Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019
Phạm Thị Hoài: Cô ấy làm thơ
LTS: Nhà văn Phạm Thị Hoài viết bài viết này sau khi cố gắng tổ chức tại Berlin buổi giới thiệu sách của nhà báo Đoan Trang, nhân dịp Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019 và luật gia Trịnh Hữu Long thay mặt đến Berlin nhận giải thưởng. Nhưng buổi giới thiệu sách tại Berlin đã không thành.
*
Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.
Nhưng khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng có chút quan tâm đến thời cuộc ở nhà lắc đầu, họ không nghe nói. “Cô ấy viết sách hả? Tiểu thuyết hay truyện ngắn? Chị thông cảm, tôi bây giờ ngại đọc truyện lắm.” Tôi bảo, không, cô ấy làm thơ.
Khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng nhất định phải biết lắc đầu, họ chỉ nghe loáng thoáng. Họ thường bốt lên mạng những điều tiến bộ văn minh ở nơi đang sống để ngao ngán cho tình cảnh xứ Đông Lào. Họ tự hào, thấy mình cũng dũng cảm. Đám mũ ni che tai, phù phiếm sống ảo nhiều lắm, họ hơn.
Khi tôi nói về Trang, những người biết rõ lắc đầu, họ tôn trọng quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến nhưng bản thân không chủ trương đối kháng. Họ theo đuổi con đường khai sáng. Nâng dân trí. Nghiên cứu. Dịch. Văn chương nghệ thuật. Sứ mệnh tri thức. Hợp tác để chuyển hóa. Lấy trí tuệ làm đòn xoay. Nếu đó cũng là chính trị thì chính trị cao cấp đặc tuyển. Họ không đọc Chính trị bình dân.
Ngự Thuyết: Trở Lại Với “Đêm Qua Bắc Vàm Cống” Và Mấy Bài Thơ Đầu Đời Của Tô Thùy Yên
Tôi đã viết khá vội vàng về Đêm Qua Bắc Vàm Cống [i]ngay sau khi nghe tin nhà thơ Tô Thùy Yên không còn nữa. Nhưng sự ngưỡng mộ của tôi đối với Tô Thuỳ Yên rất lớn, không khác gì đối với Thanh Tâm Tuyền. Trong khi đó tôi đã “kể lể dài dòng” nhiều lần về nhà thơ sau. Cho nên tôi cảm thấy có bổn phận trở lại với Tô Thùy Yên, Trở Lại với Đêm Qua Bắc Vàm Cống để nói lên “mối tình thủy chung và kín đáo” của tôi đối với bài thơ ấy, và đồng thời nêu vài ý nghĩ về mấy bài thơ đầu đời nhưng rất quan trọng của Tô Thùy Yên.
Đấy chỉ là bước đầu của tôi đối với những bài thơ đầu tiên của nhà thơ. Tôi mong sẽ có dịp đề cập thêm về sự nghiệp thi ca lớn lao mà Tô Thùy Yên đã để lại cho nền Văn Học Việt Nam.
*
Thỉnh thoảng tôi hát một mình, không muốn cho ai nghe, vì hát nhảm, hoặc huýt sáo miệng,một vài điệu nhạc bất chợt hiện lên trong đầu khi gặp một cảnh ngộ lạ lạ nào đó. Thường thì điệu nhạc đó là do cảnh ngộ đang xẩy ra trước mắt gợi hứng, thì hát lên cho đỡ ngứa miệng. Nhưng cũng có khi điệu hát và cảnh ngộ chẳng ăn nhập gì với nhau, hoặc còn trái ngược nữa. Mà vẫn cứ hát. Một cách vô thức. Một cách khật khùng. Chẳng hạn trưa hè nắng gắt, lại hát, Mùa Đông đang đến trong thành phố/Buổi chiều ngủ vùi ...Hay mưa phùn gió bấc “nước lạnh như đồng, khổ lắm chồng tôi”, lại nghêu ngao, Trời hồng hồng sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song.
Nhưng đối với thơ, khác. Có “quy củ, nề nếp” hơn. Có lẽ vì tôi thiên vị thơ, thích thơhơn ca khúc chăng. Trên đường vượt biên, câu thơ Nguyễn Du luẩn quẩn trong đầu, rồi biến thành tiếng thì thầm trên cửa miệng:
Lối mòn cỏ nhạt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau
Trần Mộng Tú: Chớm Thu
![]() |
Hình minh hoạ, Ian Forsyth/Getty Images |
Những trái táo mầu đỏ cuối Hè
Còn sót lại trên cây
Em phải hái hết xuống vì Thu đang tới từng bước nhẹ
những trái táo sẽ rơi
như những chiếc đèn lồng
lăn tròn trên thảm cỏ mùa Thu
Em đã thấy chiều nay
một cơn gió rung ngực những cây phong Nhật
hình như em vừa vuốt được mùa Thu trên sợi tóc mình
em cúi xuống
một mảnh Thu rơi vào cả trong giầy
Mùa Thu đến thật rồi
Thản nhiên như một vũ nữ
Thay đổi xiêm y theo ý mình
Và khiêu vũ
Trên một cái sân khấu không có đường chân trời.
tmt
Chớm Thu 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 23 - Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 23
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019
* * * * *
CÂU 2165 ĐẾN CÂU 2288
“Gặp người tâm phúc / Hả chí anh hùng”
2165. Lần thâu gió mát trăng thanh, [1]
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi, [2]
2167. Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
2169. Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. [3]
2171. Đội trời đạp đất ở đời, [4]
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
2173. Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. [5]
2175. Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
2177. Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa. [6]
2179. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ [7]
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
2181. Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không? [8]
2183. Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!” [9]
Việt Dương: Những Chuyến Đò (Kỳ 4 -Tiếp theo và hết)
Hạ sĩ nhất Khang dẫn một tiểu đội 7 người đi phục kích ở đầu một con ngòi gần bờ đê. Dưới ánh trăng lu mờ nhạt, ông dấu mình bên một mô đất, hy vọng có thể nhìn thấy bóng người cách xa vài chục mét. Gần nửa năm nay, ông đi kích nhiều theo đà tăng cường hoạt động của địch, và lần nào nằm trên đê, ngửi mùi nước mặn, ông cũng nhớ thời Nghiêm ở Vị Dương. Vì trong một năm dưới quyền Nghiêm, ông đã được phân công làm việc ban ngày, còn ban đêm là việc của Nghiêm. Nghiêm thường đi kích với 1 tiểu đội khi có tin tức, hoặc với 2, 3 người, nằm ở ven một làng nào đó, lần theo tiếng chó sủa, và đã đạt được nhiều kết quả theo lối hoạt động đó. Trung sĩ Minh về thay Nghiêm vẫn tiếp tục một số hoạt động của Nghiêm, nhưng có một điểm khác là ông không ra khỏi đồn ban đêm mà đã ủy thác cho Khang, và ông cũng biết tiếng Tây nên vẫn giữ được liên lạc với đồn Gót. Vì thế, Trung bình một tháng, 2 đồn Gót và Vị Dương thường phối hợp phục kích một lần ở 2 địa điểm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Đêm nay là hoạt động theo sự phối hợp đó. Dưới quyền 4 đời đồn trưởng, ông chưa thấy ai tận tụy với nhiệm vụ và mạo hiểm như Nghiêm. Có lẽ vì lối hoạt động mạo hiểm đó mà Nghiêm đã bị chết chỉ sau một thời gian ngắn đến Hoành Bồ.
Hạ sĩ Nam, tiểu đội trưởng bò đến bên Khang, nói nhỏ:
- Tôi buồn ngủ quá, đêm nay về sớm được không?
- Sớm cũng phải 3 giờ - Khang đưa Nam bi đông nước: Trà đặc, uống cho tỉnh.
Nam vừa cầm bi đông nước thì có tiếng súng nổ ở phía đông bắc, xa chừng 3, 4 cây số. Nam vội đưa trả Khang chiếc bi đông trong tiếng nổ rền với những tia đạn lửa vụt lên không.
Khang nói nhỏ:
- Toán Gót đụng rồi. Tao đinh ninh chúng đi lối này thì chúng lại chọn ngả trên. Đi bảo mấy thằng cẩn thận, coi chừng chúng chạy xuống đây.
Chừng nửa giờ sau tiếng súng thưa dần rồi ngừng. Phỏng chừng khoảng cách, Khang nghĩ là giao liên đã chọn ngả trên, vì coi thường đồn Gót cho là ban đêm đám lính Tây, lính Tàu không dám ra khỏi đồn.
