Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Võ Phiến: Hạ Hồi

Cái suy tưởng 


Rời phần nghệ thuật, xin qua phần học thuật [1]

Cái đóng góp ở địa hạt này nhằm tiếp tay giúp con người hay thêm, tốt thêm. Bách gia chư tử đều là những đấng suy nghĩ về triết, về đạo; không có “tử” nào gieo vần chuyên nghiệp, kể tiếu lâm chuyên nghiệp, vẽ tranh tôm chuyên nghiệp. Có Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử v.v... Có luôn Lão Tử là kẻ xúi ai nấy đừng làm gì cả, cứ lửng lơ con cá vàng. Xúi đừng làm cũng như xúi cố làm, đều là những phát biểu đóng góp, hữu dụng. Khác với phía nghệ thuật. Không hề có Lý (Bạch) Tử, Đỗ (Phủ) Tử. Hát cực hay như Trương Chi không thành Trương Tử, soạn nhạc giỏi như Kê Khang cũng không được gọi là Kê Tử. 

Học thuật nhằm cải tiến cuộc sống, nhằm cải thiện con người. Cái giá trị của kiến thức là ở chỗ cao sâu và mới mẻ. Để được tiếp nhận niềm nỡ, cái sau phải cao hơn, phải mới hơn cái trước. Người cổ sơ lưu lại hình vẽ ở hang động, lưu lại những bộ xương cốt trong huyệt mộ; hậu thế gặp được hình vẽ càng xưa càng quí, gặp được xương cốt càng xưa càng hay. Nhưng về mặt học thuật thì kiến thức đưa ra càng mới càng tốt. Sách dạy ở nhà trường mỗi năm mỗi bổ sung, chỉnh đốn, cho cập nhật. 

Do đó một người viết đã “có tuổi” không mấy hào hứng khi ngoái nhìn “sự nghiệp” mình. Lắm lúc không còn hứng thú tiếp tục sự nghiệp suy tưởng. 

Riêng bản thân tôi trong khoảng mười năm trước Hiệp định Genève đã sống trong khu vực cộng sản. Ở đó muốn viết phải viết đúng chiều hướng. Tôi không thuận chiều hướng; sau mười năm, rời Liên khu V ra đi, không có thành tích viết lách gì. 

Sau 1955, tôi đọc huyên thiên, lóa mắt, thấy gì cũng ham. Cái viết bấy giờ đâm ra huyên thiên. Cứ thế vài chục năm; rồi bị văng ra khỏi Việt Nam. Mọi cái đổi mới: mình xa lạ, sống lạc lõng, sống lai rai, suy nghĩ lai rai... Cái viết càng lai rai. 

Xuân Quỳnh: THUYỀN VÀ BIỂN

Hình minh họa, FreePik

THUYỀN VÀ BIỂN 


Em sẽ kể anh nghe 
Chuyện con thuyền và biển 

“Từ ngày nào chẳng biết 
Thuyền nghe lời biển khơi 
Cánh hải âu, sóng biếc 
Đưa thuyền đi muôn nơi 

Lòng thuyền nhiều khát vọng 
Và tình biển bao la 
Thuyền đi hoài không mỏi 
Biển vẫn xa... còn xa 

Những đêm trăng hiền từ 
Biển như cô gái nhỏ 
Thầm thì gửi tâm tư 
Quanh mạn thuyền sóng vỗ 

Cũng có khi vô cớ 
Biển ào ạt xô thuyền 
(Vì tình yêu muôn thuở 
Có bao giờ đứng yên ?) 

Chỉ có thuyền mới hiểu 
Biển mênh mông nhường nào 
Chỉ có biển mới biết 
Thuyền đi đâu, về đâu 

Những ngày không gặp nhau 
Biển bạc đầu thương nhớ 
Những ngày không gặp nhau 
Lòng thuyền đau - rạn vỡ 
Nếu từ giã thuyền rồi 
Biển chỉ còn sóng gió.” 

Nếu phải cách xa anh 
Em chỉ còn bão tố.

Nguyễn Hiền: Ngày mai về xứ lạ

Hình minh họa, Christian Berg/Getty Images

– Mai mày về bển rồi. 

Tiếng nói rơi vào khoảng không mênh mông vùng ngoại ô thành phố. Chiều nắng rát mặt. Tôi ngồi trên chiếc cầu làm bằng hai tấm ván thô bắt ngang khoảnh đìa nhỏ, bên dưới ngập một thảm rau xanh rì, rợn gió. Chị tôi ngồi bên, ống quần vén lên tới đùi, để lộ hai cẳng chân với bắp chuối tròn mập, gót chân sần sùi nẻ nứt, đây đó những đường gân xanh và những vết sẹo xuống đến hai bàn chân rửa chưa sạch bùn. Trời đã xế chiều, đám rau muống vừa được xáo vội trong nước đục ngầu dưới đìa và tụm thành bó nằm sắp lớp một bên bờ nước. Mùi nhựa rau mới cắt bốc lên hăng hăng mũi, trộn lẫn mùi nước bùn. Chị vuốt những sợi tóc mai lấm tấm mồ hôi trên thái dương, lập lại một lần nữa câu nói trống không: 

– Mai mày về bển rồi. Mới vậy mà lẹ dữ. 

Tôi lặng im. Dư vị những ngày nghỉ về ở với chị vẫn còn đậm nét trong đầu. Nhìn lại, ba tuần lễ qua đi như chớp. Hai chiếc va li đồ đã sẵn sàng cùng tôi trở về xứ lạnh. Tôi lảng sang chuyện khác, lập lại một câu mấy tuần nay tôi vẫn nói: 

– Thấy chị hồi này sống thoải mái em cũng mừng. 

– Tao từ hồi nào tới giờ vẫn thoải mái. Tới đâu hay tới đó. Chỉ biết lúc nào Trời còn thương thì tao còn sống, vậy thôi. 

Tùng Duy Hi: Người Dắt Lạc Đà (Nguyễn Văn Thực dịch từ tiếng Hoa) (Kỳ 2)

Gai lạc đà

Tục ngữ: Nhìn núi, phi ngựa chết 

Vòng tường đỏ thắm của chùa Lạt Ma, mặc dầu hiện ra trước mắt, nhưng tính theo bước đi theo “nhịp bốn bước chậm”của con lạc đà già, thì con đường còn dài lắm! 

Ông ngừng lại, muốn quất roi con lạc đà, thúc nó đi nhanh, cứ tung dây cương lên, rồi giật lại. Hồng Đức Chương không tìm ra được lý do gì để đánh nó. Sau cuộc “Cách mạng văn hoá” cũng là lúc dân-chính-sảnh cởi giùm ông chiếc mũ “gián điệp” bằng thép mà ông bị chụp bấy nay, và giúp ông một chút tiền, ông mua con lạc đà tải hàng này. Lương thực cũng nhờ nó, áo quần cũng nhờ nó, rồi ngay khi chôn cất vợ mình, thì cả cái quan tài mỏng làm bằng liễu đỏ màu son môi cũng nhờ nó, cũng nhờ nó mà kiếm ăn được. Lại nữa, cái tờ giấy bạc mười mỹ kim, không có con lạc đà thì làm gì mà thằng cha Tây mũi lớn ấy cho ông. Người ở sa mạc nói: lạc đà trắng là lạc đà thần, trong mắt của Hồng Đức Chương thì chẳng có thần ngựa, thần lạc đà nào trong sa mạc, ông, kẻ cầm cương gắn nơi đỉnh đầu lạc đà, xoa bóp làn da trời cho của nó, chính là thần lạc đà vậy. 

Cát thì rất mềm 
Đường thì rất xa 

Nguyễn Đức Tùng: Lưu Quang Vũ, Càng Thương Yêu Càng Không Vừa Ý (Tiếp theo và hết)

Chúng ta cũng yêu quý điều gì ở Lưu Quang Vũ? Lòng khao khát tự do. 

Sao em chẳng cùng anh ra cửa biển 
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông 

Tự do của Lưu Quang Vũ có tính riêng tư hơn và vì vậy mà tuyệt đối hơn. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tôi có ấn tượng rằng hình như anh là nhà thơ hiếm hoi, vào thời điểm ấy, đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí cá nhân, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ hôm nay có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng vượt qua thói quen sáo rỗng của chính mình, kiểu như trong: 

Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa 

Vượt qua không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương tâm hồn, do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ. Thoạt đầu anh cũng tham gia chiến tranh như nhiều người khác, trong xã hội ấy: hồn nhiên, tin tưởng, mơ mộng. 

Chùm nhãn chín cành cao rạo rực
Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức
Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng:
Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm
(4. 1967) 

Tuy nhiên trong dàn đồng ca của thời đại mình, Lưu Quang Vũ dần trở nên một tiếng nói riêng lẻ, độc lập, cô độc. Điều gì đã làm cho anh nhận ra chiến tranh là trò chơi vô nghĩa, tội ác của nó không thuộc riêng bên nào, thế lực nào? Tôi nghĩ rằng chưa phải là kiến thức, hay dũng cảm, mà chính là lương tâm. 

