Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Nguyễn Công Khanh: Đọc Lại “Đôi Bạn” Của Nhất Linh

DOI BAN - nhatlinh- NgCongKhanh

Để nhớ Nhật Thịnh

Trong thời niên thiếu, anh cũng như một số bạn đều mê đọc tiểu thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ nhàng, trong sáng, với những truyện tình lãng mạn lồng trong khung cảnh quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh. Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh coi như một mẫu người lý tưởng, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký ức anh. Họ không những đã trở thành một phần đời sống của anh mà đôi khi lại là những giấc mộng không thành. Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan Đà Lạt.

Anh thích đọc truyện của Nhất Linh, vì theo nhà văn Nhật Thịnh, trong cuốn “Chân Dung Nhất Linh”, một cuốn sách biên khảo dầy trên 200 trang, chữ nhỏ, in trước năm 1975, với nhiều tài liệu mà anh cho là một trong những cuốn sách đầy đủ nhất về Nhất Linh. Nhật Thịnh viết, Nhất Linh thường nói tới "Những con người bị dìm sâu xuống, muốn vươn lên, và những khúc mắc của tâm hồn mỗi con người". Nhất là quyển "Đôi Bạn", anh đã đọc đi, đọc lại nhiều lần, có hình ảnh Dũng và Loan trong đó. Họ cùng hiểu nhau, cùng yêu nhau, tình yêu của họ lúc xa, lúc gần dù cho tới một buổi chiều cuối cùng chia tay trên đồi cỏ may, hai người vẫn thấy tình yêu của họ sao mà nghiêm trọng đến nổi không ai dám nói cho nhau biết. Dù Dũng biết rằng đây có thể là lần cuối, chàng có thể ngồi cạnh Loan bên bờ giếng khơi, có thể ngửi được mùi quê hương nồng ấm trong cơn gió đưa thoảng lên từ dưới cánh đồng lúa chín xa, có thể nhìn thấy những con châu chấu xanh, những con cào cào cánh xanh đỏ của thời thơ ấu bay qua trước mặt rồi lẫn vào đám cỏ xanh. Ngay cả đến Loan, nàng cũng biết rằng sắp phải xa Dũng, dù biết rằng Dũng ra đi chắc gì đã thoát được như một số bạn của chàng. Dù biết rằng, chắc gì đã có ngày gặp nhau, và ngày mai thì Dũng đã ở một nơi nào đó mà nàng chỉ có thể tưởng tượng nghe tiếng vó ngựa mơ hồ và hình ảnh Dũng bạt vào cảnh núi rừng biên giới mịt mù xa xăm...

Anh nhớ lại một buổi sáng, tuần trước. Anh lái xe thẳng đến một quán cà phê ở phố chợ, tìm một chổ sát khung cửa, ngồi nhìn xuống cả một vũng biển bao la. Sáng sớm quán còn vắng người. Trong cái yên lặng của mặt biển mùa thu, anh nhấm một chút cà phê và giở đoạn cuối cuốn truyện ra đọc. Anh có thói quen khi đọc những cuốn mà anh thích, anh thường đọc từng chữ và từ từ để từng ý thấm vào hồn. Trong tất cả những truyện thời đó, "Đôi Bạn" đã cho anh thấy một cái gì khác biệt hơn các tiểu thuyết thường tình. Có lẽ là một cái gì rất mơ hồ về sự áp bức và cách mạng, về sự ra đi và hành động.

Hoàng Xuân Sơn: B Ắ t đ Ầ U r É t

Hình minh hoạ, PATRICK PLEUL/DPA/AFP via Getty Images


Thu tay tìm chút nhiệt mình
mà sao lạnh quá từ dinh xuống làng
từ đồi nghịch gió bay sang
lá khô một chiếc xuyến vàng ai quên
mà sao lạnh cả ba miền
mưa còn nước tạt ngoài hiên thúy gầy
nhiệt hờ chẳng đủ ấm tay
tự thân đã rét cùng ngày bão hoang
nằm đâu hơi giá cũng choàng
đời lâu. và chút hở hang phận còn

h o à n g x u â n s ơ n
30 tháng 10,2020
[trời mon men sang đông]



Trần Thị Diệu Tâm: Sông Seine, đôi dòng

Hình minh hoạ, LUDOVIC MARIN/AFP via Getty Images

Mới sáng hôm nay thôi, khi mở máy ra, tôi thấy một cái điện thư có tên người gửi lạ hoắc không quen biết. 

"Xin chào chị. Chị có phải ngày xưa ở Huế không ? Chị có phải là người tôi từng quen biết ? Chị có phải đã từng học lớp hè Pháp văn ở trường Providence ?"

Người chi mà lạ, chưa xưng tên xưng tuổi mà hỏi tới tấp như vậy, viết trả lời: "Xin cho biết quý danh". -" Tôi là Doan đây chị, Doan ở xóm Phú Cam đó".Tôi lặng đi một lúc, không vội trả lời. Đứng dậy uống một tách trà nóng pha mật ong. Tách trà thơm mùi mật ngọt đem thêm chút tỉnh táo. Sợ mình đọc sai chữ, tôi tháo chiếc kính lão ra, lấy khăn giấy lau chùi sách sẽ, rồi mang lại vào. "Dạ, đúng." Người bên kia như chờ đợi câu trả lời như vậy, kêu lên "Trời ơi !".

"Trời với đất mà chi nữa, hiện chừ anh ở nơi mô trên trái đất này?" 

"Thì mình đang ở Pháp, từ ngày xa Huế".

Tới phiên tôi kêu trời ơi trong bụng, nhìn lại địa chỉ của Doan, có ghi " fr" ở cuối hàng. Ông này nói đúng, chỉ lo tuổi già lẩm cẩm ở nơi kia mà tưởng nơi này. 

