Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Nguyễn Huệ Chi: Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

Một hôm, vào khoảng đầu tháng 7-1992, có người bạn là nhà nho Nguyễn Tiến Đoàn từ Thái Bình lên Hà Nội, đến nhà thăm tôi. Tôi đem chuyện nhà sư bị lưu đày ra hỏi anh thì không ngờ chính anh đã từng thân hành đến ngôi chùa giam lỏng vị sư này để tìm gặp ông và được ông trao đổi rất cởi mở. Và theo anh, đó quả thực là một bậc thầy về Phật học trước nay anh chưa từng gặp. Thế là tôi liền mời anh Đoàn viết cho một bài về cuộc gặp gỡ hy hữu đó để đăng vào số đặc san tôi đang phụ trách, sẽ được in vào cuối tháng 8-1992. Anh Đoàn hào hứng ngồi tại nhà tôi viết ngay, và viết trong có một buổi là xong. Khi anh "nộp quyển" cho tôi, chúng tôi cùng đọc lại, bàn bạc chỉnh sửa câu chữ với nhau, trong đó chủ trương chỉ để tên vị sư xuất hiện một lần duy nhất ở cuối bài, nhằm tạo nên một ấn tượng mạnh, đọng lại rất lâu trong lòng bạn đọc. Mặt khác chúng tôi cũng tra cứu và bổ sung thêm các chú thích cần thiết cho rõ ra một bài viết học thuật, để khỏi có ai nghi ngờ dụng ý không hay. Thế mà chỉ mấy ngày sau, tôi lại nhận được một lá thư của anh Đoàn gửi từ Thái Bình lên đề nghị cho rút bài lại, không phải vì anh sợ cho mình mà sợ khi in ra có thể ảnh hưởng đến chính tôi. Nhưng tôi trả lời anh, tôi chịu trách nhiệm việc này, rồi quyết định ký vào bản đánh máy cho đưa đi nhà in.

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Về Một Chuyến Đi

Từ ngày xuống tàu cho tới nay, cũng hơn hai tháng rồi, thường gặp gió to, sóng lớn, mưa nhiều. Cho tới hôm nay sóng, gió mới chịu ngừng và mưa không còn nữa. Khí trời vùng này tuy lạnh nhưng không buốt, hôm nay trời nắng và mặt biển trơn láng như mặt thủy tinh. Trên không, sau lái tàu chim nhàn bay cả bầy. Dưới nước, trước mũi tàu, một bầy cá nược đua trông nhộn nhịp vô cùng. Tôi có thói quen gặp cảnh đẹp và vui, tôi hay chăm chú theo dõi, tôi đứng nhìn bầy cá nược rất lâu, cá nược lâu lâu mới gặp chúng đua một lần. Chim nhàn thì mùa nào cũng có, bất cứ ở nơi đâu, xứ lạnh tuyết, băng hoặc xứ nóng như thiêu, nói chung từ Nam Cực lên Bắc Cực ra tận giữa Thái Bình Dương, chỗ nào cũng thấy chim nhàn bay theo lái tàu. Đàn cá nược đua rất trật tự và ngay hàng thẳng lối theo hông hoặc trước mũi tàu. Thỉnh thoảng vài con phóng lên khỏi mặt nước và rơi xuống lao chao qua lại rồi cũng bơi theo một đường thẳng, hình như chúng chăm chú chỉ có cuộc đua thôi. Nhìn tốc độ chúng đua theo tàu, rất thong thả. Tàu chạy trên dưới mười bảy hải lý, tức trên dưới hai mươi lăm cây số một giờ, có lẽ chúng không có ý tranh phần thắng nên không thấy có dấu hiệu cố sức và cũng không một chút nào lơ là. Chúng có thể bơi nhanh hơn tốc độ con tàu, nhưng chúng cứ thong thả trước mũi tàu theo đường thẳng mà bơi. Cũng như chim nhàn, thỉnh thoảng nhấp cánh một cái rồi dang thẳng hai cánh thả theo tàu, tàu tới đâu chúng tới đó và trong lúc chúng nhấp cánh đứng yên lấy trớn, trước khi từ trên lao xuống như mũi phi tiêu thẳng một đường, ùm xuống mặt nước, khi cất cánh lên thì trên mỏ đã gắp được con mồi. Tuy thấy động tác chớp nhoáng nhưng rất nhẹ nhàng, thong thả không lệch lạc chút nào, đặc biệt hơn nữa là không thấy chúng giành giựt hay cắn mổ nhau vì một con mồi. 

Mấy chục năm làm đầu bếp trên tàu buôn, nấu cho nhiều loại người ăn, từ giám đốc công ty, officers cho tới những thủy thủ ít học, tôi hay chú ý cách ăn uống của họ và có sự so sánh này. Mặc dù mỗi con người, mỗi dân tộc, có đạo hay không theo đạo nào hết, phần đông con người ta hay đứng núi này trông núi kia, ăn uống ít khi chú tâm tới món ăn trước mặt, dọn ra món này thì ước ao được ăn món khác. Có vài thuyền trưởng hễ uống bia thì ngồi miết từ trưa cho tới chiều, thuyền trưởng làm sao thì đám phụ tá làm theo vậy. Nhưng thấy họ có chú tâm uống bia đâu, ngồi tụm lại người này nói, người kia nói, lâu lâu ngước cổ đổ bia vô họng rồi lấy trớn nói tiếp, làm như bia là dầu bôi trơn cho mấy cái máy nói chạy. Hổng biết chuyện gì mà ngày nào cũng tụm lại vừa uống bia vừa nói chuyện, đàn ông không mà cũng nhiều chuyện quá trời, có khi mê nói mà bỏ luôn cả bữa ăn. Tôi có làm chung với thuyền trưởng phụ nữ, nhưng đàn bà thường sống kỷ luật hơn, đúng giờ giấc hơn và các bà đâu có ngồi lê đôi mách hàng giờ, uống bia và nhiều chuyện như mấy ông. Mỗi khi quan sát cá nược và chim nhàn, tôi nghĩ tới sự chú tâm (mindfulness), ngôn ngữ Phật giáo gọi là “chánh niệm”, tôi thấy ngoài những chùa chiền ra, nhiều nơi trên thế giới này có nhiều trung tâm tổ chức thực tập chánh niệm, nhưng càng ngày con người càng lộn xộn, sống trong sợ hãi và bất an. Xem ra chim nhàn và cá nược khỏi cần thực tập, có lẽ từ khi có loài chim, loài cá cho tới nay chúng vẫn vui sống trong chánh niệm rất hồn nhiên. 

Phạm Duy: Nói về ca từ trong những bài đầu tiên của Văn Cao

Thiên Thai – họa phẩm của Đinh Cường

Về ca từ, vào lúc thành lập của Tân Nhạc, đa số các nhạc sĩ đều làm lời ca với thơ năm chữ… có thể họ đã bị ảnh hưởng thi sĩ Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng Thu :

Em không nghe mùa thu              Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực               Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ?

Cũng có thể họ bị ảnh hưởng của bài thơ này trong sách giáo khoa Lớp Một :

Cứ mỗi độ thu sang                      Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát     Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách tới trường                Nắng tươi rải trên đường
Trời xanh thay áo mới                 Đẹp sao lúc thu sang

Văn Cao đã dùng thơ 5 chữ trong một bài hát hướng đạo như Anh Em Khá Cầm Tay

Anh em khá cầm tay                     Mau đến cùng nhau hát
Nơi đây chúng mình ca                Trong gió chiều thật êm
Bao nhiêu gió về đây                    Chim chóc về đây hót 
A vui sướng làm sao                    Ta ngó trời xanh êm

Trần Doãn Nho: Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời


Bìa @ Đinh Trường Chinh
Văn Học Press xuất bản, 2/2020
320 trang, giá bán $20.00

Tìm mua trên:

Barnes & Noble
Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi
Hoặc bấm vào đường dẫn sau:
https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…) 

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

VOA Việt Ngữ: Bác sĩ Việt chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị người Trung Quốc nhiễm Corona

Một binh sĩ Việt Nam tại Lạng Sơn.

Một nhóm bác sĩ Việt Nam tham gia chữa trị thành công cho cha con người Trung Quốc nhiễm chủng Corona mới (COVID-19) ở bệnh viện Chợ Rẫy nói với VOA tiếng Việt rằng virus gây chết người này “không cần visa để vượt qua biên giới” nên việc “chia sẻ thông tin” giữa các quốc gia là điều “hết sức cần thiết”. 

Bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, thay mặt nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP HCM, nói rằng trong khi “tình hình dịch bệnh nguy hiểm diễn ra phức tạp, mức độ ảnh hưởng lên quy mô toàn cầu” thì “việc chia sẻ thông tin dữ liệu, đặc biệt là các kiến thức mới về COVID-19 cho thế giới để cập nhật thêm thông tin về tình hình dịch bệnh là cực kỳ cấp thiết”. 

Chính vì lẽ đó, bác sĩ Thượng cho hay, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Việt Nam tháng trước xác nhận hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là cha con người Trung Quốc từ Vũ Hán, nhóm của ông đã công bố và cho xuất bản thông tin về quá trình điều trị cho hai bệnh nhân này trên một tạp chí y khoa hàng đầu thế giới của Mỹ.