Chúng mình không có bom nguyên tử
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ 

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Ngô Nhân Dụng: Nại cớ văn minh để moi tiền

Quy định đóng tiền cọc và phạt tiền người chủ nhà có hành vi để khách lấy phần mang về khi đi ăn cỗ đang gây xôn xao dư luận tại Việt Nam. (Hình: VTC News)

Trong tiểu thuyết ngày xưa có những tay lục lâm thảo khấu chiếm một ngọn núi xưng hùng. Mỗi ngày chúng cho lâu la xuống chặn một quãng đường, đòi người đi qua, nhất là các nhà buôn, phải nạp tiền “mãi lộ.” Mãi lộ, nghĩa đen là “mua đường đi.”

Ngày nay, các cán bộ Cộng Sản dựng lên những cái BOT để thâu tiền; là học tập chủ trương mãi lộ chuyên chính đó.

Nhưng không phải cán bộ Cộng Sản nào cũng có cơ hội dựng BOT bên đường. Vậy phải moi tiền dân bằng cách nào? Một cách giản dị là đặt ra những luật lệ, thủ tục mới, ai không làm đúng thì phạt tiền! Đó là những thứ BOT không làm bằng xi măng mà chỉ dùng “trí tuệ.”

Mấy cán bộ xã ở các huyện Hải Hậu và Giao Thủy, tỉnh Nam Định, mới biểu diễn những thứ BOT trí tuệ kiểu đó. Họ ban hành những luật về “ăn cỗ.” Ai muốn tổ chức ma chay, hiếu, hỷ, dù tiệc đám cưới hay cỗ đám ma, không được cho khách lấy phần, tức là mang thức ăn còn dư về nhà mình. Sai luật, gia chủ bị phạt ba triệu đồng!

Ngay khi khai báo sắp tổ chức cỗ bàn, chủ nhà đã phải đóng sẵn ba triệu đồng. Vi phạm, mất tiêu luôn! Chắc các xã này phải huy động một đội ngũ “công an ăn cỗ” một lòng vì nhân dân theo dõi các bữa cỗ bàn, để biết ai phạm luật.

Trần Mộng Tú: Bút Nghiên Giấy Mực

Hình minh họa, Internet

Bút Nghiên Giấy Mực 

(Gửi anh Nguyễn Duy Chính, tác giả cuốn Bút Nghiên Giấy Mực) 


Những ngón tay khô 
Gõ trên phím nhựa 
Nhớ giọt mực xưa 
Thơm trong nghiên cổ 
Trang giấy hoa tiên 
Trầm hương ngày cũ 

Mài mực ru con 
Mài son đánh giặc 
Ai nhớ một thời 
Bút Nghiên Giấy Mực 

Nhớ thời cho bút 
Nét trúc dịu dàng 
Ngón tay múa lượn 
Rồng phượng bàng hoàng 


Từ Thức: Chùa Xứ Ta , Chùa Xứ Người


Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật Giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước Cộng Sản . Không phải ở đâu người ta cũng ‘’hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh. 


SÂN CHÙA 


Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù. 

Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất. 

Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật. Với mình.


Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Cào sân là một cách thiền. 

Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân : đệ tử có gì bất an trong lòng ? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, khiến cho tâm động, để cái bất ổn trong tâm trí hiện trên đường chổi, trên những luống đá sỏi 

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc hoạt động của người tu hành 

Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn. 

Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền , đùa dỡn như vỡ chợ. 

Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả, cơm gạo. Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại. Chẻ một sợi rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau. Tìm cái vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày. 

Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Bởi vì khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình. 

PHẬT TẠI TÂM 


Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống. 

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng, để vênh váo khoe khoang đã xây một ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ( nhưng lờ đi không nói bạc tỷ lấy đâu xây chùa ? ) 

Riêng chuyện tàn phá thiên nhiên, kho tàng của đất nước, đã là một cái tội nặng ngàn cân. Chưa nói tới chính sách ngu dân thô bạo. Bên cạnh những bài dạy về tư tưởng bác Hồ, những lời dạy kỳ quái về y khoa (ung thư là do các oan hồn nhập vào thân, chiếm các tế bào, bệnh tâm thần vì đã vô lễ với… quan, bị các vong hồn trả thù ; muốn hết ung thư, hết bệnh phải đóng tiền cho ‘’vong‘’, ít nhất 9 triệu 7 !) 

Người Nhật biết kính trọng môi trường trước khi từ ngữ đó ra đời. Ở VN cũng vậy, chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay ? 

Phật không trọng hình thức. Phật không đòi chùa bạc tỷ. Phật tại tâm.



Chuyện xưa : một chú sãi theo một vị chân tu học đạo. Mặc dù siêng năng, thuộc lòng kinh kệ, suốt ngày rung chuông gõ mõ, vẫn bị thầy chê là chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Một đêm trời cực kỳ lạnh, thầy trò đốt hết vật dụng trong nhà để sưởi. Hết bàn ghế, giường tủ, thầy sai trò vào chánh điện, tìm những gì có thể đốt được. Trò mang hết chổi cùn, rế rách ra đốt. Lửa tàn, trời lạnh hơn nữa, thầy sai trò đi tìm củi. Chú sãi vào chánh điện, quả thực không còn gì, ngoài tượng Phật bằng gỗ quý. Đành gãi đầu, gãi tai, mang ra, đốt. Thầy khen đệ tử đã bắt đầu hiểu giáo lý nhà Phật. 

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 


Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm ở một xứ động đất như cơm bữa. 

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lay động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi động đất, toà nhà lắc lư, như một điệu múa của rắn, tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu. 

Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng, lấy cái yếu chống cái mạnh. Đó là triết lý sống của cây sậy trước gió bão 

Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất một thành phố với những cao ốc đồ sộ nhưng an toàn ở những thành phố bị động đất thường xuyên ở Nhật Bản. 

Mặc dầu vậy, người ta không kiêu ngạo, khoe khoang. Người ta để cái độc quyền vỗ ngực huênh hoang cho những người chưa xây xong cầu đã sập, vừa khánh thành đường đã ngập ổ gà. 

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những động ma quỷ , gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để làm tiền. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá, với vong hồn suốt ngày ra rả vòi tiền. 

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, hay một ngôi chùa ở miền Nam trước 75, người ta rũ bụi trần, bước vào thế giới thanh tịnh từ bi. Qua cửa BOT của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘’vong‘’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ. 

Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo Việt Nam. Khổng Tử : danh có chính, ngôn mới thuận. Albert Camus : dùng chữ không chỉnh là đem cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã có. Đừng nói Giáo Hội Phật Giáo VN. Hãy gọi nó là Giáo Hội Quốc Doanh. Hãy trả chùa chiền cho Phật, cho những người tu hành, cho Phật tử. 

Paris, cuối tháng 3/2019 

TỪ THỨC ( tuhuc-paris-blog.com )

Tùng Duy Hi: Người Dắt Lạc Đà (Nguyễn Văn Thực dịch từ tiếng Hoa) (Kỳ 1)

Người Dắt Lạc Đà
牵骆驼的人


Tùng Duy Hi


LND: Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong Lời Nói Đầu của tập thơ Hạt Máu Thơ có viết: ”Sự tàn bạo man rợ của Cộng sản tôi hiểu. Thế mà khi đọc truyện ngắn ’Người dắt lạc đà’ của Tùng Duy Hi người Trung Quốc viết về Cách mạng Văn hoá, về tội ác của chế độ Mao, của Hồng vệ binh, tôi vã mồ hôi trán vì xúc động, vì phục tài người viết.” 
Cũng cần nói thêm, theo sự tìm tòi của người dịch, và nhờ sự chỉ dẫn của trưởng ban Hán, Hàn, Nhật, thuộc NXB Nhã Nam, thì truyện này chưa từng được dịch ra tiếng Việt. Điều này có nghĩa là Nguyễn Chí Thiện biết cả tiếng Hoa, biết thành thạo.  
Người dịch giữ lại lối chấm câu của tác giả. 

*1* 


Mồng 3 tháng 3, chùa mở cửa. 

Cái thị trấn nhỏ bị bụi, khói sa mạc bao phủ, đột nhiên trở nên sống động khác thường. Khách đến thắp hương vãn chùa chân nối chân, du khách, du khách lũ lượt. Người thổi kẹo đường, phướn trên đỉnh sào tre, người bán kẹo bông đường, những màn trò khỉ, trống thì thòm, những tay bán ma tuý rong, tất cả tụ tập trước sân Chùa Lạt Ma của thị trấn nhỏ. ”Con phe”từ phương Nam tới treo bán xung quanh sân chùa những cái áo khoác ngắn đủ màu, đồ lôcan cũng có, đồ nhập cũng có, đồ nửa lôcan nửa nhập cũng có luôn. Bán những đồ đại loại như thế mỗi năm một lần ở hội chợ chùa và đi lòng dòng trong đó, thì thiệt là không thích hợp với chốn tôn nghiêm, nhưng màu sắc và lạc thú của sức sống thì tràn trề và tuyệt vời. 

