Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019
Nguyễn Đức Tùng: Bài Thơ Tháng Tư
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng |
Tháng Tư anh về Sài Gòn
Đi tìm em trên đường Tự do
Đồng khởi
Chùm me chín vội trong tay em ngày ấy
Mái ngói rêu xanh còn đây
Bầy sẻ nâu bằng đất
Cửa sổ đèn khuya hiu hắt người về
Dân tộc đi qua cơn mê
Người lính trận mạc miền quê
Bên kia núi, lạc đường thành phố
Kẻ ngây thơ khốn khổ hoặc trở thành lưu manh
Hay bị gạt ra ngoài
Trả về quê cũ
Kiếp ăn mày
Người lính thất trận cởi áo giáp
Cởi nón sắt
Ngơ ngác
Quần cọc ra về
Đi từng hàng trước lưỡi lê họng súng AK
Về làng, qua lũy tre xanh
Ngày ấy chúng ta tưởng rằng chiến tranh đã qua
Nhưng chiến tranh không hề đi qua
Trái ổi xanh bên tường nhà em ngày một chín
Nàng Tô thị đi lấy chồng
Thái Bá Tân: Sài Gòn Giải Phóng
![]() |
Hình minh họa, AFP/Getty Images |
Ta, đoàn quân Bắc Việt,
Như thác lũ phăng phăng,
Từ rừng rú miền núi
Tiến thẳng về đồng bằng.
Bao nhiêu năm mơ ước
Ngày giải phóng Sài Gòn
Khỏi Mỹ Ngụy áp bức,
Cặn bã và du côn.
Trịnh Cung: Việt Nam, Quá Khứ Là Mở Đầu (Vietnam - Past is Prologue)
Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện của Nữ Nghệ Sĩ TIFFANY CHUNG, Một Công Trình Nghệ Thuật-Chính Trị Khổng Lồ, Giá Trị Nhất về Chiến Tranh Việt Nam sau 44 Năm Kể Từ 30-4-1975.
![]() |
Tiffany Chung, nghệ sĩ đương đại người Mỹ gốc Việt |
Với Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện Mang Tên “Vietnam, Past is Prologue”, đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington DC, Tiffany Chung, một ngôi sao nghệ thuật đương đại Việt Nam đã dành hết nước mắt cho một quá khứ của quê hương mình đã bị bức tử kể từ 30-4-75.
Dẫn Nhập
Thật khó tưởng tượng được và cũng là sự trông mong của tôi từ lâu là sẽ có một ngày được nhìn thấy một công trình nghệ thuật xứng tầm cho một bị kịch lịch sử không chỉ có một không hai đối với lịch sử người Việt mà cho cả thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ 20, được sáng tạo bởi một họa sĩ Việt Nam, dù rằng trước đây và hiện nay cũng không nhiều thì ít đã có một số nghệ sĩ đương đại Việt Nam thuộc thế hệ trưởng thành sau 1975 đã làm ra những tác phẩm chạm đến xương cốt của cái ác, cái cam tâm đang hủy hoại dân tộc mình. Có thể kể đến những cái tên: Trương Tân, Nguyễn Mình Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Nguyễn Thuý Hằng... Tuy nhiên, tất cả đều, hoặc phải bỏ cuộc hoặc phải sử dụng thứ thủ pháp ẩn dụ để tránh sự truy bức của chính sách nhà nước Cộng Sản.
Lâm Vĩnh Thế: Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975
![]() |
Rạp Casino Đakao - Nguồn: Internet |
Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi coi xi nê. Sau này, khi đã ra đi làm, lập gia đình rồi, đi xem xi nê với bà xã tôi vẫn tiếp tục là một trong những phần giải trí quan trọng hàng tuần của tôi. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ, 1950-1975, tôi đã được coi rất nhiều phim xi-nê đủ thể loại. Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì tôi còn nhớ được về các rạp xi-nê ở Sài Gòn và một số phim thật hay mà tôi đã xem và thích trong khoảng thời gian đó.
Nhớ Về Các Rạp Xi Nê
Trước năm 1975, Sài Gòn có rất nhiều rạp xi nê, lớn nhỏ đủ cả.1 Đi xem xi nê là một trong những thú giải trí quan trọng nhứt của người Sài Gòn, từ người bình dân lao động ít học cho đến giới trí thức, từ người trẻ học sinh sinh viên còn đi học cho đến người lớn tuổi đã ra đi làm. Chính vì vậy, Sài Gòn có đủ các loại rạp xi nê thich hợp với túi tiền của các loại khán giả và các rạp này trình chiếu đủ tất cả các loại phim thích hợp với ý thích thưởng ngoạn của mọi người.Chúng ta hảy cùng nhau đi một vòng Sài Gòn, để nhớ lại các rạp xi nê của ngày xưa, của những năm trước 1975.
Phạm Tín An Ninh: đằng sau cuộc chiến
Cuộc chiến ba mươi năm kết thúc, nhưng chỉ làm cho đất nước điêu linh, dân tộc khốn cùng, kéo theo bao chia ly tan tác. Trước tháng 4/1975 hầu hết những người trai trẻ miền Nam là lính chiến. Nếu may mắn sống còn qua thời lửa đạn, cũng từng phải khốn cùng trong ngục tù cộng sản sau ngày bại trận oan khiên. Ra tù, tứ tán trôi dạt muôn phương, ngỡ không bao giờ còn gặp lại bạn bè đồng đội cũ. Vậy mà dường như đất trời thương xót, hồn thiêng sông núi chở che, run rủi bao cuộc trùng phùng bất ngờ, cảm động, như họ vừa cùng tái sinh ở một thế giới nào khác.
Tôi gặp lại Hà văn Kỳ trong tình huống ấy. Anh trung sĩ trẻ từng làm trung đội phó cho tôi khi vừa mới ra trường. Người Bắc di cư, nhỏ hơn tôi ba tuổi. Có lẽ nhờ lớn lên ở thành phố Đà Lạt sương mù thơ mộng và bên những vườn hoa, sản nghiệp của bố mẹ, nên Kỳ được hun đúc bao nét đẹp thánh thiện. Chân thật hiền lành, lễ phép, sống theo mẫu mực của một người Ki- tô hữu ngoan đạo. Học hành chăm chỉ nhưng chẳng may bị bệnh kéo dài, phải bỏ cả hai kỳ thi tú tài, nên bị động viên vào trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Ra đơn vị đã hơn một năm, nhưng đời sống quân ngũ và khói lửa chiến trường chưa làm thay đổi được tính nết quá mềm yếu, hiền lành. Đôi lúc tôi phải quát tháo, bởi Kỳ quá dễ dãi với lính, ngay cả những lúc cần phải cứng rắn, quyết liệt trước họng súng của kẻ thù. Nhưng rồi sau đó tôi lại thấy tội nghiệp, nên thường khuyên lơn, vỗ về an ủi. Kỳ cũng rất quí tôi, dành cho tôi không những tình đồng đội mà cả lòng yêu thương của tình huynh đệ. Kỳ làm đám cưới trước khi ra đơn vị. Bà xã là con gái một ông bà bạn vong niên của bố mẹ Kỳ từ ngày còn ngoài Bắc, cùng di cư vào Nam và chọn thành phố Đà Lạt làm quê hương mới. Biết vậy, nên thời gian nghỉ quân ở Di Linh, tôi thường lén cho Kỳ “dù” về Đà Lạt thăm vợ một vài hôm. Trước đó, tôi cũng thường khuyến khích và giúp đỡ Kỳ tiếp tục tự học thêm khi thời gian thuận tiện. Chịu khó và chăm chỉ. Gần đến kỳ thi, Kỳ nhờ tôi năn nỉ xin ông tiểu đoàn trưởng cho nghỉ phép đặc biệt một tháng để chuẩn bị bài vở. Trở lại đơn vị, với một tin mừng: đỗ tú tài hạng bình thứ. Kỳ làm đơn xin theo học khóa sĩ quan. Chưa nhận được lệnh gọi thì đã bị thương trong một cuộc hành quân. Khi đưa Kỳ ra một chiến thuyền của Hải Quân để tản thương, tôi nắm chặt tay Kỳ, lòng nhói đau, khi thấy Kỳ nhìn tôi với dòng nước mắt lăn trên gò má còn bám đầy bụi đất.
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019
Lê Hữu: Nhạc vàng: Bên thắng cuộc
Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói…
Câu hát đầu trong bài “Quán nửa khuya”của Tuấn Khanh & Hoài Linh, sáng tác năm 1961.
Đuốc lồ ô bập bùng bên ánh lửa…
Câu hát đầu trong bài “Tiếng chày trên sóc Bom-Bo” của Xuân Hồng, ra đời năm 1966.
Người nghe nhạc tinh ý dễ nhận ra hai câu nhạc giống nhau trong hai bài nhạc cùng hợp âm Mi thứ. Nếu có khác, bài “Quán nửa khuya” ghi thể điệu boléro, bài “Tiếng chày trên sóc Bom-Bo” ghi “Nhịp nhàng, rộn rã”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, khi nhắc đến sự giống nhau của hai câu nhạc này, chỉ mỉm cười, lắc lắc đầu. Cái lắc lắc đầu, mỉm cười của ông cho thấy, “nhạc đỏ” có khuynh hướng theo chân “nhạc vàng boléro” từ nhiều năm trước chứ không phải đợi tới bây giờ.
Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi!
