Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Nguyễn vạn An : Giới thiệu Bài thơ Liên Ngâm, nhiều tác giả.
Hồi đầu năm 2007, một thành viên trong mạng Vietshare (VS) ở Việt nam, ký hiệu là Tâm Nguyên (TN), có một ý kiến rất thú vị : Anh đề nghị các thành viên trong mạng cùng nhau viết một “Bài Thơ Liên Ngâm” ! Chủ đề là “Quê Hương Yêu Dấu”. Thể thơ là “Song Thất Lục Bát”. Mỗi người đóng góp 4 câu, và có thể đóng góp nhiều lần. Liên Ngâm nghĩa là người viết sau phải tiếp vần với người viết trước.
Đề nghị này đã được cư dân VS hưởng ứng nhiệt liệt, và các đóng góp được liên tiếp gửi về. Nhưng ngay lúc đầu mọi người đã thấy có vấn đề. Vì theo nguyên tắc, người sau phải tiếp vần với người trước, nhưng nhiều người viết cùng một lúc, thành ra các bài gửỉ đến không tiềp vần với nhau nữa. Nhiều bạn lại viết thơ lục bát thay vì song thất lục bát. Tình hình dần dần trở nên rất phức tạp.
TN đã cố gắng xếp lại. Một công trình vĩ đại! Sau nhiều thì giờ, cả bộ vẫn chưa hoàn toàn thành một bản liên ngâm. Sau Anh kêu gọi 3 người, Hồ Như Mai, Huỳnh Mai và tôi đóng góp. Kết quả, tuy chưa hoàn toàn, đã được Nguyễn Gia viết thành video với nhiều hình ảnh đất nước, trình bầy rất công phu. Nhưng Nguyễn Gia chỉ làm một phần đầu thôi, chắc vì không đủ thì giờ (bấy giờ là dịp tết tây).
Tôi tiếp tục cố gắng sắp xếp các khổ thơ cho tất cả xuôi vần với nhau. Có vài chỗ phải sửa lại đôi chút cho lời thêm chau chuốt, thuần nhất, và cho vần thêm xuôi. Làm mãi cũng không được, tôi bèn viết chèn thêm 2 đoạn. Viết thêm hai khổ thơ chèn vào này rất mất công, vì câu đầu phải nối vần khổ thơ trước, và câu cuối phải reo vần cho khổ thơ sau. Cuối cùng bài liên ngâm được 40 khúc, đọc thấy khá xuôi. Tôi đã đăng trên mạng, và hỏi nếu các tác giả có ai không đồng ý với các chỗ tôi đã sửa đôi chút, muốn đổi lại như thế nào, tôi sẽ sửa lại. Nhưng không có người nào phản đối. Có một vài chỗ tác giả reo vần không chuẩn lắm, mọi người đều vui vẻ bỏ qua.
Xin phép TN và các tác giả được ghi lại đây cho mọi người cùng thưởng thức.
Hôm nay đọc lại bài thơ tôi rất vui, vì đây là tác phẩm chung, nói lên tình quí mến nhau trong mạng VS lúc bấy giờ và lòng tha thiết của mọi người đối với quê hương.
NVA
Bài Thơ Liên Ngâm (nhiều tác giả)
Hoàng Quân: Trở Về Cung Đàn
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Năm nọ, tôi phải qua một cuộc tiểu phẫu ở lòng bàn chân. Tôi thầm tính, ba bữa là xong. Thứ Hai, bác sĩ mổ xẻ. Không đi làm, ở nhà thêm hai ngày, nghỉ ngơi là êm. Kịp cuối tuần, tung tăng dạ vũ, nhật vũ. Không dè, vết mổ chậm lành. Bác sĩ khuyên hạn chế đi lại, để bàn chân thật sự tĩnh dưỡng ít nhất bốn tuần lễ. Tính tôi hiếu động, mà bác sĩ bảo ngồi một chỗ, thiệt khổ. Tôi chất quanh giường cơ man sách báo. Đọc sách một hồi mỏi tay. Tôi mở ti-vi để thay đổi không khí. Nhìn vào màn hình ti-vi chừng 10 phút, tôi ngủ khò. Thức dậy, mất vèo mấy tiếng đồng hồ. Tiếc thời gian bỏ phí, tôi tìm cách tận dụng những ngày nghỉ bất đắc dĩ. Tôi chợt nhớ cây đàn bỏ quên của mình. Rất nhiều năm, tôi không gảy một nốt nhạc nào. Mặc dù, lâu lâu tôi đem đàn xuống lau bụi, nhủ lòng sẽ một ngày tập đàn lại. Những bài tập đem từ Việt Nam qua, tôi trân trọng, trưng trong tủ sách, tuy nhiều năm chẳng hề mở ra xem. Đúng là niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tôi háo hức chống nạng, lóc cóc khuân những cuốn bài tập và cây đàn đến “giường bệnh”. Tôi tập lại từ đầu, những bài học nốt i tờ. Cũng may, một mình, một cõi ở nhà, không phiền hà ai. Tiếng tập đàn có lẽ đinh tai, nhức óc với người khác. Nhưng với tôi, thật êm dịu, lòng tôi bồi hồi nhớ ngày xưa. Hết nghỉ bệnh, khỏi phải ngồi một chỗ, nhưng đôi ba bữa, tôi vẫn đem đàn dợt những bài tập cũ. Tuy nhiên, những bận rộn dồn dập cuộc sống đã làm dịu dần nhiệt tình chơi đàn của tôi. Thời khắc ôm đàn càng ngày càng hiếm hoi. Chuyện tập đàn có nguy cơ biến mất trên lịch sinh hoạt của tôi.
Một hôm, trong thang máy đến văn phòng, tôi gặp bà đồng nghiệp ban kiểm toán, bà “chằn lửa” của phòng tài chánh. Nét mặt bà đậm nét “khủng bố”. Dáng dấp bà cục mịch. Nhiều đồng nghiệp trong hãng né bà. Thời tôi mới nhận việc, bà đã một màn đánh phủ đầu, làm tôi tối tăm mặt mũi. Nhìn bà với thùng đàn guitar sau lưng, tôi kinh ngạc quá đỗi. Thay vì nói câu chào xã giao “Guten Tag” theo phép lịch sự tối thiểu. Tôi buột miệng: “Spielen Sie auch Gitarre? Chị cũng chơi tây ban cầm à?” Hỏi xong, tôi tưởng như mình phải mắng té tát cho cái tội hỏi vô duyên. Mọi người đều có thể chơi nhạc, nếu mình thích. Tại sao là “cũng”! Mặt mày khó đăm đăm của bà bỗng sáng lên: “Ồ, chơi đàn tây ban cầm là niềm đam mê của tôi.” Bà nhoẻn miệng cười: “Gefällt Ihnen Gitarrenmusik? Cô có thích nhạc tây ban cầm không?” Thế là từ thang máy cho đến vào văn phòng, chúng tôi rộn rã chuyện trò như đôi bạn chân tình. Những người bạn đồng nghiệp cùng phòng trố mắt nhìn, khi thấy tôi sánh bước, cười cười, nói nói ra điều tâm đắc với “bà chằn”.
Đàm Trung Pháp: Một Thoáng Thi Ca Trữ Tình Tây Ban Nha Ngữ* (Giới Thiệu Và Dịch Thuật - Sơ Thảo 2010, Hoàn Chỉnh 2020)
Ai trên đời mà không âm thầm tiếc nuối tuổi trẻ qua mau, nhưng đã mấy ai để lệ rơi tầm tã trong những lúc bất thần khóc than cho tuổi thanh xuân ra đi không trở lại như nhà thơ Rubén Darío (1867-1916) người nước Nicaragua? Darío ví tuổi xanh như một “kho tàng thượng đế” mà sự mất đi là cả một tiếc thương vô hạn nằm sâu trong tiềm thức. Chẳng thế mà bốn câu tuyệt bút phát xuất từ một nỗi lòng xót xa của ông được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài “Canción de otonõ en primavera” (Thu ca lúc xuân thì) đã làm bao thế hệ độc giả mủi lòng vì mức độ thiết tha của chúng:
Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
đã ra đi không thể trở về
lúc muốn khóc, ta không khóc nổi
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi
Tuổi thanh xuân thường đồng nghĩa với mộng mơ. Người ta kể rằng thời còn trẻ Gustavo Bécquer (1836-1870), người nước Tây ban nha, có một cô bạn gái kháu khỉnh mê chàng như điếu đổ. Một hôm nàng âu yếm nhìn Gustavo đang ngồi làm thơ trong vườn, rồi bất thần lên tiếng hỏi, “Anh ơi, thơ là cái chi chi mà anh mê nó thế hả anh?” Có ai đâu ngờ câu trả lời chẳng cần suy nghĩ của Gustavo “Poesía … eres tú” (Thơ … chính là em đấy) đã trở thành cách định nghĩa thần tình nhất cho tình yêu từ đó đến nay! Nhà thơ tài hoa nhưng mệnh yểu cũng đã chẳng để lỡ cơ hội cho tiếng lòng đang thổn thức rót thêm những lời đường mật vào tai cô bạn gái mà chàng vừa xác nhận là nguồn thơ lai láng cho mình:
Một thế giới cho từng ánh mắt
một trời xanh mỗi lúc em cười
mỗi nụ hôn ... anh còn suy đoán
biết tặng gì mỗi lượt em hôn
Tuyển tập những bài thơ mang danh “Rimas y leyendas” (Những vần thơ và truyện thần kỳ) --mà từ đó bốn câu trên được trích dẫn-- đã được in thành sách năm 1871, tức là một năm sau khi Bécquer qua đời. Kể từ đó đến nay tập thơ khả ái ấy vẫn còn là những bài thơ tình trinh nguyên được giới trẻ trong thế giới Tây ban nha ngữ ngưỡng mộ.
Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
đã ra đi không thể trở về
lúc muốn khóc, ta không khóc nổi
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi
Tuổi thanh xuân thường đồng nghĩa với mộng mơ. Người ta kể rằng thời còn trẻ Gustavo Bécquer (1836-1870), người nước Tây ban nha, có một cô bạn gái kháu khỉnh mê chàng như điếu đổ. Một hôm nàng âu yếm nhìn Gustavo đang ngồi làm thơ trong vườn, rồi bất thần lên tiếng hỏi, “Anh ơi, thơ là cái chi chi mà anh mê nó thế hả anh?” Có ai đâu ngờ câu trả lời chẳng cần suy nghĩ của Gustavo “Poesía … eres tú” (Thơ … chính là em đấy) đã trở thành cách định nghĩa thần tình nhất cho tình yêu từ đó đến nay! Nhà thơ tài hoa nhưng mệnh yểu cũng đã chẳng để lỡ cơ hội cho tiếng lòng đang thổn thức rót thêm những lời đường mật vào tai cô bạn gái mà chàng vừa xác nhận là nguồn thơ lai láng cho mình:
Một thế giới cho từng ánh mắt
một trời xanh mỗi lúc em cười
mỗi nụ hôn ... anh còn suy đoán
biết tặng gì mỗi lượt em hôn
Tuyển tập những bài thơ mang danh “Rimas y leyendas” (Những vần thơ và truyện thần kỳ) --mà từ đó bốn câu trên được trích dẫn-- đã được in thành sách năm 1871, tức là một năm sau khi Bécquer qua đời. Kể từ đó đến nay tập thơ khả ái ấy vẫn còn là những bài thơ tình trinh nguyên được giới trẻ trong thế giới Tây ban nha ngữ ngưỡng mộ.
Phạm Phú Minh: Đọc ĐẤT CŨ NGƯỜI XƯA của Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh
Ai cũng có một quê hương, có một thời thơ ấu, một thời lớn lên, rồi có một đời sống gia đình và xã hội với biết bao giao tiếp, gặp gỡ, và trải qua biết bao biến cố... Khi đã lớn tuổi, con người thường có khuynh hướng nhìn về, ôn lại quá khứ, có người kể những “chuyện ngày xưa” của đời mình cho con cháu nghe, có người thích tìm những người bạn già để chia sẻ những kỷ niệm đã qua mà họ luôn luôn thấy là rất đẹp đẽ, và một số ít người thì viết lại các biến cố hay những kỷ niệm xa xưa mà họ đã trải qua. Đó hình như là một khuynh hướng tự nhiên của con người xã hội, có nhu cầu truyền lại cho người của lớp sau mình các kinh nghiệm của một cá nhân, mà trong một khoảnh khắc nào đó của dòng thời gian vô cùng vô tận đã xuất hiện trong đời, và sau đó sẽ biến đi biền biệt. Ký ức của đời sống con người được ghi lại từ đời này qua đời khác là nhờ những công việc ấy.
Cuốn Đất Cũ Người Xưa của tác giả Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh là một hồi tưởng rất nhiều việc liên quan đến ông trong quá khứ. Ông vốn là người vùng Bùi Chu Phát Diệm, lớn lên đi học và đi dạy ở Hà Nội, rồi di cư vào Nam năm 1954, tiếp tục đi dạy rồi bước chân vào chính trường cho đến 1975 thì sang Mỹ. Một cuộc đời như thế thì rõ ràng là phong phú, đã trải qua tương đối đầy đủ những biến cố quan trọng nhất của Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20, ông lại người có tâm hồn văn nghệ, giàu tình cảm, ít định kiến và lại ham viết lách, nên cuốn sách ghi lại chuyện xưa trong đời ông tự nó đã chứa đựng nhiều điều đáng để chúng ta tìm hiểu và chia sẻ với ông. Đó là chưa kể ông có khả năng cao về âm nhạc, và chỉ riêng điểm này không thôi cũng đủ để ông kể lại cho chúng ta nhiều điều lý thú.
Chỉ riêng đề tài về vùng đất quê hương của ông mà ông gọi là “người xưa đất cũ” thì tôi nghĩ rất nhiều người muốn biết. Đó là một vùng đất có một sắc thái riêng biệt của miền Bắc mà phần nhiều người Việt Nam chỉ nghe nói chứ ít người có dịp đến thăm tận nơi: đất Bùi Chu Phát Diệm. Thời Việt Nam Cộng Hòa người miền Nam gặp gỡ nhiều người từ vùng đất đó di cư vào, biết là có những ngôi nhà thờ ở Sài Gòn mang tên Bùi Chu Phát Diệm, nhưng không bao giờ có thể hình dung được chính mảnh đất mang tên đó ở miền Bắc ra thế nào. Họ chỉ biết đại khái đó là một vùng đạo Công giáo thành hình rất sớm ở Việt Nam, một phần nào đó mang một sắc thái văn hóa riêng biệt chịu ảnh hưởng sâu đậm của một tôn giáo lớn đến từ Tây phương, và vùng đất đó đã có một vai trò
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020
*Song Thao: Người Xa Người
Tới nhà con gái, tôi đi thẳng ra vườn sau bằng lối cửa bên cạnh. Hai đứa cháu đang chạy chơi trong vườn. Đứa 4 tuổi, đứa 6 tuổi. Đứa lớn chạy ngay lại, tôi vội nói: “Hai thước!”. Nó khựng lại, cười ngượng ngập. Nhìn cháu cười, tôi vừa thương hại vừa tức cười. Chuyện cháu thường làm trước thời cô Vi đã trở thành như một quán tính nay bỗng bị ngắt, như có cái thắng tốt thắng lại. Nụ cười như một bào chữa cho sự quên lãng. Mẹ cháu đã giảng giải cho cháu hiểu tại sao bây giờ mọi người phải đứng cách nhau hai thước. Nhưng dù hiểu nhưng con nít thấy ông bà tới, quên hết lời dặn. Khi nghe tôi nhắc hai thước mới sực nhớ nên cười ngượng. Phải chi tôi có “dụng cụ” như nhà một bé gái ở Riverside, tiểu bang California.
![]() |
Bà cháu xiết chặt nhau tại Riverside, California. |
Bé gái tên Paige, mới 10 tuổi đã phát minh ra một tấm che bằng plastic để có thể ôm hôn ông bà mà vẫn giãn cách như luật lệ đòi hỏi. Mẹ bé, bà Lindsay Okray, một y tá làm việc tại tuyến đầu chống dịch Covid-19 kể với đài KABC: “Cháu nảy ra ý tưởng, cặm cụi làm trong phòng khách trong nhiều tiếng đồng hồ”. Cháu dùng chiếc màn phòng tắm, túi nhựa, đĩa giấy và một chiếc súng dán keo để tìm cách ôm hôn ông bà. Bé đục hai lỗ phía nửa trên của tấm màn, dán đĩa nhựa đã được khoét rỗng,
Trần Doãn Nho: Nhốt
không có bom rơi
không có đạn lạc
không có hầm chông
không có phục kích
trời cao vẫn cao
nồng nàn mưa nắng
cây xanh vẫn xanh
mây chiều vẫn trắng…
thế mà tôi sợ
(sợ bất cứ ai)
sợ kẻ đi ngang
sợ người đi dọc
sợ kẻ thân quen
sợ người lạ mặt
sợ phố sợ phường
sợ quán sợ chợ
sợ hỏi sợ chào
sợ hôn sợ vuốt
(không những sợ người)
Tôi tự sợ tôi
sợ tiếng ho khan
sợ đầu hâm hấp
sợ tay đụng mặt
sợ mũi mất mùi
sợ môi hết vị
sợ thở không đều
sợ chân tay mỏi
không có đạn lạc
không có hầm chông
không có phục kích
trời cao vẫn cao
nồng nàn mưa nắng
cây xanh vẫn xanh
mây chiều vẫn trắng…
thế mà tôi sợ
(sợ bất cứ ai)
sợ kẻ đi ngang
sợ người đi dọc
sợ kẻ thân quen
sợ người lạ mặt
sợ phố sợ phường
sợ quán sợ chợ
sợ hỏi sợ chào
sợ hôn sợ vuốt
(không những sợ người)
Tôi tự sợ tôi
sợ tiếng ho khan
sợ đầu hâm hấp
sợ tay đụng mặt
sợ mũi mất mùi
sợ môi hết vị
sợ thở không đều
sợ chân tay mỏi
Đỗ Quý Toàn: Tìm Thơ Trong Tiếng Nói (Tiệp ký. Bản mới 2020 - Kỳ 2)
Tiếng nói thành thơ
Thử nói một tiếng: Yêu
Suy nghĩ về thơ không thể không nghĩ về tiếng nói. Vì thơ lấy tiếng nói làm chất liệu; cũng như hội họa dùng đường nét, mầu sắc, nhạc dùng âm thanh.
Hãy cứ cho rằng loài người là sinh vật duy nhất biết dùng tiếng nói – nếu ta định nghĩa tiếng nói là hệ thống ký hiệu đầy đủ đến mức của con người thì lời khẳng định trên đúng. Các sinh vật khác cũng có ký hiệu để “nói chuyện” với nhau. Con ong dùng đường bay vòng vo để chỉ cho nhau chỗ có nhiều hoa ở hướng nào, xa hay gần. Con thú dùng mùi tiết ra từ thân thể và con chim dùng tiếng hót để tìm “tình nhân.” Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Ngay cả loài cây, không biết dùng loại ký hiệu gì, cũng “báo tin” cho nhau khi có côn trùng độc đến quấy phá, khiến các cây trong lối xóm cùng tiết ra chất độc để tự vệ. Bà Monica Gagliano, Đại học Sydney, Australia, đã viết nhiều bài nghiên cứu về hiện tượng truyền thông với cây cỏ.
Tiếng nói của chúng ta cũng có các mục tiêu tương tự: thông tin với nhau về thức ăn, về bản năng truyền giống, và để tự vệ. Sau này, còn dùng để ban huấn từ, để “lên lớp”, để “viết bản thu hoạch” v.v… nhưng rút cuộc cũng không ra ngoài, đi xa ba mục tiêu trên là bao.
Không ai biết tiếng nói xuất hiện từ đời nào. Giả thuyết được nhiều người tin nhất là loài người sống ở phía Đông Châu Phi khoảng 150,000 năm trước đã dùng tiếng nói, như chúng ta bây giờ. Những hành động như “ăn,” “đi,” những tên gọi “cây,” “nước,” những tĩnh từ “lớn,” “nhỏ,” đã được bịa ra để cho người khác hiểu mình.
Những con người đầu tiên phát ra các âm thanh để tự diễn tả, họ đều là thi sĩ cả. Mỗi tiếng phát ra đều là một “ẩn dụ,” tức là dùng một âm thanh để “đặt tên” một vật, để nói đến một hành động cụ thể thay vì miệng ú ớ rối chỉ tay vào cái vật đó. Tiếng “núi” đầu tiên chắc là tên một đống đá ngoi cao lên, như âm thanh chúm miệng và dấu sắc, ở ngay trước mặt, chỉ tay, đặt tên nó là “núi.” Người Việt mình thời xa xưa còn gọi là “đống.” Tiếng nói đầu tiên dính liền với các sự, việc cụ thể được chỉ định, rồi càng ngày càng trở thành tổng quát, trừu tượng, tách khỏi các sự, vật cụ thể ở trước mắt. Lần lần, người ta dùng tiếng “núi” để gọi tất cả những chỗ đất nhô lên giống như tên gọi ngọn núi quen thuộc ở gần mình. Khi người ta nói “núi của” thì lại chẳng liên quan gì đến địa thế nữa. Lúc đó tiếng “núi” trở lại đóng vai trò một ẩn dụ!
