Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Trân Văn (VOA): Cát, phá và… Bộ Quốc phòng

Hình minh họa
Giống như Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long), địa hình, địa mạo Đông Nam bộ tiếp tục biến dạng, vỡ nát vì khai thác cát. Trong loạt bài mô tả tình trạng tuyệt vọng của sông Đồng Nai, phóng viên tờ Người Lao Động kể rằng, tình trạng sạt lở không thể ngăn chặn được đã trở thành đại họa thường trực, đe dọa dân chúng cư ngụ dọc sông Đồng Nai, suốt từ Cát Tiên – Lâm Đồng (thượng nguồn) đến Tân Uyên – Bình Dương (hạ du). Chẳng riêng vườn tược, nhà cửa mà chợ cũng sụp xuống sông. Dòng sông hiền hòa, nguồn cung ứng nước cho các cộng đồng dân cư rộng lớn, bao gồm cả Sài Gòn đang quẫy đạp trong cơn hấp hối. Nguyên nhân chính là do khai thác cát tràn lan, vô tội vạ, dòng chảy biến đổi, cộng thêm với tác động của thủy điện và sản xuất công nghiệp. 

Nguyên nhân đó đã được xác định cách nay chừng… 20 năm nhưng nước thải công nghiệp vẫn đổ thẳng vào sông, giấy phép xây dựng các công trình thủy điện, giấy phép khai thác cát vẫn được hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương tung ra như bươm bướm. Không tìm được tấm áo “nạo vét, tận thu” thì khai thác lậu. Về lý thuyết, lậu là bất hợp pháp, với sông Đồng Nai, lậu đồng nghĩa với hủy diệt môi sinh, môi trường sống nhưng hệ thống công quyền không hành động mà chỉ than… “quá khó (1). 

VietTuSaiGon: Bão nào đang gây chấn động?

"Bão" bóng đá tại Hà Nội trong trận bán kết bóng đá nam Asiad 2018 giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hình" Getty Images
Cụm từ ‘đi bão’xuất hiện nhiều trong những ngày gần đây sau khi U23 Việt Nam giành quyền vào trận bán kết gặp Hàn Quốc ở Asiad 2018 đang diễn ra ở Indonesia. Thế nhưng cơn bão nào đang thực sự gây chấn động khiến nhiều người phải nghĩ đến chuyện ‘chạy bão’ ngay trong những ngày cuối tháng 8 này, có lẽ phải kể đến hai cơn bão lớn: bão giáo dục (thổi vào) lớp 1, bão bóng đá. 

Ở cơn bão thứ nhất, giáo dục lớp 1: hiện tại là khoảng thời gian nhiều bậc cha mẹ đang đau đầu nhức óc về vấn đề mua sách giáo khoa và chọn trường cho con học. Việc chọn trường lẽ ra đã diễn ra từ đầu tháng 6, lúc trẻ con bắt đầu tạm biệt trường mẫu giáo và các trường tiểu học chuyên, chuẩn, công mở bán hồ sơ đăng ký vào các trường… Tuy nhiên không phải ai trong các bậc cha mẹ cũng có đủ điều kiện để xếp hàng, để đăng ký và xin cho con mình vào các trường ưng ý nên buộc lòng nhiều người phải nhắm mắt chờ số phận đẩy đưa, thôi hên xui, may rủi để mong con gặp được giáo viên tốt ở lớp 1. 

Và cuối tháng 8, khi lịch đã lên sẵn, dắt tay con đến trường để nhận lớp chuẩn bị trước khai giảng, nhiều người ngỡ ngàng trước quy định đồng phục, sách vở, môn học mỗi trường mỗi khác. Và một cuộc ‘chạy bão’ nước rút hình thành. Từ việc cảm nhận của con, của phụ huynh về giáo viên, những người họ đã biết rõ hoặc cảm nhận của cái nhìn, cách xử sự của giáo viên với học sinh hoặc cha mẹ học sinh… nhiều lý do để dẫn đến việc nên tìm đường chuyển lớp cho con hay không. Bởi lớp 1 trẻ con bỡ ngỡ bước vào, rời xa búp bê, xe gỗ, rời những trượt xích đu nhựa, những bữa ăn í à í ơi các cô mẫu giáo, trẻ con cần một sự yêu thương, thấu hiểu trước khi nhận đòn roi hay cái nhìn gay gắt (mà về nguyên tắc là tối kị trong giáo dục) của thầy cô giáo. 

Lời cuối của Thượng nghị sĩ John McCain (1936-2018)

Thượng nghị sĩ John McCain (1936-2018). Hình: Getty Images
Do người phát ngôn Rick Davis đọc ngày 27 tháng Tám 2018 
Trần Ngọc Cư dịch 

Thưa đồng bào Mỹ Quốc mà tôi đã phục vụ với lòng biết ơn trong suốt 60 năm, và đặc biệt đồng bào Arizona, 

Tôi xin cảm ơn đồng bào về đặc ân phục vụ đồng bào và về một cuộc đời đầy ưu ái mà việc phục vụ trong quân ngũ và trong công quyền đã cho phép tôi sống qua. Tôi đã cố gắng phục vụ đất nước trong tinh thần tôn trọng danh dự. Tôi có phạm một số sai lầm, nhưng tôi hi vọng tình yêu nước của tôi đã đối trọng thuận lợi cho những sai lầm đó. 

Tôi thường nhận thấy rằng tôi là người may mắn nhất trên Trái Đất. Tôi vẫn cảm thấy như vậy thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đang chuẩn bị cho ngày lâm chung của mình. 

Tôi có các trải nghiệm, mạo hiểm, tình bằng hữu tương đương với mười cuộc đời hạnh phúc gộp lại và tôi rất biết ơn về điều này. Cũng giống hầu hết mọi người, tôi có những nuối tiếc trong đời, nhưng tôi sẽ không đem bất cứ một ngày nào của đời tôi, trong giai đoạn tốt lành cũng như trong gian nan, để đổi lấy ngày quang vinh nhất của bất cứ một người nào. 

Phạm Cao Dương: Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945

Việt Minh Cướp Chính Quyền: 
Cả Nước Bị Lừa 

Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945 
73 Năm Nhìn Lại 


Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng Thanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công, giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểu tình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chứcđể mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, không phải để ủng hộ Việt Minh. 

Tôi có đủ tin tức biết rõ lực lượng Việt Minh. Họ không có khí giới gì ráo. Tôi đủ sức giữ Saigon, không để Việt Minh cướp chánh quyền một khi Bảo Đại chưa thoái vị. 

Huỳnh Văn Phương, Đệ Tứ 
Tổng Giám Đốc Công An Nam Kỳ 

Thấy hôn! Tôi không ăn có với kỷ niệm tưng bừng mà “xin cho tôi can”, đừng nói quá lắm về tài giỏi mà như ông bà ta biểu, “nói năng phảiphân phân,cây đa cậy thần,thần cậy cây đa”. 
Cách mạng Tháng Tám ở Saigon mà thắng lợi là cũng nhờ có cơ, hội điều kiện giúp cho nó mà thôi. 
Coi, tôi là người tổ chức cướp chính quyền mà thiệt ra tôi có làm được gì nhiều đâu. 

Nguyễn Văn Trấn 
Hung Thần Chợ Đệm 
Hồi KýViết Cho Mẹ Và Quốc Hội 

“…Người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công chúng tôi sẵn lòng tán trợ… 
“Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên trên vấn đề quyền tước…” 
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.” 

Hồ Văn Ngà 
Chủ Tịch Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng 
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất 

…hàng triệu truyền đơn do Việt Minh tung ra, tự xưng là bạn với Nga, với Tàu, với Mỹ, và với Anh… 
Nguyễn Kỳ Nam, Hồi Ký “1925-1964” 

Khi nói tới hai biến cố Việt Minh cướp chính quyền và Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập thời cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945, những ngày người viết gọi là định mệnh đầy đau thương của dân tộc Việt Nam, bình thường người ta chỉ nghĩ tới những gì xảy ra ở hai miền Bắc và miền Trung mà ít hay không nói tới những gì xảy ra ở miền Nam. Đây là một thiếu sót vô cùng quan trọng cần phải được điều chỉnh. Bài này nhằm phần nào bổ khuyết cho sự thiếu sót kể trên với phần mở đầu nói về sự khác biệt giữa xứ Nam Kỳ và hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tiếp theo là những gì đã xảy ra ở Nam Kỳ trong những ngày những ngày định mệnh này. 

RFA: 9 người dân nuôi 1 công chức, không ngân sách nào có thể chịu nổi

Hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức hôm 25 tháng 8 tại Hà Nội
Mặc dù chính phủ nhiều lần đưa ra giải pháp tinh giản biên chế, nhưng Việt Nam hiện vẫn có số lượng công chức khổng lồ, gây nhiều hệ lụy kinh tế xã hội. 

Tại Hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức hôm 28 tháng 8 tại Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa thuộc Đại học Fulbright Việt Nam, khi đề cập đến bộ máy chính quyền địa phương đã cho biết, số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hiện nay là khoảng 11 triệu người. 

Nếu số liệu đúng như vậy thì cứ 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. 

