Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Tina Hà Giang - BBCvietnamese.com: Quan hệ Mỹ-Việt có ấm lên sau gặp gỡ Trump-Kim ở Hà Nội?


Việc thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Hà Nội được cho là thắng lợi tốt cho Việt Nam về nhiều mặt, nhưng quan tâm chính của nhiều người vẫn là kết quả của hội nghị và triển vọng của quan hệ Việt-Mỹ sau sự kiện này. 

Trả lời phỏng vấn của BBC từ 23 đến 26/2, giới quan sát người Mỹ gốc Việt gồm kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, luật sư Trần Thái Văn và Tiến sĩ Lê Minh Nguyên chia sẻ nhận định của họ. 

'Một thắng lợi ngoại giao' 


Cho rằng việc thượng đỉnh Trump-Kim lần này được tổ chức tại Hà Nội là một thắng lợi của Việt Nam, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói: 

"Đây là một thắng lợi ngoại giao cho Việt Nam khi thủ đô Hà Nội được Hoa Kỳ và Bắc Hàn chọn là nơi tổ chức thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ của họ. Yếu tố tiện dụng có thể là then chốt cho hai quốc gia đang muốn giải quyết nhiều mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Nhưng Hà Nội có thể khai thác thắng lợi ngoại giao đó như thế nào thì chúng ta chưa biết." 

Luật sư Trần Thái Văn, cựu dân biểu tiểu bang California, thì nói rằng về khía cạnh tuyên truyền, sự lựa chọn Hà Nội cho biến cố lịch sử này sẽ đem lại một vài cơ hội tốt cho Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, nhất là về lãnh vực ngoại giao, an ninh, và kể cả du lịch. 

RFA: Hoa Kỳ và Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại hàng tỷ đô la, không đề cập vấn đề nhân quyền

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội hôm 27/2/2019
Các công ty của Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ký một loạt các thỏa thuận mua bán trị giá lên đến hơn 21 tỷ đô la nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch vào sáng ngày hôm nay, 27/2/2019. Vấn đề nhân quyền đã không được đề cập trong cuộc gặp cấp cao này. 

Các thỏa thuận mới được ký kết giữa các công ty hai bên bao gồm hãng hàng không Vietjet của Việt Nam mua 100 chiếc máy bay 737 – Max của hãng Boeing trị giá 12.7 tỷ đô la và 215 động cơ của hãng GE/CFM; Vietjet cũng ký hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ đô la với General Electric để hãng này cung cấp dịch vụ bảo hành cho 200 chiếc máy bay Boeing 737 Max; Vietnam airlines sẽ mua dịch vụ của tập đoàn công nghệ Sabre – nhà cung ứng giải pháp công nghệ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không, khách sạn và du lịch; hãng hàng không Bamboo Airways của Việt Nam cũng sẽ mua 10 chiếc Boeing 787-9. Theo ước tính của Nhà Trắng, những hợp đồng này sẽ tạo ra hơn 83.000 công ăn việc làm cho người dân Mỹ.

Trân Văn (VOA): Nông dân: Móng tiếp tục sụt thì nền ra sao?

Sơ đồ dự án hệ thống cống đập chắn mặn trên Sông Cái Lớn- Sông Cái Bé, sẽ tác động trên 1/4 diện tích toàn ĐBSCL và ảnh hưởng tới đời sống hàng triệu cư dân trong vùng. [nguồn: Ánh Sáng và Cuộc Sống]

Chính phủ Việt Nam vừa tổ chức một hội nghị về Tiêu thụ lúa. Tờ Tuổi Trẻ tường thuật đó là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của cả Bộ trưởng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Bộ công Thương và Ngân hàng Nhà nước (1). 

Sở dĩ chính phủ Việt Nam phải tổ chức một hội nghị về tiêu thụ lúa vì giá lúa liên tục giảm, nông dân đồng bằng sông Cửu Long chấp nhận lỗ nặng, bán như cho nhưng vẫn không có người mua (2). 

Điều đó đồng nghĩa với việc nông dân mất cả chì lẫn chài. Thời gian, công sức, vốn liếng đổ vào một vụ lúa không những không sinh lợi mà còn tạo thêm nợ nần vì mất vốn, mất cả khả năng trả nợ lẫn lãi! 

Tình cảnh nông dân thê thảm tới mức, Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu hệ thống ngân hàng thương mại nới lỏng điều kiện cho vay, giảm lãi để các doanh nghiệp kinh doanh nông sản mạnh dạn vay tiền, mua lúa cho nông dân... 

Nguyễn Anh Tuấn: Tự hào nên dành cho dịp khác

Không có gì bất ngờ trước niềm phấn khích của nhiều người Việt Nam với Hội nghị Thượng định Trump-Kim được tổ chức ở Hà Nội lần này vì đã lâu rồi Việt Nam mới có chút gì đó đóng góp để giải quyết những vấn đề quốc tế. 

Cảm xúc này của công chúng đáng được trân trọng bởi lẽ sâu xa nó phản ánh khát vọng của một dân tộc muốn thoát dần ra khỏi thân phận tầm gửi luôn dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế để vươn lên có một địa vị nào đó trên trường quốc tế và đóng góp cho quốc tế. 

Hân hoan một chút như thế cũng tốt, nhưng dĩ nhiên không nên để cảm xúc dẫn chúng ta đi xa quá. 

Nhất là khi nhìn vào lý do mà Việt Nam được chọn đăng cai hội nghị lần này. 

Bên cạnh việc thuận tiện về hậu cần đi lại, còn có một hậu ý chính trị mà cả đôi bên, Hoa Kỳ và Triều Tiên đều không hề giấu giếm. 

Với Triều Tiên, Việt Nam mặc dù đã cải tổ kinh tế song đảng cộng sản vẫn giữ được địa vị thống lĩnh xã hội. Với Mỹ và cộng đồng quốc tế, việc Bắc Hàn trở thành một Việt Nam thứ hai không phải là lựa chọn tồi, nếu không muốn nói là khá lý tưởng, bởi thế giới bớt được một nỗi lo hạt nhân, bù lại bằng việc cho phép Triều Tiên hội nhập, mở mang kinh tế. 

Laura Bicker (BBC News, Seoul): Thượng đỉnh Trump-Kim - Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40% GDP Việt Nam

Trong khi ông Trump và ông Kim gặp gỡ tại Thượng đỉnh lịch sử, BBC xem xét cách nước chủ nhà Việt Nam có thể đóng vai trò là hình mẫu cho tương lai của Bắc Hàn. 


Một trong những hình mẫu này là bà Dương Thị Thanh, người đã xây dựng một doanh nghiệp dệt may toàn cầu từ một căn phòng nhỏ ở Hà Nội với, về cơ bản, một sô bự vi khuẩn lên men. 

Bà Thanh nhuộm quần áo chàm truyền thống bằng cách sử dụng các kỹ thuật mà nhiều người cho rằng đã bị thất truyền. Đầu tiên, bà thuê nhân công ở Sapa thu thập lá cây chàm. Sau đó, bà lên men lá trong xô nhựa bằng rượu gạo, thứ mà bà đổ vào mỗi tối trước khi khuấy. 

"Vi khuẩn luôn ngủ," bà nói và cười khúc khích khi tôi đến thăm xưởng của bà. "Chúng không muốn làm việc vì chúng rất lười biếng. Nhưng chúng thích uống rượu." 

Bà cúi xuống và múc một cốc nước từ cái xô đang cầm trong tay. Nó có màu xanh lam nhạt với sắc xanh lục. Nhưng khi bà khuấy trong rượu, nó đổi sang màu xanh đậm. "Thấy chưa, rượu đánh thức chúng dậy," bà nói. 

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Ngô Nhân Dụng: Kim-Trump tái hội để làm gì?

Tổng Thống Donald Trump, sau khi gặp Kim Jong Un vào Tháng Sáu năm ngoái, đã khen Kim là người “yêu nước, thương dân” và tỏ ra rất có cảm tình. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Kim Jong Un lên ngôi năm 2011, nhưng tới năm 2013, tạp chí Forbes sắp hạng những người Hàn Quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới đã chỉ xếp Kim đứng hàng thứ ba! Kim đứng sau cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và tỷ phú Lee Kun Hee, chủ tịch công ty Sam Sung. Đây có lẽ là một điều cậu Ủn, 29 tuổi, không thể nào chấp nhận được. 

Lúc đó, Kim Jong Un đã lên làm chủ tịch Bộ Chính Trị đảng Lao Động Triều Tiên, chủ tịch chính phủ, chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, là Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Nhân Dân, và đã đeo lon thống chế khi mới 28 tuổi. Báo, đài cả nước, và người dân Bắc Hàn đều gọi Kim là “Thống chế” và suy tôn là “Lãnh tụ Kính Mến.” 

Kim Jong Un phải cho thế giới biết ai là người mạnh nhất trên bán đảo Cao Ly! Cuối năm 2013, Kim đã ra lệnh giết ông dượng, Jang Song-thaek, chồng của bà cô ruột và phụ tá thân cận của cha, bằng những phát súng cao xạ. Một, hai viên tướng bị tình nghi chống Kim được đem hành quyết bằng cách cho đàn chó cắn đến chết (khuyển quyết). 