Mạc Văn Trang: Nỗi đau đớn uất hận tột cùng

Chiều nay cụ Nguyễn Khắc Mai, nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, nhà văn Nguyên Bình và tôi rủ nhau về viếng cụ Lê Đình Kình.


Bà Dư Thị Thành ôm lấy từng người chúng tôi, nghẹn ngào nức nở. Bà là vợ kế, trẻ hơn cụ Kình gần hai mươi tuổi, vốn là một phụ nữ nông dân khỏe mạnh, chất phác, nhưng nay trông bà xơ xác, héo hon… Ôm lấy vai bà, ai cũng rưng rưng nước mắt…

Vũ Quí Hạo-Nhiên (VOA Blog): Trong lớp có một sinh viên khiếm thị

Hình minh họa

Nếu phải chọn chỉ một điểm đại học ở Mỹ khác đại học Việt Nam, tôi sẽ chọn là đại học ở Mỹ có nhiều sinh viên không truyền thống và đại học Mỹ biết lo cho các sinh viên đó. 

"Không truyền thống" là tôi dịch tạm "non-traditional." Nếu có ai có chữ nào hay hơn thì xin lên tiếng. Một sinh viên truyền thống là người thanh niên độc thân, có sức khoẻ và tâm thần bình thường, vừa mới tốt nghiệp trung học hoặc cùng lắm là cách 2-3 năm, đi học là chính đi làm là phụ. Một sinh viên "không truyền thống" là người không thuộc cái khuôn đó. 

Đại học Mỹ từ trường lớn tới trường nhỏ, trường 4 năm tới trường 2 năm, trường Top 10 tới trường đội sổ, đều có nhiều - có thể rất nhiều - sinh viên không truyền thống. Sinh viên lớn tuổi. Sinh viên khuyết tật. Sinh viên có vợ/chồng và con. Sinh viên đi làm suốt ngày và học nhỏ giọt cả chục năm mới xong. Sinh viên có vấn đề tâm thần, tâm lý. Đủ cả. 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đồng Tâm & Liên Hiệp Quốc


Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!

Tuần qua, tôi đến Songkhla (địa danh cực Nam của Thái, giáp giới với Mã Lai) để tìm lại cố nhân. Khi phi cơ chao cánh, chuẩn bị đáp xuống phi trường Hat Yai, tôi chợt thấy Vịnh Thái Lan. Tự trời cao, nhìn những con tầu bé li ti bên dưới khiến tôi không khỏi trạnh lòng nhớ đến chiếc thuyền vượt biên mỏng mảnh của mình (vào mấy mươi năm trước) khi đang hoang mang giữa vùng biển lạ xa này.

Sau nhiều lần bị cướp – cuối cùng – chúng tôi cũng tắp vô được một xóm chài, vào giữa đêm khuya. Dân làng túa ra lục xoát, nặn bóp, cướp (cạn) thêm lần nữa dù chả ai còn gì ngoài cái thân xác không hồn – tơi tả và mệt lả. 

Hai mươi bốn mạng được cho ở tạm trong một đồn cảnh sát địa phương (thuộc quận Hua Sai) trong khi chờ Cao Ủy Tị Nạn đến tiếp nhận. Trong thời gian này, cả ghe được chia sẻ mọi thứ (cơm nước, áo quần, mùng mền…) bởi dân chúng quanh vùng và chính những nhân viên đang làm việc ở nơi đây.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn GS. Hirohide Kurihara: Người Nhật hỏi 10 năm xung đột Việt – Trung (1979-89) đem lại gì?

GS. Hirohide Kurihara là nhà nghiên cứu Việt Nam học, có nhiều năm nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận, hiện đại.
Trung Quốc thua trên chiến trường khi đánh Việt Nam, nhưng cũng ngăn được Việt Nam phát triển, Giáo sư người Nhật Bản Hirohide Kurihara nêu quan điểm về cuộc chiến biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 1979.

Ông Hirohide Kurihara là một nhà nghiên cứu Việt Nam học và lịch sử cận, hiện đại Việt Nam tại trường đại học Tokyo University of Foreign Studies.

Ông trả lời Quốc Phương của BBC News Tiếng Việt qua bút đàm bằng tiếng Việt.

Hirohide Kurihara: Nói chung, người Nhật coi cuộc chiến này như là phía Trung Quốc (TQ) đã hoàn toàn thua mà đành phải rút về nước. Đó là một sự kiện tiêu biểu ý chí và quyết tâm kiên cường của nhân dân VN chống lại chiến tranh xâm lược do phía TQ gây ra.

Còn trong giới nghiên cứu Nhật bắt đầu phổ biến quan điểm như "Chiến tranh 10 năm Việt-Trung" bởi vì cuộc chiến tháng 2- tháng 3 năm 1979 mới chỉ là bước đầu của chiến tranh kéo dài 10 năm nữa, kể cả trận Vị Xuyên hoặc Gạc Ma.

Gs Đoàn Viết Hoạt trả lời phỏng vấn của báo Sài Gòn Nhỏ: Thích Quảng Độ, cuộc đời chỉ dành cho đại nghĩa

Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ảnh: Phật tử Việt Nam.
NGUYỄN HÒA 

Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) viên tịch vào ngày 22-2-2020, để lại nhiều tiếc thương cho Phật tử cũng như những cộng sự của ông. Từ Virginia, Hoa Kỳ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người cộng sự thân tín của Hòa thượng dành cho Sài Gòn Nhỏ một cuộc trao đổi về cuộc đời của Vị Tăng thống, cũng như những kỷ niệm khi ông còn ở Việt Nam với Ngài Thích Quảng Độ. Trước tiên, ông nói về cảm xúc của mình khi được tin Hoà thượng viên tịch. 

*********** 

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Tôi hết sức xúc động khi nghe tin Ngài viên tịch dù trươc đó ít ngày khi nhìn thấy tấm hình chụp Ngài đang nằm trên giường bệnh tôi đã cảm thấy ngày này không còn bao xa. Tử là một trong tứ diệu đế, tất nhiên không ai tránh khỏi. Nhưng khi, từ nửa quả địa cầu theo dõi tang lễ dành cho Ngài, trái tim tôi không ngừng buốt nhói. Ngài ra đi là một mất mát quá lớn cho đại nghĩa dân tộc và đạo pháp. Cả cuộc đời Ngài, nhất là từ 1975 đến nay, chỉ dành cho đại nghĩa. Ngài là một biểu tượng chói sáng cho cuộc đấu tranh của toàn thể dân tộc nhằm vượt qua giai đoạn cuối cùng của thời kỳ suy thoái để mở đường cho nước Việt tiến vào thời kỳ hưng thịnh trong thời đại 2000. 

Sài Gòn Nhỏ: Cũng có những phàn nàn rằng Thầy Thích Quảng Độ từng chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và như vậy là tạo điều kiện thuận lợi cho cộng sản nắm quyền? 

Trân Văn (VOA): COVID – 19, khiêm tốn hay hèn?

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona. Photo QDND.

Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Việt Nam vừa dùng toàn bộ “sự khiêm tốn của người Việt” để tuyên bố: Việt Nam đã kiểm soát được dịch từ COVID – 19 (1)! Tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, trong quản trị - điều hành công việc phòng ngừa COVID-19 lây lan ở Việt Nam, “khiêm tốn” dường như là… hèn! 

*** 

Ngày 23 tháng 2, sau khi xác nhận có 556 người nhiễm COVID-19 và năm người đã thiệt mạng, ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Hàn, tuyên bố đặt Nam Hàn vào tình trạng “Báo động Đỏ” về y tế, đồng thời sẽ áp dụng tất cả các biện pháp nhiêm ngặt mà chính phủ Hàn Quốc thấy cần thiết để ngăn chặn COVID – 19 lây lan rộng hơn (2). 

Một ngày sau - 24 tháng 2, Trung tâm Chỉ đạo phòng - chống dịch bệnh Đài Loan tuyên bố xếp Nam Hàn vào mức 3 trong “Khuyến cáo du lịch”. Yêu cầu dân chúng Đài Loan không đến Nam Hàn và từ 27 tháng 2 sẽ buộc tất cả những người từ Nam Hàn đến Đài Loan tự cách ly với cộng đồng nơi họ cư trú và sẽ bị kiểm dịch trong vòng 14 ngày (3). 

Hòa Hội – báo Tiền Phong: Cận cảnh người dân quay cuồng với hạn mặn khốc liệt chưa từng có ở ĐBSCL

TPO - Thời điểm này tuy chưa vào đỉnh điểm (tháng 3 - 4) nhưng hạn mặn gần như bao trùm khắp các tỉnh ĐBSCL, trong đó Bến Tre là một trong những địa địa phương chịu tác động nặng nhất. Điển hình tại 1 ấp của tỉnh Bến Tre, người dân đang quay cuồng với hạn mặn khắc nghiệt này.


Ngày 25/2, ghi nhận của phóng viên Tiền Phong tại ấp 2, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm, Bến Tre) có hàng trăm hộ dân chưa có nước sạch. Hằng ngày, mọi sinh hoạt như tắm giặt, rửa chén bát đều bằng nước mặn, còn nấu ăn hay dùng để uống thì mua nước ngọt với giá đắt đỏ.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

BBC News Tiếng Việt: Tương lai GHPGVNTN sau khi Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời

Cố Hòa thượng Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất không được Nhà nước công nhận ở Việt Nam

Sự viên tịch của Hòa thượng Thích Quảng Độ, thọ 92 tuổi, ở Sài Gòn, là dịp để đánh giá di sản của ông và nỗ lực giữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - tổ chức tôn giáo của miền Nam Việt Nam bị chính quyền sau này cấm. 

