Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018
Nhớ Trần Văn Nam; Nhân giỗ đầu của bạn 18/11/1939 - 10/01/2018
Ngày 7 tháng 01 năm nay (2018) từ quán cà phê Factory, một số bạn của Trần Văn Nam đã cùng nhau chạy lên nhà anh ở thành phố Walnut để thăm anh, vốn bị bệnh đã nhiều tháng không họp mặt với anh em tại quán cà phê như từ hơn một thập niên qua. Không ngờ lần thăm và gặp mặt anh hôm đó là lần cuối cùng, vì chỉ ba ngày sau, ngày 10 tháng 01, 2018, Trần Văn Nam qua đời.
Để tưởng nhớ đến người bạn văn học hiền lành mà giàu năng lực, nhân ngày giỗ đầu sắp đến của anh, nhà thơ Thành Tôn và người bạn trẻ Nguyễn Vũ đã bỏ nhiều công sức để thực hiện một cuốn Thơ Tuyển gồm 44 bài thơ của Trần Văn Nam, với bìa do họa sĩ Khánh Trường trình bày. Ngoài phần thơ, cuốn sách còn phần Phụ Lục gồm bài viết về Trần Văn Nam của một số bạn bè anh : Hoàng Xuân Trường, Viên Linh, Nguyễn Mạnh Trinh, Trần Yên Hòa, Phạm Xuân Đài.
Thơ Trần Văn Nam: Biết Rồi, Điều Trừu Tượng
![]() |
Cuốn Thơ Tuyển nhân giỗ đầu của Trần Văn Nam |
Trời không mây, xanh thẳm
Có hai con ó đen
Bay vòng rồi đảo lại
Cảnh này, dường thấy quen.
Nhớ rồi, mùa xuân ấy
Quận huyện, lửa chiến tranh
Người chết bờ kinh vắng
Trên trời, ó quẩn quanh.
Bóng ó thời tao loạn
Là hình ảnh tóc tang
Bây giờ chúng bay đẹp
Một đường bay thênh thang.
Biết rồi, điều trừu tượng
Vượt ngoại diện, sắc màu
Thấy gì trong tương phản
Con ó thời trước, sau
Ở trên xấu và đẹp
Là nguyên lý tồn sinh
Loài tìm ăn xác chết
Thuần khiết lúc thanh bình.
Mùa đông đã sắp hết
Đường xác lá, sương mù
Cũng thấy rồi, trừu tượng
Xoay vần là thiên thu.
Walnut, California, tháng 11,2010
Nguyễn Vy Khanh viết về Trần Văn Nam
Nhà thơ và lý luận văn học sinh ngày 18 - 11 - 1939 tại Bến Tre, trước 1975 là giáo sư Việt Văn và Triết tại miền Tây, Trần Văn Nam sớm có bài đăng trên Nhân Loại (thơ Phương Ấy, về Thị Thành, Sơn Cước, ...), rồi Văn, Văn-Học, Nghệ Thuật, Khai Phá, Văn Khoa, Đối Thoại, Trình Bầy, Vấn-Đề, Thời Tập,báo Dân Chúng, ...Tác-giả tập nhận định Văn Nghệ Đã Đi Đến Đâu? Từ 1954 Đến Bây Giờ - Phụ Tập: Thơ Và Triết Học- Trường Ca Của Dòng Sông Xuyên Á (TGXB, 1966 - 32 tr.). Tư tưởng, lý luận theo khuynh-hướng hiện sinh: Tập Thơ Độc Nhất (thơ và triết học; Trình Bầy 1963) và Tập Thơ Bổ Khuyết (TGXB, 1963) - trong cả hai tập, Trần Văn Nam đã áp dụng triết-học Hiện-sinh vào thi ca và văn-chương, thi ca ở đây được xem như là phương tiện đến với triết lý đồng thời như là mục-đích của cả triết lý lẫn thi ca đồng thời ông đã thử đưa vào thi ca những ý niệm/nhận thức siêu hình về con người[X. Chương Thi Ca).
Trong Văn Nghệ Đã Đi Đến Đâu? Từ 1954 Đến Bây Giờ, ông đã đặc-biệt có những quan sát và nhận định về sinh hoạt văn-học ở miền Nam: Dư vang văn-nghệ lãng-mạn tiền chiến và văn-nghệ chiến khu, Văn-nghệ khởi lên từ cuộc di cư, Văn-nghệ mới với nhóm Sáng-Tạo, Thời kỳ văn-chương và siêu hình học, Văn-nghệ sau ngày 1-11-1963 và cuối cùng, Đường đi của hơn 10 năm văn-nghệ. Ông đã sớm có cái nhìn về giá trị văn-chương của các sản phẩm xuất-bản và đã nhận định về thời 1965- 66: ”... văn-chưong đang tìm về nghệ-thuật muôn đời, văn-chương đang tìm vềước vọng của con nguời ngàn năm, văn-chương đang tìm về Viễn Mơ thanh bình chứ không phải hiện thực xã-hội...” và ông đã khẳng định rằng “không” cho câu hỏi “tác-phẩm vị nhân sinh nào tồn tại đến bây giờ?”.Và Triết học Tây phương đã và đang hướng về phía Đông, “trở về tâm giới, được coi nhưmột cuộc hành hương trở về quê nhà”, thì nghệ- thuật cũng vậy, “sau những quyến rũ của danh nghĩa viết bằng chữ hoa; những danh từ kêu lới: Vị nhân sinh, nhân bản, Dấn thân, Đầu thế, Triết lý, Siêu hình, văn-nghệ đã trở về ngôi nhà đích thực của mình đã bỏ quên là nghệ-thuật thuần túy. Nghệ-thuật là cái Đẹp sau những phong ba của thực tế; cũng nhưcon chim kêu ghềnh núi không hẳn là tiếng kêu thương thảng thốt mưusinh, mà có khi là tiếng kêu ca ngợi cuộc đời. Hành trình trở vềnhà của văn-nghệ không phải là một con đường vạch sẵn do một lý thuyết hướng dẫn, mà là con đường lần mò do sự kiện văn-nghệ diễn tiến phô bày lần lượt trong hơn 10 năm văn-nghệ ...”(tr. 15-16) - đó cũng là lý do mà bản đăng tạp-chí Văn Họccó tựa “Văn Nghệ Đã Đi Về Đâu? Lược trình văn-học sử kể từ 1954, và viết theo lập trường vị nghệ-thuật”!
Hoàng Xuân Trường: Quen Biết Anh Trần Văn Nam Và Những Cơ Duyên
Anh Trần Văn Nam vừa ra đi. Nhiều bạn bè thân thiết của anh chắc sẽ nhớ thương anh mà nhớ lại được nhiều hồi tưởng. Nhưng riêng đối với tôi, khi ngồi nhớ lại những kỷ niệm, những trường hợp quen biết một người bạn hiền lành đáng quí, tôi nhận thấy giữa chúng tôi như có một sợi dây nhân quả vô hình nào đó, đầy những cơ duyên để gặp được nhau và quen biết nhau.
Thật ra, tôi đã không phải là một trong những người bạn thân thiết nhất của anh. Tình bạn giữa tôi và anh có thể ví như đạm thủy nhưng không thiếu sự đồng cảm và tương kính. Và hôm nay, khi ngồi nghĩ lại những cơ duyên đưa đẩy để chúng tôi, hai người khác hẳn nhau về hoàn cảnh lớn lên, về cá tính, đã quen biết nhau và quí trọng nhau, tôi mới thấy những cơ duyên này hơi bất ngờ và khác lạ. Anh lớn hơn tôi bốn tuổi, sinh ở miền Nam, học Văn Khoa khi tôi học Trung Học. Ra trường anh dạy học trong khi tôi đi lính. Đầu mối duy nhất của sự quen biết chỉ giản dị là anh thích làm thơ và tôi thích đọc thơ.
Cái đầu mối sơ khởi và giản dị này bắt đầu từ hơn năm mươi năm trước đây, khoảng năm 1963, sau khi vừa tốt nghiệp Trung Học, tự nhiên ở đâu ra tôi được đọc một tập thơ nhỏ của anh và trong tập thơ đó, trí nhớ không gì tốt lắm của tôi lại khắc sâu vào tâm tư một cách bền chắc vài câu thơ rời rạc: “Trong làn mưa bụi bay lâm râm Hồn ma đắm bể còn trôi nổi Thây vướng vào chân những đá ngầm”. Tôi nhớ ba câu thơ cũng như tôi nhớ cái tên Trần Văn Nam, cũng là bút hiệu của tác giả, một cái bút hiệu giản dị, chân chất. Nghĩ lại, ba câu thơ kể trên thật ra cũng không có gì đặc sắc, nhưng không hiểu sao, chúng cứ mãi nằm sâu trong tâm thức tôi trong suốt hơn nửa thế kỷ của đời người, đã theo tôi từ những ngày đi học, những ngày đi lính ở cao nguyên hay vùng đồng bằng Cửu Long, từ những ngày tù tội cho đến những ngày luân lạc xứ người . Thỉnh thoảng mỗi khi trong tâm thức chợt hiện ra ba câu thơ trên, tôi lại tự hỏi là cái anh tác giả này hiện ở đâu, làm gì mà sao không thấy nhắc đến tên nữa.
Viên Linh: Để đưa tiễn Trần Văn Nam
![]() |
Nhà văn, nhà nhận định văn học Trần Văn Nam (1939 - 10 Tháng Giêng, 2018). (Hình: Trần Yên Hòa) |
Thật là nhanh quá. Còn nhớ mơ hồ hồi trước 1975 một hôm tòa soạn tờ báo tôi chủ trương nhận được bài của nhà giáo Trần Văn Nam từ Vĩnh Long gửi lên, một trong những bài có nội dung “thơ và triết học” mà những năm về sau anh viết thêm nhiều, tôi bỗng có phản ứng đáng kể là bốc đồng.
Ngắm nhìn cái xe Lambretta bụi bặm của mình, tôi nghĩ thầm, xe này Sài Gòn-Vĩnh Long kể gì. Nổ máy, chẳng nói với ai, tôi xuống Vĩnh Long tìm Trần Văn Nam, tôi cần bàn với chàng này. Quyết định đó đã mở đầu một tình bạn gần nửa thế kỷ.
Số là làm báo, nhất là làm một tạp chí văn nghệ, tôi rất quen thuộc với những trang bài chỉ có chữ là chữ, nhất là khi nhận được một truyện ngắn hay một bài tham luận dài cỡ 20 trang viết tay – với tôi, đó là 10 trang chữ in dày đặc nếu in hết bài đó mà không xen vào hình ảnh hay một bài thơ, hay những khung chữ hoặc in nghiêng, hoặc in đậm, hoặc bằng một kiểu chữ khác, in xen vào với bài chính.
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018
Ngô Nhân Dụng: Bao giờ xây xong tường biên giới?
![]() |
Hàng rào biên giới Hoa Kỳ-Mexico nhìn từ phía Tijuana, Mexico. (Hình: AP Photo/Daniel Ochoa de Olza) |
Đầu năm 2019 một phần chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa, trừ khi có phép lạ khiến hơn 600 dân biểu, nghị sĩ bay trở lại thủ đô. Hàng trăm ngàn công chức tạm nghỉ việc, không lương! Tuy nhiên, tổng thống và các dân biểu, nghị sĩ vẫn được lãnh lương, vì họ thuộc thành phần tối cần thiết, vẫn làm việc, cũng như cảnh sát và lính cứu hỏa.
Bỗng dưng vắng bóng 800 ngàn công chức, đất nước sẽ lâm nguy hay vẫn bình thường? Đây là một dịp để chứng nghiệm, coi cỗ xe chỉ còn một nửa số máy sẽ chạy thế nào. Nhiều người dân Mỹ vẫn tự hỏi có cần hàng triệu công bộc hay không. Có thể bớt một nửa không? Riêng với Sở Thuế (IRS) thì nhiều người lại nghĩ nếu như giảm bớt số nhân viên còn một phần mười có lẽ cũng chẳng sao; nếu tất cả nghỉ luôn thì càng tốt.
Vụ đóng cửa hiện nay là di lụy kéo dài từ năm cũ, và đây là lần đóng cửa thứ ba trong năm 2018. Cho nên không thể nói năm 2019 mới bắt đầu đã đầy chuyện xui xẻo!
Chuyện cũ năm 2018: Chính phủ đóng cửa vì Quốc Hội chưa biểu quyết ngân sách mới, sau khi tài khóa cũ đã chấm dứt. Lý do chính là các đại biểu Dân Chủ không chịu chi hơn 5 tỷ đô la cho Tổng Thống Trump xây bức tường ở biên giới Mexico. Họ chỉ chấp nhận $1.3 tỷ. Hạ Viện đã thông qua một dự luật ngân sách, trong đó dành $5.7 tỷ cho tổng thống xây tường. Nhưng Thượng Viện muốn làm dự luật khác, thông qua một ngân sách tạm thời. Nhưng ông tổng thống nói trước sẽ không chấp nhận vì trong đó không có xu nào để xây tường. Không có ngân sách, thế là đóng cửa.
Trịnh Y Thư: Duềnh quyên
Duềnh quyên? What the heck do you mean by “duềnh quyên?”
Có anh bạn sau khi đọc Chùm lục bát Lập Đông của tôi, nêu thắc mắc “duềnh quyên” là “cái quái gì vậy?” Bạn nói tiếp, “Tôi chưa bao giờ nghe hay đọc cái chữ mà khi đọc muốn trẹo quai hàm đó, cậu có bịa chữ thì cũng bịa vừa vừa thôi chứ, làm quá cậu ‘ngộ chữ’ thì khốn, bởi vì từ ‘ngộ chữ’ đến tâm thần chỉ là khoảng cách cận kề… Cậu biết chửa?”
Anh bạn tôi còn nói nhiều nữa, nhưng tôi từ tốn ngắt lời anh bảo anh đừng nóng nẩy, có mắng mỏ lên án thì chí ít cho tôi biện bạch vài lời đã, và tôi nhỏ nhẹ bảo anh:
Bạn ạ, “duềnh” theo từ điển Việt Nam của cụ Lê Ngọc Trụ nguyên nghĩa là vụng nước. “Duềnh quyên” là vụng nước có mặt trăng soi vào lấp lánh. Cụ Nguyễn Du thích nhóm từ này lắm vì nó giàu hình ảnh. Tả cảnh Kiều ngồi buồn bã trước lầu Ngưng Bích, cụ viết:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Và cụ Trần Trọng Kim chú giải “duềnh” là vụng bể, vực sâu, bởi lầu Ngưng Bích trông ra cửa bể.
Từ “duềnh” còn được dùng để tả khúc sông Tiền Đường nơi Kiều, trong tuyệt vọng, gieo mình tìm cái chết sau khi Từ Hải nghe lời Kiều về hàng triều đình để rồi mắc lừa Hồ Tôn Hiến mà uất khí chết đứng giữa trận tiền.
Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.
Tạp Ghi Của Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh: Tôi Đã Về Phát Diệm
Tôi rời bỏ Phát Diệm từ 1950. Vào năm đó, Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII vẫn còn tại vị, tổng thống Hoa Kỳ là Harry Truman, Đại Thế Chiến thứ II chấm dứt chưa được năm năm, nữ-hoàng Elizabeth Đệ Nhị vẫn còn là một cô công chúa trẻ vừa mới lấy chồng, cuộc chiến tranh Việt Pháp kéo dài đã gần bốn năm, cộng sản Bắc Hàn áp dụng chiến-thuật biển người tràn xuống xâm lăng Nam Hàn: chiến-tranh Cao Ly bắt đầu. Tại vùng Việt Nam tự do, ông Nguyễn Văn Tâm làm thủ tướng chính phủ trong khi quốc trưởng Bảo Đại vẫn ở bên Tây, ông Nguyễn Hữu Trí làm thủ-hiến Bắc Việt. Cũng trong năm này, trường Đại Học Văn khoa được thành lập tại Hà Nội. Tôi là một trong số những sinh-viên đầu tiên ghi danh vào phân khoa mới này như Lê Ngọc Huỳnh, Lê Hữu Mục, Pham Việt Tuyền, Trần Ngọc Huyến, Nguyễn Văn Loan, Lý Quốc Sỉnh, Doãn Quôc Sĩ, Lê Xuân Khoa v.v.
Mọi chuyện thấp-thoáng mới ngày nào mà nay đã trên nửa thế-kỷ rồi. Vì nhớ nhung nhiều, đêm đêm tôi thường mơ trở về quê cũ. Rốt cuộc, cầm lòng chẳng được, nên tháng Năm vừa qua, tức là sau 51 năm xa cách, vợ chồng tôi đã đưa cháu trai đầu lòng về nhận mồ mả ông bà tại Phát Diệm. Vì chẳng còn bà con thân thuộc nào, nên việc đầu tiên khi về tới Phát Diệm là vào thẳng nhà Thờ Lớn thăm Đức Giám Mục, tức Đức Cha Nguyễn Văn Yến, người Phát Diệm độc nhất mà tôi may mắn được quen biết gần đây qua thư từ và điện thoại với tư cách là chủ-tịch hội Truyền Thống Phát Diệm. Vì trở về trong một hoàn cảnh khá đặc-biệt, và nhất là không quen biết một ai nơi mà xưa kia quá nửa là thân thuộc của mình, nên khi gặp Đức Cha chúng tôi mừng mừng, tủi tủi như được gặp lại một người bạn thân cũ hoặc bà con thân thiết đã xa cách lâu ngày. Riêng Đức Cha, mặc dầu vồn vã, nhưng chắc Ngài cũng chỉ coi chúng tôi như những người hành hương thông thường, hay cùng lắm là như mấy người khách quý từ phương xa tới thăm mà thôi.
Thảo Chi: Mưa Đêm Và Những Âm Thanh
![]() |
Hình minh hoạ, Freepik |
Ngoài kia là tiếng mưa rơi
Hay là tiếng dế hát chơi bên thềm?
Hay là tiếng bước chân êm
Của chàng kỵ sĩ nửa đêm quay về?
Không! Không! Làn gió sơn khê,
Luồn qua vách đá tỉ tê trên ngàn!
Ngó xuống đường, ánh đèn vàng
Hắt hiu, ẩm ướt chảy ngang mặt đường...
Hỡi con dế trốn trong tường,
Ngưng đi những khúc đoạn trường!
Ngưng đi.
Mưa đêm làm mắt tôi cay,
Hay là giọt nhớ lăn dài, chảy xuôi?
Song Thao: Gieo Cầu
Hạnh có một nhan sắc kín đáo. Không bắt mắt, không hiển hiện, không lôi kéo. Vợ chồng tôi bước chân vào cửa tiệm không vì có Hạnh đứng cười chào mời ngay trước mắt. Thư vì một thân áo tơ tằm màu hồng tía có những hoa văn đẹp và dịu nằm ngang khúc vải được treo lơi lả trong tủ kính. Tôi vì một thân áo khác, trắng tươi có những dòng thư họa đen sẫm đổ dài từ trên xuống. Nét chữ đẹp, vững nhưng hai câu thơ mới kéo được bước chân tôi hối hả bước ngang bậc cửa đá được chùi bóng loáng. Ta cúi xuống mênh mông là biển động / Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay. Chữ nghĩa sao mà quyền thế! Đầu tôi như bị gõ mạnh bàng hoàng ngơ ngẩn. Tôi xăm xăm đi vào. Hạnh theo vào trong, đứng bên chiếc tủ kính thấp, mỉm cười chào khách. Nụ cười chẳng thể cản nỗi háo hức của tôi. Mắt tôi nhìn thẳng vào Hạnh, không e dè.
“Hai câu thơ này của ai vậy cô?”
Tay tôi chỉ lên vạt vải trong tủ kính.
“Cháu nghe nói là của một vị Thượng Tọa ghé chơi cửa hàng viết để lại.”
“Cô có biết tên vị Thượng Tọa đó không?”
Tôi hy vọng nghe được một cái tên quen thuộc.
“Dạ không! Cháu chỉ nghe nói lại. Cũng đã có nhiều người hỏi tác giả hai câu thơ đó rồi, chú ạ!”
“Ừ! Chữ nghĩa có thần dễ làm rung động lòng người. Cô có thấy rung động khi đọc hai câu thơ đó không?”
Hạnh cười. Bây giờ tôi mới để ý đến nụ cười của Hạnh. Nó làm chun lại những nếp gấp trên sống mũi thanh thanh.
“Cháu khó rung lắm!”
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018
Nguyễn Trung: Về quyết định 19-12-2018 của Trump
Ngày 19-12-2018 Trump tuyên bố rút 2000 quân Mỹ khỏi Syrie và sẽ rút tiếp đại bộ phận của 7000 quân tại Afghanistan, đúng như quan điểm của Trump trong khi tranh cử cho đến hôm nay: Mỹ không thể cứ nai lưng làm mãi cảnh sát cho thế giới![i] Tuy thế, quyết định này là một cú sốc lớn ngay trong nội bộ chính giới Mỹ - tới mức tổng trưởng quốc phòng J Mattis và đặc sứ B McGurk (dẫn đầu liên minh của phương Tây chống khủng bố) từ chức. Quyết định này đồng thời tác động mạnh vào Tây Âu và cả thế giới còn lại. Lý do Trump đưa ra cho quyết định rút quân là: Đã hoàn thành nhiệm vụ chống khủng bố IS, mọi vấn đề có liên quan còn lại là công việc của nước sở tại và các nước liên quan, Mỹ không có trách nhiệm phải ở lại mãi mãi những nơi này...
Dư luận báo chí Mỹ và nhiều nước khác cho quyết định của Trump tính toán theo kiểu con buôn: Có lợi thì làm, không có lợi thì vứt bỏ theo kiểu đem con bỏ chợ - dù là ai đi với Mỹ (trong trường hợp này là bộ tộc người Kurd ở Syrie đã 4 năm xả thân chiến đấu bên cạnh quân Mỹ ở Syrie chống khủng bố IS và chống chính quyền Bashar al-Assad). Ai cũng biết vấn đề IS và Al Qaeda đã kéo dài gần 2 thập kỷ nay – tính từ 2001, và chưa biết đến bao giờ mới giải quyết được. Ít nhiều có tính toán của Trump bỏ vấn đề IS cho Nga và Thổ. Hơn nữa sự thật là từ thời Obama đến nay Mỹ không thể đảo ngược được chỗ đứng của Nga ở Syrie. Trước mắt, được lợi trong quyết định này của Trump là Nga và Thổ.
Hãy để thời gian làm rõ những gì liên quan đến quyết định 19-12-2018 rút quân 2 nơi của Trump.
Có mấy điều đáng lưu ý sau đây:
Mạnh Kim: Nếu cái cột điện biết đi…
![]() |
“Chúc mừng bạn đã thoát được khỏi Việt Nam!” |
Không như giai đoạn sau 1975 kéo dài đến tận đầu thập niên 1990, khi những người chạy trốn cộng sản lén lút thu vén tiền bạc, vàng vòng để vượt biên, những chuyến “vượt biên” ngày nay công khai và rất rầm rộ. Ly hương chưa bao giờ là câu chuyện vui. Rời bỏ quê hương và gia đình không bao giờ là một chọn lựa dễ dàng. Thế nhưng người ta vẫn đi, nhất quyết phải đi, bằng mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi, “chết” cũng đi, nuốt nước mắt mà đi!
Thử search nhanh trên mạng về dịch vụ visa Hoa Kỳ, visa Úc, visa Canada…, sẽ thấy vô số quảng cáo “cam đoan bảo đảm đậu”. Một công ty dịch vụ visa thậm chí “treo” slogan: “Đi Mỹ không suy nghĩ!”. Làm thế nào không thể không suy nghĩ khi quyết định phải đi, một quyết định làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời, một quyết định có thể biến mình từ một người có của ăn của để thành một người tay trắng lạc lõng nơi xứ người. Tuy nhiên, vô số người vẫn chấp nhận lấy số phận đặt cược cho ván bài lớn nhất đời người: bằng mọi giá phải đi, sẵn sàng đón chờ tất cả may rủi để đi. Có người thậm chí nói, đi đâu cũng được, nước nào cũng được, miễn thoát khỏi Việt Nam! Nghe đau không?
FB Hoàng Hải Vân: Quy Hoạch Cán Bộ - Ngăn Đường Bít Cửa Nhân Tài !
Donald Trump vốn không phải là một chính khách nhưng đùng một cái trở thành Tổng thống Mỹ, chẳng theo một “quy hoạch” nào. Và tất cả các tổng thống Mỹ, dù nhiều người trước đó là chính khách, cũng chẳng ai trở thành tổng thống do “quy hoạch”. Việc trở thành chính khách cũng chỉ là nỗ lực tự thân. Các nhân tài về thuật trị quốc (chính trị gia) từ cạnh tranh mà xuất hiện. Cạnh tranh trong các đảng phái và cạnh tranh trên chính trường. Còn các công chức đều là các nhà quản trị chuyên nghiệp, được tuyển chọn từ thấp tới cao là do tài năng và sở trường, chẳng liên quan gì đến quy hoạch. Không chỉ ở nước Mỹ mà ở hầu hết các nước phát triển đều đại khái như vậy.
Tôi không có ý nói Việt Nam nên áp dụng cách của Mỹ hay bất cứ một nươc nào khác. Tôi chỉ muốn nói một đạo lý : triệt tiêu cạnh tranh cũng là ngăn đường bít cửa nhân tài.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hoạt động. Nhưng tôi không thấy Marx nói quy hoạch cán bộ, Lenine có nói về cán bộ nhưng cũng không thấy nói quy hoạch cán bộ. Cụ Hồ thì nói nhiều về việc đào tạo, lựa chọn, bố trí, rèn luyện cán bộ nhưng cũng không nói quy hoạch cán bộ, dù là cán bộ của Đảng hay của Nhà nước. “Quy hoạch cán bộ” có từ thời nào tôi không rõ lắm, nhưng thời cụ Hồ còn sống hình như không có.
Trân Văn (VOA): Ông ấy càng đau dân càng sướng
![]() |
Kỷ luật đảng viên khiến ông Nguyễn Phú Trọng than "đau." Hình: Ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Tp. HCM. Photo: VietnamNet |
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, lại vừa than… “đau”. Nguyên nhân khiến ông Trọng than “đau”, vẫn là đảng viên hư hỏng đến mức đảng CSVN phải kỷ luật và càng ngày càng nhiều cá nhân bị kỷ luật nằm trong nhóm có thể khuynh đảo chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội trên bình diện quốc gia.
Xem xét – quyết định kỷ luật đảng viên giờ đã lên đến những cấp mà trước kia dân chúng không thể tin là có thể. Chỉ trong vòng hai năm, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) kỷ luật 60 cá nhân mà chỉ cơ quan này mới có quyền định đoạt số phận.
Có một nghịch lý là ông Trọng càng than… “đau” thì dân chúng càng… sướng! Muốn biết dân chúng sướng cỡ nào, cứ vào mạng xã hội tiếng Việt xem cảm xúc của thiên hạ trước tin đồng chí Tất Thành Cang, bị loại ra khỏi BCH TƯ đảng CSVN. Chẳng riêng dân chúng, báo giới cũng rung bần bật vì… sướng!
VOA: Trump bị dân Mỹ quy lỗi nhiều hơn về việc đóng cửa chính phủ
![]() |
Ông Trump nói rằng ông tự hào đóng cửa chính phủ vì an ninh biên giới |
Nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump hơn là phe Dân chủ ở Quốc hội về việc chính phủ liên bang bị đóng cửa một phần, một cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos tiến hành cho biết hôm 27/12 trong khi các nhà lập pháp quay trở lại Washington sau kỳ nghỉ mà không có kế hoạch nào nhanh chóng chấm dứt đóng cửa chính phủ.
Trong số những người được vấn ý, 47% nói rằng chính ông Trump là người chịu trách nhiệm, trong khi 33% quy trách nhiệm cho Đảng Dân chủ, theo kết quả cuộc trưng cầu từ ngày 21 đến 25/12. Ngoài ra, 7% đổ lỗi cho các thành viên Cộng hòa ở Quốc hội.
Chính phủ Mỹ đóng cửa bắt nguồn từ yêu sách của Tổng thống Trump vốn bị đông đảo các thành viên Dân chủ lẫn Cộng hòa phản đối là lấy từ tiền thuế của người dân 5 tỷ đô la để trang trải chi phí xây dưng bức tường biên giới với Mexico. Tổng chi phí xây dựng bức tường này theo ước tính là 23 tỷ đô la.
Văn phòng Quản lý Nhân sự, vốn giám sát lực lượng lao động liên bang, đã đưa ra các lời khuyên cho công chức chính phủ về làm cách nào để thoái thác các chủ nợ nếu tiền lương chưa được chi trả.