Nguyễn Đức Tùng: Lưu Quang Vũ, Càng Thương Yêu Càng Không Vừa Ý (Kỳ 1)

Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

Thơ của Lưu Quang Vũ, một nhà thơ quan trọng của những năm sáu mươi, bảy mươi, thế kỷ trước, người có số phận kỳ lạ, là sự kết hợp của hai khuynh hướng khác biệt. Trước hết, đó là phương pháp hiện thực có hơi hướm lãng mạn, phổ biến vào thời ấy. Mặt khác, bắt đầu rất sớm, dòng trữ tình- phê phán của riêng anh, trước đó gần như chưa có ở miền Bắc, nếu tính từ sau Nhân văn- Giai phẩm, một phong trào lúc ấy đã tàn lụi, không những trên các diễn đàn chính thống, mà ngay trong các sáng tạo ngầm của thành viên còn lại, những người sẽ chuyển sự chú tâm của họ về hướng khác. 

Ta lớn lên cửa sổ thay màu
Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa
Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió
Thành phố nghèo hơn và cũng buồn hơn 

Nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ là thơ dài, phối hợp giữa tự do và có vần, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong trẻo, rất dễ đi vào lòng người. Trong một số bài khác, nghệ thuật dùng chữ của tác giả rất chọn lọc, khó khăn, nhưng ít được chú ý hơn. 

Tóc em dài như một ngày mỏi mệt 

Tuy vậy, thơ anh không có nhiều những khoảng im lặng, khoảng trống, trái lại chúng là dòng chảy liên tục, phản chiếu một tâm hồn sôi nổi, thích biểu đạt, thuyết phục. Thơ có tư tưởng, có chủ đề, nhưng ngôn ngữ vẫn mượt mà, nhiều so sánh, đáng yêu:

Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể

Trần Văn Nam: Hình thức gắn bó với nội dung trong thơ Nguyễn Vỹ, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa

Thời tiền chiến, có lẽ chưa có từ ngữ cơ cấu rất được ưa dùng ngày nay do ảnh hưởng của thuyết cơ cấu luận của Tây Phương, nên tính chất cách tân của Nguyễn Vỹ qua bài thơ "Sương Rơi" chỉ được coi như "đã sáng tạo ra một nhạc điệu riêng để tả một cái gì đương rơi" (Hoài Thanh, trong "Thi Nhân Việt Nam"), hoặc quy định Nguyễn Vỹ như "nghệ sĩ ấn tượng thu cả âm thanh vào cả cảm giác mình rồi phát ra bằng lời thơ" (Nguyễn Tấn Long - Phan Canh, trong "Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Chiến"). Ta nghĩ "sáng tạo nhạc điệu riêng" chưa nói lên sự cách tân của Nguyễn Vỹ là nhấn mạnh liên hệ gắn bó ý thơ và thể thơ, vì Nguyễn Xuân Sanh và Đoàn Phú Tứ cũng đã sáng tạo nhạc điệu riêng trong thơ mà không đưa ra một đồng bộ giữa nội dung và hình thức như Nguyễn Vỹ: cứ hai chữ xuống dòng giống như từng giọt sương rơi; ý thơ là niềm đau rơi rụng, cảm thức nỗi hiu hắt lạnh lùng. Ta cũng nghĩ nếu là "ấn tượng" thì thiên về cảm giác; thấy ra sao, nghe ra sao thì diễn tả ra, không cần sự can thiệp của lý trí, cho nên cũng không cần phối hợp chặt chẽ với ý thơ. Ông Hoàng Nguyên Nhuận đã cho ta một ví dụ rất rõ về ấn tượng: "Vẽ đường rầy xe lửa hay đường tàu chẳng hạn. Theo ấn tượng thì hai đường tàu song song giao nhau ở cuối chân trời. Thấy sao vẽ vậy, hay vẽ theo đúng ấn tượng là vẽ đường tàu như A hay chữ V ngược" (Trong tạp chí Hợp Lưu số 55). Nguyễn Vỹ thấy sương rơi từng giọt thì tạo ra thể thơ cứ một hai chữ lại xuống hàng, nhưng còn phối hợp với ý tưởng từng giọt thấm vào lòng lạnh lùng, từng giọt rơi trên mồ hoang; đó là do liên tưởng, không phải chỉ thuần do cảm giác đem lại. Nhưng sự cách tân của Nguyễn Vỹ không phải là dễ dàng đạt tới cơ cấu gắn bó hình thức và nội dung. Ví dụ trong thể thơ diễn tả tiếng chuông phối hợp với nội dung nhớ tiếng chuông chùa quê hương, tác giả dùng thể thơ có hình tượng như từng bậc tam cấp hay đồng ruộng bậc thang ở các vùng đồi xứ Phi Luật Tân hay Indonesia. Ta nghĩ tiếng chuông ngân nga không giống như vậy. Trong khi đó, cũng đồng thời với Nguyễn Vỹ, thi sĩ Bàng Bá Lân không cố ý cách tân để tạo ra một cơ cấu gắn bó mà bài thơ về tiếng võng đưa của ông đã ngẫu nhiên phối hợp được: Cứ một hai câu thơ đưa qua bên trái, lại có hai ba câu đưa sang bên phải, và có khi vài câu lưng chừng ở giữa như cái võng đưa qua đưa lại rồi lắc lư cân bằng; phối hợp với âm thanh tiếng cót két; phối hợp với nội dung bảy tám chục phần trăm dân tộc Việt Nam lớn lên từ tiếng võng mẹ ru con, bà ru cháu nơi đồng quê. Phải chăng có ý thức sáng tạo để cách tân như Nguyễn Vỹ thì mới được văn học kể đến như một người chủ trương sự phối hợp chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Tuấn Khanh: Những điểm sa lầy tương đồng, giữa Phật giáo quốc doanh Trung Quốc và Việt Nam

Tranh minh họa của họa sĩ Trung Quốc Kuang Bao

Tương tự như Trung Quốc, mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật giáo tại Việt Nam hết sức phức tạp. Đó là mối quan hệ lợi dụng qua lại lẫn nhau, mà các nhà phân tích xã hội gọi đó là bài tính có kết quả tổng bằng không cho cả hai bên. Bởi những người trung thành với lý thuyết Cộng sản dần dà tự tìm đến Phật giáo để tự chữa lành phần tinh thần trống rỗng của mình, một mô hình tín ngưỡng duy nhất được cho phép tồn tại đại chúng trong nền chính trị vô thần. Và ngược lại, những người mộ đạo thuần khiết thì dần dần tự rời bỏ không gian Phật giáo quốc doanh, vì nhận ra rằng đó chỉ là một trò mua bán tinh thần được dựng nên bằng tiền và chính trị. 

Phật giáo ở Trung Quốc được hoạt động bình thường từ thập niên 1980, sau cái chết của Mao Trạch Đông, kẻ đã nhấn Phật giáo ở Trung Quốc xuống tận bùn đen, đẩy các giá trị ngàn đời của Chùa và kinh sách vào ô nhục ở cuộc cách mạng văn hóa kéo dài từ 1966 đến 1976. Khởi đầu thì đó chỉ là chính sách sửa sai, nhưng pha trộn âm mưu mô hình Phật giáo do Ban tôn giáo của Trung ương Đảng chỉ đạo, thường được người đời gọi mai mỉa là Phật giáo quốc doanh. Nhưng rồi giới chóp bu ở Bắc Kinh nhanh chóng nhận ra, Phật giáo quốc doanh lại là một nguồn thu khổng lồ, có thể nuôi sống các bộ máy chính quyền hay quan chức địa phương, và lại dễ dàng đối ngoại như một kiểu “tự do tôn giáo”. 

Phạm Chí Dũng: Vì sao Việt Nam không dám khẳng định ‘đã bắt’ Trương Duy Nhất?

Blogger trong cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do hồi 2016.

Tại buổi họp báo quý I/2019 diễn ra chiều 25/3/2019, lần đầu tiên 0,5% trong tổng số 200 tướng công an Việt Nam đã ‘can đảm’ nêu tên Trương Duy Nhất. Đó là Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. 