Chùa Từ Hiếu (Quận 8, Sài Gòn) là nơi hòa thượng Thích Quảng Độ cư ngụ trong hơn một năm cuối đời, sau khi ông rời Thanh Minh thiền viện, quay ra Bắc, rồi về Sài Gòn. 

Hòa thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì ngôi chùa này, nói với BBC News Tiếng Việt rằng, ông biết đến thầy Quảng Độ ngay từ những ngày còn nhỏ. 

Ngày 22/11/2018, hòa thượng Thích Nguyên Lý đưa hòa thượng Thích Quảng Độ về chùa Từ Hiếu. Và từ đó đến lúc viên tịch, hòa thượng sống ở đây. 

Bà Đặng Thị Thu Huyền, pháp danh Diệu Thân, cháu gọi hòa thượng Thích Quảng Độ là chú ruột, là người ở lại chùa Từ Hiếu để chăm sóc ông trong những ngày cuối đời ở chùa này, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 24/2 rằng, trong suốt cuộc đời ông, trước cũng như sau, luôn đau đáu nỗi niềm. 

Nguyễn Quang Dy: Covid-19 và những biến số khó lường

“Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói” (Bs Lý Văn Lượng). 

Trước giao thừa năm Canh Tý (2020), khi Hà Nội chuẩn bị bắn pháo hoa để tiễn năm cũ (con heo) và đón năm mới (con chuột) thì trời bỗng nổi sấm chớp và mưa rào như giữa mùa hè. Một hiện tượng lạ chưa bao giờ thấy! Dù đó là do biến đổi khí hậu hay Thượng đế báo hiệu điềm gở cho năm mới (như “một năm vi-rút”), biến cố Đồng Tâm gây đổ máu đã được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây hoảng loạn, như là “khủng hoảng kép” (double crises). 

Kể từ khi dịch bùng phát tại Vũ Hán cách đây hơn hai tháng, thế giới chỉ biết là Coronavirus, nay gọi là Covid-19. Trung Quốc và thế giới chỉ biết rất ít về vi-rút mới. Trong khi nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, thì vi-rút mới này đã trở thành “yếu tố thay đổi to lớn” làm bộc lộ “gót chân A-Sin” của Trung Quốc. Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn và bước ngoặt mới cho Trung Quốc sau Thiên An Môn, với những biến số khó lường. 

Gót chân Asin 


Theo cập nhật của Worldometer (đến 25/2/2020), có 80.354 ca lây nhiễm và 2.707 ca tử vong. Từ khi bùng phát, vi-rút mới từ Vũ Hán đã lan ra 40 quốc gia và lãnh thổ, gồm con tàu Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama, với 691 ca lây nhiễm. Đến nay, Việt Nam có 16 ca lây nhiễm trong khi Hàn Quốc có 977 ca. Việt Nam đã công bố tình trạng khẩn cấp về y tế và dừng các chuyến bay tới/từ Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới. 

Trong khi lãnh đạo WHO kêu gọi các nước chuẩn bị cho đại dịch (pandemic), trong khi chính quyền Mỹ đề nghị Quốc hội chi 2,5 tỷ USD để chống Covid-19, trong khi các nước láng giềng với Trung Quốc (như Hàn Quốc) đang phải vất vả đối phó với nguy cơ dịch bùng phát, thì các quan chức y tế Việt Nam tự tin đã “kiểm soát được vi-rút Covid-19”, và các quan chức giáo dục Việt Nam chủ quan quyết định cho học sinh đến trường vào ngày 2/3. 

Trân Văn (VOA): Nhìn COVID-19 ở Nam Hàn, Việt Nam sẽ bớt ‘phấn khởi, lạc quan’?

Tại một trung tâm y tế ở Daegu, Nam Hàn, 24 tháng Hai.

Nên xem diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra tại Nam Hàn là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, đặc biệt là khi có nhiều biểu hiện cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nghiêng về những yếu tố nặng tính… thành tích! 

*** 

Cách nay năm ngày, Nam Hàn cho biết, tính đến 9 giờ sáng ngày 18 tháng 2 (hai tháng sau khi viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trở thành một loại dịch đe dọa toàn cầu), quốc gia này chỉ có 31 người nhiễm COVID -19 (1). Tuy nhiên 4 giờ chiều ngày hôm sau (19 tháng 2), số người nhiễm COVID-19 đã tăng lên 51, trong 20 ca nhiễm mới có 18 người cư trú tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang (2). Cũng kể từ đó, số người nhiễm COVID-19 tại Nam Hàn tăng không ngừng. Tính tới 4 giờ chiều ngày 23 tháng 2, số người nhiễm COVID-19 đã là 602 người (3). So với ngày 18 tháng 2, chỉ trong vòng năm ngày, số người nhiễm COVID-19 tăng 19,5 lần và đã có năm người thiệt mạng! 

Diễm Thi, RFA: Việt Nam sẽ bỏ hộ khẩu, thay bằng mã số định danh

Một bác tài xe ôm đang chờ khách ở Hà Nội. Ảnh chụp tháng 12/2019.

Bộ Công an đề xuất sửa đổi Luật cư trú theo hướng bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú để quản lý dân cư thông qua hình thức mã số định danh cá nhân qua Dự thảo lần 2 Luật Cư trú (sửa đổi). Dự thảo bắt đầu lấy ý kiến người dân từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 19 tháng 4 năm 2020. 

Việc thay đổi này được Bộ Công an cho là sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân. 

Quản lý người dân bằng hộ khẩu được Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng ở miền Bắc từ thập niên 1950. Đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cách quản lý này được áp dụng trên toàn cõi Việt Nam. Cuốn sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp và liên quan đến hầu như mọi lĩnh vực cuộc sống của người dân. Mấy chục năm qua, hộ khẩu vẫn là cái “vòng kim cô” trên đầu người dân như nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội từng nhận xét: 

“Sổ hộ khẩu thì luôn như một cái vòng kim cô treo lên đầu mỗi người dân Việt Nam. Bản thân tôi là một người học về luật nhưng cũng không hiểu ý nghĩa tích cực của hộ khẩu nằm ở chỗ nào, ngoài việc ràng buộc con người trong việc di chuyển không gian hay lãnh thổ thì đều phải báo cáo. Người công an luôn tự cho mình cái quyền rất lớn trong việc xâm nhập vào tư gia của người dân cũng như các công ty, xí nghiệp để kiểm tra xem có ai ở đó.” 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Mạnh Kim: Thích Quảng Độ – những ngày tháng biến động

Di ảnh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại lễ nhập kim quan và phát tang lúc 2 giờ trưa ngày 23 Tháng Hai, 2020, tại chùa Từ Hiếu, 59 Lô D Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. (Hình: Đại Đức Thích Ngộ Chánh)

Tại sao Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) sau 1975… 

Ngay sau 30 Tháng Tư, 1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị “đi cải tạo.” Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. 

Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật Giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22 Tháng Mười Một, 1975. 

Trong bản tuyên bố để lại, Đại Đức Thích Tuệ Hiền viết: “Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, tăng ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…” 

MỘT LẦN NỮA VẠCH MẶT TỘI ÁC ĐỒNG TÂM (Đợt 2)

Lẽ ra bản tuyên bố này tạm dừng lại sau khi nhiều phương tiện truyền thông của xã hội dân sự kể từ ngày 9-1-2020 cho đến tận gần đây đã liên tục truyền đạt tiếng nói phẫn nộ ngút trời lên án lũ cướp đêm và cướp ngày mà nhà thơ Nguyễn Duy từng chỉ đích danh là “cướp nay có Đảng có Đoàn” - chúng tôi xin thêm: cướp nay có cả Trung đoàn Cảnh Sát Cơ Động vũ trang tận răng của chính viên Bộ trưởng Công an Tô Lâm - về những tội ác rùng rợn chúng gây ra ở Đồng Tâm rạng ngày 9-1-2020 làm rúng động lương tri toàn dân Việt cũng như lương tri người dân nhiều nước trên thế giới.

Nhưng, giống như một con bệnh ung thư đã di căn, những kẻ cướp của giết người điên rồ bậc nhất ở ngay Thủ đô Hà Nội vẫn không hề có biểu hiện chùn tay, trái lại ba lần kéo tiếp đến Đồng Tâm với thái độ nhơn nhơn hung hãn không suy giảm, toan tính gây nhiều tội ác hèn hạ tiếp theo đối với dân chúng thôn Hoành.
 
Vì thế, sau một tháng rưỡi trời âm ỉ, làn sóng ngầm bão táp và cuồng nộ cố nén lại trong tim ngày một chực bùng lên, cực chẳng đã bản tố cáo nghiêm khắc dưới đây lại phải công bố.
Xin mời bạn đọc ký tên lên án tội ác Đồng Tâm tại địa chỉ sau đây: tocaotoiacdongtam@gmail.com

Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.

