Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019


Ngô Nhân Dụng: Fox và Trump

Nhà bình luận Neil Cavuto nói: “Thưa tổng thống, trước hết chúng tôi không làm việc cho ông. Chính tôi không làm việc cho ông. Công việc của tôi là loan tin về ông, chỉ có thế thôi, không ủng hộ mà cũng không chống đối.” (Hình: Andrew Burton/Getty Images)
Từ ba năm nay Tổng Thống Donald Trump là một kho vàng cho giới truyền thông Mỹ. Phải coi ông là một “tập truyện dài” đăng trường kỳ lôi cuốn độc giả các nhật báo hay khán giả các đài ti vi, giống như đời xưa mỗi ngày người ta tìm đọc “Châu Về Hiệp Phố” của Phú Đức hay “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung. Không có ông thì báo, đài sẽ “mất khách,” các xí nghiệp sẽ không đem tiền đến đăng quảng cáo.

Bây giờ ở Mỹ, ngoài những câu “tuýt” mỗi ngày của ông Trump ra thì báo chí không có một truyện dài nào hấp dẫn như “Người Vợ Hai Lần Cưới” của An Khê, đăng trên báo Tiếng Chuông, An Khê giúp báo Tiếng Chuông bán được thêm hàng ngàn số một ngày. Sau soạn giả Thái Thụy Phong đem truyện dựng thành tuồng “Hai Chuyến Xe Hoa” cho đoàn Thanh Minh, Thanh Nga diễn suốt 19 đêm tại rạp Hưng Đạo. Diễn lần thứ nhì, tuồng kéo dài cả tháng!

Ký giả lão thành Nguyễn Ang Ca kể chuyện Nguyễn Kiên Giang rủ nhiều đồng nghiệp bỏ Tiếng Chuông đầu quân cho một tờ báo mới. Là một bạn cũ của An Khê, cùng dân Rạch Giá, Nguyễn Kiên Giang mời An Khê đem truyện dài “Người Yêu Không Thể Cưới” trên Tiếng Chuông qua đăng trên báo mới. Vì tình nghĩa với chủ báo Tiếng Chuông nên An Khê không nỡ lòng làm việc thất đức. Theo lời khuyên của Nguyễn Ang Ca và Bình Nguyên Lộc, anh viết một truyện khác cho tờ báo mới, đặt tựa là “Người Đàn Bà Hai Tim.”

Thư ông Trương Vĩnh Ký gửi ông Đại biểu Nam Kỳ Blancsubé về việc từ chối vào quốc tịch Pháp


Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch Pháp. Kèm theo là bản chép lại thư Pháp ngữ và Việt dịch thư này.

Tài liệu được tìm thấy tại Thư Viện, Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, dưới nhan đề "Trương Vĩnh Ký. Lettres relatives à la question de la naturalisation. Saigon: [s.n.] 1881. (24 tr.) [số hiệu kho là OCTO 11541]

A. Ảnh chụp bức thư 18 trang viết tay của Trương Vĩnh Ký gửi ông Blancsubé


Trùng Dương: Chuyện cô Greta đi Nữu Ước và phong trào ‘Thứ Sáu cho Tương lai’

Chị bạn bầy tỏ quan ngại qua điện thư khi nghe tin cô bé Greta Thunberg người Thụy Điển từ chối bay đi Nữu Ước từ Âu Châu vì không muốn làm ô nhiễm thêm môi trường mà, thay vì thế, nhận lời dùng chiếc thuyền đua mong manh trang bị bằng năng lượng mặt trời để vượt Đại Tây Dương với hai người đàn ông lần đầu quen biết. 

“Theo đầu óc rất thô thiển và trình độ lơ tơ mơ … của tôi thì cha mẹ cô bé này dám cho cô con gái 9 tuổi của mình lênh đênh trên đại dương trên một con tầu không đủ tiện nghi có thể bị chìm đắm trước một cơn biển động nào, rồi lại ở trên tầu với một người đàn ông không phải thân thích họ hàng (dù đó là con cháu của bà Hoàng) thì quả thật cha mẹ cô có thể muốn được nổi tiếng trước khi nghĩ đến bảo vệ môi trường hay bất cứ một điều tốt đẹp nào,” chị viết. “Có ai trong chúng mình dám cho con gái hay cháu gái của mình mới 9 tuổi lênh đênh đại dương như thế không?”

Chị bạn hiển nhiên đã không theo dõi chuyện cô Greta, 16 tuổi (không phải 9) đi Nữu Ước để dự Hội nghị về khí hậu biến đổi tại Liên Hiệp Quốc, có ông bố của cô đi theo (thay vì với một người đàn ông lạ) hiện đang gây sôi nổi, kẻ hỗ trợ cũng lắm, trong đó có tôi; song cũng không thiếu người chống đối. Phe chống đối vì những lý do nào đó, kể cả lập luận rằng hiện tượng khí hậu thay đổi chỉ là chuyện tự nhiên của đất trời, cố ý gán cho cuộc vận động chống lại hiện tượng khí hậu biến đổi một mầu sắc chính trị không xứng đáng với mục đích nhân bản cao quý của nó.

Tôi cảm thấy có nhu cầu chia sẻ chuyện cô Greta đi Nữu Ước - tại sao cô chọn đi bằng chiếc thuyền đua mong manh không dùng xăng dầu, có thể bị sóng nhận chìm bất cứ lúc nào. Và mục đích của chuyến đi là gì.

Cuộc hải hành 15 ngày của nhà hoạt đông cho môi trường Greta Thunberg, 16 tuổi, từ Plymouth, Anh Quốc (góc trên, bên phải) tới New York trên chiếc thuyền đua Malizia II trang bị một hệ thống thu năng lượng mặt trời. Trong khung mầu đen là các chi tiết tọa độ, tốc độ gió, nhiệt độ, khoảng cách từ thuyền tới điểm đến là cảng New York, ghi vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ Hai 26 tháng 8, 2019. (Screenshot từ Web site tracker.borisherrmannracing.com/)

Nguyễn Vạn An : Một tuần sống trong im lặng - đảo Lérins (1/4)

Các bạn hãy nhìn bức ảnh thuyền đậu chi chít :


(ảnh minh họa, lấy trên mạng)
Đó là bến tầu thành phố Cannes, ở miền nam nước Pháp. Cannes là một thành phố tráng lệ, khách du lịch ngoại quốc và người Pháp có nhiều tiền đến đó để nghỉ mát. Mỗi hè, Cannes đầy chặt nguời, ngoài bãi biển có khi không còn chỗ ngồi. Xe cộ tấp nập, thành phố suốt đêm thắp đèn sáng trưng. Chắc các bạn đã đọc nhiều về những Festivals de cinéma de Cannes! 

Ít người có thể tưởng tượng là từ Cannes chỉ cần lấy tầu thuỷ đi vài chục phút là đên một hòn đảo có phong cảnh hoang dại trong bức hình dưới đây :





Bức hình đó chụp tại một hòn đảo Lérins, trong mấy đảo nhỏ ngoài biển cách thành phố Cannes chưa tới một cây số. 

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Nguyễn Gia Kiểng: Phải sợ Trung Quốc như thế nào?

Xin bắt đầu bằng một câu chuyện hoàn toàn có thực. Một gia đình Châu Phi, hình như ở Guinée, mất một con gà. Đây là một biến cố không quan trọng ngay cả đối với một gia đình nghèo. Nhưng hôm sau bà chủ con gà đi chợ gần đó và thấy một người đang bán con gà của mình. Bà đòi lại, gây ra cãi cọ và xô xát. Người phụ nữ này bị thương và quay về gọi làng xóm tới bênh vực. Những người phe kia cũng trở về làng kêu tiếp viện. Kết quả là một cuộc đâm chém dữ dội làm hàng chục người chết. Một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc. Thế giới đang đứng trước một nguy cơ lớn.

Hồng Kông, một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc.
Một trong những hiện tượng lớn nhất trong lịch sử thế giới đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta là sự trỗi dậy kinh ngạc của Trung Quốc. Trong vòng 40 năm, kể từ năm 1978 khi Trung Quốc mở cửa ra với thế giới, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ 2 USD/ngày đã giảm từ 90% xuống dưới 1%. Nói cách khác hơn một tỷ người Trung Quốc đã thoát cảnh nghèo khổ. Ngày nay từ một quốc gia đáng thương hại Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, chiếm 1/3 ngoại thương thế giới, xuất khẩu nhiều nhất, nhập khẩu hạng nhì, cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong cả các kỹ thuật hiện đại nhất. Bảy trong số mười công ty xây dựng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc. Trong ba năm từ 2015 đến 2018 Trung Quốc đã sử dụng một số xi măng lớn hơn tổng số xi măng mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong cả thế kỷ 20. Sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc lan tỏa như vũ bão với "sáng kiến Vành Đai và Con Đường" (Belt and Road Initiative). Từ một nước gần như không có hải quân Trung Quốc đã tạo dựng ra một hải quân hùng hậu nhất thế giới về số tàu chiến và số binh sĩ, dù mới chỉ là về lượng, về phẩm còn thua nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ. 

Nguyễn Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ có thể tấn công Bắc Kinh ở ngã khác


Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cân Bình tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka vào ngày 28 Tháng Sáu đã tạo cơ hội đình chiến nhưng chỉ được có 33 ngày 

Hôm Thứ Sáu 23, Tổng thống Donald Trum “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Sau đó, ông giải thích cơ sở của quyết định này là Đạo luật Ban bố Tình trạng Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế đã có từ năm 1977. Đạo luật ấy là gì, có thể ảnh hưởng thế nào đển trận thương chiến với Bắc Kinh và đến luồng giao dịch kinh tế của các nước khác? Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu sau đây. 