Ông Nghĩa cũng dẫn số liệu của Bộ Nội vụ tính đến tháng 3 năm 2018 cho biết, hiện Việt Nam có gần 137 ngàn tổ dân phố; 11.162 xã, phường; 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố. Chỉ riêng từ cấp phường xã trở xuống thì số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách ước tính là 1,3 triệu người. 

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Trân Văn: Bí mật quốc gia và nội lực an ninh, quốc phòng

Máy bay huấn luyện của Việt Nam rơi ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hôm 26/7/2018. Photo Zing.vn
Lục quân Hoa Kỳ vừa thông báo họ tiếp tục tìm kiếm các loại vũ khí cá nhân phù hợp với nhu cầu quốc phòng cả ở hiện tại lẫn tương lai. Cho đến giờ này đã có sáu công ty tham gia chào hàng và đặc điểm sản phẩm của từng công ty được giới thiệu công khai để bất kỳ ai muốn cũng có thể tham khảo (1). 

Tuần trước, Lục quân Hoa Kỳ thông báo hủy bỏ kế hoạch sản xuất hàng loạt - trang bị XM 25 cho bộ binh. Đây là loại súng phóng lựu từng được ví von là “The Punisher” (Kẻ trừng phạt). Kế hoạch phát triển XM25 - loại súng phóng lựu mới được triển khai từ năm 2000, kéo dài trong mười năm và bắt đầu được đem ra thử nghiệm vào 2010. Trong ba năm từ 2011 đến 2013, khi thử dùng XM25, quân nhân Hoa Kỳ phát giác, thỉnh thoảng loại súng phóng lựu này bị trục trặc kỹ thuật (thống kê thử nghiệm xác định, XM25 bị kẹt đạn ít nhất là… ba lần/ba năm). Biệt động quân Hoa Kỳ (US Armu Ranger) – một trong những lực lượng được giao thử nghiệm XM25 – công khai tỏ ra không hài lòng cả về trọng lượng của XM25 lẫn tính năng của nó (2). Vậy là xong… 

Với quân đội Hoa Kỳ, kế hoạch nghiên cứu – phát triển hoặc mua sắm để trang bị các loại phương tiện quân sự, từ mũ, giày, quần áo, vũ khí cá nhân đến những thứ mà mỗi món trị giá nhiều triệu Mỹ kim (như các loại tàu chiến, chiến đấu cơ) không những được loan báo công khai mà còn được cập nhật chi tiết về tiến trình thử nghiệm, đấu thầu, tính năng mới, nhược điểm... Quan tâm, muốn biết, cứ vào Internet mà search, thông tin loại này nhiều như lá mùa thu. Bí mật quốc gia – tất nhiên là có và được bảo vệ chặt chẽ - nhưng minh bạch để ai cũng có thể theo dõi, giám sát, bình phẩm, so sánh thiệt hơn luôn là tiêu chí để loại trừ yếu tố nhân danh nhằm trục lợi. Chẳng riêng quân đội Hoa Kỳ, quân đội nhiều quốc gia khác cũng thế. 

Nguyễn Văn Dũng: Lời hứa ma mị của Nguyễn Thiện Nhân và nỗi đau Thủ Thiêm

Ở bài trước chúng ta đã quay ngược thời gian để nhớ lại những lời nói ngọt ngào và việc làm lửng lơ của Nguyễn Thiện Nhân, ở bài này tôi sẽ đề cập đến những lời hứa ma mị và hành động bạc bẽo của diễn viên mới Nguyễn Thiện Nhân tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và những dự án khác! 

Như chúng ta biết, báo chí “lề đảng” đồng loạt đăng tải thông tin ông Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân có cuộc tiếp xúc cử tri Quận 2 ngày 20/6 và chuyến vi hành trưa 16/7 đến thăm một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sau khi tung ra những lời có cánh và hứa hẹn “sẽ cùng người dân giải quyết đến cùng sự việc”, ông Nhân đã khuyên người dân vào ở khu tái định cư (với chất lượng tồi tệ) tiếp tục điệp khúc “chờ giải quyết” và khẳng định "không gạt bà con"! Thậm chí còn đề nghị: "Bà con ráng chờ đến ngày 15/7" - Thanh tra Chính phủ có kết luận về các vấn đề liên quan Khu đô thị Thủ Thiêm. 

Vọng từ hệ thống truyền thanh, phát ra bên ngoài hội trường Nhà văn hóa Thiếu nhi quận 2, những lời có cánh của Bí thư Nhân đầy nghĩa tình "làm sao không đau được". Nhiều người dân đã khóc! Mà theo như báo chí nhà nước cho rằng, họ khóc vì ông đã "thấu cảm" trước hoàn cảnh của dân Thủ Thiêm, họ khóc vì tin vào lời hứa "Thành ủy không gạt bà con đâu". Dân khóc vì lần cuối họ tin vị Bí thư Thành uỷ sẽ có giải pháp "hợp tình hợp lý" giúp bà con. Thực tế ông Nhân đã làm gì để vơi đi nỗi đau ấy của người dân?


Trưa 16/7, hình ảnh trên truyền thông ông Nhân được một đội liên ngành mặc thường phục, đi cùng nhóm phóng viên ảnh đông đảo theo sát từng bước chân khi đến chung cư tái định cư 17,3ha, phường Bình Khánh và khu tạm cư An Phú của phần lớn người dân Thủ Thiêm khiếu kiện từ hơn chục năm qua. Rất đông người dân mang theo giấy tờ, hồ sơ trên tay hy vọng được trình bày. Họ gào thét, chỉ tên những lãnh đạo Quận 2 và các sở ngành đã tháo dỡ, cưỡng chế nhà họ trái pháp luật. Trên mạng xã hội lan truyền nhiều clip cảnh giằng co, gào khóc khi cảnh vệ của ông Nhân ngăn cản và đẩy một số dân oan ra xa. Nhiều người lao theo ông Bí thư, gọi với: "Bác Nhân ơi, người dân Thủ Thiêm đã khổ suốt mười mấy năm rồi, hãy cứu chúng tôi", "Bác Nhân ơi giữ gìn sức khỏe đặng giải quyết cho bà con, bác Nhân ơi..." 

Nguyễn Hoàng Quang: Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim, và đi về phía trước…

Hình minh họa
Nghỉ hưu rồi mới có thời gian nhìn lại chính mình, nhìn lại con đường mình đã đi qua, đứng tựa gốc thông già tiếp tục sống nhìn cuộc đời, xã hội, đất nước! 

1. Phải chăng dân tộc Việt Nam đã “mắc bẫy” của lịch sử và đã bị “tai nạn lịch sử”!? “Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc” như là “miếng mồi” mà kẻ giăng bẫy đã đánh vào lòng yêu nước của nhân dân và dân tộc. Đã từng bị sống trong ách nô lệ, mất tự do với những nỗi nhục mất nước, không có quyền sống làm người nên người Việt Nam sống trong nguồn sống của lịch sử dân tộc không ai không yêu nước, không ai không yêu quý độc lập tự do của Tổ quốc. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vua đất Bắc!” (Trần Bình Trọng); “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” (Trần Quốc Tuấn)! Hạnh phúc của nhân dân, dân tộc chỉ có khi đất nước có tự do, độc lập. Lịch sử đã “mắc bẫy”; nhân dân đã “mắc bẫy”; “lịch sử” đã bị “tai nạn”! 

“Độc lập, tự do đã về tay ta” nhưng không phải về tay nhân dân! Đất nước có “độc lập, tự do” nhưng nhân dân nào có quyền tự do, độc lập, nào có quyền dân chủ, “mưu cầu hạnh phúc”! Quyền dân chủ, độc lập, tự do của nhân dân đã bị đánh tráo, bị tước đoạt nên nhân dân qua nô lệ này lại bị sụp bẫy nô lệ khác; mất tự do trong tạy giặc ngoại xâm, đấu tranh giành lại để rồi lại bị mất trong tay giặc nội xâm. Có “nội xâm” vì có “ngoại xâm”, vì có kẻ “nối giáo cho giặc”; đặt quyền lợi tập đoàn, phe phái riêng của mình lên trên lợi ích toàn dân tộc, đất nước. Có thế lực của ngoại xâm nên kẻ nắm quyền lực xã hội đen mới nhởn nhơ trên đầu trên cổ nhân dân chẳng khác nào những bọn quan lại đô hộ thời thuộc Pháp, của bọn Thái thú phương Bắc xưa… 

VOA: Bà Aung San Suu Kyi không bị tước Giải Nobel Hòa bình

Bà Aung San Suu Kyi. Hình: Getty Images 
Giải Nobel Hòa bình trao cho bà Aung San Suu Kyi sẽ không bị lấy lại sau khi một báo cáo của Liên Hiệp Quốc kết luận quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ giết người hàng loạt nhắm vào người Hồi giáo Rohingya, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết hôm thứ Tư. 

Hôm thứ Hai, các điều tra viên của Liên Hiệp Quốc nói quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ giết người hàng loạt và cưỡng hiếp tập thể với “ý đồ diệt chủng,” và tổng tư lệnh và năm tướng lĩnh phải bị truy tố vì những tội ác trầm trọng nhất theo luật pháp quốc tế. 

Bà Aung San Suu Kyi, người lãnh đạo chính phủ Myanmar và từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 vì vận động cho dân chủ, đã bị chỉ trích vì không lên tiếng chống lại cuộc đàn áp của quân đội ở bang Rakhine. 