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018
Cổ-Lũy từ Nam California: Tổng Thống Trump Trong Thế Cô Lập
Thứ Ba trước, “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia 24 Ngày” Michael Flynn của Tổng Thống Donald Trump ra trước tòa án liên bang để nhận tuyên án từ việc khai gian với FBI về liên hệ với Nga trong giai đoạn tranh cử, chuyển tiếp tổng thống và làm việc trong Bạch Ốc. Ông cũng bị tội che giấu việc làm “lóp-bi” cho Nga và Turkey. Quan tòa liên bang Emmett Sullivan rất phẫn nộ về việc ông Flynn lại nói láo, mạnh mẽ cảnh cáo ông và rời tuyên án sang Tháng Ba năm tới. Đây cũng sẽ là thời điểm cựu Chủ Tịch Tranh Cử Trump, ông Paul Manafort bị tuyên án vì tám tội tiên khởi và những gian dối sau khi hợp tác với Văn Phòng Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller (SCO) để được giảm tội. Ngoài ba người đã vào tù, khoảng 16 nhân vật quan trọng và mật thiết với ông Trump nay ở trong tầm chú mục gắt gao của SCO.
SCO vẫn ráo riết điều tra liên hệ giữa Mặt Trận Tranh Cử Trump và Nga, nhất là việc Nga xen vào tranh cử nhằm triệt hạ ứng viên Hillary Clinton và giúp ông Trump đắc cử, thêm tiền bạc qua lại giữa các tỷ phú Nga và gia đình Trump. Những liên hệ tròng tréo này cho thấy một mẫu số chung: Tất cả những nhân vật liên hệ đều khai gian với người điều tra hay nói láo qua phương tiện truyền thông—gồm những người đã đi tù, sắp bị tuyên án tù hay còn chờ ra điều tra thêm, kể cả ông Trump và con trai lớn.
Rồi tin sét đánh: Tổng Trưởng Quốc Phòng James Mattis khả kính nhất trong nội các từ chức. Và tổng thống “đóng cửa/shut down” 1/4 chính quyền liên bang (với 800 nghìn nhân viên không lương trong mùa lễ) vì Thượng Viện không chấp thuận $5 tỉ “dựng tường biên giới” mà từ đầu đến nay ông cam đoan “Mexico phải bỏ tiền xây.” Thăm dò dư luận cho thấy chỉ 30% dân chúng chú ý đến vấn đề di dân; ở Quốc Hội chỉ khoảng 40 dân biểu Cộng Hòa thuộc nhóm Freedom Caucus hung hăng đòi hỏi tiền xây tường. Hiện 2/3 dân chúng chống đối “shutdown;” nếu có “shutdown” 51% nói sẽ kết án ông Trump và giới dân cử Cộng Hòa, chỉ 37% ủng hộ. Phía Cộng Hòa nắm Bạch Ốc và đa số ở Quốc Hội, nhưng không đủ ủng hộ để xây tường. Ông Trump đã hơn 25 lần lên tiếng “sẽ kiêu hãnh shut down” chính quyền nếu không được tiền; nay ông đổ lỗi cho phe thiểu số. Phía Dân Chủ tố tổng thống gây ra “khủng hoảng giả tạo” thay vì thỏa nhượng với Quốc Hội để thông qua giải pháp đôi bên có thể chấp nhận được.
J.B Nguyễn Hữu Vinh: “Lịch sử để lại” - Một cách lẩn tránh trách nhiệm trước tội ác
Trấn lột công khai có tổ chức: BOT
Cả chục ngày nay, người dân Hà Nội, báo chí chú ý đến việc các tài xế và người dân Thủ đô cũng như khắp nơi đã đồng loạt “đánh BOT” Bắc Thăng Long – Nội Bài. Nhiều tài xế và người dân đã tập trung buộc trạm BOT này xả trạm, không được thu phí của người dân đi qua đây.
Sở dĩ người dân nổi giận, quyết không chịu chấp nhận bỏ cuộc dù những lời dọa dẫm đủ cách, dù bị các lực lượng đỏ kiêm xã hội đen đe dọa. Bởi họ không chấp nhận được việc cướp bóc trắng trợn giữa ban ngày, trấn lột những đồng tiền xương máu của người dân bằng thủ đoạn BOT.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài được lập ra thu tiền để hoàn vốn cho dự án BOT xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tuyến tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nhưng lại đặt trên đường Võ Văn Kiệt (Sóc Sơn, Hà Nội). Oái oăm thay, hai đoạn đường này hoàn toàn cách biệt lẫn nhau và cách nhau cả hơn chục cây số.
Khi người dân không đi trên đường tránh Vĩnh Yên, chỉ đi từ Hà Nội lên sân bay Nội Bài hoặc qua lại hàng ngày trên tuyến đường được đầu tư xây dựng từ những năm 1980 này bằng tiền dân, thì lại vẫn cứ phải móc hầu bao để trả cho những sân sau của quan chức cộng sản đã “đầu tư” vào một tuyến đường nào đó mà họ không liên quan?
Một nguyên tắc có từ thời nguyên thủy, là người ta chỉ trả tiền cho việc bán, mua, trao đổi với sự đồng ý của hai bên mà thôi. Nhưng, ở thời đại “Hồ Chí Minh rực rỡ nhất” này, nguyên tắc sơ đẳng đó bị phá bỏ. Không mua, vẫn cứ phải trả tiền, không bán thì vẫn cứ bị cướp.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Chuyện Buồn Vào Lúc Cuối Năm
Năm hết, tết đến, bạn bè đang đàn đúm (tiệc tùng) vui vẻ thì South China Morning Post – số ra ngày 12/18/2018 – bỗng loan tin dữ, khiến cả đám đều hụt hẫng: “Death penalty may await Sun Bo, boss of Chinese aircraft carrier firm CSIC, for alleged spying role.”
Qua bữa sau, VOA cho biết thêm chi tiết:
“Ông Tôn Ba, cựu tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), trước đó đã bị cơ quan chống tham nhũng kết tội nhận hối lộ, nhưng ít nhất có 3 nguồn tin hiểu chuyện cho biết các nhà điều tra đang xem xét những cáo buộc nói rằng ông Tôn Ba đã chuyển thông tin mật về tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, cho tình báo nước ngoài.”
Trời Đất/ Qủi Thần/ Thiên Địa ơi, dân Tầu mà không bị gửi ra nước ngoài ăn cắp thông tin (rồi) chuyển về cố quốc đã là phước đức cho thiên hạ lắm rồi. Sao bây giờ lại có chuyện ngược đời vậy cà? Chả lẽ kỹ thuật làm hàng không mẫu hạm của Trung Cộng (bỗng) vượt trội “đột xuất” khiến nhân loại phải tìm mọi cách để học lóm chăng?
Phạm Chí Dũng: ‘Cặp đôi hoàn hảo’ Tân Sơn Nhất và Long Thành giờ ra sao?
![]() |
Máy bay của Vietnam Airlines và Vietjet đậu tại Tân Sơn Nhất. |
Sau hàng chục năm trời tồn tại một cách bất hợp pháp, hoặc đạp trên đầu pháp luật, thách thức dư luận xã hội và gây nỗi thống khổ cho sân bay dân sự bằng nạn kẹt giao thông kinh hoàng cả dưới đất lẫn trên trời, phải đến cuối năm 2018 số phận của sân golf Tân Sơn Nhất (TSN) đã được định đoạt.
Một văn bản ‘lạ’ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM
Nhưng thật trớ trêu và cay đắng, bản án số phận đó không phải được phán quyết bởi áp lực chưa đủ lớn của một xã hội mà có đến hàng triệu người xuống đường diễu hành ăn mừng chức vô địch của đội tuyển bóng đá quốc gia nhưng lại không muốn hoặc không dám bước qua ngưỡng cửa nhà mình để tham gia vào những cuộc biểu tình đòi quyền sống, mà vẫn phụ thuộc phần lớn và chỉ được quyết định vào những cuộc điều đình, hoặc một thỏa thuận ngầm giữa các nhóm lợi ích với nhau.
VOA Tiếng Việt: Kỳ vọng gì khi thủ tướng đề nghị tư vấn về XH dân chủ?
![]() |
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc họp với tổ tư vấn hôm 22/12/2018 |
Thủ tướng Việt Nam mới đây đề nghị tổ tư vấn của ông đưa ra ý kiến về mối quan hệ giữa 3 trụ cột gồm “nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, và xã hội dân chủ”. Báo chí trong nước cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn “lắng nghe hiến kế” của tổ tư vấn tại một cuộc gặp hôm 22/12.
Báo Điện tử của Chính phủ, An Ninh Thủ Đô, Tiền Phong và một số báo khác đưa tin rằng bên cạnh chủ đề nêu trên, Thủ tướng Phúc muốn tổ tư vấn giúp giải bài toán khó là “làm sao năm 2019 tăng trưởng đạt khoảng 7%, đồng thời giữ được mục tiêu ổn định vĩ mô”.
Vẫn tường thuật của báo chí cho biết thêm rằng ông Phúc cũng mong muốn lắng nghe góp ý về “những ưu tiên cho năm 2019, cho 5 năm, 10 năm tới”.
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018
Ngô Nhân Dụng: Mùa Giáng Sinh tập đức khoan dung
![]() |
Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần học lại và thực tập Đức Khoan Dung. (Hình minh họa: Getty Images) |
Năm ngoái, nhiều người đề cao chủng tộc da trắng tập họp biểu dương tình đoàn kết và sức mạnh; có những người phản đối họ cũng tập họp để bày tỏ thái độ. Từ bao nhiêu năm, ở nước Mỹ hiện tượng đó vẫn là bình thường. Nhưng bây giờ, đã gây ra đổ máu. Người Do Thái đã được chấp nhận vào sống trong nước Mỹ khi tị nạn ở Âu châu từ đầu thế kỷ 20. Nhưng vẫn có đám khủng bố đến bắn vào một giáo đường Do Thái giáo, làm chết hơn 10 người.