Không cần nhắc lại diễn biến sự kiện ba ngàn cảnh sát vũ trang hiện đại với sự yểm trợ của xe bọc thép và vũ khí điện tử, trong đêm bao vây một làng quê nhỏ bé, hiền hòa, tấn công vào nhà dân đang trong giấc ngủ. Nhưng cần khẳng định ba điều:

Một. Tất cả người dân Đồng Tâm đều đang sống hợp pháp, lương thiện, không có một người dân nào bị truy tố hình sự, không có một bằng chứng, một văn bản pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền buộc tội người dân Đồng Tâm là khủng bố.

Hai. Phá cửa, xông vào nhà, bắn chết dân, đánh dân đến thương tích nặng nề, bắt hai mươi bảy người dân đã bị đánh thừa sống thiếu chết đưa đi mất tích, vơ vét giấy tờ, của cải và tiền bạc trong nhà dân mang đi. Không cần lệnh khám nhà, bắt người, thu giữ tài sản, không cần có bản án tử hình của tòa án, không cần có pháp trường thi hành án, lực lượng mang sắc phục cảnh sát vũ trang nhà nước Việt Nam đã chủ tâm và quyết liệt chà đạp lên luật pháp. Vu cáo người dân Đồng Tâm là khủng bố nhưng chính họ đã sử dụng bạo lực nhà nước phi pháp, thực sự khủng bố, đàn áp man rợ người dân lương thiện Đồng Tâm.

Ba. Đang đêm phá cửa xông vào tận giường ngủ giết một người đang là đảng viên cộng sản, cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, một lão thành cách mạng của đảng cầm quyền, một nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân trong cuộc đấu tranh với quyền lực tham nhũng, một già làng được hầu hết người dân Đồng Tâm kính trọng, tin yêu. Con người như vậy đã bị giết hại và phanh xác quá rùng rợn: Khảo tra, đánh đập bầm dâp khắp thân già. Kề súng tận tim, tận não xả đạn. Mang xác đi mổ bụng, phanh thây.

Ngô Thế Vinh: Hướng Tới Ngày Nước Thế Giới 2020 Với Chủ Đề Nước Và Biến Đổi Khí Hậu - Một ĐBSCL Ô Nhiễm Giữa Mùa Hạn Mặn

Water, water, everywhere, 
Nor any drop to drink 
Nước, nước, khắp nơi, 
Không có giọt nước uống 
[Samuel Taylor Coleridge 1772-1834] 

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL 
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 

HẠN MẶNVÀ Ô NHIỄM 13 TỈNH MIỀN TÂY 


Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngãi qua Cù lao Dung, sóng đánh tung toé, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi. Thấy nước khắp nơi nhưng là nước mặn đã xâm nhập vào khắp các ngả sông rạch và người dân thì đang lao đao lùng kiếm tìm mua từng lu nước ngọt để uống. Rồi còn phải kể tới những cánh đồng lúa cháy và các vườn cây trái thối rễ do đất bị nhiễm mặn khiến nhiều nông gia mất trắng tay. 

Người bạn đồng hành đứng bên, anh dạy Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ, nói với tôi: “Kể cả có lũ ngọt đổ về, nước hết mặn cũng không uống được vì dòng sông quá ô nhiễm”. Do chất thải kỹ nghệ từ các nhà máy ven sông, do phân bón hoá học từ đồng ruộng tràn ra, và tệ hại hơn nữa là rác rưởi từ các khu gia cư. 

Đó là tình cảnh của ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL, phải sống chung với những dòng sông ô nhiễm, và nay họ đang nhận thêm được những tín hiệu báo nguy về hạn mặn sẽ trầm trọng hơn năm 2016 và tới sớm hơn ngay từ hai tháng đầu năm 2020. Do đó, cho dù có thấy “nước, nước, khắp mọi nơi, vậy mà không có giọt nào để uống”. Cho dù ĐBSCL vẫn là nơi nhận nguồn nước cao nhất Việt Nam tính theo dân số. Tuy nước vây bủa xung quanh nhưng là nước bẩn hay nước mặn. Thách đố lớn nhất là làm sao thanh lọc được nguồn nước tạp ấy để có nước sạch đưa vào sử dụng. 

Bản tin Ngày 21 tháng 2, 2020 Viet Ecology Foundation: Lào với dự án mặt trời nổi 1200 MW lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum

Vị trí dự án điện mặt trời trên hồ Nam Ngum

Sáng kiến dự án điện mặt trời nổi trên hồ Nam Ngum đầu tiên do Ks Pham Phan Long của tổ chức Viet Ecology Foundation nghiên cứu và công bố trên tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine[1] tháng 11 2019 và tiếng Việt trên trang mạng Viet Ecology Foundation[2]ngày1 tháng 11, 2019. Nghiên cứu này có phân tích kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhằm thuyết phục chính phủ Lào thực hiện thay thế cho ba dự án thuỷ điện lớn Mekong bên Lào. Nhà ngoại giao kỳ cựu David Brown nhận xét về dự án tương tự Ks Long soạn thảo cho Biển Hồ[3] Cam Bốt đã cho đó là sáng kiến táo bạo và là giấc mơ của các nhà hoạt động môi trường[4]

Dự án mặt trời trên Nam Ngum này đã thành sự thật, theo bản tin Laotiantimes[5] ngày 20 tháng 2 2020, chính phủ Lào đã ký kết với Hangzhou Safefound Technology, nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc để xây dựng hệ thống giàn nổi 1200 MW thu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum. Việc Lào chuyển hướng nhanh và mạnh mẽ như thế là tin mừng cho lưu vực sông Mekong vì đây là dấu hiệu cho một bước ngoặt lịch sử; từ nhận thức thuỷ điện với những tác động xấu không giảm thiểu được đã đến lúc phải thoái trào. Nếu chú ý bản đồ Laotiantimes sử dụng chính là biểu đồ Ks Pham Phan Long phác thảo ra cho Nam Ngum về vị trí cho toàn bộ 15 giai đoạn. 

RFA: Lo ngại chính quyền chỉ định luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm

Sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối.

Tính đến ngày 24/2/2020, chỉ có Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc công ty luật ATN, được cơ quan an ninh cảnh sát điều tra chấp thuận là luật sư bào chữa cho ông Lê Đình Quang, một trong những người dân Đồng Tâm bị công an bắt giữ sau cuộc đụng độ giữa công an với người dân xã này hôm 9/1/2020 liên quan đến tranh chấp đất đai. 

Trả lời RFA hôm 24/2, Luật sư Ngô Anh Tuấn, nói: 

“Tôi gặp ông Quang tại trại tạm giam, ban đầu cơ quan điều tra thông báo với tôi là ông Quang từ chối luật sư, nhưng sau đó họ lại nói ông Quang không từ chối. Mới đây tôi vào gặp ông Quang là vào dự cung, nghe điều tra viên hỏi cung, chứ trao đổi với tôi thì rất ngắn.” 

Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, rất nhiều người Đồng Tâm bị bắt có mời luật sư, và các luật sư có đăng ký thủ tục luật sư, nhưng chưa luật sư nào được cấp quyền bào chữa như ông. Ông nói tiếp: 

“Sắp tới chúng tôi phải kiến nghị việc họ không cấp thủ tục luật sư cho các luật sư khác trong vụ Đồng Tâm. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghe thông tin, họ yêu cầu Liên đoàn luật sư hoặc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cử nhiều luật sư chỉ định, trong khi luật sư gia đình mời thì lại không được. Điều này là trái quy định của luật, vì vậy chúng tôi sẽ có những văn bản kiến nghị tiếp với bên cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội.” 

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Trần Mộng Tú: Tin Bạn Ốm

Hình minh hoạ, ML

(Nghe tin BH phải vào Bệnh Viện vì lượng Sodium xuống thấp)

Hôm qua nghe tin bạn
Phải đi vào nhà thương
Ôi lượng đường lượng muối
Bỗng nghe như vô thường

Đường bao nhiêu đủ ngọt
Trong giọng nói của ai
Muối bao nhiêu đủ mặn
Nêm vào một hình hài

Mỗi ngày rắc một chút
Sao vẫn nhạt thế này
Bạn xoay mình khẽ hỏi
Biển có gần ở đây

Biển thì xa trăm dặm
Nhưng tiếng sóng rất gần
Sóng va vào vách ngực
Thủy triều lên ngập ngừng

Tôi cũng xa xăm quá
Ngóng tin bạn mỗi ngày
Muối không rắc vào mắt
Sao xót đến thế này.

tmt 2/20/2020

Lê Hữu: Thuốc lá, buồn ơi chào mi

Nhớ tôi người có châm điếu thuốc?
Nhớ tôi người có đi trong mưa?
(Thơ Trần Mộng Tú)

“Bỏ thuốc lá? Dễ thôi, tôi bỏ hoài.”

Câu ấy ta vẫn nghe. “Bỏ hoài” có nghĩa là bỏ tới bỏ lui, bỏ đi bỏ lại nhiều lần mà vẫn chưa… bỏ được. 

Bỏ thuốc lá là chuyện nhỏ, nhưng cần một ý chí lớn, mạnh mẽ. 