Thập thò tướng công an… 


Trương Duy Nhất là blogger đã bị mất tích tại Bangkok vào cuối tháng Giêng năm 2019 với nhiều nghi ngờ của dư luận về ‘Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’. Tuy nhiên trong cuộc họp báo trên, tướng Vệ đã chỉ nói về mối liên đới của ông Nhất với vụ ‘Vũ ‘Nhôm’ chứ hoàn toàn không dám đề cập đến câu chuyện mà dư luận xôn xao: Trương Duy Nhất đã bị một cơ quan mật vụ nào đó bắt hoặc ở Thái Lan, hoặc ở Lào, hoặc bắt ở Thái Lan rồi sau đó ‘vận chuyển’ qua Lào về Việt Nam và ‘bàn giao’ cho Bộ Công an. 

Phạm Chi Lan: ‘Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng’

Lê Ngà phỏng vấn bà Phạm Chi Lan

(VNF) – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính sách tài khóa của Việt Nam đang gặp phải những vấn đề nặng nề, điển hình là chi thường xuyên quá lớn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bên lề hội thảo quốc gia “Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 với chủ đề "Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng", Vietnam Finance đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về một số vấn đề kinh tế - thể chế hiện nay. 

Bà Phạm Chi Lan nói: 

"Tôi nghĩ các dự báo về tăng trưởng năm 2019 ở các nước khác trên thế giới đều cũng thấp hơn so với năm 2018, bởi người ta lo ngại về một số rủi ro của kinh tế toàn cầu. 

Ví dụ, thương mại toàn cầu đang có sự sụt giảm nhất định do các chính sách bảo hộ của một số nước hay do xung đột thương mại Mỹ - Trung. Cuộc xung đột này ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế chứ không chỉ riêng mình hai nước đó. 

VOA: ‘Nỗi nhục trăm năm’ đeo bám TQ trong đàm phán thương mại với Mỹ

“Mỗi học sinh ở Trung Quốc và mỗi một người Trung Quốc có học thức đều biết về ‘bách niên quốc sỉ.’” nhà sử học Stephen R. Platt nói.

Cuộc đàm phán thương mại kéo dài và đầy chông gai giữa Trung Quốc và Mỹ có thể bắt nguồn “nỗi nhục” từ thế kỉ 19 mà trong đó Trung Quốc bị ép phải chấp nhận những “điều ước bất bình đẳng” với các cường quốc phương Tây. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 250 tỉ đôla lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm ngoái nhằm buộc Trung Quốc thay đổi cách thức nước này làm ăn với phần còn lại của thế giới và tìm cách thúc ép Trung Quốc mở cửa nền kinh tế của mình cho công ty của Mỹ. 

Trong số những đòi hỏi của ông Trump có việc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi mà Washington cáo buộc là đưa tới việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ một cách có hệ thống và ép buộc chuyển giao các công nghệ của Mỹ cho các công ty Trung Quốc. 

Mai Loan: Di Dân Lậu

Khó khăn để giải quyết nạn di dân lậu, hay là chính sách “cây gậy, củ cà-rốt và hàng rào biên giới”? 

Lời Tòa Soạn.- Một trong những câu chuyện thời sự đang sôi nổi tại nước Mỹ hiện nay là vấn đề di dân lậu và ý định xây dựng bức tường trên biên giới Hoa Kỳ và Mexico của TT Trump. 
Mời độc giả xem lại một bài viết tuy cách đây đã 13 năm về đề tài này của tác giả Mai Loan, để thấy vấn đề di dân lậu không phải là mới đối với đất nước này. Tuy bài viết có phân tích những chuyện thời sự cũ của chính giới Hoa Kỳ vào thời bấy giờ, nhưng cốt lõi của toàn bài vẫn cung cấp cho người đọc ngày hôm nay những kiến thức cơ bản của vấn đề. 


Nếu ai có hỏi các nhà báo hay các giới chức lãnh đạo rằng Hoa Kỳ sẽ phải lo đối phó với những đề tài đối ngoại quan trọng nào thì thường sẽ được nghe trả lời với những chủ đề quen thuộc như là cuộc chiến Iraq, vấn đề khủng bố toàn cầu, mối hoạ phổ biến hạch tâm v.v. . . Thế nhưng nếu như đặt cùng câu hỏi với đại đa số người dân Hoa Kỳ thì câu trả lời có lẽ hoàn toàn khác hẳn, bởi vì chính sách di dân (hay đúng hơn là vấn đề giải quyết khối di dân lậu) mới chính là mối bận tâm đáng kể đối với nhiều người, cho dù ở cả hai mặt bênh cũng như chống. Đối với phần đông độc giả Việt Nam, đề tài này cũng không làm bận tâm nhiều người vì có thể nói, đến gần như tuyệt đại đa số người Việt đến định cư ở Hoa Kỳ đều theo ngả chính thức với chiếu khán nhập cảnh cho dù là đoạn đường trải qua trước đó cũng có thể có lắm gian truân hay nguy hiểm. Vì phần đông đều không trải qua tình trạng nhập cư bất hợp pháp nên không hiểu rõ tâm trạng của người di dân ở lậu cũng như không mấy để ý hay quan tâm lắm đến đề tài này. Tuy nhiên, đây là một chủ đề khá nóng bỏng hiện nay trên chính trường Hoa Kỳ, nhất là trong bối cảnh của cuộc bầu cử toàn quốc sẽ xảy ra vào đầu tháng 11 năm nay, và xuyên qua những cuộc xuống đường biểu tình khá quy mô và rầm rộ một cách hết sức bất ngờ (có đến khoảng 500 ngàn người tụ tập để biểu dương khí thế chỉ riêng ở Los Angeles) tại nhiều thành phố lớn nhỏ trên toàn quốc. Trong khi đó, cho dù là cuộc chiến ở Iraq đã mất chính nghĩa và sự ủng hộ của đa số dân Mỹ đã tụt nhanh xuống, cho đến nay vẫn chưa có những cuộc xuống đường với số lượng đông đảo người tham dự cho bằng những vụ biểu tình của khối di dân Hispanic trong những tuần lễ qua. Do đó người viết bài này xin phép được lạm bàn vài điều trong đề tài này. 

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ: Chính phủ Việt Nam phải làm gì để giải thoát Đoàn Thị Hương

Đoàn thị Hương được cảnh sát hộ tống rời phiên tòa ngày 14 tháng Ba, 2019.

Vào sáng ngày 13/2/2017 tại Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Kim Chính Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân, bị Siti Aisyah, 25 tuổi và Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, tấn công bằng chất VX, một vũ khí hóa học bị Liên Hiệp Quốc cấm, và chết ngay sau đó. Hai phụ nữ này là những người duy nhất bị cảnh sát Malaixia bắt giữ và buộc tội giết người sau khi bốn nghi phạm người Bắc Triều Tiên trốn khỏi nước này cùng ngày. Nếu Aisyah và Hương bị kết tội, họ sẽ bị treo cổ. Cả hai nói đi nói lại rằng họ tin là họ tham gia một trò chơi khăm cho một chương trình truyền hình theo hướng dẫn của bốn người Bắc Triều Tiên và họ không hề có ý định giết ông Kim. Cố ý làm chết người là yếu tố có tính quyết định trong xác định tội giết người theo luật Malaixia. 

Ngày 11/3 vừa qua, một tòa án Malaixia đã trả tự do cho Aisyah sau khi công tố viên rút truy tố chống lại người này. Tòa cũng quyết định hoãn xét xử Hương đến 1/4 tới do sức khỏe và điều kiện tâm lý tồi tệ của cô. 

Cổ-Lũy từ Nam California: Báo Cáo Về Điều Tra Vào Bạch Ốc

Từ giữa năm 2017, Bạch Ốc và những đồng minh bên ngoài mỏi mòn đợi điều tra của Văn Phòng Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller (SCO) chấm dứt; Tổng Thống Donald Trump “không tháng nào mà không đe dọa chấm dứt điều tra,” theo những người giữ sổ theo dõi. Trước những chỉ trích và phỉ báng từ ông Trump và đồng minh xem điều tra là “săn bắt mẹ mìn/witch hunt,” SCO vẫn tuyệt đối giữ im lặng và ráo riết làm việc 22 tháng qua. 

Thứ Năm trước, Bạch Ốc và thủ đô Washington thình lình “gồng mình” chờ đợi báo cáo của SCO ra mắt. Sau trưa Thứ Sáu, tin nổ bùng: Một nhân viên an ninh SCO âm thầm trình báo cáo mật ký bởi ông Robert Mueller tới Bộ Tư Pháp. Luật Sư Stephen Boyd, đặc trách về liên hệ với lập pháp, tới Quốc Hội để chuyển tin Bộ Tư Pháp đã nhận được báo cáo. Chánh văn phòng Bộ, ông Brian Rabbitt, gọi Luật Sư Emmett Flood của tổng thống cho biết tin. Tổng Trưởng Tư Pháp William Barr cho biết cuối tuần sẽ công bố “những kết luận tổng quát” của báo cáo. Chủ Nhật qua ông Barr vẫn giữ kín báo cáo và chỉ chuyển 4 trang tóm tắt “kết luận”—do chính ông viết, không có tham dự của ông Mueller như loan báo trước—tới Quốc Hội và Bạch Ốc. 