Sau khi biết chắc chắn đó là sự thực đang xảy ra, chắc chắn là người bạn cũ ngày xưa liên lạc được với mình, tôi hỏi số điện thoại ngay, qua cuộc điện đàm, Doan kể lại cuộc sống xa nhà kể từ ngày ấy, năm ấy, rồi lẩn thẩn tự hỏi sống cùng một xứ sở mà cả hai không hề thấy nhau, gặp nhau trong chừng ấy năm nửa thế kỷ, kể cũng lạ. Tôi cười đùa "Ông Trời không cho gặp thì không gặp, thắc mắc chi".

Võ Phiến: Một Chỗ Thật Tịch Mịch

Chàng vẫn tin rằng cứ đến giữa khung cảnh ấy mà an tọa, một mình, rồi lặng lẽ suy tưởng, thì chẳng mấy chốc sẽ có chim chóc đến làm tổ trên đầu. Một chiếc tổ chim thật rối trên đỉnh đầu, một vòng hoa tư tưởng đáng ước ao như thế có lúc chàng đã dám nghĩ là không khó. Chỉ cần đến đó, một mình. Chỉ cần có thế, nhưng ấy là điều chàng chưa bao giờ làm. Đâu khó gì? Chỉ vì chàng chưa bao giờ có cái duyên đối với một hành vi như thế.

Khung cảnh nọ cách xóm làng không xa. Nằm trên vùng đồi hơi cao. Xế trưa, thơ thẩn trên đồi, chàng trông xuống thấy dừa với tre trong xóm xanh um, nổi bồng lên cuồn cuộn như từng đám rong lớn trong hồ nước. Xóm làng coi xinh xắn, nhỏ hẳn đi. Nhà cửa thì thưa thớt, nằm khuất trong đám cây xanh. Và sự sinh hoạt của dân làng thì càng khuất xa hơn nữa.

Tha hồ nhìn ngắm, vẫn không thấy động tĩnh gì. Lắng tai hàng giờ, không bắt được tiếng hát tiếng la nào. Họa hoằn, như có tiếng ai kêu ơi ới, nhưng tiếng văng vẳng rồi tắt ngay, mơ hồ, không rõ rệt.

Một đôi khi, mắt chàng bắt gặp một bóng người ngoài đồng, trên một con đường bờ ruộng ngoằn ngoèo nhỏ xíu. Một dáng người tí teo ngọ nguậy trong nắng xế bao la. Một chiếc nón trắng lấp lánh giữa đồng trống, tận xa tít... Chiếc nón lấp lánh, di động chậm chạp, trong lúc con ó rằn giăng đôi cánh xác xơ giữa nền trời, trong lúc con cuốc phát tiếng kêu đều đều trong nắng rưng rưng... Chàng càng có cảm tưởng xa cách cuộc sống khiêm tốn của xóm làng hơn bao giờ hết...

Chỉ cần dừng lại, an tọa, chẳng mấy chốc...

Nhưng chàng không đến đó để an tọa.

Và càng tiến xa, cảnh càng vắng hơn. Có một vùng đồi chia làm nhiều khoảnh lớn, như những khoảnh vườn rộng với hàng cây bao bọc bốn bề. Trong số ấy có khoảnh vốn là vườn thật, nhưng vườn cũ, vườn hoang. Bởi vì xưa kia trên đồi có một số gia đình sinh sống, về sau bỏ đồi xuống xóm. Trong những khu vườn hoang ấy còn lại hoặc một cây mít, hoặc năm ba cây dừa, có cây cụt ngọn chết khô từ lâu.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

VOA Tiếng Việt: Trump hay Biden - ‘Vết thương chiến tranh’ của cộng đồng Việt tái phát trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

“Kẻ phản bội” hay “bọn Cộng sản” là những phản ứng của người gốc Việt ở Mỹ trước những thông tin về nhóm Người Mỹ gốc Việt Ủng hộ Biden được lan truyền trên mạng vào tháng trước.

Nhiều người Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump tái đắc cử cho rằng ông Joe Biden, ứng cử viên tranh cử tổng thống đại diện Đảng Dân chủ, “tôn thờ” Trung Quốc và phản đối việc tiếp nhận người tị nạn tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, trong số nhiều lý do khác.

Nhằm phản bác những tuyên bố đó, một trang web có tên VietFactCheck (Việt Kiểm Tin) bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt đưa ra những thông tin phản biện như “Có thật là Biden thân Trung Quốc?” hay “Joe Biden và đảng Dân chủ có chống đợt tỵ nạn của người Việt vào thập niên 80?

Trang web của nhóm người Việt cấp tiến nói rằng “Nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng Biden ủng hộ Trung Quốc và nếu ông làm tổng thống, Trung Quốc sẽ thống trị Việt Nam” và cho rằng “quan hệ của Biden với Trung Quốc khá phức tạp nhưng các chuyên gia tin rằng chính phủ Biden sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc”. VietFackCheck cũng phản bác thông tin mà nhiều người Mỹ gốc Việt cho rằng “cựu phó Tổng thống Biden và đảng Dân Chủ chống việc định cư của người tỵ nạn Việt tại Hoa Kỳ” bằng việc đưa ra bằng chứng ông Biden, lúc đó là thượng nghị sỹ, bày tỏ lo ngại về việc đưa thêm viện trợ quân sự vào thời điểm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam nhưng chào đón những người tị nạn vào Mỹ.

“Càng gần đến ngày bầu cử, cảm xúc của họ càng tăng cao và khả năng cư xử văn minh với nhau, lắng nghe nhau không còn nữa”, My-Linh Thai, dân biểu tiểu bang Washington đại diện đảng Dân chủ nói với VOA khi nhận định về sự xung khắc trong cộng đồng người Việt trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Dân biểu gốc Việt, từng là một di dân tị nạn Chiến tranh Việt Nam khi tới Mỹ lúc 15 tuổi, cho rằng sự chia rẽ trong cộng đồng gốc Việt “lớn hơn nhiều lần” trong cuộc đua của hai ứng viên Trump-Biden so với những cuộc bầu cử trước đây.