Trong một lần chia sẻ về kinh nghiệm bỏ thuốc lá mới đây với vài người bạn, tôi ghi nhận được những câu chuyện không ai giống ai. Có anh thì do chịu khó luyện công môn yoga, một môn tập không chỉ giúp làm dịu tâm trí, vượt qua sự mệt mỏi và căng thẳng mà còn có tác dụng loại bỏ được những ham muốn các nhu cầu giả tạo. Nhờ vậy, mặc dù không nhắm vào việc cai nghiện thuốc lá, đến một lúc nào đó anh bỗng quên bẵng và không còn hứng thú gì chuyện hút xách nữa, xem như “bất chiến tự nhiên thành”. Có anh suốt mấy chục năm đi đâu cũng kè kè gói thuốc, tự biết ý chí mình chưa đủ lớn, đủ mạnh để khuất phục sự quyến rũ của “tương tư thảo”, đành tìm đến ông bác sĩ người Mỹ để xin… kẹo Nicorette và nhai đến sái quai hàm mới bỏ hẳn được thuốc lá (thời ấy cần có toa bác sĩ mới mua được kẹo này). Trường hợp bỏ thuốc lá của tôi cũng dính dấp đến ông bác sĩ nhưng là câu chuyện dở khóc dở cười. Xin kể lại đầu đuôi thế này.

Những gia đình chuẩn bị xuất cảnh để định cư tại Mỹ theo diện HO đều phải qua thủ tục khám sức khỏe, trong đó có màn chụp hình phổi để xem có bệnh trạng gì không. Nếu chẳng may vướng bệnh phổi thì cần được điều trị cho đến khi hết hẳn mới được phép xuất cảnh. Nếu chữa không xong thì chịu khó ở lại vậy, xem như bị đánh rớt. 

Ngô Nguyên Dũng: Điểm trang



Mỗi thứ năm, bà Lê dậy sớm hơn thường lệ. Bảy giờ sáng, chuông đồng hồ réo thức. 

Vọng qua ô kính khép, hồi chuông nhà thờ gióng lễ.

Giờ giấc này, vào những ngày đông, trời vẫn còn tối ám. Sang tháng tám, giữa hè, luồng sáng những ngày nắng đẹp đã lách qua rèm cửa sổ voan mỏng, suồng sã soi bói diện tích phòng ngủ hai mươi thước vuông. Lên phiến vách dán giấy màu vỏ trứng treo bức tranh hoa mẫu đơn hồng nhạt. Lên tủ quần áo bốn cửa sơn trắng gắn gương soi. Lên mặt giường đôi để trống một nửa, nhưng gối chăn vẫn được phủ gấp thẳng nếp. 

Cứ vậy, từ nhiều năm nay. Như để cất giữ một hơi ấm, một vòng ôm, một dư hương chưa phai. 

Bà Lê ngồi dậy, thẳng lưng, khép mắt tĩnh tâm, kiểm soát nhịp thở, cố gắng bôi xoá mọi ý nghĩ nội tâm và dập tắt âm thanh ngoại giới. Không được lâu. Cứ mỗi mười phút, thính giác bà lại bắt được từ bên dưới vọng lên tiếng xe điện nghiến đường sắt. Khe khẽ. Rầm rì. Và, cứ mỗi phần tư giờ, văng vẳng từ phòng khách tiếng đồng hồ quả lắc gióng chuông. Đôi khi, bà bất chợt thấy ra trong vùng tối thị giác một đốm sáng vàng loé, từ từ loang rộng. Rồi chuyển sang xanh lam, sẫm dần, và cuối cùng tan lẫn vào vũng tối mù tăm. 

Phạm Xuân Đài: Trích du ký Đi Tàu


Linh Ẩn Tự


Hàng Châu, Tô Châu của nước Tàu vẫn gợi cho một người Việt Nam nhiều cảm tưởng lãng mạn, ngay cả trước khi đến thăm tận nơi. Hai thành phố cách nhau không xa, chỉ có mấy giờ xe buýt, hình như sinh ra để bổ túc cho nhau. Cảnh đẹp, và người ta nói đàn bà tại nơi đó cũng rất đẹp, đến nỗi khi còn trẻ tuổi, đứng ở biên giới Việt Hoa tại Lào Kai năm 1947 thời kháng chiến Pháp, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết trong bản nhạc Bên Cầu Biên Giới:

...Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên dòng sông Danube
Những đêm sáng sao...

Giấc mơ ấy tác giả gọi là “viễn mơ,” ở trong khung cảnh khép kín trong núi rừng kháng chiến thả tâm hồn đi mông lung ra thế giới bên ngoài, vươn tới những cái đẹp của đời sống thanh bình nơi nơi, ước mơ được sống và được chết với những vẻ đẹp đó.

Nhưng đi du lịch theo tour thì rất khó gặp người đẹp, tuy vẫn bàng bạc cảm nhận cái không khí lãng mạn của nơi chốn này. Hàng Châu thì cảnh như vẽ, Tây Hồ và những cây liễu rủ quanh hồ quả là trứ danh, tôi lại càng may mắn đến đúng mùa hoa đào đang nở ven hồ, tưởng mình đi lạc vào một chốn Đào nguyên nào mà từ ngày nhỏ cứ nghe nhắc mãi trong sách vở, thơ văn.

Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Phương Nghi: Theo Mãi Cùng Thuyền

Từ Phước Lý đến Phước Hải nếu có đường tráng nhựa và xe hơi như ngày nay thì đi chỉ mất hai tiếng đồng hồ nhưng 50 năm trước với cây dầm và chiếc ghe thì người ta phải mất đến hai ngày. Thời gian chèo không lâu lắm nhưng di chuyển trên sông thì phải phụ thuộc vào con nước. Nước lên xuống hai lần trong ngày. Những khi nước ròng cạn quá thì ghe không đi được, phải neo lại bờ chờ nước lớn.

Trên mặt đất còn ẩm ướt sương đêm của ngày hôm đó có hai người đàn ông lặng lẽ chuyển đồ đạc xuống ghe để chuẩn bị cuộc hành trình. Một người là Thiết. Một người là tôi. Cây cầu ván bắc de ra sông oằn xuống và kêu ken két dưới bước chân của hai người. Thiết cúi gầm mặt. Những ngôi sao trên trời vẫn còn le lói. Sóng vỗ vào bờ oàm oạp. Tôi hỏi: “Còn quên gì nữa không?” Thiết lắc đầu. Tôi tháo dây buộc thuyền đẩy cho đò tách bến. 

Chèo được một lát thì nắng bắt đầu lên. Nắng lên rất nhanh. Bình minh như ôm choàng cả bầu trời mênh mông, âu yếm vuốt ve mặt sông bằng những tia nắng ban mai mềm mại. Dòng sông vắng lặng và cô đơn khủng khiếp. Tôi chèo lái. Minh Thiết chèo mũi. Trong khoang thuyền là quày chuối xiêm, một bao cà ròn khoai mì, xôi đậu phọng, muối mè và bình nước. Gió lớn và nước cũng lớn. Sóng cứ đập vào mạn thuyền rồi bắn lên tung tóe. Chiếc nón lá tôi đội cứ bật ngược về phía sau.

Đang chèo bỗng tôi nhác thấy trên bờ, dưới những lùm cây và lau sậy um tùm xuất hiện bóng dáng một người phụ nữ chạy theo thuyền. Không hiểu cô ta bắt đầu đi theo chúng tôi từ khi nào mà không ai hay. Cô chạy lúp xúp. Cô có tật ở chân nên dáng đi khập khiễng, người vẹo qua một bên. Thuyền đi chậm thì cô chạy chậm. Thuyền đi nhanh thì cô chạy nhanh. Tôi hết hồn bảo: “Thiết. Huệ nó chạy theo mình.” Thiết dớn dác quay nhìn trên bờ. Anh bắc tay làm loa nói lớn: “Về đi. Đừng đi theo tôi nữa.” Nhưng nói mấy lần cô ấy không nghe, cứ tiếp tục đi theo nên Thiết mặc kệ cô ấy không thèm nói nữa. Anh cắm cúi chèo. Tôi biết là Thiết muốn chèo cho thật nhanh để tới ngã ba sông, thuyền sẽ rẽ hướng khác thì khi đó người phụ nữ kia sẽ không cách nào đi theo chúng tôi được nữa. Thế nhưng Thiết càng chèo nhanh thì tôi càng chèo chậm, thậm chí buông cả chèo, thẫn thờ như không còn muốn nhấc lên hai cánh tay thừa thãi. Người phụ nữ đã lẽo đẽo đi theo chúng tôi cả hai cây số rồi. Tôi nói:

Nguyễn Vạn An : Bay Qua Ba Lê Nghe Nhạc

Chiều hôm đó, Khôi ngồi trước máy vi tính thì bỗng thấy hiện tin nhắn :”-Chào Anh Khôi ! Anh mạnh không ?” Khôi vui vẻ gõ trả lời :”- Ủa, Thu đó hả ? Bên đó mấy giờ rồi ? Em chưa ngủ sao ?", "-Quá nửa đêm rồi. Trời nóng kinh khủng. Em không ngủ được. Anh đang làm gì ?” “- Chiều nay anh không có chương trình gì đặc biệt. Em bay qua Ba Lê được không ?”, “-Bay qua Ba Lê?”, “-Vào mạng bay sang đây, anh đưa đi nghe nhạc !”, “-Ồ, nhạc gì đó anh ?”,”-Chiều thứ bẩy anh hay đi nghe nhạc. Kỳ này có nhạc trong nhà thờ Saint-Julien-le-Pauvre, ở quận La Tinh. 