Đặng Toản: Đọc tập thơ bốn câu mót chữ trong kinh của Nguyễn Hàn Chung
Tôi quen biết anh Nguyễn Hàn Chung nhờ sống chung một thành phố hiền hòa của nước Mỹ, bang Texas hè nóng như quỷ, đông lạnh như ma hi..hi..mỗi lần có ai đó nhắc đến thời tiết của Texas.
Tôi lại cùng quê Quảng Nam với anh nên nhiều khi ngữ điệu anh dùng trong những bài thơ có tính cách đặc thù phong vị Quảng thì tôi cũng hiểu được dễ dàng. Tuy nói dễ dàng là nói về cách dùng ngôn ngữ, đó là những bài anh viết chuyên về quê hương chứ những bài khác chuyên sâu thì nói thật, khi đọc anh tôi cũng phải nghiền ngẫm rất nhiều.
Anh chơi với tôi cũng như với một đứa em, và tôi thường xem anh như một người anh lớn, học hỏi rất nhiều từ khi được quen biết và đọc thơ của anh.
Năm trước đã nợ anh một lời bình cho cuốn thơ Lục Bát Tản Thần, anh Hàn Chung in hai cuốn thơ trong 2 năm nhưng cuốn nào anh cũng nhớ đến đứa em này, Cuốn LBTT thì tự hứa với lòng là đọc xong sẽ lao vào bình ngay. Nhưng vì cuốn LBTT đã nhanh chóng đem một không khí sôi động vào đời sống văn chương của trong và ngoài nước (thể hiện qua mạng FB) nên giai đoạn 1 tuần đầu đã có rất nhiều lời bình của bạn bè văn nghệ sỹ đa phần là của những bậc đàn anh, chị đã thành danh từ lâu. Tánh của tôi thì kỹ, sợ mình lập lại những ý nghĩa của các anh chị đã viết trước đó nên cố để công xem, một phần thưởng thức, phần còn lại cố ghi nhớ những ý, điều đã được nêu ra, để loại bỏ khỏi bài viết của mình. Tôi đọc đến 15 lời bình của các anh chị về cuốn LBTT là bỏ luôn ý định bình cuốn thơ này vì những người trước đã nói hết mất rồi. Tâm trạng tiu nghỉu giống như một kẻ mua hoa đến tặng một người đẹp, sau khi chờ sắp hàng, nhìn hoa và so sánh thấy hoa của mình có phần hạn chế về vẻ đẹp và hương thơm hơn các loại hoa khác đã tặng trước, nên lặng lẽ để bó hoa bên thềm nhà và ra về.
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020
Lê Mạnh Hùng: Trung Quốc, nguy cơ lớn nhất đối với Châu Âu
Brexit rồi đến dịch bệnh COVID-19 vốn vẫn bị coi là những nguyên nhân lớn nhất có nguy cơ làm cho Liên Hiệp Châu Âu tan rã. Nhưng nay Trung Quốc mới xuất hiện như là một nguy cơ lớn hơn. Và thử thách tối hậu cho sự thành công hay thất bại của Liên Hiệp Châu Âu là liệu Châu Âu có thể đưa ra một lập trường chung đối với Trung Quốc.
Trung Quốc đã tỏ ra một khéo léo hiếm có trong việc lợi dụng đẩy quốc gia Châu Âu này chống lại quốc gia kia, tỷ như trong việc Châu Âu tìm cách xây dựng hệ thống điện thoại di động 5G. Nhưng đây chỉ là bước đầu tiên. Qua những hành động khác Trung Quốc đang trên đà trở nên thế lực bên ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Châu Âu.
Sáng kiến “Một Vòng Đai, Một Con Đường” một dự án lâu dài đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở xuyên qua đại lục Âu Á là trọng tâm của chiến lược dài hạn tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Các nước Châu Âu đều biết rõ tham vọng này. Đề nghị chung Pháp-Đức thành lập một quỹ phục hồi kinh tế hậu siêu vi 500 tỷ Euro viết rõ trong đó một điều khoản phải có một chính sách công nghiệp bảo vệ Châu Âu chống lại những đầu tư của một “thế lực thứ ba” vào những lãnh vực chiến lược của Châu Âu. Thế nhưng một điều khoản như vậy hiện đang bị Ý chống. Ý đang là nước có triển vọng trở thành cây cầu chính cho đầu tư xâm lược của Trung Quốc vào Châu Âu.
Mỹ Hằng - BBC News Tiếng Việt: Biển Đông - Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
Chiến lược quốc gia chính của TQ từ nay đến năm 2045 là tăng cường sức mạnh mềm, hiện đại hóa quân đội, và trở thành một nước có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Để làm được điều này, Trung Quốc sẽ nỗ lực làm giảm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ, làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, bắt nạt các nước láng giềng và giành quyền kiểm soát trên Biển Đông.
Thông tin này được bà Bonnie Glaser, Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra tại cuộc trao đổi trực tuyến tại ĐSQ Mỹ ở Hà Nội với báo giới hôm 27/5 về chủ đề An ninh Khu vực Biển Đông giai đoạn Covid-19.
Theo bà Bonnie Glaser, mục tiêu quốc gia của ông Tập Cận Bình đến năm 2045 là đưa Trung Quốc trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, có ảnh hưởng toàn cầu, là lãnh đạo tiên phong về đổi mới, với lực lượng quân đội hùng mạnh nhất.
Mỗi nước phải tự xác định đi theo lập trường nào để thiết lập quan hệ với các nước có cùng chí hướng mà không phải chống lại Trung Quốc. Bà Bonnie Glaser, Cố vấn Cấp cao về châu Á của Mỹ
Liệu Trung Quốc có đang tranh thủ đại dịch Covid-19 để tăng cường gây sức ép trên Biển Đông nhằm tăng tốc cho tham vọng bá chủ của mình? Và Việt Nam, các nước có chung lợi ích trong khu vực, cùng các cường quốc như Mỹ, có thể làm gì để đương đầu với Trung Quốc?
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 3)
![]() |
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao công bố quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ngày 8/5/2020. Photo PLO |
Hội đồng thẩm phán xét xử trái pháp luật với mặc định Hồ Duy Hải phạm tội
Như đã đề cập tại Kỳ 1 (1) của bài viết này, thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tốtụng hình sự là nhằm “xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bịkháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Một trong những căn cứ để kháng nghị được quy định tại Khoản 2 Điều 371 là “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.
Điểm o Khoản 1 Điều 4 (Giải thích từ ngữ) Bộ luật này quy đinh: “Vi phạm nghiêm trọng thủtục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủtục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụán”. Như vậy, những việc làm mà Cơ quan điều tra đã thực hiện nhưng không tuân đúng và đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Kháng nghị nêu ra là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm án tử hình Hồ Duy Hải, đại diện VKSNDTC khẳng định các cơquan tiến hành tố tụng đã có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải. Đó là: không thu giữ cái ghế inox, cái thớt và con dao là những vật chứng tìm thấy tại hiện trường; điều tra viên vẽ con dao mua ngoài chợ rồi đưa cho Hồ Duy Hải nhận dạng; không làm rõ dấu vân tay thu được tại hiện trường là
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Bác kháng nghị án tử hình Hồ Duy Hải là khai tử Pháp chế xã hội chủ nghĩa (Kỳ 4 - Kỳ cuối)
![]() |
Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO |
Hội đồng thẩm phán cố ý làm sai lệch chế định Chủ tịch nước
Liên quan đến án tử hình, Khoản 1 Điều 258 (Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành) Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước”. Điểm d Khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định tương tự. Các điều luật này là phù hợp với Khoản 4 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, theo đó “Bất kỳ người nào bị kết án tử hình phải có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt”. Tóm lại, chỉ sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình mới có thể được thi hành. Theo Điều 35 Bộ luật hình sự 1999 và Khoản 4 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015, trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Cũng cần nói thêm rằng Chủ tịch nước không có quyền ân giảm án tử hình nếu người bị kết án không xin ân giảm hoặc chỉ kêu oan. Trong trường hợp người bị kết án tử hình có đơn kêu oan thì Văn phòng Chủ tịch nước trả hồ sơ về cho Chánh án Tòa TANDTC để giải quyết theo thẩm quyền (Điều 9 Quy chế số 72 QC/LT VPCTN-TANDTC ngày 30/10/2003 phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và TANDTC). Đơn kêu oan sẽ được TANDTC xem xét như đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Sau khi Tòa phúc thẩm giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải, người này gửi Chủ tịch nước đơn xin ân giảm án tử hình. Ngày 24/5/2011, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. 5 tháng sau, ngày 24/10/2011, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Trên cơ sở hai Tờ trình này, ngày 17/5/2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra Quyết định số 639/QĐ-CTN bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, ngày 04/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 1639/TB- VPCTN-m, thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước.
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
Nguyễn Hùng (VOA Blog): Những cái tát vào báo chí độc lập ở Việt Nam
![]() |
Ông Nguyễn Tường Thụy (phải) trong một lần đến thăm cụ Lê Đình Kình hồi 2018. (Hình: RFA) |
Nhiều năm trước trong một chuyến thăm Hoa Kỳ tôi gặp một người bạn. Có lẽ bạn cũng có theo dõi một số bài viết của tôi và hỏi tôi nghĩ ở Việt Nam có điều gì tốt không. Nếu tôi hiểu không nhầm, bạn tôi muốn hỏi sao tôi cứ nhìn vào những điểm tiêu cực ở Việt Nam.
Trong thời gian làm cho BBC, tôi cũng có những lúc tranh luận với các đồng nghiệp về chuyện vấn đề gì nên đưa tin, đưa tin khi nào và theo cách nào. Quan điểm của tôi luôn là truyền thông tự do cần chú ý tới những chuyện gì liên quan tới quyền căn bản của người dân và rọi đèn pha vào những sai trái của chính quyền sống nhờ vào tiền thuế của dân. Điều này càng đúng hơn khi chính quyền ở Việt Nam sở hữu toàn bộ các kênh thông tin chính thống, từ TV tới radio, các sản phẩm thông tin trên sạp báo cũng như trên mạng. Số tiền họ chi để đánh bóng tên tuổi của đảng và nhà nước thật khổng lồ còn ngân sách truyền thông tự do hướng vềViệt Nam bé như hạt thóc đang ngày càng teo lại.
