Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Minh Anh (RFI): Tầm nhìn “China 2025” hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ?

Leo thang căng thẳng Mỹ - Trung bước sang một nấc mới : “Cuộc chiến lãnh sự”. Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần qua ra lệnh đóng cửa các tòa lãnh sự lẫn nhau : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Hoa Kỳ đặc biệt tố cáo Bắc Kinh gia tăng các hoạt động gián điệp, đánh cắp công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu “Tầm nhìn Made in China 2025” đầy tham vọng.

Chỉ trong vòng vài ngày từ 21-24/07/2020, nhiều sự kiện dồn dập xảy ra, khiến cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn dĩ đã xấu đi nay thêm phần tồi tệ. Ngày 21/07/2020, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ thông báo truy tố hai tin tặc người Trung Quốc Xiaoyu Li et Jiazhi Dong. Trong buổi họp báo, trợ lý chưởng lý, ông John.C. Demers nêu rõ :

“Văn phòng biện lý đặc trách Đông Washington và An ninh Quốc gia quyết định truy tố hai tin tặc Trung Quốc làm việc cho bộ An Ninh Trung Quốc, trong đó có sở An ninh tỉnh Quảng Đông (GSSD) trực thuộc bộ An Ninh (MSS), với tội danh tiến hành một chiến dịch càn quét xâm nhập toàn bộ hệ thống máy vi tính. (…)

Chiến dịch này nhắm vào các sở hữu trí tuệ và các thông tin thương mại bảo mật trong các lĩnh vực tư nhân, kể cả các dữ liệu nghiên cứu Covid-19 liên quan đến điều trị, xét nghiệm và vac-xin. Chiến dịch còn nhắm vào các ngành công nghiệp như ngành sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao, kỹ thuật dân dụng và công nghiệp, phần mềm giáo dục kinh doanh và trò chơi, năng lượng mặt trời, ngành bào chế dược phẩm và quốc phòng”.

Ngoài hai tin tặc trên, FBI còn truy bắt bốn người Trung Quốc khác bị cáo buộc che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, để có thị thực nhập cảnh cho phép họ theo học hay tiến hành các nghiên cứu các ngành công nghệ mũi nhọn tại Mỹ từ y khoa cho đến trí thông minh nhân tạo.

Vài giờ sau khi ra thông cáo, chính phủ Mỹ gia hạn cho Trung Quốc có 72 giờ để đóng cửa tòa lãnh sự tại Houston. Theo ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo ngày 23/07, tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston là một “ổ gián điệp”, tổ chức các hoạt động “đánh cắp sở hữu trí tuệ”. Chuyên gia địa chính trị, ông Philippe Moreau Desfarges, trên đài RFI cho rằng những kiểu tố cáo này chẳng có gì là mới cả:

Nguyễn Ngọc Chu: Đại dịch COVID 19 và lỗ hổng an ninh biên giới

1. Mối đe doạ an ninh biên giới


Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid 19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. “Đốn củi 3 năm đốt 1 giờ”. Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới.

Phải ý thức xuyên suốt rằng, Việt Nam sẽ không thể an toàn khi dịch bệnh đang tồn tại ở nước khác. Việt Nam không thể mở cửa biên giới cho đến khi có vaccine mới đặc trị dịch bệnh.

Thực tế đã chỉ ra việc Việt Nam cho phép nối lại đường bay với Trung Quốc là nóng vội. Phía Trung Quốc từ chối mở lại đường bay. Nhưng hàng chục ngàn người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp, trốn tránh cách ly đã mang đến cho Việt Nam tai họạ mới. Dù nguyên nhân gây ra làn sóng dịch mới này đến từ nước nào, thì xuất phát điểm đầu tiên cũng là từ virus Vũ Hán.

Nhưng không chỉ nguy hiểm về gieo rắc đại dịch, mà điều bất an lớn khác đang hiện ra, là dịch virus Hán đã đục thủng hàng ngàn lỗ hổng an ninh biên giới.

Đợt truy lùng quyết liệt vừa qua “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” đã đưa đến kết quả là hầu hết các tỉnh thành đều có nhiều người Trung Quốc vượt biên trái phép đến cư trú sinh sống hoạt động tại Việt Nam. Con số mà VTV đưa tin 13 ngàn người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp từ đầu năm cho tới 06/7/2020 là còn thấp xa so với thực tế (https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-13000-truong-hop-nhap-canh-trai-phep-tron-cach-ly-20200706173030756.htm).

Chỉ cần nhìn vào giá đưa một người Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mất có 250 ngàn đồng Việt Nam, thì ước lượng được con số người vượt biên rất lớn và rất nhiều nguồn tổ chức cho người Trung Quốc vượt biên. Xin không bàn về con số cụ thể ở đây. Điều cần bàn là hậu quả.

VOA: Các nghị sĩ Cộng hòa bác ý tưởng hoãn bầu cử tổng thống

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 30 tháng 7, 2020.

Nhiều nghị sĩ Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ - bao gồm Lãnh đạo khối Đa số ở Thượng viện Mitch McConnell và Lãnh đạo khối Thiểu số Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy - công khai bác ý tưởng hoãn ngày bầu cử mà Tổng thống Trump đưa ra hôm 30/7.

“Chưa bao giờ trong lịch sử bầu cử liên bang mà chúng ta không tổ chức một cuộc bầu cử và chúng ta nên xúc tiến cuộc bầu cử của mình,” ông McCarthy nói.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện và là một đồng minh thân cận của ông Trump, nói với CNN khi được hỏi về gợi ý của Tổng thống: “Tôi không nghĩ đó là một ý tưởng hay.”

Reuters dẫn một nguồn tin vốn là người theo Đảng Cộng hòa thân cận với Nhà Trắng cho biết người này sững sờ về gợi ý của ông Trump đăng trên Twitter sáng 30/7.

"Thật là tệ. Giống như ông ấy thậm chí không muốn thắng cử vậy,” nguồn tin này nói, theo Reuters.

RFA: “Việt Nam bị thất bại nếu không có kinh tế thị trường”

Nên tách “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”


Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam", diễn ra vào sáng ngày 29/7, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với Ban Kinh tế Trung ương (MASEI) và Viện Fraser của Canada đồng tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nêu lên ý kiến rằng Việt Nam vẫn đang trên con đường chuyển đổi sang kinh tế thị trường trong 3 thập niên qua và ông mong muốn quá trình chuyển đổi được kết thúc trong nhiệm kỳ này.

Theo ghi nhận của chuyên gia kinh tế-tiến sĩ Nguyễn Đình Cung thì Kinh tế thị trường của Việt Nam, bao gồm cả vai trò Nhà nước lẫn vai trò thị trường đều rất kém. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh rằng "Quá nhiều Nhà nước cũng dở, quá nhiều thị trường cũng không hay, phải cân bằng được" và ông cho rằng nên tách hai yếu tố “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”, vì nếu kết hợp thì rất khó để chuyển đổi.

Kết luận của chuyên gia kinh tế-tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, được báo giới dẫn lời nguyên văn rằng “Nền kinh tế thị trường không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng nếu không có kinh tế thị trường thì chúng ta thất bại!”.

Ý kiến của giới chuyên gia


Vào tối cùng ngày 29/7, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lên tiếng với RFA về quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung:

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Ngô Nhân Dụng: Trung - Mỹ có thể nổ súng tại Biển Đông hay không?

Ngày 12 Tháng Bảy là kỷ niệm bốn năm ngày Tòa án Quốc tế ở The Hague tuyên bố Đường Lưỡi Bò mà chính quyền Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông nước ta hoàn toàn vô giá trị. Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kinh vẫn bất chấp phán quyết đó, và Philippines là nước đệ đơn kiện hầu như cũng quên luôn!

Năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bỗng dưng nhắc nhở tất cả mọi người đừng quên bản án của Tòa Quốc tế! Ông Pompeo nhấn mạnh việc Trung Cộng tiếm nhận 90 phần trăm vùng biển Đông Nam Á là “hoàn toàn bất hợp pháp.” Ông nhắc đến tên nhiều hòn đảo của các nước từ Việt Nam, Indonesia đến Malaysia đã bị Trung Cộng chiếm đóng phi pháp, trong đó có Vanguard Bank (Bãi Tư Chính) của nước ta.

Trước khi ông Pompeo nói, hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã song song tiến vào vùng biển Đông Nam Á, đem theo cả hạm đội đầy đủ vũ khí thao dượt tác chiến, liên tiếp hai tuần lễ. Mẫu hạm Nimitz cũng tập trận cùng hải quân Ấn Độ, trong Vịnh Bengal, trước khi qua Trung Đông. Quân Ấn Độ và quân Trung Cộng mới bắn nhau ở vùng biên giới trên Hy Mã Lạp Sơn, mỗi bên chết mấy chục người.

Lần sau chót hai mẫu hạm của hải quân Mỹ cùng đi vào Biển Đông diễn ra năm 2014, khi cựu Tổng thống Obama tuyên bố “chuyển trục,” đưa lực lượng Mỹ từ vùng Địa Trung Hải qua Á châu; đồng thời Mỹ cũng đang vận động với 11 quốc gia ở Thái Bình Dương ký một hiệp ước thương mại tự do mà không cho Trung Cộng dự phần.

Sáu năm trước cũng như lần này, các chiến hạm Mỹ đi sát gần các hòn đảo Trung Cộng chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, mà không báo tin xin phép, để chứng tỏ nước Mỹkhông công nhận họ làm chủ, dù Trung Cộng đã thiết lập những căn cứ quân sự trên đó.

Trong vòng một tuần, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, đưa thêm chiến đấu cơ J-11B tới phi trường quân sự trên Đảo Phú Lâm (Woody Island), hòn đảo rộng nhất trong Quần đảo Hoàng Sa, trước năm 1974 vẫn thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Thanh Hà (RFI): Biển Đông - Nhượng bộ Trung Quốc, Việt Nam không hẳn là thua

Khi chấp nhận hủy hợp đồng và bồi thường cho Repsol dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam “lùi một bước đế tiến thêm hai bước” trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế tại Biển Đông. Trên đây là phân tích của chuyên gia về Biển Đông, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine Hoa Kỳ.

Khi bắt chẹt Việt Nam hủy hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha và một số công ty nước ngoài khác, Trung Quốc đã đi sai một nước cờ ? Về phía Việt Nam, Hà Nội đã nhượng bộ Bắc Kinh để đánh động công luận quốc tế về tham vọng vô hạn của Trung Quốc ở Biển Đông và lôi kéo Mỹ, Nga vào cuộc.

Việt Nam tăng tốc đàm phán với ExxonMobil của Mỹ trong dự án Cá Voi Xanh. Hà Nội trực tiếp vận động Matxcơva về hợp tác giữa các tập đoàn Việt Nam với Rosneft của Nga. Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine - Hoa Kỳ, cho rằng sự hiện diện của các đại tập đoàn Mỹ và Nga sẽ ngăn chận Bắc Kinh chèn ép và uy hiếp các nước trong khu vực để khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. 

Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long về Biển Đông


RFI : Xin kính chào giáo sư Ngô Vĩnh Long, động lực nào thúc đẩy Việt Nam chấp nhận hủy các hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài và phải trả giá đắt để bồi thường thiệt hại cho các đối tác, như tiết lộ của truyền thông quốc tế gần đây ?

GS Ngô Vĩnh Long : ”Tất cả các dự án liên quan đều nằm trên thềm lục địa của Việt Nam. Ngoại trừ các dự án của tập đoàn Tây Ban Nha, Repsol, các dự án này nằm ở ngoài rìa xa nhất, rìa ngoài, nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là nơi Trung Quốc đã quấy nhiễu từ mấy năm nay, từ 2017. Vừa qua Repsol đã phải dừng khoan ở các bãi 07/03 và 135-136/03.

Hoài Hương - VOA : Các tạp chí khoa học - Mặt trận mới trong tranh chấp Biển Đông


Các học giả Trung Quốc đã xuất bản hàng chục bài viết đăng trên các tạp chí khoa học được quốc tế công nhận, có in bản đồ đường 9 đoạn do Trung Quốc vẽ ra để khẳng định các yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông, một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Hoa Kỳ cảnh giác trong tháng này.

Trong một bài viết cho Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế-CSIS ngày 15/7/2020, nhà nghiên cứu Nguyễn Thuy Anh thuộc Viện nghiên cứu Biển Đông/Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng Trung Quốckhông những tìm cách thay đổi hiện trạng tại hiện trường ở Biển Đông, mà còn tìm cách thay đổi nhận thức của thế giới về tuyên bố chủ quyền của họ.

Đường 9 đoạn hình chữ U, còn gọi là ‘đường lưỡi bò’, vạch ra một khu vực rộng lớn chiếm hầu hết diện tích Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải thuộc chủ quyền của họ.

Nhiều nước, một số có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines và các nước khác như Indonesia, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản … đều bác bỏ bản đồđường 9 đoạn.

Quan trọng hơn, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ đường 9 đoạn đã bị Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye bác bỏ vào tháng 7/2016 với phán quyết trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện để phản đối đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Bất chấp phán quyết của Tòa án Quốc tế rằng các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là bất hợp pháp, Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát động một mặt trận mới nhằm thuyết phục thếgiới thay đổi nhận thức và chấp nhận yêu sách chủ quyền của họ.

Chiến dịch tuyên truyền âm thầm đang tăng tốc


Chiến dịch này cổ vũ và phát tán rộng rãi bản đồ đường 9 đoạn ở mọi lúc mọi nơi, trên giấy thông hành, trên các quả cầu vẽ bản đồ thế giới, trên áo phông, trong phim ảnh và chương trình truyền hình, trong sách báo, trò chơi điện tử, trên quần áo, tờ rơi quảng cáo các địa điểm du lịch vv…

Diệp Chi: “Mặt trời toả sáng” choang mà dịch bệnh bủa vây dễ vậy, huống hồ …

An ninh quốc gia nước nào lại để xảy ra như Việt Nam?


An ninh quốc gia nước nào lại để xảy ra như Việt Nam, khi người bên Trung Quốc – quê hương sản sinh con virus cúm Tàu, đường hoàng vượt qua biên giới mà không cần giấy tờ hành chính gì hết ở cửa khẩu, để rồi thản nhiên lên xe từ Bắc vào Nam, đến Đà Nẵng, Quảng Nam sinh hoạt bình thường ngay trong đại dịch Covid-19?

Không còn như ngày xưa, muốn đọc một tin tức gì, phải chờ đến việc tìm mua tờ báo lúc sáng sớm mới biết. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển theo thời gian, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (hoặc máy tính, laptop…) cùng với sóng 3G, 4G hoặc wifi, rất dễ dàng để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời. Chính vì lẽ đó, không khó khăn lắm cho việc tìm kiếm một thông tin nếu biết cách thức.

Thời gian gần đây, nhất là từ khi phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng sau 99 ngày yên ắng, hàng loạt báo chí đưa tin khá dày về việc bắt giữ những trường hợp nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc sang Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, sao mà chỉ có Trung Quốc? Còn các nước bạn láng giềng cận kề khác như Lào, Campuchia xem ra có vẻ lơ là ‘vượt biên’ qua Việt Nam?.

Dĩ nhiên, nếu không nói đến các bản tin như bắt buôn lậu, vận chuyển ma túy hay trốn sang biên giới Campuchia trái phép để làm thuê như báo Công an đã đưa tin, thì việc đưa người trái phép từ Campuchia về Việt Nam và bị bắt lại trong mùa dịch Covid-19 là có. Song, nếu so sánh giữa hai nước, quả thật là số người từ Campuchia sang Việt Nam hoàn toàn không bằng số lẻ so với Trung Quốc.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

RFA: Báo cáo chính trị đầy khẩu hiệu không biết đâu mà lần!

“Báo cáo chán lắm, cứ ‘nâng cao, đẩy mạnh, tăng cường’, chả biết thế nào mà lần. Không đưa số liệu cụ thể vào thì không thấy rõ được thành quả. Báo cáo chính trị không chỉ để bên trên, mà mọi cán bộ, đảng viên, người dân thành phố đọc”.

Đó là chia sẻ của ông Vương Đình Huệ, bí thư Thành ủy Hà Nội, tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tổ chức hôm 24 tháng 7 năm 2020.

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 27 tháng 7 năm 2020, nói:

“Tôi rất đồng tình và nhận thấy nhận xét của Bí thư Thành ủy Hà Nội rất chính xác. Vấn đề này cũng đã nhiều lần được góp ý. Từ trước đến nay, thường các báo cáo chính trị hay báo cáo nói chung, thường lấy những từ như ‘đẩy mạnh’... mang tính chất hô hào, ‘cương quyết’ chống cái này cái kia, hoặc ‘ra sức’ phấn đấu... Toàn là những từ mang tính chất như hô khẩu hiệu, cho nên nó không đọng lại cho người nghe những suy nghĩ, động não để tìm giải pháp, để đưa nghị quyết hay nội dung báo cáo đó vào cuộc sống.”

Tuy nhiên, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 27 tháng 7 năm 2020, liên quan chia sẻ của ông Huệ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, cho rằng đây là một cảnh báo:

“Thật sự là ông Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói là trong báo cáo chính trị của cái đảng bộ của ông ấy, tức là Hà Nội, cho Đại hội tới nếu mà không có các chỉ tiêu cụ thể, bằng số hoặc định lượng phải đạt được, các mục tiêu gì trong khoảng thời gian nhất định... mà toàn những câu sáo rỗng như thế, thì nó không có ý nghĩa. Thực sự đấy là một cảnh báo, hay chỉ trích, để người soạn thảo báo cáo chính trị phải cụ thể hơn.”

Mạc Văn Trang: Thông báo của CLB Lê Hiếu Đằng và nỗi niềm của các luật sư về Vụ án Đồng Tâm

THÔNG BÁO CỦA CLB LÊ HIẾU ĐẰNG


Kính thưa Quý vị Nhân sỹ Trí thức, Quý Tổ chức Xã hội và Quý Đồng bào!

Qua cuộc đấu tranh của các luật sư, của dư luận xã hội và 373 nhân sỹ trí thức, đồng bào, 14 tổ chức xã hội dân sự trong Tuyên bố “Phản đối Tư pháp VN có dấu hiệu vi phạm các thủ tục tố tụng dân sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm” được công bố ngày 05 tháng 07 năm 2020. Bước đầu chính quyền Hà Nội đã có chút nhượng bộ. Ngày 18 tháng 07 năm 2020, Tòa án thành phố Hà Nội đã cho các luật sư tiếp cận, sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án (nhưng còn thiếu 2 video clip).

Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức bị từ chối khác nhau, đến nay các luật sư vẫn chưa tiếp xúc được với 29 người dân Đồng Tâm, những người đã bị bắt hồi 3 giờ sáng ngày 09 tháng 01 năm 2020 và chuẩn bị bị đưa ra xét xử.

Như vậy, so với yêu cầu của Tuyên bố đề ra, chúng ta chỉ mới đạt được phần yêu cầu được sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án.

Theo nhận định của các luật sư trực tiếp tham gia bào chữa thì tình hình đang diễn biến phức tạp, có dấu hiệu tòa án yêu cầu các luật sư đăng ký lại.

Nếu việc này xảy ra thì đến ngày xét xử, có khả năng các luật sư dân sự sẽ bị loại ra, chỉ còn các luật sư do nhà nước chỉ định mới được tham gia phiên tòa. Trong tình hình này mỗi người chúng ta cần theo dõi những diễn biến tiếp theo để có hành động phù hợp, yêu cầu nhà cầm quyền phải thực thi toàn bộ các yêu cầu của Tuyên bố “Phản đối tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm”.

Thanh Hà: Đóng cửa tòa lãnh sự, bước ngoặt trong quan hệ Mỹ Trung?

Viễn cảnh Bắc Kinh và Washington chung tay cứu nguy kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, thân thiện trong mối bang giao song phương, càng thêm xa vời. Quan hệ Mỹ-Trung càng lúc càng rơi xuống vực thẳm sau đòn “ăn miếng trả miếng” đóng cửa lãnh sự quán của nhau. Từ tôn giáo đến môi trường, tất cả đều có thể là những mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Căng thẳng Mỹ-Trung liên tục kéo dài từ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump liệu đã đạt tới đỉnh điểm? Hình ảnh nhân viên ngoại giao Trung Quốc phi tang tài liệu trước khi rời khỏi tòa lãnh sự tại Houston, Texas, hồi cuối tuần trước, rồi cảnh nhân viên Mỹ hạ quốc kỳ vào sáng sớm ngày 27/072020 trước khi Trung Quốc tiếp quản văn phòng đại diện ngoại giao ở Thành Đô, cho thấy Mỹ và Trung Quốc « thực sự không muốn nói chuyện với nhau chút nào vào thời điểm này”, như chính tổng thống Trump từng tuyên bố hồi tháng 5/2020.

Không phải tình cờ mà Houston hay Thành Đô là những mục tiêu bị nhắm tới. Houston là địa điểm đầu tiên được chọn làm văn phòng lãnh sự của Trung Quốc tại Mỹ, được khánh thành năm 1979 là một biểu tượng mạnh mẽ cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng chính quyền Trump đã quả quyết đây là “ổ gián điệp của Trung Quốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ”.

Về phía Bắc Kinh, Trung Quốc cũng có nhiều lý do để chọn khai tử văn phòng ngoại giao của Mỹ ở Thành Đô. Theo tiết lộ cửa cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những địa điểm hoạt động của CIA, với lợi thế là “gần với Tân Cương và Tây Tạng” hai điểm nhạy cảm trong chính sách an ninh nội bộ của Trung Quốc. Chưa hết : Đây cũng là nơi mà một trong những quan chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc từng ẩn náu trong đợt thanh trừng nhắm vào cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, một trong những đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình.

Nguyễn Hùng (VOA Blog): Lê Văn Tám của Hoa Kỳ và thế giới hậu sự thật

Hồi còn làm cho BBC tôi từng viết về những tranh cãi ở Việt Nam sau khi nhà sử học Phan Huy Lê tiết lộ rằng nhân vật Lê Văn Tám không hề có thật. Ông Lê nói Bộ trưởng tuyên truyền Trần Huy Liệu đã dựng lên nhân vật đó trong những năm đầu cách mạng và muốn ông Lê vềsau nói cho hậu thế biết sự thật. Nhiều người đã phản bác lại nhà sử học và kiên quyết khẳng định Lê Văn Tám là có thật. Có người còn nói không phải Lê Văn Tám tẩm xăng vào người mà chỉ là bị “dính xăng”. Thế rồi vẫn khẳng định dù chỉ dính xăng thôi nhưng vẫn cháy như đuốc. Họ có vẻ vẫn chưa học được bài học từ câu chuyện ban đầu trong đó Lê Văn Tám cháy nhưđuốc mà vẫn chạy được thêm 50 mét nữa.

Mười năm sau khi tôi viết về cuộc tranh cãi đó, một nhà báo khác của BBC, Lucy Worsely, đã tìm hiểu về cuộc nổi dậy chống lại thực dân Anh của Hoa Kỳ hồi thập niên 1770. Chương trình truyền hình công phu được thực hiện hồi năm 2019 nhưng đang được chiếu lại trên các kênh truyền hình của BBC và qua mạng internet. Hoá ra Hoa Kỳ cũng lại có những khoảnh khắc Lê Văn Tám của riêng mình.

Nhân vật hư cấu thứ nhất là bà Molly Pitcher, người anh hùng của Trận Monmouth hồi năm 1778. Bà Molly có nhiệm vụ tiếp nước cho chồng và đồng đội đang chiến đấu chống quân Anh. Nhưng rồi chồng bà trúng đạn, gục ngã. Ngay lập tức bà lao vào thay chồng nã đạn vào quân thù. Chuyện kể sau trận đánh bà đã được đích danh Tướng George Washington khen tặng. Thậm chí có những phiên bản nói bà được ông Washington phong làm trung sỹ. Chỉ có điều không hề có nguồn trực tiếp nào cả về nhân vật này mà chỉ có nguồn gián tiếp. Các nhà nghiên cứu về sau nói rằng đó là nhân vật gộp từ nhiều nữ anh hùng khác nhau. Nhưng không có bà Molly Pitcher nào trong lịch sử cả.

Phóng viên Lucy Worseley cũng tìm hiểu về một nhân vật anh hùng khác của thời đó, Paul Revere, người được cho là đơn thương độc mã phi ngựa vào một đêm hồi năm 1774 để báo cho các dân quân tập trung tại hai nơi chứa vũ khí ở Lexington và Concord tại Massachusetts biết quân Anh đang kéo tới. Kết cục là 75 lính Anh bỏ mạng ở hai bãi chiến trường trong khi chỉ có 50 quân Mỹ thiệt mạng do họ đã được cảnh báo và trực chiến khi quân Anh tới với số lượng thua xa dân quân Hoa Kỳ.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Trần Trung Đạo: Đảo nhân tạo của Trung Cộng trong cuộc chiến Thái Bình Dương

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

Từ 2013, Trung Cộng (TC) lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của TT Barack Obama đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự.

Các đảo nhân tạo được trang bị với phi cơ chiến đấu, oanh tạc cơ, kho đạn dược, các phương tiện phục vụ chiến tranh và được mệnh danh là những “hàng không mẫu hạm không thể chìm” (unsinkable aircraft carriers).

Lo ngại phản ứng của Mỹ và quốc tế, Tập chỉ thị tiến hành xây dựng một cách gấp rút. Để làm việc này nhanh chóng, TC đã tàn phá các môi trường biển vốn cần được phát triển tự nhiên. Nhà hải dương học John McManus thuộc đại học Miami tố cáo: “một cách căn bản, TC tàn phá mọi thứ sống chung quanh các rạn san hô”.

Bảy đảo nhân tạo đó gồm Johnson Reef South (Đá Gạc Ma), Subi Reef (Đá Xu Bi), Gaven Reef (Đá Ga Ven), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn).

Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với tất cả bãi đá nêu trên thuộc quần đảo Trường Sa nhưng các quốc gia khác gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan và Trung Cộng cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong số bảy đảo nhân tạo, ba đảo quan trọng nhất được xây trên các bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi) và Đá Vành Khăn (Mischief). Ba đảo nhân tạo này được báo chí quốc tế gọi là “Big Three” (Ba đảo nhân tạo lớn).

Hạ Long Lưu Văn Vịnh: Trước Khi Bàn Luận Tình Thế Hoa Kỳ - Những Dữ Liệu Xã Hội Kinh Tế Nhân Chủng Không Thể Bỏ Qua.

SỰ RỘNG LỚN CỦA HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ


Khoảng cách từ Đông sang Tây, từ San Francisco tới New York là -------- 4130km

Từ San Francisco tới Chicago là----------------------------------------------------3426km

Từ Paris sang Moscow chỉ có -------------------------------------------------------2831.8km

Từ Sài Gòn sang Bắc Kinh ----------------------------------------------------------3372km 

Nước Mỹ diện tích 9.372.6012 km2, Tầu 9.706.961 km2

Cả Bắc Mỹ Châu, Mỹ và Canada cộng lại thì hơn 19 tr km2, rộng hơn Nga 17 tr km2.

BÀN : chuyện xẩy ra ở New York, ở Cali vẫn không hề hấn gì, vụ 911 xẩy ra ở NY xa quá ! Bạo loạn ở vài khu Chicago, Minnesota, Seattle, Portland…chỉ là muối bỏ bể, media nói hàng giờ, nhưng ở Orange County, ở San Jose cũng chỉ biết qua TV. Cho rằng bạo loạn vài bang bờ Đông Bắc hay bờ Tây, thì cả 40 tiểu bang khác chắc không cuốn theo chiều gió độc.

Nhiều so sánh, như Y tế Canada (dân số bằng 1/10 dân số Hoa Kỳ) với Mỹ là chuyện không khách quan, so sánh với nước nhỏ, dân thuần chủng như Đức, Pháp… với đa chủng Mỹ cũng không ổn, nước Mỹ có những điểm độc đáo, không giống nước nào khác.

DÂN SỐ và CHỦNG TỘC

Từ 2010 tới 2019 dân số Hoa Kỳ tăng từ 308 tr lên 328 tr, năm nay 2020 là 331 tr.

Sinh xuất gần 12/1000, ước lượng hơn 400 tr dân vào năm 2067.

Thành phần da trắng 76.3% (nếu không kể trắng Hispanics hay Latino, thì chỉ còn 60%)

Đen 13.4 %, Hispanics 18.5%, Á Đông 5.9%

2045 theo Brookings : Da trắng sẽ là thiểu số 49.7%, Hispanics tăng 24.6%, Đen 13.1%, Á Đông 7.9%

Nguyễn Đình Cống: Một sự thật không được nói tới

Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (TBLS), tôi được mời dự lễ và nhận quà. Chẳng là gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, còn gia đình tôi là gia đình có công với CM.

Trong tất cả các buổi lễ từ Trung ương đến thôn xóm, mọi người đều ca ngợi sự hy sinh to lớn của TBLS cho độc lập và thống nhất đất nước. Mọi diễn văn, mọi phát biểu đều cho rằng tinh thần yêu nước của các TBLS là sáng ngời và bất diệt để cho đất nước có được như ngày nay.

Nghe tất cả các lời ca ngợi, tri ân và kể công như vừa rồi tôi bỗng khẳng định một thủ đoạn ngụy biện nguy hiểm của tuyên truyền cộng sản, đó là cố tình tô vẽ những phần phụ mà không nói tới bản chất của sự hy sinh. Bản chất sự hy sinh của TBLS có mục đích chủ yếu là nhằm thiết lập và củng cố sự toàn trị của Đảng Cộng sản (ĐCS). Chắc rằng không phải tôi mà rất nhiều người cũng đã phát hiện ra điều này từ lâu, đã trình bày ở đâu đó, nhưng tôi chưa tiếp cận được. Thủ đoạn ngụy biện này tôi cũng đã phát hiện trước đây, nhưng chưa khẳng định. Chỉ đến ngày 27 tháng 7- 2020, nghe nhiều về TBLS tôi mới khẳng định sự ngụy biện đó.

Không nói tới bản chất là vô tình hay cố ý che giấu. Nếu cố tình che giấu thì vì mục đích gì?

Các TBLS hy sinh xương máu là để phục vụ ĐCS làm cách mạng, làm chiến tranh. Họ nghe theo lời tuyên truyền của Đảng nói rằng để giành độc lập và thống nhất đất nước. Đúng là có việc đó thật, nhưng mục đích chính của ĐCS không phải vì việc đó. Độc lập và thống nhất chỉ là bước trung gian, chỉ là phương tiện. Mục đích chính của ĐCS là chiếm chính quyền để áp đặt sự thống trị khắp toàn quốc, lên toàn dân.

Người ta nói nhờ có ĐCS nên Việt Nam mới có ngày nay.

Vậy có ngày nay là có gì?. Đó là một đất nước do ĐCS độc quyền toàn trị. Đó là điểm khác rất cơ bản so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự hy sinh xương máu của nhiều triệu người Việt chính là để thiết lập nên sự thống trị độc quyền của ĐCS. Đó là sự thật đang tồn tại mà người ta cố tình nói dối rằng họ sáng suốt lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Phải chăng đó là những thắng lợi của đảng, còn với dân tộc thì lợi ít hại nhiều.

Phạm Phú Khải (VOA Blog): Nước, nắng và quyền lực

Nước và nắng, cái nào sẽ cho ra năng lượng tái tạo cần thiết và bền vững cho con người hôm nay và mai sau?

Câu trả lời là nắng, ánh nắng mặt trời [1]. Năng lượng tái tạo do ánh nắng mặt trời không cho ra khí thải CO2, không làm ô nhiễm môi trường hay làm nóng địa cầu. Trong khi đó, các thủy đập có thể phá vỡ hệ sinh thái sông và cộng đồng xung quanh, gây hại cho động vật hoang dã và làm cho người dân phải dời nơi ở.

Đặc biệt đúng cho lưu vực sông Mekong.

Một nghiên cứu quy mô vào năm 2017 của cơ quan Stockholm Environment Institute với sựhỗ trợ của UNESCO đưa ra một số kết luận đáng chú ý: một, nếu tất cả các đập ở hạ lưu sông Mekong được xây thì 96% phù sa sẽ bị mắc kẹt, chỉ còn lại 4% so với hiện nay xuống vùng đồng bằng; hai, nếu tất cả các đập này xây thì Việt Nam có thể mất đi 203.300 tấn lúa trong 10 năm tới; ba, mất phù sa và dinh dưỡng do các đập, và mất môi trường sống, thì sẽ làm giảm 12 đến 27 phần trăm năng suất chính của thực vật thuộc khu vực đồng bằng [2].

Điều đáng lo hơn nữa là năm quốc gia ở hạ nguồn, bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, đều độc tài, tuy hình thức khác nhau. Thái Lan và Miến Điện thì quân đội vẫn nắm quá nhiều quyền lực trong tay. Campuchia, Lào và Việt Nam thì do một cá nhân hay một nhóm người thuộc đảng cộng sản hay từng là đảng viên cộng sản nắm quyền hành trong tay.

Bốn chính phủ này, không kể Miến Điện, thành lập Ủy hội Sông Mekong(Mekong River Commission/MRC) năm 1995. 25 năm qua, MRC đã thực hiện được nhiều nghiên cứu hữu ích, nhưng ảnh hưởng của MRC đối với các quốc gia thành viên rất giới hạn, khoan nói đến ảnh hưởng lên Trung Quốc [3]. Một phần là vì MRC chủ trương không can thiệp vào chuyện nội bộvà quyết định phải dựa trên đồng thuận chung. MRC cũng không thể đồng thuận ngay cả trên các vấn đề sống còn của các nước trực tiếp ảnh hưởng. Chẳng hạn như các đề nghị dựa trên một nghiên cứu kéo dài 5 năm, về Phát triển và Quản lý Bền vững Sông Mekong từ năm 2012 đến 2017, kể cả các ảnh hưởng của đập nước thượng nguồn, thì không được hưởng ứng [4]. Chỉ có Việt Nam mới ủng hộ các biện pháp đề nghị từ nghiên cứu này; còn Lào, Thái Lan và Campuchia thì không [5]. Trong khi đó, tổng giá trị thủy sản từ sông Mekong lượng giá là 11 tỷMỹ kim (có nguồn khác ước tính 17 tỷ Mỹ kim), và nghiên cứu này phỏng đoán sẽ có 35%- 40% giảm sinh khối cá vào năm 2020. Tuy biết vậy nhưng một số quốc gia thành viên không chấp nhận.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Đỗ Quý Toàn: Ngày mới ngày ngày mới

Thơ trở thành thơ vì đưa chúng ta ra khỏi lối nói thuờng ngày. Chúng ta được kích thích, tiếp xúc với thế giới chung quanh bằng một cách mới, nhờ thế thoát ra khỏi lối nói năng Thơ trở thành thơ vì đó là tiếng nói đưa chúng ta ra khỏi lối nói năng hàng nhật. Thế giới quen thuộc bỗng trở thành mới mẻ, như một thi sĩ bỗng cất lời kêu gọi:

Ta về khai mở bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào gỗ đá ơi!
(Tô Thùy Yên)

Cái gì làm cho gỗ đá thức dậy, sống động, trở thành linh thiêng, huyền bí?

Phái Hình Thức Luận (Formalism) với Câu lạc bộ Ngôn ngữ học ở Maskva (từ 1905) và ở Praha (từ 1915) đã chú ý đặc biệt đến khía cạnh kỹ thuật của văn chương, đặc biệt là của thi ca – họ cho chất thơ chính là chất văn chương. Cái đã tạo ra chất thơ là cấu trúc của ngôn ngữ khác với cấu trúc câu nói thường. Vần, điệu, nhịp, láy, chia đoạn… là những “thuật” để ta nói ngoài “thủ tục thông thường.” Các kỹ thuật của thơ đề giúp chúng ta nói cách khác, nhìn cách khác, biến thế giới quen thuộc trở thành lạ lẫm (preim ostrannenja). Như Shklovsky nhấn mạnh: “Cái khéo của nghệ thuật là làm cho các sự vật mất tính quen thuộc của chúng...”

Mất vẻ quen thuộc


Phái Hình Thức Luận, từ Shklovsky đến Jakobson, đã giúp người ta lưu tâm đến khía cạnh cấu trúc ngôn ngữ của thơ, trong thời gian mà trường phái Biểu Tượng (Symbolism) còn dùng con mắt thần bí, siêu hình để nói chuyện thơ. Với lối phân tích của họ chúng ta thấy rõ hơn tiến hóa của thi ca không phải chỉ là thay đổi hình thức, kỹ thuật; thi ca tiến hóa khi làm nẩy ra các chủ điểm mới trong cách diễn đạt tâm ý qua ngôn từ.

UN Dương Như Nguyện: Tâm sự Hòn Vọng Phu

Tôi chẳng đứng đây để đếm thời gian
Chảy như dòng nước, lệ đôi hàng
Đổ qua phố tịch, sông vào biển
Dưới một trời cao, mây phủ trăng

Tôi chẳng đứng đây để đợi người qua
Thân là quan ải, tóc phù sa
Gươm kiếm long lanh màu thạch bích
Bạc trắng vòng đai, ta khóc ta

Tôi chẳng đứng đây để tế non sông
Đã phôi pha hết chuyện vua Hùng
Nay mai hóa đá người vong quốc
Gãy mất cơ đồ, tượng đứng trông

Tôi chẳng đứng đây trên dỉnh phù vân
Xót thương hồn phách của vua Trần
Nếu ai có nhớ tình sông núi
Xin thắp cây hương trước mộ phần.

2014

Đỗ Hữu Chí: Đọc Rồi Viết

Hôm nay cô giáo của tôi qua đời. Hay có thể là hôm qua, tôi không biết chắc được vì múi giờ ở tiểu bang Cali của tôi và ở thành phố Huế của cô cách nhau mười bốn tiếng đồng hồ. Sáng Chủ Nhật tôi nhận được e-mail báo tin buồn và gia đình sẽ làm đám táng ngày thứ Hai. Đầu óc tôi phân vân một cách vô lý như chàng Meursault, nhưng lòng tôi thì giao động như một cơn bão. 

“Aujourd'hui, maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas. J'ai reçu un télégramme de l'asile: « Mère décédée. Enterrement demain. Sentiments distingués. » Cela ne veut rien dire.” (L’Etranger – Albert Camus)

Năm ngoái là lần chót tôi về Huế thăm cô tại căn nhà trong thành Nội mà cô đã sống từ khi tôi trở thành học trò của “cô Khương dạy lớp mẫu giáo”. Đứng trên lề đường quay lưng lại dãy tường của Tam Toà, tôi bồi hồi nhìn căn nhà mái ngói âm dương cũ kỹ trong ngôi vườn đầy hoa lấm chấm như một bức tranh của Monet. Phía bên phải ngôi vườn là dãy nhà hai phòng rộng dùng làm lớp học như năm 1952 khi tôi còn là đứa học trò 5 tuổi ngập ngừng theo người anh họ đi vào lớp học của cô. Ngập ngừng mà không ngại ngùng vì nhà cô chỉ cách nhà tôi một kiệt nhỏ (người Huế gọi hẻm là kiệt). Thời đó, kiệt là một con đường đất nhỏ im vắng với những hàng rào chè tàu cắt gọn ghẽ. Chỉ cần ra khỏi cổng nhà tôi, rẽ phải, đi băng qua cái kiệt là đến cổng nhà của cô. Ngồi trong lớp học, tôi có thể nhìn qua cửa sổ để ngắm trời xanh và ngọn cây nhãn quen thuộc xum xê, xanh lá giữa vườn nhà tôi ngay phía bên kia Kiệt Một của con đường có cái tên độc đáo một cách rùng rợn: đó là đường Âm Hồn. Bây giờ đường này đã được đổi tên mới là Lê Thánh Tôn.

Hình như thời đó người ta gọi lớp mẫu giáo là lớp vỡ lòng. Tách ra từng ý của từng chữ thì ba chữ “lớp vỡ lòng” nghe sao mà âu yếm nhưng đầy trang trọng như cái bảng đen đứng chễm chệ trước mặt đám học trò lau nhau như một bầy vịt con. Đó là lớp học mà cô Khương là người đã bóc vỡ cái óc tôi ra để tập cho tôi đọc, rồi tập cho tôi viết với tấm lòng chăm chút của một người mẹ hiền đầy ưu ái. Sau hơn nửa thế kỷ, tôi chỉ còn mang máng hình ảnh cô Khương thanh tú mặc áo dài trắng với mái tóc thề đi tới đi lui trong lớp học, uyển chuyển, nhẹ nhàng như một bà tiên bay lượn giữa những tảng mây altocumulus nho nhỏ, tròn trịa là đám trẻ đang tranh nhau ê a một cách hỗn loạn.

Phan Thanh Tâm: Kỷ sự - Nhà Báo Lê Thiệp Qua Đời Nhưng Không Mất

Nhà báo Lê Thiệp qua đời năm 2013 thọ 69 tuổi vì bệnh ung thư nhưng không mất. Anh có một cuốn sách viết dang dở "Ung Thư Ơi, Chào Mi”; nhung sự nghiệp báo chí của anh không dang dở vì anh đã để lại cuốn Lững Thững Giữa Đời. Cuốn sách cho thấy Lê Thiệp đích thực là một nhà báo chuyên nghiệp quí hiếm; trong đó có những bài giá trị giúp biết thêm về Văn Hóa Nhật Trình Saigon của thời Việt Nam Cọng Hòa. Những ai muốn nghiên cưú về báo chí Miền Nam trước 1975 nếu không đọc cuốn này sẽ là một thiếu sót lớn.

Còn cuốn "Ung Thư ơi, chào mi" là một cuốn sách có tựa đề rất thân ái nhằm, để mọi người đừng quá sợ hãi, tuyệt vọng nếu bị xác nhận mắc bệnh; vì ung thư thường được xem như là một bản án tử hình. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ của khoa học nhiều bản án đã trở thành án treo. Căn bệnh này không còn thuộc loại hết thuốc chữa. Nhà báo Lê Thiệp trong khi bị ung thư gan ở thời kỳ cuối nhưng vẫn tự tin, đầy lạc quan cho rằng mình sẽ vượt qua được và sẽ toàn thắng. Chẳng may anh đã qua đời ngày 5 tháng bảy năm 2013. ” Ung thư ơi, chào mi" trở thành một tác phẩm dang dở.

