Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Trọng Nghĩa (RFI): Biển Đông - Bắc Kinh liên tiếp lãnh đòn tại LHQ từ Manila và châu Âu

Trong những tuần lễ cuối của tháng 9 năm 2020 này, tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải liên tiếp hứng chịu hai ngón đòn đến từ Philippines và châu Âu về Biển Đông, đặc biệt trên vấn đề bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đòn mới nhất, được giới quan sát đánh giá là rất bất ngờ, đến từ tổng thống Philippines, một người cho đến nay không che giấu chủ trương tạm gác chiến thắng pháp lý quốc tế mà Manila giành được trên vấn đề Biển Đông để đánh đổi lấy tài trợ từ Trung Quốc.

Trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22/09/2020, ông Rodrigo Duterte đã lên tiếng công khai bảo vệ cho bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực mà theo ông “đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự vô trật tự, của tình thân hữu trước tham vọng”, đồng thời khẳng định rằng Philippines “kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết”.

Dù không nêu đích danh ai là kẻ phá hoại, nhưng rõ ràng đây là một tuyên bố nhắm vào Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận giá trị của bản phán quyết của Tòa Trọng Tài được thành lập trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI qua thư điện tử ngay sau phát biểu của tổng thống Philippines, giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, Đại Học New South Wales cho rằng tuyên bố của ông Duterte là “một quả bom bất ngờ”, một lời “khẳng định táo bạo nhất” của một quan chức Philippines trên vấn đề này.

Carl Thayer: Khi tổng thống Duterte nhậm chức vào năm 2016, ông đã gác qua một bên Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc để có thể thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn với Bắc Kinh. Trong suốt thời gian làm tổng thống, ông chỉ một đôi lần nhắc đến phán quyết này như vào tháng 8 năm 2019 khi nêu vấn đề Biển Đông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Trân Văn (VOA Blog): Đảng phải thế nào thì mới có những ông Cường như thế chứ!

Tiến sĩ - Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.


Năm ngày sau khi đổ đến TP.HCM, yêu cầu các đồng nghiệp ở TP.HCM hỗ trợ để tổ chức bố ráp – bắt giữ ông Phạm Đình Quý, Giảng viên Khoa Khoa học Thể thao của Đại học Tôn Đức Thắng, áp giải ông về Đắk Lắk (1), Công an tỉnh Đắk Lắk mới xác nhận đang giam giữ ông Quý nhưng giải thích đó chỉ là… mời làm việc và khẳng định chuyện… mời làm việc như thế là… đúng pháp luật (2)!

Thậm chí, trong scandal… mời làm việc này, có viên chức hữu trách ở Đắk Lắk còn mượn hệ thống truyền thông chính thức nhắn với công chúng rằng: Các cơ quan hữu trách ở Đắk Lắk đang chờ Công an Đắk Lắk để yêu cầu Sở Văn hóa – Thông tin và Công an TP.HCM xử lý nhũng người đưa tin không chính xác là ông Quý… bị bắt (3)!

Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã chính thức xác nhận, ngoài ông Quý, họ còn… mời ông Hoàng Mạnh Tuấn – một giáo viên trung học cư trú tại huyện Cư Kuin ở tỉnh Đắk Lăk – đến… làm việc! Sở dĩ ông Quý và ông Tuấn được… mời làm việc vì cả hai cùng liên quan đến vụ án vu khống mà Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vào ngày 19 tháng 9.

***

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự ở Việt Nam, “vu khống” là một trong những tội mà các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố nếu người bị hại yêu cầu điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự song Công an tỉnh Đắk Lắk lờ đi, không tiết lộ bị hại trong vụ án vu khống mà họ đã khởi tố là ai.


Giang Nguyễn: Quan ngại về khẩu súng Đức MP5 dùng trong vụ sát hại cụ Lê Đình Kình

Tờ Nhật Báo Đức, TAZ, ngày 15 tháng 9 đưa tin trên báo mạng cũng như báo in về bản án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức, hai anh em chịu mức án nặng nhất trong 29 người bị xét xử trong vụ lực lượng cảnh sát tấn công dân xã Đồng Tâm. Đặc biệt, bài báo TAZ đã đặt câu hỏi về nguồn gốc của khẩu súng dùng để giết cụ Lê Đình Kình, cha của ông Công và Chức, trong phòng ngủ của ông rạng sáng ngày 9/1/2020.

Tờ TAZ trích dẫn luật sư phát biểu tại phiên tòa rằng cụ Kình “đã bị sát hại bởi những phát súng từ súng tiểu liên loại MP5 của cảnh sát nhắm vào cụ. Điều này cũng đã được chứng minh bằng vỏ đạn từ hiện trường vụ án. Nhà sản xuất MP5 là công ty vũ khí Đức Heckler & Koch”.


Ông Lê Trung Khoa, tổng biên tập của báo mạng ThờiBáo.de, từ Berlin cho biết:


Sau khi tờ TAZ biết được thì họ đã hỏi hãng sản xuất đó tại sao lại bán cho Việt Nam, và nếu không bán thì tại sao Việt Nam có? Thì hãng trả lời họ không hề bán một khẩu súng MP5 nào cho Việt Nam trực tiếp, vì Việt Nam là một nhà nước vi phạm nhân quyền và họ không được phép bán. Nhưng họ có công nhận rằng, họ có bán cho một số nước bản quyền để sản xuất MP5, nhưng với lý do chỉ được sản xuất cho nội địa thôi, không được xuất khẩu”.


Theo tờ TAZ, những khẩu súng MP5 có thể nhập vào Việt Nam từ quốc gia thứ ba một cách bất hợp pháp, vì trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Heckler & Koch được cho phép cấp bản quyền sản xuất súng MP5 cho 6 quốc gia.