Ông Barr được tổng thống chọn thay Tổng Trưởng Jeff Sessions, và được Thượng Viện với đa số Cộng Hòa chấp thuận giữa Tháng Hai với tỉ số 54% thuận và 45 % chống. Trước đó ông đã viết 19 trang phản đối điều tra của SCO và ủng hộ quyền hành tối đa của tổng thống, rồi tự ý chuyển đến Bộ Tư Pháp và Bạch Ốc; đây đã bị xem là “đơn xin việc” với ông Trump. 

“KHÔNG CÓ ĐỒNG LÕA” 


Trong 4 trang tóm tắt ông Barr xác nhận chuyện Nga (với Tổng Thống Vladimir Putin) đã rõ rệt xen vào tranh cử tổng thống 2016 nhằm triệt hạ ứng viên Hillary Clinton và giúp ông Trump đắc cử. Moscow tấn công bằng hai gọng kìm: Trước 2016, hai nhân viên cao cấp Cơ Quan Nghiên Cứu Internet (IRA, thuộc quân báo Nga GRU), tài trợ bởi tỉ phú Yevgeniy Prigozhin đồng minh với Putin, tới Hoa Kỳ thu thập tin tức về những nhóm cử tri Mỹ có thể bị tuyên truyền qua truyền thông đại chúng như Facebook, Twitter và Instagram. 

Mạnh Kim (Blog VOA): Một thời Phật học rực rỡ

Một di tích khắc gỗ tại chùa Vĩnh Nghiêm. Hình minh họa.

Khó có thể quên những tên tuổi khổng lồ Thích Minh Châu, Kim Định, Vũ Văn Mẫu, Tôn Thất Thiện, Bửu Lịch, Nguyễn Xuân Lại, Ngô Trọng Anh, Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm, Vũ Khắc Khoan, Bửu Lịch… Họ là những người nhẹ nhàng đặt từng viên gạch nặng chịch góp phần dựng lên tòa lâu đài tư tưởng vĩ đại của Phật học, trên nền tảng triết lý “Duy Tuệ Thị Nghiệp” (tạm hiểu: lấy việc phát triển trí tuệ làm căn bản). Tiếc thay, tòa lâu đài dang dở đã bị đánh sập sau năm 1975. 

Thập niên 1960 và nửa đầu những năm 1970 là sự bùng nổ của sách triết học và Phật học tại miền Nam. Trong Văn học miền Nam tổng quan, ông Võ Phiến thuật: “Tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ (xuất bản từ tháng 7-1965), tạp chí Vạn Hạnh (xuất bản từ tháng 1-1970), Viện Đại học Vạn Hạnh, Nhà xuất bản Lá Bối (ra đời tháng 10-1964), bấy nhiêu cơ sở văn hóa qui tụ văn nghệ sĩ, trí thức để phát huy ảnh hưởng văn hóa Phật giáo. Ảnh hưởng ấy rộng rãi và mạnh mẽ… Ngoài ra nhiều nhà xuất bản khác cùng đua nhau in sách về Phật, về Thiền của những Suzuki, Krishnamurti, sách dịch Chí tôn ca (Bhagavad Gita)… Hương thiền tỏa rộng và thấm sâu vào thi ca”… 

Nguyễn Đình Cống: Trao đổi với ông Nhị Lê

Được biết ông là tiến sĩ, phó TBT tạp chí Cộng sản. Như vậy ông thuộc loại trí thức bậc cao của ĐCSVN. Tôi đã đọc nhiều bài viết của ông để biết các trí thức của Đảng suy nghĩ và viết như thế nào. Tôi vừa đọc bài do Lan Anh ghi, đầu đề : Ông Nhị Lê : “Là đảng viên tôi suy nghĩ rất nhiều về chữ liêm sỷ” (Viet-Studies ngày 23/ 3/ 2019). Đọc xong tôi cảm thấy buồn cho trình độ hiểu biết của các trí thức đảng, đặc biệt khi xem lời bình “Còn THD không phải là đảng viên nên nghĩ rất ít về 2 chữ này”. 

Liêm sỷ! Tại sao đảng viên, trí thức cấp cao suy nghĩ rất nhiều, thế mà không phải đảng viên lại nghĩ rất ít. 

Khi đọc bài này của tôi chắc ông sẽ có phản ứng. Xin bình tĩnh suy xét. Tôi rất muốn gửi Email hoặc gọi điện thoại cho ông nhưng không tìm thấy địa chỉ. Tôi để lại địa chỉ cuối bài , rất mong được trao đổi ý kiến. Sẽ rất tốt khi ông vui lòng gặp trực tiếp để trao qua đổi lại kịp thời. Tôi vẫn mong được đối thoại về Mác Lê, về Đảng cầm quyền với các trí thức bậc cao của Đảng mà chưa có dịp. 

Ông đã có một số câu phù hợp với tôi, như là : “ Tất cả những “ung nhọt” mà cán bộ, Đảng viên ở các cấp mắc phải phản ánh rất rõ một thực tế: Đảng dù đã rất cố gắng xử lý tệ thoái hóa, biến chất nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu…..; Lòng tin của nhân dân là tài sản thiêng liêng nhất, quý báu nhất của Đảng…..; Trước đây được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm tự hào, vinh dự, có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người, cũng như cả gia đình, dòng họ…;” 

Tuy vậy những giải thích, những lập luận của ông là ngược với tôi. Ông có biết vì sao trước đây được vào Đảng là niềm tự hào, vinh dự….không? Đó là do 3 nguyên nhân chính sau : (1) Vào Đảng sẽ có đặc quyền, đặc lợi. (2) Sự tuyên truyền rất mạnh về vinh dự trở thành đảng viên. (3) Đảng còn dựa vào lòng yêu nước và người ta còn thấy nhiều đảng viên tốt. 

RFA: Công an Việt Nam thẩm vấn nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân vừa bị Đức trục xuất

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân cùng Vợ và Con Gái.

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị Đức trục xuất hôm 26/3 đã về đến Việt Nam. 

Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, là con gái ông Nhân, vẫn còn tại Đức, xác nhận với RFA tin vừa nói hôm 27/3/2019. 

Được biết gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đang chờ xin Canada xin cấp cho quy chế tị nạn thì bị Đức trục xuất. 

Trả lời RFA từ Đức hôm 27/3, cô Nguyễn Quang Hồng Ân kể lại: 

“Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn.”

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Ngô Nhân Dụng: Đảng Cộng Sản buôn thần bán thánh

Chùa Ba Vàng ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Hình: Chuabavang)

Vụ chùa Ba Vàng bị vỡ lở vì làm tiền bằng cách gieo rắc mê tín dị đoan không phải chỉ là một hành động lẻ loi của một ông sư đảng viên quá tham lam. Cũng không phải chỉ là cuộc tranh chấp giữa một ông sư tỉnh lẻ với một ông sư ở trung ương được báo chí nhà nước hỗ trợ. Nhìn kỹ, thì đây là một “hiện tượng” nổi lên trên mặt nước mà dưới đáy lâu là “bản chất,” một chế độ độc tài toàn trị muốn kiểm soát cả các hoạt động tôn giáo. 

Ông sư chùa Ba Vàng, Vũ Minh Hiếu, 52 tuổi, là một đảng viên Cộng Sản. Ông ta mới cạo đầu năm 1999 sau khi xin vào chùa thực tập năm trước. Ông đã chọn tới xin học tại một thiền viện ở miền Nam do một vị hòa thượng được mọi người kính trọng sáng lập. Chính vị hòa thượng lớn tuổi chắc cũng không biết ông là người thế nào khi ông được xuất gia; nhưng ông sư trẻ 40 thì được hưởng lây uy tín. 

Năm 2001, Vũ Minh Hiếu, hiệu là Thái Minh, trở lại miền Bắc, từ năm 2007 được giao cho coi ngôi chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; lúc đó chỉ là một chùa rất nhỏ. Ông đã làm tiền rất giỏi, trong bảy năm xây nên một ngôi chùa với chánh điện được mô tả là lớn nhất Đông Nam Á! 

Mặc Lâm (Blog VOA): Khẩu nghiệp

Nguyên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. (Hình trích từ trang YouTube Nguyen Tuan Anh)

Sau khi gỡ bỏ nhiều bài viết trong chuyên mục “thỉnh oan gia trái chủ”, website chùa Ba Vàng không vào được vì “đang trong quá trình nâng cấp”, tuy nhiên cũng trong cùng một ngày, một video clip trên trang Youtube xuất hiện một người đăng đàn bênh vực cho Chùa Ba Vàng. (https://youtu.be/sZ5ZzJ_K-bE

Nếu là một Phật tử hay một tu sĩ thì đây là một việc hay, đáng suy gẫm nhưng người lên tiếng là một nguyên lãnh đạo cao cấp của hệ thống quyền lực Việt Nam: Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, từng nổi tiếng khi Việt kiều chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Mỹ ông Sơn đã tuyên bố “họ đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao”. 