Tại Anh, nếu có tiền tôi có thể mở kênh TV, đài phát thanh, báo in, báo mạng… mà chẳng phải mất ngủ vì chuyện liệu tôi có được cấp phép hay bị kiểm duyệt hay không. Có chăng là tôi tựkiểm duyệt vì muốn làm hài lòng ai đó nếu như tôi là nhà báo tồi. Nếu thích, tôi có thể lập cảtrăm đảng để may ra có chân trong chính trường. Tôi không rõ bao giờ Việt Nam có được điều này nhưng cho tới khi đó Việt Nam vẫn chỉ là xứ bạn có thể ăn nhậu thả cửa nhưng đừng mơtới tự do ngôn luận và tự do hội họp, những thứ con người sinh ra nghiễm nhiên đã phải có.
Nguyễn Văn Nghệ: Một câu nói vô liêm sỉ - “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”
Vào ngày 13/5/2020 tại phiên tòa xử vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - Cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã biện luận cho hành vi của mình: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” [1]. Câu nói này chúng ta có thể hiểu: Trong một tổ chức hay một tập thể toàn người xấu, mình là người tốt sẽ bị coi là người xấu.
Thật là ngỡ ngàng khi nghe câu nói đó từ một người hoạt động trong ngành giáo dục và càng ngỡ ngàng hơn khi nhiều người công nhận đây là một thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay.
Câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện “Say, tỉnh, đục, trong” trong Cổ học tinh hoa: Khuất Nguyên làm quan Đại phu dưới thời vua Sở Hoài vương bên Trung Quốc, ông bị các quan gièm pha, nhà vua tin lời các quan và loại Khuất Nguyên ra khỏi triều đình.
Một ông lão đánh cá thấy Khuất Nguyên thân tiều tụy đi trên bờ sông, ông lão đánh cá hỏi: “Ông có phải là Tam lư Đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”. Khuất Nguyên đáp: “Đời đục, một mình ta trong; người say có một mình ta tỉnh cho nên ta mới bị ruồng rẫy”.
Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả bã, húp cả hèm cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải bị ruồng bỏ?”.
Con người ngày nay đa số chuộng triết lý sống của ông lão đánh cá: Đời đục thì xúm vào khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say thì xúm vào ăn cả bã, húp cả hèm cho say một thể. Lối sống như vậy gọi là lối sống “về hùa”, “lên đồng” tập thể.
Triết lý sống của ông lão đánh cá hoặc câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên là triết lý sống của kẻ vô liêm sỉ. “Liêm sỉ là tính rất hay của loài người, vì người không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật”.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Con Nhà Người Ta & Con Cháu Nước Mình
Khi giới trẻ HK ngồi tọa kháng phản đối Trung Quốc thì giới trẻ VN cũng ngồi cả đêm ngoài trời để đợi mua điện thoại IPHONE , giày NIKE & ADIDAS v.v.
Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù, – vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một stt ngắn: “Con Nhà Người Ta.” Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính:
Hoàng Chí Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…
Hoàng Chi Phong ra tù. Hàng loạt hãng thông tấn quây quanh anh phỏng vấn. Những câu trả lời của anh đầy trí tuệ, nhiệt huyết và dũng cảm. Tôi tin, nếu những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta được phép tự do tiếp xúc báo chí, họ cũng thể hiện khí chất không kém.
Nhưng. Họ không được thể hiện những gì mà Hoàng Chi Phong thể hiện. Vì sao, ai cũng biết câu trả lời… Tôi hỏi, Các anh chị đã làm gì để tuổi trẻ đất nước này thay đổi? Có dám chia sẻ, bàn luận với chính anh em, con cháu mình về những gì đã và đang xảy ra trước mắt hay chỉ muốn con người ta đổ máu còn con mình hưởng bình an?
Đức Duy: Steve Bannon, ‘bộ não’ ẩn mình của chính quyền Trump nói về Hồng Kông, Covid-19 và chiến tranh Mỹ-Trung
![]() |
Ông Steve Bannon chính là “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump kể từ khi Tổng thống đắc cử. (Ảnh: Getty) |
“Cần hủy bỏ ngay, hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận thương mại... Đồng thời chúng ta nên dừng và giới hạn toàn bộ hoạt động với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hay bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào... hoạt động ngay tại Hồng Kông”
Steve Bannon
Ngày 24/5/2020, CNBC đưa tin rằng Ngoại trưởng Pompeo đã gọi Luật An ninh Quốc gia mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng với Hồng Kông là “chuông khai tử” đối với nền độc lập tự trị của Hồng Kông. Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông O'Brien, cảnh báo rằng Hồng Kông có thể sẽ mất đi tư cách là trung tâm tài chính quan trọng của thế giới.
“Rất khó hình dung Hồng Kông có thể duy trì vai trò là trung tâm tài chính của châu Á nếu như bị Trung Quốc chiếm lĩnh”, ông O'Brien nói với phóng viên Chuck Todd của NBC trong chương trình Gặp gỡ Báo chí. Ông cho rằng dịch vụ tài chính đến với Hồng Kông thời kỳ đầu là do nhà nước pháp quyền bảo vệ doanh nghiệp và một hệ thống tư bản tự do.
“Nếu tất cả những điều đó biến mất, tôi không chắc rằng cộng đồng tài chính sẽ ở lại đó… họ sẽ không ở lại Hồng Kông để bị thống trị bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ĐCSTQ”.
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020
Trân Văn (VOA Blog): Bắt đối kháng dằn mặt… đồng chí?
![]() |
Ông Nguyễn Tường Thụy (phải) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc. |
Quan sát phản ứng của công chúng trên mạng xã hội, đặc biệt là phản ứng của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam, có thể thấy việc bắt giữ thêm ông Nguyễn Tường Thụy (70 tuổi, ngụ ở Hà Nội) hôm 23 tháng 5, không những không đạt tác dụng “răn đe, giáo dục” mà còn ngược lại.
Tại sao trước đây công an Việt Nam không sử dụng các biện pháp hình sự để “ngăn chặn” những nhân vật như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành (Phạm Thành hay Bà Đầm Xòe), Trần Đức Thạch,… mà để họ tự do chỉ trích hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong một thời gian dài?
Có hai lý do: Đó là những cá nhân này thuộc nhóm… bất trị và thời thế đã khác nên không… dễ trị! Tình thế từng buộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam phải… “đổi mới” và hội nhập buộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam phải chứng tỏ có… thiện chí đối với… luật chơi chung của thiên hạ về nhân quyền.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thích luật chơi chung, không ít lần chà đạp luật chơi chung nhưng cũng không ít lần buộc phải tự chùi rửa, đôi khi còn tự kiểm rồi thề sẽ… thăng tiến nhân quyền. Tôn trọng nhân quyền không… dễ chịu nhưng không chịu thì… kiệt quệ về nội lực. Kinh tế suy sụp là tự sát về chính trị.
RFA: Việt Nam gia tăng đàn áp truyền thông tự do bằng bạo lực mạnh hơn!
![]() |
Bìa quyển sách "Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" của Nhà văn Phạm Thành, do Nhà xuất bản Tên Lửa phát hành. |
Ba vụ bắt giữ liên tiếp
Nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị bắt giữ vào ngày 21/5/2020 với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Thân nhân của Nhà văn Phạm Thành, một ngày sau đó, cho RFA biết ông bị tạm giam 4 tháng tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Vào sáng hôm 23/5, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập và là blogger của Đài RFA, bị Công an TP.Hồ Chí Minh khởi tố và bắt ngay tại nhà ở Hà Nội cũng cùng cáo buộc như đối với nhà văn Phạm Thành. Ông Thụy bị di lý từ Hà Nội vào Sài Gòn.
Trước đó 1 tháng tròn, ngày 23/4, Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Nhà thơ Trần Đức Thạch với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo điều 109 Bộ luật hình sự.
Cựu tù chính trị-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, vào tối hôm 26/5 lên tiếng với RFA liên quan 3 vụ việc chính quyền vừa bắt giữ giới cầm bút bất đồng chính kiến tại Việt Nam:
Lê Phan: Oái oăm
![]() |
Tác giả Lawrence |
Bình thường tôi thích chọn đọc những cuốn truyện có tính cách giúp mình quên đi thời sự và quên đi những tin tức mà hằng ngày mình phải đối diện. J K Rowling, J.R.R. Tolkien được tôi nghiền ngẫm vì giúp mình quên đi thực tại, chìm đắm trong một thế giới mà thiện ác rõ rệt và cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Nhưng từ đại dịch đến nay tự nhiên tôi có cảm tưởng tội lỗi khi đọc loại truyện bỏ trốn đó. Tình cờ một hôm tôi đọc được một bài điểm báo về cuốn sách “The End of October” của ông Lawrence Wright. Cái tựa đề của mục trên website của đài phát thanh quốc gia NPR làm tôi tò mò. Tựa đề viết “Thật Là Dễ Sợ: Lawrence Wright Ước Gì Cuốn Tiểu Thuyết của Ông Về Đại Dịch Đã Đoán Sai.” Sau khi đọc bài phỏng vấn của NPR nói đến một cuốn truyện giả tưởng về một virus bí hiểm bắt đầu ở Á Châu, lan tràn toàn thế giới, làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe, phá hoại tan hoang nền kinh tế và làm cho nhiều người chết trên toàn thế giới, tôi tò mò phải tìm đọc cho bằng được.
Vì thời buổi này không đến tiệm sách để ngồi nửa ngày đọc gần hết nửa cuốn sách rồi mới mang ra đi trả tiền, tôi đành phải lên Amazon mua, mặc dầu lâu nay từ chối mua sách trên Amazon để bảo vệ các tiệm sách khỏi bị cạnh tranh.
Ngay đầu cuốn sách ông Wright viết “Độc giả thân mến, Những diễn biến được tả trong ‘The End of October’ có chủ đích là để đóng vai một câu chuyện đề phòng. Nhưng đời thực không luôn chờ đợi khuyến cáo.”
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao): Thí điểm Đặc Khu Vân Đồn
![]() |
(Bàn luận về các phương diện Chính Trị, Hành chánh, kinh tế, tài chánh và tư pháp) |
Sau khi Dự luật Đặc Khu Kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) bị dư luận cả nước phản đối năm 2018, chính phủ bất ngờ công bố thành lập Ban Quản lý (BQL) khu kinh tế thí điểm Vân Đồn. Vấn đề này vừa được hai chuyên gia kinh tế của Việt Nam lên tiếng, có điểm trái chiều nhau. Dựa trên ý kiến của hai chuyên gia này, tôi phân tích thêm trên phương diện chính trị, hành chánh, kinh tế & tài chánh và tư pháp.