Báo TAZ đặt câu hỏi với công ty Heckler & Koch, liệu súng MP5 nhập vào Việt Nam đã vi phạm bản quyền thỏa thuận của Đức với các quốc gia thứ ba. Phát ngôn nhân ông Marco Seliger trả lời rằng: “Giấy phép luôn phải tuân thủ theo các điều kiện đặc biệt do Chính phủ Liên bang Đức áp đặt, bao gồm lệnh cấm chuyển giao hoặc xuất khẩu“. Giấy phép chỉ cho phép sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước mà thôi, không được phép xuất khẩu, bài báo nói tiếp.


Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết:


RFA: Liệu có thể cấm cá nhân mua nhà ở nước ngoài để có quốc tịch, tẩu tán tài sản?

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) sở dĩ lấy ý kiến dự thảo Nghị định về đầu tư ra nước ngoài theo hướng ngăn chặn cá nhân đầu tư bất động sản tại nước ngoài, là để hạn chế rủi ro về pháp lý, an ninh... Vì Nghị định 83 về đầu tư ra nước ngoài hiện hành không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài. Do đó, từng có nhiều trường hợp lợi dụng kẽ hở này để mua quốc tịch, rửa tiền và để tẩu tán tài sản...

Khó kiểm soát

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 28/9, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng Nghị định này chưa rõ ràng:


“Tôi thấy đây là biện pháp hành chính mà tác động của nó cần phải được kiểm định, bởi vì khả năng người ta chuyển tiền qua nhiều kênh khác nhau thì không thể cấm được. Thí dụ với các đối tác thì họ có thể chuyển tiền cho nhau trong cùng một công ty, tiền ra nước ngoài rồi thì mua gì khó có thể cấm được. Cho nên ý tưởng ngăn chặn những người có nguồn tiền không rõ ràng, ra nước ngoài mua nhà, đầu tư để có quốc tịch nước ngoài, thì có thể thông cảm. Nhưng về biện pháp thì tôi nghĩ cần phối hợp kiểm soát thu nhập, kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài... đặc biệt chuyển ngoại tệ bằng các kênh ngầm, thì nghị định mới có tác dụng. Chứ bây giờ biểu cấm thì kiểm tra bằng cách nào? Và bằng cách nào có thể xác minh? Cái đó tôi thấy chưa rõ.”


Cho dù có luật cấm thì một khi đã là một nhu cầu tự nhiên tất sẽ có những dịch vụ chợ đen cung cấp các hỗ trợ cần thiết để thực hiện việc đầu tư bất động sản ra nước ngoài.
-TS. Nguyễn Huy Vũ


Việc Bộ KH&ĐT đề xuất nghị định này cũng dễ hiểu, do những năm qua, xuất hiện nhiều thông tin về việc cán bộ, Đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài do có tiền đầu tư tại nước sở tại. Mới nhất là trường hợp Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, đại diện cho cử tri đoàn thành phố Hồ Chí Minh, đã bị Al Jareeza phanh phui là quan chức đã mua “hộ chiếu vàng” của Cyprus bằng cách chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư.


Hay vào năm 2016, Bà Nguyệt Hường, khi đó là Đại biểu Quốc hội, nhưng có cả quốc tịch Malta... Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, bà đã lặng lẽ xin từ bỏ tư cách Đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 28/9 từ Na Uy qua tin nhắn, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ cho rằng, việc cấm đầu tư bất động sản ra nước ngoài là một điều không khả thi và không hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân:


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Ngô Nhân Dụng: Sau Ruth Ginsburg, nước Mỹ sẽ thay đổi

Tưởng niệm thẩm phán Ginsburg, hình Samuel Corum/Getty Images

Bà Ruth Bader Ginsburg qua đời khiến mọi người thấy lá phiếu của một Thẩm phán Tối cao ảnh hưởng đến đời sống một người dân Mỹ bình thường như thế nào. Tổng thống Donald Trump đề cử một vị thẩm phán bảo thủ, sẽ được các nghị sĩ Cộng Hòa chiếm đa số trong Thượng viện thông qua. Điều này có thể xẩy ra trước hoặc sau ngày dân Mỹ bỏ phiếu. Trong Tối cao pháp viện sẽ có 6 vị thuộc khuynh hướng “bảo thủ,” do các vị tổng thống Cộng Hòa đưa lên, và ba vị “cấp tiến” do các phía Dân chủ bổ nhiệm.

Một tuần lễ sau ngày dân Mỹ di bầu, ngày 10 tháng 11 sắp tới, Tối cao pháp viện Mỹ sẽ phán quyết một vụ kiện liên can đến đạo Luật Cải tổ Y tế của cựu Tổng thống Barack Obama, thường gọi là Obama Care. Nếu bữa đó đã có người thay thế bà Ginsburg trong Tối cao pháp viện, thì chắc Obama Care có thể sẽ bị bác bỏ.

Đảng Cộng Hòa đã cương quyết đòi hủy bỏ Obama Care ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã tranh cử với lời hứa sẽ xóa bỏ nó. Cho đến nay đạo luật đó vẫn tồn tại vì Quốc hội chưa thay thế nó. Tối cao pháp viện đã bác bỏ nhiều đơn kiện đòi xóa bỏ toàn thể hay từng phần đạo luật đó, với tỷ số 5/4, nhờ bốn Thẩm phán Tối cao cấp tiến được Chánh án John Roberts chia sẻ cùng ý kiến. Ông John Roberts được cựu Tổng thống George W. Bush (Cộng Hòa) bổ làm Chánh án Tối cao năm 2005.


Nguyễn Đình Cống: Tôi nghi ngờ

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam vào ngày 20/9/2020. Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó có đoạn như sau:  “Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước”.