Ở nước Mỹ, từ lâu lắm, ít khi thấy dư luận trong xã hội chia rẽ, phân biệt, đối nghịch mạnh như hiện nay. Trong một nước tự do dân chủ chuyện bất đồng ý kiến về chính trị là đương nhiên, ai cũng công nhận. Nhưng nhiều người bây giờ coi ai nghĩ khác mình đều là ngu dốt, điên cuồng, hoặc tệ hại hơn, là phản bội quốc gia. Những lời mạt sát lẫn nhau được tung lên mạng làm không khí nhiễm độc.
Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần học lại và thực tập Đức Khoan Dung.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 nhiều người di dân ở Âu Châu tìm tới nước Mỹ chỉ vì họ đã bị kỳ thị chủng tộc và tôn giáo ở đất nước cũ của họ. Dân Mỹ đã phải tranh đấu rất nhiều đời mới xóa bỏ được những tập quán và luật lệ phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.
Nguyễn Tường Thụy: Đánh vào nguồn giúp đỡ tù nhân lương tâm là một tội ác
Hôm thứ tư 19/12 vừa rồi, một người gọi vào máy của tôi hỏi địa chỉ để giao tiền. Vì gửi theo địa chỉ cũ nên tôi hướng dẫn đến địa chỉ mới. Họ hẹn tôi ra đầu ngõ nhận, tôi nói giao tại nơi ở, không giao ngoài đường, tránh rủi ro. Họ không chấp nhận và cúp máy.
Hôm sau, người gửi gửi theo địa chỉ mới và ghi tên vợ tôi. Kịch bản lặp lại như hôm trước. Cũng yêu cầu vợ tôi ra đầu ngõ, vợ tôi nói vào nhà giao, họ cũng cúp máy.
Tôi thường nhận tiền từ nước ngoài gửi giao tận nhà, hoặc là người gửi cho mã số ra ngân hàng nhận. Không có dịch vụ nào lại giao nhận ngoài đường cả.
Căn cứ vào một loạt vụ mật vụ bố trí để cướp tiền xảy ra như chúng tôi đã thông tin trên mạng, có thể nhận định được rằng, nếu tôi hoặc vợ tôi chấp nhận ra ngõ để nhận tiền thì sẽ bị cướp.
Cả hai lần dụ ra ngõ không thành, phía gửi tiền đều cho tôi biết, ngân hàng gọi sang, nói không giao vì tôi nằm trong danh sách đen.
Thế đấy, nếu không chấp nhận nhận tiền ngoài đường thì từ chối giao với lý do người nhận nằm trong danh sách đen. Còn nếu chấp nhận ra đường theo kịch bản của chúng thì không phải nằm trong danh sách đen nhưng hậu quả tiền sẽ rơi vào tay bọn cướp.
Tuấn Khanh: Metro Saigon - Vũng lầy từ những điều dễ giải thích
Sự kiện metro Saigon vừa đau đớn, vừa căm giận. Nhân dân trong câu chuyện này, sẽ mãi mãi bị lừa dối và bóc lột bởi các đường dây quan chức đạp lên nhau để làm dự án, rồi hại nhau để giành dự án. Tất cả chỉ vì miếng lợi riêng. Trong các câu chuyện kể hay chính báo chí nhà nước hô hoán, các nhóm quan chức cộng sản ngoài Bắc hay trong Nam thò chạm vào đâu, cũng đều thoảng mùi tư lợi, ăn tham, bóc hốt.
Những trí thức mong chỉ được làm nghề như ông Minh Quang, hôm nay phải dùng đến facebook thanh minh (*) cho công việc của mình, cho thấy công thức yên phận hay thủ phận, cũng không sống nổi trong thế giới 4.0 vinh quang đầy tham tàn này.
Tương Lai: Thời gian nghiệt ngã và những bước đi oái oăm của lịch sử
Lịch sử là con người nhân với thời gian. Mà thời gian thì không ngừng cuộn chảy, cuốn theo những biến động dữ dội. Trong miệt mài dòng chảy ấy, thời gian nghiệt ngã đã xóa nhòa biết bao những điều cứ ngỡ như mãi có giá trị, đồng thời làm nổi bật những giá trị không sợ sự khảo nghiệm của thời gian. Lại cũng chính thời gian đang kết nối quá khứ với hiện tại.
Một quá khứ gần và một quá khứ xa đang hòa quyện, trộn lẫn với nhau trong những biến động của thời cuộc, chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời. Thế nhưng câu trả lời gần với sự thật hơn cả, tiệm cận được với chân lý hơn cả, thì cũng lại phải cậy vào thời gian. Và rồi, cũng chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, của ý chí mà từ đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại.
![]() |
Người Hà Nội xuống đường ngày 19.8.1945 |
Hơn nữa, lịch sử không mấy khi đi một lèo theo con đường thẳng tắp, mà thường khấp khểnh, gập ghềnh tựa như như dòng sông uốn lượn theo địa hình mà nó chảy qua. Có những đoạn sông gấp khúc, lại có lúc tưởng như sông chảy ngược, nhưng thật ra sông vẫn xuôi về biển cả. Vả chăng, lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Ngày từ đầu, và cho đến bây giờ và mãi mãi, những hợp lực ấy vẫn do các cá nhân hiện thực tạo ra song vẫn không là phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân họ.
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018
Lê Hữu: Giáng Sinh tháng Mười Một
Đón mừng Giáng Sinh trong tháng Mười Một. Tại sao không?
Jay nảy ra ý định này khi nghe tiếng nhạc giáng sinh đến sớm vẳng lên đâu đó. I’m dreaming of a white Christmas…“Phải hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng Sinh, biết mình có đợi được đến ngày ấy? Thế thì tại sao không làm ngay bây giờ đi?”
Anh nêu ý kiến ấy với Caroline. Thoạt đầu vợ anh có hơi bất ngờ trước sáng kiến “táo bạo” này.
“Đón Giáng Sinh trong tháng này à?” Caroline tròn mắt, nhưng chỉ vài giây sau cô hiểu ra và đọc được những gì ở trong đầu ông chồng tội nghiệp của mình.
“Được quá đi chứ,” cô gật gù, tỏ dấu tán thành. “Chưa có ai làm như thế cả, nhưng có ai cấm mình đâu.”
Ngọc Tân - Mỹ Hà: Người kéo chuông cuối cùng ở Nhà thờ Lớn Hà Nội
Ông Đào Mạnh Tiến (71 tuổi) là người kéo chuông cuối cùng ở nhà thờ Lớn Hà Nội, khi ở đây vừa thay hệ thống chuông kéo tay bằng chuông điện tử.
Vài tuần trước Giáng sinh, Ông Đào Mạnh Tiến (70 tuổi), người kéo chuông Nhà thờ Lớn Hà Nội nhập viện để phẫu thuật vùng bụng.
Cùng lúc đó, người ta dỡ hết hệ thống dây kéo chuông của nhà thờ, thay bằng mô tơ điện. Những quả chuông khổng lồ treo trên đỉnh tháp cao hơn 30m, từ nay tự động rung lên trong đêm Giáng Sinh cũng như những buổi lễ thường ngày.
Ông Tiến xuất viện với vết sẹo dài ở bụng, trở về nhà là căn gác nhỏ trên phố Nhà Chung. “Tôi nghỉ việc từ mùa Giáng sinh này”, người đàn ông làm công việc kéo chuông Nhà thờ Lớn suốt 22 năm qua bùi ngùi chia sẻ.
Người kéo chuông cuối cùng
Lững thững bước dọc theo Nhà thờ Lớn trong khi vết mổ ở vùng bụng chưa lành hẳn, mặc chiếc áo phông, quần jean short cũ sờn, người kéo chuông nhà thờ nom như đã về hưu lâu lắm. Mấy bà Sơ vẫy tay chào ông. Một cậu thanh niên chặn đường, hỏi ông về chiếc ghế xoay bị hỏng mà ông hẹn sẽ sửa chữa
![]() |
22 năm qua ông Tiến thường xuyên có mặt tại Nhà thờ Lớn để làm công việc kéo chuông. Ảnh: Ngọc Tân |
Phạm Đỗ Chí: Paris và các thành phố Tây Âu biểu tình vì giới trung lưu bất mãn như ở Mỹ?
Đã từ hơn 10 năm tác giả chưa có dịp trở lại Paris, thành phố hoa mộng của ký ức tuổi thơ và trong suốt nhiều năm đi công tác ở Phi châu được dịp ghé đổi máy bay ở đây. Nhưng ngày đặt chân trở lại cuối tuần trước (thứ bảy 1/12), sau khi ghé thăm BBC ở London, ngoài sự bàng hoàng xúc động thấy Paris thay đổi quá nhiều vì các hỗn loạn trong đường phố và các tầng lớp dân nhập cư mới khiến cái thú chính thả bộ bị giới hạn bởi sự mất an ninh, tôi bị sốc vì hình ảnh nhóm “áo vét vàng (gilets jaunes)” biểu tình đập phá dữ dội ngay trên đại lộ “hoàng hôn” Champs-Elysees thân yêu của nhiều khách du lịch.
Ngay hôm đầu nhiều người Pháp cũng còn xúc động tìm hiểu động lực của cuộc biểu tình này mới chuyển sang bạo động-- bắt đầu từ những cuộc biểu tình từ giữa tháng 11 bởi giới lái xe vận tải chặn đường và làm tê liệt hệ thống giao thông, vì nhóm áo vàng không thuộc cả phe tả lẫn phe hữu, chỉ biết là đang chống lại việc tăng thuế xăng dầu.
Hôm 4/12, Thủ tướng Pháp lên tiếng tạm hoãn tăng thuế xăng dầu, coi như nhượng bộ lớn của chính phủ vì TT Macron từng coi đây là biện pháp cần thiết để tiến đến môi trường bớt ô nhiễm cho Pháp và Âu châu.
BẠO LỰC CƯỜNG ĐỘ MẠNH VÀ TĂNG DẦN
Nhưng nhóm biểu tình không ngừng ở đó. Họ tiếp tục với cường độ bạo lực mạnh hơn và đòi hỏi các cải tổ chính sách kinh tế và xã hội sâu rộng hơn. Đến hôm thứ bảy 8/12, thì cảnh bạo động cũ lại tái hiện khủng khiếp hơn với trên 10,000 người biểu tình ở Paris ngay trên đại lộ chính Champs-Elysees. Biểu tình cũng lan rộng ra các tỉnh lớn khác của Pháp, ước tính có tới trên 136,000 người tham dự.
Hà Sĩ Phu: ‘Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý’
Việt Nam Thời Báo phỏng vấn Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
![]() |
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu tại căn nhà ở Đà Lạt. (Hình: Tư liệu của ĐQAT) |
Cuốn sách Chia Tay Ý Tthức Hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự Do Xuất Bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.
VNTB: Cuốn sách “Chia tay ý thức hệ” đối với ông, là một đứa con tinh thần hay là một sản phẩm trân quý?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Những bài tôi viết ra đều là từ tim óc của mình mong góp chút nhận thức để làm tốt xã hội, để trả ơn đất nước và cuộc đời đã nuôi dưỡng mình, nên đương nhiên là những đứa con tinh thần của mình, còn mọi đánh giá là do độc giả. Riêng cuốn Chia tay ý thức hệ vốn manh nha từ năm 2012 do thiện ý của bạn đọc trong và ngoài nước. Lúc ấy tôi có viết mấy lời gửi độc giả 2012, nhưng không hiểu sao sự việc không thành, nay mới thấy tiếp tục và tôi vui biết đã có sách.
VNTB: Ông viết ba tiểu luận: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “Đôi điều suy nghĩ của một công dân” và “Chia tay ý thức hệ” trong hoàn cảnh nào?
Phạm Chí Dũng: Vì sao nhóm lợi ích buộc phải từ bỏ sân golf Tân Sơn Nhất?
![]() |
Sân bay Tân Sơn Nhất (Hình: Getty Images) |
Sài Gòn: Động thái ‘lạ’ của Sở Quy Hoạch-Kiến Trúc
Bốn tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT), vào đầu Tháng Mười Hai, 2018 Sở Quy Hoạch-Kiến Trúc bỗng có một động thái lạ: cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi Tháng Tám, 2018 của Bộ GTVT về điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Sở Quy Hoạch-Kiến Trúc có “dũng khí” đến thế khi dám nêu ra một đề xuất như vậy, dù cơ quan này bị coi là đã từng giấu biến nhiều tài liệu quy hoạch giải tỏa đất đai mà không thông báo cho người dân biết, đặc biệt cơ quan này còn dính dáng không nhỏ về trách nhiệm đối với phi vụ tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị biến mất cực kỳ đáng nghi ngờ mà cho tới nay các cơ quan công quyền luôn “sẽ tìm kiếm” nhưng tìm mãi vẫn không ra.
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018
Trần Mộng Tú: Đêm Chúa Xuống Trần
![]() |
Hình minh hoa, Freepik |
Đêm Giáng Sinh, gió đập mạnh vào cánh cửa không ngừng, tiếng đập như có người về gọi cửa. Gia đình đang chờ các con về mừng sinh nhật Chúa. Bà chủ nhà mở cửa ra, không phải các con, bà thấy một người đàn ông lạ, trung niên, đang co ro đứng lặng yên trước hiên nhà mình. Bộ dáng của ông ta đúng là bộ dáng của một kẻ không nhà, một Homeless.
Ngoài trời lạnh lắm, gió rung những hàng cây dọc con phố, ông ta lang thang ngoài đó không biết đã bao lâu? Bà ái ngại mời ông khách lạ vào, bà cho thêm củi vào lò sưởi, rót cho ông một ly sữa ấm. Bà mời khách hãy ngồi xuống đây, ngay bên ánh lửa ấm áp này. Bà nghĩ, ông hãy bỏ chiếc chăn lấm lem xuống, tôi sẽ tặng ông một chiếc chăn khác lành lặn và ấm hơn. Ông cũng cần thay đôi vớ bẩn nữa, cần đi cạo râu, cần một bộ quần áo sạch.
Bà khẽ khàng nói: Tôi có thể cho ông những thứ ông cần bây giờ. Hãy nói cho tôi nghe. Gia đình của ông đâu? Ông lang thang từ bao giờ, có ai đồng hành cùng ông không?
Tô Thùy Yên: Tuyển Tập Thơ
Cuối năm 2018, bỗng có tin vui : Tuyển Tập Thơ Tô Thùy Yên đã in xong, từ Đài Loan đã về đến Hoa Kỳ. Cuốn thơ nghe nói dự định đã mấy năm trời, nhưng trùng trình mãi, đến năm nay mới có một nhóm bạn bè chung nhau in ấn và xuất bản theo đúng các tiêu chuẩn của nhà thơ.
Đây là một tuyển tập bao trùm cả một đời làm thơ của Tô Thùy Yên, mỗi giai đoạn là một số bài tiêu biểu nhất, từ bài Cánh Đồng Con Ngựa Chuyến Tàu đăng trên tạp chí Sáng Tạo năm 1956, cho đến Chiều Trên Phá Tam Giang (1972), Trường Sa Hành (1974); rồi biến cố 1975 tới, tác giả đi tù cải tạo với Mùa Hạn (Nghệ Tĩnh 1979), Tàu Đêm (1980); rồi 10 năm sau ra khỏi tù với Ta Về. Và nhiều bài khác làm trong nước và khi ra hải ngoại. Tổng cộng 96 bài trải dài hầu như cả một cuộc đời làm thơ của một thi sĩ độc đáo sâu thẳm vào bậc nhất của Việt Nam thời hiện đại.
Để chào đón Tuyển Tập Thơ Tô Thùy Yên, chúng tôi xin đăng lại sau đây một bài trích từ Tuyển Tập, như tiếng nói chứng nhân của một giai đoạn lịch sử bi thảm của Việt Nam khi chế độ cộng sản ngập tràn đất nước.
TA VỀ
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang.
Ta về - một bóng trên đường lớn.
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu.
Mười năm, mặt xạm soi khe nước,
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Cuối Năm Trên Biển Bắc
![]() |
HÌnh minh hoạ, Internet |
Người xưa có nói: "Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.". Trước kia tôi cũng nghĩ vậy, nên có thành kiến với những người hay có tánh xấu trong bữa ăn hoặc mỗi khi ăn hay đòi thêm này thêm nọ. Nhứt là những năm sau này, thủy thủ đến từ nhiều nước, có khi trên tàu chỉ có hơn chục người mà tới năm, sáu quốc tịch khác nhau. Đi chung chuyến tàu của Hoà Lan, dĩ nhiên phải ăn uống theo thực đơn của Hoà Lan. Theo luật trên tàu thì đầu bếp nấu món nào thì thủy thủ đoàn phải ăn món đó, hổng được ọ ẹ phàn nàn, nhưng nếu đầu bếp không sáng tạo và chỉ nấu hoài một loại thức ăn thì sẽ làm nhiều người ăn hổng được, thức ăn dư ra đổ bỏ uổng lắm. Nghĩ vậy nên tôi tìm học vài món ngon tiêu biểu của những vùng, miền nào mà nhiều người biết tiếng. Ban đầu tôi sợ lãng phí thức ăn nên cố công học hỏi những thực đơn cho nhiều người ăn được, cũng nhờ vậy tôi khám phá ra, ngoài chuyện ăn ngon miệng, món ăn có thể gây phiền phức cho người ham ăn, nhưng cũng có thể hoá giải được những xích mích và làm cho người với người gần gũi nhau hơn.
Không biết tôi có thói quen từ hồi nào, cứ mỗi năm vào tháng Mười Hai dương lịch là tôi thích nấu những món ăn đặc biệt của vùng miền nào mà tàu chúng tôi đang đi ngang. Tôi chọn món ăn sao cho hợp với thời tiết và khẩu vị của nhiều người. Hôm nay là trung tuần tháng Mười Hai, tàu tôi hiện hải hành vùng Bắc Đại Tây Dương, mùa này nơi đây trời lạnh lắm, nên tôi chọn nấu món súp khá thịnh hành của vùng Baltic. Tôi đang đứng xắt rau, củ để ra dĩa, chợt nghe sau lưng có tiếng hô với giọng vui mừng:
– Oh, borsch!
Đàm Trung Pháp: Uyển Ngữ Trong Xã Giao
Trong tiếng Anh có một ngạn ngữ rất khôn ngoan là Sticks and stones may break our bones, but words will break our hearts. Theo đó, lời nói có thể là phương tiện trả thù tàn bạo hơn cả gậy đập và đá liệng. Thực vậy, ngôn từ khéo léo là phương tiện hữu hiệu nhất để giao hảo của loài người, cho nên để đạt được mục đích ấy, người khôn ngoan phải sử dụng lời nói sao cho ấm lòng người nghe và yên tâm lòng mình. Đồng nghĩa với động từ nói ngọt của tiếng Việt, động từ sweet-talk của tiếng Anh cho thấy rằng sự khôn khéo trong lời ăn tiếng nói rất hiệu nghiệm trong ý định biến người mới sơ giao thành bạn của mình, hoặc thuyết phục người đã quen biết làm những chuyện có lợi cho mình. Hãy nghe lời một thanh niên Mỹ khôn ngoan giải thích với bạn bè tại sao anh ta mới được lên lương: “Well, I simply sweet-talked my boss into giving me a pay raise and she did!” Ta cũng nên biết một ngạn ngữ tuyệt vời của người Nhật là Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng người nghe trọn ba tháng mùa đông.
Người Mỹ thường dùng uyển ngữ (euphemism) để làm nhẹ bớt đi những ý nghĩ tiêu cực của ngôn từ. Thí dụ, thay vì dùng chữ garbage collector để diễn tả một công việc làm không được trọng vọng cho lắm, người Mỹ sử dụng chữ sanitation engineer nghe “mát lòng” hơn nhiều. Họ cũng có mặc cảm với tuổi già, cho nên khi áp dụng để tả một người tuổi đã cao, hình dung từ old làm người nghe buồn lòng không ít. Vì vậy các bậc cao niên tại Mỹ được gọi là senior citizens một cách trịnh trọng. Người Mỹ da đen không thích người khác gọi mình bằng màu da, cho nên các chính trị gia khôn khéo gọi họ là African Americans.Trong xã hội Mỹ ngày nay, the N-word là một xúc phạm khó tha thứ đối với người Mỹ gốc Phi châu và có thể làm cho người lỡ dùng chữ ấy ân hận lâu dài.
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ NHẤT SỐ ÍT
Có lẽ không một ngôn ngữ nào khác có thể so với Việt ngữ về bản chất đa dạng, đa năng của đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít. Quả thực, trong khi đa số ngôn ngữ chỉ sử dụng một dạng cho ngôi này, như Je trong Pháp ngữ, I trong Anh ngữ, Ich trong Đức ngữ, và Wo [我] trong Hoa ngữ quan thoại, Việt ngữ chúng ta có cả một kho tàng xưng hô cho ngôi thứ nhất số ít ngoài đại từ Tôi thông thường. Mỗi dạng khác nhau của đại từ “tôi” nói lên được mối liên hệ đặc biệt giữa người nói và
Nguyễn Văn Thà: Người Thích Nghe Chuông
Khoảng tháng mười gió bấc bắt đầu thổi mang theo cái lạnh phương Bắc; thổi rền rĩ ngày đêm. Lá cỏ héo dần rồi tan nát. Gió đưa cát bụi len vào từng lỗ chân lông; người lúc nào cũng cảm thấy nhớp nháp, bứt rứt. Được cái những ngày như thế, chuông nhà thờ vang xa.
Khi mấy ổng chưa vào tôi chẳng để ý đến gió bấc cho lắm. Mùa gió nồm mát mẻ hay mùa bấc khô khốc vẫn hai ngày cắp sách đến trường, có cơm ăn no, có áo lành mặc. Nhưng rồi từ độ hai miền hết đánh nhau, gió bấc làm tôi phải chú ý đến nó nhiều hơn, vì cờ bay mạnh, bay nhiều, và cũng là lúc khởi đầu cho những năm tháng tơi tả. Người và gió bấc, cờ xí cùng vó ngựa, văn hoá với những luồng tư tưởng bóp miệng. Những người dân miền Bắc như những người từ cõi âm, bắt đầu xuất hiện trước lẻ tẻ, sau đó ào ạt vào Nam để ráng kiếm cho mình một mảnh đất sống. Họ là những người ngàn đời đói đất; và vào cái thời cái gì cũng nhân dân làm chủ thì sự thèm khát đất đai lại càng mãnh liệt. Chẳng có gì quý hơn đất. Đất nào cũng được miễn là có đất, dù chỉ tạm thời. Đất rừng bạc màu chằng chịt cỏ tranh người trong làng tôi không ai thèm làm, cũng đã là quá tốt đối với họ. Nhưng chẳng dễ gì moi được miếng ăn từ những đám cỏ tranh lì lợm, rễ đan tầng tầng địa võng ấy. Dần dà mộng ước đất đai của họ bị cỏ tranh bóp nghẹt; thân xác héo quắt dưới nắng đỏ.
Chúa HCM độ ấy cũng đã theo gươm giáo vào ngự trị trong mọi nhà xứ Đàng Trong. Thực ra, đối với số đông, cái mặt của chúa như một lá bùa gớm ghiếc mà những thầy pháp, bà bóng của chúa, cứ gióng phèng la, cứ hô âm binh đe dọa, nên cực bằng đả phải dán trong nhà, vì ai mà biết được lúc nào ma tha quỷ bắt.
Vậy mà có người đàn bà không thèm dán lá bùa ấy. Một người đàn bà Đàng Ngoài.
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018
Ngô Nhân Dụng: Mattis bỏ Trump
![]() |
Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis (trái) và Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Win McNamee/Getty Images)
|
Mỗi lần chỉ số thị trường chứng khoán lên cao, Tổng Thống Donald Trump thường nêu ra như một thành tích lãnh đạo của ông. Tuần qua ông Trump không nói gì cả. Chỉ số Dow Jones mất 1,665 điểm, tụt 6.8%. S&P 500 mất 12% từ đầu tháng. Nasdaq mất 8.3 % trong tuần, và tụt 22% kể từ lúc lên cao nhất vào Tháng Tám năm ngoái. Trong ngày Thứ Sáu, có hơn 12 tỷ cổ phiếu đổi chủ trên các thị trường ở Mỹ, con số cao nhất từ hai năm qua.
Người ta có thể hiểu được tại sao thị trường xuống vào đầu tuần lễ. Một lý do là cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn đe dọa khó ngưng; lý do thứ hai là Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Fed) tăng lãi suất trong ngày Thứ Tư. Khi lãi suất lên, các hoạt động kinh tế sẽ giảm.
Nhưng tại sao hai ngày chót, Thứ Năm và Thứ Sáu, thị trường cũng lên xuống náo động rồi tới cuối ngày thì tụt giảm?
Trịnh Y Thư: Cung Tích Biền: Bơ vơ cái dấu chấm buồn lạnh . . .
Bơ vơ cái dấu chấm buồn lạnh, trên một cõi quê nhà, đất thiếu máu, cạn tình.
– Cung Tích Biền (Nghiệp chưa hề an nghỉ – Xứ động vật)
1.
Đọc Xứ động vật của nhà văn Cung Tích Biền [Nhân Ảnh xuất bản, California, 2018], người đọc không thể không bàng hoàng, kinh động vì những trang viết khốc liệt như được viết từ nỗi đau xé ruột và lòng phẫn nộ tràn ứ, đầy dâng. Hiển nhiên, ở đây nhà văn viết không phải để giải trí, mua vui. Suốt sáu thiên truyện mà tác giả gọi là “tân truyện” – ngoại trừ truyện đầu, Mùi của gió mùa, một truyện ngắn riêng lẻ, kì dư các truyện khác đều là tập hợp của nhiều tiểu truyện với nội dung liên kết nhau – người đọc không hề tìm thấy một dấu vết hạnh phúc nhân sinh hoặc một nụ cười vui tươi nào, mà chỉ bắt gặp toàn những đắng cay tủi nhục và đau đớn ê chề.
Ngô Nguyên Dũng: Ngày sói tuyết trở lại
Phóng dịch từ bản Đức ngữ
"Die Rückkehr des Schneewolfs"
của chính tác giả.
"Quê hương không phải là một không gian địa lý,
mà là một khái niệm của tâm thức."
Đan thân ái,
lần sau cùng chúng ta gặp nhau đã lâu. Năm hay sáu năm trước? Tôi không nhớ rõ. Tôi sẽ vui lắm nếu được tái ngộ Đan. Lẽ đó, tôi mời Đan tới thăm và ở lại vào mùa Giáng Sinh sắp tới.
Tình thân
Karl
Đan tới lâm trại của ông Karl xây trong mảnh đất trống giữa rừng, vừa khi bóng tối chập choạng buông. Ông Karl đứng đón anh ngoài mái hiên. Sau lưng ông, những ô kính hắt ánh đèn vàng ấm. Ống khói trên mái nhà tuôn lơi lả. Dự báo thời tiết tiên đoán một đêm thánh trắng tuyết, và bão tuyết trong những ngày lễ Giáng sinh.
Buổi ra mắt tiểu thuyết Đức ngữ "Tausend Jahre im Augenblick" (Ngàn Năm trong Khoảnh Khắc) của Ngô Nguyên Dũng
Thứ tư, 09.01.2019
Lúc 19:30 giờ
tại Studio B
Stadt- und Landesbibliothek Dortmund
Max-von-der-Grün-Platz 1-3
44137 Dortmund
(CHLB Đức)
*
Sinh, Lão, Bệnh, Tử là bốn chân lý nhân sinh trong Tứ Diệu Đế của triết học Phật giáo. Ý nghĩa này đã được dùng làm nền tảng cho quyển tiểu thuyết nói trên, lồng trong bối cảnh hai chuỗi thời gian cách nhau vài thế kỷ.
Dưới thời nhà Nguyễn, một khoảng thời gian ngắn trước thời đô hộ của thực dân Pháp kết thúc, một người đàn ông lạ mặt đặt chân tới Cái Bầu, một làng ở đồng bằng sông Cửu Long, miền nam nước Việt. Ông kết thân với Lâm, con trai một gia đình nông dân, thuộc giai cấp tá điền. Trong chuỗi thời gian khác là diễn biến đời sống của một giáo sĩ Ky-tô giáo, đã trải qua thời niên thiếu tại Aix-en-Provence, sau đó qua An nam truyền giáo theo sứ mệnh của toà thánh.
Anh Lưu: Tư liệu mới về áo dài Việt Nam và Tự lực Văn đoàn
![]() |
Bìa sách “Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay” |
Đến thời điểm này, tư liệu về chiếc áo dài Việt Nam (gắn liền với tên tuổi họa sĩ Cát Tường) mới được công bố đầy đủ qua công trình nghiên cứu "Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay" (NXB Hồng Đức ấn hành 2018) của nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của nhà thiết kế Sĩ Hoàng: "Không chỉ là cuốn sách viết về tác giả tác phẩm, nó còn như một cuốn sử học về áo dài phát triển trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, trước và sau chiến tranh, của một số phận tài hoa, gắn với tà áo hoa gấm cho biểu tượng văn hóa đẹp của người Việt đến bây giờ".