I. Chính Trị
Về phương diện chính trị, bà Phạm Chi Lan đã có những ý kiến chính xác.
Bà nói, “Tỉnh Quảng Ninh có thể chỉ coi Vân Đồn là một khu nhỏ trong địa bàn của mình, nhưng khu nhỏ đó có thể trở thành một cứ điểm để Trung Quốc vào và gây nguy cơ đối với an ninh quốc phòng của cả quốc gia Việt Nam.” Đây là một nhận định chính trị liên quan tới sự tồn vong của đất nước nên rất đáng được toàn dân quan tâm, đánh giá. Bà Lan phát biểu thêm: "Những chi tiết như cho thuê đất 99 năm. Những người ở các nước có chung biên giới với Quảng Ninh được tự do ra vào; được mua nhà cửa, được quyền sở hữu nhà và thừa kế cho con cháu họ. Nghĩa là mở cửa cho người Trung Quốc và con cháu họ, tự do mua đất, tự do sinh sống ở đó hết đời cha mẹ đến đời con cháu chắt. Và như vậy là quyền vĩnh viễn thuộc về họ. Như vậy là cho người Trung Quốc quyền cao hơn quyền của người Việt Nam ở nước ngoài - được mua nhà ở Việt Nam nhưng chỉ được sử dụng chứ không được sở hữu, bán lại hay chuyển nhượng theo luật hiện hành. Tất cả những cái đó là không thể được."
Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020
Lập Quyền Dân: Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thuỵ - Những giọt nước tràn ly
Chiến dịch trấn áp thẳng tay các nhà báo độc lập để “trong sạch hoá địa bàn”, chuẩn bị sàn đấu cho một “Hoa sơn luận kiếm” tại đại hội 13 sắp tới hay đây là cuộc ra đòn cấp tập để “vỗ mặt” các nhà đấu tranh dân chủ? Có thể là cả hai, vì trước sau ĐCSVN cũng sao chép cái chủ trương mà Quốc hội Trung cộng đang thảo luận về Luật An ninh cho Hong Kong trong những ngày nóng bức này.
Thật ra, họ có thể chờ cho Trung cộng thảo luận xong Bộ luật được coi là “hồi chuông báo tử cho Hong Kong” rồi hẵng trong sạch hoá địa bàn. Đấy là tiếng lóng của công an mỗi khi họ phát động chiến dịch đàn áp báo chí tự do và xã hội dân sự nói chung. Nhưng họ đã không chờ được, vì họ biết “thời gian và thuỷ triều không chờ đợi ai”. Có quá nhiều tình huống khẩn cấp đang xuất hiện, họ họp bàn, hẳn nhiên cũng có tranh luận, nhưng rồi họ đã lấy quyết định. Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thuỵ và nếu dư luận “êm êm” thì có thể bắt tiếp một số nhà báo, nhân sỹ và trí thức khác.
Để dễ hiểu, tạm hình dung có hai phái (trên thực tế có thể nhiều hơn). Phái thứ nhất chủ trương bắt, triệt hạ tận gốc rễ xã hội dân sự, theo đường lối của bác Mao, bác Đặng trước đây và nay đang hưởng lộc và hành động theo chỉ thị của bác Tập. Phái thứ hai giảo hoạt hơn, tuy đồng ý, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, đánh rắn phải đánh dập đầu, nhưng thời buổi 4.0 mà nền quản lý “công an trị” này mới ngoi ngóp ở hạng 0.4, thì cần thận trọng hơn và thăm dò dư luận quốc tế một chút. Phái thứ hai này vừa qua thắng thế. Quyết định “đánh”, quyết định “bắt” đã bị ngâm tôm suốt trong nhiều tháng trời, từ hồi tháng 9/2019.
Nhưng rồi các tình huống nóng bỏng mới xuất hiện và đảng đã ra tay. Các sới vật “lộ bài” quá nhiều. Nào là bộ đội đánh công an, viện kiểm sát đánh toà án. Người dân lâu nay phải ngậm miệng nhưng họ biết từ rất lâu chuyện các nhóm công an và chính quyền ở mọi cấp đã thông đồng cho Tàu vào nắm các vùng đất hiểm yếu về an ninh quốc phòng. Nay nhân dịp cái gọi là “tập hợp ý kiến cử tri”, người ta mới cho “bật mí” có đến hàng ngàn ha đất – từ Tây Nguyên đến Sài Gòn, từ Đà Nẵng “đáng sống” đến các địa phương “đang chết” sau mùa Virus Vũ Hán – đều đã thuộc chủ quyền của Tàu ngay trên đất Việt.
VOA tiếng Việt: Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị bắt trong đợt trấn áp mới ở VN
![]() |
Ông Nguyễn Tường Thụy hiện giữ vai trò Quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam và cũng là blogger của Đài Á Châu Tự do (RFA). |
Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị lực lượng an ninh bắt tạm giam sau một cuộc đột kích tại nhà riêng sáng ngày thứ Bảy ở Hà Nội trong một đợt trấn áp mới nhắm vào những người chỉtrích chính phủ.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi nhà văn Phạm Thành, người từng viết sách chỉ trích Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bị công an Hà Nội bắt giữ vào ngày thứ Năm.
Ông Thụy, 69 tuổi, hiện giữ vai trò Quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, một tổchức cổ xúy tự do ngôn luận qua các bài viết mang tính phản biện về thời sự trong nước. Ông cũng là blogger của Đài Á Châu Tự do (RFA).
Một thông cáo của Bộ Công an đăng trên cổng thông tin của bộ vào Chủ nhật nói ông Thụy bịbắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Thông cáo nói vụ bắt giữ ông là một phần trong cuộc điều tra mở rộng liên quan đến nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một blogger của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Ông Dũng bị bắt giữ vào tháng 11 năm ngoái với cùng cáo buộc như của ông Thụy.
Nguyễn Văn Tuấn: Chuyên nghiệp
![]() |
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Đại học New South Wales, Australia
|
Nhiều quan chức gặp dân ăn mặc xuề xòa và nghĩ đó là "gần dân", nhưng với cái nhìn của phương Tây, đó là thiếu tính chuyên nghiệp.
Trong thời hội nhập, duy trì và thể hiện tính chuyên nghiệp là quy ước bất thành văn của người chuyên nghiệp. Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện về các quan chức và giới khoa bảng hành xử, như làm phiền đối tác trong đàm phán, hay có những hành vi làm ngạc nhiên cử toạ trong các hội thảo. Đó là những cách giao tiếp qua email, tin nhắn; cách phát biểu mang tính xúc phạm cá nhân; phát biểu khiếm nhã trong tọa đàm; hành xử thiếu tôn trọng đối với đồng nghiệp và người trẻ hơn. Những hành vi đó nói lên tính chuyên nghiệp của họ.
Tính chuyên nghiệp là gì? Người phương Tây đã có khái niệm này từ lâu. Một cách ngắn gọn, định nghĩa này nói rằng tính chuyên nghiệp bao gồm những việc làm, hạnh kiểm, mục tiêu và phẩm chất làm nên một chuyên gia. Nhưng từ điển không nói những hạnh kiểm và phẩm chất đó là gì. Trên báo, mỗi bài nói một khác. Trong thực tế, qua cọ xát với giới chuyên môn phương Tây nhiều năm, tôi nghĩ tính chuyên nghiệp có bảy đặc điểm sau đây: kiến thức chuyên ngành; tài năng; liêm chính; tôn trọng; có trách nhiệm; tự kiểm soát và hình ảnh, phong cách.
Đặc điểm quan trọng nhất của tính chuyên nghiệp là kiến thức chuyên môn. Chuyên gia được biết đến là qua kiến thức chuyên môn, hiểu theo nghĩa họ có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hay một khía cạnh nào đó. Có người bỏ ra cả 30 năm chỉ để theo đuổi một gene hay một phân tử, hay một phương pháp rất hẹp. Kiến thức của giới chuyên gia được cập nhật hóa liên tục. Không chỉ là người có kiến thức, họ cũng có thể là người tạo ra kiến thức qua nghiên cứu hay các hoạt động chuyên môn khác. Người có bằng cấp cao chưa chắc kiến thức chuyên môn vững vàng, vì họ thiếu cập nhật hay chẳng có nghiên cứu. Do đó, bằng cấp là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để tạo nên một nhà chuyên môn hay tính chuyên nghiệp.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Từ Chung/Lê Anh Hùng&Trương Duy Nhất
Ở đất nước này có bao nhiêu người đã đi qua cuộc đời mà không làm gì khác hơn là nói láo và viết láo.
Tác giả Võ Văn Quản vừa có bài viết hơi bất ngờ và khá thú vị (“Bốn Nhân Vật Dân Sự Xuất Sắc Của Việt Nam Cộng Hòa Có Thể Bạn Chưa Diết”) trên Tạp Chí Luật Khoa:
- Giáo sư Nguyễn Văn Bông
- Bộ trưởng Cao Văn Thân
- Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
- Nhà báo Từ Chung
Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính về nhân vật cuối:
“Từ Chung là biên tập viên, là cây bút của tạp chí Chính Luận, một trong những tờ báo độc lập được đón đọc và nể trọng nhất miền Nam Việt Nam thời điểm bấy giờ… Sự trỗi dậy của tờ báo phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chủ trương của ông Đặng Văn Sung, một dân biểu có tiếng, và hoạt động quản trị của thư ký – biên tập viên Từ Chung.
Cuối năm 1965, sau nhiều loạt bài chỉ trích hành vi tấn công dân thường và các hoạt động quân sự không phù hợp của phe Việt Cộng, Đặng Văn Sung và Từ Chung nhận tối hậu thư của phe này: một là im lặng – hai là chết.
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020
Đỗ Quý Toàn: Tìm Thơ Trong Tiếng Nói (Tiệp ký. Bản mới 2020)
Thi sĩ Phùng Quán sau khi đọc cuốn Tìm Thơ Trong Tiếng Nói xuất bản lần thứ nhất năm 1992, đã viết cho tác giả một bức thư, với câu, “Lật đi, lật lại cuốn sách của bạn trong tay, tôi nảy ra ý nghĩ: chốc nữa mình sẽ gọi ông Toàn sang chơi, uống chén rượu, như mấy ông già nông thôn vẫn thường gọi nhau sang uống nước chè qua hàng rào dâm bụt.”