Đọc xong tôi nghi ngờ. Phải chăng những việc như ông Thưởng vừa nêu là nhiệm vụ của Triết học ? Tôi bèn bỏ công ôn lại những khái niệm đã biết về triết học và tìm hiểu thêm thì thấy không phải như thế! Triết học  có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản của con người, về thế giới quan. Tôi chưa tìm thấy chỗ nào các triết gia bàn về việc làm sáng tỏ tư tưởng chính trị, về đấu tranh phê phán quan điểm thù địch.


Những nhiệm vụ do ông Thưởng nêu ra phải chăng là của Hội đồng lý luận trung ương, của Ban Tuyên giáo thuộc ĐCSVN.


Tôi biết nhiều trường phái triết học, nhưng chưa nghiên cứu được sâu, chưa phải là triết gia. Hình như mỗi trường phái triết học chỉ tập trung trình bày quan điểm của mình mà không vạch ra thế lực thù địch. Triết học nghiên cứu những vấn đề chung, những quy luật chi phối xã hội. Thế rồi các nhà chính trị thấy triết học nào thích hợp thì dùng. Như vậy triết học đứng ngoài chính trị, thậm chí có phần cao hơn chính trị. Nhưng theo ông Thưởng thì phải chăng Hội Triết học cần phụ họa cho chính trị? Thế thì đó là Hội Giả Danh Triết Học.  Chỉ có Tuyên giáo của ĐCS mới cần hội như thế chứ dân tộc Việt Nam không cần. Vì vậy không nên gọi là Hội Triết học VN mà cần gọi cho đúng là Hội Giả Danh Triết Học của ĐCSVN.


Nếu cần tìm quan điểm đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước thì nhiều dân tộc trên thế giới đã khẳng định và vứt bỏ, nhiều người ở Việt Nam đã tìm ra, đó là chế độ cộng sản đầy ảo tưởng, là chủ nghĩa Mác Lê (CNML) với chuyên chính vô sản và công hữu hoá toàn bộ nền sản xuất, với vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và độc quyền thống trị của đảng cộng sản. Tất nhiên là Ban Tuyên giáo của ĐCSVN, phần đông lãnh đạo của đảng cùng những trí thức của đảng kịch liệt phản đối quan điểm vừa nêu, họ ra sức chứng minh rằng chỉ có CNML là duy nhất đúng, là kim chỉ nam, là đuốc soi đường đưa nhân loại đến hạnh phúc toàn vẹn.


Lý Minh: Thiếu không gian tự do tư tưởng, Việt Nam khó lòng có triết gia

Theo Bộ Công an, nước ta có "gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách". Cộng với khoảng 300.000 công an chuyên trách nữa (theo tính toán của chuyên gia thống kê Vũ Quang Việt), vị chi là hơn một triệu công an, hơn số giáo viên của cả ba cấp tiểu, trung và đại học cộng lại.

Nói cái nước này là "công an trị" thì lại bảo rằng phản động!

Thế mà nay ở một nước “công an trị” như thế lại nẩy ra một Hội Triết học đàng hoàng kia đấy, nghe có oách không! Nhưng xin hỏi các ngài: cụ Lê Đình Kình đảng viên lão thành, suốt đời tranh đấu cho quyền sử dụng đất đai đúng như luật pháp và Hiến pháp, cụ không hề đòi tư hữu đất đai là điều trái với nguyên lý công hữu của Marx. Cụ là một đảng viên thực hành đường lối duy vật lịch sử đúng nghĩa đấy chứ? Rồi Võ sư TS Phạm Đình Quý, Giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, người có bề dày đáng nể trong việc bảo lưu truyền thống võ thuật của nước nhà; ông chỉ viết lá đơn khởi kiện vị Bí thư tỉnh ủy Đắc Lắc về tội đạo văn luận án Tiến sĩ, nghĩa là ông muốn cho luật pháp nước CHXHCN Việt Nam phải dược tuân thủ một cách công minh. Ông cũng là người thực hành đường lối mácxit đúng nghĩa, có phải không?

Vậy mà các ngài đã đối xử với hai con người Việt Nam cố gắng đi theo đường lối duy vật lịch sử của Marx đó như thế nào?

Một người thì đang đêm bị hàng ngàn cảnh sát cơ động kéo tới bắn ngay tại Đồng Tâm rồi moi gan móc ruột. Một người nữa thì cũng đang đêm bị công an mật kéo tới ngay giữa Sài Gòn bắt cóc đem về Đắc Lắc giam cầm. Đó có phải là cách thực hiện đường lối nghiên cứu triết học ưu việt của “đảng ta” hay không? Trả lời sao cho xác đáng thật không phải dễ. Bởi vậy, nghe tin đảng ta thành lập Hội Triết học, thực lòng chúng tôi hoang mang quá. Không biết trong cái hội danh giá nọ, có bao nhiều nghìn người được tuyển vào để trao đổi triết học theo cái cách trao đổi với cụ Kình và ông Võ sư TS Phạm Đình Quý? Nếu được cho biết tường tận mà không có điều gì úp mở hay giấu giếm như thói quen trước nay chúng tôi vẫn thường thấy và chỉ biết có tắc lưỡi, thì… rất đội ơn các ngài.

Bauxite Việt Nam

Việt Nam vừa mới tổ chức thành lập Hội Triết học Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại đại hội thành lập, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, với tư cách một người học triết, có một mong muốn là Việt Nam có những triết gia tầm cỡ. Đó là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của một người học triết ra, những nhà nghiên cứu triết học và những người yêu thích triết học.

Nguyễn Hồng Lam: Vụ Tiến sĩ - Võ sư Phạm Đình Quý: sự thật cần minh bạch

FACT (THỰC TẾ ĐÃ DIỄN RA):

Tối 23-9, Tiến sĩ - Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang đi ăn cùng vợ thì bị công an bắt giữ. Hai vợ chồng võ sư Quý được đưa đến Phòng cảnh sát QLHC về TTXH (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc trong đêm.

