Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019
Tuấn Khanh: Mỗi người một ước mơ
![]() |
Hình minh họa. Hình chụp hôm 29/4/1975: người mẹ và 3 con trên một con tàu rời khỏi Sài Gòn. AP |
Đi cùng với sự hình thành nền văn minh nhân loại, là những giấc mơ. Những ước mơ riêng của mỗi con người đã tạo nên một thế giới đầy khát vọng và kỳ diệu của loài homo sapiens, so với các loài khác cùng tồn tại trên hành tinh. Lịch sử đã ghi lại rằng, đôi khi chỉ cần một ước mơ của Gandhi hay của Luther King, thế giới phải chuyển mình.
Và cũng có vô số những giấc mơ nhỏ bé và giản đơn, dù thành công hay thất bại, nhưng đã góp phần tạo dựng nên một hình dạng độc đáo khác thường của giống loài duy nhất trên địa cầu – loài động vật có khả năng ngôn ngữ và mơ ước.
Ai biết được những người Việt tử nạn trên chiếc xe thùng đông lạnh, tìm cách vượt biên giới vào Anh đã ôm ấp những ước mơ gì. Mỗi số phận là một câu chuyện. Và những câu chuyện đó phác thảo hình ảnh về nơi chốn mà họ đang sống.
Những đoàn người Kurd hôm qua tất tả chạy dạt khỏi vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phác thảo một số phận dân tộc long đong và cam chịu. Họ không có bạn, chỉ có đồng minh giai đoạn và kẻ thù luân phiên.
Một người tài xế Uber người Armenia kể với tôi về quê hương của anh, và lý do anh lưu lạc đến Úc. Câu chuyện đời và ước mơ ra đi của anh, phác thảo về vùng đất Artsakh tuyệt đẹp cổ xưa, mà nay những người thương buôn quằn mình chịu nạn băng đảng đến từ Nga.
Lê Mạnh Hùng: Thông điệp từ một vùng biển chết
![]() |
Khung cảnh trong một ngôi làng ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều người tìm cách sang Anh Quốc để mưu sinh. (Hình: Nhac Nguyen/AFP/Getty Images) |
Việc khám phá ra thi thể 39 người chết vì ngạt và rét bên trong một chiếc xe container ở phía sau một xe tải tại miền Nam nước Anh là một điều nhắc nhở mạnh mẽ cho người ta thấy những nguy hiểm mà con người có thể chấp nhận để đi tìm một cuộc sống tốt hơn.
Cảnh sát đầu tiên nghĩ rằng tất cả những nạn nhân đều là người Trung Quốc, nhưng nay người ta biết rằng hầu hết là người Việt và một số tin còn nói có thể tất cả đều là người Việt. Điều lạ là hầu hết những nạn nhân này đều đến từ một vùng của Việt Nam, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nghệ An và Hà Tĩnh vốn vẫn là hai trong những tình nghèo nhất tại Việt Nam từ xưa tới nay và dân chúng vẫn có truyền thống đi kiếm ăn phương xa nếu không nói là di cư sang sống tại nơi khác. Nhưng có lẽ chưa thời nào họ lại mạo hiểm đi xa và đi trong nguy hiểm như thế này.
Theo như tường thuật của phóng viên đài Al-Jazeera trong môt chương trình đặc biệt về việc buôn bán nô lệ hiện đại năm 2016, trong đó một phóng viên của đài giả làm người muốn xuất ngoại bất hợp pháp thì chuyến đi đầy nguy hiểm. Trên nguyên tắc, đám buôn người này sẽ đưa những người muốn đi lậu bằng máy bay sang Nga. Từ Nga họ sẽ được chở bằng xe sang Tây Âu rồi từ đó sang Anh. Những người đi đều được trấn an rằng cả tiến trình này không có gì nguy hiểm và chỉ mất chừng vài tuần.
Nhưng thực tế khác hẳn. Con đường đi của họ đầy những hiểm nguy, bạo lực, và đối với phụ nữ còn có thêm vấn đề sách nhiễu tình dục. Điều tra của Al-Jazeera cho thấy một số phụ nữ Việt sang Anh may mắn kiếm được việc tại các tiệm nail và có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình, cũng có nhiều người bị buộc phải làm nô lệ không công hoặc là được trả lương rất ít và còn phải đi làm mại dâm vào buổi tối.
Thanh Trúc (RFA): Người Việt bỏ tiền nhập cư trái phép vào Anh để được gì?
![]() |
Hình hai người được cho là nạn nhân trên chiếc xe chở người lậu từ Pháp sang Anh hôm 23/10/2019 |
Hôm 28 tháng Mười , Anh đã chuyển cho Việt Nam 4 hồ sơ đầu tiên trong số 39 người chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở vùng Essex của Anh quốc để xác định xem họ có phải là các nạn nhân người Việt Nam hay không. Đây là những người nhập cư trái phép vào Anh. Chiếc xe tải chở theo xác họ được phát hiện vào ngày 23/10/2019.
Hé lộ đường dây buôn người
Sau khi thông tin về những người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh được loan tải rộng rãi trên báo chí, một số gia đình tại Hà Tĩnh đã thông báo về con mình cũng đang tìm đường sang Anh và đã mất tích trong khoảng thời gian chiếc xe tải bị phát hiện. Họ được cho biết đã vào Anh theo mộtđường dây nhập lậu người vào Anh quốc, người đi phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, có lúc lên tới 30.000 Bảng Anh, chuyển qua nhiều chặng trước khi vào Anh là nơi họ sẽ trở thành những lao động bất hợp pháp.
Mặc đù đến lúc này giới chức Anh vẫn chưa xác định chính xác có người Việt Nam nào trong số 39 nạn nhân hay không, nhưng đã có những nghi ngờ cho rằng có một số người Việt đến từ các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An nằm trong số các nạn nhân này.
Nguyễn Đình Cống: Giấc mơ hão huyền
Tin về cái chết của 39 người trong thùng xe đông lạnh tại Anh làm cho nhiều người đau lòng, thương xót. Càng thương họ, càng thêm căm giận những thế lực đã trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác. Trong những thế lực đó có cả thể chế chính trị tại đất nước họ. Bài viết “Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương” của Đoàn Bảo Châu (Báo Tiếng Dân ngày 27/10) và nhiều bài khác (Ngô Trường An, Trung Bảo, Nguyễn Quang Bô, Huỳnh Ngọc Chênh, Dương Quốc Chính, Nguyễn Ngọc Chu, Khải Đơn, Nguyễn Đăng Hương, Nguyễn Tuấn Khoa, Thạch Đạt Lang, Phan Ngọc Minh, Thụy My, Doanh Toại, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Minh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Phạm Minh Vũ, Vũ Ngọc Yên v.v…) đã nói lên điều đó.
Tôi nghe sự quan tâm của Chính phủ về việc công dân Việt có ai trong số 39 nạn nhân ở Anh. Rồi nào là điện khẩn, công văn của Thủ tướng cho bộ này bộ nọ, cho UBND tỉnh ấy tỉnh kia, nào chỉ thị cho Đại sứ quán phải gấp rút xác minh danh tính nạn nhân, tìm nguyên nhân, truy bắt thủ phạm v.v… Nghe rồi suy nghĩ. Trong việc này có mấy phần là sự quan tâm thật lòng của ông Thủ tướng đến công dân và mấy phần là sự tuyên truyền. Tôi nằm, miên man trong việc tìm chứng cứ để có kết luận rồi ngủ thiếp đi, và trong mơ thấy được mời dự thính một cuộc họp của Chính phủ. Tôi được thông báo rằng các anh Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Mã Lương, Mạc Văn Trang cũng được mời dự thính như vậy.
Đó là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, các ngành để bàn việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo uy tín cho Chính phủ, tạo niềm tin và phấn khởi cho toàn dân. Thủ tướng yêu cầu phải nêu lên một lĩnh vực mà Việt Nam chiếm loại nhất của thế giới để, một là lập kỷ lục, hai là được UNESCO công nhận, ba là đem ra để báo cáo ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ đó đem tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong nước và thế giới. Chính phủ đã dự kiến chi một khoản vài ngàn tỷ cho việc này.
Thủ tướng nói: Vấn đề tôi muốn nêu ra là: “Việt Nam nhạy cảm và quan tâm đến nhân quyền”, xin nêu các căn cứ, các dẫn chứng để mọi người thảo luận.
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019
Ngô Nhân Dụng: Vì sao chết ngạt trên đất người?
Trong buổi lễ tại giáo xứ Yên Thanh ở tỉnh Nghệ An, Linh Mục Đặng Hữu Nam nói với đồng bào rằng chúng ta đến đây để cầu nguyện cho 39 người thiệt mạng trên đường tới nước Anh, phần lớn là người từ Việt Nam. Nhưng trước hết ông cũng nói mọi người cầu nguyện cho công lý, hòa bình, và cho “những nạn nhân của xã hội.”