Nguyễn Hữu Vinh: Ngưu Tầm Ngưu, Mã Tầm Mã

Cả nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học, chợ búa phải đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an như muỗi, người dân bị canh cửa bằng côn đồ và công an... 

Nửa nước phía Bắc bị tê liệt một phần, tiền dân đổ ra như nước lã, như giấy vụn mang đi đốt. 

Tất cả chỉ để chi đống tiền ra đón một tên được mệnh danh là "Côn đồ quốc tế". 

Chính hắn và cha ông hắn đã và đang đày đọa hàng chục triệu người Bắc Triều Tiên hàng mấy chục năm nay. Nhiều triệu người bị chết đói, nhiều trẻ em bị suy kiệt cho đến chết. 

Chính hắn đã không ngần ngại giết cả anh trai hắn bằng biện pháp dã man. 

Chính hắn đã ra lệnh giết chú, dượng và những người thân thích cũng như hàng vạn đồng chí của hắn đã nâng đỡ cha con, ông cháu hắn. 

Khi mà một con người làm điều thất nhân đức, có thể là do một cá tính. 

Nhưng khi cả ba thế hệ nhà hắn đều như thế, nghĩa là máu côn đồ, máu lạnh và sự bất nhân, tính thú vật đã thuộc vào giòng giống nhà hắn xưa nay. 

Nguyễn Hùng (VOA): Thượng đỉnh Kim-Trump: Tình yêu và ác mộng

Banner về thượng đỉnh Trump - Kim tại một nhà hàng Hàn Quốc.

Chủ Nhật vừa rồi, chỉ vài ngày trước cuộc họp thượng đỉnh hai ngày giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim tại Hà Nội, kênh truyền hình Fox yêu thích của ông Trump phát đi đoạn video với thổ lộ tình yêu của ông Trump với lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên. 

Trong đoạn video đó, ông Trump nói trước công chúng: “Chúng tôi [trao đổi qua lại] và rồi chúng tôi phải lòng nhau, được chưa.” Cử toạ cười ồ khiến ông nói tiếp: “Không [phải đùa đâu], thật đấy. Ông ấy viết cho tôi những lá thư hay lắm, và đó là những lá thư tuyệt vời. Chúng tôi đã yêu nhau.” 

Sau khi phát đoạn video này, người dẫn chương trình Chris Wallace của Fox News đề nghị Ngoại trưởng Mike Pompeo bình luận và ông nói: “Quan hệ có ý nghĩa [quan trọng]. Chúng ảnh hưởng tới mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, dù đó là chiến lược to lớn về phi hạt nhân hoá hay những chuyện đơn giản hơn… Chuyện các nhà lãnh đạo thực sự có thể trao đổi một cách hiệu quả là quan trọng. Tôi đã chứng kiến điều này trong các tuần và các tháng qua, tôi thấy họ trao đổi thông điệp, tôi thấy nhóm của chúng tôi hiểu các thông điệp mà hai nhà lãnh đạo phát đi.” 

VOA: Báo chí Toà Bạch Ốc buộc phải ‘nhường’ khách sạn Melia cho Kim Jong Un

Cảnh sát canh gác bên ngoài khách sạn Melia - Hà Nội, ngày 25/2/2019 trước hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim . (AP Photo/Vincent Yu)
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đang diễn ra tại Việt Nam thu hút đông đảo phóng viên nước ngoài tới Hà Nội đưa tin về sự kiện quan trọng này, trong số đó có nhiều phóng viên Mỹ.

Như các Tổng thống tiền nhiệm khi công du ra nước ngoài, Tổng thống Trump cũng có một đoàn báo chí gồm 13 người tháp tùng, thông thường đoàn báo chí ở cùng khách sạn của Tổng thống, nhưng trung tâm báo chí thông thường được đặt tại một địa điểm khác.

Tới Hà Nội nhiều ngày trước hai nhân vật chính, đoàn báo chí của Toà Bạch Ốc đã chọn khách sạn Melia làm trung tâm báo chí, nơi làm việc của hàng trăm ký giả Mỹ, cùng với các phóng viên nhiếp ảnh, quay phim, trong thời gian diễn ra thượng đỉnh.

Người Việt: Người tham gia đòi dân chủ bị cấm ra đường những ngày Trump-Kim đến Hà Nội

Ông “dân phòng tự quản” lấy tay che cho khỏi bị nhận diện khi bị chụp hình ngồi canh trước nhà ông Trương Văn Dũng. (Hình: Facebook Dũng Trương)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Những người tham gia đấu tranh đòi dân chủ tại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền CSVN đưa nhân viên an ninh đến canh giữ, cấm ra khỏi nhà cho đến hết những ngày Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un về nước. 

Những người tham gia vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền đưa lực lượng tới canh giữ quanh nhà, cấm bước chân ra đường, kể từ ngày Thứ Hai, 25 Tháng Hai, 2019 cho đến khi cuộc họp thượng đỉnh của tổng thống Mỹ với chủ tịch Bắc Hàn đã xong, ai nấy về nước. Đây là một chuyện luôn luôn xảy đến đối với họ mỗi khi có các sự kiện nổi bật. 

Đặc biệt là tại Hà Nội, sự canh giữ còn chặt chẽ hơn khi nhà cầm quyền đưa cả một sư đoàn quân đội phối hợp với hàng chục ngàn công an, cảnh sát cơ động, dân phòng siết chặt an ninh mọi ngõ ngách thủ đô nhằm bảo vệ an ninh cho một sự kiện CSVN hăm hở tổ chức để được hưởng tiếng khen lây. 

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Gió Bấc (RFA): Vì sao khách quý tới, chủ nhà đi vắng?

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Campuchia ngày 25/2/2019

Sự kiện Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa TT Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đang là tâm điểm của dư luận thế giới. Con số hơn 3000 nhà báo quốc tế đăng ký tham dự theo dõi sự kiện này đã chứng minh điều đó.

Sự kiện quốc tế, cơ hội lớn cho quốc gia


Nếu so sánh với các cuộc gặp cấp cao APEC hay các hội nghị quốc tế mang tính thường niên thì cuộc gặp tay đôi này không lớn về quy mô số lượng nguyên thủ quốc gia tham dự nhưng xét về giá trị lịch sử và tác động đến quan hệ ngoại giao chính trị Châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung hội nghi thượng đỉnh Mỹ - Triều mở ra nhiều khả năng lớn chấm dứt một nguy cơ hạt nhân ở Châu Á, chấm dứt cuộc chiến tranh hai miền Triều Tiên- Hàn Quốc, đảo ngược 180 độ quan hệ căng thẳng Mỹ - Triều hơn nửa thế kỷ qua…

Với Việt Nam, việc được chấp nhận đăng cai hội nghị đã là thành công lớn về ngoại giao. Báo Sputnik của Nga đã dự báo: Nếu quả thực hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được tổ chức tại VN một cách suôn sẻ, VN sẽ nhận được nhiều lợi ích về mặt song phương và đa phương. Cụ thể, về mặt song phương, việc thúc đẩy đối thoại Mỹ-Triều một cách tích cực thông qua vai trò chủ nhà cuộc gặp sẽ giúp VN trở thành đối tác tin cậy hơn nữa đối với không chỉ Mỹ và Triều Tiên mà còn cả Hàn Quốc. Trong bối cảnh VN đang rất cần những đối tác chiến lược thực sự tin cậy để đối phó với các thách thức về kinh tế, về vấn đề biển Đông, có được sự tin tưởng từ Mỹ và Hàn Quốc sẽ là sự khích lệ rất quan trọng đối với ngoại giao VN.{1}

Thanh Phương (RFI): Có thể chờ đợi gì từ thượng đỉnh Trump – Kim ?

Tại một cửa hàng in và bán áo T-shirt có hình lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, Hà Nội, ngày 21/02/2019REUTERS/Kham

Bắc Triều Tiên sẽ chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn hay chỉ giải trừ một phần? Hai lãnh đạo sẽ đạt được những thỏa thuận cụ thể hay chỉ ra những tuyên bố bày tỏ ý định? Washington và Bình Nhưỡng sẽ đi đến hòa bình hay sẽ lại cắt đứt quan hệ?

Mọi kịch bản đều có thể xảy ra sau cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong hai ngày 27 và 28/02/2019 tại Hà Nội.

Sau một thời gian dài gặp bế tắc về phi hạt nhân hóa, các nhà thương thuyết của Mỹ và Bắc Triều Tiên trong những ngày qua đã ráo riết đàm phán cho đến giờ chót để chuẩn bị cho thượng đỉnh Hà Nội. Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, như ông Vipin Narang, Viện Công nghệ Massachusetts, cho dù công việc chuẩn bị đi đến đâu, cả tổng thống Trump lẫn lãnh đạo họ Kim đều mong muốn là thượng đỉnh lần hai phải đạt được kết quả cụ thể, phải có những bước tiến so với thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore tháng 06/2018.

