Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019
Hà Sĩ Phu: Vài điều tóm lại cho gọn
Phần 1: Lý thuyết Mác-Lê xuất phát từ những nhầm lẫn, phản tiến hóa
Xin không bàn về những lý thuyết thuần túy Triết học của Marx, mặc dù Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử Mác-xít cũng có những điều rất cần phải tranh luận về mặt Triết học. Điều có ý nghĩa thực tế cần thiết cho xã hội ở đây là chỉ xét những “lý sự” gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin được dùng làm kim chỉ nam chỉ đạo mọi chủ trương của Đảng Cộng sản, những điều đã thành nhận thức phổ thông, tuyên truyền phổ cập ai cũng biết. Hiện nay về lý thuyết cũng như thực tiễn Cộng sản tuy có những biến đổi để hòng thích nghi nhưng bản chất chủ thuyết căn bản vẫn không có gì thay đổi.
Trong bài Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức (2012, đăng trên trang mạng của nhà văn Phạm Thị Hoài) tôi đã kể qua 9 điều “nhầm lẫn nhỏ” (mà các Cụ nhà ta thường dùng chữ rất hay là “bé cái nhầm”) của Mác-Lênin khi dựng một học thuyết cao siêu và vĩ đại. Ở đây chỉ xin nhắc lại năm điều nhầm lẫn quan trọng nhất.
1/ Mác-Lênin hiểu nhầm về thời đại mà các ông đang sống.
Tại sao có thể nói các nhà Mác-xít kinh điển đã “đọc nhầm” thông điệp của Thời đại?
VOA: Thảm sát Thiên An Môn sau 30 năm: Bài học gì cho Việt Nam?
![]() |
Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 6/6 năm 1989 |
Sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc cách nay 30 năm đem lại bài học cho giới tranh đấu Việt Nam về huy động lực lượng và nhất là biết đánh giá tương quan lực lượng khi hành động, một nhà hoạt động dân chủ ở trong nước nhận định.
Hoa Kỳ gọi hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn là một cuộc ‘thảm sát toàn diện’.
“Hoa Kỳ kêu gọi và tiếp tục kêu gọi, cũng như các nước khác trong cộng đồng quốc tế, là phải có sự chịu trách nhiệm công khai đối với những người bị giết hại, bị bắt giữ và mất tích,” nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói với VOA hôm 30/5 tại một cuộc họp báo thường kỳ.
“Chúng tôi muốn họ phải thả những người đã bị bỏ tù vì nỗ lực giữ cho ký ức về sự kiện Thiên An Môn sống mãi cũng như phải chấm dứt việc sách nhiễu những người từng tham gia vào cuộc biểu tình và gia đình họ,” bà Ortagus nói thêm.
Lê Mạnh Hùng: Nguồn kích động tên khủng bố tại New Zealand là Pháp
Khi những tên da trắng độc tôn Mỹ tụ họp tại Charlottesville, Virginia, vào Tháng Tám, 2017, hò reo “chúng sẽ không thay thế chúng ta” hoặc là “đám Do Thái sẽ không thay thế chúng ta” thì không có bao nhiêu người trong bọn họ biết những khẩu hiệu này đến từ đâu.
Ngược lại, Brenton Tarrant, tên khủng bố người Úc bị tố cáo là đã bắn chết 50 người và làm bị thương hàng chục người khác tại một đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch, New Zealand, thì đã nói rõ những ý tưởng cực đoan của y đến từ đâu.
Trong một bản tuyên ngôn dài 74 trang, y đã ca tụng tên giết người hàng loạt người Na Uy Anders Breivik cũng như tỏ lòng thán phục tên lãnh tụ đảng phát xít Anh trong Thế Chiến Thứ Hai, Oswald Mosley. Nhưng những tư tưởng của một người Pháp mới đóng vai trò chính trong đầu óc của hắn.
Viễn Đông: Chủ tịch Trung Quốc ‘từ bỏ’ cam kết Biển Đông với ông Obama
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng ngày 25 tháng Chín năm 2015. |
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/5 nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ cam kết không quân sự hóa Biển Đông với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
"Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Obama là họ sẽ không quân sự hóa các hòn đảo [ở Biển Đông]. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay đó là các đường băng dài 10 nghìn bộ [hơn 3 nghìn mét], các kho chứa đạn dược, việc thường xuyên triển khai thiết bị có khả năng phòng thủ tên lửa, khả năng hàng không, vân vân”, vị tướng là sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội Hoa Kỳ nói trong một cuộc trao đổi về quốc phòng ở Viện Brookings tại thủ đô Washington.
“Vì thế, rõ ràng họ đã từ bỏ cam kết đó”.
Về ý kiến cho rằng Trung Quốc dường như không còn cấp tập xây đảo và quân sự hóa ở Biển Đông, ông Dunford nói: “Tôi cho rằng đó là vì các đảo giờ đã được phát triển tới mức chúng có thể cung cấp khả năng quân sự theo như đúng yêu cầu của Trung Quốc”.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019
Nguyễn Quang Dy: Trung Quốc và 3 thách thức lớn trong thế kỷ 21
Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, thì các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình một bức tranh mới về thế giới. Tác nhân chính của quá trình đó là đối đầu Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với 3 thách thức lớn.
Thứ nhất, người Mỹ đã tỉnh ngộ và liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, Trung Quốc đang suy thoái do đối đầu chiến lược với Mỹ và đồng minh. Thứ ba, người dân Trung Quốc sẽ bất bình và phản kháng. Trước bức tranh lớn màu xám, lúc này còn quá sớm để phỏng đoán và hình dung được tương lai của Trung Quốc và thế giới.
Mỹ đã tỉnh ngộ
Năm 1989 khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc. Bill Clinton và nhiều người khác (như Robert Zoellick) vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ cải cách và dân chủ hóa để “trỗi dậy hòa bình”, nên đã theo đuổi quá đà chủ trương tham dự (constructive engagement). Đó là một sự ngộ nhận tai hại mà Trung Quốc đã lợi dụng để trỗi dậy (không hòa bình). Gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và coi Trung Quốc là kẻ thù và “đối thủ chiến lược”.
William Safire (NYT columnist) kể lại rằng trước khi mất (1994), Richard Nixon đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (We may have created a Frankenstein). Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute, Director for Chinese Strategy), đó là “thất bại lớn nhất về tình báo của Mỹ” (the greatest US intelligence failure) trong 50 năm qua. (“The Hundred-Year Marathon”, Michael Pillsbury, Holt, 2015).
Phạm Chí Dũng: Trình Công ước 98 – Vì sao Nguyễn Phú Trọng lại ‘mất tích’?
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 14 tháng Năm. (Hình: Trích xuất từ VnExpress) |
Sau khá nhiều lần ‘mất tích’ trong vòng một tháng rưỡi qua, bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa đánh đố dư luận về việc ông ta đã không thể tái hiện vào ngày 29/5/2019 để ‘trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 98’.
Khi Đặng Thị Ngọc Thịnh phải làm ‘chủ tịch nước’
Trám vào tình trạng trống vắng đáng nghi ngờ trên là “Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế” - như báo đảng đưa tin đúng vào ngày 29/5.
Công ước 98 là một trong 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, liên quan mật thiết đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và công đoàn độc lập mà nhà nước Việt Nam chây ì từ quá lâu mà chưa chịu ký kết. Nếu không chịu trình, ký kết và phê chuẩn ít nhất là công ước này, chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ mất hẳn cơ hội có được EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam).
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bao Cát Nguyễn Hữu Linh
Hoá ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng Cộng sản với người dân. Hồi Ký Tống Văn Công– Đến Già Mới Tỉnh
Mãi đến năm 17 tuổi tôi mới được giáo sư Đào Phú Thọ giới thiệu đôi lời về Sigmund Freud. Nghe xong, tôi quyết định ngay là sẽ theo ngành Phân Tâm và trở thành nhà phân tâm học đầu tiên của đất nước mình… cho nó bảnh!
Tôi “định” thế nhưng Trời “định” khác. Ổng quyết định cho tôi vào quân trường để học làm lính, thay vì tiếp tục ngồi ở giảng đường để nghe mấy chuyện (“trời ơi”) giữa lúc quê hương đang tơi bời lửa đạn.
Đi lính xong, tôi đi cải tạo. Rời trại tù không lâu thì tôi lại bước vô mấy cái trại tị nạn ở Á Châu … Sau vài ngàn đêm, nằm trên những cái giường đôi (trong những cái trại thổ tả này) tôi mới “ngộ” ra được điều giản dị này: làm một thằng dân Việt mà không bỏ mạng hay thương tật vì chiến tranh, không tù mọt gông là phước đức lắm rồi, còn bầy đặt học đòi những chuyện xa xôi và xa xỉ (cỡ như Phân Tâm Học) thì hơi quá đáng. Thế là thôi, thôi tôi quyết định chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà, và Sigmund Freud.