Đạo luật IEEP 


Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Chiều Thứ Sáu 23, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết định tăng thuế nhập nội trên hàng hóa Trung Quốc và còn báo trên Twitter rằng ông “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc. Thưa ông, Tổng thống Hoa Kỳ có cái quyền đó hay không? 

Tuấn Khanh: Có lẽ, chúng ta cần quỳ xuống



Trong cùng một thời điểm, tin tức về những đứa trẻ tội nghiệp ở Việt Nam ập vào lòng nhân ái đang đau yếu của người Việt, không khác gì một cú knock-out chí mạng. Chúng ta – những người trưởng thành – đều lảo đảo theo những cách khác nhau. 

Cuối tháng 8/2019, bé Đặng Thùy Trâm 10 tuổi, theo bà ngoại đi mò cua bắt ốc mưu sinh ở Vịnh Cam Ranh bị nước cuốn đi mà chết. Nhưng cùng với cháu, là 4 nhân mạng gia đình nghèo khó ấy cũng chết chìm theo trong buổi nhặt nhạnh cuối cùng đó. Báo Tuổi trẻ cho hay. 

Cũng trong tháng 8, chuyện 2 đứa bé gái sống trong gia đình bên nội, bị tất cả gã đàn ông cưỡng hiếp, ép làm nô lệ tình dục từ lúc 10 tuổi đến 17 tuổi. Thời gian súc vật đó kéo dài suốt nhiều năm ở Xã An Trường A, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, xóm làng ai cũng biết nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương cứ làm ngơ. Mới đây, một nhóm phụ nữ làm từ thiện đến tìm hiểu và tìm cách giải cứu cho em gái nhỏ, đã bị cả gia đình đó chặn đường, hành hung, dọa giết vì sợ bị cướp đi nguồn vui thú của họ. Chuyện đồi bại huyên náo đến mức quanh vùng đều biết, chỉ những người cần phải biết thì không. 

Và cuối tháng 8, những tin tức ngày càng lộ rõ ở trường Gateway, Hà Nội, cho thấy một bé trai 6 tuổi đã chết oan khuất tại nhà trường, không như những giả thuyết đánh lạc hướng đầy tính nghiệp dư của công an điều tra và ban giám đốc nhà trường, nơi được nói đến là có liên quan đến việc làm ăn của con gái đương kim thủ tướng. Nếu không có giới truyền thông tự do trên internet, không có những phụ huynh xót xa, những người vô danh giận dữ lên tiếng vì sự mờ ám, có lẽ, mọi sự đã được dàn xếp trở thành một cái chết ngớ ngẩn không liên quan đến trường Gateway đang ăn nên làm ra. Theo kịch bản, bé sẽ được chết nhạt nhòa trong nền đạo đức xã hội chủ nghĩa. Không những bé trai đó, người phụ nữ đưa đón học sinh có lẽ cũng có một số phận không lành, vì sự bộc trực của bà. 

Kerry Allen: 7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong


Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong mới nổ ra, truyền thông nhà nước Trung Quốc im lặng. 


Nhưng việc này thay đổi khi các cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực. Giờ đây, Trung Quốc đang sử dụng sự căng thẳng và biểu tình bạo lực đang leo thang để tạo ra một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm kiểm soát thông tin trong nước. 

1. Chính sách im lặng 


Khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng Sáu nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là ... không nói gì.

Các cuộc biểu tình quy mô ở Hong Kong đã kéo dài sang tuần thứ 12
Kể từ đó, biểu tình Hong Kong đã trở thành một phong trào rộng lớn hơn kêu gọi cải cách dân chủ và điều tra sự tàn bạo của cảnh sát. Nó đã trở thành một lời kêu gọi phản đối Trung Quốc và sự xâm lấn của Bắc Kinh. 

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Mặc Lâm: Tại sao giải pháp dễ nhưng thực hành lại khó?

Một trạm gác di động của Việt Nam tại Trường Sa, tháng Tư, 2010

Tình hình bãi Tư Chính và tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó đoán định. Tin mới nhất cho biết con tàu này đang tiến dần vào Việt Nam chỉ cách Phan Thiết 185 hải lý tức đã vào khu vực kinh tế của Việt Nam có bề rộng 200 hải lý tính từ đất liền. Hành động ngông cuồng này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh chưa bao giờ tỏ ra mềm lòng trước Hà Nội kể cả khi người bạn nhỏ bé này hết mực nhún nhường người anh cả trong cái gọi là “đại cục”. 

Trong thời điểm đối đầu hiện nay giữa hai nước, mang tàu thăm dò địa chất vào sâu trong vùng biển Việt Nam Bắc Kinh đang khiêu khích cả thế giới, nhất là Mỹ, một quốc gia mà hồi gần đây luôn lên tiếng bênh vực cho những nước yếu hơn Trung Quốc trên bàn cờ Biển Đông. Trung Quốc đã có những hành động khiêu khích đối với Mỹ trên vùng biển này lẫn trên lĩnh vực ngoại giao, mọi tuyên bố đều xoáy vào luận điểm: Cả Biển Đông là của Trung Quốc và nước ngoài không có quyền tham dự vào trên bất cứ phương tiện nào. 

Bùi Văn Phú: Nước Mỹ là của anh và của tôi

Nữ thần Tự Do là biểu tượng chào đón di dân đến Hoa Kỳ (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Tượng đài “Bàn tay hy vọng” là di tích còn trong Camp Pendleton ở miền Nam California, nơi đã đón tiếp 5 vạn người tị nạn vào năm 1975 (Ảnh: Bùi Văn Phú) 

Từ khi Donald Trump lên làm tổng thống Mỹvào đầu năm 2017, rõ ràng là ông có chủ trương giới hạn di dân vào Hoa Kỳ, dù bất hợp pháp hay hợp pháp. 

Vừa nhận chức một tuần, ngày 27/1/2017 ông ký sắc lệnh cấm không cho vào Mỹ công dân từ 7 quốc gia với đa số dân theo Hồi giáo là Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia. 

Lệnh đó được thi hành ngay lập tức nên đã gây phản ứng mãnh liệt trong dư luận và đã bị nhiều tổ chức bảo vệ dân quyền cũng như cơ quan pháp lí tiểu bang khiếu kiện và sau đó đã không còn được thi hành vì không hợp hiến. 

Cổ-Lũy từ Nam California: Khó Khăn Cho Cả Hai Bên

Tháng Tám cho thấy hai phía Cộng Hòa và Dân Chủ gập nhiều khó khăn trên đường tranh cử 

tới 2020. Phía Cộng Hòa tránh được xung đột nội bộ vì Tổng Thống Donald Trump chưa có đối thủ chính thức cùng đảng, nhưng lo sợ đe dọa về kinh tế cùng những vấn đề khó giải quyết trong và ngoài nước. Phía Dân Chủ có quá nhiều ứng viên và phải đương đầu với hai khuynh hướng khác hẳn nhau giữa người cùng đảng đe dọa những chia rẽ trong những tháng tới và sau cả tranh cử sơ bộ/primary. 

KINH TẾ VÀ TRANH CỬ 


Sau nhiều ngày thị trường tài chính Mỹ bị rối loạn và đi xuống vì đe dọa “suy thoái kinh tế/recession” trong trận chiến Washington-Bắc Kinh, giữa Tháng Tám Tổng Thống Donald Trump công bố tạm rút bỏ ý định leo thang chiến trận “thuế nhập cảng/tariff” với Trung Quốc. Ông đã đe dọa gia tăng thêm 10% tariff trên trị giá $300 tỉ hàng hóa Tầu trước đây, đã định đầu Tháng Chín này. Đây nhắm vào những món hàng thông dụng mùa lễ lạc cuối năm, gồm điện thoại và computer di động, đồ chơi, quần áo và giầy dép. Tổng thống đưa ra lý do, “Tôi làm quyết định này vì mùa Giáng Sinh, lỡ ra một số tariff có thể ảnh hưởng tiêu cực vào người tiêu thụ Mỹ.” Đây đúng vì đại đa số người tiêu thụ Mỹ sẽ phải trả tariff mới và sẽ bất mãn vì thuế cao, trong khi người Hoa bị mất khách “xộp” Mỹ và phải bí bách tìm thị trường mới và chịu bán giá bán hạ hẳn với 7 đồng yuan ăn $1. 

Đe dọa recession lên cao hơn với mức “thâm thủng ngân sách liên bang/deficit” cho năm nay ở mức $960 tỉ, và năm tới lên $1,000 tỉ—phần lớn từ $1.5 nghìn tỉ cắt thuế “cho nhà giầu” và giới đại kỹ, thương, tài chính giữa năm 2017 đồng thời liên tục gia tăng tiêu pha quốc phòng. Để bù vào mức thuế thiếu hụt và tiêu pha chính quyền phải vay nợ từ bên ngoài (Trung Quốc, Châu Âu), lên tới từ $2.7 nghìn tỉ và $4 nghìn tỉ theo ước lượng của tờ USA Today—mà thế hệ đang lớn lên sẽ phải gánh trả, vì khi ông Trump mới nhậm chức hứa sẽ trả sạch nợ cũ (từ chính quyền Obama, phải đi vay nặng để đối đầu với recession lớn từ chính quyền Bush để lại) nhưng nay lại gom thêm nợ mới. 

