Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020
Reuters: WHO công bố coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
![]() |
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus. |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 công bố đợt bùng phát dịch coronavirus ở Trung Quốc khiến 170 người chết là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong lúc dịch bệnh đã lây lan ra 18 nước.
Hoa Kỳ cùng ngày báo cáo ca lây coronavirus đầu tiên giữa người sang người trên đất Mỹ. Với ca nhiễm mới, Mỹ nằm trong số ít nhất 5 nước mà coronavirus đang lây lan thông qua sự tiếp xúc giữa người với người.
Các chuyên gia cho rằng các ca bệnh lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc đặc biệt đáng quan ngại vì cho thấy virus có nhiều khả năng phát tán xa rộng hơn nữa.
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva rằng trong những tuần gần đây đã xảy ra đợt bùng phát dịch chưa từng có trước nay và cách đáp ứng chưa từng có trước nay.
Ông nói việc WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu không phải là một lá phiếu bất tín nhiệm đối với Trung Quốc. Vẫn theo lời ông, quan tâm lớn nhất là khả năng virus lây lan sang các nước có hệ thống chăm sóc y tế yếu kém.
Trân Văn (VOA Blog): An ninh mạng và chuyện ‘khôn nhà, dại chợ’
Cho đến giờ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) chỉ xác nhận sự kiện nhiều khách hàng mất trộm tiền trong tài khoản và vì vậy sẽ khóa những thẻ bị kẻ gian thao túng, đồng thời sẽ hoàn tiền cho các nạn nhân trong thời gian sớm nhất.
Sự kiện vừa kể được nhiều người phản ánh trên mạng xã hội trong suốt ngày 28 tháng 1 (đột nhiên nhận được hàng loạt tin nhắn cho biết tiền trong tài khoản của họ ở VCB đã được thanh toán cho những giao dịch mà họ không hề hay biết.)
Đến cuối ngày 28 tháng 1, VCB mới lên tiếng như đã kể. VCB chỉ loan báo về việc phát hiện “một số giao dịch giả mạo” chứ không cho biết đã ngăn chặn được hay chưa? Không ai biết đã có hoặc sẽ còn bao nhiêu người là nạn nhân (1)?..
***
Tháng trước, một nhóm viên chức cao cấp của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đến John F. Kennedy School (chuyên đào tạo về quản trị và chính sách công) thuộc Đại học Harvard tham dự Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp (VELP) 2019. VELP là một kiểu bồi dưỡng kiến thức về quản trị vĩ mô trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Chủ đề của VELP 2019 – VELP lần thứ bảy - là “Đổi mới sáng tạo, Mở cửa và An ninh số” (2).
Minh Tâm (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Xuân) : Được - mất đã rõ, vấn đề là Việt Nam có thực sự muốn cải cách
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Xuân) - Với việc ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 11 hiệp định đã có hiệu lực thi hành, có thể nói chưa bao giờ Việt Nam lại mở cửa, hội nhập quốc tế sâu và rộng như lúc này. Nhìn lại chặng đường hội nhập này của Việt Nam, có rất nhiều điều để nói. TBKTSG xin chia sẻ góc nhìn, nhận định từ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright.
![]() |
TBKTSG: Nhìn lại chặng đường hơn 13 năm qua, Việt Nam đã được gì và mất gì khi mở cửa sâu và rộng như vậy? |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thu Trang |
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Chắc chắn là Việt Nam được nhiều hơn mất trong hội nhập, thậm chí có thể nói chủ yếu là được. Chúng ta “được” ở thể chế kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh minh bạch, theo các chuẩn mực, xu hướng chung của thế giới; “được” ở sức ép cạnh tranh, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ, qua đó buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, người tiêu dùng hưởng lợi. Bên cạnh đó, chúng ta còn “được” ở cơ hội tham gia tốt hơn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; “được” ở sức ép tái cơ cấu kinh tế, thay đổi điều chỉnh phương pháp quản lý kinh tế.
Có thể ở chỗ này chỗ khác có ý kiến cho rằng Việt Nam hội nhập “quá nhanh, quá nguy hiểm” khiến sản xuất trong nước không thích ứng kịp và bị thiệt hại. Nhưng, đó là một vài hiện tượng đơn lẻ. Tôi chưa thấy có thông tin về một ngành nào, khía cạnh kinh tế nào của Việt Nam bị tan vỡ, phá sản chỉ vì hội nhập cả.
BBC: Việt Nam - Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
Quang cảnh ngôi nhà ông Lê Đình Kình chụp hôm 28/01/2020, gần ba tuần sau vụ tập kích và bố ráp 09/01, nhìn từ phía mặt đường trong thôn Hoành, xã Đồng Tâm
Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore.
Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự 'thất thế' trong xử lý của chính quyền.
Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy 'nặng nề' và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020
Ngô Nhân Dụng: Bệnh dịch Tập Cận Bình?
![]() |
Hai người dân Vũ Hán, Trung Quốc, đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe. Những ngày qua, thành phố này vắng bóng người qua lại vì dịch bệnh do virus Corona gây ra. (Hình: Getty Images) |
Gọi tên bệnh dịch Vũ Hán thì tội nghiệp cho 11 triệu dân thành phố này, nơi mà du khách có thể tới thăm Hoàng Hạc Lâu với cả một bức tường chép bài thơ Thôi Hiệu, và nhìn thấy cả bãi Anh Vũ và Hán Dương ở bờ bên kia dòng Trường Giang.
Đề nghị gọi bệnh dịch mới bùng phát ở nước Tàu là bệnh dịch Tập Cận Bình, chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì chính guồng máy bưng bít thông tin của chế độ Cộng Sản đã làm cho cơn bệnh bùng lan nhanh chóng và nguy hiểm hơn.
Chính quyền Cộng Sản loan tin vào cuối Tháng Mười Hai, 2019, họ mới phát hiện căn bệnh mới, do một loài virus Corona (coronavirus) gây ra. Nhưng sự thật là họ đã biết từ Tháng Mười Một, kéo qua Tháng Mười Hai sang giữa Tháng Giêng, 2020. Lúc đó Ủy Ban Y Tế Toàn Quốc mới xác nhận đây là virus Corona, vì nếu không thì sẽ chết nhiều người hơn vì không thể ngăn bệnh lan truyền.
Năm 2002, một loài virus cùng loại virus Corona đã gây cơn bệnh dịch viêm phổi SARS khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm mất 2% (từ 11.1% xuống 9.1%). Vậy mà khi nhận diện “chính nó” rồi họ vẫn còn giữ kín! Chắc họ hy vọng sẽ chạy nhanh hơn loài virus!
Vì bưng bít thông tin hàng tháng trời nên chính các nhân viên trong nhà thương cũng không được đề phòng. Một bệnh nhân ở Vũ Hán đã truyền bệnh cho 14 người khác kể cả các bác sĩ, y tá. Vì tin tức được đưa ra quá trễ, chỉ trong một tuần lễ sau khi chính quyền công nhận có bệnh dịch thì số bệnh nhân đã tăng gấp mười lần!
Trân Văn: Quy hoạch nhân sự Đại hội đảng 13, ‘mèo vẫn hoàn mèo’
Thay vì tự kiểm, tự xử lý và loại bỏ cái gọi là “quy hoạch nhân sự” trong hệ thống chính trị, hệthống công quyền từ trung ương đến địa phương, giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn xem “quy hoạch nhân sự” là then chốt đối với bộ máy lãnh đạo đảng ở tất cả các cấp trong nhiệm kỳ thứ13 (2021 – 2025).
***
Qua Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN, kiêm Phó ban thường trực của Ban Tổ chức BCH TƯ đảng CSVN, vừa mới khẳng định với công chúng: Đảng tiếp tục lựa chọn, sắp đặt tòan bộ nhân sự lãnh đạo hệthống chính trị, hệ thống công quyền ở tất cả các cấp!
Ngay cả trong nội bộ đảng, việc lựa chọn nhân sự lãnh đạo tổ chức đảng ở tất cả các cấp cũng vẫn do giới lãnh đạo trong đảng sắp đặt nên ông Bình thản nhiên nhấn mạnh, việc lựa chọn này “phải gắn kết chặt chẽ với công tác chuẩn bị nhân sự các cơ quan nhà nước ở các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” (1).
Nói cách khác, đối với nhân sự lãnh đạo trong nội bộ đảng, ngay cả đảng viên cũng chỉ là đối tượng được cử ra, gửi đến để góp mặt cho đông vui, việc tổ chức đại hội đảng bộ ở tất cả các cấp nhằm chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 (dự trù sẽ diễn ra vào năm 2021) vẫn sẽlà những vở kịch diễn ra theo đúng kịch bản đã soạn.
Nguyễn Quang Dy: Tại Sao Đồng Tâm?
Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).
Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?
Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc Hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.
Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận? Thứ nhất, Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp (59ha tại Đồng Sênh), nhưng không tranh chấp đất quốc phòng (47ha quanh sân bay Miếu Môn). Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, dân Đồng Tâm đã kéo đến hỗ trợ. Khi dân bắt giữ con tin, họ được đối xử tử tế.