Yêu Sách Tám Điểm Năm 2019 Của Người Dân Việt Nam
Kính gửi:
- Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)
Đồng kính gửi:
- Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài
- Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam
Kính thưa quý vị,
Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.
Bản yêu sách gồm tám điểm sau:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
Nguyễn Văn Chiến: Cãi với ông thủ tướng người xứ cãi
Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài "Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam" đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước. [1]
Ông Nguyễn Xuân Phúc (NXP) là người Quảng Nam “hay cãi” nhưng tôi cũng liều mình một phen để… cãi với người đất cãi. Để tiện bề đối đáp tôi xin chia bài ông ra từng phần nhỏ và mạn phép in nghiêng những điểm cần lưu ý. Tôi cũng xin bỏ qua những phần dài lê thê và đều đều giọng văn nghị quyết, chỉ nói để mà nói, không đáng để cãi.
Tôi xin đi thẳng vào bài
a. NXP: “Sự phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua cho thấy cácmô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế.”
Xin cãi:
1. Chỉ cái phần “mở bài” này thôi đã thấy bao nhiêu vấn đề. Ngôn từ ở đây sử dụng rất oách, rất xôm tụ, rất hàn lâm nhưng kỳ thực rỗng tuếch, hoàn toàn trớt quớt, không ăn nhập gì với nhau về mặt logic.
- “Mở bài” là phần giới thiệu, tóm tắt những gì sẽ trình bày trong phần “thân bài”. Nhan đề bài viết là “Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam", vậy xin hỏi cái “mô hình tăng trưởng tân cổ điển” nêu trên có quan hệ gì với mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà thủ tướng nhấn mạnh trong phần thân bài?
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
Ngô Nhân Dụng: Tối Cao Pháp Viện còn độc lập hay không?
![]() |
Trụ sở Tối Cao Pháp Viện Mỹ ở Washington, D.C. (Hình: Jim Watson/AFP/Getty Images) |
Khi một vị quan tòa gần đây bác bỏ một quyết định của Tổng Thống Donald Trump mà ông cho là vi hiến, ông Trump nói ông không ngạc nhiên vì vị thẩm phán này do cựu Tổng Thống Barack Obama bổ nhiệm. Nhiều người cũng đồng ý với nhận xét này.
Năm ngoái ông Trump cũng từng nói một ý tương tự, khiến ông Chánh Án Tối Cao Pháp Viện John Roberts phải minh xác, nói rằng trong hệ thống tư pháp nước Mỹ không có các vị thẩm phán của Bush hay của Obama. Người Mỹ có thể tin rằng các vị thẩm phán xét xử trong tinh thần độc lập, không lệ thuộc khuynh hướng chính trị, Dân Chủ hay Cộng Hòa, thiên tả hoặc thiên hữu.
Các vị tổng thống đề cử người cùng quan điểm chính trị với mình, điều này dễ hiểu. Hiện nay Tối Cao Pháp Viện Mỹ có năm vị thẩm phán do các tổng thống Cộng Hòa đề cử và bốn người do đảng Dân Chủ. Vụ Tổng Thống Trump đề nghị Thẩm Phán Brett Kavanaugh gần đây đã gây ra tranh luận sôi nổi đầy màu sắc chính trị; khiến nhiều người nghĩ rằng Tòa Án Tối Cao đang nghiêng hẳn sang phía bảo thủ sau khi hai ông Gorsuch và Kavanaugh được Tổng Thống Trump đề cử và Thượng Viện, với đa số Cộng Hòa, phê chuẩn.
Mặc Lâm: Thương chiến, chỉ là mới bắt đầu
![]() |
Sử dụng điện thoại thông minh bên ngoài một cửa hiệu Huawei ở Bắc Kinh, 20 tháng Năm, 2019. Hình minh họa. |
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bước sang một thời kỳ mới, không còn mang hình thức bao vây, đối đầu trong lĩnh vực kinh tế khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia trong đó dẫn đầu là tập đoàn Huawei Technologies.
Ngay sau đó Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả phần mềm từ hệ thống điều hành Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng tất cả các phần mềm dịch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bản tương lai. Hai ngày sau các hãng sản xuất linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đồng loạt có động thái tương tự kéo theo Infineon Technologies nhà sản xuất chip của Đức, cũng tuyên bố dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology.
Hình ảnh Huawei xấu hẳn trong mắt người tiêu dùng khắp thế giới, không ngoại trừ Việt Nam, nơi Huawei được Hà Nội nâng đỡ ngay từ những ngày đầu tiên khi tiến vào thị trường này. Hàng ngàn người hoảng sợ khi sở hữu chiếc cell phone mang nhãn hiệu Huawei khiến cho văn phòng đại diện của hãng này phải lúng túng giải thích cho hàng chục ngàn khách hàng nhưng không ai tin vào những lời giải thích ấy.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đi xa hơn trận thương chiến
![]() |
Lợi thế nhân công rẻ của Việt Nam không bền và không nhiều. (Ảnh minh họa) |
Một hậu quả đầu tiên của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là trong Quý 1 năm 2019 số xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái. Trước tin mừng đó, có lẽ chúng ta nên nhìn xa hơn. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao.
Lợi thế của Việt Nam
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trang kinh tế hôm 27 của Bloomberg đã trích dẫn dữ kiện của văn phòng U.S. Census Bureau rằng Việt Nam là một trong các nguồn xuất khẩu hàng hóa nhanh nhất tại Châu Á vào Hoa Kỳ vì trong ba tháng đầu năm nay số hàng nhập vào Mỹ đã tăng hơn 40% so với năm ngóai mà số hàng của Trung Quốc lại giảm gần 14% khi trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang. Ông nghĩ sao về biến cố đáng mừng này?
Kami: Việt Nam – Sự bất bình đẳng được nuôi dưỡng ngày càng bộc lộ rõ
Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc ngày 2/9/1945, ông Hồ Chí Minh đã dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ khẳng định rằng, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Theo ông Hồ, suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Tuy nhiên trên thực tế, từ ngày đó cho đến nay, đã là 74 năm ở miền Bắc và 44 năm ở miền Nam, sự bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội Việt Nam nói chung hay việc đối xử công bằng giữa các tầng lớp dân chúng trong xã hội, trên tinh thần ai cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau hoàn toàn chưa hiện hữu. Bởi một thứ chủ nghĩa phi khoa học và phản động vẫn đang hiện hữu và thách thức 90 triệu người dân Việt Nam. Đó là chủ nghĩa Chủ nghĩa lý lịch.
Để phụ họa cho điều đó, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành Ủy TP HCM, con cố Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Tốt (bí danh Hai Bình), một cán bộ lão thành cách mạng ở tỉnh Tây Ninh có nói đại ý rằng, "Con em lãnh đạo được đảng tín nhiệm nối bước cha mẹ họ thì đó là hồng phúc của dân tộc".
Người ta nói rằng, "Một người thầy thuốc lầm, ngu dốt, thì giết một người. Một người thầy giáo lầm, ngu dốt, thì giết chết một thế hệ. Một người lãnh đạo lầm, ngu dốt, thì giết không biết bao nhiêu thế hệ". Câu trên nói lên sự nguy hiểm, tai hại nếu như một quốc gia để những kẻ lầm lẫn và ngu dốt làm lãnh đạo.
NguyenTrangNhung: Phim 'Vợ ba' – Khi nghệ thuật thiếu dung hòa với pháp luật và đạo đức
![]() |
Hình: Một cảnh trong phim 'Vợ ba' (Nguồn: Internet) |
"Tởm quá, con không đóng đâu." Đó là tin nhắn mà Nguyễn Phương Trà My gửi cho mẹ khi đọc hết các phần kịch bản mà đoàn làm phim gửi cho cô vào những ngày thử vai, trong đó có nhiều cảnh nóng.[1]
Tuy nhiên, sau khi đoàn làm phim thuyết phục, Trà My đã nhận vai, và tất nhiên, mẹ cô cũng đồng ý, dù như cô kể, mẹ cô đã từng phân vân, thậm chí, trước đó còn yêu cầu cô ngừng đọc kịch bản.[2]
Sự đồng thuận đã đạt được giữa hai bên. Phim được đóng máy vào năm 2016. Trà My đã vào vai một nhân vật 14 tuổi tên là Mây bị ép tảo hôn để trở thành người vợ ba của một điền chủ giàu có vào cuối thế kỷ 19.
Phim được gắn mác 18+ này dựa trên câu chuyện có thật về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong thời đoạn ấy, cùng các vấn đề của xã hội như trọng nam khinh nữ, hôn nhân sắp đặt, tảo hôn và đa thê.
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019
Đỗ Hữu Long: Cân Bằng Quyền Lực Á Châu Thái Bình Dương
Hội Nghị Trung Ương 3 của đảng CSTQ bỏ lại phía sau tư tưởng Mao Trạch Đông, tiếp tục tiến bước theo đường lối cải cách của Đặng Tiểu Bình. Cùng thời gian, các cơ quan truyền thông Trung Cộng đưa tin các tiềm thủy đỉnh tối tân của họ có thể bắn đầu đạn nguyên tử đến nhiều nơi trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Tầm mức gây rối được nâng lên một bậc qua sự tuyên bố thành lập khu vực nhận dạng phòng không lấn chiếm một phần vào lãnh thổ Nhật Bản và Nam Hàn.