Nguyễn Ngọc Chu: Binh chủng phòng chống thiên tai

Đất nước ta ở vào vị trí địa lý mà năm nào cũng phải đối mặt với bão lũ. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mức độ tàn phá đều ở mức khủng khiếp cho đến rất khủng khiếp. Đó là sự thật trong quá khứ. Đó sẽ là điều không tránh khỏi trong tương lai với cường độ lớn hơn. Cho nên, không bàn về quá khứ. Không chỉ trích nguyên nhân quá khứ làm trầm trọng tai hoạ bão lũ. Chỉ nói đến biện pháp phòng chống bão lũ cho tương lai.

I. PHẢI BẰNG MỌI CÁCH BẢO VỆ RỪNG VÀ KHÔI PHỤC LẠI RỪNG


Những bức ảnh vệ tinh, mà bất cứ ai cũng có thể chụp được bằng điện thoại cầm tay cho bất cứ địa điểm nào, đã làm hoảng sợ đến cả người vô tâm nhất về sự trơ trọi của rừng Việt Nam. Không phải bom napan trong chiến tranh, không phải hoả hoạn hay bão lũ, mà chính con người mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của rừng Việt Nam.

Bốn thập niên gần đây là bốn thập niên rừng Việt Nam bị tàn phá nặng nề nhất. Sự tàn phá có thể ví với sự diệt chủng – khi mất gần hết rừng tự nhiên.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNN, tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng của Việt nam là 14,6 triệu ha (146 000 km2), trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tỷ lệ tính độ che phủ là 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 41,89% diện tích toàn quốc (https://nongnghiep.vn/cong-bo-hien-trang-rung-toan-quoc-nam…). Nhưng đó là con số tự động viên. Vì không phải có cây thì gọi là rừng. Diện tích rừng đúng nghĩa của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều.

RFA: Tòa án nào xét xử Đảng CSVN khi vi phạm Hiến pháp và pháp luật?

 Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vào hôm 28/10, phát biểu tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao, thành phố Hà Nội, và được truyền thông Nhà nước Việt Nam trích dẫn nguyên văn:


"Thẩm phán phải là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận đấu tranh bảo vệ pháp chế, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các toà án phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; rèn luyện phẩm chất đạo đức để mỗi cán bộ, thẩm phán luôn nhận thức đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm trong thực thi công vụ. Hoạt động trong môi trường xét xử, phán quyết tính đúng sai của các sự kiện pháp lý, cán bộ, thẩm phán thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền bạc, vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, hệ thống toà án càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng; tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán”.


Lời phát biểu này đã được Báo Tuổi Trẻ Online, trong cùng ngày đăng tải và chạy tít với câu nói của bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân “Tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán”.


Đài RFA ghi nhận cộng đồng cư dân mạng ở Việt Nam lan tỏa bài báo với tựa đề của Tuổi Trẻ Online trong sự bày tỏ bức xúc mạnh mẽ.


Thanh Hà (RFI): Truyền thông Mỹ lo âu đánh mất con gà đẻ trứng vàng Donald Trump

 Các đài truyền hình và báo chí Hoa Kỳ dù có khuynh hướng bài Donald Trump chưa chắc sẽ mở rượu ăn mừng trong trường hợp tổng thống đương nhiệm phải rời Nhà Trắng sau cuộc bầu cử ngày 03/11/2020. Sự xuất hiện trên bầu trời chính trị của chính khách ngoại hạng này đã làm giàu cho không ít các cơ quan truyền thông Mỹ.

Trump từ trước khi đắc cử hồi 2016 đã là một chủ đề “ăn khách”. Một khi bước vào Nhà Trắng, sức thu hút của tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 lại càng lớn. Những tranh cãi khốc liệt giữa phe bênh và chống đối Donald Trump khiến dân Mỹ ráo riết chạy đua tìm kiếm thông tin để củng cố thêm cho quan điểm của chính mình.

Những đòn tấn công trực tiếp của tổng thống Mỹ nhắm vào báo giới, những phát biểu lúc thì thô bạo như khi ông tấn công các đối thủ chính trị, lúc lại đến nực cười như khi lên tiếng về các biện pháp chống virus corona của chủ nhân Nhà Trắng đã biến toàn cảnh chính trị Hoa Kỳ thành một sân khấu thường trực với những vở tuồng gay cấn và đầy rẫy những hồi kết bất ngờ.

Từ cuộc điều tra kéo dài về nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ủng hộ Donald Trump, cho đến những tiết lộ về khoản đóng thuế ít ỏi đến ngạc nhiên của nhà tỷ phú địa ốc luôn khoe khoang làm ăn rất thành đạt hay thủ tục luận tội đòi truất phế tổng thống Trump… đều là những truyện dài nhiều tập đã bắt công luận Mỹ phải theo dõi.

Nhờ thế mà số khán giả theo dõi các chương trình truyền hình đã tăng lên đáng kể, số độc giả ghi tên mua báo giấy và báo mạng cũng đã được thổi phồng lên nhờ “hiệu ứng” Donald Trump. Tiền quảng cáo đổ vào các cơ quan truyền thông này qua đó đã tăng theo.


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Tina Hà Giang (BBC News Tiếng Việt): Frank Snepp - 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc'

Việc cộng đồng Mỹ gốc Việt có tỷ số ủng hộ Tổng thống Donald Trump cao nhất (48%, theo AAPI) trong khối cử tri gốc Á, có lẽ không gây bối rối cho ai nhiều như cho Frank Snepp, người phục vụ tại Việt Nam từ 1969 đến 1975.

Frank Snepp, một nhà báo chuyên về phóng sự điều tra, tác giả cuốn ''Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam'', còn là nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tại Sài Gòn, trong cuộc chiến Việt Nam.

Phản ứng trước sự ủng hộ người Mỹ gốc Việt dành cho Tổng thống Donald Trump, ông Frank Snepp dàn trải tâm tư mình trong bài 'Vietnamese Friends and Other Patriots: Trump Doesn't Deserve You.'