Sở dĩ, có được cái duyên này là do nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên vốn là con dâu của nhà thơ Thế Lữ - một trong những vị chủ soái của Tự lực Văn đoàn. Chính tờ Phong Hóa & Ngày Nay là nơi đã tạo điều kiện cho họa sĩ Cát Tường thể hiện, trình bày về "cấu trúc" của chiếc áo dài Việt Nam thuở ban đầu. Toàn bộ những gì liên quan công việc có tính cách tiên phong này, con trai họa sĩ Cát Tường là ông Nguyễn Trọng Hiền đã sưu tầm, gìn giữ hơn nửa thế kỷ, nay đã trao cho nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên công bố.
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018
Diễm Thi, RFA: Tám yêu sách năm 2019 tương tự những đòi hỏi của một thế kỷ trước
![]() |
Công an theo dõi người biểu tình ở Hà Nội vào ngày 10 tháng 6 năm 2018. AFP |
Hoàn cảnh ra đời
Bản “Yêu sách 8 điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” do 100 tổ chức và cá nhân khởi xướng, ra đời đúng 100 năm sau bản “Yêu sách của dân tộc An Nam”, do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký bằng cái tên chung là Nguyễn Ái Quấc (Quốc), được gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles ngày 18/6/1919.
Bản yêu sách của một thế kỷ trước gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Và bản Yêu Sách 2019 cũng gồm 8 điểm:
FB Vu Kim Hanh: Thật Đáng Tò Mò: Có Thật Họ Muốn Mua Hết, Chiếm Hết, Giám Sát Hết?
1/ Trong khi cả nước đi bão, và mấy hôm rồi ta còn say sưa với thành tích “Việt Nam vô địch” thì vẫn đang có “ngư lôi do Hải quân nước ngoài tập luyện” xuất hiện ở bờ biển Phú Yên, cách đất liền của ta có 4 hải lý. Nổi da gà không, 4 hải lý? Mà nhận mặt ngư lôi cũng là tình cờ thôi (chứ không phải chủ động canh tuần, “phát hiện”) do ngư dân đi đánh cá bị vướng lưới mới vác về (sáng 18/12/2018). Con “cá” này quá khủng: dài 6,8m, đường kính 54cm, còn mới. Ngư lôi là loại đạn di chuyển, là đạn chính của tàu ngầm tấn công. Liệu có cách nói nào khác không: phần biển rất gần bờ của Việt Nam, lãnh hải của Việt Nam đang là nơi… tập luyện của Hải quân TQ?
Tập luyên thôi, như đi lại trong nhà thôi, hay như chốn không người thôi? Bờ biển mình họ thản nhiên tự tung tự tác vậy đó. Như cả biển Đông giờ họ cứ nói là của họ, mình cứ nói là có bằng chứng lịch sử hoài, và họ… cứ làm những gì họ thích.
2/ Còn sau những Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc… tràn ngập du khách Tàu đa số là tour 0 đồng, tuần qua đã có số liệu tổng kết mới, người TQ đang mua gom nhà nhanh và nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh. Tờ South China Morning Post đưa số liệu từ công ty kinh doanh bất động sản nổi tiếng CBRE cho biết những người mua từ Trung Quốc, Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016. Quí 1/2018, số lượng nhà người TQ mua tăng 300% so cùng kỳ 2017…
Có câu hỏi: tiền của họ, hay tiền của ai đưa, họ cứ mang qua, “mua, mua nữa, bàn tay không phút nghỉ”, rồi… người Việt mình đi đâu, chiều nay, một anh xe ôm chở tôi và hỏi vậy.
Nguyễn Hữu Vinh: Chuyên tu, tại chức và chính quy – cá mè thì một lứa
Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua quy định không phân biệt bằng cấp loại hình đào tạo Tại chức hay Chuyên tu… với đào tạo chính quy dài hạn đã làm cả xã hội dấy lên những thắc mắc và phản ứng.
Chuyện cũ kể lại
Thời tôi còn đi làm nhà nước ở công ty xây dựng của ngành Bưu điện. Thời đó, Bưu điện là một ngành “độc quyền toàn diện và sâu sắc”. Tất cả mọi thứ đều theo “kế hoạch phân bổ” từ con người, sản xuất, giá cả, đầu tư…
Còn nhớ thời đó, để mắc một chiếc điện thoại cố định, giá của nó là cả vài cây vàng. Mỗi phút điện thoại viễn liên sang Mỹ có giá là 3,84 đola. Điều hẳn nhiên của độc quyền là tiền đổ về cứ như chuyện đùa khi mà đơn giá ngành tự lập nên và thực hiện, kế hoạch ngành tự vạch ra và giao xuống. Và xã hội khi đó coi chuyện độc quyền là tất yếu mà không hề có băn khoăn.
Chính vì chế độ bao cấp, nên con người được chọn vào cơ quan không hẳn là vì trình độ, tài năng mà quan trọng nhất là “con ai, bố nó làm gì, mẹ nó là ai…”.
Bởi Công ty làm việc ra sao, hiệu quả như thế nào thì tất cả đều theo kế hoạch, vốn nhà nước cấp, việc nhà nước giao, giá nhà nước quy định… cứ thế là làm.
Thế nên việc có người tài, người giỏi vào cơ quan chưa hẳn đã là cần thiết. Bởi tài, giỏi chỉ rách việc do ít khi chịu cúi đầu và vâng lời mù quáng, ít khi câm lặng trước những điều không thể câm lặng.
Mặc Lâm (VOA): Một nền độc lập quỳ gối
![]() |
"Vật thể lạ" có chữ Trung Quốc. (Hình: Trích từ Youtube báo Người Lao Động) |
Tin báo chí cho biết người dân vùng biển Tuy An phát hiện một “vật thể lạ” có hình dạng giống như thủy lôi mà theo đo đạc sơ bộ của lực lượng chức năng, vật thể này hình trụ, có chiều dài 6,8m, đường kính 54cm; phần đầu hơi nhọn, có màu cam; thân màu đen; đuôi được lắp các chong chóng giống như chân vịt tàu thuyền. Một vài vị trí trên vật thể này có khắc chữ Trung Quốc.
Người dân đọc bản tin lập tức biết ngay đó là thủy lôi của Trung Quốc, nhưng một thủy lôi lại trôi dạt vào bờ biển Việt Nam thật chẳng khác gì quân cướp ngày đã vào tận sân nhà đang hò hét đòi khổ chủ dâng cúng tài sản cho chúng. Cứ nói đến các vấn đề nhạy cảm thuộc Trung Quốc thì báo chí Việt Nam dùng chữ “lạ” để phân biệt những gì “quen” cũng thuộc về Trung Quốc trên đất nước này.
Mà “quen” thì nhiều lắm, không thể kể ra hết trong một bài viết ngắn.
Người Việt đã quen với những toán khách du lịch Trung Quốc tràn ngập đất nước trong thời gian qua. Từ Quảng Ninh, Khánh Hòa cho tới Đà Nẵng, Phú Quốc. . . họ đến Việt Nam du lịch với tâm thế nơi này là vùng đất mà Bắc Kinh đã mua đứt từ lâu. Những câu chuyện giữa khách du lịch Trung Quốc ứng xử một cách bất nhã với dân Việt Nam nhan nhản trên các đường phố nơi gót chân họ ngang qua. Chính quyền chưa có một hành xử đứng đắn nào đối với vấn đề này và nó làm cho người dân ngao ngán thêm trước sự bất lực của chính quyền địa phương khắp nơi. Nói họ bất lực cũng đúng phần nào với bản chất nhưng chính xác hơn, họ bị trung ương trói gô phản ứng tự nhiên của một con người trước các hành xử của ngoại nhân trên đất nước, đồng bào mình.
VOA: Mỹ và đồng minh tố cáo Trung Quốc dọ thám bí mật kinh tế
![]() |
NASA là một trong những cơ quan của Mỹ bị Trung Quốc dọ thám |
Mỹ và ba nước đồng minh hôm 20/12 đã lên án Trung Quốc do thám kinh tế trong khi các công tố viên Mỹ cáo buộc hai công dân Trung Quốc có liên hệ với một cơ quan gián điệp trong một chiến dịch tấn công mạng ở quy mô lớn để trộm dữ liệu mật từ các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ.
Giới chức Mỹ đã công bố cáo trạng đối với ông Chu Hoa và ông Trương Kiến Quốc trong các vụ tấn công mạng nhằm vào hải quân Mỹ, cơ quan hàng không vũ trụ NASA và Bộ Năng lượng cũng như các công ty trong nhiều lĩnh vực. Chiến dịch này nhằm vào quyền sở hữu trí tuệ và dữ liệu kinh doanh cũng như dữ liệu công nghệ mật để giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh không công bằng, họ cho biết.
Mỹ, Anh, Úc và New Zealand đã lên án Trung Quốc về điều mà họ gọi là chiến dịch toàn cầu để đánh cắp sở hữu trí tuệ thương mại trên không gian mạng. Điều này cho thấy quốc tế đang tăng cường phối hợp chống lại hành vi này.
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018
YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
Kính gửi:
- Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)
Đồng kính gửi:
- Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài
- Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam
Kính thưa quý vị,
Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.
Bản yêu sách gồm tám điểm sau:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Trân Văn: Lãnh đạo chỉ lo cho an nguy của … cái ghế
![]() |
Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, Nguyễn Phú Trọng, có sẽ giúp làm trong sạch bộ máy lãnh đạo CSVN? |
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) vừa đăng bài “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (1). Ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ hiếm người biết này đang là Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN.
Xét về tổng thể, bài viết của ông Thông không có gì mới. Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN tiếp tục lập lại điều mà các đồng chí đồng đảng với ông đã nhai tới, nhai lui nhưng chưa nhuyễn nên không nuốt được: Đang có sự suy thoái về tư tưởng chính trị trên diện rộng trong nội bộ đảng, sự suy thoái này khiến cả cá nhân lẫn tổ chức đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và có thể dẫn tới hệ quả là đảng viên tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực thù địch, phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của đảng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)