mà …viết sử. Ấy thế mà, gần 20 năm sau, một biến cố khác dữ dội gấp bội về tất cả các mặt, từ số người chết, tấm mức rộng lớn, ảnh hưởng lâu dài…trên toàn nhân loại: Coronavirus. Đi vào các nước khác, đại dịch vẫn chỉ là đại dịch. Ấy thế mà khi đến Mỹ, nó lập tức bị Mỹ-hóa và lập kỷ lục thế giới về số người bị nhiễm và bị chết. Chưa hết. Đi kèm theo đại dịch đó là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳđầy tranh cãi. Cả hai kết hợp nhau biến thành một “sự-kiện-đôi”, kéo dài suốt năm 2020 chuyển qua năm 2021, để lại di chứng lâu dài trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Cũng là một kỷ lục!
Chữ của năm 2020: Pandemic
Khác với nhiều năm trước, “Chữ Của Năm” 2020 (Words Of The Year = WOTY 2020) không chỉ định nghĩa một năm, mà hơn thế, đánh dấu cả một thời kỳ. Một thời kỳ tệ hại mang đặc tính toàn cầu: khủng hoảng y tế, suy sụp kinh tế, bất công chủng tộc, thảm họa môi trường, chia rẽ chính trị và tin giả lên ngôi. Mỗi một sự kiện đều có nguyên nhân riêng của nó, nhưng rõ ràng tất cả đều gánh chịu ảnh hưởng của một biến cố vô tiền khoáng hậu do một con siêu vi nhỏ bé gây ra. Căn cứ trên số lượng vô cùng cao truy cập trên mạng, hai nhà xuất bản tự điển tiếng Anh hàng đầu trên thế giới, Merriam-Webster và Dictionary.com, đã chọn cùng một chữ dành cho năm 2020: “Pandemic”, Đại Dịch. Từ ngữ này mô tả một hiện thực đời sống bị nhiễu loạn đến cùng cực, tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Người & Sếu
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ cố hương
Sơn Nam
Chú Horwitz à, có khi nào chú đi ngang cái hồ ở Central Park không vậy?
– Hồ gì?
– Cái vũng nước bự thiệt bự, coi giống như cái hồ nhỏ đó mà. Không biết mấy con vịt rồi tụi nó đi đâu há?
– Vịt gì kìa?
– Thì bầy vịt hay hay bơi lòng vòng trong đó chớ vịt gì? Mùa Xuân không nói làm chi chớ còn mùa Đông kẹt dữ à nha? Lạnh ngắt như vậy sống gì nổi? Rồi tụi nó bỏ đi đâu ta?
– Mà cái gì bỏ đi đâu mới được chớ ?
– Trời đất, mấy con vịt chớ cái gì. Ý tui muốn nói là có thằng cha nào mang xe chở tụi nó đi chỗ khác không? Hay tụi nó bay ên về phía Nam vậy thôi?
Ông Horwitz quay người lại nhìn tui chằm chằm.
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021
Thu Hằng – RFI (Điểm báo Pháp): Biden muốn lập kế hoạch “tập thể”, “có tổ chức” đối phó Trung Quốc
Tái lập cân bằng quyền lực Trung-Mỹ là chủ trương của tổng thống Joe Biden, được báo Le Figaro dành hai trang đề cập. Nhật báo thiên hữu nhận định chủ trương cứng rắn của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump sẽ vẫn được ông Joe Biden duy trì nhưng bằng một chiến lược khác.
Theo Le Figaro, từ khi lên nhậm chức, ông Joe Biden thể hiện ít nhất ba điểm khác biệt với người tiền nhiệm.
Thứ nhất, ông không vồ vập gọi điện ngay cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như tổng thống Trump từng làm, nhằm giữ khoảng cách với với nhà lãnh đạo từng bị ông gọi là “tên du côn” khi vận động tranh cử. Ba tuần, sau khi gọi điện hết cho các đồng minh, đối tác trên thế giới, ông gọi điện nguyên thủ Trung Quốc vào ngày 12/02, nhân dịp Tết Nguyên đán.
Mọi bất đồng đều được ông Biden nêu trong cuộc điện đàm dài hai tiếng. Washington đề cao “bảo vệ an ninh, sự phồn vinh, cách sống của dân tộc Mỹ”, duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và mở” trong khi Trung Quốc liên tục tiến các quân cờ ở châu Á. Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về “các biện pháp đối xử bất công và cưỡng bức” của Trung Quốc, trấn áp ở Hồng Kông, “vi phạm nhân quyền” ở Tân Cương…
Chủ tịch Trung Quốc công nhận “những bất đồng” nhưng nhắc đến “hợp tác” và “tôn trọng lẫn nhau”, đồng thời đặt ra vài lằn ranh đỏ mà Washington phải “thận trọng” : Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương là “chuyện nội bộ” của Trung Quốc.
Thứ hai, thời gian ba tuần còn được giải thích ở việc tổng thống Mỹ muốn tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác về kế sách đối phó với Trung Quốc. Nói một cách khác, ông Joe Biden muốn có sức mạnh “tập thể” và phương sách “có tổ chức”, khác với thái độ khó lường, bốc đồng của ông Donald Trump.
Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng: Những ngày Tháng 2, nhắc lại với người Việt Nam về Cộng sản Trung Quốc (*)
Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam 17/2/1979-12/1989 là bài học lịch sử lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho văn minh nhân loại.
1. Bài học nào cho lịch sử Việt Nam?
“5h sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu. Chúng điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km).
Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.” (Trang 355, Tập 14, Lịch sử Việt Nam, NXB KHXH).
Mươi dòng trên là toàn bộ dung lượng “lịch sử chính thống” viết về cuộc chiến chống Trung Quốc Cộng sản xâm lược Việt Nam trong 10 năm ròng rã đẫm máu từ 17/2/1979 đến tháng 12/1988 trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử Học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 15 tập, với 10.000 trang (khoảng 290.000 dòng).
Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính thì quân và dân Việt Nam hy sinh trong hai cuộc chiến biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc Cộng sản gây ra này khoảng 100.000 người.
BBC Tiếng Việt: Bài học 17/2/1979 - Làm gì để Việt Nam tự chủ và bình đẳng hơn?
Đánh dấu, tưởng niệm 42 năm cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phát động trên biên giới phía Bắc Việt Nam nổ ra ngày 17/2/1979, một số nhà nghiên cứu và quan sát từ Việt Nam bình luận với BBC về việc nước này có thể làm gì để quan hệ với Trung Quốc được tự chủ, bình đẳng hơn.
Từ Hà Nội, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nói với một hội luận Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 18/02/2021:
"Theo tôi, quá trình hơn 40 năm vừa qua, ứng xử hay quan hệ cũng có cái đúng, cái sai, nhưng điều quan trọng nhất tôi thấy Việt Nam phải giữ được là sự bình đẳng và tôi chưa thấy hình ảnh độc lập, tự chủ của Việt Nam.
"Hình như là nó rất mờ nhạt, mà nó cứ lệ thuộc vào một cái gì đó, chứ còn quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam trước sau vẫn phải quan hệ, vì họ là nước láng giềng của Việt Nam.
"Song quan hệ thế nào cho bình đẳng thì các vị lãnh đạo ở Việt Nam cũng nên xem lại, mà nếu như ý kiến nhà nghiên cứu lịch sử nói trong 1-2 năm nay Việt Nam cũng có một sự chuyển đổi, biến đổi hay thay đổi về cuộc chiến tranh mà Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, thì Việt Nam phải tiếp tục phát huy nó lên.
"Tại vì nhân dân Việt Nam rất mong chuyện ấy, trên dư luận người ta rất thắc mắc và người ta rất mong mỏi rằng bây giờ Việt Nam phải nói rõ và phải ứng xử bình đẳng. Nếu đã giao hẹn với nhau đừng nhắc lại quá khứ nữa, thì bây giờ Trung Quốc cũng phải chấm dứt cái quá khứ đó đi.
"Nhất là Trung Quốc cứ theo đuổi mãi chuyện xâm lược Biển Đông, rồi lúc nào cũng theo đuổi đường Lưỡi bò (yêu sách chủ quyền dựa trên bản đồ đường 9 đoạn), như thế là không được rồi.
Nguyễn Ngọc Chu: Giấc mơ đầu xuân
1. Sau một đêm ngủ
Đất nước bước vào thập niên 2021-2030. Ước muốn lớn nhất mang tính chìa khoá là Cải cách Thể chế. Cải cách Thể chế cấp thiết đến mức từ cựu TT Nguyễn Tấn Dũng cho đến đương kim TT Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập. Nhưng sau tất cả những gì thể hiện ở Đại hội XIII thì đành tạm gác lại. Vì ước muốn đó nằm ngoài suy nghĩ của người thực quyền. Bởi thế mà phải nói về ước muốn khác. Ước muốn về phát triển kinh tế. Đó là ước muốn buổi tối lên tàu tại Hà Nội, sáng đến TP Hồ Chí Minh. Một điều tầm thường cho công dân EU đã 40 năm, nhưng là điều ước khó trở thành hiện thực cho người Việt Nam cho đến trước năm 2040.
Vai trò tối quan trọng của đường sắt trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng không có gì phải bàn luận. Thuận lợi bố trí địa lý rằng chỉ cần xây dựng 1 tuyến đường sắt Bắc - Nam mà nối hầu hết các tỉnh thành cả nước cũng không cần nhắc lại. Cũng không nhắc lại những nguyên do của nhiều đời bộ trưởng bộ GTVT và nhiều đời Thủ tướng tại sao đã để cho đường sắt Việt Nam suốt 40 năm qua hầu như không đổi. Chỉ nói đến mong muốn.
2. Bước tiến của đường sắt cao tốc
Trung Quốc chỉ trong 1 thập niên, kể từ năm 2007 đã bước đi bước chân khổng lồ chưa từng có trong lịch sử đường sắt nhân loại khi xây dựng được 38 000 km đường sắt cao tốc với tốc độ trong khoảng 300 – 500 km/h. Đây là 2/3 tổng chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới đã đưa vào phục vụ. Trung Quốc sẽ nâng tổng số chiêù dài đường sắt cao tốc lên 70 000 km vào năm 2035.
Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021
GS. Phạm Trọng Lệ (Sưu khảo): Con Trâu Qua Ca Dao Tục Ngữ Việt Anh Pháp - Le buffle à travers les proverbes vietnamiens, anglais et francais
Bài này khởi viết giữa tháng 10, 2020, khi còn ở trong năm con chuột, Canh Tý. Năm tới là năm con trâu. Mồng một tết năm Tân Sửu nhằm vào ngày 12 tháng 2 dương lịch năm 2021. Bài này không bàn về năm con trâu hay đoán những điềm may rủi, vì đã có nhiều học giả đã viết về điểm này trong báo Xuân, và hơn nữa, vì không phải ngành chuyên môn của người viết.
Chủ đích của bài là ghi lạimột số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á và hiện nay đứng hàng thứ năm trong các nước sản xuất nhiều lúa gạo ở Á châu.
(China, India, Indonesia, Bangladesh, Vietnam, Thailand, Burma, Philippines, Japan – Steph Wright, “Largest Rice-producing Countries,” World Atlas, July 23, 2020.)
Phần ghi chú tiếng Pháp và tiếng Anh để cho rõ nghĩa thêm và cho sinh viên đa ngữ muốn giải thích một tục ngữ Việt cho bạn sinh viên ngoại quốc. Để trong ngoặc vuông brackets là lời bàn vui của người viết về một tục ngữ để bài viết bớt khô khan, tuyệt nhiên không phải để tranh biện.
Con Bison thường gọi nhầm tên là American buffalo hay American bison.