Hiếm khi có một cán bộ cấp cao như ông Sơn đăng đàn bênh vực cho một scandal như Chùa Ba Vàng mà các bài báo, hình ảnh, video clip cùng nhiều nhân chứng đã chống lại ngôi chùa này một cách quyết liệt, chưa từng xảy ra tại Việt Nam. 

Michael Pillsbury: Chiến lược bí mật của Trung Cộng để thay thế Mỹ trong vai trò Siêu Cường lãnh đạo thế giới (The Hundred -Year Marathon: China's secret Strategy to Replace America as the Global Superpower - Lê Quốc dịch)

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã âm ỉ từ lâu trong não trạng của các lãnh tụ CS Trung Cộng, khởi sự từ Mao Trạch Đông và bùng nổ đời thứ V của vương triều đỏ: Tập Cận Bình. 

Phía Trung Cộng: Lợi dụng chánh sách sai lầm của nhiều trào Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Cộng đã cài một mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ: Từ Ngũ Giác Đài, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan hành pháp, lập pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA (National Strategic Agency) của Hoa Kỳ. 

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo: Nguy cơ gián điệp TQ trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ - từ lãnh vực nông nghiệp, đến lãnh vực công nghiệp cao, tạo ra mối đe dọa lớn nhứt cho Hoa Kỳ (Báo Business Insider). 

Phía Hoa Kỳ: Áp dụng một chánh sách sai lầm là nuôi dưỡng Trung Cộng cho giàu mạnh lên, với hy vọng là khi dân chúng có đời sống khá giả hơn sẽ áp lực làm thay đổi thể chế CS thành chế độ Tự Do Dân Chủ, gia nhập Cộng đồng thế giới. Và TQ sẽ là một thị trường lớn lao 1 tỷ 4 trăm triệu người cho Hoa Kỳ. Nhưng kết quả ngày nay chứng minh Hoa Kỳ đã sai lầm. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đã không hiểu tường tận người CS - nhứt là Cộng sản Tàu, Cộng sản Á Châu. 

Nhân vật khám phá ra đường đi nước bước, chiến lược bí mật kéo dài cả trăm năm của Trung Cộng chính là Tiến sĩ Michael Pillsbury - Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hudson Institute - cũng là tác giả quyển sách nổi tiếng "The Hundred - Year Marathon" do Nhà xuất bản Henry Holt and Co. phát hành năm 2015. 

Chiến tranh Mỹ - Trung đã phát khởi từ não trạng các lãnh tụ cộng sản 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiế́n – Những Bãi Phân Giữa Thời Mạt Pháp

Quỷ Lộng Chùa Hoang

Thành ngữ Việt

Bố mẹ tôi đều gốc gác nông dân, và đều là những phật tử thuần thành. Cũng như bao nhiêu người dân Việt chân chất khác, ngoài việc cặm cụi mưu sinh, đời sống (văn hoá, tinh thần, tâm linh) của ông bà – dường như – chỉ xoay quanh việc kinh kệ, chùa chiền, lễ bái, cúng dường …

Thưở ấu thơ (khi còn “lon xon như con với mẹ”) vào những lễ tết, tôi vẫn lon ton theo chân thân mẫu đến chùa. Vì đây là đất Phật nên bà yên tâm để tôi tha thẩn khắp nơi, suốt buổi, trong khi bận rộn làm công quả.

Cho đến lúc có thể đi đây, đi đó một mình thì tôi (thôi) không bao giờ lai vãng đến chùa chiền gì nữa. Không gian tâm linh của nơi thờ phượng tĩnh lặng và trang nghiêm quá, xem ra, không hợp lắm với cái “tạng” hiếu động của tôi!

Trân Văn (Blog VOA): Nên xin thua cho… lành!

Hình minh họa.

Cuối tuần vừa qua, nhân dịp Thaco – một tập đoàn tư nhân - mở rộng đầu tư vào nông nghiệp tại Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, đăng đàn tuyên bố, đại ý: Chìa khóa mới cho thành công giờ là… “ba bên (nhà nước – doanh nghiệp – dân chúng) cùng thắng” chứ không phải “hai bên (nhà nước - doanh nghiệp) cùng thắng” như trước nữa (1). 

Dẫu mới được tính là một “bên” nhưng thực tế quản lý, điều hành nông nghiệp – nông sản – thực phẩm tại Việt Nam, tốt nhất là dân chúng Việt Nam, bao gồm cả nông dân lẫn người tiều dùng - đối tượng sử dụng nông sản và các loại thực phẩm nên xin thua cho… lành. Tự thân “win” mà người đứng đầu hệ thống công quyền vừa quảng bá không có gì đáng để mừng! 

*** 

Cũng vào cuối tuần vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) Việt Nam, phát hành công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam ngưng ký hợp đồng mua các các loại thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate. Hoạt chất Glyphosate trong nhiều loại thuốc diệt cỏ đã từng làm rúng động dư luận trong vài năm gần đây vì có khả năng gây ung thư. 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Phạm Đình Trọng: Nỗi đau MASAN

Theo dõi cuộc chiến trên truyền thông giữa nước mắm Việt và nước chấm hóa học Masan, tôi thấy các bài viết đã chỉ ra sự mờ ám, gian dối, bất lương của Dự thảo TCVN12607.2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngạo ngược trình ra và nhăm nhe thực hiện. Qua đó cũng thấy đươc sự man rợ, mất tính người của những kẻ mưu mô giết hại một nghề tinh của tài hoa Việt Nam, loại bỏ nước mắm Việt ra khỏi đời sống người Việt cho thứ nước chấm hóa học Masan lên ngôi, độc chiếm thị trường, độc quyền trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. 

Chỉ vậy thôi cũng đã thấy cơ quan nhà nước cộng sản hiện nay được đồng tiền thuế máu, mồ hôi, nước mắt của dân nuôi nấng nhưng đã đốn mạt phản lại dân và cũng cho thấy đội ngữ quan chức đã bị quyền lực đồng tiền của những con buôn bất lương sai kiến như thế nào. Dự thảo về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm của Bộ Nông nghiệp cũng tanh tưởi nhức nhối như những BOT trấn lột móc túi người dân của bộ Giao thông mọc lên nhan nhản như phường lục lâm thảo khấu nổi lên thời xã hội nhiễu nhương, mục nát, quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày – Thơ Nguyễn Duy. 

Chỉ vậy thôi cũng thấy được sự hoành hành của tư bản hoang dã đã tàn phá đất nước Việt Nam, tàn phá lương tâm con người Việt Nam, tàn phá đạo lí xã hội Việt Nam, tàn phá cả những giá trị bền vững và sâu thẳm của nền văn minh lúa nước Việt Nam, nền văn minh từ hạt gạo tạo ra bánh chưng, bánh dày, từ con cá biển tạo ra nước mắm. Nước mắm Việt chính là một giá trị đặc sắc của nền văn minh Việt Nam. 

Nhưng không chỉ có vậy. 

Giết chết nước mắm Việt còn góp công, góp sức vào mưu đồ làm hoang hóa biển Việt Nam, làm cho biển Việt Nam hoàn toàn không còn những cột mốc chủ quyền sống là những con tàu đánh cá của người Việt, không còn bóng một người dân Việt bám biển của cha ông, để biển Việt Nam cho Tàu Cộng làm chủ. 

Ngô Nhân Dụng: Mueller kết luận những gì?

Điều Tra Viên Đặc Biệt Mueller (phải) trong ngày 24 Tháng Ba. Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr gởi phúc trình cho Quốc Hội Mỹ kết luận: “Không thấy ban vận động của Tổng Thống Trump, hoặc bất cứ ai trong đó đã thông đồng hay phối hợp với chính phủ Nga.” (Hình: Getty Images)

Ông Robert S Mueller đã “nộp bài” cho “thượng cấp” là ông Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr sau 22 tháng làm điều tra. Ông Barr đã viết bức thư 4 trang tóm tắt bản phúc trình gửi qua Quốc Hội Mỹ. Những gì chúng ta biết về kết quả cuộc điều tra của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Mueller chỉ căn cứ trên bức thư đó. 

Trong gần hai năm qua, nhiều người đả kích ông Mueller. Nhìn bộ mặt bình thản, kín đáo của ông, người ta chỉ thấy ông như một âm mưu của đảng Dân Chủ vạch lá tìm sâu, bới móc, phá phách ông tổng thống. Họ quên rằng ông Muller thuộc đảng Cộng Hòa, đã được một vị tổng thống Cộng Hòa bổ làm giám đốc FBI trước đây. 

