Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
Phạm Phú Khải (VOA Blog): Thế giới và những sự kiện quan trọng năm 2019
![]() |
Người biểu tình Hong Kong ủng hộ người Uighur. |
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm 2020. Vào những ngày cuối năm, các ký/học giả và cơ quan truyền thông thường đúc kết những vấn đề những sự kiện nổi bật nhất trong năm. Chẳng hạn như các bài viết hoặc thông tin được quan tâm nhiều nhất trên một hãng thông tấn nào đó.
Tờ The New York Times thì chia ra thành từng mảnh nhỏ, từ chính trị đến phi chính trị v.v…
Giáo sư chính trị học Stephen M Walt thì liệt kê 10 điều trên thế giới mà nhân loại nên biết ơn vào năm 2019 bởi vì những gì xảy ra không đến nổi tệ như nó có thể. Mặc dầu không đồng ý với tất cả những nhân vật liệt kê, hay ủng hộ các sự kiện này, giáo sư Walt trân quý vai trò và sự đóng góp cho lợi ích chung đối với nhân loại. Chẳng hạn, như cô Greta Thunberg cho môi trường và các thế hệ tương lai. Như viên chức vô danh trong chính quyền/đảng cộng sản Trung Quốc đã tiết lộ tài liệu mật cho báo The New York Times về trại cải tạo tập trung đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương. Như các tác giả đã cống hiến những tác phẩm cực hay và hữu ích cho nhân loại. Giáo sư Walt kết luận rằng thế giới hiện nay đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng, từ một địa cầu ngày càng hâm nóng, các nền dân chủ đang gặp rắc rối, sự cuồng tín/cố chấp và bài ngoại gia tăng (rising bigotry and xenophobia), làn sóng tị nạn có thể tăng thêm, sự tấn công vào ý tưởng sự thật và quan niệm danh dự trên bình diện chính trị. Tuy thế ông vẫn cảm ơn vì một năm đã trôi qua mà xung đột giữa các quyền lực lớn chưa xảy ra, Hoa Kỳ chưa tham gia vào một cuộc chiến tranh mới, nền kinh tế thế giới chưa đổ bể, mức độ nghèo và bệnh tiếp tục gia giảm trên toàn cầu, và phần lớn người dân Hoa Kỳ có vẻ ý thức được rằng mình đã bầu cho một gã lang băm vào năm 2016.
Mạc Văn Trang: Phạm Nhật Vũ và tấn trò đời
1. Phạm Nhật Vũ, một chiến binh trên Thương trường
Wikipedia ghi tiểu sử PNV như sau: “Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại”…
“Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng”(1)…
Qua vụ đạo diễn bán AVG cho MobiFone của Nhà nước, được lời hơn 7.000 tỉ đồng và mua được cả một dàn quan chức cấp cao, chứng tỏ óc kinh doanh và tài buôn quan của PNV quá siêu, xứng đáng một chiến binh siêu thiện chiến trên Thương trường!
2. Phạm Nhật Vũ, một dũng sĩ trên Tình trường
Nhiều tiền để làm gì? Nhất là những đồng tiền kiếm được quá dễ, quá nhiều thì phải tiều xài cho đã. Và khỏan “tình phí” của PNV chắc là không tính xuể. Có vậy ông mới giữ lại đến 6 cô vừa ý làm vợ. Nghe nói ông rất chung thủy với cả 6 người vợ, nên tất cả đều hoan hỉ sống chung quây quần bên ông với 12 người con, thành một đại gia đình hiếm có thời nay. Cánh mày râu kháo nhau: Không biết lão Vũ có bảo bối gì mà làm cho 6 bà vợ cả Tây lẫn Ta lúc nào cũng vui tươi hơn hớn?
Hồng Hà: Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực
Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoá; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là “làng ăn mày”.
Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế.
Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi.
Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: “Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin“. Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là “hiện tượng Quảng Thái”.
Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khoá XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng.
![]() |
Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền, quê hương Tô Huy Rứa. Ảnh: báo Dân Trí |
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Vụ Mobifone - thách thức Nguyễn Phú Trọng, chạy tội Nguyễn Tấn Dũng?
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch nước đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được mệnh danh “Người đốt lò” với tuyên bố chống tham nhũng nổi tiếng, “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Cũng vị này không dưới một lần khẳng định "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", bất kể người đó là ai” trong cuộc chiến chống quốc nạn này ở Việt Nam. Việc ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, các Tướng, Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, cựu phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh… và hàng chục cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản và chính quyền bị bãi chức rồi bị điệu ra tòa về các tội tham nhũng trong thời gian qua là những minh họa sinh động.
Thế nhưng, vụ xử sơ thẩm Nguyễn Bắc Son và các đồng phạm tham nhũng trong vụ Tổng công ty viễn thông Mobifone (gọi tắt Mobifone) mua cổ phần Công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (gọi tắt AVG) vừa kết thúc tại Tòa án Hà Nội, nơi chỉ cách tổng hành dinh của “Người đốt lò” không đầy hai ki - lô - mét, lại đe dọa chôn vùi các tuyên bố trên của ông. Thực vậy, đã có những nỗ lực chạy tội cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó Tòa án giữ vai trò then chốt.
Tài sản của Nhà nước bị đục khoét trong thương vụ xảy ra tận năm 2015 tròm trèm 6500 tỷ đồng (280 triệu USD), một kỷ lục tham nhũng! Vụ “con voi chui qua lỗ kim” này tự động đưa đến nhận định Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng thời kỳ đó, là “trùm” vụ cướp ngày lịch sử này. Cần nhắc lại rằng chính nhân vật này đã bị Bộ chính trị và đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN khóa 11 kỷ luật do gắn với các vụ tham nhũng khủng ở Vinashin, Vinalines… và ở các tập đoàn kinh doanh, tổng công ty Nhà nước khác do y lập ra (1). Thế nhưng thể chế quyền lực nhất Việt Nam này bị tha hóa đến cực độ đã “tha bổng” Nguyễn Tấn Dũng, khiến Tổng bí thư Trọng đã phải khóc nấc.
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019
Trần Mộng Tú: Nhạc Kịch
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Về hưu, vợ chồng tôi hay đi xem kịch, có khi chúng tôi mua vé mùa “Season Tickets” cho rẻ. Mua vé mùa mình đi xem được một số kịch (6, 7 lần) trong mùa, tùy theo xuân, hạ, thu, đông. Mua vé mùa nếu mình chẳng may bị mắc bận vào ngày trình diễn thì mất vé, không được lấy lại tiền. Kiếm được ai cho vé thì đỡ tiếc. Nhưng dịp lễ lạt đặc biệt thì không có trong vé mùa, vì giá đắt hơn.
Năm nay chúng tôi mời hai người bạn Mỹ đi xem Nhạc Kịch Giáng Sinh với chúng tôi, Bill và Mimi hai người bạn rất thân của vợ chồng tôi, họ là chủ nhân của khu vườn táo (hơn 40 cây), nơi chúng tôi được mời tới vào tháng 4 xem hoa táo nở, tháng 9 hái và ép nước táo, tháng 12 đóng chai, làm rượu táo. Khu vườn này đã cho chúng tôi bao nhiêu là tiếng cười ấm áp và cho tôi bao nhiêu là thi hứng, từng mùa.
Bill bị ung thư xương đã kéo dài 5 năm nay và bây giờ vào giai đoạn chót.
Trong suốt thời gian chủ vườn bệnh, sinh hoạt vườn táo từng mùa vẫn không thay đổi. Mỗi khi tụ họp, Mimi vẫn có bánh táo, bánh mì home made cho chúng tôi (bánh táo của Mimi thì không có tiệm nào sánh được) và tôi vẫn mang cơm chiên, gỏi cuốn là hai món các bạn thích nhất.
Nguyễn vạn An : Đoá Hoa Về Chiều
![]() |
(tranh minh họa: tác phẩm của Toulouse Lautrec) |
Khôi mới dọn về ở đây. Anh gặp bà lần đầu khi xuống cùng thang máy. Bà tuy đã đứng tuổi, da đã hơi nhăn, nhưng còn giữ một vẻ đẹp sắc sảo. Nhất là đôi mắt, tuy có chút mệt mỏi, nhưng lông mi dài được trang điểm tinh vi. Quần áo sang trọng, một mùi nước hoa kín đáo thoảng trong thang máy. Khôi trố mắt. Có lẽ vì sự thán phục quá lộ liễu trong cái nhìn của Khôi nên bà vui, nói “Chào anh “. Khôi trả lời lí nhí “Chào Bà “. Bà mỉm cười đính chính lại : “Chào cô ! “. Khôi cũng mỉm cười.
Đôi mắt bà tròn xoay đen bóng như hai hột nhãn, cái mũi nhỏ, miệng như cánh hoa, gò má hơi cao, tóc ngắn chải chuốt. Người nhỏ, áo hở cổ, bộ ngực còn no tròn, thách thức.
Khôi mở cửa thang máy, lịch sự giữ cửa cho bà. Hai người vui vẻ chào nhau. Khôi chờ bà đi trước để được chiêm ngưỡng đôi chân thon. Bà biết, nên cố tình đi uyển chuyển cho Khôi ngắm. Cách đi điêu luyện như một tài tử xi nê. Khôi theo bà một quãng. Ngoài đường nhiều người quay lại nhìn bà.
Nguyễn Tường Thiết: Ga Thạch Long
Thạch Long là tên một thị trấn ở bên Tàu, nằm bên con đường sắt Quảng Châu - Hồng Kông, nơi chú Long tôi, nhà văn Hoàng Đạo, đã gửi nắm xương.