Nguyễn Tường Thụy: Trớ trêu Son, Tuấn vào lò

Sát giờ lên đường thăm Lào với Campuchia, “Tổng tịch” Nguyễn Phú Trọng không quên bắt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhốt cho chắc đã. Có lẽ việc bắt Son và Tuấn trước khi ông Trọng lên đường là để bổ sung vào kinh nghiệm chống tham nhũng mà ông Trọng sẽ chia sẻ cho 2 người bạn hàng xóm trong mấy ngày tới. Nghe nói cũng có nước này nước nọ (ví dụ Ai Cập) muốn học tập kinh nghiệm chống tham nhũng của Việt Nam. Cũng phải thôi, tham nhũng nhiều quá thì ít nhiều cũng có kinh nghiệm bắt tham nhũng chứ. 

Son và Tuấn bị khởi tố theo khoản 3 điều 220 Bộ Luật hình sự 2015, có khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù (Khoản 3: Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm), chứ không phải khung hình phạt “cao nhất” là 10 đến 20 năm tù như 1 vài trang báo thông tin. Điều này có nghĩa, nếu ông Trọng thương tình, giơ cao đánh khẽ như hai ông tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Hóa như 1 số người dự đoán thì phải đổi tội danh hoặc khung hình phạt.. 

Điều thú vị ở vụ án này là Son và Tuấn cả 2 đều từng làm Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và đều đã hoặc đang làm Phó ban tuyên giáo TW. Ngoài ra 2 phạm nhân này còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nữa, “đôi bên chức tước chẳng kém chi nhau”. 

Về chức vụ, Son không còn gì, kể cả chức “nguyên”. Nhưng không hiểu sao, 2 chức trong đảng của Tuấn là chức ủy viên TW và Phó ban tuyên giáo TW vẫn còn. Hay là ông Trọng “quên”? 

Với vị trí Bộ trưởng TT&TT, Son và Tuấn đều có quyền uy trực tiếp và rất lớn đối với báo chí. Cho nói gì thì được nói, cấm thì phải im, lỡ đăng phải rút bài, không nghe thì đình bản, rút giấy phép, phạt vạ, tước thẻ nhà báo, cách chức, đuổi việc... Suốt 7 năm thay nhau giữ chức Bộ trưởng TT&TT, có lẽ cũng đến vài vạn thẻ nhà báo đang sử dụng để hành nghề do Son và Tuấn cấp, nghĩa là thẻ có chữ ký cấp bởi những tên tội phạm. Ít có Bộ trưởng nào mà quyền hành liên quan đến nhiều người như Bộ trưởng TT&TT 

Mặc Lâm: Cái chết của một tổ chức văn hóa

Bản thông báo ngưng hoạt động Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh được bà Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019.

Đối với những ai quan tâm tới lĩnh vực văn hóa học thuật Việt Nam chắc không khỏi buồn lòng khi nghe tin Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh đã chính thức ngưng hoạt động. Bản thông báo được bà Chủ tịch Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019 và phát hành rộng rãi vào ngày 23 tháng này.

Một trong những nội dung cho biết “11 năm hoạt động cho phép Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vui mừng trước những thành quả bước đầu ấy trong việc khởi phát tinh thần “Hưng dân trí, chấn dân khí”. Nay do một số điều kiện khách quan, chúng tôi xin trân trọng Thông báo chấm dứt mọi hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh kể từ ngày công bố Thông báo này”.

Phải công nhận rằng Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một tổ chức được hình thành và hoạt động rất bài bản chuyên nghiệp, tập trung một số nhân sĩ trí thức cùng mục tiêu khai sáng tầm nhìn của người dân qua Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh một giải thưởng được Nhà xuất bản Tri Thức và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao hằng năm cho các cá nhân có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật.

Bên cạnh giải thưởng là sinh hoạt xuất bản sách do nhà xuất bản Tri Thức cộng tác với Quỹ cho ra đời các loại sách nghiên cứu, văn học, chính trị, giáo dục giá trị được giới trí thức đánh giá cao và người đọc tuy có sự tuyển chọn nhất định nhưng đa số đều chấp nhận hướng đi của nhà xuất bản.

VOA: Bất lợi chính trị cho Trump nếu thượng đỉnh Trump-Kim 2 không ‘đột phá’

Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường đi Việt Nam họp thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sắp có mặt tại Hà Nội tham dự cuộc họp thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giữa những hy vọng đạt được một thỏa thuận dẫn tới việc Bình Nhưỡng từ bỏ võ khí hạt nhân.

"Chúng tôi sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh tuyệt vời. Chúng tôi muốn phi hạt nhân hóa, và tôi nghĩ ông ấy sẽ đưa đất nước lập nhiều kỷ lục về tốc độ về mặt kinh tế,” ông Trump phát biểu tại Tòa Bạch Ốc trước khi khởi hành.

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, hai tháng trước từng tuyên bố cần có thượng đỉnh lần hai vì Triều Tiên chưa thực hiện các cam kết đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái ở Singapore.

Thêm một lần nữa thiếu bước đột phá quan trọng sẽ mang lại những hiệu ứng chính trị tiêu cực cho ông Trump.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Đỗ Tiến Đức: Thái Thanh Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ

Ca sĩ Thái Thanh

Sáng chủ nhật 1 tháng 12, 2002 vợ chồng Nguyễn Đắc Điều và vợ chồng tôi đã tới thăm chị Thái Thanh ở thành phố Garden Grove. Anh Điều là cựu chủ tịch Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành chánh, tức là đồng môn với tôi.

Buổi thăm nhau tuy diễn ra bình thường, nhưng cũng có ý đến cảm ơn chị, chả là hồi tháng 10, hai gia đinh chúng tôi tổ chức sinh nhật chung ở một nhà hàng, chị Thái Thanh đã tới dự và đã lên sân khấu trình bầy nhiều ca khúc để mừng chúng tôi.

Người nữ ca sĩ từng được vinh tặng là tiếng hát vượt thời gian và không gian này hiện sống trong một căn phòng của một chung cư dành cho người cao niên.

Căn phòng vừa đủ kê một chiếc giường ngủ, một bàn ăn nhỏ, và nơi tiếp khách cũng chỉ có chỗ cho hai ba người. Chị đã thiết trí căn phòng thật đơn sơ với bộ máy hát nhỏ, bình hoa, những tấm hình kỷ niệm, trên tường là những tranh và tượng Phật, giấy của chùa cấp chứng nhận chị đã qui y. Tôi nhìn tấm thân chị, nay đã còm cõi kiểu mình hạc vóc mai, mái tóc đã bạc phơ, chợt nghe chị nói : "Mình tạo cho căn phòng này thành một nơi chốn để thiền, để nghỉ ngơi, để tu Phật...".

Đàm Trung Pháp: Hội Chứng Xung Khắc Văn Hóa Trong Một Bài Thơ Xuân

THANH NAM tên thật là Trần Đại Việt, sinh năm 1931 tại Nam Định và mất năm 1985 tại Seattle.Ông là một trong những người viết văn và làm thơ được yêu chuộng nhất tại Saigon trước 1975. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết được nhiều người đọc, Thanh Nam còn sáng tác những bài thơ mượt mà thắm thiết tình người. Người ta quý mến ông vì tính trung thực trí thức với ngòi bút – Thanh Nam viết về cuộc đời mà ông đã thực sự sống, không giả tạo không cường điệu. Có thể nói văn và thơ của Thanh Nam phản ánh cuộc đời thực sự. Nhà văn Bình Nguyên Lộc nhận xét là linh hồn Thanh Nam đã “thấm sâu” vào văn thơ của mình (theo Tuần báo nghệ thuật số 36 năm 1966), và nhà văn Mai Thảo từng xác nhận câu “văn là người” áp dụng đúng nhất trong trường hợp Thanh Nam (theo cuốn Chân dung xuất bản năm 1985). 

Trong số những tác phẩm văn chương nhiều người đọc của Thanh Nam, ta có thể kể Bầy ngựa hoang (1965), Những phố không đèn (1965), Mấy mùa thương đau (1968), và Đất khách (1983). Nếu ta cần đọc một tác phẩm để giới thiệu Thanh Nam, tác phẩm đó là thi tập Đất khách xuất bản năm 1983; và nếu ta cần đọc một bài tiêu biểu nhất của thơ Thanh Nam, bài đó là Thơ xuân đất khách mà tôi đề cập đến trong bài viết này.

Thanh Nam sáng tác Thơ xuân đất khách tại Seattle ngày 18 tháng 2 năm 1977, tức là ngày mồng một Tết Đinh Tỵ. Trong văn hóa Việt, ba ngày Tết là thời gian long trọng nhất trong năm mới để dân chúng thờ cúng tổ tiên, viếng thăm bà con và bạn hữu, mặc quần áo đẹp nhất, và vui chơi. Nội dung của bài thơ này lột tả đích thực hội chứng của sự xung khắc văn hóa nơi quê người, cũng như lòng nhung nhớ biếng khuây cho quê mình.

thy an: Giã từ Úc Đại Lợi



*
chỉ còn bước chân của con chim hai màu đen trắng
trên thảm cỏ xanh ven bờ biển Úc Đại Lợi
trời ấm như nụ cười em bé trên cát…
mùa hạ thật dịu hiền 
giã từ Melbourne
chào tạm biệt Adelaide
trái tim rưng rưng buồn
một khoảng không gian như đóng lại

*
chỉ còn ánh mắt cảm ơn Trời Đất và Người 
đã cho ta những phút giây trân quý
nơi gia đình sum hợp, quây quần ngày Tết
cũng là nơi còn những tâm tình nồng ấm
trao cho nhau tiếng nức nở quê hương
biển xanh tươi thắm
cát ấm dưới chân
chiều dài của đại dương đo bằng tấm lòng Việt Nam trải rộng
nơi ta đi và ta về
rưng rưng cảm động khi đứng trước tượng đài chiến sĩ

Phạm Hảo: Waffles Lost And Found

Hình minh hoạ, Internet

Bữa cơm chiều ngày thứ Hai, tôi làm món Chicken Cordon Bleu và món rau kale, đậu trắng ( cannellini beans) trộn dầu dấm, hai đứa cháu ngoại thích lắm, ăn lấy ăn để, không phải năn nỉ, bắt ăn như mấy bữa khác, cháu Geddy 11 tuổi bảo tôi : “Em thích cái món đậu này, ngon quá, ngày mai bà làm nữa cho em ăn”. Bà ngoại, bà nội nào thấy cháu khen thức ăn của mình nấu ngon, lại còn đòi nấu tiếp nữa mà không sướng mê tơi cả lên, thế là nghe lời dụ dỗ của thằng bé.

