Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019
Ngô Nhân Dụng: Các nhà chính trị nên dự Tour de France
![]() |
Egan Bernal của Colombia vô địch Tour de France 2019. (Hình: AP Photo/Michel Euler) |
Hiện nay, khi dạy dỗ con cái sống xứng đáng làm người, chắc không mấy ai bảo con hãy nhìn các nhà chính trị mà noi gương. Ít thấy những người lãnh đạo biểu lộ các đức tính mà loài người vẫn coi là đáng vun trồng trong tâm hồn trẻ em: Thành thật, bao dung, nhân từ, trung tín, đặt công ích trên tư lợi, hòa hợp với người chung quanh, kính trọng người khác mình hay chống lại mình, hy sinh cá nhân cho tập thể, vân vân.
Nhìn khắp thế giới, chúng ta khó thấy một vị tổng thống, thủ tướng hay một lãnh tụ đối lập nào biểu lộ các đức tính đó. Trong một phạm vi nhỏ, có thấy một ông, bà dân biểu, nghị sĩ, thống đốc tiểu bang hay thị trưởng, nghị viên nào đáng làm gương cho các thiếu nhi hay không? Rất khó kiếm ra.
Nhiều người nghĩ rằng chính trị là một cuộc tranh đua rất gay gắt, không thể nào theo các quy tắc và tục lệ thông thường. Khi tranh đua thì mạnh được, yếu thua, “cá lớn nuốt cá bé.” Không thể nghe lời dạy “chị ngã em nâng” hay “lá lành đùm lá rách.” Các nhà chính trị mạt sát nhau không tiếc lời. Vu cáo nhau nếu ích lợi cho mình. Thấy người té thì không nâng lên mà phải nhân cơ hội đạp thêm cho nó một cái. Chính trị là một thế giới mà bước vào đó là phải chấp nhận sẽ không thể sống theo các quy tắc bình thường.
Tuấn Khanh: Nhân phẩm bị lợi dụng
Anh bạn người Việt gốc Hoa kể lại cho tôi nghe chuyến đi "bán chính thức" kinh hoàng của anh vào đầu năm 80. Dù nhiều năm định cư và thành đạt ở Pháp, ký ức như chưa hề mờ nhạt trong lời kể của anh.
Những năm tháng đó, người Việt gốc Hoa giật mình khi thấy mình không thuộc về nơi đâu trên thế giới này. Bắc Kinh mở chiến dịch nạn kiều để tạo làn sóng bất ổn trong Việt Nam. Còn Hà Nội thì cũng muốn tống khứ bớt đạo quân thứ năm của Trung Quốc - theo quan điểm của nhà cầm quyền - đồng thời cũng kiếm được không ít tiền của từ người bỏ ra đi.
Người Hoa không thể quay về quê quán bởi nơi đó cộng sản là bạo quyền, và họ ra đi, vì nơi chốn hiện tại, cộng sản cũng đang cầm quyền.
Nhưng trong lời kể của anh bạn Việt kiều gốc Hoa đó, điều anh cay đắng, là con người luôn bị lợi dụng. Đặc biệt trong chế độ độc tài luôn bị biến thành đinh ốc, biến thành bánh răng để chở đẩy cho cỗ máy phi nhân tính.
Nhưng ghê tởm nhất, họ luôn tự gọi mình là chính quyền nhân dân.
Năm 79, thế kỷ 20, Hà Nội kêu gào, buộc nhân dân phải đứng lên ngồi xuống, gọi Trung Quốc là kẻ thù. Thậm chí viết vào sách giáo khoa, lập bảo tàng tội ác… nhưng rồi đến thập niên 90, họ tự xé sách, tổ chức vui tình hữu nghị với Trung Quốc, buộc nhân dân phải gọi hai đảng cộng sản là "bạn vàng", buộc các bà mẹ liệt sĩ phải im lặng, ngay khi nén nhang cho liệt sĩ 6 tỉnh phía Bắc còn chưa tàn.
Phạm Chí Dũng: Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?
![]() |
Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. |
Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công?
Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt - Trung.
Mít tinh trong… hội trường?
Trong nhiều cuộc họp khẩn cấp nhằm đối phó với vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương - 8 được hộ vệ bởi nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay, đã có phương án dự định sẽ tổ chức biểu tình phản đối Tung Quốc. Phương án này nhận được ý kiến ủng hộ chủ yếu từ các cơ quan mặt trận, dân vận và đang được ‘trên’ cân nhắc.
Thường Sơn: Bãi Tư Chính - Trung Quốc mưu tính chặn đường kiện của Việt Nam ra sao?
Rõ ràng là giới chóp bu Bắc Kinh có mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về ‘đừng lưỡi bò 9 đoạn’ và vụ tàu Hải Dương - 8 của Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính, chứ không phải như một số tờ báo của Bắc Kinh luôn cho rằng Trung Quốc không hề sợ Việt Nam hay một quốc gia nào đó kiện cáo.
![]() |
Trung Quốc chưa hề có ý định rút tàu Hải Dương - 8 khỏi khu vực Bãi Tư Chính. |
South China Morning Post - một tờ báo Hồng Kông và cũng là tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ Hải Dương - 8, vừa đăng tin phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm” trong một cuộc họp báo hôm 26/7: “Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam” và “Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam là Lê Thị Thu Hằng cho biết Hà Nội đã “trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam” - một cử chỉ can đảm mang tính quá hiếm muộn của giới chóp bu Việt Nam về thế buộc phải đối đầu trước ‘thiên triều’.
Nguyễn Quốc Khải: Hải Quân Hoa Kỳ cần bảo vệ đồng minh khai thác tài nguyên biển Đông
![]() |
Đô Đốc hồi hưu Scott H. Swift, cựu Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương. |
Trong vài tuần lễ vừa qua tình hình ở Biển Đông đang sôi nổi vì một tầu thăm dò dầu khí Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Quốc với một số tầu tuần duyên đi theo hộ tống đã xâm nhập đặc khu kinh tế của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), ở thủ đô Washington đã diễn ra Hội Nghị Hàng Năm lần Thứ Chín về Biển Đông vào ngày 24-7.
Hội nghị này đã quy tụ được rất nhiều chuyên viên và học giả về lãnh vực về Châu Á và hàng hải. Trong số này tôi ghi nhận được những một số người từ xa tới như GS Lan Nguyễn từ Hòa Lan; Ô. Liu Xiaobo, Trung Quốc; Ô. Evan Laksmana, Nam Dương; Ô. Kavi Chongkittavorn, Thái Lan; GS Stein Tonnesson, Na Uy; GS Bill Hayton, Anh Quốc; GS Jay Batongbacal, Phi Luật Tân; GS Sarah Kirchbergerm, Đức Quốc; GS Toshihiro Nakayama, Nhật Bản; GS Bec Strating, Úc; Ô. Ian Storey, Singapore.
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019
Ngọc Lễ (VOA): Đối đầu trên Biển Đông: Cơ chế nào để xử lý?
![]() |
Đường chín đoạn của Trung Quốc xâm lấn sâu vào vùng đặc quyền của các nước ven Biển Đông |
Hiện không có nhiều kỳ vọng vào các cơ chế cũng như biện pháp kiểm soát hành vi của những bên tranh chấp để đảm bảo hòa bình và ổn định cho Biển Đông, các chuyên gia quốc tế nhận định.
Chỉ trong thời gian ngắn vùng biển này đã liên tục xảy ra các sự cố: tàu hải giám Trung Quốc quấy rối hoạt động thăm dò của tàu Malaysia ở cụm bãi cạn Luconia ở cực nam quần đảo Trường Sa hồi tháng 5; tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Bãi Cỏ Rong hồi tháng 6; và mới đây nhất, kể từ đầu tháng 7 đến nay, tàu thăm dò của Trung Quốc với sự hộ tống của các tàu hải giám đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính.
Trong khi đó, các cơ chế kiểm soát xung đột như Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), các phương pháp xây dựng lòng tin (CBM), cơ chế tham vấn song phương (BCM) cũng như sự phân xử của tòa trọng tài thường trực (PCA) đều có những trở ngại nhất định, các chuyên gia nhận định tại Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 24/7.
Jackhammer Nguyễn: Biểu tình hay không biểu tình? Có còn biểu tình hay không? (Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco)
Không có một cuộc biểu tình nào xảy ra dù là của Đảng Cộng sản tổ chức để phản đối Trung Quốc, trong khi vụ Tư Chính xảy ra gần cả tháng rồi.
Nhiều người Việt Nam hơi ngơ ngác hỏi nhau trên mạng: Tại sao không có biểu tình?
BBC tiếng Việt, ngày 23/7, chạy bài Bãi Tư Chính, không thấy có biểu tình phản đối Trung Quốc. Dường như theo nội dung bài này thì câu trả lời đã được tìm ra: Vì người dân cảm thấy lòng yêu nước bị lợi dụng.
Ba ngày sau, RFA tiếng Việt theo sau, viết một bài nội dung y hệt, tìm thấy câu trả lời cũng y hệt.
Tôi thì tôi thấy nguyên nhân có thể là phức tạp hơn.
Để có một cuộc biểu tình xảy ra cần có hai điều kiện liên quan với nhau: Mục đích của cuộc biểu tình và những người sẵn sàng biểu tình cho mục đích đó.