Trước đó vài tháng, ngày chủ nhật 24/3/2013, Lê Thiệp đã làm một chuyện mà hiếm người làm là khai báo trước 200 cử tọa, trong một buổi ra mắt sách ở Fall Church Va, gần Washington, thủ đô nước Mỹ, của Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TSTQH), được thành lập từ năm(2000), do nhà văn Uyên Thao 80 tuổi, hiện đang mang án treo ung thư có tới 10 năm, điều hành là: "tôi vừa được chẩn trị và bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận tôi bị ung thư gan tới thời kỳ cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta không ai thoát khỏi.”

Dịp này, Lê Thiệp đã khẳng định, "sẽ có ngày sách của chúng ta sẽ in và phổ biến tại Việt Nam”. Nhà báo kêu gọi những ai nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TS/TQH thi hãy tiếp tay TS/TQH với cái ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả vài ngàn cuốn sách để đồng bào được “nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra.” Theo Lê Thiệp, chúng ta cần In sách để hậu thế có một phản biện ngược lại một guồng máy tuyên truyền khổng lồ với tài chính không giới hạn.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Tưởng niệm Nhà văn Túy Hồng

Nhà văn Tuý Hồng

Tin tức cho biết, nhà văn Túy Hồng vừa qua đời tại miền Tây Bắc nước Mỹ vào sáng ngày 19 tháng 7, 2020, hưởng thọ 82 tuổi.

Nhà văn Túy Hồng tên thật Nguyễn Thị Túy Hồng, sinh năm 1938 tại Chí Long, Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, giáo sư Trường trung học Hàm Nghi, Huế. 

Túy Hồng là nhà văn nữ tên tuổi cùng thời với các nhà văn nữ khác : Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Lệ Hằng.

Năm 1970 bà đã đoạt giải Văn học Nghệ thuật của VNCH. Năm 1975 gia đình sang Mỹ định cư ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington.

Tác phẩm đã xuất bản:

· Thở dài (1963)

· Vết Thương Dậy Thì (1967)

· Tôi Nhìn Tôi Trên Vách (1970)

· Những Sợi Sắc Không

· Trong Mưa Móc Hạt Huyền (1970)

· Bướm Khuya (1971)

· Nhánh Tóc Sợi Dòn (1972)

· Mối Thù Rực Rỡ

· Eo Biển Ða Tình (1973)

· Trong Cuối Cùng

· Sạn Ðạo

· Tay Che Thời Tiết

· Mưa Thầm Trên Bông Phấn

· Thông Ðưa Tiếng Kệ

Trùng Dương: Tưởng nhớ Túy Hồng


Túy Hồng, 1937-2020.
Ảnh Trần Cao Lĩnh, circ. 1972.
Tin Túy Hồng qua đời vào một buổi sáng tháng 7, 2020 khiến tôi khựng lại một lát. Chị là một trong năm bà mà giới văn học mệnh danh – do yêu, ghét, nghịch, hay có thể cả… cợt nhạo - là “năm nữ quái” của Văn học Miền Nam trước 1975, gồm Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng và Trùng Dương. 

Chị Túy Hồng là người đầu tiên đã bỏ cuộc chơi ra đi, ở tuổi 82.

Túy Hồng và gia đình tới Mỹ cùng một năm với tôi, cùng định cư dọc theo bờ biển miền Tây. Vậy mà suốt 45 năm qua chúng tôi chưa một lần gặp nhau. Thực ra chúng tôi đã suýt có lần gặp nhau. Cách đây hơn 10 năm khi tôi vừa về hưu và dọn lên Bandon, một tỉnh hẻo lánh nằm trên bờ biển phía nam Tiểu bang Oregon, nghe chị cũng ở cùng tiểu bang nên tôi liên lạc mời chị xuống chơi. Chị nói không đi được vì kẹt phải trông coi một cháu trai bị tai nạn đã lâu và có vấn đề. Tôi đề nghị để tôi lên thăm chị, chị không hẳn từ chối nhưng có ý ngần ngại, viện thêm những lẽ này khác. Tôi không ép, mặc dù tha thiết muốn gặp chị, song đành chờ. Cách nay vài năm tôi tìm cách liên lạc lại qua điện thư nhưng thư bị trả về. Hỏi quanh cũng không bạn nào biết tung tích của chị.

Và rồi được tin chị đã qua đời. Tin do một người bạn gửi text báo qua điện thoại, trước cả khi trên Internet đăng, vì ngay sau khi nghe tin tôi lên Web ngay tìm thêm chi tiết, song chưa thấy. Người bạn gửi text kèm với trang bìa và trang mục lục của tạp chí Văn số đặc biệt về năm nhà văn nữ, xuất bản tháng 7 năm 1973, trong đó có tranh hí họa đầy nghịch ngợm của họa sĩ Chóe (1944-2003) về mỗi chúng tôi. 

Nhìn hình bìa báo Văn mà bùi ngùi. Miền Nam đã có một thời khai phóng, trăm hoa đua nở như thế, nhờ một thể chế tương đối tự do, và một khung cửa rộng mở ra thế giới bên ngoài đón nhận đủ loại hương hoa của nhân loại. Giới phụ nữ cầm bút xục xạo các góc cạnh xã hội, kể về những mảnh đời phụ nữ nhỏ bé, khiêm tốn, bị dồn ép, bỏ quên, tưởng là vô nghĩa, trong một xã hội vốn còn trọng nam khinh nữ, nhưng đang bị chiến tranh làm đảo lộn, thay đổi sâu xa. Nhưng có lẽ gây chú ý hơn cả là việc những cây bút phụ nữ thời đó khai phá các ngõ ngách của tâm hồn đàn bà mà lâu nay các cây bút phái nam thường chỉ có thể tưởng tượng ra (thậm chí có người nói chúng tôi chuyên về khai thác dục tính, như thể họ chỉ có thể nhìn thấy được mỗi góc cạnh đó). Chúng tôi hồn nhiên ghi nhận và kể lại, không mầu mè, song cũng không lộ liễu sỗ sàng, kể cả khi đề cập tới những tâm cảnh rất riêng tư. 

Liễu Trương: Viết với thân xác như Túy Hồng

Trước khi văn học miền Nam hình thành, đã có hai nhà văn nữ được độc giả biết đến : Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo. Nguyễn Thị Vinh là cây bút nữ duy nhất thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Hai chị em là tác phẩm đầu tay của bà xuất bản năm 1953. Cũng năm 1953, Linh Bảo có truyện dài Gió Bấc và một tập truyện nhi đồng, Chiếc áo nhung lam ra mắt độc giả ; ngoài ra, tập truyện ngắn Tầu ngựa cũ (1961) được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1962. Cả Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo đều tiếp tục sáng tác vào những năm 60-70. Nhưng với cái đà tiến hóa của xã hội miền Nam, họ bắt đầu mờ dần. Một thế hệ trẻ xuất hiện với những cái tên như Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ và cô em út Lệ Hằng. Các cây bút trẻ này không như các bậc đàn chị vẫn còn giữ nếp truyền thống vào cái thời còn lưng chừng giữa nền phong kiến tàn tạ và nền văn minh tiến bộ đầy hứa hẹn. Họ ồ ạt đến với độc giả, mỗi người một phong cách đã khẳng định vị trí của người nữ trong gia đình, ngoài xã hội, nhưng chưa đủ, họ còn đòi quyền sống theo ý muốn của mình ; cũng có người như Nhã Ca, tuy tha thiết với những hoài bão của nữ giới, nhưng không làm ngơ trước thời cuộc và đã khóc vì những tai họa của chiến tranh.

Túy Hồng là người đến với độc giả sớm nhất, với cuốn truyện đầu tay, Thở dài, ra mắt năm 1963, tiếp đến là Vết thương dậy thì (1966). Túy Hồng gốc Huế, như Nhã Ca và Nguyễn Thị Hoàng. Bà sinh năm 1938, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, giáo sư môn Việt văn. Đây là một nhà giáo cầm bút, nhưng không để gửi đến đám học trò những lời nhắn nhủ của một nhà mô phạm. Cây bút Túy Hồng xông xáo đi vào cuộc đời, dám nói lên những điều vẫn còn ngủ yên trong tâm thức hay vô thức của người nữ. Năm 1970, văn nghiệp của Túy Hồng được khởi sắc : bà đoạt Giải Nhất Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc với tác phẩm Những sợi sắc không. Cũng năm 1970, một tác phẩm khác của bà ra đời, cuốn Tôi nhìn tôi trên vách.

Cái tựa đề Tôi nhìn tôi trên vách kích thích tính tò mò của độc giả. Lại nữa trong truyện xôn xao tiếng nói của những người con gái Huế ; chẳng mấy khi độc giả được nghe con gái Huế nói chuyện. Ở đây không có hình ảnh người con gái Huế đội chiếc nón bài thơ, yểu điệu đi qua cầu Tràng Tiền. Cũng không có những cô nữ sinh cảm thấy ngột ngạt trong một thành phố Huế cổ xưa, đầy thành kiến, và nuôi mộng thoát ly, như cô nữ sinh Phù Dung của Nhã Ca trong Cổng trường vôi tím. Không. Những cô gái Huế ở đây là những người con gái sông Hương lạc loài trong thủ đô Sài Gòn, giữa vô số người đến từ bốn phương, ăn mặc xuề xoà, thoải mái, nói năng lẫn lộn ba thứ tiếng : Bắc, Trung, Nam ; thủ đô Sài gòn quả là một biểu tượng của sự thống nhất đất nưóc.

Túy Hồng: Lòng Thành

Thưa Bà,

Lâu nay tôi vẫn theo dõi lời của bà trên mục “Giải đáp tâm tình”. Bà đã dàn xếp bao nhiêu rắc rối nội tâm. Những người nghe bà giờ đây có lẽ đã bình yên rồi. Hôm nay, tôi xin mạn phép tuần tự kể câu chuyện dài đời tôi và mong bà giúp cho đoạn kết.

Vì câu chuyện ấy có liên quan đến những điều xảy ra trong đời tôi sau này, cho nên mặc dù như thế không được khiêm tốn tôi vẫn phải thưa ngay rằng trước đây bốn năm tôi đã từng là một ca sĩ có tên tuổi ở đô thành. Trời cho tôi giọng hát ha, cái may mắn ấy giúp tôi nuôi sống gia đình.

Nhà cũng có anh, nhưng trong hoàn cảnh cần phải hy sinh này, anh tôi lại làm reo đòi cho có một gia đình riêng của anh. Đàn ông lấy vợ khi nào cũng còn kịp; nghĩ thế nên cả nhà tôi kết bè phản đối nàng dâu chưa về nhà chồng. Ai mà ưng được người chị dâu biết gần hết chuyện đời ấy, chị nói chuyện liên hồi trước mặt đàn ông. Chị quá tỉnh táo, không bao giờ để lộ cảm xúc lên mặt hay ngập ngừng im lặng trước nam phái.

Mẹ tôi bảo anh: “E hắn nhai mày”.

