Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020


Nguyễn Hưng Quốc: Văn Học Miền Nam Trong Tiến Trình Hiện Đại Hoá Của Văn Học Dân Tộc

Ở thời điểm hiện nay, 45 năm sau ngày miền Nam sụp đổ, nhìn lại nền văn học ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, chúng ta thấy gì? 

Theo tôi, có ba điều dễ thấy và dễ được công nhận nhất:

Thứ nhất, chưa bao giờ, trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, có một nền văn học nào đối diện với nhiều bất hạnh đến như vậy. Nói theo nhà văn Võ Phiến, đó là nền văn học bắt đầu bằng một cuộc di cư (từ miền Bắc vào miền Nam) và kết thúc bằng một cuộc di tản (từ Việt Nam ra hải ngoại).[1] Đó cũng là hai mươi năm đầy chiến tranh và loạn lạc. Tuy nhiên, tính chất bất hạnh ấy được thể hiện rõ nhất ở thời điểm sau năm 1975. Bất hạnh ấy đến từ cả một hệ thống chính quyền đầy quyền lực và cũng đầy thù nghịch. 


Ngay sau tháng 4, 1975, trước khi đóng cửa các cơ sở kinh doanh, chính quyền mới đã ra lệnh đóng cửa tất cả các tờ báo, các nhà in, các nhà xuất bản, các nhà phát hành và các nhà sách; trước khi tịch thu tài sản của những người bị xem là tư sản mại bản, chính quyền đã ra lệnh tịch thu hoặc tiêu huỷ sách báo từng được xuất bản ở miền Nam trước đó; trong lúc vẫn thừa nhận kinh tế có 5 thành phần (nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), chính quyền mới chủ trương, trong văn học nghệ thuật, chỉ có một thành phần duy nhất, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, do họ kiểm soát chặt chẽ; và, cuối cùng, cùng lúc với việc bắt bớ các sĩ quan và công chức thuộc chế độ cũ đi học tập cải tạo, chính quyền cũng ráo riết lùng bắt các cây bút từng lên tiếng phê phán và chống đối lại họ. Trong nhà tù, các nhà văn, nhà thơ và nhà báo thường bị án lâu nhất; nhiều người (như Thảo Trường, Phan Nhật Nam, Tô Thuỳ Yên và Trần Dạ Từ) bị giam giữ trên 10 năm, lâu ngang ngửa với những người thuộc cấp tướng trong quân đội miền Nam.

Trần Doãn Nho: Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước

1.

30/4/1975, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)[i] tức tưởi chết! 

Đọc được từ một email tình cờ lạc vào inbox tôi:

“Còn nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng - Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng Hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng Sản đã tràn vào thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. (…) Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 5 khi có chiến dịch Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy, có một vụ chấn động Sài Gòn là vụ nổ ở một tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4, ông chủ cũng chết. Tiệm này nằm trong phường 10, quận Phú Nhuận (chung với phường của nhà mình bên đường Thiệu Trị - Nguyễn Huỳnh Đức). Còn một vụ khác vào khoảng năm 1976, có một gia đình bên khu đường rầy xe lửa hướng đi ra Cống Bà Xếp. Gia đình này có hai vợ chồng và tám đứa con. Vì căm phẫn chế độ Cộng Sản, họ đã tìm ra đường thoát. Hôm đó, họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết.[ii]

Đọc được từ một nữ bộ đội miền Bắc, sau này là nhà văn nổi tiếng Dương Thu Hương: “Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.”[iii]

2.


Chao ôi, đã bốn mươi lăm năm rồi kể từ cái ngày tang thương 30/4/1975 !

Hoàng Hưng: Điều quan trọng là trở lại với CON NGƯỜI THẬT, CON NGƯỜI TỰ NHIÊN; CUỘC SỐNG THẬT, CUỘC SỐNG TỰ NHIÊN

Dịch giả, nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng từ Hà Nội vào sinh sống và làm việc ở Sài Gòn từ 1977.

Trường hợp của tôi có lẽ hơi cá biệt so với số đông đồng nghiệp ở miền Bắc trước 1975: Sinh trưởng trong một gia tộc thuộc “tầng lớp trên” thời Pháp thuộc; năm 1954 hầu hết họ hàng của tôi di cư vào Nam, chỉ riêng gia đình tôi ở lại miền Bắc vì bố tôi là một bác sĩ “chuyên môn thuần tuý” quá tin vào “hiệp thương tổng tuyển cử sau 2 năm” và chưa thấy được bản chất “Cộng sản” của Việt Minh; tuy nhiên bản thân tôi ham đọc sách tiếng Pháp từ nhỏ, được học tiểu học trong nhà trường “quốc gia” và Pháp, cấp 2 (Middle School) theo chương trình chuyển tiếp “quốc gia” sang “dân chủ nhân dân”, đến cấp 3 (High School) mới bắt đầu “nhà trường xã hội chủ nghĩa”; thêm nữa, từ 1954 đến 1975 tôi vẫn chịu khó đọc sách tiếng Pháp trong tủ sách gia đình và kho sách trong Thư viện Quốc gia được Sứ quán Pháp cung cấp. Có lẽ vì thế, khi vào Sài Gòn khá sớm sau 30/4/1975 để tìm mẹ và họ hàng, tôi thấy như được trở về đời sống tự nhiên của tuổi thơ mình vốn đã bị chế độ chính trị miền Bắc và tình trạng chiến tranh làm cho… quên mất!

Phải nói dài dòng thế, vì có thể nhận xét của tôi về đời sống và văn hoá miền Nam có phần chủ quan, cá biệt.

1. Về lối sống của người Miền Nam trước 1975 (xin viết tắt là LSMN) và ảnh hưởng của nó sau 1975


Xã hội miền Nam mà tôi thâm nhập trước hết là xã hội của bà con họ hàng thân tộc ở Sài Gòn. Họ vẫn giữ khá đầy đủ những đặc điểm (cả hay lẫn dở) của tầng lớp trung lưu Hà Nội trước 1954. Tất nhiên là nó đối nghịch với xã hội miền Bắc mà tôi sống trong 20 năm “cải tạo xã hội chủ nghĩa” và chiến tranh, ở đó chính quyền toàn trị biến xã hội thành một trại lính khổng lồ, tất cả cho cuộc chiến, mọi người chia sẻ với nhau cảnh nghèo nàn đơn điệu; ở đó sự “nông thôn hoá” Hà Nội khiến cho lối sinh hoạt bình dân, suồng sã đánh bạt lối sống đài các, thanh lịch của chốn ngàn năm văn vật… 

Cung Tích Biền: Ba Mươi Tháng Tư Thế Võ Lật Bánh Tráng

1


Biến cố Ba mươi tháng Tư 1975 là một cuộc trần ai, Lật bánh tráng. Một này lật úp trọn vẹn. Một kia lật ngửa, trần trụi, phô bày toàn thể cái Không-thể-giấu-giếm, của nó. 

Có người nói rằng, “Cuộc chiến Bắc Nam chấm dứt, kẻ thắng người thua đều là kẻ bại trận”. Nói vậy e không đúng lúc, ra cái điều ngụy quân tử; nhất là câu phát ngôn ấy của người bên “Hốt hết nhà cửa tiền vàng của người thua trận; đốt trụi sách vở; lùa người đưa vào trại tù; triệt tiêu cái tình huynh đệ Bắc-Nam; không một tỏ ra cao thượng nào tìm thấy, nơi kẻ gọi rằng chiến thắng”.

Một cuộc thắng thông qua thuần vũ lực, không có lương tri nhân nghĩa nào có quyền chen vô can ngăn được; chỉ bằng áp đảo, xua cả thiếu niên ra trận, lót đường trùng trùng xương cốt xuôi dãy Trường Sơn; không thể ngay tức thì, ngày hôm trước xưng anh hùng, cờ xí mừng đại chiến thắng, chiều hôm sau nhún mình, trở bộ quân tử tàu, nói ngược lại mình cũng là kẻ bại trận; dù là câu nói ví von, hay ẩn dụ. 

Một cuộc xương máu hai mươi năm, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / vùi con đỏ xuống hầm sâu tai vạ” [*] không thể phán một câu là xong nợ, huề trất. Như cá độ bóng đá, tao với mày bắt tay, ra quán nhậu mần vài chai bia corona.

Ngay đó, chỗ “Tình nghĩa Bắc Nam”, lại một cuộc thua trận. Cũng chẳng thể nói càn, “Đù má, Tao thua hồi nào?” Nhận mình bại trận, cũng là một sòng phẳng, lương thiện; để rồi, sau đó, càng thương yêu nhau hơn, đùm bọc nhau, cùng chung chia nỗi đau định mệnh, cùng nhau tìm con đường Phục quốc. 

Nguyễn Đức Tùng : Thơ Như Đời Sống Tinh Thần Của Dân Tộc

Sự so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc thời kỳ hai mươi năm chiến tranh, tương tác giữa chúng sau khi hòa bình lập lại, là một đề tài lớn, có ích cho sự phát triển của thơ Việt Nam, nhưng cần công sức của nhiều người, cần nhiều thời gian. Công việc ấy chưa bao giờ được bắt đầu chứ đừng nói là hoàn tất. Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người trong một thời đại, là tấm gương của xã hội. Hơn thế nữa một nền thơ thành công có khả năng chinh phục những người chưa bao giờ tiếp cận nó. 

Văn học là cảm xúc và tư tưởng nhưng văn học cũng là nghệ thuật ngôn ngữ. Ảnh hưởng là ảnh hưởng trên cả hai phương diện ấy.

1. Ngay sau chiến tranh, ở Huế, khi tôi còn bé, tôi được chứng kiến một nhà thơ miền Bắc, đọc cho nghe bài thơ của anh, Viết cho em từ cửa biển, sau đó anh cũng đọc bài Cần thiết của Nguyên Sa, cả hai anh đều đọc thuộc lòng. Đó là một kỷ niệm tôi không bao giờ quên: sự xúc động, tình tự dân tộc, sự khoan hòa và bao dung, cái đẹp. Sau năm 1975, việc giao thoa này dù muốn dù không cũng đã xảy ra. 

Trong thời gian chiến tranh (1954-1975), ở miền Nam có nhiều khuynh hướng văn học, như cổ điển, lãng mạn, hiện thực, siêu thực, hiện sinh, nhưng ở miền Bắc chỉ có một khuynh hướng là hiện thực xã hội chủ nghĩa. Khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa này đồng thời cũng là "phương pháp sáng tác". Tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh dựa theo câu hỏi của anh: ảnh hưởng của thơ miền Nam đối với thơ miền Bắc. Thực ra sau 1975, cả nước là một, khó có thể dùng chữ thơ miền Bắc nữa, mà nên dùng chữ thơ sau 1975.

2. Giới nghiên cứu và báo chí: Cách tiếp cận đối với thơ miền Nam của các nhà nghiên cứu văn học ở phía Bắc, cho đến hiện nay, gồm ba khuynh hướng:

- Khuynh hướng bảo thủ cực đoan: phê phán, đả kích, bôi nhọ, chính trị hóa. Ví dụ: Nguyễn Văn Lưu hay Vũ Hạnh.

Đinh Quang Anh Thái: Sinh hoạt văn học miền Nam trước 1975, ghi chép những ý nghĩ rời

Lời Tòa Soạn : Từ thập niên 1990 đến nay, Đinh Quang Anh Thái là nhà truyền thông từ Hoa Kỳ đã thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn về các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt với các nhân vật tranh đấu cho dân chủ trong nước Việt Nam. Là người quảng giao và theo sát thời sự, ông đã tạo được lòng tin cậy nơi người đối thoại, và gặt hái được nhiều nội dung trung thực và phong phú.

Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm nay 2020, nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã ghi lại các buổi trò chuyện với một số nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ hiện đang sống tại Việt Nam hay đã ra hải ngoại, để biết ký ức và cảm nhận của họ về cái ngày “làm cho triệu người vui và triệu người buồn” này. DĐTK

*

VÕ ĐẮC DANH là người cầm bút đã thành danh ở Việt Nam sau 1975. Anh viết nhiều, các tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút sắc bén của Danh là Nỗi Niềm U Minh Hạ, Đồng Cỏ Chát, Thế Giới Người Điên, Canh Bạc, Đồi Chợ Chợ Đời…

Võ Đắc Danh tại căn nhà ở Nam California Tháng Giêng 2020 (Hình: ĐQAT)
Danh sinh ra trong một gia đình “rặt cộng sản.” Nói theo cách của nhà văn Lê Phú Khải trong cuốn Lời Ai Điếu “những lần họp mặt gia đình ngày giỗ tết, trừ cái cột nhà, ai cũng là đảng viên cộng sản.”

Vậy mà tối 30 Tháng Tư 2019, ngồi với nhau tại nhà tôi, Danh nâng chén rượu, giọng dưng dưng nói “anh em mình cùng mất nước; anh Thái mất miền Nam, còn tui, Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam của tui nữa.”

Văn học miền Nam 54-75 trong cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay (Vương Trí Nhàn trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê (RFI)


Thụy Khuê: Thưa anh Vương Trí Nhàn, xin cảm ơn anh lại một lần nữa vui lòng đóng góp tiếng nói trên đài RFI. Trước hết xin hỏi anh là hiện nay có dấu hiệu nào cho chúng ta thấy là văn học miền Nam đã bắt đầu hiện diện lại trên địa bàn văn học ở trong nước hay chưa?

Vương Trí Nhàn: Lâu nay, Văn học miền Nam như cứ tồn tại một cách lấp lửng ở Hà Nội, lúc thì xuất hiện, lúc có vấn đề nổi lên, tuy không thành vấn đề lớn, vấn đề liên tục. Thời gian gần đây vì có chuyện một số sách của Dương Nghiễm Mậu được in lại, sau đó lại bị phê phán, thành ra có người nghĩ rằng nó đang bị đẩy lùi đi. Tôi thấy không phải, mà thực chất khoảng mùa thu năm ngoái, năm 2007, báo Văn Nghệ mở ra mục giới thiệu một số tác phẩm của văn học Sàigòn trước 75 và đã in một số truyện ngắn. Và đúng kỳ 30 tháng tư năm 2008 này, báo Văn Nghệ có ra số đặc biệt, lần đầu tiên đưa vào sưu tập mười truyện ngắn in ở Sàigòn trước năm 75, đấy là một điều đáng chú ý. Theo tôi, trong xã hội đang có nhu cầu muốn nhìn lại, tiếp cận lại bộ phận văn học này, tôi thấy đây là điều cần thiết và cũng muốn góp sức vào đó.

T.K.: Truớc khi đi xa hơn nữa, xin hỏi anh về tình hình trước năm 1975, ở Hà Nội thời ấy đã có ai đọc một vài tác phẩm của Văn học miền Nam hay không, và nếu có, chuyện đó đã xẩy ra như thế nào?

V.T.N.: Văn học miền Nam hồi đó về Hà Nội ít ỏi lắm, muốn đọc khó lắm, nhiều khi phải mò mẫm đi tìm, tìm thấy rồi, đọc thấy hay rồi muốn kêu lên với mọi người cũng phải tự nén lại. Song, một cách tự nhiên, một số người chúng tôi biết rằng có nó , đinh ninh tin rằng một người muốn làm văn học một cách đứng đắn phải tìm tới nó -- các nhà văn từ Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, rồi Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu... hay lớp trẻ bọn tôi như Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Trúc Thông hay một số bạn khác đã nghĩ như vậy. Không bồng bột không sôi nổi ào ạt, nhưng chúng tôi đã liên tục tìm kiếm, không bỏ qua một trường hợp nào mà không tìm kiếm. Có thể là chẳng ai hiểu văn học miền Nam cho đến đầu đến đũa, có thể sự hiểu chỉ loanh quanh ở những mảnh vụn, nhưng làm sao khác được, vừa đọc vừa đoán thêm tưởng tượng thêm cũng là quý lắm rồi. Và đã có một sự chia sẻ thậm chí như là giữa hai bên hình như vẫn có một cuộc đối thoại ngầm nữa. Vả chăng cái sự xa lạ là mãi về sau này mớí xuất hiện chứ ban đầu chính thức đâu có phải vậy. Có lần tôi đã tìm thấy một văn bản năm 56, ông Nguyễn Tuân, thay mặt cho giới văn nghệ Hà Nội, đã viết thư cho những người viết văn ở miền Nam, nói rằng chúng ta sẽ cùng lập một đoàn đại biểu để đi dự hội nghị nhà văn ở Tân Đề Ly, bên Ấn Độ và chúng ta sẽ chờ cơ hội sáng tác để góp phần vào nền văn hóa dân tộc. Đây là chuyện ít người biết cả người ở Hà Nội cũng không biết tôi cho rằng chúng ta nên tìm cách nhắc lại với nhau kẻo hiểu lầm mãi, hiểu lầm và tự mình bó buộc mình một cách phi lý.

Trần Mộng Tú: Đám Cưới

Bà mẹ cô dâu đưa thêm người khách nữa vào bàn cho đủ mười người. Trong bàn đã có bốn cặp vợ chồng và một phụ nữ đi một mình.

Bà tươi cười giới thiệu:

Đây là chị Trang, mẹ đỡ đầu của cô dâu, em xin được đưa chị Trang ngồi đây với các anh chị.

Bà Trang còn khá trẻ, so với những cặp đôi trong bàn, chỉ khoảng ngoài 40, khẽ cúi nhẹ đầu chào mọi người. Mắt bà chợt mở to hốt hoảng khi chạm vào cặp mắt của người phụ nữ ngồi đối diện với mình, người phụ nữ cũng đi một mình. Người này cũng chạc tuổi bà. Cả hai cùng như sững người lại trong một giây rất ngắn, rồi họ cũng nghiêm mặt lại, cười nhẹ như chưa hề biết nhau. Họ ngồi đối mặt nhau nên thỉnh thoảng lại nhìn nhau, rồi lại giả vờ như không nhìn thấy nhau. Người phụ nữ đó được cặp vợ chồng ngồi cạnh gọi là chị Hoa.

Hoa nói trong đầu: Đúng là Trinh rồi, sao bây giờ lại là Trang. Người đàn bà tên Trang đó cũng hơi cau mày lại: người này tên là Hoa à? Hay mình nhìn nhầm. Cũng may họ không ngồi cạnh nhau nên không phải nói chuyện với nhau, nhưng họ lại đối mặt nhau nên khó lòng tránh cặp mắt của nhau. Những người khách cùng bàn nói cười vui vẻ, tiếp thức ăn cho hai người phụ nữ độc thân, cả hai chắc chắn cùng trẻ hơn họ. 

Hai người đàn bà trẻ đó thỉnh thoảng vẫn nhìn trộm nhau, thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt nhau, cả hai cùng bối rối, họ như muốn nói với nhau một điều gì nhưng lại không nói được.

Bỗng một ông khách trên bàn đang nói chuyện con cái, chuyện sắp về hưu đổi đề tài, hỏi hai người đàn bà độc thân: Hai chị sang đây từ năm nào?

Bà Trang ngập ngừng: Dạ…dạ từ năm 1985, nói xong bà hạ mi mắt thật thấp xuống, tránh nhìn bà Hoa.

Nguyễn Tường Thiết: Hai đêm lịch sử

Cổng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Tình cờ trên một số báo Văn cũ, số Xuân Quý Mùi 2003, tôi được đọc một truyện ngắn của nhà văn Mai Ninh. Đoạn văn sau đây trong truyện “Mưa mùa xa” khơi dậy trong tôi nhiều kỷ niệm xưa, về một thời tuổi trẻ sôi động năm 1963.

“Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời qua màn sương phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt nát, những mảng biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước dập rồn rã vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường…” 

Những tờ truyền đơn ướt nát hồi đó mà cô bé Mai Ninh trông thấy không thể nào tồn tại trên đường phố lâu quá 24 tiếng đồng hồ. Số phận của chúng là được rải đi để rồi tan biến trong lòng các ống cống vỉa hè Sài Gòn.

Thế nhưng…

Do một sự hết sức tình cờ một tờ truyền đơn của thời ấy được tìm thấy trên đất Mỹ 40 năm sau. Tờ giấy tầm thường ấy bây giờ nằm trong tay tôi không còn mang bất cứ một ý nghĩa nào cả ngoại trừ nó là chứng tích của một thời tuổi trẻ. Tuổi trẻ tôi, tuổi trẻ thế hệ chúng tôi, những người mà giờ đây nếu còn sống hẳn đã hai màu tóc hoặc một màu tóc bạc trên đầu.

*

Tháng 8 năm 2003 tôi nhận được điện thư của một người quen cũ, anh Nguyễn Trọng Nho. Năm ấy anh Nho dự định tổ chức một buổi họp mặt tại nam Cali gồm những người đã một thời từng là sinh viên và quen nhau tại khuôn viên các trường đại học Sài Gòn trong bàu khí sôi sục của năm 1963. Anh Nho đặt tên cho cuộc họp mặt ấy là “bốn mươi năm nhìn lại”. 

Nguyễn Văn Thà: Hoàng Lan Chiều Hoang

De la ira a la ternura: ”Từ sự giận dữ tới sự dịu dàng.”, Oswaldo Guayasamín, nước Ecuador
Tháng tư đi vào trong núi
Tìm con ngựa trận năm nào
Yên cương bây giờ mục nát
Hỏi chàng, chàng bặt âm hao

(TRẦN MỘNG TÚ, 
Ngày tháng ngậm ngùi, 1994)

Trong thành phố Sài Gòn, sau mấy năm bị đổi tên thành thành phố của người đã giết mình, nay đã bắt đầu thoang thoảng những câu hát như “Ngày rời Paris, anh đã để quên con tim.” từ hải ngoại bay về. Đương khi trong những xứ sở mà người Việt đã lại bắt đầu để quên con tim lại cho người mình thương một cách ỡm ờ dễ thương đến như vậy như những ngày Sài Gòn chưa bị bọn CS bóp họng, thì ở trong các trại tù dưới cái mỹ từ đểu cáng “trại cải tạo” có nhiều sĩ quan, viên chức của VNCH vẫn bị cộng đồng quốc tế hờ hững bỏ mặc, nhưng những bà mẹ, những bà vợ không quên con, chồng họ. Họ là lực lượng đáng kính nể nhất, đáng ghi vào sử sách nhất của xã hội miền Nam. Họ bương chải, họ ngược xuôi, họ nuôi con và chăm sóc bố mẹ già, và họ thăm nuôi. Cơ cực không thể tả xiết. Lan là một người vợ cũng như họ, nhưng nàng chỉ thăm nuôi chồng mình được mấy lần rồi đành dứt; nàng ray rứt khôn nguôi vì nàng không còn tiền để thăm chứ đừng nói chuyện nuôi. 

Cũng vào những tháng ngày này tôi từ Hàm Tân chạy vào Sài Gòn trốn vượt biên và ở trọ trong nhà của đứa em gái họ của tôi, mà chồng là một tay anh chị lại quen biết nhiều với công an khu phố ở Khánh Hội, quận Tư, nơi mà các công an khu phố người địa phương lẫn gốc Bắc Kỳ biết ngậm miệng ăn tiền hoặc an phận thủ thường, không dại gì mà sinh sự một cách không cần thiết trong một khu chuyện đâm chém xảy ra hằng ngày.

Trịnh Cung: Ký Ức Tháng Tư Một Câu Chuyện Khác 

Trong đám dân chúng miền Bắc ồ ạt đổ về Miền Nam để gặp lại họ hàng sau 20 năm xa cách sau khi những chiếc tăng mang cờ Mặt Trận Giải Phóng tiến vào dinh Độc Lập tiếp nhận cuộc đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, có cả những văn nghệ sĩ nổi tiếng của Hà Nội từ những năm 30-40. Họ vào Sài Gòn để thăm những văn nghệ sĩ gốc bắc đã từng là bạn thân của họ trước khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954.

Không thể biết được đám người này có phải chỉ vì tình nghĩa thân thuộc mà kéo nhau vào Nam tìm thăm họ hàng, bạn bè hay còn có một mục đích chính trị nào khác, nhưng về phía những người Sài Gòn thật sự họ rất mong gặp lại bố mẹ, anh chị em đã bị thất lạc từ 20 năm qua vì hoàn cảnh chính trị khốc liệt của đất nước. Thậm chí, có nhiều người đã từ chối di tản ra ngoại quốc, ở lại chỉ cốt để gặp lại người thân thuộc nhân dịp đất nước thống nhất.

Dẫu những người từ Bắc vào Nam có mục đích thầm kín nào hay không, tôi vẫn tin sự vui mừng của họ khi gặp lại người thân trong Nam là rất chân thật, dù là thường dân hay cán bộ. 

Riêng tôi tuy không có ai là họ hàng từ Bắc tìm thăm vào thời kỳ đầu buồn thảm mất nước nhưng nhờ là hoạ sĩ có chút tiếng tăm nên cũng được sự thăm hỏi của một số văn nghệ sĩ từng nổi tiếng của Hà Nội những năm 30-40 xưa như nhà thơ Trần Dần, nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ Xuân Diệu,.. và nhiều hoạ sĩ như các anh Bùi Xuân Phái, Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân,..

Những lần gặp gỡ ấy có khi tại nhà tôi, có khi tại nhà anh Thái Tuấn, tại xưởng vẽ của Đinh Cường hoặc trên sân vườn nhà Trịnh Công Sơn.

Tất cả các anh ấy đều lớn tuổi hơn tôi rất nhiều, lại không hề có sự quen biết trước nào để họ đến thăm hoặc gặp gỡ hàn huyên như từng thân thiết. Thường là do sự giới thiệu bởi các bạn văn nghệ sĩ Sài Gòn, chẳng hạn, vào một buổi sáng, có một bạn trẻ đưa nhà thơ nổi tiếng với bài “tôi đi không thấy phố thấy nhà / chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” đến thăm tôi tại nhà. Lúc đầu tôi khá bỡ ngỡ, chưa nhận ra anh là ai, Trần Từ Duy giới thiệu : “Đây là anh Trần Dần, em đưa ảnh đến thăm anh”.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020



Để kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm nay 2020, Diễn Đàn Thế Kỷ quyết định làm một số báo đặc biệt, với sự đồng lòng đóng góp bài vở của một số khá đông bạn bè cầm bút. Chủ đề của số báo này, một cách tổng quát, là nhìn lại và trình bày một cách khách quan, trung thực những gì tích cực, những gì tốt đẹp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nhắc lại với một thái độ không phải chỉ để hoài niệm, mà mang ý hướng đóng góp trở lại cho nước Việt Nam hiện nay và mai sau. Một công trình dở dang của quá khứ, nửa thế kỷ sau áp dụng trở lại cho tương lai, tại sao không ?

Từ năm 1954, để kết thúc trận chiến tranh với Pháp, Việt Nam được một cuộc hội đàm quốc tế tại Genève chia ra làm hai phần, phía bắc vĩ tuyến 17 thuộc phe cộng sản, phía Nam phe tự do, thường gọi là phe quốc gia. Từ thời điểm ấy, hai chính quyền Bắc và Nam có chương trình riêng. Phía Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, độc tài, chuẩn bị sức mạnh để đánh chiếm miền Nam; phía Nam tiếp tục truyền thống của nước Việt Nam cũ, cộng với kiến thức và tinh thần mới từ thế giới tự do, ra sức xây dựng một đất nước thịnh vượng và tiến bộ. Với sự viện trợ tích cực của phe cộng sản trên thế giới, chính quyền miền Bắc tiến hành mở cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Và cuối cùng họ đã chiến thắng, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mở rộng thêm biên giới cho phe xã hội chủ nghĩa xuống phía nam châu Á.

Một số nước Á châu, trong phong trào giải thực từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, cũng bắt đầu xây dựng gần như cùng một khởi điểm với Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Phi Luật Tân, Thái Lan… nay hầu hết đã thành những quốc gia dân chủ giàu mạnh, trừ Việt Nam. Có một điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn, là : nếu miền Nam Việt Nam không bị cuộc chiến tranh xâm chiếm của miền Bắc thì ngày nay đã trở thành một trong những nước thịnh vượng đó, nếu không hơn thì cũng ngang bằng với những Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Vì miền Nam hội đủ các yếu tố để tiến bộ, trên thực tế đã là một xã hội văn minh : một chế độ dân chủ tôn trọng con người, một nền giáo dục khai phóng, một kho tài nguyên nhân vật lực vô cùng phong phú.

Lê Xuân Khoa: Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Bài báo Washington Post về buổi họp báo của GS Lê Xuân Khoa tại Thượng Viện, 3/3/1987 . (Hình: tác giả cung cấp)
Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2,164,000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140,000
Đợt 2 (1975-1979): 327,000
Đợt 3 (1980-1989): 450,000
Đợt 4 (1990-1995): 63,000

Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260,000
Chương trình ODP (1979-1995): 624,000
Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300,000

Trong tổng số 2,164,000 kể trên, ngoài 140,000 người được chính phủ Mỹ di tản trong đợt đầu và 624,000 đi theo diện ODP, có khoảng 840,000 người đã vượt thoát bằng đường biển hay đường bộ trong ba đợt sau tới các trại tạm trú ở Hong Kong và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong số này, 750,000 được nhận định cư tại Mỹ và các nước khác. Như vậy, số người không được công nhận là tị nạn và bị kẹt lại ở các nước tạm dung (first asylum countries) là 90,000, nhưng trên thực tế năm 1995 chỉ còn lại khoảng 40,000. Điều đó cho thấy là trong sáu năm từ Hội nghị quốc tế Geneva lần thứ 2 về tị nạn Đông Dương (1989) đến năm Liên Hiệp Quốc chính thức chấm dứt các chương trình tị nạn (1995), đã có khoảng 50,000 người hồi hương do tình nguyện hay bị cưỡng bách. Số 40,000 còn lại phải tiếp tục trở về nước, hầu hết bị cưỡng bách hay không chống đối (non-objectors), trước khi trại tị nạn cuối cùng được đóng cửa năm 1997.