Nhà thờ này nhỏ, âm thanh thần tiên lắm. Beethoven-Chopin, Sonate Pathétique, Clair de lune, Fantaisie-Impromptu, Ballades, Nocturnes, Valses. Toàn là nhạc phổ thông, quen thuộc với đại chúng. Chắc chắn em sẽ thích. Trình diễn viên, Jean-Christophe Millot, rất tuyệt vời. Đàn dương cầm Steinway. Phòng nhỏ, ít người, anh sẽ dành chỗ ngồi tốt. Không khí thoải mái, thính giả tử tế, lịch sự,...”, 

Thu có hiểu biết gì đâu về nhạc cổ điển phương tây nhưng cũng mạnh dạn trả lời : “-Mê quá, nhạc cổ điển Âu châu thì em cũng thich lắm. Em đi liền. Em phải dành bao nhiêu giờ ?”, “-Hai giờ rưỡi là cùng, em về bển thì trời dạng sáng. Mai chủ nhật, em sợ gì ?”,”- OK, cho em sửa soạn một tý. Mà hẹn nhau ở đâu ?”, -”Em vào mạng bay qua đây, vén mạng, xuống cái fontaine Saint Michel, gần nhà thờ Đức Bà. Đó là nơi hẹn hò rất nổi tiếng của các tình nhân... và bạn bè ! Anh đợi ở đó",”-Làm sao nhận ra nhau ?”. “Anh sẽ nhận ra em qua cái hình đại diện xinh đẹp của em trong mạng.” , “-..., thú thật với anh, cái avatar đó hơi xưa một tý !"- Bây giờ khác nhiều không ?”,”- Cũng không bao nhiêu !”,”- Không sao, anh sẽ nhận ra em. -”Em mặc quần áo như thế nào ?”,”- Giản dị thôi. Trời bên này đang nóng, em mặc sơ mi váy đầm cho người ta khỏi để ý, nên đem theo một cái khăn quàng và áo len, sợ khi về lạnh. Em cứ gõ địa chỉ Google Earth, fontaine St Michel, Paris, France. Đứng gần một trong hai con sư tử có cánh, chờ ở đó. Anh sẽ đến....”....

Thu vào Google Earth, gõ địa chỉ rồi bay qua Paris, đến fontaine Saint Michel,

Thái Bá Tân: Sợ thật !


Sợ thật, một dân tộc
Gần một trăm triệu người,
Không ngăn được một đảng
Khoảng ba, bốn triệu người

Thông qua luật bán đất
Cho “đồng chí” Trung Hoa.
Tức là bán hương hỏa
Của tổ tiên, ông bà.

Sợ thật, dân tộc ấy,
Vốn anh dũng một thời,
Nay ươn hèn, bạc nhược,
Cam nô lệ cho người.

Càng sợ, bọn quốc hội,
Mang tiếng đại diện dân,
Mà nhắm mắt làm ác,
Vì tiền, vì miếng ăn.

Hai mươi nghìn nhà báo,
Hơn một nghìn nhà văn,
Sợ thật, im thin thít,
Dù sống bằng tiền dân.

Nguyễn Văn Sâm: Nguyễn Mạnh An Dân - Tiếng Thét Trước Tệ Nạn.

Mồng 5 Tết Canh Tý 2020, một người bạn viết lách bên Houston điện thoại qua nói đương tụ họp bạn bè làm lễ trăm ngày cho Nguyễn Mạnh An Dân. Lạ quá, như một thần giao cách cảm, lúc đó cái tựa bài mới vừa được đánh máy xong trên computer, người viết đương nhẫm trong trí coi mình sẽ viết gì về bạn văn nầy. Không có đầy đủ tác phẩm của anh, nghĩ rồi lúc nào đó cũng sẽ thủ đắc được thôi nên chỉ mới làng nhàng viết được mấy dòng, còn đương tìm ý. Lời báo tin khiến tôi hăng hái hơn trong việc hoàn thành dự định viết về một người thơ mới mất. Những đóng góp văn chương trước đó của anh rất có ý nghĩa, nói gì về anh cũng là đem về sự công bình cần thiết cho người sanh ra đã lỡ cầm trong tay lá bài xấu.

Nguyễn Mạnh An Dân là một người viết văn dấn thân, anh viết về những điều đáng viết khi nhìn chuyện xấu xa ngoài xã hội. Anh chắt lọc đề tài, cẩn thận trau chuốt lời để tạo nên những đoạn văn trơn tru, gợi cảm, đánh vào lòng người đọc. Được hỏi tại sao viết ít và chậm, anh cười nhẹ, từ tốn trả lời bằng cái nhún vai và đưa hai tay xòe ra trước ngực rất Mỹ đại ý rằng đi làm suốt ngày để kiếm cơm, mệt nhọc, thường suy nghĩ về đề tài và bố cục khi đương lái xe, viết văn thì lúc nầy một chút lúc kia đôi ba đoạn. Còn thơ thì tuôn ra nguyên bài, có khi hai ba bài một lần, nhưng thiên hạ đã phóng thơ ra nhiều quá khiến mình cũng ngài ngại làm thơ. Ý tưởng thì anh em thường trùng vì ai nấy đều đau đáu trước nỗi đau thương của dân tộc. Mình phải chọn cách nào cho khác biệt về kỹ thuật, may ra. Đời sống xứ người có những bận rộn cơm áo không chừa bao nhiêu thời giờ cho việc viết vì viết lách ở ngoài nước không là một nghề để kiếm cơm. Anh nhấn mạnh đến chữ kỹ thuật.

Điều giải bày trên không mới, biết bao nhiêu người viết đã làm như vậy, đã suy nghĩ như vậy. Có người đã đánh vật suốt đời với câu cú, với chấm (.) phết (,) dấu hỏi (?) dấu than (!) xuống hàng trong trường hợp bất ngờ nhứt, kể cả sử dụng từ khác với tính chất của chúng bấy lâu nay để mang một ấn tích khác thường cho thơ mình.

Mọi tìm kiếm đều có giá trị cố gắng đáng trân trọng và bổ xung tri thức trong ngành. Những đón nhận của người đời lại là một chuyện khác. Có thể hân hoan có thể hững hờ...

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Bùi Văn Phú: Đại sứ Mỹ tại VN - Đối thoại thẳng thắn để giải quyết những khó khăn

Đại sứ Daniel Kritenbrink (Ảnh: Bùi Văn Phú)

“Nhân quyền là căn bản và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,” Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi gặp gỡ người Việt vùng San Jose chiều thứ Ba 18/2 vừa qua. 

Đại sứ Kritenbrink nói ông rất quan tâm đến tù nhân lương tâm và trong túi ông luôn có danh sách một số tù nhân đáng quan tâm, tuy ông không tiết lộ họ là những ai. 

Nhưng khi một người đại diện cho Câu lạc bộ Nhà báo Độc lập tại Việt Nam nêu trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam từ mấy tháng qua, ông đại sứ dường như không biết ông Dũng là ai và đã yêu cầu người nêu câu hỏi cung cấp cho vị phụ tá thêm chi tiết về trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng. 

Liên quan đến tình hình nhân quyền tạiViệt Nam xấu đi trong bốn năm qua, đại diện văn phòng Dân biểu Ro Khanna, ông Nguyễn Hiệp đặt vấn đề là Hoa Kỳ cần phải có những hành động cụ thể để buộc Hà Nội chấm dứt vi phạm các quyền tự do căn bản của dân, Đại sứ Mỹ trả lời: “qua những đối thoại cởi mở và thẳng thắn sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này”. 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Giọt Nước Lành & Những Dòng Nước Ẩn


Những dòng nước ấy có mặt ở mọi thành phần, dưới mọi hình tướng, tình huống, cấp độ. Chúng ẩn mình giữa miền đất hình chữ S này, âm thầm chảy, khiêm cung nhưng đầy sức mạnh. Chúng sẽ trồi lên một ngày nào đó, chắc chắn. 

Người Nhật Bản nói: “Một lời tử tế có thể làm ấm lòng suốt cả mùa Đông – One kind word can warm three winter months.” Nghe xong, tôi (trộm) nghĩ thêm rằng: “Một hành động tử tế còn có thể làm ấm lòng người suốt cả cuộc đời!” 

Khi còn trẻ, tôi hơi bị chua. Tới già thì hoá chát. May mắn, gần đây, nhờ vào phương tiện truyền thông (tân kỳ) tôi có nhiều dịp được nhìn thấy nhiều hình ảnh và nghĩa cử cao qúi của tha nhân nên độ chua chát – xem chừng – giảm hẳn.

Ảnh: FB Phạm Thanh Tòng

Gần hai năm trước, vào hôm 16 tháng 3 năm 2018, tôi được xem một hình ảnh đẹp (trên trang Tiếng Dân) cùng với đôi lời chú thích: “Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này (quán cơm chay Thiên Phước, Quận 11, SG) vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác.” 

LS Đặng Thanh Chi: Hiệp ước EVFTA - Thanh gươm hay Lá chắn



(Danlambao) - ... Hiệp ước thương mại EVFTA sẽ là thanh gươm của lực lượng đấu tranh dân chủ hay là lá chắn bảo vệ, duy trì vị trí lãnh đạo của đảng CSVN sẽ tùy thuộc vào ý thức và hành động của mỗi chúng ta trong những ngày tới... 