Có tới 30 người trong số 39 thi hài tìm thấy trong một xe vận tải ở khu công nghiệp Grays, cách trung tâm thành phố London 32 km có thể xác nhận là người Việt, từ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cha mẹ cô Phạm Thị Trà My, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhận được những bản thông điệp cuối cùng của con gái viết trong chiếc xe quan tài, “Con xin lỗi bố mẹ, con đường đi nước ngoài không thành, con chết vì không thở được, con thương bố mẹ nhiều, mẹ ơi con xin lỗi mẹ…” Có thể tưởng tượng cô Trà My đã viết trong khi đứng, vì cái container làm sao đủ chỗ nằm cho 39 người đang chết ngạt!
Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang sống trong không khí tang tóc. Nước Việt Nam đang sống trong tang tóc. Trong các xã hội văn minh, khi có hơn 20 người dân chết bất đắc kỳ tử, chính quyền sẽ yêu cầu cả nước để tang. Treo cờ rủ. Ngưng các buổi ca vũ, phòng trà đóng cửa. Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí cũng để tang. Không biết ở các nước cộng sản có làm như vậy hay không.
Trân Văn (VOA Blog): Ai miệt thị quốc thể?
Hôm qua (28 tháng 10 năm 2019), trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội Việt Nam khóa 14, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự luật sửa Luật Xuất nhập cảnh. Chưa rõ tại sao đa số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức chỉ đưa tin, không tường thuật các đại biểu Quốc hội đã bàn bạc như thế nào (1).
Nhân sự kiện vừa kể, tờ Tuổi Trẻ có một bài bình luận về chuyện xuất cảnh của công dân Việt Nam. Theo đó, càng ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ (ví dụ Đài Loan) từ chối cấp visa nhập cảnh vào xứ họ cho công dân Việt Nam. Có những quốc gia vừa nới rộng việc cấp visa cho công dân Việt Nam như Nam Hàn (cấp visa có thời hạn sử dụng năm năm cho công dân Việt Nam đang cư trú tại một số địa phương nhất định ở Việt Nam) đã vội vàng đặt định thêm yêu cầu để siết lại (2).
Dù muốn hay không thì thực tế vẫn chỉ ra: Giá trị sử dụng của hộ chiếu Việt Nam rất thấp. Thiên hạ rất cẩn trọng đối với việc mở cửa cho công dân Việt Nam vào nhà của họ, cho dù là chỉ vào để học, để chơi. Không phải tự nhiên mà “rớt visa” trở thành cụm từ phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở Việt Nam!
***
Cách nay khoảng ba tuần, sau khi Henley & Partners công bố Henley Passport Index (HPI) 2019 (bảng xếp hạng giá trị sử dụng passport của các quốc gia trên thế giới năm 2019), VOA giới thiệu một bài bàn về “Quyền lực hộ chiếu” và vị thế Việt Nam khi hộ chiếu Việt Nam hạng 90, giá trị sử dụng thua cả Campuchia - hạng 88 (3)…
Thảo Vy: Lao động Việt liệu dễ ‘xuất khẩu chính ngạch’ vào châu Âu?
Liên quan đến vụ 39 người chết ở Anh, sáng ngày 28-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nói rằng “Đây là sự việc hết sức đáng tiếc và hiện chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lao động, có rất nhiều công ăn việc làm theo con đường chính thống nên chúng tôi mong muốn công dân nên đi xuất khẩu lao động theo đường chính thống, được Nhà nước bảo trợ, được chính quyền các nước sở tại hỗ trợ, bảo trợ”.
“Lao động Việt Nam có dễ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường châu Âu?” là câu hỏi đặt ra với luật gia Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Tư vấn pháp luật về lao động (Hội Luật gia TP.HCM).
Không có tài sản thế chấp, đừng mong được ‘xuất khẩu’
“Tôi nghĩ ông Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đang nói lấy có. Thực tế nếu muốn ghi tên vào danh sách tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, các lao động Việt Nam buộc phải bỏ tiền túi ra ký quỹ. Đi Hàn Quốc, có số tiền ký quỹ là 100 triệu đồng cho một suất ứng xét. Đi Nhật Bản hay Đài Loan, ký quỹ là 120 triệu đồng. Bên cạnh đó còn là chi phí học ngoại ngữ và phải có tay nghề nhất định. Đây là những lao động thuộc danh sách xuất khẩu chính ngạch”. Bà Nguyễn Thu Trang, nói.
Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA): Hội nghị kỳ bốn, khóa 19 của Cộng đảng Trung Quốc
![]() |
Cờ của đảng Cộng sản Trung Quốc |
Sau nhiều tháng chờ đợi, tuần này, Hội nghị Kỳ bốn của Ban Chấp hành Trung ương thuộc Khóa 19 được đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập tại Bắc Kinh, từ ngày 28 đến 31 Tháng 10. Vì sao kỳ họp này lại quan trọng và đáng được lưu ý? Điễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu và giải thích…
Tầm quan trọng của Hội nghị kỳ bốn
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuối cùng thì Hội nghị Kỳ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc đã được triệu tập vào tuần này tại Bắc Kinh. Xin ông trình bày cho bối cảnh và giải thích về tầm quan trọng của biến cố đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đi từ một sáng kiến của Lenin, gọi là “dân chủ tập trung” mà có khi nhiều người sống trong các xã hội tự do dân chủ ít hiểu.
- Trung Quốc có khoảng một tỷ 400 triệu dân dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng Cộng sản. Đảng này có chừng 90 triệu đảng viên, năm năm một lần, họ đề cử gần ba ngàn đại biểu về thủ đô Bắc Kinh dự Đại hội đảng. Nơi đây, các đại biểu bầu ra một Ban Chấp hành Trung ương gồm 205 Ủy viên và 171 người dự khuyết, mỗi lần họp như vậy thì gọi là một Khóa. Lần chót, vào cuối năm 2017, Đại hội đảng Khóa 19, gọi là “Thập cửu đại”, đã thành hình. Ban Chấp hành Khóa 19 đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 25 Ủy viên, và Thường vụ Bộ Chính trị có bảy người thật sự lãnh đạo cả nước. Nhưng trên cùng thủ lãnh tối cao là Tổng bí thư đảng, ông kiêm nhiệm chức “quốc gia chủ tịch”, và nhiều trọng trách khác của nhà nước và quân đội. Thủ lãnh hiện nay là Tập Cận Bình.
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019
Hoàng Huy (viết từ Vương Quốc Anh): “Người rơm”, họ là ai?
Mấy hôm nay, mọi người xôn xao về thông tin 39 người di cư bị chết ngạt trong một chiếc container ở Anh. Lòng tôi trĩu nặng, đã định im lặng tiếc thương cho họ, những con người vắn số, và vẫn thầm nguyện cầu điều tồi tệ mình đang nghĩ sẽ không là sự thật: có ai trong số đó là người Việt- đồng bào của mình, là con của một bà mẹ nghèo ở một miền quê nào đó....Là một người lăn lộn với cuộc sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm tháng làm phiên dịch cho cảnh sát và Bộ Nội vụ (Home Office) Anh, tôi rất biết họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những “người rơm” kém may mắn. Và tôi quyết định kể ra những gì mình biết, hi vọng sẽ không có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...
“Người rơm” là một từ cay đắng! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp. Vì sao lại là “rơm”? Vì một khi bước vào con đường này, bạn hãy chấp nhận sinh mệnh của mình sẽ chỉ còn như rơm - như rạ, những thứ vô giá trị. Những cuốn hộ chiếu Việt Nam bị vứt bỏ hoặc đốt đi ngay khi “đường dây” đưa họ tới một nước Châu Âu nào đó qua con đường du lịch; nhằm chối bỏ quốc tịch, chính thức bước vào giai đoạn “sống không ai biết - chết không ai hay”.
Bởi lẽ Liên minh Châu Âu (EU) có điều luật về tị nạn, nếu bạn bị phát hiện nhập cư trái phép và bị từ chối tị nạn, sẽ bị trục xuất về đất nước trước đó bạn đã đi qua. Nếu là người không quốc tịch (không còn hộ chiếu), sự việc bại lộ, họ sẽ bị trục xuất về Pháp, về Đức, về Bỉ.....hay một nước Châu Âu nào đó, chứ không phải là Việt Nam; và như thế có nghĩa là còn cơ hội....trốn tiếp. Đó là lý do, khi mở chiếc container tử thần kia ra, cảnh sát Anh sẽ dựa vào tóc đen da vàng mà tạm thời nhận định các nạn nhân là người Trung Quốc chứ chắc chắn họ sẽ không có một dấu hiệu nào, một mẩu giấy tờ nào dính dáng đến nơi mà họ thực sự xuất phát.