Năm chú Long mất tôi còn bé. Tôi không có một kỷ niệm nào với chú. Tôi không biết gì về chú ngoài những kiến thức mà bất cứ một học sinh nào của miền Nam cũng phải biết khi học về Tự Lực Văn Đoàn. Ngay cả truyện của chú tôi cũng lười đọc. Đời chú thế nào tôi không mấy quan tâm. Thế nhưng cái chết và trường hợp xung quanh cái chết của chú thì khác. Nó ám ảnh tôi đã từ lâu, có lẽ từ những ngày tôi còn bé. Không hiểu vì sao mà cứ hễ nhắc đến chú Long thì óc tôi lại thoáng hiện lên hình ảnh ga Thạch Long. Trong trí tưởng tôi nó luôn luôn là một nhà ga buồn cô quạnh bên một con đường sắt ở một chốn nào rất là xa xôi.
Năm mươi năm trước ngày 22 tháng 7 năm 1948 chú tôi đã gục chết vì bệnh tim nghẽn trên một chuyến xe hoả đi từ Hồng Kông đến Quảng Châu. Khi con tàu ngừng ở một nhà ga sau đó xác chú tôi được mang xuống đặt tại nhà quàn và được chôn cất vài hôm sau trong một mộ địa gần ga. Tôi được nghe chú Bách tôi kể lại ngày chôn cất là một buổi chiều trời mây u ám một nhóm người lặng lẽ theo sau quan tài. Trong số có cha tôi, có chú Bách và ông Vũ Hồng Khanh.
Lê Thanh: Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn - Ông Nguyễn Văn Tố
(Trích từ cuốn sách Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn của Lê Thanh do nhà Đời Mới xuất bản tại Hà Nội năm 1943)
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tố |
Năm 1936, sang du lịch xứ Lào, chuyến thuyền từ Savannakhet lên Vientiane, có một người Pháp làm giáo sư ở Hà Nội cùng đi du lịch như tôi. Nhân nói đến việc ông Nguyễn Văn Vĩnh mất ở Tchépone, vị giáo sư ấy nói với tôi : “Xứ Bắc Kỳ có ba người thông minh (1) đáng chú ý : Ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh và ông Nguyễn Văn Tố. Tôi đã đọc văn của ba ông -cả Pháp văn và quốc văn- trong nhiều tờ báo. Nếu người ta bắt tôi phê bình ba người, chắc tôi phải kết luận bài phê bình của tôi rằng : Tôi cảm phục ông Quỳnh, tôi thương ông Vĩnh và tôi yêu ông Tố.” Ông giảng giải : “... Ông Nguyễn Văn Tố có những đức tính hoàn toàn Việt Nam, tựa hồ như một người đàn bà Việt Nam xưa, vừa có duyên vừa đức hạnh, ở một vùng quê xa, chưa biết cái văn minh mới là gì.”
Từ đấy, mỗi khi nghĩ đến Nguyễn Tiên sinh, tôi lại nhớ đến những lời phê bình của vị giáo sư người Pháp ấy. Tôi tưởng tượng tiên sinh là một người không ưa những sự xã giao “rầm rộ”, chỉ chuộng sự yên tĩnh, làm thế nào học được nhiều là hơn. Vì nghĩ thế nên tuy tiên sinh vẫn giúp một cách đều việc biên tập tờ Tri Tân là tạp chí mà tôi cũng giúp bài, tôi vẫn do dự mãi, không dám ngỏ ý đến chơi nói chuyện với tiên sinh. Nhưng hôm nay thì tôi không còn do dự nữa. Vì nghĩ sau này, nếu ai biên tập cuốn sử văn học Việt Nam hiện đại, trong mục những nhà học giả, không thể nào không để vài trang nói về tiên sinh...
TS Trần Thanh Ái: Góp phần tìm hiểu Trương Vĩnh Ký
Hiểu một nhân vật lịch sử đã khó, và khoảng lùi thời gian càng lớn thì độ khó càng cao. Hiểu một nhân vật lịch sử đã gây ra quá nhiều dị biệt trong cách đánh giá như Trương Vĩnh Ký lại càng khó gấp bội: những người khen thì không tiếc lời ca ngợi, thậm chí ca ngợi một cách ngây ngô, còn người chê thì cũng không dè xẻn những từ ngữ xấu xa nào, như “người hèn nhát”, “tên gián điệp”, “kẻ bán nước”… Để không rơi vào một trong hai thái cực này, người nghiên cứu cần phải hết sức khách quan và thận trọng, từ khâu sưu tầm tài liệu, đến khâu dịch văn bản bằng tiếng nước ngoài, đánh giá sự kiện.
Các phê phán Trương Vĩnh Ký
Những người lên án Trương Vĩnh Ký thường đứng trên lập trường của người yêu nước trước sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất nước Việt Nam; họ kết tội Trương Vĩnh Ký với nhãn quan của những người sống trong thế kỷ XX và đầu XXI, khi mà chủ nghĩa thực dân đã bộc lộ tất cả những tính chất tàn bạo của nó, và chuyển hóa thành chủ nghĩa thực dân mới rất tinh vi. Họ quên rằng tình hình giữa thế kỷ XIX chưa phân hóa rõ ràng trắng đen như ngày nay, khi mà cái tiến bộ đan xen với cái kềm hãm sự tiến bộ, cái tiến bộ bị lợi dụng để phục vụ cho cái phản tiến bộ, vv. đến độ không ít trí thức phương Tây thời đó như V. Hugo cũng có lúc phải ngộ nhận.
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019
Ngô Nhân Dụng: Đời là ông taxi với bà xồn xồn
![]() |
Tại sao mình mang tâm thù hận những người mà mình biết trước thế nào rồi cũng sẽ chết! (Hình: Nguyễn Lập Hậu) |
Sau Giáng Sinh, một người bạn ở Việt Nam gửi thư cho tôi. Ông bạn kể mới đến thăm một ông bạn khác. Quen nhau hơn nửa thế kỷ, dù ở cách nhau vài góc phố giữa Quận Ba, Sài Gòn, nhưng có người đến thăm thì chủ nhà cũng vui mừng như cảnh “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ!” (Có bạn từ phương xa tới chẳng phải là vui lắm sao – Khổng Tử, Luận Ngữ, thiên Học Nhi).
Ông bạn đến thăm có một món quà, đưa cho ông bạn chủ nhà bức chân dung chụp từ năm ngoái, cũng trong dịp đến thăm nhau trước Tết. Bức hình đó tôi cũng đã được xem, trong đó thấy một cụ đeo kính, tóc trắng lơ thơ, chòm râu dài bạc phất phơ, trông đạo mạo, an nhiên. Ông bạn tôi kể: “(Ông được thăm) cầm tấm chân dung tôi chụp năm ngoái, chăm chú nhìn hồi lâu, rồi hỏi: ‘Thằng nào đây?’”
Sau khi nghe tác giả bức hình giới thiệu và kể lại sự tích tới thăm rồi chụp hình cuối năm 2018, cuối cùng ông chủ nhà cũng nhận ra cái thằng trong bức hình đó là “thằng… mình!”
Tuổi ngoài 80 phải chịu những phiền phức, hệ lụy, và tai ương trong cuộc đời. Nhìn chân dung mình mà không nhận ra chỉ là một nỗi khổ nhỏ. Có thể đoán rằng lão ông chủ nhà lâu lắm rồi không soi gương, vì không còn lo cạo râu nữa. Cho nên không còn biết dung mạo mình khác với năm, bảy năm trước như thế nào! Nhưng ông giáo sư vẫn tỉnh táo, lúc nào cũng còn nhớ, hãnh diện mình đã viết mấy cuốn sách toán học bán được khá nhiều.
Nguyễn Hải Hoành: Văn Học Đương Đại Của Trung Hoa Là "Rác Rưởi" !
![]() |
Nhà Hán Học người Đức Wolfgang Kubin |
Văn học đương đại Trung Hoa (VHĐĐTH) [1] có lượng tác giả, tác phẩm và người đọc lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh, đồng thời tồn tại khá nhiều vấn đề. Hiện nay chính người TH cũng chưa có một đánh giá tổng quan về nền văn học của họ. Vì vậy tìm hiểu VHĐĐTH qua con mắt một nhà Hán học người nước ngoài có thể là điều bổ ích.
Cuối năm 2006, văn đàn TH bỗng dậy sóng sau khi Báo Buổi sáng Trùng Khánh ngày 11/12 đăng bài Nhà Hán học người Đức nói VHĐĐTH là rác rưởi. Nhà Hán học ấy tên là Wolfgang Kubin (trong hình). [2]
Ba ngày sau, Kubin thanh minh : Ông chỉ nói cái gọi là tác phẩm của các “nhà văn mỹ nữ” TH (như Miên Miên, Hồng Ảnh, Vệ Tuệ) không phải là văn học, mà là rác rưởi, chứ không hề nói VHĐĐTH là rác rưởi. Nhưng lời thanh minh đó bị nhấn chìm trong tiếng hò la VHĐĐTH là rác rưởi trên báo đài và một biển trang mạng. Lâu nay người TH đã xì xào nhiều về tình trạng VH nước này “lớn mà chưa mạnh” nhưng ít người dám phê phán, tranh luận; bây giờ có nhà Hán học nước ngoài công khai, dũng cảm bình phẩm VHĐĐTH, họ lập tức bâu lấy và nhân thể nói lên ý kiến của mình.