Phạm Đỗ Chí: Di Sản VNCH Sau 45 Năm Qua

(Viết nhân ngày 30/4/2020)

Bài này được dành cho ngày 30 tháng 4 năm nay 2020 để đánh dấu 45 năm sau ngày miền Nam VN bị quân đội Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm bằng võ lực, sau khi bị Kissinger lập mưu cho Hoa kỳ bỏ rơi để mua chuộc Trung Quốc với thị trường tương lai khổng lồ 1,3 tỷ dân.

Nhưng tác giả muốn viết không chỉ để nhớ về dĩ vãng buồn vào mỗi dịp tháng 4, mà còn nhằm duyệt lại những thành tựu không thể phủ nhận của 21 năm Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) đã để lại cho Việt Nam bây giờ và tương lai, và gây lại một niềm tin cho Cộng đồng hải ngoại cũng như đại đa số người Việt yêu tự do ở bên kia vòng địa cầu.

Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi muốn nhìn lại “Hội Chứng (“Syndrome”) Việt Nam” từ 45 năm qua để xác định tại sao trên 4 triệu người Việt đã phải rời xa xứ sở năm 1975 và các năm tiếp sau, để hóa giải mặc cảm của “Bên Thua Cuộc”.

Đồng thời, nhưng quan trọng hơn, là để tri ân những thành tích của các bậc cha anh đã dựng nước và để lại “Di Sản VNCH” càng ngày càng rõ rệt, mà đồng bào cả nước bây giờ không thể phủ nhận.

Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền văn hóa âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc. Dù đã có những chỉ thị và chủ trương tiêu diệt tận gốc rễ của chính quyền Cộng Sản từ ngay sau tháng 4/1975, nhưng nét văn hóa bất diệt này vẫn tồn tại ở miền Nam và sau đó lan dần ra miền Bắc. Ban đầu chỉ có một số nhỏ bài hát được phép trình diễn chính thức, nhưng danh sách này lớn dần và đến nay thì hình như không có lệnh cấm nổi nữa. Phong trào ưa nhạc Bolero, hay còn được gọi là “Nhạc vàng” tràn ngập bây giờ, là thí dụ hùng hồn nhất. Tuy nhiên trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến các di sản chính khác về giáo dục, kinh tế, tổ chức hành chính pháp quyền và xã hội. 

Như sẽ tóm tắt trong phần kết, người viết còn mạo muội nghĩ di sản đó bao gồm sau cùng cả mặt chính trị, đảo lộn vai trò người thắng kẻ thua cuộc sau cùng.

Tự Hào Tuổi Trẻ và Giáo Dục Miền Nam


Trùng Dương: Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến - Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, khi còn ở trong trại tị nạn Camp Pendleton ở Nam Cali, tôi có dịp ở chung lều với gia đình một ông bác sĩ thuộc lứa tuổi trung niên. Như nhiều người Miền Nam, ông tỏ ra cay đắng cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ rơi Miền Nam. Ông cho biết sẽ tìm xin tị nạn tại Pháp hay Canada, vì cảm thấy không thể sống tại đất nước đã phụ rẫy mình. Chúng tôi đứt liên lạc từ sau khi rời trại, và tôi không rõ gia đình ông gồm bà vợ, vợ chồng cô con gái và ba đứa cháu ngoại còn nhỏ đã phiêu bạt nơi nào.

Ai làm mất Nam Việt Nam là câu hỏi thời thượng dạo ấy. Như hồi quân của Mao Trạch Đông tiến chiếm Hoa Lục năm 1949 người ta đã hỏi nhau, đúng ra là đổ lỗi cho nhau, là ai đã làm mất Trung Hoa. Trở lại chuyện Việt Nam: Giới bảo thủ thì đổ cho là giới báo chí khuynh tả làm mất Miền Nam. Họ quên là số phận Miền Nam đã được định đoạt từ khi Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon bắt tay với Trung Quốc ba năm trước đó, nhắm vào thị trường béo bở với hàng tỉ người tiêu thụ tương lai. Mặc dù chính chúng ta dạo ấy không muốn tin như thế.

Ai làm mất Miền Nam thì là chuyện đã rồi đối với tôi vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 cách đây 45 năm thức dậy trong căn lều nhà binh mới dựng hôm trước, cỏ còn cao quá đầu gối, chỉ mới có tôi và hai đứa con nhỏ, 9 và 2 tuổi, được lùa vào đây nửa đêm hôm trước từ chiếc xe buýt đón chúng tôi đến từ Guam tại phi trường Los Angeles. Tôi nhìn ra những ngọn đồi thoai thoải phủ thảm hoa vàng giữa cái lạnh rơi rớt từ mùa đông vừa qua, nghe trong đầu câu hát Lòng thật bình yên mà sao buồn thế / Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ… (Trịnh Công Sơn, “Bên đời quạnh hiu.”) Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. 

Tôi lớn lên tiêm nhiễm lời răn dậy “tiên trách kỷ, hậu trách nhân,” tự trách mình trước rồi hẵng trách người. Và từ buổi sáng trên đồi hoa vàng nơi xứ người, tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. 

Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắnghồi ấy. Song người Việt Miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người Miền Nam không coi nhẹ nền cộng hòa còn rất non trẻ này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, người Miền Nam vẫn kiên nhẫn xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này. 

Vương Trí Nhàn: Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.

Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.

Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.

Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài.

Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.

Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.

Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.

KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH


Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.

Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên (Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)

Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.

Phạm Thị Hoài: Tôi thuộc thế hệ lớn lên trong "chân lý không bao giờ thay đổi" rằng "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc gia hợp pháp duy nhất trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Chính quyền Sài Gòn là bù nhìn. Rất lâu sau này tôi mới nghe danh xưng Việt Nam Cộng hòa.

Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn là năm 1984, đi phiên dịch cho một đoàn khách Đông Đức sang dự hội thảo khoa học. Điều duy nhất của miền Nam mà tôi còn nhớ là khi xe dừng trước khách sạn Bến Thành, một bác vận giày da và đồng phục rất đẹp tiến tới mở cửa xe. Tôi chui ra, ríu rít "Cảm ơn bác ạ", nhưng chưng hửng trước một gương mặt đóng băng. Tôi tiện tay đóng cửa xe sau lưng. Lớp băng trên gương mặt ấy thoáng rạn thành hai vệt lông mày nhíu lại, nhưng cặp môi vẫn lịch sự nói "Xin bà nhẹ tay", rồi lông mày lại giãn ra, lớp băng lại đóng kín. Chiếc xe êm ru ấy không cần tôi dùng hết sức lực của một cơ thể chưa đầy 40 ký để đóng cửa. Ngoài Bắc, cửa xe như tôi biết khi ấy thường cần thêm một cú đạp. Ngoài Bắc, gác cổng cơ quan nào cũng có thể vênh mặt rất chân đất hách dịch, nhưng không băng giá lịch thiệp. Ngoài Bắc, người đáng tuổi cha chú không gọi một cô gái là bà.

Lần tiếp theo là năm 1989, môi trường tôi tiếp xúc là giới báo chí và xuất bản, toàn bộ nằm trong tay một đội ngũ cán bộ hoặc từ miền Bắc vào, trong đó có nhiều người miền Nam tập kết ra Bắc rồi lại từ Bắc phái vào Nam, hoặc là người miền Nam có lý lịch và thành tích cách mạng, phần lớn từng là những gương mặt nổi bật của phong trào đô thị. Những người được coi là cấp tiến trong số đó, dù cởi mở thế nào vẫn là những cán bộ cộng sản tiếp quản một thành phố đã Bắc hóa về nền tảng. Sài Gòn khi đó khấm khá hơn, sôi động trẻ trung hơn Hà Nội, song phần lớn di sản của Việt Nam Cộng hòa thì đã di tản, đã thành tro bụi, hoặc đã tàn lụi trong các trại cải tạo. Trầm tích còn lại thì ẩn sâu. Tôi chỉ thực sự tiếp cận một phần di sản ấy sau này, từ khi định cư ở Đức. 

Diễn đàn Thế kỷ: Xin chị cho biết đánh giá của chị về di sản ấy.

Ngô Thế Vinh: ĐBSCL 2020 Cánh Đồng Chết Và 45 Năm Ảo Vọng Trí Thức

Tưởng nhớ GS Nguyễn Duy Xuân, GS Phạm Hoàng Hộ, Hai tượng đài trí tuệ kiệt xuất, bất khuất của Miền Nam

Lời Dẫn Nhập: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sau khi hoàn tất bộ sách đồ sộ “Cây Cỏ Việt Nam” mà Giáo sư gọi là “công trình của đời tôi" và vào mấy năm cuối đời, như một Di Chúc, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho:

“Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước. 

Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh. 

Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào”.