Trần Mộng Tú: Xin Lỗi
![]() |
Hoa Trà Mi, Hình minh họa, Dan Kitwood/Getty Images |
Xin Lỗi
Sáng nay chủ nhật, tôi tới nhà thờNhìn lên ảnh Chúa
Trên thánh giá hai bàn tay Người rỉ máu
Tôi hình dung ra những vệt máu trong thành chiếc quan tài
Chiếc quan tài bọc thép
chở 39 hồn điêu linh
chở 39 xác đông lạnh
đông lạnh những lời Kinh
Hơi thở nào ngậm lại
Như cái ngáp cuối cùng của những con cá miền Trung ở quê tôi
Trong những ngày tháng đó
ai còn nhớ không
Nguyễn Quang Duy: Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?
Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”, theo Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến:
“Có rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sỹ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”
Tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.
Ở các nước tự do, không dân cử nào dám mở miệng kết luận những người như thế không phải nhân tài, mà cả Quốc Hội phải tìm hiểu cặn kẽ lý do và tìm ra giải pháp khắc phục.
Bài viết xin dựa trên triết lý của triết gia Lý Đông A "Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài" để bàn luận vấn đề nhân dụng tại Việt Nam.
Triết lý này có thể giúp giải thích được hành vi và kết quả việc làm của con người và của tập thể.
Để dễ dàng thảo luận xin đảo thứ tự câu trên thành "Nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài".
Mục đích làm chính trị
Phạm Phú Khải (VOA): Nạn buôn người: Một vấn đề chính trị
![]() |
Linh mục Đăng Hữu Nam và buổi thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân tại Anh Quốc. |
The personal is political – Vấn đề cá nhân là (phạm trù) chính trị
Sự kiện 39 thi thể được tìm thấy trên thùng của chiếc xe vận tải tại gần thủ đô London của Anh, trong đó có thể có nhiều người Việt, làm cho chúng ta lắm suy ngẫm.
Nó cũng gây sốc cho toàn thế giới. Hầu hết các cơ quan truyền thông, chính mạch cũng như các cộng đồng sắc tộc, đều loan tải tin tức này.
Cuộc điều tra này sẽ mất nhiều thời gian để tìm ra danh tính cũng như về nguyên do đưa đến cái chết của 39 người, và ngọn ngành của đường dây buôn người phức tạp này.
Tuy nhiên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nạn buôn người của thế kỷ 21 ngày càng tinh vi hơn, chặt chẽ hơn, và cũng thô bạo/dã man hơn.
Nó là vấn đề nô lệ mới của thời đại này.
Theo bản báo cáo năm 2009 của Văn phòng về Ma túy và Tội phạm thuộc Liên Hiệp Quốc (UNODC) dựa trên dữ liệu thu thập từ 155 quốc gia, nó cho ra một bức tranh tổng thể về vấn đề buôn lậu người, tuy không hoàn chỉnh vì thiếu dữ kiện chính xác.
Đặng Đình Mạnh: Dân tộc sám hối
![]() |
Người dân nước Anh cầu nguyện cho 39 nạn nhân xấu số. Ảnh: internet |
Ngày mẹ sinh em, luôn luôn có đủ khí trời để em thở… Nhưng chỉ một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ khí trời để thở. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải nhỏ. Chỉ cách một bức vách thành xe tải oan nghiệt.
Em tức tưởi buông tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi”. Em trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ!
Tin 39 người chết trong thùng xe tải đông lạnh đều là người Trung Quốc, tuy sinh mạng người đều như nhau, vì họ đều đang là con, là cháu của một gia đình nào đó đang rất trông tin họ. Nhưng thật lòng, tin rằng không phải người Việt, chúng ta đã có thể khe khẽ thở ra.
Nhưng tin tức không dừng lại ở đó. Có vẻ như một cô gái trẻ ở Hà Tĩnh đã là một trong số 39 nạn nhân xấu số. Đọc những dòng tin nhắn cuối đời của em gởi cho bậc sinh thành: “Con chết vì không thở được”, “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi…” cứ nhòe dần vì nước mắt, làm thắt lòng những con dân Việt còn sót nguyên lòng thương cảm.
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019
Nguyễn Tường Thiết: Ngọn đèn trong căn lều nhỏ
![]() |
Hình minh họa |
Salkum, năm 1989.
Luân đậu xe trước Andy’s Tackles Shop. Tiệm là một căn nhà gỗ nhỏ xây nhô cao hơn hẳn mặt đất. Luân nhìn quanh bãi đậu không thấy chiếc xe truck màu đỏ. Như vậy là Mark chưa tới. Anh bước lên mấy bực gỗ vén tấm mành mành nơi cửa chính vào tiệm. Tấm mành có gắn cái chuông. Khi bị động nó phát một tiếng kêu lớn “binh boong”. Luân nhìn khắp một lượt không thấy ai bên trong. Tiệm chia làm hai khu. Một bên bán đồ săn bắn với những khẩu súng săn đặt trong tủ kính. Trên tường phía sau tủ có gắn đầu một con hươu lớn với cặp sừng cong lên. Phía bên kia bán đồ câu. Những chiếc cần câu dài đặt thẳng đứng trên giá. Luân bước về phía bán đồ câu, đến gần một cái tủ kính dài và thấp có bầy lưỡi câu, giây câu, mồi giả, phao, chì… Đồ câu ở đây ít ỏi và thô sơ không thể nào sánh với các tiệm câu lớn ở Seattle. Luân đã mang theo đầy đủ đồ nghề, nhưng anh nghĩ chẳng lẽ đã vào đây mà lại không mua thứ gì?
Anh đang phân vân lựa chọn thì ở phía sau tủ kính một người đàn ông từ phòng trong mở cửa bước ra. Ông ta cao gần bằng khung cửa, mặc áo ca-rô đỏ, quần jeans, khuôn mặt vuông, hàm bạnh, râu mép rậm. Luân thấy ông ta giống William Faulkner, nhà văn Mỹ anh đã một lần nhìn thấy hình in trên bìa của một tập san số kỷ niệm nhà văn này. Ông ta đi ra, đầu cúi xuống, một tay cầm cái dũa, vừa đi vừa dũa vào một vật gì bằng kim loại cầm ở tay kia. Một lát ông ngửng lên. Luân đọc trong con mắt ông ta một nét ngạc nhiên.
Ngô Nguyên Dũng: Bọ rầy tháng năm
![]() |
Ảnh minh hoạ lấy từ tin mạng. |
Cơn giông bất ngờ nổi lên bắt ông phải tìm chỗ trú mưa dưới tàn cây rậm. Thoáng chốc, mây đen đùn kín khung trời tháng mười. Ánh ngày tắt ngúm. Khắp nơi chỉ nghe tiếng mưa rì rào. Đệm theo một thứ thanh âm khác. Khẽ. Rất khẽ. Nghe như tiếng gọi. Một giọng trẻ con ngại ngùng gọi. Ông ơi, tới đây! Ông quay nhìn dáo dác. Lại đây, ông! Nhanh lên! Sau một thoáng lưỡng lự, ông bước lại chỗ phát ra tiếng gọi và bắt gặp một cậu bé đang đứng đấy. Một mình. Cậu khoác trên người chiếc áo mưa có mũ che màu vàng loé. Mưa gió thế này mà bé con làm gì đứng đó? Con tìm bọ rầy tháng năm. Bọ rầy tháng năm? Vào tháng mười? Dạ, con tìm được cả bầy. Đâu vậy? Đằng kia kìa, xung quanh nấm mộ con. Ông tới đấy. Thật vậy. Chỗ đó, thấy có vô số bọ rầy tháng năm ẩn náu trong cỏ. Lúc ông giơ tay toan bắt một con, cả bầy túa bay tứ tán. Nhịp cánh đập nhấp nháy như những đốm ma trơi trong bóng nhá nhem. Dưng không cả không gian sáng loé. Một lằn sét xé trời thành nhiều mảnh. Một tiếng sấm kinh thiên đánh trúng ngay thân cây, chỗ ông đứng mới nãy, và lưu lại một thương tích còn bốc khói. Toàn thân ông run rẩy. Sau khi hoàn hồn, ông ngoảnh nhìn quanh quất. Không thấy cậu bé đâu nữa. Ông xem lại. Trên tấm bia đá của nấm mộ con thấy ghi tên và di ảnh một cậu bé. Sinh năm 2011. Mất năm 2016. Vào một ngày tháng năm.