Dù Kubin đã thanh minh nhưng nhiều người vẫn tin ông là tác giả “Thuyết rác rưởi” nói trên và ông dùng thuyết ấy để sỉ nhục giới nhà văn TH. Vô số lời thóa mạ đổ lên đầu Kubin. Song mặt khác thuyết này lại trở thành thương hiệu, thành “passport” giúp ông đi khắp TH. Các trường đại học và báo đài đua nhau phỏng vấn hoặc mời ông nói về VHĐĐTH. Năm 2009 Kubin được Trung tâm nghiên cứu VH hiện đại TH thuộc ĐH Nam Kinh mời làm giáo sư kiêm chức. Năm 2011 lại được ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh mời làm giáo sư đặc thỉnh. Cuối năm 2015 trường này phát hành Tập 50 bài viết mừng thọ GS Kubin 70 tuổi, triển lãm ảnh về ông, và tổ chức Hội thảo khoa học Kubin với TH, tại đây đại diện nhiều ĐH lớn ở Bắc Kinh đã trực tiếp đối thoại với Kubin.
Đại để Kubin đã nói gì về VHĐĐTH?
Kim Dung: A – men, lạy Đất Mẹ lòng lành
Tôi đã đi qua bao mùa Giáng sinh? Đã ngắm biết bao nhà thờ cổ kính ở các giáo phận khác nhau, ngắm không chán những mô típ kiến trúc đặc trưng của những mái vòm cong cổ kính, trên cao chót vót cây thánh giá xám màu thời gian. Không biết nữa… Nhưng vẫn không bao giờ quên được cái cảm giác hồi hộp, tò mò và căng thẳng nhưng rất bướng bỉnh của một con bé lần đầu tiên lén bước chân vào Nhà Thờ Lớn, nằm giữa trung tâm Hà Nội sau đêm Giáng sinh.
Ngày đó, Thiên Chúa giáo, nhà thờ… có gì thật xa lạ, thật kinh sợ trong tâm thức nhiều người. Dù mới học lớp 05, tôi vẫn đủ nhạy cảm để nhận ra định kiến ấy. Trong lý lịch con người dạo ấy bao giờ cũng có mục khai về tôn giáo, con bé tôi cũng đã biết hý hoáy ghi chữ “Lương”. Chữ “Lương” là gì tôi không hiểu, chỉ hiểu mình không theo đạo nào, không phải giáo dân.
Nhưng mỗi mùa Giáng sinh đến, sự bí ẩn và ảo ảnh lấp lánh của Đức Mẹ Maria sinh Chúa Hài đồng trên máng cỏ, sự huyền diệu của cây thông Noel và câu chuyện Ông Già Tuyết gõ cửa từng nhà, mang quà cho mỗi đứa trẻ khiến tôi ngất ngây chờ mong, mạnh hơn nỗi sợ hãi ngây thơ.
Giáng sinh năm nào tôi cũng gắng thức đến 12 giờ đêm, chỉ để nghe tiếng chuông Nhà Thờ Lớn ngân nga, hồi hộp đợi, để rồi mắt díp lại từ lúc nào không rõ. Sáng ra, tôi cứ tìm quanh, hy vọng có chiếc bít tất đựng quà của Ông Già Tuyết, nhưng không thấy. Cả tuổi thơ, tôi chưa bao giờ được nhận quà của Ông. Dù vậy, mùa Giáng sinh năm sau, tôi lại chờ mong, lại phấp phỏng ngóng đợi… như chưa bao giờ mất đi niềm hy vọng, lạ thế.
Trịnh Y Thư: Đi Nghe Ngàn Khơi 30 Năm Kỷ Niệm
![]() |
Bích Vân hát bài Giấc Mơ Hồi Hương của nhạc sĩ Vũ Thành An.Photo Việt Phạm |
![]() |
Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, Giàn Nhạc Giao Hưởng OCofOC, nhạc trưởng Mộng Thủy với Trường Ca Hòn Vọng Phu trong chương trình kỷ niệm 30 Năm- Photo: Việt Phạm |
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019
VOA Tiếng Việt: 10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2019
10. Greta Thunberg và phong trào biểu tình vì khí hậu
Nhà hoạt động 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg khiển trách lãnh đạo thế giới chưa đủ nỗ lực trước tình trạng biến đổi khí hậu. “Mấy người dám cả gan!” cô xúc động phát biểu tại một hội nghị LHQ vào tháng 9. “Mấy người đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng.” Trong khi đó, một phong trào do cô gợi cảm hứng đã khiến thanh thiếu niên khắp nơi trên thế giới bãi khóa, xuống đường kêu gọi các chính phủ hành động chống lại biến đổi khí hậu. Greta Thunberg được tạp chí TIME vinh danh “Nhân vật Của Năm” 2019.
9. Cháy rừng Amazon, Brazil
Rừng mưa nhiệt đới Amazon - lá phổi xanh của Trái đất - hứng chịu hơn 70.000 đám cháy ở Brazil kể từ đầu năm 2019, theo dữ liệu được các nhà khoa học công bố vào tháng 8. Một số đám cháy gây ra bởi nông dân và người đốn gỗ muốn sử dụng đất rừng cho mục đích nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng nhiệt độ nóng và điều kiện khô hạn khiến lửa lan nhanh chóng. Các vụ cháy rừng Amazon thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế từ tháng 8, lửa vẫn lan rộng sang tới tháng 10.
8. Thảm sát tập thể ở New Zealand
50 người bị bắn chết trong các nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand, vào ngày 15/3 trong vụ xả súng đẫm máu nhất ở đất nước yên bình này. Hung thủ loan báo ý định của mình trong một tuyên ngôn kì thị chủng tộc dài 74 trang đăng trên mạng trước khi xả súng. Thủ tướng Jacinda Arden gọi đó là “một trong những ngày đen tối nhất của New Zealand.” Chưa đầy một tháng sau vụ tấn công New Zealand ban hành lệnh cấm súng trường bán tự động và súng trường tấn công.
7. Brexit khiến thủ tướng Anh mất chức
Thủ tướng Anh, Theresa May, từ chức vào tháng 6 sau ba lần thất bại trong việc thuyết phục Nghị viện chấp thuận thỏa thuận Brexit của bà đưa Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu. Boris Johnson, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, lên kế nhiệm. Với chiến thắng áp đảo của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử tháng 12, ông Johnson được củng cố quyền lực để tiến tới chấm dứt ba năm tê liệt chính trị và đưa nước Anh ra khỏi EU trước ngày 31/1/2020.
Mạc Văn Trang: Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã ra đi
![]() |
Câu đối của TS Hà Sĩ Phu cùng các thân hữu Đà Lạt viếng Cụ Vĩnh. |
Mới tuần trước Cụ khỏe lại, ngồi dậy, đung đưa chân, vui vẻ… Chiều qua, mấy anh chị em ngồi ở nhà Cụ còn bàn, cứ để Cụ ở trong viện, không nên đưa Cụ về ăn Tết, vì không có điều kiện chăm sóc tốt bằng ở bệnh viện.
Vẫn hy vọng Cụ đón năm mới 2020 và Tết Canh Tý với con cháu, bạn bè… Thế mà Cụ đột ngột ra đi lúc 4h43 phút sáng nay, 26/12/2019 (nhằm ngày 1/12 năm Kỷ hợi), hưởng đại thọ 104 tuổi.
Lòng thương tiếc Cụ biết bao nhiêu, thì cũng tự hào bấy nhiêu về đất nước ta, dân tộc ta có những người con như Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh.
Cụ trải qua một tuổi thơ vô cùng gian khổ, nhưng nỗ lực vượt qua tất cả, chịu khó học hành trong sách vở và trong cuộc sống để vươn lên làm một CON NGƯỜI có trí tuệ tuyệt vời, có kiến thức sâu rộng, có ý chí kiên cường, hết lòng vì dân vì nước cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Tuấn Khanh: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm
Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để lại rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950.
Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.
Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.
Tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mất, khiến tôi nhớ nhiều đến ánh nhìn ấy. Có lẽ quá khứ đã từng đẹp đến mức khiến ông có thể đi qua ngày tháng hiện tại bớt nhọc nhằn hơn. Lúc tôi nghe ông mô tả về những ý nghĩa và giai điệu của Dư Âm, mắt ông bừng sáng như khui chiếc rương kỷ niệm bí mật nhất và đáng chia sẻ nhất.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một người tài hoa. Nhạc của ông viết xuống từng nốt nhạc đẹp như tranh thêu. Thậm chí không phải ca sĩ nào cũng có đủ khả năng để diễn đạt các tác phẩm của ông. Đặc biệt từ những năm 60, khi ông lánh về Hưng Yên để chạy trốn không khí thanh trừng nhân văn giai phẩm, mà bất kỳ văn nghệ sĩ nào lúc đó, cũng nơm nớp phần mình bởi những lời kết tội vô chừng – ngủ chưa hết đêm phập phồng đã thấy lao xao trước cửa ai đó gọi tên mình.
Lưu Trọng Văn: Lỗi dồn lỗi?
Hội nghị tổng kết xây dựng Đảng năm 2019. Ông Trần Quốc Vượng nói "Hết sức chú ý công tác nhân sự, đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta".
Vậy thì bản chất của công việc nhân sự lãnh đạo với những uỷ viên BCT, uỷ viên TW là gì?
Nói cho cùng chỉ là câu chuyện trung thực và dối trá, lừa đảo mà thôi.
Nền tảng của chọn người do kẻ dối trá lừa đảo chọn thì cái máy cái lỗi chỉ ra đống sản phẩm lỗi không làm được bất cứ việc gì ngoài bán đồng nát, ve chai.
Ví dụ nha, thưa đồng chí Trần Quốc Vượng kính mến, đồng chí và cả nhiều lãnh đạo hiện nay có chọn có bầu một ai đó có vấn đề của lòng trung thực làm ông chúa Trưởng ban Tổ chức - Cái máy cái của guồng máy không?
Chắc chắn đồng chí lắc đầu.
Vậy thì ngài tên Rứa do ai chọn, ai bầu để rồi ngài ấy với vai trò máy cái bào tiện, nhào nặn ra lò một loạt các máy công cụ lỗi như Son, Tuấn, Thăng, Cang, Xuân Anh, Chiến, Minh... rồi một loạt thượng tướng, trung tướng, đô đốc công an, quân đội... làm lò bác cả tái cấu trúc đỏ rực rát cả mặt bác cả, làm Đất nước bị tàn phá kiệt quệ?