Hạ sĩ Nam bò tới bên Khang lấy bi đông uống một hơi, rồi nói:
- Thế là đám Gót hốt trọn ổ. Chắc là có phản công nên súng mới nổ lâu như thế.
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019
Ngô Nhân Dụng: Đàn hặc hay không đàn hặc?
![]() |
Các nhà hoạt động muốn luận tội Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite) |
Ngày Thứ Ba, 24 Tháng Chín, bà Nancy Pelosi nói sẽ bắt đầu việc điều tra để đàn hặc Tổng Thống Donald Trump, sau vụ ông Trump điện thoại cho Tổng Thống Volodymyr Zelensky, đề cập tới việc điều con trai cựu Phó Tổng Thống Joe Biden về một vụ tham nhũng ở xứ Ukraine nhiều năm trước đây.
Theo thiển ý, bà chủ tịch Hạ Viện không nên đàn hặc ông Trump! Cứ bắt dầu cuộc điều tra nhưng không đi đến chỗ cuối cùng!
Bởi vì đàn hặc là một hành động chính trị, mặc dù bên ngoài trông giống như một vụ điều tra hình sự, truy tố và buộc tội trước tòa án.
Bị đàn hặc cũng giống như bị đưa ra tòa. Nhưng các nhà lập hiến Mỹ muốn phân biệt nên không dùng từ “indictment” tức là lên án, truy tố như công việc của các biện lý; mà họ sử dụng chữ “impeachment” để cho thấy tầm quan trọng. “Impeachment” là một thủ tục đặc biệt ghi trong hiến pháp nước Mỹ, dành cho những người giữ chức vụ cao nhất trong guồng máy hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong sử Việt Nam thường nói đến các quan ngự sử có quyền đàn hặc, hay đàn hạch quan lại, có khi đàn hạch cả vua chúa, tương đương với hành động “impeach” này.
Hiến pháp Mỹ quy định Hạ Viện đóng vai trò đàn hặc, tức là viết bản cáo trạng. Thượng Viện đóng vai xử án xem đương sự đáng kết án và phải từ chức hay không.
Ngô Thế Vinh: Một Jim Webb khác trên lưu vực sông Mekong
Gửi cựu TNS Jim Webb & Nhóm Bạn Cửu Long
DẪN NHẬP: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễvinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực: “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011
TỪ SỰ KIỆN 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ VNCH 54 NĂM SAU
Hôm 14 Tháng Chín, 2019, là một ngày đáng ghi nhớ cho người Việt khi cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, đã gửi một thư ngỏ tới cộng đồng người Việt hải ngoại mời tham dự lễ an táng di hài của 81 chiến sĩ Nhẩy Dù Quân Lực VNCH. TNS Webb viết:
“Tôi muốn chia sẻ với quý bạn bản tin được đăng trong phiên bản điện tử báo USA Today vào ngày Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, 2019, và trong bản báo in cuối tuần. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định công khai ngày di chuyển hài cốt của các tử sĩ QLVNCH từ Hawaii về California. Như nhiều bạn đã biết, điều quan trọng đối với chúng tôi là giải quyết toàn bộ những thủ tục pháp lý trước khi thực hiện lễ truy điệu tử sĩ.
Nghi lễ sẽ cử hành tại Westminster, California vào sáng ngày Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 2019; chúng tôi hy vọng sẽ được gặp một số quý bạn tại đó.
Khánh Hà: Vườn Thu
Bốn mùa thu anh không còn quét lá
Những chiếc lá khô rã mục trong vườn
Cây phong vẫn đứng kiễng chân chờ đợi
Từng mùa lá rơi đỏ ửng sầu thương
Khóm cúc tím, thu này hoa vẫn nở
Em biết tặng ai một nhánh cúc gầy
Anh cõi đó, chẳng còn gầy như cúc
Đã vượt qua, vượt qua bể khổ này
Ở cuối góc vườn đìu hiu mây trắng
Lá hoa rầu rầu nhớ khoảng trời xanh
Còn sót đây vài sợi nắng mong manh
Thu hiu hắt trên rào cây chín đỏ
Lối rêu phủ mờ dấu chân ai đó
Sao mơ hồ để lại bóng trăm năm
Tình thế gian có phai nhạt âm thầm
Mùa thu hỡi, giữ giùm tôi giấc mộng
Khánh Hà
Việt Dương: Những chuyến đò (Phần 3)
Mùng 2 Tết, Nghiêm đi với hai người lính lên Vị Khê. Khi tới bến, Sửu, người đẩy đò, nói với Nghiêm:
- Em với Hoàng tới nhà cô Vân, rồi Hoàng đi với em về nhà ở phía sau đình. Xếp cho biết mấy giờ về để em ra bến chờ.
- Tôi muốn hỏi ông cụ cô Vân ít điều về xã Vị Khê, không biết câu chuyện sẽ bao lâu, nhưng chừng hơn 1 giờ, các cậu cứ tới nhà cô Vân.
Nhà Vân ở trước bến. Đó là một căn nhà gạch cũ, có lẽ đã được truyền lại từ mấy đời, có dậu dâm bụt bao quanh. Ở cổng vào có mấy bụi hồng và một hàng cây lựu.
Vân mặc áo len xanh, tươi cười ra đón khách:
- Năm mới, em xin chúc xếp và hai anh mạnh khỏe, an lành.
- Năm mới, anh em chúng tôi cũng chúc cô và gia đình vạn sự như ý.
Ông giáo đón khách ở cửa. Nghiêm cúi chào ông giáo:
- Năm mới, con xin chúc bác trường thọ, gia đình yên vui.
Hai người lính cúi đầu:
- Năm mới, chúng con xin chúc thầy và gia đình mọi sự như ý.
- Thật quí hóa, năm mới, xin chúc ông đồn và hai anh mạnh khỏe, may mắn – Ông giáo bắt tay Nghiêm và hai người lính, rồi ông nói:
- Mời ông đồn và hai anh ngồi.
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019
Quốc Phương - BBC News Tiếng Việt: Đối lập trên mạng ‘đang là một thực tế tại Việt Nam’
![]() |
Nhà nghiên cứu lịch sử Francois Guillemot bình luận về tự do ngôn luận và lực lượng đối lập trên mạng ở Việt Nam |
Bên lề một tọa đàm bàn tròn về tự do ngôn luận tại Việt Nam diễn ra hôm 21/9/2019, tại Viện Nghiên cứu Á Đông (AIO) thuộc ENS, Tiến sỹ Francois Guillemot, nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội Việt Nam, nói:
"Ở Việt Nam không phải là một chế độ đa đảng, nhưng thực ra là có một đối lập trên mạng để đáp lại và có sự tương tác giữa nội và ngoại để 'nói chuyện' với nhau."
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, vẫn "còn khó" để nói về việc đã đến lúc Việt Nam có thể có một cuộc đổi mới về thể chế chính trị theo một mô hình hậu 'độc đảng', ông nói:
"Cái đó là khó, gần đây, những blogger, những người ly khai Đảng Cộng sản ở trong một 'bước đường cùng', gặp rất nhiều khó khăn.
"Đây cũng là lý do Viện nghiên cứu Á Đông (IAO) phối hợp với Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR) tổ chức cuộc hội thảo, thảo luận để nêu lên vai trò của tự do ngôn luận ở Việt Nam, giống như Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đã hoạt động ở Việt Nam trong một hoàn cảnh rất khó khăn, làm sao để tồn tại được là rất khó.
VOA Tiếng Việt: Báo cáo - Việt Nam trả đũa, uy hiếp các nhà hoạt động hợp tác với LHQ
![]() |
Bùi Thị Kim Phượng (giữa), vợ của tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, chụp hình cùng các thành viên của phái đoàn thuộc Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tháng 9 năm 2019, Việt Nam. |
Việt Nam là một trong những nước bị Liên Hiệp Quốc nêu tên vì nghi ngờ có hành động trả đũa và uy hiếp các nhà hoạt động hợp tác với cơ quan thế giới này về các vấn đề nhân quyền.
Các vụ việc được nêu trong một báo cáo hàng năm của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trình bày trước Hội đồng Nhân quyền ở Geneva vào thứ Năm tuần trước. Việt Nam đã bác bỏ các cáo buộc này trong cuộc tranh luận kéo dài hai giờ tại Hội đồng, Reuters đưa tin.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã ghi nhận những vụ việc bị nghi là trả đũa nhắm vào các nạn nhân, những thành viên của xã hội dân sự và các nhà hoạt động, xảy ra ở “ngày càng nhiều quốc gia nữa, cho thấy một sự gia tăng khắp toàn cầu.”
“Đã liên tục có những báo cáo về các hành vi tàn ác nghiêm trọng nhắm vào những người dám đến Liên Hiệp Quốc hoặc chia sẻ thông tin với chúng tôi - giam giữ cấm tiếp xúc với bên ngoài, tra tấn và ngược đãi, biệt giam kéo dài, và thậm chí tử vong trong khi bị giam giữ,” Andrew Gilmour, Trợ lí Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân quyền, phát biểu trước diễn đàn ở Geneva khi trình bày báo cáo.
Người nhà, người đại diện pháp lí, và nhân chứng của họ cũng bị nhắm mục tiêu, ông nói.
Căng thẳng Biển Đông phải tính chuyện ở đất liền (Báo Tiền Phong phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)
TP - Trước quyết định của Bộ GTVT hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan xung quanh vấn đề này.
Hủy dù ảnh hưởng nhưng cần thiết
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, bà rất ủng hộ quyết định của Bộ GTVT, và luôn tin DN Việt đủ sức làm cao tốc Bắc - Nam, miễn có các điều kiện hợp lý và thời gian để doanh nghiệp (DN) bàn bạc, liên kết. Trong lần mời sơ tuyển hồi tháng 5 vừa qua, do thời gian ngắn (chỉ 2 tháng nhận hồ sơ), nên nhiều DN nói không đủ thời gian bàn bạc, thỏa thuận liên kết tham gia đấu thầu. Trong khi đó, các DN Trung Quốc lại tham gia nhiều, do họ đã có sự chuẩn bị trước.
Trong bối cảnh hiện nay, theo bà, quyết định của Bộ GTVT sẽ mang tới điều gì?
Trong bối cảnh Biển Đông vẫn căng thẳng, Trung Quốc gây hấn rồi đưa ra các tuyên bố ngang ngược về bãi Tư Chính của Việt Nam. Do đó, chúng ta cũng phải tính cả câu chuyện trong đất liền.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ếch & Bò
Trung Quốc đã làm rất tốt về việc xây dựng mạng xã hội của riêng họ. Vì vậy, Việt Nam cũng nên xây dựng mạng xã hội của mình.
La grenouille qui veut se faire aussi grosse que le boeuf.
Trong lịch sử loài người, dường như, không xứ sở nào lại có một tầng lớp lãnh đạo “sính” chuyện viết lách như ở VN:
- TBT Trường Chinh, làm thơ với bút hiệu Sóng Hồng.
- TBT Nguyễn Văn Linh, viết báo với tên NVL.
- TBT Nông Đức Mạnh, người suốt đời chỉ quan tâm đến lâm nghiệp và nông nghiệp (trồng cây gì? nuôi con gì?) cũng vừa làm công luận vô cùng kinh ngạc về bộ Tuyển Tập dầy cộm của ông, do nhà xuất bản Sự Thực xuất bản năm 2018.
Bùi Văn Phú: Hội thảo về xu hướng cộng hoà tại Việt Nam
![]() |
Hội thảo về xu hướng cộng hoà tại Việt Nam, Đại học Oregon, Eugene ngày 14 và 15 tháng Mười 2019 |
Trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười 2019 tới đây, Center for Asian and Pacific Studies tại Đại học Oregon, Eugene sẽ tổ chức hội thảo quốc tế chủ đề: “Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges, and Prospects”. Giáo sư Vũ Tường của khoa chính trị học là trưởng ban tổ chức hội thảo này.
Học giả và nghiên cứu sinh từ các đại học Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi trên thế giới sẽ trình bày 36 bài tham luận liên quan đến quan điểm, khuynh hướng cộng hoà tại Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua, qua những nhân vật chính trị, những chính sách, trào lưu văn chương cũng như đời sống văn hoá, xã hội.
Giáo sư Peter Zinoman từ Đại học U.C. Berkeley sẽ là diễn giả chính vào sáng khai mạc và Giáo sư Keith Taylor từ Đại học Cornell sẽ nói chuyện trong buổi chiều kết thúc hội thảo.
Tham gia hội thảo với các bài nghiên cứu có Martena Nguyen, Y Thien Nguyen, Nu-Anh Tran, Haydon Cherry, Christoph Giebel, Pham Thi Hong Ha, Alvin Bui, Nguyen Duc Cuong, Hoang Duc Nha, Edward Miller, Tuan Hoang, Olga Dror, Sean Fear, Truong Thuy Dung, Jay Veith, Trinh Luu, Alex-Thai Vo, Yen Vu, David Prentice, Wynn Gadkar-Wilcox, Nguyen Thi Tu Huy, Cindy Nguyen, Jason Gibbs v.v…
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019
Phạm Phú Khải: Tại sao cần nền giáo dục cấp tiến?
Chính quyền tại Hồng Kông và Bắc Kinh từng gán ghép những người biểu tình tại Hồng Kông là bị xúi giục, kích động, giựt dây và kể cả mua chuộc bởi các thế lực thù nghịch. Họ chỉ ngón tay về phía Hoa Kỳ và các thế lực Tây phương, cũng như các thành phần “phản động” trong nước. Họ cũng đã từng làm như thế với phong trào Dù Vàng năm 2014 [1].
Nhưng khi những cuộc biểu tình liên tục kéo dài trên 14 tuần qua, tiếp tục thu hút một hai triệu người không chỉ một lần, và những người tham dự thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, điều này cho cho thấy các thế lực cầm quyền phi dân chủ thường không (muốn) hiểu và không thật sự (muốn) lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Qua cuộc đấu tranh của người Hồng Kông, người Việt cũng mong ước một ngày không xa người Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng, có những khát vọng tự do lớn lao như người Hồng Kông thể hiện.
Mong ước như thế là điều dễ hiểu và chính đáng. Nhưng so sánh giới trẻ Việt Nam với giới trẻ Hồng Kông, trước hết, là hoàn toàn khập khiễng. Hơn nữa, sự chỉ trích, trách cứ, hay mắng nhiếc, rằng giới trẻ Việt Nam thờ ơ, thụ động, vô cảm v.v… như đã từng xảy ra bấy lâu nay, một thói quen đổ lỗi/tội cho người khác, là điều tai hại và phản ứng ngược.
Cổ-Lũy từ Nam California: Dân Chủ Tranh Luận Kỳ 3 Và Bãi Nhiệm
NHẬN XÉT VỀ TRANH LUẬN
Giữa tháng, với năm ứng viên đã rút lui và năm không đủ ủng hộ chính trị và tài chính của dân chúng để tham dự sau hai kỳ tranh luận trước, mười ứng viên Dân Chủ tranh cử sơ bộ đủ điều kiện lên danh sách lần thứ ba để tranh luận ở Texas. Với nhân số thu hẹp, hai khuynh hướng chính trị Dân Chủ khác nhau đã cho thấy rõ ràng: Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden đứng đầu danh sách thuộc khuynh hướng “ôn hòa/moderate;” Nghị Sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders, thay nhau đứng hàng thứ nhì và ba, theo đường lối “cấp tiến/progressive;” Lạ lùng thay, dù phía Dân Chủ thường “hướng về tương lai” và “đổi mới,” ba ứng viên dẫn đầu tuổi lại từ 70 đến 77 tuổi, và hoàn toàn da trắng. Hàng bốn và năm: Nghị Sĩ Kamala Harris, da đen, và Thị Trưởng đồng tính Pete Buttigieg, mới 37 tuổi, ngả lần về ôn hòa.
Giới quan sát cho thấy từ mở đầu tranh cử sơ bộ tới giữa năm, ứng viên phía Dân Chủ bị áp lực người trong đảng hăng say “đối đầu” với ông Trump phải với tuyên bố chú mục vào hướng “tiến bộ”: Bãi nhiệm tổng thống bằng mọi giá, y tế cho mọi người, nới lỏng di trú cho người da nâu, đền bù cho người nô lệ da đen, thay đổi môi trường Xanh. Ứng viên ở vị trí thấp hai tranh luận đầu hứa “cho” cử tri miễn nợ đi học, bải bỏ cử tri đoàn, hạn chế khai dầu, hợp pháp hóa cần sa, y tế cho cả di dân bất hợp pháp—rồi bị ông Trump dán ngay cho nhãn hiệu “xã hội chủ nghĩa” mà người Mỹ khá “dị ứng.” Giới chính trị thực tế lo tìm cách thắng cử lo sợ vô cùng vì đây chẳng khác gì nhường Bạch Ốc cho ông Trump, nhất là theo ông chỉ “người da mầu” hưởng lợi từ các chương trình “xã hội chủ nghĩa” vô cùng đắt giá. Trước luồng sóng cấp tiến lên cao ông Biden ôn hòa, dù giữ vị trí hàng đầu, vẫn thận trọng vào cuộc mới nửa năm nay.
Kỳ tranh luận này đặc biệt là lần đầu tiên hai ứng viên hàng đầu, ông Biden và bà Warren với hai khuynh hướng đối chọi đứng cùng nhau trên sân khấu với cơ hội tranh luận được xem là gắt gao, nhất là về đề tài bảo hiểm sức khỏe cho dân chúng mà phía Dân Chủ xem là ưu điểm của mình. Hai người chưa trực tiếp tấn công nhau, có lẽ hiểu rằng làm như vậy chỉ có lợi cho đối thủ Trump; ông Biden xem đây là một “xa xỉ” đảng Dân Chủ không có trong khi chú tâm vào đánh bại ông Trump.
Khánh An-VOA: Ai có quyền ‘đi nhờ’ chuyên cơ nguyên thủ?
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. |
Công luận Việt Nam ngày 25/9 càng “dậy sóng”dữ dội hơn sau khi Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí rằng 9 người bỏ trốn ởlại Hàn Quốc trong chuyến công tác của Chủtịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân là “đi nhờ”.
“9 người này không thuộc thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam mà thuộc đoàn của Diễn đàn đề nghị đi nhờ chuyên cơ sang kia”, báo Thanh Niên dẫn lời Tổng thưký Quốc hội trảlời báo giới ngày 25/9 vềvụ“vượt biên bằng chuyên cơ” của các thành viên trong đoàn tháp tùng chuyến công tác của Chủtịch QH Việt Nam đến Hàn Quốc vào cuối năm ngoái.
Theo người phát ngôn của Quốc hội, những người bỏtrốn “không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao”.
Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người từng có kinh nghiệm tháp tùng Thủtướng Phan Văn Khải trong một chuyến công tác sang Nhật, nói với VOA rằng bà “buồn cười” vềcâu trảlời “coi thường dưluận” của quan chức Việt Nam.
Kiều Linh: Dự án cao tốc Bắc Nam
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Như VnEconomy đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tếvà điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộcao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Trao đổi với VnEconomy về quyết định bất ngờ của Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng việc huỷ đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Bộ Giao thông Vận tải thể hiện sự thay đổi chủ trương chính sách của Bộ này. Trước kia Bộ này đã đưa ra đấu thầu quốc tế để thu hút nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên không ít ý kiến thể hiện lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc trúng thầu, họ nổi tiếng trong việc bỏ thầu giá thấp nhất để được tuyển, sau khi thực hiện lại đội giá lên nhiều lần.
“Tôi hoan nghênh Bộ Giao thông Vận tải thay đổi huỷ đấu thầu quốc tế tập trung đấu thầu rộng rãi trong nước. Tôi tin các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân trong nước hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng tốt cao tốc Bắc – Nam này”, ông Lê Đăng Doanh bình luận.
Nguyễn Đình Cống: Đối thoại bất ngờ
Đó là 3 cuộc đối thoại của LS Nguyễn Mạnh Tường vào cuối năm 1956, sau khi ông trình bày và viết ra bài diễn văn nổi tiếng “Qua những sai lầm trong CCRĐ”. Diễn văn được trình bày trong 6 giờ, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại cuộc họp của UB TW MTTQVN, theo lời kêu gọi của ông Trường Chinh, TBT Đảng Lao động, rằng trí thức cần góp ý để Đảng sửa chữa sai lầm.
Nói là bất ngờ vì người ta không định tổ chức đối thoại mà là “đấu tố” hoặc xử án, cho rằng ông Tường là một trí thức phản động, đã công khai chống Đảng, chống chế độ, làm hại cách mạng. LS Tường ví von, các cuộc đấu tố đó giống như đấu bò tót, mà ông là con bò nạn nhân. Thế mà nhờ tài năng và chính nghĩa của một “Triết gia quân tử”, ông đã xoay chuyển, biến các cuộc đấu tố thành đối thoại, và đã tự bảo vệ được chính nghĩa của mình. Tuy vậy ông vẫn bị quyền lực nhận xuống bùn đen, bị đẩy vào sa mạc hoang vu để chết dần chết mòn. Nhưng ông không chết mà đã tỏa sáng.
Người ta đã định dùng thủ đoạn trong CCRĐ, trong chỉnh đốn tổ chức, dùng áp lực của số đông bị khống chế để đấu tố, nhằm khuất phục, nhằm hạ nhục những nhân cách lớn. Phải công nhận rằng họ đã thành công trong nhiều trường hợp, đến nỗi người như nhà văn Nguyễn Tuân phải công nhận: “Để tồn tại phải biết sợ”. Và bao người khác phải ôm hờn nuốt tủi để giữ mạng sống qua ngày. Họ tưởng với thủ đoạn như thế có thể triệt hạ Nguyễn Mạnh Tường, Họ đã nhầm, đã thất bại.
Cuộc đấu tố thứ nhất diễn ra tại Hội trường của Mặt trận Tổ quốc ở phố Tràng Thi, với sự tham dự của các cán bộ Mặt trận và các phóng viên. Cuộc thứ hai diễn ra ở phòng họp lớn của trường Đại học với rất đông thầy giáo và sinh viên. Trong cả hai cuộc, LS Tường không những đã đanh thép bác bỏ mọi lời luận tội và vu cáo, đã tự bảo vệ việc làm trong sáng, chính nghĩa của mình mà còn vạch ra, lên án những chủ trương, đường lối sai lầm của Đảng Lao động. Nói theo ví von thì con bò đã húc ngã mọi đấu sĩ, không những giữ được mạng sống mà còn làm cho đấu trường bị tơi tả, bị ngã ng
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019
Ngô Nhân Dụng: Dân chủ như nước Israel!
Dân chủ là một cuộc tranh đua trong luật lệ. Giống như cuộc chơi đá banh, hay đánh cờ. Khó hơn đá banh và đánh cờ, luật lệ các cuộc chơi dân chủ thay đổi, tùy theo lựa chọn của mỗi nước. Và khi áp dụng các luật lệ này, kết quả cũng thay đổi tùy theo tánh chất của mỗi xã hội.
Những chính quyền độc tài thường chỉ trích chế độ dân chủ làm cho quốc gia yếu đi vì tranh chấp đảng phái. Trường hợp Ấn Độ và Israel chứng minh ngược lại, đặc biệt là Israel!
Ấn Độ và Israel cùng ra đời trước đây ngoài 70 năm, mà trước đó họ đều chưa hề có quốc gia! Khi lập quốc, hai nước đều chọn thể chế tự do dân chủ.
Ấn Độ là một nước lớn và phức tạp nhất, Israel thuộc hàng nhỏ nhưng thuần chủng nhất. Nhưng cả hai chế độ dân chủ ở hai nơi đều sống bền bỉ, chưa bao giờ đứt đoạn.
Hơn một tỷ dân Ấn Độ sống trong mấy chục nước nhỏ, nói hàng ngàn thứ tiếng khác nhau, theo nhiều thứ tôn giáo mà ngay trong Ấn Giáo cũng chia ra nhiều chi phái. Đa số dân theo Ấn Giáo, họ vẫn tin rằng loài người chia thành bốn đẳng cấp cha truyền con nối, có những người sinh ra đã đáng trọng hay đáng khinh rồi. Với một dân tộc nghèo, ít học với đủ các động cơ chia rẽ như thế, khi nước Ấn Độ giành được độc lập năm 1947 không ai tin chính quyền dân chủ sẽ kéo dài được mươi năm. Cả thế giới chờ coi được mấy năm thì Thủ Tướng Nehru sẽ phải cai trị theo một chế độ độc tài, như Mao Trạch Đông bên nước láng giềng.
Nguyễn Trung: - Nếu Việt Nam không tự cứu mình, sẽ không một ai cứu được Việt Nam – kể cả chúa trời! - Nếu Việt Nam quyết tự cứu mình, cả thế giới sẽ xúm lại bênh vực và giúp Việt Nam bảo vệ được tổ quốc mình!
Bình luận của Tuổi trẻ ngày 22-09-2019 về phát ngôn của Cảnh Sảng – Bộ Ngoại giao Trung Quốc – đã nói lên sự thật:
Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng!
Thật không còn gì trắng trợn hơn khi người phát ngôn Cảnh Sảng ngày 18-09-2019 nhân danh Bộ Ngoại giao CHNDTH nói rằng: “Kể từ tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở Wan'an Tan (Bãi Tư Chính) của Trung Quốc, điều này đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc. Nó cũng vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC), và các điều khoản liên quan trong UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc). Việt Nam nên ngay lập tức dừng các hoạt động vi phạm đơn phương để lập lại sự yên tĩnh tại vùng nước liên quan...”
Trong khi đó qua những hành động tại bãi Tư Chính, phía Trung Quốc đã vi phạm toàn bộ những thỏa thuận cấp cao song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, những cam kết của Trung Quốc trong khung khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc, đồng thời chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế về gìn giữ hòa bình và các mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế - trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn UNCLOS 1982.
Sự thật hiển nhiên là vùng biển ở bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa và nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, không mảy may liên quan đến bất kỳ một vùng tranh chấp nào – kể cả so với các vùng của 7 đảo và bãi của vùng đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm lược và hiện nay đang chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
Phạm Chí Dũng: Quốc tế vận Bãi Tư Chính: Việt Nam hay Trung Quốc thắng thế?
![]() |
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) |
Sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 18/9/2019 đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính”, người ta có thể tự hỏi vì sao Bắc Kinh lại tự tin và ngạo mạn đến thế.
Cái gì đã khiến Trung Quốc quá tự tin và ngạo mạn?
Nhất là từ cái cách hé miệng ấp úng “Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta” của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, nhưng vẫn không hề dám nhắc đến cái tên Trung Quốc.
Dù đó là lần đầu tiên ông Phúc ’can đảm’ có được một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019. Phát ngôn đó xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 thậm chí còn lấn tới sát vùng biển Phan Thiết, trong lúc không có một tàu hải quân nào của Việt Nam ra ngăn chặn, theo đúng là tinh thần câu vè dân gian ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’.
BBC Tiếng Việt: Du học sinh Việt Nam 'một đi không trở lại' – vì đâu?
![]() |
Học sinh tìm hiểu cơ hội du học trong một ngày hội du học Pháp tại Hà Nội. |
100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam, theo kết quả một nghiên cứu của TS Phạm Thị Liên, thuộc Đại học Công nghệ Sydney.
Sinh viên du học xong, trở về hay không trở về - một đề tài tưởng cũ, nhưng thỉnh thoảng lại được xới lên trên báo chí lẫn trên mạng xã hội.
Nhiều người cho rằng, lựa chọn - về hay ở lại - không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế.
Một ví dụ thường được nêu lên là trong số 17 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" đi du học Úc, chỉ 2 người chịu về nước.
Khoan hãy bàn cãi việc những học sinh này là những người học giỏi và có khả năng, hay đích thực đã là nhân tài, mà hãy chú tâm vào chuyện, tại sao nhiều du học sinh không muốn trở về nước làm việc?
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019
Bùi Văn Phú: Cách xử lý vi phạm môi trường ở Mỹ
![]() |
Hội thảo của lãnh đạo trẻ về môi trường ở các nước Đông Nam Á tổ chức tại Đại Học Berkeley hôm 19/9/2019 (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Thời gian vừa quaởViệt Nam việc gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho người dân đã không được xử lý một cách minh bạch nên dân chúng có nhiều bất mãn với cách hành xử của chính quyền.
Năm 2016 nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh thải chất độc làm ô nhiễm mấy trăm cây số bờ biển và gây thiệt hại đến đời sống của hàng vạn ngư dân.Chỉ ít lâu sau đó công ti Formosa đã thỏa thuận với nhà nước Việt Nam để bồi thường 500 triệu đôla và phủi tay.
Cho đến nay việc bồi thường cho dân vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Vùng biển bị ô nhiễm mấy năm qua vẫn chưa trở lại bình thường với hệ sinh thái trước khi sự cố xảy ra và vẫn còn tiếp tục bị làm độc bởi Formosa, theo như cáo buộc của nhiều người dân trong khu vực. Trong khi đó không có những thông tin khoa học chính xác và độc lập để xác minh mức độ ô nhiễm trong nước còn ở ngưỡng nguy hại hay đã trở lại bình thường.
VOA Tiếng Việt: Nhà nghiên cứu: Lợi nhiều hơn hại nếu Việt Nam kiện Trung Quốc về Biển Đông
![]() |
Hình ảnh tuần duyên Trung Quốc và bản đồ khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình Thanh Niên) |
Trong gần 2 tuần nay, 9 tổ chức và gần 700 cá nhân đã và đang vận động chữ ký cho một văn bản kêu gọi chính quyền Việt Nam “kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế” về tranh chấp ở Biển Đông.
Một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông bình luận với VOA rằng việc đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế sẽ có lợi cho Việt Nam nhiều hơn là có hại, song ông cũng phân tích về 2 lý do có thể làm Việt Nam còn e ngại chưa tiến hành bước đi quyết đoán.
Thư kêu gọi được đưa lên mạng xã hội hôm 10/9 với những chữ ký đầu tiên của các nhân vật có nhiều ảnh hưởng như nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, tiến sĩ Chu Hảo, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. HCM Võ Văn Thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. HCM Đào Công Tiến, và nhiều học giả, nhà hoạt động trong và ngoài nước, kể cả ở Mỹ, Pháp, v.v…
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dự Kiến Một Buổi Lễ Báo Công
Người của Trung cộng làm gì ở Việt Nam? Đánh bạc ở Hải Phòng. Sản xuất ma túy trên Tây Nguyên. Tổ chức làm phim đồi trụy tại Đà Nẵng. Chỉ đạo ở Hà Nội. Thế thì còn lĩnh vực tội ác nào chả có bàn tay của người Trung Quốc?
Sau khi đi quanh một vòng thế giới, tôi vô cùng ái ngại khi ngồi lại ghi trong sổ tay của mình dòng chữ ngắn ngủi sau: không xứ sở nào mà lại có lắm thứ lễ lạt như ở nước mình.
Coi:
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia
- Lễ Trao Tặng Vinh Dự Nhà Nước
Nguyễn Ngọc Chu: Đất nước không phải là của hồi môn của ai đó
VỚI TRUNG QUỐC: BIẾT CHẾT MÀ VẪN CỨ KÝ
1. Báo Tuổi trẻ ngày 21/09/2019 đăng bài “Đường sắt nghìn tỉ Cát Linh - Hà Đông, biết không hiệu quả vẫn làm” với lời dẫn “Cách đây 11 năm, khi lập dự án đầu tư tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đã biết dự án không hiệu quả kinh tế nhưng các bên liên quan vẫn ngó lơ để dẫn tới tuyến đường sắt đô thị nghìn tỉ dở dang, ngổn ngang như hiện nay”.
Tiếp theo báo đã liệt kê ra các số liệu, một trong số đó là đã cắt ngọn đút túi trước 2 658 tỷ đồng: “đến hết tháng 6-2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án”.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là sự mất mát to lớn về kinh tế, là biểu tượng ô nhục của sự hợp tác với Trung Quốc mà nhân dân sẽ đời đời nguyền rủa. Không muốn nói thêm nữa, vì càng nói càng đau lòng, càng nói càng căm phẫn những kẻ đã đưa đến cho Đất Nước những tai họa mà bắn chúng đi cũng không hả giận.
2. Biết trước chết mà vẫn ký không chỉ có đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trước nữa, ông Nông Đức Mạnh đã hứa dành Bô xít Tây Nguyên cho Trung Quốc. Đến mức cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư cũng bỏ ngoài tai. Và Quốc hội cũng bó tay vì đó là dự án của TBT Nông Đức Mạnh đã hứa trước dành cho Trung Quốc.
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019
Tuệ Sỹ: Mộng Ngày
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Ta cỡi kiến đi tìm tiên động
Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ.
Cóc và nhái lang thang tìm sống,
Trong hang sâu con rắn nằm mơ
Đầu của động đàn ong luân vũ
Chị hoa rừng son phấn lẳng lơ
Thẹn hương sắc lau già vươn dậy;
Làm tiên ông tóc trắng phất phơ
Kiến bò quanh nhọc nhằn kiếm sống
Ta trên lưng món nợ ân tình
Cũng định mệnh lạc loài Tổ quốc
Cũng tình chung tơ nắng mong manh.
Đàm Trung Pháp: Bài Thơ Khóc Con Gái Yêu Của Thi Hào Victor Hugo
Tuyển tập “Les Contemplations” (Chiêu Niệm) của Victor Hugo (1802-1885) chứa đựng 158 bài thơ ghi lại các kỷ niệm của ông về những chuyện vui buồn trong đời sống thường nhật, gồm cả nỗi đớn đau khôn lường do cái chết mang lại. Tất cả được thi hào sáng tác trong khoảng thời gian từ 1830 đến 1855 và cho xuất bản năm 1856. Trong số những bài ghi lại nỗi đớn đau vì tử biệt trong “Les Contemplations,” vô số độc giả trong cũng như ngoài nước Pháp đã coi bài “Demain, dès l’aube” (Ngày mai, từ lúc rạng đông) như một tuyệt tác mà có người đã học thuộc lòng ngay sau lần đọc đầu tiên. Victor Hugo viết bài ấy trong dịp tưởng niệm hàng năm lần thứ tư sự qua đời quá sớm của cô con gái đầu lòng Léopoldine. Tuyệt tác chỉ gồm 12 dòng thơ chia làm 3 đoạn (strophes) giản dị trong sáng nhưng đậm nét sầu thương dùng để dựng lên trong tâm trí thi hào một chuyến sắp đi thăm mộ cô con gái thương yêu nhất của ông.
Mời quý độc giả xem bản dịch bài thơ “Demain, dès l’aube” sang tiếng Việt của tôi, với kỳ vọng nó “đã không làm mất đi” ý nghĩa nguyên thủy một tuyệt tác lẫy lừng của vị đệ nhất thi hào Pháp Quốc. Để tiện việc so sánh và lưu trữ làm tài liệu, nguyên tác tiếng Pháp xuất hiện ngay dưới bản dịch. Khi làm công việc “liều lĩnh” này, tôi biết mình “có cơ nguy” bị lên án là dám “phản bội” một tuyệt tác, như lời cảnh cáo chí lý từ lâu của dân tộc Pháp – “traduire, c’est trahir.” Vì thế, nếu có điều gì thất thố làm phiền lòng bạn đọc, tôi xin được miễn chấp trước.
Ngày mai, lúc rạng đông, khi vùng quê bừng sáng.
Cha sẽ lên đường. Con ơi, cha biết con nóng lòng chờ đợi.
Cha sẽ đi qua rừng, cha sẽ đi qua núi.
Cha không thể nào lâu hơn nữa ở xa con
Trần Văn Tích: Điểm sách VĂN HỌC VIỆT NAM của Trần Bích San
Chúng ta đã có nhiều công trình biên khảo về nền văn học dân tộc của Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Hà Như Chi, Phạm Văn Diêu v.v… Đó là chỉ nói về Miền Nam, dưới chế độ quốc gia. Ở Miền Bắc cũng có nhiều tuyển tập văn học sử, phần lớn do một tập thể biên soạn.
Các tác giả sáng tác theo tinh thần quốc gia chỉ nhắm mục đích là cung cấp cho giới đọc sách một cái nhìn tổng quát về văn học sử Việt Nam. Đến lượt mình, Trần Bích San nêu rõ tâm nguyện khi chấp bút nơi trang 25 sách Văn học Việt Nam : “Sách này được soạn thảo với mục đích bảo tồn sự trung thực của lịch sử văn học Việt Nam.“ Như vậy, khác hẳn các nhà nghiên cứu văn học sử tiền bối, Trần Bích San không những là một người biên khảo văn học mà còn là một người lính chống cộng.
Tác phẩm Văn học Việt Nam phát hành cuối năm 2018, dày 1200 trang, in chữ cỡ 12, do Nhà Xuất bản Cỏ Thơm ấn loát và tác giả cùng thân nhân phát hành. Sách gồm 31 chương, bắt đầu với Chương 1 Nguồn gốc Văn học Việt Nam rồi qua các Chương 2 Chữ Việt Thượng Cổ, 3 Chữ Hán-Chữ Nho, 4 Chữ Nôm, 5 Chữ Quốc Ngữ; kế tiếp là các Chương 6 Giáo Dục Nho Học, 7 Giáo Dục Pháp Thuộc, 8 Giáo Dục Quốc Gia, 9 Giáo Dục Cộng Sản, rồi đến các Chương 10 về Nho Giáo, 11 Quan Niệm Quân Tử-Đại Trượng Phu, 12 Mẫu Người Kẻ Sĩ, 13 Danh Vị Tam Nguyên, 14 Học Vị
Việt Dương: Những chuyến đò (Kỳ 2)
Hạ sĩ nhất Khang dừng lại chỉ tay về phía những hàng cây lớn bên hồ sen: Anh nhìn ngôi đình kia. Bây giờ thì vắng như thế, nhưng tới hội đình thì từ sân ra đến ngoài đồng ruộng người đông như kiến - Rồi chỉ dòng ngòi lớn ở bên kia đồng ruộng: Bây giờ thì chỉ có ngòi và ruộng, nhưng tới lễ thi bơi trải thì bên bờ ngòi đầy dân các thôn hò reo để tăng sức cho đội của thôn.
Nghiêm nói:
- Như thế thì ở đây, các cụ và Ban Lý Dịch còn duy trì được lễ nghi hội đình. Quê tôi do ở gần chiến tranh quá thành ra các cụ bỏ gần hết. Hôm nọ đi với chú Hà ra thăm cụ Đô, tôi đã vào đình, nhưng trong đình học sinh còn đang học nên tôi chỉ đi quanh bên ngoài. Vậy là Vị Dương không có trường nên phải lấy đình làm trường.
- Trước năm 45 chỉ có Phong Cốc mới có trường sơ học. Muốn học cao hơn thì phải lên Quảng Yên. Năm 49 có chương trình thiết lập trường sơ học ở các xã, nhưng không có tiền xây trường nên xã nào cũng dùng đình làm trường.
Nghiêm nói:
- Đình Vị Dương nhỏ hơn đình quê tôi, nhưng cảnh trí đặc biệt vì ở giữa những thôn làng. Đằng trước có hồ sen, với con ngòi lớn như giòng sông. Còn cái hồ lớn phía sau đã làm mát cánh đồng ruộng khô sau đình.
- Anh chỉ nói đến cảnh sắc của hồ sen phía trước, hồ nước phía sau, nhưng anh không biết nguồn tiền bạc của hai cái hồ ấy.
Nghiêm hỏi:
- Hồ sen cho hạt sen, ngó sen, còn cái hồ kia cho cái gì?
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019
Ngô Nhân Dụng: Tổng Thống Trump phải trả đũa Iran – Ngô Nhân Dụng
Iran chủ mưu vụ tấn công vào mấy nhà máy lọc dầu của Ả Rập Saudi để thử coi nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào.
Nước Mỹ có thể làm một châm ngôn nổi tiếng của Tổng Thống Teddy Roosevelt: “Miệng nói nhẹ nhàng nhưng tay cầm một cây gậy thật lớn” (Speak softly and carry a big stick). Tổng Thống Donald Trump hiện đang theo cách khác: Nói rất mạnh nhưng không muốn chiến tranh.
Nhưng ông Trump sẽ phải đổi. Nếu không, các nước Ả Rập theo Hồi Giáo Sun Ni với những mỏ dầu lửa mênh mang sẽ nghĩ rằng thời kỳ dựa vào sự bảo vệ của Mỹ đang chấm dứt; từ nay mạnh ai nấy lo.
Hứa hẹn được Mỹ bảo vệ đã bắt đầu từ năm 1945 khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt gặp Abdelaziz ibn Saud, vị vua sáng lập quốc gia mang tên Saudi sau khi bắt các bộ lạc tranh hùng phải quy phục. Các đời tổng thống Mỹ sau đó tiếp tục liên minh với Saudi và các ông hoàng Ả Rập khác vì nước Mỹ cần dầu lửa từ Trung Đông.
Cuộc chiến tranh Iraq khiến người Mỹ đổi thái độ vì quá tốn kém mà kết quả không thấy lợi lộc gì. Tổng Thống Trump đã báo trước ông muốn rút quân Mỹ ra khỏi Syria, Afghanistan, và chấm dứt cuộc phiêu lưu ở Iraq mà ông vẫn tự hào ông chống ngay từ năm 2003. Ai cũng biết ông Trump vẫn than phiền về chi phí cho việc đồn trú quân Mỹ ở Đức, Nhật và Nam Hàn.
Việt Dương: Những chuyến đò
1
Nghiêm đã về Vị Dương được 2 ngày. Thời gian ở Trung Tâm Bính Động, ngày dài lê thê, nhưng sau khi mãn khóa học, ra khỏi cổng Trung Tâm, anh thấy 6 tháng học làm quen với súng đạn qua nhanh. Vị Dương là một xã thuộc Bang Hà Nam, tỉnh Quảng Yên, kế cận Hải Phòng, nhưng sau một ngày đi đò từQuảng Yên tới đây, anh thấy như mình đã đi xa lắm. Khi nghe trung úy Nhân, Tỉnh Đoàn Trưởng, Tỉnh Đoàn Bảo Chính Đoàn Quảng Yên nói với ngón tay chỉ vào vị trí của Vị Dương trên bản đồ quân sự, Nghiêm hình dung đồn Vị Dương sẽ ở sát biển, nhưng tới Vị Dương mới thấy là đồn ở giữa những xóm làng với lũy tre, sông rạch bao quanh. Nhìn cánh đồng mênh mông qua cửa sổ, anh biết ở tận cùng của cánh đồng này là những bãi lau sậy, đầm lầy với con đê ngăn biển. Rút điếu thuốc Cotab, bật diêm, hút vài hơi nhả khói ra phía cửa sổ, Nghiêm lẩm bẩm thành lời: Mấy chục con người phải giữ yên thôn làng giữa những cánh đồng sông rạch…
Nghe tiếng chân bước, Nghiêm nhìn ra:
- Chào xếp – Hạ sĩ nhất Khang,đồn phó, vừa nói vừa bước qua ngưỡng cửa.
Nghiêm đứng dậy, cầm tay Khang:
- Mình là anh em, đừng gọi vậy. Cứ anh và tôi là tốt nhất, anh Khang ạ.
- Dạ, nếu anh cho phép.
Nghiêm đưa bao thuốc mời Khang, rồi nói:
- Cảnh đồn bốt ở đâu cũng thế. Nhưng khi tới sống với nó, tôi thấy lạ. Anh ở đây đã lâu và kinh nghiệm hoạt động cũng nhiều, còn tôi là một tên lính mới, chỉ được tập luyện trong 6 tháng. Tôi biết việc học ở trường với việc thực ở ngoài đời có nhiều sự khác biệt. Mong rằng anh sẽ giúp tôi để trước hết là giữ yên cho đồn, cho mình và sau đó là để chu toàn được nhiệm vụ.
Hạ sĩ nhất Khang nói:
- Anh yên tâm. Tôi là người địa phương ở đây và cũng là người về đồn đầu tiên khi đồn mới được thành lập, nói có nhiều kinh nghiệm thì không phải, nhưng quen thuộc địa thế, biết được ít điều về địch và dân tình.
Trần Doãn Nho: ‘Người Đàn Bà Có Hai Con,’ một truyện tình lạ của Trần Thị NgH
![]() |
Trần Thị NgH tên thật Trần Thị Nguyệt Hồng. (Hình Da Mầu) |
Trần Thị NgH là một tác giả bắt đầu nổi tiếng vào những năm cuối cùng của chế độ VNCH.
Chỉ với hai truyện ngắn đầu tiên, “Chủ Nhật” và “Nhà Có Cửa Khóa Trái,” xuất hiện trên hai trong những tạp chí hàng đầu của văn học miền Nam thời đó là Văn và Vấn Đề, tên tuổi bà đã lập tức được văn giới và độc giả đánh giá cao và trở thành một hiện tượng văn học.
Sau 1975, cũng như nhiều nhà văn miền Nam khác, bà ngừng viết một thời gian dài, chỉ có mặt trên văn đàn trở lại vào khoảng giữa thập niên 1990.
Văn chương của bà không chỉ lạ ở câu chuyện mà còn lạ ở cách kể chuyện, cách viết. Mỗi truyện, bà có một cách kể riêng. Và do cách kể mà đôi khi, dù truyện có đề tài tương tự, đọc lên, nghe vẫn khác. “Người Đàn Bà Có Hai Con” là một trong những truyện như thế.
Điểm đặc biệt đầu tiên của truyện: có 18 tiểu mục, mỗi tiểu mục được đặt một nhan đề, lấy những nhóm chữ xuất phát từ các tác phẩm văn chương hay âm nhạc đã trở thành phổ biến: “ngày xưa hoàng thị,” “động hoa vàng” (thơ Phạm Thiên Thư), “mê lộ” (truyện Phạm Thị Hoài), “thiên đường mù” (truyện Dương Thu Hương), “vũng lầy của chúng ta” (nhạc Lê Uyên Phương), “lệ đá xanh” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “ru em từng ngón” (nhạc Trịnh Công Sơn), vân vân.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
Võ Thị Hảo: Việt Nam - Hồng Kông và ‘ung thư thể chế’
Việt Nam: Khủng hoảng toàn diện
Việt Nam đang ở trong tình thế nguy ngập.
Đất nước lâm vào khủng hoảng, bị đe dọa trên các mặt chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ, chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh nội bộ và ngoại giao.
Nguyên do là thể chế độc tài toàn trị này qua chặng đường 74 năm vận hành đã ngày càng làm nở rộng những tử huyệt của nó.
Hệ thống điều hành “cỗ máy” chạy giật lùi đó đã lộ nguyên hình. Đa số quan chức chỉ là những kẻ dùng quyền lực chính trị để trộm cướp công quỹ và mồ hôi xương máu của dân Việt Nam làm của riêng.
Phạm Chí Dũng: Vì sao chính quyền VN ‘kỷ niệm’ cụ Bùi Bằng Đoàn lúc này?
![]() |
Cụ Bùi Bằng Đoàn, giai đoạn thập niên 1940. |
Vào tháng 9 năm 2019 nhưng không trùng với một sự kiện chính trị hay ngày lễ quan trọng nào ở Việt Nam, việc chính quyền ‘bỗng dưng’ tổ chức trọng thể và rầm rộ lễ kỷ niệm về một nhân sĩ, mà tên của ông đã bị chính quyền này quên lãng từ rất nhiều năm trước, đã nêu ra một dấu hỏi lớn trong công luận về tính mục đích của hành động kỷ niệm này.
Trọng thể và khoa trương
Nhân sĩ đó là cụ Bùi Bằng Đoàn, từng là một quan triều Nguyễn học rộng tài cao, nổi tiếng đức độ, thanh liêm, chính trực, lo cho dân. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần viết thư mời cụ Bùi Bằng Đoàn tham gia giúp nước, làm cố vấn cho Chính phủ.
BBC Tiếng Việt: Quan chức Mỹ phê phán 'hành vi ác ý' của Trung Quốc với Việt Nam
![]() |
Người Phillippines biểu tình phản đối Trung Quốc bắt nạt Philippines và Việt Nam trên Biển Đông năm 2014. Bản quyền hình ảnh NURPHOTO/GETTY IMAGES |
Trợ lý Ngoại trưởng, ông David Stilwell nêu ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Thượng viện Mỹ hôm 18/9 các hành vi 'bắt nạt và đàn áp' của Trung Quốc với Việt Nam, Hong Kong.
Đây là lần đầu tiên ông David Stilwell trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu vừa qua.
Bài phát biểu của ông đề cập tầm nhìn của Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hành động của Trung Quốc trong khu vực và vấn đề Hong Kong.
![]() |
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông David Stilwell nêu ra trước Thượng viện các hành vi của Trung Quốc. Bản quyền hình ảnh AHN YOUNG-JOON/GETTY IMAGES |
Hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông
Dưới một đề mục có tiêu đề "Các hành vi ác ý của Trung Quốc", ông David Stilwell nhắc đến sự việc tàu Trung Quốc khảo sát địa chất gần Bãi Tư Chính, "mang theo lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang để đe dọa Việt Nam và các nước quốc gia ASEAN trong hoạt động phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông".
BBC Tiếng Việt: Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20
Các trang mạng xã hội Việt Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự khác biệt cả về văn hóa và thậm chí 'di truyền' với Hán.
Nhưng trên thực tế, khái niệm 'Hán nhân', 'Hán tộc' và 'chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa' cũng chỉ mới có gần đây.
Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa... cố xây dựng định nghĩa 'Hán tộc' cho nhu cầu chính trị.
Các khái niệm họ nêu ra hoàn toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu, bế tắc của Trung Hoa.
Họ đau lòng trước nỗi nhục mất chủ quyền, đổ lỗi cho nhà Thanh và muốn dùng cả thuyết Darwin xã hội (mạnh được yếu thua) để thổi lên lòng yêu nước của dân.
Trong 'Constructing Nationhood in Modern East Asia' (Tạo dựng dân tộc tính ở Đông Á hiện đại), Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu đã mô tả kỹ lưỡng quá trình này.
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
BBC Tiếng Việt: Bà Đầm Xòe - 'Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không xoay về phía Mỹ'
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng. Hình BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/Getty Images |
Tác giả một cuốn sách phê phán nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Phạm Thành cho rằng ông không tin ông Trọng tới đây "sẽ đi thăm Hoa Kỳ".
Được hỏi vì sao cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" nhà báo Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, vừa tự xuất bản lại chỉ nói về ông Nguyễn Phú Trọng, tác giả nói với BBC đây là chủ ý của ông từ rất lâu.
Là một nhà báo từng làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà văn Phạm Thành nói ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, cũng như những quan chức chính trị.
Ông chọn ông Nguyễn Phú Trọng để ra sách bởi ông Trọng có quá trình lãnh đạo đất nước rất lâu, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội rồi Tống bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Nhà báo Phạm Thành tin rằng ông Trọng, ngoài lý luận về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, là người có quan điểm muốn "bảo vệ Đảng, muốn đất nước độc tài, muốn thân Trung Quốc, muốn kiến thiết đất nước theo đường lối Trung Quốc".
"Ngay từ năm 2007, khi ông Trọng với tư cách Chủ tịch Quốc Hội sang Trung Quốc và trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông khẳng định rằng, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ, trong khi trước đó, máu ngư dân Việt Nam đã đổ trên Biển Đông.
Nguyễn Trung: - Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ quốc! - Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh!
Mấy tháng nay cả thế giới lo lắng theo dõi: Chỉ cần một phát súng định mệnh nổ ra trên Biển Đông – dù vô tình, hay vì chủ ý, do bất kể nguyên nhân gì, từ phía nào… (vì phải tự vệ, hay do khiêu khích…) – trong những đợt quần rượt, xua đuổi nhau, giữa một bên là các lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam xua đuổi những kẻ xâm phạm đến từ phía Trung Quốc, và một bên là các lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống tầu hải dương địa chất HD8 và tầu cần cẩu khủng Lam Kình liên tục mấy tháng nay ngang nhiên tiến hành những hành động chỉ có thể đặt tên là xâm lược – nhiều lúc xảy ra tại những điểm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – có khi chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 30 Hải lý (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở)…
Giới nghiên cứu quân sự của NATO, EU.., hoặc của những tổ chức có tên tuổi như RAND Corporation, Học viện Hải quân (Mỹ)… cho rằng phía TQ rất cần một tia thuốc súng như thế cháy lên ở Biển Đông, để có cớ cho họ chủ động ráng cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam đòn chí mạng, và xúc tiến luôn thể một số việc đã rồi khác! Trung Quốc đang theo đuổi đến cùng mục tiêu này!.. V… v…
Cho đến nay, phát súng định mệnh này chưa nổ ra trên Biển Đông – về phía VN rõ ràng là do sự tự kiềm chế đến buốt gan buốt óc, với sự kiên định tới cùng còn nước còn tát vì hòa bình![i] – còn về phía TQ, như trong tình trạng đất nước họ ở thời điểm này (bao gồm cả vấn đề Hongkong và vấn đề Đài Loan đang rất nóng bỏng) cho thấy, có lẽ cũng không đơn giản lắm nếu lúc này chủ động khiêu khích cuộc chiến trên biển!..
Song ai dám nói trước điều gì về sự hành xử của TQ?!..
Mạnh Kim: Đừng đỗ hết lỗi cho giới trẻ
![]() |
Joshua Wong và Denise Ho điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, 17 tháng Chín. |
Phản ứng dư luận trên mạng xã hội trước sự kiện biểu tình Hong Kong là so sánh một cách máy móc giữa giới trẻ Hong Kong với giới trẻ trong nước. Thật ra gần như không có bất kỳ điểm nào khả dĩ đối chiếu, theo từng “hạng mục” – từ giáo dục, nếp sống đến môi trường chính trị… – để có thể so sánh. Ngay cả giới trẻ khu vực cũng khác biệt từ nền tảng căn bản khiến khó có thể so với giới trẻ Hong Kong, huống hồ thanh thiếu niên Việt Nam.
“Quý vị có nghe cháu nói không?” – Greta Thunberg hỏi 150 nghị sĩ và cố vấn trong Hạ viện Anh. Cô gái nhỏ gõ vào micro. Cô lại hỏi. “Các cô chú có nghe những gì cháu vừa nói không? Tiếng Anh của cháu nghe ổn chứ ạ?”… Thunberg là một hiện tượng. Cô học trò 16 tuổi người Thụy Điển này đang là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng toàn cầu. Tháng 12-2018, cô nói chuyện tại Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ ở Ba Lan; tháng 1-2019, cô thuyết trình trước nhiều tỷ phú tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ). Tiếp đó, Thunberg bay sang London trong một tour diễn thuyết và gặp Đức Giáo hoàng. Chiến dịch đánh động nhận thức về tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu, từ sự “xách động” của cô gái 16 tuổi, đã mang lại một hiệu ứng hưởng ứng dữ dội: ngày 15-3-2019, 1,6 triệu người tại 133 quốc gia – hầu hết sinh viên, học sinh – đã rủ nhau xuống đường để cùng lên tiếng.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời Chó Má & Thằng Chó Đẻ
Có đảng viên nào chưa thề “không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”?
Truyện ngắn mới nhất của Vũ Thư Hiên (“Gặp Gỡ Ở Lưng Đèo”) viết về cuộc tao ngộ khá lạ kỳcủa ông, với nhạc sỹ Đoàn Chuẩn, có đoạn hơi là lạ:
“Trong gian ngoài cái quán có cái chõng tre đã ngả màu cánh gián, trên đó có ấm nước vối sứt vòi, mấy cái bát sành, vài nải chuối, mấy tấm bánh lá, mấy gói kẹo vừng, kẹo lạc, vài phong thuốc lào - hàng hoá muôn thuở của bất cứ quán ven đường nào… Khi vắng chủ quán, khách vãng lai tự ăn tự uống, rồi tự bỏ tiền vào một cái hộp bánh quy đã rỉ sét, không có nắp. Hàng bày trên chõng đều có ghi giá, khi bằng bút chì, khi bằng mực tím, viết nguệch ngoạc trên một mẩu giấy. Nhiều quán trên mấy tỉnh lộ vùng núi cũng thế - người ta chẳng cần trông, khách không bao giờ ăn uống mà không trả tiền.”
Tôi hỏi tác giả:
- Chuyện xẩy ra năm nào, vậy anh?
- Hồi 1950.
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019
Ngô Nhân Dụng: Iran khủng bố để hòa đàm?
Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.
Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.
Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad (thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối. Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm dân quân Shi A ngoài chính quyền.
Phạm Đình Trọng: Những thân xác Việt Cộng mang hồn Tàu cộng
1.
Ngày 20.3.2019 lực lượng công an Việt Nam ra quân cắt đứt đường dây vận chuyển ma túy do người Trung Hoa cầm đầu, thu tại nhà kho ở quận Bình Tân, Sài Gòn 300 kg ma túy, bắt 11 người, có 8 người Trung Hoa.
Ngày 19.4.2019, công an Khánh Hòa bắt 40 người Trung Hoa dùng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam.
Ngày 8.7.2019, công an Khánh Hòa bắt bốn người Trung Hoa giết chết một đồng bọn tàn bạo như xã hội đen thanh toán nhau ngay tại trung tâm thương mại Nha Trang trước rất đông khách bốn phương ở thành phố du lịch lớn nhất Việt Nam, gây khiếp đảm, bất an cho khách du lịch từ khắp thế giới tìm đến.
Ngày 27.7.2019 cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam phải huy động lực lượng lớn công an bộ, công an thành phố Hải Phòng bố ráp khu đô thị Our City ở thành phố Hải Phòng, hốt sòng bạc lớn chiếm cả một khu đô thị do người Trung Hoa vừa là chủ sòng bạc vừa là con bạc, bắt 395 người đều mang hộ chiếu màu nâu của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ngày 6.8.2019 lực lượng công an của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Bộ Công an và công an Kon Tum đột nhập nơi người Trung Hoa thuê nhà xưởng lập xưởng sản xuất ma túy trong làng nghề ở thị trấn Đắk Hà, Kon Tum, thu 13 tấn nguyên liệu điều chế ma túy, 15 máy sản xuất ma túy. Trong 14 người bị bắt có 9 người Trung Hoa là chủ xưởng và người trực tiếp sản xuất ma túy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)