Đến khoảng 4h sáng ngày 24-9, vợ thầy Quý đã được thả cho về, sau khi đã buộc phải ký cam kết không được tiết lộ về cuộc bắt giữ. Còn thầy Quý thì bị đưa về Công an Đắc Lắc. Đến sáng 28-9, khi làm việc với ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý đến để hỏi tin tức về em trai, Cán bộ công an Đắc Lắc xác nhận rằng ông Phạm Đình Quý đang bị tạm giữ tại Đắk Lắc, giấy báo tin báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện nên khả năng đến chậm.
Trước đó, ngày 21-9, Công an Đắc Lắc cũng đã bắt Võ sư - Tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn (sinh năm 1980), là học trò TS Quý khi người này đang trên đường từ nơi cư trú ở huyện Cư Kuin di chuyển xuống Khánh Hòa.

Hai ngày sau, 23-9, Công an Đắk Lắc đã khởi tố vụ án "Vu khống, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" và tiến hành bắt giữ ông Quý tại TP Hồ Chí Minh vài giờ sau đó.Hai Tiến sĩ Quý và Tuấn được cho là đã viết đơn tố cáo ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk đạo văn khi làm luận án tiến sĩ, đề tài “Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng”, bảo vệ tại Trường Đại học Hàng hải vào năm 2017.

Về nội dung này, ngày 24-11-2017, ban quản lý phần mềm chống sao chép và hỗ trợ đào tạo TURNITIN, Trường ĐH Hàng hải đã có kiểm tra, kết luận luận văn của ông Cường có tỷ lệ sao chép 12%, trong đó sao chép từ nguồn internet 6% và từ nguồn luận văn, đề tài là 9%.

TRUTH (SỰ THẬT ĐƯỢC CÔNG NHẬN):


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Ngày giỗ thứ năm của nhà văn VÕ PHIẾN 


Nhà văn Võ Phiến từ trần ngày 28 tháng 9 năm 2015, đến nay là đúng 5 năm. Diễn Đàn Thế Kỷ dành số báo hôm nay, ngày 27 tháng 9, 2020 để tưởng nhớ ông một cách nhẹ nhàng và thân mật như những lần họp mặt tại nhà ông thuở ông còn sinh tiền.

Số tưởng niệm mở đầu với bài nói chuyện của nhà văn Trúc Chi nhân buổi ra mắt cuốn sách có nhan đề Cuối Cùng tổ chức vào tháng 1 năm 2010. Như nhan đề của nó, đó là quyển sách cuối cùng của ông. Suốt mười năm qua bài này chưa xuất hiện trên sách báo lần nào.

DĐTK


Trúc Chi: Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến

Thiết tưởng, nói về toàn bộ tác phẩm của Võ Phiến mà lại dùng đến hai tính từ đồ sộ  đa dạng là làm một điều thừa. Nhưng mà chốc nữa tôi sẽ trình bày với quí vị lý do tại sao tôi vẫn cố ý nói về một điều thừa. Tạm thời  chỉ xin giải thích: đồ sộ là vì ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm; đa dạng là vì những tên sách ấy gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, phê bình, thơ vân vân.…

 

Hôm nay là ngày ra mắt tác phẩm mang tên Cuối Cùng và theo như lời ông nói với tôi cách đây không lâu, thì với tác phẩm này, ông sẽ gác bút. Nhưng mà hôm nay, tôi không muốn tự giới hạn trong tác phẩm cuối này của ông. 


Có dịp nói về nhà văn Võ Phiến là một niềm vui, một vinh dự.

            

Vui là vì có cơ hội góp phần của mình vào một ngày đáng ghi nhớ trong đời ông Võ Phiến vốn là một người bạn, và riêng đối với tôi, một người anh trong chuyện viết lách. Vinh dự vì được nói về một người hữu danh, mà xứng đáng hữu danh trên văn đàn nước nhà.

 

Dĩ nhiên, đây không phải là nơi để cho tôi nói về con người Võ Phiến. Mà cho dù có đúng nơi đúng chốn đi  nữa, tôi cũng không dám. Bởi vì cái “biết hời hợt” của tôi về nhà văn Võ Phiến không thể đem ra mà chọi với cái thấu hiểu tường tận của một người cũng có mặt tại hội trường hôm nay, đó là bà Võ Phiến. Cũng xin nhắc lại một điều mà tôi nghĩ nhiều người trong cử tọa hôm nay chắc đã biết: ông Đoàn Thế Nhơn đã lấy tên của vợ là Viễn Phố mà nói lái để dùng nó làm bút hiệu Võ Phiến của mình.

 

Vì không dám nói về con người Võ Phiến, tôi chỉ còn có thể nói về tác phẩm. Mà toàn bộ tác phẩm của ông thì đồ sộ, đa dạng như tôi vừa nói. Biết chọn màu nào, sắc nào mà ngắm, mà phân tích giữa cái quang phổ ấy.

            

Tuần trước, khi đang suy nghĩ về những gì mình có thể nói trong dịp này, tôi mân mê mãi quyển Cuối Cùng và quyển Tuyển Tập cũng của Võ Phiến, tôi sực chú ý đến một điểm chung của hai ấn phẩm : bìa ngoài của cả hai quyển đều có  trời xanh và mây trắng.

 

Chính cái bìa sách này đã làm tôi nhớ đến một truyện ngắn của một tác giả người Anh mà tôi quên tên vì đọc nó cũng đã lâu rồi. Trong truyện đó, có một mẩu đối thoại giữa một đôi nam nữ. Hai người ngồi trên một thảm cỏ nhìn trời mây.

   

Người đàn ông nói:

- Mây đẹp quá.

Người đàn bà nói:

- Em nghe người ta nói, ai thích ngắm mây vẫn thường thích nhìn về quá khứ.

 


Võ Phiến: Cũng hợp

Hình minh hoạ, FreePik

Thuở mới đến, thoạt tiên là phản đối

Ngoác miệng kêu la, từ chối cuộc đời

Ủa, tự dưng mắc phải vạ làm người

Sao Trời nỡ đọa đày nhau đến thế?