Con bison gắn liền với Văn hóa thổ dân da đỏ Native Americans xưa đã sống tại Bắc Mỹ và Canada trước khi người chuyên săn thú, hoặc những nhà thám hiểm, tới tìm đất lập nghiệp. Họ săn bắn bisons để lấy da ở miền Tây như Wyoming, Arizona, North và South Dakota trong thời lập quốc của Hoa Kỳ. Chủ đề Khai Phá Miền Tây How the West Was Won và Vùng Biên Cương Khi Lập quốc American frontiers đã được những phim Wild Wild West Miền Tây Hoang Dã tả trong phim ảnh và văn chương về các thổ dân người da đỏ và việc lập đất mới của người da trắng và các dân da màu khác. Đây là một đề tài hấp dẫn cho thanh thiếu niên Hoa Kỳ và ngoại quốc, nhưng cũng là những trang lịch sử di dân của người Mỹ thời lập quốc, và những trang sử buồn của người thổ dân da đỏ.
(Xem thêm: American Frontier U.S. History (Britannica.com from the Editors of Encyclopaedia Britannica)
Trâu rừng Phi Châu (Cape buffalo), sống từng đàn, có tình đoàn kết, thường thì hiền hòa nhưng khi bị tấn công cũng biết chống trả kẻ địch. Còn biết bảo vệ trâu con (nghé). Có thể bị sư tử vồ nếu lạc đàn hay lẻ loi hay bị thương, hay bị nhiều sư tử lừa cho chạy khỏi đàn rồi con thì nhẩy lên ngoạm cổ, hay mông, con thì cắn chân khiến trâu ngã nghiêng xuống. Khi hung dữ, trâu biết bảo vệ bạn hay nghé trong đàn bằng cặp sừng nhọn và với sức mạnh có thể hất tung hay đâm thủng sườn sư tử hay hổ.
Trâu đã thuần có tình, biết nhớ đường về nhà, và chịu khó làm việc. Người nuôi trâu biết rõ trâu cũng có tình thân, như khi con nghé đẻ ra, người chủ phải ôm nó vì nó cứ đòi theo trâu mẹ để đi chung với bầy. Từ ngoài đồng về nhà, trâu biết nhà chủ ở trong xóm, tự biết đường về nên có câu tục ngữ: Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.
-Trâu được thuần hóa (domesticated), để làm việc nhà nông, tuy chậm nhưng khỏe và chịu cực nhọc, giúp nhà nông cầy bừa, kéo xe, chở đồ đạc hay nông sản khác.
-Trâu còn được coi như vật để tế thần. Đời nhà Lý,vào năm 1117,để bảo vệ và khuyến khích nghề nông, vua LýNhân Tông cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trâu bị phạt 80 trượng và người phạm tội phải làm người hầu trong quân đội.
-Trâu nước thuộc loại Trâu bò (Bovidae), loài Nhai lại (Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), Thú có vú (Mammalia), không có răng hàm trên, phần lớn sống ở Nam Á, Đông Nam Á, và miền bắc Úc. Trâu thuần dương, tức trâu nhà, được nuôi ở vùng nhiệt đới Châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Có người cho rằng trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài. Trâu châu Phi thuộc loài Syncerus, và trâu châu Á gọi là Bubalus.
Riêng loại Bubalus bubalis lại chia làm ba loài là: trâu sông “river buffalo” (bubalus bubalis) ở Nam Á; trâu đầm “swamp buffalo” (Bubalus carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B. Bubalis arnee).
Châu Á là đất gốc của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Tính đến 1992 Á châu có 141 triệu con trâu, gần một nửa sống ở Ấn-Độ. Trâu nuôi ít tốn kém vì phần lớn chỉ ăn cỏ và có sức khỏe để cầy ruộng, lấy thịt và sữa (sữa trâu rất nhiều chất béo).Việt Nam tuy nhiên ít ăn thịt trâu vì phải dùng trâu để cầy bừa.
Như đã đề cập,châu Mỹ không có trâu như ta hiểu là water buffalo, nhưng có con “bison” hay American bison, hay còn gọi là “American buffalo” là giống bò rừng xưa sống từng đàn ở Bắc Mỹ, nay không còn nhiều. Bò rừng sừng ngắn, bướu gồ, chạy nhanh thuộc họ bovidae, chi (genus) bison, loài (species) bison. Người đầu tiên gọi tên buffalo là Samuel de Champlain (1567-1635), một nhà thuộc địa, hàng hải, họa đồ, ghi chép sử, và ngoại giao người Pháp, người khám phá ra Québec và New France (Nouvelle-France). Champlain dùng chữ “buffalo” để chỉ những con bò rừng bison mà ông mượn từ chữ Pháp “buffle”. Đây là một sự đặt nhầm tên (misnomer) ban đầu, nên từ 1625 tên bison được đưa vào từ điển của các loài động vật có vú đẻ con và nuôi con bú. Từ đó tên American buffalo dễ bị lộn với trâu Phi Châu và trâu Á châu. Bò bison Châu Mỹ sống lâu vào khoảng 20 năm và khi sinh ra không có sừng hay “bướu,” đặc trưng của chúng. Trưởng thành khi được 2-3 tuổi, con đực lớn nhất có tính thống lĩnh cao trong mùa sinh sản.
Lông con bison đổi mầu theo mùa: đen vào mùa đông hay nâu nhạt vào mùa hè. Móng guốc (lừa, bò, trâu, dê, ngựa, cừu, hươu, nai, linh dương, lạc đà, hà mã) tức là loài dùng móng để duy trì sức nặng cơ thể.
Từ đó có sự dễ nhầm lẫn giữa bò rừng Mỹ bisons và trâu nước Á châu (water buffaloes). (Nguồn: vi.wikipedia.org under “TRÂU”)
Tóm lại, có ba cách phân biệt, 1. Con bison có bướu gồ; trâu không có; 2. Bison lông nhiều, trâu ít lông; 3. Bison sừng rất ngắn; trâu sừng dài và cong hay tà.
Con trâu cái thì gọi là trâu nái (she-buffalo, buffalo cow); con trâu còn bé từ vài tháng đến một hai tuổi thì gọi là nghé (bufallo-calf). Tiếng Pháp, con nghé gọi là bufflon hay buffletin; còn con trâu cái gọi là bufflonne hay bufflesse. Trâu mộng là trâu đã bị thiến (gelded buffalo). Nhóm chữ “trâu ngựa” không phải là “trâu và ngựa” mà nghĩa bóng chỉ “kiếp tôi đòi” phải làm việc nặng nhọc ngày trước: slaves. Trâu ngố: giống trâu lớn; trâu gié: giống trâu nhỏ. Trâu trắng hay trâu cò: trâu lông trắng. (Trâu trắng đi đâu mất mùa đấy- tục ngữ (Việt Nam Tự Điển). Còn chữ “Ông Trâu” là chỉ chức“Hiệu quan binh đời xưa,” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (Saigon: Imprimerie Rey, Curio, 1895, Tome II, p. 475.)
“Con tâu tắng buộc bụi te tụi ăn no tòn như cái tống teo.”
(Con trâu trắng buộc bụi tre trụi ăn no tròn như cái trống treo)
Đây là câu dùng làm bài tập luyện phát âm hai âm địa phương dễ đọc nhầm [tr/t] như một tongue twister cho học sinh.
Trâu cổ: trâu đực to con, vai rộng cổ lớn thật mạnh. (Bộ như trâu cổ mà ninh cái áo của người ta cho rách!(Việt Nam Tự Điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ); Trâu cui: trâu sừng tà và mọc trở xuống, sức thật mạnh. (Thành ngữ Mạnh như trâu cui, VNTĐ). Cũng phân biệt với loại “trâu nước”: loại “trâu” to con, chân ngắn da dầy, đầu to, sống dưới nước thường hơn trên bờ, thực ra là con hà mã hippopotamus sống ở châu Phi).
Từ chữ “Ngưu” là trâu đến “Sừng trâu” và “Giải nguyên”
Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích rằng: chữ Hán khi nói đến chữ ngưu ta thường nghĩ đến nghĩa “trâu” nhưng nên phân biệt: ngưu nghĩa là bò và cũng nghĩa là trâu, và để phân biệt:
Bò (cow) là hoàng ngưu, còn trâu là thủy ngưu (water buffalo).
Học giả Đào Duy Anh đưa ra truyện nhân vật Lý Mật cuối đời Tùy, đầu đời Đường bên Tàu (582-619) - thuở bé chăm học nhà nghèo vừa chăn trâu vừa đọc sách, thường buộc cuốn sách, cuộn lại đựng trong ống, treo ở sừng trâu (để khi cần với lấy cho tiện), nên cậu học sinh chăm học này gọi là “Ngưu dác quải thư” (treo sách trên sừng trâu). (p. 53)
Chữ Hán có chữ dác chỉ cái sừng thú. Gốc từ tích đó mà người thí sinh đỗ đầu kỳ thi Hương (kỳ thi liên tỉnh) có điểm cao, qua lọt tứ trường, gọi là cử nhân, người chỉ qua ba trường là tú tài. Người thủ khoa trong số cống sĩ gọi là “ngưu dác tiên sinh” hay giải nguyên. (First on the list of the second degree examination, valedictorian). Cụ Đào phân tích: trong chữ giải thì một bên là chữ dác một bên là chữ ngưu.
Trong lịch sử, học vị giải nguyên có người đỗ rất sớm nhưng cũng có người đỗ muộn. Những nhân vật đỗ giải nguyên khi tuổi còn rất trẻ có Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử cố vấn cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ), đỗ giải nguyên năm 21 tuổi, Lê Quí Đôn (soạn Bách khoa từ điển, Vân Đài Loại Ngữ, Đại Việt Thông Sử) 18 tuổi, Nguyễn Khuyến 30 tuổi, Nguyễn Công Trứ 42 tuổi, Thủ Khoa Huân 22 tuổi, Phan Bội Châu 24 tuổi… (Nguồn: vi.wikipedia.org under “Giải Nguyên”)
Bài ca dao dưới đây cho thấy bác nông dân nói với trâu như một con vật thân tình vì cùng chia sẻ nặng nhọc.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa đầy bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Buffalo, listen to me:
Let’s go to the field and do someplowing together
Tilling and rice planting are basically a farmer’s job
I’m here and you’re there, neither you nor I mind hard work
Once the paddy buds and blooms
There will be grass in the field for you to graze your fill.
(Translated by PTL)
-Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã “thi vị hóa” công việc của một em chăn trâu. Ở nhà quê ngày xưa, em bé nhà nghèo được giao cho trách nhiệm vừa săn sóc, cho trâu ăn cỏ và tắm cho trâu trước khi dắt về chuồng.
Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ… (Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị)
Sáng tác nhạc Phạm Duy
Em Bé Quê. Sáng tác của Phạm Duy.
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ…”
Source: (nhacvangbolero.com)
(Xin vào Google gõ hàng chữ “Em Bé Quê nhạc Phạm Duy youtube”)
-Phải tậu trâu đã rồi mới lấy vợ làm nhà!
Tậu trâu cưới vợ làm nhà
Ba công việc ấy lọ là khó thay!
(ca dao)
Purchase a buffalo, marry a girl, and build a house
These are three tasks, quite difficult for a man to fulfill.
(Translated by PTL)
Phải có trâu thì mới có con vật cần thiết cho nhà nông trong việc cầy bừa hay chuyên chở vật nặng. Rồi phải làm nhà thì mới có tổ ấm cho vợ chồng mới ở và sinh con đẻ cái, nếu không muốn ở nhờ nhà cha mẹ chồng. “Cưới vợ” xếp sau “tậu trâu” không có ý làm giảm tầm quan trọng của việc lấy vợ.
Có trâu, sẵn tằm tơ, lúa má,
Không trâu, không hoa quả, đậu mè
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cầy bừa, nông vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói,
Bất luận xe rào xe củi,
Nhẫn đến loài phân bổi, tranh tre.
Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi,
Thì đã phú mặc trâu chuyên chở.
(Lục Súc Tranh Công, câu 37-48)
I, Buffalo, give them their grains, their silks--
without me, Buffalo, no fruits, no nuts!
It’s I who’ll haul the stalks of rice they’ve cut;
it’s I who’ll thrash the sheaves they’repiling up.
From the first moon until the last,
from spring to winter, all year around,
as soon as farming work is done,
I cart all things, enjoying not one break.
Branches for hedges, wood for fuel,
twigs, thatch, bamboo, manure—
Take anything that must be moved:
It falls on me to carry all.
(Huỳnh Sanh Thông, p. 361)
-Cảnh thanh bình (a sense of peaceful life)
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
(In the upper field, and in the lower field
The husband and the buffalo are plowing,
then harrowing for soil planting
making the rice bed ready for the wife totransplant seedlingsin.
(Translated by PTL)
-Tranh sơn mài tứ thời tả cảnh thanh bình ở đồng quê
Ngư-Tiều-Canh -Mục
Fishing - wood cutting&collecting - Rice planting –herdsboyson buffalo flying a kite
Cảnh đàn trâu chiều hôm từ ngoài đồng bước về thôn:
-Đàn Trâu
Ngày đã xế, bóng chiều đi chầm chậm..
Ít nắng tà dừng lại các cành cây
Mặt trời hôm gần khuất dưới chân mây
Như một chiếc chiêng vàng đương bốc lửa
Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng thỉnh bước trên đê
Những cặp sừng cúi thấp nặng nề lê
Những chân bước lừ đừ như quá mỏi
Những chiếc đuôi hiền lành se sẽ đuổi
Những con ruồi mê ngủ bám bên hông
Hình sao Hôm trắng toát hiện trên không
Như giọt nước trong rơi trên luống cỏ
Hơi sương tím chân trời tha thướt phủ
Những hình đen lần lượt kéo vào thôn
Tiếng chuông chùa gọi với ánh hoàng hôn
Liềm trăng bạc đêm hè nâng lấp ló
….
Đoàn Văn Cừ, 1943 (Nguồn: Thivien.net)
-Tục chọi trâu
(1) Đồ Sơn Hải Phòng
(còn gọi là Đấu ngưu, mồng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm)
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
(vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn)
(2) Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc
(tháng giêng mười bảy)
Diễn ra tại xã Hải Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, từ 16 đến 17 tháng giêng âm lịch. Đây được coi là Hội chọi trâu cổ xưa nhất tại Việt Nam, theo truyền thuyết đã có từ đời nhà Triệu do tể tướng Lữ Gia đặt ra...
Dù ai đi đâu, ở đâu,
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bản trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu
(Nguồn: vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu”)
(Trâu-chó-ngựa-dê-gà-lợn (Heo)—Ngưu khuyển mã dương kê thỉ. Tác phẩm được ghi xuất hiện ở thế kỷ 18, tác giả vô danh.
Quarrel of the six beasts (anonymous)
Trâu kể công khó nhọc đầu tiên:
-Nỗi cực nhọc của trâu: The Buffalo’s hard labor
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: Đuổi trâu ra thảo-dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông,
Vừa đến buổi cày bừa bua việc,
Trước cổ đã mang hai cái niệt, (dây to buộc ở cổ trâu)
Sau đuôi thêm kéo một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu dưới chân đỉa cắn.
(Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, pp. 41-42)
The Cock no sooner crows night’s end
than summoning the herdboy up,
the Master tells him, ‘Drive the Buffalo
to pasture now and let him graze a bit.’
But all too soon the east glows red—
it’s time to toil, to labor hard.
In front two ropes coil round my neck;
behind I have to pull a plow.
A bridle ties my mouth, a rope my nose.
Flies swarm my body, leeches prick my legs.
(Huỳnh Sanh Thông, The Quarrel of the six beasts, lines 15-24, from
An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth Centuries. (New Heaven and London: Yale University Press, 1996), p. 360.
Trâu trách ông chủ quên truyện vua Tề rằng một hôm nhìn người ta dẫn trâu đi giết lấy máu bôi chuông cho chuông được vang, vua thấy trâu có vẻ buồn bã nên động lòng thương ra lệnh thả trâu ra và dùng dê thế vào (xem note 7). Khi về già trâu còn được chủ Điền tử khuyên con giữ lại nuôi cho hưởng tuổi già chứ không bán.
Không nhớ thuở bôi chuông đường hạ.
Ơn Tề vương vô tội bảo tha,
Tưởng chừng khi sức mỏi tuổi già,
Cảm Điền tử dạy con chớ bán.
Lời cổ nhân còn dặn
Sao ông chủ vội quên?
Remember? A blood-smearing rite for bells
The king of Ch’i reprieved an innocent.
When old and feeble, I shall bless T’ien-tzu
who bade his children not to sell their beasts.
(lines 91-84)
They’ll say, ‘The Buffalo was Buddha once. (note 6)
Let’s set the brute aflame and speed his soul
To Paradise!”
Rằng: Trâu này cốt Phật xưa kia
Phát đình liệu cho hồn thăng thiên giới (lines 72-72)
Translator Huỳnh Sanh Thông’s notes:
Con Trâu nhà Phật
Note 6: According to Buddhist lore, there was in India a species of holy oxen (or buffalo) whose blood was drunk for longevity: They were called Buddha-oxen (HST, note 6, p. 374.)
Note 7: Bôi chuông đường hạ: (lấy máu trâu bôi vào chuông mới đúc để tiếng chuông được vang). According to a story in the Mencius, a Confucian classic, King Ch’i Hsuan once saw an ox (or buffalo) being led off to be slaughtered for the ritual anointment with blood of a newly cast bell. Taking pity on the beast, he ordered that it be spared and replaced for the sacrifice with a sheep (or goat). (HST, note 7, p. 374.)
Thập mục ngưu đồ: mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông tương ứng với quá trình đưa tới giác ngộ:
Tìm trâu -thấy dấu - thấy trâu - bắt trâu - chăn trâu - cưỡi trâu về nhà -quên trâu còn người - người, trâu đều quên - trở về nguồn cội - thõng tay vào chợ.
Xem thêm: vi.wikipedia.org under “Thập mục ngưu đồ”
Mặt mũi trâu bị người dùng làm tiếng chê bai khinh bỉ:
-Đầu Trâu Mặt Ngựa
(Trong truyện Kiều, khi gia đình Vương viên ngoại vừa đi đám giỗ về thì bỗng nhiên Vương Ông và Vương Quan bị một bọn quan quân theo lệnh phủ đường tới bắt trói; sau biết bị một tên bán tơ vu cáo đã chứa đồ bị ăn trộm.)
Cụ Nguyễn Du đã dùng bốn chữ dịch từ chữ Hán để tả cảnh bọn quan quân đột nhập vào nhà khám xét:
Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Kiều, verses 577-578)
With cudgels under arms and sword in hands,
Those fiends and monsters rushed around, berserk.
(Translated by Huỳnh SanhThông, The Tale of Kiều, (Yale Univ. Pres, 1983), p. 30.
(Thúy Kiều ngồi một mình hận đã không giữ trọn lời hứa hôn với Kim Trọng và nhờ Thúy Vân thay mình cám ơn chàng đã thương yêu mình và hứa đền bù.)
Tái-sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc-mai (Kiều, câu 707-708)
But haunted by troth-incense we once burned,
I’ll be reborn a beast and make amends.
(HST, The Tale of Kiều, 1983, p. 38.)
Nguồn gốc nhóm chữ “đầu trâu mặt ngựa”: Cụ Nguyễn Du--một dịch giả tuyệt vời—đã dịch thẳng từ chữ Hán “Ngưu Đầu Mã Diện,”literally “Bull-head and Horse-face”. Người Nhật dùng thành ngữ Ngưu Đầu Mã Đầu (Bull-head and Horse-head Gozu Mezu)
Nghĩa bóng: a thug who treats others violently and roughly, ruffian, hoodlum, hooligan.
(en.wiktionary.org under “đầu trâu mặt ngựa”)
Ngưu đầu mã diện còn chỉ thứ quỉ đầu trâu mặt ngựa dưới âm phủ. (Hell, Hades)
-Ngưu lang Chức nữ: (The buffalo boy and the weaver maid)
Chàng chăn trâu Ngưu lang và nàng dệt cửi Chức Nữ, cháu Ngọc Hoàng nên duyên chồng vợ dù giai cấp khác nhau. Nhưng cả hai vì quá đắm đuối yêu nhau, bỏ bê cả phận sự bị Ngọc hoàng phạt phải xa nhau.
[Cặp vợ chồng nào khi lấy nhau mà không ‘đắm đuối’ yêu nhau? Nếu có khác là ở mức độ và thời gian. Trời có bất công không? Hình phạt có quá nặng và quá lâu so với tội đã phạm không?]
Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần là đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, gọi là đêm thất tịch; nhờ bầy quạ cắn đuôi nhau làm cầu bắc ngang qua dải Ngân Hà cho vợ chồng xum họp. Gặp nhau, vợ chồng khóc than kể lể, nước mắt chan hòa khiến đêm ấy thường có mưa dầm (gọi là mưa ngâu); quạ bị hai người bước qua rụng lông đầu trong tháng 7, do việc đội cầu mà ra vậy. (VNTĐ, quyển Hạ, p. 258)
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.
(Nguồn: vi.wikipedia under “mưa ngâu”.Thơ Trần Tế Xương, “Vịnh con Trâu”)
Chinese folk tale: A love story between Zhinu,the weaver girl symbolizing the star Vega and Nulang symbolizing the star Altar. After married they were so infatuated witheach other that they neglected their daily duty. Banished to the opposite side of heavenly river (the Milky Way), once a year, on the 7th day of the 7th month of the lunar calendar, they were allowed to see each other. The magpies built a bridge for the couple to walk over to reach each other. They cried a lot so these days were called mưa ngâu.
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu,
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
(ca dao)
(Nguồn: citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)
-Tiens-toi à sept pas de l’éléphant, à dix du buffle, à vingt d’une femme et à trente d’un homme ivre.
(Proverbe Indien)
Coi chừng nên đi cách xa con voi bẩy bước, xa trâu mười bước, xa một bà hai mươi bước, và xa một ông say rượu 30 bước.
[Trong câu khuyên trên, không hiểu mấy ông Ấn Độ có cách đo mức rủi ro hay sợ chuyện gì sẽ xẩy ra khi khuyên các chàng trai đi cách xa 20 bước một người đẹp Ấn Độ?
Còn mấy chàng trai Ý hay Pháp ở thế kỷ trước có nghe lời khuyên Ấn Độ này đâu? Không! Các chàng—tuy không giống như vua Trần Hậu Chủ, xưa dát vàng trên đường cho nàng Phan Phi bước lên—nhưng huýt sáo, trầm trồ khen đẹp… khi Sophia Loren hay Gina Lollobrigida hay Grace Kelly ‘bộ bộ sinh liên hoa’ mỗi gót sen bước đi…trên hè phố Rome hay Paris hay trên thảm đỏ đại hội Cannes…]
-Trâu buộc ghét trâu ăn
Ghen tị, cùng một giai cấp hay một hoàn cảnh, người được ưu đãi hay hưởng lợi to bị người khác ganh ghét.
Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Proverbe Vietnamien) (jalousie, envie)
The chained buffalo does not like the grazing buffalo.
-Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Le buffle laisse sa peau en mourant, l’homme mort laisse sa réputation.
(Proverbe Vietnamien)
(Con trâu sau khi chết để lại bộ da (cho người làm mặt trống), con người sau khi chết còn để tiếng lại cho đời sau (ngụ ý khuyên sống sao cho khỏi mang tiếng.)
