Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Ngô Nhân Dụng: Nguyễn Phú Trọng theo Tập Cận Bình

Nguyễn Phú Trọng đang mở đường cho Trung Cộng thôn tính nước Việt Nam. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Nguyễn Phú Trọng đang đi theo con đường Tập Cận Bình trong việc củng cố quyền lực. Nhưng Trọng còn học tập Bình ngay trong chính sách và hành động: Thứ nhất là tiêu diệt các thế lực đối nghịch trong đảng; thứ hai là đàn áp dư luận của người dân, kiểm soát các mạng thông tin xã hội và đe dọa những người có ý kiến độc lập, ở trong và ngoài đảng. Tiêu biểu trong chuyện này là việc “thi hành kỷ luật với Giáo Sư Chu Hảo.” 

Từ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã đi đúng các nước cờ của Tập Cận Bình trong chiến dịch gọi là “chống tham nhũng.” Năm 2012, sau khi nắm hai chức đứng đầu nhà nước và đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã dùng chiêu bài “chống tham nhũng” để tiêu diệt bọn Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và cả đám tay chân của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Nguyễn Phú Trọng đã dùng món võ đó đánh đám đàn em của Nguyễn Tấn Dũng. 

Nguyễn Phú Trọng cũng theo gót Tập Cận Bình khi tìm cách nắm quyền chi phối guồng máy công an và quân đội. Ở Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đàn áp những người bất đồng chính kiến ngoài đảng như khi bỏ tù Lưu Hiểu Ba, người đã công bố một chương trình dân chủ hóa Trung Quốc và được giải Nobel Hòa Bình. Nguyễn Phú Trọng cũng mở chiến dịch bắt bỏ tù các người tranh đấu ôn hòa đòi tự do dân chủ ở Việt Nam, từ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Tập Cận Bình kiểm soát dư luận trên các mạng xã hội thế nào thì Nguyễn Phú Trọng cũng làm theo, với đạo luật An Ninh Mạng. 

Cao Huy Thuần: Nỗi Đau

Anh Chu Hảo vừa bị "kỷ luật" của đảng mà anh là đảng viên. "Kỷ luật" ấy là việc nội bộ chăng? Dư luận đã trả lời: thực chất, đó là một bản án, không phải riêng gì đối với anh Chu Hảo mà đối với tất cả trí thức. Bởi vậy, ai tự thấy mình là trí thức đều cảm thấy có liên quan. Đã có những thư chung. Đã có những "kiến nghị" viết rất sắc sảo và trí thức. Tôi có thể nói thêm ở đây một nỗi đau tuy rằng ai cũng biết, cũng nói, cũng lo: nỗi đau lạc hậu về văn hóa. 

Chỉ cần một chữ thôi trong bản án đủ để thấy tất cả những gì là lạc hậu. Anh Chu Hảo bị kết tội là đã "tự chuyển hóa". Có ai mà không biết: "chuyển hóa" là quy luật của tiến hóa, không chuyển hóa thì chỉ làm tôi tớ cho thế giới. Mà xã hội thì không thể nào chuyển hóa được nếu con người không "tự" chuyển hóa từ trong cái đầu. Nếu cái đầu của Galiléo không tự chuyển hóa thì vũ trụ không to gì hơn cái vòm giếng - cái vòm giếng của những thế lực kết tội ông. Nhưng cái đầu của con người luôn luôn muốn vươn đến trăng sao. Trăng sao của vũ trụ cũng như trăng sao của Sự Thật. Trăng sao của Galiléo cũng như trăng sao của Darwin. Ấy là chỉ mới nhắc đến hai quyển sách trong công trình xuất bản của anh Chu Hảo. Chẳng lẽ cái tội của anh Chu Hảo là cái tội đã từng được đem ra để xử hai nhà bác học ấy, cái tội mà bây giờ mang tên là "tự chuyển hóa"? Xuất bản những sách đã đánh dấu lịch sử những bước đi của tư tưởng thế giới là một cái tội? Chúng ta sống trong thời đại nào vậy? 

Mặc Lâm: Thư ngỏ, hãy thay đổi người nhận

Giáo sư Chu Hảo.
Ngày 27 tháng 10 năm 2018, sau khi báo chí loan tải việc GS Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật đảng, một thư ngỏ do các cựu thành viên của IDS ký tên được gửi tới hai nơi: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu xem xét lại quyết định này. Bức thư ngỏ không những không gây được sự chú ý nào từ phía người nhận mà làm cho phía người “biết” ngạc nhiên, bất mãn và không ít ngôn từ lên án, chê bai bức thư đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. 

Thư ngỏ gửi cho các cấp cao nhất của Việt Nam đã trở thành đề tài châm biếm dành cho người gửi bởi không phải từ những năm gần đây mà đã gần hai mươi năm trước hình thức thư ngỏ đã xuất hiện. Ngày 2 tháng 9 năm 2000 tại Hà Nội bức thư ngỏ của 5 nhà bất đồng chính kiến gồm các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến và Trần Dũng Tiến gửi Quốc hội Việt Nam, đòi dân chủ hóa, tăng cường pháp trị, dẹp bỏ mọi hành vi truy bức đối với TS Hà Sĩ Phu. 

VOA: Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời

Nhà văn Kim Dung rất gần gũi với văn hóa đại chúng
Kim Dung, tiểu thuyết gia kiếm hiệp rất quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả và khán thính giả Việt Nam cũng như cộng đồng Hoa ngữ trên toàn thế giới, vừa qua đời ở Hong Kong, thọ 94 tuổi, sau một thời gian dài lâm bệnh, AP đưa tin. 

Tin Kim Dung từ trần đã gây xúc động trên cộng đồng mạng xã hội Việt Nam, nhiều người đã bày tỏ sự thương tiếc và ngưỡng mộ ông. 

Võ hiệp kỳ tình 


Minh Báo, tờ báo Hong Kong do Kim Dung sáng lập, cho biết ông qua đời hôm thứ Ba ngày 30/10 tại Bệnh viện và Viện Điều Dưỡng Hong Kong. 

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời con rể của ông, Tiến sỹ Ngô Duy Xương, cho biết Kim Dung qua đời bên cạnh người thân và gia đình. 

Lê Phan: Tổng Thống Trump muốn vấn đề di dân của Hoa Kỳ giống Âu Châu?

Đoàn di dân “caravan” với hàng ngàn người bên ngoài thị trấn Arriaga, tiểu bang Chiapas, Mexico, hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Mười, 2018, chuẩn bị tiến vào Hoa Kỳ. (Hình: AP Photo/Rebecca Blackwell)

Hẳn chúng ta ai cũng đã nghe nói đến một đoàn nhiều ngàn di dân và người xin tị nạn đang từ từ đi bộ từ Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Tổng Thống Donald Trump đã biến cuộc hành trình của họ trở thành tin tức hàng đầu, cả quyết họ là một đe dọa cho an ninh quốc gia. 

Và để chứng tỏ lý luận của mình, ông đã đưa ra khuyến cáo thường xuyên mà ông vẫn đưa ra để khuyến cáo người Mỹ: Hãy nhìn vào cái mà ông gọi là “total mess” mà di dân đã tạo ra cho Âu Châu. 

Những người Âu Châu không hiểu tổng thống nói gì. Nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi tổng thống nghĩ Âu Châu là một vùng đại nạn. Ông đã từng cáo buộc Luân Đôn như là “một bãi chiến trường,” nói là một người bạn bí mật của ông tên là Jim không đi đến thủ đô nước Pháp nữa vì “Paris không còn là Paris nữa,” và nói đến những biến cố kinh khủng ở Thụy Điển vốn chưa từng xảy ra. 

Một số người Pháp hỏi là nếu tổng thống “sợ Paris” đến thế thì tại sao tổng thống nhận lời mời đến dự cuộc duyệt binh ngày 14 Tháng Bảy của Tổng thống Emmanuel Macron. Còn dân Luân Đôn thì hỏi “bãi chiến trường nào vậy” khi mà Luân Đôn là một trong những nơi tiếp đón nhiều du khách nhất thế giới với năm 2017 thành phố tiếp đón 19.1 triệu du khách quốc tế. So với thủ đô Washington DC, vốn năm 2017 chỉ có 2 triệu du khách quốc tế đến thăm và ngay cả New York cũng chỉ có 13.1 triệu khách quốc tế đến thăm. 

