Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Trần Ngọc Vân: Thư cuối cho Liêm



Theo ý muốn các cháu, tôi viết mấy dòng này như một lời cuối cho anh.

Liêm ơi,

Vân biết, đã mang thân phận con người không ai thoát khỏi vòng sinh tử. Trưa nay, tôi nắm bàn tay mềm, ấm và ngó sâu vào khuôn mặt hao gầy của anh. Tôi gọi tên anh. Chờ đợi mt điều gì đó.

Một ánh mắt. Một giọng nói. Một nét cười rộng mở, quen thuộc. Một cái xiết tay đáp trả thật chặt như trong bệnh viện Hoag trước khi anh về nhà cách đây my hôm. Nhưng tôi thất vọng! Anh vẫn bằn bặt. Lồng ngực lép nhấp nhô thoi thóp. Không cần nghe phán quyết cuối cùng của các chuyên gia bệnh lý, tôi đau xót nghĩ thầm: quĩ thời gian tại thế của bạn tôi đã hầu cạn!


Với tâm trạng bất an, đêm nay, gục đầu trên bàn máy tôi viết nhũng lời cuối này cho anh.

Đám bạn bè vài ba chục đứa, có anh có tôi từ quê hương “đồng chua nước mặn” Thái Bình/Bùi Chu/Nam Định lên Hà Nội, xuống Hải Phòng xuôi Nam năm 54. Sau 75, kẻ sớm người muộn trôi giạt ra hải ngoại. Trời thương, đa s luôn có nhau. Ngó lại, bn đứa mình: anh, tôi, Đinh Đăng Kỳ, Nguyễn Phi Hùng, hai người em con dì của tôi, hiện cũng đang sinh sống tại Cali có lẽ là my đứa quen biết nhau sớm nhất. Chúng ta gặp nhau ở trường Monguillo thị xã Thái Bình dưới sự dìu giắt của thày Nguyn Năng Vinh, bố Hùng và là chú dượng tôi, thày Uyển, thày Nguyễn Công Hoan *  từ nhng năm đầu thập niên 40, tiền bán thế kỷ trước. Bấm đốt tay, thoắt chốc đã trên dưới 76 năm.

Trong ký ức mỏi mòn, tôi như còn thấy hin hiện trước mắt hình ảnh một chú bé, ngơ ngác bước vào sân trường rợp bóng những tàn phượng vĩ. Anh ni bật giữa đám đông học sinh hôm ấy. Khi tt cả trang phục quần soọc, áo trng cộc tay thì một mình anh mang quần trắng áo dài đen. Anh xuất hiện vi đôi chân mày rậm, cặp mắt nhìn thng, trong veo. Đám đông thày trò lạ lm nhìn anh. Anh thản nhiên.

Nơi con người anh toát ra một vẻ gì đó thật hồn nhiên, tinh sạch. Và tôi quí mến anh từ đó. Bản thân cũng không hiểu vì sao.

Sau những năm trung học, mỗi đứa đi theo một hướng. Dõi bước chân anh tôi vẫn thấy vẻ hồn nhiên, tinh sạch ấy luôn bám sát đời anh. Cặp mắt trẻ thơ. Nét cười rộng mở. Anh nghĩ gì, nói gì hay làm gì đều hết mình. Khi phát ngôn anh lên tiếng bằng miệng và bằng cả hai tay. Trong 21 năm ở miền Nam, ngay từ những năm cuối trường Luật anh tự nguyện như mũi tên lao vào mọi sinh hoạt xã hội, tôn giáo. Anh thường xuyên có mặt trong những bui hội thảo của t chức Pax Romana, quen gọi là Hội Trí Thức Công Giáo ở Sài Gòn thuở ấy. Một thời anh là chuyên viên Quc Hội. Một thời anh lăn xả vào không khí sôi động của Chương Trình Phát Triển Đời Mới với khát vọng đội đá vá trời. Không phải cho bản thân, phe nhóm. Đích nhắm của anh thật cao cả. Đó là cho đám đông bà con lao động đang phải ngoi ngóp sng trong những khu nhà chuột ngay gia lòng thủ đô Sài Gòn.

Ri biến c 30 tháng tư ập xuống. Khi mọi người hi hả bỏ đi. Anh chọn ở lại.

Chiu 21-4, từ tòa soạn nhật báo Sóng Thần sau khi kín đáo nói lời giã biệt Uyên Thao, tôi ghé văn phòng LS Trần Văn Tuyên, nơi anh làm việc. Chúng mình nhìn nhau giây lâu. Có quá nhiều điu đ chia sẻ với bạn. Cuối cùng, hiu rõ tâm tính anh, tôi tự chế, chỉ nói vắn tắt đôi lời từ biệt nhạt nhẽo đầu môi. Nắm chặt tay tin tôi ra cửa, nét mặt anh vn thản nhiên với nụ cười rộng mở.

“Nguyn Đức Tuyên cũng vừa cho moi hay, mai vợ chồng toi và 6 đứa nhỏ sẽ lên đường. Thôi chúc cậu và gia đình đi bằng an. Khi tôi bắt tay anh ln nữa, vn với giọng hồn nhiên trẻ thơ, anh nói tiếp.
“Còn moi, moi chọn ở lại đế trả nợ máu cho-không ai khác- mà chính thân nhân, bà con moi.”

Tôi làm một cử chỉ từ biệt anh. Trên đường về tôi tự hỏi, liệu anh có ngây thơ và quá tự tin không?

Dù sao, tôi rt hiu bạn tôi. Anh luôn tin người như tin chính mình. Tôi tôn trọng anh. Nhưng tôi biết chắc mai đây anh sẽ còn gặp không ít phiền luỵ vì cá tính đặc thù của riêng anh, không phải chỉ với người xa lạ mà cả những thân nhân, bạn bè anh.

Tôi viết những dòng này cho anh và về anh vào lúc quĩ thời gian tại thế của anh đã hu cạn.

Nguyện xin Thiên Chúa của anh và cũng là của tôi, quan phòng, gìn giữ anh theo chương trình của Ngài. Chuyện về anh chưa hết. Tôi hứa sẽ k tiếp khi thời gian và điều kiện cho phép.

Tạm biệt anh.

Một đêm canh thức với anh (Đêm 07 rạng 08-6-2018)

* Thày Nguyễn Công Hoan, nhà văn, tác giả Một Tấm Lòng, Bước Đường Cùng. Ông có chân trong một đảng chính trị chống thực dân Pháp. Một bui sáng, toàn trường náo động, chứng kiến cảnh mật thám Pháp ập vào lớp bắt thày đưa lên xe bít bùng. Trường Monguillo vắng thày từ đây.