Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình tỉnh mộng
Hôm Thứ Năm, 28 Tháng Sáu, Tổng Thống Donald Trump tới khai trương một cơ xưởng của công ty Foxconn tại Wisconsin, khen ngợi công ty này mang công việc làm tới cho người lao động ở Mỹ. Foxconn sẽ đầu tư $10 tỷ vào nhà máy này.
Foxconn cũng là một trong những công ty Đài Loan đã mở màn quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc trước đây 30 năm, khi mở một nhà máy ở Thẩm Quyến (Shenzhen), tỉnh Quảng Đông. Từ đó, các công ty Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn bắt đầu đem công việc lắp ráp máy móc sang làm ở nước Tàu, vì lương công nhân rẻ mạt so với xứ họ.
Nguyễn Phúc: Một Tiếng Nói Và Vài Giọng Nói
Lời Tòa Soạn DĐTK.- Chương trình tiếng Việt của đài BBC bắt đầu phát thanh từ Luân Đôn nước
Anh từ đầu năm 1952, và từ đó đã trở thành thân thuộc với thính giả Việt Nam suốt
nhiều thập niên.
Trong năm 2018 này hai trong
số những người đầu tiên làm việc trong ban Việt ngữ BBC là Xuân Kỳ và Trần Minh
đã qua đời tại nước Anh. Mời quý độc giả theo dõi bài sau đây của tác giả Nguyễn
Phúc, viết về hai người bạn vừa ra đi và những kỷ niệm trong thời gian ông làm
việc tại đài phát thanh nổi tiếng này. - DĐTK
(để
tưởng niệm hai anh Xuân Kỳ
và Trần Minh, vừa qua đời tại Anh quốc)
"Đây là đài BBC Luân Đôn. Kính chào quí vị thính giả..."
Câu nói này đã được
loan đi lần đầu tiên vào lúc 11g30 (19g30
giờ Sài Gòn) ngày 06
tháng 01 năm 1952. Người
đọc câu nói ấy là anh Xuân Kỳ và người ngồi đối diện anh Xuân Kỳ cũng
trong buổi phát thanh đầu tiên ấy là anh Hữu
Đại, trên bàn là một cái micro có ghi ba chữ BBC (xin xem hình).
Ngồi, từ
trái : Hữu Đại, Xuân Kỳ. Đứng : Trần Minh
Từ ngày tạm cho là lịch sử ấy, tiếng nói của Anh
quốc hướng về Việt Nam tức là chương trình Việt Ngữ của đài BBC, đã trở thành một món ăn thường nhật không thể thiếu đối với
những ai - tôi muốn nói người Việt cả dân sự lẫn quân nhân mọi cấp - hằng quan tâm đến tình hình chính trị và quân
sự ở Việt Nam, Cam-Pu-Chia và Lào trước tháng 4 năm 1975.
Phương Nghi: MỘT NGƯỜI CÓ TÊN LÀ THUỶ hay CÂU CHUYỆN PHÍA SAU CHÙA TỪ VÂN
Câu chuyện phía sau chùa Từ Vân là một
câu chuyện lạ lùng nhiều bí ẩn kéo dài một thời gian mà tôi không tìm được lời
giải thích. Đêm qua tôi
tình cờ đọc được một bài báo trên mạng (không hiểu cơ duyên nào đưa đẩy tôi tới
bài báo ấy) thì những uẩn khúc ngày đó mới được hé lộ từ từ. Thú thật tôi vừa đọc vừa run bắn cả người,
run y như cái hồi tôi cúi nhìn xuống cái lu nước phía sau chùa vậy... Cái lu ấy
- tạm gọi là lu - thật sự là cái thùng nhựa cao, to chùa mua về để chứa nước
thay vì lu đất như
loại thường dùng ở quê nhà. Cái lu có màu nâu đỏ như đất sét mà nước
thì sóng sánh như sắp trào ra ngoài, gợn thành từng vòng, từng vòng... Chao ôi,
tôi có thể nào quên được đâu... Mà, trời ơi, xin lỗi bà con, tôi vội vã quá mất
rồi, chưa chi đã đâm sầm vô chuyện lu nọ lu kia mà chưa ai biết tôi là ai, đến
chùa Từ Vân để làm gì, can dự thế nào đến những sự việc xảy ra ở đó...
Dạ, tên tôi là Ánh, một phụ nữ bình thường,
vô danh, chìm lỉm như hằng hà sa số những phụ nữ khác trên thế gian này. Phải nói là tính tình tôi rất khép kín.
Tôi sợ đám đông, sợ bàn tiệc, sợ những không gian ồn ào huyên náo bởi nó làm
cho tôi ngộp thở và tức ngực. Tôi hay tìm tới những nơi xa xôi, vắng vẻ, ít tiếng
động, càng ẩn khuất chừng nào càng tốt chừng đó. Bởi cái tính tình như vậy mà tôi tìm đến
chùa Từ Vân. Tôi xin vào làm công quả cho chùa, mỗi thứ năm hàng tuần. Có hai người cũng đến làm công quả như
tôi. Một bác đứng tuổi là bà Mười, một chị còn trẻ là cô Hoa. Lát nữa tôi sẽ
nói thêm về hai người này.
Ngự Thuyết: Oregon (Phần 1)
Gởi NTH, LVT
Lại có dịp thăm Oregon. Đúng ra, thăm Portland, thủ phủ của Oregon và
một số vùng phụ cận. Hay đúng hơn nữa, có hai người bạn ở đó, Nguyễn
Trung Hối và Lưu Văn Thăng, thì hãy thăm người trước, rồi thăm chốn cũ sau. Oregon! Oregon! Nước Mỹ mênh mông. Trở
lại một tiểu bang rất xa nơi mình sinh sống, mà mình đã từng đến,
cũng thấy dậy lên trong lòng ít nhiều nôn nao, háo hức. Như sắp gặp
lại người bạn thuở thiếu thời. Như sắp được nghe lại tiếng rao “Phở,
Phở” trong đêm khuya.
Thế là đã gần 20 năm mới trở lại nơi này. Oregon có già đi hay
không hay là vẫn thế, khó biết quá, nhưng hai người bạn của tôi, cũng
như tôi, đã “sa sút” nhiều lắm. Nguyễn Trung Hối từng chủ trương Tập
San Chủ Đề trước 1975 tại Sài Gòn, qua Mỹ tỵ nạn vẫn nỗ lực cho
tái tục Chủ Đề được trên mười mấy số, nay đã tỏ ra mệt mỏi, không
còn muốn theo đuổi giấc mơ vá trời, lấp biển bằng văn chương, chữ
nghĩa. Lưu Văn Thăng, tốt nghiệp trường đào tạo Sỹ Quan Không Quân tại Salon,
Pháp, chàng thanh niên hào hoa ấy hẳn đã từng “tung cánh” bay đến
nhiều chân trời xa lạ, nay bằng lòng làm một ông già cùng vợ ngày
qua tháng lại chăm sóc khu vườn nhà xanh mướt trồng nhiều loại hoa
quả của quê xưa. Các thứ rau xanh, bầu, bí, mồng tơi, nhiếp cá, húng
quế, húng lủi, ớt ... Tôi hỏi đùa, Tươi tốt như thế kia chắc bán
được giá lắm đó. Trả lời, Sức mấy, cho mà người ta còn bắt phải mang
đến tận nhà.
Vũ Viết Tuân: Khoảng trống lịch sử
Sáng nay, khi
bài viết này lên trang, hàng trăm nghìn thí sinh chuẩn bị bước vào bài thi Khoa
học Xã hội của kỳ thi THPT quốc gia.
Sau bài thi
ngắn năm mươi phút và bốn mươi câu hỏi trắc nghiệm, phần lớn họ, nếu không chọn
ngành khoa học xã hội ở đại học, sẽ tạm dừng “mối duyên” với lịch sử trong nhiều
năm về sau này.
Khi hàng trăm
nghìn cái đầu trẻ chăm chú cúi xuống một bài thi lịch sử, tôi nhớ tới giáo sư
Phan Huy Lê, người rời cõi tạm ngày 23/6. Đại thụ của nền sử học
ra đi, để lại cho cuộc đời một câu hỏi: bao giờ những khoảng trống lịch sử được
lấp đầy?
Trong bốn
mươi câu trắc nghiệm lịch sử sáng nay, sẽ còn thiếu rất nhiều sự kiện và sự thật
lịch sử quan trọng của Việt Nam, mà ngành giáo dục vẫn còn chưa thống nhất được
với ngành lịch sử, với những nhà nghiên cứu trăn trở như Phan Huy Lê, rằng
chúng có nên được đưa vào và sẽ được đưa vào sách giáo khoa như thế nào.
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
Phạm Chí Dũng: Vương Đình Huệ đi Mỹ tiền trạm cho ai?
Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ (bìa phải)
chứng kiến thỏa thuân Bamboo Airways mua 20 máy may Boeing
của Mỹ hôm 25/6/2018 tại Washington. Photo VietnamNews
chứng kiến thỏa thuân Bamboo Airways mua 20 máy may Boeing
của Mỹ hôm 25/6/2018 tại Washington. Photo VietnamNews
Tròn một quý sau chuyến công du chẳng ra kết quả gì ở Pháp của Tổng bí thư Trọng, ‘người học trò nghèo hiếu học’ của ông Trọng - Phó Thủ tướng và cũng là nhân vật được bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 12 sau khi đã thất bại trong ý đồ trở thành ủy viên bộ chính trị vào năm 2013 - Vương Đình Huệ - đã chợt có một chuyến đi đến Hoa Kỳ từ ngày 25-27/6/2018, nhưng không được thông báo trước trên các phương tiện thông tin đại chúng - một chuyến đi mà nhiều khả năng không chỉ liên quan đến chức trách của ông Huệ mà còn có thể mang nhiều hàm ý và ẩn ý về ‘không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế’, tiền trạm cho một ‘đoàn cấp cao’ và cả… xin viện trợ.
VOA Tiếng Việt: Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng
Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật an ninh mạng - Photo Cyber.co
Các nhà tranh đấu khởi xướng phong trào bất tuân Luật an ninh mạng, một bộ luật gây tranh cãi trong và ngoài nước, vừa được Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành hôm 28/6.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Lê Công Định cho VOA cho biết từ việc người dân phản đối Luật an ninh mạng sẽ tiến tới phong trào bất tuân luật này khi luật có hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới.
“Rõ ràng là trong bao nhiêu năm qua khi có Internet và mạng xã hội, nhất là sự phát triển của Facebook khiến cho những tiếng nói chống lại chính sách sai lầm về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng Cộng sản buộc họ phải siết chặt thông tin, họ biết kiểm soát toàn bộ việc tiếp cận thông tin của người dân. Nhà nước đã vi phạm chính bản Hiến pháp 2013.
VOA: Hội chứng 17/6: “Uất nghẹn, giận dữ, cay đắng”
Người dân biểu tình phản đối các dự luật an ninh mạng và Đặc khu kinh tế. Những người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 ở TP HCM nói họ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thể chất. (Facebook Lê Thiệu)
Ba trong số hàng trăm người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 vì bị nghi là 'tụ tập làm mất trật tự công cộng' đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo và bất nhân của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam khi đối xử với họ như “tội phạm” và “con vật”.
Gần hai tuần sau khi sự việc xảy ra, những người này nói với VOA rằng họ vẫn còn “bàng hoàng” trước những “hành xử côn đồ” và “tra tấn dã man” của công an đối với họ. Họ nói vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cũng như về thể chất.
T.K./Người Việt: Công an CSVN đẩy nhanh việc thực thi ‘Luật An Ninh Mạng’
Trung Tướng Công An Hoàng Phước Thuận,
cục trưởng Cục An Ninh Mạng,
Bộ Công An, giới thiệu về Luật An Ninh Mạng. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Luật An Ninh Mạng không hạn chế quyền tự do dân chủ. Quá trình xây dựng luật đã có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, có sự tham gia, góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước, trong đó có Facebook, Google, Apple, Amazon…”
Đó là phát ngôn của Trung Tướng Hoàng Phước Thuận, cục trưởng Cục An Ninh Mạng, Bộ Công An CSVN được báo Tuổi Trẻ dẫn lại từ cuộc họp báo hôm 28 Tháng Sáu về việc Văn Phòng Chủ Tịch Nước công bố luật này.
Theo luật pháp Việt Nam, việc Văn Phòng Chủ Tịch Nước công bố luật là một trong các bước để tiến tới việc thực thi một dự luật đã được Quốc Hội thông qua. Dù rằng thời gian qua, cộng đồng mạng và giới trí thức đã ký vào bản lên tiếng kêu gọi Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang không ký lệnh công bố Luật An Ninh Mạng.
CỔ-LŨY: TỪ NAM CALIFORNIA: NGƯỜI CHỨNG SẼ TỐ CÁO ÔNG TRUMP
Thứ Sáu tuần trước, nguyên chủ tịch Mặt Trận Tranh Cử
Trump 2016, Paul Manafort bị quan tòa
Amy Berman Jackson xử tù ngay tức khắc vì ông dùng mật mã nhờ hai đồng
nghiệp cũ khai gian về làm lóp-bi bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Việc này vi phạm tội nặng
“lung lạc nhân chứng/witness tampering” và “cản trở thi hành công
lý/obstruction of justice”—cộng với gần hai tá tội nặng từ Tháng Mười 2017 đủ
cho ông hết đời trong tù. Bà Berman Jackson giải thích: “Ông phạm tội cản trở
việc thực thi công lý… Ông phản bội tin tưởng [trước đây] của tòa” đã cho ông tại
ngoại hầu tra, với $10 triệu tiền thế chân và quản thúc tại gia.
MANAFORT: LÀM BẬY, LÀM GIẦU?
Paul Manfort là con một thị trưởng nhỏ ở tiểu bang
Connecticut; thời 1960 học tại đại học tư Georgetown danh tiếng ở Washington.
Năm 1980 Manafort cùng bạn học Roger Stone thành lập tổ hợp luật sau này chuyên
làm lóp-bi trong thời cực bảo thủ và đầy lem nhem Ronald Reagan. Năm 1985
Manafort mở đầu con đường “làm bậy ăn tiền” với “tổng thống muôn năm” Ferdinand
Marcos độc tài và tham nhũng ở Philippines. Sự nghiệp Manafort lên cao thời
1990 và sau đó với một loạt những “lãnh chúa, người hùng” tham nhũng, ác ôn vi
phạm nhân quyền vùng Phi Châu: Nigeria, Kenya, Zaire, Equatorial Guinea, Saudi
Arabia và Somalia. Năm 1992 tổ hợp lóp-bi của Manafort “được” gọi là “Lóp-Bi
Cho Các Đồ Tể” bởi Trung Tâm Công Chính.
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018
Ngô Nhân Dụng: Tại sao Sri Lanka nhường Trung Cộng 99 năm?
John Adams, người kế vị Tổng Thống George Washington, đã nói: Có hai cách để khuất phục một quốc gia, một là dùng gươm, hai là cho vay nợ. Ở Sri Lanka, Trung Cộng đã dùng nợ để chiếm lấy một hải cảng. Ông tổng thống Mỹ này không biết con cháu Tôn Tử, Khổng Minh còn nhiều cách khác, và họ vẫn còn đang đã thi thố ở Việt Nam.
Khi bênh vực dự luật Đặc Khu nhường quyền cho ngoại quốc 99 năm, một quan chức Cộng Sản nêu thí dụ chính phủ Sri Lanka cũng nhường cho Trung Cộng sử dụng hải cảng Hambantota trong 99 năm; để chứng tỏ việc đây là chuyện bình thường!
Lê Anh Hùng: Cám ơn Dự luật Đặc khu!
Biểu tình chống 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Suốt 1 tháng nay, Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) đã gây nên một cơn bão phản đối trong dân chúng, khiến người ta liên tưởng tới bầu không khí chính trị - xã hội của Việt Nam sau vụ đại thảm hoạ môi trường thế kỷ do Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016.
Chưa bao giờ một dự luật do Chính phủ trình ra Quốc hội lại không chỉ khiến công luận phẫn nộ mà còn khiến nội bộ bộ máy cầm quyền chia rẽ đến thế.
Dù vậy, nếu chỉ nêu lên mặt tiêu cực của Dự luật Đặc khu thì e sẽ thiếu công bằng, bởi như người ta thường nói, đồng xu nào cũng có hai mặt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận những khía cạnh tích cực của dự luật đang gây bão dư luận đó.
Phạm Phú Khải: Vài suy nghĩ về bạo lực
Will Nguyễn bị kéo trên đường phố Sài Gòn trong một cuộc biểu tình.
Về bạo lực, tôi nghĩ đến ba điều chính: một, nguồn gốc; hai, tiến hoá; ba, chuyển hoá.
Nguồn gốc của bạo lực có từ thời tiền sử, thời ăn lông ở lỗ, từ lúc con người hiện hữu trên thế gian này. Con người là một động vật, như bao động vật khác, nhưng thông minh hơn và bạo lực hơn nhiều. Để chống chọi với thiên nhiên đầy hiểm nguy và bạo lực chung quanh, trong đó có các loài thú dữ tợn hơn rình rập mọi lúc, cũng như với các gia đình hay bộ tộc khác (hay về sau này quốc gia hay liên quốc gia) luôn cạnh tranh và đe dọa, con người thời đó không có sự chọn lựa nào khác hơn là dựa vào sức mạnh bắp thịt để sống còn. Họ không có khả năng và cũng không thể nói lẽ phải với người khác, cái chưa hề hiện hữu. Thành phần nào bạo lực hơn và biết tính toán để tổng hợp được sức mạnh hơn, thì có khả năng tồn tại. Bộ não của con người thời đó phát triển về mặt cảm xúc nhiều hơn lý trí. Nói tóm lại, bạo lực là đặc tính, là bản chất của con người, trước đe doạ sống còn.
Mạnh Kim: Có một cuộc thi khốc liệt khác
Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị ở Ninh Hiệp phản đối dự án
lấy đất trường học làm trung tâm thương mại.
Bộ Giáo dục-Đào tạo tổng kết cuộc thi trung học phổ thông (THPT) 2018 với những con số sau: Kỳ thi có 925.753 thí sinh đăng ký, tổ chức tại 2.144 điểm với 39.689 phòng thi; được giám sát bởi gần 45.000 cán bộ, giảng viên từ 216 đại học, học viện... Bộ GD&ĐT “báo cáo”: kỳ thi đã được tổ chức “đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, an toàn đúng quy chế, đáp ứng các mục tiêu đề ra, đảm bảo phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Khoan nói về việc “đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc…”. Cũng khoan nói về kết quả thi của học sinh. Những cuộc thi THPT cũng như thi đại học chỉ cho thấy một kết quả chung: hệ thống giáo dục-đào tạo Việt Nam gần như không đóng góp được gì cho phát triển, ở một quốc gia mà yếu tố phát triển không quan trọng bằng “ổn định chính trị”. Sau mỗi cuộc thi tốn kém là những gánh nặng cộng thêm chồng chất lên vai những người đóng thuế - để tiếp tục nuôi một bộ máy giáo dục tồi tệ rệu rã và tiếp tục nuôi một tỷ lệ sinh viên thấp nghiệp tăng dần mỗi năm, với thống kê mới nhất là 200.000 người mà Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vẫn “lạc quan” cho rằng con số đó là “không quá lớn” (trong báo cáo Quốc hội đầu tháng 6-2018).
V.Giang: Ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Hàn đang cải thiện trung tâm nguyên tử
Hình ảnh do vệ tinh mới chụp cho thấy Bắc Hàn tiếp tục cải thiện
nơi sản xuất plutonium dùng làm bom nguyên tử. (Hình: CNN)
Các hình ảnh do vệ tinh mới chụp được cho thấy Bắc Hàn đang nhanh chóng cải thiện trung tâm nghiên cứu nguyên tử ở Yongbyon, nơi được dùng để chế tạo võ khí nguyên tử của chế độ Bình Nhưỡng.