Thế hệ sinh sau 30 tháng 4, 1975 nay cũng đã 45 tuổi rồi, cũng là 45 năm của một chính sách ngu dân lãng phí / huỷ diệt nguồn chất xám, và lăng nhục cả một thế hệ trí thức Miền Nam. Và nghĩ xa hơn, một Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽkhông chết như ngày nay nếu có một nhà nước biết trân trọng sử dụng nguồn chất xám ấy, mà biểu tượng là hai trí tuệ kiệt xuất của Miền Nam như Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lập Viện Đại học Cần Thơ năm 1966, và sau 1975 cả hai có cùng một ý nguyện chọn ở lại để xây dựng đất nước sau chiến tranh và thống nhất. Để rồi, GS Nguyễn Duy Xuân thì chết thảm sau 11 năm bị đầy đọa trong trại tù cải tạo Hà-Nam-Ninh ở Miền Bắc, và GS Phạm Hoàng Hộ thì trải qua một chặng đường vô cùng đau khổ qua “một thời kỳ sống trong ảo vọng là sẽ thấy đất nước đi lên, giai đoạn đi xe đạp, ăn gạo hẩm, tưởng hoa sẽ nở trên đường quê hương” để rồi kết thúc là một cái chết buồn bã xa

Vài trích đoạn từ cuốn Trong Đống Tro Tàn của Trần Văn Thủy *

Đạo diễn Trần Văn Thủy (ký họa của họa sĩ Hà Bắc)

TIẾNG VỖ TAY TO NHẤT VÀ DÀI NHẤT


Nhớ lại, cách đây không lâu Larry Berman, nhà sử học, nhà văn người Mỹ tới Hà Nội, mời chúng tôi tới dự buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt cuốn “Điệp Viên Hoàn Hảo” của anh tại trụ sở nhà khách Bộ Quốc Phòng ở phố Phạm Ngũ Lão.

Mọi người hồ hởi, ca ngợi tác giả, tác phẩm và nhân vật của cuốn sách. Tôi chỉ ngồi nghe thôi, nhưng lại là người được mời phát biểu sau cùng. Tôi đã nói vắn tắt những cảm nghĩ xung quanh cuốn sách đó và tôi không ngần ngại bày tỏ nghi ngờ sự trung thực của bản dịch. Trước hàng trăm quan chức quân đội, tình báo, nhà văn, nhà báo, máy ghi âm và máy quay phim tôi đã thưa một số điều mà tôi cho là cần thiết:

- Larry Berman! Anh đã kiểm tra lại bản dịch tiếng Việt cuốn “Điệp Viên Hoàn Hảo” (Perfect spy) của anh chưa? Ở nước Mỹ của anh không có Bộ Văn Hóa, không có Ban Tuyên Huấn, không có Hội Đồng Lý Luận Trung Ương thì nghĩ gì anh viết nấy. Còn ở đây, ở Việt Nam này có đầy đủ những thứ đó, bởi vậy, cho phép tôi được nói thật, cũng là một lời nhắc nhở anh: Tôi không tin bản dịch Tiếng Việt cuốn sách tâm đắc của anh được in nguyên si như bản gốc. Tôi bảo đảm với anh là nó đã bị “Thiến” đi không ít chỗ, bị kiểm duyệt kỹ lưỡng. Tôi đã kiểm chứng trên Internet trước khi tôi tới đây chia vui với anh… 

Bất ngờ là toàn hội trường vang lên tiếng vỗ tay to nhất và dài nhất của buổi giao lưu hôm đó.

Và để kết thúc phần phát biểu, tôi đã nói tiếp như thế này:

- “Thưa quý vị! Xin quý vị cho phép tôi được bộc bạch cái điều tôi thường nghĩ: Thượng đế sinh ra chúng ta, ban cho chúng ta mỗi người một cái miệng. Cái miệng ấy để nói, để bày tỏ những điều chúng ta nghĩ. Không có lý do gì cái miệng do thượng đế ban cho chúng ra lại phải đi nói những điều người khác muốn”

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Tuấn Khanh: Người, là ai?


Để nhắc về chuyện “người”, cũng nên nhắc qua về chuyện ông Phạm Văn Đồng đi Pháp vào tháng 4 năm 1977, khi được báo chí phỏng vấn về chuyện sau khi vào được miền Nam, chính quyền Bắc Việt đã đưa hàng trăm ngàn người miền Nam đi tù, gọi là “học tập cải tạo”, ông Đồng đã trả lời bằng tiếng Pháp, rằng “chúng tôi gọi đó là những trại phục hồi, một quan niệm cực kỳ nghiêm túc về nhân quyền”.

Ông Đồng mô tả rằng những người được đưa đi “phục hồi” đó là những kẻ “tội ác tày trời”, nhưng không nói rõ là tội ác với ai. Ông so sánh chính thể miền Nam như một chế độ Đức Quốc Xã.

“Những người này, chúng tôi cho họ một cơ hội để trở lại làm người”, ông Đồng trợn mắt, chỉ tay, nhấn mạnh, về những người đang bị giam giữ.

Theo trang Việt Nam Sử Liệu, sau năm 1975, các trại “cho trở lại làm người” ấy đã giam nhốt hàng trăm ngàn sĩ quan , kể cả các viên chức dân sự từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những người này phải đi học tập cải tạo ở những trại tập trung rất xa gia đình, mà trong một thời gian dài khởi đầu, không ai biết tung tích của họ ở đâu, sau khi bị lừa bằng những cuộc trình diện ngắn hạn, rồi bắt đi. Cho đến nay, người bị học “trở lại làm người”, lâu nhất là 17 năm , được ghi nhận từ hồ sơ H.O (Humanization Organization ) của Bộ Ngoại giao Mỹ .

Cũng đã có rất nhiều người chết trong khi đi “học làm người” như vậy.

Ðinh Quang Anh Thái: Dan Southerland và những ‘phút cuối cùng’ của Việt Nam Cộng Hòa

Trong số các nhà báo ngoại quốc ở Việt Nam, ký giả Dan Southerland là một trong ít người ở lại tới ngày cuối cùng và chứng kiến ngày chót của Việt Nam Cộng Hòa 30 Tháng Tư 1975.
Từ 1985 đến 1990, ông là giám đốc văn phòng Washington Post tại Bắc Kinh và tường thuật vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn, và do loạt bài này ông được trao giải Pulitzer.
Trong cuộc chiến Việt Nam, ông làm việc cho hãng tin UPI và tờ The Christian Science Monitor, và cũng từng tường thuật chiến sự tại Cambodia, Lào, và cuộc chiến giữa Ấn Ðộ và Pakistan năm 1971.
Ông từng là phó tổng giám đốc đặc trách chương trình của Ðài Á Châu Tự Do (RFA) và từng viết cho nhiều hãng tin và báo chí quốc tế trong giai đoạn ông thường trú tại Tokyo, Hong Kong, Sài Gòn, Bắc Kinh.
Tháng Tư năm 2011, qua email, ông Dan Southerland trả lời phỏng vấn của Ðinh Quang Anh Thái về những diễn biến ở Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975.

-Ðinh Quang Anh Thái: Khi Sài Gòn sụp đổ cách đây 36 năm, lúc bấy giờ ông ở đâu?

-Dan Southerland: Tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư trước khi Sài Gòn sụp đổ, trong bối cảnh các xe tăng của quân Bắc Việt tiến gần vào Sài Gòn, lúc đó tôi ở tại khách sạn Continental để viết bài cho tờ The Christian Science Monitor. Tôi tường thuật những giây phút cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa với hai sự kiện trọng đại là việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và lễ nhậm chức tổng thống của Tướng Dương Văn Minh.

Một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hỏi cung 
tù binh cộng sản, bên trái là ông Southerland, 
trong trận Mậu Thân II tháng 5 năm 1968 tại Sài Gòn. 
(Hình: Dan Southerland gửi cho ĐQAT)
-ĐQAT: Tâm trạng của ông ra sao khi chứng kiến những sự kiện lịch sử đó?

-Dan Southerland: Tôi buồn khi nhìn thấy cảnh hỗn loạn của Sài Gòn. Tôi cố trấn an người thầy dạy tôi tiếng Việt và người thông dịch viên lâu năm của tôi. Tôi cũng đưa ra vài ý kiến là họ nên làm gì trong tình huống này. Cả hai quyết định ở lại; người dạy tiếng Việt thì vì hoàn cảnh gia đình, còn người thông dịch thì cho rằng chẳng có gì để lo sợ Việt Cộng. Khi tôi đến căn nhà nhỏ của anh thông dịch viên, anh chỉ cho tôi tình cảnh sống quá nghèo nàn của anh và bảo rằng không có lý do nào khiến anh bị cộng sản kết án.

Nguyễn Quang Duy - BBC News Tiếng Việt:

Người Việt Nam tỵ nạn tại California, Hoa Kỳ đang tưởng niệm những người đã chết trên đường vượt biên

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến Pháp 1956 ghi rõ: "…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện."

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi rõ "Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản."

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá nhân hay đảng phái.

Người miền Nam tin rằng giới lãnh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai lầm, vì thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Năm Ngàn &Năm Cắc


Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà… (không rõ nhời)!


Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam, tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi:

“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức lại có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.” (Bên thắng cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).


Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020



Võ Phiến: Cá Tính Văn Học Miền Nam

Hồi năm 1949, Hoài Thanh có cho xuất bản một quyển sách ở liên khu 10, nói về Truyện Kiều [1]. Để khen Nguyễn Du tả Kiều hay, ông có đem những đoạn Đồ Chiểu tả Nguyệt Nga ra so sánh, nêu lên các chỗ dở mà cười. Chuyện đó dễ, là vì so với Truyện Kiều thì Lục Vân Tiên kém xa. Nhưng có điều Hoài Thanh lại nhân đó giảng giải luôn rằng sở dĩ Đồ Chiểu kém như thế là vì sáng tác trong chế độ phong kiến suy tàn: “sức sống phong kiến đã quá khô héo không còn đủ cho văn nghệ phong kiến tạo nên được những con người sống thực”. Lối giảng giải ấy không ổn. Bởi vì thời đại Nguyễn Du nào có hơn gì thời Đồ Chiểu? Chính Hoài Thanh, ở một đoạn về thân thế Nguyễn Du cũng nói rằng: “Nguyễn Du sinh năm 1765. Kể từ Lê Lợi đánh quân Minh dựng nước đến bấy giờ đã có hơn ba trăm năm. Sau ba trăm năm ấy chế độ phong kiến ở nước ta đã suy vi đến cực độ”. Một người ở vào thời “phong kiến quá khô héo” với một người ở vào thời “phong kiến suy vi đến cực độ” thì có ai may mắn gì hơn ai đâu? Sao lại đem chi chuyện đó để giải nghĩa cái dở cho đâm vào sự mâu thuẫn buồn cười? 