Ăn cơm xong, ba bà cháu vừa dọn dẹp vừa bàn với nhau ngày mai sẽ nấu món gì có đậu trắng. Bàn cãi một lúc, đi đến quyết định là chiều mai sẽ có món đậu trắng nấu với xúc xích và sốt cà chua, ăn với bánh mì Como.

Thường tôi hay đi bộ ra chợ Safeway và Trader Joe’s, gần nhà hơn, và ở trên đồi, hai chợ lại nằm cạnh nhau, nên mua món gì mà chợ này không có thì chạy sang chợ khác rất tiện. Nhưng muốn có bánh mì Como và xúc xích ngon, tôi phải đi Metropolitan Market ở dưới đồi. Chợ này sạch sẽ, mọi thứ của chợ này từ thịt cá, đến rau quả, bánh trái, thức ăn nấu sẵn đều tinh khiết, ngon lành, không khi nào phải mua lầm những thứ hư hỏng, nhưng giá rất đắt, chúng tôi hay gọi chợ đó là “Chợ Nhà Giàu”.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Ngô Nhân Dụng: Khẩn trương hay không khẩn trương?

Người dân biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 18 Tháng Hai, 2019, tại Washington, D.C., sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố “tình trạng khẩn trương.” (Hình: Zach Gibson/Getty Images)

Năm vụ án đầu tiên kiện Tổng Thống Donald Trump về lệnh “toàn quốc khẩn trương” (National Emergency) đã được phân công cho ba vị quan tòa ở California và Texas. Ba ông tòa do ba vị tổng thống khác nhau bổ nhiệm, hai ông Dân Chủ, một ông Cộng Hòa! Cả nước Mỹ đang chờ coi tấn tuồng lý thú: Coi ông tòa nào xử như cho ông Trump thắng, ông tòa nào xử cho nguyên đơn thắng!

Hai vụ kiện ở California sẽ do Thẩm Phán Haywood S. Gilliam Jr. ngồi xử. Ông được cựu Tổng Thống Barack Obama (Dân Chủ) bổ nhiệm năm 2014 và làm việc tại Khu Bắc California, nổi tiếng là cấp tiến. Hai vụ kiện khác nạp tại tòa khu vực thủ đô, Washington, D.C.. Chủ tọa phiên tòa sẽ là Thẩm Phán Trevor N. McFadden, người được Tổng Thống Trump (Cộng Hòa) bổ nhiệm năm 2017. Thẩm Phán David Briones sẽ xét xử vụ kiện thứ năm, mà ông này do cựu Tổng Thống Bill Clinton (Dân Chủ) phong chức.

Liệu các quan tòa có xử theo xu hướng chính trị của họ hay không?

Chúng tôi tin rằng không!

Trước hết, vì chức vị thẩm phán rất có danh vọng, một người làm thẩm phán liên bang thường làm suốt đời, trừ khi phạm lỗi nặng và bị “impeached” (đàn hặc). Họ phải bảo vệ thanh danh và uy tín với những người cùng nghề; một thứ không thể lấy tiền tài hay quyền bính đem đổi.

Hà Thượng Nhân: Cuối năm, nhớ Anh Chị Võ Phiến

LỜI GIỚI THIỆU : Dịp Tết vừa qua một nhóm bạn văn đã đến thăm bà quả phụ nhà văn Võ Phiến, được bà cho xem một bài thơ của thi sĩ Hà Thượng Nhân viết tặng ông bà vào dịp Tết một năm nào không nhớ rõ. 
Được phép của bà Võ Phiến, chúng tôi xin chụp lại bài thơ với thủ bút của nhà thơ Hà Thượng Nhân, và ghi lại bài thơ Cuối Năm, Nhớ Anh Chị Võ Phiến như dưới đây.

DĐTK



Trần Mộng Tú: Vườn Măng Cụt

Hình minh hoạ, FreePik

Người con gái ra đón ông Thành ở ngay khu đậu xe của chung cư. Cô hồn nhiên nắm tay ông, cái nắm tay không phải dắt ông cho khỏi vấp ngã, nhưng tỏ sự thân tình. Cô vừa đi vừa nói:

- Lâu quá rồi bác cháu mình không gặp nhau. Con xem đồng hồ áng chừng giờ bác đến, thế mà đúng. Con vừa ra chưa được năm phút đã nhìn thấy xe bác rẽ vào. Bác trông còn khỏe quá!

Rồi cô thấp giọng. “Mẹ con đang chờ bác.”

Ông Thành nhìn cô con gái của bạn, nhớ lại ngày cô còn bé tí, nay đã gần bốn mươi rồi, không trách mình già. Ông xiết chặt tay cô, nhớ đến người đã đi biền biệt.

Ông Thành là bạn thân từ thời còn rất trẻ của cha mẹ cô, ông là bạn học của ông Lâm từ thời trung học. Họ cùng trưởng thành, ra đời làm việc, lập gia đình, gần như lúc nào cũng có nhau. Họ cùng di tản, tham dự ngày con cái nhau ra trường và cưới hỏi. Cách đây năm năm, ông Lâm qua đời, rồi bà Thành cũng chỉ còn là một nắm tro than. Ông Thành sức khỏe bắt đầu hơi kém đi theo tuổi tác. Sắp tám mươi rồi, còn trẻ trung gì nữa, ông làm biếng đi ra ngoài, sự liên lạc cũng thưa thớt dần giữa hai nhà. 

Tuần trước cô cháu Lan, gọi bác Thành thăm hỏi và nói thêm:

- Mẹ con mấy hôm nay không hiểu sao cứ mong gặp bác, nhắc bác hoài, bác có thể ghé qua xơi một bữa ăn trưa với mẹ con và con không?

Võ Phiến: Thẫn Thờ

Mình viết lách từ hồi nào? được bao lâu rồi nhỉ? Mằn mò nghĩ ngợi cho ra, e khó. Tí toáy tập tành, viết lèm nhèm, thì làm sao nhớ được từ năm tháng nào. Viết được ra trò, được cái đáng kể, thì biết cái nào là cái đáng kể mà ấn định lúc bắt đầu?

Vậy hãy phỏng chừng từ độ tuổi đôi mươi đến giờ: Sáu mươi năm. Trong chừng ấy thời gian, được gì nào?

Hai tiếng “được gì” hàm ý chọn lựa. Thế nào là “được.” Thế nào là chưa “được.” Khó thay. Tự nó, cái viết có giá trị gì, có tầm quan trọng nào chăng? Cũng khó nói quyết.

Viết, đại khái có cái sáng tác, cái suy tưởng. Sáng tác, như thơ, truyện, tùy bút thuộc về một phía. Còn suy tưởng, tra cứu, biên khảo, thuộc phía khác. Một bên là nghệ thuật, một bên là học thuật; nên tách riêng mà nói. 

Đồ dùng và đồ chơi


Chuyện sáng tác có gì đáng nói? Hồi nhỏ, tự dưng náo nức viết; rồi theo đà cứ viết hoài. Đó không phải là lý do chính đáng làm cho cái viết thành quan trọng.

Phàm đồ làm ra, xét về mục đích sản xuất, có một thứ là đồ dùng, một thứ là đồ chơi. Cái có công dụng gọi là đồ dùng; dù nhỏ bé như cái kim, sợi chỉ, như cái tăm xỉa răng, cái que ráy tai v.v... đều là đồ dùng. Còn những cái làm ra không có sở dụng thực tế, chẳng hạn con diều giấy, thì dẫu có to lớn bằng cái nong cũng gọi là đồ chơi. Đồ dùng thô sơ như cái búa, cái gối, cái đòn ngồi, vẫn là đồ dùng. Đồ chơi thì tinh xảo như chiếc phi cơ, gắn cục pin vào có thể bay tít lên cao cũng gọi đồ chơi thôi. Đồ dùng thì một viên thuốc nhỏ bằng hạt tiêu, đen sì, nằm lăn lóc, vẫn là để dùng một cách thận trọng. Còn đồ chơi thì dù cái pháo đốt kêu ầm ĩ, cây pháo bông tỏa sáng huy hoàng cả một góc trời, cũng đồ chơi thôi.