Sau khi tính toán kỹ và chuẩn bị ̣đầy đủ, Trung Cộng tập trung mở mặt trận phiá Nam: lấn chiếm Biển Đông.
Từ nhiều năm qua, Trung Cộng nỗ lực bồi đắp một số bãi san hô thành đảo nhân tạo, tuyên bố chủ quyền, xây dựng những căn cứ quân sự, một mưu đồ chưa có tiền lệ. Bất cứ cơ hội nào Trung Cộng cũng la hét về chủ quyền Biển Đông như là niềm tự hào, là lãnh thổ thiêng liêng của tổ tiên người Hoa Hán, là nguyên tắc bất khả thương nghị. Từ trí thức, học giả đến nhân dân lao động đều gắn bó với chính quyền bằng một quan điểm chung, cho rằng "các quốc gia trong khu vực đã chiếm đóng những đảo, những bãi san hô của Trung Quốc, đã chia cắt vùng biển và trộm cắp tài nguyên hải sản". Chúng biện hộ̣ những hành động gây chiến là hợp pháp. Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề cốt lõi của Trung Quốc, là không gian sinh tồn của Trung Quốc, nếu Trung Quôc không làm chủ Biển Đông, tính chính thống của tập đoàn cộng sản sẽ không còn nữa.
Biển Đông là con đường huyết mạch hàng đầu của thế giới. Tàu bè giao thông trên Biển Đông sau khi qua khỏi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok thường tập trung sử dụng tuyến đường giữa bờ biển Việt Nam và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để lên Băc xuống Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một căn cứ yết hầu (chokepoint) vô cùng quan trọng.
Hoa Kỳ - một quốc gia có truyền thống gắn chặt quyền lợi sinh tử với Vùng Tây Thái Bình Dương, đang liên hệ chặt chẽ quân sự với Nhật Bản, Nam Hàn và lại bắt đầu với Việt Nam - lên tiếng đáp trả, bình tĩnh theo dõi và đối phó từ một sách lược đã được hoạch định từ trước.
Tây Thái Bình Dương thường được gọi Á châu Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay, là nơi mà những ám ảnh về tình trạng bất quân bình về quyền lực ngày càng hiện rõ. Chiến lược mới của Mỹ - phần chỉ đạo Ngũ Giác Đài năm 2012 của Tổng Thống Obama - nhắc đến "Sự lập lại quân bình đối với Á Châu Thái Bình Dương". Kế hoạch của Mỹ đang tiến hành thể hiện rõ nét từ sự giao thiệp với Ấn Độ, Việt Nam, cởi mở với Miến Điện, đưa 2.500 thuỷ quân lục chiến lập tiền đồn tại Darwin Úc Đại Lợi, phát triển các căn cứ quân sự trên đảo Guam...
An Viên: Huawei – thử nhìn ngược lại Luật An ninh mạng Việt Nam
Chiếc bánh Trung Quốc từng bị xâu xé bởi các cường quốc vào thế kỷ XIX, nay lại tái lặp vào thế kỷ XXI qua cuộc chiến tranh thương mại. Và Việt Nam sẽ sớm cũng phải trả giá trong tương lai, nếu tiếp tục nương theo hoặc theo đuổi cách ứng xử giống như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua, trong đó có cả thi hành Luật An ninh mạng.
Huawei tiếp tục hứng chịu những tác dụng phụ của lệnh cấm từ Mỹ, khi mới đây nhất, doanh nghiệp này tiếp tục bị gạch tên ra khỏi Android Enterprise (danh sách thiết bị bảo mật cho doanh nghiệp).
Huawei - một tập đoàn tư nhân, nhưng là sân sau của đế chế công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sự kết hợp giữa “quân sự - dân sự” được coi là chiến lược cấp quốc gia của Tập Cận Bình nhằm hiện đại hóa quân đội theo hướng tinh gọn, tiến tới hoàn thành “cơ bản việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035” như tuyên bố của Tập Cận Bình tại ĐH XIX của ĐCSTQ.
Huawei bị “đánh” toàn diện trên các mặt trận, gián tiếp tác động đến chiến lược của nhà lãnh đạo họ Tập.
Trong cuộc chiến lần này, theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, 3/4 trong tổng số 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc dự định sẽ rời nước này để chuyển hướng hoạt động sang Mexico và các nước Đông Nam Á, trong số đó có không ít doanh nghiệp công nghệ.
Phạm Chí Dũng: Báo chí quốc doanh vẫn ‘cứ phải như con chó ấy’
![]() |
Việt Nam hiện có khoảng 1,000 cơ quan báo chí và truyền thông. (Hình: Getty Images) |
Thấm thoắt lại gần tới 21 Tháng Sáu, ngày “báo chí cách mạng Việt Nam”… “Bản lĩnh dám nói”
Còn nhớ sát thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 10 vào giữa Tháng Năm, 2019, một số tờ báo quốc doanh chợt ồn ào vụ “bắt Nhật Cường Mobile,” dù đây chỉ là một doanh nghiệp thuộc loại trung và chẳng có tiếng tăm gì. Chẳng bao lâu sau đó, thêm một đồn đoán ồn ào khác hé lộ: Nhật Cường là sân sau của Chung “Con,” tức Chủ tịch Ủy ban Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Bầu không khí ồn ào trên xuất hiện cùng với tin ngoài lề về việc Nguyễn Đức Chung đang có khả năng được cơ cấu vào diện “cán bộ cấp chiến lược”, nhưng còn cao hơn thế – tức cơ cấu vào hàng ủy viên “Bê Xê Tê” (Bộ Chính trị) tại Đại hội 13 diễn ra vào năm 2021.
Cùng chung thân phận với Chung “Con” còn có Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương, con ruột cựu Chủ tịch Nước Trần Đức Lương. Vẫn là vụ “dùng xe công ra phi trường đón người nhà”. Trần Tuấn Anh cũng được đồn đoán sẽ vào bảng “cán bộ cấp chiến lược” với hàm Phó thủ tướng.
Tuấn Khanh: Từ vụ án giết người đổ bê tông: “Nói tự tử vì tập PLC là bôi nhọ và bịa đặt”
![]() |
Anh Linh Phan, (áo xanh) người hàng ngày vẫn làm việc thiện nguyện trên tinh thần một học viên PLC |
Từ vụ án giết người đổ bê tông tại Bình Dương vào 16-5-2019, cái tên Pháp Luân Công (PLC) được nhắc đến như một ám chỉ là nguyên nhân của vụ án. Suốt nhiều ngày liền, bị ảnh hưởng của nhận định mơ hồ và ác ý này, nhiều người đã xì xầm, lo ngại về sự tồn tại của PLC. Không ít người theo môn khí công này đã cảm thấy tổn thương vì thông tin như vậy, nhất là khi nhiều tờ báo ăn theo sự kiện này cũng nói xa, nói gần về chuyện này như một cách để thu hút độc giả.
Mới đây, trên bài “Vụ “thi thể trong bê tông”: Nhiều thông tin bị để ẩn?” đăng trên báo trithucvn.net (25-5-2019) lại tiết lộ việc gắn cái tên PLC vào vụ án này, là một âm mưu.
Từ sự kiện này, anh Linh Phan, một thành viên của PLC tại VIệt Nam, đồng thời là người vận động truyền thông cho PLC nhận định về ý kiến “đặt tên” cho vụ án xác đổ bê tông tại Bình Dương là liên quan đến môn khí công này từ báo chí Nhà nước.
· Tôi được biết là trong bản tin về vụ án này, được đăng đầu tiên trên báo Công an vào ngày 18-5, có nhắc tên PLC trong vụ án này. Nhưng sau đó, họ đã gỡ tên PLC trong bản tin. Sau đó trang Zing.vn có đưa tin này, nói rằng phóng viên đặt câu hỏi (rất lạ trong cách đặt vấn đề) là cái chết này có liên quan đến giáo phái nào không. Ban chuyên án từ chối trả lời, nhưng rồi sau đó lại xuất hiện thông tin nơi khác, đáp lại là những người chết này, do tập PLC.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Người & Rác
Đồng chí Tổng Bí Thư nói nếu nhìn một phụ nữ đẩy xe bò mà trong lòng không xúc động thì không còn phải là người cộng sản nữa. C.K.N. 2000
Tôi “nhặt” được câu danh ngôn (thượng dẫn) trong Chuyện Kể Năm 2000, tập II, của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ có điều đáng tiếc là tác giả quên ghi rõ là đồng chí TBT nào đã phát biểu một câu nói “đắt giá” tới cỡ đó. Mãi đến khi cùng cụng ly với tác giả ở California (ông chơi một ly sinh tố to đùng, ngó mà ớn chè đậu) tôi mới có dịp nêu thắc mắc, và nhận được câu trả lời hóm hỉnh: “Thì ông TBT nào mà chả nói thế.”