Cũng không phải đợi tới bây giờ mà nhiều người yêu nhạc ở miền Bắc đã biết yêu, biết tìm đến “nhạc vàng”miền Nam từ lâu lắm. Câu chuyện về Lộc “vàng”, chàng trai Hà Nội thời chiến vì trót yêu nhạc vàng mà phải trả giá đến gần 10 năm tù tội. Điều khá chua xót là ngày ra tù, trong lúc lang thang trên phố, tiếng nhạc vọng ra từ những quán xá bên đường mà anh nghe được lại chính là những bản “nhạc vàng”đồi trụy, phản động đã đưa anh vào ngục tù, chôn vùi cả một thời tuổi trẻ. Câu chuyện Lộc “vàng”là câu chuyện của người dám sống và chết cho nhạc vàng, nhất định chỉ yêu nhạc vàng chứ không yêu nhạc đỏ.
Thụy Khuê: Quê hương ngày trở lại
Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong đầu: đường này Gia Long, Tự Do đây, chắc là Lê Văn Duyệt...Nhưng khi ra đến Hà Nội, lại tịnh không có sự lẩm nhẩm nào.
Hôm tới Lê Văn Hưu ăn phở, dù phố này nay đã hoàn toàn khác với trí nhớ, tôi vẫn nhận ra: đây là Lê Văn Hưu, đi tới chút nữa rẽ ngang là phố Huế. Đèn phố Huế bẩy mươi năm qua chưa bao giờ tắt trong tôi. Những tối gần Noël, một đứa nhỏ năm, sáu tuổi dí sát mũi vào cửa kính hàng bán đồ chơi, thèm thuồng nhìn mấy con búp bê Pháp, tóc vàng, mắt xanh mà mơ đến ngày nó sẽ được ôm một con búp bê như thế, nó sẽ chải tóc, thắt nơ cho nó như thế nào, nó chưa từng dám mơ đến một ngày sang Pháp.
Hôm nay, từ phố Huế, đứa nhỏ bẩy mươi ba, bước trở lại Lê Văn Hưu, đi thêm chút nữa sẽ tới phố nhà nó: Thi Sách, số bẩy. Chợ Hôm mặc dù chỉ nuôi nó có 5 năm, từ 5 đến 10 tuổi, đã trở thành người vú chưa từng rời nó bao giờ. Sài Gòn, hồi ấy tôi sống ở đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) từ 10 đến 18 tuổi, đã lớn, ngoài giờ học, đạp xe đi chơi suốt, thuộc lòng hầu hết các con đường, thế mà sao bây giờ lại lạc? Từ khi rời nước năm 1962, tôi về lại cả thảy bốn lần: 74, 84, 93 và 97. Trừ lần 74 không lạc, còn ba lần sau, lần nào cũng lạc. Điều nhỏ nhặt này cứ luẩn quẩn trong đầu bao nhiêu năm, bây giờ ra Hà Nội tôi mới hiểu: tại việc đổi tên đường. Hà Nội và Sài Gòn đều của tôi, chúng đã tham dự vào mảnh đời thời thơ ấu và niên thiếu, vậy mà tôi không lạc Hà Nội thời bé, lại lạc Sài Gòn thời lớn, bởi vì đường phố Hà Nội không hề bị đổi tên: phố Huế vẫn là phố Huế, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo vẫn là Hàng Bài, Trần Hưng Đạo. Những nhân vật có công với cách mạng, không có chỗ đứng trong quận Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội, mà nhã nhặn trụ vòng ngoài, trên những đường phố mới xây sau này, họ biết lịch sự sắp hàng theo đúng trật tự thời gian của lịch sử. Nhờ vậy, những ai trở lại Hà Nội, dù bẩy, tám mươi năm sau, vẫn nhận diện được ba
Hôm tới Lê Văn Hưu ăn phở, dù phố này nay đã hoàn toàn khác với trí nhớ, tôi vẫn nhận ra: đây là Lê Văn Hưu, đi tới chút nữa rẽ ngang là phố Huế. Đèn phố Huế bẩy mươi năm qua chưa bao giờ tắt trong tôi. Những tối gần Noël, một đứa nhỏ năm, sáu tuổi dí sát mũi vào cửa kính hàng bán đồ chơi, thèm thuồng nhìn mấy con búp bê Pháp, tóc vàng, mắt xanh mà mơ đến ngày nó sẽ được ôm một con búp bê như thế, nó sẽ chải tóc, thắt nơ cho nó như thế nào, nó chưa từng dám mơ đến một ngày sang Pháp.
Hôm nay, từ phố Huế, đứa nhỏ bẩy mươi ba, bước trở lại Lê Văn Hưu, đi thêm chút nữa sẽ tới phố nhà nó: Thi Sách, số bẩy. Chợ Hôm mặc dù chỉ nuôi nó có 5 năm, từ 5 đến 10 tuổi, đã trở thành người vú chưa từng rời nó bao giờ. Sài Gòn, hồi ấy tôi sống ở đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) từ 10 đến 18 tuổi, đã lớn, ngoài giờ học, đạp xe đi chơi suốt, thuộc lòng hầu hết các con đường, thế mà sao bây giờ lại lạc? Từ khi rời nước năm 1962, tôi về lại cả thảy bốn lần: 74, 84, 93 và 97. Trừ lần 74 không lạc, còn ba lần sau, lần nào cũng lạc. Điều nhỏ nhặt này cứ luẩn quẩn trong đầu bao nhiêu năm, bây giờ ra Hà Nội tôi mới hiểu: tại việc đổi tên đường. Hà Nội và Sài Gòn đều của tôi, chúng đã tham dự vào mảnh đời thời thơ ấu và niên thiếu, vậy mà tôi không lạc Hà Nội thời bé, lại lạc Sài Gòn thời lớn, bởi vì đường phố Hà Nội không hề bị đổi tên: phố Huế vẫn là phố Huế, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo vẫn là Hàng Bài, Trần Hưng Đạo. Những nhân vật có công với cách mạng, không có chỗ đứng trong quận Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội, mà nhã nhặn trụ vòng ngoài, trên những đường phố mới xây sau này, họ biết lịch sự sắp hàng theo đúng trật tự thời gian của lịch sử. Nhờ vậy, những ai trở lại Hà Nội, dù bẩy, tám mươi năm sau, vẫn nhận diện được ba
Trịnh Cung: Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975?
![]() |
Tự họa 1989, sơn dầu trên canvas, 25 x45cm. Sưu tập của Phan Nguyên. |
1. Vẽ Trong Trại Tù
Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng thời ở trong hệ thống chính quyền Sài Gòn đều có chung tâm trạng.
Làm gì đây, sẽ ra sao? Trong lúc đó những người ủng hộ cách mạng đang ăn mừng, “ anh em ta về mừng như bão tố/ cờ bay trăm ngọn cờ bay”.
Rồi cái gì đến cũng phải đến, tôi cùng cả trăm ngàn sĩ quan và chức sắc hành chánh khăn gói đi tập trung cải tạo. Thế là giã từ nghiệp vẽ.
Nhưng số tôi, việc vẽ đã bị cột vào đời mình, chạy trời không khỏi. Tinh thần của một hàng bình như tôi là vừa sợ vừa chấp nhận, mất khả năng chiến đấu nên dễ tuân theo chủ trương của trại tù, bảo gì làm đó miễn không quá sức và không hại anh em.
Thy An: Tháng tư xứ người
![]() |
Hình minh hoạ, JACK GUEZ/AFP/Getty Images |
băng qua những vùng thảo nguyên hoang vắng không người
như con thú trốn văn minh
thứ văn minh đã nuôi và dạy tôi từ năm thập niên
tôi không muốn mang nhãn hiệu người vong ơn
đối với những người da trắng
cũng chẳng muốn mang mặc cảm tội lỗi
đối với những người da vàng
bởi vì máu tôi cũng đỏ như máu kẻ khác
và tim tôi cũng đập như bao kẻ khác
tôi không muốn mang nỗi buồn vong quốc suốt cuộc đời
mỗi buổi chiều
khi đi trên quê hương kẻ khác
khi hoàng hôn bãng lãng dậy lên những bài hát không tên
dạy tôi yêu tổ tiên và giống nòi
nhắc nhở tôi lời anh hùng khắc ghi trên đá
đang mòn và cạn kiệt cùng núi sông
Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ cuối)
“Đành lòng sống trong Phòng đợi của lịch sử”
Kỳ II
Lý Đợi: Thưa nhà văn, chừng như ông chung thân bất mãn. Hai chế độ từng sống không chế độ nào là lý tưởng đối với ông. Ông bằng lòng đi dưới hai làn đạn?
Cung Tích Biền: Quả đúng như thế. Đây là một bất hạnh. Nhưng không riêng tôi chịu loại bất hạnh này.
Từ khi được gọi là thành niên tới ngày hôm nay, tôi đã sống 21 năm trong nước Việt Nam Cộng hoà, 31 năm trong Xã hội chủ nghĩa. Cộng lại hơn nửa thế kỷ. Tôi chưa từng dùng ngòi bút ca ngợi bất cứ một chế độ đương quyền nào.
Theo tôi, một chế độ chân chính lương thiện, thì đây là việc bình thường trong vai trò trị nước. Không có chi phải ca ngợi. Mà lãnh tụ loại xịn này không cần ai bồi bút.
Một chế độ cưỡng chế tư tưởng, rào chắn dân chủ, xem nhẹ nhân quyền, tham ô, mãi lộ, thì dân chúng có quyền lên tiếng góp ý, phản đối, đối lập, thậm chí nổi dậy, cũng là sự thường. Sự phản kháng trong trường hợp này là biểu tỏ của lương tri, là tôn trọng danh dự giống nòi.
Nếu chúng ta xem cái “Sống của một đời người” là chỉ cuộc ký gởi vào một Cõi Tạm, thì Miền Nam Cộng Hòa mà tôi sống là miền đất đã cho tôi tạm (tôi nhấn mạnh là tạm) đầy đủ ý nghĩa con người.
Ở đây, từ 1955, tôi được đến trường học sau chín năm ở trong vùng Kháng chiến chống Pháp thiếu sách vở, thiếu thầy, thiếu trường, không được học hành gì cho ra cái học. Tôi không nói cái Ăn, mà tôi trọng cái Học, cái Đọc. Trong một xã hội thiếu tự do tư tưởng - trong đó có tự do in ấn, phổ biển, lưu hành tác phẩm ở nhiều lĩnh vực - là Thiếu Tất Cả.
Phạm Xuân Ðài: Chùa Là Cái Thiện Của Làng
LTS. Bài này được viết từ năm 1990, đến nay đã ngót 30 năm, khi tác giả còn ở trong nước và chứng kiến những thay đổi của xã hội lẫn lòng người sau lần đổi mới vào năm 1986 của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Chính trong lần gọi là "đổi mới" này đã cho thấy rất nhiều điều trong đời sống bình thường của miền Nam trước kia đã được áp dụng trở lại cho cả nước. Về kinh tế đã chấp nhận kinh tế thị trường, làm ăn cá thể tương đối tự do, chấm dứt tình trạng ngăn sông cấm chợ, chấm dứt tình trạng bao cấp, báo chí trở nên cởi mở hơn, người cầm bút bớt bị trói buộc hơn... Nghĩa là những tình trạng o ép con người lâu nay được coi như là bản chất của chế độ cộng sản nay đã được chính chế độ cộng sản thấy ra là những sai lầm bệnh hoạn, vì đã kiềm hãm sự tiến bộ của xã hội.
Và, sự kiện một bí thư huyện ủy trong một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Khải thốt lên như một khám phá mới mẻ : "CHÙA LÀ CÁI THIỆN CỦA LÀNG" đã là một dấu hiệu đời sống tâm linh của dân chúng bắt đầu có cơ khai mở trở lại, như là sự trở lại của một sự thật muôn đời của con người. Bài dưới đây cảm hứng từ truyện ngắn này.
Hình minh hoạ, Internet |
Trong truyện ngắn Người Ở Làng Pháo đăng trên một tờ báo Sài Gòn năm 1990, tác giả Nguyễn Khải đã cho nhân vật chính, một bí thư huyện ủy có tinh thần đổi mới tại một làng địa phương miền Bắc nói những lời này:
“Làng tôi có nghề pháo là nghề của Tổ cho, thì nhà nhà đều được quyền làm pháo, cấm thế quái nào được. Ðình là cái gốc của làng, tôi hô hào dân chúng bỏ tiền ra tu sửa, soạn lại thần phả. Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có Phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng.”
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019
Ngô Nhân Dụng: Miền Nam còn giúp miền Bắc
![]() |
Sài Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. (Hình: Flickr manhhai) |
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, nhiều đồng bào miền Bắc thương họ hàng ruột thịt trong Nam đói khổ, đã đem cả thúng gạo cùng mấy cái bát, đĩa vào cứu giúp. Đến nơi mới thấy dân miền Nam, khá giả giàu có hơn mình nhiều. Có người, như nhà văn Dương Thu Hương, thì ngạc nhiên thấy đời sống trí thức ở miền Nam quá tự do. Trong tiệm bày bán cả những sách về chủ nghĩa Marx! Đó là chưa kể trong đại học Văn Khoa có những lớp dạy triết học cũng giảng tư tưởng của Karl Marx!
Từ năm 1975 đến nay, cuộc sống của đồng bào miền Nam và miền Bắc ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn. Chế độ cai trị từ Hà Nội đè lên trên Sài Gòn hết cục cựa; nhưng quần áo, thức ăn, ca nhạc, cho đến cách cư xử của người miền Nam có cơ hội Bắc tiến.
Trên báo chí, lớp ký giả miền Bắc vào tràn ngập trong Nam đem theo những ngôn ngữ và lối viết của báo Nhân Dân, nhưng trong dân gian thì tiếng nói miền Nam cũng lan ra Bắc. Có người đã nhận xét dân miền Nam được học miền Bắc những tiếng như “thu phí,” “bao cấp,” “trấn lột;” còn người Bắc bây giờ cũng thích nói những tiếng đặc miền Nam như “hổng sao!” “hổng biết!” và “dễ thương!”
Nhưng đồng bào miền Bắc chỉ nhìn thấy đời sống của người miền Nam bây giờ, chớ không biết trước năm 1975 nó như thế nào.
Gần đây, người ta hay so sánh cách sống của miền Nam bây giờ khác với trước năm 1975, có lẽ bà con miền Bắc nên biết.
Vũ Thăng Long (*): Di Sản VNCH với Việt Nam bây giờ và tương lai
LTS : Tòa soạn DĐTK trân trọng giới thiệu đến Bạn đọc bài viết tâm tình dưới đây của một Chuyên gia Kinh tế-Tài chính từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Money Fund, IMF) gần 30 năm. Cũng như những người khác phải bỏ miền Nam ra nước ngoài sống đời tị nạn, Tác giả Vũ Thăng Long muốn gửi đến độc giả những suy nghĩ của ông về một viễn ảnh Việt Nam nhân ngày 30/4.
(Viết nhân ngày 30/4/2019)
Đáng lẽ bài này được dành cho ngày 30/4 năm tới (2020) để đánh dấu 45 năm sau ngày miền Nam VN bị quân đội Cộng sản miền bắc cưỡng chiếm bằng võ lực.
Nhưng tác giả muốn gửi đến Độc giả sớm một năm, không chỉ để nhớ về dĩ vãng vui ít buồn nhiều vào mỗi dịp tháng 4, mà còn nhằm duyệt lại những thành tựu không thể phủ nhận của 21 năm Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) đã để lại cho Việt Nam bây giờ và trong tương lai.
Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi muốn nhìn lại “Hội chứng (“Syndrome”) Việt Nam” từ 44 năm qua để xác định tại sao trên 4 triệu người Việt đã phải rời xa xứ sở năm 1975 và các năm sau đó để hóa giải mặc cảm của “Bên Thua Cuộc”.
Đồng thời, nhưng quan trọng hơn, là để tri ân những thành tích của các bậc cha anh đã để lại trong “Di Sản VNCH” càng ngày càng rõ rệt, mà đồng bào cả nước bây giờ không thể phủ nhận.
Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc và văn hóa dân gian. Dù đã có những chỉ thị và chủ trương tiêu diệt tận gốc rễ của chính quyền Cộng sản từ ngay sau tháng 4/1975, nhưng nét văn hóa bất diệt này vẫn tồn tại ở miền Nam và sau đó lan dần ra miền Bắc. Ban đầu chỉ có một số nhỏ bài hát được phép trình diễn chính thức, nhưng danh sách này lớn dần và đến nay thì hình như không có lệnh cấm giới hạn nữa. Phong trào ưa nhạc Bolero, hay còn được gọi là “Nhạc vàng” tràn ngập bây giờ là thí dụ hùng hồn nhất. Tuy nhiên trong giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến các di sản chính khác về giáo dục, kinh tế, chính trị hành chính và xã hội.
Trần Mộng Tú: Một Thời Để Yêu Một Thời Để Chết
Chiến Tranh và Hòa Bình là hai mặt của tấm gương trên trái đất, trong thế giới loài người. Quốc gia nào cũng có thời kỳ đi chinh phục và có thời kỳ bị xâm chiếm. Cá nhân nào cũng có Một Thời Để Yêu Một Thời Để Chết
Với tất cả vạn vật trên mặt đất đều có mùa của nó.
Dưới mặt trời mọi mục tiêu đều có riêng mùa
Một thời để sinh ra và một thời để chết
Một thời trồng trọt một thời gặt hái
Một thời chém giết một thời chữa lành
Một thời để thổn thức một thời để cười vang
Một thời khóc than một thời nhẩy múa
Một thời để ôm ấp một thời để buông tay
Một thời để mất mát một thời để kiếm tìm
Một thời để xé nát một thời khâu lại
Một thời lặng thinh và một thời lên tiếng
Một thời để yêu và một thời để ghét
Một thời chiến tranh một thời hòa bình. (tmt dịch-Kinh Thánh- Ecclesiastes 3:1-8)
Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ 1)
![]() |
Nhà văn Cung Tích Biền - 2005 |
Vài lời giới thiệu
Nhà văn Cung Tích Biền thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa, đã thành danh từ lâu trước 1975.
Sau 1975 ông gác bút 12 năm, và "tái xuất giang hồ" vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn hoàn toàn khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của ông đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.
Hiện nay hầu hết các sáng tác trước 1975 và phần lớn những tác phẩm sau này của Nhà văn Cung Tích Biền đang bị cấm in ấn, lưu hành trong nước, nhưng ông đang là một trong những nhà văn được đông đảo độc giả tìm đọc, rất ái mộ.
Ngoài ra, theo hành trình văn chương trên nửa thế kỷ, Cung Tích Biền cũng đã được phỏng vấn rất nhiều, qua báo chí, đài phát thanh, các trang mạng… Chúng tôi mong rằng, qua các cuộc đối thoại này, sẽ mang đến cho quý độc giả một cái nhìn không chỉ riêng từ nhà văn, không riêng của văn chương, mà phần nào là Cái Nhìn tổng quan về chiến tranh, thời sự, văn hóa, tình trạng xã hội, thân phận con người trong suốt thời gian dài lịch sử chúng ta đã trải qua.
(Lược trích Lời Giới Thiệu của nhà xb Giấy Vụn khi xuất bản chui các bài phỏng vấn Cung Tích Biền vào năm 2015 tại Việt Nam).
Nguyễn Duy Chính (Tuỳ bút): Hai Người Con Gái
Mấy hôm nay ngồi dọn lại đống sách vở cũ dưới garage, tôi lại gặp một bức hình chụp người Việt di cư năm 1954 mà lần nào cũng làm tôi xao xuyến. Bức hình này làm tôi nhớ đến một bức ảnh khác, vẫn thường gặp trong sách báo viết về cuộc di tản năm 1975. Hai tấm ảnh chụp cách nhau 20 năm mà sao có nét gì gần gũi.
Tấm hình bên trái là hình của một cô bé con trên đường từ Bắc vào Nam tôi tìm thấy trong tập san “The National Geographic Magazine” Volume CVII, số 6 (June, 1955) trang 871 trong một bài viết nhan đề “Passage to Freedom in Viet Nam” do ký giả Gertrude Samuels nội dung có cả hình ảnh và bản đồ.
Cô bé con có lẽ không biết có người đang chụp hình mình, hai tay giữ chiếc nón cho khỏi bay, nét mặt ngây thơ nhìn về xa xa như đang hi vọng vào một tương lai tươi sáng, bỏ lại sau lưng những ngày tháng ở một ngôi làng quê nào đó từ miền châu thổ sông Hồng.
Hồi mới vào nam, bố tôi dạy học ở một làng di cư trên Tây Ninh, gần biên giới Việt – Miên. Gia đình tôi vì thế cũng theo lên và tôi phải rời ngôi trường ở Sài Gòn để vào học trường tiểu học Cao Xá. Lớp học có độ dăm cô gái ngồi ngay trước bàn tôi, trong số đó có một cô bé rất xinh tên là Duyên. Duyên là con một ông giáo khác cũng dạy trong trường nhưng mới qua đời trước khi tôi lên đây. Thỉnh thoảng bố tôi cũng dẫn tôi đến thăm bà giáo trong tình đồng
Nguyễn Hiến Lê: 1975 : Ấn tượng đầu tiên của dân miền Nam về chế độ mới - ĐỐT SÁCH
LTS.Đoạn văn dưới đây được trích từ chương Văn Hóa của cuốn Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê Tập III, từ trang 74 đến trang 80.Văn Nghệ xuất bản.Tựa đề do DĐTK đặt.
Văn hóa
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm... in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019
Cổ-Lũy từ Nam California: “Báo Cáo Mueller” Với 12% Bị “Đục Bỏ”
![]() |
"Báo cáo Mueller"; Hình MANDEL NGAN/AFP/Getty Images |
Ngày 22 Tháng Ba, Tổng Trưởng Tư Pháp William Barr đã nhận được Báo Cáo từ văn phòng Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller (SCO). “Báo Cáo Mueller” gồm 448 trang và những hồ sơ, chứng cớ đính kèm về: (1) “âm mưu, điều hợp/conspiracy, co-ordination,” nôm na là “thông đồng/collusion,” giữa Ủy Ban Tranh Cử Trump và Nga nhằm triệt hạ ứng viên Hillary Clinton và giúp ứng viên Donald Trump đắc cử; (2) những nỗ lực “ngăn trở thi hành công lý/obstruction of justice” từ Tổng Thống Trump nhằm ngăn cản và phá hoại những điều tra về (1).
Thay vì chuyển toàn bộ Báo Cáo, ông Barr chỉ gửi gần bốn trang “Tóm Tắt” tới Quốc Hội xóa hết tội cho tổng thống, rồi nại lý do này nọ nhằm giấu nhẹm Báo Cáo. Ông Trump đã chọn ông Barr làm tổng trưởng giữa Tháng Hai, sau khi ông Barr “tình nguyện” viết 19 trang xem “việc hình thành SCO là sai lầm hoàn toàn” và “ không thể chấp nhận được về mặt luật pháp”—báo giới nói đây là một “đơn xin việc với tổng thống.” Ngay khi nhận được “Tóm Tắt” từ ông Barr, ông Trump đã huyênh hoang “HOÀN TOÀN thoát tội,” và thu được tiền triệu ủng hộ tranh cử 2020. Ông cũng buộc những người điều tra mình và báo giới (trừ Fox News được xem là “cái loa của chính quyền”) tội “phản quốc.”
Nguyễn Tiến Hưng: “Việt Nam Hóa” và Những Ngày Cuối Cùng của VNCH
Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric. Eric Von Marbod (Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ) là một thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng thống Gerald Ford gửi sang Sàigòn để thẩm định tình hình. Hôm ấy là ngày 28 tháng 3, 1975. Tôi đã để sẵn trên bàn mấy chai 33 - loại bia ông ưa thích nhất. Vừa tới, ông uống liên tục hai chai rồi trao đổi với tôi về tình hình tuyệt vọng ở Đà Nẵng vì hết quân để tiếp viện cho Tướng Ngô Quang Trưởng. “Bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận việc TT Thiệu gửi anh đi thuyết phục ông Schlesinger giúp trang bị thêm hai sư đoàn làm lực lượng trừ bị.” Đây là ông nhắc lại hai lần chúng tôi gặp Bộ trưởng Quốc Phòng James Schelesinger (ông thầy dạy tôi gần bảy năm tại Đại học Virginia). Lần nào cũng nghe ôngtrả lời là không thể được vì Quốc Hội đã cắt quân viện.
Ngày 31/3/1975 một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của TT Thiệu tại Phòng Tình Hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.
![]() |
Đây là buổi họp Việt - Mỹ cuối cùng sau 25 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam |
Mọi người cố tỏ ra bình tĩnh để cho đài truyền hình quay phim. Chúng tôi (ngồi cạnh Đại tướng Viên) cũng nhoẻn một nụ cười. Nhưng khi truyền thông vừa ra khỏi thì bầu không khí nặng nề đã bao trùm: Đà nẵng vừa bị bỏ ngỏ ngày hôm trước. Nhiều vấn đề được đề cập nhưng quan trọng nhất là làm sao có được tiếp liệu cho lực lượng quân đội còn lại. Tướng Weyand kết luận: “Chúng tôi sẽ viện trợ theo nhu cầu của VNCH và sẽ trình bày những nhu cầu này trước Quốc Hội.” Ông Marbod thêm: “Nếu có lệnh thì việc tiếp liệu sẽ khởi sự ngay vì đã có sẵn ở Okinawa và Đại Hàn.”
Nguyễn Tường Thụy: Thủ tướng vẫy cờ Mỹ: Bọn nào "rã rời chân tay"?
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Văn phòng chính phủ trưa 27/2. Ảnh: Ngọc Thành (ngoisao.net) |
Trưa ngày 27/2/2019, Tại Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ. Trước sự đón tiếp nồng nhiệt, của cán bộ và các cháu học sinh tại đây, tổng thống Mỹ cầm một lá cờ Việt Nam vẫy.
Đây là một cử chỉ rất bình thường trong ngoại giao. Việc tổng thống Mỹ vẫy cờ VN chỉ có thể nói lên sự đáp lại tình cảm nồng hậu mà khách dành cho mình, thế thôi.
Xin nhắc lại một chuyện cũ làm ví dụ: Năm 1978, Đặng Tiều Bình sang thăm Nhật, y cúi rạp mình chào cờ Nhật. Đấy là một cử chỉ ngoại giao. Hình ảnh này bị báo chí VN khi đó chửi không tiếc lời. Về phía Nhật Bản, họ không lấy đó để nói rằng, Nhật đã khuất phục được Trung Quốc.
Vậy mà cử chỉ ông Trump vẫy cờ VN lại được khuếch trương như là một thắng lợi của VN, là sự đánh giá cao vị thế của VN trên quốc tế.
VOA Tiếng Việt: Joe Biden – đối thủ đáng gờm của Donald Trump?
![]() |
Ông Biden là người mà ông Trump cho rằng sẽ đối đầu với ông vào năm 2020 |
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, người vừa tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Mỹ, là một đối thủ mà Tổng thống Donald Trump phải hết sức thận trọng bởi vì bề dày chuyên môn và kinh nghiệm chính trị sâu rộng của ông trong suốt hơn 40 năm, các chuyên gia nhận định.
Trên tờ Foreign Policy, tác giả Michael Hirsh nhấn mạnh vào việc ông Biden là người được cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa kính trọng và tin tưởng vì hiểu biết của ông về các vấn đề đối ngoại.
Bài báo này nhắc lại rằng vào năm 1998, Thượng viện Mỹ có cuộc bỏ phiếu đầu tiên về mở rộng NATO kể từ Chiến tranh Lạnh. Thượng nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware lúc bấy giờ là đầu mối liên lạc bên Đảng Dân chủ trong khi phía Cộng hòa cũng cần một người đứng ra cầm trịch về vấn đề này với các thượng nghị sỹ trong đảng của họ, người có khả năng tập hợp sự ủng hộ trong đảng cho một hiệp định vốn đưa một số nước Đông Âu vào khối đồng minh Tây phương. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa bàn bạc định chỉ định Thượng nghị sỹ John McCain hay một số chính khách được kính trọng trong đảng của họ.
Bùi Văn Phú: Từ kim tự tháp Giza đến thành cổ Jerusalem (Phần 1)
![]() |
Khu kim tự tháp Giza, gần thủ đô Cairo (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Chủ Nhật 14/4 ở thành cổ Jerusalem có cuộc rước lá, như sinh hoạt hàng năm, với hàng vạn người tham dự. Ngày đó là Chúa Nhật Lễ Lá theo niên lịch phụng vụ của giáo hội Thiên Chúa giáo.
Những tín đồ là khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, là người Kitô giáo hiện đang sống trên vùng đất còn tranh chấp chủ quyền giữa Do Thái và Palestine. Trên tay cầm những cành lá dừa, đoàn tín hữu đổ về đây để bước theo con đường mà ngày xưa, cách đây hai nghìn năm, Giêsu đã đi qua với nhục hình và khổ đau.
Những ai tin vào Giêsu là đấng cứu chuộc, dù ở bất cứ nơi nào, cũng đều biết về sự kiện này vì tại nơi thờ phượng địa phương trong ngày Chủ Nhật đó cũng có nghi thức rước lá vào nhà thờ và trong thánh lễ, qua bài phúc âm,đã có thuật lại cảnh Giêsu trong những ngày gần cuối đời ở đó.
Cuộc đời Giêsu đã được ghi lại trong mấy quyển sách cổ, gọi là phúc âm, viết bởi môn đệ, những người đã đi theo ông rao giảng đức tin trong nhiều năm nơi miền đất Giuđêa.
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019
Mặc Lâm: Người chết để tiếng…
![]() |
Ông Lê Đức Anh đọc bài diễn văn cuối cùng tại kỳ họp Quốc Hội 1997. |
Trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam có lẽ người bị nghi ngờ về hành vi lẫn lý lịch không minh bạch lại leo lên tới chức vụ cao nhất (ChủTịch nước) đang có rất nhiều nguồn dư luận tranh cãi là công hay tội so với bề dày hoạt động cách mạng của ông: Đại tướng Lê Đức Anh.
Cuộc tranh luận bắt đầu từ một bài viết ngắn trên trang Facebook của Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh: “44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc. Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.”
Bài viết nhận được hàng ngàn phản hồi của người đọc và trong đó câu chuyện Gạc Ma được đem ra làm làm vũ khí chống lại Đại tướng Lê Đức Anh thay vì vinh danh những gì mà con trai ông cố gắng đánh bóng cho cha mình sau khi ông mất.
Trong khi giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng, Ông Anh là người có công vận động, kết nối, tiếp xúc với các nhân vật trong Bộ chính trịViệt Nam làm cho cuộc gặp gỡ “Hội nghịThành Đô” hình thành để từ đó lịch sử cận đại Việt Nam lắp thêm một trang bí ẩn về nội dung cuộc gặp gỡ này khiến cho đất nước ngày một dính chặt hơn với Trung Quốc, nơi có một chính phủ luôn muốn Việt Nam thành chư hầu qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lập quốc.
Khoa Duy: Tháng Tư - Tản mạn những chuyện vui, buồn
Hôm qua, chở đứa cháu đi học, trên đường đi, cháu nhìn tấm băng rôn treo với những câu khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/3019)”, rồi hỏi tôi: “Ngày Giải phóng” là ngày gì vậy chú?
Nghe cháu hỏi, tôi thấy mình phải có trách nhiệm giải thích cho cháu hiểu. Nhưng nó còn quá nhỏ, mới học lớp 6, nên nếu có cốgắng cũng không thể giúp cháu hiểu ngay được, nên tôi không trả lời thẳng vấn đề, mà nói: “Cái câu khẩu hiệu đó, người ta đã cố tình viết sai chính tả cháu à, hoặc người viết cũng như cháu, chưa đủ nhận thức đúng về cái gọi là ‘Giải phóng miền Nam’! L ẽra, phải dùng từ‘tưởng niệm’ thay cho từ ‘chào mừng’, trong trường hợp này”. Sau đó, tôi hẹn cháu rằng, sẽ giải thích cho nó hiểu vấn đềnày sau.
***
Cứ đến những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm, trên khắp đất nước này, từ những con đường làng heo hút, đến những đại lộ được đặt tên những người có công lớn khi có thể giết hại nhiều đồng bào của mình, đâu đâu cũng thấy giăng mắc những băng rôn, áp phích với các khẩu hiệu đại loại như trên. Rồi đến ngày 30/4, rất nhiều cơ quan nhà nước, công ty tư nhân, hộ gia đình và cá nhân tổ chức tiệc tùng, du lịch, ca hát, nhảy múa để “chào mừng” cho cái ngày mà dân tộc lẽ ra phải “tưởng niệm”!
![]() |
Ngày 21/4/2019, người dân Long Khánh chạy trốn cộng sản. Nguồn: Corbis |
Nguyễn Viết Trung (RFA): Ông Trọng “giả chết bắt quạ” hay “lộng giả thành chân”?
Cho dù Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 22/4 đã ra thông báo, Nguyễn Xuân Phúc sẽ sang Bắc Kinh cuối tháng Tư này (chứ không phải Nguyễn Phú Trọng), thì câu chuyện ông Trọng ngã bệnh nhưng không bị “trọng bệnh” vẫn tồn tại nhiều thuyết âm mưu.
Tựu chung lại có hai xu hướng đối nghịch nhau. Xu hướng thứ nhất, cho rằng, ông Trọng giả vờ ốm để phản lệnh (cancel) chuyến đi “triều cống” cuối tháng Tư này trước khi ông vượt Đại Tây Dương sang bàn chuyện lớn với Mỹ vào mùa hè đang tới. Xu hướng thứ hai, đó là ông Trọng ốm thật. Cây quyền trượng trong tay Tổng – Chủ sau ngày 14/4 không bao giờ trở lại được như xưa nữa.
Tin mới nhất chiều 22/4/2019 từ Bộ Ngoại giao Việt Nam hỗ trợ cho giả thuyết ông Trọng tránh đi Bắc Kinh. Theo thông báo của Bộ Ngoai giao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu phái bộ Việt Nam tham dự Diễn đàn “Vành đai và Con đường” (BRF) tại Bắc Kinh, từ ngày 25—27/4 tới đây.
Minh Thư - BBC News Tiếng Việt từ Tokyo: Ngôi chùa thắp hương cho thực tập sinh Việt chết ở Nhật Bản
![]() |
Sư cô Thích Tâm Trí thắp hương trên ban thờ đặt nhiều bài vị của các thực tập sinh và du học sinh Việt |
Ngôi chùa Nisshinkotsu ở Tokyo trở thành một tâm điểm chú ý của truyền thông Nhật từ tháng 10/2018, sau khi có thông tin chùa là nơi đặt bài vị của nhiều du học sinh và thực tập sinh (TTS) Việt không may qua đời tại đất nước mặt trời mọc.
Sư cô Thích Tâm Trí, Hội trưởng Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản, sư cô chủ trì tại chùa, đồng ý tiếp nhóm phóng viên BBC vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp.
Vào trong chùa, chúng tôi bước vào căn phòng rộng đặt điện thờ chính, nơi Phật tử đến cúng lễ và học lớp tu hàng tháng. Phía sau là một căn phòng nhỏ nơi có ban thờ đặt nhiều bài vị khắc trên gỗ.
Ngoài bài vị của vài người nước ngoài và một số người Việt tỵ nạn lâu năm mất ở Nhật, đa số các bài vị là của các du học sinh, thực tập sinh người Việt đã mất ở Nhật từ năm 2012.
Tuổi của các em, được khắc trên bia gỗ, còn rất trẻ - chỉ ngoài 20 hay 30. Chúng tôi, có lẽ cũng như nhiều người tới thăm chùa, không khỏi buồn và muốn biết vì sao các em đã chết trẻ ở đất nước nổi tiếng phát triển và hiện đại này.
Chết đột tử đứng đầu các nguyên nhân tử vong
Cộng đồng người Việt ở Nhật hiện nay có trên 300 ngàn người, trong đó TTS chiếm đại đa số, sau đó đến du học sinh.
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019
VOA: Thủ tướng Phúc: ‘Bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay’ khi TT Trump giơ cao cờ VN
![]() |
Tổng thống Donald Trump trao lá cờ Mỹ cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bản thân ông cầm lá cờ Việt Nam để vẫy chào đám đông trong chuyến công du đến Hà Nội vào ngày 27/2/2019. |
Cộng đồng người Việt hải ngoại đang phản ứng khá mạnh với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông cho rằng “bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ cao lá cờ đỏ của Việt Nam trong chuyến đến Hà Nội tham dự thượng đỉnh Trump-Kim.
Trong đoạn video đang được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại buổi tiếp xúc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa, một khu chợ do người Việt làm chủ ở thành phố Praha, Cộng hòa Séc, khi ông có chuyến thăm nước này từ ngày 16/4 – 18/4, người đứng đầu nhà nước Việt Nam nói rằng ông “rất tự hào” về cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và đặc biệt tại Cộng hòa Séc vì họ đã “tự vươn ra, tự làm ăn, tự khẳng định” và “không chỉ có tiền, mà còn yêu quê hương đất nước”.
“Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên cao thế này, lên khỏi đầu ổng, bà con có thấy hình ảnh đó không? Đó là gì? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn”, đoạn video ghi lại lời ông Phúc kèm theo mô tả của ông trước cộng đồng Việt kiều.
Ngọc Lễ (VOA): Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?
![]() |
Cựu Chủ tịch Lê Đức Anh trong bài diễn văn cuối cùng trước Quốc hội vào năm 1997 |
Ông Lê Đức Anh, người vừa qua đời ở Hà Nội ở tuổi 99, được nhận định là ‘vị chỉ huy quân sự tài giỏi’ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng cũng được cho là ‘đã phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng’, một người từng sống trong lòng chế độ sau trở thành nhà hoạt động lưu vong ở Mỹ nói.
Trong cuộc đời trải gần một thế kỷ của mình, ông Anh đã kinh qua những vị trí cao cấp nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam: Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng.
Với sự ra đi của ông Anh sau cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi năm 2013 rồi cựu Tổng bí thư Đỗ Mười hồi năm 2018, thế hệ các lãnh đạo Việt Nam xuất thân từ những ngày đầu của Đảng Cộng sản, trải qua cả hai cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ, giờ không còn một ai.
Cuộc đời hoạt động của ông Anh được nhớ đến với thời kỳ ông làm phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh của quân đội Bắc Việt tiến về Sài Gòn hồi năm 1975, Tư lệnh quân đội Việt Nam ở Campuchia trong cuộc chiến với Khmer Đỏ vào năm 1980, Chủ tịch nước trong giai đoạn cải cách mở cửa, bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1995) sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1990). Ông cũng là vị nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam đi Mỹ vào năm 1995 để dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc.
Phạm Chí Dũng: ‘Luật về Hội’ ở Việt Nam có thoát kiếp ‘luật phản động’?
![]() |
Công nhân tại một khu công nghiệp ở Bình Dương trong một lần đình công đòi tăng lương nhưng không được tổ chức công đoàn của nhà nước bảo vệ. (Hình: Getty Images) |
Năm 2019 đang chứng kiến lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam buộc phải chuyển dần từ cơ chế độc tài sang “mị dân chủ” – một giai đoạn bắt buộc phải xảy ra trước khi tiến đến thời kỳ “bán dân chủ” để hướng tới tương lai dân chủ hoàn toàn cho dải đất hình chữ S quằn quại áp bức – đó là buộc phải “lấp ló” Luật lập Hội sau 6 năm.
EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) là chất xúc tác chính yếu cho giai đoạn chuyển đổi từ độc tài toàn trị sang “mị dân chủ,” theo cách không thể nào cưỡng lại.
Không còn cách nào khác
“Luật về Hội” (tên gọi sau này của Luật lập Hội) là một trong những nhân tố kích thích dân chủ hóa, dù ngay vào lúc này và trong năm 2020 vẫn rất có thể chỉ là sắc thái mị dân mà nhà cầm quyền Việt Nam “kiến tạo” để đối phó với EU (Liên Minh Châu Âu), liên quan đến số phận còn đang chuông treo mành chỉ của EVFTA.
Ian Johnson (NYR Daily): Một bóng ma đang ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ (Nguyễn Quang A dịch)
Bắc Kinh - Cái gì đó lạ đang xảy ra ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Đấy được cho là chế độ độc tài hoàn hảo, thời kỳ được duy trì liên tục nhất của chủ nghĩa độc đoán kể từ khi Cách mạng Văn hoá chấm dứt hơn bốn mươi năm trước, một thời kỳ thất vọng đáng nguyền rủa đến vậy mà tất cả trừ những người biện hộ phục tùng nhất của chế độ đã trở thành những người hay nhạo báng hoặc những người chỉ trích. Thế mà vài tháng qua cũng đã thấy cái gì đó lý thú hơn: sự phê phán nghiêm túc nhất đối với hệ thống trong hơn một thập kỷ, do những người ở bên trong Trung Quốc dẫn đầu, những người đang chọn để nói thẳng bây giờ, trong mùa nhạy cảm nhất của năm nhạy cảm nhất trong hàng thập kỷ.
Phong trào đã bắt đầu khá yên tĩnh, với vài tiểu luận xuất sắc được một học giả Trung Quốc viết. Ông đã bị các sếp đại học của mình tấn công, mà đến lượt đã khuấy động một sự phản ứng dữ dội giữa các trí thức công cộng (public intellectual) Trung Quốc. Chẳng cái nào trong số này có nghĩa rằng Đảng Cộng sản sẵn sàng để nới lỏng sự kìm kẹp lạnh lùng của nó đối với nước này, nhưng nó là một loạt sự kiện đáng chú ý, đang thách thức cái được cho là có thể ở Trung Quốc của Tập.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019
Tuấn Khanh: Là một người Việt, tôi mang ơn các bạn
Đó là ngày 16 tháng 3, năm 2017. Một ngày thật khó quên đối với 3 người phụ nữ là Nguyễn Thị Bích Ngà, Lê Thúy Bảo Nhi và Nguyễn Thanh Loan. Những người phụ nữ này không bao giờ tưởng tượng được rằng việc đòi hỏi sự thật và thực thi công lý cho một bé gái bị xâm hại, đã khiến công an phường Linh Đông - Quận Thủ Đức dùng hàng chục an ninh thường phục, dân phòng và cả cảnh sát địa phương và giao thông chặn bắt và hành hung dã man. Một trong ba người phụ nữ đó phải đi cấp cứu vì chấn thương đầu.
Trong cuộc bắt bớ và điều tra rầm rộ đến man rợ đó, công an đã chất vấn những người phụ nữ này rằng “Đâu phải người thân của mày đâu mà mày phản ứng”. Loại câu hỏi như vậy vẫn thường được thấy trong các vụ bắt giữ và điều tra khi người dân vì ý chí muốn lên tiếng cho cộng đồng, vì những giá trị chung.
Giống như kiểu nhà cầm quyền muốn tách từng chiếc đũa ra khỏi bó đũa nguyên khí Việt. Những chiếc đũa bị tách ra và âm mưu bẽ gãy, là những chiếc đũa đạo đức cá nhân, tình đồng bào và ý chí công dân trong một quốc gia. Những người phụ nữ ấy bị đàn áp bởi loại chủ trương muốn con người Việt co cụm và hèn nhát. Chủ trương âm mưu muốn con người Việt Nam sống chết mặc bây, dễ bảo. Và như vậy, đất nước và con người Việt Nam thật dễ kiểm soát.
AP: Vài điều có thể bạn chưa biết ẩn trong báo cáo Mueller
WASHINGTON (AP) — Báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller tập trung vào các câu hỏi cốt yếu về việc liệu ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump có thông đồng với Nga hay không và liệu tổng thống có tìm cách cản trở cuộc điều tra một cách bất hợp pháp hay không.
Nhưng ẩn trong tài liệu dài 450 trang này là những mẩu chuyện sinh động và những tiết lộ có ý nghĩa về một dàn những nhân vật gây tò mò vướng vào cuộc điều tra của ông Mueller.
Dưới đây là một số người:
CUỘC TRUY LÙNG EMAIL
Ngay cả khi người Nga xâm nhập các tài khoản email của Đảng Dân chủ, một nhóm người Mỹ cũng tự mình thực hiện một nỗ lực song song: truy lùng hàng chục ngàn email bị xóa khỏi máy chủ email cá nhân của Hillary Clinton.
Việc này đã trở thành một niềm đam mê đối với ông Trump, người đã yêu cầu nhiều người xung quanh chiến dịch tranh cử tìm kiếm các email bị mất.
Trân Văn: Đại tướng không có chỗ trong lòng dân…
![]() |
Ông Lê Đức Anh tại kỳ họp quốc hội lần cuối năm 1997. |
Sáng 22 tháng 4, ông Lê Mạnh Hà post vài dòng trên trang Facebook của mình về tình trạng cha ông - Lê Đức Anh, đại tướng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tiến về Sài Gòn
44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cách quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc.
Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.
Ông đang được các bác sĩ bệnh viện 108 chăm sóc tận tình.
Thông tin từ status ấy lập tức loang ra như dầu tràn song rất ít người Việt sử dụng mạng xã hội bày tỏ sự tiếc thương hay mến phục. Đa số công chúng tỏ ra hoan hỉ, hả hê. Tiếc nuối nếu có là chủ yếu là vì theo họ, cha ông Hà, sống thực vật chưa đủ lâu để đền tội.
Phạm Chí Dũng: Tin ‘Trọng bệnh’ trên mạng xã hội có khả tín?
![]() |
Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. (Ảnh: TTXVN) (Chụp từ màn hình Dân Việt) |
Bất chấp các ‘trang mạng đứng tên lãnh đạo’ như nguyephutrong.org, tolam.org, nguyenxuanphuc.org… tố cáo ‘các thế lực phản động và thù địch xuyên tạc tình hình sức khỏe lãnh tụ kính yêu Nguyễn Phú Trọng’, trong khi toàn bộ hệ thống tuyên giáo, báo đảng và hơn 800 tờ báo nhà nước vẫn im thin thít về vụ việc nổi đình nổi đám và đượm tính bi hài này, những tin tức nóng rẫy về ‘Trọng bệnh’ xuất hiện trên mạng xã hội kể từ ngày 14/4/2019 - khi ‘Tổng tịch’ đi công du Kiên Giang - cho tới nay, thật trớ trêu, lại có cơ sở.
Kịch bản Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang
Cơ sở đáng thuyết phục đầu tiên chính là thái độ im hơi lặng tiếng của báo chí nhà nước về vụ ‘Trọng bệnh’ - hiện tượng mà ngay lập tức khiến cho người ta liên tưởng về kịch bản tương tự trong các vụ việc Nguyễn Bá Thanh vào năm 2014, Phùng Quang Thanh vào năm 2015, Trần Đại Quang vào hai năm 2017 và 2018. Khi đó, những tin tức ‘lạ’ đã bất thần hiện ra trên mạng xã hội về số phận được báo trước của những quan chức này. Nếu loại trừ một số tin tức cường điệu thái quá như ‘Nguyễn Bá Thanh đã chết ở bệnh viện Mỹ’, ‘Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Paris’, ‘Trần Đại Quang đã chết ở Nhật Bản’, không ít thông tin của mạng xã hội về tình hình bệnh tật, quá trình điều trị và quá trình di chuyển về Việt Nam của những quan chức này đã được xác nhận sau đó.
Âu Dương Thệ: Sau ba năm thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung (4.16 – 4. 19)
Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa *
Tại sao ngày 22.4.2016 Nguyễn Phú Trọng lại vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa, giữa lúc hàng triệu nhân dân là nạn nhân do thảm họa cá chết hoàng loạt từ đầu tháng 4.16 ?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Tĩnh cho biết, “cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6. 4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xã Kỳ anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi công ty Grobest tại xã Kỳ phương (thị xã Kỳ anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ hà và Kỳ ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng.”[1] Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị thị xã Kỳ anh Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, “địa bàn xã Kỳ lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng khoảng 4 - 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày.” [2]
Các địa danh này là khu vực nằm cạnh Khu công nghiệp Vũng áng khổng lồ của công ti Đài loan Formosa Hà tĩnh (FHS). Đến giữa tháng 4 các tin dồn dập cùng những hình ảnh nhiều loại cá lớn nhỏ chết hàng loạt rất khủng khiếp và kinh hoàng suốt mấy trăm cây số dọc duyên hải từ các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế do chính các báo lề đảng như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Dân trí, VTV, VNNet… phổ biến đã tràn ngập dư luận các tỉnh ven biển miền Trung làm nhân dân rất hoang mang lo lắng. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển đánh cá, người dân cả nước không dám ăn cá, dịch vụ du lịch các bãi biển miền Trung thu hút hàng triệu du khách VN và ngoại quốc lo lắng bị mất khách!
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019
Ngô Nhân Dụng: Vladimir ‘bin’ Putin
LTS: Bài bình luận Vladimir 'bin' Putin của tác giả Ngô Nhân Dụng đăng ngày hôm qua thứ Bảy 20/4 đã được tác giả sửa chữa một số chỗ. Dưới đây là bản mới sửa của bài bình luận ấy, được tác giả yêu cầu cho đăng lại.
DĐTK
![]() |
Vladimir Putin. Hình MIKHAIL KLIMENTYEV/AFP/Getty Images |
Bản Phúc Trình Mueller đã được công bố 90%. Trái với những ý kiến nghi ngờ có tính chất phe đảng, các chữ bị bôi đen, chiếm 10% văn bản, không nhằm che đậy các hành vi phạm pháp mà chỉ nhắm bảo vệ bí mật cho các kỹ thuật đã dùng để khám phá hành động của các gián điệp Nga. Cần giữ bí mật, vì các điệp viên của ông Vladimir Putin vẫn đang tiếp tục tấn công trong các mùa bầu cử sắp tới ở Mỹ.
Nếu từ năm 2014 đến 2016 Vladimir Putin chỉ gửi các tay khủng bố qua Mỹ cướp máy bay phá hoại một số tòa nhà thì cuộc điều tra đã giản dị hơn nhiều. Nhưng Putin có thế lực, quyền hành, và làm chủ những tài nguyên lớn hơn Osama bin Laden gấp bội. So với kế hoạch đầy tham vọng của ông tổng thống Nga, cựu sĩ quan KGB, thì âm mưu của lãnh tụ al Qaeda nhỏ, ngắn hạn và kỹ thuật sơ đẳng hơn nhiều.
Osama bin Laden định khủng bố tinh thần dân Mỹ, tuy giết được gần 3,000 người nhưng lại làm cho cả nước Mỹ đoàn kết với nhau, hãnh diện và tin tưởng hơn vào các định chế quốc gia của họ. Vladimir Putin tấn công vào chính các định chế đó.
Trần Mộng Tú: Cánh Chim Phục Sinh
![]() |
Hình minh họa, ANDREAS SOLARO/AFP/Getty Images |
Cánh Chim Phục Sinh
Chúa đứng giang tay gầy
Chúa đứng hai chân mỏng
một hình hài cô độc
trong giáo đường mênh mông
Hình như Chúa sắp bay
lên cao lên cao mãi
Hình như Chúa sắp xuống
bước vào thế gian này
Khuất Đẩu: Đọc “Đốt lửa nghe sư đàn” của Nguyễn Xuân Thiệp
![]() |
Hình minh họa, INA FASSBENDER/AFP/Getty Images |
Cách đây khoảng 10 năm, tôi nhặt được đâu đó tập truyện và những đoản văn của Lâm Chương. Sách được xuất bản tại Mỹ, nhưng photocopy tại Việt Nam. Sau trận phần thư và đưa một số nhà văn đi cải tạo, thì việc lưu truyền một tác phẩm từ một người tù cải tạo là cực kỳ nguy khốn. Nhớ trước đây, Hoàng Hưng chỉ giữ một bản chép tay tập thơ của Hoàng Cầm mà phải bị tù đến mấy năm. Thì ai đó xem xong rồi xóa dấu vết bằng cách thải vào đống ve chai cũng là chuyện thường ngày.
Chính trong tập truyện nhàu nhò bị kết tội là phản động ấy, tôi đã đọc được bài thơ rất dị thường của Nguyễn Xuân Thiệp. Lâm Chương kể:” Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có bài Đốt lửa nghe sư đàn. Đọc lên cứ nghe rờn rợn. …mùa đông rét mướt, áo quần không đủ che thân…lạnh quá không ngủ được, tù ngồi hơ tay bên đống lửa…”
Bài thơ ấy mà chỉ cần một câu lọt đến tai ban quản giáo là coi như tác giả sẽ được cọng thêm nhiều năm trong con số năm đã cao chất ngất của mình! Đó là chưa nói tới hình phạt cùm chân tức thời, e rằng đã vùi thây đâu đó bên bờ suối.
Nguyễn Đức Tùng: Trưa Hoàng Lan
Hình minh họa, ML |
Trong một ngôi chùa ở ngoại ô Sài Gòn, có lần tôi gặp một nữ tu lặng lẽ, trang nhã, bà mù một mắt, nhưng tôi không nhớ mắt nào, sau này nhiều năm, đôi khi tôi nhớ mắt phải, đôi khi nhớ mắt trái, điều kỳ lạ là nhiều người khác có dịp gặp bà cũng có cảm giác ấy: khi họ nhớ bên phải, khi nhớ bên trái, mấy chục năm trước bà liên quan đến một vụ án, bị xử tù, sau đó được trả tự do theo điều khoản của một hiệp định hòa bình về việc thả tù nhân chính trị, tôi kín đáo nhìn kỹ hai bàn tay của bà, mảnh khảnh mềm mại, nhiều gân xanh của phụ nữ lớn tuổi, không có gì khác thường, người ta kể rằng, khi ra tòa, để phản đối bản án bất công và hiểm độc, bà đã tự chọc mù một mắt của mình, bằng cách nào? bằng dao? bằng que nhọn? hay bằng kim đan? hay đũa? hay muỗng? một người nói với tôi bà dùng một ngón tay, nhưng ngón tay nào? khuôn mặt bà làm tôi nghĩ đến cô Loan trong Đoạn Tuyệt, bà đã đánh mất một nửa thị lực của mình, và có lẽ nếu không bị ngăn lại, bà đã sẵn sàng đánh mất toàn bộ ánh sáng, can đảm từ bỏ cuộc đời này, từ chối con đường đi tới ngày mai, từ chối tham dự vào những
Trần Gia Phụng: Chuyện Trầu Cau (Trình bày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Mississauga ngày 14-4-2019)
![]() |
Hình minh họa, Internet |
Chuyện trầu cau là một cổ tích thời thượng cổ, rất quen thuộc với người Việt, được kể đi kể lại nhiều lần, có nhiều dị bản khác nhau, nên tốt nhứt là ôn lại chuyện trầu cau qua lời thuật đầu tiên trong sách Lĩnh Nam chích quái xuất hiện vào thế kỷ 15.
Lĩnh Nam chích quái là sách góp nhặt những chuyện quái đản ở vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh, ý chỉ vùng cổ Việt. Sách do một tác giả khuyết danh, hay có thể do Trần Thế Pháp soạn. (Không rõ năm sinh và năm mất của Trần Thế Pháp, chỉ biết ông là một quan chức trong tàng thư các.) Sau đó, sách được Vũ Quỳnh (tiến sĩ Nho học năm 1478) và Kiều Phú (tiến sĩ Nho học năm 1475) hiệu chính. Sách tập hợp một số truyện cổ tích thần tiên của nước ta về đời Hùng Vương, như chuyện Bạch trĩ (trĩ trắng), Kim quy (rùa vàng), Tân lang (cau), Tây qua (quả dưa hấu)... Trước hết, xin lược truyện sự tích trầu cau
SỰ TÍCH CHUYỆN TRẦU CAU
Theo Lĩnh Nam chích quái, thời thượng cổ có hai anh em họ Cao là Cao Tân và Cao Lang rất giống nhau và rất thương yêu nhau. Khoảng năm 17 và 18 tuổi, cha mẹ từ trần, hai anh em đến theo học đạo sĩ Lưu Huyền. Đạo sĩ có người con gái khoảng cùng tuổi tên Liên. Hai anh em đều thầm yêu cô Liên, muốn cưới làm vợ. Cô gái biết được Cao Tân là anh, nên kết duyên cùng Cao Tân.
Đàm Trung Pháp: Một Khải Hoàn Ca Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt
Trong lịch sử đấu tranh dành độc lập của Việt Nam, đời nhà Lý (1010-1225) và đời nhà Trần (1225-1400) là hai triều đại vinh quang hơn cả. Trong 400 năm ấy, nước Đại Việt đã hun đúc được nhiều anh hùng nhất, mặc dù đất đai hồi đó chưa bằng một nửa bây giờ và bờ cõi cực nam ngừng tại Nghệ An. Quân xâm lăng từ miền bắc, gồm cả những kỵ binh Mông cổ dũng mãnh, đã nhiều phen nhòm ngó và quyết tâm chiếm lấy mảnh đất cẩm tú này của Đại Việt. Nhưng lần nào chúng cũng bị đại bại đau thương, với hàng ngàn binh lính cùng với các hoàng tử và tướng lãnh của chúng bị mất mạng sau những trận chiến khiếp đảm. Trong số những thiên tài văn võ song toàn thời nhà Lý và nhà Trần, nổi bật nhất là Lý Thường Kiệt và Trần Quang Khải. Thống soái Lý Thường Kiệt đời nhà Lý, sau nhiều đại thắng địch quân, đã viết bài thất ngôn tứ tuyệt Nam Quốc Sơn Hà [南國山河] (bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước). Tể tướng Trần Quang Khải đời nhà Trần cũng lập được những chiến công oanh liệt và viết bài ngũ ngôn tứ tuyệt Tòng Giá Hoàn Kinh [從駕還京] (bài khải hoàn ca rất ngắn nhưng đầy hào khí sau đại thắng quân Nguyên lần thứ hai).
Quân Mông cổ nổi tiếng là những kỵ binh đáng sợ, di chuyển rất mau và sử dụng cung tên thiện nghệ. Họ cũng hiếu chiến, hung bạo, cảm tử và tuyệt đối vâng lệnh cấp trên. Tổ tiên họ là gốc Hung nô, thường được chúng ta gọi là “rợ Hồ.” Đó là loại quân địch táo tợn và hung bạo mà các binh lính anh dũng đời nhà Trần phải đối diện ngoài mặt trận.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
Ngô Nhân Dụng: Vladimir ‘bin’ Putin
Bản Phúc Trình Mueller đã được công bố 90%. Trái với những ý kiến nghi ngờ vì óc phe đảng, các chữ bị bôi đen, chiếm 10% văn bản, không nhằm che đậy các hành vi phạm pháp mà chỉ nhắm bảo vệ bí mật cho các kỹ thuật đã khám phá ra hành động của các gián điệp Nga. Cần giữ bí mật, vì các điệp viên của ông Vladimir Putin vẫn đang tiếp tục tấn công trong các mùa bầu cử sắp tới ở Mỹ.
Nếu từ năm 2014 đến 2016 Vladimir Putin chỉ gửi các tay khủng bố qua Mỹ cướp máy bay phá hoại một số tòa nhà thì cuộc điều tra đã giản dị hơn nhiều. Nhưng Putin có thế lực, quyền hành, và làm chủ những tài nguyên lớn hơn Osama bin Laden gấp bội. So với kế hoạch đầy tham vọng của ông tổng thống Nga, cựu sĩ quan KGB, thì âm mưu của lãnh tụ al Qaeda nhỏ bé, ngắn hạn và thấp hơn nhiều.
Osama bin Laden chỉ khủng bố tinh thần dân Mỹ, tuy giết được gần 3,000 người nhưng lại làm cho cả nước Mỹ đoàn kết với nhau, hãnh diện và tin tưởng hơn vào các định chế quốc gia của họ. Vladimir Putin tấn công vào chính các định chế đó.
Bản Phúc Trình Mueller cho biết ngày 9 Tháng Mười Một, 2016, một người thân cận điện Kremlin, Kirill Dmitriev, nhận được báo cáo, viết: “Putin đã thắng.”
Putin thắng cái gì?
Từ Thức: Notre Dame De Paris Bốc Cháy
Hỏa hoạn thiêu rụi nóc nhà thờ Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Việc trước mắt là điều tra nguyên nhân hoả hoạn và gây quỹ tái thiết một kỳ công của nghệ thuật kiến trúc ra đời từ thế kỷ 12.
Nóc nhà thờ hầu hết bằng gỗ chêne đã bốc cháy từ 18 giờ 50 ngày thứ Hai 15/ 04. Mũi tên (la flèche) trên nóc nhà thờ, cao 96 mét, nhìn thấy từ xa rực lửa đã sụp đổ đầu tiên. Lính cứu hỏa đã chiến đấu tích cực, và từ 22h50 cho hay đã cứu được hai tháp ( tours ), mặt tiền và sườn ( cơ cấu kiến trúc căn bản ) nhà thờ, một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái thiết.
Tổng thống Pháp tuyên bố ‘’chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại Notre Dame’’, vì nhà thờ Đức Bà là bảo vật chung của nhân loại.
Một cuộc quyên góp rộng lớn sẽ được phát động trong những ngày tới, nhưng nhiều foundations đã hứa đóng góp hàng trăm triệu Euros. Chính phủ Pháp sẽ vận động những chuyên gia trên khắp thế giới để xây lại một Notre Dame như cũ, nhưng vững chắc hơn
850 NĂM LỊCH SỬ
Hai phần ba nóc nhà thờ, những tấm tranh lớn vô giá đã bị thiêu rụi, nhưng một phần kho tàng nghệ thuật và lịch sử trong ngôi nhà thờ xây cất tại trung tâm thành phố từ 850 năm đã được bảo toàn.
Hồ Đình Nghiêm: Tuyết Vừa Hỏi Thăm
![]() |
Hình minh họa, MLADEN ANTONOV/AFP/Getty Images |
Em đứng ngoài cửa khá lâu. Phải em không? Chỉ trông ra một vạt tóc mềm, mái tóc quen mà tôi tin chẳng ai sở hữu được và tôi ngờ bóng dáng khuất lấp kia đích thị là em. Hỏi han hoặc trao đổi tiếng thì thầm ở hành lang, ở đây người ta quen với cách giảm thiểu mọi tiếng động, rên la cũng chỉ một chừng mực nào đấy.
Tất thảy đều cố đè nén, cực lòng.
Hình như người y tá thông báo đã hết giờ viếng thăm. Người mặc chiếc áo trắng đặc thù ấy vẫn cầm ở tay cái khay nhựa nhỏ, cốc nhựa bé đã cạn nước và chất lỏng nọ vừa trôi xuống cổ họng tôi cùng bốn viên thuốc lớn, cấn cái. Cô cho hay đó là thuốc chống nhiễm trùng, thuốc giảm đau, thuốc nhuận trường và thuốc giúp chóng tìm được giấc ngủ. Tôi yêu sự tận tuỵ của cô, hiền dịu trong mọi cử động và thật hàm oan khi ai kia từng định nghĩa: “Y tá là hạng người sẵn lòng đánh thức bạn dậy để bắt bạn uống thuốc ngủ”.
Trịnh Y Thư: Nghìn thu từ độ
![]() |
Hình minh họa, PATRIK STOLLARZ/AFP/Getty Images |
Nghìn thu từ độ
1.
Giật mình tiếng khánh nhẹ khua
ngẩn ngơ chiếc lá chuyển mùa bay sang
duềnh quyên bóng động hai hàng
nghìn thu từ độ vẫn bàng hoàng trôi.
2.
Nghe trong cô quạnh tiếng mưa
rơi thầm vào những bến bờ mù tăm
rừng xưa lỡ hẹn trăm năm
ngoảnh trông mộ chí chỗ nằm mộng dư.
Bùi Bích Hà: Kịch
Trong các loại hình nghệ thuật thể hiện đời sống thu hẹp vào một khoảng không gian nhỏ, tôi thích điện ảnh và...mê kịch. Với kịch, kể cả hóa trang, tôi cảm thấy gần gũi và có hơi hướm con người hơn.
Đầu thập niên 1990, ban kịch Club O’Noodles gồm một số bạn trẻ sinh viên Việt Nam từng kinh qua cuộc chiến ở quê nhà, theo gia đình di tản đến Mỹ, cảm hứng từ cuộc phấn đấu hội nhập cam go của cha mẹ và bản thân vào môi trường sống mới, đã hình thành và cùng nhau lưu diễn qua các sân trường đại học, sân khấu nhà thờ các khu cộng đồng, với chủ đề châm biếm những mẫu người Việt Nam mỹ hóa rập khuôn, quá đà hay một số phong tục tập quán họ mang theo không còn phù hợp nữa. Các vở diễn của họ là sự pha trộn hài hòa, duyên dáng, thông minh giữa hai hình thái bi và hài kịch, với tài năng của đạo diễn Uyên Huỳnh. Họ nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả đồng hương mọi lứa tuổi. Qua họ, cuộc hành trình từ Việt Nam tới Mỹ của khối người di tản bắt đầu trong sự phó mặc hồn nhiên rồi chạm trán với thực tế khắc nghiệt, được kể lại trong tiếng cười, trong nước mắt, phản chiếu phong cách những bài “mưỡu” tự cười mình của thi nhân Việt Nam thời Nho học tàn lụi hoặc nghe được từ những bài hát ru cổ truyền dân gian mà ban kịch sử dụng nhuần nhuyễn trong các vở diễn nay nhuốm chút hài hước của thời đại họ, trong một xã hội tây phương không chút dè dặt hay giữ kẽ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)