Võ Đình - đoản văn: Trẻ & Già

Ngày xuân, thường nói chuyện hoa. Thời Trung Đường, giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, sau T.C., bà Đỗ Thu Nương có viết bài “Kim Lũ Y”:

Khuyến quân mạc tích kim lũ y,
Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì,
Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
Mạc đãi vô hoa không chiết chi.

Ý rằng khuyên bạn đừng tiếc chi cái áo kim lũ quí giá. Hãy tiếc giữ lấy tuổi trẻ, thuở xuân xanh. Hoa nở, có thể bẻ thì nên bẻ ngay. Đừng chờ tới khi không còn hoa mới bẻ. 

Việt Nam hiện đại có câu ca dao, huỵch tẹt hơn, “thực tế” hơn, gần như sỗ sàng:

Chơi xuân kẻo uổng xuân đi,
Cái già sồng sộc nó thì theo sau.

Tiền chiến, thi sĩ Xuân Diệu thanh cảnh hơn, tuy không kém gấp gáp:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi(1)
(...) 

Vốn nặng tinh thần hoài cổ, và kính trọng tuổi tác, Đông phương truyền thống vẫn ý thức sắc sảo về dòng trôi vội vã của thời gian và sự tàn phai, hủy hoại. Huống hồ Tây phương ngày nay. Huống hồ Mỹ quốc ngày nay.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

BBC: Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

Trung Quốc vẫn xem cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam là một 'chiến thắng'
Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là 'chiến tranh tự vệ' mà Trung Quốc đã 'chiến thắng'. 

BBC: Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích "dạy cho Việt Nam một bài học", và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam? 

Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. 

Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra. 

Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ. 

Tuấn Khanh: Chuyện Lư hương: sự sụp đổ khó gượng của phía chính quyền


Giữa cơn giận dữ đang ngày càng lan rộng của người dân Việt, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vội vã tổ chức lễ an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại đền thờ Ngài tại số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, (tức Hiền Vương cũ), ngay vào trưa 20-2, nhằm 16 âm lịch Kỷ Hợi. 

Trong những bản tin ngắn đầy tính đối phó về việc an vị lư hương, nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh không cách nào che giấu nổi sự vội vã và lấp liếm sự kiện này, bắt nguồn từ việc đã manh động nhằm cản trở người dân đến thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, nhân ngày 17-2-1979, ngày tưởng niệm Trung Cộng xua 600.000 quân sang Việt Nam, giết hại người già, phụ nữ, em bé… và tàn phá làng mạc Việt Nam. 

Trên thực tế, hành động vô thần của nhà cầm quyền, đã và sẽ không có lời nào giải thích nổi vì sao một bộ máy nhà nước hùng hậu đã cho quây xe rác, dựng bao cát, kẽm gai chắn tượng đài, tổ chức an ninh, mật vụ bao vây khu vực này, không cho ai đến gần tượng đài Đức Thánh Trần vào ngày 17-2, một ngày chủ nhật, và cẩu lư hương đi mà không có bất kỳ một hành động tôn kính nào, chẳng hạn như làm lễ niêm hương cho việc di dời đó. Nên việc tổ chức rình rang lễ an vị, có hình ảnh phát đi chỉ cho thấy sự trí trá, mưu mẹo của kẻ cầm quyền. Đặc biệt thô bỉ khi cố ý tách một lư hương trong tổng thể kiến trúc tâm linh của người Việt đã có từ năm 1930, để gá ghép thừa vào một đền thờ vốn đã hoàn chỉnh. 

Nguyễn Tường Thụy: Chính quyền Tp HCM cần phải trả lư hương về vị trí cũ

Không phải ngẫu nhiên mà vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quận 1 Tp HCM cho xe rác vây quanh tượng đài Trần Hưng Đạo ở phường Bến Nghé, sực mùi xú uế, dùng vật chắn, dây dợ vây quanh tượng đài, đặt biển báo công trường đang thi công để ngăn chặn người dân đến thắp hương. Sự phẫn nộ của dư luận đang dâng lên từng giờ thì táo tợn hơn, cùng ngày, quận này lại cho cẩu lư hương đi chỗ khác, đẩy sự giận dữ trong công chúng lên ngùn ngụt. 

Mọi lời giải thích từ nhà chức trách Quận 1 không có lý do nào thuyết phục, rằng đặt lư hương ở nơi công cộng không phù hợp với tâm linh của người Việt, rằng cẩu đi để đặt lư hương vào đúng vị trí thờ phụng. 

Ngay lập tức, cư dân mạng không khó để tìm ra rất nhiều tượng đài kèm lư hương đặt ở nhiều nơi. Đó là Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu, đảo Nam Yết, đảo Song Tử Tây, Hải Dương. Tượng Hồ Chí Minh kèm lư hương còn nhiều hơn, hầu như tỉnh thành nào cũng có. Có người chỉ nhoằng một cái đã kê ra ảnh một loạt tượng đài Hồ Chí Minh kèm lư hương ở Công an tỉnh Ninh Bình, ở quảng trường TP. Cam Ranh, TP Vũng Tàu, ở khuôn viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, ở Kho 205 Bộ Quốc phòng... 

Xin hỏi lãnh đạo Tp HCM và Quận 1, phải chăng, những lư hương kèm theo các tượng đài này đều đặt không phù hợp và cần di dời?

Phải chăng, lư hương trước những tượng đài như thế này đặt không đúng vị trí, cần phải di dời? Ảnh Internet

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đi & Về


Việt Nam nuôi dưỡng các bạn thanh niên như người mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn. Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. 
T.T. Nguyễn Xuân Phúc

Chiều về trên xứ lạ 
Cười nụ cười Anglais 
Buồn qua hơi thuốc Thái 
Thèm một phin cà phê 
Chiều về trên xứ lạ 
Xe ngược xuôi trăm đường 
Trăm ngàn khuôn mặt lạ 
Mong một người đồng hương 

Tôi viết những câu thơ trên khi đến thủ đô Bangkok lần đầu, vào một chiều hè, năm 1980. Mấy mươi năm sau tôi trở lại nơi này với nụ cười Anglais cố hữu nhưng thuốc lá Thái đã biến mất khỏi thị trường, và “người đồng hương” thì xuất hiện (hơi nhiều) khắp mọi nơi. 

Minh Anh (RFI): Brexit đẩy nước Anh rơi vào tay Trung Quốc nhanh hơn

Logo của tập đoàn Hoa Vi và biểu tượng mạng 5G. Ảnh minh họa.REUTERS/Dado Ruvic/File Photo

Xử lý vụ Hoa Vi như thế nào ? Chưa có lúc nào Anh Quốc lại bối rối như lúc này. Luân Đôn bị giằng xé giữa đồng minh Washington và đối tác Bắc Kinh. Câu hỏi đặt ra : Trong bối cảnh tương lai kinh tế mịt mù vì Brexit, liệu rằng nước Anh có chấp nhận rủi ro hy sinh một phần sự hợp tác với các đồng minh truyền thống, để có được sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc ? 

Càng gần đến kỳ hạn Brexit, ngày 29/03, nước Anh càng "cuống quýt". Thái độ này thể hiện rõ qua việc chỉ trong vòng có vài ngày, nhiều cơ quan chính phủ Anh Quốc đã có những quan điểm trái ngược nhau về vụ Hoa Vi. 

Ngày 20/02/2019, một báo cáo của Royal United Service Institute (Rusi) đã khẳng định Anh Quốc chẳng có lợi gì khi để tập đoàn viễn thông Trung Quốc tham gia việc phủ sóng mạng 5G chiến lược. Báo cáo này phản bác lại tuyên bố của lãnh đạo cơ quan tình báo Anh quốc trước đó vài ngày cho rằng các thiết bị viễn thông của Hoa Vi không hàm chứa nhiều rủi ro, đến mức phải cấm tập đoàn này gia nhập thị trường. 

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

RFA: “Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á”

Chính quyền Hà Nội tuyên các bản án tù nặng nề đối với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có chuyến đi đến thủ đô Washington D.C để vận động cho nhân quyền và dân chủ. 

Ông Phil Robertson dành cho Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn liên quan tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

Trước hết, ông cho biết ghi nhận của HRW về vụ việc Blogger Trương Duy Nhất mất tích vào ngày 26 tháng 1 vừa qua: 

Ông Phil Robertson: Vụ việc xảy ra thật sự là bí ẩn. Có thể nói rõ ràng là ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan để tìm quy chế tị nạn chính trị và ông Nhất đã xuất hiện tại văn phòng làm giấy tờ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và có hình ảnh chứng minh cho điều này. Chúng tôi cũng nhận được tin ông Nhất có gặp gỡ và liên lạc với một số người mà ông tin cậy trước khi mất tích. Chúng tôi thật sự không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng, chúng tôi quan ngại Chính quyền Việt Nam có liên can trong việc bắt ông Nhất và làm cho ông ta mất tích. 

Phạm Chí Dũng: Vì sao Việt Nam ‘tôn trọng quyền tự do hàng không ở Biển Đông’?

Người phát ngôn BNG Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (Twitter MoFAVietNam Spokesperson)

Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’. 

Đi với Mỹ có mất đảng? 


Vừa hiện ra một khái niệm mới trong cách phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia”. 