Thứ hai, ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp, nhưng cụ Kình tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết. Một tướng công an có liên quan tới Đồng Tâm nhận xét, “dân hiền lành, không phải phản động, đấu tranh có lý lẽ và ôn hoà, chính quyền để xảy ra đổ máu là không chấp nhận được” (theo Lưu Trọng Văn).
VOA: Trung Quốc giận dữ vì báo Ðan Mạch vẽ virus Corona lên cờ của họ
![]() |
Ấn bản hôm thứ Hai 27/1 của nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten đăng biếm họa về lá cờTrung Quốc với năm ngôi sao vàng được thay thế bằng những con virus corona. (Ảnh: Reuters) |
Một tờ báo của Đan Mạch dứt khoát bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi họ xin lỗi sau khi ấn bản hôm thứ Hai của nhật báo này đăng ảnh biếm họa về lá cờ Trung Quốc với năm ngôi sao vàng được thay thế bằng những con virus corona đang gây chết người.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Copenhagen nói ảnh biếm họa của nhật báo Jyllands-Posten "xúc phạm Trung Quốc."
Đại sứ quán nói hôm thứ Ba: "Không có bất kỳ sự cảm thông và đồng cảm nào cho hành động vượt quá lằn ranh của xã hội văn minh và ranh giới đạo đức của tự do ngôn luận và xúc phạm lương tâm con người.
“Nhật báo [Jyllands-Posten] và họa sĩ biếm Niels Bo Bojesen phải công khai xin lỗi người dân Trung Quốc."
Vụ lùm xùm tranh biếm họa cờ Trung Quốc mang virus corona nhanh chóng được đưa lên “tỉ thí” trên phương tiện truyền thông xã hội.
Thanh Trúc, RFA: Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hy vọng Đức tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam sau phán quyết của tòa án Đức
![]() |
Hình minh họa. Ông Trịnh Xuân Thanh ra tòa ở Hà Nội hôm 22/1/2018. AFP |
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28 tháng 1 ra thông cáo báo chí yêu cầu chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam trả tự do cho thân chủ của bà.
Thông cáo báo chí được đưa ra ngay sau khi bà này nhận được Quyết Định của Tòa Án Tối Cao Đức, bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long, người trước đó đã bị tóa án Đức kết án 3 năm 10 tháng tù giam vì tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017.
Khi đó Bộ Ngoại Giao Đức cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong lúc đang xin qui chế tị nạn tại Berlin. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Bộ Công an Việt Nam là không hề có chuyện bắt cóc ông Thanh từ Đức mà ông Thanh tự ý về đầu thú để mong được hưởng sự khoan hồng.
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020
Nguyên Sa: Thơ Xuân
Thơ xuân áo vàng
Mùa xuân em mặc áo vàng,Ở trong thơ cổ chim hoàng hạc bay.
Em vừa xoay nhẹ vai gầy,
Nhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơ.
Nhìn coi chỗ cuối bài thơ,
Nụ hôn màu đỏ trời cho rượu đào.
Anh nhìn em mới bước vào,
Nhìn xuân, xuân cát tiếng chào đầu năm.
Thơ xuân áo xanh
Mùa xuân em mặc áo xanh,
Biển thu mình lại dưới cành lá nâu.
Bướm vàng cột tóc mái sau,
Cám ơn em đã mang màu cho xuân.
Cuộc đời dẫu có phù vân,
Ở trong mây nổi có phần thiên thu.
Thơ xuân áo tím
Trời sang trước, núi sang sau,
Tranh nhau gõ cửa lúc đầu sớm mai.
Ta chưa kịp hỏi coi ai,
Ðã nghe tiếng biển reo vui rộn ràng.
Thơ xanh, thơ trắng, thơ vàng,
Giục nhau cất tiếng mừng em đã về.
Trong vũ trụ có sao tua,
Em khoe áo tím. trời vừa sang xuân.
Nguyên Sa
Trần Mộng Tú: Nét Xuân Sơn
Mồng hai Tết mở cửa ra thấy núi
em đón núi vào mời chén trà xanh
núi cúi xuống soi mình trong đáy tách
nét xuân sơn trong làn khói mong manh
Núi bao năm mà hồn còn xanh biếc
sương trên vai vẫn ấm áp bốn mùa
tuyết phủ trên đầu thản nhiên rũ xuống
nắng bao dung độ lượng những cơn mưa
Em bao năm miệt mài từng xuân tới
giơ tay ra quơ vội nắm thời gian
mang tuổi mình nhuộm xanh cùng với tóc
dối gian nhau lừa cả đến hồng nhan
Nguyễn Văn Thà: Mây Vàng Âu Yếm Giăng Ngang
Tặng Suối Ngọc
![]() |
Hình minh hoạ, Andrew Redington/Getty Images |
Bergen là thành phố của hoa đỗ quyên và của mưa, mưa chiếm bốn phần ba ngày của năm. Mưa giam chân người trong nhà, nên người ta sinh con nhiều hơn và cũng làm ra nhiều mê say, nhiều nghệ sĩ, và nơi đây cũng nổi tiếng có nhiều đàn bà đẹp vì trời mưa vuốt má các nường nhiều hơn những nơi khác. Đấy là lời bàn vô của bạn Nam khi Nam nói là Nam sẽ từ Oslo dời lên đó. Không lên không được, không còn có sự chọn lựa nào khác, bây giờ nhìn lại thì buồn cười, nhưng vào cái tuổi bốn mươi nhựa sống vừa căng vừa chạy loạn xạ, phi như ngựa chứng, húc như dê càn – trong đầu, thì đấy là một chân lý. Giòng nhựa sống ấy trôi âm thầm trong cuộc sống êm ả có căn nhà ấm, có một bà vợ đẹp không đủ để Nam làm thơ say mê dữ dội như thơ Đinh Hùng, nhưng đủ để cảm những bài thơ hiền lành của Nguyễn Bính, có đủ cái ăn, thậm chí ăn ngon, và vô số sách hay để đọc, có một công việc để làm, có nhà thờ để ở đó được nghe những lời răn dạy.
Mùa xuân là mùa cưới. Cái phong tục hay hay này ông Đạo, cậu của Nam, đã nghĩ tới khi cậu ấy tổ chức đám cưới cho con trai út vừa đẹp trai lại vừa tốt nghiệp kỹ sư điện toán vào cái thời đầu của kỷ nguyên điện toán; con trai của cậu Nam lại lấy một cô gái người Bắc ăn nói có phép có tắc. Ông cậu của Nam chuộng người Bắc là chuộng chỗ đó. Ông là chủ tịch hội đồng giáo xứ Sankt Paul nên cái lối ăn nói kiểu cách, dè dặt ấy rất thích hợp khi họp một năm đôi lần ông phát biểu trước cộng đoàn giáo xứ.
Khi ở trong một Đất Nước mà mỗi người, nói chung, đều có thể có một cái vi la hay một căn hộ đàng hoàng và một cỗ xe hơi khá tốt, thì chuyện môn đăng hộ đối về của cải không còn là chuyện quan trọng, nhưng chuyện môn đăng hộ đối về cái danh vẫn còn đó đối với kẻ có cái chức chủ chủ tịch hội đồng giáo xứ như cậu của Nam, và với những ông bà có danh giá, chức tước mang từ Việt Nam qua, trong đó có ông Bằng là cựu quận phó hành chánh, tốt nghiệm ưu hạng trường Quốc gia Hành chánh, người sẽ thay mặt cho bên nhà gái nói vài lời trong đám cưới.
Phạm Hảo: Mùng Hai Tết
Hôm 23 tháng Chạp, ngày cúng đưa ông Táo về Trời, trong bữa cơm chiều hôm ấy, U tôi đã bắt đầu giao việc cho bốn chị em tôi để làm trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là ngày Mùng Hai Tết, vì hôm đó U tôi đi đến nhà Bác Nên ở mãi trên Thành ăn Tết, không có nhà. U tôi bảo quen biết Bác Nên hơn 10 năm rồi, từ khi di cư ngoài Bắc vào, năm nào Tết đến là Bác cũng ân cần mời Ba U tôi đến nhà Bác ăn Tết với đại gia đình của Bác. Ba tôi thì không thể nào đi đâu được trong mấy ngày Tết vì cụ rất bận rộn hội họp với những người bạn có cùng thú chơi chim gáy với cụ. Năm nay U tôi quyết định phải lên Thành ăn Tết một lần với Bác Nên cho khỏi phụ lòng tốt của người bạn thân.
Chị Vân lớn nhất trong bốn chị em thì được giao cho ngày Mùng Hai Tết ở nhà lo tiếp bạn bè, hàng xóm và họ hàng ghé qua chúc Tết. Chị Vân vâng lời ở nhà ngay, chúng tôi biết tại sao, lý do vì tuần trước anh Hà là bạn của anh Thành, anh thứ hai của tôi, đã hẹn Mùng Hai Tết ghé qua chúc Tết Ba U tôi và lì xì cho mấy đứa chúng tôi. Chị Vân và anh Hà chưa đi đến tình trạng Tay Trong Tay đâu, nhưng tình trạng Mắt Trong Mắt thì chị Thảo và tôi rình rập, đã bắt gặp vài lần.