“Điều quan trọng cần nhớ là một giải Nobel, dù trong lĩnh vực Vật lí, Văn học hay Hòa bình, được trao cho nỗ lực hay thành tựu đáng được tưởng thưởng trong quá khứ,” Olav Njoelstad, thư ký của Ủy ban Nobel Na Uy nói. 

Bùi Văn Phú: Thượng Nghị sĩ John McCain: cầu nối Mỹ-Việt

Hồi ký của TNS John McCain với nhiều chương ghi lại những ngày trong nhà tù Hỏa Lò 
(Ảnh: Bùi Văn Phú)
Thượng Nghị sĩ John McCain, cũng là ứng viên tranh chức tổng thống Mỹ hai lần vào năm 2000 và 2008, vừa qua đời hôm 25/8, hưởng thọ 81 tuổi, chỉ vài ngày trước khi ông bước vào tuổi 82. 

Trước cái chết của một cựu chiến binh và cũng làmột dân cử có ảnh hưởng lớn trong chính trường Hoa Kỳ và trên toàn cầu, TNS John McCain được nhiều người tôn vinh là anh hùng của nước Mỹ và được nhiều lãnh đạo thế giới tỏ lòng ngưỡng mộ. 

Trong giai đoạn Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam vào thế kỷ trước, ông là một sĩ quan phi hành của Hải quân Mỹ đã có nhiều phi vụ oanh tạc Bắc Việt. Trong một lần thi hành nhiệm vụ, phi cơ của ông trúng đạn phòng không, ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị bắt làm tù binh từ ngày 26/10/1967 cho đến khi được thả vào ngày 14/3/1973, sau khi các bên tham chiến đã ký kết Hiệp định Ba Lê chấm dứt sự can dự của Hoa Kỳ vào Đông Dương ngày 27/1/1973. 

Trở về quê hương, John McCain tiếp tục phục vụ quân ngũ cho đến năm 1981 với cấp bậc sau cùng là Đại tá Hải quân. 

Năm 1982 ông về sống ở tiểu bang Arizona, tranh cử vào Hạ viện với tư cách thành viên của Đảng Cộng hòa và thắng cử. Năm 1986 ông thắng cử vào Thượng viện và phục vụ tại đó cho đến cuối đời. 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Tô Văn Trường: Nhân sự cấp chiến lược - bài toán khó đang cần lời giải

Tiền nhân cũng như các bậc tinh hoa của nhân loại đã có những ngôn từ thật sâu sắc "Hiền tài là nguyên khí Quốc gia"; "Cán bộ quyết định hết thảy!"; "Con ngưòi là vốn quý nhất!". Rõ ràng việc chọn hiền tài, chọn cán bộ, chọn con người mà lại là hiền tài, cán bộ và con người cấp chiến lược, cấp cao nhất là việc vô cùng hệ trọng, có thể nói là quan trọng nhất liên quan đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của Quốc gia. 

Băn khoăn lớn nhất 

Trong lịch sử Giáo hội Thánh Anthony (1195-1231) là người nổi tiếng về nhân đức, phép lạ và những tư tưởng tiến bộ có câu trả lời một người mù: "Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?”. Ngài chỉ thọ 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị Thánh nổi tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời "Khổ nhất là khi ta định hướng sai"

Có thể thấy rằng ngay cả một vị Thánh dù có phép màu nhiệm đến mấy cũng sợ nhất chuyện định hướng sai, huống hồ người trần mắt thịt. Với những người ở vị trí lãnh đạo, vận mệnh của cả đất nước, của gần trăm triệu con người, của hàng mấy thế hệ tương lai chung quy cũng chỉ phụ thuộc vào vỏn vẹn hai chữ “định hướng” vậy thôi. 

Ở thời đại ngày nay, xã hội không thể còn chờ và tin vào phép lạ mà quan trọng nhất cho sự phát triển của một cộng đồng hay một nhà nước cho sự phát triển là có được nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển, có các giải pháp đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan của nhân loại tiến bộ. Nhân có chuyện Trung ương Đảng cuối năm nay sẽ có hội nghị bàn về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược mà nhiều người cảm thấy băn khoăn: liệu đây có phải vấn đề cần thiết và nghiêm túc? Nếu thực sự là nghiêm túc thì Đảng cần làm gì và có thể làm được gì cụ thể tránh tình trạng chủ trương và lời nói không đi đôi với hành động thực sự khiến nhân dân thất vọng như nhiều đề xuất trước đây? 

Ngô Nhân Dụng: Tấm gương John McCain

Người dân Mỹ mang hoa và di ảnh Nghị Sĩ John McCain đặt trước văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, hôm 26 Tháng Tám, 2018, bày tỏ lòng tiếc thương, một ngày sau khi John McCain qua đời.
(Hình: Getty Images)
Năm 2000, Nghị Sĩ John McCain muốn được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống. Ông bị George W. Bush đánh bại. Năm 2008, ông McCain được toại nguyện nhưng lại thua Barack Obama. Ông thua một phần cũng vì di sản của ông Bush: Kinh tế Mỹ đang rơi vào cơn “Đại Suy Thoái” và dân Mỹ bắt đầu chán cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu 5 năm trước đó. 

Nhưng trong tang lễ của cố nghị sĩ McCain, hai đối thủ cũ George W. Bush và Barack Obama được mời tới đọc điếu văn. Họ sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với một con người đặt danh dự và nghĩa vụ lên trên quyền lợi cá nhân mình, trong thời chiến cũng như thời bình. 

George W. Bush không quên rằng John McCain đã bỏ qua những đòn tranh cử (nhiều khi không hoàn toàn trong sáng), mà ủng hộ hầu hết các quyết định quan trọng nhất của vị tổng thống cùng đảng trong hai nhiệm kỳ. 

Barack Obama chịu ơn John McCain ngay trong lúc hai bên đang giành nhau Tòa Bạch Ốc. Trong một cuộc tập họp vận động tranh cử, có người tới ủng hộ McCain đã nói rằng ông Obama theo đạo Hồi và không sanh ở nước Mỹ. McCain không làm ngơ để cho lời lăng mạ đó tiếp tục được truyền đi. Ông lên tiếng cải chính mạnh mẽ; nói rằng mặc dù ông và Obama bất đồng chính kiến nhưng Obama vẫn là một con người đàng hoàng đáng kính trọng! 

Trong một thời gian mà chính trường nước Mỹ tràn ngập những bản “tuýt” trong 140 chữ chứa đầy những lời lăng mạ và vu khống, người ta có thể nhìn vào tấm gương John McCain để nhớ lại “một nước Mỹ khác!” Ông John McCain yêu nước Mỹ cổ truyền đó. Ông từng nói đã khám phá ra tình yêu nước của mình khi bị giam trong nhà tù ở một nước khác. 

Trân Văn : Đụng đến Trung Quốc là chống Đảng, bôi nhọ quân đội!

Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)… 

… Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành… 

… Dịp này, lần đầu tiên không chỉ gia đình con mà còn 63 gia đình khác được công khai khóc cho những người chồng, người cha mà không sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào... 

Cha cô Thủy là ai? Phải chăng ông từng phạm những tội thuộc loại “đại nghịch bất đạo”, thành ra thân nhân không chỉ sống vất vưởng, khốn khổ, khốn nạn mà còn không dám than khóc công khai? 

Nếu bảo rằng cha cô Thủy – ông Trần Văn Phương là Thiếu úy Hải quân nhân dân Việt Nam, một trong số 64 người lính Việt Nam chỉ vì dám minh định chủ quyền của Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma mà bị Trung Quốc biến thành những tấm bia sống, tuần tự hạ gục từng người trong ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau khi đền nợ nước được vinh thăng Trung úy, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – thì có ai cảm thấy não lòng và hoang mang, phẫn nộ không? 

Thụy My (RFI): Tập Cận Bình trấn an về "Một vành đai, một con đường"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh tại căn cứ quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông ngày 30/06/2017. REUTERS/Damir Sagolj/File Photo
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua 27/08/2018 trong hội nghị sơ kết 5 năm "Một vành đai, một con đường" tại Bắc Kinh đã khẳng định sáng kiến này không nhằm tạo ra một "Câu lạc bộ Trung Quốc", đồng thời kêu gọi cân bằng về thương mại với các quốc gia đối tác. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Malaysia vừa hủy bỏ dự án nhiều tỉ đô la với Trung Quốc vào tuần trước. 

Ông Tập Cận Bình cho rằng : "Một vành đai, một con đường là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minh địa chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một Câu lạc bộ Trung Quốc"

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư trên 60 tỉ đô la vào các nước dọc theo « Con đường tơ lụa mới » này. Ông Tập nhấn mạnh trao đổi thương mại với các nước liên quan đã đạt 734 tỉ đô la, tạo ra hơn 200.000 việc làm. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng khái niệm tổng thể đã hoàn tất, nay cần đi vào cụ thể và tập trung cho các dự án chất lượng cao. Ông cũng kêu gọi nỗ lực tạo cân bằng về thương mại với các nước tham gia, và tăng cường dự báo rủi ro. 

Phạm Chí Dũng : Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn?

Biểu tình chống Luật Đặc Khu.
Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn tại kỳ họp quốc hội tháng Mười năm 2018 mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu chuyện dưới đây. 

‘Nó lừa mình!’ 

Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’. 

Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn đoán về việc ‘đã gom đất đặc khu giá thấp’ như một số quan chức cao cấp để chờ khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không. 

Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được ‘nó’ là ai, và đã ‘lừa mình’ là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào. 

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Nguyễn Quang Dy: Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (đang leo thang) đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng NDT mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó, Trung Quốc đang bộc lộ “gót chân Asin” (Achilles’ Heel), như một tiếng chuông cảnh báo làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc bị suy sụp thì không phải từ bên ngoài như Biển Đông, là nơi họ có lợi thế so sánh tương đối, mà chính từ bên trong nơi họ dễ bị tổn thương vì “gót chân Asin”. 

Gót chân Asin 

Cách đây hơn hai năm, khi tôi viết bài “Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội thoát Trung” (Viet-studies, 12/2/2016) và bài “Nghịch lý Tập Cận Bình: Dr Jekyll or Mr Hyde” (Viet-studies, 17/5/2016), chưa ai hình dung được kết cục thế này. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh giá và kết luận về cuộc chiến tranh thương mại (chưa có điểm dừng) nhưng sẽ quá muộn nếu không kịp thời rút ra bài học, để có đối sách thoát hiểm (trước khi quá muộn). Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để điều chỉnh chiến lược, đổi mới thể chế, và thoát Trung. 

Trong các bài phân tích trước đây, tôi đã đề cập đến cảnh báo của các học giả hàng đầu về Trung Quốc (như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei, Andrew Nathan). Về cơ bản, họ đều cho rằng Trung Quốc có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và không mạnh như người ta tưởng. Trung Quốc có dấu hiệu sắp đổ vỡ, nhưng chưa biết khi nào. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một bước ngoặt mới, làm bộc lộ “gót chân A-sin” như mở cái “hộp Pandora”, với những tử huyệt mà trước đây người ta mới đồn đoán, nhưng nay thành sự thật. 

Cách đây 5 năm, Paul Krugman (một chuyên gia kinh tế hàng đầu, được giải Nobel) đã nhận định rằng “Trung Quốc đang có vấn đề lớn” (China is in big trouble) vì mô hình phát triển của họ đã kịch đường, đang đụng phải bức tường lớn. Vấn đề chưa biết rõ là bao giờ Trung Quốc sẽ suy sụp. (Hitting China’s Wall, Paul Krugman, NYT, July 18, 2013). 

Cách đây 3 năm, David Shambaugh (một học giả hàng đầu về Trung Quốc) cũng nhận định tương tự: “Trung Quốc sắp đổ vỡ” (crack up). Theo Shambaugh, “màn chót của Trung Quốc đã điểm, các biện pháp cứng rắn của Tập Cận Bình chỉ làm Trung Quốc tiến gần hơn đến chỗ đổ vỡ (breaking point). (The Coming Chinese Crackup, WSJ, March 6, 2015). 

Gần đây, trong một bài phân tích mới, Minxin Pei (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quôc) cũng nhận định rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm Trung Quốc bộc lộ các mặt yếu kém như “một người khổng lồ chân bằng đất sét” (as a giant with feet of clay). (China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018). 

Tuấn Khanh: Trần Huỳnh Duy Thức: Ngày thứ 15 tuyệt thực, bặt vô âm tín

Hình: Blog Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Minds)
Anh Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết, kể từ khi anh Thức bắt đầu tuyệt thực (14/8/2018) cho đến nay, ngày nào gia đình cũng gọi điện thoại lên trại giam số 6, Nghệ An nhưng không hề có ai phản hồi. Sự im lặng này làm cho gia đình của anh Thức lo ngại vì không biết sức khỏe, an nguy của anh ra sao. 

Trước đó, trong lần gặp thăm nuôi mới đây, anh Thức cho biết là anh sẽ tuyệt thực 10 ngày để phản đối sự áp bức anh trong trại, và nếu sau 10 ngày, trại giam không có biểu hiện rút lại các hành động áp bức đó, anh sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi nào trại giam biết tuân thủ đúng luật cho tù nhân và luật pháp của Việt Nam. 

An nguy của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức lúc này, được lưu ý cùng hai cái tên là Giám thị Trần Bá Toàn, vừa được bổ nhiệm, và đội trưởng giáo dục Trần Duy Phong. 

Đặc biệt, Trần Duy Phong là người đột ngột đặt ra thông lệ, buộc mỗi lần anh Thức viết thư về nhà, chỉ được thăm hỏi một người. Các sáng tác thơ, nhạc, văn của anh Thức cũng bị cấm đưa cho gia đình. Bên cạnh đó, tất cả các thư từ thăm hỏi sức khỏe của những người quan tâm đến tình trạng của anh Thức, gửi vào trại giam số 6, Nghệ An, đều bị chặn lại, không đến được tay của anh. Mục đích của các cuộc hành hạ tinh thần này của cán bộ trại, nhằm ép anh Trần Huỳnh Duy Thức phải ký vào đơn xin nhận tội và xin khoan hồng. 

Cuối tháng này, 30/8/2018, gia đình anh Thức sẽ ra Nghệ An, yêu cầu trại giam phải cho gặp mặt anh Thức để biết rõ tình hình, vì 15 ngày tuyệt thực theo tin của anh Thức đã trôi qua, mà anh thì vẫn bặt vô âm tín. 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm



Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi. 

Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên ... thôi! 

Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản. 

Tống Văn Công cùng quê với Xuân Vũ. Cả hai ông đều là dân miền Nam nên không biết làm dáng, cũng không quen mầu mè (riêu cua) gì ráo, viết cứ như nói, và nghĩ sao thì nói vậy thôi. Xin coi chơi một đoạn ở chương dẫn nhập: 

“Tôi cứ tưởng ông già Ba Tri là chỉ những vị nổi tiếng của quê tôi như Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị nhưng ông nội tôi bảo sự tích này có từ thời Minh Mạng: Ông Trần Văn Hạc, Hương cả của làng An Hòa Tây cho đắp con đập ngăn vàm rạch làm tắc nghẽn đường ghe chở hàng hóa vào chợ Ba Tri. 

Dân chúng cả vùng phát đơn kiện, nhưng thế lực Trần Văn Hạc quá mạnh, quan tổng, quan huyện, quan tỉnh đều xử ông ta thắng kiện. Bà con bàn bạc cử ba ông già có uy tín nhất vùng là Thái Hữu Kiếm, Nguyễn Văn và Lê Văn Lợi mang đơn ra Huế kiện lên triều đình. 

Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng trời mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn. Vua Minh Mạng cho các ông vào chầu tấu trình sự việc. Vua nghe xong, hạ chiếu cho các ông thắng kiện. Từ đó, danh xưng ‘ông già Ba Tri’ là chỉ những cụ già nhưng chí khí không già, dám dũng cảm bảo vệ lẽ phải.” 

Phạm Chí Dũng (VOA): Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kaliňák có sẽ bị bắt?

Trịnh Xuân Thanh được dẫn đến tòa án tại Hà Nội.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák - một ‘nghi can’ và cũng là một dấu hỏi rất lớn dính líu vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ và vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’, đã rất nhanh chuyển từ tư thế ‘không biết gì’ sang những dấu hiệu đặc biệt của hành vi ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’- nói theo từ ngữ pháp lý ở trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. 

Bằng chứng ngày càng rõ 

Thoibao.de - trang tin của cộng đồng người Việt ở Đức - dẫn từ nhật báo Dennik N của Slovakia cho biết Tòa án Đức vừa phát ra tin tức mới và nóng bỏng: Slovakia ngỏ ý cấp một chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn.
Theo một báo cáo của cảnh sát Đức vào đầu năm 2018, Bộ trưởng Tô Lâm đã từ chối đề nghị của Slovakia vì “cách thức này cũng bao gồm việc vận chuyển về Việt Nam, nhưng nó sẽ phải được chuẩn bị nhiều hơn, cần khoảng 2 ngày để có được tất cả hộ chiếu giấy tờ cho việc quá cảnh một nước thứ ba”, 

“Theo thông tin từ các thẩm phán Đức, Bộ Nội vụ Slovakia đã cung cấp cho một phái đoàn Việt Nam chiếc chuyên cơ mà được dùng để chở phái đoàn cùng với nạn nhân bị bắt cóc đến Moscow. Slovakia cũng ngỏ ý cung cấp một chiếc chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn”, bà Lisa Jani - phát ngôn viên của tòa án Berlin - cho biết. 

Trân Văn (VOA): Khi trộm cắp cũng bận tâm về chủ quyền thì đừng đùa

Diên Hy Công Lược trên iQiyi. (Screenshot of iQiyi.com)
Tin rất ngắn mà James Pearson viết cho Reuters và được hãng này chọn đăng hôm 24 tháng 8 hẳn đã làm hàng triệu người bật cười. 