Khái niệm trên được ‘kiến tạo’ bởi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo vào ngày 15/2/2019 về việc tàu hải quân Mỹ vừa đi qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Trước đó vào ngày 11/2, Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Cổ-Lũy từ Nam California: “Chiến Tranh Và Điều Tra”

Ngày Giao Thừa, các công tố viên liên bang Nam New York (SNYD) đưa trát đòi tài liệu về những liên hệ giữa Ủy Ban Nhậm Chức Tổng Thống Trump và số tiền $900 nghìn ông Imaad Zuberi đóng góp. Ông cũng đã ủng hộ tiền cho Tổng Thống Barack Obama và ứng viên Hillary Clinton và nhiều người khác—tổng cộng khoảng $2 triệu, trong đó số tiền $900 nghìn cho ông Trump là lớn nhất. Ông Zuberi, gốc Ấn và Hồi, nhà đầu tư tài chính lớn, bị xem là dùng tiền từ Nam Á, một số nước Ả-Rập để “lóp-bi” cao cấp ở Washington bất hợp pháp. Ông giải thích rất hợp pháp, “Phải bỏ tiền để liên hệ và mua ảnh hưởng” với chính quyền thủ đô. Đây là “hối lộ” ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ bất hợp pháp ở Mỹ vì hai điều: Tiền có thể đã được “rửa” từ giới lãnh đạo lưu vong hay còn tại chức, và Zuberi không đăng ký trong vòng 10 ngày bắt đầu “lóp-bi.” Thêm bất hợp pháp nữa: Ủy Ban nhận tiền “rửa” rồi lem nhem trong việc tiêu pha tổng số $107 triệu ủng hộ lễ nhậm chức, như dùng $20 triệu cho người quen của phụ tá cho phu nhân Melania Trump không rõ để làm gì, và $100 nghìn trả lệ phí luật pháp cho rể tổng thống Jared Kushner. 

Mùng Một Tết, trong diễn văn “Tình hình đất nước” tổng thống nói phía Dân Chủ có chọn lựa giữa “hòa bình và làm luật” hoặc “chiến tranh và điều tra” với hành pháp. Ông cũng kêu gọi hai phía dân cử Cộng Hòa và Dân Chủ “nắm lấy cơ hội rộng mở để hợp tác với nhau, thỏa nhượng lẫn nhau và làm việc cho lợi ích chung.” Ba điều nghe rất cao đẹp, nhưng hoàn toàn trái ngược những gì ông nói, “tuýt” và làm như một ứng viên, rồi tổng thống suốt hai năm qua. Đây cũng đi cùng điều kiện là phía Dân Chủ đa số ở Hạ Viện phải ngừng những điều tra vào chính quyển. 

ĐIỀU TRA MỞ RỘNG 


Mùng Hai Tết, dân biểu Dân Chủ cầm đầu các ủy ban giám sát tiếp tục và mở thêm một loạt điều tra mới về liên hệ chính trị lẫn tiền bạc giữa ứng viên rồi Tổng Thống Trump với Nga—ngoài những điều tra của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller (SCO) và SNYD về liên hệ Trump-Putin. Theo tờ Los Angeles Times tiêu biểu cho miền Tây, Dân Biểu Nam California Adam Schiff, nguyên công tố viên và nay là Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo, cùng các chủ tịch Dân Chủ khác giải thích: Điều kiện của tổng thống không hợp lý. Những câu hỏi về ảnh hưởng của Nga không những ở trong giai đoạn tranh cử mà còn suốt hai năm đầu của chính quyền Trump chưa được trả lời. 

BBC: Trump-Kim 2 - Bắc Hàn có thể học gì từ chủ nhà Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ diễn ra tại ở Hà Nội vào cuối tháng Hai

Chỉ một tuần nữa, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần thứ hai và lần này ở Việt Nam. 


Cả thế giới sẽ dõi theo các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa của họ, nhưng ông Kim cũng rất có thể sẽ tận dụng cơ hội để quan sát quốc gia chủ nhà, Việt Nam. 

Ông Kim rất có thể sẽ thích những gì ông ta thấy ở Việt Nam. Vốn cũng như Bắc Triều Tiên, Việt Nam là một quốc gia Cộng sản độc đảng. 

Nhưng kể từ 1986, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á - Ngân hàng Thế giới cho biết GDP của nước này có thể đạt 6,6% trong năm nay. 

Và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được điều này trong khi vẫn giữ được quyền lực tuyệt đối. 

Hà Nội không cho phép sự tồn tại của các nhóm đối lập, duy trì "sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp" với quân đội và công an. Theo tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế, đã thực hiện một "cuộc đàn áp không ngừng đối với giới bất đồng chính kiến". 

Mạnh Kim: Lãnh đạo có cần đọc sách không?

Tại một hội chợ sách tại Thư Viện Quốc Gia Cambodia, Phnom Penh. Hình minh họa.

Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không? Câu hỏi đơn giản này là một “bí mật chính trường” Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia. 

Thư viện cá nhân của Tổng thống Mỹ John Adams có hơn 3.000 đầu sách; trong khi đó, bộ sưu tập sách của Thomas Jefferson đã khiến ông… đổ nợ và sau đó trở thành một trong những bộ sách chủ lực của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Theodore Roosevelt đáng nể không kém. Ông có thể đọc nhiều cuốn trong một ngày và còn chấp bút viết hơn chục tác phẩm với nhiều chủ đề. Đọc sách không chỉ là thú vui. Nó còn đóng góp vào tư duy xây dựng chính sách. Harry Truman là trường hợp điển hình. Bù lại khiếm khuyết chưa tốt nghiệp đại học của mình, Truman đọc rất nhiều sách, đặc biệt lịch sử và tiểu sử. Trên Washington Post, tác giả Tevi Troy cho biết, việc ủng hộ lập quốc Israel của Truman có ảnh hưởng từ kiến thức sách vở của ông, trong đó có bộ sử Great Men and Famous Women do Charles F. Horne biên tập. 

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Ngô Nhân Dụng: Thấy quốc sỉ mà không biết thẹn

Việc lư hương lớn để dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo, ở Công trường Mê Linh bị chuyển đi nơi khác đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. (Hình: Lao Động)

Năm 1284, quân nhà Nguyên tấn công qua biên giới, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn biết mình yếu thế bèn rút quân về ải Chi Lăng, sau đó lại rút lui về Vạn Kiếp. Sau khi trấn an Trần Nhân Tông vững tâm kháng địch, Hưng Đạo Vương đã phát một bài hịch để khích lệ lòng ái quốc và tinh thần bất khuất của tướng sĩ. 

Trần Hưng Đạo viết, “ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương,” khi quân nhà Nguyên đang tính biến từ vua tới dân Việt thành nô lệ. Ngài mô tả “…trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng… bắt nạt… cậy thế… ỷ thế… để vét bạc vàng… lòng tham không cùng…” Hưng Đạo Vương hỏi các tướng sĩ, “Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn,… (hay sao?)” (Trần Trọng Kim dịch). 

“Trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn!” Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương muốn nhắc nhở tất cả mọi người dân Đại Việt lúc đó. 

“Trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn!” Người dân Việt Nam bây giờ, và mãi mãi không quên! 

Chính vì những lời nói đó làm sôi máu hàng triệu người dân, cho nên đảng Cộng Sản Việt Nam phải “ra tay” với Đức Thánh Trần ở Sài Gòn năm nay. 

Quách Hạo Nhiên: Đảng, Truyền Thông Và 40 Năm Cuộc Chiến Tranh Chống Quân Xâm Lược Trung Quốc 1979

"Muốn biết chiến tranh là cái gì người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt không phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế, tổng tư lệnh không bị bom đạn làm trầy miếng da nào" mà nên "hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng... hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết những nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp..."! (“Vết thương thứ mười ba” – Trang Thế Hy). 

Vì sao “Đảng ta” lại bất ngờ “bật đèn xanh” ? 


Thật bất ngờ là năm nay cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 được các cơ quan truyền thông nước nhà thuật lại một cách rầm rộ và khá chi tiết đến mức nhiễu loạn ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy vẫn chưa có cơ sở vững chắc nào để khẳng định việc “bật đèn xanh” này có phải là bước tiến thật sự trong nhận thức đặc biệt là trong vấn đề “Thoát Trung” của những lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay hay không nhưng trước hết, hãy cứ tạm vui mừng trước đã. Không vui sao được vì đã hơn 30 năm qua (tính từ ngày cuộc chiến này kết thúc (1989) và mật ước Thành Đô (1990) được bí mật kí kết) gần như tất cả mọi vấn đề có liên quan đến cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu này hoàn toàn bị bưng bít, che giấu (thậm chí những ai cả gan nhắc đến cuộc chiến tranh này có khi còn bị kết tội là “phản động” hay “kích động lòng thù hận”, “gây chia rẽ tình hữu nghị” của hai Đảng hai dân tộc Việt - Trung). Minh chứng rõ nhất là, toàn bộ sự kiện lịch sử đau thương này chỉ được đề cập một cách sơ sài trong Sách Giáo Khoa lịch sử để dạy cho các em học sinh phổ thông vỏn vẹn mấy dòng. Trong khi đó với cuộc kháng chiến “chống thực dân Pháp” và “đế quốc Mỹ” thì không biết cơ man nào là sách, báo, tài liệu cùng với đó là vô số các cuộc mít tinh tuyên truyền, kỷ niệm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đáng nói hơn, ở chiều ngược lại, bên kia biên giới “người bạn vàng”, “người anh em”, người “đồng chí 4 tốt” của “Đảng ta” vẫn không thôi tuyên truyền với con dân của họ rằng đây là cuộc chiến tranh nhằm “tự vệ, phản kích” trước một Việt Nam “vong ân bổi nghĩa”! Từ đây, một câu hỏi mà những ai nếu quan tâm đến chính trường cũng như các vấn đề xã hội Việt Nam hôm nay không thể không đặt ra là tại sao năm nay “Đảng ta” lại đột ngột thay đổi thái độ như vậy? Trong cái nhìn tích cực nhất, tôi thử nêu ra 3 lý do cơ bản để lý giải cho sự “bẽ kèo” rất đột ngột này của “Đảng ta” như sau: 

TS. Phạm Đỗ Chí: Triều Tiên sẽ học được gì từ Việt Nam?