Ngài tên Rứa ấy ở Nha Trang bà con đồn ầm lên gia đình ngài có dính dấp gì đó việc mua bán sân bay và nhiều đất đai bất hợp pháp, dẫn đến đồng loạt bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh Khánh Hoà bị cách chức và chuẩn bị vào lò như hàng loạt bí thư, chủ tịch Đà Nẵng bị hạ bệ hoặc bị vào lò.
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019
Mặc Lâm (VOA Blog): Đưa tay che trời, thói mị dân không cần che giấu
![]() |
Ảnh về ô nhiễm không khí ở Hà Nội hôm 30/9/2019 |
Trong những ngày gần đây Hà Nội sống trong không khí mù mịt như bị sương mù đậm đặc bao phủ. Người dân lo lắng nhưng không có phương pháp nào phòng chống lại đám bụi ấy. Cái khẩu trang thô sơ có lẽ là vũ khí duy nhất làm cho người Hà Nội an tâm một chút khi ra phố sinh hoạt mặc dù đa số biết rằng đối với loại bụi mịn hàm lượng PM2.5 thì cái khẩu trang mỏng dính của họ chỉ là miếng vải trang trí cho nỗi sợ hãi đang mỗi ngày một lớn.
Chính quyền Hà Nội chừng như bị bao vây bởi hàng ngàn câu hỏi và những trả lời lấp lửng của cấp thẩm quyền càng gây bức xúc cho người dân hơn là tạo cảm giác tin tưởng cho họ. Cách đây ít lâu ông Vũ Đăng Định - người phát ngôn UBND TP Hà Nội, đưa ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm gồm: “khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm”.
Ông Định còn cho biết các nguyên nhân khác là: “đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.”
Nguyễn Ngọc Chu: Luật pháp và công lý không phải là thứ để đổi chác
1. Một vụ bán - mua cần hai đối tác chính là người bán và kẻ mua. Trong vụ AVG phải khẳng định ông Phạm Nhật Vũ là người chủ động chào bán trước. AVG bị thua lỗ và ông Phạm Nhật Vũ cần phải bán. Nên ông Vũ phải rao bán và tìm người mua. Nếu ông Vũ không chào bán thì MobiFone không biết AVG. Nếu ông Vũ không bán thì MobiFone không thể mua AVG. Bởi thế, tội của người chủ động bán là tội của kẻ chủ mưu đầu tiên. Tội của người mua là tội của kẻđồng lõa thứ 2. Đó là 2 người chơi chính trong thương vụ bán - mua AVG.
MobiFone là người mua AVG. Nhưng MobiFone chỉ được mua AVG khi ông Nguyễn Bắc Son cho phép. Nên trong vụ AVG thì Mobione và ông Nguyễn Bắc Son là người mua. Lãnh đạo MobiFone và lãnh đạo Bộ 4T chịu tội của người mua - người chơi chính thứ 2 - mà thiếu người mua thì không có vụ án AVG. Phía người mua còn có một người nắm cái khác, đó là Chính phủvà các “trợ lý” là Bộ Kế hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an - tất cả các phía liên quan đến việc cho phép Bộ 4T mua AVG. Họ đều thuộc phía người mua. Như vậy người mua trong vụ AVG gồm 3 mắt xích: MobiFone, Bộ 4T, Chính phủ. Mặc dù MobiFone là người trực tiếp mua, nhưng quyết định mua lại nằm ở Chính phủ rồi mới đến Bộ 4T và sau cùng mới là MobiFone.
2. Trong vụ án AVG có một người chơi phụ. Đó là người môi giới trung gian. Có nhiều khảnăng đây là người đạo diễn - dẫn thương vụ AVG đi đến quy mô tội phạm to lớn. Nhưng người môi giới chỉ có thể tìm khách hàng và dàn dựng thương vụ sau khi biết ông Vũ rao bán AVG. Người môi giới cũng chỉ góp phần dàn dựng chỉ khi họ tìm được người chơi chính thứ 2 là người mua - MobiFone và Bộ 4T. Người môi giới có thể dàn đựng được chỉ trong trường hợp cảông Vũ lẫn MobiFone và Bộ 4T đồng tình. Nếu người bán và kẻ mua không đồng ý, thì người môi giới không thể hành động. Vì thế, vai trò của người môi giới có thể là tổng đạo diễn, nhưng tiếc thay, không vượt quá vai trò của người bán và kẻ mua.
Điều đặc biệt của vụ AVG là trong vai người đạo diễn có người mua, trong vai người mua có người môi giới, trong vai người môi giới có người mua, nên vai trò đạo diễn của người môi giới rất lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy giá thành AVG lên cao, và đây cũng là cánh cửa bịt đường lần ra dấu vết cuối.
RFA Tiếng Việt: Trình bày sự thật qua mạng xã hội - nỗi lo của Đảng!
![]() |
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP |
Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hôm 23/12/2019, Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam đưa ra cảnh báo rằng kể từ sang năm 2020 mạng xã hội tiếp tục bị sử dụng bởi giới mà những vị phụ trách tư tưởng - văn hóa của Hà Nội gọi là ‘thế lực thù địch’. Mục tiêu cũng được nêu rõ là để ‘gia tăng chống phá trong thời gian diễn ra đại hội đảng bộ các cấp và dịp Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII.’
Ông Võ Văn Phuông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khi phát biểu tại Hội nghị cho biết, Ban Tuyên giáo đang triển khai Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Ban Tuyên giáo cũng nhận định, trong năm 2020, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để gia tăng các hoạt động chống phá, nói xấu, chia rẽ Đảng với dân…
Nguyễn Lân Thắng: Nhân chuyện Liên Xô nói chuyện Việt Nam
Liên Xô. Ấy là hai từ cực kỳ vĩ đại, hằn sâu trong ký ức xa xưa thời trẻ con của tôi. Tất cả những gì đẹp nhất, kỳ diệu nhất, lung linh nhất mà trí tuệ của một thằng trẻ con có thể tưởng tượng ra đều gắn với hai chữ Liên Xô. Có gì để mà so sánh đâu khi xung quanh chúng tôi ngày ấy tràn ngập phim ảnh Liên Xô, hoạ báo Liên Xô, khẩu hiệu Liên Xô, anh hùng Liên Xô. Chưa kể những thứ vĩ đại, đẹp đẽ khác như Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Cầu Thăng Long hai tầng hiện đại, Thuỷ điện Hoà Bình chặn dòng sông Đà hung dữ, tàu vũ trụ Liên Xô đưa người lên không gian... Ngày đó cứ nghĩ đến đất nước Liên Xô là tôi lại tưởng tượng ra một thiên đường có thật trên hành tinh này.
Nhưng rồi đời không như là mơ, hôm nay chính là một ngày kỷ niệm rất trọng đại trong lịch sử phát triển của loài người. Cách đây 28 năm vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Một ngày sau Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, bởi Bản tuyên bố số142-H của Xô viết Tối cao. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai nước cộng hòa của Liên bang Xô viết còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Kéo theo sự kiện này sau đó là sự sụp đổ của hàng loạt các nước ở Đông Âu vốn theo phe xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 28 năm, những tưởng ngày đó là dấu chấm hết cho một hệ thống mô hình xã hội vừa ảo tưởng, vừa tàn bạo nhất trên hành tinh, nhưng chủ nghĩa xã hội và các thực thể quốc gia đi theo chủ thuyết này vẫn còn tồn tại, và có quốc gia như Trung Quốc còn trở nên hùng mạnh và thách thức toàn thế giới. Không những vậy, Trung Quốc còn trở thành một “mạnh thường quân” thay thế cho Liên Xô trước kia, bảo kê cho tất cả các quốc gia khác còn theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đây là một nghịch lý mà loài người tiến bộ còn phải đau đầu vì nó trong nhiều thập kỷ tới.
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019
Ngô Nhân Dụng: Thông điệp Tự Do mùa Giáng Sinh
![]() |
Đức Giáo Hoàng Francis hôn tượng Chúa Hài Đồng trong lúc làm lễ đêm Giáng Sinh tại nhà thờ Thánh Peter ở Vatican. (Hình: Alberto Pizzoli/AFP via Getty Images) |
Dù quý vị không biết Chúa Giê Su là ai, ngày Chúa Giê Su ra đời đã thay đổi lịch sử nhân loại. Ngài sinh ra trong xã hội những người bị áp bức. Chúa Giê Su và cả cha mẹ ngài là những người tị nạn chính trị đầu tiên được ghi trong lịch sử. Sau khi Chúa bị đóng đinh, các học trò của ngài cũng trở thành những người tị nạn. Đó là một tôn giáo của loài người tị nạn và bị lưu đầy. Vì thế, một thông điệp mạnh mẽ nhất của mùa Giáng Sinh là: Tự do!
Paul, vị tông đồ từ Tarsus, biết rằng cả loài người chung quanh ngài đang sống như nô lệ trong gông cùm. Vị Caesar, hoàng đế La Mã Tiberius, nắm quyền tuyệt đối. Pháp luật và các phán quan La Mã cùng các vệ binh bảo vệ trật tự của đế quốc. Nhưng con người không suy nghĩ, được nói, được sống tự do.
Tất cả phục vụ Caesar. Mọi người phải đóng thuế cho Caesar. Không ai được chỉ trích Caesar. Những người đọc sách cấm, những người có ý kiến theo “lề bên trái” sẽ bị trừng phạt. Dân La Mã họp thành một “đảng cầm quyền” hưởng những ưu tiên hơn đám dân thường. Mạng đám thường dân rẻ hơn cỏ rác. Chúa Giê Su không chấp nhận trật tự đó, ngài thầm lặng phản đối bằng cuộc đời mình.