''Là một nhân viên CIA đã đến công tác tại Việt Nam nhiều lần, và là tác giả của hai cuốn sách về sự sụp đổ của Sài Gòn, cũng như tình cảnh của đồng minh, tôi thấy mình có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với người Mỹ gốc Việt trên khắp nước Mỹ.'' Ông viết.

Nhưng 'quan hệ đặc biệt' đó không giúp Frank Snepp hiểu được tại sao rất nhiều người Mỹ gốc Việt lại muốn ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

''Tôi rất thất vọng khi biết có bao nhiêu người trong số những người cùng hàng ngũ với tôi này, những người mà vì kinh nghiệm cay đắng lẽ ra phải ghét Donald Trump, lại vẫn cứ ủng hộ ông ấy.'' Ông bộc bạch trong bài viết.

Và nằn nì:

''Chao ôi, bạn bè người Việt của tôi ơi, qua sự tán thành dành cho nhà tiên tri giả này, các bạn đã bỏ qua những hô hào phân biệt chủng tộc, thái độ khinh thường của ông ta với người kém may mắn nhất trong xã hội, và quyết tâm làm cho chúng ta chia rẽ của ông ấy.''

Lý Minh: Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến

Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên.
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên.

Trước phản hồi của dư luận về thế lưỡng nan của người dân trong việc cứu trợ đồng bào lũ lụt trái với Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng một nghị định mới để thay thế cho nghị định cũ.

Việc lắng nghe của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến việc sửa đổi những điểm vô lý và bất cập của Nghị định 64 là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật có rất nhiều bất cập như hiện nay ở Việt Nam, không phải lúc nào các bất cập của pháp luật cũng được phản ánh lên báo chí và được thủ tướng quan tâm để sửa đổi.

Ở Mỹ, Nghị định 64 chắc chắn sẽ bị kiện lên Tòa án Tối cao bằng cách viện dẫn Hiến pháp. Khi đó, Tòa án Tối cao sẽ đưa ra phán quyết rằng Nghị định 64 vi phạm Hiến pháp và buộc chính phủ phải huỷ bỏ nghị định vi hiến đó.

Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa tồn tại một thể chế có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp như Toà án Tối cao Hoa Kỳ để bảo vệ và giải thích Hiến pháp trước các quy định vi hiến được Quốc hội và chính phủ thông qua trong các bộ luật và nghị định. Do đó, các cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, dù làm đúng với đạo đức và lương tâm, hoàn toàn có thể bị xử phạt theo đúng các quy định pháp luật hiện hành mà không có quyền viện dẫn Hiến pháp lên Tòa Tối cao để lật lại bản án, từ đó thay đổi các luật lệ hiện hành.

Nguyễn Quang Dy: Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định

Để lý giải thế giới hiện tại trong cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21” (21 lessons for the 21st century, 2018) Yuval Noah Harari trước đó đã viết hai cuốn “Lược sử loài người” (Sapiens: A Brief History of Humankind, 2014), và “Lược sử tương lai” (Homo Deus: A Brief History of Tomorrow,2016). Chúng ta đang sống trong một thế giới rất phức tạp, đầy bất an và bất định. Vì vậy, muốn hiểu thế giới hiện tại, phải hiểu quá khứ và tương lai.

Thế giới cũ đã qua 


Trong nửa đầu của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác, đã chịu hệ quả (trực tiếp hay gián tiếp) của hai cuộc đại chiến thế giới (WWI: 1914-1918 và WWII: 1939-1945) và một cuộc chiến tranh cục bộ tại Triều Tiên (1950-1953). Trong ba cuộc chiến tranh thông thường và tổng lực đẫm máu đó, các cường quốc đã trực tiếp tham chiến, trong khi thế giới hình thành hai phe (như phe “đồng minh” chống lại phe “trục phát xít”). 

Trong nửa cuối của thế kỷ trước, Mỹ và Liên Xô đã đối đầu trong cuộc chiến tranh lạnh (dựa trên ý thức hệ). Trật tự thế giới đã hình thành theo khuôn khổ Liên Hợp Quốc (do Mỹ dẫn đầu). Các nước thuộc “thế giới thứ ba” đã tập hợp lại trong phong trào “Không Liên kết” (do Ấn Độ và Trung Quốc dẫn dắt). Trong bối cảnh đó, Việt Nam bị mắc kẹt vào một cuộc “chiến tranh ủy thác” (proxy war) mà thực chất là nội chiến (huynh đệ tương tàn).

Chiến tranh Việt Nam tuy là chiến tranh cục bộ nhưng kéo dài hơn (1965-1975) và đẫm máu hơn, với tổng số bom đạn và phương tiện chiến tranh lớn hơn so với các cuộc chiến tranh trước đó. Vết thương chiến tranh (về vật chất và tinh thần) đến nay vẫn chưa hàn gắn, vì hệ quả của nó quá lớn và tiềm ẩn. Bóng ma chiến tranh vẫn còn sống trong tâm thức nhiều người, và hận thù giữa hai cộng đồng người Việt (Bắc-Nam) vẫn chưa được hòa giải.

Thanh Trúc (RFA): Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm với Ủy hội Sông Mekong?

Thỏa thuận chia sẻ dữ liệu quanh năm với Ủy Hội Sông Mekong MRC về đoạn sông chảy qua phần đất Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi tên là Lan Thương, là tin được Reuters loan đi hôm 22/10 vừa qua.

Trung Quốc còn đồng ý thông báo với các quốc gia trong Ủy Hội Sông Mekong về tình hình nước lũ lên xuống bất thường của con sông quan trọng bậc nhất Đông Nam Á này.

Reuters trích dẫn lời ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, rằng thỏa thuận vừa ký là mốc lịch sử về sự hợp tác giữa Trung Quốc với MRC.

Ông nói thông tin về dòng chảy Mekong vô cùng quan trọng trong việc xử lý và điều hành nguồn nước, bên cạnh ngư nghiệp và nông nghiệp của 60 triệu dân các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trước nay.