Chị Thảo thì khi mới ra đời đã yếu ớt, thiếu sức khỏe, mình hạc xương mai, Ba U tôi không cho động đến một tí việc gì trong nhà, đi học hàng ngày còn phải có xích lô tháng đưa đón, ăn uống ngày hai bữa cũng hơi khác với những đứa mạnh khỏe trong nhà chúng tôi, bữa cơm của chị lúc nào cũng có thịt hay khoai tây, cà rốt là những món có nhiều chất bổ. Trong khi chúng tôi thường chỉ có cá kho, cá rán, rau luộc, đậu rán, canh rau… Thế nên hôm ấy U tôi giao cho chị ở nhà giúp chị Vân những việc nhẹ nhàng không phải dùng sức nhiều như pha trà, dọn bánh mứt ra tiếp khách.
Trần Doãn Nho: Tưởng nhớ năm khuôn mặt văn chương
Cũng như mọi người, giữa trần gian, họ đã đến, đã sống buồn, vui, vinh, nhục, đã làm việc, đã phấn đấu…và rồi theo lớp tuổi, thanh thỏa với cuộc đời, họ lần lượt ra đi. Ra đi, nhưng không hề biến mất; không những thế, tiếp tục tồn tại; không những thế, phục sinh. Bằng thơ, văn, bằng chữ, nghĩa, họ vẫn hiện diện. Vẫn thở, vẫn nói, vẫn yêu, vẫn đối thoại với cuộc đời, giữa mọi người.
Họ! Đó là năm khuôn mặt văn học nghệ thuật, bốn ở hải ngoại và một ở trong nước, từ giã chúng ta năm 2019. Tin buồn đầu tiên đến từ San Jose: nhà văn Hoàng Ngọc Biên (16/5). Chưa tới một tuần lễ sau, nhà thơ Tô Thùy Yên (21/5/2019) từ Houston. Năm tháng sau, ngày 4/10, nhà văn Phan Huy Đường, Paris (Pháp). Hai ngày sau, nhà thơ Du Tử Lê, Westminster, California (7/10). Một ngày sau, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt (8/10) từ Sài Gòn.
Buồn và tiếc thương. Nhưng chúng ta hạnh phúc vì đã có họ giữa trần gian. Họ ra đi, hạnh phúc đó vẫn còn, tiếp tục và mãi mãi. Thế giới chữ nghĩa của họ bây giờ trở thành thế giới chữ nghĩa của tất cả chúng ta. Họ, riêng thì riêng, mà vẫn vô cùng chung.
HOÀNG NGỌC BIÊN
![]() |
Từ trái: Trần Đình Sơn Cước, Lữ Quỳnh, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc Biên. (Hình: TDN – San Jose 2013) |
Võ Đình: Trẻ & Già (đoản văn)
Ngày xuân, thường nói chuyện hoa. Thời Trung Đường, giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, sau T.C., bà Đỗ Thu Nương có viết bài “Kim Lũ Y”:
Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì,
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
Ý rằng khuyên bạn đừng tiếc chi cái áo kim lũ quí giá. Hãy tiếc giữ lấy tuổi trẻ, thuở xuân xanh. Hoa nở, có thể bẻ thì nên bẻ ngay. Đừng chờ tới khi không còn hoa mới bẻ.
Việt Nam hiện đại có câu ca dao, huỵch tẹt hơn, “thực tế” hơn, gần như sỗ sàng:
Chơi xuân kẻo uổng xuân đi,
Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
Tiền chiến, thi sĩ Xuân Diệu thanh cảnh hơn, tuy không kém gấp gáp:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi (1)
(...)
Vốn nặng tinh thần hoài cổ, và kính trọng tuổi tác, Đông phương truyền thống vẫn ý thức sắc sảo về dòng trôi vội vã của thời gian và sự tàn phai, hủy hoại. Huống hồ Tây phương ngày nay. Huống hồ Mỹ quốc ngày nay.
Nguyễn Hiền: Du lịch Nepal, những ngộ nhận kỳ thú (Tiếp theo và hết)
Pokhara là thành phố lớn thứ nhì, sau Kathmandu. Nằm ở cuối xa lộ H4, 200km phía tây Kathmandu, khi xưa Pokhara là một trong những con đường vận chuyển hàng hóa giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Nay Pokhara đã chuyển hướng hẳn sang ngành du lịch và phát triển mạnh từ khi du khách đổ tới Nepal, và trở thành “thủ đô du lịch”. Rất khác với Kathmandu, nơi đây nhà cửa đường xá ngăn nắp hơn, không có nhiều đền chùa đồ sộ, thắng tích cổ xưa. Thành phố mang nhiều vẻ Tây phương, dân chúng giàu có hơn, nhưng rõ ràng thiếu sự quyến rũ những người đi tìm nét đẹp châu Á. Khắp nơi là những hàng ăn, quán nước với bảng hiệu nhiều tiếng Anh hơn chữ rồng rắn Nepal, và nhạc xập xình, tập trung nhiều ở bờ đông và bờ nam hồ Phewa rộng mênh mông nằm phía tây thành phố. Dọc bờ hồ có thuyền cho mướn chèo đi vòng vòng, người ta thích mướn thuyền tới đền Tal Bahari nhỏ xíu nằm giữa hồ để chụp vài tấm hình không bị vướng du khách.
Pokhara nằm sát chân rặng Annapurna, tức nhánh phía tây nam của Hy Mã Lạp Sơn. Dịch vụ leo núi hoặc theo những track len lỏi trong vùng núi non này rất nhộn nhịp. Những cửa hàng bán dụng cụ leo núi, gậy mũ vớ, rồi áo lạnh áo gió, khăn choàng len cashmere (dê núi lông xoăn) hoặc pashmina (dê núi lông dài) và len trâu yak đếm không xuể. Tuy không có kinh nghiệm về len, nhưng nhìn giá bán những chiếc khăn choàng len dài rộng đủ màu mà rẻ như bèo (5 - 20 đô một chiếc) và số lượng hàng bầy bán nhiều hơn mức số dê ở Nepal có thể cung cấp bội phần, tự dưng tôi nhớ lại một phim tài liệu đã xem về trò ma đầu của Trung Quốc đã thao túng ngành len cashmere và số phận những dân Mông Cổ phải sống một kiếp ngựa trâu để phục vụ các nhà thầu Hán tộc ra sao. Đồ lạnh, túi xách nhái nhãn The North Face, Marmot… một cách vụng về bầy tràn lan khắp nơi vẫn thu hút khách hàng. Dù sao, mọi người cần phải có cái gì đó để làm kỷ niệm cho một chuyến du lịch không dễ gì có.
May mắn, khi chúng tôi tới Pokhara thì được liền mấy ngày trời quang mây tạnh. Rặng Annapurna trùng trùng điệp điệp trước mắt, đi theo mấy cái track lên tới độ cao trên dưới 1500m, ngủ một nơi không được tiện nghi cho lắm, để có thể trải nghiệm cảnh núi non hùng vĩ, làm vài cuộc đi bộ quanh chân mấy ngọn đồi và nhất là thấy rõ các ngọn núi đổi màu từ đỏ hồng khi mặt trời mọc, sang trắng như tuyết lúc nắng lên và chiều xuống thì xám dần. Dân Nepal chỉ gọi là núi khi nó có độ cao hơn 3500m, ngọn nào thấp hơn đều là đồi hết. Thời đại internet, người ta bày cho tôi tải cái app Peaklens vào điện thoại, chỉ cần hướng máy vào rặng núi là nó sẽ chỉ ngay ngọn núi nào tên gì và cao bao nhiêu, thật là những chuyện khi xưa nghe như chuyện thần tiên, riêng tôi thì phục người nào đã tạo ra được cái app này quá xá, cho dù đôi khi nó bị mắc lừa, thấy đám mây ngỡ là ngọn núi, thấy tòa cao ốc ở gần lại cho là ngọn đồi ở xa!
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020
Ngô Nhân Dụng: Làm cách nào cho dân hạnh phúc?
![]() |
Niềm vui của con người không đo bằng số tiền mình có là bao nhiêu. (Hình: recovery.org) |
Thế nào trong mấy ngày qua quý vị cũng được nghe người chung quanh chúc hạnh phúc.
Đối với mỗi cá nhân, có thể biết khi nào mình thật là hạnh phúc, do đó có thể suy nghĩ và chiêm nghiệm với chính bản thân mình, dần dần tìm ra lối sống nào có thể hạnh phúc hơn. Trong lòng không âu lo, không thèm muốn cái gì quá sức, không thù ghét, hờn giận ai cả; biết vui hưởng những gì mình đang có, thí dụ như không khí đang thở, nước lạnh uống cho đỡ khát; nhìn mọi người chung quanh chỉ thấy phát khởi tình thương yêu; đó là những giây phút sống hạnh phúc. Cảm thấy hạnh phúc vì mình tự do; không bị trói buộc trong gông cùm của lòng tham, cơn giận hoặc thói ganh ghét.