Ah! Thì ra thế. Tuy thế, mọi người đều biết rằng mấy ổng nói vậy thôi chớ hổng phải vậy đâu. Bởi vậy nên những phụ nữ đẩy xe bò hay xe rác lềnh khênh, khắp mọi nẻo đường, từ hơn hai phần ba thế kỷ qua mà chả thấy có đồng chí nào xúc động (hay xúc cảm) gì ráo trọi. Cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam chỉ mang lại một thay đổi duy nhất cho giới người này là họ được đổi tên từ “phu quét đường” thành “công nhân vệ sinh đường phố” thôi.
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019
Vài hình ảnh Tô Thùy Yên với bạn bè
![]() |
Ngồi, từ trái : ông và bà Nghiêu Đề, nhà văn Võ Phiến, nhà thơ Tô Thùy Yên. Đứng : Ông và bà Trúc Chi Tôn Thất Kỳ Hình chụp tại nhà ông bà Tôn Thất Kỳ, Nam California, 1996. |
![]() |
Từ trái : Tô Thùy Yên, Hoàng Khởi Phong, Phạm Phú Minh Hình chụp tại Minnesota năm 1994. |
![]() |
Tô Thùy Yên tại Boston. Từ trái : Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho |
Trần Doãn Nho: Nhớ Tô Thùy Yên
Sau nhà văn Hoàng Ngọc Biên, đến lượt nhà thơ Tô Thùy Yên đã vĩnh viễn giã từ chúng ta vào lúc 9:15 tối ngày 21/5/2019.
Đúng ba tháng trước đây, vào ngày 22 tháng 2/2019, sau khi nghe tin Tô Thùy Yên đột quỵ, tôi đã lái xe gần 5 tiếng đồng hồ, từ Dallas về Houston thăm anh. Lúc đó, anh đã tương đối khỏe và được chuyển từ bệnh viện về tĩnh dưỡng tại “Nursing and Rahabilitation Center”, trên đường Woodland Park Dr., Houston, Texas. Anh ngồi xe lăn, rất tỉnh táo. Thấy tôi vào, anh nhận ra ngay. Có mặt trong phòng, ngoài anh và tôi, còn có chị Diệu Bích, vợ anh, cùng người con trai út, cháu Đinh Kinh Hiệt và một người bạn cùng đi với tôi, anh Lê Hữu Dinh, một độc giả rất ái mộ thơ anh.
Chúng tôi cùng nhắc nhở những kỷ niệm cũ, mới và bàn về tập thơ mới in của anh. Trong lúc đó, anh Trịnh Cung từ California, bất ngờ gọi điện thoại, hai người hỏi thăm nhau, trò chuyện vui vẻ. Trước khi chúng tôi ra về, chị Diệu Bích mang ra mười mấy tập “Tuyển tập Tô Thùy Yên”, bảo anh ký tên. Dù tay cầm bút khá khó khăn, lại mệt, nhưng anh vẫn kiên nhẫn, cố gắng ký từng tập một để nhờ tôi chuyển tặng một số thân hữu như Nguyễn Trọng Khôi, Chân Phương, Trần Trung Đạo, Hoàng Hưng, Trịnh Cung, Trần Văn Thành, Lâm Chương…
![]() |
(Từ trái: Trần Doãn Nho, Lê Hữu Dinh, chị Diệu Bích, Tô Thùy Yên. Hình: TDN, 22/2/2019) |
Tô Thùy Yên làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo, tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó đánh dấu một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam, mà cũng là trong nền văn học Việt Nam.
Lúc đó, tôi đang học lớp Nhất (lớp 5 bây giờ).
Nguyễn Đức Tùng: Tô Thùy Yên, Chia Xẻ Chút Tình Cay Mặn Cũ
![]() |
Nhà thơ Tô Thuỳ Yên |
Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, là cựu học sinh Petrus Ký và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông dạy học, làm báo tại Sài Gòn và mang cấp bậc Thiếu tá trong quân đội miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông bị giam gần 13 năm, từ 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện cựu tù nhân chính trị.
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các hoạ sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ tự do" trên văn đàn miền Nam vào thập niên 60.
Tác phẩm: Thơ tuyển (1995), Thắp tạ(2004), Tô Thùy Yên Tuyển Tập Thơ (2018) *.
*
Trong thời kỳ hai mươi năm của thơ miền Nam, và giai đoạn kéo dài của nó, Tô Thùy Yên giữ một vị trí rất đặc biệt.
Đó là người khởi đi từ giai đoạn khai phóng đầu tiên, những năm 60, với sự nổi loạn chống ảnh hưởng của văn học tiền chiến. Nhà thơ của chiến tranh Việt Nam, của những suy nghiệm triết học, nhà thơ của những ngày tù tội cải tạo, và cuối cùng của giai đoạn lưu vong. Đời sống của ông đầy biến động. Tô Thùy Yên lúc nào cũng chăm chú sống cuộc đời mình, để tâm hồn rung lên theo nhịp điệu của thời thế. Nhưng đó không phải là thơ thời sự hay thơ trữ tình thế sự. Đó là một loại thơ trữ tình thực sự, tuy vậy mang dấu ấn lịch sử.
Trần Mộng Tú: Hãy Cài Bài Thơ Lên Ngực Mới
![]() |
Hình ROBYN BECK/AFP/Getty Images |
Thi Sĩ Tô Thùy Yên, một nhà Thơ nổi tiếng của nền văn học miền Nam Việt Nam trước 1975, một nhà thơ trong quân ngũ VNCH, một nhà Thơ của “Tù Cải Tạo Cộng Sản” vừa ra đi tối ngày 21 tháng 5 năm 2019.
Các trang mạng, nhất là những trang mạng văn học trong và ngoài nước cùng loạt đăng tin buồn này.
Tôi đọc Thơ Tô Thùy Yên cũng khá lâu, tìm thấy thơ anh chất giấu trong đó những hệ lụy về kiếp nhân sinh:Lịch Sử, Đất Nước, Chiến Tranh, Tình Yêu và Cô Đơn. Đôi khi thơ anh trầm uất quá, như kéo mình xuống một con vực tối om.
Trời đất thì buồn như xác rỗng
Ta thì như gió, tuyệt bơ vơ
Trăm năm, cửa khép hờ mưa nắng…
Mãi chẳng ai về qua gọi cho. (Nỗi Đợi)
Cũng may dưới đáy vực đó là những con chữ lấp lánh như sao, soi tỏ mặt người, những chữ như hoa cỏ làm đẹp cho mất mát. Anh mang hoa cỏ cài vào cái chết.
Trong Thơ anh tôi tìm thấy khá nhiều bài, có những đoạn hoa cỏ và nỗi chết được gắn liền với nhau.
Em đắp mặt anh mười ngón tay nhánh huệ
Anh biết anh đã trút linh hồn (Trối Trăng)
Có phải Thi Sĩ muốn thăng hoa sự chết cho thiên nhiên và mất mát đó lại được đền bù bằng cây cỏ, những chiếc nấm bi thương và những cây xanh biết khóc.
Đặng Tiến: Ngựa Phi Đường Xa
Tô Thùy Yên đến với văn học trên “Cánh đồng Con ngựa Chuyến tàu”, bài thơ làm năm 1956, đăng trên báo Sáng Tạo thời đó và được độc giả hoan nghênh ngay, nhất là trong giới thanh niên, học sinh. Thời ấy sinh viên chưa nhiều, quần chúng văn chương còn thưa thớt, một thế hệ độc giả mới đang chớm thành hình. Với thời gian nhìn lại, bài thơ có thể xem như là một sự kiện văn học, vì lời thơ tân kỳ, ý thơ mới lạ, không giống một bài thơ nào khác trước kia – mà đã được độc giả không chuyên môn yêu thích ngay. Chuyện hiếm, vì độc giả Việt Nam, nói chung là thủ cựu. Chuyện đẹp vì bài thơ của tác giả 18 tuổi đi thẳng đến độc giả 18 tuổi.
Ngày nay Tô Thùy Yên là tác giả tên tuổi. Bài thơ thanh xuân được những lớp phù sa bồi thêm nhiều ý nghĩa mới.
Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy mau mà qua rất lâu
Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
(...)
Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
(...)
Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.
(Tô Thùy Yên, Thơ Tuyển, tr 13)
Trần Hữu Thục: Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực
Tô Thùy Yên (TTY) [1]làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa”[2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:
thức cho xong bài thơ
mai sớm ra đi
cài hờ lên cửa tặng
Ðây là bài thơ ngắn nhất của tác giả (trong lịch sử thi ca, chắc cũng không có mấy bài thơ ngắn hơn), Tặng phẩm. Lời thơ nghe như có ý nói rằng “Thắp tạ” là tập thơ cuối cùng trong đời ông? Mong rằng tôi hiểu sai.
Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc thơ TTY là ngạc nhiên vì một số điểm có vẻ như “tương phản” trong thơ ông.
- Bài thơ (được xem) như đầu tay, “Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu” làm lúc còn là một thiếu niên - không phải là một bài thơ tình học trò với những rạo rực yêu đương, mộng tưởng, nhớ nhung vớ vẩn - mà lại là một bài thơ đẫm triết lý; không phải là một thứ triết lý vớ vẩn, mà là chứa chất một cái nhìn rất bao quát, được tiếp tục được triển khai qua nhiều bài thơ về sau này, dưới những cách diễn đạt khác nhau về hữu hạn/vô hạn. Suốt mười lăm câu, tuyệt không có một từ ngữ triết lý nào, cũng không ám chỉ một ý niệm triết lý nào. Toàn bài là một bức tranh sinh động, rất đẹp, rất hoành tráng và chấm dứt bằng một bi kịch đầy ấn tượng: tàu chạy mất và con ngựa thì gục ngã. Một gục ngã êm đềm, thẩm mỹ! Một ẩn dụ triết lý tuyệt vời!
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019
Ngô Nhân Dụng: Mười năm, Bô Xít Việt Nam vững tiến
![]() |
Trang mạng Bô Xít Việt Nam (www.boxitvn.net) do các nhà trí thức Việt Nam chủ trương đã sống được 10 năm dù dù bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc tấn công. |
Dionysius I (c. 432-367 TCN) là một bạo chúa ở Syracuse, một thành phố Hy Lạp trên đảo Sicily. Ông cũng là một người thích làm thơ, không khác gì các ông Stalin và Hồ Chí Minh.
Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông. Nhà thơ người đảo Cythera đã từng bị quân Hy Lạp bắt khi họ đánh chiếm đảo. Bị bán làm nô lệ cho một thi sĩ phú hào rất rộng lượng ở A Ti Na (Athenes), Philoxenus được ông chủ dạy làm thơ, soạn nhạc. Ông chủ yêu tài, trả tự do, Philoxenus tới sống ở Syracuse lập ra một trường phái “Nhạc Mới.”
Nhưng Philoxenus có tánh hay nói thật. Nghe thơ của Dionysius, thấy ngửi không được, ông nói ngay rằng thơ của nhà vua chẳng ra gì cả. Ông còn thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Việc viết khẩu hiệu nên để cho các thi sĩ hạng hai, hạng ba, họ có nghề múa mép, không nên bắt họ thất nghiệp.
Hồ Phổ Lại: Biết Là Bao...
Để tưởng nhớ Nhatrang
Cởi bỏ cặp kính mát ra, Khuê đưa mắt nhìn qua một lượt khắp gian nhà từ đường. Gian nhà này mãi cho đến khi sắp mất đi cha Khuê mới chịu làm giấy tờ để lại cho Hương, người con gái út, vì lý do tất cả những người con khác đều lần lượt ra đi.
Đôi mắt Khuê không khỏi dừng lại nơi cái trần nhà gỗ mục, nơi từng cánh cửa tróc sơn, nơi cái nền nhà lót gạch ca-rô miếng sứt miếng bể miếng biến mất đàng nào. Khuê chợt có ý nghĩ là nếu không chịu khó đi đứng cẩn thận thì chắc chắn thế nào cũng có lúc nàng sẽ vấp ngã chổng gọng ngay trong gian nhà mà ngày xưa nàng đã từng sinh sống suốt thời tuổi trẻ. Ôi, cái thời tuổi trẻ! Lòng Khuê bỗng dưng buồn rũ xuống.
- Tí ơi, me và dì về rồi.
Tiếng gọi bất thần của Hương giúp Khuê cơ hội dứt bỏ dòng ký ức để quay về với hiện tại. Từ trong gian phòng đối diện, Khuê nghe có tiếng «dạ» lớn xen kẽ giữa tiếng rì rầm chuyện vãn của nhiều người khác. Phải một lúc sau cánh cửa phòng mới bật mở và cái bóng cao lớn của đứa cháu trai phóng ra nhanh như tên bắn.
- Con xin lỗi me, con đang dạy tụi nó học nửa chừng...
Chưa nghe dứt câu, Hương đã sừng sộ lên bằng cách quắc ngược hai con mắt, mở rộng miệng ra, nạt lại ào ào.
- Vòng tay lại thưa dì liền đi!
Vẫn đóng đinh tại chỗ, Khuê đưa mắt trân trối nhìn cảnh tượng đang xảy ra quanh nàng. Đứng trước mặt Khuê là Tí, cậu con trai thứ hai của Hương đồng thời cũng là đứa cháu gọi Khuê bằng dì ruột. Nó cũng lớ ngớ vụng về không khác gì Khuê. Có khác chăng là nét trẻ trung tươi thắm và sự hiền lành bẩm sinh in rõ mồn một trên nét mặt và trên nụ cười nở rộng đến mang tai của nó. Thoạt nghe tiếng mẹ nhắc, nó vội vàng nhích chân tới trước, hai cánh tay khoanh tròn, lễ phép cất tiếng chào Khuê.
Nguyễn Tường Giang: Nghe Tiếng Sóng, Nhớ Khi Ở Thị Nghè
tặng một người, nhớ một thời
Ngõ khuất khúc đêm tàn hơi ẩm
Mùi dạ lý hương thấp thoáng đầu hè
Em phấn son nụ cười thấm mệt
Giọng jazz buồn còn vọng dư âm
Trời nóng ẩm mồ hôi ướt áo
Gió ngoài sông thổi lạnh hơi nồng
Đêm im lặng đêm ngời đồng thiếp
Giữa thịt da cháy lửa điên cuồng
Chân bước xa môi còn hơi ấm
Mùi của hương, của áo, cuả hoa
Sợi tóc vướng dài như tơ liễu
Gót giầy đêm âm vọng biệt ly
Có tiếng sóng từ xa vọng lại
Mơ hồ nghe mộng tưởng năm xưa
Còn chút dư âm đời đã tận
Hương đã tàn,
hoa đã rụng
môi ai héo khô
Em ơi một giấc mộng hờ
Mà sao nhớ lại vẩn ngơ ngẩn lòng
08/05/95
Đêm im lặng đêm ngời đồng thiếp
Giữa thịt da cháy lửa điên cuồng
Chân bước xa môi còn hơi ấm
Mùi của hương, của áo, cuả hoa
Sợi tóc vướng dài như tơ liễu
Gót giầy đêm âm vọng biệt ly
Có tiếng sóng từ xa vọng lại
Mơ hồ nghe mộng tưởng năm xưa
Còn chút dư âm đời đã tận
Hương đã tàn,
hoa đã rụng
môi ai héo khô
Em ơi một giấc mộng hờ
Mà sao nhớ lại vẩn ngơ ngẩn lòng
08/05/95
Xuân Sương: Edith Piaf - Không có gì hối tiếc
Không, không gì cả / Tôi không hối tiếc gì cả / Ngay điều tốt hay xấu thiên hạ làm cho tôi, mặc kệ hết /... / Đã trả xong, đã phủi sạch, đã quên rồi / Tôi cóc cần quá khứ / Với các kỷ niệm / Tôi châm lửa / Mọi nỗi đau, niềm vui / Không cần chúng nữa / Phủi sạch tình nhân / Với giọng rù quyến của họ / Vĩnh viễn quét sạch / Tôi bắt đầu lại từ số không...
Giữa tháng 2-2007, phim La Môme về cuộc đời nữ ca sĩ ngoại hạng Edith Piaf của đạo diễn Olivier Dahan ra mắt khán giả khắp nước Pháp. Phê bình của báo chí và khán giả cho điểm bốn sao. Qua sự diễn xuất tài tình của nữ tài tử điện ảnh Marion Cotillard cao 1m75, bỗng dưng Edith Piaf chỉ cao 1m47 lừng lững bước ra khỏi mộ, đau đớn trữ tình, và cả nước Pháp rưng rưng nghe lại giọng ca duy nhất trong lịch sử nhạc Pháp. Điện thư chuyển cho nhau hình ảnh và tiểu sử Piaf kèm bản nhạc Non Je Ne Regrette Rien (Không, tôi không hối tiếc gì cả) mà Piaf đã hát với tất cả sinh lực của con tim suốt đời chấn thương đa cảm. Tiếp đó kênh Arte chiếu phim tài liệu đời Piaf hai bữa liên tiếp ngày 3- 4 tháng 3 khiến người ái mộ chợt giật mình: giữa bao bận bịu cơm áo hằng ngày với chuyện dao búa chết chóc cơm bữa còn có bóng hình Piaf vỗ về, ru mình vào giấc mơ êm ái dù chốc lát. Con số bán sách về Piaf và nhạc vượt lên, làm người ta nhớ lại buổi trình diễn mang tên "Piaf je t’aime" (Piaf tôi yêu cô) hiến cho đời bà, năm 1996, cũng mang kết quả tương tự.