Thánh Paul đi lánh nạn trên đường tới Damascus, Syria bây giờ, đã nói với những anh chị em người Galatians, “Hãy sống vững vàng trong tự do, vì Chúa Cứu Thế đã giúp chúng ta được tự do, không chịu làm nô lệ nữa!” [Galatians 5:1]
Trùng Dương: Phim ‘Hai vị Giáo hoàng’ - thông điệp cho thời đại phân hóa
Hai ông già ngồi tranh biện về tôn giáo, còn có gì… chán hơn, có lẽ nhiều người, trong đó có tôi, tự hỏi.
Vậy mà chỉ dăm mười phút vào phim, tôi bị lôi cuốn lúc nào không hay, phần lớn bởi những câu đối thoại ngắn gọn, sắc bén, chuyên chở nhiều ý nghĩa, nghiêm chỉnh song cũng không thiếu hài hước giữa vị lãnh tụ Thiên Chúa giáo đương nhiệm, Đức Giáo hoàng Benedict, và người sẽ thay thế ông, Đức Hồng y Bergoglio và là ĐGH tương lai Francis.
Không những thế, phim còn chuyên chở một thông điệp đáng suy ngẫm trong một thời đại đầy phân hóa về chính trị, lòng người thiếu khoan dung, bất bình đẳng về kinh tế, trong bối cảnh khí hậu thay đổi đã và đang đe dọa hủy hoại môi sinh, như thời đại chúng ta đang sống.
![]() |
Bích chương phim “Hai vị Giáo hoàng” (movieinsider.com) |
Phim “Hai vị Giáo hoàng - The Two Popes” do Netflix sản xuất mới cho ra mắt hạn chế tại một số rạp hát tại Anh và Mỹ vào cuối tháng 11, và chính thức phát hành trên Web vào thứ Sáu ngày 20 tháng 12 vừa qua. Phim do hai diễn viên gạo cội gốc Anh, Anthony Hopkins và Jonathan Pryce, đóng (tôi thú nhận đây là một yếu tố khiến tôi quyết định bấm vào xem phim vì tôi thích diễn xuất của họ). Phim do đạo diễn người gốc Brazil, Fernando Meirelles, thực hiện tại Buenos Aires, Argentina và Rome, Italy. Tại Rome, vì nhiều cảnh diễn ra tại Vatican, và đoàn quay phim không được phép thu hình, trong đó có cảnh quan trọng nhất diễn ra trong Nhà nguyện Sistine nguy nga tráng lệ, nhà sản xuất đã cho dựng lại gần như hoàn toàn nội thất của Nhà nguyện trong một phim trường ở Rome.
Kim Gannon: Bài Hát Giáng Sinh của người lính trong thời chiến - 1943 (Trần Mộng Tú dịch thơ)
![]() |
Hình minh hoạ, Freepik |
I’ll Be Home For Christmas
Kim GannonDịch thơ : Trần Mộng Tú
I'm dreaming tonight of a place I love
Even more than I usually do
And although I know it's a long road back
I promise you
Đêm nay anh mơ về chốn thân yêu
Giấc mơ viển vông hơn cả sức mình
Con đường về nhà dẫu xa xôi quá
Nhưng em yêu ơi, anh hứa với tình
I'll be home for Christmas
You can count on me
Please have snow and mistletoe
And presents on the tree
Anh hứa về trong đêm Giáng Sinh
Hãy tin ở anh, tin tình mình
Em sẵn sàng chưa hoa tuyết trắng
Nhánh tầm gửi và quà cho anh
Pari Mansouri: Không Phải Là Một Cơn Mơ (Hà Quang Xương chuyển ngữ)
Nguyên tác: No, I Was Not Dreaming
Tác giả: Pari Mansouri – London 12/1988
Hà Quang Xương chuyển ngữ
Có một chuyện thật là lạ xảy ra cho tôi trong đêm qua. Nó kỳ lạ đến độ vào buổi sáng hôm sau tôi không có đủ can đảm để kể lại cho chồng và hai con tôi nghe. Tôi biết là khi nghe xong chuyện tôi kể, với tính tình thực tế và nhậy cảm, chồng tôi sẽ lo lắng và có thể khuyên tôi nên đến một nhà tâm lý học để được chữa trị. Mặt khác, cô con gái và cậu con trai của tôi, với tính tình vô tư lự, sẽ có thể nói: “Chắc là mẹ lại nằm mơ phải không?”
Dù sao thì tôi cũng chắc chắn một trăm phần trăm là chuyện xảy ra không phải là một cơn mơ và tôi thấy cần kể lại cho mọi người nghe.
*
Đang ngủ thật say bỗng dưng tôi nghe thấy một tiếng động nhẹ trên cửa sổ. Lúc đầu tôi tưởng là có lẽ là gió nhưng khi lắng nghe kỹ thì tôi thấy rõ ràng là có ai đó đang gõ vào cánh cửa sổ nơi phòng ngủ của vợ chồng tôi. Tôi hơi sợ và bật chiếc đèn ngủ bên cạnh giường lên, đồng hồ lúc đó chỉ một giờ sáng. Tôi tính thúc nhẹ cho chồng tôi dậy nhưng lại không muốn quấy rầy chàng vì trong thời gian gần đây chàng hay bị đau bụng, và cơn đau nhiều khi làm chàng khó có thể có giấc ngủ ngon như lúc này.
Tôi nghĩ là không thể nào là trộm được bởi vì những tên trộm thường là hành động lén lút làm gì có chuyện gõ cửa sổ nhà vào lúc một giờ sáng để làm cho khổ chủ thức dậy! Tôi cũng nghĩ là khó có thể có ai mà gõ vào cửa sổ được vì phòng ngủ của vợ chồng tôi ở lầu hai. Có lẽ tiếng gõ đó là do tôi tưởng tượng chăng? Tuy vậy tiếng gõ nhẹ đó không ngừng lại mà cứ tiếp tục khiến cho tôi không còn cách nào khác hơn là trở dậy để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Tôi khẽ mở cửa sổ, và dưới ánh trăng chan hòa tôi nhìn thấy một người thấp bé mặc một cái áo choàng mầu vàng trên đầu đội một cái mũ nhọn đỏ mà chỏm mũ có gắn một cái chuông. Ông ta ngồi trên ghế trước của một cái xe trượt tuyết do bốn con hươu kéo và có một người khác giống y hệt ông ta ngồi ở ghế sau.
Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019
Trần Mộng Tú: Đám Tang Gió
Đám Tang Gió
(Gửi Vong Linh Thầy Đào Quang Thực)
Người ta bỏ tù một xác chết
nhốt cái xác vì sợ bỗng nhiên nó đứng lên
giam cái xác vì sợ xác chết biết hô to điều phẫn uất
Người ta bỏ tù một xác chết
vì sợ cái xác biết cầm biểu ngữ
biết đi biểu tình
Cái xác của một thầy giáo
cái xác của một người yêu chuộng quyền làm người
vẫn bị canh giữ trong lòng đất ngục tù
cái xác đó chắc đêm đêm vẫn chui ra khỏi đất
vẫn hô to khẩu hiệu
nên người ta sợ
Nguyễn Hùng: Vụ AVG - ‘Anh Ba’ vẫn cao chạy xa bay?
![]() |
Khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, hoàn toàn khắc phục hậu quả. |
Liên quan vụ xử Mobifone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG gây thiệt hại 6.500 tỷ vốn nhà nước và các quan chức nhận hối lộ hơn 140 tỷ đồng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay “anh Ba”, lại được kéo vào màn tranh tụng tại toà.
Báo Thanh Niên giật tít “Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai làm theo ‘tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng’”.
Nhưng “tinh thần chỉ đạo” và “chỉ đạo” hẳn là khác nhau. Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trích cáo trạng nêu Văn phòng Chính phủ có công văn số 2678 ra ngày 14/12/2015 mà theo đó ông Dũng “chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TT&TT [Thông tin và Truyền thông] thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật”.
Cáo trạng cũng nói “đây không phải là quyết định chủ trương đầu tư” mà chỉ là thông báo. Hơn nữa thông báo cũng nói việc mua cổ phần phải làm “theo đúng quy định của pháp luật”. Nếu Mobifone mua AVG theo đúng giá trị trên sổ sách và thị trường thì đã không có vụ án này.
Lê Phan: Tổng thống, bà quả phụ và tình người
![]() |
Tổng thống Trump tại buổi vận động tranh cử ở Battle Creek, Michigan, hôm 18 Tháng Mười Hai, nơi ông có lời lẽ xúc phạm nữ dân biểu Debbie Dingell. (Hình: Getty Images) |
Giáng Sinh là mùa mà những người Công Giáo nói đến “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Mùa Giáng Sinh năm nay lời lẽ độc địa ồn ào hơn thiện tâm, nhưng lòng nhân ái, tuy không ồn ào cũng vẫn tỏa sáng.
Hôm 18 Tháng Mười Hai vừa qua, giữa cuộc meeting vận động tranh cử ở Battle Creek, Michigan, những lời lẽ độc địa nổi tiếng của Tổng thống Donald Trump đã đụng đến giới hạn của sự tử tế khi ông bắt đầu miệt thị một người đã quá cố.
Chuyển sự chú ý sang nữ Dân Biểu Debbie Dingell (Dân Chủ, Michigan), bà vợ góa của cựu Dân Biểu John Dingell, tổng thống đã đề nghị là thay vì nhìn xuống từ thiên đường, như bà Debbie đã nói với ông trước đó, có lẽ ông John đang “nhìn lên” từ địa ngục.
Đám đông, ngay cả một đám đông những ủng hộ viên nhiệt thành của tổng thống, một số thì thầm, một số nhăn mặt. Dĩ nhiên cũng có những tiếng hò reo, vỗ tay hưởng ứng nữa, nhưng những tí ngần ngại từ những ủng hộ viên trung thành nhất của tổng thống, đã nhấn mạnh một sự khó chịu với các bản tính độc ác của ông. Cảm thấy phản ứng, tổng thống Trump, vốn là một diễn viên, đã lùi lại một bước nói “Hãy giả thử là ông ta đang nhìn xuống.”
Cao Nguyên (RFA): Khả năng “hầu toà” của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Mobifione mua AVG?
![]() |
Hình minh họa. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp cùng lãnh đạo các nước ASEAN ở Sunnylands, Mỹ hôm 15/2/2016. AFP |
Ngày 20/12/2019, Viện kiểm sát (VKS) đã đề nghị mức án phạt đối với các bị cáo trong vụ Mobifone mua lại 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Trong đó, Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án cao nhất là ‘tử hình’.
Tuy nhiên, trước đó tại tòa ông Nguyễn Bắc Son khai trong vụ này ông thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng, qua Công văn 2678 ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Văn Phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của thủ tướng.
Nhân vật này từng được lãnh đạo đảng đề cập đến là ‘đồng chí X’. Công luận và giới quan sát lâu nay quan tâm liệu trong công cuộc đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng nhân vật X này có thể bị phán xét hay không?
Có hay không khả năng Nguyễn Tấn Dũng phải “hầu toà”?
Một chi tiết thu hút sự chú ý dư luận trong phiên sơ thẩm vụ án này chính là lời khai của bị cáo, cựu Bộ trưởng Thông tin vàTruyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son vào chiều ngày 18/12 rằng đã thực hiện phi vụ này theo “tinh thần chỉ đạo của thủ tướng” lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019
Phạm Xuân Đài: Bài Thơ Tháng 12
Gần cuối tháng Mười Hai năm nay một người bạn gửi cho tôi một bài thơ có tên gọi “Bài Thơ Tháng 12” của Trần Mộng Tú, được sáng tác vào tháng 12 năm 1996. Người bạn đã trình bày bài thơ một cách mỹ thuật để làm quà sinh nhật cho tác giả, và chia sẻ cho một số các bạn bè khác để cùng thưởng thức.
Bài thơ bắt đầu với hai câu trong dạng một câu hỏi như một tra vấn đầy tính chất triết học
Tôi ở đâu mà tôi tới đây
Ngày xưa ai đứng ở nơi này
Hai câu hỏi vừa rất quen mà cũng rất lạ, quen vì dạng câu hỏi này thì nhân loại đã tự đặt cho mình không biết từ thuở nào, xưa lắm rồi; nhưng vẫn lạ vì cái thắc mắc trước tôi ai đã từng đứng chỗ này, kéo một không gian rất xa xưa vào với hiện tại. Có lẽ không ai, kể cả tác giả, có thể trả lời hai câu hỏi này, vì nó lớn quá, tuy là hỏi cho chính mình nhưng cũng là cho con người hết đến rồi đi bất tận trên mặt đất này. Người đọc có thể sững sờ trước hai câu thơ đơn sơ nhưng bao trùm một thắc mắc lớn về nguồn gốc và lịch sử của con người. Thắc mắc ấy không mới nhưng lại không bao giờ cũ. Mỗi người, mỗi kiếp người, mỗi sự sống đều có lúc ngạc nhiên về sự hiện hữu của chính mình. Thắc mắc ấy như một điệp khúc được lặp lại hoài như một nhu cầu hiểu biết không bao giờ được giải đáp trọn vẹn.
Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Ngôn Ngữ Tình Yêu (Tiếp theo và hết)
11. Giai đoạn 2007 - 2008: Một người con gái trẻ tuổi, xuất hiện bất ngờ. Người nhón gót: thả vầng trăng thứ nhất.
chào thơ ấu! - Chông chênh sầu, nẫu, đỏ
bước lầm than trong ngày, tháng tôi, vơi
người nhón gót: thả vầng trăng thứ nhất
trên tay tôi / cổ tích: mắt, môi người
Những năm sau này, sức khỏe của anh có phần xuống. Con đường sáng tạo với nhiều người như vậy đã hoàn mỹ. Nhưng Du Tử Lê không thể dừng lại, có một điều gì đó được ký thác để anh viết cho đến ngày cuối. Đêm đêm anh vẫn :
Trì tụng cho tình kinh vãng sanh
Một pho Phụ Rẫy. Một Pho Quên
12. Năm 1994 đánh dấu khúc quanh quan trọng bậc nhất, lúc Du Tử Lê gặp lại Phan Hạnh Tuyền, người con gái xứ Huế mà anh yêu thương một thời gian ngắn trước khi hai bên mất liên lạc vào tháng 4 năm 1975.
Cả hai tâm thất đầy hoa khế
Sông núi người thơm nỗi nhớ nhà
Đôi mắt quầng đắm đuối
Từ khi đeo tình người
Chị là người chung thủy tận tình nhất với anh. Từ những ngày xa xưa hoa khế rụng đầy sân cho đến sau này xa quê, anh đứng ngẩn ngơ bên đường mà viết:
Không ai hiểu tâm hồn tôi bìa sách
Bọc bao ngoài quá đỗi thực hư chung
Tình yêu của họ cũng có lúc gặp sóng gió, mất mát. Nhưng Hạnh Tuyền sẽ là người vợ bao dung của anh, là người mang lại hạnh phúc trong bình an, đem anh đến bên ngọn lửa ấm của gia đình. Ngôi nhà cuối đời của anh.
Du Tử Lê được quần chúng biết đến phần lớn vì các ca khúc phổ thơ.
Nguyễn Quốc Tấn Trung: Chữ Quốc ngữ đã cứu tiếng Việt khỏi nạn diệt chủng ngôn ngữ?
![]() |
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và các ấn phẩm chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh: Luật Khoa tổng hợp. |
Thảo luận về công – tội của một trong những người định hình nên chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết mô tả tượng âm lại tiếng Việt, mà bạn đọc của Luật Khoa đang sử dụng để tiếp nhận và xử lý thông tin của chính bài viết này, đang được đẩy lên cao một cách khá bất ngờ. Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ truyền giáo gốc Pháp, người được thừa nhận là đặt những nền móng đầu tiên cho chữ Quốc ngữ, bị một số học giả cho rằng nó chỉ nhằm mục tiêu xấu xa.
Ví dụ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì phân tích rằng quá trình ban đầu của việc tạo ra chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà là “một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta”.
Hay Tiến sĩ Lê Cung, người đứng đầu nhóm phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng, khẳng định “Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được.”
Vậy thật sự các đế quốc, các thế lực thực dân có cần thiết phải tạo ra một loại ngôn ngữ riêng biệt để đồng hóa và xâm lược hay không?
Nếu nói đến tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ trong quá trình thực dân hóa (colonisation), sẽ là hơi ngờ nghệch nếu cho rằng những đế quốc hùng mạnh lại cần phải tạo ra một loại chữ viết đặc trưng, dựa trên đúng thứ tiếng bản địa để có thể thành công trong việc kiểm soát và đồng hóa văn hóa, tư tưởng của quốc gia bị bảo hộ.
Bài viết này, dựa trên các thông tin lịch sử về chủ nghĩa thực dân trên thế giới, hy vọng giúp bạn đọc hiểu thêm về tầm ảnh hưởng quan trọng của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì văn hóa và tư duy độc lập của người Việt Nam.
Xu hướng diệt chủng ngôn ngữ thời thực dân
Ts Phạm Trọng Chánh*: Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn - Viết Khi Theo Hầu Vua Quang Trung
Ngược lại với Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do Nguyễn Y ghi chép ; “Đoàn Nguyễn Tuấn cùng Nguyễn Du khởi nghĩa chống Tây Sơn tại Quỳnh Hải”. Ông anh vợ Nguyễn Du cùng các bạn thân Nguyễn Nể, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn… ra làm quan Tây Sơn được vua Quang Trung trao chức Hàn Lâm học sĩ cùng một lần với Ngô Vi Quý (Ngô Dụng Hoà) và tiếp sứ cùng Nguyễn Nể (Nguyễn Đề), anh cùng cha cùng mẹ với Nguyễn Du và đi sứ trong phái bộ Phan Huy Ích năm Canh Tuất 1790 lúc ông 40 tuổi.
Hải Ông thi tập* của Đoàn Nguyễn Tuấn nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1982 còn ghi chép những bài thơ quý báu viết bên cạnh vua Quang Trung, thơ viết về triều Tây Sơn, thơ xướng họa với các bạn đồng triều, thơ viết về sứ bộ Ngô Dụng Hòa. Sứ bộ này mang sang quà cáp cho Tể tướng Hòa Thân (1750́́-1799) nhà Thanh, việc hối lộ này đóng góp vào thành tích tham nhũng của một gian thần bậc nhất Trung Quốc, tài sản bằng mười năm thu thuế triều đình Trung Quốc, khiến Hòa Thân từ một người tín cẩn của vua Càn Long bị vua Gia Khánh cách chức xử tội chết và tịch thu gia sản. Và quý nhất là hai bài thơ gặp gỡ văn nhân họ Nguyễn (Nguyễn Du) tại Hoàng Châu, trong thời Mười năm gió bụi, Nguyễn Du đi giang hồ ba năm: “Giang Bắc Giang Nam một túi không” khắp Trung Quốc.
Trong bài viết này tôi dịch thơ các bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn làm bên cạnh vua Quang Trung. Các bài thơ tả cảnh hùng tráng quân Tây Sơn và ca ngợi tài điều khiển quân của vua Quang Trung.
Trong cung vua Quang Trung làm bài thơ do vua chỉ định, Đoàn Nguyễn Tuấn viết : Gió nổi từ núi Nam (Tây Sơn), xe ngọc ruổi gấp. Quân hùng như mây đùn chiếm lĩnh bên thành Thăng Long. Ban ngày cờ quạt cuốn nắng ba đông. Sáng sớm lửa hiệu khói bốc thẳng từ muôn hốc. Mưu chước đánh dẹp nhờ vua Quang Trung mắt nhìn tay trỏ, câu thơ này ca ngợi chiến lược chiến thuật vua Quang Trung. Thú vị an nhàn thu vào nhịp sắt cung cầm. Khi an nhàn triều đình cùng thưởng thức ca hát, Nguyễn Du trong bài Long Thành cầm giả ca, còn ghi lại cảnh hát xướng tiêu khiển vua tướng Tây Sơn tại dinh Kim Âu còn hào hoa hơn các công từ Vương Lăng. Theo tôi vua Quang Trung có mặt tại Thăng Long trong lúc vua giả Phạm Công Trị sang Trung Quốc trong sứ bộ Phan Huy Ích, ngày ngày nhà vua gióng ngựa quý sang dinh Kim Âu ở Bích Câu đàm đạo chuyện quốc sự tâm đắc cùng Nguyễn Nể. Ý câu này còn nói lên sự hòa hợp của nhà vua và các quan tướng trong triều. Thị thần quan văn theo hầu vua Quang Trung ngoài việc nhúng bút không bận gì khác. Thường lên đài cao ngắm trông trời biển.
TRONG CUNG VUA (QUANG TRUNG) KÍNH GHI
Thể ứng chế
Gió nổi núi Nam xe ngọc dong,
Quân hùng mây nổi chiếm bên thành.
Ban ngày cờ xí ba đông nắng,
Sáng sớm lửa tin muôn đóm tung.
Mưu chước dẹp yên tay mắt trỏ,
An nhàn thú vị nhập cung cầm.
Thị thần vung bút không gì khác,
Đứng vọng đài cao ngắm biển xanh.
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019
Ngô Nhân Dụng: Quà Giáng Sinh cho Tổng Thống Trump
![]() |
Món quà Giáng Sinh dành cho Tổng Thống Donald Trump: Đàn hặc. (Hình: Spencer Platt/Getty Images) |
Tuần lễ trước Lễ Giáng Sinh, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, đã tặng Tổng Thống Donald Trump hai món quà. Ngày Thứ Tư, 18 Tháng Mười Hai, Hạ Viện biểu quyết đàn hặc ông Trump dù biết trước thế nào sẽ không có đủ 67 nghị sĩ Thượng Viện kết tội và truất phế ông.
Ngày hôm sau, Hạ Viện thông qua bản thỏa hiệp thương mại tự do giữa Mỹ, Mexico và Canada, do chính phủ Trump đề nghị để thay thế thỏa ước NAFTA ký từ thời Tổng Thống Clinton. Trước đó, Hạ Viện Mỹ đã thông qua bản ngân sách mới, sau khi ông Trump đồng ý tăng các món chi theo ý của bà Pelosi.
Được chấp thuận với tỷ số 385-41, từ nay USMCA (United States-Mexico-Canada Agreement) sẽ thay thế NAFTA (North American Free Trade Agreement).
Năm 1993, Tổng Thống Clinton phe Dân Chủ nhưng NAFTA được các đại biểu Cộng Hòa ủng hộ trong khi đa số Dân Chủ chống, chỉ đạt được tỷ số 234-200 ở Hạ Viện. Từ đó tới nay đảng Dân Chủ vẫn chỉ trích rằng vì NAFTA mà bao nhiêu công nhân Mỹ mất việc, khi các công ty đưa nhà máy sang Mexico thuê thợ rẻ hơn. Thỏa ước UMSCA đáp ứng các lời than phiền đó, thí dụ, buộc các hãng xưởng xe hơi ở Mexico phải trả lương cao, so với vật giá thì tương đương với lương công nhân bên Mỹ.
Trần Thị Diệu Tâm: An Hiên Quán - Ngày tháng cũ - Ký Sự
Đang làm việc tại một cơ sở thuộc nhà sách Hachette, tôi đành bỏ ngang để làm nhà hàng với ông xã ở phố quận 13, Paris. Nghĩ rằng mở một cái tiệm ăn nhỏ tự đứng ra cai quản, coi bộ khỏe hơn đi làm nhân viên dưới quyền điều khiển của sếp đầm khó chịu .
Chọn cái tên cho tiệm ăn giống như tìm đặt tên cho đứa con của mình. Chợt nhớ quê nhà quê mình có một biệt phủ xưa tên gọi An Hiên. Hiên là mái nhà, an là bình an. Ai mà chẳng mong có một mái nhà an bình để sống.
Tôi không phải là người giỏi giang chi về bếp núc. Ở Việt Nam lúc đi học thì lo học chứ đâu để ý chi chuyện làm bếp. Khi lấy chồng thì có chị giúp việc nấu nướng ngon lành. Việc chi mà phải nhọc tay chân. Qua đây liều mình mở hàng ăn , quả thật mình có lá gan to của con ngỗng béo. Ở xứ sở này, nghề bếp núc nấu nướng lại là nghề có giá trị. Tìm được một người bếp giỏi không phải là chuyện dễ dàng. Tôi phải biến thành nhà bếp, bếp chính. Như thế mình không phải phụ thuộc vào bất cứ bếp chính nào. Chủ nhà hàng sợ nhất là khi quý vị bếp chính se mình nghỉ việc.
Quán ăn nhỏ đủ cho hai vợ chồng và một người phụ bếp. Cuối tuần khách đông có con gái nghỉ học ra phụ, hạn chế phí tổn tối đa may ra mới sống nổi ở xứ Xã Hội khó khăn này. Nghĩ bụng mấy năm học "Quản trị xí nghiệp" ở Đàlạt bộ không quản trị nổi cái quán ăn bé nhỏ này sao. Thật ra nhỏ hay lớn đều cần phải biết cân bằng chi thu, làm nhà hàng phải cần có số thu ít nhất hơn gấp 4 lần số chi, để có thể trang trải gánh nặng về thuế má. Nếu may ra số thu có tỉ lệ cao hơn nữa mới mong có lời. Một bài tính không dễ thực hiện với một người lơ mơ và ít tiền là tôi.
An Hiên có địa chỉ ngay quận 13, nơi này mọi thứ vật liệu Á Đông đều có người cung cấp đưa tận nơi, chỉ cần đặt hàng qua điện thoại. Nhà tôi có khá nhiều bạn hữu quen biết xưa nay, họ đến ủng hộ khá đông. Không những khách Ta mà có cả khách Tây. Anh ấy đứng két thu tiền, vừa có tiền lại vừa gặp bạn đến chơi mỗi ngày, nên vui lắm. Đa số khách Việt ta đều trả tiền mặt. Tôi rất thích, vì được chạm, sờ và đếm, vui hơn là nhìn những con số qua chi phiếu. Đúng là nhà quê thực tình. Nhưng số tiền giấy đó không phải thuộc về chúng tôi đâu, mà thuộc về thuế má chi phí phải thanh toán. Chuyện tiền bạc bỗng dưng trở thành gánh nặng lo lắng mỗi ngày.
Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Ngôn Ngữ Tình Yêu
![]() |
Từ trái : Nguyễn Đức Tùng, Du Tử Lê, Lena Nguyễn. Và, hai con trai của Nguyễn Đức Tùng. (Photo by Hạnh Tuyền) |
Tình yêu là những khoảnh khắc xúc động trong đời, được nhớ lại khi tâm hồn an tĩnh, và được thăng hoa thành nghệ thuật.
Tìm em gió hú rừng hiu quạnh
Ôi tấm lòng em như cẩm lai
Khi biến mất, tình yêu trở thành sự tìm kiếm. Khi có mặt, nó đòi hỏi sở hữu, dành riêng, thuộc về, nhưng cũng đồng thời cho phép chúng ta nhìn thấy ở người khác sự tử tế, bao dung, và nhờ thế khuyến khích những phẩm chất ấy trong chúng ta. Bản chất của tình yêu là vị tha, vì đó là sự chia sẻ các giá trị, quên mình. Một tình yêu vị tha không dẫn tới chứng rối loạn ám ảnh của chiếm hữu, nó hướng đến hạnh phúc của người khác, thay vì thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, mặc dù nhu cầu ấy là có thật. Một tình yêu ích kỷ, ngược lại, chỉ tìm cách thỏa mãn trước hết những nhu cầu của chủ thể, thật ra chỉ là ham muốn. Ham muốn là nhất thời. Vì vậy, cân bằng giữa sở hữu và vị tha là nghệ thuật căn bản nhất, khó khăn nhất, của tình yêu.
Người ở cùng tôi mỗi mũi đường
Lập lòe năm tháng nạm không gian
Ngỡ ai hát nhỏ, mà, sao lạ
Nghe rõ ràng như tiếng hát nàng
Du Tử Lê nói về sự thiêng liêng, cõi khác, luân hồi, cứu chuộc, nhưng thơ của anh chính là hôm nay, tình yêu của anh là bây giờ, cái khả thể và cái bất lực. Chính vì tính thất bại, tự loại trừ, thơ anh trở thành thơ của người thua cuộc, ngay từ đầu trong trận đánh của số phận. Nhưng đó là sự thất bại có ý thức, đau đớn nhưng ngay thật. Nhiều câu thơ của anh trừu tượng hơn là cụ thể, do đó làm cho tính trữ tình đậm hơn chất tự sự. Nghệ thuật dùng chữ của Du Tử Lê không đều. Trong một số bài thơ, cách dùng chữ đẹp, độc đáo, không ai bắt chước được, trong một số bài thơ khác, nhiều chữ cũ, nhiều ý tưởng làm dáng, mang tính trang trí. Điều này có thể thấy rõ hơn trong vài trường hợp khi anh cố gắng chuyển từ thơ có vần sang thơ tự do. Một số bài như thế không thành công, nhưng Mẹ về biển Đông là ngoại lệ. Trong thơ Du Tử Lê, nỗi buồn là chất melancholy rõ rệt, đen tối, rời rã, gần như hủy diệt, gần với cái chết. Điều đáng ngạc nhiên là nỗi đau buồn ấy có khả năng mang người đọc đi qua ranh giới giữa quá khứ và tương lai, cái cũ và cái mới, sự trần trụi và huyền bí, rất gần với khái niệm thanh tẩy trong Thiên Chúa giáo, phân tâm học gọi là thăng hoa.