Trên đây chỉ nói chuyện hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Nhìn rộng hơn, có cách nào giúp cho cả một xã hội hạnh phúc? Muốn dân hạnh phúc thì phải lo những chuyện gì?
Kinh tế
Chúng ta có thể đoán, là muốn xã hội hạnh phúc thì kinh tế đóng một vai trò khá quan trọng. Một quốc gia nghèo đến nỗi người dân thiếu ăn thiếu mặc quanh năm, thì khó sống hạnh phúc. Nhiều nhà tu hành khổ hạnh vẫn thấy an vui. Nhưng nói chung thì không hy vọng tất cả mọi người đều tu chứng cao như vậy.
Nguyễn Bính: Mùa Xuân Đã Đến Rồi
![]() |
Hình minh hoạ, Internet |
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.
Và tựa hoa tươi, cánh nở dần,
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.
Từng gã thư sinh biếng chải đầu
Một mình mơ ước chuyện mai sau,
Lên kinh thi đỗ làm quan trạng,
Công chúa cài trâm thả tú cầu
Song Thao: Om Sòm Trên Vách
Năm 1954, di cư vào Nam, gia đình tôi mua được một căn nhà nhỏ bên Vĩnh Hội. Nhà vách ván, lợp tôn, hồi đó mua khoảng 50 ngàn. Nhà nằm trên một con hẻm, cắt ngang đường Bến Vân Đồn, gần cầu Ông Lãnh. Nhà chỉ có ở một bên hẻm, bên kia là chiếc tường cao và dài suốt hẻm của một hãng làm phân bón rất lớn có tên tây mà tôi không còn nhớ. Hẻm không có tên, số nhà xuyệc (sur) vài cái chồng lên nhau trên đường Bến Vân Đồn. Dân chúng quen miệng gọi là hẻm Hãng Phân. Cái tên không chính thức bỗng một ngày đẹp trời trở thành tên chính thức. Thành phố cho dựng bảng tên đường ở đầu đường với cái tên “Hẻm Hãng Phân” bảng xanh chữ trắng rất trang trọng. Vậy là chết con dân! Các anh chị tuổi bồ bịch bỗng rơi vào một tình trạng dở khóc dở cười. Thư từ biết để địa chỉ sao cho khỏi bốc mùi!
Hẻm không có mùi nhưng tên có mùi nằm trong khu lao động. Nhà tôi nằm giữa nhà anh Tư Xích Lô Máy và chị Ba bán trái cây ngoài chợ Cầu Ông Lãnh. Vách ván là những tấm ván mỏng dính được ghép từ khi còn tươi đã co lại dần theo thời gian. Nhưng vách vẫn kín vì những tranh ảnh dán lên trên che hết những kẽ hở. Ngày tết, nhà nào cũng làm mới vách, lấy những phụ bản mới của các báo dán lên. Ngày đó, báo xuân đua nhau in bìa và phụ bản bằng tranh ảnh màu trên giấy láng rất tiện lợi cho việc trang hoàng nhà cửa dịp tết. Đây là một tập tục được độc giả, nhất là độc giả thuộc các khu xóm lao động hoan nghênh. Ngày tết, qua chúc tết hàng xóm láng giềng, thấy nhà nào cũng đổi mới, xuân ơi là xuân!
Tập tục dễ thương này xuất phát từ chuyện cạnh tranh giữa hai tờ báo Tiếng Chuông và Sài Gòn Mới. Nhắc lại chuyện giang hồ này, nhà văn Hoàng Hải Thủy viết: “Tờ nhật báo Sài Gòn ra đời từ những năm 1925, 1926. Sau năm 1945 đổi tên là báo Sài Gòn Mới. Báo sống được nhưng không huy hoàng, không phải là báo bán chạy, mãi đến năm 1957 nhờ sáng kiến tặng phụ bản bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới rồi phụ bản màu đủ thứ chim cò, ngao sò ốc hến của anh con thứ năm là Năm Thành, báo Sài Gòn Mới tăng vọt số báo bán. Nhiều người mua báo Sài Gòn Mới, lấy phụ bản dán lên vách ván trong nhà”.
Trần Mộng Tú: Tình Yêu và Thơ Tình
Hình minh hoạ, ML |
Tình yêu và thơ, hai thứ này luôn đi đôi với nhau. Khi yêu người ta làm thơ, dù chưa bao giờ là thi sĩ. Không tự làm thơ được thì có khi chép thơ của ai đó hay nhờ ai đó làm thơ hộ để gửi tới người mình yêu. Vì ai cũng tin là phải dùng ngôn ngữ thơ mới diễn tả được tình yêu.
Vào thời xa xưa ngay cả những người không biết chữ, họ cũng tỏ tình bằng vần điệu lấy ra ở những bài Ca Dao hay những bài hát truyền khẩu trong dân gian.
Nói, mỗi người yêu nhau bỗng trở thành thi sĩ thì chắc cũng không sai.
Thi sĩ và thơ nhiều như thế, vậy “Thế nào là một bài Thơ Tình hay?”
Bài Thơ đó có cần đúng niêm luật, có cần ngôn ngữ thật trữ tình không? Thậm chí có cần những chữ thật cầu kỳ không?
Tôi nhớ có một lần tôi được người bạn miền Bắc, đọc cho tôi nghe một bài Thơ (đúng ra là bài hát hát dặm xứ Nghệ), có tựa là Tỏ Tình. Tôi nghe mà mê mẩn cả người, tôi thấy nó hay hơn tất cả bài thơ tình nào của những tác giả Việt Nam tôi được đọc trước đây. Hay tới nỗi tôi yêu ngay cả người đọc vì tưởng anh ta đang tỏ tình với mình (Cũng may chỉ mê mẩn lúc đó thôi, rồi cũng tỉnh lại được). Bài hát dặm này không có lời nào văn hoa như:
Khánh Hà: Khi gió bấc về
![]() |
Hình minh hoạ, Internet |
Thư bạn nhắc gởi bài tờ báo Tết
Hình như xuân còn lại chút này thôi
Ta cùng nhau còn được mấy lần vui
Một, hai... lần, biết đâu rồi từ biệt
Đoạn đường cuối như khúc sông chảy siết
Tính thời gian, quả thật chẳng còn nhiều
Tiệc Tết năm này dọn cũng bấy nhiêu
Món-nhớ-quê-hương ngày xưa ngày xửa
(Mà bây giờ biết ai còn nhớ nữa)
Ai còn nhớ những gian nhà mở cửa
Có gió lùa thông thống trước ra sau
Trời lập đông, tiếng gió bấc rao rao
Ôi tiếng gió này sao mà nhớ quá
Con tu hú gọi vang như giục giã
Trong vườn nhà so đũa trổ trắng bông
Gió thổi hắt hiu trên những cánh đồng
Lúc đã gặt, chỉ còn trơ gốc rạ
Lê Hữu: Hoa anh đào nở rộ
![]() |
Green Lake Park, Seattle (Photo: Selamawit Adinew) |
Người đàn ông khiếm thị có bộ râu quai nón màu trắng bạc ngồi lặng lẽ trên băng ghế, dưới tàn cây rộng trong công viên Green Lake Park. Ông mặc chiếc áo plaid overshirt màu xanh đậm, cầm trên tay chiếc gậy dò đường màu trắng và đỏ. Tiết trời mát dịu, không còn se se lạnh như mấy hôm trước đây. Ông thấy dễ chịu, có cảm giác từng làn gió nhè nhẹ mơn man trên da thịt.
Ông nghe lào xào đủ mọi âm thanh lớn nhỏ, xa gần ở quanh mình. Hôm nay là Chủ Nhật đây, hẳn là đông vui hơn mọi ngày. Thỉnh thoảng ông quay đầu sang phải, sang trái, nghe ngóng.
Tiếng động gần nhất ông nghe được là tiếng chân ai đó bước lần về phía mình. Im lặng. Ông nghe rõ những tiếng hít vào, thở ra chầm chậm, đều đặn ngay bên cạnh mình. Người này chắc đang vận động tay chân cho bài tập thể dục nào. Tiếng thở ra một hơi dài sảng khoái, rồi tiếng băng ghế động đậy, tiếng áo quần sột soạt của ai đó vừa ngồi xuống chỗ trống bên cạnh ông. Một cánh tay hay bàn tay nào chạm nhẹ vào vai ông.
“Ô… xin lỗi,” giọng một thanh niên.
“Không hề chi. Xin chào.” Ông dịch người sang bên, chừa rộng chỗ cho người mới đến.
“Chào chú.” Chàng thanh niên quay sang ông, “Cháu tên Dan.”