Biểu tình tại Việt Nam trong những năm vừa qua có những nguyên nhân sau đây, và cũng là mục đích, xếp theo thứ tự quan trọng: Chống Trung Quốc, Đòi đất đai, Chống ô nhiễm môi trường, Đòi tăng lương.
Đương nhiên đây là nhận xét chủ quan của tác giả.
Lê Phan: Câu chuyện ông Boris Johnson
![]() |
Tân Thủ Tướng Anh Boris Johnson. (Hình: Getty Images) |
Tên thật là Alexander Boris de Pfeffel Johnson, tân thủ tướng Anh đã chọn cái tên Boris làm tên của mình sau khi bà mẹ bị bệnh tâm thần phải vào bệnh viện và ba đứa con được gửi đi học ở các trường tư nội trú. Điều đáng ngạc nhiên về ông Johnson là như tờ Guardian trích lời một bản nhạc nói “Ai cũng biết con tàu đang lủng. Ai cũng biết thuyền trưởng nói láo,” nhưng ông không lừa dối ai cả. Đúng, ông đã nói đủ thứ không đúng sự thật nhưng điều quan trọng là ông không đánh lừa ai cả. Ai cũng biết ông nói láo.
Sự việc ông đã trở thành thủ tướng Anh là đỉnh cao của một sự nghiệp vốn nổi tiếng thất bại cũng nhiều bằng thành công. Bị đuổi việc từ tờ Times của Luân Đôn năm 1988 vì đã bịa đặt ra một câu dẫn lời nói của một người khác, ông trở thành ngôi sao ở báo Telegraph, đối thủ của tờ Times; những tường thuật của ông về Âu Châu trên báo này có tính giúp vui hơn là chính xác. Ở Brussels ông đã viết về những điều như “Liên Hiệp Âu Châu cấm potato chips có mùi prawn cocktail.” Không ai sửa ông cả vì ai cũng biết là có thể ra siêu thị mua loại chips đó bình thường vì nó là một trong những loại mà dân Anh thích ăn. Điều có thể là “thần tài” của ông vì nếu Liên Hiệp Âu Châu có ngỡ ngàng cải chính “Chúng tôi nào có cấm loại prawn cocktail chips” thì mọi người sẽ la lên “Có chứ, các ông cấm thật mà!”
Phạm Phú Khải (VOA Blog): Bạch thư quốc phòng Trung Quốc nói gì?
![]() |
Hải quân Trung Quốc. Hình minh họa |
Ngày 24 tháng Bảy tuần qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố bạch thư về chiến lược quốc phòng. Bạch thư lần trước được công bố cách đây hơn bốn năm, tháng Năm 2015. Trước đó nữa là tháng Tư 2013, tháng Ba 2011, và tháng Giêng 2009.
Bạch thư dài gần 18 ngàn chữ, 51 trang này, nếu đọc nhanh và khái quát thì mất cũng gần hai tiếng [*]. Đọc chậm và kỹ thì chừng bốn năm tiếng. Còn đọc để nắm bắt các thông điệp của họ, qua những gì được viết trong bản văn này, cũng như những gì không trình bày, thì thời gian là vô hạn. Nó không chỉ mất cả đời người mà còn cả bề dài lịch sử của bao thế hệ và bao xương máu đổ xuống của những dân tộc từng bị họ xâm chiếm cả ngàn năm.
Những chủ tâm hoặc tham vọng thật sự của Trung Quốc thì chắc chắn họ không công bố trong bất cứ văn bản công khai nào.
Về tình hình an ninh quốc tế, bạch thư này nhận định sự cạnh tranh chiến lược quốc tế đang ngày càng gia tăng. Bạch thư cho rằng Hoa Kỳ đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia, sử dụng các chính sách đơn phương, kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước, gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, thúc đẩy thêm năng lực về hạt nhân, ngoài vũ trụ, phòng thủ mạng và tên lửa, phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu v.v… Ngoài Hoa Kỳ thì bạch thư cũng nhận định về vị thế và chủ trương của NATO, Nga, Liên hiệp Âu châu, ASEAN, Nhật, Ấn Độ, Úc v.v…
Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019
Nguyễn Tường Thiết: Chuyến tàu trong đêm
Tôi đi vào giấc ngủ chập chờn. Trong giấc mơ có những ánh đèn lồng dài dặc. Rồi một lúc nào đó của giấc mơ những đóm đèn lồng biến thành đàn đom đóm bay la đà chớp tắt trên những ngôi mả thuộc nghĩa trang dòng họ ở Hội An. Nói là giấc mơ thì không hẳn. Phải nói là đêm hôm đó đêm 27 tháng Tư năm 2001 trên chuyến xe lửa đi từ Sài Gòn ra Hội An là hỗn độn của rất nhiều mảnh hồi ức, của những giấc mơ ngắn và cũng là của thực tại. Chúng hòa trộn vào nhau hầu như không tách rời ra được. Bởi ngay cả trong giấc mơ hay những lúc đắm mình trong hồi tưởng tôi luôn luôn nghe rùng rình tiếng nghiến bất tận của con tàu trong đêm và cái cảm giác bay trôi như con tàu không di chuyển theo hướng của con đường sắt mà cứ tịnh tiến ngang ngang như xê dịch của loài cua. Về đêm toa tàu ướp lạnh như một ngăn đá khổng lồ. Cái lạnh khiến tôi nhiều lần thức giấc kéo cái chăn bông lên cằm và qua hành động đó tôi thấy lóe sáng ánh đèn duy nhất còn bật trong căn phòng tối. Dưới ánh đèn đó Jean-Francois Bernardet miệt mài ngồi viết trong đêm. Rồi hình ảnh Bernardet nhòe lẫn hình ảnh một đêm nào ở Ðà Lạt, lạnh lẽo và xa xôi, tôi sực thức giấc nửa đêm mơ màng kéo cái chăn bông lên cằm và qua tấm màn tuyn tôi thấy bóng mờ của bố tôi đang cặm cụi ngồi viết văn trong đêm khuya khoắt dưới ánh sáng vàng của ngọn đèn chụp.
Cung Tích Biền: Đêm Muôn Màu
“Con ai đem bỏ nơi đây,
Thế gian đâu chỉ một này mà thôi” [CTB]
1
Hồ sơ về Kỷ vật:
Thư của Manh Manh:
“Chị Mành Mành thân yêu,
Kỷ vật là con của chị? Em biết.
Chị say đắm trong một tình thương hiếm có của tình mẹ con? Em biết.
Nhưng em phải viết ra/ghi lại những dòng này, vì quanh đây còn ánh mặt trời. Kỷ vật phải được soi sáng, rõ thực là từ đâu tới.
Ngoài thương yêu, dâng hiến cho đứa con từ tình mẹ, chị không có một quyền năng gì để thay đổi được sinh mệnh của cháu.
Kỷ vật chỉ là một Hậu quả, không là một Tương lai. Hôm nay, xã hội người đã một mực đi tới tương lai, quên những gì đã tạo, và để lại, từ quá khứ.
Có nên xem Quá Khứ là một cái hố sâu nay đã được sang bằng, để an nhiên trồng cây hái trái? Cây trái ngọt, hoa lá tươi, vì may mắn có quá khứ bón màu?
“Chị hãy nhớ bản kê khai này:
Bốn giờ sáng, một ngày của năm 1980, em đang say ngủ thì con chó Ung đánh thức em dậy, qua vài cái cào nhẹ vào cánh tay em.
Ung dẫn em ra cái gốc cây khô. Ai đã đặt vào chỗ đó một cái bọc vải. Nghe có tiếng khóc yếu ớt của một hài nhi trong đó.
“Thời này mọi thứ thiếu thốn. Thiếu điện nước gạo cơm. Trời đất hãy còn tối đen trong một khu vườn không đèn đóm. Em hoảng sợ. Nhìn con Ung, em liếc mắt ra dấu cho nó, là, Mày hãy vào nhà gọi thêm người.
Sử Thi Odyssée Thi Hào Homère - Thiên Trường Ca Bấ́t Tử Nhân Loại (Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh chuyển ngữ thơ lục bát)
![]() |
Tượng thi hào Homere, hình Internet |
THI CA KHÚC I
TÌ̀NH YÊU TIÊN NỮ CALYPSO VÀ NỖI LÒNG ULYSSE
TÓM LƯỢC
Khẩn cầu Thần nữ Ly Tao (Muses) truyền thi hứng. Chuyện kể từ lúc Uy Lĩnh ( Ulysse) bị đấm thuyền trôi dạt vào đảo tiên nữ Kiều Ly Cơ (Calypso) nàng đang sống cô đơn ước mơ được một tấm chồng, Kiều Ly Cơ yêu Uy Lĩnh chìu chuộng người tình tù trong bảy năm, hứa cho chàng tuổi thanh xuân bất tử, nhưng Uy Lĩnh chiều chiều ra bờ biển ngồi khóc nhớ vợ con. Ngày chàng ra chiến trận thành Troie con ch̀àng còn bồng bế. Người vợ Pénélope vẫn chung thủy chờ chồng, có trăm người đến cầu hôn, bảo rằng Uy Lĩnh đã chết, khuyên nàng chọn lựa một người trong đám cầu hôn làm chồng, nàng ra điều kiện nàng phải dệt cho xong tấm khăn vải liệm cho cha chồng, nhưng ban ngày nàng dệt, ban đêm lại tháo ra tấm khăn dệt hoài chẳng xong, bọn cầu hôn làm áp lực đến ăn ở nơi cung đình nàng. Trong cuộc họp chốn Thiên đình Olympe, Thần nữ Quán Trí Tuệ (Athéné) Khẩn cầu Thần Vương Zeus xin cho Uy Lĩnh(Ulysse) bị Tiên nữ Kiều Ly Cơ (Calypso) giữ làm người tình tù được trở về. Thần Vương truyền lệnh cho Sứ thần Hạc Mai (Hermès) mang lệnh Thiên Đình truyền Tiên nữ Kiều Ly Cơ phải thả Uy Lĩnh. Kiều Ly Cơ vâng lệnh bảo Uy Lĩnh đốn gỗ đóng bè, nàng giúp đỡ cánh buồm, lương thực và thổi gió tiễn chàng đi. Bốn ngày Uy Lĩnh đóng bè xong, ngày thứ năm ra đi, ngày 18 đến đảo người Phan Xuyên (Phéaciens), Thần Hải Long Vương (Posséidon) trở về thấy dâng bão làm đắm thuyền nhờ có Thần nữ Y Nơ (Ino) cứu thoát cho mảnh khăn tiên lội vào bờ. Thần nữ Quán Trí làm dứt cơn bão. Uy Lĩnh bơi đến đảo, ẩn mình trong một cụm rừng bên bờ suối, chàng mệt nhoài say ngủ.