Chia sẻ dữ liệu về dòng chảy Mekong cũng là yêu cầu được các nước hạ nguồn, kể cả Hoa Kỳ, đưa ra với Trung Quốc vào khi Bắc Kinh liên tục bị chỉ trích đã ngăn chận dòng chảy Mekong đoạn chảy qua nước họ cho các đập thủy điện lớn mà họ đã xây, khiến hạ nguồn bị hạn hán nặng nề hai ba năm nay, là tin được Reuters nhắc lại khi loan tải thỏa thuận mới nhất mà Trung Quốc vừa ký với Ủy Hội Sông Mekong.

Chia sẻ dữ liệu nguồn nước cả năm thay vì một vài tháng mùa mưa ở thượng nguồn là một bước ‘nhân nhượng’ của Trung Quốc sau nhiều năm bất chấp tư cách một nước lớn có trách nhiệm ở đầu nguồn một con sông quốc tế, là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ:

“Tuy nhiên bản tin này không nói rõ là việc chia sẻ loại thông tin gì như mực nước, lưu lượng, lượng mưa và chi tiết đến mức nào, như số liệu cập nhật hàng giờ hay chỉ là những số liệu trung bình nhiều ngày hoặc tháng. Hiện cũng chưa rõ việc chia sẻ thông quan MRC hay thông qua hợp tác Lancang - Mekong ( Lancang - Mekong Cooperation) mà Trung Quốc muốn lãnh đạo?”

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Trần Phương: Phạm Đoan Trang là ai?

Phạm Đoan Trang ở Sài Gòn. Ảnh: Thịnh Nguyễn. Đồ họa: Luật Khoa.


Trong ít nhất là 12 năm qua, Phạm Đoan Trang là một trong những cái tên đáng chú ý nhất với bất kỳ ai quan tâm tới chính trị Việt Nam. Việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Đoan Trang ngày 6/10/2020 đẩy cô vào thế đối mặt với bản án 20 năm tù.

Vậy Phạm Đoan Trang là ai?

*

Phạm Đoan Trang

Tên khai sinh: Phạm Thị Đoan Trang

Ngày sinh: 27/5/1978

Nơi sinh: Hà Nội

Nghề nghiệp: Nhà hoạt động dân chủ, nhà báo

Nơi ở hiện tại: Bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1, Ngõ 702, phường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Các trích dẫn không có chú thích được trích từ các bài viết trên blog phamdoantrang.com.

Lớn lên cùng nhạc Beatles

Phạm Đoan Trang là con út trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo.

Y Chan: Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Thế nhưng khi các cá nhân hoặc những tổ chức dân sự, không chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền, nhận được tài trợ từ nước ngoài, bỗng chốc nó trở thành một câu chuyện hoàn toàn khác. Các chiếc mũ “phản động”, “phá hoại”, “thế lực thù địch”… được tung bay rợp trời.

Thậm chí chưa cần có yếu tố nước ngoài, chỉ cần cá nhân tổ chức đó tự huy động tiền bạc từ người dân trong nước mà không thông qua chính quyền, nó cũng đã là chuyện “bất thường” trong mắt các nhà cầm quyền – kể cả khi đó là sự ủng hộ cho đồng bào gặp nạn trong thiên tai.

Câu chuyện lùm xùm những ngày qua về việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra quyên góp được hàng trăm tỷ đồng từ người dân khắp nơi cho hoạt động thiện nguyện của mình là một ví dụ.

Sách Chính trị bình dân
tác giả Phạm Đoan Trang.
Vì sao chuyện cá nhân, tổ chức dân sự huy động nguồn lực trong dân chúng lại phức tạp, rắc rối và “nhạy cảm” như vậy?

Một phần lớn lý do nằm ở chỗ vai trò của xã hội dân sự chưa được công nhận tại những nước như Việt Nam.

Trong quyển sách “Chính trị bình dân”, tác giả Đoan Trang đã dành ra một chương (VI) để bàn về vấn đề này.

Theo đó, “xã hội dân sự” (civil society) đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Khá nhiều định nghĩa đã được đưa ra, từ việc xem nó là “trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên” cho đến các khái niệm hiện đại hơn, định ra “sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân”, trong đó các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ”.

Mạc Văn Trang: Nhân “hiện tượng Thủy Tiên”

Hiện tượng cô ca sỹ Thuỷ Tiên đứng ra kêu gọi cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng hơn một tuần thu được 150 tỉ đồng, gây xôn xao dư luận xã hội. Sự kiện đó nói lên nhiều điều.

1. Tình yêu thương đồng bào của dân ta thật quý giá.


Trải qua bao nhiêu biến động “long trời lở đất", xã hội bị xô đẩy vào những cơn “lốc xoáy” tàn khốc, tình người đã tan nát bao phen, nhiều người lo lắng, con người bây giờ vô cảm với đồng loại… Nhưng lòng dân không phải thế! Truyền thống yêu nước thương nòi, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách,”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ“... vẫn là mạch ngầm âm ỉ trong lòng dân tộc, khi có tình huống là nó bùng phát lên.

Thủy Tiên chỉ là trường hợp điển hình. Có lẽ lúc đầu Thuỷ Tiên cũng không nghĩ lại nhận được đến hơn 150 tỉ đồng, khiến cô cũng bối rối và nhiều người lo lắng cho cô….
Còn hàng ngàn hàng vạn những cá nhân, nhóm cứu trợ tự phát khác nữa tìm nhiều cách cứu giúp đồng bào miền Trung. Rồi kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới, chẳng đợi ai kêu gọi, đã tự động cùng nhau với nhiều hình thức giúp đồng bào miền Trung trong hoạn nạn. Cái gì tự phát, tự động, tự nhiên đó chính là tấm lòng chân thật nhất.

Trong cứu nạn thì lực lượng của nhà nước vẫn phải là chủ yếu, có tính quyết định. Nhưng sự tham gia tự nguyện của người dân cứu giúp đồng bào hoạn nạn, cho thấy tình yêu nước, nghĩa đồng bào của dân ta thật lớn lao, quý giá; đó là một giá trị vô giá, thiêng liêng cần được trân quý, nuôi dưỡng mãi mãi trong lòng dân tộc.