Ngoài Hoài Thanh ra, nhiều người khác cũng nghĩ ngợi về cái dở trong văn Đồ Chiểu. Phan Văn Hùm nhận rõ rằng: “Xem Ngư tiều vấn đáp, xem Dương Từ – Hà Mậu, nhất là xem tác phẩm rất dung thường của tiên sinh là quyển Lục Vân Tiên, ta sẽ thấy những chỗ bơ thờ, lạt lẽo, sống sượng, lúng túng, vụng về, không có chút gì văn vẻ cả” [2]. Cái dở trong văn chương mà cũng khiến cho người băn khoăn suy nghĩ và đi tìm nguyên nhân cắt nghĩa thì là một sự lạ. Phan Văn Hùm cắt nghĩa rằng người ta đọc văn Đồ Chiểu là bởi chuộng người có tiết tháo hơn là vì nghệ thuật, còn Đồ Chiểu cũng chỉ muốn viết sách để bày tỏ chí khí và dạy đời chứ không cốt làm văn chương. Ông Phan cho rằng giá ông Đồ mà chịu “phí thêm thì giờ, thao luyện văn thể, thì tiên sinh quyết cũng làm nên văn thanh thoát”.

Ông Hà Như Chi cũng đoán thế: “Nguyễn Đình Chiểu nếu muốn tài hoa mỹ lệ thì cũng rất có thể tài hoa mỹ lệ”3 như ai! 

Người ta có cảm tưởng rằng ông Phan và ông Hà lại cũng quá mến trọng tiết tháo của cụ Đồ Chiểu, nên không ngừng lại ở một nhận xét khách quan, mà còn tìm cách biện bạch che chở khuyết điểm của cụ Đồ. Luận điệu hai ông thoạt nghe thật kỳ cục. Phàm người ta xét văn thường chỉ nhận cho là hay hay dở, chứ gặp văn dở mà dám đoán thêm rằng đó là tại tác giả không muốn viết hay thì người phê bình đi có quá xa! Vả lại viết văn để răn đời, tỏ chí, giải bày tâm sự, thì xưa nay biết bao nhiêu người đã làm như thế, có phải đó là lý do để viết ra văn dở đâu? Nói ngay về Nguyễn Du, người ta cũng cho rằng người viết Truyện Kiều chẳng qua là muốn ký thác một tâm sự, chứ đâu phải cốt hăm hở “phí thì giờ, thao luyện văn thể”, chăm chỉ làm ra tác phẩm văn chương để đời, vậy mà cứ thành văn hay.

Trần Mộng Tú: Bài Thơ Viết Ở Pendleton

Viết tặng những người ngày đầu đến trại

Hai đoạn trong bản dịch Anh ngữ của bài thơ này
 đã đượckhắc trên đá hoa cương dựng tại
trung tâm thương mại Á Châu- Seattle.
Khi tôi đi một mặt trời vừa rụng
Một kinh thành vừa sụp đổ sau lưng
Một quê hương vừa thở nhịp cuối cùng
Một dân tộc vừa ly khai dân tộc

Khi tôi đến mặt trăng xanh vừa mọc
Từng đoàn người già trẻ níu ôm nhau
Ai gọi tên ai tiếng nấc nghẹn ngào
Lều vừa dựng đứng chờ hồn thất lạc

Khi tôi đi một cuộc tình vừa rạn
Những đóa tường vi gục khóc trong bình
Nụ hôn đau trao vội vã người tình
Gói trong áo một cành hoa nước mắt

Khi tôi đến... Ôi! một tôi đổi khác
Áo xiêm người nghe lạ tủi trên thân
Chăn chiếu người đắp mãi vẫn lạnh căm
Ly nước ngọt trên môi nghe muối mặn

Khi tôi đi cả dòng sông đứng lặng
Những vai cầu khuỵu xuống buổi tiễn đưa
Nón bài thơ thả trên dòng nghinh lũ
Sóng tang thương nức nở mấy cho vừa.

Tháng Tư/1975

Bài thơ này được một người bạn, Nguyễn Đức Quý, dịch sang tiếng Anh nhân dịp triển lãm kỷ niệm 20 năm di tản tại Viện Bảo Tàng Á Châu Wing Luke, Seattle- Washington.


Nguyễn Tường Thiết: Những nốt nhạc gợi nhớ một thời

Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương...

Đây là đoạn văn kết một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam mang tên Dưới Bóng Hoàng Lan. Nhà văn Mai Thảo sau này chắc hẳn tâm đắc với đoạn văn trên nên đã chọn hàng chữ “để tưởng nhớ mùi hương” đặt thành nhan đề cho một cuốn tiểu thuyết của mình.


Thật vậy, một mùi hương nào đó đôi lúc chỉ hơi thoảng qua trong đời cũng đủ khiến ta lâng lâng tưởng nhớ. Mùi hương ấy đánh động khứu giác ta: từ sâu trong tiềm thức một kỷ niệm, một hình ảnh chợt hiện, chợt loé, làm ta bàng hoàng. 

Tương tự một vài nốt nhạc, một mảnh lời ca nào đó cất lên đôi khi cũng khiến ta sống dậy trong khoảng khắc một mẩu đời cũ. Những nốt nhạc này lôi ta về kỷ niệm đẹp của một mối tình đầu, lời ca kia gợi nhớ một hoài niệm đau thương... Gần như chúng ta ai ai cũng trải nghiệm những giây phút như thế, dù rằng mỗi chúng ta những kỷ niệm riêng tư được gợi nhớ từ những nốt nhạc lời ca hoàn toàn khác nhau. 

Với tôi nhạc và lời trong ca khúc Lại Quốc Hùng mỗi khi được cất lên khiến tôi sống dậy cả một thời kỳ trong quá khứ, một thời thật đẹp, trong đó nẩy nở tình bạn sâu đậm giữa hai chúng tôi, tác giả ca khúc Những Sáng Thứ Bẩy và người giới thiệu tuyển tập ca khúc này. 

Những nốt nhạc gợi nhớ một thời... được đặt tên và viết ra cũng vì lẽ đó.

Lại quốc Hùng: Phạm Duy, Chủ Nhật Buồn!

Thứ hai vừa rồi, một người bạn điện thoại cho tôi biết Phạm Duy đã ra đi vào chiều Chủ Nhật 27 tháng 1 (2013). Giọng anh hơi lạc trong điện thoại. Tôi chỉ trả lời anh vỏn vẹn hai tiếng: “Tôi biết!” Sau đó, im lặng….

Tôi không biết nói gì. Những tình cảm hỗn độn, trái ngược đan chéo trong tôi. Buồn, hụt hẫng, trách móc.… thản nhiên, hờ hững…...


Không, không thể thản nhiên, hờ hững…. Người nhạc sĩ thiên tài đó đã ra đi vào một ngày ChủNhật. Với tất cả những ai hâm mộ, yêu mến nhạc của ông, thì đó là một ‘Chủ Nhật Buồn’, buồn như tên một ca khúc của Seress Rejso. Ca khúc này lại trở về lảng vảng trong đầu tôi, một bản nhạc trong số 14 tình ca bất tử mà ông đã soạn lời Việt. Làm sao quên được những bản nhạc “có khả năng biến cái khoảnh khắc thành vĩnh cửu” như Trần Dạ Từ đã viết trong lời giới thiệu tập nhạc này, với những lời ca xuất thần của Phạm Duy.

Tôi nhớ đã mua tuyển tập này vào khoảng năm 1970 và rồi vào năm 1980, sau khi ở trại “tù cải tạo” về, tôi đã hết sức ngạc nhiên và vui mừng khi thấy nó trong số sách vở mà các em tôi đã cẩn thận cất giấu trên trần nhà cho tôi. Tập nhạc đã úa vàng, loang lổ những vết xám, nhưng nhạc và lời vẫn còn nguyên, cả lời giới thiệu của Trần Dạ Từ lẫn phụ bản của Nguyên Khai.

Những tuyệt tác của Schubert, Schumann, Toselli, Brahms, Chopin, Massenet, Grieg, Rejso v.v... đã được Phạm Duy thổi vào một sức sống mới, qua những ca từ, lời thơ tiếng Việt thật thi vị, giầu hình ảnh, dạt dào vần điệu, chan chứa cả tình lẫn ý. Bài ca mà tôi rất ưa thích trong tập nhạc này là bài “Chủ Nhật Buồn” mà theo nhận định của tôi, phù thủy Phạm Duy, với lời Việt của mình, đã biến ca khúc bi thương đó thành một tác phẩm bất diệt, nghe như từ âm phủ toát lên. Tập nhạc cũng in lời tiếng Pháp của J. Mareze và F.E. Gonda mà tôi nghĩ Phạm Duy đã lấy ý phần nào để soạn lời Việt. Tôi xin tạm dịch như sau để đối chiếu với những ca từ của Phạm Duy (1).

Đàm Duy Tạo: Chương 30 Kim Vân Kiều Đính Giải

KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐàmTrungPháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020

* * * * *
CÂU 3059 ĐẾN CÂU 3130
“Kẻ thẹn hoa tàn, người khen dăng tơ”


3059. Một nhà về đến quan nha, [1]
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy. [2]
3061. Tàng tàng chén cúc dở say, [3, 4]
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai.
3063. Rằng: Trong tác hợp cơ trời . [5]
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao .
3065. Gặp cơn bình địa ba đào, [6]
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em . 
3067. Cũng là phận cải duyên kim, [7]
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? [8]
3069. Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình !
3071. Bây giờ gương vỡ lại lành, [9]
Khuôn thiêng lựa lọc đã rành có nơi . [10]
3073. Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa .
3075. Quả mai ba bảy đương vừa, [11]
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. [12]

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

*Song Thao: Tonton Mỹ

Hình bốn vị Tổng Thống trên núi Rushmore.