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Nguyễn Nguyên Bình: Nói dối đơn và nói dối kép

Tác giả Nguyễn Nguyên Bình bàn luận về nói dối kép nội địa trong thời buổi hiện nay nghe cũng có lý. Nhưng theo chúng tôi, lý giải như vậy là chưa hết ý. Chẳng lẽ sự sản sinh nói dối kép lại chỉ có nguyên nhân là vị chủ thể nói dối tự cho mình dùng chất doping và được những kẻ thuộc hạ bơm doping lừa dối nhiều nên thành nghiện? Bên cạnh đó, còn một chất khác, không phải tự họ thích dùng, cũng không phải do thuộc hạ cung cho, mà là do một kẻ láng giềng ‘đàn anh’ ép dùng, tên đàn anh đó đã nghiên cứu kĩ, hắn biết rõ bản tính cái người này. Hắn dùng cho con mồi một thứ ma túy mạnh, rất dễ khiến người ta bị nghiện và nhanh chóng rơi vào trạng thái “ngáo”. Khi đã bị ngáo thì người ta còn nói dối kép trơn tru, liến thoắng, mạnh miệng hơn nhiều. Họ dễ dàng nói và làm theo sự chỉ huy của gã kia, kể cả những việc tày đình như bán rẻ tổ tiên, dỡ nhà bán cột, bức hại người thân, đồng bào đồng chí... Làm việc người ngoài sai khiến nhưng lại luôn tưởng đó là việc tốt do chính mình ‘sáng kiến’ ra. Đau thế!  
Bauxite Việt Nam 

Ngày xưa, hình như khi còn học cuối cấp hai, cách nay trên dăm chục năm, tôi có đọc một bài trên báo Văn nghệ (hay là báo Văn học, nhớ không chính xác). Trong bài, họ đưa lời bàn về “nói dối” của nhà soạn kịch Pháp Coocnây (Corneille). Ông cho rằng: việc nói dối của xã hội có hai loại, một loại là nói dối đơn, tức người nói tự biết rõ mình đang nói sai sự thật, họ không tin vào cái mình nói với người khác; còn loại kia là nói dối kép, tức là ngay cả chủ thể của việc nói dối cũng tin vào điều mình đang nói dối người khác. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng không phải phi lý. 

Sau nhận xét của Coocnây, còn có Bengiamin Phranclin (Benjamin Franklin) cũng nhận xét tương tự: “Ai lừa gạt anh thường xuyên như chính bản thân anh?”. Giải thích hiện tượng tâm lý này đối với tôi là khó, nhưng qua quan sát thực tế xã hội ta, nhất là những năm gần đây, tôi thấy quả có cả “nói dối đơn”, lẫn “nói dối kép” thật. 

Chu Hảo: Tuyên Bố Từ Bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam



1. 45 năm về trước, tôi cũng như nhiều bạn bè và đồng nghiệp cùng thế hệ, đã tự nguyện gia nhập đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) với lý tưởng cao quý là đấu tranh vì Độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước. Nhưng càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rẳng tổ chức chính trị mà mình tham gia không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hoá, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại. Tôi đã hết sức cố gắng tận dụng tư cách hợp pháp của mình trong nội bộ tổ chức đảng cầm quyền để góp phần đấu tranh xây dựng. Rất may là, trong trường hợp liên quan đến các hoạt động của tôi, các tổ chức đảng, từ Đảng đoàn, Đảng uỷ và nhất là Chi bộ ở LHH VN*, hầu hết đều tỏ ra là những người khoan dung, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, nên những cố gắng của tôi đã được ghi nhận. Nhưng đến nay tôi đã có đơn xin từ nhiệm và đã có được người thay thế ở NXB Tri Thức, vì vậy tôi có thêm lý do để có quyết định mới. 

VOA Tiếng Việt: Ít nhất 13 trí thức bỏ Đảng sau ‘hiệu ứng Chu Hảo’

Từ trái sang, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Chu Hảo. Photo Facebook Nguyen Xuan Dien

Các trí thức trong số gần 13 người vừa tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam nói với VOA rằng họ “quá bức xúc” vì Đảng “không còn phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc”, Đảng “đã chọn sai đường”, và họ dự báo rằng con số thoái đảng “sẽ gia tăng sau hiệu ứng Chu Hảo”. 

Ngay sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tri Thức, vì “suy thoái tư tưởng chính trị,” giới trí thức phản ứng mạnh bằng cách tuyên bố công khai từ bỏ đảng, thậm chí từ chức.

J.B Nguyễn Hữu Vinh: Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo: Đảng tự cởi truồng



Có lẽ, trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của hệ thống chính trị cộng sản mà tôi đã gặp, Giáo sư Chu Hảo để cho tôi nhiều ấn tượng nhất. 

Ấn tượng đầu tiên, là dưới mái tóc bạc trắng phau của ông, luôn thường trực một nụ cười thân thiện và dễ mến. Và sau đó, khi nói chuyện, là một tấm lòng luôn đau đáu với vận mệnh đất nước, với những tiến bộ xã hội, với những đau khổ của người dân Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản. 

Dù khi đó, ông vẫn là một đảng viên cộng sản. 

Tôi gặp Gs Chu Hảo khá nhiều lần. Mỗi lần gặp, câu chuyện ông trao đổi vẫn là câu chuyện về hiện tình đất nước, một thao thức với tấm lòng nhiệt huyết và trăn trở với thực tại xã hội, nhất là những khi nói về những việc cần làm để cho xã hội có nhiều tiến bộ, cải thiện tình hình đất nước trước nguy cơ nô lệ, trước những vấn nạn khó giải thoát dưới ách cộng sản, với những người đang phải tù tội vì dám cất tiếng nói của mình cho sự thật, công lý, hòa bình... ông như trẻ hơn nhiều so với tuổi tác và mái tóc bạc phơ của ông. 

Phạm Đỗ Chí: Yêu Ghét Trump và Bầu Cử Giữa Kỳ của Mỹ (*)

“Đừng nghe những gì Trump nói, mà hãy nhìn những gì Trump làm”, một người bạn cao tuổi ở California đã bình luận như vậy khi ông ta trao đổi về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018. 

Tất cả 435 ghế Dân biểu Hạ viện, 33 Thượng nghị sỹ (1/3 Tổng số 100 Nghị sỹ), 36 Thống đốc Tiểu bang và 3 Thống đốc vùng lãnh thổ (territory Governors) của hai đảng Dân chủ, Cộng hòa và Độc lập sẽ được chọn trong cuộc bầu cử này. 

Ông bạn thời sự vùng có đông người Việt cư ngụ nhất ở Mỹ nói thách đố như thế khi ông muốn mượn câu nói lịch sử của cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm), để đánh giá vai trò của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của ông.

KHÔNG KHÍ TRANH CỬ 


Cuộc tranh cử đang đi vào tuần lễ cuối cùng của giai đoạn vận động sôi nổi nhất. Mỗi ngày, người dân nhận được hàng chục emails vận động quyên tiền của các phe phái, nhân danh đảng hay của các tổ chức đứng sau, nổi tiếng nhất là các PACs (Political Action Committees). 

Không biết đúng hay sai, phe đảng Cộng hòa (CH) đang kêu ầm ĩ lên là quyên được quá ít tiền, chỉ bằng ½ tiền của đảng Dân chủ (DC), vì các tỷ phú Dân Chủ đã chi tiền rộng rãi vận động giới truyền thông và cho các ứng cử viên của mình, để nhất định “chiếm đa số, ít nhất là Hạ viện”. Nổi bật trong số các nhà Tỷ phú đã chi hàng chục triệu Dollars ủng hộ ứng cử viên Dân chủ là các ông George Soros, Tom Steyer và nguyên Thị trưởng Thành phố New York, Michael Bloomberg. Ông Bloomberg, chủ nhân Công ty thông tin Tài chính Bloomberg, có khối tài sản trị giá gần 60 tỷ dollars, là một chính khách hay thay đổi đảng tịch từ Dân chủ qua Cộng Hòa rồi Độc lập, cuối cùng lại trở vế với đảng Dân Chủ trước tháng 10/2018. Ông đã bỏ ra 80 triệu Dollars ủng hộ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này. 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Cung Tích Biền: Thành Tôn, Người Đi Tìm Dĩ Vãng

Thành Tôn (Ảnh: Hoàng Thị Kim)
Nói/viết về Thành Tôn, có rất nhiều điều để viết, và nói. 

Là, nói về một người làm thơ, từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đã có tác phẩm, xuất hiện trên các tuần báo, tập san văn chương tại Miền Nam, như Văn, Bách Khoa, Khởi Hành; đã tự xuất bản một tập thơ [1969], tựa sách là Thắp Tình. Là, về một người đã tuân thủ đúng “luật chơi” vào dòng thời cuộc; học hành, đi làm giáo sư, vào quân trường Thủ Đức, đi tù cải tạo, đi vào xứ Mỹ bằng con đường H.O. 

Là, về một người, ham đọc/yêu, nhiều năm dài rất chủ tâm sưu tầm đó đây những sách quý/cũ/xưa. Nếu “bọn chúng” vì thời gian lẫn thời cuộc chính trị làm cho hư hao, Thành Tôn mang về phục chế, làm cho “hình hài bọn chúng” không tinh khôi như xưa, thì cũng vừa con mắt thẩm mỹ của người hôm nay. 

Săn lùng tung tích “bọn chúng”, gom nhặt, nhưng không có mục đích làm một thư phòng cho riêng mình; mà, luôn dành tặng cho những ai “mê cái chữ”; trong ấy phần lớn là các nhà nghiên cứu văn học, văn chương, lịch sử. Lạ lùng, Thành Tôn tặng một người bạn thân, cả đôi người chưa quen biết, nhưng “Anh ạ, tôi cần quyển sách ấy.” Nếu người được tặng sách quên lời cảm ơn, cũng chẳng sao, lần sau gặp lại, nếu cần thêm, tặng thêm. 

Luân Hoán: Lục Bát Tản Thần
, Nguyễn Hàn Chung

Thi phẩm
Tranh bìa: Hót của Lê Minh Phong
Các phụ bản: Lê Minh Phong
Trình bày bìa và kỹ thuật: Nguyễn Nam Trân

Đọc bản thảo: Dương Diên Hồng
Sách dày 242 trang
Trang thơ sáng rõ, khổ chữ không làm khó mắt người đọc
Không ghi ấn phí
Sách do Bản Sắc Việt của chính tác giả chủ trương 
Phát hành - năm 2018(Sách có bán trên amazon.com)
Mọi in ấn phát hành và bản quyền được sự đồng ý của tác giả,

Nội dung phong phú với 200 bài lục bát.
Mở tập với bài Về Thôi, Lục Bát, gồm 4 cụm mỗi cụm 4 câu. cụm (tôi thử dùng từ này thay chữ khổ thông dụng) cuối cùng như sau:

... về đem lục bát ra phơi
có em đang cắp nón cời đợi nhau
anh từng chiết giải thâm sâu
chiều quê vẫn sững sờ câu "chiều chiều..."

Dạ Ngân: Cánh đồng bất tận - chuyện bây giờ mới kể

Ảnh Nguyễn Tường
Buổi chiều tháng 4.2006, cập rập, se lạnh. Thường lệ mỗi ngày Ban Văn chỗ tôi nhận rất nhiều bài vở, không ít phong bao dày cộm, vì tuần báo đang có Cuộc thi truyện ngắn 2006 – 2007. Hôm ấy tôi chú ý một phong bì mỏng không có tên người gửi, logo cơ quan với dòng chữ đậm Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, bên dưới là chữ viết tay mềm mại nữ tính: Kính gởi chị Dạ Ngân, Báo Văn Nghệ, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội. 

Buổi chiều buồn ứa


Nhớ rõ rằng tôi đã ngồi lại, một mình trong phòng với phong thư. Thì ra là công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, số 35- BC/TG “Báo cáo nội dung làm việc với lãnh đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh”. Trên cùng là mấy chữ viết tay của người đã gửi phong thư đi: Chị ơi! Đọc chơi nghen, ký tên Nguyễn Ngọc Tư. Công văn do phó Ban TVH (tôi viết tắt) ký, đề cập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 11/2005 đã bị “số đông không đồng tình, phản ứng gay gắt… không có tính tư tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn… đề nghị Hội Văn học - Nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc...” 

Phạm Thành Châu: Tìm Con

Qua khỏi Cầu Sơn, Thị Nghè (Hàng Xanh), gã để chiếc xe đạp từ từ trôi xuống dốc, rồi quẹo vào xóm trên con đường gập ghềnh những mô đất và những vũng nước dơ bẩn. Gã lắc chiếc chuông đồng nhỏ treo tòn teng dưới ghi đông xe để báo hiệu cho mọi người biết, ra mua kẹo kéo, mua vé số hoặc dò số. Đôi khi, theo thói quen, đang đạp xe trên đường vắng, gã cũng thò ngón tay út xuống cái chuông, khều cho nó kêu leng keng, chẳng vì mục đích nào cả. Gã chuyên bán kẹo kéo và vé số. Phía sau xe là một thùng có cục kẹo lớn, khi bán kẹo, gã kéo ra một khúc nhỏ, bẻ gãy và trao cho khách. Cục kẹo lớn đó, gã bán cả ngày cũng chưa hết. Phía trước xe gã treo một mớ đồ chơi trẻ con bằng nhựa. Những con thú, chiếc kèn, cây súng... đủ màu sắc. Khi có người mua, gã mở hộp kẹo ra. Phần nắp có một cái khung để một trái banh nhỏ. Ai mua kẹo cũng được bắn một phát súng hơi, nhắm vào trái banh, nếu bắn rớt trái banh thì ngoài khúc kẹo còn trúng thưởng một món đồ chơi. Trẻ con và cả người lớn đều thích trò chơi nầy. Ít người bắn trúng vì viên đạn là một nút điên điển nhẹ, khi rời nòng súng là đi chệch hướng ngay. Gã còn bán vé số, số đề nữa. Mỗi ngày có đến năm bảy tỉnh mở số, kết quả được gã chép vào một miếng giấy nhỏ, treo trước xe cho người ta tiện dò số. Khoảng bốn, năm giờ chiều, sau khi các đài phát thanh công bố các lô trúng, gã đến huyện đề nhận tiền trúng giao cho người may mắn. 

Người gã cao lớn, râu ria mọc chơm chởm trên khuông mặt lầm lì. Khi nói, cả hàm râu quanh miệng gã chuyển động giống mấy con sâu róm khổng lồ cựa quậy. Hai vai rộng, chân tay dài lòng khòng, người hơi gập về phía trước. Đôi mắt vừa u uẩn vừa vô hồn, như không thấy gì ngay cả khi đối đáp với ai. Chỉ với bọn trẻ nít, gã mới trở nên linh động, vui vẻ. Gã rất tử tế với chúng, có khi tặng kẹo cho những đứa không có tiền. Buổi sáng và giờ tan trường, gã bán kẹo trước cổng các trường học. Gã thường móc trong túi áo ra hình chụp một đứa bé khoảng năm, sáu tuổi và hỏi bọn trẻ "Các em có thấy đứa nào giống như thằng nhỏ nầy không?" Bọn trẻ tò mò nhìn hình đứa bé và lắc đầu. Có đứa hỏi "Nó là con của chú hả?" Gã gật đầu "Con chú nhưng bị thất lạc mấy năm nay rồi. Bây giờ chắc nó lớn lắm, cỡ các cháu. Mấy cháu đây, có cháu nào là con nuôi của gia đình nào không?" Bọn trẻ nhìn nhau lắc đầu.

Thanh Hà (RFI): Tiểu thuyết Điện Biên Phủ, tình yêu trong chiến tranh Đông Dương

Marc Alexandre Oho Bambe, tác giả cuốn tiểu thuyết Điện Biên Phủ- NXB Sabine Wespieser, 2018.Thanh Hà/RFI

Tháng 9/2018 cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Cameroun Marc Alexandre Oho BambeĐiện Biên Phủ - nhà xuất bản Sabine Wespieser, được trao tặng giải văn học Louis Guilloux. Giải thưởng mang tên văn sĩ người vùng Bretagne này vinh danh những sáng tác đậm tình người.

Điện Biên Phủ kể về câu chuyện của Alexandre, 20 năm đã trôi qua từ khi từ giã Đông Dương và mãi mãi rời xa vòng tay của Mai Lan. Nhưng "Đông Dương và Mai chưa bao giờ lìa xa" anh. Bị thương nặng trên cầu Long Biên, Alexandre được một người lính thuộc địa Senegal cứu mạng. 

Chính tại "địa ngục" Đông Dương, nhân vật chính trong truyện là Alexandre đã tái sinh. 

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Ngô Nhân Dụng: Tổng Thống Trump khó ép Chủ Tịch Jay Powell

Ông Jerome (Jay) Powell (trái), chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, và Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Đầu Tháng Mười, 2018, Tổng Thống Donald Trump chỉ trích quyết định tăng lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương là “khùng” (crazy) và “bất trị” (out of control). Tuần này, ông Trump lại than rằng, “Cứ mỗi lần chúng tôi thành công lớn (trong nền kinh tế) là ông ta lại tăng lãi suất!”

Ông ta, ở đây là Jerome (Jay) Powell, chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, chính thức gọi là Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, Federal Reserve System, viết tắt Fed.

Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin giải thích: “Đáng lẽ ông ta phải là người thích lãi suất thấp! Té ra không phải!” Hồi đó, ông Mnuchin đã khuyên ông Trump hãy chọn ông Powell làm chủ tịch Fed vì ông ta chủ trương lãi suất thấp (a low-interest-rate guy).

Giới thiệu sách mới: Xứ Động Vật của nhà văn Cung Tích Biền


Diễn Đàn Thế Kỷ hân hạnh giới thiệu cuốn Tân truyện đầu tiên của nhà văn Cung Tích Biền xuất bản từ khi ông định cư tại Hoa Kỳ. Sách dày 274 trang, do Nhân Ảnh xuất bản năm 2018, gồm một số truyện tác giả sáng tác trước đây khi còn sống tại Việt Nam.

Liên lạc với nhà xuất bản Nhân Ảnh : hanle3359@gmail.com, điện thoại (408) 722-5626.

Một vài tâm sự của tác giả với DĐTK :

“Xứ Động Vật là một trong các sáng tác tôi viết ngay khi còn ở trong nước, trong lòng một chế độ mà lịch sử hẳn biết là chúng đối xử những người làm văn chương văn hóa ác nghiệt như thế nào.

Không than van, không đầu hàng hoàn cảnh. "Sống với họ mà không là họ", tạm ví von vậy, cũng là một thái độ cần thiết...” 

Trong số này, mời độc giả theo dõi một truyện trích từ Xứ Động Vật với sự đồng ý của tác giả.

DĐTK

Cung Tích Biền: Xứ Động Vật Màu Huyết Dụ

[gồm 3 tiểu truyện]

I

BÓNG

II

LÀNG VÀ SÔNG

III

XƯƠNG THẠCH TÍN

I
BÓNG


Tàu đường sắt chạy trong đêm. Chừng giờ này đã tới miền trung Trung bộ.

Lão Kiên đi tàu hạng nằm. Mỗi phòng có bốn giường ngủ; hai tầng. Lão nằm giường bên dưới để bớt độ lắc lư. 

Hòa bình đã nhiều năm, đầu máy tàu được thay mới, các phương tiện phục vụ hiện đại hơn, nhưng đường tàu vẫn còn là con đường sắt hẹp, bề ngang non một mét, được người Pháp làm ra từ đầu thế kỷ trước, thời đô hộ. Tương truyền vua Khải Định có dự lễ khánh thành.

Thời nội chiến, đường tàu bị phá hoại tan nát, nhưng khi đất nước hòa bình nó được sửa chữa, vẫn kích thước đó. Không có kinh phí đủ để làm một đường tàu rộng hơn theo mẫu đường hiện đại. Chỉ trên cái nền cũ thời thuộc địa. Lắp ghép lại những vật liệu cũ, đáng ra phải phế thải. Nên đường ray hẹp, lỗi thời; tốc độ rùa. Thường xuyên gây tai nạn nơi những đường bộ cắt ngang. Mỗi tai nạn có ngay cái chết tập thể, rất tang thương. 

Tàu chạy càng nhanh sức chịu của đường ray hẹp bên dưới càng khổ sở. Lão Kiên tưởng như cái sống lưng mình xoắn lại, cong vổng lên theo tính khí con tàu. Đôi khi máy gào thét, nó lồng lên như con cọp điên nhưng lúc đó tốc độ cũng chỉ… chừng bốn chục cây số giờ. Dù bực mình cái chậm, lão Kiên lại rất sợ tàu tăng tốc. Nó có thể rời khỏi đường ray và bay xuống những vực sâu hai bên đường bất cứ lúc nào.

**

Lão Kiên thấy nao nao, khi màn sương về sáng tan dần, bày ra nhấp nhô vùng ánh điện xa xa một thị trấn. Lão tắt đèn ngủ. Kéo cái màn mỏng che cửa sổ. Giăng bên trên thị trấn mờ nhạt ánh đèn là giải núi ngây ngây dưới lưỡi trăng bạc hạ tuần.

Phan Thượng Hải: Thơ Mộng Hoàng Hạc Lâu


Hoàng Hạc Lâu ở bên bờsông Trường Giang (sông Dương Tử), thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng với bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" của Thi sĩ Thôi Hiệu đời nhà Đường. Ba ngôi lầu nổi tiếng kia là: Nhạc Dương Lâu, Đằng Vương Các và Bồng Lai Các.

Bố Cục
Hoàng Hạc Lâu (trang 1)
Thơ Chữ Hán 
      Thôi Hiệu (trang 2)
      Lý Bạch (trang 6)
      Đường Thi (trang 8)
      Sứ Thần Nước Việt (trang 9)
Thơ Chữ Quốc Ngữ 
      Thơ Dịch bài thơ của Thôi Hiệu (trang 16)
      Thơ Sáng tác (trang 20)
Kết Luận (trang 21)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Nguyễn Quang Duy: “Tình huống” nào đẩy đưa Tổng Bí Thư thành Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng?

Nhiều người cho rằng Hồ chí Minh đã từng vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng nên việc ông Nguyễn Phú Trọng nắm thêm chức chủ tịch nước là chuyện đã từng xảy ra trong lịch sử đảng Cộng sản và như thế là sẽ tốt cho Việt Nam. 

Nhiều người khác lại cho rằng “nhất thể hóa” là phải rồi Trung cộng và các quốc gia cộng sản khác đều thế cả. 

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng phủ nhận và cho biết trong “tình huống” hiện nay ông phải kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nhà nước, cùng lúc với 7 chức vụ khác. 

Chuyện xưa Chủ tịch Hồ chí Minh như thế nào? Có liên quan gì đến chuyện ngày nay mà Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải đặt mình trong “tình huống” không thể từ chối được? Và làm sao thoát khỏi “tình huống” đẩy đưa? 

Tạo thế Chính Danh… 


Tháng 8/1945, khi Việt Minh vừa cướp được chính quyền, so với các lực lượng Quốc Gia như Hòa Hảo, Cao Đài, Việt Quốc, Đại Việt… có rất ít người Việt biết đến Việt Minh và Hồ chí Minh. 

Theo con số chính thức khi ấy đảng Cộng sản chỉ có 5.000 đảng viên trong khi hai lực lượng tôn giáo yêu nước chống Pháp là Hòa Hảo và Cao Đài đã có trên triệu tín đồ. 

Để tạo thế chính danh ông Hồ phải nắm chắc chức vụ chủ tịch nước bằng cách tổ chức cuộc bầu cử Quốc Hội và soạn ra Hiến Pháp 1946. 

Thụy My (RFI): Việt Nam : Nhà văn Nguyên Ngọc từ bỏ đảng Cộng Sản

Nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Chu Hảo (thứ 5 và 6 từ trái sang) trong lễ phát giải văn hóa Phan Châu Trinh ở Saigon ngày 24/03/2018.RFI/Capdevielle

Hôm nay 26/10/2018 nhà văn Nguyên Ngọc đã tuyên bố chính thức ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, sau 62 năm tham gia. Thông tin này đã được nhóm Lão Mà Chưa An công bố trên mạng xã hội.

Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo, ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng. 

Theo ông, PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc. Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, đánh vào những người trí thức yêu nước. 

Nguyễn Đình Cống: Về việc ông Trọng làm Chủ tịch nước

Thời kỳ Khrushov, ông TBT ĐCS Liên Xô nêu khẩu hiệu “đảng toàn dân” là một nhận thức nhạy bén về tình trạng tha hóa của đảng và cố gắng chống lại sự tha hóa đó bằng một cách đánh lộn sòng: đưa đảng vào trong dân tộc hòng làm người ta nghĩ đảng và dân tộc là một. 
Nhưng đấy là thời kỳ vai trò các đảng CS trên thế giới chưa ở vào thế tuyệt vọng. Chứ giờ đây, sau hơn 60 năm so với giai đoạn Khrushov, sự tan rã của LX và phe XHCN đã trở thành một bản án tử hình thực tế đối với tất cả các đảng CS rồi. 
Cựa quậy của một kẻ như họ Tập mà còn không ăn thua thì gắng gượng của một lão già sức tàn lực kiệt mà trong lòng thừa biết “khuôn xanh” chẳng bao giờ “vuông tròn” cho mình – mà không phải bây giờ mới không “vuông tròn”, từ “năm hãy thơ ngây” đã “gặp thầy tướng số” đoán biết số phận mình chẳng ra gì rồi kia mà. Vậy thì “một trong hai” hay “hai nhập một” cũng chỉ rứa cả thôi.  
Ông Trọng hãy tự hỏi mình một câu và nhờ đám cố vấn tìm cho mình một lời giải đáp nghiêm túc nhất, không bị bất cứ e ngại, định kiến nào ràng buộc: “Ở tư cách đảng trưởng ĐCS, dân tin mình, tức là tin đảng đến mức nào?”.  
Câu ấy dân đã trả lời mà chắc ông Trọng đến giờ vẫn chưa được nghe, thôi thì đành mách cho ông, may ra có cấp dưới nào bạo mồm bạo miệng tâu lên với ông thì quá tốt. Câu ấy gói ghém trong bài thơ mới đây nhất nhà thơ Nguyễn Duy đưa lên mạng, không thèm giấu giếm gì cả. Bài thơ mang tên CƯỚP, trong đó có những câu định nghĩa cướp là ai rõ ràng minh bạch, không chối đi đâu được: Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi/cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa/cướp từ bàn giấy cướp ra ngoài đồng/con ơi mẹ dặn câu này/quan tham là cướp cả ngày lẫn đêm. 
Thử hỏi, ông Trọng thống nhất chức Chủ tịch nước với chức TBT sẽ làm được gì khi cái đảng do ông đứng đầu đã bị nhân dân từ Nam đến Bắc nguyền rủa là… đảng cướp, và từ nay về sau sẽ đối xử với nó như một bọn cướp nguy hiểm? 
Nghĩ mà ái ngại cho ông! 
Bauxite Việt Nam
Việc ông TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng làm kiêm Chủ tịch nước, nhiều người cho đó là Nhất thể hóa, nhưng ông Trọng cho là giải pháp tình thế. Tôi tán thành ý kiến chưa phải nhất thể hóa mà đây chỉ là một người làm 2 chức. Nếu định nhất thể hóa thì phải thảo luận, thông qua, thành chủ trương, thành điều luật. Và chỉ 1 lần bầu. Nên bầu Chủ tịch nước trong một cuộc bầu cử thực sự dân chủ, có tranh cử. Khi Chủ tịch là đảng viên thì tự nhận làm TBT luôn mà không cần tốn kém việc tổ chức bầu lại ở trong đảng. Nếu Chủ tịch không phải đảng viên CS thì đảng tìm cách kết nạp rồi đưa lên làm TBT. Khi không thể kết nạp được thì sẽ không thực hiện nhất thể hóa cho ĐCS. 

Kính Hòa - RFA: Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam

Giáo sư Chủ Hảo Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức. Hình RFA
Việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một thông điệp nhắm vào giới trí thức Việt Nam của Đảng Cộng sản. 

Giáo sư Hoàng Dũng, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói như vậy với đài RFA, tối ngày 25/10/2018. 

Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, đảng viên Đảng Cộng sản, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đề nghị kỷ luật với lý do đưa ra là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa. 

Đây là kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17-19/10 mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trong ngày 25/10. 

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Tri Thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy. 

Mặc Lâm: Chúc mừng ông, Giáo Sư Chu Hảo

Giáo sư Chu Hảo.
Chỉ vài ngày sau lễ đăng quang của ông Nguyễn Phú Trọng là bản án cho một trí thức nổi tiếng Việt Nam: GSTS Khoa học Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, được Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đưa ra với những cụm từ quen thuộc mà ông Trọng từng lập đi lập lại trong những lần có dịp phát biểu trước cử tri hay trước các Đại hội do Đảng tổ chức. 

Có lẽ đây là hồ sơ đầu tiên được ông Trọng ký duyệt bắt đầu cho giai đoạn mới cầm quyền của ông. Trong vai trò Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, chữ ký của ông đã khắc họa lên bề mặt của lịch sử Đảng thêm một chương mới, phơi bày câu chuyện một đảng viên cao cấp đã âm thầm chống đảng trong bao năm qua bằng trí tuệ khi mang sự thật đến cho quần chúng hiểu rõ hơn về những gì họ đang bị bao vây, thúc ép, lừa lọc hay nhồi sọ một cách bền bỉ trong gần một thế kỷ qua. 

Giáo Sư Chu Hảo không phải là một cái tên xa lạ với người dân. Qua những lần trả lời phỏng vấn của các đài truyền thông quốc tế như RFA, VOA, BBC hay RFI ông giải mã rất nhiều điều về hệ thống cũng như thẳng thắn đưa quan điểm của mình mặc dù biết rằng những quan điểm ấy hoàn toàn đi ngược với tôn chỉ của Đảng mà ông là một thành viên. Ông cũng không hề xa lạ với giới trí thức trong và ngoài nước bởi các hoạt động văn hóa trong đó có vai trò Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nhà xuất bản này thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Chức năng đầu tiên của Liên hiệp được xác định là: “Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước”. 

Lê Mạnh Hùng: Thế giới tàn bạo mới của gián điệp và áp bức

Ông Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ), tổng giám đốc cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol, thứ trưởng Bộ Công An Trung Quốc, bị chính quyền Bắc Kinh bắt để điều tra điều gọi là hành vi phạm pháp. (Hình: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)

Gián điệp quốc tế và ám sát từ xưa vẫn là những công cụ của các quốc gia. Nhưng bất chấp những gì viết trong các tiểu thuyết gián điệp hoặc những lời đồn đoán của các nhà báo, các hoạt động này bao giờ cũng bị kiểm soát chặt chẽ, với những thỏa thuận bất thành văn, giết người ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là tại nước ngoài. 

Nhưng sau một tuần mà ta thấy việc bắt cóc và có thể nói hầu như là chắc chắn giết một nhà báo Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc mất tích của một quan chức người Trung Quốc hiện đang đứng đầu tổ chức Hình Cảnh Quốc Tế (Interpol) và một bản tố cáo của phương Tây về các hoạt động của cơ quan tình báo quân sự Nga, có vẻ rằng những quy luật cũ về tình báo đang mau chóng thay đổi. 

Nhưng chế độ độc tài chuyên chế – không phải chỉ có Nga mà Trung Cộng, Việt Nam, Saudi Arabia cũng như nhiều nước khác – đang siết chặt sự đàn áp của họ trong nước và triển khai các hành động gián điệp, bắt cóc và sát nhân ra nước ngoài một cách càng ngày càng công khai. 

VOA: Tại sao dân Hong Kong không mặn mà với cầu vượt biển mới?

Đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới hiện nay
Sau những lần trì hoãn, gần một thập niên xây dựng và chi phí đội lên đến 20 tỷ đô la, cây cầu bắc qua biển dài nhất thế giới kết nối Hong Kong với đại lục Trung Quốc cuối cùng cũng đã mở cửa cho lưu thông hôm 23/10 như là siêu dự án mới nhất mang dấu ấn của Bắc Kinh. 

Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cắt băng khánh thành cây cầu có chiều dài 55km này sẽ kết nối Hong Kong với thành phố Chu Hải và Macau. 

Tuy nhiên, nhiều người dân Hong Kong thắc mắc tại sao họ phải gánh chịu chi phí lớn như vậy với rất ít lợi ích thiết thực. 

Suy cho cùng, hành trình đi từ Hong Kong đến đại lục trên cây cầu mới này chỉ nhanh hơn có 30 phút so với tuyến đường băng qua những cây cầu hiện tại. Ở Macau, lợi ích được thấy rõ ràng: phà là cách duy nhất để đến đại lục. 

Tuy nhiên đó không phải là bức tranh toàn cảnh, các quan chức Trung Quốc cho biết. 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Huy Đức: Nên xem xét lại một cách toàn diện Luật An ninh mạng

Khác với người tiền nhiệm, lãnh đạo mới của Cục An ninh mạng (A05 - nhập từ A68 và C50) đã lắng nghe ý kiến của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) và của các bộ ngành hơn. Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng (ANM), vì thế, đã bỏ khá nhiều quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh từng bị phản đối trong 2 dự thảo trước (3-10 & 11-10-2018). 

Dự thảo mới cũng đã bỏ yêu cầu “doanh nghiệp kinh doanh online phải xin phép và có sự đồng ý của Cục ANM”(một biến tướng của giấy phép con); bỏ việc thành lập trung tâm dữ liệu và tiếp nhận dữ liệu doanh nghiệp chuyển giao… Dự thảo cũng không còn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dữ liệu gốc, chưa mã hóa của người dùng cho cơ quan điều tra. Bằng cách không dùng các từ nhạy cảm như “thái độ, quan điểm…”, dự thảo có cho cảm giác thu hẹp phạm vi dữ liệu người dùng nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng. Thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp chuyển dữ liệu bây giờ là Bộ trưởng Bộ Công an thay vì cục trưởng cục an ninh mạng như 2 dự thảo cũ. 

Tuy nhiên, bản chất của dự thảo này vẫn chưa thay đổi. Phạm vi dữ liệu người dùng bị buộc phải lưu trữ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng - gần như toàn bộ dữ liệu của mạng xã hội và các dịch vụ online - chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vẫn vô cùng lớn và vô lý. 

Đặc biệt, cách làm Luật ANM và các nghị định là một ví dụ điển hình vi phạm các nguyên tắc căn bản khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đòi, một luật nếu cần “văn bản quy định chi tiết” (thông tư, nghị định) thì các “dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh”(Điều 11). Hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc này là, không chỉ dân chúng mà cả Quốc hội cho đến tận bây giờ cũng chưa hiểu hết tầm ảnh hưởng của Luật ANM. 

Kính Hòa RFA: Ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực mới có thực hiện cải cách hay không?

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. 23/10/2018.
Ngày 23/10/2018, Ông Nguyễn Phú Trọng đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam bầu lên làm Chủ tịch nước. Ông là ứng cử viên duy nhất, và được nói là được gần 100% phiếu bầu. 

Kính Hòa Đài RFA có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học Georges Mason, Hoa Kỳ về vai trò mới của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đảm nhiệm cả hai chức vụ, Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Cộng sản. 

Kính Hòa: Giáo sư có ngạc nhiên hay không về việc ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm hai chức vụ? Liệu điều này có phải là một giải pháp tình thế như ông ấy từng nói hay không? 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không ngạc nhiên, vì việc này người ta nói đến lâu rồi, và gần đây trong mấy tháng thì rộ lên. Những người nghiên cứu không lấy gì làm ngạc nhiên cả. Nước Việt Nam là nước cộng sản duy nhất hiện nay mà ông lãnh đạo đảng không phải là lãnh đạo nhà nước, thành ra giải quyết cái vấn đề bất thường như vậy là đúng rồi. Cái chết của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cơ hội để người ta giải quyết vấn đề đó. Thành ra nói rằng đó là tình thế thì cũng không sai, nhưng theo ý tôi thì nó là giải pháp mang tính cơ chế. 

Nguyễn Xuân Nghĩa: Việt Nam Chuyển hướng giữa Thương chiến Mỹ-Hoa?

Nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trong trận thương chiến của Mỹ-Trung Quốc?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sàn Việt Nam đã chính thức nhận thêm vai trò Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kề từ ngày 23 Tháng 10. Trong vai trò tập trung này, ông có thể đưa kinh tế Việt Nam về đâu khi mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây… 

Bối cảnh của Việt nam 


Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước của Việt Nam đã được nhiều người so sánh với trường hợp Tổng bí thư Tập Cận Bình bên Trung Quốc, thưa ông, nếu vậy thì liệu người lãnh đạo mới tại Việt Nam có thể làm được những gì cho kinh tế xứ này trong bối cảnh mâu thuẫn gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai bờ biển Thái Bình Dương? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng ông Trọng là người sáng trí khi mượn chữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi nàng Kiều thế thốt với Kim Trọng mà nói ngay sau lễ tuyên thệ, rằng ông là “phận mỏng cánh chuồn”! Ở tuổi 74, già hơn Tập Cận Bình gần 10 năm, ông sẽ mãn nhiệm trong Đại hội đảng khóa tới vào năm 2021, nên chỉ còn vài năm ở tại chức khi Tập Cận Bình đã có hơn năm năm tập trung quyền lực, kể từ cuối năm 2012, mà vẫn chưa thể chuyển hướng kinh tế của Trung Quốc, như đã muốn. 

- Hoàn cảnh của Việt Nam tất nhiên là khác Trung Quốc và sau khi làm Tổng bí thư từ năm 2011, ông Trọng đã có thể cải hướng kinh tế của Việt Nam mà vẫn chưa xong. Chúng ta phải trở về bối cảnh sâu xa, trước khi nói tới Việt Nam trong những mâu thuẫn gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Nguyễn Thùy Dương: Lá thư gửi bà Quyết Tâm trên Fây bốc

Nói thật, nếu biết, bà Quyết Tâm trả lời báo chí như bài viết dưới đây mà trang VOA phản ánh, thì trong tâm nguyện chúng tôi, chúng tôi đã cầu mong cho chiếc giày của cô Thùy Dương trúng thẳng vào mặt bà ta, đẻ cho từ nay bà ta câm hẳn cái miệng lại. Bà ta thuộc loại người chỉ có đáng ăn dép chứ không làm sao sửa sang cho khấm khá hơn được nữa 
Bauxite Việt Nam


Cô Tâm ạ! 

Cháu ném giày về hội trường phía cô vì cháu không còn tin cô nổi đấy cô ạ. Cháu tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hi vọng. Vì không hi vọng cháu biết phải làm sao bây giờ. 

Cô ạ! 

Giá như cô biết cháu phải bỏ bao công sức chuẩn bị cho việc tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân thành phố với cử tri quận 2 cô nhỉ? 

5h sáng cháu rời khỏi nhà và là một trong 10 người đến sớm nhất, đăng kí trước nhất nhưng may mắn thay. Quận 2 nơi cháu sinh ra và lớn lên lại có một nhân viên quan chức có kĩ năng tổ chức mọi việc như cô Huyền hoặc là sự cố tình nào đó. Mà người đến trước lại được ưu ái đưa cái phiếu số 39 cô ạ! Bà của cháu bệnh lên, bệnh xuống cũng phải lo lắng mỏi mòn không ngủ cả đêm trông đợi. Vậy mà được cơ quan công quyền sắp xếp thế thì còn gì bằng. 

Trân Văn (VOA): Công chức đi tu nghiệp nước ngoài cũng đủ làm nghèo đất nước

Ông Vũ Huy Hoàng là ví dụ điển hình: Trong hai năm 2013 và 2014, mỗi năm, ông dùng hơn một nửa thời gian để “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt kế hoạch cử 80 viên chức trong hệ thống công quyền của thành phố này đi tu nghiệp tại University of California – Riverside (UCR) (1). 

Theo kế hoạch vừa kể, 80 viên chức được chọn sẽ chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm sẽ đến UCR học trong hai tuần để “nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ”. Tổng chi phí cho kế hoạch cử viên chức đi tu nghiệp ngắn hạn này là 10,3 tỉ đồng. 

Ý tưởng cử 80 viên chức sang Mỹ tu nghiệp ngắn hạn tại UCR đã được giới thiệu rộng rãi từ tháng 7 và bất chấp chỉ trích từ công chúng, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ – nơi đại diện cho nguyện vọng, ý chí của dân chúng thành phố Cần Thơ - vẫn nhất trí. 

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Ngô Nhân Dụng: Một chiếc giày bằng vạn lời nói

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương. (Hình: Facebook Trương Châu Hữu Danh)
Loài người có nhiều cách truyền thông mà không cần nói. Khi gặp những người không nói cùng thứ tiếng với mình chúng ta có thể dùng tay ra dấu, dùng mắt nháy, mở miệng cười toe hay mếu máo, họ hiểu được ngay. Những thứ ngôn ngữ không lời này đã phát triển hàng triệu năm trước khi loài người sáng tạo ra tiếng nói. 

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương muốn nói chuyện phải trái với các quan chức Thành Hồ. Nhưng rõ ràng là họ không nói cùng ngôn ngữ với người dân Thủ Thiêm. Hoặc họ biết tiếng Việt nhưng tai điếc đặc, nói với họ như nước đổ đầu vịt. Bà có viết thì cũng không báo, đài nào dám cho đăng. Cho nên bà đã sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình bằng chiếc giày! 

Bà Thùy Dương không phải là người Việt đầu tiên tháo giày ra để phát biểu ý kiến. Năm 2017 dân Hà Nội đã ném giày tới tấp về phía ông Trần Văn Tuân, phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao. 

Phạm Chí Dũng: Vì sao Slovakia trừng phạt Việt Nam nặng hơn cả Đức?

Trịnh Xuân Thanh tại tòa Hà Nội
Rõ ràng là vòng quay của bánh xe lịch sử đã cố ý chơi khăm chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc: chẵn một năm sau thời điểm Chính phủ Đức tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam bởi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một quốc gia khác nằm trong khối Liên minh châu Âu là Slovakia còn trừng phạt mạnh tay hơn cả thế: tạm ngừng quan hệ với Việt Nam! 

Đóng băng quan hệ! 


“Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam (VOA). 

Điều trớ trêu là nếu có thời Đức còn bị giới quan chức Việt Nam xem là ‘tư bản phương Tây’ và ‘theo đuôi Mỹ’, thì Slovakia lại luôn được Hà Nội khen tặng danh hiệu ‘đối tác thân thiện’ hoặc ‘đối tác tin cậy’ của Việt Nam, trong đó hàm ý nguồn gốc xuất thân của Slovakia từ ‘khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em’, tức Tiệp Khắc ở Đông Âu, trước khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1990. 