Sau kỳ nghỉ Tết dài truyền thống, Hà Nội và chính phủ Việt Nam đang tất bật bắt tay vào việc tổ chức kỳ họp thượng đỉnh 2 giữa Hoa kỳ (HK) và Triều Tiên. Đây cũng là dịp hiếm có Việt Nam được phô trương vai trò chính trị và trung gian của mình trên trường ngoại giao thế giới, và theo tuyên bố của chính phủ Hà Nội, cũng là dịp quảng bá thành tích Đổi Mới của Việt Nam. 

Chủ tịch K. Jong-Un đã ngỏ ý là trong kỳ viếng thăm chính thức này sẽ thảo luận để học hỏi mô hình kinh tế đổi mới của Việt Nam từ 1986, được coi là “thích hợp với hoàn cảnh đặc biệt của Triều Tiên”. Chính yếu là sẽ theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế nhưng không thay đổi về chính trị, tức là vẫn duy trì chế độ toàn trị như VN. Đương nhiên Việt Nam rất hân hoan với việc “làm thày” này, và lại có dịp quảng cáo “mô hình phát triển kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”, mô hình mà chính Ông cựu Bộ trưởng Bộ Đầu tư Kế hoạch Bùi Quang Vinh thành thật thú nhận là “không có trong lý thuyết mà cũng không ai hiểu trong thực tế”. 

Điều thú vị là VN sẽ có dịp “đổi ngôi”, từ vai trò “người thày” dạy về đổi mới kinh tế cho Triều Tiên từ hôm ông Jong-Un sẽ thăm chính thức Việt Nam vào ngày 25/2, sang vai trò “lãnh hội” kinh nghiệm về cải cách thể chế và thị trường với Mỹ vài hôm sau, từ 28/2 khi TT Trump có cuộc viếng thăm chính thức với Việt Nam. 


Triều Tiên sẽ học được gì từ Việt Nam để đổi mới kinh tế? 


Hàn Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng nhất: Triều Tiên có điều kiện lợi ích nhất là sự dẫn dắt và giúp đỡ của Hàn Quốc trong vấn đề cải tổ thị trường, đầu tư xây dựng hạ tầng vốn là điểm mạnh có sẵn của Triều Tiên với các chi tiêu cao về quân sự, sản xuất hàng tiêu dùng với sự chuyển giao công nghệ, tiếp cận các thị trường xuất khẩu với lợi thế sẵn của Hàn Quốc, và nhất là tham dự chuỗi sản xuất của nước này trong các khu liên hợp có sẵn ở khu vực biên giới hay mở thêm ở các nơi khác với sự đoàn tụ gia đình Hàn-Triều… 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Bác Trọng


Anh đến thăm em đêm 30 
còn đêm nào vui bằng đêm 30 
anh nói với người phu quét đường 
xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em 

(“Anh Đến Thăm Em Đêm 30” nhạc: Vũ Thành An, thơ: Nguyễn Đình Toàn) 

Có lẽ đây là lần đầu tiên, và (không chừng) cũng là lần duy nhất, đám phu phen quét đường của miền Nam nước Việt được giới văn nghệ sĩ của vùng đất này (vô tình) đưa vào tác phẩm. Ở miền Bắc thì hoàn toàn khác, với chủ trương “văn nghệ công nông binh,” lớp người khốn cùng này được nhắc nhở đều đều, cùng với rất nhiều “ưu ái!” 

Chả những thế, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (Nam/Bắc hoà lời ca) một công nhân của Sở Vệ Sinh Thành Phố Hồ Chí Minh – bà Lê Thị Thêu – còn được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu ra ứng cử để trở thành đại biểu Quốc Hội nữa cơ. 

Viết từ Sài Gòn: Cướp ấn đền Trần và cẩu lư hương Thánh Trần

Những năm 2000, đền Trần ở Lào Cai, ngay thị xã Lào Cai, bên bờ sông Nậm Thi có bức tượng Đức Thánh Trần oai nghi đứng chống gươm nhìn sang phía Trung Quốc, đền thờ của Ngài ngự trên ngọn đồi cao, tượng của Ngài đứng trước đền. Sau 20 năm, quay trở lại Lào Cai, điều làm tôi hãi hùng nhất là đền Mẫu và Đền Trần - hai ngôi đền lớn nhất Lào Cai đã hoàn toàn thay đổi, tượng Đức Thánh Trần bị bứng đi mất, thay vào đó là một tiểu viên với 12 con giáp Tí Sửu Dần Mão Thìn…, nền chân tượng đã bị ủi thấp xuống chừng 20 mét so với nền cũ. Tiểu viên 12 con giáp cũng là nơi các đôi nam nữ du khách Trung Quốc cõng nhau, ôm nhau chụp hình nhiều nhất… 

Trong lúc du lịch khai thác triệt để vào các ngôi đền liên quan đến Trần Hưng Đạo, như lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định, lễ phát lộc đền Trần ở Lào Cai và Hưng Yên, lễ khai lộc đền Trần ở các quận trong thành phố Sài Gòn và hầu hết các đền Trần ở các tỉnh trên cả nước. Đùng một cái, câu chuyện cẩu bát nhang trước tượng Trần Hưng Đạo ở quận 1, Sài Gòn khiến tôi nghĩ đến ngay hai vấn đề: Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn và; Kĩ nghệ du lịch bẩn đã vào tận đền thờ. 

Ở vấn đề thứ nhất, Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn. Sở dĩ tôi đặt câu hỏi như vậy bởi tôi liên tưởng đến đền Trần Lào Cai. Thời bức tượng Thánh Trần bị bứng đi ở đến Trần Lào Cai là thời ông Giàng Seo Phử làm Bí thư tỉnh ủy Lào Cai. Thời đó, ông Phử còn hơn cả một ông vua xứ Lào Cai. Ông xây biệt thự trong khu phố khá yên tĩnh nhưng phồn thịnh của Lào Cai. Nhà ông Phử xây trong khuôn viên một khu vườn cổ, bên hông trường trung học Lào Cai, diện tích chừng 1500 mét vuông, được “dồn điền đổi thửa” từ rất nhiều ngôi nhà trên phố. Cái giếng cổ đóng ngay vị trí phòng khách của ông Phử, ông cho lấp và mời một thầy địa lý bên Tàu sang bấm độn, giếng phải lấp 2 lần, lấp xong, lại đào lên và trục sạch đất đen sau đó yểm châu sa thần sa lại lấp thêm lần nữa. (Tôi biết chuyện này vì lúc đó tôi lang thang ra Lào Cai, làm thợ hồ ngay trong công trình này). 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

TS. Phạm Đỗ Chí: Sài Gòn Theo Bước Singapore: Giấc Mơ 20 Năm Tới

Tôi được đọc một bài trên mạng BBC kể về huyền thoại Singapore từ một làng chài năm 1819 nay trở thành một nước trù phú vào bậc nhất thế giới chỉ sau 200 năm. 

Tất cả chỉ nhờ sức người và khả năng nhiều thế hệ lãnh đạo, nhất là cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được đảo quốc tôn sùng là "cha già dân tộc", người có công lớn nhất trong câu chuyện phát triển thần kỳ đó. 

Bài viết cũng nhắc nhở nhiều hình ảnh và câu chuyện so sánh với Sài Gòn trong thế kỷ qua. Đặc biệt là vào năm 1954 sau phong trào di cư của hơn 1 triệu người từ Bắc vào Nam, chính ông Lý sau khi thăm Sài Gòn đã lớn tiếng tuyên bố e ngại cho tương lai Singapore, chứ không phải Sài Gòn. 

Sau 1975, ông Lý biết là điều mình e ngại đã không đúng vì Sài Gòn là thủ đô của miền Nam Việt Nam đã bị tàn phá sau hơn một thập niên chiến tranh ác liệt. 

Nhưng ông đã gặp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời đó và nhiều lãnh đạo kế tiếp, để cố vấn cho chính phủ nước Việt Nam thống nhất lúc đó các chiến lược và chính sách để phục hồi và phát triển kinh tế hậu chiến, giúp Việt Nam thành con hổ Châu Á như Singapore. 