Thi chi nan ngôn dã - 詩之難言也.
Nói chuyện thơ
Năm 1851, Cao Bá Quát đang thu xếp hành trang từ bỏ xứ Thần Kinh để trở về Sơn Tây nhận chức giáo thụ, Tùng Thiện Vương gởi ông tập thơ, nhờ viết tựa. Cao Chu Thần viết: “Phù, thi chi, nan ngôn dã” – Ôi, cái chuyện thơ, khó nói thật!
Nhà thơ Cao Chu Thần không phải là người nổi tiếng về đức khiêm tốn, nhất là khi bàn về thơ phú. Nếu ông thú nhận chuyện thơ khó nói, chắc là khó nói thật, không phải ông chỉ nhún nhường giữ lễ với một người bạn bút mực – và một hoàng thân.
Chuyện thơ quả là khó nói thật. Tự nói cho mình nghe đã khó chứ đừng kể nói cho người khác nghe. Kẻ hậu sinh không phải không biết vâng lời dậy của người xưa, mà vẫn cứ viết về thơ như thế này. Chẳng qua là Thơ, cũng như sự sống, như hạnh phúc, mãi mãi cứ là một nỗi ám ảnh không thể nào quên nguôi, đeo đẳng mãi không rời. Như Thiền sư Chân Nguyên, hai thế kỷ trước, đã thổ lộ, “Nói ra là bị kẹt – không nói cũng chẳng xong!” (Hữu thuyết giai thành bảng – Vô ngôn diệc bất dung).
Mỗi lần cầm đến một cuốn sách khảo luận thi ca, tôi đều khấp khởi hy vọng được vén một tấm màn bí mật giúp mình hiểu thơ hơn một chút. Có nhiều tác giả viết về thơ một cách quả quyết, làm cho người đọc cũng an tâm. Có ông đặt tên sách của mình là “Âm và Nghĩa”, rồi biện giải về thơ một cách rất có trật tự, rất đầy đủ, giới thiệu các yếu tố âm và nghĩa tạo ra thơ như thế nào. Có bà trình bầy một cách phân minh ngay từ chương đầu, ba yếu tố căn bản của thơ là cơ cấu, nghĩa lý, và âm điệu. Với ba cái trụ đó, bà dựng lên một hệ thống giúp chúng ta hiểu rõ thơ hơn. Tôi rất khâm phục các tác giả viết về thơ, dõng dạc khẳng định là: “thời kỳ đó chỉ có một người này đáng gọi là thi sĩ” hay “thơ của ông ta chỉ có bài này là hay”. Nghe thấy an tâm như khi nghe một nhà giảng đạo (hoặc một bác sĩ về tâm thần) nói với cả ngàn người: “Mời quý vị nghỉ giải lao mười lăm phút; sau giờ giải lao tôi sẽ nói cho quý vị nghe làm cách nào để từ hôm nay trở đi quý vị có thể sống hạnh phúc!” Nghe hứa hẹn thấy sướng tai thật!
Tô Thùy Yên: Đi về
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Đi về suốt bãi sông Hằng, gặp ai ?
Lạnh trời, đâu lửa hơ tay ?
Đêm còn, cứ bãi sông này lại đi.
Thấy gì chăng, chẳng thấy gì,
Nước rào, trăng rạt, ta thì mỏi mê…
Chầy khuya, nước ủ trăng ê,
Uổng công, bãi ấy đi về một ta…
Mãi rồi trời cũng sáng ra,
Phần trăng trăng lặn, phần ta ta về.
Vẫn sông, vẫn bãi bốn bề,
Sang đêm, ai nữa đi về, gặp ai ?
Lê Hữu: Thái Thanh, tiếng ru muôn đời
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi!… Tiếng ru muôn đời
(“Tình ca”, Phạm Duy)
“Bài này thì chỉ có Thái Thanh” hoặc “Bài này không ai hát qua được Thái Thanh”, thỉnh thoảng ta vẫn nghe như vậy. “Bài này” có thể là tên một nhạc phẩm của Phạm Duy hay của Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Văn Cao…
Nhiều ca sĩ một đời ca hát chỉ mong tên mình gắn liền với tên bài hát nào đó và khi nhắc tên bài hát người ta cũng nhắc tên người ca sĩ, để tên tuổi sẽ không chìm vào quên lãng. Riêng Thái Thanh thì không chỉ một mà có khá nhiều bài hát gắn liền với tên chị.
Tiếng nước tôi, tiếng lòng tôi
“Nếu chỉ được Thái Thanh hát cho nghe một bài thì anh sẽ chọn bài nào?”
Thỉnh thoảng tôi vẫn được hỏi như vậy. Thường thì tôi có chút bối rối khi phải chọn ra bài hát mình yêu thích nhất qua giọng Thái Thanh vì lắm khi bài mình thích chỉ là thích vào lúc nào đó, vào lúc khác thì lại là một bài khác.
“Anh thử đoán xem?” tôi hỏi ngược lại.
Người bạn nói vài cái tên, tôi lắc đầu. Anh kể thêm ít bài nữa, tôi lắc đầu.
“Bài ‘Quê nghèo’,” tôi buột miệng.
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020
Từ Thức: TƯỞNG NIỆM TÔ THUỲ YÊN
Một năm đã trôi qua, ngày TÔ THUỲ YÊN từ trần.
Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là những thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng, còn chia cái đau chung của đồng bào, của dân tộc. Còn là chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp. Như Tô Thuỳ Yên.
Nếu tình yêu dễ diễn tả qua thơ hơn là văn vần, hơn là diễn văn, cái đau thương uất nghẹn cũng vậy. Phải bao nhiêu trang mới nói được tất cả cái đau đớn trong 2 câu thơ Tô Thuỳ Yên, diễn tả cuộc chạy giặc:
Xứ khổ, gây chi mùa thảm khốc
Hỡi ơi trời đã bỏ rơi dân
Hay tia hy vọng le lói trong bể khổ:
Xin cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui vì những chuyện lẻ loi
Người Việt làm thơ rất nhiều, nhưng thi sĩ, rất hiếm. Thi sĩ một mình một chiếu như Tô Thuỳ Yên (TTY) còn hiếm hơn nữa.
Để tưởng niệm nhà thơ đã ra đi, không gì hơn là đọc lại ‘’ Ta Về ‘’. Tất cả ngôn ngữ, phong thái TTY phảng phất trong đó
Thơ TTY chững chạc, cổ điển như thơ Đường, nhưng mới lạ, táo bạo hơn thơ mới. Đạo mạo như một người đứng tuổi, một ông đồ già, từng trải, ngồi nhâm nhi bên tách trà, ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, về cuộc đời dâu biển:
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Bùi Bích Hà: Tô Mì Quảng nhớ đời
Viết tặng nhà văn PXĐ.
Bố mẹ chồng tôi quê quán Hà Đông nhưng gia đình lập nghiệp ở Hà Nội, buôn bán gỗ. Cửa hàng có tên là Đông Khê. Vụ kinh tế suy thoái năm 1930, ông bà gặp thời cơ, mua được ngôi nhà lầu bề thế ở ngay Cột Đồng Hồ của Ông Bạch Thái Bưởi, một doanh nhân giầu có, làm chủ hãng tàu biển lớn nhất Việt Nam, chuyên chở người và hàng hóa bằng thủy lộ khắp vùng sông biển trong nước và ra tới các quốc gia lân cận.
Năm 1954, đất nước bị chia đôi. Bố chồng tôi lúc ấy đang ốm nặng nên không muốn ra đi, mẹ chồng tôi phải ở lại trông nom ông cùng với ba chị gái của nhà tôi. Ba người con trai thì hai người anh nhà tôi di cư theo sở làm, riêng nhà tôi còn đi học, bố mẹ chồng tôi giao cho anh thứ hai trông nom. Khi Hà Nội bị tiếp thu, ngôi nhà ở Cột Đồng Hồ bị trưng dụng để chia cho dân từ ngoại thành hay khu chiến về. Mẹ chồng tôi và các chị cố thủ, cả nhà thu mình vào 2 gian phòng ở một góc lầu một, có balcony thoáng mát nhờ gió từ sông Hồng thoảng vào. Sở dĩ được như vậy không phải vì nhà có người ốm nặng nên chính phủ cách mạng có sự quan hoài mà vỉ ngoài bà chị cả nhà tôi an phận tu hành, hai bà chị còn lại xinh đẹp nên được hai ông cán bộ về thành mót vợ xin cưới. Mẹ chồng tôi bấm bụng phải gả cả hai chị để được yên thân, may ra giữ được ngôi nhà mà chính phủ nói là chỉ mượn tạm. Mà đúng vậy thật, sau khi bố mẹ chồng tôi người bệnh trầm kha, người xót con tiếc của, theo nhau về bên kia thế giới, nếu không có hai ông rể cán bộ thì may mắn lắm mới giữ được một phòng.
Lần đầu tôi về Hà Nội thăm hai chị năm 2001, các bậc cầu thang đi lên balcony ngày xưa lót đá hoa bây giờ sứt sẹo, không chỗ nào còn nguyên vẹn, gạch bên trong vỡ ra như xà bần, ngổn ngang chắn hết lối đi. Người qua đường những lúc tối tăm tạt vào đấy tiểu tiện nên mùi khai váng óc. Cái bao lơn bề ngang chừng một thước được cắt ra một khúc làm phòng tắm, nước từ cái vòi nước chảy ri rỉ suốt ngày vào cái xô bên dưới để có nước dùng cả ngày cho nhu cầu thổi nấu và vệ sinh.
Đại khái gia cảnh bên chồng tôi sau làn sóng di cư ồ ạt 1954 cho đến chung cuộc miền Bắc dựa thời cơ chiếm được miền Nam là như thế. Không hiểu trước đó vì duyên nghiệp nào mà một nhánh dòng họ Lê Quang trong gia phả nhà anh lại trôi dạt tới Tourane và lập nghiệp ở đấy. Đám cưới ở Huế xong, trước khi về lại Saigon, nhà tôi đưa tôi vào Đà Nẵng (Tourane ngày xưa) dặn là chúng tôi sẽ gặp chú Đốc Lê Quang Ngoạn, một người trong họ đã gần 70 nhưng vai vế phải gọi nhà tôi là anh. Theo nhà tôi, Chú là người rất có tình, tuy xa xôi cách trở song Chú vẫn giữ liên lạc thân thiết với phần gia tộc ngoài Bắc trước và sau khi đất nước bị chia cắt. Nhà tôi ngại Chú có tuổi mà phải đi xa nên không mời Chú dự đám cưới khiến Chú nghe tin thì buồn trách. Có lẽ vì vậy, nhà tôi vốn quý mến Chú nên muốn chúng tôi gặp Chú để thân chinh tạ lỗi. Ra đón chúng tôi là một ông già người tầm thước, vóc vạc gầy, mỏng nhưng rắn rỏi, đôi mắt tinh anh và giọng nói mạnh mẽ, rất tương phản với râu tóc bạc trên khuôn mặt xương của ông. Ông mặc áo dài vải trắng, quần trắng, đội khăn xếp, thưa gửi anh chị rất lễ phép, tề chỉnh. Sau câu thăm hỏi đầu tiên: “Chú khỏe chứ ạ?” đến câu thứ hai thì tôi không cách nào nghĩ được tôi thuộc hàng chị của ông già trước mặt nên tuy tôi gọi ông là Chú nhưng lại xưng mình là cháu. Chú cười, nhắc tôi: “Em là em của anh chị.”
Hạ Long Bụt sĩ: Văn Hoá Nam Bộ Là Tương Lai Của Việt Nam
Vô Chiêu hoá giải tà chiêu!
Vô Tư thuần hoá giáo điều
Vô Tâm phá chấp mưu đồ
Sông nước MIỀN NAM rất mới trong lịch sử dân tộc, mới khoảng hơn 250 năm, nhưng chính nơi đây là cánh cửa mở rộng mênh mông cho vùng đất cổ Việt đã rất chật, rất cũ, suy tàn, cứng nhắc trong khung cũi giáo điều Tống Nho phong kiến, kiềm tỏa trong lũy tre làng mạc... Người ta ví mảnh đất Việt hình chữ S hai đầu là hai thúng gạo, ở giữa là đòn gánh...hình ảnh rất tiêu biểu, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu, ruộng lúa phù sa nuôi sống triệu triệu dân, đòn gánh Trường Sơn gánh trĩu, gánh nặng quá, suốt 200 năm, từ đời Gia Long thống nhất lần đầu, đến thời cờ đỏ thống nhất lần hai, hai lần giống nhau, thúng gạo hai đầu dân tình đồng bằng có nhu cầu tương đồng. Nhưng thúng gạo mới đồng bằng Cửu Long so với đồng bằng Hồng Hà, phì nhiêu gấp bội, tôm cá vớt lên là có ăn, mật độ dân số chưa đẩy tới nạn kèn cựa sát phạt nhau, đấu tố nhau... một bữa cơm thường ngày của một tiểu công chức miền Tây, thời 1960-70, một tô canh chua thật lớn, tôm càng nướng... thịnh soạn hơn bữa ăn một nhà giầu quan chức ở miền Bắc thời xưa, nếp sống thảnh thơi, không mưa phùn gió bấc, tạo nên một xã hội Việt Nam mới, rộng lượng, hiền hòa, có thực tất vực được đạo, dân no bụng mới hướng về đạo nghĩa, cho nên miền Nam, Tiền giang Hậu giang, lại là nơi tiếp tục dòng đạo lý cổ truyền dân tộc, dân tình chất phác lễ độ, trọng và nghe những ông thầy có học, có tu... Thất sơn linh thiêng, Bà Ðen huyền bí, Phật Thầy Tây An vào thời Tây sang, Hòa Hảo, Cao Ðài vào thời kháng Pháp, khất sĩ Tiểu thừa sâu rễ bền gốc khắp nẻo... rồi đến ông Ðạo Dừa... tạo một dòng đạo sĩ đôn hậu, mang chút kỳ bí, có dân dã bao bọc tin cậy tôn kính đi theo, sinh hoạt hồn nhiên trên vùng đất mới.
Ðiểm nổi bật của nhân sĩ miền Nam, thế hệ cũ, là nét đạo sĩ, hiền, thẳng, không quanh co, ăn nói mộc mạc chân tình, ruột để ngoài da, không mưu đồ hiểm hóc. Thế hệ cụ phối sư Trần Văn Quế, cụ Trần Văn Hương (Cao đẳng Sư phạm Ðông dương)... là thế hệ đạo sĩ miền Nam, đậm nét Nho phong Võ Trường Toản, Phan Văn Trị, rõ nét mộc mạc có sao nói vậy... hình ảnh cụ Hương trên TV ngày cuối tháng 4, 1975, khi trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh, thật cảm động và khó quên : tay cụ run rẩy, ứa nước mắt : đại tướng giờ đây lấy thế gì mà nói chuyện với bên kia? thế này là thế mất nước... tính hào sảng khí khái cương trực của kẻ sĩ còn để lại trong nhân sĩ già Ðồng Nai ! Hồ
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
Đinh Hoàng Anh (RFA): Làm gì để nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc?
![]() |
Hình minh hoạ. Một em học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc và Việt Nam tại lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 12/11/2017 |
Báo cáo của Nhà Trắng vừa mới đây, với tựa đề “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đã nêu bật các lo ngại của phía Hoa Kỳ trước các thách thức và đe doạ từ Trung Quốc, trong đó có các đe doạ về kinh tế.
Phần các biện pháp cần thiết để thực hiện việc bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ trước các đe doạ từ Trung Quốc, có nhắc tới một biện pháp quan trọng là Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng và sức mạnh của Uỷ ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ (CIFIUS) nhằm bảo vệ an ninh kinh tế Hoa Kỳ trước sự đe doạ từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trông người lại ngẫm đến ta
Gần đây, báo chí Việt Nam đang hồ hởi đăng các thông tin về việc các địa phương đua nhau xây dựng các khu công nghiệp để đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh thương mại”.
Dư luận Việt Nam có vẻ hồ hởi khi kỳ vọng về một sự thu hút đầu tư nguồn vốn từ Trung Quốc tràn sang. Một số báo chí nước ngoài còn cho rằng Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong “Thương chiến Mỹ - Trung”.
VOA Tiếng Việt: Vụ VOA bị TT Trump chỉ trích - Đài do chính phủ tài trợ không có nghĩa phải loan tin chính phủ chấp thuận
![]() |
Cộng tác viên Greta Van Susteren của VOA phỏng vấn Tổng thống Donald Trump ở Singapore, 12/6/2018. |
Đối với giám đốc phụ trách tin tức của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA người đã có một quyết định ‘định mệnh’ thì cuộc phỏng vấn sốt dẻo hôm đó quá đặc biệt và quan trọng không thể bỏ qua.
Chỉ 10 ngày sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 giết chết 2.977 người Mỹ và làm bị thương vô số người khác, đồng minh thân cận nhất và cũng là người bảo vệ Osama bin Laden tại Afghanistan—Mullah Omar—đồng ý cho ban tiếng Pashto đài VOA phỏng vấn độc quyền.
Bà Myrna Whitworth, quyền giám đốc VOA lúc bấy giờ, chỉ định hai nhà báo phỏng vấn bằng điện thoại thủ lĩnh bí ẩn của Taliban, người đã cho phép bin Laden, kẻ chủ mưu vụ 11/9, trú ngụ tại Afghanistan.
Tuy nhiên các giới chức trong chính quyền Tổng thống Bush lúc bấy giờ hay tin VOA đang chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Bà Whitworth nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao và được cảnh báo rằng nếu cho phát thanh cuộc phỏng vấn Omar chẳng khác nào một hành động “tự sát chính trị”.
Dù chính quyền Bush “tôn trọng quyền của VOA tường thuật tin tức khách quan,” nhưng các giới chức Mỹ không muốn VOA “làm những việc mà chúng ta nghĩ là làm lợi cho kẻ thù,” ông Richard Boucher, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Thanh Hà (RFI): Căng thẳng Mỹ- Trung càng gia tăng, Hoa Kỳ càng ngọt ngào với Đài Bắc
![]() |
Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ ngày càng thể hiện rõ sự ủng hộ với Đài Loan. Trong ảnh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) tái đắc cử, tháng 1/2020. REUTERS/Ann Wang |
Hiếm khi nào Đài Loan lại chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ như ở vào thời điểm này. Chính quyền Trump không ngớt lời ca ngợi thành công vượt bực của Đài Bắc trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, đòi cho Đài Loan phải có một chỗ đứng xứng đáng hơn trong các định chế quốc tế và tăng tốc cung cấp vũ khí cho chính quyền của tổng thống Thái Anh Văn.
Nhưng không chắc Mỹ sẵn sàng thay đổi nguyên tắc “một nước Trung Hoa” vốn là nền tảng bang giao Mỹ-Trung.
Vào lúc virus corona gây nhiều thiệt hại về nhân mạng và kinh tế cho nước, dịch Covid-19 “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ Mỹ- Trung, Đài Loan trở thành một “vũ khí” của chính quyền Trump để tấn công Bắc Kinh : Nhà Trắng đề cao thành tích rực rỡ của Đài Loan chống dịch Covid-19 chỉ nhằm chứng minh là một nước lớn như Trung Quốc đã bất lực trước một con siêu vi, tệ hơn thế nữa Bắc Kinh đã thiếu minh bạnh trên hồ sơ này để gây ra đại dịch. Tổng thống Trump chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới là “con rối” trong tay Trung Quốc, gạt bỏ mọi cảnh báo và thông tin do Đài Loan cung cấp về virus corona chủng mới.
Về mặt quân sự, ngoài việc điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ chọn đúng thời điểm tổng thống Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức thêm nhiệm kỳ thứ hai để thông báo hợp đồng bán ngư lôi cho Đài Bắc.
Theo quan điểm của chuyên gia Elizabeth Economy thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế Mỹ Council on Foreign Relations, từ trước tới nay, Quốc Hội Mỹ luôn có khuynh hướng ủng hộ Đài Loan, nhưng ở cấp chính quyền, Washington “tránh lộ liễu phô trương quan điểm đó nhằm duy trì thế cân bằng vốn dễ vỡ” giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự của thế giới này.
Mạnh Quân: Sao cứ ra tòa, họ lại nói "tôi không có trình độ..."?
(Dân trí) - Theo dõi nhiều phiên tòa xử các cán bộ, quan chức nhà nước vừa qua, có một điểm chung dễ thấy: Nhiều người khi nhận tội đều tự cho nguyên nhân do họ chưa được đào tạo, thiếu nhận thức...
Như Dân Trí đã nêu trong bài tường thuật phiên tòa xử bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 19/5 liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý 3 khu "đất vàng" tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM, bị cáo này nói: "Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, nhất là quản lý đất đai".