Anh tôi nổi cộc. Anh đem cả số tiền tháng lương mới lãnh về chặt hai ra, làm mồi lửa. Anh đành đoạn thoát ly gia đình! Cha mẹ tôi có con trai đầu lòng mà không nhờ được. Gánh nặng trên đôi vai ngang, tôi phải hát đêm ngày. Ở tuổi hai mươi, con gái bây giờ vẫn còn rất trẻ, nhưng lòng tôi thì già đắng lại. Đau buồn trĩu nặng trên mí mắt. Già tự trong lòng già ra. Tôi không có nhan sắc để giúp đỡ cho tiếng hát, cố tránh chuyện buồn để tìm tươi non cho gương mặt.

Tôi theo học nhạc từ năm mười lăm. Trên đầu lưỡi tôi vẫn quen nhảy nhót những tiếng ca rộn rã. Ở chéo khăn tay, trên ngực áo mặc ở nhà, luôn luôn khập khễnh những nốt nhạc vui đời. Gia đình níu nhờ tiếng ca của tôi. Tôi đem hơi ca đổi lấy tiền. Các chị em ở nhà đi ra đi vào mòn guốc, ai cũng đẹp hơn tôi cả. Trổi nhất là Thanh, cốt cách chứa trong cái bằng tú tài. Có người mời Thanh đóng phim. Thanh cười. Nó đang chờ ngày làm bà lớn. Trong cuộc sống thiếu điều kiện vật chất nhưng vẫn trau chuốt bề ngoài, dĩ nhiên chúng tôi va chạm lung tung. Lục đục cãi nhau cả ngày từ khi mặt trời mọc cho đến lúc trăng lên. Gây gổ sa đà mê man, quên cả việc đóng cửa gương đề phòng hàng xóm. Bao nhiêu tật, bao nhiêu tướng trên người đều bị xoi ra hết. Thật là nhìn vào, đời ở đâu cũng đều thấy khổ. Làm con gái trong nhà này như làm tướng cướp. Thanh hét ra lửa, ngọn đón của nó bao giờ cũng độc, hạ liền độc thủ trong nháy mắt:

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Trần Hữu Thục: Đảng tranh ở Hoa Kỳ thời đại dịch

- We don't see things as they are, we see them as we are.
(Chúng ta không nhìn thấy sự vật như chính sự vật, mà nhìn thấy chúng như chính chúng ta)
Anaïs Nin[1]

- …Where I could stand in the middle of Fifth Avenue and shoot somebody and I wouldn’t lose any voters…" (…Dù tôi có đứng ngay giữa Đại Lộ Thứ Năm và bắn [chết] một ai đó thì tôi vẫn sẽ không mất bất cứ cử tri nào…)[2]
Donald Trump 

I. Đảng 


Vào đầu tháng 6/2020, giữa lúc cái chết của người đàn ông da đen George Floyd đưa đến những cuộc biểu tình liên tục trên toàn quốc của phong trào Black Lives Matter, một số khuôn mặt nổi tiếng của đảng Cộng Hoà (CH) như thượng nghị sĩMitt Romney, cựu tổng thống George Bush (Con) tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump; riêng tướng Colin Powell, nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao dưới thời tổng thống Bush (Con), thì tuyên bố thẳng thừng là sẽ bỏ phiếu cho ông Biden, ứng cử viên đảng Dân Chủ (DC), vì hai người có quan điểm rất gần gũi về xã hội và chính trị.[3]

Phản ứng trước sự kiện đó, cựu thống đốc Mike Huckabee, phát biểu trong chương trình “Fox & Friends Weekend” vào ngày 7/6/20, thừa nhận rằng Trump có thể không phải là ứng cử viên giỏi nhất, nhưng vẫn là người thể hiện quan điểm của đảng CH rõ ràng nhất, do đó, xứng đáng hơn người thuộc đảng DC. Ông thúc giục những người CH, dù không thích cá tính của Trump, hãy vượt lên trên điểm này. “Đây không phải là bầu cho một cá tính, đây không phải là Hollywood mà đây là thế giới rối rắm của chính trường.”[4] Theo ông, có thể Trump ăn nói không trau chuốt, nhưng rõ ràng là, ông đã hoàn thành nhiệm vụ và đây là lúc những người CH tập hợp lại bởi vì nếu không, họ sẽ để cho Joe Biden, một người không phò sự sống (pro-life), người sẽ tăng thuế cao, sẽ mở cửa biên giới, sẽ chịu thua Trung Cộng, đắc cử. Huckabee nhấn mạnh, đây là một chọn lựa vô cùng đơn giản vì “tất cả những gì mà chúng ta ghê tởm”, Biden sẽ ôm lấy, “kể cả chủ nghĩa xã hội.”[5]

Ngô Nhân Dụng: Học sinh nên đi học trở lại

Nên mở lại các trường học. Đóng cửa trường lâu quá không tốt. Học sinh ở Mỹ đã nghỉ bốn tháng rồi, nếu kéo tới tháng Chín, tháng Mười, sẽ mất hơn nửa năm học. Cha mẹ các em có thểvì thế mà không đi làm được, đa số là các bà mẹ, họ sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Các em ở nhà mãi cuồng chân, còn có thể quên mất thói quen học hành.

Bị thiệt hại nhiều nhất là trẻ em trong các gia đình nghèo. Niềm hy vọng của nhiều gia đình là con cái học “thành tài” sau này thoát khỏi cảnh nghèo túng. Đóng cửa trường lâu quá sẽ cản trở con đường thăng tiến đó. Nhà nghèo các em khó học trên mạng, máy computer cũ quá, phần lớn không có Wi-Fi, phụ huynh nghèo cũng không quen dùng internet.

Năm nay dân Mỹ đi bầu cho nên chuyện gì cũng có thể bị chính trị hóa. Nhưng trong vấn đềmở cửa trường học phải bỏ chính trị ra ngoài. Muốn bình tâm thảo luận khách quan có lẽ nên học kinh nghiệm các nước khác đã mở cửa trường học như thế nào.

Nhiều nơi ở châu Á và Âu châu đã mở cửa trường học. Có thể rút kinh nghiệm họ để học sinh, thầy cô giáo, và gia đình họ không bị nhiễm bệnh dịch Covid 19.

Tại tất cả các nơi, các thầy, cô giáo và nhân viên nhà trường thuộc loại dễ bị nhiễm và truyền vi khuẩn corona, như lớn tuổi, đang bị bệnh, sẽ không trở lại trường. Những người đến trường đều được khuyến cáo hay bắt buộc phải đeo mạng che miệng. Lớp học được chia ra thành những nhóm nhỏ hơn, khoảng mươi em, để ngồi cách xa nhau. Giờ ra chơi, giờ sinh hoạt ngoài trời, giờ ăn cũng cho các lớp lần lượt thay phiên nhau, để các em không túm tụm quá đông. Mỗi nhóm học sinh đến trường hai, ba ngày mỗi tuần, những ngày khác học ở nhà qua mạng internet. Phần lớn các nước khi mở cửa trường đều vẫn bổ túc với những giờ ở nhà học qua mạng, vì không thể cho các em đến trường đủ số ngày, giờ như trước khi có bệnh dịch.

Lê Mạnh Hùng: Đã đến lúc Mỹ học lại về dân chủ từ các nước khác

Hôm Thứ Hai, 1 Tháng Sáu, 2020, Cảnh Sát Công Viên Liên Bang bắn lựu đạn cay và chất hóa học “pepper balls” vào những người biểu tình trên đường H NW, thuộc địa bàn của cảnh sát D.C., dọn đường cho Tổng Thống Donald Trump đi bộ từ Tòa Bạch Ốc sang nhà thờ St. John để chụp hình. Thời điểm này người dân tụ tập biểu tình để phản đối cái chết của ông George Floyd, 46 tuổi, người da đen bị cảnh sát viên da trắng dùng đầu gối chèn cổ đến chết. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

Năm 1946, Tướng Douglas McArthur tập họp một nhóm sĩ quan trẻ tại một tiệm nhảy tại Đông Kinh, lúc đó đang bị Mỹ chiếm đóng với nhiệm vụ soạn thảo một Hiến Pháp mới cho Nhật. Beate Sirota, lúc đó mới 22 tuổi, người phụ nữ độc nhất trong nhóm được trao trách nhiệm viết về quyền hạn của phụ nữ. Chỉ trong một tuần, một bản thảo Hiến Pháp mới ra đời hoàn toàn là một cuộc cách mạng xã hội đối với nước Nhật.

Điều 14 viết “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và cấm mọi hình thức phân biệt đối xử. Điều 24 đòi hỏi hôn nhân phải có sự đồng thuận giữa hai bên hôn phối và vợ chồng bình quyền trước pháp luật. Trong khi đó chàng trung úy hải quân trẻ tuổi (mới có 26) Richard Poole thì định lại vai trò của thiên hoàng từ một vị thần linh xuống còn một biểu tượng. Năm 2000 khi được mời ra điều trần trước Quốc Hội Nhật Bản, Sirota và Poole khẳng định rằng Hiến Pháp Nhật còn tốt hơn là Hiến Pháp Mỹ.

Lịch sử có những khúc rẽ giống như một dòng sông mà nếu ta biết nắm lấy và lèo lái thì có thể làm thay đổi hẳn bộ mặt của một xã hội. Đó là trường hợp nước Nhật sau chiến tranh. Sử gia John Dower đã viết như sau về sự thay đổi của nước Nhật: “Có những thời điểm trong lịch sử – những cơ hội ngàn năm một thuở – khi người ta có thể ngồi xuống và đặt câu hỏi, ‘Thế nào là một xã hội tốt? Làm sao chúng ta có thể tạo ra nó?’”

Nguyễn Ngọc Chu: Làm gì để bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển

I. BƯỚC ĐI KHÍCH LỆ


1. Ngày 22/7/2020, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển” (https://laodong.vn/…/my-ho-tro-ngu-dan-viet-nam-truoc-nhung…).

2. Đây là một bước đi đúng hướng đầy khích lệ.

Với sự hợp tác này, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thực hiện các dự án và chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp giúp cho Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư Việt Nam. Hơn thế nữa, sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam, Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.

Một trong những bước đi cụ thể của chương trình hợp tác này là vào tháng 2 năm 2021, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế của Hoa Kỳ sẽ bàn giao cho Cục Kiểm ngư Việt Nam một trung tâm huấn luyện tại Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Phú Quốc - giúp nâng cao năng lực cho Cục Kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư địa phương của 28 tỉnh duyên hải Việt Nam.