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019
VOA tiếng Việt: Bị Mỹ cấm cửa, Huawei có trụ nổi?
![]() |
Mẫu điện thoại mới nhất của Huawei P30 |
Việc các hãng cung ứng của Mỹ, trong đó có Google, quyết định ngừng hợp tác với Huawei sẽ đặt ra vấn đề lớn cho Huawei trên thị trường quốc tế, nơi Huawei tiêu thụ gần phân nửa các sản phẩm điện thoại thông minh của họ, và giáng một cú nặng nề lên tham vọng của Huawei trở thành hãng điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, các phân tích gia cho biết.
Google quyết định đình chỉ hoạt động làm ăn với hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chủ chốt.
Điều này có nghĩa là Huawei sẽ không còn được cấp phép sử dụng hệ điều hành Android của Google cùng các dịch vụ của Google cho các sản phẩm điện thoại của họ nữa. Thay vào đó, họ phải sử dụng phiên bản nguồn mở. Do đó, các dòng điện thoại sau này của Huawei sẽ không có các dịch vụ của Google mà người dùng mong đợi từ các thiết bị dùng hệ điều hành Android.
Quyết định của Google tuân thủ lệnh của chính phủ khi Mỹ đưa Huawei vào một danh sách đenmà các hãng công nghệ Mỹ cần phải có giấy phép mới được bán sản phẩm.
Phạm Chí Dũng: Số phận Chung ‘Con’ sẽ ra sao?
![]() |
Tề Trí Dũng (trái) và Bùi Quang Huy. (Ảnh Thanh Niên và Bộ Công An) |
Kịch cũ, diễn viên mới
Vở kịch đã trở nên quá nhuần nhuyễn về Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ ‘Nhôm’ lại có bề tái hiện vào năm 2019, với kịch bản hoàn toàn cũ mà chỉ thay bằng một lớp diễn viên mới.
Ai đã mật báo cho Bùi Quang Huy để ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn ngay trước mũi Bộ Công an, Nguyễn Xuân Phúc và cả ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng mới ốm dậy?
Hàng loạt đồn đoán và ám chỉ trong dư luận, trên mạng xã hội và trên mặt báo quốc doanh từ trước khi Hội nghị trung ương 10 diễn ra vào trung tuần tháng 5 năm 2019 về sân sau Bùi Quang Huy của Chung ‘Con’, tức Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giờ đây trở nên phức tạp hơn hẳn bởi sự biến mất của Huy.
Một lần nữa kể từ năm 2012, Bộ Công an lại bị hố, phải chịu một scandal cay đắng và chắc chắn đang phải mở cuộc điều tra xem ‘kẻ phản bội’ nằm trong đội ngũ các đồng chí ‘còn đảng còn mình’ là ai.
Cổ-Lũy từ Nam California: Đường Tới “Bãi Nhiệm” Tổng Thống
Hai tuần đầu Tháng Năm cho thấy Tổng Thống Donald Trump không cần biết tiền lệ “Watergate” bãi nhiệm Tổng Thống Richard Nixon, và cương quyết dùng “đặc quyền của hành pháp/executive privilege” ở mức tối đa nhằm chống đối Hạ Viện (với đa số Dân Chủ) ráo riết điều tra mình, kể cả những tội hình. Đây có nghĩa là hành pháp tước hết quyền “giám sát hành pháp” của Quốc Hội (lập pháp) quy định trong hiến pháp, một hành động gây ra “khủng hoảng hiến pháp” có thể phải tới Tối Cao Pháp Viện.
HÀNH PHÁP LẠM QUYỀN
Trước đây, khi Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller (SCO) và Quốc Hội điều tra tổng thống, gia đình và những người làm việc cho mình, ông đã bỏ qua “executive privilege” và cho phép 500 nhân chứng ra điều trần hay phỏng vấn, hợp tác với 2,800 trát đòi và 500 lệnh khám xét. Khi đã bỏ qua “executive privilege,” theo nguyên tắc, ông không được nại lý do đặc quyền nữa để tránh hợp tác với Quốc Hội—nhất là hoàn toàn không cung cấp hồ sơ, tài liệu hay nhân chứng nào cả.
Ông Trump đã đảo lộn hết để không công bố toàn bộ “Báo Cáo Mueller,” cấm ông Mueller, cựu Luật Sư Bạch Ốc Donald McGahn cùng các nhân viên Bạch Ốc và nội các ra điều trần, kể cả những người không còn làm việc trong chính quyền. Luật sư riêng William Consovoy của ông Trump ra tòa ngăn cản các ngân hàng, công ty kiểm toán không được cung cấp tài liệu cho Hạ Viện. Luật sư Bạch Ốc Pat Cipollone ngạo ngược nói Quốc Hội chỉ có quyền làm luật thôi—với ý là “không được giám sát.” Cả hai đều nói Hạ Viện “không có quyền lập lại những điều tra nhánh tư pháp đã làm rồi,” dù chính ông Mueller chuyển điều tra về tội “ngăn trở thi hành công lý/obstruction of justice” của ông Trump cho Quốc Hội. Ở thủ đô quan tòa Amit Mehta không đồng ý với lý luận này, và tuyên bố, “Nói như vậy chẳng khác gì ngăn cản Quốc Hội mở những điều tra về xì-căng-đan Watergate” thời giữa 1970.
Vladimir Aleksandrovik Zelensky : Diễn văn nhậm chức ngày 20.5.2019, tân tổng thống Ukraine (Hong Giang Nguyen dịch)
Nhân dân Ukraine quý mến!
Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống... Vậy con cũng là tổng thống hay sao?!”. Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine. Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine.
Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí: “Tổng thống trốn thuế”, “Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ” hay “Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả”!. Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không? Đấy chính là điều mà tôi ngụ ý - Mỗi người trong chúng ta là một tổng thống! Kể từ hôm nay, mỗi chúng ta đều gánh vác trách nhiệm với đất nước mình, đất nước mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu. Mỗi chúng ta trên cương vị của mình đều có thể gắng sức làm tất cả cho sự phồn vinh của Ukraine! Đất nước (mô hình) châu Âu bắt đầu từ mỗi chúng ta. Chúng ta chọn cho mình con đường hội nhập châu Âu, nhưng châu Âu không phải đâu xa, châu Âu ở trong trí não chúng ta. Đó là ước mơ chung của chúng ta. Khi nó đã xuất hiện trong trí não thì nó sẽ xuất hiện trong hiện thực, trên toàn Ukraine!
Nhưng chúng ta cũng có một nỗi đau chung. Đó là khi mỗi người chúng ta ngã xuống ở Donbas, khi hàng ngày chúng ta mất mát thương vong. Mỗi người chúng ta đều trở thành kẻ lưu lạc khi có những người mất nhà mất cửa, số còn lại mở cửa nhà mình và chia sẻ cùng họ nỗi đau. Rồi mỗi chúng ta lại là những công dân đi làm thuê, tìm kiếm công việc ở xứ người. Và cả những người để thoát khỏi đói nghèo mà đành đánh mất nhân phẩm của mình. Nhưng chúng ta sẽ vượt qua những điều này. Bởi mỗi chúng ta là một người Ukraine. Tất cả chúng ta đều là người Ukraine, không phân biệt ai đúng, ai sai, thiểu số hay đa số. Từ Uzgorod đến Lugansk. Từ Chernigov đến Simferopol. Dù ở Lvov, Kharcov, Donesk, Dnepr hay ở Odessa thì chúng ta đều là người Ukraine. Chúng ta phải là một khối thống nhất, vi chỉ khi đó chúng ta mới vững mạnh!
Diễm Thi, RFA: Nhiều người Việt cảm kích bài diễn văn của tân Tổng thống Ukraine
![]() |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cầm Bulava, biểu tượng quyền lực của Ukraine, trong lễ nhậm chức của ông tại Quốc hội ở Kiev hôm 20/5/2019. |
Ngày 20 tháng 5 năm 2019, ông Zelensky, người từng là một diễn viên hài, chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ukraine tại thủ đô Kiev. Bài diễn văn ông đọc trước Quốc Hội được nhiều cư dân mạng xã hội Việt Nam chia sẻ.
Trông người mà ngẫm đến ta
Bài diễn văn được mở đầu với lời lẽ của một lá thư gửi tới người dân Ukraine. Vị tân tổng thống viết rằng đây không phải là chiến thắng của ông mà là chiến thắng và cơ hội chung của người dân Ukraine; không chỉ ông mà toàn thể người dân đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine.
Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về khác biệt giữa vị tân tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo Việt Nam:
“Trong bài diễn văn thì vị tân tổng thống luôn nhấn mạnh đến vai trò của người dân Ukraine. Tổng thống là của nhân dân và khi người dân bầu ra tổng thống thì tổng thống phải có trách nhiệm cùng với người dân hành động. Nó khác xa với tuyên bố của Việt Nam là ‘chính quyền của dân, do dân và vì dân’ nhưng hành động thì chỉ vì lợi ích của đảng.”