Vài tuần qua những ai quan tâm đến tình hình đất nước đều theo dõi tiến trình thông qua Hiệp ước Thương mại Tự do giữa Liên hiệp Âu Châu (LHAC) và Việt Nam (EVFTA). Nhiều bài viết trao đổi quan điểm đã được nêu lên giữa hai khuynh hướng chống và ủng hộ Hiệp ước này. Trong những điểm khác biệt đã được nhiều tác giả nêu lên, có một điều đa số những người thực tâm ưu lo cho đất nước có thể cùng nhau đồng ý: đó là dù trong tình huống nào chúng ta cũng cần khai thác và tận dụng tối đa mọi điều kiện và phương tiện có được để nỗ lực tranh đấu cho quyền lợi đích thực của người dân. 

Để rút ra bài học cần thiết và vạch hướng khai thác hiệu quả Hiệp ước EVFTA, chúng ta hãy thử nhìn vào kinh nghiệm tích cực và tiêu cực của các nước trong vùng Đông Nam Á đã ký kết những hiệp ước thương mại tương tự với LHAC, đặc biệt là tình trạng nhân quyền và đời sống kinh tế người dân đã có những thay đổi gì sau khi ký kết. Đồng thời, chúng ta hãy xét xem nếu như không có tiến triển nhân quyền nào như đã cam kết, thì phản ứng và hướng giải quyết của Liên hiệp Âu Châu ra sao. 

I. Cam Bốt và Thỏa thuận Thương mại EBA 


Nguyễn Lại: Nỗi lo của người Hà Nội về dịch bệnh từ virus corona

Ảnh tư liệu - Các nhà thuốc ở khu Hapulico, Hà Nội, ngừng bán khẩu trang


Ngồi trong căn nhà nhỏ của mình trên con ngõ Hà Trung chật chội, sát với khu phố cổ, bà Đỗ Thị Dung thở dài trong lúc ngóng ngóng ra ngoài cửa, chờ cậu con trai cả trở về sau một ngày làm việc. Bà cho biết, cả đời gần 60 chục năm sinh sống ở Hà Nội bà chưa bao giờ bà cảm thấy lo lắng về sức khỏe như hiện tại. Đã nhiều ngày nay, bà Dung không muốn đặt chân ra đường vì sợ dịch bệnh. Cuộc sống hàng ngày quanh bốn bức tường tù túng, bức bối nhưng còn hơn là chẳng may dính bệnh. Mọi đồ ăn thức uống và nhu cầu khác đều phụ thuộc vào cậu con trai. 

“Cái lo lắng ở đây là đông dân mà đi lại ra đường phố thì mọi người lại chưa đề cao ý thức lắm. Cho nên là mình cũng phải cẩn thận hơn bởi vì cái dịch bệnh nó cũng không thể nào mà hết ngay được và có khả năng còn kéo dài khi trẻ con vẫn còn đang nghỉ học,” bà Dung chia sẻ. 

“Những người lớn tuổi như chúng tôi thì đương nhiên cái bệnh lây truyền nó cũng dễ xâm nhập. Do vậy chúng tôi phải tự bảo vệ bằng cách hạn chế ra đường hơn, khi có việc cần thiết thì mới ra đường. Người già và trẻ em thì như vậy. Còn đối với những người phải đi làm thì không thể tránh khỏi là vẫn phải ra đường và đến cơ quan. Trong khi đó, khẩu trang và nước rửa tay để phòng tránh thì lại khó mà mua được,” bà Dung tỏ vẻ ngao ngán. 

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

RFA: Phản ứng về việc dựng tượng Lênin tại Nghệ An

Tượng đài Lênin ở Hà Nội.

Báo Nghệ An vào ngày 18/2 vừa đăng tải thông tin cho biết thành phố Vinh vừa khởi công xây dựng công trình tượng đài Lênin tại trung tâm thành phố. Theo đó, tượng đài được tỉnh Ulyanovsk, quê hương của ông Lênin tại Nga trao tặng để đánh dấu mối quan hệ Việt – Nga, đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk. 

Phản đối xây tượng 


Theo báo trong nước, tượng đài Lênin được đặt ở khu vực vườn hoa đầu đường Lênin với diện tích hơn 3.000m2 và kinh phí hơn 8 tỉ đồng, bao gồm cả đài phun nước ngay ngã 5 gần khu vực tượng đài. 

Mặt trước và mặt sau tượng đều có dòng chữ tiếng Nga và tiếng Việt, trong đó, mặt sau có khắc “Như là một dấu hiệu của tình bạn”. 

Phạm Liêm: 3000 quân thiện chiến giết cụ già què = “Lập chiến công đặc biệt xuất sắc”

Tôi đọc thư của ông Trần Lương gởi ông Lê Công Định tranh luận về Hiệp định Thương mại Tự do Âu châu - Việt Nam. Trong thư ông Lương ám chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam là “Quái vật”. Thành thực tôi không thích chữ “Quái vật”. Từ “vật”: động vật, thực vật, đồ vật, nghe hiền lành lắm. Giết người mà giết một cách tàn bạo thì phải gọi là “Ác thú” mới đúng với những gì xảy ra ở làng Hoành đêm mồng 8 rạng ngày mồng 9 tháng Giêng 2020. 

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm là một cặp “Ác thú” lộng hành đến mức bạo tàn nhất, lú lẫn đến mức man rợ nhất trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam! 

Lộng hành và bạo tàn nhất 


Từ thời Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh chưa ai dám làm những việc ác ôn, hung hãn, tàn nhẫn như Phú Trọng - Tô Lâm đã làm! 

Phú Trọng - Tô Lâm dám huy động số quân tương đương cấp sư đoàn, với 18 xe tải chuyển quân, 20 thiết giáp bọc thép, bánh hơi RAM MK3 có trang bị một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm. 

Phú Trọng - Tô Lâm đưa cả thiết bị âm thanh tầm xa LRAD (Long Range Acoustic Device) do Mỹ sản xuất. LRAD phát ra những chùm sóng âm thanh cực mạnh làm thủng màng nhĩ, gây điếc vĩnh viễn. Mỹ bán LRAD cho Việt Nam để tuần tra, chống cướp biển. Nhưng nhóm Phú Trọng - Tô Lâm đã dùng loại vũ khí không quy ước này để đàn áp dân làng Hoành. 

Phú Trọng - Tô Lâm còn huy động cả Sư đoàn 308 vào phi vụ. Sư 308 được mệnh danh là quả đấm thép của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sư đoàn này là mũi tấn công trực diện vào đồi A1 trong trận Điện Biên Phủ, là lực lượng chủ lực trong các trận Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, và Quảng Trị. 

Mỹ Hằng - BBC News Tiếng Việt: Việt Nam bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn 'gần Trung, xa Mỹ'?

VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn 'gần Trung, xa Mỹ'?

Việc Philippines mới đây tuyên bố sẽ chấm dứt Hiệp ước Thăm viếng Quân sự (VFA) với Mỹ để gần gũi hơn với Trung Quốc có thể khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, lo ngại. 

Tuy nhiên, nó cũng mở ra những cơ hội khác với các đồng minh mới, theo một số nhà phân tích. 

VFA được ký năm 1988, cho phép quân đội Mỹ huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines. 

Việc Philippines chấm dứt VFA với Mỹ đã được rào đón từ trước, khi Tổng thống Duterte nhắc đi nhắc lại rằng sẽ rời xa đồng minh lâu năm là Mỹ để tập trung vào Trung Quốc. 

Ảnh hưởng hiện diện của Mỹ trong khu vực 


Bình luận với BBC News Tiếng Việt về tác động tới Việt Nam của hành động trên của Philipines, Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nói: 

VOA Tiếng Việt: EVFTA - EU ‘không đủ hiểu biết’ để đối phó ‘thủ thuật’ của Việt Nam?

Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA) hôm 12/02/2020.

Người dân châu Âu nói với VOA rằng họ vừa vui mừng nhưng cũng lắm trăn trở sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA) vào tuần trước. Có người nói đa số nghị sĩ EU bỏ phiếu thuận cho hai hiệp định này hôm 12/02 là vì họ ‘không đủ hiểu biết’ để đối phó những ‘thủ thuật’ của phía Việt Nam, nhưng cũng có người tự tin rằng với cơ chế giám sát chặt chẽ của EU, các vi phạm sẽ được xem xét thấu đáo. 

Từ Bruxells, Bỉ, ông Nguyễn Hoàng Hải, một người gốc Việt ủng hộ EVFTA, nhận định với VOA rằng cuộc bỏ phiếu hôm 12/02 vừa qua cho thấy phía EU “mặc cả non tay, và bị hớ.” 

“Hiệp định này sẽ tốt cho kinh tế của cả hai bên, nhưng phải nhìn nhận rằng phía EU đã bị hớ vì lẽ ra họ có thể đã đòi được nhiều hơn như các điều khoản về lao động, hình sự…nhưng họ đánh giá phía đối phương không đúng nên đã mặc cả sai. 

“Họ không hớ về mặt kinh tế nhưng hớ về vị thế của họ, khi mà một đằng họ rao giảng về quyền con người, nhưng một đằng họ lại không chú trọng việc đấy.” 