Theo đó, Bom Tấn (website chuyên giới thiệu phim mới để thỏa mãn nhu cầu của giới ghiền phim người Việt) đã buộc những người muốn xem “Diên Hy Công Lược” (bộ phim truyền hình 70 tập kể về hành trình Ngụy Anh Lạc – một tỳ nữ của Phú Sát Hoàng Hậu - vươn lên nắm lấy quyền bính trong Cấm Cung thời Càn Long) phải trả lời ba câu hỏi gọi là “xác minh quốc gia” (Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước nào? Thủ đô Việt Nam là..? Quốc ca Việt Nam là..?). 

Chuyện sẽ chẳng thành tin nếu như Bom Tấn không giới thiệu trước iQiyi (hệ thống trực tuyến độc quyền khai thác “Diên Hy Công Lược” tại Trung Quốc) hàng chục tập của bộ phim truyền hình này. Bởi sốt ruột muốn xem “Diên Hy Công Lược” trước khi các tập tuần tự được phát chính thức trên iQiyi, giới ghiền phim Trung Quốc tìm – vào - thậm chí chỉ nhau vào Bom Tấn và để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình, tất cả cùng phải thừa nhận “Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Số công dân Trng Quốc tham gia công nhận “Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hẳn là đông nên Bom Tấn trở thành nguồn gốc khiến Weibo – mạng xã hội của Trung Quốc – nổi sóng (1)... 

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Trần Doãn Nho: Nhà văn di dân Ha Jin

Nhà văn Ha Jin. (Hình: asiasociety.org)
Ha Jin, chữ Hán viết là 哈金(Hà Kim), sinh năm 1956 tại một thành phố phía Bắc Trung Hoa, thuộc tỉnh Liêu Ðông. Cha là một sĩ quan trong Quân Ðội Nhân Dân Trung Quốc.

Lúc nhỏ, ông mới đi học được hai năm thì trường được lệnh đóng cửa vì ông Mao Trạch Ðông bắt đầu thực hiện cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Gia đình Ha Jin cũng là một trong những đối tượng bị phê phán. Sách của cha ông bị mang ra đốt. Mẹ ông thì bị phê bình dữ dội.

Không biết làm gì hơn, ông phải gia nhập Hồng Vệ Binh. Trong mấy năm trời, ông “mang băng đỏ, vẫy cờ và hát những bài ca cách mạng.” Ðến năm 14 tuổi, ông khai gian tuổi để được gia nhập quân đội, chỉ vì lúc đó, nhà nước tuyên truyền rằng Liên Xô sắp tấn công Trung Quốc mà ông thì không muốn chết tại nhà.

Giống như mọi người, Ha Jin “muốn được trở thành một anh hùng, một kẻ tuẫn đạo.” Ông được điều ra đóng quân ở biên giới Liên Xô-Trung Quốc. Rốt cuộc sau mấy năm nhà cầm quyền làm ầm ĩ mà chẳng hề có chiến tranh, ông được giải ngũ năm 19 tuổi. Ông kiếm việc làm và bắt đầu học Anh văn.

Năm 1977, ông được nhận vào trường Đại Học Hắc Long Giang và học hết bốn năm ở đó, môn chính là Anh văn. Vào những năm đầu thập niên 1980, khi các chính sách của nhà nước nới lỏng, ông theo học Đại Học Shangdon và tốt nghiệp cao học văn chương Mỹ.

Lê Công Tư: Bay đi nụ cười

Hình minh hoạ, Internet
Trong số những người quen biết đang sống tha hương đây đó, có lẽ Trịnh là một Việt kiều nghèo nhất mà anh biết. Hắn hội đủ những yếu tố để được đứng trong hàng ngũ những con người này: một tính khí thất thường nằm ẩn sau cái nhìn trong sáng; lòng tự trọng của một kẻ có học với thói ăn chơi bạt mạng; và cái mà những người Mỹ có đầy đủ nhất xem ra lại thiếu thốn trầm trọng ở con người này: tính thực dụng, đủ để xã hội Mỹ dành hẳn cho hắn một chỗ đứng ở bên lề. 

Trịnh sống lêu bêu đó đây bên Mỹ như một cọng lá, ăn bờ ngủ bụi như một tên du thủ du thực. Trịnh lại chăm chỉ, siêng năng về Việt Nam. Điều này cũng giúp cho hắn nghèo thêm chút nữa. Trông Trịnh khá giống một thiên thần đội lốt bụi đời, một ông hoàng thường xuyên sống bấp bênh giữa nghèo nàn và túng thiếu. 

Một chuỗi dài thời gian mấy chục năm sống ở xứ Mỹ xa xôi kia rút cuộc chỉ là một chuỗi dài những thất bại. Thất bại trong cách kiếm tiền lẫn cách xài tiền. Thất bại trong tình yêu lẫn hôn nhân. Và nếu cuộc sống đó có một chút cơ may thành công, có lẽ đó là một ít hoa trái phù du hái lượm lặt đâu đó giữa cõi đời này. 

Để giải thích cho cái tình trạng Việt Kiều nghèo nàn của mình, Trịnh nói: “Tao sinh ra là để làm việc rồi rong chơi. Nếu làm giàu cũng là một thứ mục đích của cuộc sống, thì cái mục đích này là của mấy thằng khác chứ không phải của tao”. 

Anh Vũ: Người con gái Huế

Bài thơ này ra đời mùa hè cuối năm học 1955-56, lúc tác giả rời trường Quốc Học, mang theo nhiều hình ảnh đẹp của tuổi đôi mươi. Năm 1958, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã chọn bài thơ để khai mạc mục “Thơ và Thi Nhân” trên báo Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền chủ trương, và Chu Tử sau đó có in lại trong một số báo “Sống” đặc biệt về Huế. Với thời gian, và qua các biến cố lịch sử, Huế và người Huế đã đổi thay, và chắc không còn cứ mãi “xuôi bên cạnh cuộc đời” nữa, nhưng chắc nét kín đáo “phong trong một dãy thành” và giấc mơ êm đềm của Ngự Bình “gối đầu trên bến lặng” thì vẫn còn; và đó mới chính là cái đẹp của “Người Con Gái Huế”.

Cầu Trường Tiền. Hình: Internet
Năm xưa có một người... xưa lắm
Sách vở chưa tròn mộng thủy chung,
Bóng lẻ kinh thành men lối học,
Trăng mùa cổ độ sáng mông lung.

Tháng chín vàng trên vạn ngả đường,
Ngạt ngào suối tóc chảy thành hương;
Một đàn chim trắng nghiêng đôi cánh
Chở bút hoa về tự bốn phương.

Âm thanh mùa ấy nghẹn lưng trời,
Ngói mới nằm ôm gạch đỏ tươi;
Tâm sự chưa nhòa trang giấy trắng,
Chuyện đời chưa ố tuổi hai mươi.

Đã gặp Người trên một chuyến đò,
Nắng chiều xuyên nửa nón bài thơ,
Nửa vòng quai trắng cài môi phượng,
Nửa nụ cười hoa... thuyền cập bờ.

Lòng kín phong trong một dãy thành
Lạnh lùng che khuất ngọn cau xanh;
Ánh vàng còn đọng trên tà áo
Đã cánh mây Tần vội khép nhanh.

Sông Hương mấy độ vàng hanh nắng
Gió chẳng se lòng lụa Trữ La,
Núi vẫn gối đầu trên bến lặng
Trọn đời mơ mãi giấc hoàng hoa.

Nhớ lần khăn gói đưa theo gió,
Cửa lớp đìu hiu phượng cuối mùa,
Một nẻo Trường An sương kín ngõ
Tâm tình còn nặng chuyến đò xưa.

Nghìn sau vẫn một thuyền muôn trước,
Người vẫn xuôi bên cạnh cuộc đời
Ngắm mãi bóng mình trên sóng nước
Quyện vành môi thắm lững lờ trôi?


Anh Vũ, 1956

Phùng Hoài Ngọc: Văn chương thiếu máu yếu ớt về đề tài “CMT8”

Năm trước tôi đã viết bàn luận về Huế tháng Tám, bài thơ duy nhất do Tố Hữu viết ngay sau khi sự biến xảy ra. Bài đã đăng trên VNTB. Tóm tắt trong vài chữ “Tố Hữu tưởng tượng ra một viễn cảnh tương lai từ gợi ý sâu xa của học thuyết Mác-Lê, anh ta phát điên và gào lên theo thể Thơ Mới”. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là “cơn-điên-quyền-lực-bộc-phát”. (Nhớ lại hồi tuổi trẻ nhẹ dạ cả tin, đám học trò chúng tôi từng nghe các thầy giáo, các nhà phê bình say sưa bình phẩm các biện pháp nghệ thuật “kỳ thú, tài hoa” của nhà thơ. Chuyện đó nay không bàn thêm nữa).

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ
Bữa nay bàn tiếp về vài sáng tác khác viết sau sự kiện, số lượng vừa ít ỏi, cảm xúc gượng gạo, qua loa, lầm lẫn cố tình gây nhiễu về đề tài Cách mạng Tháng Tám.

Nào hãy đọc bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi viết về “Cách mạng Tháng Tám” (nháp 1948, hoàn thành 1955, xuất bản trong tập Người chiến sĩ (NXB Văn nghệ, 1956).

“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Thực tế “Ngày Cách mạng Tháng Tám” không có tiếng súng nổ nào cả, không cả la hét giận dữ. Thiên hạ chỉ ngỡ ngàng ngạc nhiên và “cuốn theo chiều gió” thôi.

Ông nhà thơ Đại tá Chính Hữu viết bài “Ngày về”:

“Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”

Thực tế là, Hà Nội không tự đốt cháy mình bao giờ. Chính Hữu đã copy cảnh nhân dân thành phố Matskva đốt cháy thành phố của họ rồi rút chạy trước khi quân Napoleon kéo vào chiếm đóng (theo tiểu thuyết “Chiến tranh và Hoà bình” - Lev Tolstoi).

Hạ Long Bụt sĩ: Khẩu Nghiệp - Từ tiếng cười tới lối chửi của người Việt

Hình minh hoạ: Internet
Thời xưa nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh trong loạt bài Xét Tật Mình (Đông Dương Tạp Chí số 22) đã bàn về tật “Gì Cũng Cười“ như sau : “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.

…Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác, có cách láo xược khinh người, có câu chửi người ta, có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà đã gièm trước ý tưởng người ta, không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta….”

Tiếng cười chắc hẳn mang nhiều ý nghĩa phản ảnh tâm lý con người, văn hào triết gia Do Thái Pháp Henri Bergson (Nobel văn chương 1927) từng bàn luận sâu sắc về Cười trong cả một cuốn sách triết lý Le Rire, ông viết : hài hước nằm trong bản tính con người (Il n’y a pas de comique en dehors de ce qui est proprement humain) người Việt với văn hóa trọng lễ, ngại nói thẳng, tránh nói rõ trắng hay đen vì sợ làm mất lòng người khác, trường hợp ấy có lẽ cười là thượng sách ! cười là hòa cả làng (Bergson cũng nhận định tương tự : rien ne désarme comme le rire, không gì giải tỏa bằng cười !), nếu chỉ như thế thì tiếng cười là nhân cách của người hiền, coi mọi chuyện phải trái như tấn tuồng đời, chẳng cần bận tâm tranh cãi, đối đáp… nhưng cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng hé thấy một khía cạnh tâm lý của tiếng cười An Nam ta : cái tính độc ác! mà tính độc ác thì chẳng những phản ảnh ở tiếng cười diễu cợt mà còn phản ảnh trong nhiều câu tục ngữ nhằm chê bai gièm người khác xuống không chút thương cảm, thí dụ nói : Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún... để chê bai người có tật, cứ người ngoại quốc thì miệt thị gọi bằng thằng, bằng con, bằng ... dường như chúng ta rất hà tiện lời khen nhưng rất bừa bãi lời chê, khen ai thì sợ người đó hơn mình, chê bai vì muốn nâng mình lên trên. Đã có một người Pháp ở thời Pháp thuộc phê phán An Nam ta qua ba chữ rất gọn và rất độc : nói dối, ăn cắp, sát nhân (menteur, voleur, assassin) ! Tìm hiểu tính độc ác, thiết tưởng cần phân tích thêm lối CHỬI, vốn dĩ phản ảnh tâm thức sâu xa của con người trong bất kỳ văn hóa nào.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Ngô Nhân Dụng: Mahathir dám đối đầu Tập Cận Bình

Thủ Tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad. (Hình: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images)
Năm ngày trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, thủ tướng Malaysia cho thấy ông dám đương đầu với chiến thuật xâm lấn bằng tiền của Cộng Sản Trung Hoa trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ.

Ngày Thứ Ba vừa rồi, Bác Sĩ Mahathir bin Mohamad đã chấm dứt hai vụ đầu tư lớn của các công ty Trung Hoa tại xứ ông, một dự án xây dựng đường xe lửa tốn $20 tỷ, và một dự án $2.5 tỷ làm đường ống dẫn dầu. Ông Mahathir nêu lý do thực tế: Chúng tôi không thể có tiền trả nợ, mà thật ra chúng tôi cũng không cần.

Trong ngày hôm trước, tại đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh, sau khi gặp Thủ Tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường, ông Mahathir tuyên bố thẳng thừng: “Chúng tôi không muốn một tình trạng ‘thuộc địa kiểu mới’ diễn ra!”

Ông thủ tướng Malaysia đã đánh trúng tim đen của ông Tập Cận Bình! Kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ là một bộ mặt giả để che đậy thủ đoạn “Viễn Giao, Cận Công” của giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc.

Vào thế kỷ thứ ba Trước Công Nguyên, nước Tần đã dùng kế của Phạm Thư, “Giao thiệp với nước xa, tấn công nước ở gần” để thôn tính lục quốc, thống nhất thiên hạ. Thiên hạ là tất cả đất đai dưới bầu trời. Bây giờ đối với Cộng Sản Trung Quốc, thiên hạ là cả thế giới.

Ông Tập Cận Bình áp dụng kế của Phạm Thư: Giao hảo với các nước ở xa – Mỹ, Châu Âu, cho đến Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi; trong khi xâm lấn các nước Đông Nam Á.

Ngày nay, hoàng đế Trung Hoa có thể tấn công mà không cần dùng quân lính. Họ chỉ dùng tiền cũng đủ rồi, coi hiền lành lại đỡ tốn kém! Chỉ có ông Mahathir đã nói thẳng: Một hình thức chiếm thuộc địa kiểu mới.

Lê Hữu: Từ “Hội thảo đàn tranh” đến “Việt Nam sắc hương xưa” Xuân Ca, hòa tấu nhạc cụ dân tộc (Tòa Bạch Ốc, Tết Mậu Tuất), Đoàn văn nghệ dân tộc Hướng Việt

Xuân Ca, hòa tấu nhạc cụ dân tộc (Tòa Bạch Ốc, Tết Mậu Tuất), Đoàn văn nghệ dân tộc Hướng Việt
Khán giả như vẫn muốn ngồi nán lại sau khi màn hòa tấu các nhạc cụ dân tộc cổ truyền, America The Beautifulvà Trống Cơm,vừa kết thúc và cũng kết thúc đêm nhạc hội “Việt Nam Sắc Hương Xưa 10”. Một bữa tiệc âm nhạc gồm toàn những món ăn Việt thuần túy, đậm đà hương vị, hương sắc ba miền. Thực khách vẫn còn nhiều lưu luyến, chưa muốn rời bàn tiệc. 

Hội Thảo Đàn Tranh, những hoài bão thiết tha

“Việt Nam Sắc Hương Xưa 10”, nhạc hội đàn tranh và các nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam được tổ chức vào tối thứ Bảy 4/8/2018 tại hý viện Shorecrest Performing Arts Center, thành phố Shoreline, tiểu bang Washington. Khởi đi từ “Việt Nam Sắc Hương Xưa 1”, các nhạc hội tiếp nối được đánh dấu bằng những con số thứ tự, càng về sau càng thêm khởi sắc. 

“Việt Nam Sắc Hương Xưa vừa tròn con số 10 hẳn có gì đặc biệt so với những năm trước?” Câu hỏi này được bác sĩ Việt Hải, Trưởng Ban Tổ Chức, cũng là Trưởng Đoàn văn nghệ dân tộc Hướng Việt (Seattle, Washington) cho biết:

“Có hai điểm đặc biệt: thứ nhất, chương trình nhạc hội này mang nhiều sắc thái nhờ được sự góp mặt của các đoàn văn nghệ dân tộc khác, như Tre Việt đến từ Toronto, Canada, Tiếng Hoài Hương đến từ Portland, Oregon và Lạc Hồng đến từ Orange County, California. Thứ hai, Đoàn Hướng Việt thật vui mừng được đón tiếp các giáo sư, nhạc sĩ, nghệ sĩ từ phương xa đến tham dự cuộc hội thảo quy mô về đàn tranh lần đầu tiên được tổ chức trong ba ngày 3, 4 và 5/8/2018, một sự kiện đặc biệt mà Hướng Việt từng ấp ủ từ bao năm qua, mãi đến nay mới thực hiện được.” 

Huỳnh Hữu Ủy: Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX: Nguyễn Gia Trí

Tác phẩm sơn mài Vườn Xuân Trung Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm, đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu Trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại, và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp, lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5, nhưng bỏ học lở dở, sau đó dường như theo lời khuyến khích của họa sĩ Victor Tardieu, ông trở lại Trường, theo học khóa 7 cùng với các bạn đồng môn Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tại, Vũ Đức Nhuận... vào năm 1931. Chỉ vài năm sau đó, ông đã là một khuôn mặt nổi bật, đến độ trên đất Hà thành văn vật thời thập niên 40-50, đã có lời truyền tụng về tứ tượng trong nghề hội họa: nhất Trí, nhì Lâm, tam Vân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, và Trần Văn Cẩn.) (1)

Nguyễn Gia Trí với những phát hiện hoàn toàn mới mẻ về kỹ thuật sơn mài từ những năm đầu thập niên 30, lúc còn là sinh viên Trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, vẫn tiếp tục những tìm kiếm và hoàn thiện thứ nghệ thuật đặc sắc này, đã tạo nên một tiếng nói có trọng lượng trong sinh hoạt nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại.

Nguyễn Tường Thiết: Người học trò của hoạ sĩ


Đám cưới tổ chức trong căn phòng rộng trên lầu cao chót của nhà hàng Majestic. Giữa phòng mấy chục chiếc bàn phủ khăn vải trắng tinh. Trên bàn những đóa hồng đỏ thắm cắm trong những lọ thủy tinh cổ cao. Cạnh mỗi bình hoa là một liễn pha lê đựng rượu sanglia màu đỏ bordeaux có lẫn những lát cam, táo, nho màu vàng, xanh. Một người đàn ông hầu bàn mặc đồng phục thắt nơ đen bê chiếc bình giỏ mây lớn đựng rượu chát rót thêm rượu vào liễn. Trừ những người già ngồi ghế cùng với đám phụ nữ đa số những người đàn ông đứng tụm lại nói chuyện, trên tay mỗi người một cốc rượu vang. Lúc đó thực khách đã đến đông đủ và bữa tiệc cưới sắp bắt đầu. Ánh đèn lộng lẫy từ những chùm đèn pha lê ở trên trần cao toả xuống căn phòng của nhà hàng màu đỏ rực rỡ của tấm thảm sàn và của các bức màn nhung ở chung quanh. 

Có tiếng gõ gõ vào micro tiếng testing một, hai, ba rồi tiếng giới thiệu cô dâu chú rể và song thân. Bốn người bước lên bục. Ngoài cô dâu chú rể hai người đàn bà được giới thiệu là những người mẹ của dâu rể. Người ta có thể thấy ngay được sự chênh lệch về tuổi tác hai bên nhà gái và nhà trai. Cô vợ nom trẻ măng so với người chồng mà bà mẹ của cô lại càng trẻ hơn so với bà mẹ chàng rể. Ở một bàn ăn gồm những thực khách đứng tuổi, hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí vẫy người anh của chú rể lại gần. Người ấy cúi xuống. Ông Trí hỏi nhỏ vào tai: “Ông Nguyễn Xuân Thực đâu không thấy ở đây?” Hỏi xong họa sĩ giơ tấm thiệp cưới có ghi bà quả phụ Nguyễn Tường Tam ở một bên và bên kia là ông bà Nguyễn Xuân Thực. Người anh của chú rể trả lời: “Ông Thực còn ở ngoài Bắc. Năm năm tư ông chọn ở lại Hà Nội. Bà Thực một mình dẫn theo bốn đứa con nhỏ đi Hải Phòng theo đoàn người di cư lên tàu vào Nam.”

Thực khách ở những bàn tiệc phía cuối phòng có thể nhìn thấy màn đêm đen của thành phố Sài Gòn qua một tấm cửa kính thật lớn. Cuối bữa ăn một vài người đàn ông tay cầm cốc rượu rời bàn đứng sát cửa sổ nhìn ra phía ngoài. Từ trên từng cao của nhà hàng khách sạn dưới đường Bạch Đằng những chiếc taxi nhỏ như món đồ chơi êm êm chạy trên mặt nhựa. Trên sông Sài Gòn dăm ba nhà hàng nổi tỏa rực ánh đèn. Giữa dòng hai chiếc chiến hạm nằm im lìm đậu. Bên kia sông bóng tối mênh mang của vùng trời Thủ Thiêm. Nơi đó ở chân trời lâu lâu lóe sáng một trái hỏa châu vàng rực. Ánh vàng nở ra rồi lụi vào bóng đêm. Đêm đó mồng 7 tháng giêng năm 1973.

Phạm Xuân Đài: Người Việt Nam tự nhìn lại mình*


Cách đây mấy năm, khi cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí của Bá Dương được Nguyễn Hồi Thủ dịch sang tiếng Việt và xuất bản thì một số người Việt Nam tự hỏi với nhau rằng: Những dân tộc lớn như Mỹ, Pháp, Trung Hoa đều có người viết sách tự nhìn lại những khuyết điểm của dân tộc họ; dân Việt Nam chắc cũng giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, có điểm hay và cũng lắm điểm dở, vậy mà chờ mãi chẳng thấy tác giả nào viết về các yếu kém của dân tộc mình. Người Việt tự bằng lòng mình đến thế ư?

Nhưng “có mong có gặp,” khoảng ba năm sau thôi, chúng ta có hai tác phẩm ra đời hầu như cùng một thời gian, làm công việc mà nhiều người chờ đợi là phê phán chính dân tộc mình, mà làm một cách tận tụy, hết mình, đến độ so với tác phẩm của Bá Dương thì người Trung Quốc cũng chưa đến nỗi xấu xí cho lắm. Đó là cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng (tác giả xuất bản, tại Pháp) và Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 của Lê Thị Huệ (Văn Mới xuất bản, tại Hoa Kỳ), cả hai đều được xuất bản vào đầu năm 2001.

Đây có thể nói là lần đầu tiên chúng ta có những người cầm bút chịu khó nhìn lại con người và đất nước Việt Nam một cách khá toàn diện và cũng khá khắt khe, để vạch ra cho mọi người thấy những “khuyết điểm Việt Nam” là như thế nào. Trước đây lác đác cũng đã có một số người viết về một vài thói hư tật xấu của người mình. Như Nguyễn Văn Vĩnh từ thập niên 10 của thế kỷ 20 đã nói rằng người mình thì “gì cũng cười,”

“xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cách láo xược khinh người; có câu chưởi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà đã gièm trước ý tưởng người ta, không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.”
(Xét tật mình - Đông Dương tạp chí)

Hoặc như Trần Trọng Kim thì cho người mình

“có tính tinh vặt, có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ... Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàn bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng sự lễ bái... Kiêu ngạo và hay nói khoác...”
(Việt Nam Sử Lược)

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

TS Phạm Đỗ Chí & ThS Phan T. Thanh Hà: Lựa chọn chính sách phát triển : Vực dậy kinh tế tư nhân, thay vì ba đặc khu hành chính kinh tế

Hình minh họa, Getty Images
Chính sách tái cơ cấu kinh tế với tính cách "kiến tạo" được bàn thảo từ hơn 2 năm nay ở Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt nhiều kết quả cụ thể vì vẫn thiếu quyết tâm chủ trương và thực hiện chính sách cốt lõi là vực dậy và phát triển một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Hai thập niên đầu của Đổi Mới I (1986-2006) đã đạt nhiều kết quả tốt đáng kể nhưng trong thập niên 2007-2016 cải cách kinh tế đã bị tương đối ngưng trệ, thậm chí trong một số lĩnh vực còn đi ngược lại đổi mới với sự phát sinh của các “nhóm lợi ích”. Chính sách cải cách thể chế hay Đổi Mới II không nhằm điều khiển hay tạo dựng tất cả thay đổi về chính sách và điều kiện thực hiện, mà chỉ đóng vai trò “kiến tạo”--dùng chữ thời thượng, nhằm vai trò xúc tác, kích thích các sáng tạo từ thị trường, nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân, để phát triển kinh tế. 

Để đạt được điều đó, cần có một chương trình cải cách thể chế kinh tế một cách toàn diện, nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp tư nhân, tạo cú hích để tăng tốc phát triển nền kinh tế. Chương trình đó có thể bắt đầu với TP HCM như là thí điểm một đặc khu, sau đó có thể lan rộng ra các thành phố lớn như Hà nội, Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ,...Ý nghĩ này được hai người viết đề xuất trong Hội nghị Phát triển T/P Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể vào tháng 11/ 2016, mời trên 500 người Việt từ nước ngoài về tham dự. 

Đến nay sáng kiến thiết lập “đặc khu” là “một kỷ niệm buồn” cho hai tác giả vì đã đi xa hơn nhiều và lại đang được xem xét áp dụng cho 3 địa phương khác nhỏ hơn (cấp huyện), thiếu cơ sở hạ tầng phát triển hay hành chính đáng kể, với các qui chế mới hoàn toàn khác lạ như miễn thị thực nhập cảnh dù có vị trí địa lý nhạy cảm, cho thuê đất 99 năm, miễn giảm nhiều sắc thuế thành quá lợi cho đầu tư nước ngoài,v.v… 

Bài viết này đặt lại vấn đề “đặc khu”: để tạo mũi nhọn đột phá phát triển kinh tế, thay vì hỗ trợ phát triển 3 đặc khu trong “Dự Luật Đặc khu Hành chính Kinh tế”, nên trở lại với ý kiến khởi xướng là chọn một số địa phương làm thí điểm như tại 5 thành phố lớn nêu trên. TP HCM là nơi thích hợp nhất để thực hiện thí điểm các đề xuất chính sách để khắc phục những bất cập đang “trói buộc” sự phát triển của doanh nghiệp, những rào cản phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, mà không đòi hỏi đầu tư ngân sách khổng lồ, và nhất là không gây ra những hậu quả an ninh và chính trị. 

Tuấn Khanh: Điều không thể bị tước đoạt

HÌnh: Blogs Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Minds)
Nhà văn Anh gốc Pakistan Babar Ahmad từng viết rằng “Ngục tù cho biết rằng, có những thứ mà người ta không thể tước đoạt được từ bạn, đó là trái tim của bạn”. Ông ghi lại suy nghĩ này sau khi được trả tự do, với 8 năm bị cầm tù tại Anh do bị nghi ngờ là tiếp ý tưởng cho khủng bố khi viết những câu chuyện về cuộc xung đột sắc tộc ở Bosnia và Chechnya, rồi một trang web có khuynh hướng ủng hộ Taliban đăng lại. 

Suốt trong thời gian đó, thư từ của của Babar Ahmad gửi ra ngoài, đều bị mật vụ Anh soi chiếu cẩn mật, vì lo ngại rằng các ngôn từ ẩn dụ của ông có thể là thông điệp cho ai đó. 

Nhưng xét cho cùng, cuộc đời của Babar Ahmad không ngặt nghèo như Trần Huỳnh Duy Thức, vì tất cả những lá thư mà người ta gửi cho ông, cũng như ông gửi đi đều đến đúng địa chỉ mà không bị cắt gọt gì. Với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, từ tháng 6/2018, khi có những đòi hỏi từ phía trại giam về việc ông Thức phải làm đơn nhận tội và xin khoan hồng để được đặc xá, ông đã bị hành hạ bằng nhiều cách vì quyết liệt từ chối việc đổi chác đó. 

Lâu nay, khi viết thư về gia đình, ông Thức vẫn viết một mạch thăm hỏi ba mẹ, anh em, vợ con. Nhưng giờ, theo “quy định mới”, ông Thức mỗi lần viết thư về thăm nhà, chỉ được viết cho một người. Nếu là cho ba thì không được cho mẹ, đã viết cho vợ thì không được cho con. Cán bộ mới nhậm chức là Trần Duy Phong xuất hiện ở trại giam số 6 Nghệ An đã quyết định như vậy, nhưng không giải thích là vì sao. 

Trân Văn: Con người, con vật và chính sách, thực thi

Một cảnh lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Người sử dụng mạng xã hội tiếp tục chia sẻ với nhau những hình ảnh, video clip ghi nhận cảnh dân chúng một số vùng ở Việt Nam đi lại bằng những cách, theo những kiểu khác rất xa với phần còn lại của nhân loại văn minh. Chẳng hạn qua video clip mà Lương Vy đưa lên mạng xã hội hồi cuối tuần trước, người ta có dịp mục kích tài xế một chiếc cẩu chuyên dụng lái nó ra giữa dòng suối mà nước đang chảy cuồn cuộn, dừng tại đó rồi quay cẩu vào bờ bên này cho thiên hạ máng xe hai bánh gắn máy vào và xoay cẩu nửa vòng để đưa chiếc xe hai bánh gắn máy ấy sang bờ bên kia. Chẳng riêng xe hai bánh gắn máy, dân chúng Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La cũng được hỗ trợ vượt suối trên chiếc cẩu di chuyển bằng xích như xe tăng, đầu có gắn gàu múc, y hệt như vậy (1)… 

Ai cũng biết hạ tầng giao thông ở Sơn La nói riêng và khu vực rừng núi phía Bắc Việt Nam vừa bị thiệt hại nặng nề do bão, lũ, thế nhưng không có mưa to, lụt nặng, sạt lở thì dân chúng nhiều nơi ở Việt Nam vẫn đu dây qua sông suối, hoặc vượt sông, suối mà giống như liều mạng trên những cây… “cầu” treo bằng dây thép theo kiểu thủ công, mặt “cầu” lát bằng những mảnh gỗ tạp, mỗi khi có người qua lại thì “cầu” rung, lắc như đưa võng và khách bộ hành chỉ có thể bảo rằng họ an toàn khi đã qua đến đầu “cầu phía bên kia (2). 

Không phải tự nhiên mà nhiều người Việt thường buột miệng than: Tính mạng người Việt rẻ! Dấu hiệu tính mạng người Việt rẻ thể hiện ở rất nhiều khía cạnh chứ không chỉ trong chuyện đi lại. 

Vũ Thư Hiên: Trần Độ – Người của sự thật

Hình: Dân Làm Báo
Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm sống, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh…, tôi không có ý tìm anh. 

Nhưng rồi anh tìm tôi. Trong bữa rượu hàn huyên đạm bạc chỉ có ba người, ngoài hai chúng tôi còn có một chị cán bộ trẻ, phụ tá của anh. 

Trần Độ có biết tôi vừa ở tù ra. Anh nhìn tôi thương hại: 

– Chắc chú có làm gì sai thì Đảng mới bắt chú chứ. 

Tôi sững người. Vậy ra anh chẳng biết gì về cái gọi là vụ án “nhóm xét lại chống đảng” mà tôi bị đính vào. Tôi dùng chữ “dính vào” như cách người ta nói về một cái khuy áo, một vật chẳng mấy quan trọng cho cái áo, nhất là nó lại là cái khuy cuối cùng. Cái gọi là nhóm này không phải một đảng, , chẳng phải một tổ chức, thậm chí một nhóm thôi cũng chẳng phải nốt. Nhà cầm quyền bịa ra nó, cho một toan tính nào đấy, đặt cho nó cái tên chính thức rất kêu là “Nhóm tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. 

Kỳ thật, một vụ án ầm ĩ như thế, nhiều cán bộ cao cấp bị khai trừ, bị bắt, bị bỏ tù, trong Đảng có báo cáo, rất nhiều người biết, mà Trần Độ lại không biết. Mà không phải mình anh không biết. Hơn chục năm sau (1988), khi tờ “Truyền thống Kháng chiến” của “Câu lạc bộ Những Người Kháng Chiến Cũ” ra đời ở Sài Gòn, tướng Trần Văn Trà kêu tôi tới nhà anh ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (tên mới của đường Pasteur) để bàn chuyện tờ báo muốn tôi tham gia, tôi mới hiểu là cả tướng Trà cũng chẳng biết gì về vụ này. “Hồi đó tôi đang lo đường vận chuyển vũ khí trên biển – Trần Văn Trà nói – Có, tôi có nhận được một thông tin từ Ban tổ chức Trung ương. Thông tin sơ sài, thậm chí tôi không đọc kỹ. Chúng tôi đang bận tối tăm mặt mũi với đủ mọi khó khăn, chẳng ai để ý”. 

Cổ-Lũy từ Nam California: "Ngày Tệ Hại Nhất" cho Bạch Ốc

Tòa Bạch Ốc. Hình: Getty Images
Khoảng 70 ngày nữa là “Mid-term elections/Bầu cử giữa nhiệm kỳ” đầu của Tổng Thống Donald Trump. “Mid-terms” cũng là dịp “trưng cầu dân ý/referendum” về tổng thống sau hai năm tại chức. Ông Trump biết đa số người đi bầu không ưa ông, và sợ đầu Tháng Mười Một họ sẽ “đuổi” bớt dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội mà ông hiện nắm trong tay. Việc này mang hệ quả vô cùng nghiêm trọng, vì sau “Mid-terms” nếu phe Dân Chủ lấy lại đa số Hạ Viện, chắc chắn họ sẽ bắt đầu thủ tục “bãi nhiệm/impeachment” tổng thống. 

Ngày 8 Tháng Tám, truyền hình trong nước đi theo hệ thống NBC chạy video về “tiệc họp kín gây quỹ” của Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Devin Nunez. Dân Biểu Cộng Hòa Nunez nói với khách dự tiệc : “Nếu ông Sessions không nắm lại quyền [điều khiển điều tra về ông Trump và Nga] và ông Mueller buộc tội được Tổng Thống Trump, chúng ta là những người độc nhất có thể cứu tổng thống.” Ông Nunez từng bị mất hết tư cách và mất chức tạm vì, thay vì độc lập với tổng thống lại làm “điếu đóm” quá nhiều, như rạng sáng đi Uber lén vào Bạch Ốc báo cáo tin mật mình có nhờ chức vụ. Ông xin tiền để dân biểu Cộng Hòa có thể giữ đa số Hạ Viện. Tổng Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đã theo luật tự đặt mình khỏi chuyện dính dáng tới Nga, vì bị lột mặt nói dối về đi đêm với Nga nhiều lần. Hai nhân vật khả kính này là những người ủng hộ ứng viên Trump từ đầu. 

BBC Tiếng Việt: HRW: Việt Nam ‘leo thang bạo lực với giới hoạt động’

Bản quyền hình ảnh: HRW
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án chính quyền Hà Nội ‘hành hung tàn ác’ giới hoạt động - những người được coi là ‘không chốn dung thân’ ở Việt Nam. 

“Điều đáng lo ngại là những cuộc tấn công bà Phạm Đoan Trang cùng cộng sự của bà cho thấy sự leo thang về mức độ bạo lực của giới chức và những kẻ côn đồ được họ thuê mướn”. 

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HWR) nói với BBC như thế hôm 23/8. 

“Dựa trên mức độ nghiêm trọng của các vụ đánh đập, rõ ràng rằng những kẻ tấn công bà Trang có ý định khiến bà bị thương và tàn tật suốt đời. Điều này chỉ ra rằng chính quyền đang gia tăng sự trừng phạt bằng bạo hành thể chất trong khi tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến,” ông Phil Robertson nhận định. 

Trước đó một ngày, thông cáo báo chí của HWR phổ biến hôm 22/8, trích lời ông Phil Robertson phát biểu: 

“Qua việc không điều tra và truy cứu trách nhiệm những người thực hiện các hành vi côn đồ như thế, nhà cầm quyền đang phát tín hiệu rằng tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị trừng phạt”. 

“Kiểu thức hành hung tàn ác và gây sốc nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền, blogger và nghệ sĩ đang nhanh chóng biến thành một thông lệ mới ở Việt Nam”.