Trùng Dương: Cuộc khải hoàn của các nữ họa sư cổ điển
![]() |
Collage TD2019
|
Nhìn các bức tranh trên, chúng ta, do chỗ đã bị điều kiện hóa thành ra mang định kiến, khó có thể nghĩ chúng do các nữ họa sĩ của thế kỷ 16 và 17 vẽ mà lịch sử nghệ thuật đã không hề nhắc tới và gần đây mới được giới thẩm định nghệ thuật công nhận đưa ra trình làng. Đó là các bức họa, từ trái sang phải: 1) “Judith and Holofernes/Nàng Judith hạ sát Holofernes,” khoảng năm1620, do nữ họa sĩ Artemisia Gentileschi họa, hiện trưng bầy tại Uffizi Gallery, Florence, Italy; 2) “Family Portrait/Chân dung Gia đình,” năm 1558, do Sofonisba Anguissola họa, hiện có tại Museo del Prado, Madrid, Spain; 3) “Self-Portrait at the Spinet/Tự hoạ bên Phím đàn,” năm 1577, của Lavinia Fontana, thuộc Museo del Prado; và 4) Sofonisba Anguissola, “Self-Portrait at the Easel/Tự hoạ bên Giá vẽ,” khoảng năm 1556–57, tại Museo del Prado.
Do đòi hỏi của giới thưởng ngoạn ngày một gia tăng, các viện bảo tàng đã cất công sưu tầm, tìm mua và phục hồi những họa phẩm cổ điển này để trưng bầy. Cũng do nhu cầu này của các viện bảo tàng và giới sưu tầm tranh, các nhà bán đấu giá tranh, như nhà Sotheby’s nổi tiếng quốc tế, cũng đã vào cuộc chơi sưu tầm và tổ chức đấu giá các tác phẩm của các nữ họa sĩ thế kỷ 16 tới 19 vào đầu năm ngoái, mệnh danh là “The Female Triumphant,” tạm dịch là “Cuộc Khải hoàn của Nữ giới.”
“Số nữ họa sư [female Old Master] thành đạt mà chúng ta được biết tới ngày nay vẫn còn rất ít,” chuyên gia về tranh cổ điển của Sotheby’s ở New York, Calvine Harvey, nói trong một bản thông cáo. “Các bà đã bất chấp những trở ngại ghê gớm, và sức mạnh và phẩm chất của tác phẩm của họ do đó càng thêm phi thường. Những năm gần đây nẩy sinh một nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các tác phẩm nghệ thuật của nữ giới, và chúng tôi tiếp tục khám phá thêm thông tin về đời sống và tác phẩm của những vị nữ lưu tiền phong này.”
Nguyễn Tường Thiết: Mùa xuân trên phố
![]() |
Hình minh hoạ, KENA BETANCUR/AFP via Getty Images |
Tình cờ tôi có mặt ở University District. Khu phố bao bọc trường đại học Washington nằm ở phía đông một thành phố miền tây bắc, thành phố quê hương của những quán cà-phê Starbucks trên thế giới. Tôi đứng ở sau lưng Cathy. Mùi cà-phê thơm tỏa từ quầy hàng che lấp mùi phở chắc còn quyện vào áo quần hai người. Tôi không quen biết Cathy. Tôi chỉ biết cái tên. Cathy và tôi tình cờ vừa từ trong một tiệm phở đầu phố bước ra và cùng vào quán cà-phê này.
Cathy gọi hai cốc “latté”. Cô nàng nói thêm: “Tall, non fat latté”, nhấn mạnh vào hai tiếng non fat (không chất béo). Tôi mỉm cười nhớ tới tô phở béo ngậy mà cô nàng vừa ăn trước đó không lâu. Tôi kêu cà-phê đen. Ly cỡ vừa. “Tall size”, tôi nói. Cô gái tóc vàng hỏi tôi có cần chừa chỗ để bỏ thêm đường và sữa? Tôi nói “Yes” rồi đưa cô ta tấm thẻ nhựa trong suốt “Starbuckscard” do con gái tôi gửi làm quà dịp Giáng Sinh rồi. Lúc cầm cốc cà-phê bằng giấy cứng có in cái vòng tròn màu lá cây còn nóng hổi đi ra phía cửa tôi thấy Cathy ngồi ở một cái bàn nhỏ trong quán sát cửa kính, xoay lưng phía tôi và đang nói chuyện với một người bạn gái. Một cái lưng đẫy đà. Ðó là hình ảnh sau cùng của nàng, một người qua đường tôi tình cờ gặp, như vô số những hình nhân không tên tình cờ va tiếp trong thành phố.
Bên ngoài dưới mái hiên rộng của quán bầy một dẫy bàn ghế nhựa thấp sơn trắng. Ở một góc, cạnh một cái bàn tròn nhỏ là hai cái ghế bành rộng màu nâu xậm. Tôi đặt ly cà-phê lên bàn rồi ngồi xuống thọt lỏn trong chiếc ghế bành rộng có nệm nhún rất êm. Mở mấy cái nút khuy áo sơ-mi trước ngực tôi móc ra một cái phong bì lớn màu vàng, quẳng lên bàn. Ở góc phong bì có đóng hàng chữ Thế Kỷ 21 Magazine. Trong phong bì là một số báo. Số báo này đặc biệt vì có bài viết của tôi. Một truyện ngắn đầu tay. Nhận được báo từ hai hôm nay nhưng tôi không mở ra đọc ngay như lệ thường. Tôi chọn một thời khắc nào thật thảnh thơi để có thể nhẩn nha với tác phẩm của mình. Bài viết của tôi, tuy chưa đọc, nhưng tôi đã thuộc nằm lòng, việc chi phải vội vã.
Nguyễn Hiền: Du lịch Nepal, những ngộ nhận kỳ thú
Viết vào thời điểm 1 € = 120 RS, 1 USD = 110 RS.
Khi nói đến Nepal hoặc Ấn Độ người Việt mình thường nghĩ ngay tới “xứ Phật”. Tuy nhiên, bài du ký này không đi nhiều vào các chi tiết chùa chiền hay các Phật tích. Đây là chuyến du lịch, không phải cuộc hành hương. Ngoài ra, với số vốn kiến thức về Phật giáo giới hạn, không đủ để làm thành một bài đi sâu vào chi tiết, và cuối cùng, hẳn nhiều người cũng tò mò muốn biết Nepal có gì lạ, không lẽ chỉ có đền chùa mà thôi sao.
***
Nepal là một nước nhỏ nằm kẹp giữa hai anh khổng lồ là Trung Quốc phía bắc và Ấn Độ phía nam. Diện tích bằng gần nửa nước Việt Nam, với dân số xấp xỉ 30 triệu. Nepal bị hai anh khổng lồ chèn hai bên có thể hiểu theo nghĩa đen: quốc gia này nằm ngay đường nối hai mảng lục địa đang xáp lại gần nhau: mảng Ấn Độ phía nam đang chùi xuống bên dưới mảng Á-Âu phía bắc, sự chuyển dịch này đã tạo ra rặng Hy Mã Lạp Sơn. Theo tính toán của các nhà địa chất, cứ khoảng 750 năm Nepal lại chịu một trận động đất lớn. Và điều đó vừa xảy ra năm 2015, đúng theo chu kỳ. Nhiều khu dân cư bị thiệt hại nặng, nhà cửa đền đài cung điện cũng chịu chung số phận chứ chẳng có phép lạ nào xảy ra. Nơi thì sụp mái, nơi sạt một góc, nơi chỉ còn một đống cây ngổn ngang hay đống gạch vụn. Trông cảnh hoang tàn mà chỉ biết chắt lưỡi thở dài. Bốn năm trôi qua mà dường như chưa được tái tạo bao nhiêu. Nhà dân thì dễ. Đền đài cung điện, vì là di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cho nên bắt buộc phải xây cất lại theo cách cổ truyền. Hai trở ngại lớn là không được dùng xi-măng và không còn mấy người giỏi nghề chạm khắc gỗ như xưa. Ngoài ra, chuyện này khó thực hiện trong thời nay, khi người dân còn trăm ngàn thứ khác phải lo ngoài những sinh hoạt tâm linh.
Kathmandu, đền chùa và ngọn Everest
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Năm hết Tết đến
Ban Chủ Trương và Biên Tập của Diễn Đàn Thế Kỷ thân chúc Văn Hữu, Độc Giả và Bạn Bè khắp nơi xa gần một năm CANH TÝ 2020
An Khang Thịnh Vượng
Số Xuân Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ vào hai ngày Mồng Một Tết (25 tháng 1, 2020) và Mồng Hai Tết (26 tháng 1, 2020). Sau đó DĐTK sẽ nghỉ Tết từ 27 đến hết ngày 29 tháng 1, 2020.
Sẽ tái ngộ bạn đọc vào ngày 30 tháng 1, 2020.
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020
Lê Mạnh Hùng: Tinh thần đảng phái thỏa mãn nhu cầu cộng đồng của người Mỹ
![]() |
Các cử tri Mỹ ủng hộ Tổng Thống Trump 2002. (Hình: Getty Images) |
Chính trị tại Mỹ đã được so sánh nhiều với thể thao trong sự trung thành của các “fan.” Thế nhưng so sánh như vậy thì oan cho thể thao.