2. Một phép thử khách quan không ai chối cãi được.


Từ hiện tượng Thuỷ Tiên, ai biết suy nghĩ cũng phải tự hỏi: Tại sao người dân lại gửi tiền cứu trợ cho ca sỹ Thuỷ Tiên nhiều đến thế mà không gửi vào các quỹ cứu trợ của các hội đoàn do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý?

Thùy Dương (RFI): Đức kêu gọi Mỹ và châu Âu lập mặt trận thống nhất chống Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại trưởng Đức kêu gọi Hoa Kỳ hợp tác với châu Âu để đáp trả Trung Quốc, sau khi Mỹ và châu Âu thành lập một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến TrungQuốc. Các cuộc thảo luận đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020.

Thông báo trên được công bố sau cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 23/10/2020 giữa Ngoại trưởng Mỹ MikePompeo và đồng nhiệm Josep Borrell của Liên hiệp Châu Âu. South China Morning Post cho biết, hôm thứ Bảy 24/10, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề nghị xây dựng một "liên minh thương mại phương Tây mới " để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc.

Bà Kramp-Karrenbauer phát biểu : “Các lợi ích của Đức - và của châu Âu - cần một trật tự có thể chống lại cả hai mối nguy hiểm đối với tự do mậu dịch”. Đối với bộ trưởng Quốc Phòng Đức, hai mối nguy đó là chủ nghĩa tư bản Trung Quốc dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của nhà nước và chủ nghĩa cô lập, đơn phương ở Washington. Bà đặc biệt lo ngại về hành vi thao túng tiền tệ từ lâu nay của Trung Quốc, về sự vi phạm nghiêm trọng quyềnsở hữu trí tuệ, về các điều kiện đầu tư bất bình đẳng và cạnh tranh bất bình đẳng, do các doanh nghiệp Trung Quốc được Nhà nước tài trợ.

Cựu lãnh đạo tình báo Đức : Trung Quốc sắp “thống trị thế giới”

Trong khi đó, trang mạng Mail Online News hôm qua 26/10 cho biết ông Gerhard Schindler, lãnh đạo tình báo Đức giai đoạn 2011-2016, cảnh báo là Trung Quốc sắp “thống trị thế giới” và châu Âu phải cảnh giác về nguy cơ gián điệp Trung Quốc.

Ông Schindler nhận định, Bắc Kinh đã rất “khéo léo” mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp châu Âu, châu Á và cả châu Phi và công nghệ của họ đã tiến xa đến mức chính quyền Đức không thể biết liệu chúng có thể được sử dụng vào các mục đích xấu hay không. Cựu lãnh đạo tình báo Schindler kêu gọi chính phủ Berlin loại tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khỏi mạng 5G tại Đức để “bớt phụ thuộc” vào Bắc Kinh.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Ngô Nhân Dụng: Chris Christie ‘khôn ba năm dại mấy phút’

Cựu thống đốc Chris Christie. Hình Joshua Roberts/Getty Images


Ông Chris Christiecựu thống đốc tiểu bang New Jersey từ 2010 đến 2018, mới viết một bàinói ngay trên tựa đềĐáng lẽ tôi phải đeo mạng (I should have worn a mask)!

Trong bài báo đăng ngày 21 tháng Mười trên Nhật báo Wall Streetông Christie kể rằng trong bẩy tháng trước đâytừ hồi bệnh Covid tấn công nước Mỹông rất “khôn ngoan,” giữ đúng kỷ luậtĐeo mạng che miệngcách xa mọi người lạ hai mét luôn luôn rửa tayThế rồi ông … “dại.” Dại lần đầu trong buổi giới thiệu Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao pháp việnlần thứ hai khi giúp chuẩn bị cho cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump với Phó Tổng thống Joe BidenÔng nói Đã dại dột không đeo mạng.

Ông dại   do nàoÔng giải thích tưởng rằng mình sẽ an toàn chính ông tổng thống  tất cả nhữngngười đến gần ông đều đã được thử nghiệm (test); bảo đảm không bị nhiễm vi khuẩn Sars-cov-2 gây bệnh Covid 19 cả rồiThế thì mình đến gần họ cũng không lo bị lây. “Tôi lầmI was wrong,” ông Christie công nhận vi khuẩn corona  lẩn trốn hay lắm.


Nguyễn Hùng: Tưởng niệm một năm 39 người chết thảm trong thùng công-ten-nơ

Những sự kiện tưởng niệm tại Anh bắt đầu bằng việc đọc tên tất cả 39 người thiệt mạng trên kênh Twitter của đài BBC Essex sáng 23/10. Dù tên họ cùng được đọc, họ hẳn đã lần lượt qua đời trong hành trình hàng chục tiếng trên biển từ Bỉ tới hạt Essex, Anh. Trong những âm thanh thu lại trên điện thoại di động trong cơn hoảng loạn vì thiếu dưỡng khí và quá nóng có tiếng ‘nó chết rồi’. Giọng tiếng Việt đã rất cố gắng nhưng vẫn nhiều lúc không sõi của phát thanh viên Ben Fryer xướng tên của những người xấu số trên nền nhạc buồn trong video dài hai phút .

Không thấy BBC đưa tin về các hoạt động ghi nhớ ngày này của các chùa hay hội đoàn Việt Nam tại Anh. Nhưng kênh truyền thông hàng đầu thế giới này có đưa tin về chuyện cộng đồng người Hoa ở Hackney, London để cả ngày 23/10 để đón những ai muốn tới thắp hương cho 39 người Việt. Hồi năm ngoái, lúc đầu cảnh sát Anh đã loan báo nhầm rằng những người thiệt mạng là người Trung Quốc.