Nhưng lợi ích lớn nhất của sự hợp tác này, như ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã cho biết, là “hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

3. Chủ quyền biển phải đi đôi với sở hữu thực địa. Hải quân, Hải cảnh, ngư dân là những lực lượng quan trọng thực thi chủ quyền biển. Sở hữu ngư trường chính là sở hữu biển. Mất ngư trường chính là mất biển. Cho nên phải bảo vệ bằng được ngư trường. Nghĩa là phải bảo vệ bằng được ngư dân. Thế nhưng, dù đã rất cố gắng, nhưng ngư dân Việt Nam trên thực địa chưa được bảo vệ tương ứng với chủ quyền pháp lý.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Trọng Nghĩa (Điểm báo Pháp của RFI): Kế hoạch phục hồi kinh tế - Bước tiến lịch sử của Liên Hiệp Châu Âu

Với một sự nhất trí hiếm thấy, tất cả các tờ báo Pháp ra ngày hôm nay 22/07/2020 đều giành tít lớn trang nhất và nhiều bài bình luân, phân tích, tường thuật về thành công của hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu kết thúc hôm qua ở Bruxelles, với từ ngữ được nhắc đi nhắc lại là “lịch sử” và “bước tiến” hay “khúc quanh”.

Trang nhất Le Monde nổi bật với một bức ảnh màu lớn, trải dài trên 5 cột báo, chiếm 1/3 trang khổ lớn, cho thấy tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đang ngồi họp tại Bruxelles, ở giữa là hàng tựa “Châu Âu: Một kế hoạch phục hồi lịch sử”.

Tính từ “lịch sử” cũng xuất hiện trên trang nhất báo Le Figaro, trong hàng tựa lớn: “Châu Âu: Những câu hỏi vẫn tồn tại về một thỏa thuận lịch sử”.

Hai tờ La Croix và Les Echos thì không hẹn mà gặp, đều nhấn mạnh trên bước tiến lịch sử mà Liên Hiệp Châu Âu vừa làm được. Trong lúc La Croix chạy tựa “Châu Âu vượt qua một cái mốc”, Les Echos thấy rằng “Liên Âu đang tiến bước”.

Riêng Libération thì chọn hẳn một giọng điệu vui vẻ, chạy trên trang nhất lời cám ơn bằng nguyên văn tiếng Đức “Châu Âu: danke schön” nghĩa là “cám ơn rất nhiều”.

Bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập


Đối với Libération, chính là nhờ việc thủ tướng Đức thay đổi hoàn toàn quan điểm, chấp nhận việc toàn khối cùng gánh vác món nợ tái thiết của các thành viên, mà Liên Hiệp Châu Âu 27 nước đã thông qua được một thỏa thuận lịch sử vào hôm qua, mở đường cho biến Liên Hiệp thành liên bang.

VOA Tiếng Việt: Phóng viên ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai ngưng kiện chính phủ Việt Nam

Phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle, người đầu tiên phơi bày vụ thảm sát Mỹ Lai với hơn 500 thường dân Việt Nam bị sát hại ra công chúng qua ảnh, đã quyết định thôi kiện chính phủ Việt Nam sau khi đạt được một sự dàn xếp thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ.

Trước đó, ông Haeberle, người chụp hàng chục tấm ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, đã chuẩn bị công bố vụ kiện đối với chính phủ Việt Nam hôm 11/7, ngày kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi được phía Việt Nam cho biết đang giải quyết yêu cầu của ông về sự vi phạm tác quyền các bức ảnh của ông và thông tin sai sự thật của một trong những bức ảnh đó, cựu phóng viên Mỹ đã quyết định ngừng kiện.

Cùng thời gian ông Haeberle được phía sứ quán Việt Nam thông báo điều mà ông cho là “tin tốt lành” thì Khu Chứng tích Sơn Mỹ ra thông báo “tạm thời đóng cửa nhà trưng bày để sửa chữa chỉnh lý.” Đây là nơi trưng bày những bức ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai của ông Haeberle mà ông cho là vi phạm quyền tác giả và quyền sở hữu.

Kể từ năm 2011, ông Haeberle đã gặp các quan chức tỉnh Quảng Ngãi và Bảo tàng Chứng tích Sơn Mỹ để yêu cầu họ dùng đúng chú thích ảnh và công nhận rằng ông là người chụp và sở hữu những tấm ảnh đó. Tuy nhiên, ông Haeberle cho biết các quan chức tỉnh và lãnh đạo bảo tàng từ chối giải quyết vụ việc và cựu phóng viên ảnh, người từng bị công luận Mỹ xem là “kẻ phảnbội” khi phơi bày tội ác của binh bính Mỹ trong vụ thảm sát Mỹ Lai, còn bị “xỉ nhục và lăng mạ” qua một chiến dịch tấn công ông và Trần Văn Đức, một nhân vật trong tấm ảnh của ông, qua mạng xã hội.

“Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu rằng các tấm ảnh này phải được tháo gỡ xuống cho tới khi bảo tàng đạt được một thoả thuận cho phép trưng bày chúng một các hợp pháp,” ông Haeberle nói với VOA hôm 22/7.

Bảo tàng Sơn Mỹ nói họ mua 11 tấm ảnh màu của ông Haeberle vào khoảng năm 1969-1970 nhưng ông Haeberle cho biết ông chưa bao giờ trao tác quyền cho họ và những bức ảnh này được trưng bày mà không có tên tác giả hay nguồn ảnh.

Kiến nghị của Bs Huỳnh Tấn Mẫm về vụ án Hồ Duy Hải

Kính gởi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên là Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, sau 1975 là Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Mặt trận Thanh niên Trung ương Đoàn, Tổng Biên tập báo Thanh Niên, hiện là ủy viên Ban Văn hóa Xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hồ Chí Minh, xin trình bày kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải.

Vụ thảm án Hồ Duy Hải gây bức xúc trong công luận trong và ngoài nước và dấy lên làn sóng phẫn nộ khắp mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Theo dõi liên tục vụ án Hồ Duy Hải, tôi rất bức xúc về tiến trình giam giữ, điều tra và xét xử Hồ Duy Hải: vụ án kéo dài 13 năm, với ba lần tuyên án tử hình, nhân chứng và vật chứng, kể cả lời khai của Hải mà cơ quan điều tra nêu lên, đều không thuyết phục được dư luận, mà còn lộ ra sự che giấu tội phạm một cách trắng trợn, cố ý dàn dựng hiện trường giả vụ án, tra tấn đánh đập Hải để buộc Hải khai theo ý muốn của họ.

Những bút lục do Viện Kiểm sát Long An đánh số thứ tự trong lúc điều tra có lợi cho Hải, trước đây đã bị rút ra, bây giờ dần dần xuất hiện lại: bản khai không nhận tội ban đầu của Hải, những lần kêu oan của Hải, lời của anh Long chồng chị Ngân bán trái cây khai gặp cô Vân đi mua trái cây lúc 21 giờ, lời của Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường khai không quen biết Hồ Duy Hải… Trong bản báo cáo của Viện Kiểm sát Long An gởi lên cấp trên đã bị lộ, cho biết cô Vân và cô Hồng bị giết lúc 22 giờ; còn trong hồ sơ vụ án, điều tra viên ghi 20 giờ 30.

Những điều nêu trên chứng minh Hải không có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trong thời gian xảy ra vụ án.

Hoàng Hoành Sơn: Việt Nam về đâu với thân phận tiểu quốc trên bàn cờ thế cuộc?

Trung Quốc (TQ) đang mở ra một mặt trận trận tổng lực và đa diện trên khắp bốn phương, trừ Nga. Dù trong nước có mưa lũ, động đất, thời tiết thất thường: mưa đá, vòi rồng, lũ dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp, tái bùng phát dịch Vũ Hán; thêm nhiều chỉ trích từ các nước về luật an ninh Hongkong, đàn áp, triệt sản người Duy Ngô Nhĩ. Và nhất là ánh nhìn của thế giới về TQ giờ đây đã khác xưa. Vậy mà quả bong bóng Trung Quốc vẫn chưa vỡ.

Tom Orlik, tác giả của cuốn sách mới xuất bản "China: The Bubble That Never Pops" nhận định sức mạnh của Trung Quốc (TQ) nằm ở 3 điểm sau: nguồn vốn vững mạnh cho hệ thống ngân hàng TQ, sự can thiệp của chính phủ có thể giúp họ mạnh mẽ thêm thay vì yếu đi và lợi thế cạnh tranh đến từ quy mô khủng (1). Sau nhiều phân tích, Tom Orlik thừa nhận: “Đến 1 ngày nào đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên quá lớn để Bắc Kinh có thể kiểm soát. Nhưng đại dịch "trăm năm có một" cũng đã không thể chọc vỡ quả bong bóng này thì có lẽ ngày đó vẫn còn rất xa xôi.”(2)

Nếu ngày bong bóng TQ vỡ rất xa xôi thì tình hình Việt Nam (VN) sẽ ra sao?

Trong lúc đó thì Hoa Kỳ, đối thủ chính trị lớn nhất của TQ trên thế giới, đang chật vật trong hai mặt trận chống dịch Vũ Hán và bất ổn chính trị từ sự kiện George Floyd tạo nên. Lòng người chia rẽ, hao tổn nhiều nhân mạng và thiệt hại về kinh tế. Cũng như các cuộc tái đàm phán với các nước đồng minh, Âu Châu và Á Châu, làm cho các đồng minh của Hoa Kỳ ít nhiều bất mãn. Nhưng Hoa Kỳ vẫn đang bảo toàn được sức mạnh trên trường quốc tế.

Vấn đề ở đây là VN sẽ phải có đồng minh thân cận để nương tựa, và cộng sản VN đã chọn một đồng minh gần, dẫu có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tại sao VN không chọn Hoa Kỳ hay một nước nào đó? Lý do vì nước xa không cứu được lửa gần, khi mà thằng hàng xóm cơ bắp ngày đêm lăm le bắt nạt, thì thôi đành chọn làm đàn em nó, còn hơn đi chơi với mấy anh cơ bắp xóm bên, lỡ có mâu thuẫn, đợi anh xóm bên đến cứu thì mình cũng đã tang thương, bầm dập hết mình mẩy rồi.

Đó chính là thân phận của các quốc gia nhỏ yếu, thiếu sức cạnh tranh trong các mặt trận kinh tế hay đối kháng. Trên thế giới, VN xếp thứ 65 về tổng diện tích (3), và thứ 15 về dân số (4). Tuy nhiên, nếu xét về mặt chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa thì VN chỉ là một quốc gia đang phát triển, cần gia tăng các chỉ số phát triển về mọi mặt. Vì thế, VN vẫn là một quyền lực nhỏ.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Thụy My (Mục điểm báo Pháp của RFI): Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc có nguy cơ ra tòa án quốc tế

Libération phỏng vấn một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ đang lưu vong ở châu Âu. Nhân vật vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân đã kể lại chi tiết những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

Le Monde hôm nay chạy tựa ”Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng”. Le Figaro đặt câu hỏi ”Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ?”, Les Echos lo lắng với ”Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch”. La Croix quan tâm đến ”Nguy cơ tân quốc xã tại Đức". Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố, nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

Phóng viên Libération đã gặp bà Qelbinur Sidik Beg tại một nước Tây Âu không được tiết lộ vì lý do an ninh. Cuộc đời của nhà giáo tốt nghiệp đại học Urumqi về văn minh Trung Hoa đã đảo lộn từ ngày 01/03/2017, khi bà được tuyển vào làm giáo viên trong một trại cải tạo. Những lời kể rất chi tiết của bà đã xác nhận những thông tin thu thập được từ ba năm qua từ những người tù hiếm hoi được thả, và điều tra của các nhà báo, nhà nghiên cứu.