Vũ Kim Hạnh: Châu Nhuận Phát, nghệ sĩ “nghèo” nhất sẽ bị điểm âm?

Vai chính trong Ngọa hổ tàng long
Một nghệ sĩ nổi tiếng, tôi cũng muốn gọi anh là MỘT NGHỆ SĨ THỰC THỤ khi đọc tin mới, anh tuyên bố dành toàn bộ tài sản, 714 triệu USD cho từ thiện. Khán giả Việt Nam chắc còn nhớ anh, yêu thích anh với vai Lý Mộ Bạch trong phim “Ngoạ hổ tàng long”. Bốn năm trước, anh bày tỏ chính kiến ủng hộ phong trào dù vàng đòi dân chủ ở Hồng Kông. Tháng 10/2014, trước tin anh bị cấm đóng phim ở đại lục, nhà báo hỏi cảm nghĩ của anh, anh cười, trả lời nhẹ nhàng, thì mình kiếm tiền ít đi chút chứ có sao. 

Nói về việc cho hết gia sản cho xã hội, anh nói với trang web phim Jayne Stars: “Mơ ước của tôi là sống hạnh phúc và được sống như một người thường. Điều khó nhất trong đời không phải là kiếm được bao nhiêu tiền. Điều khó nhất là làm sao để con người có được một cuộc sống đơn giản, thanh thản đầu óc”. 

Lê Phan: Mối giao hảo Hoa Kỳ – Saudi Arabia đang lâm nguy

Một người biểu tình ăn mặc như Thái Tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, và một người khác ăn mặc như Tổng Thống Mỹ Donald Trump, biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc hôm 19 Tháng Mười, 2018, sau sự biến mất của nhà báo Jamal Khashoggi tại tòa lãnh sự Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 2 Tháng Mười. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Nhà báo Jamal Khashoggi bị giết tại tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 2 Tháng Mười, là một tấm thảm kịch và có nhiều điều bí hiểm. Nó cũng sẽ đánh một đòn nặng lên chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông. 

Nếu chính phủ Trump có thể nói có một chính sách về vùng Trung Đông thì nó tập trung vào Saudi Arabia và nhất là vào Thái Tử Mohammed bin Salman, một nhân vật tính tình đồng bóng – hay MbS, như ông thường được biết ở Trung Đông. 

Thái Tử Saudi đáng lẽ là người mà có thể kết hợp một liên minh chống lại Iran, làm hòa với Israel, đối đầu với giới tu sĩ ở ngay chính nước mình, và giúp tiêu diệt ISIS ở tại Saudi và ở ngoại quốc. Bản thân ông sẽ cởi mở xã hội Saudi và chuyển đổi hoàn toàn nền kinh tế – đặc biệt đưa những hợp đồng béo bở cho các công ty Hoa Kỳ trong khi thực hiện những mục tiêu đầy tham vọng đó. 

Nguyễn Hùng: Hà Nội, Moscow, Riyadh xạo bà cố

Nhà báo Jamal l Khashoggi.
Miệng quan trôn trẻ - từ lâu người ta đã nói thế. Từ nói dối có nghề tới điêu toa vụng về, khắp mọi nơi đều có những chính trị gia xạo bà cố cả. Chẳng phải vô cớ mà trong các thăm dò dư luận ở nhiều nước trên thế giới, chính trị gia luôn thuộc dạng có độ khả tín thấp. Ba chuyện liên quan tới Việt Nam, Nga và Saudi Arabia dưới đây cho thấy rõ điều này. 

Cuối tháng Bảy năm 2017, mạng xã hội rộ tin cựu quan chức Trịnh Xuân Thanh, khi đó 51 tuổi và đang sống với vợ và con ở Đức, đã bị “dẫn độ” về Việt Nam. Phía Slovakia mới đây đưa tin rất có thể ông Thanh khi đó về bằng hộ chiếu với tên người khác trên cùng chuyến chuyên cơ chở Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong tháng đó qua Nga trước khi về Việt Nam. 

Vậy mà hôm 30/7/2017 ông Tô Lâm được trang Zing dẫn lời nói: “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì [về Trịnh Xuân Thanh].” Ngay ngày hôm sau Bộ Công an ra thông báo nói ông Thanh đã “đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.” Vậy là ông Tô Lâm, người được tổng bí thư lệnh “bắt bằng mọi giá” Trịnh Xuân Thanh, còn chẳng biết ông bay cùng với người sẽ sớm ra trình diện tại chính bộ của ông. Đúng là … xạo bà cố. 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tuấn Khanh: Dáng hình phụ nữ


Hồi đầu năm, trong một cuộc trò chuyện với bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, tôi có hỏi bà rằng điều gì khiến một người phụ nữ yếu ớt, kín tiếng như bà lại đột nhiên trở thành một người viết đơn gửi cho Liên Hợp Quốc, xuất hiện trên video để kêu gọi công lý cho con mình? Nói bằng giọng run rẩy, và đôi lúc như muốn chực khóc, bà Bình Minh nói rằng trong sự tuyệt vọng, sức mạnh kỳ lạ nào đó đã bừng lên trong người, khiến bà phải hành động.

Chi tiết ít được kể lại, là trong một chuyến thăm nuôi Lê Thu Hà, bà sửng sờ khi nghe Hà hỏi “sao mẹ không đấu tranh cho con?”. Trên đường về bà Bình Minh khóc và nhận ra rằng bấy lâu nay, bà vẫn ở trong vai của một người mẹ cam chịu, đau đớn im lặng nhìn con mình bị tù đày, chịu bất công mà không biết phải làm gì.

Trần Mộng Tú: Tiền Muôn Bạc Triệu


Gửi Kim Hằng


Cả nước Mỹ đang xôn xao vì số tiền trúng của Mega Millions lên đến bạc tỷ Mỹ Kim trong ngày Thứ Ba, 23 tháng 10 /2018 tới đây. Nhóm bạn thân của chúng tôi có 6 người, ở 3 tiểu bang khác nhau cũng gọi nhau chung mỗi người 2 đồng để mua 6 vé cầu may.

Nhân dịp nói về tiền lên đến cả ngàn triệu Mỹ Kim nếu “chẳng may” trúng, cô em Út trong nhóm ở Texas nhìn thấy số tiền to quá, đâm hoảng. Cô sợ chẳng may mà nhóm mình chỉ có 6 người mà trúng thì cô biết làm gì với món tiền được chia đó.

Cô nghĩ lại số tiền triệu Việt Nam từ thời loạn lạc, mẹ bán nhà xong rồi chạy ra khỏi nước mà cô vẫn còn cầm hầu hết số tiền đó trong tay cho đến hôm nay, cô vội vàng viết thư cho các anh chị. Đọc thư của cô mà nao lòng:

Ben Ngô - BBC Tiếng Việt: Quanh vụ ném giày ở Thủ Thiêm

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương nói rằng bà "ném giày do bức xúc lâu năm"
Người phụ nữ trong vụ ném giày ở Thủ Thiêm nói với BBC rằng bà "làm việc đó do bức xúc lâu năm" và "không có bất kỳ sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân".

Trong khi đó, một nhà quan sát nói "lãnh đạo đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày".

Khi tường thuật về buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, các báo ở Việt Nam không hề đề cập đến sự kiện một phụ nữ trong khán phòng đã ném thẳng chiếc giày về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

Người phụ nữ sau đó ngay lập tức bị đẩy ra khỏi khán phòng.

Tạ Duy Anh: Khi lãnh đạo được người dân ném giày

Cách đây ít năm, tôi từng muốn đề xuất một sáng kiến: Tại thành phố HCM và thủ đô Hà Nội nên xây dựng mỗi thành phố một căn nhà, tạm gọi là Nhà xả hận. Trong mỗi ngôi nhà ấy nên treo một loạt mặt các loại quan chức của ta, cả đương chức lẫn đã nghỉ, bằng đất nung (số lượng mặt của mỗi quan chức không hạn chế), để thỉnh thoảng người dân tột cùng oan ức nào đó (phải thông qua chọn lựa) được dịp xả hận bằng cách vào trong phòng đó và thỏa sức dùng gậy phang thẳng vào mặt các quan chức, cho nó vỡ tan vỡ nát ra (Phòng xả hận cần được thiết kế sao cho thật an toàn cho người xả hận). Sau đó cứ cộng sốmặt quan chức bị đập vỡ lại mà tính tiền theo giá thị trường, có cộng thêm phí dịch vụ. Người xả hận phải chi trả một phần số tiền đó (coi như vé mua trò chơi). Số còn lại lấy từ tiền ngân sách chi cho việc giải quyết khiếu kiện. Gộp tất cả hai khoản lại rồi nộp vào quỹ hỗ trợ người nghèo. Tôi tin rằng việc đó có mấy cái lợi: Thứ nhất, người dân, sau khi xả hận vào mặt giả của các quan, họ sẽ nguôi ngoai nỗi bức xúc, để không manh động chọn các hình thức khác bạo lực hơn. Cái lợi thứ hai là tạo công ăn việc làm cho các lò gốm thất nghiệp (mặt quan chức là sản phẩm dễ làm và không kén chất liệu, có thể làm hàng loạt); cái lợi lớn nhất là nhắc nhở đám quan “phụ mẫu” phải liệu bề mà tu tỉnh, phục vụ dân, chứ nếu chỉ biết vơ vét và nói dối thì thể nào cũng có ngày dân họ đập vỡ mặt thật. Và thứ tư, tại sao không coi đó là cách kiểm tra uy tín của lãnh đạo (Sau vài tháng, thống kê sốmặt ông quan nào bị đập nhiều, tức ông quan đó bị dân ghét, một kiểu lấy phiếu tín nhiệm cũng hay đấy chứ, mà lại vui?).

Tất nhiên đề xuất của tôi vẫn nằm trong đầu. Tôi đã định quên đi, thì lại phải nhớ nhân vụ chị Nguyễn Thị Quyết Tâm, bị một phụ nữ trẻ oan ức ném giầy vào mặt (việc trúng hay chưa không còn quan trọng nữa). Giá sáng kiến của tôi được đề xuất công khai và thành hiện thực, thì sẽ có vài vạn cái mặt chị Tâm làm bằng đất nung bị đập (còn với anh Hải, anh Đua, anh Cang… và một số anh khác, thì mảnh vỡ từ mặt các anh vun lại chắc chắn to bằng dăm bảy cái gò Đống Đa là cái chắc), nhưng chị Tâm (và các anh) sẽ không bị ăn một cái giầy vào mặt thật và các “thế lực thù địch” không có cớ bảo đấy là cái giầy ném thẳng vào mặt chế độ!

Phạm Chí Dũng: Trung Cộng đang rơi vào suy thoái kinh tế!

Công nhân xí nghiệp may áo tắm ở Yinglin, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Rốt cuộc, giới phân tích kinh tế-chính trị cùng rất nhiều người đặc biệt theo dõi sự tồn vong hàng năm của chế độ Trung Cộng cũng đã có được một bằng chứng – dù nhỏ bé nhưng có giá trị, mà từ đó có thể bổ sung cho những dự đoán về khoảng thời gian chính thể này có thể sẽ cáo chung.

Bằng chứng


Đầu Tháng Mười năm 2018, tờ The New York Times International của Mỹ đã có được trong tay một chỉ thị của chính phủ Trung Quốc gửi cho các nhà báo ở nước này ngay tuần trước đó – quy định rõ 6 chủ đề kinh tế cần phải được “quản lý.” Trong bài “Trung Quốc kiểm duyệt các tin tức thất lợi về kinh tế,” The New York Times International đã công khai 6 chủ đề đó, bao gồm:

1- Các dữ liệu tồi tệ hơn dự kiến có thể cho thấy nền kinh tế đang chậm lại.

2- Các nguy cơ về các khoản nợ của các cấp chính quyền địa phương.

3- Tác động của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

4- Các dấu hiệu suy giảm niềm tin của người tiêu dùng

5- Các nguy cơ lạm phát, hoặc tăng giá cùng với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.

6- Các vấn đề thời sự nóng bỏng cho thấy những khó khăn của cuộc sống của người dân.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Liễu Trương: Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa Tiên Phong


Mỗi khi đề cập đến tiến trình văn học Việt Nam, các nhà phê bình văn học thường nhắc đến Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới như những cái mốc quan trọng không thể bỏ qua được. Họ hoàn toàn có lý, vì đó là những biến cố đánh dấu sự trưởng thành của nền văn học mới của chúng ta. Nhưng bởi đâu mà có được những thành quả rực rỡ của Tự lực văn đoàn và của Thơ mới, trong thập niên 30 của thế kỷ trước ? Đặt câu hỏi như thế có nghĩa nhắc nhở đến một văn tự mà do một sự tình cờ lịch sử đã đưa đến cho dân tộc Việt Nam, tôi muốn nói đến chữ quốc ngữ, tức tiếng Việt ghi âm bằng mẫu tự la tinh. Nhờ chữ quốc ngữ, chúng ta đã từ bỏ hẳn chữ Hán, một văn tự không phải là của ta, từ bỏ chữ Nôm, một thứ chữ muốn dùng được cũng đòi hỏi rất nhiều công. Trong buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta không có đủ thì giờ để đi vào chi tiết của nguồn gốc chữ quốc ngữ đã nảy sinh vào thế kỷ 17. Chỉ xin nhắc lại rằng những nỗ lực phân tách ngữ pháp và ngữ âm tiếng Việt ngõ hầu kiện toàn lối viết bằng mẫu tự la tinh, và việc chuyển mẫu tự la tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt, đều là một công trình tập thể, khó phân biệt phần đóng góp cá nhân. Trong số các vị linh mục thừa sai Bồ đào nha và Pháp có công lớn trong việc hình thành chữ quốc ngữ phải kể các linh mục Dòng Tên : Francisco de Pina, Gaspard de Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes. Ngoài ra cũng cần nhắc đến sự đóng góp của các vị tu sĩ Việt Nam. Ở miền Bắc, thầy Bento Thiện, có viết bằng quốc ngữ : Lịch sử nước Annam, năm 1659 (1). Cũng ở thế kỷ 17, linh mục Lữ-Y Đoan là người đầu tiên dịch Thánh kinh ra tiếng Việt, viết bằng quốc ngữ với nhan đề : Sấm truyền ca (2).

Trần Kiêm Đoàn: Bún Bò Huế (Kỳ 1)

Hình Internet
Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế.” Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch)

Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào. 

Trần Kiêm Đoàn: Bún Bò Huế (Tiếp theo và hết)

Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn giấu lắm công phu.

Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường giấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và loại bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề.” Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải. Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.

Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở.”


Cổ Ngư: Khu vườn bí mật

Hình minh hoạ, Juan Barreto/AFP/Getty Images
Khi tiếng dương cầm vừa ngân
Chiếc khóa Sol bỗng hóa thành đũa thần
Mở giưã hồn anh một khoảng vườn bí mật,
Có dấu tròn ngây ngất hương hoa,
Dấu đen mượt mà hơn cỏ lá
Và từng đàn bướm lạ
Hóa thân từ những móc đơn
Bay vờn trong gió.
Có em,
Nhỏ nhoi như một bông hoa hiền hòa bên suối,

Cúi nhìn những phím trắng trôi đi,
Những phím đen thành đá cuội,
Mà bọt sóng cười nghìn nốt nhạc pha lê
Vỗ về cơn nắng,
Để anh mãi chơi vơi cả một đời dấu lặng
Vẫn mang nặng trong tim
Bao tiếng vọng tuyệt vời...

Saigon 22.10.1984


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Loanh Quanh Bên Chuyện Dép/Giầy


Nhiều người nói tôi đi khiếu nại khi tóc còn xanh mà bây giờ nhìn xem tóc tôi đã bạc trắng.
Trần Thị Mỹ, cư dân Thủ Thiêm

“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.

Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Ngô Nhân Dụng: Mẹ Nấm không bao giờ làm thinh

Blogger Mẹ Nấm trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông ngay tại phị trường. (Hình: Facebook Nhất Nguyên)
Mỗi lần đảng Cộng Sản Trung Quốc hay Việt Nam chịu trả tự do cho một nhà tranh đấu dân chủ ra khỏi nước, lại có những người thiếu ý thức nói một câu, theo lối, “Bọn Cộng Sản lại thắng nữa rồi!” Sau khi Mẹ Nấm được tự do, có người còn nói rằng đảng Cộng Sản “đã tống được ‘cái gai’ ra nước ngoài!” Vì Mẹ Nấm không được ở trong nước chống đối nữa.

Trước Mẹ Nấm, những ông Phương Lệ Chi, Ngụy Kinh Sinh, Vương Đán đã được Bắc Kinh “tống” đi từ ba bốn chục năm rồi. Ở Việt Nam thì những ông Đoàn Thanh Liêm, Đoàn Viết Hoạt được đưa từ nhà tù thẳng ra phi trường. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng bị tống đi. Gần đây hơn thì có Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, Nguyễn Văn Đài, vân vân, phải sống lưu vong sau khi Cộng Sản đã giam cầm, hành hạ bao nhiêu năm tháng. Chịu thua vì không khuất phục được họ, Cộng Sản đành phải “tống đi.”