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Diễm Thi, RFA: Đối thoại nhân quyền và việc cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Federica Mogherini (trái) và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 5/8/2019.

Một số đối tác của Việt Nam như Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia …hàng năm đều tiến hành tổ chức các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Hà Nội. Vậy đối thoại nhân quyền thực sự giúp gì cho tình hình mà các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đánh giá là không mấy sáng sủa tại Việt Nam? 

Việt Nam thiếu vắng nhân quyền! 


Sau Đối thoại Nhân quyền Liên Minh Châu Âu-Việt Nam lần thứ 8 diễn ra vào tháng 3 năm 2019, bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về Chính sách An ninh nói với RFA: 

“Có những báo cáo cho biết các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị hăm doạ, tra tấn, bị kết án rất nặng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã nêu bật các sự kiện này rất rõ ràng. Chúng tôi yêu sách trả tự do cho những nạn nhân này, chúng tôi đòi hỏi việc tiếp cận luật sư bào chữa, hay thân nhân được phép thăm nuôi là tối ư quan trọng. Chúng tôi cho Phái đoàn Việt Nam biết rằng chúng tôi trông chờ họ hành động, giải quyết ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không chỉ đối thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt Nam.” 

Trân Văn (VOA Blog): Quan hệ Việt – Trung - Có ‘kiêng’ mới ‘lành’!



Thành ngữ “có kiêng, có lành” của cổ nhân không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt là trong cách hành xử của “ta” đối với Trung Quốc… 

*** 

Thêm một ngày 17 tháng 2 nữa trôi qua trong lặng lẽ. Đảng “ta”, quốc hội “ta”, nhà nước “ta”, chính phủ “ta” tiếp tục làm ngơ, không đả động gì đến sự kiện Trung Quốc tấn công Việt Nam cách nay 41 năm (17/2/1979 – 17/2/2020), tước đoạt mạng sống của hàng trăm ngàn người Việt trong cuộc chiến kéo dài suốt mười năm (1979 – 1989). 

Giống như nhiều năm, người Việt tự tổ chức tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc ấy bằng cách đến thăm những nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương, đặt hoa và viết – chia sẻ thông tin, ý kiến trên mạng xã hội. Giống như nhiều năm, chỉ có những cơ quan truyền thông được “ta” xếp loại hai, loại ba tham gia “ôn cố tri tân”. Những cơ quan truyền thông loại một – “tiếng nói chính thức” của đảng “ta”, quốc hội “ta”, nhà nước “ta”, chính phủ “ta” – như Nhân Dân, tiếp tục xem ngày 17 tháng 2 không phải là chuyện của mình, kể cả những cơ quan truyền thông vẫn được xem là “xung kích” như Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân,… 

Michael Fullilove: Tôi đã mất niềm tin vào nước Mỹ như thế nào (Mặc Lý dịch)

(Bản dịch bài “How I lost my faith in America” của Michael Fullilove, đăng trên báo The Atlantic, ngày 11/02/2020. Ông là Giám Đốc Điều Hành của The Lowy Institute, Sydney, Australia). 

Trong một ngày giá lạnh tháng 01/2009, tôi đã chứng kiến Barack Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống từ khu công viên National Mall, Washington DC. Lễ tuyên thệ của một người da màu trước thềm Quốc Hội, một tòa nhà do nô lệ da màu xây dựng, làm cho tôi nhớ tới sức mạnh đáng kể của nước Mỹ từng làm ngạc nhiên những kẻ chỉ trích lẫn bạn bè. 

Nhưng buổi sáng giá lạnh đó dường như đã qua rất lâu. Chuyện vài năm qua, chính ra là những biến cố của tuần qua, trong đó có sự thiếu chuyên nghiêp của Đại Hội đảng Dân chủ ở Iowa, trò hề thô lỗ trong việc đọc Thông Điệp Hiện Tình Đất Nước hàng năm và sự tha bổng TT Donald Trump về những tội mà ông ta đơn thuần đã phạm phải, đã làm lay chuyển niềm tin này của tôi vào nước Mỹ. 

Tôi lớn lên từ Sydney, Australia, nhưng giống như nhiều người Úc khác, tôi thường nhìn về nước Mỹ. Tôi xem phim của Billy Wilder, đọc Martin Luther King Jr., Ted Sorensen và Peggy Noonan và nghe nhạc của Aretha Franklin và Bruce Springsteen. Tôi đã từng viết một cuốn sách về Franklin D. Roosevelt, người đã từng đưa nền dân chủ Mỹ ra khỏi cơn Đại Khủng Hoảng, đưa nước Mỹ vào Thế Chiến 2, ra khỏi chủ nghĩa cô lập và hòa nhập thế giới, dẫn Đồng Minh đến chiến thắng những lãnh tụ độc tài và đắc cử Tổng Thống 4 lần, vô tiền khoáng hậu. Tất cả những việc làm này từ con người với thân xác suy nhược của Franklin D. Roosevelt. 

Công việc hàng ngày hiện nay của tôi là điều hành The Lowy Institute, một viện nghiên cứu các chính sách công của nước Úc. Đa số người Úc ủng hộ liên minh với Mỹ. Nước Úc là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ: quốc gia duy nhất đã tham chiến bên cạnh Mỹ trong tất cả những xung đột thế kỷ 20 và 21. Chúng tôi biết rằng sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu trên ba phần tư thế kỷ nay đã đóng góp cho an ninh và thịnh vượng của khu vực này. Người Úc không mặn mà với chuyện sống trong một khu vực mà Trung Quốc thống trị. Chúng tôi mong muốn một sự cân bằng lực lượng tại Á Châu, chấp thuận những tiêu chuẩn quốc tế và cai trị bằng luật pháp cũng như một sự hiện diện lâu dài của nước Mỹ. 

Phạm Đình Trọng: Đừng hòng đánh tráo lịch sử



Ngày 17.2.2020, tròn bốn mươi mốt năm tính từ ngày khởi đầu cuộc chiến tranh mười năm (1979 – 1989) bảo vệ biên cương phía Bắc. Hàng chục ngàn chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến đẫm máu giành đi giật lại từng tấc đất biên cương kéo dài suốt mười năm. 

Trên suốt 1400 kilomet đất biên cương phía Bắc thì những mỏm núi đá vôi thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang là nơi những người lính Việt Nam giữ đất của tổ tiên phải giành giật với bọn Tàu Cộng cướp nước ác liệt nhất, dai dẳng nhất, đẫm máu nhất. 

Sau trận đánh của một đại đội đặc công giành lại một mỏm đá vôi có kí hiệu là C3 trên bản đồ tác chiến, tôi đã đến Thanh Thủy. Tôi đã bám vào đá tai mèo, đạp lên bột vôi trắng xóa do đạn pháo nung đá thành vôi, leo lên mỏm C3, đã gặp những người lính vừa giành lại C3. 

Xuống núi, trong một chiều ảm đạm, giữa cánh rừng bên sông Lô, tôi đã đứng lặng chứng kiến người vợ trẻ, chị Nguyễn Thị Định gục xuống giang tay ôm nấm đất còn in hằn dấu xẻng, nấm mồ chồng chị, Thượng úy Đại đội trưởng Cao Hoàng Việt. Đứa con trai bốn tuổi của vợ chồng anh Việt chị Định đứng cạnh mẹ mắt vô tư chăm chú nhìn theo con chuồn chuồn đỏ từ sông Lô bay đến cứ xập xè bay lượn quanh nấm mồ mới. 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Đinh Hoàng Thắng: “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979

Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc vốn bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất. 

Con số 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”. 

Vâng, con số nói trên rõ ràng chưa được thẩm định. Ở một đất nước mà phải sau 3 Nghị quyết của Bộ Chính trị, doanh nghiệp, người dân và xã hội mới được phép “hội nhập toàn diện” với thế giới, thì việc trích con số mất mát trong trận mạc chưa qua thẩm định rất có thể bị xử lý. Vẫn biết chẳng hy vọng gì nhiều vào câu chữ trong EVFTA, tự do báo chí sẽ được bảo đảm ở Việt Nam, để tính chuyện “chạy tội”. Đơn giản, phải chờ đến năm 2023, cam kết trong Hiệp định ấy mới có hiệu lực pháp lý. Còn trên thực tế thì chưa biết đến “Tết Công gô” nào mới có! 

Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà những nhà báo trung thực dịp này vẫn “mũ ni che tai”? Tác giả bài này còn nhớ, dạo nọ, nhân tưởng niệm ngày 17/2, một trang mạng hàng đầu ở Việt Nam có đặt bài về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng lại đưa ra yêu cầu là không được đề cập đến hai từ “Trung Quốc” trong bài viết. Thật là tột cùng của mọi sự phi lý! Đỉnh cao của mọi sự vô liêm sỉ! Ngay như 17/2 năm nay, các báo hầu như “không giám chấp” hay là do “huý kỵ” đặc biệt, vẫn tránh hai chữ “Trung Quốc” trong bài viết như tránh dịch Covid-19. Lần này, cùng với GS. Trần Ngọc Vương, tác giả muốn đề xuất với các “sử gia” đáng kính 5 “cái nhất” mà những người viết bộ sử “chính thống” ấy không rõ vì lý do gì đã bị ép quên hay tự lãng quên.