Tuấn Khanh: Về đâu, 17-2



Những ngày 17-2 luôn đầy biến động. 40 năm trước, cũng ngày này, người Việt ôm nhau chạy ngược xuôi trước đạo quân xâm lược của Trung Cộng. Trẻ nhỏ cũng bị giết, người già cũng bị chết. Đất nước đau thương trong họa cộng sản xâm lược. 

17-2 hôm nay, năm 2019 cũng không bình yên. Người Việt nắm tay nhau, cố sống sót trong tình hữu nghị cộng sản Việt-Trung, nhìn quê hương tan rã. Nhìn người yêu nước bị giam hãm và tổ tiên bị phỉ báng ngay trước mắt mình trong ngày tưởng niệm. 

Khó ai tin được là nhà cầm quyền hôm nay lại có thể dùng một loại kế sách bệnh hoạn, đển mức dùng xe rác bao vây tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Rồi ai đó đã ra lệnh dùng xe cẩu, mang lư hương lớn trước tượng đài đi nơi khác, vì sợ sẽ có người dân nào đó đến cắm vài nén nhang, tưởng nhớ những người Việt đã chết vì đất nước, sợ có ai nuôi trong mình sự thật về kẻ xâm lược mà quê hương ngàn năm vẫn chưa bao giờ thấy bình yên. 

Nguyễn Quang Duy: Làm cách nào để “giải độc” lịch sử chiến tranh?

Trên vietnamnet.vn (*), Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt-Trung. 

Trung cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô. 

Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. 

Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để “giải độc” lịch sử Giáo sư Tung đề nghị: 

“Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung - Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”. 

Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này. 

Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện là Chủ biên chương trình Lịch sử giáo dục phổ thông tổng thể đang sửa soạn ra bộ sách giáo khoa Lịch sử nên đề nghị của ông cần được xem xét cẩn thận. 

Trường hợp hai nước Pháp và Đức 


JB Nguyễn Hữu Vinh: Cảm xúc 17/2 - Trò khỉ Cộng sản

Xe rác đặt chắn trước mặt Đức Thánh Trần
Bầy kỹ nữ hết thời múa may trước tượng đài Vua Lý
Công an bắt người yêu nước hết sức vô liêm sỉ
Giả dạng côn đồ chặn tưởng niệm những người vì đất nước quên thân. 

Xin hỏi lịch sử tự ngàn xưa từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần
Nước Việt đã bao giờ có chính quyền khốn nạn, đớn hèn như thế?
Tội ác quân xâm lăng không lời nào xiết kể
Xác hàng vạn đồng bào, chiến sĩ buộc phải quên như một trò đùa 

Bốn mươi năm đã qua, đất nước tựa ngục tù
Lòng yêu nước thương nòi là công cụ xây gông cùm cho dân tộc
Lãnh thổ thiêng liêng dần cắt rời Tổ Quốc
Để dâng cho bạn vàng của đảng ở Bắc phương 

Người dân không còn được cất tiếng yêu thương
Không được cất tiếng nói cho giống nòi, dân tộc
Tôi thấy hận lũ sài lang, rắn độc
Đã rước họa về đất này: Loài Cộng sản vong nô 

Đến khi nào vẫn “ơn đảng” và “Như có bác hồ”
Thì ngày đó, đất nước này vẫn tiếp tục chìm vào nô lệ
Dù “giải hạn, cúng sao”... bằng hàng triệu lá bùa hơn thế
Chẳng có lá bùa nào giải thoát được dân tộc u mê.
17/2/2019


Mạnh Kim: Bài học đau điếng của nhân dân trong sự kiện 17-2

Tượng Đức Thánh Trần tại Sài Gòn.

Kể cả những cú đấm tàn bạo nhất vào mặt người biểu tình cũng không đau bằng việc chiếc lư hương ở tượng đài Đức Thánh Trần (bến Bạch Đằng, quận 1, Sài Gòn) bị dời đi ngay trong dịp tưởng niệm sự kiện 17-2 (Trung Quốc xâm chiếm Bắc Việt Nam). Hành động cực kỳ vô văn hóa, thất kính với tiền nhân và vô lễ với nhân dân này lại xảy ra ngay trong bối cảnh mà cụm từ “sòng phẳng với lịch sử” được nhắc đi nhắc lại như một trong những động thái cần làm để giải oan lịch sử và gỡ được lời nguyền “hèn nhục” trong quan hệ ngoại giao quái đản giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân dân đã bị mắc lỡm. Hèn vẫn hèn và nhục vẫn nhục! 

Lời nguyền “hèn nhục” vẫn ám nặng trong kịch bản “tưởng nhớ sự kiện 17-2”. Nội dung lớn nhất của kịch bản là chỉ đạo báo chí làm mạnh sự kiện tưởng niệm với các “tuyến bài” chủ yếu vạch trần tội ác Trung Quốc và tính chính nghĩa Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Chẳng có cái gì gọi là báo chí được “cởi trói” ở đây cả. Đừng đánh giá cao “sự cởi mở” của Ban Tuyên giáo Trung ương. Báo chí không hề được cởi trói. Họ tiếp tục bị trói khi được yêu cầu thực hiện “nhiệm vụ chính trị tuyên truyền” với nội dung bài vở được chỉ định từ cách đây vài tháng. Lực lượng truyền thông đã được xua ra để diễn một vở kịch chính trị tuyên truyền nhằm phục vụ chính trị đối ngoại. Thậm chí cách thức thể hiện cũng được chỉ định. Cơ quan truyền thông trung ương VTV chỉ được phép dùng từ “đối phương”, “lính bên kia biên giới”... chứ không được đề cập trực tiếp đến “Trung Quốc”. “Ban tổ chức” cũng yêu cầu siết chặt “công tác an ninh”, hay chính xác hơn, là tăng cường rình rập, theo dõi và ngăn chặn các cuộc thắp hương tưởng niệm của người dân. Những nhân vật nằm trong danh sách “đối tượng nguy hiểm” lâu nay lại được lệnh giám sát nhất cử nhất động… 

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Phạm Hảo: Tình Lan

Hình minh hoạ, OHAN ORDONEZ/AFP/Getty Images

U tôi , những tháng năm sống ở Mỹ, nơi đất khách quê người, mặc dù ở trong một tỉnh nhỏ ở miền Đông Nam nước Mỹ, không có nhiều gia đình người Việt, cụ cũng tìm được vài bà bạn. Các cụ thường gọi điện thoại nói chuyện, lâu lâu con cái rảnh rỗi thì đưa cụ này đi thăm cụ kia, hoặc các cụ họp ở nhà U tôi chơi bài chắn vào những ngày cuối tuần.

Trong số các cụ hay đến chơi chắn với U tôi, có bà cụ mẹ anh Biền, U tôi và chúng tôi cứ theo tên người con trai độc nhất của cụ, gọi cụ là bà cụ Biền. Cụ Biền nghiền đánh chắn lắm, hôm nào các cụ hẹn nhau chơi chắn là anh Biền dù bận đến đâu cũng thu xếp để đưa mẹ đi, và khi nào cụ Biền cũng là người đến sớm nhất. Cụ đến sớm như vậy, trước nhất là để có thì giờ nói chuyện với U tôi, thứ nhì là để dành được một trong hai cái chỗ ngồi cạnh cái cửa sổ nhìn ra vườn, chỗ có cây cam, dưới cành những cây cam này chị Thảo và Dung treo đầy mấy trăm cây lan. Ngồi ở đấy, trong khi chờ đông đủ mọi người đến thì cụ ngắm lan, và lần nào cũng như lần ấy, cụ nhẹ nhàng trách : “Nhìn vườn lan của các cô, tôi thích lắm, cho tôi ngồi đây ngắm lan cả ngày tôi cũng không chán. Tôi thấy lạ, lan nào cũng có, mà sao các cô không trồng vài cây thổ lan. Các cô mà có cây thổ lan thì tôi xin cụ cho tôi đến đây ở chung, ngày ngày chỉ đánh chắn với ngắm lan là tôi sẽ được sống khoẻ mạnh đến trăm tuổi”. 

Tường Linh: Tên năm chén rượu đầu xuân

Hình minh hoạ, BEHROUZ MEHRI/AFP/Getty Images

Học người xưa, nâng ngang mày một chén 
Rót từ be rượu mới: chén Non Sông 
Mừng tuổi Nước, nạm vàng câu ước hẹn 
Men xuân đời ngây ngất gửi mênh mông

Mẹ ở tận góc trời quê bấc thổi
"Nước trong nguồn" diệu vợi chén Thương Mong
Ý Nguyên đán gọi lòng con bối rối 
Ơn sinh thành khó đủ lượng xuân đong

Chiếu hoa trải xuống nền nhà gạch tróc 
Để xin mời quá khứ gặp tương lai 
Chén Hiện Tại còn cay men khó nhọc 
Mỗi chắt chiu nhận một đóa hoa cài

Chén Bằng Hữu dẫu mời không đủ mặt 
Dẫu mình ta đối diện với mong chờ 
Trời xuân sángẩn giọt chiều hiu hắt 
Cổng đào viên cỏ phủ, nhện giăng tơ !

Và xin rót để cùng em uống cạn 
Cũng học người xưa gọi chén Tao Khang 
Năm chén rượu hiện về bao bóng dáng 
Men nghĩa tình giữ ấm phút xuân sang.

Giao Thừa Tết Ất Hợi - 1995