Địa ngục cải tạo Tân Cương : Ngược đãi, tra tấn, hãm hiếp


Các xà-lim giam giữ 97 “học viên” của bà chìm trong bóng tối, chỉ có những tấm mền trải dưới đất. Cháo phát cho học viên chẳng thấy hạt gạo nào, chỉ toàn nước. Số lượng học viên giảm dần vì chết và sức khỏe suy sụp, đi không nổi, trong khi lúc đầu họ rất khỏe mạnh. Người tù chỉ được tắm một lần mỗi tháng 15 phút, xà-lim không có toa-lét, chỉ có một chiếc xô được đổ mỗi tuần một lần, mùi hôi thối nồng nặc khiến nhiều người đổ bệnh.

Khánh An-VOA: Việt Nam và khả năng ‘chọn phe’ trên Biển Đông


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo hai quốc gia đang có nhiều bất đồng về vấn đề Biển Đông và trong các lĩnh vực khác.

Chính sách quyết đoán khẳng định quyền lực và chủ quyền của Trung Quốc trong những ngày gần đây dường như đang tạo thêm nhiều đối thủ cho Bắc Kinh, nhưng với quốc gia láng giềng có chủ quyền tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông là Việt Nam, một số chuyên gia nhận định với VOA rằng Hà Nội khó có thể ở trong thế đối đầu với Bắc Kinh, dù rằng có vẻ như đang “ngả” về phía Mỹ với tiếng nói mạnh mẽhơn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ.

Với vai trò là chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam vừa cho biết đã dẫn đầu các nước ASEAN lên tiếng “cảm ơn và đánh gía cao” sự ủng hộ của Mỹ sau khi Uỷ ban Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, một động thái mà theo TS. Tạ Văn Tài, giáo sư Luật của Đại học Harvard, là thúc đẩy bày tỏ mạnh hơn quan điểm của khối các quốc gia Đông Nam Á sau hàng loạt các tuyên bố chính thức của Mỹ.

“Việt Nam, với tư cách chủ tịch ASEAN năm nay, cũng theo tiếng nói của ASEAN nói chung và dâng cao quan điểm của ASEAN, nghĩa là lần đầu tiên Việt Nam dám nói mạnh hơn với Trung Quốc”, GS. Tạ Văn Tài nhận xét với VOA.

Jang Kều: Lũ lụt ở Hà Giang và việc phớt lờ tất cả để phê duyệt các dự án

Nhìn những hình ảnh mưa lũ ở Hà Giang mà ai cũng thấy đau lòng. Chỉ mấy tiếng mưa mà tất cả chìm trong nước lũ. Ngoài lí do rừng đầu nguồn bị tàn phá, nước lũ hình thành rất nhanh, theo phân tích của các nhà khoa học còn có một nguyên nhân rất quan trọng là từ những sai lầm nghiêm trọng do QUY HOẠCH. Quy hoạch gì mà tất cả các công trình ôm hết lấy ven sông, ven suối như be bờ. Tất cả các đường thoát nước ra sông Lô đã bị các loại công trình chắn hết. Một đoạn sông ngắn mà có tới 3 thủy điện chắn dòng thì nước thoát đi đâu?

Còn nhớ thành phố Đà Nẵng cũng có năm “đại hồng thuỷ”, xe cộ ngập hết, người ta đi lại bằng thuyền. Rồi thành phố biển Nha Tra cũng ngập lụt. Bờ sông, bờ biển đâu đâu cũng bị be lại hết bằng công trình và resort, khách sạn. Và điều này đúng với cả Sài Gòn, cứ mưa là ngập, mưa là bì bõm. Công trình mọc chi chít ven sông Sài Gòn khiến nền đất ngày càng lún xuống, con đường Nguyễn Hữu Cảnh gánh hàng trăm toà nhà cao tầng hai bên, và các công trình cũng lại be kín bờ, toàn bê tông kín mít. Nước chảy đi đâu cho kịp? Rồi có chỗ cửa biển duy nhất của thành phố này cũng sẽ lại làm công trình lấn biển chặn ngay bên ngoài, có nguy cơ làm đổi chiều dòng chảy, làm sút lún nền đất vốn đã yếu... Bao nhiêu chỗ khác của thành phố, đất còn đầy không làm, cứ phải lao ra ôm biển, ôm sông làm của riêng nhà mình!

Nhưng cứ hễ có ai lên tiếng đề nghị xem xét lại dự án, đánh giá thật kỹ tác động môi trường để tính toán cái lợi, cái hại cho dân, cho doanh nghiệp, cho đất nước thì bị vu cho là “suốt ngày phản đối, đẩy lùi sự phát triển”, thậm chí có khi còn bị quy kết là “phản động”. Rồi những lúc như thế này, lại đổ cho thiên tai, cho biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Đã đến lúc con người nên ngừng đổ lỗi, nên bỏ những cụm từ bào chữa lộng lẫy đi. Hãy tự nhìn lại để thấy chúng ta đã tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình như thế nào! Và ai là phải chịu trách nhiệm: đó chính là những quan chức, những người nắm quyền lực phê duyệt, kiểm soát quy hoạch, vì lí gì đã nhắm mắt làm ngơ, không những thế còn bắt hệ thống báo chí che đậy, nói dối để duyệt cho bằng được!

Nikkei Asian Review: Tạp chí kinh tế hàng đầu Châu Á "réo tên" Tổng thầu Trung Quốc và dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hôm 21/7, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tại Hà Nội bất ngờ xuất hiện trên trang chủ tờ tạp chí kinh tế hàng đầu Châu Á Nikkei Asian Review do chậm tiến độ hơn hai năm ròng rã.

Tờ Nikkei Asian Review cho hay tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài 13 km tại Hà Nội là tuyến tàu điện trên cao đầu tiên của Việt Nam. Đầu tiên, tuyến đường sắt dự kiến đi vào vận hành vào tháng 9/2017. Nhưng hơn hai năm đã trôi qua, cơ sở vật chất đã gần hoàn thiện nhưng ngày vận hành dự án vẫn đang bị trì hoãn những khúc mắc nằm ở phía Tổng thầu Trung Quốc.

Ga Cát Linh, ga lớn nhất trong số 12 ga dọc tuyến đường sắt 13km này, đã được hoàn thành từ cách đây một năm. Nhưng không có bóng dáng tàu chạy, nên nhà ga trở thành nơi trú ngụ cho những người vô gia cư vào ban đêm. Khu vực bên dưới đường ray trở thành bãi đỗ xe cho vô số ô tô và xe máy. Những hành lang, cầu thang trong ga phủ đầy bụi bặm.

Trong số tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD vào dự án, một phần lớn được tài trợ từ vốn hỗ trợ phát triển của chính phủ Trung Quốc. Đơn vị Tổng thầu EPC được chỉ định là Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, công ty con của Tập đoàn đường sắt Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các cơ quan ban ngành liên quan vào cuộc làm việc với Tổng thầu Trung Quốc, nỗ lực đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông trong năm 2020. Trước đó, tuyến đường này đã trễ hẹn vận hành tới 8 lần với vô vàn lý do khác nhau.

Sau nhiều lần lỡ hẹn, cho tới nay, dự án vẫn “án binh bất động” do Tổng thầu EPC là Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc nhiều lần thất hẹn, không thực hiện đúng cam kết.

Lần gần đây nhất, phía Tổng thầu Trung Quốc đã đổ lỗi cho đại dịch Covid-19 là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ thời hạn vận hành tuyến đường sắt nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. 

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Ngô Nhân Dụng: Những người đã chết đều có thật

Người ngoài phải thán phục tinh thần phản kháng của dân Mỹ. Chính phủ ra lệnh nhưng không đồng ý thì họ cương quyết không theo. Người Việt Nam mình cũng lâu lâu bướng bỉnh như vậy, “Quan có cần những dân không vội – Quan có vội quan lội quan đi!”

Người ngoài lại càng kinh ngạc khi thấy nhiều người Mỹ vẫn phủ nhận cơn bệnh dịch Covid 19 là có thật! Họ không thấy con số người chết là đáng ghê sợ!

Tiểu bang Utah đã yêu cầu khi ra khỏi nhà ai cũng phải đeo mạng che miệng và đứng cách xa nhau, đặc biệt là học sinh khi đi học trở lại. Vậy mà trong một cuộc họp đểtham khảo ý kiến dân chúng về việc mở cửa lại các trường, một trăm người đến dự đại đa số không đeo mạng, cũng không cách ly. Ban tổ chức phải giải tán buổi họp trước khi bắt đầu, và bị la lối ồn ào phản đối.

Báo Salt Lake Tribune thuật lời một người nói với nhà báo, rằng đeo mạng che miệng “sẽ làm bộ não rối loạn,” quả quyết, “Tôi chắc chắn sẽ không cho con tôi đi học để đầu óc nó bị hư!” Một bà, đã có năm đứa cháu nội ngoại, nói: “Toàn là nói dối! Covid là một trò bịa đặt, bịp bợm! Trò chính trị nhơ bẩn!”

Chúng ta có thể chấp nhận việc bất đồng ý kiến. Ai thích đeo khẩu trang, ai phản đối, cứ giữ ý kiến của mình. Nhưng đến lúc này, sau gần nửa năm kể từ khi bệnh xuất phát ở Vũ Hán, tại sao nhiều người còn nghĩ rằng tất cả cơn bệnh dịch Covid là bịa đặt? Tới ngày Thứ Sáu vừa rồi, 138,359 người Mỹ đã chết vì con vi khuẩn Corona. Utah cũng có hơn 230 người chết! Trong một ngày cả thế giới có gần 250 ngàn ca bệnh mới, nước Mỹ hơn 77 ngàn, gần một phần ba.

Ông Chuck Woolery, nhân vật rất nổi tiếng trên ti vi, hôm Chủ Nhật rồi còn “tuýt” rằng “Vụ lừa bịp lớn nhất là Covid 19. Ai cũng nói láo hết! CDC, Truyền thông, Đảng Dân chủ, các Bác sĩ.” Ngày hôm sau, ông báo tin con trai ông đã bị bệnh. Ngày Thứ Tư, chương mục Twitter của ông ngưng hoạt động.