 

Nhưng đã trót thôi thì đành. Mặc kệ,

Cũng tập ăn tập ngủ thử xem sao

Tập thở ra, lại tập cả hít vào

Hãy thư thả, đi đâu mà vội.

 

Rồi Năm, Tháng, Ngày, Đêm, Sớm, Tối,

Gặp nhau hoài, gặp riết hóa thân thương

Sợi tơ tình mỗi lúc một vấn vương

Sơ ngộ là duyên, ngộ lâu thành nợ

Hễ văng vắng là mong là nhớ

Đêm đông dài, trằn trọc đợi Bình Minh

Thu chưa vàng đã nhắc nhở xuân xanh:

“Lá bàng tai trâu sầu đâu chân chó”

Hoa mới nhú cùng lộc non mới ló...

Ngày gặp Ngày, đêm nào cũng gặp Đêm

Nhưng hễ ngày thì tơ tưởng tới Đêm

Mà đêm đến lại mong Ngày rối rít


Võ Phiến: Một Người, Một Người...

Lần đầu tôi được biết Nguyễn Bá Trạc cách đây chừng hăm lăm năm, thuở cùng chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ, ai nấy nhốn nháo chưa rõ đâu vào đâu. Chuyến ấy tôi cặp họa sĩ Lâm Triết (là bạn của nhà văn Nguyễn), lên chơi Bắc Cali cho biết sự tình.


Buổi sáng, ông Nguyễn đi ra đi vào, băn khoăn. Lâm Triết giải thích vào tai tôi khe khẽ: “Sắp cúng. Chưa mua được trầu cau”. (Giỗ quải hay cúng bái gì, tôi quên).


Lát sau, ông Nguyễn sốt ruột hẳn. Lâm Triết mỉm cười ranh mãnh, bấm nhẹ vào cổ tay tôi. Triết không nói gì, nhưng nụ cười và ánh mắt ngầm nói: “Chờ xem. Có thể chàng còn lắm trò”...


Quả nhiên, rồi tôi được biết thêm về Nguyễn Bá Trạc, qua thơ văn ông. Biết ông đang lạnh lòng:


Tấm lòng lạnh ngắt, mối sầu mênh mông.


Biết ông quạnh quẽ:


Ta quạnh quẽ như đồng cỏ úa

Trong mịt mùng vây bủa khói sương.


Lại biết ông từng xúi một nhân vật tiểu thuyết nọ nhăn nhó cự nự: Nước mưa ở Mỹ, uống vào đắng cả mồm.


Tôi đâm ái ngại cho nước Mỹ. Nó đang còn ê ẩm về những vết thương mang từ chiến trường Việt Nam về, nó sắp nhọc nhằn về nhiệm vụ phụng dưỡng đám khách khứa tính tình khó hiểu, tâm hồn chất chứa bao nhiêu bí ẩn rối rắm. Nước Mỹ va đầu vào định mệnh khắc nghiệt, nước Mỹ gục đến nơi chăng?


Sau đó, Nguyễn Bá Trạc sống cuộc sống của ông, tôi xuôi ngược sống đời tôi.


Phạm Xuân Đài: Nhà văn Võ Phiến an hưởng tuổi già

Ông bà Võ Phiến trong vườn nhà

Ở tuổi 86, hiện nay nhà văn Võ Phiến đang sống những ngày an hưởng tuổi già trong tình thân của gia đình và bạn bè. Từ năm 1980 làm việc và cư ngụ tại Highland Park City thuộc Los Angeles, nhưng vào năm 2003 ông bà Võ Phiến đã mua nhà tại Santa Ana và dời hẳn về đây, để gần gũi con cháu và bạn bè người Việt Nam.

Ngôi nhà cũng êm đềm như cuộc sống của ông bà. Trong một cư xá yên tĩnh cuối đường số 5 thuộc thành phố Santa Ana, ngôi nhà hai tầng nhỏ nhắn xinh xắn, có một mảnh vườn be bé bên cạnh với những cây hoa hồng ở bờ dậu, cây quít, cây hồng dòn, cây thanh long và những cây hoa khác chạy vòng ra đến sân sau. Đó là nơi để bà Viễn Phố (tức bà Võ Phiến) săn sóc cây cỏ hàng ngày, và là nơi mỗi buổi sáng nhà văn Võ Phiến đi tha thẩn ngắm lá, ngắm hoa, tức là thưởng thức tài chăm nom vườn tược của bà.

 

Nếu căn nhà ở Los Angeles là nơi sống để làm việc, thì ngôi nhà hai tầng ở Santa Ana là nơi để an hưởng tuổi già. Cả hai căn nhà đều có đặc tính chung gọn gàng, văn vẻ, một chút gì có thể gọi là thơ mộng. Nhà ở Los Angeles tuy xa Little Saigon nơi tập trung đông đảo người tị nạn Việt Nam, nhưng các văn hữu xa gần vẫn thường lui tới thăm ông bà, và ai cũng ưa thích vẻ thanh tao và mỹ thuật của ngôi nhà lẫn vườn cây. Trong khu vườn khá rộng trồng nhiều loại cây ăn trái, có dựng bức tượng bán thân bằng đồng của nhà văn Võ Phiến, tác phẩm của điêu khắc gia Ưu Đàm, một nghệ sĩ di dân thuộc thế hệ thứ hai. Trong khung cảnh của căn nhà Los Angeles, nhà văn Võ Phiến đã viết các tác phẩm quan trọng của ông tại hải ngoại: Văn Học Miền Nam - Tổng Quan, Thư Gửi Bạn, Nguyên Vẹn, Truyện Thật Ngắn, Đối Thoại, bộ Văn Học Miền Nam v.v... Võ Phiến đã sống tại đây từ năm 1980, và sau 15 năm đi làm công chức cho thành phố Los Angeles ông nghỉ hưu vào năm 1992, vẫn tiếp tục sống và viết tại đây 11 năm nữa. Đến năm 2000 khi bà Võ Phiến nghỉ hưu, không còn nhu cầu ở gần