Một “fan” thật sự có một cái nhìn rất “thẳng thắn” về đội banh mình ủng hộ. Hăng say ủng hộ một cách mù quáng là đặc trưng của một “tay mơ.” Chỉ có một đảng chính trị mới có thể tạo ra trong những ủng hộ viên của mình một sự trung thành mù quáng vuợt xa khả năng một đội banh như Manchester United hay New England Patriot có thể tạo ra trong các “fan” của mình.
Chúng ta có thể thấy rõ chuyện này trong việc đàn hạch Tổng Thống Donald Trump. Khi Hạ Viện bỏ phiếu đàn hạch thì số phiếu bỏ hầu như theo đúng như đường phân chia giữa hai đảng.
Còn về phần quần chúng, mà các nhà lập pháp tùy thuộc vào, thì các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết những người Dân Chủ ủng hộ việc đàn hạch và hầu hết người Cộng Hòa chống. Thành ra có thể nói khuynh hướng chính trị của một cử tri cho thấy rõ nhất thái độ của họ với vấn đề này.
Các bằng chứng cũng như là ngay cả lời hầu như thú nhận của ông tổng thống trước ống kính truyền hình khi vụ bê bối Ukraine nổ ra không đóng vai trò gì trong việc quyết định ủng hộ hay chống của họ.
Tuấn Khanh: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này
![]() |
Trịnh Bá Phương, áo đỏ (đứng), trong một dịp đến thăm cụ Lê Đình Kình |
Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.
Có ba mũi tấn công vào sự kiện đau thương này, đó là bôi nhọ và sỉ nhục cụ Kình, tiếc thương 3 công an viên chết ở Đồng Tâm, và khiêu khích, thách thức bất kỳ ai đứng về phía người dân Đồng Tâm và đồng thời chụp mũ là “chống chính quyền”. Đó là bài bản của giới tay sai tuyên truyền.
Nhưng sự thật có sức mạnh của nó. Sự thật để y nguyên sự lồng lộn của giới tuyền truyền tay sai trên không gian ảo, nhưng mọi câu chuyện thực tế của người dân, đều là sự đau xót cho các nạn nhân từ một cuộc chiến kỳ quái, dựng lên từ nhà cầm quyền.
Và dưới đây, lại là một ít sự thật chưa được kể, qua cuộc trò chuyện vào ngày giáp tết, với anh Trịnh Bá Phương, người trực tiếp truyền tải những sự kiện về Đồng Tâm lúc này.
Trong việc ngân hàng Vietcombank phối hợp ăn ý với công an để phong tỏa tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình, cho đến nay, đã có tin tức gì về việc hơn nửa tỷ đồng đó sẽ được trả lại không?
Vâng, vẫn không nghe tín hiệu gì từ công an về việc đấy. Khi công an bắt cóc cô Nguyễn Thúy Hạnh về đồn số 3 Nguyễn Gia Thiều, họ cũng đã không trả lời được ngay lúc đấy văn bản nào đã gửi cho ngân hàng để ra lệnh khóa tài khoản tiền phúng điếu. Phía ngân hàng Vietcombank cũng vậy. Mọi thứ là không có luật pháp.
BBC Tiếng Việt: Đồng Tâm - Vì sao có việc nộp đơn tố giác 'giết người'?
![]() |
Ông Nguyễn Quang A, bà Nguyễn Nguyên Bình, bà Đặng Bích Phượng (từ phải sang) trong số những người tới các cơ quan công quyền của TP Hà Nội để nộp 'đơn tố giác tội phạm' |
Cần phải làm rõ vì sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu cuộc khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, 'bị giết, bị giết bởi ai, bằng phương tiện nào, với mục đích gì' và đó là lý do vì sao một 'đơn tố giác tội phạm' được ông Nguyễn Quang A và một nhóm những người ký tên đã thực hiện và gửi cho các cơ quan công quyền của thành phố Hà Nội, như lời ông nói với BBC hôm thứ Ba.
"Rất là đơn giản, đơn của chúng tôi chỉ có 3-4 dòng thôi. Thứ nhất là theo luật Việt Nam, thì mọi công dân khi thấy có chuyện bất công, thì có thể làm đơn tố giác tội phạm ấy," ông Nguyễn Quang A nói với BBC News Tiếng Việt hôm 21/01/2020.
"Việc cụ Kình bị giết thì ai cũng rõ rồi, Công an người ta cũng thông báo, rồi trên mạng xã hội, những video clips, rồi hình ảnh nói rất rõ.
"Hay nói cách khác là đã xảy ra một vụ 'giết người,' ông Quang A nói về vụ việc mà theo phía nhà nước, là một vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Trân Văn: ‘Hậu Đồng Tâm’ đến thời ‘quân hồi vô phèng’
![]() |
Cổng vào Đồng Tâm |
Đối chiếu những diễn biến gần đây tại Việt Nam và những diễn biến liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế, có thể nhận ra ngay lập tức tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” mà lãnh đủ sẽ là cả dân lẫn đảng.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, Việt Nam đang ở giai đoạn “quân hồi vô phèng” (phèng là một thứ công cụ mà cổ nhân thường dùng để khiển quân, thành ra thiếu phèng, quân tình sẽ trở thành hỗn loạn). Chính đảng đang ủ mầm loạn.
***
Lúc này, mong muốn lớn nhất của hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam là sớm “dọn dẹp” cho xong dư luận vốn càng lúc càng bất lợi sau vụ công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội!
Không phải tự nhiên mà Bộ Công an Việt Nam vừa liên tục thay đổi lời khai về nguyên nhân và diễn biến của cuộc tấn công, vừa tìm đủ cách để răn đe (tổ chức cho dư luận viên đánh trả, báo cáo nhằm vô hiệu hóa hoạt động của nhiều trang facebook - tài khoản trên You Tube, bắt một số facebooker,…) và tất nhiên, khai thác tối đa hoạt động của hệ thống truyền thông chính thức nhằm “giải độc dư luận”!
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình nuốt được bao nhiêu đậu nành?
![]() |
Đậu nành chiếm một nửa số nông sản Mỹ bán qua Trung Quốc. (Hình: STR/AFP via Getty Images) |
Tập Cận Bình không qua Washington, cũng không mời Donald Trump sang Bắc Kinh ký thỏa hiệp hưu chiến thương mại “Đợt Một.” Họ Tập cử một phó thủ tướng, thay vì thủ tướng, đến ký kết với ông tổng thống Mỹ.
Tập Cận Bình muốn cho thế giới thấy ông ta không coi chuyện này quan trọng lắm!
Bởi vì Bắc Kinh khó giữ được đúng những lời hứa hẹn. Trung Cộng có thể rút ra khỏi bản thỏa hiệp bất cứ lúc nào, và đổ lỗi cho Mỹ!
Một điều khoản quan trọng trong thỏa ước về mua nông phẩm của Mỹ thòng vào một câu này: Theo giá thị trường, và theo đúng các quy luật của WTO, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Ngay sau khi Lưu Hạc ký kết với Donald Trump và trở về ngân hàng, ông ta tuyên bố: “Trong cuộc thương thuyết, chúng ta kiên quyết đòi hai điều quan trọng, một là không làm phương hại đến quyền lợi các nước khác, hai là theo sát các quy tắc của WTO.”
Phạm Xuân Đài: Đọc sách “Yen Do And The Story Of Nguoi Viet Daily News With Jeffrey Brody”
Lời giới thiệu.- Trong những ngày cuối năm âm lịch, nhằm ôn lại một mảng sinh hoạt báo chí của cộng đồng Việt Nam trong quá khứ, mời quý độc giả đọc bài điểm cuốn sách Yen Do and the Story of Nguoi Viet Daily News của tác giả Jeffrey Brody, đã đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 169 tháng Năm 2003.
Sách viết bằng Anh ngữ, do Người Việt xuất bản, giá $14.95 (kể cả cước phí trong nước Mỹ).
Liên lạc, chi phiếu: Người Việt, 14771 Moran St Westminster CA 92683 - USA
Điện thoại: (714) 892-9414
Tính đến năm 2003 thì chỉ còn hai năm nữa là tròn 30 năm người Việt Nam chính thức di dân đi cư trú ở nước ngoài sau khi miền Nam bị Cộng sản chiếm đoạt vào tháng Tư 1975. Người Việt Nam chạy trốn cộng sản cư ngụ khắp nơi trên thế giới, nhưng Hoa Kỳ là nơi tập trung đông nhất và có lẽ thành công nhất về nhiều mặt. Một trong các thành tựu lớn của người Việt tại đây là báo chí Việt ngữ, trong đó nhật báo Người Việt được xem là tờ báo tiếng Việt lớn nhất tại hải ngoại.