The buffalo leaves his skin while dying; the dead man leaves his reputation.
DƯỚI CHỦ ĐỀ “BUFFLE” CÂU PROVERBE TỤC NGỮ VIỆT NAM NÀY ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ “LE PLUS BEAU” (“đẹp nhất”) bởi website Citation Célèbre. Mạng này sưu tầm được 80,000 danh ngôn và 10,000 tục ngữ trên thế giới.
So sánh câu này với câu trong tiếng Anh:
Trong vở kịch Julius Caesar, sau khi Brutus cùng đồng bọn phản loạn đâm chết Caesar, và hùng hồn nói với người dân La-Mã lý do phải giết Caesar vì ngài có tham vọng, và vì Brutus yêu Rome hơn, thì đến lượt Antony bước ra nói:
The evil that men do lives after them
The good is oft interred with their bones.
(Lời Antony, Julius Caesar, hồiIII, cảnhii, dòng 77-78.)
Tiếng xấu, dẫu chết rồi, người đời nhớ mãi,
Danh thơm, vừa nằm xuống, thiên hạ quên ngay.
(PTL phỏng dịch)
Le mal que font les hommes vit après eux
Le bien est souvent enterré avec leurs os.
(Jules César par William Shakespeare, traduit par M. Guizot (ebook project Gutenberg #15841, released May 17, 2005.)
Theo nguồn về tục ngữ bằng tiếng Pháp ghi bên trên, Việt Nam vốn xưa là nơi có một nền văn hóa lấy nghề nông làm gốc nên đã chắt lọc tinh tuý từ đời sống nhà nông để có một câu tục ngữ chỉ gồm có năm chữ thôi (Trâu buộc ghét trâu ăn) mà tả được lòng ghen tị của người đời và được mạng về tục ngữ thế giới chọn là “nổi tiếng nhất, và gọn nhất thế giới”:
-Quelle est la citation la plus célèbre sur “buffle”?
=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
-Quelle est la citation la plus courte sur “buffle”?
=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Source: Citation Célèbre sur buffle (citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)
-Trâu chậm uống nước đục:
Les buffles qui arrivent en retard boivent de l’eau troublée.
(citation-célèbre.leparisien.fr/citation/buffle)
The buffalo that arrive late will have to drink muddy water and eat dry grass.
(listofproverbs.com)
-Cho chị mượn…?
Câu ca dao dưới đây nói về tính “khư khư” bảo vệ chồng như ‘của riêng’ của ‘ai đó’ có máu Hoạn Thư:
Của chua ai thấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày?
Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm!
(ca dao)
[Tình chị em thân thiết, cùng phái, có nhiều sở thích giống nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi, nhưng cũng có …giới hạn. Hai chữ “nhà tôi” hay “nhà em” không chỉ có nghĩa ‘ngôi nhà của tôi’ mà còn ngụ ý trìu mến, sở hữu possessiveness, và… độc quyền exclusiveness vì ‘cái nhà đó’ là ‘sĩ diện’ của tui, là chồng tui...]
Củi mục bà để trong rương,
Hễ ai hỏi đến, trầm hương của bà!
(ca dao)
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
(Trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa; nghĩa bóng: những người cùng sở thích hay chí hướng thường kết bạn với nhau.
Birds of a feather flock together.
Qui se ressemble s’assemble. (Petit Larousse, Proverbes.)
[Câu sau đây - xin lỗi - đã ví một nàng con gái với con trâu nái, vì ngày xưa, nhà nông nuôi trâu để cầy ruộng nhưng con trâu nái mỗi hai năm, có thể sinh con, nên sau một thời gian, mang lại lợi tức cho người nuôi, nên các cụ ngày xưa, vì quí cô con gái đầulòng, đã “xếp hạng” cô cao hơn con trâu nái, dù xếp hạng cao hơn, nhưng hành động xếp hạng ‘so sánh’ như thế, ngày nay cũng có thể chạm tự ái các vị nữ lưu.
Thời nay politically correct, các bậc nam nhi chớ nên ‘dại dột’ mà bắt chước ví von như các cụ ngày xưa, kẻo …rước vạ vào thân!].
=>Nhưng mục đích câu tục ngữ này chỉ muốn nói sinh con gái đầu lòng là nhà có phúc, vì có thể nhờ vả nhiều, vì con gái đầu lòng thường được mẹ, cô hay dì dành nhiều thì giờ dạy dỗ cho thành người đảm đang, tháo vát, quán xuyến nhà cửa giúp cha mẹ, rồi khi lập gia đình, biết săn sóc chồng con, bố mẹ chồng và ruộng vườn, nhà cửa, giỗ chạp...
a multi-tasking wonderwoman!
Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.
-Trâu sống không ai mà-cả, trâu ngã nhiều gã cầm dao: Lúc bình thường chẳng ai đoái hoài; khi có mối lợi thiên hạ xúm nhau tranh giành. (ĐNQÂTV, II, p. 475;VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
-Trâu tìm cột (cọc) chớ cột không tìm trâu: Muốn nên việc cho mình chính mình phải đến cầu người chớ không phải đợi người đến cầu mình; muốn nên việc vợ chồng, người đàn ông phải lên tiếng trước; phải đến tỏ tình trước; còn người đàn bà, cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm (sic) –(VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
[Chao ôi! Giáo sư Lê Ngọc Trụ, đồng tác giả bộ Việt Nam Từ Điển, vị thầy đáng kính và là người dạy chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam của người viết bài, chắc lo đám sinh viên con cháu của ngài ‘chậm hiểu’ nên sau khi giải nghĩa đen của thành ngữ “Trâu tìm cột” này rồi, ngài còn khuyên nam sinh viên phải “lên tiếng trước, phải tỏ tình trước,” còn các vị tiểu thư nữ sinh viên thì ngài khuyên phải “cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm.” Nhưng cứ ‘lãnh đạm’ mãi rồi thành ‘Trâu chậm uống nước đục’.]
-Cắt tiết gà đâu cần đến dao mổ trâu” (Tài lớn mà dùng vào việc nhỏ): Câu tục ngữ thông thường trong tiếng Việt, thực ra từ tiếng Trung Hoa trong Luận ngữ: Cát kê yên dụng ngưu đao. Mỹ cũng có câu hơi giống: Don’t burn the house to scare the mouse away. Đừng đốt cả ngôi nhà để xua đuổi một con chuột. (Do not use drastic measure when a small action will do) (Spears).
-Sáng tai họ điếc tai cầy
(Quick to respond to the “stop” command; but pretend not to have heard when the “go” command is given.)
Ngay từ khi trâu còn nhỏ, người ta phải dành ra hơn một năm tập cho trâu đi cày hay bừa cho thuần thục, biết nghe những lệnh căn-bản của người điều khiển, từ cách dạy cho trâu đi thành đường thật thẳng cho luống cày khỏi bị vòng vèo tới tập cho trâu nghe lệnh như “họ” (hay “hò” ở miền Nam) là “ngừng” (whoa!), và “vắt”hay “hí-ì” là “đi!”
Cụ Tam nguyên Yên Đổ, nhà thơ Nguyễn Khuyến, qua bài “Anh Giả Điếc,”diễu một ông bạn già, thấy gì có lợi cho mình thì nhanh nhẹn hưởng ứng ngay, nhưng còn điều gì bận đến mình thì vờ giả điếc như không nghe thấy; giống con trâu nghe tiếng “họ” là ngừng kéo cày liền.
Anh Giả Điếc
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu*.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!
Nguyễn Khuyến
*Chữ Hán: Khi mọi nguời ngồi nói chuyện và cười cợt thì ngồi im ngây ra như gỗ. Nhưng đêm khuya thì leo trèo lanh lẹn tai thính như con khỉ.
Nguồn: Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca Trù Biên Khảo, nxb Văn Khoa, 1962. Theo (thivien.net)
-Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
Câu tục ngữ tiếng Việt phần nào giống câu tục ngữ Lào (Laos)và Phi-châu dưới đây:
-Quand les éléphants se battent, ce sont les fourmis qui meurent.
-When the elephants fight, it is the grass that suffers.
(African proverb)
(Trích) “When the major players embroiled in the trade dispute, the African countries could be hit particularly harder by the punitive tariffs.” Khi các cường quốc lớn bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận về thương mại, thì những nước ở Phi Châu đặc biệt chịu thiệt thòi nhiều hơn vì thuế phạt.
American proverbs/idioms (source: Spears)/Slang
Phần này liên hệ đến bull chứ không tới buffalo nhưng cũng có thể có lợi cho sinh viên:
1.-Awkward as a bull in a china shop=very clumsy creature in a delicate situation.
Ex: Reaching for an orange, he made several pyramids of fruit tumble down. Anh chàng thật vụng về với tay lấy một quả cam mà làm đổ cả chồng trái cây xếp cao chót vót.
(Richard A. Spears, The McGraw-HillDictionary of American Idioms, 2005).
2.-Cock-and-bull story = made-up story that is a lie. Truyện xạo.
3.-Hit the bull’s eye = hit the very center of a circular target; achieve the goal perfectly: nhắm bắn trúng hồng tâm.
4.-Full of bull = full of hot air = full of nonsense. Oh, you can’t believe a word that guy says –he’s full of hot air. (Farlex Dictionary of Idioms). He’s full of beans. (Spears)
Không tin được một lời anh ta nói, anh ta xạo hết chỗ nói!
5.-Take the bull by the horns = confront the problem head-on and deal with it openly.
Cương quyết đương đầu với một vấn đề khó khăn.
6.-Throw the bull = to chat, to boast, nói chuyện phiếm, tán gẫu. You’re just thowing the bull. Can it. Lại nói tào lao rồi. Thôi! Đừng nói nữa!
(Ít dùng)To buffalo=(động từ) to bully, frighten, intimidate, pressurize, threaten someone, đàn áp, gây áp lực, hăm dọa…
Ex: Don’t be buffaloed in negotiations.Khi thương lượng chuyện gì, đừng để đối phương lấn ép.
1.-Buffalo Bill tên thật là William Frederick ‘Buffalo Bill” Cody (1846-1917)
Quân nhân Hoa Kỳ, hướng đạo viên quân đội, nhà săn bò rừng Mỹ bison, từng tham gia các trận đánh nhau với thổ dân Da Đỏ, người bảo vệ đoàn chuyên chở thư tốc hành Pony Express và cũng là một kịch sĩ diễn trò cho dân miền Tây xem, trong các vở tuồng Buffalo Bill’s Wild West Show,và trong một thời gian ngắn có cả tù trưởng Sitting Bull tham gia cưỡi ngựa trình diễn với thù lao năm 1885 lúc đó chưa đến $50.
2.-Buffalo, NY: tên thành phố thuộc tiểu bang New York
3.-Buffalo Bills as professional American football team ở Orchard Park, N.Y. tên đội banh bóng bầu dục nổi tiếng.
4. -Sitting Bull: tên vị tù trưởng Da Đỏ bộ lạc Lakota Tatanka Iyotaka nổi tiếng, (1831-1890), chỉ huy chừng 640 quân da đỏ đã thắng đoàn kỵ binh của Lieutenant Colonel Mỹ George Armstrong Custer, và giết vị tướng can truờng được binh sĩ phục nhưng kiêu và khinh xuất cùng 267 kỵ binh Mỹ, trong trận đánh Battle of the Little Bighorn trong hai ngày June 25-26, 1876. (Britannica.com và history.com)
Lời than của tù trưởng Da Đỏ Sitting Bull, lãnh tụ bộ lạc Sioux: “Only seven years ago we made a treaty by which we were assumed that the buffalo country should be left to us forever. Now they threaten to take away from us also.” (Chỉ cách đây có bẩy năm thôi chúng tôi đã ký một hòa ước theo đó miền đất của những giống bò rừng sẽ vĩnh viễn dành riêng cho chúng tôi sinh sống. Bây giờ người ta đe dọa sẽ cướp miền đất ấy của chúng tôi.)
Hình 7 and 7B : Sitting Bull và George Armstrong Custer


5. - A buffalo nickel: đồng năm xu (cents) in ra năm 1913, một mặt có hình một tù trưởng Da Đỏ, mặt kia hình con bison.
6.- Cờ tiểu bang Wyoming có hình con bò rừng có bướu bison.
7. - To buffalo : ít dùng, nghĩa là dọa dẫm, hăm dọa. Từ điển Chambers Dictionary of Etymology suy ra rằng có lẽ ‘buffalo’từ chữ “cow” (vì chữ buffalo cũng chỉ con bison, và “to cow”=to intimidate, frighten.)
8. -Buffalo wings : món chân gà chiên dòn có nước sauce, bọc bột, thêm gia vị cay paprika và ớt cayenne pepper.
“Vào mùa nước nổi, khoảng tháng 9 đến tháng 11, bọn trẻ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa thường dẫn trâu lên vùng cao ăn cỏ, chiều lại dẫn về, trước khi về chuồng chúng thường tắm cho trâu… một loài vật rất thích tắm, dù tắm nước hay tắm bùn. Trẻ và trâu rất thân nhau như mấy cô gái thành phố cưng con chó nhỏ. Chúng bảo trâu “Nằm xuống”, thế là trâu ngoan ngoãn nằm xuống…thế là tôi bấm.” (lời chú thích về ảnh của Vũ Công Hiển)
(Hình tác giả gửi và cho phép đăng).
Cùng nên xem phim
Mùa Len Trâu lấy cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết phong tục của Sơn Nam nhan đề Hương Rừng Cà Mâu, trong đó tả vào mùa nước lụt, cỏ úng, người dân một số vùng ở miền Nam dẫn trâu đi tìm vùng đất cao có cỏ cho trâu ăn thường là về phía Tây.
-Chữ “len” trong tên phim Mùa len trâu nghĩa là gì?
Len/leng [tiếng Nam bộ, vùng giáp ranh với Kampuchea, nơi có nuôi nhiều trâu bò] Động từ này gốc Khmer. Có nghĩa là thả rong trâu bò cho qua ăn cỏ ở một vùng khác. Eng : to immigrate, to transmigrate [cattle seasonally]. Fr : en transmigration saisonnière [bétail] en pâture libre. Nguồn: Nguyễn Hy Vọng, M.D., Từ Điển Nguồn Gốc TiếngViệt (Vietnamese Cognatic Dictionary, Dictionnaire Cognatique Vietnamien, Quyển 2, p. 839 (nxb Đất Việt, 1st ed. 2014)
Mùa Len Trâu Gardien de Buffles (2014).
Đạo diễn: Nguyễn-Võ Nghiêm-Minh
Tài tử: Lê Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Hữu Thanh, Kra Zan Sram
Trương văn Bé, Nguyễn Anh Hoa, Nguyễn Thị Thâm ...
Music: Tôn Thất Thiết
Link dẫn đến phim Mùa Len Trâu trên youtube:
https://ww.youtube.com/watch?v=edPOj4AFkHc
Hay vào Google gõ hàng chữ “Phim Mùa Len Trâu HD”
Chủ đích của bài là ghi lạimột số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á và hiện nay đứng hàng thứ năm trong các nước sản xuất nhiều lúa gạo ở Á châu.
(China, India, Indonesia, Bangladesh, Vietnam, Thailand, Burma, Philippines, Japan – Steph Wright, “Largest Rice-producing Countries,” World Atlas, July 23, 2020.)
Phần ghi chú tiếng Pháp và tiếng Anh để cho rõ nghĩa thêm và cho sinh viên đa ngữ muốn giải thích một tục ngữ Việt cho bạn sinh viên ngoại quốc. Để trong ngoặc vuông brackets là lời bàn vui của người viết về một tục ngữ để bài viết bớt khô khan, tuyệt nhiên không phải để tranh biện.
I. Trâu ta khác trâu Mỹ
Trâu ta gọi là Water Buffalo (trâu nước) khác với Bison (American buffalo) đúng ra là bò rừng Bắc và Nam Mỹ.Con Bison thường gọi nhầm tên là American buffalo hay American bison.
Con bison gắn liền với Văn hóa thổ dân da đỏ Native Americans xưa đã sống tại Bắc Mỹ và Canada trước khi người chuyên săn thú, hoặc những nhà thám hiểm, tới tìm đất lập nghiệp. Họ săn bắn bisons để lấy da ở miền Tây như Wyoming, Arizona, North và South Dakota trong thời lập quốc của Hoa Kỳ. Chủ đề Khai Phá Miền Tây How the West Was Won và Vùng Biên Cương Khi Lập quốc American frontiers đã được những phim Wild Wild West Miền Tây Hoang Dã tả trong phim ảnh và văn chương về các thổ dân người da đỏ và việc lập đất mới của người da trắng và các dân da màu khác. Đây là một đề tài hấp dẫn cho thanh thiếu niên Hoa Kỳ và ngoại quốc, nhưng cũng là những trang lịch sử di dân của người Mỹ thời lập quốc, và những trang sử buồn của người thổ dân da đỏ.
(Xem thêm: American Frontier U.S. History (Britannica.com from the Editors of Encyclopaedia Britannica)
Trâu rừng Phi Châu (Cape buffalo), sống từng đàn, có tình đoàn kết, thường thì hiền hòa nhưng khi bị tấn công cũng biết chống trả kẻ địch. Còn biết bảo vệ trâu con (nghé). Có thể bị sư tử vồ nếu lạc đàn hay lẻ loi hay bị thương, hay bị nhiều sư tử lừa cho chạy khỏi đàn rồi con thì nhẩy lên ngoạm cổ, hay mông, con thì cắn chân khiến trâu ngã nghiêng xuống. Khi hung dữ, trâu biết bảo vệ bạn hay nghé trong đàn bằng cặp sừng nhọn và với sức mạnh có thể hất tung hay đâm thủng sườn sư tử hay hổ.
Trâu đã thuần có tình, biết nhớ đường về nhà, và chịu khó làm việc. Người nuôi trâu biết rõ trâu cũng có tình thân, như khi con nghé đẻ ra, người chủ phải ôm nó vì nó cứ đòi theo trâu mẹ để đi chung với bầy. Từ ngoài đồng về nhà, trâu biết nhà chủ ở trong xóm, tự biết đường về nên có câu tục ngữ: Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.
-Trâu được thuần hóa (domesticated), để làm việc nhà nông, tuy chậm nhưng khỏe và chịu cực nhọc, giúp nhà nông cầy bừa, kéo xe, chở đồ đạc hay nông sản khác.
-Trâu còn được coi như vật để tế thần. Đời nhà Lý,vào năm 1117,để bảo vệ và khuyến khích nghề nông, vua LýNhân Tông cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trâu bị phạt 80 trượng và người phạm tội phải làm người hầu trong quân đội.
-Trâu nước thuộc loại Trâu bò (Bovidae), loài Nhai lại (Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), Thú có vú (Mammalia), không có răng hàm trên, phần lớn sống ở Nam Á, Đông Nam Á, và miền bắc Úc. Trâu thuần dương, tức trâu nhà, được nuôi ở vùng nhiệt đới Châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Có người cho rằng trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài. Trâu châu Phi thuộc loài Syncerus, và trâu châu Á gọi là Bubalus.
Riêng loại Bubalus bubalis lại chia làm ba loài là: trâu sông “river buffalo” (bubalus bubalis) ở Nam Á; trâu đầm “swamp buffalo” (Bubalus carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B. Bubalis arnee).
Châu Á là đất gốc của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Tính đến 1992 Á châu có 141 triệu con trâu, gần một nửa sống ở Ấn-Độ. Trâu nuôi ít tốn kém vì phần lớn chỉ ăn cỏ và có sức khỏe để cầy ruộng, lấy thịt và sữa (sữa trâu rất nhiều chất béo).Việt Nam tuy nhiên ít ăn thịt trâu vì phải dùng trâu để cầy bừa.
Như đã đề cập,châu Mỹ không có trâu như ta hiểu là water buffalo, nhưng có con “bison” hay American bison, hay còn gọi là “American buffalo” là giống bò rừng xưa sống từng đàn ở Bắc Mỹ, nay không còn nhiều. Bò rừng sừng ngắn, bướu gồ, chạy nhanh thuộc họ bovidae, chi (genus) bison, loài (species) bison. Người đầu tiên gọi tên buffalo là Samuel de Champlain (1567-1635), một nhà thuộc địa, hàng hải, họa đồ, ghi chép sử, và ngoại giao người Pháp, người khám phá ra Québec và New France (Nouvelle-France). Champlain dùng chữ “buffalo” để chỉ những con bò rừng bison mà ông mượn từ chữ Pháp “buffle”. Đây là một sự đặt nhầm tên (misnomer) ban đầu, nên từ 1625 tên bison được đưa vào từ điển của các loài động vật có vú đẻ con và nuôi con bú. Từ đó tên American buffalo dễ bị lộn với trâu Phi Châu và trâu Á châu. Bò bison Châu Mỹ sống lâu vào khoảng 20 năm và khi sinh ra không có sừng hay “bướu,” đặc trưng của chúng. Trưởng thành khi được 2-3 tuổi, con đực lớn nhất có tính thống lĩnh cao trong mùa sinh sản.
Lông con bison đổi mầu theo mùa: đen vào mùa đông hay nâu nhạt vào mùa hè. Móng guốc (lừa, bò, trâu, dê, ngựa, cừu, hươu, nai, linh dương, lạc đà, hà mã) tức là loài dùng móng để duy trì sức nặng cơ thể.
Từ đó có sự dễ nhầm lẫn giữa bò rừng Mỹ bisons và trâu nước Á châu (water buffaloes). (Nguồn: vi.wikipedia.org under “TRÂU”)
Tóm lại, có ba cách phân biệt, 1. Con bison có bướu gồ; trâu không có; 2. Bison lông nhiều, trâu ít lông; 3. Bison sừng rất ngắn; trâu sừng dài và cong hay tà.
II. Trâu nào tên ấy
Con trâu cái thì gọi là trâu nái (she-buffalo, buffalo cow); con trâu còn bé từ vài tháng đến một hai tuổi thì gọi là nghé (bufallo-calf). Tiếng Pháp, con nghé gọi là bufflon hay buffletin; còn con trâu cái gọi là bufflonne hay bufflesse. Trâu mộng là trâu đã bị thiến (gelded buffalo). Nhóm chữ “trâu ngựa” không phải là “trâu và ngựa” mà nghĩa bóng chỉ “kiếp tôi đòi” phải làm việc nặng nhọc ngày trước: slaves. Trâu ngố: giống trâu lớn; trâu gié: giống trâu nhỏ. Trâu trắng hay trâu cò: trâu lông trắng. (Trâu trắng đi đâu mất mùa đấy- tục ngữ (Việt Nam Tự Điển). Còn chữ “Ông Trâu” là chỉ chức“Hiệu quan binh đời xưa,” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (Saigon: Imprimerie Rey, Curio, 1895, Tome II, p. 475.)
“Con tâu tắng buộc bụi te tụi ăn no tòn như cái tống teo.”
(Con trâu trắng buộc bụi tre trụi ăn no tròn như cái trống treo)
Đây là câu dùng làm bài tập luyện phát âm hai âm địa phương dễ đọc nhầm [tr/t] như một tongue twister cho học sinh.
Trâu cổ: trâu đực to con, vai rộng cổ lớn thật mạnh. (Bộ như trâu cổ mà ninh cái áo của người ta cho rách!(Việt Nam Tự Điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ); Trâu cui: trâu sừng tà và mọc trở xuống, sức thật mạnh. (Thành ngữ Mạnh như trâu cui, VNTĐ). Cũng phân biệt với loại “trâu nước”: loại “trâu” to con, chân ngắn da dầy, đầu to, sống dưới nước thường hơn trên bờ, thực ra là con hà mã hippopotamus sống ở châu Phi).
Từ chữ “Ngưu” là trâu đến “Sừng trâu” và “Giải nguyên”
Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích rằng: chữ Hán khi nói đến chữ ngưu ta thường nghĩ đến nghĩa “trâu” nhưng nên phân biệt: ngưu nghĩa là bò và cũng nghĩa là trâu, và để phân biệt:
Bò (cow) là hoàng ngưu, còn trâu là thủy ngưu (water buffalo).
Học giả Đào Duy Anh đưa ra truyện nhân vật Lý Mật cuối đời Tùy, đầu đời Đường bên Tàu (582-619) - thuở bé chăm học nhà nghèo vừa chăn trâu vừa đọc sách, thường buộc cuốn sách, cuộn lại đựng trong ống, treo ở sừng trâu (để khi cần với lấy cho tiện), nên cậu học sinh chăm học này gọi là “Ngưu dác quải thư” (treo sách trên sừng trâu). (p. 53)
Chữ Hán có chữ dác chỉ cái sừng thú. Gốc từ tích đó mà người thí sinh đỗ đầu kỳ thi Hương (kỳ thi liên tỉnh) có điểm cao, qua lọt tứ trường, gọi là cử nhân, người chỉ qua ba trường là tú tài. Người thủ khoa trong số cống sĩ gọi là “ngưu dác tiên sinh” hay giải nguyên. (First on the list of the second degree examination, valedictorian). Cụ Đào phân tích: trong chữ giải thì một bên là chữ dác một bên là chữ ngưu.
Trong lịch sử, học vị giải nguyên có người đỗ rất sớm nhưng cũng có người đỗ muộn. Những nhân vật đỗ giải nguyên khi tuổi còn rất trẻ có Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử cố vấn cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ), đỗ giải nguyên năm 21 tuổi, Lê Quí Đôn (soạn Bách khoa từ điển, Vân Đài Loại Ngữ, Đại Việt Thông Sử) 18 tuổi, Nguyễn Khuyến 30 tuổi, Nguyễn Công Trứ 42 tuổi, Thủ Khoa Huân 22 tuổi, Phan Bội Châu 24 tuổi… (Nguồn: vi.wikipedia.org under “Giải Nguyên”)
III.Con Trâu Gắn Liền Với Đời Sống Nông gia Việt
Tranh “trâu đầm” của họa sĩ Văn Đen |
Bài ca dao dưới đây cho thấy bác nông dân nói với trâu như một con vật thân tình vì cùng chia sẻ nặng nhọc.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa đầy bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Buffalo, listen to me:
Let’s go to the field and do someplowing together
Tilling and rice planting are basically a farmer’s job
I’m here and you’re there, neither you nor I mind hard work
Once the paddy buds and blooms
There will be grass in the field for you to graze your fill.
(Translated by PTL)
-Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã “thi vị hóa” công việc của một em chăn trâu. Ở nhà quê ngày xưa, em bé nhà nghèo được giao cho trách nhiệm vừa săn sóc, cho trâu ăn cỏ và tắm cho trâu trước khi dắt về chuồng.
Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ… (Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị)
Ván khắc tranh Đông Hồ mục đồng ngồi trên mình trâu |
Sáng tác nhạc Phạm Duy
Em Bé Quê. Sáng tác của Phạm Duy.
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ…”
Source: (nhacvangbolero.com)
(Xin vào Google gõ hàng chữ “Em Bé Quê nhạc Phạm Duy youtube”)
-Phải tậu trâu đã rồi mới lấy vợ làm nhà!
Tậu trâu cưới vợ làm nhà
Ba công việc ấy lọ là khó thay!
(ca dao)
Purchase a buffalo, marry a girl, and build a house
These are three tasks, quite difficult for a man to fulfill.
(Translated by PTL)
Phải có trâu thì mới có con vật cần thiết cho nhà nông trong việc cầy bừa hay chuyên chở vật nặng. Rồi phải làm nhà thì mới có tổ ấm cho vợ chồng mới ở và sinh con đẻ cái, nếu không muốn ở nhờ nhà cha mẹ chồng. “Cưới vợ” xếp sau “tậu trâu” không có ý làm giảm tầm quan trọng của việc lấy vợ.
Có trâu, sẵn tằm tơ, lúa má,
Không trâu, không hoa quả, đậu mè
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cầy bừa, nông vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói,
Bất luận xe rào xe củi,
Nhẫn đến loài phân bổi, tranh tre.
Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi,
Thì đã phú mặc trâu chuyên chở.
(Lục Súc Tranh Công, câu 37-48)
I, Buffalo, give them their grains, their silks--
without me, Buffalo, no fruits, no nuts!
It’s I who’ll haul the stalks of rice they’ve cut;
it’s I who’ll thrash the sheaves they’repiling up.
From the first moon until the last,
from spring to winter, all year around,
as soon as farming work is done,
I cart all things, enjoying not one break.
Branches for hedges, wood for fuel,
twigs, thatch, bamboo, manure—
Take anything that must be moved:
It falls on me to carry all.
(Huỳnh Sanh Thông, p. 361)
-Cảnh thanh bình (a sense of peaceful life)
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
(In the upper field, and in the lower field
The husband and the buffalo are plowing,
then harrowing for soil planting
making the rice bed ready for the wife totransplant seedlingsin.
(Translated by PTL)
-Tranh sơn mài tứ thời tả cảnh thanh bình ở đồng quê
Ngư-Tiều-Canh -Mục
Fishing - wood cutting&collecting - Rice planting –herdsboyson buffalo flying a kite
Tranh sơn mài “ngư tiều canh mục” (nguồn:www.sieuthitranh.net) |
Cảnh đàn trâu chiều hôm từ ngoài đồng bước về thôn:
-Đàn Trâu
Ngày đã xế, bóng chiều đi chầm chậm..
Ít nắng tà dừng lại các cành cây
Mặt trời hôm gần khuất dưới chân mây
Như một chiếc chiêng vàng đương bốc lửa
Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng thỉnh bước trên đê
Những cặp sừng cúi thấp nặng nề lê
Những chân bước lừ đừ như quá mỏi
Những chiếc đuôi hiền lành se sẽ đuổi
Những con ruồi mê ngủ bám bên hông
Hình sao Hôm trắng toát hiện trên không
Như giọt nước trong rơi trên luống cỏ
Hơi sương tím chân trời tha thướt phủ
Những hình đen lần lượt kéo vào thôn
Tiếng chuông chùa gọi với ánh hoàng hôn
Liềm trăng bạc đêm hè nâng lấp ló
….
Đoàn Văn Cừ, 1943 (Nguồn: Thivien.net)
-Tục chọi trâu
(1) Đồ Sơn Hải Phòng
(còn gọi là Đấu ngưu, mồng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm)
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
(vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn)
(2) Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc
(tháng giêng mười bảy)
Diễn ra tại xã Hải Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, từ 16 đến 17 tháng giêng âm lịch. Đây được coi là Hội chọi trâu cổ xưa nhất tại Việt Nam, theo truyền thuyết đã có từ đời nhà Triệu do tể tướng Lữ Gia đặt ra...
Dù ai đi đâu, ở đâu,
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bản trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu
(Nguồn: vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu”)
IV.-Trâu trong văn chương: Lục súc tranh công
(Trâu-chó-ngựa-dê-gà-lợn (Heo)—Ngưu khuyển mã dương kê thỉ. Tác phẩm được ghi xuất hiện ở thế kỷ 18, tác giả vô danh.
Quarrel of the six beasts (anonymous)
Trâu kể công khó nhọc đầu tiên:
-Nỗi cực nhọc của trâu: The Buffalo’s hard labor
Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: Đuổi trâu ra thảo-dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông,
Vừa đến buổi cày bừa bua việc,
Trước cổ đã mang hai cái niệt, (dây to buộc ở cổ trâu)
Sau đuôi thêm kéo một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu dưới chân đỉa cắn.
(Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, pp. 41-42)
The Cock no sooner crows night’s end
than summoning the herdboy up,
the Master tells him, ‘Drive the Buffalo
to pasture now and let him graze a bit.’
But all too soon the east glows red—
it’s time to toil, to labor hard.
In front two ropes coil round my neck;
behind I have to pull a plow.
A bridle ties my mouth, a rope my nose.
Flies swarm my body, leeches prick my legs.
(Huỳnh Sanh Thông, The Quarrel of the six beasts, lines 15-24, from
An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth Centuries. (New Heaven and London: Yale University Press, 1996), p. 360.
Trâu trách ông chủ quên truyện vua Tề rằng một hôm nhìn người ta dẫn trâu đi giết lấy máu bôi chuông cho chuông được vang, vua thấy trâu có vẻ buồn bã nên động lòng thương ra lệnh thả trâu ra và dùng dê thế vào (xem note 7). Khi về già trâu còn được chủ Điền tử khuyên con giữ lại nuôi cho hưởng tuổi già chứ không bán.
Không nhớ thuở bôi chuông đường hạ.
Ơn Tề vương vô tội bảo tha,
Tưởng chừng khi sức mỏi tuổi già,
Cảm Điền tử dạy con chớ bán.
Lời cổ nhân còn dặn
Sao ông chủ vội quên?
Remember? A blood-smearing rite for bells
The king of Ch’i reprieved an innocent.
When old and feeble, I shall bless T’ien-tzu
who bade his children not to sell their beasts.
(lines 91-84)
They’ll say, ‘The Buffalo was Buddha once. (note 6)
Let’s set the brute aflame and speed his soul
To Paradise!”
Rằng: Trâu này cốt Phật xưa kia
Phát đình liệu cho hồn thăng thiên giới (lines 72-72)
Translator Huỳnh Sanh Thông’s notes:
Con Trâu nhà Phật
Note 6: According to Buddhist lore, there was in India a species of holy oxen (or buffalo) whose blood was drunk for longevity: They were called Buddha-oxen (HST, note 6, p. 374.)
Note 7: Bôi chuông đường hạ: (lấy máu trâu bôi vào chuông mới đúc để tiếng chuông được vang). According to a story in the Mencius, a Confucian classic, King Ch’i Hsuan once saw an ox (or buffalo) being led off to be slaughtered for the ritual anointment with blood of a newly cast bell. Taking pity on the beast, he ordered that it be spared and replaced for the sacrifice with a sheep (or goat). (HST, note 7, p. 374.)
Thập mục ngưu đồ: mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông tương ứng với quá trình đưa tới giác ngộ:
Tìm trâu -thấy dấu - thấy trâu - bắt trâu - chăn trâu - cưỡi trâu về nhà -quên trâu còn người - người, trâu đều quên - trở về nguồn cội - thõng tay vào chợ.
Xem thêm: vi.wikipedia.org under “Thập mục ngưu đồ”
Mặt mũi trâu bị người dùng làm tiếng chê bai khinh bỉ:
-Đầu Trâu Mặt Ngựa
(Trong truyện Kiều, khi gia đình Vương viên ngoại vừa đi đám giỗ về thì bỗng nhiên Vương Ông và Vương Quan bị một bọn quan quân theo lệnh phủ đường tới bắt trói; sau biết bị một tên bán tơ vu cáo đã chứa đồ bị ăn trộm.)
Cụ Nguyễn Du đã dùng bốn chữ dịch từ chữ Hán để tả cảnh bọn quan quân đột nhập vào nhà khám xét:
Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Kiều, verses 577-578)
With cudgels under arms and sword in hands,
Those fiends and monsters rushed around, berserk.
(Translated by Huỳnh SanhThông, The Tale of Kiều, (Yale Univ. Pres, 1983), p. 30.
(Thúy Kiều ngồi một mình hận đã không giữ trọn lời hứa hôn với Kim Trọng và nhờ Thúy Vân thay mình cám ơn chàng đã thương yêu mình và hứa đền bù.)
Tái-sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc-mai (Kiều, câu 707-708)
But haunted by troth-incense we once burned,
I’ll be reborn a beast and make amends.
(HST, The Tale of Kiều, 1983, p. 38.)
Nguồn gốc nhóm chữ “đầu trâu mặt ngựa”: Cụ Nguyễn Du--một dịch giả tuyệt vời—đã dịch thẳng từ chữ Hán “Ngưu Đầu Mã Diện,”literally “Bull-head and Horse-face”. Người Nhật dùng thành ngữ Ngưu Đầu Mã Đầu (Bull-head and Horse-head Gozu Mezu)
Nghĩa bóng: a thug who treats others violently and roughly, ruffian, hoodlum, hooligan.
(en.wiktionary.org under “đầu trâu mặt ngựa”)
Ngưu đầu mã diện còn chỉ thứ quỉ đầu trâu mặt ngựa dưới âm phủ. (Hell, Hades)
-Ngưu lang Chức nữ: (The buffalo boy and the weaver maid)
Chàng chăn trâu Ngưu lang và nàng dệt cửi Chức Nữ, cháu Ngọc Hoàng nên duyên chồng vợ dù giai cấp khác nhau. Nhưng cả hai vì quá đắm đuối yêu nhau, bỏ bê cả phận sự bị Ngọc hoàng phạt phải xa nhau.
[Cặp vợ chồng nào khi lấy nhau mà không ‘đắm đuối’ yêu nhau? Nếu có khác là ở mức độ và thời gian. Trời có bất công không? Hình phạt có quá nặng và quá lâu so với tội đã phạm không?]
Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần là đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, gọi là đêm thất tịch; nhờ bầy quạ cắn đuôi nhau làm cầu bắc ngang qua dải Ngân Hà cho vợ chồng xum họp. Gặp nhau, vợ chồng khóc than kể lể, nước mắt chan hòa khiến đêm ấy thường có mưa dầm (gọi là mưa ngâu); quạ bị hai người bước qua rụng lông đầu trong tháng 7, do việc đội cầu mà ra vậy. (VNTĐ, quyển Hạ, p. 258)
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.
(Nguồn: vi.wikipedia under “mưa ngâu”.Thơ Trần Tế Xương, “Vịnh con Trâu”)
Chinese folk tale: A love story between Zhinu,the weaver girl symbolizing the star Vega and Nulang symbolizing the star Altar. After married they were so infatuated witheach other that they neglected their daily duty. Banished to the opposite side of heavenly river (the Milky Way), once a year, on the 7th day of the 7th month of the lunar calendar, they were allowed to see each other. The magpies built a bridge for the couple to walk over to reach each other. They cried a lot so these days were called mưa ngâu.
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu,
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
(ca dao)
V. The Buffalo in proverbs Trâu trong tục ngữ
Le Buffle(Nguồn: citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)
-Tiens-toi à sept pas de l’éléphant, à dix du buffle, à vingt d’une femme et à trente d’un homme ivre.
(Proverbe Indien)
Coi chừng nên đi cách xa con voi bẩy bước, xa trâu mười bước, xa một bà hai mươi bước, và xa một ông say rượu 30 bước.
[Trong câu khuyên trên, không hiểu mấy ông Ấn Độ có cách đo mức rủi ro hay sợ chuyện gì sẽ xẩy ra khi khuyên các chàng trai đi cách xa 20 bước một người đẹp Ấn Độ?
Còn mấy chàng trai Ý hay Pháp ở thế kỷ trước có nghe lời khuyên Ấn Độ này đâu? Không! Các chàng—tuy không giống như vua Trần Hậu Chủ, xưa dát vàng trên đường cho nàng Phan Phi bước lên—nhưng huýt sáo, trầm trồ khen đẹp… khi Sophia Loren hay Gina Lollobrigida hay Grace Kelly ‘bộ bộ sinh liên hoa’ mỗi gót sen bước đi…trên hè phố Rome hay Paris hay trên thảm đỏ đại hội Cannes…]
-Trâu buộc ghét trâu ăn
Ghen tị, cùng một giai cấp hay một hoàn cảnh, người được ưu đãi hay hưởng lợi to bị người khác ganh ghét.
Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Proverbe Vietnamien) (jalousie, envie)
The chained buffalo does not like the grazing buffalo.
-Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Le buffle laisse sa peau en mourant, l’homme mort laisse sa réputation.
(Proverbe Vietnamien)
(Con trâu sau khi chết để lại bộ da (cho người làm mặt trống), con người sau khi chết còn để tiếng lại cho đời sau (ngụ ý khuyên sống sao cho khỏi mang tiếng.)
The buffalo leaves his skin while dying; the dead man leaves his reputation.
DƯỚI CHỦ ĐỀ “BUFFLE” CÂU PROVERBE TỤC NGỮ VIỆT NAM NÀY ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ “LE PLUS BEAU” (“đẹp nhất”) bởi website Citation Célèbre. Mạng này sưu tầm được 80,000 danh ngôn và 10,000 tục ngữ trên thế giới.
So sánh câu này với câu trong tiếng Anh:
Trong vở kịch Julius Caesar, sau khi Brutus cùng đồng bọn phản loạn đâm chết Caesar, và hùng hồn nói với người dân La-Mã lý do phải giết Caesar vì ngài có tham vọng, và vì Brutus yêu Rome hơn, thì đến lượt Antony bước ra nói:
The evil that men do lives after them
The good is oft interred with their bones.
(Lời Antony, Julius Caesar, hồiIII, cảnhii, dòng 77-78.)
Tiếng xấu, dẫu chết rồi, người đời nhớ mãi,
Danh thơm, vừa nằm xuống, thiên hạ quên ngay.
(PTL phỏng dịch)
Le mal que font les hommes vit après eux
Le bien est souvent enterré avec leurs os.
(Jules César par William Shakespeare, traduit par M. Guizot (ebook project Gutenberg #15841, released May 17, 2005.)
Theo nguồn về tục ngữ bằng tiếng Pháp ghi bên trên, Việt Nam vốn xưa là nơi có một nền văn hóa lấy nghề nông làm gốc nên đã chắt lọc tinh tuý từ đời sống nhà nông để có một câu tục ngữ chỉ gồm có năm chữ thôi (Trâu buộc ghét trâu ăn) mà tả được lòng ghen tị của người đời và được mạng về tục ngữ thế giới chọn là “nổi tiếng nhất, và gọn nhất thế giới”:
-Quelle est la citation la plus célèbre sur “buffle”?
=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
-Quelle est la citation la plus courte sur “buffle”?
=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Source: Citation Célèbre sur buffle (citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)
-Trâu chậm uống nước đục:
Les buffles qui arrivent en retard boivent de l’eau troublée.
(citation-célèbre.leparisien.fr/citation/buffle)
The buffalo that arrive late will have to drink muddy water and eat dry grass.
(listofproverbs.com)
-Cho chị mượn…?
Câu ca dao dưới đây nói về tính “khư khư” bảo vệ chồng như ‘của riêng’ của ‘ai đó’ có máu Hoạn Thư:
Của chua ai thấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày?
Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm!
(ca dao)
[Tình chị em thân thiết, cùng phái, có nhiều sở thích giống nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi, nhưng cũng có …giới hạn. Hai chữ “nhà tôi” hay “nhà em” không chỉ có nghĩa ‘ngôi nhà của tôi’ mà còn ngụ ý trìu mến, sở hữu possessiveness, và… độc quyền exclusiveness vì ‘cái nhà đó’ là ‘sĩ diện’ của tui, là chồng tui...]
Củi mục bà để trong rương,
Hễ ai hỏi đến, trầm hương của bà!
(ca dao)
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
(Trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa; nghĩa bóng: những người cùng sở thích hay chí hướng thường kết bạn với nhau.
Birds of a feather flock together.
Qui se ressemble s’assemble. (Petit Larousse, Proverbes.)
[Câu sau đây - xin lỗi - đã ví một nàng con gái với con trâu nái, vì ngày xưa, nhà nông nuôi trâu để cầy ruộng nhưng con trâu nái mỗi hai năm, có thể sinh con, nên sau một thời gian, mang lại lợi tức cho người nuôi, nên các cụ ngày xưa, vì quí cô con gái đầulòng, đã “xếp hạng” cô cao hơn con trâu nái, dù xếp hạng cao hơn, nhưng hành động xếp hạng ‘so sánh’ như thế, ngày nay cũng có thể chạm tự ái các vị nữ lưu.
Thời nay politically correct, các bậc nam nhi chớ nên ‘dại dột’ mà bắt chước ví von như các cụ ngày xưa, kẻo …rước vạ vào thân!].
=>Nhưng mục đích câu tục ngữ này chỉ muốn nói sinh con gái đầu lòng là nhà có phúc, vì có thể nhờ vả nhiều, vì con gái đầu lòng thường được mẹ, cô hay dì dành nhiều thì giờ dạy dỗ cho thành người đảm đang, tháo vát, quán xuyến nhà cửa giúp cha mẹ, rồi khi lập gia đình, biết săn sóc chồng con, bố mẹ chồng và ruộng vườn, nhà cửa, giỗ chạp...
a multi-tasking wonderwoman!
Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.
-Trâu sống không ai mà-cả, trâu ngã nhiều gã cầm dao: Lúc bình thường chẳng ai đoái hoài; khi có mối lợi thiên hạ xúm nhau tranh giành. (ĐNQÂTV, II, p. 475;VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
-Trâu tìm cột (cọc) chớ cột không tìm trâu: Muốn nên việc cho mình chính mình phải đến cầu người chớ không phải đợi người đến cầu mình; muốn nên việc vợ chồng, người đàn ông phải lên tiếng trước; phải đến tỏ tình trước; còn người đàn bà, cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm (sic) –(VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)
[Chao ôi! Giáo sư Lê Ngọc Trụ, đồng tác giả bộ Việt Nam Từ Điển, vị thầy đáng kính và là người dạy chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam của người viết bài, chắc lo đám sinh viên con cháu của ngài ‘chậm hiểu’ nên sau khi giải nghĩa đen của thành ngữ “Trâu tìm cột” này rồi, ngài còn khuyên nam sinh viên phải “lên tiếng trước, phải tỏ tình trước,” còn các vị tiểu thư nữ sinh viên thì ngài khuyên phải “cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm.” Nhưng cứ ‘lãnh đạm’ mãi rồi thành ‘Trâu chậm uống nước đục’.]
-Cắt tiết gà đâu cần đến dao mổ trâu” (Tài lớn mà dùng vào việc nhỏ): Câu tục ngữ thông thường trong tiếng Việt, thực ra từ tiếng Trung Hoa trong Luận ngữ: Cát kê yên dụng ngưu đao. Mỹ cũng có câu hơi giống: Don’t burn the house to scare the mouse away. Đừng đốt cả ngôi nhà để xua đuổi một con chuột. (Do not use drastic measure when a small action will do) (Spears).
-Sáng tai họ điếc tai cầy
(Quick to respond to the “stop” command; but pretend not to have heard when the “go” command is given.)
Ngay từ khi trâu còn nhỏ, người ta phải dành ra hơn một năm tập cho trâu đi cày hay bừa cho thuần thục, biết nghe những lệnh căn-bản của người điều khiển, từ cách dạy cho trâu đi thành đường thật thẳng cho luống cày khỏi bị vòng vèo tới tập cho trâu nghe lệnh như “họ” (hay “hò” ở miền Nam) là “ngừng” (whoa!), và “vắt”hay “hí-ì” là “đi!”