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Trịnh Y Thư: Chia biệt nhà văn Nhật Tiến [1936-2020]

 Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ học trò chúng tôi lúc bấy giờ. Và như chính ông nhiều lần khẳng định, ông là một nhà giáo trước khi là nhà văn, chữ “Nhà Giáo” được ông trân trọng viết hoa trong suốt cuộc đời ông, và có lẽ đó là lý do chính khiến ông bất chấp hiểm nguy liều mình bỏ nước ra đi. Ông viết như sau trong cuốn Nhà giáo một thời nhếch nhác: “… trải gần 4 năm trầy trợt dưới một mái trường XHCN, tôi phát giác ra rằng ở đấy người ta không những không trang bị điều gì tốt đẹp thêm cho nhận thức của nhà giáo, mà tệ hơn, lại còn không cho phép các thầy các cô được làm tròn vai trò của một nhà giáo đúng nghĩa.” 

Tôi nhìn thấy ông trong tư cách một nhà giáo hôm tôi ghé tòa soạn báo Học Đường Mới đâu năm 66 hay 67 gì đó. Lúc đó tôi là cậu học sinh Trung học tập tành thơ văn và ông phụ trách trang văn nghệ cho tờ Học Đường Mới, một tờ báo dành riêng cho thanh thiếu niên. Tôi đến để đưa bài đăng báo, và ông đã tiếp tôi như một người lớn, dành cho tôi nhiều cảm tình tốt đẹp. Chỉ một lần mà tôi nhớ mãi cho đến bây giờ dù hơn nửa thế kỷ đời người đã trôi qua. Nhớ vì cái nhân cách của ông. Nhân cách đó còn mãi sau này, khi tôi gặp lại ông ở hải ngoại.

 

Năm 1970 tôi lên đường đi du học, và trong va li của tôi hôm ra phi trường, tôi nhét vào ba cuốn sách, một trong ba cuốn ấy là tiểu thuyết Chuyện Bé Phượng của ông. Cuốn sách tôi vẫn giữ kỹ cho đến ngày hôm nay.

 

Nhật Tiến là nhà văn của thời đại, một thời đại cực kỳ nhiễu nhương và tang tóc của dân tộc, và ông đã hoàn tất nhiệm vụ vô cùng khó khăn của nhà văn là nói được tiếng nói của thời đại mình. Ông viết không phải để cho mình. Ông viết thay những kẻ bất hạnh trong xã hội, những kẻ thấp cổ bé miệng không có tiếng nói, và ông không bao giờ chịu bẻ cong ngòi bút. Nhà văn Mai Thảo khi còn tại thế, gọi Nhật Tiến là “người đứng ngoài nắng.” Ông “đứng ngoài nắng” bởi ông đã chọn thứ văn chương mà André Gide gọi là “văn chương dấn thân.” Vâng, Nhật Tiến “dấn thân” ra “đứng ngoài nắng” để tìm bóng mát cho chúng ta, và chỉ chừng đó thôi, chúng ta đã chịu ơn ông nhiều biết dường nào.

 


Phạm Xuân Hy : Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai

Đôi Hàng Bộc Bạch 

U Linh Lục 幽明

Lưu Nguyến Nhập Thiên Thai trong « U Minh Lục 幽明 » cũng còn viết là « U Minh Lục 幽冥錄 », hay là U Minh Ký 幽冥記, là truyện thuộc loại văn ngôn đoản biên Thần Kỳ Chí Quái tiểu thuyết, do Lưu Nghĩa Khánh, tông thất nhà Tống, thời Nam triều, cùng môn khách soạn, gồm 30 quyển, nguyên thư đã bị thất tán mai một.

Trong sách « Cổ Tiểu Thuyết Câu Trầm », Lỗ Tấn đã thu thập được 265 truyện. Sách ghi chép những truyện ma quỷ, thần linh, quái dị, biến ảo vô thường, nên mới có tên là U Linh Lục. Trong U Linh Lục cũng có một số truyện tương đồng với các truyện

sách Liệt Dị Truyện列異傳  và Sưu Thần Hậu Ký搜神後記, càng làm cho truyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai được lưu truyền rộng rãi thêm.

Cùng như tác phẩm « Thế Thuyết Tân Ngữ » , Lưu Nghĩa Khánh đã dựa vào những cố sự có trước mà soạn thành, chứ không phải cá nhân ông một mình sáng tác.

Sách « U Linh Lục » được phổ biến rộng rãi về mọi mặt trên diễn đàn văn học Trung Quốc, như thơ, văn, hý , hoạ, kịch.

 Việt Nam, chịu ảnh hưổng nặng nề của Tầu, nên núi Thiên Thai , truyện Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai, và nhiều đoản biên truyện ký khác cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ,nhạc sĩ, dịch thuật, phóng tác.

 Như Tản Đà từng có bài Tống Biệt, một bài thơ tuyệt vời,  bất hủ, mô tả cảnh Tiên Phàm Tiễn Biệt, lờ mờ nửa hư, nửa thực lãng đãng mơ hồ :

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

Tản Đà


Song Thao: West Point

 Chỉ cần nói “West Point”, ai cũng biết đó là chi rồi. West Point là cái tên…dân gian, nói ra ai cũng hiểu. Tên chính thức của ngôi trường này là United States Military Academy (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ). Nhưng nếu lười biếng, chỉ cần nói The Academy hay The Point thì cũng biết liền chính là hắn!