Bây giờ, người ta thở phào nhẹ nhõm. Tổng Thống Trump là người vui nhất. Ông nói, “Không có tội, hoàn toàn và đầy đủ.” (It was a complete and total exoneration). Và ông nhắc lại một khẩu hiệu đã được nói và “tuýt” hàng 100 lần trong năm qua: “Không thông đồng! Không cản trở (công lý).” (No collusion, no obstruction). 

Đó là hai vấn đề được ban điều tra Mueller tìm hiểu. Ban Đặc Nhiệm này dùng 17 vị luật sư, khoảng 40 nhân viên điều tra chuyên nghiệp; đã đưa ra 2,800 lệnh đòi thẩm vấn (subpoenas) và 500 trát tòa, phỏng vấn 500 nhân chứng và gửi 13 thư yêu cầu đến chính phủ nước ngoài. 

Thiên Hạ Luận (VOA): Chùa của ai và tăng của ai?

Thích Trúc Thái Minh trong buổi “live stream” tối 21-3-2019 (ảnh chụp màn hình)

Hàng loạt động tác của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ Nội vụ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh, chính quyền thành phố Uông Bí, công an thành phố Uông Bí và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không đủ để dập ngọn lửa phẫn nộ của công chúng về các họat động liên quan tới chùa Ba Vàng và Đại đức Thích Trúc Thái Minh,… 

Trên mạng xã hội, bên cạnh những chỉ trích về chuyện “gọi vong, cúng oan gia trái chủ” đã xuất hiện tố cáo của một số Phật tử. Chẳng hạn Trương Nam Thi – người có bà mẹ tham gia tu tập với Đại đức Thích Trúc Thái Minh, phục vụ tại chùa Ba Vàng trong mười năm qua - kêu gọi nhà sư này hãy phóng thích mẹ của mình. 

Phạm Chí Dũng: Bắt giam Trương Duy Nhất nhưng sao không dám công bố?

Blogger Trương Duy Nhất trong lần đến California. (Hình: Facebook Trương Duy Nhất) Dường như toàn bộ chính thể độc đảng ở Việt Nam đã quyết tâm chọn thái độ im lặng vì không cơ quan nào chịu lên tiếng và dám lên tiếng vụ “bắt cóc Trưng Duy Nhất”…


Tin tức “từ trên trời rơi xuống” 


Phải gần hai tháng sau vụ “Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok,” một tin tức “từ trên trời rơi xuống” mới đến với người nhà của ông Nhất: Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada cho báo chí nước ngoài biết rằng phía trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 Tháng Giêng và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày. 

Không rõ cách thức thông báo bằng cách nào, nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào được chuyển cho gia đình ông Nhất – điều hoàn toàn sai nếu đối chiếu với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (khi bắt người, trong vòng 24 giờ, cơ quan bắt giữ phải thông báo cho gia đình). 

Bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất và là mẹ của Trương Thục Đoan, vào ngày 20 Tháng Ba đến Trại T16 với mục đích được thăm gặp chồng; nhưng cán bộ trại không cho gặp với lý do việc điều tra chưa xong. Tuy nhiên, việc Trại T16 chịu nhận một ít thực phẩm và áo quần do bà Cao Thị Xuân Phượng gửi vào cho chồng là một bằng chứng về “Trương Duy Nhất ở trong đó.” 

Người Việt: CSVN lần đầu lên tiếng: Trương Duy Nhất liên quan vụ án Vũ ‘Nhôm’

Blogger Trương Duy Nhất. (Hình: FB Trương Duy Nhất)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất bị công an CSVN bắt giam vì “có dấu hiệu sai phạm” liên quan đến “mua nhà không qua đấu giá” của Vũ “Nhôm,” theo lời tướng công an trong cuộc họp báo ngày 25 Tháng Ba, 2019. 

Tờ Thanh Niên trích lời Trung Tướng Công An Trần Văn Vệ, Chánh Văn Phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An cho biết “…trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ ‘Nhôm’, cơ quan điều tra Bộ Công An đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất. Thời điểm đó, ông Nhất là trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết tại TP. Đà Nẵng, đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua đất nhà không qua đấu giá gây thất thoát lãng phí. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.” 

Lần đầu tiên, người ta thấy chế độ Hà Nội lên tiếng về trường họp mất tích bí ẩn của ông Trương Duy Nhất tại Bangkok, Thái Lan, Tháng Giêng vừa qua. Tuy nhiên, qua bản tin nói trên của tờ Thanh Niên, công an CSVN chỉ nói ông Nhất “đang trong quá trình điều tra” chứ không xác nhận ông Nhất đã bị bắt giữ và bị bắt khi nào, ở đâu. 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Lê Hữu: Tôi yêu tiếng nước… Mỹ


Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…(1)

Câu hát quen thuộc, chỉ khác là “tiếng nước tôi” ở đây không phải tiếng Việt của nước Việt mà là tiếng Anh của nước Mỹ.

Những bạn trẻ gốc Việt ra đời ở Mỹ nếu có hát như vậy (hát bằng tiếng Mỹ, tất nhiên) thì cũng chẳng có gì lạ. Nếu có lạ chỉ là những người Việt nói tiếng Việt thành thạo, không ra đời ở Mỹ nhưng lại yêu tiếng nước Mỹ hơn cả “tiếng nước tôi” của mình. 

Tiếng nước Mỹ, tiếng nước tôi


“Chị cảm thấy rất là hép-pì.”

Một bà ca sĩ lớn tuổi, ăn mặc láng mướt, vẻ mặt phấn khởi hồ hởi, phát biểu cảm tưởng trong khúc phim quảng cáo thương mại trên một đài truyền hình quen thuộc của người Việt. Mặt hàng quảng cáo là một loại kem dưỡng da Nhật Bản. Khi được hỏi “Sau khi dùng qua mỹ phẩm này chị thấy thế nào?” bà trả lời như vậy. Ý bà muốn nói loại kem dưỡng da này rất tốt, dùng rất công hiệu và bà rất hài lòng. Tiếng “happy” được bà nhấn mạnh, tỏ rõ sự… happy. Bà không nói “rất vui sướng” hay “rất vui mừng” mà nói “rất là hép-pì”. Có thể do bà quen miệng, cứ lúc nào “hép-pì” được là “hép-pì”. Hoặc bà quên ít nhiều tiếng Việt chăng? (Không có lý nào, bà ca sĩ qua Mỹ khi đã lớn tuổi thì dễ gì quên được tiếng mẹ đẻ, nhất là những tiếng “vui”, “buồn”, “sướng”, “khổ” ấy rất gần gũi và quen thuộc trên cửa miệng người dân Việt từng bao phen “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”).(1) Hoặc bà cho là nói “happy” thì sành điệu và đẳng cấp hơn nói “vui mừng” hay “sung sướng”? Hoặc khán giả truyền hình là người Mỹ gốc Việt nên bà phải nói nửa Việt nửa Mỹ như thế cho dễ hiểu? (Thế thì vì sao không nói “I feel so happy” luôn cho tiện, lại dễ hiểu hơn). 

Cho dù lý do gì, bà ca sĩ này cũng yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.

Song Thao: Thành Tôn, Một Đời Mê Sách



Thời giờ đi chơi như ánh chớp. Không biết sao cho đủ. Tới Cali, người đầu tiên tôi ới bao giờ cũng là Thành Tôn. Cà phê cà pháo, ăn nhậu sương sương, ké xe của anh đi gặp bạn này bạn khác, nhưng tiết mục phải có bao giờ cũng là tới nhà anh. Có thời giờ thì được chị cho ăn mì Quảng. Không có thời giờ thì dăm ba câu chuyện vội vàng. Nhưng phải là tại nhà anh. Chẳng phải vì anh mà vì sách.

Trong văn giới Việt Nam tại hải ngoại có hai người khổ sở vì sách là Trần Hoài Thư và Lê Thành Tôn. Trần Hoài Thư có tên cúng cơm là Trần Quý Sách. Tên nào cũng…khổ. Tên Hán Việt “Hoài Thư” hay tên thuần nôm “Quý Sách” đều vận vào người như nhau. Anh vất vả sưu tầm và phổ biến kho tàng văn chương thời Việt Nam Cộng Hòa. Những đầu sách anh đã tự tay in và phát hành và nhất là Thư Quán Bản Thảo là tim óc, mồ hôi và, đôi khi, nước mắt của anh. Với tên cúng cơm và bút hiệu, anh là một người quý sách có cầu chứng tại tòa. Cái tên Lê Thành Tôn không được chính thống như vậy nhưng anh cũng là người quý sách có tiếng. Tới thủ đô của dân tỵ nạn Việt Nam, cứ theo Thành Tôn là có thể liên lạc với toàn thể giới viết lách vẽ vời tại đây. Anh như con chim bay qua bay lại với những cuốn sách quặp nơi chân. Anh chuyển sách một cách say sưa, không bao giờ biết mệt. Trên tay anh, trên xe anh, lúc nào cũng có sách. Khi qua Mỹ định cư, hành lý của anh cũng chỉ toàn sách. Sách không phải như bánh kẹo, hũ mắm, con tôm, con cá mà người rời nước mang theo dễ dàng. Sách, nhất là sách của thời trước 1975, là thứ phải đút lót mới mang ra khỏi nước được. Anh đã phải chi tiền. Nhưng sách anh mang theo đâu có phải là sách cho anh. Anh mang qua cho tác giả những cuốn sách đó dù không biết họ ở đâu, làm cách nào cho châu về hiệp phố. Những sách đó anh đã thấy trên vỉa hè sách cũ, nhiều cuốn có chữ ký tặng của tác giả. Những đứa con vất

Phạm CôngThiện: Anh sẽ hiện

Hình minh hoạ, FreePik

Anh sẽ hiện


Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện
Cả rừng cây không ai lên tiếng
Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang
Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến

Kiến lửa ngày xưa đốt mộng mơ
Nằm nghe con ngựa nhảy qua bờ
Em về bên ấy quên đi nhé
Anh chẳng bao giờ biết đến thơ

Một hàng áo trắng phất trong sương
Vũ trụ chiều nay sao quá buồn
Tôi đắp kín mền trong gác lạnh
Nghe mùa xuân dậy ở đông phương

Đông phương xanh lửa dậy tung hoành
Đông phương vàng dẫy chết chim oanh
Trời Paris chiều nay nhân loại ngủ
Em đi đi và nhớ quên anh

Đời anh buồn trần gian đi chợ
Mặt anh buồn như chim không thở
Cả sông này cả đời này nứt vỡ thành thơ
Rừng thơ hiện Đông phương im tiếng

Anh về rồi mây mọc bên hiên
Ồ em ơi trời đất chìm rồi
Đông phương lặng bướm ngày tan biến.

Đàm Duy Tạo: Chương 19 - Kim Vân Kiều Đính Giải

CHƯƠNG 19

KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2019

= = = = =

CÂU 1705 ĐẾN CÂU 1790
“Oai bà lại bộ / nhục kiếp thanh y”

1705. Nước trôi hoa rụng đã yên, [1]
Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian. [2]
1707. Khuyển Ưng đã đắt mưu gian, [3]
Vực nàng đưa xuống để an dưới thuyền.
1709. Buồm cao lèo thẳng cánh suyền, [4]
Đè chừng huyện Tích, băng miền vượt sang. [5]
1711. Dỡ đò lên trước sảnh đường, [6]
Khuyển Ưng hai đứa nộp nàng dâng công.
1713. Vực nàng tạm xuống môn phòng, [7]
Hãy còn thiêm thiếp giấc nồng chưa phai.
1715. Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai, [8]
Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?
1717. Bàng hoàng giở tỉnh giở say, [9]
Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu.
1719. A hoàn liền xuống giục mau, [10]
Hãi hùng nàng mới theo sau một người.
1921. Ngước trông tòa rộng dãy dài, [11]
Thiên Quan Chủng Tể có bài treo trên. [12]
1723. Ban ngày sáp thắp hai bên,
Giữa giường thất bảo, ngồi trên một bà. [13]
1725. Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra,
Sự mình nàng đã cứ mà gửi thưa. [14)]

Phan Khôi: Đọc Cuốn “Nho Giáo” Của Ông Trần Trọng Kim

Mặc dầu sống trong đời Âu hóa nầy, không biết Khổng giáo cũng không phải là người Việt Nam. Nho giáo là sách của Trần tiên sanh đã dùng thức lực và lắm công phu nghiên cứu mà soạn ra, mọi người Việt Nam đều nên đọc

Trần Trọng Kim - Phan Khôi

Mới rồi, tòa soạn Phụ nữ tân văn giao cho tôi một cuốn sách mới xuất bản, mà tác giả là Trần Trọng Kim tiên sanh đã gởi tặng, cậy tôi đọc qua và viết một bài phê bình cho xứng đáng. 

Sách, tên là Nho giáo, dày 344 trang, in thiệt đẹp, tại nhà in Trung Bắc Tân Văn, giá mỗi cuốn 1$20. Nho giáo nầy có lẽ là một bộ sách, chưa biết mấy cuốn, đây mới là cuốn I. 

Trần tiên sanh, trong tập báo nầy đã có lần giới thiệu ; và chính tôi, hồi ở Hà Nội, cũng từng được thừa tiếp tiên sanh. Trần quân rõ là một nhà học giả, mà lại thuần túy cái thái độ học giả đời nay, nghĩa là dùng phương pháp khoa học mà nghiên cứu các học thuật, bởi vậy làm ra sách vở rất có giá trị. 

Tiên sanh vốn là nhà Tây học, mà lại chuyên trị về các học thuyết phương Đông. Đã có hai lần tiên sanh giảng diễn về Khổng Tử và Lão Tử, bài diễn văn có đăng trong tạp chí Nam phong. Lại có lần, chính tôi thấy tiên sanh gởi mua kinh Phật bên Tàu thiệt nhiều, hình như tiên sanh đương nghiên cứu về Phật học nữa. 

Tôi sẵn có những điều ghi nhớ ấy trong đầu, tiếp được cuốn sách nầy, là tự nhiên phải đốt hương lên mà đọc. 

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Ngô Nhân Dụng: Quá nhiều nợ, có sợ hay không?

Hạ tầng cơ sở nước Mỹ hiện cần hàng ngàn tỷ đô la để tu bổ. Tuy nhiên, ngân sách một số bộ có mục xây dựng đường xá, cầu cống cũng bị cắt, như Công Binh (cắt 22%), Nội An (10%) và Giao Thông (mất 20%). Trong hình, chỉ một cơn mưa hôm 2 Tháng Hai, 2019, đường phố ở Los Angeles, California, chìm trong biển nước. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)

Thường ai cũng lo và ghét bị mang nợ. Tổng Thống Donald Trump là một. Năm 2015, ông tuyên bố: “Khi (nước Mỹ) nợ đến $18-$19 ngàn tỷ ($18-$19 trillion), họ cần một người như tôi để chấn chỉnh!”

Ông Trump năm đó cảnh cáo rằng nếu chính phủ Mỹ nợ đến $21 ngàn tỷ thì “Obama làm đất nước của chúng ta phá sản!” Khi tranh cử, ông hứa sẽ giảm bớt số nợ của quốc gia. Sáu tháng trước đây ông còn nói khi tăng thuế nhập cảng sẽ có tiền để chính phủ trả bớt nợ.

Đầu năm 2017, khi Tổng Thống Trump nhậm chức, số nợ của chính phủ Mỹ là $19.9 ngàn tỷ. Giữa Tháng Ba, 2018, tổng số vượt lên hơn $21 ngàn tỷ. Và Tháng Hai năm nay, đã lên trên $22 ngàn tỷ, bằng 78% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Tính ra, mỗi người dân Mỹ, người lớn lẫn trẻ em, hiện giờ đang mắc nợ $67,000.

Trần Mộng Tú: Lập Xuân

Hình minh hoạ, FreePik

Buổi sáng, nhìn ra ngoài khung cửa sổ. Trên vách đá khô, một cụm hoa Huệ (Hyacinth) trắng toát vừa chui ra từ một kẽ nứt của đá. Nắng dịu dàng của buổi sáng vừa ghé xuống in bóng của những con vịt chập chùng. Lạ nhỉ, sao lại có bóng của vịt in trên vách đá cao? Chạy vội ra ngoài ngó tìm đầu vườn, cuối vườn, xem những chiếc bóng này từ đâu tới? Chẳng có con vịt nào cả mà những chiếc bóng vẫn nhấp nhô trên vách đá. Có tiếng kêu trên cao vọng xuống, ngửng lên, Chao ơi! một đàn bốn, năm con vịt mới ghé đáp trên mái nhà, chúng đang dạo bước trên đó. Những con vịt bay đi trốn đông đã trở về.

A, thế là mùa xuân!

Buổi trưa, đi bộ, thấy hai bên phố hoa mận ngập ngừng nở, hoa đào nụ rưng rưng, những cành phô lộc nõn. Có một cái gì rất lạ trong không gian, chưa hết lạnh hẳn, cũng chưa gọi là ấm, gió nhẹ như hơi thở vừa nồng nàn, vừa thờ ơ. Chân đi mà không rõ đi dâu, cứ đi về phía trước, cứ theo cái màu hồng nhạt, cứ theo cái màu xanh nõn kia, rồi ngừng lại nhìn một chú thỏ hoang vừa chui ra từ bụi Sơn Lựu, chú chỉ bé bằng nắm tay của đứa lên trẻ năm. Chẳng biết chú báo mùa Xuân về hay mùa Xuân mang chú từ bụi hoa ra, đặt trên bãi cỏ.