Phùng Cung: Mộ phách (Kỳ 4 - Tiếp theo và hết)
Biết bao ngôn từ viện trợ “đả thông”, “đánh thông”, “khai thông”; cùng với chân thực, dối trá xáo trộn, bị động thành chủ động; chủ động thành bị động. Nó làm cho Thuyên vướng mắc lùng nhùng; chỉ có thể thoát ra bằng những lời động viên thời thượng:
- Bố mẹ buồn thì con vui sao được. Con biết bố mẹ vì chúng con mà phải chịu đựng, hy sinh nhiều mặt. Con mong muốn bố mẹ giũ bỏ được tất cả những cái cũ nặng nề để thanh thản đứng trong hàng ngũ nền tảng của cách mạng. Con chắc chắn rằng nay mai, bố mẹ sẽ vui hơn ngày xưa và hôm nay nhiều lắm. Con nói trước để bố mẹ mừng cho con - Thuyên ngừng lời tươi tắn nhìn bố mẹ - chắc chắn lần này con được kết nạp Ðảng.
Vợ chồng ông Chản lại tìm thấy một đứa con; nó đang trước mặt mình, đang nói những lời mà tấm lòng cha mẹ đang chọn nhặt lấy những điều hiếu đễ; cái hiện tại đang thèm lùi về quá khứ...
Vợ chồng ông Chản tiễn con ra tận cổng ngoài. Bà Chản tiếng to, tiếng nhỏ trong nước mắt dặn dò con không dứt lời; ông Chản nghẹn ngào rưng rưng khóe mắt vịn vai con, không nói được thành lời.
Hai vợ chồng đứng nhìn theo con chưa khuất lối rẽ lên đường lớn, mà lòng đã thấp thỏm nghĩ đến bước rủi, bước may của con. Khi quay về, hai người lại chung một cảm giác mong đợi da diết như chưa gặp con.
Bà Chản đi trước, ông Chản chìm bước đi sau, khi đã vào đến sân, ông Chản lại quay ra khép cổng như thường lệ vào lúc nhá nhem tối. Bà Chản lấy làm lạ, vội nhắc chồng sao laị khép cổng. Ông Chản không trả lời, hoặc không nghe tiếng vợ bởi trong lòng bất định rối bời.
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019
Ngô Nhân Dụng: Putin làm chư hầu Tập Cận Bình
Tạp chí Economist tuần này kể chuyện Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu qua thăm Tajikistan, xứ nghèo nhất trong các nước Trung Á đã tách khỏi Liên Bang Xô Viết sau năm 1991. Ông Shoigu đi thanh tra Sư Đoàn 201, với 7,000 quân, đạo quân Nga đông nhất đóng ở nước ngoài.
Khi ông Shoigu tới ăn tại “Lâu Đài Sĩ Quan,” một khách sạn lớn của quân đội ở Dushanbe, thủ đô Tajikistan, thì thấy trên tường phòng ăn treo một bức chân dung lớn của Tập Cận Bình. Khách sạn này do Trung Quốc viện trợ, tiệm ăn trong đó là quán cơm Tàu.
Không phải chỉ có khách sạn. Trung Cộng cũng viện trợ xây cất dinh tổng thống và trụ sở quốc hội nước Tajikistan. Hệ thống điện thoại của Bộ Ngoại Giao được người Tàu đem biếu, bộ phận “trả lời thụ động” lúc đầu chỉ nói tiếng Trung Hoa.
Trung Cộng cũng làm đường, xây trường học, và cho chính phủ Tajikistan vay $1.3 tỷ, bằng một nửa toàn thể số nợ của nước này. Trung Cộng khai thác mỏ vàng, bạc trong xứ, cung cấp nhà máy điện và các máy chụp hình kiểm soát giao thông ở ngã tư. Quân Trung Cộng đóng trong vùng biên giới giữa Afghanistan, Tajikistan và Pakistan. Sĩ quan Tajikistan được huấn luyện ở Thượng Hải.
Nguyễn Đức Tường: 1954, ngày ấy...
Tầu Ville de Haiphong hú còi một lần cuối cùng rồi từ từ chuyển bến. Đây là lần đầu tiên trong đời Tuấn được đi trên một con tầu xuyên đại dương. Đứng trên boong tầu Tuấn rất xúc động, tâm hồn xáo trộn bởi những gì chưa đến, đầy thử thách và bất trắc, và những gì thân thương, quen thuộc đã bỏ lại đằng sau. Anh nhìn bến tầu đang lùi xa dần, bến tầu mà ở đây chiều chiều anh cùng bạn thường ra hóng mát, nói chuyện gẫu.
Anh đưa mắt tìm chỗ đứng thường ngày của mấy xe bán đồ giải khát hay xe bán thịt bò khô của anh Năm. Nghĩ đến anh Năm và nước ớt cay thịt bò khô của anh, Tuấn thấy mồ hôi chảy râm rấp trên trán. Những bộ mặt phong sương, chất phác này không còn ở đây nữa; ngày hôm nay, chỗ đứng của họ đầy rác rưởi, người vội vã đi lại tấp nập. Tuấn bất giác đưa tay lên lau mắt, kín đáo chùi mấy giọt nước mắt đang chực trào ra. Vĩnh biệt tất cả!
Vĩnh biệt những buổi chiều chủ nhật đi xe đạp dọc đường Quán Thánh, mải nói chuyện bánh xe lọt vào đường xe điện ngã nổ đom đóm mắt, hay Gò Đống Đa, hay Nghi Tàm, hay Cổ Ngư. Vĩnh biệt phố Cầu Đất, đường Cát Dài, vườn hoa Con Cóc, những bãi đá bóng của thành phố hải cảng này. Vĩnh biệt những bạn bè còn ở lại. Vĩnh biệt những mối tình đầu, vĩnh biệt Hiền Đen, Minh Trắng, rồi Hồng, rồi Phụng, rồi Phi...
Cái số đào hoa vỏ này đã bao đêm làm Tuấn mất ngủ. Học trên các cô này hai lớp mà quen được với các cô là một thành công lớn, "succès fou" như bạn bè thường nói. Nhưng có lẽ những thành công này hoặc quá lớn hoặc chưa đủ lớn, liên hệ giữa các cô và anh quá "bình đẳng", Tuấn chưa bao giờ "anh anh, em em" với một cô gái nào hết. "Giá mà mình học trên các cô thêm một lớp nữa..." Tuấn nghĩ thầm tiếc rẻ, rồi cười tự chế nhạo cái "giá mà" trẻ con rất khiêm tốn của mình. "Giá mà cái mũi của Cleopatra dài ra hay ngắn đi một chút nữa..."
Hạ Long Bụt Sĩ LVV: Từ Vô Cư, Di Cư, tới An Cư
Hình ảnh bi thảm của chiến tranh “người chết hai lần” đã được Trịnh Công Sơn mang vào ma âm của cung đàn, nhưng còn những cái chết khác, như “đi là chết trong lòng một ít ”, xa rời nơi chôn nhau cắt rốn, di cư hai lần, tản cư ba bốn bận... cũng là những cái chết hai ba lần xẩy ra từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... cho cả trăm triệu người, làm thành một nét bi ai độc đáo của thế kỷ 20-21 hỗn loạn.
Đi là chết trong lòng một ít, một ít gì đây? Có thể là cái tai chết đi sống lại mấy lần, giọng mẹ đẻ bắt đầu phai đi để đón nhận những âm thanh mới, con người biến đổi hay chính mình biến đổi? học ngoại ngữ có thể là một cuộc hành xác, thớ thịt cổ họng bị tra tấn vì phải uốn theo chiều ngược kim đồng hồ, tế bào não chạy loạn logic vì dòng điện chưa nhận quen giống đực, giống cái, tĩnh từ trước hay sau danh từ... Ngoại ngữ có thể gây chấn thương, tàm thựcdần tiếng mẹ đẻ ! và như vậy nhị trùng ngôn ngữ đi tới nhị trùng bản ngã, là chết đi một ít con người gốc của mình. Có thế hệ Việt-Nam bị tới tam tứ trùng ngôn ngữ : Nho, Pháp, Nhật, Anh, Nga,.v.v... có thể vì thế mà người trí thức Việt dễ ông nói gà bà nói vịt chăng?
Sau cái tai phải kể tới cái mắt. Cũng như vị giác, cái mắt có đồ ăn của nó, đang quen mầu trắng là mầu tang, người bệnh nằm ở bệnh viện thấy toàn áo trắng có thể xuống tinh thần vì liên tưởng đến cái chết. Thế nên giữa một mùa tuyết rơi trên một thành phố nhỏ miền Bắc Nữu Ước, nhìn một cụ già răng đen tóc bạc vấn khăn mỏ quạ đứng giữa shopping tân kỳ, mới thấy trò chơi kỳ lạ của Trẻ Tạo. Chẳng hẹn mà gặp, người Á đông, cả Việt di cư thời 1980 khi chưa có Khu chợ Việt Nam, dù có trầm trồ thán phục cao ốc, xa lộ vĩ đại, vẫn cứ tìm về khung cảnh China-town, tuy lộn xộn cả xe với người, mùi tôm mùi cá, mà vẫn thấy chút ấm lòng. Thì ra con người tuy có khả năng thích nghi rất cao, nhưng cũng có giới hạn, bao lần thích nghi là đủ? Thích nghi 90 độ, 180 độ hay 360 độ? Độ nào thì vừa, độ nào thì gây tâm bệnh, độ nào thì sinh vật bị hoảng? Nếu cửa sổ linh hồn bị ngoại xâm dồn dập bởi các hình sắc lạ lùng, khác với hình sắc quen thuộc bao đời, thì tri giác sẽ náo loạn ra sao, tâm trí sẽ biến động thế nào? Cái tâm trí lưu von gmới thật là nhân sinh thị bi kịch, càn khôn nhất hí trường vậy!
Thy An: Em về
![]() |
Hình minh hoạ, Linh Pham/Getty Images |
em về
trải nỗi buồn trên cánh đồng thiếu nước
như trái tim người nông dân tuyệt vọng
mỏi mòn hạt gạo lép trên tay
trái xoài tiêm thuốc độc nhăn nhó
em về
con chim non trên cành ủ rũ
hót không ra tiếng
lời nói quá rẻ rúng
mua đi bán lại
như đất của cha ông
em về
mùa xuân sắp bước sang hạ
những vết chân trên đường không tìm ra hướng
bản thảo nói về Phật, chữ nặn không ra
khuôn mặt bạn bè cạn kiệt
Phùng Cung: Mộ phách (Kỳ 3)
Lần này thì cả bà Chản cùng chồng đưa chân Ðáng ra mãi bên ngoài cổng quay về, hai người cứ cằn nhằn lẫn nhau, tại nọ, tại kia. Vào trong nhà mà ông Chản vẫn còn hai tay thu bọc, mặt xần gai gà, rõ nhất phía dưới hai mang tai. Bà Chản, thỉnh thoảng đưa hai bàn tay rửa mặt khen. Biết bố mẹ quá lo lắng lòng Thuyên bỗng thắt lại - mềm yếu -Thuyên nhớ những ngày tấm bé: mỗi lần tắm, rửa, gội đầu cho mình, bố mẹ nắc nỏm cười với nhau khen mình có da, có thịt. Lại những lần nghe tiếng bố mẹ bàn nhau may áo mới cho mình, từng ngày, mong mình khôn lớn. Mỗi lần mình trái nắng giở trời hết bố đến mẹ luôn ngồi kề bên giường xoa nắn, canh tuần...
Hôm nay, mình đã lớn, đã cầm súng trong tay vẫn được bố mẹ coi còn thơ ấu!... Thuyên càng nhớ lại, càng không bằng lòng với mình. Bố mẹ phải sợ hãi, phải cúi đầu khổ lụy thì dẫu trước mắt, trong tay là lợi, là chức quyền, là gì gì đi nữa thì cũng là không người: Một kẻ nhẫn tâm, một tên lừa dối, một tên bất hiếu. Thuyên vật vã, mệt mỏi rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Tiếng chó sủa xô xát làm Thuyên bừng tỉnh - chắc bên nhà thím Vượng có khách lạ. Nhanh nhớ lại nhanh quên, những điều Thuyên nghĩ về cha, mẹ còn vương vãi ít nhiều trong đầu khiến Thuyên ngơ ngác. Thuyên nhổm hẳn dậy với chiếc gương có khung gỗ trên mặt tẩu cạnh bàn thờ soi đi, ngắm lại một mình; gương cũ mờ, ố, nhưng vẫn rõ từng nét lớn trên mặt: lông mày đen to, dưới gò má bên trái, hai nốt ruồi gần nhau, một to, một nhỏ, thấy còn đù đờ ngái ngủ. Thuyên nhìn kỹ mặt mình trong gương, Thuyên lắc đầu: chưa sắc sảo, chưa tỉnh; phải tỉnh cả trong khi ngủ; “Chưa đáng mặt Cộng Sản!” Tự mình “ốp đồng” lấy lại khí thế; trong điều kiện đang sống; trong môi trường đang sống; kẻ cầm súng, đeo đạn đặt cho mình những lời hỏi, đáp nhanh gọn: “Hiếu với ai? - với dân! Trung với ai? - Với Ðảng!” Lời vàng ngọc của bác Hồ, quên sao được, trừ khi cái đầu đã rơi.
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019
Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Vì sao Trung Quốc ưa quấy nhiễu Việt Nam ở Biển Đông?
![]() |
Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò. Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited |
Năm năm kể từ khi kéo giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc nay lại tiếp tục thử lửa quốc gia láng giềng phương Nam bằng việc vừa gửi đội tàu khảo sát địa chấn vừa triển khai tàu cảnh sát biển trang bị vũ khí hạng nặng quấy rối giàn khoan của Việt Nam.
Trước chỉ là khảo sát, thăm dò, nhưng nay đã là quấy nhiễu, cản trở hoạt động khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam, cho thấy bước leo thang mới của Trung Quốc trong một khu vực hứa hẹn sẽ còn căng thẳng hơn nữa bởi các tranh chấp chủ quyền phức tạp kéo dài.
Nhưng vì sao trong số 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp trong khu vực, Việt Nam lại thường được Trung Quốc chọn để tạo tình huống căng thẳng dù trên danh nghĩa vẫn là đồng minh ý thức hệ?
Không dễ để có câu trả lời rốt ráo song những nhận định của Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao của RAND trong bài viết 2 tháng trước đây có thể phần nào đó gợi ý về lời giải.
Trong bài viết có tựa đề rất khiêu khích Vietnam Is the Chinese Military’s Preferred Warm-Up Fight (Quân đội Trung Quốc ưa đánh khởi động với Việt Nam) [1], Derek Grossman chỉ ra có ít nhất 3 lý do khiến Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam, nếu muốn đánh khởi động.
Trần Trung Đạo: “Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?
![]() |
Ảnh: Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ |
Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.
Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.
Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.
Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.
Nhật Tuấn *: Từ Mekong ra Biển Đông, bao giờ cho tới tháng Mười?
![]() |
Hình do nhà văn Nhật Tiến cung cấp cho Ngô Thế Vinh, chụp tháng 8.2015 hai tháng trước ngày Nhật Tuấn mất. |
Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu khác của nhà văn Nhật Tuấn dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông Mekong và Biển Đông, trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết… Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn tuy cách đây cũng đã 12 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, như một “ôn cố tri tân” để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi.
***
Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: "Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung tốt như hiện nay."
Lê Mạnh Hùng: Sửa soạn đón một cuộc chiến 100 năm mới
![]() |
Quan thuế Hoa Kỳ kiểm tra lô hàng giày giả nhập cảng từ Trung Quốc tại cảng Long Beach, California. (Hình: Getty Images) |
Bình luận gia Martin Wolf của nhật báo Financial Times vừa qua có một bài viết đến cuộc chiến 100 năm sắp tới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Âu Châu đã từng chứng kiến một cuộc chiến 100 năm.
Nhưng cố nhiên ngày nay sẽ không phải là một cuộc chiến tranh nóng như kiểu cuộc chiến 100 năm cũ cho đến Thế Chiến Thứ Hai mà là một cuộc chiến tranh lạnh như kiểu giữa Mỹ và Liên Xô.
Lý luận của ông Wolf tế nhị hơn là bình thường nhiều. Theo ông Wolf, sự sụp đổ của Liên Xô để lại một lỗ hổng lớn trong chính trị đối ngoại Hoa Kỳ.
Cuộc “chiến chống khủng bố” không đủ để thay thế. Nhưng Trung Quốc thì hội đủ tất cả các điều kiện.
Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc chính là đối thủ ý thức hệ, quân sự và kinh tế mà nước Mỹ cần có. Thành ra đối đầu với Trung Quốc trên tất cả mọi phương diện trở thành nguyên tắc tổ chức cho các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Mỹ.
Phạm Chí Dũng: Tín hiệu mới về tự do tôn giáo của TT Trump
![]() |
Ông A Ga và Lương Xuân Dương trong số thành viên phái đoàn 17 quốc gia gặp tổng thống Trump tại Oval Office ngày 17 tháng Bảy. |
Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà kinh doanh Donald Trump có một biểu lộ về mối quan tâm của ông đối với nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng.
‘Việt Nam?’ - Trump hỏi
Biểu lộ ấy hiện ra khi Tổng thống Trump tiếp đón nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục sư Tin Lành A Ga - một người Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương - một tín đồ Cao Đài nằm trong nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Cuộc tiếp đón này diễn ra bên cạnh Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thăng tiến Tự do Tôn giáo từ 16-18/7/2019 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quy tụ ngoại trưởng của 100 quốc gia và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, với thông điệp kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo toàn cầu.
Cuộc tiếp đón trên được mô tả “Tổng thống Trump hỏi thăm ghi nhận của họ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước và ông chăm chú lắng nghe những chia sẻ”.
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019
TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG (LẦN THỨ BA)
Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.
Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.
Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.
Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.
KS Phạm Phan Long, PE (Viet Ecology Foundation): Mekong: Trận ‘hạn hán thế kỷ’ nhìn từ quan điểm hạ lưu
![]() |
Biển Hồ cạn nước do dòng Mekong bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các đập trên thượng nguồn. |
Báo chí Thái Lan, Việt Nam và hải ngoại đều đăng tin lưu vực Mekong hạn hán bị nặng nề nhất của thế kỷ, mực nước xuống từ Trung Quốc (TQ) trong tháng này bỗng xuống thấp chỉ còn một nửa kỷ lục thấp có trước, các tổ chức dân sự ở Thái cho rằng hạn hán là do các đập thuỷ điện của Trung Quốc trên Vân Nam đã cắt hãm nước.
Dư luận cáo buộc TQ như thế là hợp lý, nhất là từ quan điểm Thái Lan, vì Đông Bắc Thái Lan là vùng nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc ngay dưới chân chuỗi đập Vân Nam, nên họ phải hứng chịu tác động trực tiếp từ các đập thủy điện Vân Nam TQ. TQ vẫn hứa hẹn lợi ích của chuỗi đập Vân Nam, như giúp hạ lưu giảm lũ lụt và tránh hạn hán, nhưng thực tế các đập TQ đã không hề mang lại các lợi ích đó.
Vào trận hạn hán năm 2016, TQ đã bất ngờ gián đoạn cung cấp lưu lượng quan trắc tại trạm Cảnh Hồng trên Vân Nam cho tổ chức hợp tác quốc tế Mekong River Commission, MRC và các nước hạ lưu. Năm đó, TQ cắt giảm mực nước chảy xuống Chiang Sean xuống dưới mức thấp kỷ lục, gây khốn đốn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), khi đó Viet Ecology Foundation đã phải báo động với tòa Đại Sứ Mỹ ở VN, họ đã khẩn cấp gởi đoàn xe nước xuống cứu trợ; cho mãi đến cuối mùa khô năm đó TQ mới tăng lưu lượng nước lại bình thường nhưng quá muộn.
Nguyễn Quang Duy: Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia.
Ngày 10/6/2019 vừa qua, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.
Tư nhân nhiều nhưng nhỏ…
Theo Bạch thư vào thời điểm 31/12/2017, nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động.
Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng.
Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn.
Tư nhân chịu thua thiệt…
Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỷ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỷ đồng, 200.900 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc.
Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỷ đồng vốn, 11,7 triệu tỷ đồng doanh thu, 291.600 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dân Chi Phụ Mẫu
Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối!
Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ.
Tháng này, chị Kim Bintliff – Houston TX – biểu tôi đến làng Kor K’ek, cách Kampong Luong Floating Village (thuộc tỉnh Pursat) chừng hai giờ ghe máy. Tôi đã đến đây đôi ba lần trước, vì chuyện làm trường học, và không hề bị phiền nhiễu gì ráo trọi. Lần này, trưởng ấp ngỏ lời xin thêm mấy phần gạo (cho chính gia đình và vài người nữa) khiến tôi hơi khó chịu. Tuy thế, ngay khi lên bước chân lên cái nhà nổi ọp ẹp và chật hẹp của ông ta thì thái độ của tôi thay đổi hẳn. Họ cũng cùng quẫn, có khác chi những đồng bào trôi sông lạc chợ của mình đâu.
Blogger Viết từ Sài Gòn: Nhịn Trung Quốc vì hòa bình là một sách lược hay ảo giác?
![]() |
Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình |
Không riêng gì vấn đề bãi Tư Chính bị Trung Quốc gây hấn trong những ngày này, mà dường như từ những năm trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã phân thành hai nhóm trong vấn đề quyết đánh hay chịu nhục trước kẻ xâm lăng Trung Quốc. Mà hình như từ thời xa xưa đã có những kẻ chủ hòa và những người chủ chiến. Trong vài ngày trở lại đây, lực lượng chủ hòa và chủ chiến hiện ra rất rõ, và không ngoại trừ xuất hiện lực lượng thứ ba! Vấn đề ở đây là giữa hòa và chiến cũng như các chủ trương của lực lượng thứ ba, đâu là ảo tưởng, đâu là thực tế? Chủ hòa sẽ đi đến đâu? Chủ chiến sẽ ra sao? Lực lượng thứ ba sẽ mang lại điều gì?
Luận điệu của kẻ chủ hòa (trong đó gồm những đặc tình Hoa Nam, những kẻ làm tay sai cho Trung Cộng, những quan chức biến chất, làm tôi đòi cho thiên triều Trung Cộng từ cấp địa phương đến trung ương…) luôn là “nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, đảm bảo phát triển kinh tế và tránh xung đột…”, hoặc “vì tương lai vững mạnh, quật cường của một Việt Nam, hôm nay có thể tạm mất và con cháu chúng ta sẽ đòi lại…”, hoặc “chúng ta quyết tâm đòi cho bằng được Trường Sa và Hoàng Sa, chúng ta sẽ đấu tranh bằng pháp luật quốc tế, chúng ta sẽ không để va chạm… Nếu chúng ta đòi không được thì con cháu chúng ta sẽ đòi.”…
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019
Ngô Nhân Dụng: Kinh tế Trung Cộng cạn hơi
![]() |
Trong Tháng Sáu vừa qua, cả nhập cảng lẫn xuất cảng của Trung Quốc đều xuống. Trong hình, cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images) |
Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 14.23% một năm và liên tiếp nhiều năm tiếp tục phát triển hơn 10%. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng xuống 9.5%, dưới 10% nhưng vẫn ngoạn mục. Nhưng sau đó con tàu kinh tế bắt đầu giảm tốc, năm 2014 chỉ còn 7.3%, năm ngoái xuống 6.6%.
Sau đó, mỗi ba tháng người ta lại thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ. Trong quý thứ nhì năm 2019, Tháng Tư đến Tháng Sáu, chỉ phát triển được 6.2%, tỷ lệ thấp nhất kể từ Tháng Ba, 1992, gần ba chục năm.
Những con số chính thức chắc chắn không đúng sự thật. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiàng Sōngzuò, 向松祚), Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh, từng làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Nhân Dân, cho biết một tài liệu phổ biến nội bộ ước lượng tỷ lệ tăng trưởng năm ngoái chỉ có 1.67% chứ không phải 6.6% như báo cáo chính thức (theo Cary Huang, South China Morning Post). Trong cả bức tranh tăm tối đó chỉ có một điểm sáng, là kinh doanh tư nhân vẫn mạnh hơn khu vực quốc doanh mặt dù bị các ngân hàng kỳ thị.
Hoài Hương - VOA tiếng Việt: Mật ước Trung Quốc - Cambodia sẽ để lại hệ quả ‘nghiêm trọng’
![]() |
Tiến sĩ Sophal Ear, Phó Giáo sư Occidental College, đọc tham luận tại Hội Heritage, Washington DC. Ảnh chụp ngày 13/9/2018. (Sreng Leakhena/VOA Khmer) |
Báo Wall St. Journal (WSJ) đưa tin Phom Penh đã ký một thỏa thuận mật cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân của Campuchia gần Sihanoukville, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu, và tận dụng sức mạnh kinh tế cũng như quân sự tích lũy bấy lâu để cố tìm cách thay đổi trật tự toàn cầu, đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vị trí cường quốc số 1 hiện nay. VOA-Việt ngữ phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị của Đại học Occidental, một chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao, và các vấn đề quốc tế.
WSJ hôm 21/7 tường thuật rằng theo thỏa thuận mật được ký kết vào mùa xuân năm nay và được cả hai nước giữ kín, Trung Quốc được độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, không xa một sân bay lớn đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Thủ Tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/7 cực lực bác bỏ tin này.
Phạm Chí Dũng: Cuối cùng, nạn nhân bị cướp đã bớt ‘hèn với giặc’!
![]() |
Hải Dương 981 ngoài khơi biển Việt Nam, tháng Năm 2014 |
Phải mất đến hai tuần lễ ‘cân nhắc đại cục’, đến chiều ngày 19/7/2019 Bộ Chính trị Đảng Việt Nam mới chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao của chế độ này mở miệng: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông”.
Lần mở miệng hiếm muộn
Lần mở miệng trên là một dịp quá hiếm muộn mà giới chóp bu Việt Nam dám gọi đích danh cái tên Trung Quốc, thay cho não trạng suy sụp về ‘tàu lạ’ và ‘người lạ’ trong rất nhiều lần trước.
Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 xông thẳng vào vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vào tháng 5 năm 2014 như một cái tát nảy đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam, Hà Nội đã chỉ dám hé môi ‘càm ràm’ đích danh cái tên Trung Quốc với độ trễ sau đó đến cả tháng trời.
Kami: Đảng CSVN sợ thế lực thù địch, vậy thế lực thân địch là ai?
Truyền thông nhà nước đưa tin, sáng 20-7, tại Hà Nội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ xuất hiện để gặp gỡ động viên, chúc mừng 100 cán bộ công đoàn tiêu biểu toàn quốc. Đáng chú ý, cuộc gặp gỡ của ông Nguyễn Phú Trọng với đại diện cho giới công nhân diễn ra tại thời điểm căng thẳng vụ Bãi Tư Chính giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày càng gia tăng, chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Trong phát biểu của mình, ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo rằng, phải cẩn thận không để thế lực thù địch lôi kéo giai cấp công nhân chống phá. Cụ thể là, “... cần tăng cường sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”.
Thực ra trong các phát biểu của ông Trọng, thì vấn đề này không có gì mới đáng để chúng ta phải quan tâm, vì nó chỉ là sự lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán của người đứng đầu đảng CSVN. Mà điều công chúng cần biết hơn cả là, quan điểm của đảng CSVN nói chung và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng về vấn đề có liên quan đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam như thế nào? Đặc biệt là trong vụ việc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.
Trước đó, sau một thời gian dài câm lặng và chịu áp lực của dư luận xã hội, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã phải lên tiếng về vụ việc này. Tuy nhiên ở lần thứ nhất thì người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng vẫn tránh né, không dám chỉ ra thủ phạm là ai, vụ việc xảy ra ở đâu mà chỉ nói chung chung là "nước ngoài" và Biển đông. Phải chờ đến lần thứ 2, thì bà Lê Thị Thu Hằng mới dám chỉ đích danh thủ phạm là Trung Quốc và địa điểm xảy ra xung đột là khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Dẫu sao đó cũng là điểm đáng khen, nếu so với việc cho đến thời điểm này, chưa có một lãnh đạo cao cấp trong ban lãnh đạo của Việt Nam có phát biểu quan điểm chính thức về vấn đề bãi Tư Chính.
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Tôi đề nghị không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc"
![]() |
Nguồn: FB Khac Hoa La |
![]() |
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Theo bà Phạm Chi Lan, việc một Tập đoàn Trung Quốc đề xuất tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đặt ra rất nhiều vấn đề và người dân chắc chắn sẽ có những phản ứng, Trí Thức Trẻ ghi.
Vốn Trung Quốc tưởng ưu đãi nhưng rốt cuộc lại là ngược đãi
Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) đã làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và đề xuất tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công — tư (PPP) dự án đường bộ cao tốc Bắc — Nam phía Đông.
Nguyễn Quang Dy: Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông?
Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (February 29, 2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật (vắn tắt) cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.
Cập nhật diễn biến
Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tầu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tầu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.
Những gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là “tiếp nối” (follow up) những gì đã xảy ra trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng Đỏ), và là “khúc dạo đầu” (prelude) cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng (để giữ “đại cục”).
Sau nhiều ngày im lặng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đã lên tiếng một cách chung chung (16/7/2019) nhưng sau đó (19/7/2019) đã cụ thể và cứng rắn hơn: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Lê Phan: Quê hương của ông nội Tổng Thống Trump
![]() |
Ngôi làng Kallstadt nay nổi tiếng với những vườn nho và các lò nấu rượu, đồng thời lôi cuốn du khách về đâu thăm quê nội của Tổng Thống Trump. (Hình: Getty Images) |
Hồi năm 2016, khi rõ ràng là ông Donald Trump sẽ trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hòa cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ngôi làng Kallstad đột nhiên trở thành nơi được các nhà báo và du khách tò mò đến tìm nguồn gốc khác thường của ứng cử viên.
Ông nội của tổng thống tương lai sinh ra ở làng này và di dân sang Hoa Kỳ để tìm cơ hội. Đa số 1,200 cư dân của thị trấn không mấy thích thú vì được chú ý cũng như các luận điệu dân túy của ứng cử viên Trump, họ ước gì rồi tổng thống Hoa Kỳ sẽ quên đi luôn cõi riêng yên tĩnh của họ trong nước Đức an lành.
Nay, sau vụ Tổng Thống Trump yêu cầu bốn nữ dân biểu Dân Chủ hãy “trở về” “những chỗ nhiễm đầy tội ác mà từ đó họ đến,” một số người trong ngôi thị trấn mà đã có lúc kinh tế suy sụp này đang khuyên tổng thống Hoa Kỳ hãy nhớ nguồn gốc nơi gia đình ông phát xuất.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chùa Xưa Người Cũ
Một thứ Phật Giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư tiêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Thuở ấy, thuở mười ba mười bốn, tôi mới bước chân vào trung học mà đã giáp mặt với nàng thơ rồi. Có hôm, tôi vừa hối hả rời sân bóng đá (chạy vào phòng học) mồ hôi chưa kịp ráo lưng, đã nghe vị thầy phụ trách môn Việt Văn trầm giọng đọc bài Thăng Long Hoài Cổ:
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương…
VOA Tiếng Việt: Việt Nam ‘sẽ thắng’ nếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?
![]() |
Vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc trên trang bìa của 2 tờ báo lớn ở Việt Nam, sau khi Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. |
Trong lúc cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giải quyết vụ việc mà Hà Nội nói là Bắc Kinh vi phạm lãnh hải của mình.
Vụ đối đầu được cho là bắt đầu sau khi Trung Quốc hôm 3/7 đưa một tàu khảo sát cùng nhiều tàu hải cảnh vào khu vực mà Hà Nội nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình để tiến hành khảo sát địa chất. Việc này khiến Việt Nam phải điều các tàu hải cảnh của họ tới khu vực này.
Đây là vụ đối đầu căng thẳng nhất giữa hai quốc gia Cộng sản láng giểng kể từ năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam và gây ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc quy mô lớn trong và ngoài nước.
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019
Trùng Dương: 60 năm nhìn lại cuộc di cư 1954 - vĩnh biệt hải phòng
Kính dâng hương hồn Cậu Mợ,
với lòng tri ân sâu xa.
Khi cuộc Di Cư 1954 diễn ra, tôi vừa lên 10 tuổi, đang sống với gia đình ở Hải Phòng, cái thành phố hải cảng đã trở thành chặng cuối cùng đối với hàng trăm ngàn người Việt miền Bắc muốn di cư vào Nam thay vì ở lại sống dưới sự cai trị hà khắc phi nhân bản của Việt Minh, tên gọi của những người cộng sản hồi ấy.
Cũng cái thành phố hải cảng này đã là nơi Bác sĩ Trung úy Hải quân Mỹ, Thomas A. Dooley, và vài quân nhân Mỹ đã làm việc trong suốt 11 tháng, từ giữa tháng 8 năm 1954 tới giữa tháng 5 năm 1955, để giúp dân tị nạn ổn định sức khỏe trước khi gửi họ lên tầu Mỹ di cư vào Nam. Kết quả của thời gian hoạt động này đã được Bác sĩ Dooley ghi lại trong cuốn hồi ký “Deliver Us From Evil” (“Xin cứu chúng tôi khỏi mọi sự dữ”, trích từ một câu trong Kinh Lạy Cha của tín đồ Thiên Chúa giáo) xuất bản vào năm 1956.(*) Cuốn sách, mô tả, với sự quan tâm chân thực, xót xa của một vị lương y mới ra trường, những giao tiếp của ông với dân di cư từ các vùng quê đổ về, phần lớn là những giáo dân thuộc đạo Thiên Chúa, đói rách và bệnh hoạn, và nghe kể về những cảnh huống tàn bạo ngoài sức tưởng tượng mà những người dân quê phải gánh chịu do những người cộng sản cuồng tín gây ra.
Cha mẹ tôi không có ý định di cư vào Nam. Cha mẹ tôi nguyên là con nhà nông thuộc giới điền chủ. Ông bà cùng sinh ra vào khoảng năm 1910, và lớn lên ở làng Trình Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Cha tôi là con trai duy nhất trong một gia đình gồm năm chị em. Ông học lực chỉ xong được bằng tiểu học, và với tí vốn liếng học thức đó, ông được bầu làm lý trưởng, hay xã trưởng, thời vua chúa xưa là hương mục, có trách nhiệm trông coi tài sản công và tư của làng. Hồi còn nhỏ tôi nghe mẹ tôi kể chuyện là, vì ông có máu mê cờ bạc, nên có cái triện để đóng dấu trên những giấy tờ sang nhượng ruộng đất bà nội tôi nắm giữ luôn, còn cẩn thận cuốn trong ruột tượng quấn quanh bụng suốt ngày đêm cho chắc ăn, để ông không tự do bán ruộng đất của gia đình. Do đấy, mỗi lần có ai tới xin ông lý trưởng đóng nhận một sang nhượng bất động sản nào đó, ông lại phải nói với mẹ cho mượn cái triện. Có lẽ cái say mê nhất của ông là xe hơi và máy móc mà những lần ra tỉnh chơi ông đã thấy, và có để ý theo giõi việc làm ăn của một ông chú của tôi, chủ một hãng xe đò ở Hà Nội.
Trần Mộng Tú: Như Mưa Thấm Đất
Mùa hè năm 1954 tôi mới được 10 tuổi. Tôi chưa học hết tiểu học. (Vì gia đình tôi hồi cư về Hà Nội trễ.) Hai bàn chân bé của tôi được tham dự vào “Cuộc bỏ phiếu bằng chân” của một triệu người miền Bắc di cư vào Nam.
Lúc đó ba tôi đang làm việc cho Sở Địa Chánh, Hải Phòng. (Ba tôi từ Hà Nội thuyên chuyển xuống làm việc ở đây đã được gần 4 năm).
Sau những năm loạn lạc từ Hà Nội về Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định rồi hồi cư muộn màng về Hà Nội (vì sợ Pháp bắt lại dọc đường). Cha mẹ tôi chắc chắn không còn chọn lựa nào khác ngoài việc vào Nam để tránh Cộng Sản. Phải bỏ nhà mà đi thôi.
Gia đình tôi bắt đầu bán dần đồ đạc trong nhà. Từ cái to lớn như cái giường ngủ Hồng Kông của ba mẹ, cao lêu khêu có bốn cái cột đồng để giăng màn, cái sập gụ, tủ chè, cái bàn tròn gỗ mun mặt bằng đá, đôn sứ cho đến những cái nhỏ bé như chậu rửa mặt bằng đồng, bát đĩa, nồi xoong. Người đến mua, là những người ở lại, không tính vào Nam, nhân cơ hội này họ kiếm được chút tiền. Mua xong họ mang ra chợ trời bày la liệt ngoài đó bán lại, nên lúc nào cũng có người lạ ra vào nhà tôi tấp nập.
Nhà tôi ở ngay trước Vườn Hoa Con Cóc, nơi người ta mang những thứ mua đi, bán lại bày ra ở đó, nên buổi trưa, tôi có thể theo anh chị lớn ra xem chợ trời.
Thuỵ Khuê: Quê Hương Ngày Trở Lại, X - Về quê Bắc
Tôi là người Bắc thì miền Bắc nhật định là quê hương tôi rồi, nhưng tại sao, ngoài tên làng Hành Thiện nơi mẹ tôi sinh ra và làng Doanh Châu quê thầy tôi, là hai cái tên tôi thân lắm, như có thể mày tao với chúng được, tôi còn chơi thân cả với nhiều tên khác, như Gia Bình, Bất Bạt, Bạch Hạc, Tiêu Sơn, Long Giáng, Châu Mộc, Vụ Bản... chúng cũng làm tôi "rung động" không phải rung động kiểu tuyết thuyết diễm tình, mà khi nghe những tên này, tôi cảm thấy như ai gọi tên mình, một tý tên mình thôi, không phải tất cả, vì nào có phải tên mình. Tôi tìm hiểu mãi vụ này mà không ra manh mối. Chỉ biết đích xác rằng tôi ở Pháp đã hơn nửa thế kỷ, mà ai gọi tên Lyon, Marseille, ngay cả Versailles huy hoàng như thế, tôi cũng tỉnh bơ như không dính dáng gì đến mình. Nhưng chưa về đến Phú Thọ, tôi đã nghe bụng dạ báo động: sắp tới Đoan Hùng rồi đấy! Hơn hai mươi năm trước, khi cả nước còn luỹ tre xanh, xe còn đi đường quốc lộ, thường ghé Đoan Hùng. Bây giờ nước đã thành thị hoá, xe đi xa lộ cao tốc, tôi mất cả tre xanh, mất cả Đoan Hùng, mất cả đồi chè Phú Thọ vì chè đã dọn sang Thái Nguyên, nhưng tim tôi vẫn nhớ những địa chỉ cũ, dù có nơi tôi chưa đến bao giờ, bởi chúng là địa chỉ của những Thế Lữ, Khái Hưng, Hoàng Cầm, Quang Dũng... truyền lại cho tôi. Như Đoan Hùng là nơi Mai Hương và Lê Phong đặt phòng thám tử, hồi nhỏ đọc sách trinh thám Thế Lữ thích lắm, bây giờ đọc lại thấy hết hay, nhưng vẫn cứ nhớ. Như Long Giáng của Khái Hưng trong tưởng tượng. Như Vụ Bản nơi giam cầm Gia Trí, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Như Châu Mộc, nơi đoàn quân không mọc tóc của Quang Dũng đã đi qua... những điạ chỉ ấy nó dính vào mình, nó nhỏ vào tim những vệt son một lần, là không tẩy đi được.
Rạp hát Chuông Vàng |
Đặng Thống Nhất: Hội Ngộ Bên Động Hoa Vàng Sau 43 Năm Xa Cách
Nhà thần học người Mỹ Tryon Edwards đã ví von: “Mỗi lần xa nhau là một lần chết cũng như mỗi lần hội ngộ là một lần lên thiên đàng.” Tôi chưa có đủ điều kiện để lên chỗ linh thiêng đó nhưng mới đây tôi đã nếm chút ít giờ phút tuyệt diệu đáng ghi nhớ bên mé thiên đàng. Sau 43 năm dài chúng tôi là đồng môn tại trường Đại Học Sư Phạm Saigon, ban Anh Văn 3 đã có một cuộc hội ngộ cùng với thầy cô tại Thung Lũng Hoa Vàng thành phố San José vào tháng 7 năm 2018 vừa qua.
Cái ngày nghiệt ngã 30-4-1975 đã làm lớp chúng tôi phải xa cách nhau mỗi đứa một ngả, đứa thì âm thầm biệt xứ không một lời từ giã trong những giờ phút thành phố đang hấp hối thở hơi cuối cùng, đứa thì ê chề cắn răng chấp nhận số mệnh chịu bao nhiêu tủi nhục ở lại để tiếp tục học vì chúng tôi chỉ còn hai tháng là tốt nghiệp. Nhưng cũng có đứa chộp lấy thời cơ nắm lá cờ máu chạy theo thời cuộc vênh vang thao túng trong trường.
Tôi được may mắn là nhóm thứ nhất và được định cư tại Mỹ và có cơ hội tiếp tục học để trở thành giáo sư sau bao nhiêu ngày tháng miệt mài học các lớp đêm tại Đại Học Minnesota. Tôi là một trong những người tiền phong trong chương trình song ngữ tại trường công lập Minneapolis dù chức vụ chỉ là phụ giáo có mức lương thấp $2.75 một giờ. May nhờ có tài trợ của liên bang khuyến khích nhân viên trường trở thành giáo sư song ngữ nên tôi đi học miễn học phí.
Phùng Cung: Mộ Phách (Kỳ 2)
Nắng chiều đã lùi khỏi hàng giọt tranh, hai vợ chồng Tư Chản lại nón lá xùm xụp trên đầu, quai căng thẳng dây diều dưới cằm; lại khoác tuổi chiều xéo lên bóng nhau lúi húi vườn rau; lại ngóng tin con gái, đợi thư con trai; lại nghe gió lào xào trên cây lá - hết ngày...
Ra Tết, đang mùa của ngày xưa hội hè lễ bái, du xuân - gió chạy quanh trời, mây trắng lững thững đi, về muôn ngả. Không gian đang dọa một cái rét nàng Bân.
Ðáng ta mới tí tuổi đời, từ bữa được vào đảng ủy xã - cờ đến tay thằng nào cũng phất - lời đầu lưỡi vụng trộm của xóm làng - nay xem ra cũng tạo vẻ mặt chững chạc, cũng nghiêm nghị, cũng xuề xòa, cũng cười khẩy, đầu khi lắc, khi gật có trọng lượng, đủ tư cách một tín đồ có hạng của đạo mới, đủ khả năng chăn dắt đàn dân... Bà con hàng xóm đến nhà cán bộ sớm tối, hỏi chuyện nọ bọ chuyện kia; có người gọi là bác Ðáng, người thì gọi ông Ðáng, để tỏ lòng tôn trọng đảng ủy, tôn trọng chính quyền, tôn trọng cán bộ. Mẹ Ðáng - bà Thước - tất nhiên lấy làm hãnh diện, còn luôn miệng phàn nàn trước mọi người, về con trai mình trên trao nhiều việc, cơm chẳng kịp ăn, ngủ không ngon giấc. Bà thường một mình ngán ngẩm tiếc chồng bà không sống đến ngày nay!
Từ chiều hôm qua, bà Chản lúc lúc lại máy mắt. Hai vợ chồng đồ đoán: hoặc con Nhiễu bế con về chơi, hoặc thằng Thuyên về phép. Bà Chản nghĩ thương con Nhiễu neo đơn, vất vả chắc chắn chả về được dịp này; có chăng chỉ là Thằng Thuyên. Trong năm Thuyên có gửi thư về báo tin được nghỉ phép vào dịp Tết; không biết lại bận công tác gì mà mãi đến ngày nay chưa thấy về, cũng không thư từ gì. Nỗi băn khoăn thông thường nhưng cứ lẽo đẽo trong mong đợi của vợ chồng ông bà Tư Chản. Một lúc sau có tiếng chân người từ ngõ vào. Cả hai vợ chồng Tư Chản đều nghển phía cổng. Bà Chản mau miệng thốt lên:
- Ôi! Thằng Thuyên đã về.