Được Tổng Thống Thomas Jefferson thành lập vào năm 1802, đây là học viện quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày nay mỗi năm trường thâu nhận khoảng 1300 sinh viên nhập học. Thời gian huấn luyện là 4 năm. Như vậy trong trường luôn luôn có 4 khóa tổng cộng khoảng trên 4 ngàn sinh viên. Chính ra con số này phải hơn nhưng vì mỗi khóa có khoảng 2% sinh viên bị loại mỗi năm, nên vào thì nhiều, ra thì ít, khoảng trên dưới một ngàn tân khoa mỗi khóaĐây là một quân trường nhưng muốn vào học còn khó hơn vào những đại học danh tiếng. Tỷ lệ được chọn chỉ khoảng 9%, có nghĩa là trong 100 lá đơn xin học, chỉ có 9 thí sinh được nhận. Sở dĩ khó như vậy vì West Point chọn lựa sinh viên không chỉ dựa vào thành tích học tập ở trung học mà còn chú ý vào tổng thể con người ứng viên. Dĩ nhiên thể lực là một yếu tố đánh giá quan trọng. Không có sức khỏe tốt thì làm sao chịu được khi theo tiêu chí của trường là “trụng nước sôi 100 độ rồi trụng nước lạnh tiếp”! Thí sinh ứng tuyển phải qua kỳ thi đánh giá thể lực của trường (Candidate Fitness Assessement). Hồ sơ ứng tuyển còn phải kèm theo thư giới thiệu của một dân biểu, nghị sĩ hoặc Phó Tổng Thống hay Tổng Thống Hoa Kỳ.


Có đủ các món ăn chơi trên, Hội Đồng Tuyển Chọn mới xét hồ sơ của từng ứng viên. Ứng viên nào có thành tích lãnh đạo thời trung học như đại diện của trường, lớp trưởng, các vận động viên, chủ tịch các hội của trường được chú ý hơn. Tuổi phải trong hạn từ 17 đến 23, tính đến ngày 1/7 của năm học đó. Dĩ nhiên phải là công dân Hoa Kỳ, chưa kết hôn, không có thai hoặc chịu trách nhiệm pháp lý về việc nuôi dưỡng con cái. Trong khi theo học, sinh viên được nuôi ăn ở free, ngoài ra còn được 900 đô mỗi tháng dằn túi tiêu vặt. Khi ra trường với cấp bậc Thiếu Úy phải phục vụ trong quân đội ít nhất 5 năm.


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Buồn Vào Hồn Không Tên


Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn:


“Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Gần bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

–      Tiến hả?

–      Dạ…

–      Vũ Đức Nghiêm đây…

–      Dạ…

–      Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống  cà phê chút chơi được không?

–      Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà


Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Thanh Hà (RFI): Quân sự - Trung Quốc chuẩn bị đương đầu với Mỹ ?

Việc không quân Trung Quốc công bố video mô phỏng một cuộc tấn công nhắm vào một căn cứ quân sự rất giống địa bàn của quân đội Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương là một bước ngoặt trong chính sách phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Nhưng còn quá sớm để cho rằng Trung Quốc chuẩn bị một kế hoạch quân sự tấn công Hoa Kỳ.

Trung Quốc dồn dập tập trận tại eo biển Đài Loan, điều máy bay vượt qua đường trung tuyến vốn được xem là ranh giới giữa Hoa lục và Đài Loan đúng vào lúc thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Keith Krack có mặt tại Đài Bắc.

Hành động đó dường như chưa đủ. Ngày 19/09/2020 Bắc Kinh lao vào một cuộc chiến hình ảnh khi tung lên mạng Vi Bác video với hình ảnh oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc đang nhắm vào mục tiêu trông rất giống căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam với lời giải thích : “Nếu nổ ra chiến tranh, đây là hành động chúng tôi đáp trả”.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Vương Văn Bân không che giấu tức giận, xem sự hiện diện của quan chức trong chính quyền Mỹ tại Đài Bắc là “hành vi khiêu khích chính trị và cổ vũ cho thái độ ngạo mạn của những lực lượng ly khai Đài Loan”.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược IDSS của Singapore cho rằng, hành động nói trên là một “lời cảnh báo nhắm tới Hoa Kỳ” với thông điệp chính là ngay cả những vị trí được coi là an toàn nhất của quân đội Mỹ cũng có thể bị đe dọa nếu như “xảy ra xung đột tại Đài Loan hay Biển Đông”.

Nhìn từ Pháp, các chuyên gia thận trọng hơn khi cho rằng, kịch bản Trung Quốc đối đầu quân sự không phải là không có. Dù vậy có ít nhất ba yếu tố cho thấy là còn quá sớm để cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị một kế hoạch quân sự nhằm đáp trả Hoa Kỳ trong trường hợp nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hay Biển Đông.


Nguyễn Hùng: Đại hội 13 và những cảnh không nhà

ĐBQH Phạm Phú Quốc vừa bị phát hiện có thêm quốc tịch Cyprus. (Ảnh chụp màn hình SGGP)

Một đại hội nữa của những người cộng sản lại đang tới gần và câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người thấy mình có đại diện tại sự kiện quan trọng bậc nhất này ở Việt Nam trong năm sau. Truyền thông Việt Nam nói hiện có trên năm triệu đảng viên tại đất nước cộng sản hiếm hoi còn lại trên thế giới. Nhưng không phải cứ là đảng viên cộng sản là đã tin vào đường lối của đảng. Ví dụ nhãn tiền là đảng viên Phạm Phú Quốc đã nhanh chân lấy quốc tịch Cyprus để tìm đường cứu nhà vì trong thâm tâm họ không tin vào cái ‘tiền đồ tươi sáng’ mà Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng vẽ ra. Dù giàu có, ông Quốc có lẽ cũng thuộc đa số không nhà về mặt chính trị ở Việt Nam.