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019
Phạm Chí Dũng: Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo hoãn trình ‘luật bán nước’?
![]() |
Hình ảnh được nói là chụp công nhân ở Công ty Pouyuen - Tân Tạo ởTP. HCM đang đình công để phản đối Dự luật Đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018 |
Vào sát thời điểm bắt đầu kỳ họp Quốc hội tháng 5 năm 2019, ‘luật bán nước’ - một cái tên bi thảm mà người dân đã gọi để lên án Luật Đặc khu và vẫn tồn tại cho đến giờ đây, bất chợt bị phía Chính phủ của của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đề nghị hoãn trình Quốc hội, với lý do là luật này chưa ‘chín’ và “Chính phủ đang tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”.
Hiện tượng ‘lạ’
Một hiện tượng ‘lạ’ khác là trong chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của cả năm 2019 và 2020 đều không có dự án ‘luật bán nước’, dù mới vào đầu tháng 4 năm 2019 Thủ tướng Phúc còn chỉ đạo cho các bộ ngành liên quan “Hoàn thiện Dự án Luật Đặc khu theo hướng xây dựng một luật chung (thay vì dành cho riêng 3 đặc khu)” tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tinh thần chỉ đạo sắt son như thế đã khiến dư luận một lần nữa dậy sóng phản ứng về ý chí cố đấm ăn xôi của Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhóm tài phiệt có lợi ích khổng lồ nếu ‘luật bán nước’ được thông qua.
Không biết ngẫu nhiên hay chủ ý, dựán ‘luật riêng’ theo chỉ đạo biến tướng của Nguyễn Xuân Phúc thình lình bị xem là ‘chưa đủ chín’ chỉ vài ngày sau ‘Tổng Tịch’ Nguyễn Phú Trọng tạm hồi phục, sau khi ông ta nhiều khả năng đã phải chịu một cơn tai biến mạch máu não không hề nhẹ nhàng ngay tại ‘căn cứ địa cách mạng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ ở Kiên Giang vào ngày 14/4/2019.
Nguyễn Tường Thụy: Kẻ giấu mặt nào chống lưng cho BOT bẩn?
Ngày 20/5/2019, một nhóm lái xe đến Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài hỏi căn cứ pháp lý của việc thu phí ở đây. Việc này, dư luận quen gọi là đánh BOT bẩn.
Sau một thời gian đôi co, công an đã bắt các anh chị em vào đồn công an huyện Sóc Sơn. Theo facebooker Nguyễn Trần Công, những người bị bắt gồm chị Huệ Như, chị Tiếp (quốc tịch Singapore), anh Mạnh Hùng, anh Phạm Nam Hải, anh Thắng và một anh lái xe nữa chưa rõ danh tính.
Fbker này cho biết, chị Huệ bị đánh rất dã man. Hình ảnh cho thấy chị bị 4 tên lực lưỡng vây bắt. Sau khi được thả, chị Huệ Như và chị Tiếp đã live tream tố cáo hành động côn đồ của những kẻ bắt bớ, đánh đập các chị. Chị Huệ Như cho biết chị bị bọn chúng thúc gối vào bụng, vào sườn nhiều lần, bẻ vặn tay ra sau, rất đau đớn.
Lần gần đây nhất, vào ngày 11/5/2019, một số lái xe cũng đã đến trạm thu phí này yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao hoàn vốn cho tuyến đường tránh Vĩnh Yên mà lại thu phí trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Những xe không hề đi tuyến đường tránh Vĩnh Yên đều bị thu phí vô lý? Cũng theo fbker Nguyễn Trần Công thì Lien Tran, Phạm Dung, Trung Nguyễn Mode, Bùi Tiến, Sơn Bùi, Duc Trung Nguyen, Lê Hồ, Trung Hiếu, Lê Hải Hà, Thái Văn Hòa bị đấm cho chảy máu mặt, anh Văn, bạn anh Văn... gần 20 người đã bị bắt đưa đi.
Trước nữa, rất nhiều lần anh em lái xe đã tham gia đánh BOT bẩn này với chung một yêu cầu như thế. Tuy nhiên, những nhân viên làm việc ở trạm thu phí này không có câu trả lời thỏa đáng và trạm vẫn ngang ngược thu phí theo kiểu trấn lột.
Những ai chống lưng cho BOT bẩn?
Một lẽ đương nhiên là không đi thì không phải trả phí. Vậy thì tại sao, trạm BOT trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài này vẫn ngang nhiên tồn tại, bắt bớ, đánh đập những lái xe đấu tranh đòi dời trạm?
Nguyễn Lân Thắng: Cho Bé Những Ước Mơ
Xin chào quý anh chị, các thầy cô giáo, và đặc biệt là các vị phụ huynh. Tôi rất vui mừng là trong bài viết trước, "Quỳ xuống với con" tôi đã nhận được sự tán thưởng rất lớn của đông đảo bạn đọc gần xa. Lần theo từng dòng bình luận, từng cái chia sẻ của mọi người, tôi đã đọc hầu hết cảm nghĩ của tất cả các vị. Tuy nhiên, rất nhiều người đã copy bài viết của tôi đi đâu đó, hoặc chia sẻ bài viết vào các nhóm kín, nên tôi cũng không thể đọc tất cả các ý kiến. Nhưng tôi chắc rằng mọi người ở đây hầu hết đều đồng ý với tôi rằng, công cuộc nuôi dạy con cái là điều trọng đại nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời này thì lại phức tạp, không ai giống ai. Mỗi người sinh ra đều có hoàn cảnh riêng, thế nên dù ai cũng yêu con cái mình, nhưng không phải ai cũng lo được cho chúng theo cách tốt nhất. Chính vì thế tôi muốn tiếp tục bàn sâu về câu chuyện này cùng quý vị gần xa, để mong chia sẻ những suy nghĩ của mình, cũng như được nghe những trao đổi, để rồi chúng ta ai cũng có bài học cho riêng mình, nhằm giúp những đứa con rồi sẽ có một cuộc đời thành đạt và hạnh phúc trong tương lai.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tử Vi Nước Việt
Mỗi kỳ đại hội Đảng là mỗi kỳ nhân dân mở lòng của mình để cùng với ý Đảng tạo ra những đột phá mới cho đất nước.
Tiến sỹ Đinh Đức Sinh
Bởi tui ít học, ngại đọc, chỉ chuyên hóng hớt và thu lượm thông tin quanh bàn rượu nên kiến thức tuy rất bao la nhưng độ khả tín (cũng như khả xác) không có gì bảo đảm. Độ nhậu vừa rồi, một ông bạn đồng ẩm xác quyết rằng vì khí hậu quanh năm nóng nực nên phần lớn những dân tộc ở Á Châu đều lười biếng và chậm tiến. Họ lừ nhừ cả ngày, hổng lo làm lụng gì cả, và cũng chả có phát kiến nào ráo trọi.
Nghe cũng có lý. Bằng chứng hiển nhiên là dân Việt mùa Đông thiếu áo, mùa Hè thiếu ăn. Và khi có thức ăn, đôi lúc, cũng không đủ muối nêm cho đặm miệng nữa:
Mấy ngàn cây số biển xanh
Mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày
Mọi người ở xứ sở này – xem chừng – chỉ rôm rả nói cười khi vào quán cà phê, và năng động lúc ngồi quanh bàn rượu. Kỳ dư thì họ đều ngủ vùi, nếu ở nhà; và ngủ gà, khi vào đến chỗ làm. Bởi thế nên nước bốn ngàn năm hồn chửa tỉnh!
BBC Tiếng Việt: Thị trường Ba Lan cần nhiều lao động từ Việt Nam và châu Á
![]() |
Giới trẻ Ukraine trong một ngày hội về văn hóa Slavơ. Sau khi Đức cho công dân Ukraine vào làm việc, nhiều người đã bỏ thị trường lao động Ba Lan để đi xa hơn |
Các thay đổi chính sách và nhu cầu kinh tế khiến Ba Lan đang tiếp tục cần người lao động từ Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Nepal.
Tuy nhiên, chính sách visa và sự thiếu chuẩn bị để hỗ trợ từ các cơ quan lãnh sự cộng hòa Ba Lan ở châu Á đang làm chậm quá trình này.
Dòng người lao động từ Nam Á và Đông Nam Á đã chảy vào Ba Lan từ mấy năm qua, nhất là sau khi hàng triệu công dân Ukraine, vốn từng có visa ngắn hạn sang Ba Lan lao động, nay tìm cách sang Đức.
Sự thay đổi chính sách visa của Đức và một số nước khác trong EU đã mở cửa thị trường lao động trả lương cao hơn cho người Ukraine.
Nhưng riêng với người Việt Nam, chủ lao động Ba Lan chú ý hai yếu tố họ cho là ưu điểm để mời gọi tuyển dụng.