Ngọc Lễ: Trung Quốc khó lòng gây ảnh hưởng với Việt Nam?

Chủ tịch Tập Cận Bình được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2017

Mặc dù Bắc Kinh dùng nhiều phương cách gây ảnh hưởng lên Hà Nội để buộc Hà Nội đi theo quỹ đạo của họ nhưng khác với nhiều nước khác trong khu vực, sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam gặp một số hạn chế, một nhà nghiên cứu từ Úc nhận định. 

Trung Quốc lâu nay đã dùng tiền bạc để lôi kéo các chính trị gia, định hướng truyền thông và sử dụng đầu tư để gây ảnh hưởng đến chính trị ở các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho họ, nhất là ở các nước và vùng lãnh thổ như Campuchia, Philippines, Úc, New Zealand, và Đài Loan, theo một bài phân tích mới đây của nhà báo Chris Horton đăng trên tờ Atlantic. Trong số đó, Phnom Penh đã trở thành ‘chính phủ thân Bắc Kinh’ nhất trong khu vực. 

Tuy nhiên, trao đổi với VOA về khả năng gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, ông Carlyle Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Úc và là một chuyên gia theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, cho rằng câu trả lời là vừa ‘có’, vừa ‘không’. 

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Thân mời đồng hương tham dự : 

Buổi ra mắt cuốn KỶ YẾU về Trương Vĩnh Ký 


Sẽ tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt 
Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 1 tháng 9, 2019.


Đây là cuốn sách dày 464 trang với nhiều hình ảnh màu, đúc kết cuộc hội thảo về học giả Trương Vĩnh Ký được tổ chức vào ngày 8 tháng 12 , 2018 và sưu tầm thêm nhiều tài liệu quý như :

- Thủ bút bức thư 18 trang của Trương Vĩnh Ký gửi chính quyền Pháp TỪ CHỐI VÀO QUỐC TỊCH PHÁP.

- Các thư trao đổi giữa Trương Vĩnh Ký và Toàn quyền Pháp Paul Bert, nói lên quan niệm chính trị và tôn giáo của mỗi bên.

- Và nhiều bài viết khác khám phá và đánh giá về sự nghiệp của cụ Trương Vĩnh Ký của nhiều cây bút nghiên cứu Việt Nam.

Đặc biệt Ban dân nhạc Lạc Hồng sẽ tạo lại không khí Nam Kỳ quê của cụ Trương Vĩnh Ký với các bản hòa tấu dân nhạc Miền Nam.

Giá sách $30. Riêng tại buổi ra mắt sách giá $25.

Liên lạc với Ban Tổ Chức : (714) 839-8746.

Ngô Nhân Dụng: Tổng Thống Trump luôn luôn tạo bất ngờ

Tổng Thống Trump cho biết ông đạt được một thắng lợi khi thương thuyết với Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng Nhật sẽ mua thịt heo của Mỹ! Trong khi đó, chính phủ Nhật nói rằng họ chỉ ký thỏa ước mới, nếu chính phủ Mỹ ngưng không đe dọa sẽ đánh thuế xe hơi mua từ nước Nhật. Trong hình, Thủ Tướng Nhật Abe (trái) và Tổng Thống Trump tại G7 ở Biarritz, Pháp, hôm 25 Tháng Tám, 2019. (Hình: Nicholas Kamm/AFP/Getty Images)

Tổng Thống Donald Trump là người rất thông minh. Ông suy nghĩ rất nhanh và thường phải nói ngay ý tưởng của mình, không để cho nó nguội. Vì vậy, nhiều khi ông không nói hết những điều cần nói. Và sau đó, có người phải nói thêm, giải thích cho rõ hơn, hoặc sửa đổi vài chi tiết cho người ta hiểu ngược lại.

Đọc bản tin AP về các hoạt động của ông trong một ngày Thứ Hai, 26 Tháng Tám, 2019, thấy ông nói nhiều câu bất ngờ như vậy.

Buổi sáng, ông nói trong một cuộc họp báo, ở Biarritz, Pháp Quốc, nơi ông mới họp với sáu nhà lãnh đạo các nước khác trong nhóm G7 rằng: “Đệ nhất phu nhân đã biết” Kim Jong Un và đồng ý rằng ông này là “người với một quốc gia có triển vọng lớn lao.”

Phạm Phú Khải (VOA Blog): Andrew Hastie: Người gây bão táp!



Bài viết của dân biểu Andrew William Hastie “Chúng ta phải nhìn thấy Trung Quốc … bằng cặp mắt sáng suốt” đăng trên báo The Sydney Morning Herald vào ngày 8 tháng Tám vừa qua tiếp tục gây tranh cãi tại Úc trong những ngày qua khi ông so sánh mối đe dọa từ sự trổi dạy của Trung Quốc với Đức Quốc Xã. 

Nhưng Hastie không phải là một dân biểu bình thường. Sinh ngày 30 tháng Chín năm 1982, tính ra Hastie sắp sửa 37 tuổi, tức vẫn còn là một chính trị gia rất trẻ. Lúc 19 tuổi, khi vẫn còn đang theo đuổi bằng cử nhân nghệ thuật nghiên về lịch sử, chính trị và triết học, Hastie đã tình nguyện gia nhập Học viện Quốc phòng Úc, cho nên cuộc đời của Hastie kể từ đó dính liền với lĩnh vực quân sự, từ năm 2001 đến 2015. Hastie từng phục vụ cho quân đội Úc tại Trung Đông, kể cả Afghanistan, chống lại Nhà nước Hồi giáo (ISIL) trước khi từ nhiệm vào tháng Tám năm 2015, để theo đuổi con đường chính trị. Hastie chính thức trở thành dân biểu đại diện cho vùng Canning, Tây Úc, vào tháng Chín năm 2015, và tiếp tục được tín nhiệm trong hai kỳ bầu cử liên bang Úc năm 2016 và 2019. Hastie được mời tham gia Ủy ban Tình báo và An ninh của quốc hội Úc ngày 15 tháng Chín năm 2016, và được bầu chọn làm Chủ tịch/chủ tọa của Ủy ban này từ ngày 8 tháng Hai năm 2017, tức chưa đầy nửa năm sau. Ủy ban này có 11 thành viên, gồm các chính trị gia gạo cội của cả hạ viện lẫn thượng viện, nhiều kinh nghiệm, và xu hướng chính trị khác nhau, với chức năng duyệt xét hoạt động của các cơ quan tình báo Úc, cũng như đề nghị điều chỉnh các luật pháp liên hệ, để bảo đảm tính hiệu quả và cần thiết của nó. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của Hastie trên bình diện tình báo và an ninh quốc gia. Trong cương vị này, Hastie hiển nhiên tiếp cận được các luồng thông tin mật hàng đầu của giới tình báo Úc cũng như của Năm Mắt qua các chuyến công tác đặc biệt của ông trong vai trò này. 

Nguyễn Khắc Mai: Cách Trung, gần Tây, thân Dân, cứu Nước

Hải Dương 8 và tàu chiến giặc Tàu đã vào vùng biển Phan Thiết ! Tin tức mình và đáng lo âu là giặc Tàu Cộng sản đã vào cách bờ biển Phan Thiết của nước ta chỉ 185 km. Thế là kẻ cướp đã vào đến ngõ. 

Đây là lãnh hải của Việt Nam. Theo luật pháp, mọi tàu thuyền có thể đi qua vùng lãnh hải của một nước, tàu chiến cũng có thể đi qua, nhưng bọc súng phải giữ nguyên, không được mở ra, chỉ đi qua không được phép có bất cứ hoạt động trái phép nào! Nhưng HD-8 và những tàu chiến hộ tống của Trung Cộng thì chúng đã vào bãi Tư Chính để thăm dò địa chất, nay lại mò tiếp vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 

Đó là hành vi ngạo ngược, xâm lấn bờ cõi nước ta, hoạt động thăm dò trong vùng lãnh hải của Việt Nam, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, của các công ước quốc tế. Nhiều chính khách quốc tế gần đây đã cảnh báo về những hành vi côn đồ của Trung Hoa. Hành động của HD-8 thuộc Chính phủ Trung Hoa, cung cấp thêm một chứng cứ cho nhận định trên. Trung Hoa đang hành động “du côn” trong quan hệ quốc tế! Ngang ngược như thế để làm gì? 

- Để uy hiếp Việt Nam, buộc Việt Nam không được hợp tác thăm dò khai thác dầu khí với bất kỳ ai ngoài Trung Hoa! Để thêm một bước tạo thành việc đã rồi trong tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Hoa. Và để tiến xa hơn trong giấc mơ hoa của chúng! Để, nếu VN cứng rắn lên, chúng sẽ tạo ra vô vàn khó khăn về kinh tế, chính trị xã hội…, điều mà ai cũng đoán ra. 

– Để nắn gân Mỹ, gây khó dễ cho Mỹ, chỉ nói cứng thôi, mà không có hành động gì thì sẽ giảm bớt niềm tin của châu Á, nhất là của một Đông Nam Á đang bập bênh và còn nhiều duyên nợ với Trung Hoa. Nếu Mỹ hành động cụ thể, Trung Hoa hy vọng sẽ tạo thêm khó khăn cho Mỹ trong khi phải sắp xếp đối nội, phải gia tăng cuộc thương chiến Mỹ – Trung đang leo thang, và với cả những mặt trận khác. 

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Trần Hữu Thục: Một công trình có ý nghĩa về Trương Vĩnh Ký - tập “Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký”



“Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” do “Ban Tổ Chức Triển Lãm & Hội Thảo TVK” thực hiện được phát hành vào tháng 9/2019 là một tin vui! 

Tập sách in nhiều màu, đẹp, dày 464 trang. Ngoài phần hình ảnh ghi lại khung cảnh, tài liệu trưng bày và hoạt động trong cuộc “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt tám tháng trước đây (8/12/2018), Kỷ Yếu gồm có ba phần: Phần I là những bài thuyết trình, kể cả diễn văn khai mạc và đúc kết, đã được trình bày trong cuộc hội thảo; phần II là bốn bài nghiên cứu, hai bản Việt dịch di cảo của Trương Vĩnh Ký, một bài tản mạn cùng với một tài liệu vừa được tìm thấy, bài hát chính thức của trường Trương Vĩnh Ký, “Chant du Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký” được sáng tác vào cuối thập niên 1930; và phần III là Thư Tịch. Góp mặt trong Kỷ Yếu là những học giả, nhà văn, nhà báo, dịch giả, luật sư, nghệ sĩ trong và ngoài nước như Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Trung Quân, Trần Văn Chi, Bùi Vĩnh Phúc, Phan Đào Nguyên, Phạm Phú Minh, Nguyễn Văn Tố, Nguyên Ngọc, Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Bích Thu, Cam Vũ, và Phương Nghi. Đặc biệt, phần Thư Tịch khá dài, đến 60 trang, là một công trình sưu khảo có giá trị, chỉ dẫn đầy đủ về các tác phẩm và di cảo của Trương Vĩnh Ký, các bài nghiên cứu về ông và danh mục các thư viện trong và ngoài nước còn giữ Gia Định Báo và Thông Loại Khóa Trình, do bà Phạm Lệ Hương, một chuyên gia về thư viện, lập nên. 

VOA Tiếng Việt: ‘Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa’ sau Bãi Tư Chính

Mô hình dàn khoan dầu khí mỏ Cá Voi Xanh. Một chuyên gia ở Washington nói Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa tiếp theo những gì Bắc Kinh đang làm ở Bãi Tư Chính. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil)

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần thứ hai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành xử ở Biển Đông với lời lẽ đanh thép hơn và theo nhận định của một chuyên gia ở Washington, Mỹ muốn gửi đi một thông điệp tới Việt Nam và ExxonMobil rằng Hoa Kỳ sẽ không để Bắc Kinh “hăm dọa” công ty dầu khí của họ tại mỏ Cá Voi Xanh. 

Nói trong tuyên bố ra hôm 22/8, Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế.” 

Đây là lần thứ 2 Mỹ lên tiếng về hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây ra vụ đối đầu giữa các tàu hải cảnh của hai bên trong gần 2 tháng qua.

Nguyễn Quang Dy: Khủng hoảng bãi Tư Chính - Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn. 

Bước ngoặt và “khủng hoảng kép” 


Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn. 

Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách. 

Nếu Việt Nam không tháo gỡ được hai vấn đề lớn nói trên đúng lúc (trước năm 2021) thì không chỉ mất bãi Tư Chính mà còn có thể mất luôn chủ quyền quốc gia. Kinh nghiệm trong mấy thập kỷ qua cho thấy cơ hội mới đang đến, nhưng có thể tuột khỏi tay. Với tính cách thất thường của tổng thống Trump, cửa sổ cơ hội để điều chỉnh chiến lược đang khép lại. 

Trong một thế giới bất an với những hệ lụy bất ổn, quốc gia nào cũng phải dựa vào nội lực là chính, trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc. Nhưng trong trật tự thế giới mới khó lường, không một quốc gia nào (kể cả Mỹ và Trung Quốc) có thể sống biệt lập mà không cần đồng minh và đối tác. Tuy đối ngoại là sự nối tiếp của đối nội, nhưng nó làm đòn bẩy cho đối nội. 

Đếm ngược bom nổ chậm 


VOA: Trump ra lệnh rời Trung Quốc, các hãng Mỹ có nghe theo?

Một cửa hàng của Apple ở Thương Hải

Tổng thống Trump ‘không có quyền’ yêu cầu các hãng xưởng Mỹ di dời khỏi Trung Quốc và động thái này có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ chới với và đẩy kinh tế đi nhanh vào suy thoái mặc dù nó cũng khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, các phân tích gia cho biết. 

‘Không cần nghe’ 


“Chúng ta không cần đến Trung Quốc và nói thật, chúng ta sẽ tốt hơn nếu không có họ,” ông Trump giận dữ viết trên Twitter hôm 23/8 ngay sau khi có tin Trung Quốc tiếp tục áp thuế trả đũa lên 75 tỷ đô là hàng hóa Mỹ. “Các công ty Mỹ vĩ đại được lệnh ngay lập tức phải tìm địa điểm thay thế Trung Quốc, trong đó có đưa công ty trở về nhà và sản xuất trên đất Mỹ.” 

Tuy nhiên, trên kênh Fox, các nhà bình luận cho rằng các hãng xưởng Mỹ không cần xem lời của ông Trump là nghiêm túc. 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Lâm Vĩnh Thế: Chuyến Đi Hà Nội Lần Đầu Tiên Vào Năm 1980

Cuối tháng 4-1975, do hoàn cảnh gia đình, tôi đã không di tản. Ở lại Việt Nam, cũng như bao nhiêu người khác, tôi phải tiếp tục làm việc để sống sót trong chế độ mới. Tôi tiếp tục đảm nhận chức vụ Thư Viện Trưởng của Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (nay đã bị đổi tên). Trong thời gian này, hai Trường Đại Học Sư Phạm (ĐHSP) của Hà Nội và Sài Gòn là hai trường kết nghĩa. Thư viện của hai trường thường xuyên trao đổi các tài liệu quý cho nhau. Thư Viện Trưởng của ĐHSP Hà Nội (cơ sở 1, ở Ô Cầu Giấy) lúc đó là anh Đ.Đ.H. Mỗi lần anh H. vào Sài Gòn nhận sách hoặc biếu sách, tôi đều làm việc trực tiếp với anh, và mời anh về nhà tôi ăn cơm với vợ chồng tôi, và đưa anh đi chơi, mua sắm trong thành phố. Trong những lần đi chơi với nhau như vậy, tôi và anh H. đã nói chuyện, tâm tình với nhau rất nhiều về mọi vấn đề và chuyện không tránh được đã xảy ra: chúng tôi trở thành một đôi bạn thân. Tình bạn này đã tiếp tục cho mãi đến ngày hôm nay (2019). Năm 1979, Anh Tư của tôi từ Canada đã gởi giấy bảo lãnh về cho gia đình tôi và tôi đã nộp hồ sơ xin xuất cảnh đi Canada với Phòng Công Tác Người Nước Ngoài (văn phòng ở đường Nguyễn Du, ngay tai ngôi nhà đã từng là Tòa Đại Sứ của Canada trước năm 1975). Mọi việc còn đang trong tình trạng chờ cứu xét thì xảy ra một chuyện bất ngờ: tôi được Ban Giám Hiệu cử đi công tác tại Hà Nội, tham dự một hội nghị dành cho các Trưởng Phòng Thư Viện của các Trường ĐHSP trên toàn quốc vào đầu tháng 1-1980. Bài viết này sẽ hoàn toàn không đề cập đến nội dung của hội nghị mà đặt trọng tâm vào những chuyện mắt thấy tai nghe về khung cảnh và nếp sống của người dân Hà Nội tại thời điểm đó.

Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Hà Nội


Đây sẽ là lần đầu tiên trong đời tôi ra Hà Nội. Ngoài sự háo hức của một người dân Miền Nam bình thường lần đầu tiên được đi thăm Hà Nội, tôi còn có thêm cái kỳ vọng của một người được đào tạo trong ngành Sử lần đầu tiên được đi thăm kinh đô cũ trong hàng ngàn năm của đất nước. Ngoài ra, đây cũng là một dịp được gặp lại anh H., một người bạn tuy mới quen nhưng đã trở nên rất thân tình. 

Thơ Nguyễn Tường Giang

Hình minh hoạ, Christopher Furlong/Getty Images

THU


bạn bè ngồi uống rượu
nóng mùa hè đã tan
một người bâng quơ nói
vườn sau chiếc lá vàng

ở nhà N.M.H
08/23/2019
Nguyễn Tường Giang


MỘT MÌNH…


Bỗng nhiên tôi nhớ về Hà Nội
bỗng nhiên tôi nhớ phố Hàng Than
bỗng nhiên lòng tôi sầu vô hạn
và một mình, tôi khóc trong đêm

Có những nỗi buồn không nói được
những thì thầm không biết tỏ cùng ai
như buổi sáng nay tôi nhớ về Hà Nội
vì ngoài trời có mưa bụi bay

Nguyễn Tường Thiết: Một trăm ngọn nến

Làng Yên Phụ Hà Nội
Tên chủ nhà ghi trên tấm bảng đồng gắn phía trước cửa khiến tiếng gõ của tôi thêm mạnh dạn. Bên trong có tiếng giầy dép khua động. Rồi cửa mở. Chủ nhà, một người nhỏ thấp, giơ bắt tay tôi rồi ra hiệu mời tôi theo anh ta lên gác. Tôi bước lên một chiếc cầu thang gỗ. Ở đầu cầu thang nhìn qua một gian phòng rộng trên gác tôi thấy khoảng vườn cây xanh của một công viên nhỏ trước nhà sau một cánh cửa sổ mở rộng, khoảng trống tươi mát rất hiếm quí của Hà Nội bây giờ. 

Tôi bước vào một phòng lớn trông như một thư viện. Một tủ sách rất rộng và cao chiếm nguyên một vách tường dài. Tủ gỗ đánh véc-ni bóng, sau ngăn kính những cuốn sách dầy cộm xếp ngay ngắn, trang trọng. Nhìn qua gáy tôi thấy có rất nhiều sách chữ Hán.

Giữa phòng là hai cái bàn phủ khăn trắng đặt liền nhau, trên để những chai rượu bia và đĩa đựng trái cây. Chủ nhà xếp tôi ngồi nơi một chiếc ghế đặt ở đầu bàn. Tôi nhìn hai dẫy ghế trống dài ở hai bên bàn, nói với chủ nhà:

– Anh bắt đầu làm tôi lo đấy. Tưởng đến thăm anh nói chuyện một lát thôi, không ngờ anh làm to chuyện quá.

Ngô Thế Vinh: Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
4 năm một lần, ông thủtướng lại dẫn một phái đoàn đi dự Hội NghịThượng Đỉnh Ủy Hội Sông Mekong, đem theo một bài diễn văn viết sẵn với ngôn từ hoa mĩ; khi bài diễn văn được đọc xong, các nguyên thủcùng bước lên sân khấu chụp hình, sau đó ai về nhà ấy. [nguồn: ảnh MRC Việt Nam]
DẪN NHẬP:

Vậy mà đã 62 năm kểtừkhi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ/ mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Khi mà hai con đập lớn nhất Nọa Trác Độ/ Nuozhado 5,850 MW và Tiểu Loan / Xiaowan 4,200 MW đã hoạt động phát điện toàn công xuất, có thể nói về tổng thể Trung Quốc đã hoàn tất phần lớn nhất kế hoạch thủy điện bậc thềm Vân Nam với 40 tỉ mét khối nước dự trữ trong các hồ chứa, tích luỹ trên 50% lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm và chặn 90% phù sa từ thượng nguồn, đủ cho TQ nắm quyền sinh sát toàn lưu vực sông Mekong.


Nguyễn vạn An: Học Làm Tượng Đá: Bà Germaine (6/6) 

(ảnh tượng để minh họa lấy trên mạng. Dĩ nhiên không có sự so sánh với các tác phẩm vĩ đại này)

Bà Germaine rất đẹp. Cao chừng 1m75. Gần 60 tuổi rồi, thân hình hơi mập. Đã có chút bụng, nhưng đôi chân dài còn lỏng khỏng, thon và đẹp. Hôm đầu bà đi dọc bờ suối, kéo quần lên. Tôi mới đến, dám khen : “Bà có đôi chân thật đẹp !”. Bà cười, không chối :” Đẹp chỉ thêm khổ, An ạ !”

(Rita Hayworth, ảnh lấy trên mạng)

Elise nói: Tôi quen Germaine từ hồi còn đi học: nó đẹp như Rita Hayworth.

Bà Germaine có đôi mắt đen và to. Mũi cao, miệng nhỏ, đôi môi thanh khiết, nhưng có chút xạm đen vì hút thuốc lá quá nhiều. Tóc bà rất giầy, còn đen ngòm, quăn và phùng lên, đem cho bà một sắc đẹp rất quyến rũ. Bà theo học trường Quốc Gia Mỹ thuật. Ra trường dậy vẽ, làm người mẫu, sống một cuộc đời lãng mạn với một ông họa sỹ lớn hơn bà trên 20 tuổi. Sau ông mất, bà gặp một kỹ nghệ gia rất giầu. Ông mê bà như mê một thần tượng. Bà nhận lời lấy ông, với điều kiện là bà được sống hoàn toàn tự do, muốn làm gì thì làm. Ông đồng ý. Suốt tháng tôi ở đó, ông thỉnh thoảng tới thăm. Mỗi lần mang một lô quà, mười bao thuốc lá, hai chai whisky hảo hạng, hỏi bà có thiếu gì không, ngủ với bà một đêm. Rồi đi.

Bà nói : “Tôi hồi trẻ có một giấc mộng : lấy 5 người chồng ở năm châu, và có một đứa con với mỗi người, một đứa trắng, một đứa đen, một đứa đỏ, một đứa vàng, một đứa nâu. Chỉ có thể mà mộng không thành ! “

Nguyễn vạn An: Học Làm Tượng Đá : Marie (5/6)

Sáng hôm sau, ông viện trưởng từ giã đi về, nhưng Marie xin ở lại một hôm nữa, để vào rừng xem tụi tôi làm tượng. Nàng đi thăm hết người này đến người kia. Hình như ai cũng chờ nàng tới thăm, để cắt nghĩa về tác phẩm của mình, và luyến tiếc khi nàng phải đi tiếp để thăm người khác.

(ảnh minh họa, tượng của Jean ARP)

Gặp ai, Marie cũng hỏi han, bàn tán, vui đùa, nhưng khi đến thăm tôi, thì nàng chỉ tựa lưng vào một hòn đá bên cạnh, yên lặng nhìn tôi gọt đá, không nói một câu gì cả. Nàng ngồi nhìn rất lâu. Tôi chăm chú đục gõ, không dám nhìn lại. Có lẽ đó là những giây phút đẹp nhất trong suốt tháng trời tôi sống trong rừng đá.

Buổi trưa, sau bữa ăn, tôi đứng giậy đi bách bộ, thì Marie đứng lên đi theo. Vừa thoát tầm mắt mọi người, chúng tôi đã nắm tay nhau chạy tuốt vào rừng. Và tìm một góc kín ôm nhau hôn như điên dại. Rồi dắt tay nhau đi lang thang trong cánh đồng hoa lavande bát ngát. Trời nắng rừng rực. Mùi hoa thơm lừng. Hai đứa lắng tai nghe tiếng động chung quanh. Chỉ có tiếng lá cành xào xạc và gió thổi vi vu.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Ngô Nhân Dụng: Trump – Tập leo thang

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang lên một cao điểm. Đây là lần đầu tiên tổng thống Mỹ gọi chủ tịch Trung Quốc là một “thù địch.” Trong hình, người dân Bắc Kinh, Trung Quốc, đi mua sắm. (Hình: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình đang tấn công nhau tới tấp và không ai biết bao giờ họ có thể gỡ ra. Ông Trump đánh theo lối boxing, quyền Anh, trong khi ông Tập đánh võ Thiếu Lâm, nhẩn nha trả đũa từng đòn một. Bên nóng, bên lạnh.

Thị trường chứng khoán, một mối quan tâm lớn của ông Trump, cho thấy hai lối đánh võ gây hậu quả khác nhau.

Buổi sáng, sau khi nghe tin Bắc Kinh sẽ đánh thuế quan từ 5% đến 10% trên 5,078 món nhập cảng từ Mỹ trong hai đợt, đầu Tháng Chín và giữa Tháng Mười Hai, chỉ số S&P 500 tụt gần 40 điểm. Giới đầu tư không phản ứng mạnh vì họ đã chờ đợi Trung Cộng thế nào cũng trả đòn trước khi suất thuế của Tổng Thống Trump đánh trên $300 tỷ hàng có hiệu lực trong một tuần lễ nữa (con số $300 tỷ đã được ông Trump bớt xuống chỉ còn khoảng $130 tỷ).

Sau đó ba tiếng đồng hồ, S&P 500 lại leo lên được gần 30 điểm sau khi ông Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Jerome Powell báo hiệu Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong vài tuần nữa.

Nhưng khi tổng thống Mỹ tung đòn ra thì thị trường choáng váng. Chỉ số Dow Jones tụt 623 điểm, S&P 500 mất 2% và thị trường Nasdaq cũng mất 3%.

Trần Mộng Tú: Người Đàn Bà Ở Biển

Gửi Trùng Dương và biển Bandon.OR 

Hình minh hoạ, FreePik

Ngôi nhà đó nằm song song với biển
có người đàn bà thích đuổi theo mây
buổi sáng nàng nghe sóng ngoài biển gọi
khép cửa sau lưng buộc vội dây giầy

Người đàn bà băng mình trên cát
vết chân in sóng xóa vội đi
nàng ném trái tim mình trên mặt biển
sóng cuốn thật xa
chẳng để lại gì

Trùng Dương: Lễ tưởng niệm 32 năm Anh Hùng Đông Tiến diễn ra trong bầu không khí sôi động về biến cố Bãi Tư Chính

Trưa Chủ nhật ngày 18 tháng 8 vừa qua, trong bầu không khí mùa hè với nhiệt độ vốn đã cao lại càng trở nên sôi bỏng xung quanh vấn đề Bãi Tư Chính ở phía nam Biển Đông, một số thân hữu tại Sacramento đã họp nhau để tưởng niệm 32 năm ngày cố Đề đốc Hoàng Cơ Minhvà các kháng chiến quân đã bỏ mình trong cuộc Đông tiến nhằm xây dựng chiến khu tranh đấu giải phóng Việt Nam khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Hành trình Đông tiến khởi đầu từ năm 1981 với việc thành lập Mặt trận Quốc Gia Thống nhất Giải phòng Việt Nam và kết thúc sau khi ông Minh và các chiến hữu tử trận vào tháng 8 năm 1987.

Lễ tưởng niệm trang nghiêm và cảm động


Buổi lễ tưởng niệm do cơ sở Việt Tân tại Sacramento tổ chức đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động trước một cử tọa chọn lọc với phần lớn là những vị cao niên và một số nhân vật của Đảng Việt Tân, hậu thân của Mặt trận QGTNGPVN, tại địa phương cũng như tới từ các nơi. Xen lẫn là những chiếc áo dài truyền thống mềm mại mầu xanh da trời mát mắt của các chị em Việt Tân tới lui trong phòng hội nhỏ xem mọi sự có diễn ra êm xuôi, hoặc mang những chai nước ướp lạnh tới mời khách.

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm là nghi thức dâng hoa vì phòng hội của cơ quan Stockton Boulevard Partnership yêu cầu không thắp hương vì lý do an toàn. Mỗi người trong số vài vị đại diện nhận mỗi người một cành hoa hồng thay nén hương tới trước bàn thời nơi đặt bài vị của 13 anh hùng Đông Tiến lạy và cắm vào một bình thủy tinh trên bàn thờ.

Sau một phim ngắn về lịch sử chiến dịch Đông tiến, ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Đảng Việt Tân, đã lên tâm sự về cơ duyên gặp gỡ với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh vào năm 1981 khi ông ghé qua Nhật, nơi ông Hùng du học từ đầu thập niên 1970, trên đường đi vận động thiết lập căn cứ chiến khu tại biên giới Thái Lào.

Lê Hữu Khóa: Tội Phạm Học Luận Chứng (phần 6) (luận tội ác, xét tội trạng, nêu tội phạm, xử tội nhân)

Ở đây, địa ngục chín tầng mây
Cả giống nòi câm lặng gục đầu
Cắn chết hàm răng, ứa máu mắt
Chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau.
(Mùa hạn, Tô Thùy Yên).

Tội phạm học xâm lược

(Tàu tặc-Tàu phỉ-Tàu nạn-Tàu họa-Tàu hoạn-Tàu phạm-Tàu tà)


ĐCSTQ không ngừng ở ý đồ xâm lấn đất, biển, đảo của Việt tộc; không ngừng ở thâm đồ xâm lược để áp đặt sự thống trị bằng đô hộ rồi nô lệ hóa Việt tộc như Tàu tặc đã thực hiện nhiều lần trong Việt sử. Chúng cũng sẽ không tự ngừng lại ở hiểm ý xâm lăng trọn vẹn đất nước Việt, mà còn biến Việt tộc thành một nô tộc tật nguyền ở mọi mức độ từ thiên nhiên tới tài nguyên, từ thể lực tới trí lực, để các thế hệ Việt tương lai mang đầy khuyết tật của một sắc tộc đã bị thuần hóa. Từ thượng nguồn của ý đồ xâm lấn tới hạ nguồn của thâm đồ xâm lược, để vĩnh viễn nô lệ hóa Việt tộc thì từ sách lược tới chiến lược hiểm ý của Tàu thực hiện một quá trình tội ác tổng hợp (trộm, cặp, cướp, giựt đất biển đảo; ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh; đầu độc thực phẩm, buôn người, lấy nội tạng…).

Tàu tặc cướp đất, biển, đảo bằng tội ác


Tàu tặc đã chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển, rồi còn bắn giết, sát hại ngư dân Việt trước một ĐCSVN nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước Tầu tặc. Từ ngày quy hàng ĐCSTQ qua mật ước Thành Đô, từ đó cho tới nay Tầu tặc đã nắm dao đằng chuôi để ĐCSVN phải đứng trước mũi dao để ngày ngày phải: hèn với giặc-ác với dân. Chất tặc của Tàu đã là chất độc sẵn sàng chế ra chất ác, xem mạng sống của Việt tộc không có một giá trị đạo lý gì với chúng, nên chúng ngày ngày bắn giết ngư phủ Việt, chúng vào hoạn lộ của cái ác mà không có một chút lương tâm.

Ngữ pháp Tàu tặc chỉ bọn cướp có phản xạ giết người để đoạt của, chiếm đất, biển, đảo. Ngữ pháp này dựng nên mô thức giải luận để phân tích và giải thích các quá trình mà tội phạm học phải điều tra, phải khảo sát, phải nghiên cứu sau đó về : Tàu nạn, Tàu hoạn, Tàu họa, để đi đến mô hình diễn luận thế nào là Tàu tà nơi mà thâm, độc, ác, hiểm xuất hiện để biến thành hành động hại, hủy, giết, diệt dân tộc Việt như chúng đã làm liên tục từ nhiều ngàn năm qua trong xâm lược, trong đô hộ, trong đồng hóa, trong ý đồ diệt vong Việt tộc.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Nguyễn Hùng: Hong Kong và bảy điều về chế độ cộng sản

Một sinh viên giương tấm bảng vinh danh thiếu nữ bị bắn vào mắt trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Mười tuần biểu tình ở Hong Kong đã cho thấy người dân ở đây đã chán ngấy với kiểu treo đầu dê ‘một nước hai chế độ’ nhưng bán món thịt chó độc tài toàn trị của Bắc Kinh. 

Để hiểu được mức độ phẫn nộ của người dân Hong Kong, hãy thử tưởng tượng gần một phần tư dân Việt Nam xuống đường như người Hong Kong đã làm khi có lúc 1,7 triệu người tham gia biểu tình. Con số tương tự với phần trăm dân số ở Việt Nam sẽ tương đương với gần 25 triệu người. 

Các cuộc biểu tình kéo dài suốt từ ngày 9/6 tới nay để phản đối dự luật dẫn độ người Hong Kong về Trung Quốc được đưa ra hồi đầu tháng Tư đã cho thấy nhiều điều về chế độ toàn trị cộng sản mà người Hong Kong, nhất là giới trẻ, ngày càng tỏ thái độ không thể chấp nhận. 

1. Người Hong Kong muốn tự do bằng cái mâm nhưng Trung Quốc chỉ cho họ cái chén. 

Câu này tôi mượn ý của một linh mục mô tả tình trạng ở Việt Nam nhưng nó cũng hoàn toàn hợp với hoàn cảnh hiện nay của người Hong Kong. Khi nhận lại Hong Kong từ Anh hồi năm 1997, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa sẽ giữ nguyên cách vận hành ở Hong Kong trong vòng 50 năm nhưng họ luôn tìm cách tước đi quyền tự do của người dân nơi đây. Từ chiếm quyền sở hữu báo chí tới bắt cóc những người xuất bản sách, tự do ngôn luận ở Hong Kong bị đe doạ nghiêm trọng. Về tư pháp, Bắc Kinh đã nêu cao tiêu chí các quan toà phải yêu nước thay vì đảm bảo việc thực thi công lý. Về cách quản trị, Trung Quốc từ chối cho người dân được bầu trực tiếp người lãnh đạo Hong Kong, điều đã dẫn tới cuộc biểu tình kéo dài 79 ngày hồi năm 2014

Tuấn Khanh: Mùi vị quen thuộc

(Ảnh: BBC)

Trong những câu chuyện về Hồng Kông, có những điều thật đáng chú ý. Đó là những câu chuyện kể về những người biểu tình trẻ tuổi xuống đường bị bắt đem về đồn, thẩm tra, đánh đập… có mùi vị thật quen thuộc. 

Tin từ Hong Kong Columns, kể rằng cách thức mà cảnh sát Hồng Kông – lúc này thì không còn nhận diện được rõ là có phải cảnh sát Hồng Kông hay không – đã có những điều kỳ lạ, đặc biệt đối với những người bị bắt, kể cả trẻ vị thành niên. 

Một cô gái nhân chứng kể lại rằng khi cô bị bắt. Cô đã bị ép buộc, hăm dọa và không được liên lạc với gia đình dù cảnh sát Hồng Kông không nói được lý do gì bắt giữ cô. 

Cũng như những người khác, trong khi bị giam giữ tại đồn cảnh sát, cảnh sát đã lấy điện thoại của cô, và buộc cho phải cho mật khẩu để vào kiểm soát nội dung trong điện thoại của cô. Dĩ nhiên cô gái này từ chối. Cô nói cũng thấy có người bị đánh để ép phải đưa mật khẩu, và tất cả mọi người không ai được gọi điện thoại về nhà, trong đó có những em nhỏ. 

Trang Hong Kong Free Press cũng xác nhận nguồn tin là sau hơn hai tháng của phong trào Dự luật chống dẫn độ, cảnh sát đã bắt giữ hơn 700 người, và người trẻ nhất chỉ mới 13 tuổi. 

RFA: Hoa Kỳ lên án Trung Quốc ép Việt Nam bỏ hợp tác dầu khí với các nước khác ở Bãi Tư Chính

Hình minh họa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus. AFP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 21 tháng 8 ra thông cáo lên án Trung Quốc đưa tàu khảo sát và tàu hộ tống có vũ trang vào vùng nước của Việt Nam gần Bãi Tư Chính hôm 13/8, gọi đây là hành động leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực nhằm đe dọa các nước khác trong việc khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông. 

Thông cáo có đoạn viết: “Những tuần gần đây, Trung Quốc đã có một loạt các bước gây hấn nhằm can thiệp vào các hoạt động kinh tế được công nhận và lâu dài của các nước có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, nhằm tìm cách ép các nước phải bỏ hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài và chỉ làm việc với các công ty của nhà nước Trung Quốc. Trong trường hợp ở Bãi Tư Chính, Trung Quốc đang ép Việt Nam trong hợp tác với công ty của Nga và các đối tác khác”. 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định các công ty của Mỹ là các công ty hàng đầu trên thế giới đang hoạt động ở Biển Đông. Vì vậy Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hoặc bắt ép các nước khác phải bỏ các hợp tác với các công ty ngoài Trung Quốc hoặc không thì sẽ có các hành động đe dọa. 

Nguyễn Ngọc Chu: Philippines còn may hơn Việt Nam



Họ quên mất một điều giản đơn, rằng kẻ đã vượt qua biên giới để liên kết nhằm giành quyền lực trong nước, thì tất sẽ vượt qua biên giới để giành quyền lực ngoài quốc gia của mình. 

KHÔNG CHỈ MÌNH ÔNG DUTERTE NGẬM BỒ HÒN LÀM NGỌT 


1. Ông Duterte tổng thống Philippines đang ngậm bồ hòn làm ngọt. Khi mới lên nhận chức, ông Duterte ảo tưởng ông là người gốc Hoa, nên Tập Cận Bình vì dòng máu Hoa mà nương tay. 

Xuất phát từ đó, ông Duterte nhún nhường Tập Cận Bình. Nghĩ rằng tình máu mủ gốc Hoa sẽ làm cho con hổ Tập Cận Bình đi ăn thịt giống loài khác trước, chứ không động đến đến con thỏ gốc Hoa Duterte. Cho nên, ông Duterte định ăn chia dầu khí với Tập cận Bình ở biển Tây Philippines. Và ông Duterte sẵn sàng nhường cho Tập cận Bình phần hơn. 

Nhưng ông Duterte quên mất Trung Quốc Cộng sản còn ăn thịt cả người Hoa Bắc Kinh, đến nỗi người Hoa Đài Loan và người Hoa Hong Kong kiên quyết không cùng chung sống, thì người gốc Hoa như ông Duterte chẳng có nghĩa lý gì. Cho nên Trung Quốc Cộng sản đã không chừa cho ông Duterte một mẩu nào trong phần ăn chia ở vùng thềm lục địa, mà còn nhảy sâu vào muốn chiếm trọn hết biển của Philippines. 

Lê Hữu Khóa: Tội Phạm Học Luận Chứng (phần 5) (luận tội ác, xét tội trạng, nêu tội phạm, xử tội nhân)

Ngồi đây giữa những phân cùng bụi 
Trong chuyển đời xung xát bạo tàn, 
Ta trở thành than, thành súc vật.
Tiếng người e cũng đã quên ngang. 
(Tưởng nhớ Tô Thùy Yên, vừa ra đi năm 2019, 
thi sĩ tiên tri bao vấn nạn của Việt tộc, 
nạn nhân và chứng nhân bao tội ác trên quê hương Việt). 

Tội phạm học môi sinh 

Tội ác diệt môi trường 


Tội ác hủy diệt môi trường luôn truy diệt thâm đậm môi sinh, để âm thầm giết người bằng thời gian, nghiến diệt thầm lặng ngay thượng nguồn các thế hệ sau qua tổ tiên và cha mẹ; tạo ra các thế hệ mới từ bệnh tật tới thương tật, từ khuyết thân tới khuyết não, tội ác hủy diệt môi trường là nguồn nước ngầm sâu ô uế để ung thư hóa không gian, thiêu hủy thể lực, trí lực, tâm lực con người, đây chính là loại tội ác truyền kiếp! 

Tội ác Formosa 


Tội ác Formosa là biểu tượng của tội ác môi trường tiểu biểu nhất mà đất nước Việt phải nhận lãnh của một tập đoàn công nghệ mà cái bẩn đã song hành cùng cái ác, được bảo kê bởi một chính quyền độc đảng-toàn trị, bất tín với dân tộc, bất trung với quê hương, bất lương với hằng triệu nạn nhân trong tai họa ô nhiễm do Formasa gây ra, nơi mà môi sinh sẽ bị truy diệt qua nhiều thế hệ. Biểu tượng tội ác Formosa là một tập đoàn đã gây ra thảm họa môi trường biển chưa từng có trên đất nước Việt, trên đồng bào Việt, nó chính là tiền đề làm ra tiền lệ của một chính sách độc tài nhưng bất tài về quản lý môi sinh của chính quyền độc đảng-toàn trị: 

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Nhân Hòa (RFA): Nếu Trung Quốc lập được B.O.T ở Bãi Tư Chính, VN sẽ mất tất cả!

Hình minh họa. Tàu Hải cảnh 46111 của Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương 8 vào vùng biển của Việt Nam. Courtesy of Twitter Ryan Martinson
Trung Quốc chọn Bãi Tư Chính, ngoài các nguyên nhân đã được phân tích, có một lý do quan trọng khác ít được đề cập: Như đầu lưỡi con rắn, Bãi Tư Chính nằm ở điểm cực Nam “đường chữ U”, thè ra là có thể đớp nhanh, nuốt gọn con mồi. Tham vọng chiếm Tư Chính, TQ sẽ cơi nới thành “Trạm thu phí” (B.O.T) để không chế ĐNÁ và khẳng định rằng họ đã chiếm xong Biển Đông. 
_____________________ 

Những ngày này trên các trang mạng xã hội, liên quan đến những hành động của Trung Quốc trong các vùng biển Việt Nam, xuất hiện hai cụm từ lạ tai. Tỷ dụ như các thảo luận bàn về khái niệm:“hủi Tàu” và “B.O.T”.Thoáng qua, hai cụm từ này chẳng liên đới với nhau là mấy. Ngẫm kỹ một chút, hoá ra chúng ám chỉ một tiến trình. 

Tiến trình ấy, bắt đầu bằng việc TQ đưa các tàu đủ loại, trở lại Bãi Tư Chính. Từ tàu thăm dò, tìm kiếm, tàu hải cảnh đến các loại dân quân biển và tàu chiến trá hình. Số lượng có khi lên đến 80 chiếc. Nói về ý đồ, âm mưu và tham vọng của TQ thì đã có đến hàng trăm bài viết, thậm chí trăm này kéo theo nhiều trăm khác… đưa ra các nhận định khác nhau, nhưng chung quy lại thống nhất ở một điểm: VN và khu vực đang đối mặt với vấn nạn “hủi Tàu”.

VOA: Quyền lực của Mỹ ở châu Á đang xói mòn?

Tổng thống Trump khi dự Thượng đỉnh APEC ở Việt Nam ở Đà Nẵng hồi cuối năm 2017

Chính sách ‘Nước Mỹ Trên hết’ của Tổng thống Donald Trump đã khiến vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương bị xói mòn với việc khu vực này đang bị hỗn loạn trong khi chính quyền Mỹ không giúp ích được gì, theo các nhà phân tích. 

Đây là nhận định được đưa ra trong bài báo nhan đề ‘Quyền lực Mỹ đang xói mòn? Trump chật vật với châu Á đang khủng hoảng’ đăng trên tờ New York Times hôm 13/8. 

“Trong vòng hai năm rưỡi, Tổng thống Trump nói rằng cuối cùng ông cũng đã làm được điều mà ông khẳng định người tiền nhiệm Barack Obama đã không làm được ở châu Á với chính sách xoay trục: tăng cường ảnh hưởng của Mỹ và tập hợp đồng minh để phản công lại ảnh hưởng của Trung Quốc,” bài báo viết. 

“Nhưng khi bạo lực leo thang và những mối thù địch cũ trỗi dậy trên khắp châu Á, Washington đã chọn thái độ điềm nhiên tọa thị, và các nước trong khu vực không thèm đếm xỉa gì đến những lời khuyên lơn nhẹ nhàng cũng như kêu gọi bình tĩnh của chính quyền Trump.” 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Rổ Tép Khô



Khi trộm cướp đã trở thành phương cách sống cho một nhóm người trong xã hội, chả chóng thì chầy, họ sẽ tự tạo ra một hệ thống pháp lý và luân lý để hợp lý hoá và vinh danh đạo tặc. 

Tôi bước vào tuổi dậy thì cùng với những sáng tác đầu tay của của Trịnh Công Sơn: 

Gọi nắng 
Cho cơn mê chiều 
Nhiều hoa trắng bay… 

Trong căn nhà vắng – sau giấc ngủ trưa muộn màng – nằm lắng ghe Hạ Trắng bỗng thoáng thấy buồn, và không dưng tôi hiểu ra thế nào là nỗi buồn vô cớ. Giữa đêm (những đêm dài giới nghiêm) ngồi ôm đàn hát mỗi mình, trên sân thượng – nhìn hoả châu rơi, loé sáng ở chân trời – rồi chợt biết thèm muốn một cuộc sống bình an: 

Ta đã thấy gì trong đêm nay 
Cờ bay trăm ngọn cờ bay 
Rừng núi loan tin đến mọi miền 
Gió Hoà bình bay về muôn hướng … 
Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng… 

Lê Hữu Khóa: Tội Phạm Học Luận Chứng (phần 4) (luận tội ác, xét tội trạng, nêu tội phạm, xử tội nhân)

Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự banThuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt namhọc của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa. 

(Tiếp theo) 


GRASBERGER 

Tội phạm học được xem như một quần thể học thuật tụ hợp nhiều chuyên ngành, trong đó có sự hiện diện của ba trung tâm tại quần thể này : nghiên cứu về hiện thực của tội ác với sự liên kết của tâm lý học, xã hội học, hiện tượng học ; nghiên cứu về quá trình khám tội, nêu tội và xử tội với sự hỗ trợ của luật học ; nghiên cứu về phương pháp chống tội ác với sự có mặt của luật học song hành cùng chính trị học. 

Truy sát nguyên khí quốc gia : “Thí lính”, “nướng quân” 


Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền (1954-1975), xuất hiện một chuỗi hệ luận của tội ác mà những kẻ cầm quyền đã tự cho phép chúng gây tội ác mà không ai được buộc tội chúng là tội phạm. Tư duy tội ác của bọn lãnh đạo này là: “thí lính”, “nướng quân” trong các chiến dịch, trên các mặt trận mà sinh mạng đồng bào của chúng bị đặt thấp hơn chiến thắng trên chiến trường để phục vụ chiến sách của chúng, từ đó mọi chiến thắng phải phục vụ ý đồ dùng tử lộ của lính, của quân như các con cờ để chúng đấu giá, mặc cả, thương lượng cho quyền lực và quyền lợi của chúng. 

Tội phạm học khi nghiên cứu các tội ác do các lãnh đạo chính trị gây ra trong cả thế kỷ XX thì không ngừng lại trong khuôn khổ của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, giữa hai miền (1954-1975), mà phải đi trở lên thượng nguồn từ khi có ĐCSVN dẫn tới chiêu bài Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Chính trong thời điểm này đã có nhiều sự cố xác nhận quá trình “thí lính”, “nướng quân”, nơi mà mạng sống của các thế hệ thanh niên đã bị sử dụng trong tham vọng “phải giành chiến thắng bằng mọi giá”, vận dụng trong ý đồ “phải tới toàn thắng bằng mọi giá”

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Ngô Nhân Dụng: Trump có thể ép Powell được không?

Ông Jerome Powell (phải) sẽ phải tính toán rất kỹ trước khi quyết định cắt lãi suất bao nhiêu phần trăm. (Hình: Zach Gibson/Getty Images)

Tổng Thống Donald Trump rất thích thị trường chứng khoán lên cao và cũng thích thú đánh thuế quan trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc. Ông đã bắt đầu thấy hai sở thích này không đi đôi với nhau.

Hơn một năm qua, mỗi lần ông Trump báo tin cuộc thương thuyết với Chủ Tịch Tập Cận Bình sắp có kết quả tốt, chỉ số S&P 500 của thị trường New York đều tăng lên ngay.

Ngay cả khi ông Trump cho biết không làm gì cả, thị trường cũng mừng. Ngày 1 Tháng Bảy vừa qua ông báo tin sẽ không đánh thêm thuế quan trên hàng Trung Quốc trong vòng một tháng, S&P 500 tăng 0,6%. Nhưng đến ngày 1 Tháng Tám, ông Trump bất ngờ nói sắp đánh thuế 10% trên $300 tỷ mặt hàng Trung Quốc, chỉ số Dow Jones trên thị trường tụt mất 475 điểm và S&P 500 cũng mất 1.7% ngay trong giờ đầu, sau phục hồi lại một phần.

Ngày 13 Tháng Tám, ông Trump rút lại một nửa số hàng mới sắp bị đánh thuế, S&P 500 tăng lên 1.1% trong ngày. Nhưng ngày hôm sau giá chứng khoán lại xuống và S&P 500 đang trở về với giá trị ngày 1 Tháng Tám. Các nhà đầu tư có vẻ không tin rằng ông Tập Cận Bình cảm động và đáp ứng cho thiện chí nhượng bộ của tổng thống Mỹ.

Mạnh Kim: Tại sao Hong Kong được cộng đồng Việt quan tâm?

Biểu tình ủng hộ Hong Kong tại Mỹ. (AP)

Mạng xã hội Việt Nam tràn ngập hình ảnh và thông tin về sự kiện biểu tình Hong Kong. Tại sao sự kiện này được đón nhận với sự quan tâm đặc biệt?

* Hong Kong không chỉ gần với Việt Nam về khoảng cách địa lý mà còn văn hóa. Cùng với văn hóa Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Hong Kong đã “đến” với người Việt từ rất lâu, thậm chí có lẽ trước cả sự thâm nhập ảnh hưởng văn hóa khác của vài quốc gia láng giềng. Sự hiện diện cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn hẳn là yếu tố quan trọng không thể không nhắc. “Hong Kong bên hông Chợ Lớn” – câu nói quen thuộc hàng chục năm qua ám chỉ sinh hoạt của người Hoa Sài Gòn - ChợLớn – đã cho thấy sự gần gũi trong tâm thức người Việt đối với Hong Kong.

Bề dày giao dịch thương mại giữa Việt Nam, đặc biệt người Hoa Chợ Lớn, với Hong Kong trong nhiều thập niên càng đưa hình ảnh Hong Kong nhích gần lại với người Việt. Không chỉ giao thương, Hong Kong còn đi sâu vào văn hóa Việt Nam với nền điện ảnh của họ. Trước 1975, màn ảnh Sài Gòn tràn ngập phim Hong Kong. Dòng phim võ thuật-kiếm hiệp Hong Kong từng khuynh đảo màn bạc Sài Gòn. Những Khương Đại Vệ, Vương Vũ, Địch Long, Trịnh Phối Phối… là thần tượng một thời của thanh thiếu niên miền Nam. “Đường Sơn Đại Huynh”, “Tinh Võ Môn”, “Mãnh Long Quá Giang”… của Lý Tiểu Long đã trở thành những “bom tấn” điện ảnh không chỉ trên thế giới mà còn tại Sài Gòn, rất lâu trước khi cụm từ thời thượng “bom tấn” (blockbuster) ra đời.

Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân: Liệu Hong Kong có là một Thiên An Môn thứ hai?


Hong Kong được trả lại cho Trung Hoa năm 1997, sau hơn 150 năm dưới quyền người Anh. Hai bên Anh-Trung, đồng ý Hong Kong sẽ có quy chế đặc biệt trong 50 năm: “One country – two systems – Một quốc gia, hai quy chế”. Vì vậy Hong kong vẫn giữ tư pháp theo kiểu Anh, tự do hội hợp và tự do ăn nói.

Trong mấy tuần lễ qua, nhiều triệu người đã xuống đường phản đối, gây áp lực lên chính quyền Hong Kong và lục địa.

Tại sao dân chúng, nhất là giới trẻ, xuống đường? Tại sao họ bất mãn? Trung Hoa lục địa đe dọa và nhắc lại Thiên An Môn. Vậy Hong Kong có trở thành một Thiên An Môn thứhai?

Dân Hong Kong bất bình


Trong quá khứ dân Hong Kong (HK) càng ngày càng bất bình vì họ cho là lục địa cố gắng làm mất tính cách đặc biệt của HK. Các khác biệt gồm việc HK có quyền tự do ngôn luận nhưng 5 nhà xuất bản HK, bán ra nhiều sách không mấy đẹp về Tập Cận Bình, bị bắt cóc, mang về lục địa xử. Có nhiều cốvgắng của lục địa muốn thay đổi sách vở, quy trình giáo dục của HK bằng cách thay đổi, ca ngợi chính thể CS Trung Quốc (CSTQ).

HK được hứa có quyền bầu lãnh đạo của họ nhưng đến nay các lãnh đạo của HK chỉ được bầu bởi “1,200 người đại diện” chứ không có tự do đầu phiếu chọn đại diện cho HK.

Lê Hữu Khóa: Tội Phạm Học Luận Chứng (phần 3) (luận tội ác, xét tội trạng, nêu tội phạm, xử tội nhân)

FERRI

Phạm nhân gây tội ác phải được sát nghiệm, 
nghiên cứu ngay trên thượng nguồn của nó,
tại sao nó khác biệt với các người bình thường không phạm tội như nó,
hãy xem kỹ trong cấu trúc cá nhân nó, để biết nó có nhân tính hay không ?

TỘI PHẠM HỌC TỬ SÁCH


Tội ác thượng tầng


Tội phạm học không ngưng đọng lại tại hạ nguồn để chỉ nghiên cứu về hình sự của tội phạm, mà nó phải trở lên thượng nguồn thật xa để điều tra thật sâu, khảo sát thật rộng về các chính sách tổ chức chiến tranh như các quyết sách, như một loại tử sách của lãnh đạo chính trị đưa dân tộc, đẩy bao thế hệ thanh niên vào tử chiến, vào chỗ chết! Chính ý đồ chiến tranh làm nên ý độc của tử chiến là thượng nguồn của tội ác cấp quốc gia, ở đây các lãnh đạo chính trị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải được phân xử công minh từ sử học tới công pháp.

Truy diệt cái khác biệt


Lịch sử của các độc đảng-toàn trị từ thế kỷ XX tới nay là lịch sử của tội ác tồn tại qua tội luận là: diệt cái khác biệt, từ chính kiến tới xã hội, từ tín ngưỡng tới tôn giáo… lịch sử của ĐCSVN không nằm ngoài quy luật này. ĐCSVN từ trước 1945 tới lúc độc trị trên toàn bộ xã hội Việt từ 1975, thì nó chưa một ngày nào ngưng nghỉ trong quá trình tiêu diệt cái khác biệt, đã và đang đi ngược, đi ngoài vong kiềm tỏa của nó; nhất là khi cái khác biệt tới từ hệ đa (đa tài, đa trí, đa lực, đa năng, đa hiệu, đa đảng). ĐCSVN sẵn sàng gây tội ác, và tội ác của nó phải được nghiên cứu như phản xạ của nó giờ đã thành truyền thống của nó, nó có ít nhất ba truyền thống về tội ác mà chưa hề được nghiên cứu, điều tra, khảo sát tận tường, nay tội phạm học phải vào tâm điểm ba truyền thống này: