Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020
Lê Phan: Tại sao Hoa Kỳ dễ bị tổn thương vì COVID-19? (Theo Financial Times)
![]() |
Kỹ nghệ hàng không của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng trong dịch Covid-19. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images) |
Từ khi số người nhiễm COVID-19 ngày một tăng ở Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến cáo là Hoa Kỳ dễ bị tổn thương một cách bất bình thường về sự lây lan của dịch bệnh.
Cho đến Chủ Nhật, 8 Tháng Ba, số tử vong là 19 người, với số người bị nhiễm bệnh lên trên 400 người, rải rác ở khắp Hoa kỳ trên khoảng 30 tiểu bang. Các viên chức y tế công cộng và các nhà khoa bảng đã lo ngại về sự pha trộn của một số lớn những người không có bảo hiểm y tế, không được nghỉ bệnh có ăn lương, và một giai cấp cầm quyền chính trị vốn thường xuyên tìm cách giảm nhẹ, cộng lại có thể có nghĩa là dịch bệnh sẽ lan nhanh hơn ở nhưng quốc gia khác.
Trong khi các công ty và phòng thí nghiệm Hoa Kỳ chắc sẽ tìm thấy thuốc điều trị và vaccine, một số các chuyên gia tin là Hoa Kỳ có thể trở thành một trong những quốc gia bị nặng nhất bởi một dịch bệnh toàn cầu.
Giáo Sư Lawrence Gostin, giáo sư về luật pháp liên quan đến y tế công của viện đại học Georgetown, được tờ Financial Times dẫn lời nói “Hoa Kỳ có một số sức mạnh khi liên quan đến sáng tạo và chuyên môn về dịch bệnh, nhưng Hoa Kỳ cũng có những dễ bị tổn thương quan trọng, đặc biệt vì hệ thống y tế của chúng ta.”
Hệ thống chăm sóc sức khỏe không đồng đều
Sự lây lan của COVID-19 có thể bị thúc đẩy bởi các bệnh nhân ngần ngại không dám xin khám bệnh vì sự tốn kém của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ. Gần 18 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế năm 2018, theo Sáng Hội Kaiser Family Foundation, một tổ chức nghiên cứu về y tế.
Ngay cả những người có bảo hiểm cũng gặp khó khăn trả phần đóng góp của họ (cái gọi là deductibles hay co-pays) khi gần 29% được sắp vào loại “bảo hiểm thiếu” năm 2018, theo một cuộc khảo sát. Hơn 800 chuyên gia đã ký vào một bức thư kêu gọi các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ giúp đỡ những người không có bảo hiểm, nhưng cho đến nay, chưa có một chương trình trợ giúp liên bang nào được loan báo.
Bà Soumi Saha, giám đốc của tổ chức vận động Premier Alliance của 4,000 bệnh viện, nói các bác sĩ sẽ ưu tiên chữa bệnh cho các bệnh nhân mà họ có thể tính tiền. Nhưng bà cũng chỉ ra là nhiều bệnh viện hiện đang hoạt động ở một biên độ “mỏng như lưỡi lam.” Bà thêm: “Sự thực là không ai biết vụ này sẽ tốn kém bao nhiêu.”
Thiếu bộ thử nghiệm
Hoa Kỳ đã bị thiết hụt bộ thử nghiệm để tìm virus, một việc có nghĩa là nhiều trường hợp nhiễm bệnh chưa được định bệnh và do đó có thể tiếp tục tạo lây lan. Hiện nay, trong khi Nam Hàn thử nghiệm hơn 130,000 người một ngày, hệ thống y tế công cộng của Hoa Kỳ đã chỉ có thể thử nghiệm vài trăm mẫu thử mỗi ngày.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh CDC, vốn cầm đầu cố gắng chống dịch, lúc đầu chỉ cho thử nghiệm ở những phòng thí nghiệm của chính họ. Đúng là CDC có nhiều phòng thí nghiệm ở khắp nước nhưng ngay những phòng thí nghiệm tiểu bang cũng mới bắt đầu được vận dụng. Sự trì hoãn này có nghĩa là thử nghiệm thường chỉ giới hạn cho bệnh nhân bị nặng nhất, những người đã đi đến các khu bị nặng nhất, hay có liên hệ với một người đã nhiễm bệnh. Các bác sĩ nói việc này có thể trì hoãn ý thức là bệnh dịch đang lây lan bên trong các công đồng ở một số khu vực trên toàn quốc.
Một lý do nữa cho sự trì hoãn là một vấn đề sản xuất trong thử nghiệm nguyên thủy có nghĩa là phải sản xuất lại. Tiến Sĩ Peter Kyriacopoulos, đứng đầu về chính sách của Hiệp hội các Phòng Thí Nghiệm Y Khoa Công (APHL) nói thử nghiệm nguyên thủ cũng tìm cách kiếm những virus khác, như SARS, khi đáng lẽ nó sẽ tốt hơn nếu tập trung vào virus mới, được gọi là COVID-19.
Lúc đầu bệnh nhân phải chờ mẫu thử của họ được gửi đến các phòng thí nghiệm của CDC nhưng nay họ có thể có kết quả từ những phòng thí nghiệm y tế công ở địa phương trong vòng 24 giờ. APHL dự đoán là các phòng thí nghiệm có thể thực hiện 10,000 thử nghiệm một ngày, khi hoàn toàn hoạt động. Khả năng của hệ thống y tế công cũng sẽ củng cố với các phòng thí nghiệm tư nhân, sau khi CDC loan báo là họ sẽ cho phép sử dụng những thử nghiệm đã được xác nhận. Cả LabCorp và Quest Diagnostics, các công ty lớn, đều tung ra thử nghiệm cho COVID-19.
Thiếu bảo đảm được quyền nghỉ bệnh ăn lương
Trong khi 11 tiểu bang và 25 thành phố đã thông qua luật buộc các công ty cung cấp nghỉ bệnh có lương, vẫn còn không có một đòi hỏi liên bang để các công ty phải làm vậy, và các nhà vận động nói đến khoảng 30% công nhân Hoa Kỳ không có quyền lợi đó.
Các chuyên gia nói việc này sẽ làm tệ hại hơn việc lây lan COVID-19 nếu công nhân đến sở làm khi có bệnh và tạo lây nhiễm cho những người khác, vì sợ mất tiền lương.
Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2012, thiếu những chính sách như nghỉ bệnh ăn lương đã tạo nên thêm 5 triệu người nhiễm bệnh liên quan đến dịch H1N1 tức dịch cúm heo năm 2009. Đồng chủ tịch của một chương trình vận động Sherry Leiwant nói “Những nghiên cứu cho thấy lây lan có thể giới hạn dễ dàng hơn với nghỉ bệnh có lương. Người ta không thể ở nhà và tự cô lập nếu người ta mất việc vì làm như vậy.”
Những phản ứng chính trị rối loạn
Lúc đầu, Tổng Thống Donald Trump nghĩ coronavirus là một vấn đề hoàn toàn của Trung Quốc, do đó ông bác bỏ, nói bệnh dịch ở Hoa Kỳ một ‘trò lừa đảo’ do các chính trị gia Dân chủ phổ biến. Khi những vụ nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ tăng và thị trường sụp đổ, và tổng thống cảm thấy áp lực phải phản ứng, ông đã yêu cầu Phó Tổng Thống Mike Pence, một người có thành tích chê bai khoa học và y khoa, đứng ra điều hành phản ứng chống cuộc khủng hoảng. Kết quả là không có bao nhiêu tin tưởng trừ những ủng hộ viên trung thành của tổng thống về khả năng của chính phủ này giới hạn lây lan trong nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như cường quốc duy nhất của thế giới hiện nay, trước khi mọi sự trầm trọng thêm.
Sự trì hoãn trong việc thi hành thử nghiệm rộng rãi đã làm gia tăng sợ hãi rằng tổng thống và toán của ông đã quá tự mãn trong việc đối phó với dịch bệnh, hay cố tình hủy bỏ những bằng cớ về sự lây lan trong nước vì mục đích chính trị.
Phó giám đốc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), ông Bruce Aylward nói “Vẫn còn có những thông điệp khác nhau từ chính phủ [Trump] về tình trạng này trầm trọng đến mức nào, vào đúng lúc khi chúng ta cần mọi người phải đề phòng càng nhiều càng tốt. Dân chúng là hệ thống kiểm kê tốt nhất, và họ cần được cho biết vấn đề nghiêm trọng đến mức nào.”
Các chuyên gia về y tế nói sự lây lan của dịch bệnh ở Hoa Kỳ sẽ trông cậy chính vào liệu các viên chức phản ứng nhanh đủ đối với tình hình thành đổi, đưa ra những chính sách có tiềm năng không được hưởng ứng như cấm tụ tập ở chỗ đông người trên một con số người nào đó.
Ông Aylward nói “Cuối cùng, Hoa Kỳ sẽ thực sự chấp nhận đe dọa chung. Nhưng họ nay có một khoảng thời gian rất giới hạn để thực hiện điều đó.” (Lê Phan)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét