Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018
Nguyễn Hiền: Tản mạn về tên họ - Cho con nghìn vàng không bằng cho con một cái tên
Cho con nghìn vàng không bằng cho con một cái tên
Hiện nay, bất cứ người Việt nào cũng đều có tên và có họ. Thông thường, nhiệm vụ của tên là để phân biệt các cá nhân với nhau trong gia đình hay trong cộng đồng nhỏ mà cá nhân đó là một thành viên. Nhiệm vụ của họ là để ghi dấu nguồn gốc của cá nhân. Muốn xác định cho thật rõ một cá nhân, người ta dùng cả tên lẫn họ (gọi đích danh): càng dùng nhiều chữ thì sự trùng hợp càng ít. Nếu cần xác định thêm nữa, thường người ta thêm năm sinh.
Chuyện người nào cũng phải có tên và họ được coi như là chuyện đương nhiên, thế nhưng có mấy ai thắc mắc về nguồn gốc của tên và họ từ đâu? Nhiều người cũng không biết là hiện nay, trong thế kỷ 21, những quốc gia mà trong đó tình trạng người dân chỉ có tên mà không có họ không phải là chuyện họa hiếm. Indonesia, hay Miến Điện là những thí dụ cụ thể. Tên bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch đảng NLD của Miến Điện gồm có: Aung San là tên người cha, Suu là từ tên bà nội và Kyi là một phần của tên mẹ bà (Khin Kyi).
Trần Mộng Tú: Hoa Cúc Mùa Thu và Tình Yêu
![]() |
Hình minh hoạ, Getty Images |
mùa thu
tình yêu
cái nào đến trước
Sáng nay em thấy gió xôn xao thổi mùa thu
vào cửa
áo cúc bên hiên khoe một lượt khuy vàng
sao tình yêu vẫn như một sợi nắng hoang mang
như chiếc lá mới vàng một nửa
như hoa cúc đã thơm bàn tay nhỏ
mà màu xanh vẫn do dự chưa phai
đất thở hương thơm
mặt trời cúi xuống
mùa thu hôn lên thảm cỏ dịu dàng
tình yêu như cánh bướm
bay vào vườn
rồi lại bay ra
có phải
mùa thu rồi cũng sẽ bỏ đi
quên chiếc áo
đã từng nồng nàn hương cúc.
tmt
Thu 2018
Nguyễn Đức Tùng: Thư Gởi Con Trai Nhân Ngày Tựu Trường (II) (tiếp theo)
4. ÂM NHẠC
Ở trong căn nhà cũ của ông bà ngoại con, nay dùng để cho thuê, có một người phụ nữ trẻ, gốc Ý, làm nghề thợ may. Một lần khi đến đó để trồng lại cây mận trước nhà sau cơn bão, chúng ta đã nghe cô ấy, đứng giữa những đống áo quần cao ngất, những cuộn chỉ xanh đỏ vàng sặc sỡ, hát opera. Con nhớ không. Hãy gọi cô ấy là Sophia. Con tỏ ra không thích nhạc kịch opera, hồi trước ta cũng không thích, bây giờ thì có khác. Nhưng hãy nghe câu chuyện của Sophia. Trước khi dọn đến đây, cô ở trong một chung cư nhiều căn phòng. Ngay sau khi dọn vào nơi ấy, cô bị mất ngủ vì mỗi đêm có một đứa bé trai khóc thét lên ở phòng bên cạnh. Người mẹ là thiếu nữ nhỏ tuổi, hình như chưa tới tuổi thành niên, ở một mình, không chồng. Cô ta uống rượu và đánh bạc suốt ngày, thường ngồi ngoài hành lang tán nhảm với bạn bè, để mặc con ngủ một mình trong tối.
Thằng bé mới được một tuổi, đôi khi mệt lả chợp mắt một lát thức dậy lại khóc. Cứ suốt đêm như thế. Sophia cố gắng nói chuyện với người mẹ nhưng không thành công, chứng nào vẫn tật ấy. Một đêm không ngủ được, Sophia nhớ ra rằng cô là ca sĩ: cô thường hát trong các nhà thờ và các ban nhạc cộng đồng. Vậy là mỗi tối, sau khi ăn tối xong cô bắc ghế ngồi sát vào tường, giữ im lặng, lắng nghe tiếng khóc của đứa bé, làm quen với tiếng khóc ấy.
Võ Phiến: Thác Đổ Sau Nhà (Tiếp theo và hết)
Tôi chú ý đến Hải. Hải có đôi chân vạm vỡ, nhưng có điều buồn cười là cử động của hai chân hắn không biểu lộ sức mạnh mà lại diễn tả một thái độ lưỡng lự, phân vân, không quyết định: Khi đứng lúc nào hắn cũng tựa cả người trên một chân, còn chân kia hoặc quấn tréo xung quanh chân nọ như con rắn, hoặc quơ qua lại dịu dàng, trông mềm nhuốc. Tư thế của hắn thiếu sự rắn rỏi. Nhìn hai chân hắn, có khi tôi nghĩ đến cặp râu của những con kiến đang chạy chợt dừng lại phân vân, cặp râu quơ quơ thăm dò. Khi đứng nói chuyện với tôi, hắn xúc động, hai chân lại càng nhấp nhỏm, cựa quậy, quơ quất. Những áy náy, bồn chồn e ngại của hắn biểu lộ ở cả sự cử động của hai chân. Nếu hắn là một người gầy yếu bạc nhược thì có lẽ không thấy chướng mắt lắm, nhưng đàng này hắn lại mập khỏe sung sức, cho nên sự rụt rè diễn tả ngay bằng một bộ phận thân thể cường tráng của hắn trông lố bịch. Bắt gặp cái nhược điểm ấy tự dưng tôi coi thường, không tin rằng hắn có thể quả quyết đeo đuổi tôi. Quả nhiên trong bao nhiêu lâu tình yêu của hắn cứ như là một cái gì không chịu thành hình, một cái gì lấp ló thấp thoáng, vô hại. Tôi không ngờ đến một phương diện tai hại khác của sự phân vân lưỡng lự: Hải không tiến tới, nhưng hắn cũng không hề rút lui, hắn không chịu có một thái độ dứt khoát nào cả. Nếu là một người rắn rỏi hơn, thì sau khi tôi có chồng họ đã nhận định lại hoàn cảnh và quyết định một thái độ hợp lý. Nhưng hắn thì cứ như thế thôi; trước kia hắn không dự tính hành động gì thì bây giờ hắn cũng không quyết định gì.
Rồi thình lình được biết cái việc phải rời bỏ quê hương, hắn hoảng hốt quấn quít những gì thân yêu. Hắn quấn quít xung quanh tôi như người ta quyến luyến một người bạn đời đã chung sống nhiều năm thân thiết, mà cũng có thể nói như đứa trẻ thơ bịn rịn một người chị, một người mẹ. Trong bao năm hình ảnh tôi ám ảnh tâm trí hắn mà không có địa vị rõ rệt, cho nên bây giờ trong sự hốt loạn hắn bị đẩy liều đến cạnh tôi, hắn bíu lấy tôi mà không tự biết mình muốn gì.
Nguyễn Tuân: Chùa Đàn - Tâm sự của nước độc
“Ai hay hát mà ai hay nghe hát...”
Lãnh Út gọi Bá Nhỡ lên, bảo ban về việc ngày mai điều khiển dân ấp Mê Thảo đi đánh cây cổ thụ ở suối Vầu:
- Em phải trông cẩn thận kẻo chúng nó làm gãy mất ngọn. Bắt đầu vào dốc suối, đúng cái cây thứ ba về bên tay phải ấy.
- Thưa Cậu, phải qua sông?
- Không thể nào tránh sông được. Muốn đi lối nào thì đi, con sông Tấm vẫn nằm giữa suối Vầu và ấp ta. Cậu đã vạch rõ cho chúng nó cách thức đưa cây về ấp rồi. Nội trong ngày mai, phải đưa được cây về tới đây trước lúc mặt giời lặn. Quá nửa đêm sẽ hạ thổ cây gạo. Cho kịp ngày kia giỗ Mợ Lãnh. Em có mặt ở suối Vầu, chúng làm việc chu đáo hơn. Chậm trễ, hư hỏng, phần lỗi Em chịu lấy. Sáng mai phải đi vào suối từ lúc chưa tan sương, không phải lên trình Cậu nữa, để cho Cậu ngủ lâu hơn mọi ngày. Thôi cho Em xuống.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018
Trần Hữu Thục: Võ Phiến - Tâm và Cảnh
GIỖ THỨ BA
NHÀ VĂN VÕ PHIẾN
20/10/1925 - 28/9/2015
![]() |
Nhà văn Võ Phiến qua nét vẽ của họa sĩ Bé Ký
|
Thế giới trong tác phẩm của Võ Phiến là thế giới bề bộn chi tiết: việc có, sự việc có, vật có, sự vật có, rồi những ý nghĩ thoáng qua, những nhớ, những tiếc, những trạng thái tâm lý tủn mủn tỉ mỉ, chợt buồn chợt vui, chợt băn khoăn, chợt xao xuyến. Đọc văn ông, chúng ta sốt ruột đợi một chuyện gì đó đáng đồng tiền bát gạo xảy ra: một cuộc tình, một tấn thảm kịch hay ít nhất cũng là một biến cố có ý nghĩa nào đó. Nhưng không. Ông nhẩn nha, nhẩn nha kể chuyện “trong nhà ngoài phố” y như thế giới này cứ thế, chẳng có gì quan trọng lắm, ghê gớm lắm. Võ Phiến bắt ta nhìn vào vật này, rồi nghe thứ âm thanh gì ở một xó xỉnh nọ. Ông bắt ta rờ cái này, thoắt cái, nhớ đến chuyện khác. Chuyện con kiến, tiếng thở, cái hắt hơi, tờ báo nằm trên đỉnh mùng, bàn tay đè trên sống mũi, mấy cái hủ mắm, vân vân…
Võ Phiến: Thác Ðổ Sau Nhà (Kỳ 1)
![]() |
Hình minh hoạ, Getty Images |
Ðáng lẽ hôm đó tôi không đi với nhà tôi. Một phần vì tôi chưa quen tiệc tùng đông đảo mà đám cưới hôm đó thì nhà trai mời rất đông. Vả lại hồi ấy tôi có mang trên ba tháng, thân hình đã có những nét thay đổi; một người đàn bà dù không hay làm đỏm cũng không thấy có hứng thú chen đến chỗ đông người với một thân hình như thế.
Tuy vậy khi nhà tôi sắp đi thì vợ chồng anh Thủy ghé vào. Chị Thủy kéo tôi vào nhà trong, nhất định nằn nì đòi tôi cùng đi cho có bạn. Chị bảo nếu không có tôi thì chị cũng không đi dự tiệc, nên muốn cho chắc chắn chị không cho anh Thủy đi thẳng mà bắt ghé vào nhà tôi để rủ. Chị xốc hai tay vào nách, lôi tôi đứng dậy, vuốt vuốt trên bụng tôi, rồi nghẻo đầu ngắm nghía, cười ngắc nghẻo, thì thào:
– Trông được gái lắm. Có ai thấy bụng dạ gì đâu nào? Ði với người ta cho rồi.
Tôi bật cười. Vẫn với vẻ đùa đùa, nhanh nhẹn láu táu, chị mở tủ lấy áo ra, lấy lược chải tóc cho tôi, lấy kem lấy phấn dàn ra.
Ngô Nhân Dụng: Ông Kavanaugh còn phải chờ
![]() |
Các nhà hoạt động và ủng hộ những người bị lạm dụng tình dục phản đối ứng cử viên Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh hôm 28 Tháng Chín, 2018, tại Chicago, Illinois. (Hình: Scott Olson/Getty Images) |
Sau khi được các nghị sĩ Cộng Hòa ở Thượng Viện yêu cầu, Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) mở cuộc điều tra thêm về những lời tố cáo Thẩm Phán Brett Kavanaugh, người được ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, trước khi Thượng Viện bỏ phiếu.
Trước đây, ông Trump và giới lãnh đạo Cộng Hòa đã bác bỏ yêu cầu này, được bà Christine Blasey Ford, người đầu tiên trong ba phụ nữ cáo giác ông Kavanaugh, đề nghị ngay từ đầu. Ngày 25 Tháng Chín, Tổng Thống Trump còn nói rằng nếu cứ có ai tố cáo lại bắt điều tra lại thì sau này còn ai muốn ra làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nữa? Ông Kavanaugh đã được FBI điều tra lý lịch năm bảy lần mỗi khi dược đề cử làm thẩm phán liên bang.
Tổng thống và đảng cầm quyền phải thay đổi thái độ vì hai nghị sĩ Cộng Hòa cho biết họ sẽ không ủng hộ ông Kavanaugh nếu FBI không mở cuộc điều tra. Đó là ông Jeff Flake, Arizona, và bà Lisa Murkowski, Alaska. Hiện nay đảng Cộng Hòa có 51 nghị sĩ so với 49 người đảng Dân chủ. Nếu hai người bỏ thì bên Cộng Hòa chỉ còn 49 phiếu, dù cộng thêm một phiếu của Phó Tổng Thống Pence thì cũng không đủ để phê chuẩn ông Kavanaugh nếu tất cả các nghị sĩ Dân Chủ chống ông. Ngoài ra, còn bà Susan Collins, Cộng Hòa, Maine có thể sẽ bỏ phiếu chống.
Phạm Đoan Trang: Lời Bạt cuốn KÝ 2 của Đinh Quang Anh Thái
Xưa nay, con người ta nói chung thường quan tâm đến cuộc sống của những người khác, đặc biệt là của những cá nhân nổi tiếng.
Cho nên trong báo chí, văn học, thể loại ký “chân dung nhân vật” hay “chuyện bếp núc”, “chuyện hậu trường”, đời tư nhân vật luôn luôn được ưa thích. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cuốn sách bán chạy hoặc được tìm đọc ở Việt Nam thuộc thể loại này, từ “Chân Dung Và Đối Thoại” của thần đồng Thi sĩ Trần Đăng Khoa, đến “Những Gương Mặt”, “Cát Bụi Chân Ai” của Nhà văn Tô Hoài.
Vì vậy, có thể nói cuốn sách mới nhất của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã chọn đúng thể loại rất được độc giả, nhất là độc giả Việt Nam, ưa thích. Tất nhiên, khi tác giả là một gương mặt nổi tiếng trong giới truyền thông tiếng Việt hải ngoại, cuốn sách chẳng thể nào “được” cấp giấy phép xuất bản tại Việt Nam. Đổi lại, nó nhận thêm một điểm cộng, khi mà các nhân vật được khắc họa chân dung trong tập ký này là những con người rất đặc biệt: Họ nổi tiếng, nhưng là nổi tiếng trong một thế giới rất khác với đời sống thường nhật của đa số dân Việt Nam – cộng đồng những người bất đồng chính kiến hay nói đúng hơn, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do ở Việt Nam.
Song Thao: Đọc “Đứng Ngẩn Trông Vời” Của Hoàng Quân
Cái tựa “Đứng Ngẩn Trông Vời” nghe chênh vênh hụt hẫng. Đó mới chỉ là nửa câu thơ. Nửa câu tiếp chắc ai cũng biết “áo tiểu thư”. Tác giả cũng xác nhận sự nửa vời này bằng cách trích nguyên văn bốn câu thơ của Huy Cận ở đầu truyện cùng tên.
Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến có ai ngờ,
Một hôm trận gió tình yêu lại
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư
Người “trông vời áo tiểu thư” là cu cậu Bê vừa tới tuổi choai choai. Bỗng một buổi sáng, bà mẹ nhận ra anh con trai đã lớn: “Tự đó đến giờ, Bê có hề để ý đến áo quần của Bê đâu. Áo quần của người khác lại càng chẳng quan tâm. Vậy mà, tự lúc nào Bê biến trong phòng tắm lâu hơn để chải đầu, xịt keo lên tóc trước khi đi học. Bê bớt mặc cả với tôi từng phút xin ngủ nướng mỗi sáng. Có ngày, Bê còn xăng xái tự thức dậy sớm để đủ thời giờ “trang điểm”. Bê cứ băn khoăn sao tóc mình hay bị chĩa. Ở nhà, Bê đội suốt cái nón len, để những sợi tóc mất trật tự được ép đi vào khuôn khổ”.
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018
Nguyễn Quang Duy: Độc quyền sách giáo khoa là nhiệm vụ chính trị!
Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động. Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ. Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.
Nhà nước lo từ việc ra luật bảo vệ độc quyền, đầu tư, xây dựng, đến lập chương trình, soạn, thẩm định, in ấn và bán sách giáo khoa. Nói theo cách bình dân là lo từ A tới Z.
Điều đáng nói là các giới chức có thẩm quyền luôn đánh tráo các khái niệm về lợi nhuận, nhóm trục lợi và lợi ích nhóm, nhằm định hướng dư luận bảo vệ độc quyền kinh doanh.
Vì thế, khi được báo Lao Động phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục cho biết làm sách giáo khoa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được cấp trên giao, không mang lại lợi nhuận.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Thái (thứ ba từ trái qua) và Ban lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho hay “rất buồn vì bị dư luận hiểu nhầm”. Ảnh: Báo Lao động |
Ông cho biết dư luận đã hiểu nhầm là có nhóm lợi ích trong độc quyền sách giáo khoa nhưng thật ra mỗi năm Nhà xuất bản Giáo dục còn bị lỗ trên dưới 40 tỷ từ việc in và phát hành sách giáo khoa.
Bùi Văn Phú: Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam
![]() |
NXB Giáo Dục là cơ sở độc quyền soạn và in sách giáo khoa cho các trường sử dụng (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Gần đây các đề nghị về thay đổi cách viết chữ Việt và cách giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em đã làm nổi lên những tranh cãi trên truyền thông chính thống trong nước, trên các báo đài tiếng Việt ở hải ngoại cũng như trên các diễn đàn xã hội.
Xoay quanh tranh luận là hai vấn đề. Thứ nhất, thay đổi cách viết chữ Việt của giáo sư Bùi Hiền và thứ hai, thay đổi cách giảng dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo phương pháp của giáo sư Hồ Ngọc Đại, gọi là công nghệ giáo dục.
Phạm Chí Dũng: Khoảng lặng đáng sợ Slovakia - Việt Nam
![]() |
Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa tại Việt Nam |
Vùng không gian ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở trong quá khứ, lại càng bị nén chặt đến mức khó thở cho cả hai bên vào những ngày này của năm 2018.
Một năm trước…
Cuộc điều tra vụ ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh từ sân bay Bratislava qua không phận Ba Lan đến sân bay Moscow ở Nga vẫn âm thầm tăng tốc.
Cái cách điều tra lặng lẽ nhưng không buông bỏ như thế lại khá giống với những gì mà các cơ quan công tố, cảnh sát và an ninh Đức đã làm trong khoảng thời gian từ tháng Tám năm 2017 - khi người Đức phát hiện vụ Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin và ngay sau đó Đức đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ đối với Việt Nam về hành vi ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa này’, cho đến tháng Mười cùng năm đó. Nghĩa là thời gian điều tra kéo dài khoảng hai tháng, khi trước đó Quốc hội Đức đã quyết liệt yêu cầu Thủ tướng Angela Merkel và các cơ quan tư pháp nước này phải kết thúc công tác điều tra trong một thời gian sớm nhất.
Thu Thủy: Donald Trump bài binh bố trận quyết buộc Trung Quốc “đầu hàng” (Kỳ 1)
“Năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, một Trung Quốc yếu ớt không thể góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu còn nguy hiểm hơn một Trung Quốc mạnh mẽ và hung hăng”.
Cách nghĩ ấy xuất phát từ tâm trí của người phương Tây vốn quen với nếp tư duy dân chủ. Ông Obama có biết đâu xã hội Trung Quốc trong hàng nghìn năm, bên ngoài là một thiên triều uy nghi đường bệ nhưng bên trong đều cư xử với nhau theo kiểu lục lâm. Khắp đất nước Trung Quốc mênh mông đâu đâu cũng cạm bẫy, giết người như ngóe, cái thế giới trong Thủy hử tưởng đã ghê gớm vẫn chưa là gì khi chạm vào sự thật khủng khiếp gấp vạn lần. Ông Obama càng không thể hiểu được một chế độ Trung cổ rùng rợn còn biến tướng đến thế nào khi qua tay nhào nặn của đám vô sản cơ hội Mao trạch Đông và bọn bề tôi của y, với thứ chủ nghĩa cộng sản lưu manh đã tiêu diệt ngót trăm triệu người trong thế kỷ trước. Lưu Thiếu Kỳ là bạn thân thiết của Mao, Chủ tịch nước đàng hoàng, thế mà chỉ tỏ ra tài trí sắc sảo hơn Mao, thế là sau một cuộc đấu tố đã bị đám hồng vệ binh lôi cổ từ chiếc ghế ngất ngưởng vào nhà tù rồi chết rục trong đó. Chính hai thành tố phong kiến man rợ và cộng sản thú tính đã nhào nặn nên ngài Tập Cận Bình oai phong lừng lẫy với thành tích “đả hổ diệt ruồi” hôm nay.
Cho nên con dân Việt chúng tôi, cũng chẳng thích thú gì ông Donald Trump bỗ bã, quen cư xử theo lối “nhà buôn”, lại hay khoe khoang đồng bóng, làm cho trí thức Hoa Kỳ phải ngượng chín cả mặt. Nhưng xem ra trên cuộc thương chiến với Tập Cận Bình thì ông ta đang làm đúng. Ông ta mà lật được cái thể chế mất nhân quyền trầm trọng kia để cứu vớt quyền làm người cho 1 tỷ rưỡi dân chúng, biến nước Trung Hoa độc tài thành một nước dân chủ, thì mới đích thực là góp phần thúc đẩy nhân loại văn minh.
Vì thế chúng tôi muốn sửa lại lời phát ngôn của ông Obama một chút: Một con sói Tàu Cộng hung hăng nuôi tham vọng quàng cái ách nô lệ lên đầu cả thế giới mà không bẻ răng nanh nó khi nó còn chưa đủ sức làm mưa làm gió thì sẽ là quá muộn.
Bauxite Việt Nam
“Đã đến lúc chúng ta phải ra tay với Trung Quốc. Họ trước nay vẫn làm hại chúng ta trong thời gian rất dài rồi”. Hôm 20/9, ông Donald Trump đã tuyên bố như trên khi trả lời báo chí. Tiếp sau tuyên bố quyết định tăng thuế giai đoạn 2 đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu áp dụng từ ngày 24/9 và đe dọa sẽ thực thi giai đoạn 3 đối với 267 tỷ còn lại...
![]() |
Ông Donald Trump đang bài binh bố trận, phản công Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực |
Ánh Liên: Trung Quốc dọa đóng cửa Hội sinh viên Marxit: hỏi Marx có buồn không?
Đại học Bắc Kinh đe dọa đóng cửa Hội sinh viên Marxit vì hội này ủng hộ quyền của người lao động! Trong khi ấy, Trung Quốc đang trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, sự yếu thế của Bắc Kinh cho thấy những vấn đề nội tại bên trong mà bấy lâu nay, trong đó có cả việc xây dựng hệ thống kinh tế vững mạnh từ chính việc tôn trọng và đảm bảo quyền con người.
Năm 1997, Trung Quốc cho ra đời cái gọi là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nhằm bỗ trợ nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, yếu tố này xuất phát từ quan điểm 'mèo trắng, mèo đen' của Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 70 (TK XX). Bắc Kinh tìm cách ‘lợi dụng tư bản, sử dụng tư bản’ để xây dựng thể chế kinh tế, trong đó bao gồm cả tăng tốc giai đoạn tích lũy tư bản thông qua cướp đất và bán rẻ tài nguyên nhằm xây dựng thành công ‘công xưởng của thế giới’, thực hiện tích lũy công nghệ qua hoạt động ‘ăn cắp’, mãi về sau mới chú ý đến vấn đề tự nghiên cứu & phát triển (R&D) bằng cách thu hút chất xám nước ngoài và đẩy số lượng người Trung Quốc đi học tại các nước tư bản lớn.
![]() |
K. Marx được tưởng niệm trọng đại tại Trung Quốc nhân 200 năm ngày sinh của ông. Ảnh: Youtube |
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018
Khánh An-VOA : Trump kêu gọi chống CNXH, người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’
![]() |
Một người phụ nữ đi bên cạnh bức tường mang biểu tượng của Đảng Cộng sản trên một con phố ở Thượng Hải, Trung Quốc. |
Trong cả bài diễn văn dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói với VOA rằng họ ủng hộ và mong ý tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì “hơn ai hết, chúng tôi rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”.
Đơn cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một “bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba”.
“Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói”, Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng việc “thử nghiệm” CNXH đã “tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng thời kêu gọi “tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người”.
Trọng Thành (RFI): Thỏa thuận với Bắc Kinh - Tòa Thánh được gì, mất gì ?
![]() |
Giáo hoàng Phanxicô chụp ảnh với các tín đồ từ Trung Quốc, 18/4/2018, Vatican.TIZIANA FABI / AFP |
Ngày 22/09/2018, Vatican và Trung Quốc đạt thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục, vấn đề được coi là bế tắc chủ yếu trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Giáo Hội Công Giáo toàn cầu. Trong lúc nhiều người ca ngợi đây là một sự kiện "lịch sử" mở ra cơ hội mới cho tương lai Công Giáo tại Trung Quốc, không ít người lo ngại Vatican đã bán rẻ hàng triệu tín đồ thầm lặng, vốn trung thành với Tòa Thánh, để chấp nhận làm công cụ cho chế độ cộng sản. Vậy trong thỏa thuận cụ thể này, Tòa Thánh được gì và mất gì ?
RFI xin giới thiệu các nhận định của ông Bernardo Cervellera, linh mục, tổng biên tập báo mạng Asianews, cơ quan phát ngôn của Dòng Truyền Giáo Nước Ngoài của Học Viện Giáo Hoàng (Pontifical Institute for Foreign Missions). Trong bài viết "Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican : Một vài bước tiến tích cực, nhưng đừng quên những người tử đạo" (1), tác giả lưu ý trước hết là những người có quan điểm "lạc quan", khi đánh giá đây là một sự kiện "lịch sử", đã bỏ qua sự thực, là thỏa thuận này mới chỉ được coi là "tạm thời", và sẽ còn phải tiếp tục điều chỉnh (giám đốc truyền thông của Tòa Thánh nói đến "điểm khởi đầu" cho "một tiến trình").
Tổng biên tập Asianews cho biết ông muốn đưa ra một cách nhìn hiện thực về những gì tích cực và tiêu cực trong thỏa thuận "tạm thời" và mong manh này.
Phạm Chí Dũng: Ghế trống Trần Đại Quang và ‘Phép thử tháng Mười’
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Xuân Phúc tại tang lễ ông Trần Đại Quang tại Hà Nội. |
Tháng Mười năm 2018 sẽ là chứng nhân soi xét một phép thử quan trọng, nhưng có thể chỉ là sự giải mã đầu tiên trong một phương trình chính trị chứa đựng nhiều thâm ý không muốn để lộ ra quá sớm, về hai kịch bản ‘chỉ định một ủy viên bộ chính trị không phải tổng bí thư làm chủ tịch nước’ và ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ - kịch bản nào là có chân đứng và kịch bản nào chỉ mang tính giả thiết.
Tháng Mười năm 2018, như thông lệ hàng năm và đã được lên kế hoạch vào năm nay, sẽ diễn ra hai kỳ họp ‘đảng trước, quốc hội sau’: Hội nghị trung ương đảng lần thứ 8 theo chủ thuyết ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ và sau đó là một kỳ họp quốc hội mà có lẽ não trạng lẫn quán tính ‘nghị gật’ chưa hề được cải tạo.
Nếu trong hai kỳ họp trên, một cái tên nào đó trong Bộ Chính trị - Nguyễn Thiện Nhân hay Trần Quốc Vượng hoặc Tòng Thị Phóng…- mà không phải là Nguyễn Phú Trọng - được xướng lên cho chức vụ chủ tịch nước, có thể gần như chắc chắn kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ phải thoái lui vì những lý do đủ tế nhị và nhạy cảm trong nội bộ đảng.
Trọng Nghĩa (RFI): Liên Hiệp Châu Âu đề ra chiến lược cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc
![]() |
Cờ trước trụ sở Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại Frankfurt, Đức. Ảnh 26/04/2018.REUTERS/Kai Pfaffenbach |
Vào lúc thái độ nghi ngờ đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh Á - Âu mở ra vào tháng 10 tới đây.
Mang tên "Chiến lược kết nối châu Á - Asia Connectivity Strategy", dự án này nhằm mục tiêu cải thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động.
Bruxelles nhấn mạnh là mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang.
Việt Nam Thời Báo: Mộ phần hoành tráng và những đứa trẻ đói khát
Các triết gia đều cho rằng, con người chỉ thực sự bình đẳng khi sinh ra và khi chết đi. Nhưng Việt Nam thời hiện đại đã chứng minh rằng, con người vẫn bất bình đẳng cả khi chết đi rồi. Khu an táng cựu chủ tịch Trần Đại Quang ở Ninh Bình rộng đến 3,2 hecta có lẽ chỉ thua khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng về mặt diện tích được báo chí nhà nước loan tải đã làm nhiều người nhói lòng.
![]() |
Khu vực an táng cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. |
Nước Mỹ giàu mạnh và hùng cường vào loại bậc nhất thế giới, nhưng mộ phần của các công dân Mỹ, các tỉ phú Mỹ và mộ phần của các tổng thống Mỹ bao giờ cũng nhỏ nhoi, đơn sơ và bình dị. Mộ phần của tổng thống John Kennedy và tổng thống Richard Nixon chỉ là mảnh đất bằng phẳng rộng 4-5 m2, trên đó có nắp mộ khắc ghi cây thánh giá, tên và năm sinh năm mất. Mộ của tổng thống, tỉ phú hay vĩ nhân Mỹ đều lặng thầm như những ngôi mộ của thường dân.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Ngô Nhân Dụng: Cuộc đấu Trump-Tập bao giờ ngã ngũ ?
Tất nhiên, ông Tập Cận Bình không nghĩ như vậy.
Đây là điểm khác biệt giữa tâm lý người Mỹ và người Trung Hoa. Người Mỹ muốn kết quả nhanh, người Tàu kiên nhẫn đợi. Giá cổ phiếu các công ty Mỹ lên xuống tùy theo mức lợi tức lên xuống sau mỗi ba tháng. Dân Mỹ bỏ phiếu bầu mỗi hai năm hoặc bốn năm cho nên các nhà chính trị cũng được dân phán xét theo thành tích bốn hoặc hai năm.
Phạm Chí Dũng: Bóng đè chế độ và hội chứng ‘hốt cú chót’
![]() |
Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam mà khi đó tổng kinh phí xây dựng dự kiến vào khoảng $30-$40 tỷ. (Hình: VietNamNet) |
Một chục năm sau thời điểm bắt đầu khởi động âm mưu “hốt đậm” với dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam mà khi đó tổng kinh phí xây dựng dự kiến vào khoảng $30-$40 tỷ, nhóm cá mập giao thông ở Việt Nam vẫn cắm mặt lao theo dự án khổng lồ này, nhưng đã chuyển sang tư duy “hốt cú chót”.
“Lũ người quỷ ám”
Mùa Thu năm 2018, một hội thảo giữa kỳ về dự án trên do Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan tư vấn tổ chức đã phóng ra con số dự toán lên đến gần $60 tỷ cho Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tương đương với tổng dự toán thu ngân sách của nguyên năm 2018.
10 năm trước – giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 – được xem là thời kỳ “hóa rồng” và “cất cánh” của nền kinh tế Việt Nam, khi ngân sách còn tương đối dồi dào để trích ra một gói kích cầu lên đến 143,000 tỷ đồng (tương đương $8 tỷ) dành cho chứng khoán và bất động sản, mà đã tạo nên một lớp tỷ phú đô la mới đi lên bằng những chiến dịch đầu cơ giá cổ phiếu và đất nền gấp hàng chục lần, nhưng cho tới nay vẫn chẳng có một Quốc hội nào ra công kiểm toán xem cái 8 tỷ đô la đó đã đi về đâu và chui vào túi những kẻ nào.
Nguyễn Minh Quang: Tại sao Việt Nam phải thận trọng khi lập Đặc khu Kinh tế?
![]() |
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh |
Chính phủ Việt Nam xem các đặc khu kinh tế (SEZ) là nguồn tạo ra đà tăng trưởng kinh tế quan trọng trong tương lai và dẫn đến những cải cách thể chế mang tính đột phá. Tuy nhiên, không may là sự khởi đầu của các đặc khu kinh tế ở Việt Nam không có vẻ gì là xán lạn cho lắm. Trong lúc chỉ còn một vài tuần nữa là luật đặc khu được đưa ra Quốc hội tại kỳ họp sắp tới, chúng ta cũng nên xem lại dự thảo bộ luật cũng như xem lại các đặc khu kinh tế trong nước để xác định những vấn đề lớn và những bài học lâu dài cho chính phủ trong việc xây dựng các đặc khu - một ván bài kinh tế lớn mà trước đây đã từng được thử nghiệm và bãi bỏ.
Bùi Quang Vơm: Lời chia buồn với ông Chủ tịch
Một cái chết phải chết.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài “quy trình”, nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt trước. Ngay cả cái chết.
Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều lắm, không kể hết được, vài cái tên như Đại tướng Chu Văn Tấn, Trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Lê Trọng Tấn..., cả cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch bản soạn trước.
Ông Quang chết vào 10h05 ngày 21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi.
Có quá nhiều lý do để ông phải chết.
Người ta đã thống kê rằng dưới thời ông là Bộ trưởng Công an, có hơn 260 người chết vì “tự chết” trong trại giam đồn công an. Đó là hơn 260 oan hồn, gọi đích danh tên ông, mỗi lần tuần rằm hương khói.
Trong vụ đàn áp Nhà nước Đề-ga mà ông là Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên, tổng chỉ huy chiến dịch, người ta không biết được con số chính xác, nhưng có hàng trăm người chết, hàng nghìn gia đình phiêu tán vì bị cướp đất, đốt nhà. Đó cũng là những oan hồn và những uất hận của lòng người.
Kính Hòa RFA: Nhân quyền có là nút thắt đối với Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu?
![]() |
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức bà Markel tại Đức, 7/2017 |
Vậy vấn đề nhân quyền ảnh hưởng thế nào đến quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung, và thỏa thuận mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu nói riêng?
Việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA) đã bắt đầu khá lâu, từ năm 2013. Trong suốt quá trình đàm phán đó, hai bên đã bận rộn với những định chế pháp lý, quyền lao động, tiêu chuẩn môi trường, … Theo một số nhà quan sát, tầm quan trọng của EVFTA đối với Việt Nam đã tăng lên nhiều trong hai năm gần đây, khi khuynh hướng bảo hộ mậu dịch bắt đầu xuất hiện mạnh trong thương mại toàn cầu, mà Việt Nam lại là một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch thương mại cao hơn 100% tổng sản phẩm quốc dân.
Với sự khó khăn của thị trường Mỹ, vốn lớn bậc nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã kỳ vọng nhiều vào thị trường Châu Âu. Trong hai năm qua người ta chứng kiến liên tục các đoàn ngoại giao Việt Nam đến Châu Âu, mà mục đích lớn nhất được cho là để thúc đẩy EVFTA.
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018
Phạm Chí Dũng: Có thật ‘trời thủ đô khóc tiễn đưa người’?
![]() |
Trong những tháng sau đó, người ta không thấy ông Quang xuất hiện nhiều. Rồi có tin là căn bệnh ‘ung thư máu’ của ông tái phát. |
Có quá ít lời chia sẻ và thương tiếc thể hiện trên mạng xã hội, thậm chí ngay cả những dòng comment dưới tin tức ‘Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần’ đăng trên mặt báo nhà nước, để có thể kết luận là ‘trời thủ đô khóc tiễn đưa người’ - như tựa đề một bài viết trên trandaiquang.org - một trang mạng nặc danh đã tồn tại suốt từ thời cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay mà vẫn không thấy Nguyễn Phú Trọng có ý kiến gì.
Đa số ý kiến của người dân trên mạng xã hội chỉ là thái độ bàng quan theo cách ‘không có mợ chợ vẫn đông’ và ‘ai thay Quang thì cũng thế’,
Nước mắt hay hể hả?
Ngược hẳn với một số bài viết ca ngợi công lao của Trần Đại Quang từ thời phá án ở Bộ Công an cho đến những thành tích đối ngoại khi trở thành chủ tịch nước, lại có quá nhiều ý kiến chỉ trích và cả lên án Trần Đại Quang về thành tích phong tướng đến mức lạm phát vào thời ông ta còn là bộ trưởng công an, về kết quả điều hành Bộ Công an của ông Quang đã ấn tượng đến mức dẫn đến ít nhất những vụ án ghê gớm như Vũ ‘Nhôm’, ‘công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’… Trần Đại Quang cũng là tác giả của những chiến dịch đàn áp nhân quyền nặng nề từ Bắc chí Nam, bắt bớ người Thượng ở Tây Nguyên, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc và người bất đồng chính kiến. Trong thời gian làm chủ tịch nước, Trần Đại Quang đã quá hiếm can thiệp mang tính ‘ân xá’ hay ‘đặc xá’ đối với những trường hợp oan khuất trong xã hội, trong khi lại cổ vũ cho các vụ bắt bớ và hành hung đánh đập dã man của công an đối với người dân và giới hoạt động dân chủ nhân quyền, đang tâm bỏ qua hàng trăm cảnh ‘tự chết’ của người dân trong các đồn công an…
Jane Perlez: Trung Quốc đang đối đầu với sự thù địch mới của Mỹ. Nhưng liệu nó đã sẵn sàng cho cuộc chiến?
New York Times 23-9-18
Người dịch: Huỳnh Văn Hoa
![]() |
Ông Tập Cận Bình tại diễn đàn hợp tác Trung Quốc và Phi Châu tại Bắc Kinh 09/2018, Hình Madoka Ikegami - Pool/Getty Images |
Nhà lãnh đạo Trung Quốc, mặc bộ đại cán kiểu Mao, và tổng thống Mỹ, mặc bộ tuxedo màu đen, đứng cạnh nhau, tay giơ cao, tại trung tâm Kennedy. Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và Jimmy Carter cùng ngoác miệng cười khi giàn nhạc chơi bài “Getting to Know You”, báo hiệu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.
Trong suốt 40 năm tiếp theo, Trung Quốc và Mỹ đã xây dựng một mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất thế giới và làm việc cùng nhau trên những vấn đề như an ninh khu vực, chống khủng bố, và biến đổi khí hậu. Đi theo sự dẫn dắt của ông Đặng, Trung Quốc sắm vai một đối tác yếu hơn, nếu không luôn luôn cung kính thì ít ra cũng không cường điệu các tham vọng của mình và tránh xung đột với một Hoa Kỳ hùng mạnh hơn nhiều.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi, nhanh hơn kỳ vọng của nhiều người ở cả hai nước.
Mạnh Kim: Khi chính quyền là nguồn gốc của ‘fake news’
![]() |
Chính quyền Việt Nam đang yêu cầu Facebook và Google kiểm soát fake news nhưng nếu chính quyền là “nguồn” của tin giả thì ai kiểm soát? |
“Fake news” – tin giả, tin dỏm, tin đồn, tin nhảm, tin ngụy tạo… - đang bùng nổ trong kỷ nguyên thông tin không biên giới. Fake news đang như một đại dịch toàn cầu. Khi có thể ảnh hưởng cả cuộc bầu cử tổng thống thì vấn đề fake news không phải là chuyện nhỏ vô hại như bề ngoài nhảm nhí của nó…
Vượt khỏi phạm vi gây nhiễu xã hội với những tin đồn mua vui vô thưởng vô phạt, fake news còn đang được sử dụng cho mục đích chính trị. Có thể nói đây là biến tướng mang tính xu hướng của thời đại thông tin nằm dưới những ngón tay lướt chạm màn hình. Năm 2016, một phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chia sẻ trên Facebook bức ảnh thi thể cô gái trẻ được tin là bị hiếp và giết bởi một tên buôn ma túy. Sự thật là tấm ảnh có nguồn gốc ở Brazil. Nó được dùng để “minh họa” cho tính “đúng đắn” của việc bắn giết vô tội vạ các đối tượng ma túy của Duterte. Trước đó, hàng chục ngàn người sử dụng Facebook tại Philippines cũng chia sẻ câu chuyện rằng NASA đã bầu chọn Duterte là “tổng thống giỏi nhất Hệ mặt trời”! Nhiều người cho đó là thật!
Ánh Liên tổng hợp: Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - thân Mỹ và cứng rắn với bất đồng chính kiến?
Cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được chia sẻ với nhiều nhận định khác nhau, từ một người chủ trương đàn áp bất đồng chính kiến, cho đến một người có xu hướng gần gũi với Mỹ.
Đàn áp bất đồng chính kiến
Chính phủ Việt Nam thời gian gần đây tìm cách tăng áp lực lên các nhà bất đồng chính kiến sau khi ông Quang trở thành Chủ tịch nước. Công an đã đẩy mạnh các cuộc đàn áp trên các blogger và các nhà phê bình Facebook từ năm 2016. đã triển khai 10.000 thành viên của một đơn vị chiến tranh mạng để chống lại những gì được coi là mối đe dọa ngày càng tăng gắn với ‘quan điểm sai lầm’ tăng nhanh trên Internet.
Còn theo trang NEWS của Úc châu cho hay, trong thời gian ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, cuộc đàn áp người bất đồng chính kiến lớn đã diễn ra với hơn 40 người bị tù giam và hơn 100 người bị đánh đập, bắt giữ kể từ tháng 4.2018, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
![]() |
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Hoang/AFP |
Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 17 (Kỳ cuối)
Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Chương XVII.
Có Phải Bà Pauline Jaricot - Người Sáng Lập Ra Hội Truyền Bá Đức Tin - Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key?
Bà Pauline Marie Jaricot (1799-1862) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Lyon. Ngoài việc thành lập Hội Truyền Bá Đức Tin, bà cũng là người sáng lập ra phong trào Chuỗi Mân Côi Sống.[1] Và có lẽ quan trọng hơn cả, bà là một người yêu viết lách, và là một người viết văn tài tình. Bà suốt đời làm việc thiện nhưng chết trong nghèo túng, vì bị lường gạt trong một công trình tạo việc làm cho người nghèo. Sau khi chết, bà được toà thánh Vatican phong làm Á Thánh, hay còn gọi là Chân Phước (Venerable).
Và như đã giới thiệu về Hội Truyền Bá Đức Tin ở chương trên, bà Jaricot chính là người có một mối quan hệ mật thiết với Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris và những giáo dân Việt Nam ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, qua người anh ruột là Philéas Jaricot. Bà đã tổ chức gây quỹ để gởi tiền cho các giáo sĩ ngay khi còn là một thiếu nữ. Sau đó, phương thức gây quỹ đơn giản mà hiệu quả của bà đã được Hội Truyền Bá Đức Tin do bà sáng lập áp dụng để nuôi sống công việc truyền giáo tại Việt Nam. Và những quyển Kỷ Yếu Đức Tin của Hội này cũng chính là những công cụ tuyên truyền cũng như gây quỹ cực kỳ hữu hiệu cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại.
Như vậy, có thể thấy rằng bà Pauline Jaricot đã hội đủ tất cả các điều kiện để là tác giả lá thư Petrus Key.
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018
Trần Mộng Tú : Mùa Thu Vào Thành Phố
Áo lạnh
khăn quàng
quần jeans
giầy vải
hai bàn tay trong túi
thỉnh thoảng chùn vai lạnh
đi giữa hai hàng cây
mùa thu vào thành phố
cũng đi như thế này
hàng cây mặc áo vàng
chân đi đôi hài đỏ
cổ cây quàng khăn sương
những bàn tay cây lạnh
cây đi tìm vai gió
những ngón tay cây gầy
mùa thu vào thành phố
cũng đi như thế này
Thanh Tịnh: Tôi Đi Học
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chìa ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Ngô Nguyên Dũng: bỗng dưng tôi không còn mơ mộng
từ khi nào
những giấc ngủ tôi phẳng lì - vô sắc?
tôi không nhớ rõ - chỉ biết
bấy lâu nay tôi không còn chiêm bao
đêm trần truồng thân xác
và trắng xoá ý thức.
nhiều khi tỉnh giấc - đối diện gương ký ức
nhạt nhoà thuốc rửa thời trẻ thơ - tôi
vỗ về tiềm thức già nua
bặt tăm những hình bóng - từ thủa
Sài gòn qua đời
từ lâu rồi
không còn những cơn mưa.
nhật ký mộng tôi - dần thưa
những ghi chú - bao giờ?
nhiều khuya trằn trọc tôi khơi lại
tro ấm những tờ thư cũ
chợt thấy ra
tôi không còn bận tâm
ý nghĩa giữa những dòng chữ - và
khuôn mặt những tình nhân - bôi sạch
những ánh mắt - những khoé môi
những thịt da
những sắc dục
thuở nào.
kể từ lúc - bỗng dưng giấc ngủ tôi hư hao
không còn mộng mị - tôi cũng thôi
thắc mắc về lý lẽ những giấc mơ
và chân lý của đời sống.
tâm tư tôi - sạch - trống
những suy tư - những rối rắm - và tôi
hiểu ra chuyện sinh tử - đôi khi
chỉ là mùa màng những ngẫu nhiên
tôi không còn mơ mộng
bình thản chấp nhận - khi nhận được tin báo
về cái chết những cơn mưa
của thành phố sinh quán.
giấc ngủ tôi - từ đó - trắng khăn tang.
(09. 2018)
Bài Nói Chuyện Của Gs Đàm Trung Pháp Trong Đại Hội Quốc Tế Kỳ XI Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại Ngày 15-9-2018 Tại Dallas, Texas
![]() |
Giáo sư Đàm Trung Pháp. Hình https://damtrungphap.wordpress.com |
Trong sách Luận Ngữ có câu “hữu bằng tự viễn phương lai / bất diệc lạc hồ?” (“có bạn từ phương xa đến / chẳng đáng vui hay sao?”) để diễn tả nỗi vui mừng khi ta có bạn từ phương xa đến thăm. Và hôm nay, chúng ta đều có rất nhiều bạn văn chương từ bốn phương trời đến đây để tham dự Đại hội Quốc tế 2018 của Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại.*
Cũng như người xưa tụ họp để nói chuyện văn thơ nho nhã, hôm nay chúng ta tao phùng trong một cảnh quan đẫm tình bằng hữu và văn học như thế này, thì hỏi ai là người chẳng vui? Tôi thực may vì tuy không có tài làm thơ và cũng không là hội viên, mà hôm nay lại được Hội nhã ý cho đóng góp đôi chút vào chương trình đại hội.
Thi nhân niên trưởng Lê Quang Sinh của chúng ta –vừa tròn cửu tuần – là người có công lao lớn trong nỗ lực tổ chức kỳ họp mặt hôm nay. Quả thực ngợi khen tài tổ chức và sức làm việc phi thường của Lê quân thì chẳng khác gì chúng ta “khen phò mã tốt áo”!
Từ Thức: Cầu Siêu Cho Chủ Tịch Nước
Có người thắc mắc : hình của người chết phải để riêng, hay dưới chân Phật, ai lại để ngang với Đức Phật như trong lễ cầu siêu cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang?
Nhận xét này chí lý.
Chắc vụ này có Việt Tân hay lực lượng thù địch dựt dây đằng sau. Phải điều tra, và ‘’ xử lý ‘’ cho ra lẽ.
Vụ này gây ‘’ bức xúc ‘’ cho dân, quân, cán toàn quốc, và trên khắp thế giới. Bởi vì leo lên ‘’ngồi tót sỗ sàng‘’ trên bàn thờ là hỗn xược, là vô lễ, là phạm thượng, không thể tha thứ được.
Hỗn xược, vô lễ, phạm thượng với Bác Hồ.
Bởi vì từ lâu, ‘’Bác ‘’ đã ngồi chỗm chệ trên bàn thờ, bên cạnh Đức Thế Tôn, để chúng sinh quỳ lạy, cầu xin, khấn vái.
Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 16)
Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Chương XVI.
Một Dấu Hiệu Đặc Biệt Cho Thấy Sự Liên Hệ Mật Thiết Giữa Lá Thư Petrus Key Và Tổ Chức Truyền Giáo Hội Truyền Bá Đức Tin Ở Pháp: Cách Hành Văn Với Parallelism Một Cách Áp Đảo
Nhưng trước khi có thể so sánh cách hành văn chuyên dùng parallelism của lá thư Petrus Key với cách hành văn cũng chuyên dùng parallelism của Hội Truyền Bá Đức Tin để thấy chúng giống nhau như thế nào, người viết xin đưa bạn đọc trở lại với lá thư Petrus Key và giới thiệu cách hành văn với parallelism cực kỳ đặc biệt của tác giả lá thư này, một thứ “dấu ấn" khó thể lẫn lộn với những kiểu hành văn bình thường.
Parallelism là một nghệ thuật viết văn làm cho câu văn trôi chảy và thuyết phục hơn bởi cấu trúc của nó. Parallelism được định nghĩa là cách đặt câu có hai hoặc nhiều hơn những nhóm từ có cấu trúc, văn phạm và ý nghĩa tương tự nhau. Cách hành văn này tạo nên sự cân bằng cho câu văn, và quan trọng hơn nữa, tạo nhịp điệu cho câu văn. Nó làm cho câu văn trở nên thuyết phục hơn, êm tai hơn - bởi sự lặp đi lặp lại của các nhóm từ tương tự nói trên.
Parallelism thật ra là một tên gọi chung của nhiều nghệ thuật dùng từ khác nhau. Các nghệ thuật này gồm có antithesis (đối ngẫu), anaphora (điệp từ đầu câu), epistrophe (điệp từ cuối câu), climax (tột đỉnh), asyndeton (không có chữ nối) và simploce (điệp cú).[1]
A. Parallelism Trong Lá Thư Petrus Key
Trong lá thư Petrus Key, tác giả lá thư đã dùng nghệ thuật parallelism cả thảy 30 lần. Phải nói rằng gần như 7 hoặc 8 phần 10 của lá thư là parallelism. Ngoại trừ những chỗ mà tác giả phải diễn tả những sự việc đang xảy ra - như việc các ông quan đang tăng cường số người đi bắt giáo dân, hay nói về tình hình quân nhà Nguyễn - tất cả những phần còn lại trong thư đều có bóng dáng parallelism.
Người viết xin chép lại lá thư Petrus Key một lần nữa, với những dòng có dùng nghệ thuật parallelism được gạch dưới để bạn đọc dễ theo dõi.
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018
Ngô Nhân Dụng: Đại Quang định luận
Thành ngữ “cái quan định luận” nghĩa là chỉ nên bàn luận về người ta sau khi đậy nắp quan tài rồi. Chúng ta không nên phê phán ai sớm quá, hãy đợi lúc họ chết hãy bàn. Vì nếu còn sống thì họ có thể sẽ làm những việc khiến mình có thể thay đổi ý kiến.
Khi tin ông Trần Đại Quang qua đời được nhà báo Huy Đức tiết lộ trên mạng, dư luận người Việt Nam bắt đầu chạy đua những ý kiến “định luận” về ông. Nhật báo Người Việt loan báo ngay tin sau đó, cũng nhận được bao nhiêu lời bình phẩm. Lúc còn sống ông Trần Đại Quang đã bị nhiều lời chỉ trích, nhưng không thể so sánh với “cơn sóng trào” bùng lên sau khi ông ngưng thở.
Nhà báo Mặc Lâm đã nghĩ tới “truyền thống lễ nghĩa của tổ tiên” với câu “Nghĩa tử nghĩa tận!” Mặc Lâm ngạc nhiên thấy ông Trần Đại Quang “vừa nằm xuống thì hàng ngàn status nổi lên, nhưng không có lấy một status nào chúc ông tiêu diêu cực lạc.”
Trái lại, trong dư luận dân Việt “Chẳng những không chia sẻ, cảm thông (với hoàn cảnh tang tóc), người dân còn tỏ ra hả hê như vừa trút được gánh nặng trên vai. Không hiếm người nhảy cẫng lên vui như trúng số.” Ông phỏng đoán, “có thể chúng (thái độ, hành vi, tâm trạng đó) phát xuất từ nỗi căm hờn không nơi chia sớt.”
Nguyễn Đức Tùng: Thư Gởi Con Trai Nhân Ngày Tựu Trường (I)
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
1. MỘT BUỔI SÁNG
Một lần lúc con lên bốn tuổi, Timmy. Buổi sáng khi ba cúi xuống hôn con trên giường, con vẫn ngủ say. Hai cha con chúng ta ngủ chung một giường, sau này rất lâu khi con đã lớn rồi, vẫn vậy. Đó là buổi sáng thứ Hai, sau ngày lễ, mùa hè, mọi người đều hối hả bận rộn. Ba đã vào garage, mở cửa sau, nổ máy xe, nhưng nhớ ra để quên cái cặp. Xe vẫn nổ máy, ba mở cửa chạy vào nhà, lên phòng lấy cái cặp, rồi chạy ngược ra xe. Cửa sau của garage vẫn mở, ba vội vàng lùi xe ra khỏi cửa. Đúng lúc ấy, trong kính chiếu hậu loang loáng thấy hình ảnh một vật gì như một đứa bé, ba vội đạp thắng theo phản xạ, đạp lút thắng, bánh xe rít ken két trên mặt nhựa.
Chiếc xe Jeep màu xanh lá cây của ba xoay vòng, rung lên bần bật, đập vào tường.
Đứa bé ấy chính là con.
Thì ra vào lúc ba mở cửa vào nhà vào phòng sách tìm cái cặp, con đã thức dậy và thấy vắng ba, nên đã chạy thoắt ra ngoài tìm. Con đứng ngay sau nhà để xe, phía cửa mở, chờ ba ở đó, ngay sau chiếc xe đang nổ máy rì rầm.
Chỉ một tích tắc nửa thôi chiếc xe của ba đã tông vào con. Chỉ cách một gang tay.
Phạm Công Thiện: Quy Ngưỡng Đức Dalai Lama Thứ Mười Bốn
Một Kỷ Niệm Của Phạm Công Thiện
Dưới đây là một văn phẩm đặc biệt của Phạm Công Thiện đã gửi đến cho tạp chí Thế Kỷ 21 cách đây 12 năm. Chúng tôi đăng lại hôm nay như một kỷ niệm của Phạm Công Thiện -- một nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu triết học và Phật học nổi tiếng của Miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại nhiều thập niên trước khi ông qua đời.
Diễn Đàn Thế Kỷ
*
Đôi lời
Năm nay, 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sắp trở lại Pháp Quốc để giảng dạy về Giáo Lý Phật Giáo, đặc biệt về Tổ Sư Long Thọ và về Bồ Đề Tâm (Bodhicitta).
Hội Phật giáo Tây Tạng của toàn thể nước Pháp có cho người đại diện liên lạc với tôi nhiều lần tại Mỹ và mời tôi nhận làm thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Pháp; tôi phải từ chối, vì lúc này còn nhiều việc cần sự có mặt của tôi ở Mỹ; gần đây người đại diện ấy lại mời tôi viết một bài thực ngắn để giới thiệu Phật Giáo Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cộng đồng Pháp Việt ở Pháp Quốc. Tôi liền viết ngay bằng tiếng Pháp, và sau đó dịch lại từ chữ Pháp sang chữ Việt.
Tôi xin gửi anh Phạm Phú Minh để tùy tiện sử dụng trong khuôn khổ Tạp chí Thế Kỷ XXI.
Phạm Công Thiện
California, Mỹ Quốc, ngày 21 tháng Hai, 2006
![]() |
Đức Dalai Lama thứ mười bốn. Hình Getty Images |
Tôn Nữ Thu Nga: Một mình đi trong mùa thu
Tôi bước đi trong thu vàng,
đường về thênh thang.
Hoa nắng lung linh trong hồn,
chiều ngập mây hoang.
Từng lá nhẹ rơi như lời thì thào bên tai.
Làn gió nhẹ rung, đưa hồn vào mộng đêm nay.
Khi nắng thu chưa phai tàn,
tình yêu theo gió mênh mang.
Tôi lắng nghe trong thu vàng,
nhạc gió bay sang.
Vương vấn ngẩn ngơ,
len nhẹ vào hồn cô liêu.
Bâng khuâng rơi thật dịu dàng,
từng giọt long lanh.
Không biết ai đang mong chờ,
từng ngày như mơ.
Theo cánh chim bay ngang trời,
về phương nào quá xa xôi!
Ngơ ngác đi quanh tìm hoài,
chỉ gặp lại mình tôi !
Tôn Nữ Thu Nga(09/21/2018)
Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 15)
Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Chương XV.
Những Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key Nhất: Những Giáo Sĩ Và Giáo Dân Pháp Trong Các Tổ Chức Truyền Giáo Ở Pháp
Nhưng khi nói đến các giáo sĩ và giáo dân người Pháp ở Pháp, có lẽ cần phải thêm một điều kiện quan trọng nữa, là nhóm người này phải có một sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam, hay nói cách khác, phải có một mối liên hệ với Việt Nam. Và mối liên hệ này phải đủ mật thiếtđể nhóm người đó cảm thấy xót xa với tình cảnh của các giáo hữu của họ tại Sài Gòn, để thúc đẩy họ viết lá thư Petrus Key kêu gọi quân Pháp giải thoát cho các giáo hữu.
Và nhóm người tại Pháp có mối quan hệ mật thiết nhất với các giáo dân Việt tại Nam Kỳ chính là một tổ chức truyền giáo đã gởi các giáo sĩ của họ đến Việt Nam trong suốt hai trăm năm: Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, hay còn được biết với một cái tên khác là Hội Thừa Sai Paris.
A. Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (Hội Thừa Sai) Paris
Người Việt Nam ai cũng biết giáo sĩ linh mục Alexandre de Rhodes là một trong những người sáng tạo ra hệ thống chữ quốc ngữ ngày nay, qua những tác phẩm như “Phép Giảng Tám Ngày", “Tự Điển Việt Bồ La". Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ông cũng chính là một trong những người đã sáng lập ra một tổ chức truyền giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Kỳ. Tổ chức truyền giáo đó có tên là Société des Missions étrangères de Paris, hay còn được gọi tắt là M.E.P., và được biết đến trong tiếng Việt với hai cái tên là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris hay Hội Thừa Sai Paris
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018
Vi Anh: Mỹ Khai Tử Viện Khổng Tử
Không những chiến tranh thương mại quyết liệt với TC, Mỹ còn thực hiện chiến dịch khai tử Viện Khổng Tử của TC lâu nay đã đặt tại các đại học lớn trên đất Mỹ.
Nếu Hành Pháp Mỹ thực hiện chiến tranh thương mại chống TC thì Lập Pháp Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh văn hoá chống Viện Khổng Tử của TC. Viện Khổng Tử là một vũ khí của quyền lực mềm của TC nhằm phổ biến ý thức hệ và chữ Tàu để chuyển biến hoà bình một số khoa bảng thiên tả và sinh viên còn trẻ người non dạ ở các đại học Mỹ.
Sử dụng sáng quyền lập pháp của Quốc Hội, Quốc Hội đã thông qua đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) cho tài khóa 2019 hồi tháng 8 năm 2018. Quốc Hội kèm vào luật này một điều khoản cấm các trường đại học ở Mỹ sử dụng kinh phí của ngân sách của Bộ Quốc Phòng Mỹ để phục vụ cho bất kỳ chương trình nào có liên quan đến Viện Khổng Tử hoặc trường Hoa ngữ do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Bộ QP Mỹ hiện có chương trình đào tạo Hoa ngữ riêng, giao cho các trường đại học thực hiện nhằm tạo nguồn cho nhân sự phụ trách an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc trong tương lai. Với điều luật mới này, các trường đại học nếu muốn mở cả chương trình Hoa ngữ được chính quyền Trung Quốc tài trợ sẽ phải xin phép Bộ QP Mỹ, đồng thời bảo đảm hai khóa đào tạo hoàn toàn tách biệt, theo tờ báo The Washington Post cho biết.
Cổ-Lũy từ Nam California: Lại “ngày tệ hại nhất của Ông Trump” nữa
![]() |
Hình ảnh phía ngoài ngày đầu tiên của phiên tòa xử Manafort, ngày 31/07/2018 tại Alexandria, Virginia. Hình Alex Wong/Getty Images |
Đầu Tháng Mười Một là “Mid-term elections/Bầu cử giữa nhiệm kỳ” đầu của Tổng Thống Donald Trump. “Mid-terms” cũng là dịp “trưng cầu dân ý” về tổng thống sau hai năm tại chức. Ông Trump biết đa số người đi bầu không ưa ông (trung bình thăm dò dư luận: khoảng 60% chống đối, giữa 30% ủng hộ); ông lo sợ họ sẽ “đuổi” bớt dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội mà ông hiện nắm trong tay. Việc này mang hệ quả vô cùng nghiêm trọng, vì sau bầu cử nếu phe Dân Chủ lấy lại đa số Hạ Viện, chắc chắn họ sẽ bắt đầu thủ tục “bãi nhiệm” tổng thống. Bạch Ốc và đồng minh bên ngoài biết nguy cơ sắp tới bèn hùng hổ tấn công độc địa giới tình báo, Bộ Tư Pháp (nhất là các chuyên gia về tội ác Nga), và xem “báo chí là kẻ thù” nhằm “quậy nước đục/muddling” đánh lạc hướng dư luận.
Nguyễn Hùng: Sophia ơi, thôi đừng làm khổ Việt Nam tôi với 4.0
![]() |
Sophia, hình chụp ở Hong Kong, 28 tháng Chín, 2017 |
Kể từ khi nàng Sophia, robot đầu tiên được trao quyền công dân, tới Việt Nam chém gió hồi tháng Bảy trước hàng loạt quan chức trong đó có cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cơn sốt 4.0 ngày càng lan rộng. Không có gì chứng minh cho điều này rõ hơn là chuyện nó len lỏi vào cả cuộc thi hoa hậu vừa kết thúc.
Một trong các thí sinh nhận được câu hỏi "[b]ạn nghĩ có chỗ cho hoa hậu và các người đẹp trong việc thực hiện cách mạng 4.0 không?".
Cô trả lời: "Em học chuyên ngành ngôn ngữ, cách mạng 4.0 hơi xa lạ với em. Theo em, bất kỳ thời đại, xã hội nào, nếu như bạn cố gắng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình, bạn đều có thể cống hiến. Cách mạng 4.0 không nằm ngoài quy luật đó".
Thật là câu trả lời thành thật và phù hợp cho một câu hỏi lạc điệu và chạy theo phong trào. Trong thời ‘dân ta phải học sử ta, nếu mà không học thì tra Google’ việc gì phải hỏi những câu ngớ ngẩn như thế tại một cuộc thi nhan sắc. Các người đẹp thi xem gương mặt có khả ái và ba vòng có chuẩn không chứ có thi vào làm việc cho Google đâu. Họ cũng chẳng phải Sophia, cô người máy mà nếu trời nhá nhem tối ai gặp phải chắc chạy mất dép vì hình thù và giọng nói của cô dù cô được lập trình để ba hoa về cách mạng 4.0.
Đỗ Ngà: Tự Do Không Hề Miễn Phí
![]() |
Hình minh họa, Internet |
Các bạn có biết, Việt Nam có bao nhiêu cơ quan báo chí không? Hiện này cả nước có 858 cơ quan báo in, 105 báo điện tử. Toàn bộ 64 tỉnh và thành phố của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình. Vậy tính ra thêm 128 cơ quan phát thành và truyền hình địa phương. Trung ương còn có VTV. Như vậy tổng số cơ quan báo chí các loại là 1092 với cả hàng vạn nhân viên. Nhưng tất cả những tờ báo này đều quy về một tổng biên tập duy nhất, đó là Võ Văn Thưởng. Hơn ngàn tờ báo nhà nuớc nhưng không một tờ báo tư nhân nào tồn tại. Như vậy tiếng nói người dân ở đâu? Hoàn toàn không có, thế nhưng trong điều 25 Hiến pháp cho phép tự do báo chí.
Các bạn có biết, Việt Nam có Quốc hội với 487 người, thì hết 468 người là đảng viên ĐCS, và 19 người là không đảng phái. Tỷ lệ đảng viên là 96%, trong 19 người không là đảng viên ấy cũng là loại làm cảnh cho có vẻ “dân chủ” chứ thực chất những kẻ đó nhiệm vụ cũng gật mà thôi, ông Dương Trung Quốc là ví dụ. Vậy trong Quốc hội CS gần như 100% là người CS. Còn chỗ nào cho tiếng nói của dân? Hoàn toàn không có.
Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 14)
Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Chương XIV.
Loại Trừ Những Nhóm Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key
Nhưng, nếu vậy, thì ai là tác giả thực sự của lá thư Petrus Key?
Có thể sẽ không bao giờ ta biết được đích xác ai là người đã viết lá thư Petrus Key. Nhưng nếu không thể tìm được đích xác một người, thì ta lại có thể tìm được một nhóm người có khả năng là tác giả lá thư, bằng cách dùng phương pháp loại trừ (elimination process). Và từ đó, ta có thể xác định rằng ai, hoặc nhóm người nào, có khả năng nhiều nhất là tác giả lá thư.
Theo người viết, tác giả lá thư Petrus Key phải là một người, hay một nhóm người, gồm có cả hai điều kiện sau đây: ý muốn và khả năng để viết lá thư này.
Trước nhất, về ý muốn, ta phải tìm hiểu xem tác giả lá thư Petrus Key có mục đích gì khi viết lá thư này. Hay nói cách khác, qua lá thư trên, tác giả muốn đạt được điều gì.
Như đã nói trên, lá thư Petrus Key diễn tả thảm cảnh của những giáo dân An Nam và kêu gọi quân Pháp hãy đánh đuổi quan quân nhà Nguyễn để giải phóng họ. Tác giả kêu gọi lòng nhân đạo cũng như ca ngợi hành động này của quân Pháp. Đó là vì trong thời gian này, nhà Nguyễn đang “đàn áp" các giáo dân Nam Kỳ, đặc biệt là ở Gia Định, khốc liệt nhất.
Vì vậy, tác giả lá thư Petrus Key phải là người có ý muốn quân Pháp đánh đuổi quân nhà Nguyễn để giải thoát cho những giáo dân. Và có lẽ những người được hưởng lợi từ sự kêu gọi này rõ ràng nhất chính là những người giáo dân Nam Kỳ!
Thế nhưng đây cũng chính là nhóm người mà ta có thể loại trừ đầu tiên.
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
Trần Tiến Dũng: Luôn luôn hy vọng với Trần Huỳnh Duy Thức
![]() |
Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần được gặp thân nhân trong nhà tù. (Hình: RFA) |
Tuổi nhỏ ở quê, tôi khi được nghe người lớn thảng thốt kể, “Tối qua ‘mấy ổng’ về bắt ông Bảy đi mất.” Người quê tôi gọi người theo Việt Cộng là “mấy ổng,” và chuyện khủng khiếp nhất với họ không phải là lúc người Quốc Gia và người Việt Cộng đụng trận bắn nhau, mà chính là việc nửa đêm “mấy ổng” đón đường, vô nhà bắt người mà “mấy ổng” gọi là ác ôn nhưng thật ra nhiều, rất nhiều người bị bắt chỉ là người khác đảng phái hay không đảng phái nhưng chống đối “mấy ổng.”
Hẳn nhiên những người bị bắt đi sẽ biến mất vĩnh viễn vào bóng tối hiểm ác. Biến mất không một dòng tin nào hồi âm cho gia đình hay sau một thời gian qua lời đồn là đã mất xác ở phương trời nào đó…
Các nhà viết sử chân chính đã từng viết về sự biến mất như chưa từng tồn tại của các bậc trí thức nhân sĩ tinh hoa đối lập với người cộng sản, nhưng những thường dân không danh giá bất đồng chính kiến với người Cộng Sản và bị “mấy ổng” bắt đi rồi biến mất đến nay vẫn trong cõi vô danh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)