Trang tin RTE từ Ireland, nơi người cầm đầu đường dây đưa 39 người Việt vào Anh đã bị bắt sau khi thảm kịch xảy ra, đưa tin kỹ hơn về ngày tưởng niệm của Trung tâm cộng đồng người Hoa ở Hackney. Họ dẫn lời ông Jaber Lam, 64 tuổi, Giám đốc Trung tâm, nói thành viên của trung tâm bao gồm cả cộng đồng người Hoa và cộng đồng người Việt. Ông muốn mọi người có thể tới để “chia sẻ trải nghiệm, nỗi buồn chung và những gian khó của cộng đồng di cư”.

Ông Jaber từng đóng vai trò liên lạc giữa cộng đồng người Hoa và cảnh sát Anh trong vụ 58 người Trung Quốc chết trong công-ten-nơ ở cảng Dover, Anh hồi tháng Sáu, 2000. Ông được dẫn lời nói cũng như những người Trung Quốc trước đó, 39 người Việt là “nạn nhân của toàn cầu hoá”

“Tất cả các nạn nhân đều có hoàn cảnh giống nhau, họ phần lớn tới từ các vùng quê nơi cái gọi là công nghiệp hoá đã phá huỷ phương tiện sống của họ. Họ buộc phải di chuyển để kiếm ăn.”

Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Đào Công Tiến, Tương Lai: Thư góp ý với các vị lãnh đạo

Kính Gửi Các Vị Lãnh Đạo Đảng Và Nhà Nước

 

Trên mạng lưới báo chí và truyền thông đại chúng đã đăng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và kêu gọi đảng viên, nhân dân góp ý.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, chúng tôi trân trọng góp đôi điều với Đảng như sau :

1. Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành từ cơ sở trở lên theo nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi rõ trong Điều lệ Đảng. Dõi theo tiến trình Đại hội từ cấp cơ sở lên đến tỉnh, thành phố, chúng tôi thấy nguyên tắc đó bị vi phạm nghiêm trọng. Ví dụ nổi bật nhất là việc điều động khá nhiều đảng viên về tham gia cấp ủy và nói rõ những đảng viên này sẽ là Bí thư Thành Ủy, hay Tỉnh ủy để rồi đại hội sẽ bầu như trường hợp Đảng bộ TP Hồ Chí Minh và Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp là ví dụ.

Đối chiếu mục 4, Điều 2, Chương 2 Nguyên tắc Tổ chức và Cơ cấu tổ chức ghi trong Điều lệ Đảng : “Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt khôngthể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị” và Mục 6, Điều 13 : “Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy mà, các cấp ủy Đảng nói trên đâu phải là những đơn vị “hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị ”, cũng không là “không thể mở đại hội được, để cần phải có cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy thì việc điều động ông Nguyễn Văn Nên về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, hay điều động ông Lê Quốc Phong, về làm bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp “rồi sẽ được Đại hội bầu”vi phạm Điều lệ Đảng.

Điều này gây xôn xao trong dư luận : liệu có phải ông Nguyễn Thiện Nhân và Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Hoan và Thường vụ tỉnh ủy Đồng Tháp đã vi phạm điều gì nghiêm trọng lắm mà phải vô hiệu hóa ngay không thì không kịp. Người ta liên tưởng đến trường hợp ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị bắt cấp tập khi Hà Nội đang chuẩn bị Đại hội! Nếu không phải vì lý do nói trên thì là một sự áp đặt, mất dân chủ trầm trọng. Trường hợp điều động ông Lê Minh Hoan, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, một bí thư Tỉnh ủy năng động, gần dân, có uy tín cao trong đảng viên và nhân dân tỉnh Đồng Tháp về làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là một ví dụ khá điển hình về sự áp đặt.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tô Hoài & Ba Người Khác



Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương! 

Ðó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn/nhỏ) nào phải hoàn thành hay vượt chỉ tiêu. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không có thì giờ để đọc Tô Hoài, hoặc bất cứ ai.

Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn nhà phê bình Lại Nguyên Ân về "Ba người khác" – một tác phẩm mới của Tô Hoài

Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175952&ChannelID=10

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân.
Ảnh: Việt Dũng
Tuổi Trẻ - Không quá bất ngờ, nhưng vẫn là một sự ngỡ ngàng với khá đông bạn đọc: ở tuổi 86, nhà văn Tô Hoài vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình. 

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, người đọc bản thảo Ba người khác từ rất lâu, đã chia sẻ những suy nghĩ khi cầm trên tay ấn bản cuốn tiểu thuyết vừa được Nhà xuất bản Đà Nẵng làm “bà đỡ”.

* Thưa ông, thêm một cuốn sách viết trực diện về cải cách ruộng đất. Và lần này thì được ký bằng một cái tên đầy trọng lượng “Tô Hoài”, ông có nghĩ là cuốn sách sẽ tạo nên một dấu ấn mới trong văn học VN hôm nay?

- Tôi tin thế. Mỗi tác phẩm của Tô Hoài bao giờ cũng có một giá trị nhất định, dù ít hay nhiều. Nổi bật nhất là giá trị tư liệu. Hiếm người nào có được những thông tin chính xác và tinh tế như ông về phong tục, tập quán, về những chi tiết, lề thói, về phong cảnh hay sự vật của VN xưa kia, không chỉ thành thị mà còn cả nông thôn, miền núi. 

Trong cuốn tiểu thuyết này, vượt trên những điều đó rất nhiều là chân dung sinh động, chân thực và cuốn hút một cách buồn thảm về một thời kỳ không thể quên trong lịch sử hiện đại VN. Ông viết với tâm thế của người vừa trong cuộc, vừa có độ lùi để quan sát, chiêm nghiệm, rút tỉa. Tôi thấy cuốn tiểu thuyết này sẽ hấp dẫn được nhiều đối tượng độc giả: đọc vì tò mò xem thời ấy nó thế nào, đọc để thấm thía, và cả người đọc để xem “cụ Tô Hoài” đổi mới phong cách thế nào.