Chuyện Đảng cộng sản kiên quyết chỉ duy trì một ngôi nhà chính trị duy nhất – ngôi nhà của những người theo Marx và Lenin – khiến cho hàng chục triệu người trở thành vô gia cư vềchính trị. Họ chẳng tha thiết gì với chủ nghĩa cộng sản và các đồng chí trong đảng cộng sản. Nhưng còn có lựa chọn nào khác ở Việt Nam?

Trong khi các tin tức về việc chuẩn bị cho đại hội 13 đang diễn ra ở Việt Nam, tại Anh Đảng Lao động, đảng cũng tự coi là đại diện của giai cấp công nhân và dân nghèo, đang có đại hội đầu tiên sau khi có tân lãnh đạo, ông Keir Starmer. Sau khi cầm quyền trong 13 năm liền qua hơn hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Tony Blair và gần một nhiệm kỳ của ông Gordon Brown, Lao Động đã thất cử năm lần liền từ đó tới nay. Chính ông Starmer thừa nhận rằng Đảng Lao động dưới sự lãnh đạo của người tiền nhiệm Jeremy Corbyn “đáng thua” trong c

Timothy Pytell (Bản dịch: CHU VAN): Chủ nghĩa phát xít đang trở lại !

What Is the Appeal of Trumpism?


How Trump creates a powerful bond with his followers.
Posted Sep 12, 2020
By: Timothy Pytell

Bản dịch: CHU VAN

Tháng Hai năm 2017, tôi đã cho phổ biến một bài viết với tựa đề "Liệu có một bản năng phát xít (1) trong mọi người chúng ta không ?". Với tôi, một sử gia Châu Âu thích nghiên cứu về cuộc sát tế người Do thái (trong thời Đệ nhị thế chiến), việc chủ nghĩa phát xít đang trở lại dưới hình thức của chủ nghĩa dân túy mị dân là điều xem ra rõ ràng. Tôi nhận thức được điều này dạo tháng Tư năm 2016, khi vào chính ngày tôi đang giảng dạy về Mussolini (2) và "phát minh" của ông là chủ nghĩa phát xít, thì Donald Trump đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng rằng ông có thể "đứng ở Đại lộ Số 5 (3) và bắn ai đó" và những người ủng hộ ông vẫn sẽ không rời bỏ ông. Đây là lời giáo đầu cho nhiều tuyên bố nẩy lửa của Trump và tôi đã xem đó như một thứ "nguyên mẫu" của chủ nghĩa phát xít.

Tôi đã hỏi các sinh viên của tôi : "Tại sao có người lại thốt lên như thế ? Ông ta nói điều đó với ai ? Lời đó nói với chúng ta điều gì về tâm lý của ông ta ?".

Vài tuần lễ sau, có một ổ khóa đã gần như được hé lộ : Trump đã "tuýt" đi một câu nói của Mussolini (4). Trong suốt năm 2016, tôi đã thấy rõ ràng rằng Trump đã đại diện cho bản năng chạy theo chủ nghĩa phát xít của người Mỹ. Bài viết của tôi hồi năm 2017 là một cố gắng để gióng lên lời cảnh cáo và kết luận với câu hỏi : "Có phải chủ nghĩa phát xít đã trở lại không ?".

Lúc đó, cuộc tranh luận của giới trí thức tự do xoay quanh câu hỏi liệu Trump giống Hitler hay giống Mussolini hơn. Nhìn lại, đây không phải là câu hỏi cần nêu lên. Mới đây, trong một bài khảo luận, bà Sarah Churchwell cho rằng "Chủ nghĩa phát xít Mỹ : nó đã xảy ra tại đây" (American Fascism : It Has Happened Here). Đây là một bài viết có giá trị. Tác giả Churchwell cho biết từ lâu bản năng phát xít của Trump đã gắn liền với tổ chức Ku Klux Klan (5) và kết luận : "Khi tổng thống tuyên bố rằng bỏ phiếu là một "vinh dự" hơn là một quyền lợi và "nói đùa" về việc trở thành tổng thống mãn đời, khi lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia, chính phủ nỗ lực thêm những loại bản sắc sắc tộc mới vào cuộc kiểm kê dân

Cao Nguyên (RFA)
: Diễn biến hậu sơ thẩm vụ Đồng Tâm

 Chừng 10 ngày sau khi kết thúc phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, các luật sư bào chữa cho một số bị cáo trong vụ án này cho biết có ít nhất 3 người đã viết và gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Trong khi đó, thân nhân các bị cáo cũng cập nhật với RFA nhiều thông tin ở xã Đồng Tâm hậu sơ thẩm.

Toà án Nhân dân TP. Hà Nội chiều 14/9 ra phán quyết đối với 29 bị cáo trong vụ án “Giết người” và “chống người thi hành công vụ” diễn ra vào rạng sáng ngày 9/1/2020 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội.


Có 2 người bị tuyên tử hình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, đều là con trai cụ Lê Đình Kình. Ông Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Lê Đình Kình, nhận án chung thân. Ông Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù và Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. Sáu người này bị cáo buộc tội “Giết người”.


Còn lại 23 bị cáo có mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ”.


Ít nhất 3 bị can trong trại giam đã kháng án

Theo luật sư Lê Văn Hoà, người bào chữa cho 2 bị cáo chịu án tử hình Lê Đình Công, Lê Đình Chức cho biết vào chiều ngày 23/9/2020, có 3 luật sư đã đến Trại giam số 2, Công an TP. Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề kháng cáo của các bị cáo:


“Chiều nay, luật sư Bùi Hải Quảng, Ngô Anh Tuấn và tôi đã vào Trại tạm giam số 2 của Công an TP. Hà Nội và đã được trại tạm giam tạo điều kiện rất thuận lợi cho gặp 5 bị cáo, để chúng tôi tìm hiểu xem có ai kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án Hà Nội hay chưa.


Chúng tôi đã gặp các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, Bùi Viết Hiểu, bị cáo Tiến và bị cáo Quang.