"Kết quả thử máu tốt đối với tuổi của ông", người bác sĩ nhìn ông, nhoẻn cười khích lệ. "Ông nên, vì lý do sức khoẻ, hoạt động nhiều hơn nữa. Đi bơi mỗi tuần ít nhất một lần và tản bộ. Và uống nước, uống, uống, cả những lúc ông không thấy khát."
Kể từ đó chiều nào ông cũng đi dạo. Gần như mỗi ngày. Cả những hôm thời tiết xấu. Đôi khi có vợ ông theo cùng. Thường thì ông đi một mình, lưng đeo ba-lô, quà tặng của vợ ông nhân dịp sinh nhật thứ năm mươi lăm.
Phan Khôi: Chữ Quốc Ngữ Ở Nam Kỳ Với Thế Lực Của Phụ Nữ
Từ Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Trai cho đến Nguyễn Chánh Sắt, Đặng Thúc Liêng
![]() |
Phan Khôi. “Chữ Quốc ngữ ở Nam Kỳ với thế lực của phụ nữ: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Trai, Nguyễn Chánh Sắt, Đặng Thúc Liêng.” Phụ Nữ Tân Văn, số 28, ngày 7 Novembre, 1929, tr. 8-10. |
Đại khái chữ quốc ngữ nước ta, phát nguyên tuy là từ miền Bắc, mà bắt đầu thạnh hành lại từ miền Nam. Cho nên bây giờ chúng ta có thể nói được rằng xứ Nam kỳ đối với lịch sử chữ quốc ngữ lại có quan hệ mật thiết hơn Trung, Bắc kỳ.
Theo lời truyền thuở nay thì chữ quốc ngữ do một ông cố đạo đặt ra. Song cứ theo vần quốc ngữ thì thật đủ hết mọi giọng trong tiếng An Nam ; mà đủ được như thế, tất phải vừa theo giọng Bắc kỳ, vừa theo giọng phía bắc Trung kỳ. Bởi vậy tôi nói rằng chữ quốc ngữ phát nguyên từ miền Bắc. Tôi có ý nói ông cố đạo ấy hiệp cả giọng Bắc kỳ và phía bắc Trung kỳ mà đặt ra vần quốc ngữ.
Sao tôi lại không kể đến phía nam Trung kỳ và Nam kỳ ? Vì cái chỗ đúng của hai nơi ấy thì không đúng bằng phía bắc Trung kỳ, mà còn chỗ sai lại sai quá, càng vào phương Nam chừng nào càng sai chừng nấy, nên không kể làm chi(*).
Đàm Trung Pháp (2010, nhuận sắc 2019): Duyên Trời “Tìm Thấy” Trong Công Viên
![]() |
Johann Wolfgang von Goethe, Hình Hulton Archive/Getty Images |
Thi nhân trữ tình lẫy lừng nhất trong văn học Đức phải là Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832). Bậc thiên tài hy hữu trong lịch sử loài người đã thành công trong đủ mọi loại văn chương. Trong cõi thơ trữ tình của ông, nổi bật nhất là ngôn ngữ bình dị và cấu trúc ngữ pháp đơn sơ theo truyền thống dân ca. Trọn bài thơ Gefunden (“Tìm thấy”) chuyển ngữ dưới đây, song hành với nguyên tác, phản ánh vẹn toàn các đặc trưng đó.
Nội dung bài thơ 20 câu ngắn ngủi này kỳ thú như một chuyện cổ tích dân gian rất nên thơ của dân tộc Đức – Nàng Thơ được so sánh với một nụ hoa hé nở, đẹp long lanh với đôi mắt hiền mà thi nhân đã bất ngờ tìm thấy trong bụi cây một công viên lớn tựa rừng tại La Mã năm 1788. Nhà thơ muốn cúi xuống bẻ hoa, nhưng hoa vội nhẹ nhàng can ngăn rằng “hoa sao khỏi héo nếu phải lìa cành ? ” Lúc đó “hoa” mới đôi mươi, đẹp cả người lẫn nết, được nhà thơ giàu tình cảm cẩn thận đào lên cả ngọn lẫn gốc, rồi rước nàng về dinh làm tình nhân. Họ kết hôn sau đó và có với nhau một người con trai tên là Julius Walther von Goethe.
Cần biết thêm rằng cái cây hoa tươi tốt mà lại biết nói tiếng Đức rất có duyên trong bài thơ hiền hòa chan chứa ân tình nêu trên chính là cô Christiane Vulpius (1765-1816).
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019
Song Thao: Du Tử Lê, Rất Riêng
![]() |
Tác giả và Du Tử Lê. Trong vườn nhà Du Tử Lê, Garden Grove, 12/1996 |
Thường buổi sáng, ngủ dậy, tôi hay vào Facebook coi có chuyện chi lạ không. Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”. Định lướt qua. Chuyện ông ngoại Lê và hai cháu Rock và Roll là chuyện vui chơi mà Hạnh Tuyền hay mang lên facebook cho vui. Những post này cho thấy một Du Tử Lê khác, rất hồn nhiên. Nhưng thấy mấy cái comment ở dưới mới giật mình. Lê đã bỏ đi thật. Như một phản xạ tự nhiên, tôi nhấc phôn, bấm số của Luân Hoán. Giọng Luân Hoán trầm buồn: “Tôi cũng vừa đọc đây!”. Rồi cúp. Biết nói với nhau những gì đây.
Tháng 9, Nguyễn Đức Bạt Ngàn cũng đã chuồn đi. Tháng 10, Sa Giang Trần Tuấn Kiệt cũng bai bai anh em. Tin muộn còn ghi những ra đi của họa sĩ Nguyễn văn Trung và nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân. Giờ tới Du Tử Lê. Anh thần chết coi bộ láo lếu dữ! Hàng phòng thủ của chúng tôi như đã vỡ. Anh thần khốn nạn đã đột nhập và chém lung tung. Ai cũng ngơ ngác, thấy trống vắng ở lưng. Cú chém nào sẽ giáng xuống tiếp đây? Ông Luân Hoán, vốn cả lo, đã thơ:
đang ở tận nỗi buồn / thật khó buồn thêm nữa
mất người mến đã buồn / buồn chính mình đợi cửa
người người sẽ giống nhau / khi đi vào cửa tử
nhưng hoàn toàn khác nhau / những gì đã dự trữ
lớn hơn 2 đã mất / nhỏ hơn 1 cũng đi
chẳng thể không lạnh gáy / nhưng đâu biết làm chi
thêm một dòng “cung kính / tiễn đưa và phân ưu”
ngẫm tuổi đời kề cận / vừa lo vừa ngậm ngùi
Ngô Nhân Dụng: Vladimir Putin ‘người hùng’ Trung Đông
![]() |
Putin (trái) tìm cách kết thân với Tập Cận Bình nhưng ai cũng nhìn thấy nước Nga lép vế nước Tàu về kinh tế. (Hình: AP Photo/Ng Han Guan, File) |
Sáng sớm hôm Thứ Năm, 24 Tháng Mười, quân đội Syria của Bashar al-Assad tấn công những căn cứ của những lực lượng đã nổi lên năm 2011 chống chế độ độc tài khát máu của ông ta. Máy bay Nga đã thực hiện 32 vụ oanh tạc nhắm vào các tỉnh Idlib, Hama và Latakia.
Quân chính phủ Syria gồm 1,300 binh sĩ và 160 xe tải đã tiến đến chiếm thị xã Kobani, những dân quân người Kurd, các đám tàn quân của al-Qaeda và cả những người Syria được Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ phải rút lui.
Ngày Thứ Ba, 22 Tháng Mười, 2019, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bay tới Sochi, thành phố du lịch Nga nổi tiếng, dinh thự của Tổng Thống Nga Vladimir Putin ở đó, thỏa hiệp với phân chia ảnh hưởng ở miền Bắc nước Syria, giáp gianh với Thổ.
Quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến đánh thị xã Idib và nhiều ngôi làng ở biên giới đẩy hàng ngàn người Kurd bỏ chạy. Ông Erdogan muốn tiêu diệt các lực lượng người Kurd sau khi quân Mỹ rút khiến họ phải cầu cứu Nga làm trung gian để quay đầu về với chế độ Assad mà dân Kurd vẫn coi là tủ thù.