Núi Rushmore thuộc vùng Keystone, tiểu bang South Dakota, là một địa điểm du lịch nổi tiếng vì bốn khuôn mặt của bốn Tổng Thống Hoa Kỳ. Đó là các tonton George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Bốn khuôn mặt có chiều cao 18 thước được kiến trúc sư Gutzon Borglum vẽ kiểu và thực hiện từ năm 1927 tới 1941 với sự phụ giúp của con trai là Lincoln Borglum. Bốn ông tonton này được chọn để vinh danh lịch sử Mỹ từ hình thành, phát triển, mở mang tới bảo tồn đất nước. Hàng năm, trung bình có khoảng hai triệu du khách tới ngắm bốn khuôn mặt đá này. 

Trong bốn khuôn mặt này, có hai khuôn mặt được lưu niệm tại thủ đô Washington DC. Đó là các tonton Washington và Lincoln. Hai ông trấn hai bờ sông Potomac. Một ông ngồi chễm chệ trên ghế, một ông vươn lên thành chiếc tháp chọc trời mà dân ta thường gọi là “tháp bút chì”. Họ được chễm chệ như vậy vì họ được coi là hai vị Tổng Thống số dách của lịch sử Mỹ. Ông George Washington là Tổng Thống đầu tiên của Mỹ, sanh năm 1732, mất năm 1799. Ông Lincoln là Tổng Thống thứ 16, sanh năm 1809 mất năm 1865. Hai ông cách nhau gần một thế kỷ nhưng ngang ngửa nhau ở vị trí số một trong đánh giá tổng thống giỏi nhất do các nhà sử học, nghiên cứu lịch sử hoặc do các cuộc thăm dò dân chúng rộng rãi bầu chọn.

Trần Mộng Tú: Nấu ăn Trong Đêm

Hình minh hoạ, FreePik
Chị ở trong bếp, một mình. Mới 3 giờ sáng, chị đã xuống bếp nấu nướng. Chị mở tủ lạnh tìm thịt, tìm rau, tìm bất cứ cái gì chị có thể đem ra cắt, thái, chặt, để nấu. Nấu món gì chưa biết, cứ mang hết cả ra đã, rồi tính. Cả tháng nay chị như người ghiền nấu ăn, có khi nửa đêm dậy, đọc sách mãi, mỏi mắt vẫn không ngủ lại được, chị xuống lầu, vào bếp và bắt đầu kiếm cái gì để nấu. Có thật chị ghiền nấu ăn đến thế hay không? Hay đây chỉ là một hành động để chị thoát ra khỏi cái trống rỗng giữa đêm.

Chị bắt đầu thái rau, đập những quả trứng ra tô.

Tính đến hôm nay Tiểu Bang Washington có 600 người chết, con số này thay đổi mỗi ngày, tăng lên từng ngày.

Chị tìm hành, tìm cà chua, rau. Cứ thái hết đã, rồi tính sau.

Bệnh Viện ở New York không đủ ống trợ thở.
Xác người mang ra ngoài xếp vào những chiếc xe đông lạnh đậu sẵn trước cửa bệnh viện.

Chai nước mắm đâu rồi? Có cần hạt tiêu không nhỉ. Chị cúi tìm hoài sao không thấy, chiều qua mới nấu mà.

Cả nước Mỹ đã có hơn 40 Bang nhiễm vi khuẩn.
Tiểu bang Washington có hơn 11,790 người nhiễm vi khuẩn- 643 người tử vong.
Tổng Thống nói sẽ mở cửa để vực kinh tế. Nhà nước cho dân tiền để vực kinh tế.
Thống Đốc New York nhất định vẫn muốn cách ly, con số tử vong đã làm ông sợ hãi cho dân chúng trong thành phố của mình.

Chị lục tung cái bếp lên, kéo ngăn tủ bếp, tìm cái muỗng gỗ, không thấy, ập cái ngăn lại, ập vào ngón tay, có đau không? Không biết.

Lâm Vĩnh Thế: Những Suy Nghĩ Của Một Người “Bên Thua Cuộc”

Hàng năm cứ đến ngày 30-4, người Cộng sản lại tổ chức lễ mừng chiến thắng vinh quang của năm 1975, và người Việt hải ngoại lại tổ chức tưởng niệm Ngày Quốc Hận khiến họ phải bỏ nước ra đi. Cùng một sự kiện nhưng rõ ràng có hai cách nhìn trái hẳn nhau. Ở trong nước, trong rất nhiều gia đình, hai cách nhìn này đều có hết, và người ta cứ phải sống chịu đựng nhau như vậy chứ không có cách nào giải quyết được mâu thuẫn này. Và như thế trong 45 năm rồi. Chả trách ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã phải nói ra câu nói bất hủ sau đây về ngày 30-4: “Đây là ngày có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn.”

Năm 2012, tác giả Huy Đức cho xuất bản tập sách “Bên Thắng Cuộc.” Với tựa đề như vậy, tác giả đã dứt khoát xác định “ai thắng ai thua” rất rõ ràng. Bên Cộng sản, tức là Miền Bắc, là bên thắng cuộc, và bên Quốc gia, tức là Miền Nam, là bên thua cuộc. Thế nhưng, ngay trong phần mở đầu, đề tựa là “Mấy lời của tác già,” tác giả lại viết như sau: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.” Là một người miền Nam, tôi chấp nhận là mình thuộc về “bên thua cuộc.” Tôi không hãnh diện gì với nhận xét trên đây của tác giả Huy Đức, vì, suy cho cùng, chuyện “ai giải phóng ai,” nếu có đúng như Huy Đức ghi nhận, thì cũng là chuyện “xảy ra sau khi chúng ta, những người Quốc gia ở Miền Nam, đã thua cuộc rồi.” Nhớ lại chuyện mấy trăm năm trước ở bên Trung Hoa: người Hán dù cho có hãnh diện vì họ đã Hán hóa được người Mãn đi nữa thì họ cũng bị người Mãn thống trị gần 300 năm. Người Quốc gia ở Miền Nam chắc không nên tự hào đã “giải phóng” được người Cộng sản ở Miền Bắc và chấp nhận bị Cộng sản thống trị thêm 255 năm nữa. 

Những suy nghĩ mà tôi ghi ra sau đây là của một người thuộc về phía “bên thua cuộc” trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975. Tôi xin nói ngay là, không giống như những gì tôi đã từng viết ra trước đây luôn luôn được ghi chú rất rõ ràng vì đó là những công trình thuộc loại nghiên cứu, những suy nghĩ lần này, tuy cũng xuất phát từ kiến thức thu thập được từ những công trình biên khảo đúng đắn, được ghi ra một cách tự nhiên theo dòng suy nghĩ, hoàn toàn không bận tâm về việc ghi chú xuất xứ theo lối kinh viện. 

Hạ Long LVV: Cà Phê, Thuốc Lá, Rượu Và Tranh Nhau Làm Lịch Sử

Thuốc lá có người giải thích theo Freud là sự kéo dài của dương vật, nó cho người đàn ông cái cảm giác ngang tàng nam tính, người Âu Mỹ, nhất là Mỹ, đã bỏ nhiều rồi, nhưng ở Á Ðông thì có lẽ mức tiêu thụ vẫn cao nhất. Cho tới thế kỷ XXI, vào quán cơm Bà Cả Ðọi gần chợ Bến Thành, rất ngon miệng, cả mấy chục món bày ra trên bàn toàn là miếng ngon truyền thống đất Bắc như lời tán tụng của nhà văn Thụy Long, thấy một công tử nhà bếp, vừa phì phèo điếu thuốc, vừa múc canh rau đay cho khách, một cách khoan khoái tự nhiên. Ở ngoại quốc, phà khói thuốc vào đồ ăn, không chừng bị kiện ! nhưng bên ta, truyền thống cà phê thuốc lá ấy đã trở thành tập quán căn để, không bỏ được…cho dẫu với bạn thân, bị tai biến mạch máu, by pass tới mấy lần, vẫn phì phèo run rẩy ba số 555 trên môi, cũng ngại không dám cản.. Bên Tầu y hệt vậy, cán bộ tài xế phì phèo thuốc 555, nữ tài tử lừng danh quốc tế Gong Li lấy một ông chồng, nghe nói là đầu nậu thuốc lá 555 ở Singapore ! Dân tình các nước có văn hóa cổ, như Á Ðông, Trung Ðông..rất giống nhau, bảo thủ, tự ái sĩ diện rất cao, khư khư giữ tập quán, cho đấy là truyền thống dân tộc, mà thật ra, như cà phê thuốc lá vốn là sản phẩm ngoại lai..tương tự như sản phẩm chính trị, theo Mỹ Pháp thì gán là thực dân phong kiến, còn theo Nga Tầu Mác xít..thì là độc lập yêu nước! Thành ra, cái khoảng cách văn hóa là một khoảng cách tâm lý, người xa Hà Nội năm 18 tuổi trở về cứ đòi vị phở phải giống như thời 1950, mùi cà phê phải là mùi cà phê Cầu Gỗ..vạn vật chuyển hóa cả cái lưỡi của mình, sau nửa thế kỷ, vị giác khứu giác đã lão hóa, nếm món gì cũng chẳng thấy ngon, hơn nữa cái bụng dư giả quá, không thấy đói, sợ mỡ, làm sao thưởng thức được một bát phở nước béo hành trần ?

Ðến như ngồi trầm tư, hý luận quanh chén cà phê..hay bốc đồng bên mấy chai Heineken..thì lịch sử, hay loạn sử cũng giống nhau..tâm đã bốc đồng rồi thì lịch sử làm sao không loạn động được. Thế nên cái oái oăm của lịch sử là lớp người đạo đức, biết tiết chế dục vọng, thì tránh chính trị như tránh hủi, rút cục sân khấu rơi vào tay nhóm bá đạo !