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019
Ngô Nhân Dụng: Nước Mỹ không thuộc một sắc dân nào
![]() |
Ocean Vương và quyển “Night Sky with Exit Wounds” của anh. (Hình: kundiman.org) |
Ocean Vương đang là một tác giả được dư luận chú ý. Cuốn “On Earth We’re Briefly Gorgeous” là tiểu thuyết đầu tay của anh; mới ra đời mấy tháng đã được rất nhiều nhà phê bình văn chương ở Mỹ và Anh khen ngợi.
Cuốn tiểu thuyết “Trên Trái Đất…” này mang hình thức một bức thư dài của nhân vật chính gửi cho mẹ. Những lời thủ thỉ nói với mẹ. Vì người kể chuyện biết bà mẹ mình không đọc được tiếng Anh. Cậu bé từ nhỏ đã được mẹ và bà ngoại đặt tên là “Chó Con” (Little Dog), theo mẹ cùng bà sang sống ở Hartford, thủ phủ tiểu bang Connecticut từ năm hai tuổi. Năm nay Ocean Vương đã 30, nhưng mẹ (Lan), cũng như bà ngoại (Hồng), vẫn “mù chữ Anh,” mẹ không đọc được bức thư con viết.
Trên đài truyền hình NBC ngày 12 Tháng Sáu, 2019, Ocean Vương trả lời ký giả Seth Meyers, khi nhà báo hỏi chính mẹ anh nghĩ thế nào khi chứng kiến con mình thành công.
“Bà rất hãnh diện,” Ocean Vương nói về lần thứ nhất bà đi theo con đến một buổi “đọc sách” của mình (ra mắt sách). Vì tiếng Anh của bà rất giới hạn nên bà chỉ tới đó để nhìn con mình đọc cho người ta nghe. Bà chứng kiến cảnh cả phòng vỗ tay, đứng dậy vỗ tay khi con bà đọc xong. Quay lại nhìn, Ocean Vương thấy bà mẹ đang khóc. Mẹ sao vậy? Con có làm gì cho mẹ buồn? Ocean Vương kể với nhà báo, “Tôi biết mẹ tôi đâu có nghe tôi đọc cái gì đâu!”
Trần Mộng Tú: Cái Bếp Của Tôi
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
Cái Bếp của tôi là một thế giới thu nhỏ
nó chứa trong đó tất cả buồn vui
tiếng cười vỡ toang
hạnh phúc
ngậm ngùi
Giọt nước mắm tròn như giọt lệ
nên bao giờ cũng nghe mằn mặn trên môi
những hạt đường là những tiếng cười
tiếng cười khẽ giúp quên đời quá mặn
Những hạt muối nêm vào khi đời bỗng dưng quá nhạt
để không quên muối mặn gừng cay
một muỗng dầu làm nên sự đổi thay
giúp chiên dòn phi thơm những điều khó chịu
Ts Phạm Trọng Chánh: Sử Thi Odyssée - Thi Hào Homère Dẫn Nhập
Homère là là thủy tổ của nền văn học Tây Phương. Iliade và Odysée là hai kiệt tác của nền văn học nhân loại, ra đời cách chúng ta gần ba ngàn năm, nó vẫn làm say mê mọi người trong suốt gần 30 thế kỷ. Ba nghìn năm qua các Thần thánh, vua chúa, anh hùng, giai nhân, thành quách, lâu đài đều sụp đổ, tan biến chỉ còn thơ Homère viên ngọc quý giá, bất tử với thời gian.
Theo Sử gia Hy Lạp Hérodote, thế kỷ thứ V trước Tây Lịch, Homère sống trước ông 400 năm, nghĩa là Homère sống vào thế kỷ thứ IX trước Tây lịch. Ông sinh tại Milet một bến cảng miền Tiểu Á nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết ông mù mắt, ông kế lại cho môn đệ ghi chép hai trường ca vĩ đại. Tiếng địa phương vùng Eolien, Homère chỉ có nghĩa là ông già mù. Thời Cổ Đại, người ta thường gán một nguồn gốc thiêng liêng cho những thiên tài, anh hùng, giai nhân sinh ra ngoài hôn nhân . Mẹ có lẽ một cô gái trót yêu một chàng du tử thi sĩ, nàng say mê tiếng hát cung đàn nên trao thân một đêm, sau đó chàng ra đi, cuộc đời du tử thi sĩ nay đây mai đó kể chuyện, ngâm thơ đệm đàn lyre nuôi thân. Homère sinh ra không có cha bên bờ sông Mèles được đặt tên là Mélésigénès. Thời cổ đại có đến 12 tiểu sử khác nhau, mười hai địa danh giành nơi Homère sinh ra dọc theo bờ biển Tiểu Á, Anatolienne và các đảo lân cận: Kymè, Smyrne, Colophon và Chios có tiểu sử còn cho ông sinh ra ở Athènes, Ai Cập hay Rome. Điều này chứng tỏ ông đi khá nhiều và được nhiều nơi biết ̣đến. Thời đại ông sinh ra có tiểu sử cho rằng ông dự kiến cuộc chiến thành Troie, có tiểu sử lại cho ông sống thời đại vua Lydie Gygès năm thế kỷ sau.
Mẹ Homère được một thầy dạy học kiêm du tử tên là Phémios gá nghĩa, Homère được ông nuôi nấng, dạy học, dạy đàn, hát, kể chuyện. Các tiểu sử cho mẹ ông nhiều tên khác nhau : Critheis, Hyrnèthès hay Hynéthès. Cha ông tên : Maion, Créton hay Alèmon. Trong Odyssée, Homère đã cho người du tử ở Ithaque tên Phémios của mình. Theo truyền thuyết Homère đi hát dạo nay đây mai đó, từ vùng Tiểu Á đến Rome, Etrurie và Espagne, địa bàn sinh sống các thuộc địa, các thương cảng dân Hy Lạp ngày xưa.
Phùng Cung: Mộ Phách
![]() |
Nhà văn Phùng Cung |
LTS.- Theo lời nhà phê bình Thụy Khuê, Mộ phách viết về thời kỳ cấm ca trù của đảng Cộng sản Việt Nam, đập đàn đáy, chôn phách, vì người ta cho rằng : “Từ nay cái nghề ca trù càn rỡ dông dài phải tự tay đào sâu, chôn chặt, không để nấm mồ, không luyến tiếc”.
*
- Ông ơi! - tiếng gọi thì to - cái thằng mặt dầy sang làm gì đấy? - tiếng hỏi thì nhỏ dần.
Bà Khuê vợ ông Tư Chản vừa từ chợ Phùng về đến lối rẽ đầu bờ ao, nhìn thấy người mà bà không ưa, từ sân nhà bà qua lối bờ ruộng khoai sọ nhà thím Vượng đi tắt lên thẳng gốc gạo đầu xóm. Ông Tư Chản, đang bận tay phía sau nhà, ông quành về đứng đầu hỏi lại:
- Ai? Thằng mặt dầy nào? - Vừa hỏi ông Tư Chản vừa nhăn nhăn nhìn vợ.
Bà Khuê tuy vẫn còn bực, nhưng lại tủm tỉm pha trò:
- Thằng nào ăn béo thì mặt dầy! Nó đến hỏi gì nhà này?
- À thằng Ðáng con nhà Thước; bà nói gì mà nặng lời thế!
Ông Tư Chản vốn dịu dàng, nói chuyện với bất kỳ ai ông cũng cười cười xã giao - tính bẩm sinh, tính gia truyền, thói quen nghề nghiệp tạo thành. Từ lâu nay, nhất là từ sau Cải Cách, ông ít khi đi đâu, ít nói, gần như lù đù, nhút nhát; vợ ông cũng thấy thế. Ông nói thằng Ðáng vừa qua đây, nó đi họp xã, tiện rẽ vào hỏi thăm xem thằng Thuyên nhà này, từ bữa trở về đơn vị, đã thư từ gì về chưa? Hai thằng vừa là bạn học với nhau, vả lại cũng còn là anh em nội, ngoại. Ông không muốn vợ nói nặng như vậy; chả gì nó cũng đang là cán bộ, lỡ nó nghe tiếng lại nghĩ nhà mình thế nọ, thế kia, thêm phiền. Ông cũng cứ băn khoăn chưa rõ vì sao mà vợ ông có ác cảm với thằng Ðáng; và ông vẫn khuyên vợ không nên thế. Chưa dứt lời khuyên của chồng, bà Khuê đã gạt đi, bực bội nói là ông không đi họp, ông không biết. Từ sau Cải Cách, nó được vào Ðảng; nhất là từ khi làm ủy viên ủy ban xã; úi chà! gặp ai nó cũng vác cái mặt lên, ra điều ta đây cán bộ. Ngay những lần họp thôn, họp xóm, nhìn thấy bà nó có thèm mở miệng chào một lời, bà còn nhận xét: xem ý, ngay mẹ nó cũng đang lên mặt... Bạn bè, họ hàng gì lúc này! Một sự bực bội vừa có cớ. Nó được hình thành trong bối cảnh cần sự đoàn kết, cần sự chia rẽ! Bà Khuê từ một người nhanh nhảu, vui tính, hiền dịu, dần dần trở nên kí cảu, có lúc nặng lời, thậm chí tục tĩu, nghĩ lại và tự thấy ngượng ngùng. Cái môi trường sinh sống nó quan trọng thật! Nó nhẹ nhàng vần đi, vần lại, biến đổi, phân hóa, nó kiểm dấu chìm, dấu nổi giai cấp lên chỗ dễ tìm thấy, lên mặt từ già lão đến trẻ thơ!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)