* Nhà văn Tô Hoài vốn được coi là bậc thầy trong việc miêu tả chi tiết. Trong Ba người khác, các chi tiết ngồn ngộn và trần trụi đến mức người ta có cảm giác nó đã trở nên “tự nhiên chủ nghĩa”, ông có thấy điều đó cần thiết cho tác phẩm không?


Tô Hoài: Xử tử địa chủ Thìn

Sau đây là một đoạn trích từ cuốn Ba Người Khác của Tô Hoài, nhằm giới thiệu cùng bạn đọc một số sự kiện của thời Cải Cách Ruộng Đất, mà cuốn sách này đã ghi chép lại như là một sử liệu quý báu. Nhan đề của đoạn văn do Tòa soạn DĐTK đặt.

*

Vào họp, đội trưởng Cự tuyên bố:

- Thảo luận công tác thôn Am, thôn Chuôm.

Thường lệ, các xóm “mọi việc đều tốt”, cả cái hồi tôi bối rối ở bên Am, chưa mò ra địa chủ, tôi cũng “thưa các đồng chí… tôi đương lên phương án”. Ai nấy hí hoáy sổ tay, tôi tẩn mẩn vòng móc xích những chữ o liền nhau. Mới sáng mà mắt tôi mờ như quáng gà, tôi ngủ gật, ngòi bút rụi xuống xuống giấy, nhoét mực. Nhọc quá, từ đêm chưa được một hột vào bụng.

Nghe tiếng “thôn Am… thôn Chuôm…” mắt tôi bỗng ráo hoảnh, cơn ngủ biến mất, tôi ngẩn người nghe đội trưởng nói:

- Về tình hình thôn Am trước. Khuyết điểm, đồng chí Bối sẽ kiểm điểm sau về việc hai tuần lễ không phát hiện ra địa chủ. Tôi về thay, tôi đọc tài liệu rồi để nửa buổi thăm nghèo hỏi khổ đã lòi ngay ra một thằng địa, đem hồ sơ lên Đoàn được duyệt tức khắc. Suýt nữa con cá chuối lọt lưới. Cái thằng Tư nhỡ lù lù đấy chứ đâu. Thằng ấy bảo là học trò trên huyện, về chân lấm tay bùn đã lâu, nói láo. Cái cây tre buộc sợi thép lủng lẳng nó bảo là hộp galen để nghe tin tức của đài ta, đồng chí Bối tin thế hả? Không, tôi ở quân đội tôi biết, nó là cái bắt tin, đánh tin đấy. Thằng Tây đã cho nó lặn lại thì phải cho nó thông tin liên lạc. Mà rõ ràng đấy, cửa nhà nó có cái bảng đề chữ Tây treo to bằng cái hoành phi sơn son thiếp vàng trên bàn thờ bố nó. Rễ chuỗi đã lôi nó ra đấu một đêm, nó gục. Địa chủ Tư Nhỡ đã phải ký biên bản nhận tội tay sai phản động rồi. Tôi đã cho dân quân gác không cho nó ra khỏi cửa, đợi lệnh của đoàn. Còn sang đến mục không có lao động, thì nhà Tư Nhỡ đã thuê người từ cấy hái đến đánh cây rơm. Người làm nhà nó đã tố hết. Bây giờ nói về rễ chuỗi thôn Am, anh Diệc vốn là cố nông, đồng chí Bối đã bắt rễ đúng. Nhưng khuyết điểm là anh Diệc không được bồi dưỡng, chuỗi rễ là cô Đơm con anh Diệc cũng chỉ có tên thế thôi, rễ và chuỗi đều chưa có tác dụng. Địa chủ Thìn thật độc ác, vợ anh Diệc què gẫy mù loà thế mà địa chủ Thìn bắt anh Diệc lấy rồi lại phải cày cấy trả nợ. tôi đã chỉ định đồng chí Diệc làm trưởng thôn, đồng chí Đơm làm tổ trưởng dân quân. Tôi sẽ phát động đồng chí Diệc, đồng chí Đơm lên ngang mặt đấu địa chủ Thìn hôm toà án xử.

Thanh Nam: Spring Poem Written In Exile - “Thơ Xuân Đất Khách” (Đàm Trung Pháp dịch)

 Spring Poem Written In Exile

“Thơ Xuân Đất Khách”

Vietnamese poem by Thanh Nam (1977)                                                                                                                                                    English translation by Đàm Trung Pháp (2020)  

 

THANH NAM (1931-1985)

One of the most cherished literati in pre-1975 Saigon was the writer and poet Thanh Nam [1]. This popular author of more than twenty novels was also noted for his exquisite poetry. People loved Thanh Nam because of his intellectual probity – he wrote about life as he had actually lived it. Thus, his prose and his poetry were all about real life. “Thanh Nam’s real soul penetrates his literary works,” noted Bình Nguyên Lộc [2]. “The style is the man himself. This saying fits Thanh Nam perfectly,” declared Mai Thảo [3]. Although his first novel was published in Saigon in 1957, he started writing in Hanoi in the early 1950s. In 1952, he moved to Saigon and flourished in the literary circle there until the collapse of South Vietnam in 1975. If we needed just one publication to introduce Thanh Nam, that would be his 1983 poetic collection “Đất khách (“In exile”); and if we needed to read just one poem typical of him, that would be his “Thơ xuân đất khách” (“Spring poem written in exile”). Thanh Nam penned “Thơ xuân đất khách” in Seattle on February 18, 1977, which was also the first day of the Lunar Year of the Snake (Đinh Tỵ). This first day of the lunar year is a most solemn time, during which the Vietnamese honor their ancestors, visit relatives and friends, wear their nicest clothes, and rejoice. His suffering from culture shock and nostalgia imbues the content of this poem [4].

    

SPRING POEM WRITTEN IN EXILE

THƠ XUÂN ĐẤT KHÁCH

Nonchalantly dropped the calendar leaf marking the new year

 Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ

Which reminded me that seasons had changed

 Mới hay năm tháng đã thay mùa

Since the day I left as an expatriate

Ra đi từ thuở làm ly khách

Two springs of homesickness had willy-nilly gone by

 Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ

Drifting from the East to the North