Tìm hiểu một tờ báo như thế từ bước đầu cho đến ngày nay kể ra là một việc thú vị và cần thiết, vì không ít thì nhiều tờ báo sẽ phản ảnh được đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của người Việt Nam trên bước đường tị nạn của mình, đồng thời cũng cho thấy những nỗi khó khăn cùng những kinh nghiệm của việc xây dựng một tờ báo đúng nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ của những người bỗng dưng bị đẩy ra khỏi đất nước của mình để sống tại những phần đất xa lạ trên thế giới.
Nguyễn Hùng: Thấy gì qua hai cuộc quyên tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình?
![]() |
Số tiền quyên góp đã lên trên $35 ngàn vào lúc 10:47 phút sáng (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ngày 21 tháng Giêng, 2020. |
Sau khi cụ Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà riêng ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, hai cuộc vận động quyên tiền phúng điếu và giúp đỡ gia đình cụ bà Dư Thị Thành đã diễn ra.
Ngoài mất chồng, hai con và hai cháu bà Thành hiện đang bị giam cầm và khả năng bị tra tấn là khó tránh khỏi. Bản thân bà cũng đã bị tát vào hai má và đá vào hai chân khi bị công an truy vấn hôm 9/1.
Cuộc vận động thứ nhất do nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đứng ra nhận tiền quyên góp trong hai ngày 13 và 14/1. Gần 700 người dân đóng góp cả thảy hơn nửa tỷ đồng để gửi tới gia đình cụ Kình nhưng ngân hàng Vietcombank đã phong toả tài khoản của bà Hạnh khi bà tới rút tiền hôm 17/1. Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Vietcombank đã khiến ngân hàng này phải thúc giục Bộ Công an ra thông báo ngay trong ngày 17/1 về lý do phong toả tài khoản. Ngay lập tức gần 700 người đóng góp bị Bộ Công an vu “tài trợ khủng bố” mặc dù không ai ở Đồng Tâm bị truy tố về tội danh này.
VOA: TBT - Hiếm có đảng cầm quyền nào trên thế giới được dân tin yêu như 'Đảng ta'
![]() |
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại một hội nghị vào tháng 19/2019. |
Mặc dù thú nhận “không phải không có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm”, nhưng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm khuyết điểm này và kiên quyết sửa chữa, dù đau đớn, nên đã khiến cho người dân càng tin tưởng vào đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam.
“Nói một cách công bằng và thẳng thắn, không phải không có lúc chúng ta mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng với tinh thần tự phê bình và phê bình, Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa, dù có đau đớn hay phải đối diện với muôn vàn khó khăn, rào cản”, ông Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn báo Quân Đội Nhân Dân vào ngày 20/1, nhân dịp Tết Nguyên Đán và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vẫn theo lời ông Trọng, chính nhờ tinh thần “tự phê bình và phê bình này” mà “hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020
Tuấn Khanh: Đối thoại im lặng
Lịch sử của những cuộc quyên góp giúp đỡ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với một người bị nhà nước Việt Nam đặt tên là “khủng bố”, đã có một kỷ lục chưa từng có: chỉ hơn 2 ngày kêu gọi giúp cho gia đình ông Lê Đình Kình, đã có hơn nửa tỷ đồng gửi vào từ hàng trăm người.
Lê Đình Kình là ai? Một cụ già 84 tuổi bị lực lượng công an hơn 3000 người bao vây nơi ông ở, tra tấn và bắn chết chỉ vì ông trước sau như một: Đất của nông dân, phải thuộc về nông dân. Nếu không có lời nhắn ra từ cụ bà thều thào trong đau đớn và mệt mỏi về hành động dũng mãnh của những “chiến sĩ” công an, không ai hình dung được cụ Kình đã ra đi như thế nào.
Nhà nước đã vận hết lực lượng truyền thông lẫn trấn áp thực tế để giải quyết hậu kỳ, chuyện bê bết của một đạo quân trang bị đáng sợ như hải chiến với Trung Quốc, đã tấn công bắt, đánh, giết… vào một ngôi làng khoảng hơn 250 người. Sau đó, phía Nhà nước phải gồng lên, gán nhiều tội danh cho cụ già và những đứa con của ông là quân khủng bố, có trang bị gì đó và chuẩn bị hành động nguy hại đến an ninh quốc gia. Hàng chục ngàn dư luận viên, tức các thành phần tay sai về đả kích ngôn luận bất cần danh dự được lệnh tìm và diệt bất kỳ hình ảnh, bài viết, video… có cảm tình đứng về phía người dân bị cướp đất ở Đồng Tâm. Đã có những người bị bắt làm gương. Đã có những bài viết hay bình luận đã bị Đài truyền hình của công an điểm tên như tù nhân dự bị.
Phải kể như vậy, để biết rõ hơn về một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trong người dân. Trước bối cảnh xã hội căng thẳng, đến mức Bộ trưởng Công an phải xuất tướng chụp ảnh, làm thơ cùng cháu bé, con một công an viên té giếng qua đời, nhằm nâng tinh thần chiến sĩ cứu quốc, rồi thủ tướng phải đăng đàn nói rằng xét lại mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân… vẫn có rất nhiều người đã đứng lên, công khai tên mình để gửi tiền giúp cho một gia đình nông dân bị thảm nạn – mà từ nay chắc sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn bình yên nữa.
Quách Hạo Nhiên: Nghĩ Từ Thảm Kịch Đồng Tâm: Ông Trọng Sẽ Chúc Người Dân Điều Gì Trong Đêm Giao Thừa Năm Nay?
1. Đồng Tâm: thảm kịch lẽ ra có thể tránh được
Đã hơn 10 ngày trôi qua nhưng thật lòng mà nói, đến giờ tôi vẫn không nghĩ thảm kịch Đồng Tâm đã xảy ra. Hoàn toàn không bênh vực cho những hành vi vi phạm pháp luật của một số người dân Đồng Tâm nhưng tôi nghĩ, nếu lãnh đạo Đảng và chính quyền Hà Nội kiên trì đối thoại với người dân và nhất là không quá háo thắng trong những kế hoạch và “phương án tác chiến” tại thực địa thì tin chắc thảm kịch đau lòng này đã không xảy ra.
Trước hết, phải xác quyết rằng, bản chất của vụ Đồng Tâm như nhiều người đã phân tích thực chất là vấn đề tranh chấp dân sự - tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân. Thế nên, hình sự hóa tranh chấp dân sự dẫn đến đối đầu bằng bạo lực đẫm máu là lỗi từ cả hai phía, tuy nhiên, theo tôi, lỗi trước hết là ở chính quyền. Đầu tiên là lỗi về cơ chế “đất đai sở hữu toàn dân”, tiếp theo là lỗi về “quy hoạch treo” (xin đừng nói rằng đây là đất quốc phòng thì muốn làm gì làm, “treo” bao lâu cũng được), cuối cùng là sự bội tín của ông Nguyễn Đức Chung.
Nên nhớ rằng hai năm trước đó, Đồng Tâm đã từng “căng như dây đàn” khi người dân ở đây đã đồng lòng “bắt sống” và “giam lỏng” 38 chiến sĩ cảnh sát nhưng cuối cùng mọi việc cũng được vãn hồi sau khi đích thân ông Nguyễn Đức Chung trực tiếp xuống hiện trường để tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân, sau đó mọi khúc mắc đã được tháo gỡ. Nếu không bội tín (sau khi đã ký vào tờ cam kết) và khôn ngoan, khéo léo hơn thì 2 năm qua, người đứng đầu chính quyền Hà Nội hoàn toàn có thể tháo gỡ và hóa giải được mâu thuẫn với người dân Đồng Tâm bằng biện pháp hòa bình.
Ngoài ra, cho dù chính quyền Hà Nội chỉ biết bám vào căn cứ duy nhất là bản kết luận của Thanh tra Chính phủ (kết luận toàn bộ đất tranh chấp ở sân bay Miếu Môn là thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng) để xử lý vụ tranh chấp này nhưng về nguyên tắc người dân vẫn có quyền khiếu nại hoặc thậm chí kiện ra tòa để giải quyết. Vì theo luật thì chỉ có phán quyết của tòa án mới là căn cứ pháp lý cuối cùng để giải quyết tranh chấp. Từ đây, một câu hỏi cần đặt ra là tại sao lãnh đạo và chính quyền Hà Nội lại quyết “ăn thua đủ” với người dân Đồng Tâm như thế? Tại sao không tiếp cận vấn đề như cách mà lãnh đạo và chính quyền TP Hồ Chí Minh đã và đang kiên trì đối thoại với người dân trong vụ Thủ Thiêm (Thanh tra Chính phủ cũng đã có kết luận nhưng người dân Thủ Thiêm vẫn không hài lòng nên phải đối thoại tiếp)? Chính quyền Hà Nội có nhất thiết phải yêu cầu Bộ Quốc phòng phải nhanh chóng xây tường rào bảo vệ để rồi xảy ra đụng độ với người dân nhất là trong bối cảnh cả nước đang háo hức “mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân thắng lợi, mừng đất nước đổi mới” hay không?
BBC tiếng Việt: Nghị sĩ EU gắn Đồng Tâm với thông qua EVFTA, trong lúc có thêm kiến nghị qua mạng
![]() |
Ông Lê Đình Kình |
Bà Saskia Bricmont, nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, nêu vấn đề Đồng Tâm và gắn nó với việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA).
"Làm sao vào tháng Hai tới, Nghị viện châu Âu có thể phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do với một quốc gia khủng bố và đàn áp người dân kiểu như vậy," nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm 18/1/2020.
Bà Saskia Bricmont là thành viên Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA).
Trên tweet nói trên, bà Saskia Bricmont cũng dẫn đường link một bài báo viết bằng tiếng Anh đăng trên trang web thevietnamese.org, trong đó có tường thuật về vụ đụng độ tại Đồng Tâm.
VOA Việt Ngữ: Ô nhiễm không khí khiến Việt Nam ‘thiệt hại’ hơn 10 tỷ đôla một năm
![]() |
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Hà Nội. |
Nghiên cứu kéo dài 10 năm qua của một trường đại học hàng đầu trong nước chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm không khí làm Việt Nam tổn thất tới hơn 10 tỷ đôla một năm.
Ông Đinh Đức Trường, Trưởng khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân, nói trong một cuộc hội thảo công bố kết quả nghiên cứu theo phương pháp được cho là giống với Mỹ rằng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, ô nhiễm không khí sẽ gây thiệt hại từ 10,8 tỷ đôla tới 13,63 tỷ đôla mỗi năm, được cho là chiếm từ 5 - 7% GDP.
Các nhà tổ chức cho biết rằng cuộc hội thảo được thực hiện hôm 14/1 “trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả, tổn thất nặng nề đến kinh tế, xã hội”.
Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020
Nguyễn Thanh Việt: Mỗi Khoảnh Khắc Với Con Trai Tôi Là Một Hành Động Sáng Tạo (Cho Đến Nay Chúng Tôi Đã Viết Chung Một Cuốn Sách) (Trần Ngọc Cư dịch)
Nguyễn Thanh Việt, New York Times, 1. 1. 2020
Trần Ngọc Cư dịch
Nguyễn Thanh Việt là một nhà văn Mỹ gốc Việt. Ông là Trưởng khoa Anh văn, Giáo sư Anh văn và Hoa Kỳ học, Dân tộc học tại University of Southern California.
![]() |
Tranh Le Nhung |
Vào cuối tuổi tứ tuần, tôi làm bố trở lại cho đứa con thứ hai, vào lúc tôi không mảy may kỳ vọng có thêm con. Cha tôi, 85 tuổi, vô cùng hân hoan khi tôi báo tin về đứa cháu thứ năm của ông.
Cha tôi gần như là một người vô cảm trong thời thơ ấu của tôi. Ông chỉ biết tập trung vào cuộc mưu sinh của một người chân ướt chân ráo mới đến xứ này. Gia đình tôi sống hai cảnh đời điển hình của Mỹ. Về phần bố mẹ tôi, đấy là gương sáng của người di dân hay tị nạn vươn tới thành công vật chất từ khố rách áo ôm. Đối với toàn gia đình chúng tôi, đấy là câu chuyện buồn của hai thế hệ, cha mẹ sinh ra ở nước ngoài và con cái lớn lên ở Mỹ, cách ly nhau bằng ngôn ngữ, văn hoá và tình cảm.
Cha mẹ tôi thấy tôi như một đứa trẻ ngỗ nghịch, Mỹ hoá, gần như không nói được tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng Việt. Còn tôi thì thấy họ như những người vừa xa lạ vừa thâm tình, bảo thủ đến mức cuồng tín, chỉ biết tin Chúa, biết hi sinh và biết lao động cần cù.
Họ cung cấp cho tôi mọi thứ tôi cần – nơi ăn, chốn ở, phương tiện học hành và cả tôn giáo – những thứ đã giúp tôi trở thành một người cực kỳ được ưu đãi trong một đất nước vốn không cung ứng những thứ này cho tất cả con dân của mình. Nhưng những gì tôi thiếu thốn là những gì tôi thấy trên TV, đấy là những gia đình hạt nhân gồm bố mẹ và con cái biết âu yếm và tỏ tình thân yêu trong các sô “Leave It to Beaver,” “Father Knows Best” và “The Adventures of Ozzie.”
Thy An: Trên tay kinh rụng
![]() |
Hình minh hoạ, MOHD RASFAN/AFP via Getty Images |
ta về ray rứt thiên thu
chân đi xiêu vẹo bến mù cõi xưa
mở ra mấy cửa đại thừa
trên tay kinh rụng lọc lừa phù sinh
vườn em hoa nở một mình
mấy cành sương đọng an bình tâm can
leo thuyền bát nhã lên ngàn
nghe đâu chuyển tiếp muộn màng pháp luân
ta về ấm lại mùa xuân
mưa rơi ướt đẫm nỗi truân chuyên đời
chân như gieo tiếng gọi mời
lần theo bóng hạc mấy lời từ tâm
thy an
Ngọc Ánh: Núm ruột nghĩa tình
Mỗi nhà mỗi cảnh, thời trẻ tôi có tới 2 Ba, 2 Má, 2 bà Ngoại... Chuyện là cô Sáu em của ba tôi sanh được anh con trai thì bệnh sao đó không sanh được nữa, trong khi Má tôi mần một hơi 2 đứa con gái và đang mang bầu tôi. Thời chiến tranh giặc giã ở quê ai cũng nghèo, nhưng cô Sáu ham con quá bèn dặn Ba tôi “Nếu kỳ này chị Năm đẻ con gái nữa, anh cho tui nuôi nhe”. Tưởng ai xa lạ chớ em ruột của mình, cho cổ có mất đi đâu, chắc Ba nghĩ vậy nên gật đầu liền, Má tôi vì nể chồng nên hổng dám cãi, chớ bà cũng xót ruột xót gan.
Khi tôi vừa sanh ra còn đỏ hỏn là Cô Sáu lật đật ôm về làm khai sanh, lấy họ Dượng tính đặt tên là Trần Ngọc Nuôi , nghe đâu thời đó có cô đào cải lương cũng tên là Ngọc Nuôi tài sắc vẹn toàn, chắc ông bà cũng muốn tôi giống như vậy nhưng nghĩ bụng phân vân “Rủi sau này nó biết nó là con nuôi thì sao? không được đâu, phải giấu biệt vụ này để lớn lên nó không mặc cảm mà mình dạy dỗ nó cũng dễ” và họ đặt tôi cái tên khác nghe cũng sáng láng và quyết chí dọn nhà lên chợ Sóc Trăng ở để bà con dưới quê khỏi xầm xì này nọ, họ hàng ai mà nói động tới con nuôi con ruột là Má tôi chửi tắt bếp!
Vậy đó, tôi đương nhiên là con gái cưng của Cô dượng Sáu, hàng xóm biết Ba Má có hai đứa con thôi, anh Tùng đi lính quanh năm, lâu lâu mới về phép, Ba tôi có cái quán hớt tóc ở đầu hẻm, gọi là quán vì nó được che tạm bợ vừa đủ kê hai cái ghế đẩu và tấm kiếng đặt dựa vách, cạnh bên treo tòn teng sợi dây nịch bằng da cũ dùng để liếc dao cạo, một cái khăn choàng ngã màu cháo lòng nhưng luôn được giặt sạch sẽ, cái kệ đóng sơ sài để dao kéo tông đơ… Đồ nghề của ba chỉ có vậy ! Nghe nói cả đời Ba ôm mỗi cái nghề hớt tóc này thôi. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nếu câu này ứng vô ba tôi là sai bét, hớt tóc mấy chục năm vẫn nghèo!
Má tôi thì giỏi giang hơn, bà bán buôn đủ thứ, nhớ hồi tôi 9-10 tuổi gì đó, Má tôi dạy thêu, dạy móc… bà vô sạp vải mua vải khúc đầu thừa đuôi thẹo về, miếng lớn thì cắt áo đầm trẻ con, miếng nhỏ thì cắt áo túi, khúc xanh nối với khúc đỏ may đồ con nít, tôi thêu vài cái bông cài hoa vô cho nổi hơn, ngày Tết đổ ra chợ bán đâu phải quần áo không mà còn kèm cả chục hũ củ kiệu, cả thúng bánh ít bánh tét… Nói chung Má làm quần quật nhưng trông thảnh thơi vì “quen tay quen việc” Má không cho tôi đụng vô bếp núc, chê tôi vụng về, đụng đâu hư đó. Chỉ lo học hành tử tế là được rồi, mọi việc có Má lo, thậm chí đi học về Má dọn cơm sẵn đậy lồng bàn, tôi chỉ ăn và rửa mấy cái chén! Con cưng là con hư, sau này ra đời đi làm ăn cơm tập thể, lấy chồng cũng chưa nấu được bữa cơm tươm tất, may mà không làm dâu làm con ai, chứ Má chồng còn sống chắc tôi ra sau hè…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)