Nhưng sau cả nhiều chục năm, lớp người miền Bắc di cư vào Nam, trở về miền Bắc, lộn lại chốn xưa, xem đàn chim của mình còn hay mất, còn gì và mất gì, thì chợt nhận ra là cuộc nhân sinh thăng trầm quả đã biến tổ ấm của mình thành nhiều loại tổ : tổ quạ, tổ cú, tổ cáo, tổ se sẻ, tổ chim cút..nhưng tổ loại nào thì cũng vẫn bị quy luật tâm lý hành hạ : không bỏ được quá khứ, người ta trở về ôm ấp lấy ngày xưa êm ái, những ngày chưa mang vết thương trên thịt trên da, chưa mang vết bầm trong tim trong óc.. Rõ ràngvũ lực tạo ra lịch sử, nhưng vũ lực không tạo ra văn hóa, có ép đến đâu, có tuyên truyền thế nào, cũng chỉ bôi tro trát trấu lên văn hóa dân tộc, và sau nửa thế kỷ, trở thành trò cười, như dụng cụ phế thải trong thời đại mới. 

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Blog Cát Vàng: Khi nào Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc?

Khi “tinh thần pháp luật” (l'esprit des lois) ngấm sâu, ngấm đủ vào cơ địa èo uột của Việt tộc, khi “Bắc cuồng Tây nộ Đông hải biến” như tiên báo của Trạng Trình, sẽ có một vụ nổ “big bang” đủ lớn để con “ve sầu” Việt Nam lột xác… Lúc ấy, câu chuyện kiện Trung Quốc về Biển Đông mới có thể diễn ra.

Hơn nửa tháng nay, lúc cuộc chiến công hàm và cuộc đấu khẩu giữa Hà Nội và Bắc Kinh vào hồi cao trào, dư luận trong nước và quốc tế nói nhiều đến khả năng Việt Nam sẽ sớm kiện Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một sự nhầm lẫn lớn!

Chỉ là phép thử


Tất cả cho đến nay chỉ là một “show diễn” không hơn không kém. Trung Quốc – hẳn nhiên nước này là bên chủ động – cần làm một cuộc thăm dò. Chẳng phải Bắc Kinh không biết, giữa mùa đại dịch Vũ Hán do chính họ gieo rắc, mà khua gươm múa súng thì thật là thất nhân tâm. Nhưng họ “do’nt care!” (không quan tâm). Giữa đại dịch Vũ Hán mà họ còn dám bán khẩu trang và thiết bị y tế rởm cho Mỹ và châu Âu để móc túi thiên hạ, thì nói đạo lý với thầy trò Tập Cận Bình chẳng khác gì “nước đổ đầu vịt”.

Vậy họ định thăm dò điều gì? Bắc Kinh muốn thử xem thế giới văn minh có dám kiện họ thật không? Chưa phải về Biển Đông đâu! Biển Đông là câu chuyện của “hậu kỳ”. Trước mắt, họ lo về quốc tịch con “Virus Vũ Hán”. Nếu thiên hạ truy lùng đến tận gốc (tracing) thì dễ đổ bể lắm. Nếu thế giới chỉ kiện Trung Quốc bất tài và dối trá trong việc chống dịch, khiến một trận cúm địa phương biến thành cơn đại dịch toàn cầu, thì còn có thể cậy vào WHO chạy tội để giảm án.

Nhưng đâu chỉ có thế giới, ngay cả các thần dân Vũ Hán và một số nơi khác trên đất nước Trung Hoa cũng đang lăm le kiện nhà đương cục Bắc Kinh. Vậy thì “nhất cử lưỡng tiện”, hãy “múa gậy vườn hoang” một phen. Trump như gà mắc tóc, dù tay này trường vốn và sức khoẻ còn chạy tiếp được ma-ra-tông nhiệm kỳ 2. Nhân mấy cái “mẫu hạm” của y đang bị COVID-19 làm cho lao đao, ta cứ ra tay, cướp thêm được đảo nào thì càng tốt.

Hoàng Kim: Nông dân đang làm nô lệ trên mảnh ruộng toàn dân


Nông dân, giai cấp tiên tiến trong liên minh thần thánh công nông đang làm nô lệ trên mảnh ruộng của toàn dân, Giáo Sư Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân từng nói: “Nông dân đang ở đợ cho doanh nghiệp”.

Nông dân làm lúa từ khi sạ đến lúc thu hoạch thời gian khoảng 90-100 ngày, lúa mới sạ mong trời đừng mưa, phải phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng, loại ốc mà cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã đem về nuôi, để này nay nó tàn phá những nhánh mạ non của nông dân.

Đổ mồ hôi sôi nước mắt, bán mặt cho đất bán lưng cho trời: khi xịt thuốc, khi bón phân, cấy từng lỗ nhỏ, nhổ từng cây cỏ sót để hạt lúa giống trở thành bông lúa vàng tươi.

Lúa chín, cắt xong chở ra bờ kinh hoặc lộ giao thông bán kiếm đồng lời nuôi sống gia đình.

Đồng lời bị Bộ Tài chính lén lút khống chế ở mức 30% so với giá thành, lời 30% nông dân phải ăn mắm húp giòi, thắt lưng buộc bụng mà sống, muốn nuôi con ăn học thành tài phải bán đất mà nuôi. Hãy đến ngân hàng nhìn vào sổ đỏ mà nông dân thế chấp, sẽ thấy sự tốt đẹp của cái thứ 30%.

Hằng năm, các ban ngành đoàn thể tổng kết hoạt động lúa gạo đều thành công rực rở vì đã tiêu thụ hết lúa của nông dân, mà không bao giờ nhắc rằng giá lúa đó rẻ như bèo.

Thụy My (FRI): Chuyện gì xảy ra nếu Kim Jong Un qua đời ?

Hoa đặt trước tượng Kim Il Sung và Kim Jong Il (ông nội và cha của Kim Jong Un) tại điện Kumsusan nhân kỷ niệm 108 năm sinh nhật người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ảnh do KCNA phổ biến ngày 16/04/2020. © KCNA/via REUTERS
Tin đồn hay sự thật ? Theo National Interest, cho dù sự vắng mặt của Kim Jong Un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.

Các chính khách ở Mỹ và trên toàn châu Á đang quan tâm đến thông tin “tình báo” cho rằng “Lãnh tụ tối cao” Kim Jong Un (Kim Chính Ân) có thể ”đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm” sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn “Ngày của Mặt Trời” thứ Tư tuần trước - ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong Un là “Lãnh tụ vĩ đại” Kim Il Sung (Kim Nhật Thành).

Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.

Có rất nhiều giả thiết được đưa ra, dựa theo một hay nhiều nguồn tin. Một số không đề cập đến vụ phẫu thuật, số khác cho biết các bác sĩ Pháp đã được mời sang để giải phẫu tim, cả giả thiết Kim Jong Un bị nhiễm virus corona chủng mới cũng được đưa ra.

Phủ tổng thống Hàn Quốc thông báo : ”Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để xác nhận tin đồn về sức khỏe của chủ tịch Kim Jong Un như một số báo chí đã loan”. Tóm lại, chả ai biết.

VOA Tiếng Việt: Việt Nam phản đối việc đặt tên đảo và công hàm của Trung Quốc về Biển Đông

Đường băng trên Đá Subi, một trong những đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Phản ứng trước động thái đặt tên các đảo, đá trên Biển Đông và công hàm mới đây của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/4 bác bỏ “quan điểm sai trái” của Trung Quốc và nói rằng hành động của Bắc Kinh là “vi phạm chủ quyền” của Việt Nam.

“Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói trong cuộc họp báo ngày 23/4.

Trước đó hôm 19/4, Trung Quốc công bố “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển trong khu vực Biển Đông. Trong đó, nhiều bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý.

Tờ báo nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, nói việc đặt tên này đã được các chuyên gia Trung Quốc ca ngợi vì đã “tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực”.

Động thái mới đây của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi nước này tuyên bố thành lập “quận đảo Tây Sa” và “quận đảo Nam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Huy Đức: Miếng bả Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản trong tay Trung Quốc

Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.

Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân [số ra ngày 25-3-1984], thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, cho rằng “Bắc Kinh đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chia đôi Việt Nam theo vĩ tuyến 17”.

Theo ông Hoàng Tùng, ngày 3-7-1954, sau khi đạt được thỏa thuận với Mỹ và Pháp, Chu rời Geneva về Liễu Châu gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thông báo với Hồ Chí Minh ý kiến của Molotov và của ông ta, dự định chia cắt Việt Nam thành hai miền ở vĩ tuyến 17. Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh nhất quyết đòi, dẫu có lùi cũng chỉ vĩ tuyến 15 hoặc tối thiểu là 16. Một mặt, Chu Ân Lai “dọa”, Hoa Kỳ có thể nhảy vào vòng chiến và khi đó, Liên Xô và Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ cho Hồ Chí Minh. Một mặt, ông ta mềm dẻo: “Ghi nhớ lời dặn của Hồ Chủ tịch, nhưng xin phép, tướng ngoài biên ải được căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định”.

“Tướng ngoài biên ải” lúc đó là Phạm Văn Đồng thì gần như lệ thuộc vật chất vào Chu. Những báo cáo của Phạm Văn Đồng về cho Hồ Chí Minh đều phải sử dụng điện đài và mật mã của đoàn Trung Quốc.

Chia cắt đất nước không những không phải là ý chí của nhân dân miền Nam, không phải của nhân dân Việt Nam, mà ngay cả “Bên Thắng Cuộc” cũng chỉ ký do ép buộc. Thế nhưng, để thống nhất trở lại, để xé chữ ký đó của mình, những người cộng sản đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm sau đó.