Trần Phỏng Diều: Giao Lưu Ngôn Ngữ Giữa Các Dân Tộc Nam Bộ
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, ở Nam bộ đã có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Người Việt là dân tộc chủ chốt đã khai phá và đặt nền tảng quản lý hành chính, về phương diện quân sự cũng là lực lượng chủ chốt bảo vệ vùng đất Nam bộ. Trong quá trình khai phá, không thể không tính đến sự có mặt của các dân tộc bản địa và những dân tộc di cư đến. Đó là các dân tộc Hoa, Khmer và Chăm.
Người Khmer đã có mặt rất sớm ở Nam bộ, là dân tộc bản địa. Họ đã chọn những rẻo đất cao trên các giồng dọc theo bờ sông Tiền, sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên để trồng tỉa và sinh sống. Khi đó, người Khmer đã quần tụ nhiều trong những phum sóc trên những giồng đất ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng đồi núi Tri Tôn – An Giang. Người Khmer hiền hoà, hiếu khách, biết làm ruộng thâm canh. Họ theo Phật giáo tiểu thừa, có những hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo thể hiện qua ca múa, lễ hội…
Sự hiện diện từ đầu của người Hoa sát cánh với người Việt trong quá trình khẩn hoang Nam bộ là điều được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận. Khác với người Khmer thường sống tập trung, người Hoa phân tán khắp nơi. Nhiều chi nhánh người Hoa di cư đã cùng người Việt trong việc khai khẩn, lập đất, đóng góp không ít công lao như nhóm người Hoa của Dương Ngạn Địch, góp phần xây dựng vùng Mỹ Tho. Đặc biệt là vai trò của gia tộc họ Mạc trong việc khai khẩn và xây dựng đất Hà Tiên.
Người Chăm tập trung nhiều ở An Giang, Châu Đốc, phần đông sống bằng nghề buôn bán nhỏ, làm tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức xã hội của người Chăm đặt trên nền tảng Hồi giáo với nhiều phong tục tập quán riêng.
Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019
Tuấn Khanh: Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn
Đám tang của thầy Đào Quang Thực tại quê nhà của ông, tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của người chết mất xác trên biển miền Trung. Gia đình và bạn bè của ông đứng quanh một bàn hương án, có tấm băng-rôn ghi tên và ngày chết của ông, chứ không có thi thể. Ở đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi ở đó theo luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với lý do đơn giản là việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh.
Theo thông báo, 3 năm sau khi thầy Thực qua đời (tuổi 59), gia đình mới có thể lên trại giam số 6, Nghệ An để làm đơn xin cải táng.
Thầy Đào Quang Thực bị kết án 13 năm tù, một mức án nặng đến ngạc nhiên dành cho một thầy giáo đau yếu và hay cười nói. Công an tỉnh Hoà Bình đặt tên cho thầy Thực là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, một tên gọi tự nhiên và đầy tính viễn tượng, như kiểu cha mẹ chọn cho con mình một cái tên thằng tèo, con tí, ngẫu hứng và may rủi.
Nhưng thầy Thực là một đứa con không may mắn trên đất Việt. Từ khi tạm giam, ông đã bị đánh, bị bỏ đói và khi đưa đi cấp cứu, ông cũng bị ngăn không được gặp gia đình. Và rồi, cuối cùng thì 3 năm sau, người hoạt động lật đổ chính quyền bằng nụ cười ấy, qua đời trong một trại giam nổi tiếng tàn ác từ trong đến ngoài trại. Tưởng chừng như ông được giải thoát trước 10 năm giam cầm của mình, nhưng không, thầy Thực vẫn phải chịu biệt giam cùng bùn đất nơi bãi chôn của trại giam số 6 Nghệ An thêm 3 năm nữa: Điều nhân đạo nhất mà một chế độ có thể làm được.
Mạnh Kim: Việt Nam, một đất nước ‘thần thánh’!
![]() |
Chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên bảng số xoay một phát, chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329. (Hình trích xuất từ video trên offb.vn) |
Đoạn clip ngắn quay cảnh một chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên cái bảng số, có vẻ như được điều khiển bằng thiết bị điện tử nào đó, lật xoay một phát chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329 đã khiến dư luận một phen dậy sóng. Một loạt bài báo tường thuật sự kiện này cũng đột ngột biến mất trên mạng, theo kiểu “rất thần thánh” hệt như màn ảo thuật kỳ ảo của cái bảng số xe.
Cho đến 11pm ngày 18-12-2019, bản tin trên tờ Nhà Báo & Công Luận (1) dường như là bài báo duy nhất còn chưa bị “lột” khi tường thuật sự kiện này. Bài báo có đoạn: “Theo tìm hiểu, trên hệ thống đăng ký đúng là có chiếc xe nhãn hiệu Mercedes E250 mang biển kiển soát 30F-462.75 như trong đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo dữ liệu đăng kiểm, chiếc xe Mercedes E250 có biển số 30F-462.75 “biến hình” BKS thành biển xanh khi lưu thông trên đường phố Hà Nội thuộc sở hữu của bà Trương Tuyết N (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Chiếc xe này có số máy: 274920*31502783*, số khung: RLMZF4FX7JV002299, đăng ký và đăng kiểm lần đầu cùng ngày 14-11-2018. Đoạn clip khiến nhiều người thắc mắc chiếc xe Mercedes gắn hai biển kiểm soát nhằm mục đích gì và biển nào là biển thật”. Nhân vật “Trương Tuyết N” như trong bài viết của Nhà Báo & Công Luận là ai? Theo nhiều nguồn tin, đó là Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa!
Sự kiện một lần nữa cho thấy Việt Nam đã trở thành miền đất của… “phù thủy” như thế nào. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biến trắng thành đen. Biến phải thành trái. Biến không thành có… Các “phù thủy” ngày càng nhan nhản ở Việt Nam làm được tất. “Phù phép” điểm thi tốt nghiệp trung học lẫn đại học là chuyện nhỏ. Họ còn có thể biến một anh xài bằng đại học giả, như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), trở thành thượng tá quân đội. Bệnh viện công “phù phép” thiết bị-vật tư cũ thành mới. Viên chức sở nội vụ tại nhiều tỉnh “phù phép” hồ sơ lý lịch để đưa người nhà vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Quan “đầu tỉnh” lẫn quan “đầu xã” “phù phép” chi thu để rút ngân sách bỏ túi riêng… Mới đây, theo Thanh Niên (17-12-2019), một nhân viên tạp vụ tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương thuộc Sở Y tế tỉnh này thậm chí đã được “phù phép” biến thành bác sĩ!
Đinh Yên Thảo (RFA): Trung Quốc muốn kiểm duyệt tự do ngôn luận của thế giới
![]() |
Hình minh họa. Chủ tịch Tập Cận Bình và tự do ở Hong Kong. Tranh biếm họa của họa sĩ Rebel Pepper |
Bị Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) xếp vào danh sách những quốc gia có chế độ kiểm duyệt báo chí và internet nghiêm ngặt nhất, không ngạc nhiên gì khi trong báo cáo mới nhất của mình, CPJ đã xếp hạng Trung Cộng đứng đầu danh sách các quốc gia bỏ tù ký giả nhiều nhất, với ít nhất 48 ký giả đã bị bắt và bỏ tù trong năm 2019 này.
Trong vài chục năm qua, chế độ kiểm duyệt và tự kiểm duyệt tại Hoa Lục đã rất nghiêm ngặt. Nguyên tắc "Ba T", tức Tibet, Tienanmen và Taiwan, liên quan đến Tây Tạng, Thiên An Môn và Đài Loan là những vấn đề cấm kỵ. Thời gian qua, danh sách cấm kỵ này còn thêm vào vô số điều, từ Pháp Luân Công cho đến người Duy Ngô Nhĩ và mới nhất là Hồng Kông. Đưa tin về Hồng Kông là một rủi ro lớn. Hồi tháng Mười vừa qua, Trung Cộng đã bắt giữ một ký giả tự do chuyên viết các phóng sự điều tra là Sophia Xueqin ngay sau khi cô này tường thuật trên blog của mình về cuộc tuần hành của giới trẻ Hồng Kông bằng chính trải nghiệm tham gia cá nhân ngay trên đường phố Hồng Kông .
![]() |
Hình minh họa. Người biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong hôm 26/11/2019 AFP |
Những cuộc bắt giữ này đã liên tục gia tăng từ khi Tập Cận Bình thu tóm quyền lực và gia tăng việc kiểm soát truyền thông và internet. Từ sách báo, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc cho đến trò chơi điện tử, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Hàng ngàn trang mạng lớn và được đông đảo người khắp thế giới sử dụng như Google, Facebook, YouTube, Twitter... đều bị chặn tại Hoa Lục. Việc kiểm duyệt không chỉ trong mục đích chính trị mà còn để kiểm soát và tuyên truyền những gì nhà cầm quyền muốn người dân nghe-đọc và biết đến.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)