Theo ông Mateusz Matysiak, một quản lý tại Emat HRC, công ty đóng ở Wolsztyn, chuyên tuyển lao động Ukraine từ 9 năm qua vào Ba Lan thì người Việt Nam "chăm chỉ, yêu mến nước Ba Lan", và "tại Ba Lan đã có một cộng đồng người Việt đáng kể".
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình hô hào Vạn Lý Trường Chinh
Năm 1934, quân chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thắt chặt vòng vây tấn công quân Cộng Sản trong tỉnh Giang Tây (Jiangxi). Tưởng Giới Thạch có thể tiêu diệt mật khu Cộng Sản. Mao Trạch Đông, mới lên làm thủ lãnh, tìm đường tháo chạy về phía Nam rồi tiến qua phía Tây Bắc, vừa đánh vừa chạy, một năm sau thì đến Thiểm Tây lập chiến khu mới.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc thường ca ngợi thành tích Vạn Lý Trường Chinh. Cuộc nội chiến, trong đó Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch, kết thúc năm 1949 khi Mao thắng thế.
Tập Cận Bình mới đến đặt vòng hoa tại nơi Mao xuất phát cuộc trường chinh, thị trấn Vu Đô (Yudu, 雩 都), Giang Tây. Tại sao ông ta lại tới viếng địa điểm lịch sử này vào ngày Thứ Sáu tuần trước? Cuộc trường chinh bắt đầu vào Tháng Mười, 1934, bây giờ mới là Tháng Năm!
VOA Tiếng Việt: Người Việt ‘ngấm đòn’ hay ‘vỗ tay’ khi thấy Mỹ ‘đánh’ Huawei?
![]() |
Một cửa hàng có bán điện thoại Huawei ở Việt Nam |
Nhiều người Việt Nam sử dụng điện thoại, máy tính của Huawei thấy “sốc” về tin Google sẽ không cho hãng của Trung Quốc tiếp cận với các dịch vụ phần cứng, phần mềm của hãng Mỹ, báo chí Việt Nam cho hay hôm 20/5. Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người khác tỏ ra hoan hỉ về “đòn hiểm” từ phía Mỹ.
Google tuyên bố với báo giới quốc tế hôm 20/5 rằng họ sẽ hạn chế việc Huawei được tiếp cận hệ điều hành Android và các phần mềm ứng dụng sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đưa hãng công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen.
Động thái này được giới phân tích xem như một cú đánh mạnh vào Huawei khi hãng đang nhắm mục tiêu trở thành thương hiệu điệu thoại di động hàng đầu vào năm 2020.
Trân Văn (VOA Blog): BOT – Nắm đấm và xôi
![]() |
Người dân vui mừng trong một lần trạm Cai Lậy được xả trạm. |
Người Việt thường dùng thành ngữ “chịu đấm ăn xôi” để chỉ những kẻ trâng tráo, chấp nhận bị khinh ghét để thủ lợi. Không chỉ chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ Giao thông – Vận tải mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục “chịu đấm, ăn xôi”,…
***
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tám dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT và 7/8 dự án từ Bắc vào Nam đều có vấn đề (1):
a/ Không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì lại giao đủ loại “đầu heo” cho nhà đầu tư “nấu cháo”: Có loại “đầu heo” là tiền chính phủ đứng ra vay của bá tánh bằng cách bán trái phiếu rồi giao cho các nhà đầu tư. Có loại “đầu heo” là mồ hôi, nước mắt của dân lành, được nhà đầu tư chắt lọc qua các trạm thu phí bỏ vào, rồi gọi đó là “bổ sung vốn chủ sở hữu”. Do vậy, có thể gọi loại “đầu heo” thứ hai này là phương thức lấy mỡ dân lành rán chính họ!
Nguyễn Đình Cống: Góp ý về sửa đổi Điều lệ Đảng
ĐCSVN đã nhiều lần sửa đổi Điều lệ. Lần này, tại HNTW 10, TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra vấn đề có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại đại hội sắp tới hay không?”
Hưởng ứng việc này, Nguyễn Ngọc Chu công bố 2 bài: Sửa đổi Điều lệ Đảng là đòi hỏi bức bách của cuộc sống, và Sửa đổi Điều lệ Đảng: Những đồn bốt phải nhổ
Nguyễn Ngọc Chu (NNC) cho rằng việc sửa đổi là cấp thiết, rằng để sửa đổi thì Đảng phải cần đến sự sáng suốt và dũng cảm của BCH TƯ, của trên 4 triệu đảng viên. Đảng cần những nhà lý luận am hiểu thực tế, am hiểu xu thế thời đại…, dám dũng cảm thừa nhận cái sai, dũng cảm sửa sai, dũng cảm hiến dâng cho điều mới đúng. Đồng thời cần gạt bỏ tất cả những nhà lý luận ăn theo, nói theo; ký sinh trên tư tưởng của tiền nhân… Những nhà lý luận như thế chính là kẻ thù của Đảng.
NNC chỉ ra những nội dung cần sửa đổi, trước hết là 3 vấn đề được xem là các lô cốt:
1- Đảng của ai. ĐCS bây giờ không phải là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là…”. như đã ghi.
2. Mục đích xây dựng đất nước của Đảng là gì? Cần xóa bỏ việc thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”.
3. Về chủ nghĩa nền tảng tư tưởng của Đảng. Cần xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê.
Tôi hoàn toàn tán thành các ý kiến của NNC, ngoài ra bổ sung thêm vài ý.
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019
Cánh Cò: Người Trung Quốc không còn xấu xí
Bá Dương - nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia được tờ The New York Times mệnh danh là "Voltaire của Trung Quốc" bởi tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí” xuất bản năm 1985 tại Đài Bắc, và chỉ 4 năm sau chính Trung Quốc đại lục đã cho phép ấn hành tác phẩm này cũng như những tác phẩm khác của ông.
Tên tuổi của Bá Dương gắn liền với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí mô tả những thói hư tật xấu của đồng hương của ông, những người Trung Quốc trong thời hiện đại. Khi còn sống Bá Dương chắc phải mừng lắm khi sách mình viết được phát hành tại Trung Quốc nơi có hơn 1 tỷ người nói tiếng Hoa, có nghĩa là dù sao thì vài triệu người thức tỉnh, bỏ bớt thói hư tật xấu đi cũng là điều đáng quý. Tuy nhiên hình như ông Bá Dương và những người cùng quan niệm với ông đã lầm, những thói hư tật xấu ấy có thể bỏ, nhưng bản chất do trời sinh thì vẫn dính liền với cách hành xử của con người.
Khi rất nhiều người cùng chia sẻ một hành vi nào đó trong cộng đồng, kể cả hành vi đi ngược lại với văn minh nhân loại, thì hành vi ấy mặc nhiên trở thành văn hóa.
Năm 2013 hàng triệu người Trung Quốc hả hê sau khi nhà hàng “Beijing snacks” nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch đã trưng tấm bảng có dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa: “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”. Họ hả hê vì cả ba quốc gia liệt kê trên tấm bảng đều là kẻ thù của người Trung Quốc. Nhật từng trừng phạt Trung Hoa trong thế chiến thứ II, Việt Nam bất cộng đái thiên với nhiều đời hoàng đế Trung quốc kể cả trận chiến mới nhất vào năm 1979. Philippines chia phần thù hận khi dám mang Trung Quốc ra tòa quốc tế và nhiều lần ra mặt chống dối Trung Quốc trên trường quốc tế.
Tuấn Khanh: Khi chúng ta tuyệt vọng
Một người bạn của tôi kể rằng anh ấy hụt hẩng kinh khủng khi trãi qua đại lễ Vesak 2019 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Việt Nam. Thậm chí, có cái gì đó giống như là tuyệt vọng trỗi lên, khi anh thấy trên truyền hình, trên báo chí trương hình ảnh ông Thích Thanh Quyết cho ra mắt bức tranh cố gắng nối Hồ Chí Minh một bên và Đức Phật Thích Ca một bên.
Bên cạnh sự rộn rịp tại một lễ hội, mà Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) khẳng định nói rằng đã thành công tốt đẹp, cuộc tranh luận và bình phẩm về sự kiện nhà nước vô thần đem biểu tượng cao nhất của Phật giáo để đứng cùng lãnh tụ của họ, đang xuất hiện khắp mọi nơi, thậm chí khiến nhiều trang tin tức quốc tế cũng ghi nhận.
Tháng 5-2019 tại Việt Nam không chỉ có vậy. Đã có nhiều điều diễn ra quyết liệt ở mọi nơi, tạo nên một bức tranh tổng thể đỏ ngầu và dữ dội hơn cả sự mô tả ông Hồ Chí Minh đứng trong bức tranh Đạo Pháp và Dân Tộc đó. Những bắt bớ liên tục diễn ra, những nhà máy có sự che chở giới lãnh đạo đang phủ đầy ô nhiễm tang tóc trên đất nước này. Những kẻ giàu có, mua chuộc được sự dốt nát và hám lợi của bọn cầm quyền đang bóp nghẽn các dòng sông, đang cày nát núi đồi và rừng xanh…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)