Trước đó vài tháng, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng ghi nhận lại lời nói sau cùng của bị cáo này là do "suy nghĩ chủ quan, nôn nóng, nhận thức chưa đúng" nên đã dẫn đến những vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Một loạt "đại án" trước đó nữa, khi xét xử nhiều người nguyên là những cán bộ, quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, có người nguyên là lãnh đạo một ngành, có người nguyên là chủ tịch hội đồng quản trị một tập đoàn lớn của nhà nước, nguyên Bí thư thành ủy một thành phố lớn... khi nhận tội, họ cũng đều viện dẫn lý do: Do trình độ nhận thức, do chưa được đào tạo... trong phần tự bào chữa của mình.
Than ôi, trước khi những người này bị điều tra, truy tố, họ vẫn luôn là những người đã trải qua quá trình công tác dài, từng nắm các chức vụ trọng yếu trong các ngành mà họ nắm quyền điều hành và chẳng ai có thể nghi ngờ về trình độ, năng lực của họ.
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020
Nguyễn Ngọc Chu: Cải cách tư pháp - phải bắt đầu từ thẩm phán
I. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách tư pháp
Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.
Bởi thế, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020.
Tuy vậy, CCTP tiến hành rất chậm và chưa hiệu quả. Cụ thể, trong Văn kiện Đại hội XII đã chỉ rõ: “Việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan, sai, bỏ lọt tội phạm” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 110).
Trên thực tế, án oan sai mỗi ngày chẳng những không những bớt đi, mà còn dài thêm dằng dặc với mức độ sai phạm lớn hơn. Vụ án Hồ Duy Hải đang gây chấn động xã hội, và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho CCTP.
Không ai bảo vệ cho Hồ Duy Hải nếu Hồ Duy Hải thực sự phạm tội. Vấn đề cốt lõi là phải chứng minh vững chắc Hồ Duy Hải phạm tội. Những chứng lý mà tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đưa ra chưa đủ cơ sở pháp lý để buộc tội Hồ Duy Hải. Bởi thế, để đảm bảo không oan sai cần thiết phải điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải. Công luận kiên trì đòi hủy án tử hình Hồ Duy Hải để điều tra lại, cũng một phần là vì các vụ án oan kinh rợn gần đây đều do bị ép cung mà nhận tội. Xin nêu tóm tắt 3 vụ án oan điển hình gần đây - đều về tội giết người.
Tuấn Khanh: Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình & điều chưa kể hết
Tháng 5/2020, tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình chấm dứt thời gian quản chế của mình. Một thời gian thật dài đăng đẳng, với nhiều lần anh bị chính quyền địa phương triệu tập, phạt, nhắc nhở… về những sinh hoạt thường ngày của anh. Thậm chí, vì những việc anh không hề bước chân ra khỏi nhà, như tự post một video lên trang mạng. Nhưng kết thúc thời gian quản chế, cũng không có nghĩa là anh có thể hoàn toàn rũ bỏ bản án 6 năm tù, 3 năm quản chế mà nhà cầm quyền áp đặt cho anh từ năm 2012, một bản án dành cho ý thức chính trị của Bình. Không giống với tất cả những gì chúng ta vẫn thường thấy trên bề mặt luật pháp thường được mô tả tại Việt Nam, Trần Vũ Anh Bình sẽ mãi mãi là công dân “hạng hai” trên đất nước này, vì anh không thích chủ nghĩa cộng sản, ít nhất cho đến khi có một thể chế mới. Bình không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ở Việt Nam vẫn có những con số bán công khai cho biết về những người là công dân “hạng hai” như vậy. Theo báo cáo mới nhất về vấn đề đàn áp tự do tôn giáo (2020) do Ủy Ban USCIRF của Hoa Kỳ thu thập được, thì có đến hàng chục ngàn những người dân tộc thiểu số H’mong, Jarai… sống vất vưởng vì niềm tin của mình. Họ không được cấp các giấy tờ chứng minh là một công dân để yên ổn sinh tồn. Cuộc đời của họ, con cái của họ là những thế hệ “hạng hai” tiếp nối. Tôi đã ghi nhớ, rất nhiều
Trùng Dương: Tôi đi thử Covid-19
Tôi lái xe quẹo trái từ Đại lộ Cal Expo vào cổng dẫn vào khuôn viên dùng làm nơi tổ chức hội chợ tiểu bang hàng năm và hàng trăm thứ sinh hoạt cần đất rộng khác, thấy mình lọt vào hai hàng xe dài chờ qua cổng. Tôi hơi ngạc nhiên thấy trên nhiều xe có trẻ em và nhiều bong bóng.
Quận Sacramento nơi tôi ở vẫn ở trong lệnh cư trú tại gia để ngăn ngừa Covid-19 (tắt từ Corona Virus Disease 2019) lây lan, sao lại có một tụ tập đông người lớn và trẻ em thế này, tôi tự hỏi. Phía trước tôi, một phụ nữ nhân lúc xe đậu mở cửa xe chạy ra xa phía ngoài xe rồi dùng điện thọai thông minh chụp hình đám trẻ cầm bong bóng trên chiếc SUV của chị ta. Tôi nghĩ tới bảng chỉ dẫn nhận được qua điện thư sau khi lấy được cái hẹn đi thử Covid, có nói là người có hẹn phải tự lái xe tới chỗ thử, không được mang theo thú vật cưng, và người không có hẹn không được tới. Thế mà xung quanh tôi hầu như xe nào cũng có trên một người, cả trẻ em với bong bóng nhiều mầu. Như thể họ đi hội vậy.(*)
Hay là tôi vào lộn cổng? Ở thành phố này đã lâu, tôi chả bao giờ tự lái xe tới nơi này nên không có một ý niệm nào về hàng chục lối vào khuôn viên rộng tới 350 acres này.
Quả nhiên là tôi vào lộn cổng. Người kiểm soát cổng bảo tôi Covid ở bên kia, cái cổng đầu tiên ở ngay phía sau bà, rồi anh ta chỉ cho tôi rẽ trái đi đường tắt ra đại lộ trở lại. Tôi rời hàng xe dài chờ vào cổng và lái xe ra khỏi khuôn viên, rẽ phải trở vào Đại lộ Cal Expo rồi rẽ phải liền sau có đôi phút lái xe.
Khác với cổng bên kia, cổng bên đây vắng hoe, có một cái gì hơi căng thẳng, có thể đó chỉ là cảm tưởng trong tôi trước sự vắng lặng xung quanh và bãi đậu xe mênh mông vắng tanh trước mặt. Xa xa bên trong là hai cái lều nhỏ mầu trắng, loại vẫn thấy tại những trạm thử nghiệm trên màn hình.
Trước tôi chỉ có hai, ba xe. Bên trái tôi là một tấm bảng dặn giữ mọi cửa kính đóng kín, rồi tới một trạm kiểm soát nhỏ. Bên phải tôi là hai cái bảng dán giấy, một có nội dung “Only persons with an appointment will be tested. Go to projectbaselinbe.com if you do not have an appointment” (Chỉ người có hẹn mới được thử nghiệm. Vào projectbaseline.com nếu bạn muốn được thử). Bảng kia có lẽ cũng cùng nội dung nhưng bằng một thứ ngôn ngữ trông giống như tiếng Nga – tại sao Nga, tôi tự hỏi, vì thành phố tôi ở tôi chưa nghe tới việc có một cộng đồng người Nga. Phía trong là một xe cảnh sát đậu. Tôi trình thẻ lái xe cho người kiểm soát, rồi đi theo mũi tên chỉ đường, tiến vào nơi có hai cái lều mầu trắng.
BBC Tiếng Việt: Việt Nam - Tuyên truyền về Hồ Chí Minh, kết quả thế nào?
![]() |
Việt Nam gọi Hồ Chí Minh là Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam |
Việt Nam tuần này kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản cầm quyền nói Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hôm 18/5, nói: "Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vô cùng phong phú, vĩ đại của Người không những là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam mà còn là đóng góp quý báu của Người vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới."
Tuy vậy, một số nhà bình luận tự xem là độc lập, cũng bày tỏ đánh giá không đồng nhất với Đảng Cộng sản về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Tôi cho rằng, bài phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSVN, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 130 năm, ngày sinh cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có gì mới.
Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020
Tô Văn Trường: Tại sao lại lập thí điểm khu kinh tế Vân Đồn?
Báo Thanh Niên ra hôm nay, ngày 18/5/2020 có bài viết rất đáng suy ngẫm, nêu lên quan ngại của Bộ Quốc phòng về việc Trung Quốc không những đã đầu tư nhiều dự án bất động sản ở các khu vực trọng yếu mà còn đang ồ ạt thâu tóm nhiều dự án “nhạy cảm” ở Việt Nam.
Nhiều cử tri, đặc biệt là các vị lão thành cách mạng và giới trí thức đang rất quan tâm đến thông tin về Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 21-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn. Dư luận quan tâm, lo lắng, thậm chí nghi ngờ là có cơ sở vì chỉ mới hai năm trước, dự án Luật Đơn vị kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (thường gọi là Luật Đặc khu kinh tế) đã bị nhân dân cả nước phản đối, Quốc hội phải đưa ra khỏi Chương trình xây dựng pháp luật; nay không rõ vì sao Chính phủ lại có quyết định riêng, giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn nhiều chức năng mở (khoản 2 Điều 2 giao cho Ban quản lý “nhiệm vụ, quyền hạn khác được cơ quan có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền”), thực chất là tiếp tục thí điểm đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Có cơ sở để lo rằng, quyết định thí điểm đặc khu kinh tế Vân Đồn giữa lúc Trung Quốc đang quyết liệt thực hiện dã tâm chiếm trọn Biển Đông, vụ án giám đốc thẩm Hồ Duy Hải làm sôi sục dư luận trong cả nước, v.v… có khả năng sẽ làm giảm sút lòng tin sau thành công bước đầu rất đáng khích lệ của cuộc chiến chống dịch Covid-19 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra dư luận bất lợi cho Kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Khu kinh tế Vân Đồn này là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang - một vành đai” kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN – Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Nhìn một cách khái quát, trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đã thực hiện mưu đồ lấn chiếm, chèn ép, cướp được rất nhiều thứ của Việt Nam. Ta càng nhún nhường thì càng lệ thuộc, càng bị họ chiếm đoạt, chèn ép. Trong quan hệ Việt- Trung, phía Việt Nam đã không ít lần chậm nhìn ra mưu sâu, kế hiểm của họ, bị "hớ", chịu nhiều thua thiệt. Việc lựa chọn những địa điểm nhạy cảm về quốc phòng như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc để lập đặc khu kinh tế là rất nguy hiểm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)