Ngày Thứ Sáu, 25 Tháng Mười, ông Putin gửi 300 quân cảnh từ Chechnya bên Nga bay qua biên giới, kiểm soát thị xã Kobani, thế vai trò của gần trăm quân Mỹ mới được rút khỏi vùng này,
Trần Doãn Nho: Hai giải Nobel văn chương và những chuyện bên lề
Một năm: hai giải Nobel văn chương
Trong số bảy khuôn mặt văn chương mà người ta dự đoán sẽ đoạt giải Nobel năm nay, Maryse Condé (Pháp/Guadeloup), Lyudmila Ulitskaya (Nga), Olga Tokarczuk (Ba Lan), Ngũgĩ wa Thiong’o (Kenya), Can Xue /Tàn Tuyết (Trung Hoa), Margaret Atwood (Canada) và Anne Carson (Canada), có một người được Hàn Lâm Viện Thụy Điển chọn, đó là Olga Tokarczuk, nhưng điều hơi trái khoáy là chọn cho giải Nobel năm ngoái, 2018. Giải 2018 bị tạm đình chỉ vì một vụ tai tiếng làm dụng tình dục, gian lận tài chánh và tiết lộ tin tức dính líu đến ông Jean-Claude Arnault, người chồng Pháp của bà Katarina Frostenson, một thành viên của Ban Giám Khảo giải, khiến bà và 6 thành viên khác phải từ chức, còn ông Arnault thì ngồi tù. Trong lúc đó, giải Nobel văn chương năm nay (2019) được trao cho một khuôn mặt khác, hoàn toàn bất ngờ, đó là Peter Handke, nhà văn Áo. Handke nhận được tin vui khi đang ở nhà, còn Tokarczuk thì nhận tin khi đang lái xe trên đường đi du lịch ở Đức. Cả hai đều tuyên bố chấp nhận giải.
Hai nhà văn, một nam, một nữ, đều xuất thân từ vùng Trung Âu (Central Europe), nhưng khác nhau về chính kiến: Olga Tokarczuk có xu hướng tự do, tả khuynh trong lúc Handke có xu hướng hữu khuynh. Cả hai, kẻ ít người nhiều, đều gặp phải những phản ứng không mấy thuận lợi khi giải được Hàn Lâm Viện chính thức loan báo vào cuối tuần lễ vừa qua.
Tranh cãi: mũi dùi nhắm vào Peter Handke
Trùng Dương: Điểm sách - ‘Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại’ của Lý Thái Hùng’
Ngày 9 tháng 11 tới dân Đức sẽ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Bá Linh sụp đổ, một Đông Đức cộng sản chấm dứt tồn tại và sáp nhập vào một nước Đức thống nhất trong dân chủ tự do. Biến cố này đã mở đầu cho việc một chuỗi các quốc gia Đông Âu vùng lên thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản một cách ôn hòa, trừ trường hợp Romania. Hai năm sau, vào cuối năm 1991, khối Liên bang Sô Viết cũng tan rã theo, và chủ nghĩa cộng sản chính thức bị khai tử tại Âu Châu.
Các biến cố trên đã ảnh hưởng tới đảng Cộng sản Việt Nam ra sao vào thời điểm Bức tường Bá Linh sụp đổ, và bây giờ sau 30 năm xã hội Việt Nam đã phát triển thế nào so với các nước cựu cộng sản Đông Âu và các quốc gia trong vùngĐông Nam Á; đấy là chủ đề của tập sách “Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại (1989-2019)” của Lý Thái Hùng.
Tôi được cái vinh dự đọc “Đông Âu và Việt Nam” khi còn trong dạng bản thảo với từng bài rời mà tác giả đã cuối cùng gói ghém lại thành tập sách gần 200 trang khá cô đọng, được sắp xếp khá mạch lạc, với bài giới thiệu và năm chương chính.
Mở đầu là bản đồ của tám quốc gia cộng sản tại Đông Âu trước năm 1989, gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Albania, Nam Tư, và Đông Đức còn trong chế độ cộng sản và sơ lược về mỗi quốc gia trước và sau 1989, giúp cho độc giả có một ý niệm về các quốc gia này. Kế đó là bài giới thiệu nội dung tập sách mang tựa nhỏ “30 năm, một chặng đường…” mà theo tác giả đó là một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi đối với dòng lịch sử nhân loại song “là một chặng đường đủ dài để một đất nước cất cánh nếu có một chương trình canh tân phù hợp,” một việc đã diễn ra tại các nước Đông Âu đã thoát khỏi ách cộng sản song đã không đến với Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không nói là ngày càng tụt hậu thê thảm khiến nhiều người đã phải tha phương cầu thực qua các chương trình xuất khẩu lao động, chưa kể nhiều tệ nạn khác.
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019
Lê Viết Thọ - BBC News Tiếng Việt: Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước
![]() |
Đập thủy điện Aa Xayaburi trên sông Mekong |
Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.
Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.
Nhưng không phải đến lúc này, số phận dòng sông này mới được quan tâm, mà tác động của các dự án đập thượng nguồn lâu nay đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.
Đặc biệt, những ngày gần đây, báo chí quốc tế liên tục đề cập đến tác động của các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu, cũng như vấn đề chính trị nguồn nước trong mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ven dòng sông này.
Nguyễn Hùng (VOA): Vụ 39 người Trung Quốc chết ở Anh và cảnh báo cho người Việt
![]() |
Khám nghiệm hiện trường tại Thurock, South England, 23 tháng 10, 2019. |
Thảm kịch được phát hiện lúc 01:40 phút sáng ngày 23/10/2019 tại khu công nghiệp Waterglade ở Essex, chỉ cách nơi tôi sống chừng 15 phút lái xe. Các nhân viên cứu thương Anh tìm thấy thi thể của 39 người, 38 nam giới và một thiếu nữ, trong container chở hàng đông lạnh. Thiếu nữ trẻ tới mức lúc đầu người ta tưởng cô là trẻ vị thành niên. Trước đó lái xe gọi số điện thoại khẩn cấp sau khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng lúc mở thùng container lấy tài liệu, theo báo chí Anh.
Tài xế Mo Robinson chỉ mới đánh đầu kéo tới để đưa container đi từ cảng Purfleet, cách khu công nghiệp Waterglade không xa, lúc 01:05, chừng nửa tiếng sau khi chiếc container cập cảng từ Zeebrugge, Bỉ. Thùng chứa hàng đông lạnh được cho là tới Zeebrugge lúc gần 14:30 hôm 22/10. Hiện người ta còn chưa rõ 39 người, nay đã xác định được đều là công dân Trung Quốc, được đưa vào container tại đâu và từ khi nào. Tài xế, vốn sống ở Bắc Ireland của Anh, vẫn đang bị giữ để điều tra.
Các quan chức Anh nói mỗi ngày có hàng trăm ngàn container tới Anh và rất nhiều trong số đó không được kiểm tra. Các quan chức biên phòng của Anh cũng không có mặt tại nhiều cảng biển và họ chỉ kiểm tra những container không đi kèm đầu kéo nếu được mật báo cần phải làm như vậy.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hạnh Phúc Việt Nam
Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vừa gửi đến cho độc giả một tin vui (lớn) từ quê hương, bản quán của ông:
“Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ Khánh Thành Nhà Giam Quận Hải Châu, vào ngày 4 tháng 10 vừa qua…Phát biểu buổi lễ, Đại tá Lê Quốc Dân - Phó Giám Đốc Công An Thành Phố cho biết, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác đảm bảo ANTT. Trong thời gian tới, nhiều Nhà tạm giam, tạm giữ khác theo tiêu chuẩn của Bộ Công an sẽ được tiến hành xây dựng ở các địa bàn khác để đáp ứng yêu cầu công tác.”
Lực lượng công an Đà Nẵng (nói riêng) và giới công nhân viên Việt Nam (nói chung) rất ưa đình đám &lễ lạt:
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia
RFA: Dân Lào ‘có thiện cảm' với người Trung Quốc hơn người Việt?
![]() |
Đường phố ở thủ đô Vientiane, Lào, với các biển hiệu toàn chữ Trung Quốc. Photo: RFA |
Theo ghi nhận của phóng viên Đài Á Châu Tự Do trong những ngày giữa tháng 10/2019, sự hiện diện của người Trung Quốc tại Vientiane, Lào không chỉ là một khu chợ buôn hàng Tàu tấp nập mà còn là “thiện cảm" mà người dân bản xứ dành cho những người đến từ Trung Hoa.
Lào là một quốc gia với khoảng 6,8 triệu dân có diện tích tương đương với tỉnh Quảng Tây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm nâng cấp quan hệ Trung Quốc-Lào thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại Lào, nhất là các tỉnh miền Bắc giáp biên giới Trung Quốc, ngày càng rõ rệt trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế biên giới, đập thủy điện, trường học và bệnh viện quân y.
Theo một báo cáo của các học giả Trung Quốc về hợp tác Trung Quốc-Lào trong Sáng kiến Vành đai-Con đường năm 2018, quan hệ thương mại và trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và Lào được ghi nhận “tăng trưởng nhanh chóng” trong các năm qua.
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019
Nguyễn Đình Cống: Bàn về ổn định xã hội
Nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 tôi muốn nêu vấn đề ổn định xã hội, mong các vị đại biểu quan tâm, đem ra thảo luận tại Quốc hội. Tôi đã nghe QH thảo luận nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chưa bao giờ nghe thảo luận việc này.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng xã hội nước ta ổn định, chưa bao giờ có được tình hình tốt đẹp như bây giờ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói: Xã hội ổn định. Từ đó nhiều quan chức cũng nói theo như vậy. Tôi xin bàn về các ý kiến này.
Khi các ý vừa nêu là đúng thì đó là may mắn cho đất nước, nhưng nếu chúng không đúng với thực tế, sai với sự thật thì sẽ gây tác hại lớn vì đó là một nhận định cơ bản, quan trọng để Đại hội ĐCS vạch đường lối, để Quốc hội và Chính phủ vạch kế hoạch phát triển đất nước.
Cần phân biệt ổn định chính trị và ổn định xã hội. Để phát triển rất cần ổn định xã hội. Ổn định chính trị là một trong những điều kiện để tạo nên ổn định đó.
Trong cơ học, ổn định thường được xét ở dạng tĩnh và có các mức khác nhau: phiếm định, bất biến và tạm thời. Ổn định tạm thời như ngôi nhà cao, kết cấu và nền móng yếu, bình thường vẫn đứng yên, nhưng khi gặp rung lắc mạnh (do động đất hoặc gió bão) sẽ đổ sập, như công trình bằng gỗ, bên ngoài sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong bị mối, mục, mọt làm ruỗng nát, chỉ cần một tác động hơi nặng từ ngoài là tan rã.
Sự ổn định về chính trị và xã hội thường thuộc dạng động, tạm thời, có mức độ cao thấp khác nhau về bền vững.
Ổn định trong dạng động nghĩa là nó không giữ nguyên một trạng thái lâu dài mà thường chịu sự tác động, tạo ra thay đổi để chuyển sang một trạng thái ổn định khác.
Mạnh Kim (VOA): Cần tập quen với ‘văn hóa kiện’
![]() |
Bản tin trên tờ San Diego Union Tribute. (Hình: Trích xuất từ sandiegouniontribune.com) |
Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) vừa chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…
Tai nạn xảy ra với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị ngã bởi lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập. Sau ba năm kiện tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường, cũng phải bồi đền cho mình (số tiền không được công bố). Đây không phải vụ “đi kiện cái lề đường” đầu tiên ở San Diego. Năm 2017, cư dân Clifford Brown đã được bồi thường 4,85 triệu USD trong một tai nạn gần tương tự ông Van Nguyen. Tháng 3-2018, chính quyền San Diego cũng trả 1 triệu USD cho vợ chồng Edward và Mary Jo Grubbs sau khi bà Mary Jo trượt té trên một lề đường mấp mô…
BBC: Mạng xã hội đòi điều tra rõ cái chết của ông Lê Hải An
![]() |
Cố Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam |
Vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An chết nghi do ngã từ tầng cao xuống vẫn chưa bớt nóng khi dư luận trên mạng xã hội tiếp tục đặt câu hỏi về nguyên nhân.
Facebooker Trương Huy San đề cập đến các đấu đá trong chính trường và cho rằng 'nhất thiết phải điều tra':
"Một khi Bộ không phải là cấp chỉ làm chính sách mà còn lấp lánh kim - ngân thì chính trường khốc liệt lắm. Nhất thiết phải điều tra (tìm trong các bàn bạc nội bộ về những vụ như chủ trương thanh tra Đại học Đông Đô, kỷ luật các thanh tra khảo thí...) những lắt léo chính trị. Có làm rõ những áp lực gián tiếp, dẫn đến cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An thì mới có được phương án nhân sự tử tế cho ngành rường cột nhất này của quốc gia, dân tộc."
Ngoài việc đòi phải có điều tra, đa số các Facebookers đưa ra nhận xét là với kích thước của lan can tầng lầu 8, việc ông Lê Hải An tự nhiên bị rơi xuống là điều không khả thi.
Facebooker An Nguyen nhắc lại các thông số kỹ thuật của lan can tầng 8 Bộ GDĐT - hiện được cho là nơi ông An gặp nạn: "Hành lang tầng 8, lan can khoảng 1,2-1,3 m, thông thoáng, chẳng có vật nào chắn ngang...!"
Phạm Chí Dũng: Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?
![]() |
Nhóm nhân sỹ mang Tuyên bố Biển Đông đến Quốc hội đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm 8/8/2019. (Ảnh chụp video đăng trên Facebook A Nguyen Quang) |
Trước khi Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền diễn ra vào nửa đầu tháng 10 năm 2019, không ít người đã hy vọng rằng ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành ‘minh quân’ với một tuyên bố lên án Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính và hội nghị này sẽ phát ra một nghị quyết về Biển Đông, làm tiền đề quan trọng cho việc kiện Trung Quốc.
Vẫn ‘câm như hến’!
Thêm một lần nữa trong nhiều lần, một ít chuyên gia và cũng chỉ một ít tờ báo nhà nước - thật sự sốt ruột trước cảnh ‘trùm mền’ của giới chóp bu Việt Nam - đã phải liệt kê hàng nửa tá cơ sở cho triển vọng ‘Việt Nam sẽ chắc thắng nếu kiện Trung Quốc’.
Người dân hy vọng rằng Bộ Chính trị Việt Nam phải tính đến việc kiện Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng lấp ló khả năng kiện tụng ra trước công luận nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận xã hội về một chế độ chỉ biết ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019
Ngô Nhân Dụng: Chế độ Dân Chủ khó trị!
Bên Canada, Thủ Tướng Justin Trudeau vừa thoát nạn sau cuộc bỏ phiếu ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười, 2019. Nhưng đảng Cấp Tiến của ông chỉ được 157 ghế trong Hạ Viện, trong Quốc Hội 338 đại biểu. Đảng Bảo Thủ chỉ được 121 ghế nhưng ai được hơn 34% số phiếu của dân so với 33% bầu cho đảng Cấp Tiến! Chính phủ Trudeau sắp tới sẽ yếu hơn vì sẽ là một chính phủ thiểu số; cho thấy địa vị một chính quyền dân chủ có thể rất mong manh.
Chính quyền ở Israel thì không chỉ mong manh mà có thể gọi là hỗn độn! Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đã báo cho Tổng Thống Reuven Rivlin biết ông chịu thua không lập được chính phủ sau 28 ngày luật định. Ông Benny Gantz, lãnh tụ đảng Xanh Trắng được mời thử coi có tập hợp đủ 61 đại biểu đồng ý với mình hay không. Chưa thấy hy vọng nào ông Gantz sẽ thành công trong 28 ngày tới. Ba tháng trước, dân Israel đã bỏ phiếu rồi, nhưng ông Netanyahu đã giải tán Quốc Hội để bầu cử lại vì ông không quy tụ đủ 61 phiếu cần thiết.
Hai thí dụ trước mắt cho thấy rất khó cai trị trong chế độ Dân Chủ. Người nói tiếng Anh gọi là “không thể cai trị nổi, ungovernabe!”
Ngọc Lễ (VOA): Trung Quốc: Nền độc tài ở thế phòng vệ hay phản công?
![]() |
Tư tưởng Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc |
Nền độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách tấn công vào định chế dân chủ của Hoa Kỳ hay chỉ đơn thuần là tìm cách bảo vệ mình khỏi sự sụp đổ trước sự tấn công của Mỹ và phương Tây – vấn đề này gây tranh cãi tại một buổi hội thảo mới đây ở thủ đô Washington của Mỹ.
Dưới chủ đề ‘Có phải Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh về ý thức hệ’, buổi hội thảo nhằm phân định có hay không cuộc chiến ý thức hệ giữa hai siêu cường đã được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 21/10.
Mở đầu phiên thảo luận, ông Jude Blanchette thuộc Chương trình Freeman về Nghiên cứu Trung Quốc ở CSIS, nhìn nhận rằng ‘có sự đồng thuận ngày càng tăng ở Washington rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc canh trạnh địa chính trị lâu dài’ nhưng trên khía cạnh ý thức hệ việc hai nước có cạnh tranh hay không vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi.
Nền độc tài ‘phòng ngự’
“Trung Quốc chỉ muốn làm cho thế giới trở thành nơi an toàn để cho phép chế độ độc đoán cùng chung sống với nền dân chủ,” phó giáo sư Jessica Chen Weiss thuộc Đại học Cornell nói tại phiên thảo luận.
Lê Viết Thọ - BBC News Tiếng Việt, Bangkok: TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ
![]() |
Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp |
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về 'bàn cờ' chiến lược biển Đông?
Ông James Borton, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học ngoại giao thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ), trả lời BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử hôm 20/10, cho rằng, "Định vị hành trình của Hải Dương Địa Chất 8 rõ ràng cho thấy nó đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam; đồng thời thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành vai trò chi phối ở Biển Đông."
Ông Borton nhận xét là có vẻ như các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách của Hà Nội vẫn còn chia rẽ trong chọn lựa cách phản ứng với các hành động của Trung Quốc.
Nguyễn Ngọc Chu: Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo
![]() |
Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng. |
Trung Quốc nói thì mỹ miều nhưng hành động lại ngang ngược
Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn của Trung Quốc sinh ra để đối trọng với Diễn đàn Shangri- La. Nếu các nước đến diễn đàn Shangri –La có phần nào thoải mái hơn khi nói về Trung Quốc, thì Diễn đàn Hương Sơn lại là cái băng bịt miệng vì Trung Quốc là nước chủ nhà. Muốn nói đúng cái xấu của Trung Quốc rất khó. Chỉ số ít kẻ quân tử thì trung lập, còn phần nhiều là phải ngợi ca. Cho đến nay Trung Quốc đã 9 lần tổ chức Diễn đàn Hương Sơn.
Là bậc thầy trộm cướp lật lọng, nhưng Trung Quốc lại đặt tên thật “cao đẹp” cho Diễn đàn Hương Sơn, mà trên thực tế thì hành động ngông cuồng tùy ý. Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10/2019 được Trung Quốc khoác cho cái áo mỹ miều: “Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại châu Á-Thái Bình Dương”.
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
Vũ Ngọc Hoàng: Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông
Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.
1.
Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ta cũng không hề có ý định bài Hoa, mà bài làm sao được khi hai dân tộc sống gần cạnh nhau đã do thiên định, nhân dân hai bên biên giới sáng sớm nào cũng nghe tiếng gà gáy của nhau, và Việt Nam cũng rất cần có thị trường lớn bên cạnh để cùng nhau hợp tác phát triển trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Còn việc ta phải kiện Trung Quốc như tôi đã nói là vì họ ép ta phải làm thế, ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới, họ đã xúc phạm ta, nên không có cách khác, không thể để chân lý bị chà đạp, chủ quyền quốc gia và các quyền lợi chính đáng của dân tộc bị cường bạo cưỡng chiếm. Không kiện là hữu khuynh, coi chừng thỏa hiệp vô nguyên tắc. Kiện để mở đường, để làm cơ sở cho các đấu tranh tiếp theo. Nếu chỉ đấu tranh song phương thì lâu nay đã làm, và không có kết quả, dễ bề cho họ ép ta. Cần phải đa phương, phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa vào luật pháp và cộng đồng quốc tế để đấu tranh. Có ý kiến bảo nên bắt đầu bằng việc đưa vấn đề Trung Quốc giành biển của Việt Nam ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời tiếp tục kiện ra quốc tế. Kiện về chuyện Bãi Tư Chính và Hoàng Sa, Trường Sa nữa, từng vụ cho từng vấn đề. Tôi nghĩ thế là rất cần thiết, đáng lẽ phải làm sớm rồi, còn kiện cụ thể
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Hãy từ bỏ chính sách ‘Ba Không’ để liên minh quân sự với Mỹ
![]() |
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và ông Lê Đức Anh, cựu Chủ Tịch Nước Việt Nam. (Hình: Cù Huy Hà Vũ cung cấp) |
Sau khi dùng vũ lực chiếm trọn Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần Trường Sa vào năm 1988, ngày 24/7/2007, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Tiếp đó, ngày 7/5/2009 Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một công hàm kèm bản đồ 9 đoạn yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% Biển Đông, nuốt trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và hầu hết vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Exclusive Economic Zone – EEZ) mà nước này tuyên bố chủ quyền. Ngoài việc cho tàu xua đuổi và đâm chìm các tàu của ngư dân Việt Nam, Trung Quốc từ năm 2014 đến nay, nhất là trong ba tháng qua, đã liên tục đưa dàn khoan và tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông để khảo sát. Các hành vi này cùng với tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 19/8 cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng dùng vũ lực để thôn tính nốt Trường Sa và quyền chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Ông ta nói: “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và vùng biển lân cận đồng thời có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan” và đòi quốc gia có liên quan “tôn trọng một cách nghiêm túc các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”. Cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hôm 1/10 như một triển lãm kho vũ khí khổng lồ và tối tân của cường quốc có, trong đó rất nhiều phương tiện chiến tranh trên biển, chỉ là cái gạch đít quyết tâm xâm lược ấy.
“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”
Trân Văn: Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?
So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.
Cách nay hai thập niên, chẳng có bao nhiêu người biết 20 tháng 10 là dịp gì (?). Thế rồi 20 tháng 10 đột nhiên trở thành ồn ào vì được xem như một dịp để nam giới bày tỏ sự tri ân, tôn vinh nữ giới. Gửi hoa, tặng quà cho bạn bè, thân nhân là phụ nữ vào 20 tháng 10 gióng như tiêu chí để xác định nam giới có văn minh, hiện đại hay không. Lượng hoa, quà còn được xem như bằng chứng, chứng tỏ phụ nữ có được yêu quý, kính trọng hay không. Đó cũng là lý do cứ đến 20 tháng 10, mạng xã hội trở thành nơi nhiều phụ nữ khoe hoa, khoe quà, chứng tỏ giá trị, hạnh phúc của họ, còn nam giới thì khoe họ… thức thời, sành điệu. 20 tháng 10 hàng năm là thời điểm các giới phải cùng… phấn đấu!
Tại sao phải tri ân, tôn vinh nữ giới vào mỗi 20 tháng 10? Theo… lịch sử đảng CSVN thì 20 tháng 10 năm 1946 là… Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hậu thân của những: Tổ chức Phụ nữ Giải phóng (1930-1936), Hội Phụ nữ Dân chủ (1936-1938), Hội Phụ nữ Phản đế (1939-1941), Đoàn Phụ nữ Cứu Quốc (1941-1945) (1).
Thu Hằng (RFI): Hà Nội qua cảm xúc của một cựu đại sứ Pháp
![]() |
Phố cổ Hà Nội vào thu cây bàng lá đỏ |
Ngày 14/07/2016, lần cuối cùng ông Jean-Noël Poirier chủ trì lễ Quốc khánh Pháp với tư cách là đại sứ Pháp tại Việt Nam. Tiếng nhạc rộn ràng, tiếng chúc mừng, cười nói, nhưng tâm trí của ông đồng thời hướng ra phía ngoài thành phố, nơi để lại cho ông biết bao kỉ niệm trong bốn năm làm đại sứ.
Khác với đa số đại sứ thường viết hồi kí, ông Jean-Noël Poirier chọn làm phim Mon Hanoi - Hà Nội của tôi để lưu lại cảm xúc, cũng như chia sẻ quan sát của ông về người dân Việt Nam qua cách sống của họ ở Hà Nội. Vì những thước phim sống động, những lời tự sự thân mật, dễ đi vào lòng người và ít hàn lâm hơn, như giải thích của ông với RFI Tiếng Việt.
“Ở Hà Nội, ngay lập tức tôi có cảm giác như đang ở nhà, tôi thấy rất thoải mái. Ở Hà Nội, tôi có cảm giác gần gũi, thân quen. Khi phân tích sâu hơn một chút cảm giác này, tôi thấy Hà Nội có gì đó hơi giống Paris khi tôi còn trẻ trong những năm 1960-1970. Đó là một thành phố còn rất bình dân, rồi sau đó phát triển nhanh chóng với những công trình được xây khắp nơi, nhưng lại luôn giữ được nếp sống dân dã ở góc phố.
Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019
Trần Ngươn Phiêu: Bên bờ Rạch Cát *
Buổi sáng tinh sương ở Biên Hòa vào khoảng tháng Tám bao giờ cũng lạnh so với các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi chẳng những ở về phương Bắc lại còn là chốn khởi đầu của núi rừng miền Nam.
Triệu cùng ông ngoại ra ga Hiệp Hòa để đón chuyến xe lửa sớm buổi sáng đi Sài Gòn. Đây là một nhà ga rất nhỏ, thường được gọi là ga tạm, giữa hai ga lớn là ga Chợ Đồn và ga chánh Biên Hòa. Xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa chỉ ghé lại ga này vào chuyến sáng sớm và chuyến bảy giờ tối để công chức, công nhân hoặc các bạn hàng có thể đi làm việc hay buôn bán ở Sài Gòn.