Cụ Tam nguyên Yên Đổ, nhà thơ Nguyễn Khuyến, qua bài “Anh Giả Điếc,”diễu một ông bạn già, thấy gì có lợi cho mình thì nhanh nhẹn hưởng ứng ngay, nhưng còn điều gì bận đến mình thì vờ giả điếc như không nghe thấy; giống con trâu nghe tiếng “họ” là ngừng kéo cày liền.
Anh Giả Điếc
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu*.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!
Nguyễn Khuyến
*Chữ Hán: Khi mọi nguời ngồi nói chuyện và cười cợt thì ngồi im ngây ra như gỗ. Nhưng đêm khuya thì leo trèo lanh lẹn tai thính như con khỉ.
Nguồn: Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca Trù Biên Khảo, nxb Văn Khoa, 1962. Theo (thivien.net)
-Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
Câu tục ngữ tiếng Việt phần nào giống câu tục ngữ Lào (Laos)và Phi-châu dưới đây:
-Quand les éléphants se battent, ce sont les fourmis qui meurent.
-When the elephants fight, it is the grass that suffers.
(African proverb)
(Trích) “When the major players embroiled in the trade dispute, the African countries could be hit particularly harder by the punitive tariffs.” Khi các cường quốc lớn bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận về thương mại, thì những nước ở Phi Châu đặc biệt chịu thiệt thòi nhiều hơn vì thuế phạt.
American proverbs/idioms (source: Spears)/Slang
Phần này liên hệ đến bull chứ không tới buffalo nhưng cũng có thể có lợi cho sinh viên:
1.-Awkward as a bull in a china shop=very clumsy creature in a delicate situation.
Ex: Reaching for an orange, he made several pyramids of fruit tumble down. Anh chàng thật vụng về với tay lấy một quả cam mà làm đổ cả chồng trái cây xếp cao chót vót.
(Richard A. Spears, The McGraw-HillDictionary of American Idioms, 2005).
2.-Cock-and-bull story = made-up story that is a lie. Truyện xạo.
3.-Hit the bull’s eye = hit the very center of a circular target; achieve the goal perfectly: nhắm bắn trúng hồng tâm.
4.-Full of bull = full of hot air = full of nonsense. Oh, you can’t believe a word that guy says –he’s full of hot air. (Farlex Dictionary of Idioms). He’s full of beans. (Spears)
Không tin được một lời anh ta nói, anh ta xạo hết chỗ nói!
5.-Take the bull by the horns = confront the problem head-on and deal with it openly.
Cương quyết đương đầu với một vấn đề khó khăn.
6.-Throw the bull = to chat, to boast, nói chuyện phiếm, tán gẫu. You’re just thowing the bull. Can it. Lại nói tào lao rồi. Thôi! Đừng nói nữa!
(Ít dùng)To buffalo=(động từ) to bully, frighten, intimidate, pressurize, threaten someone, đàn áp, gây áp lực, hăm dọa…
Ex: Don’t be buffaloed in negotiations.Khi thương lượng chuyện gì, đừng để đối phương lấn ép.
VI. Buffalo trong văn hóa bình dân Hoa Kỳ (American popular culture)
The Buffalo in American Indians and American Popular Culture1.-Buffalo Bill tên thật là William Frederick ‘Buffalo Bill” Cody (1846-1917)
Quân nhân Hoa Kỳ, hướng đạo viên quân đội, nhà săn bò rừng Mỹ bison, từng tham gia các trận đánh nhau với thổ dân Da Đỏ, người bảo vệ đoàn chuyên chở thư tốc hành Pony Express và cũng là một kịch sĩ diễn trò cho dân miền Tây xem, trong các vở tuồng Buffalo Bill’s Wild West Show,và trong một thời gian ngắn có cả tù trưởng Sitting Bull tham gia cưỡi ngựa trình diễn với thù lao năm 1885 lúc đó chưa đến $50.
2.-Buffalo, NY: tên thành phố thuộc tiểu bang New York
3.-Buffalo Bills as professional American football team ở Orchard Park, N.Y. tên đội banh bóng bầu dục nổi tiếng.
4. -Sitting Bull: tên vị tù trưởng Da Đỏ bộ lạc Lakota Tatanka Iyotaka nổi tiếng, (1831-1890), chỉ huy chừng 640 quân da đỏ đã thắng đoàn kỵ binh của Lieutenant Colonel Mỹ George Armstrong Custer, và giết vị tướng can truờng được binh sĩ phục nhưng kiêu và khinh xuất cùng 267 kỵ binh Mỹ, trong trận đánh Battle of the Little Bighorn trong hai ngày June 25-26, 1876. (Britannica.com và history.com)
Lời than của tù trưởng Da Đỏ Sitting Bull, lãnh tụ bộ lạc Sioux: “Only seven years ago we made a treaty by which we were assumed that the buffalo country should be left to us forever. Now they threaten to take away from us also.” (Chỉ cách đây có bẩy năm thôi chúng tôi đã ký một hòa ước theo đó miền đất của những giống bò rừng sẽ vĩnh viễn dành riêng cho chúng tôi sinh sống. Bây giờ người ta đe dọa sẽ cướp miền đất ấy của chúng tôi.)
Hình 7 and 7B : Sitting Bull và George Armstrong Custer
5. - A buffalo nickel: đồng năm xu (cents) in ra năm 1913, một mặt có hình một tù trưởng Da Đỏ, mặt kia hình con bison.
6.- Cờ tiểu bang Wyoming có hình con bò rừng có bướu bison.
7. - To buffalo : ít dùng, nghĩa là dọa dẫm, hăm dọa. Từ điển Chambers Dictionary of Etymology suy ra rằng có lẽ ‘buffalo’từ chữ “cow” (vì chữ buffalo cũng chỉ con bison, và “to cow”=to intimidate, frighten.)
8. -Buffalo wings : món chân gà chiên dòn có nước sauce, bọc bột, thêm gia vị cay paprika và ớt cayenne pepper.
VII. Xin kết thúc câu chuyện vui đầu năm về con Trâu bằng một bức ảnh đẹp kèm theo lời chú thích của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật Vũ Công Hiển chụp--Tắm Trâu:
Tắm Trâu, Hình của nhiếp-ảnh-gia Vũ Công Hiển |
“Vào mùa nước nổi, khoảng tháng 9 đến tháng 11, bọn trẻ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa thường dẫn trâu lên vùng cao ăn cỏ, chiều lại dẫn về, trước khi về chuồng chúng thường tắm cho trâu… một loài vật rất thích tắm, dù tắm nước hay tắm bùn. Trẻ và trâu rất thân nhau như mấy cô gái thành phố cưng con chó nhỏ. Chúng bảo trâu “Nằm xuống”, thế là trâu ngoan ngoãn nằm xuống…thế là tôi bấm.” (lời chú thích về ảnh của Vũ Công Hiển)
(Hình tác giả gửi và cho phép đăng).
Cùng nên xem phim
Bìa cuốn Hương Rừng Cà Mau |
-Chữ “len” trong tên phim Mùa len trâu nghĩa là gì?
Len/leng [tiếng Nam bộ, vùng giáp ranh với Kampuchea, nơi có nuôi nhiều trâu bò] Động từ này gốc Khmer. Có nghĩa là thả rong trâu bò cho qua ăn cỏ ở một vùng khác. Eng : to immigrate, to transmigrate [cattle seasonally]. Fr : en transmigration saisonnière [bétail] en pâture libre. Nguồn: Nguyễn Hy Vọng, M.D., Từ Điển Nguồn Gốc TiếngViệt (Vietnamese Cognatic Dictionary, Dictionnaire Cognatique Vietnamien, Quyển 2, p. 839 (nxb Đất Việt, 1st ed. 2014)
Mùa Len Trâu Gardien de Buffles (2014).
Đạo diễn: Nguyễn-Võ Nghiêm-Minh
Tài tử: Lê Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Hữu Thanh, Kra Zan Sram
Hình quảng cáo phim Mùa Len Trâu |
Music: Tôn Thất Thiết
Link dẫn đến phim Mùa Len Trâu trên youtube:
https://ww.youtube.com/watch?v=edPOj4AFkHc
Hay vào Google gõ hàng chữ “Phim Mùa Len Trâu HD”
-John Deere tractor và tương lai của con trâu.
Trong những tháng sau hiệp định Genève 1954, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm cùng chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp và cơ quan viện trợ Mỹ USOM đã đưa nhiều trăm ngàn người di cư từ Bắc vào Nam, một tuần báo Mỹ--theo trí nhớ của người viết-- có lẽ là Time, đã đăng một bức hình một chiếc máy cày John Deere nằm trên cánh đồng trong một đêm sáng trăng tại Cái Sắn (?), một thí điểm của Tổng ủy Di Cư Tỵ Nạn cho người di cư mới lập nghiệp.
Hình ảnh chiếc máy cày của Hoa Kỳ qua Viện Trợ Mỹ như một con vật khổng lồ đối với người nông dân di cư suốt đời chỉ quen kinh nghiệm cày bừa bằng trâu, theo tác giả bài báo, là một biến đổi lớn và một niềm hy vọng vào một tương lai mới.
Nhìn từ một khía cạnh khác, hình ảnh chiếc máy cày cũng báo cho biết sẽ có một ngày con trâu bị, hay được, máy cày thay thế, như con người đang được thay thế bởi tự động hóa automatedrobot và computer. Hiệu năng nhiều hơn, mất ít thì giờ hơn, người nông dân đỡ vất vả hơn, nhưng số người chuyên sống bằng nghề nông sẽ bớt đi...
Và những hình ảnh của một nền văn hóa xưa lấy nông nghiệp làm gốc, dựa và sức trâu, trong tương lai dần dần thay đổi và chỉ tìm thấy trong những trang sử và qua ngôn ngữ truyền khẩu trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại cho con cháu trong thời đại biến đổi vì kỹ thuật mới “smart technologies.”
PHẠM TRỌNG LỆ
(Viết xong tại Virginia, November 28, 2020, sửa lại 12/15/2020).
Trong những tháng sau hiệp định Genève 1954, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm cùng chính phủ Mỹ và chính phủ Pháp và cơ quan viện trợ Mỹ USOM đã đưa nhiều trăm ngàn người di cư từ Bắc vào Nam, một tuần báo Mỹ--theo trí nhớ của người viết-- có lẽ là Time, đã đăng một bức hình một chiếc máy cày John Deere nằm trên cánh đồng trong một đêm sáng trăng tại Cái Sắn (?), một thí điểm của Tổng ủy Di Cư Tỵ Nạn cho người di cư mới lập nghiệp.
Hình ảnh chiếc máy cày của Hoa Kỳ qua Viện Trợ Mỹ như một con vật khổng lồ đối với người nông dân di cư suốt đời chỉ quen kinh nghiệm cày bừa bằng trâu, theo tác giả bài báo, là một biến đổi lớn và một niềm hy vọng vào một tương lai mới.
Nhìn từ một khía cạnh khác, hình ảnh chiếc máy cày cũng báo cho biết sẽ có một ngày con trâu bị, hay được, máy cày thay thế, như con người đang được thay thế bởi tự động hóa automatedrobot và computer. Hiệu năng nhiều hơn, mất ít thì giờ hơn, người nông dân đỡ vất vả hơn, nhưng số người chuyên sống bằng nghề nông sẽ bớt đi...
Và những hình ảnh của một nền văn hóa xưa lấy nông nghiệp làm gốc, dựa và sức trâu, trong tương lai dần dần thay đổi và chỉ tìm thấy trong những trang sử và qua ngôn ngữ truyền khẩu trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại cho con cháu trong thời đại biến đổi vì kỹ thuật mới “smart technologies.”
PHẠM TRỌNG LỆ
(Viết xong tại Virginia, November 28, 2020, sửa lại 12/15/2020).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)