Trời còn sớm, sương vẫn còn trải mờ mờ trên mặt đất. Các công, tư chức làm ở các cơ quan chánh phủ hay các hãng xưởng kể như đều biết nhau vì thường cùng đáp xe hằng ngày nên đã chụm nhau từng nhóm nhỏ cười đùa, bàn chuyện thời sự ...Phần đông đều mặc âu phục, cổ thắt cà vạt vì là cách ăn mặc hầu như bắt buộc của các thầy thông phán trước Đệ nhị Thế chiến. Trong giới bạn hàng, các phụ nữ chuyên mua bán cá thì rất thong dong vào chuyến sáng vì gánh thúng không, chưa có cá, nên họ cười đùa rộn rã. Chỉ có chuyến chiều về thì mới thấy họ mệt lả vì các gánh nặng trĩu, sau khi bổ được cá ở chợ Cầu Ông Lãnh về bán ở các chợ Biên Hòa.
Từ ngày Triệu về Biên Hòa vì ông ngoại đã về hưu, dọn nhà từ Vĩnh Long về miếng vườn nhỏ ở ấp Phước Lư, bên dòng Rạch Cát, một nhánh của sông Đồng Nai, thì mỗi lần ông cháu có việc đi Sài Gòn, đều chọn khởi hành từ ga tạm Hiệp Hòa cho tiện vì gần nhà. Từ vườn nhà ra ga không bao xa, nhưng mỗi lần đi Sài Gòn, ngoại thường thức rất sớm, khi tiếng chuông công phu khuya chùa Đại Giác ở Cù lao Phố gióng lên và ngân rền trên sóng nước Đồng Nai. Lúc còn ở Vĩnh Long, một tỉnh nhỏ nhưng ở ngay trong thành phố, Triệu thường bị đánh thức khi thành phố bắt đầu rộn rịp xe cộ buổi sáng. Về Phước Lư, nửa tỉnh nửa quê, chuông công phu khuya của chùa Đại Giác là đồng hồ báo thức mỗi sáng, nhắc Triệu thức dậy, chong đèn dầu ôn bài để đến trường Tỉnh. Mỗi lần thức dậy, đánh que diêm đốt đèn, mùi diêm sinh tỏa trong không khí buổi sáng tinh sương có một hương vị là lạ mà Triệu không bao giờ quên kể như suốt cuộc đời sau này.
Trần Mộng Tú: Đuổi Nhau
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
gặp người phu dọn đường
trên lưng đeo chiếc túi
thổi tung lá bên đường
Này anh phu dọn đường
thổi mùa thu của tôi
thổi lá vàng của tôi
thổi về đâu, anh ơi
Trong bầu trời trong vắt
lá chạy người đuổi theo
cả hai lăn xuống dốc
mùa thu cũng lăn theo
Mùa thu bay theo lá
lá bay theo mùa thu
người phu chạy theo đuổi
lạc vào một giấc mơ
Hoàng Quân: Thy Will Be Done
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Nàng đã đọc đâu đó câu nói của văn sĩ người Anh C.S. Lewis: “There are two kinds of people. Those who say to God “Thy will be done” and those to whom God says: “All right, then, have it your way.”
Hồi còn bé tí tẹo, nàng đã biết băn khoăn về tuổi của mình. Tình cờ, nghe bà thím nói chuyện, những người sinh năm canh tý số vất vả, cực khổ. Lời nói đó để dấu trong đầu óc non nớt của đứa bé mới vào trung học. Nàng nghĩ, cả thế gian chỉ mỗi mình nàng có tuổi canh tý. Nàng không muốn có cuộc đời đã định của tuổi canh tý. Rất sớm, nàng manh nha ý định “cải số” của mình. Theo suy nghĩ trẻ con của nàng, nhỏ học giỏi, lớn an nhàn. Nàng không nhớ rõ mình đã áp dụng “chiến lược” này từ lúc bao nhiêu tuổi. Có lẽ, nàng mê học trước khi biết đọc chữ. Nàng đã ăn cháo thánh từ thuở tiểu học. Khi nhà có cúng giỗ, nhất là dịp cúng tất niên, cao lương mỹ vị ê hề. Con nít háo hức chờ tàn nhang để tranh nhau con cua luộc đỏ thắm, cái trứng vịt luộc tròn quay. Hoặc hau háu ngó những lát chả lụa xắt hình thoi, những cuốn ram chiên vàng óng ả. Con bé tuổi canh tý nôn nao nhìn đầu bàn, có lư hương, những cây đèn sáp, những nải chuối với hoa phượng vàng ở trên, và quan trọng nhất, có chén cháo thánh. Nàng nghe nói, cháo thánh sẽ giúp đầu óc sáng suốt, học mau, hiểu lẹ, nhớ dai. Với niềm tin mãnh liệt đó, nàng thấy cháo thánh ngon hơn món bồ câu hầm hạt sen hay vịt nấu măng. Cháo thánh đã hiệu nghiệm suốt bao nhiêu năm làm học trò của nàng.
Một lần, nàng và nhỏ bạn hàng xóm, Ti Ti, hai đứa chơi vũ cầu xong, ghé ngồi nơi hiên nhà của vợ chồng chú Lương, vừa nói chuyện, vừa chia nhau nhâm nhi miếng kẹo đậu phụng đường đen. Thím Lương quay qua Ti Ti:
Trần Huy Quang: Linh Nghiệm
Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.
Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương.
Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019
Ngô Nhân Dụng: Putin làm chủ Syria – Ngô Nhân Dụng
![]() |
Người biểu tình tập trung bên ngoài đại sứ quán Nga ờ Washington, D.C, để phản đối Tổng Thống Vladamir Putin khi Nga can dự vào Syria. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images) |
Ngày Thứ Ba tuần trước, Đại Tá Myles B. Caggins III, phát ngôn viên quân đội Mỹ và đồng minh (trên nguyên tắc có 22 nước) ở miền Bắc Syria, gửi đi một thông điệp “Tweet”: “Chúng ta rút khỏi Manbij.” Manbij, cùng với Tal Tamr, Tabqa và Kobani là những thị xã quân Kurd từng làm chủ. Nay quân Kurd cũng rút đi hết, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến qua biên giới.
Cũng trong ngày Thứ Ba, hãng thông tấn Anna News của Nga phát hình một đoạn video mời khán giả đi một vòng trong thị xã Manbij. Họ tới thăm căn cứ quân Mỹ đã bỏ, với những bề chứa nước trên cao, các đài viễn thông và các căn lều bỏ trống.
Phóng viên Anna chiếu cảnh một văn phòng quân Mỹ để lại, với những sợi dây cáp (cable) từ trên trần thả xuống; trên bàn giấy còn cái máy dẫn “router” cho mạng wifi; mấy gói thức ăn cho chó mèo. Qua khu nhà ăn, còn chất đầy những hộp “cereal,” nhiều gói bánh bagel, và bốn cái tủ lạnh đầy nước ngọt và nước trái cây. Phóng viên người Nga bình phẩm: “Coi quân Mỹ đã trang bị doanh trại của họ như thế nào. Họ tưởng sẽ đóng quân lâu dài.” Đoạn video kết luận bằng tiếng Nga: “Manbij bây giờ thuộc quân ta!”
Trong năm năm qua, Mỹ đã hỗ trợ quân Kurd đạt được những thành quả lớn mà không tốn mất bao nhiêu sinh mạng người Mỹ.
Khi tổng thống Mỹ rút một trăm quân ra khỏi miền Bắc Syria ngày 6 Tháng Mười, cán cân lực lượng hoàn toàn thay đổi.
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Miền Kinh Rạch
![]() |
Giethoorn, hình Internet |
Nhân dịp gia đình người em từ Úc sang thăm tôi và đứa em kế, sau hơn hai mươi năm ba anh em mới gặp, phải tính chuyện đi chơi coi sao cho được. Tôi là anh lớn và tất cả qua ở nhà tôi, nên tôi phải chọn một nơi thắng cảnh đẹp của Hoà Lan để mọi người cùng thưởng ngoạn. Tôi hỏi ý kiến bà xã và con gái, bà xã tôi thích bông nên chọn đi vườn bông, con gái thì thích những thắng cảnh thành phố nên chọn Amsterdam, Den Haag hoặc Rotterdam, hai người nói qua nói lại cả buổi nhưng chưa chọn được chỗ nào. Bà xã tôi bèn day qua hỏi tôi:
– Anh đi nhiều chắc anh biết chỗ nào đẹp?
Tính ra cả đời tôi thường xê dịch đó đây, mang tiếng là dân Hoà Lan nhưng thường thì tôi sống ngoài Hoà Lan nhiều hơn, nên sự hiểu biết về đất nước con người ở xứ hoa tulip của tôi có phần giới hạn. Tôi cười và nói:
– Ở Hoà Lan anh biết ít lắm.
– Anh thường tìm hiểu chuyện du lịch mà, bộ ở Hoà Lan anh hổng có ấn tượng chỗ nào sao?
Nghe hỏi tôi chợt nhớ ra và buông lời không do dự:
– Theo anh thì ở Hoà Lan, Giethoorn là ấn tượng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)