Theo bản tin CNN, các hình ảnh nêu trên được chụp hôm 21 Tháng Sáu, cho thấy có nhiều cải tiến cho lò phản ứng dùng để sản xuất plutonium và việc xây dựng thêm một số cơ sở phụ trợ. Các quan sát viên thuộc nhóm nghiên cứu Bắc Hàn, có tên 38 North, nói rằng đây là những hoạt động cải thiện lâu dài, khởi sự từ trước cuộc họp giữa Chủ Tịch Kim Jong Un và Tổng Thống Donald Trump ở Singapore hồi tháng này.
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018
Thanh Hà: Chuyên gia Pháp : Dân chủ cho Trung Quốc, một kịch bản rất xa vời
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm Hà Nội.
Ảnh ngày 12/11/2017. -- Reuters
Trả lời trên tạp chí Pháp trên mạng Diploweb.com ấn bản ngày 24/06/2018, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, giảng dậy tại đại học Hồng Kông, phân tích về thế mạnh, những nhược điểm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nêu ra bốn lý do vì sao tầng lớp trung lưu tại nước đông dân nhất địa cầu không có nhu cầu dân chủ.
Giáo sư Cabestan, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS vừa cho ra mắt cuốn sách mới mang tựa đề : Demain la Chine : démocratie ou dictature ?- Ngày mai ở Trung Quốc : dân chủ hay chế độ độc tài ?, Nhà xuất bản Gallimard. RFI xin lược dịch phân tích mà giáo sư Cabestan đã dành cho trang mạng nghiên cứu Diploweb.com.
Bùi Tín: Vụ án quốc tề ‘bắt cóc’ mở rộng một cách nguy hiểm
Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tại Việt Nam.
Tòa án liên bang Đức ở Berlin đang tiếp tục xử vụ án quốc tế bắt cóc tháng 7/2017, một vụ án dư luận CHLB Đức cho là nghiêm trọng chưa từng có, như thời chiến tranh lạnh của thế kỷ trước.
Cả lập pháp, hành pháp và tư pháp CHLB Đức chung một quyết tâm xét xử công khai, đến nơi đến chốn vụ án lớn này để không cho nó tái diễn, đe dọa nền an ninh của quốc gia hùng cường này.
Bà thủ tướng A. Merkel, tổng chưởng lý liên bang, trực tiếp chỉ đạo vụ án lớn này. Riêng việc hỏi cung bị can cũng là nhân chứng quan trọng Nguyển Hải Long đã kéo dài 3 phiên và còn kéo dài sang tận tháng 7 và tháng 8, đủ thấy tòa án làm việc tỷ mỷ, thận trọng, công khai, minh bạch ra sao.
Nguyễn Hùng: Tin thất thiệt chính thống
Hình minh họa.
Có cuộc biểu tình nào diễn ra ở Việt Nam trong tháng Sáu không?
Theo truyền thông chính thống, có lẽ là không. Nếu bạn dùng các từ khoá ‘biểu tình Việt Nam 2018’ để tìm trên Google, tin tức đầy đủ và không thiên vị về các cuộc biểu tình chỉ có trên mạng xã hội, BBC, RFI, VOA và các trang tin từ bên ngoài Việt Nam khác.
Một trong những người đi biểu tình nói họ ước gì các nhà báo có mặt và chứng kiến cảnh bạo lực phi lý đối với những người xuống đường thực hiện quyền mà Điều 25 của Hiến Pháp đã ghi nhận.
Điều 25 Hiến Pháp cũng thừa nhận quyền “tự do tiếp cận thông tin” và “tự do báo chí”. Vậy tại sao các nhà báo từ mấy trăm tờ báo không thực hiện các quyền này? Không phải ở Việt Nam không có các nhà báo giỏi và xông xáo, nhưng đừng mong họ giỏi và xông xáo trong lĩnh vực chính trị nhạy cảm ở Việt Nam.
Tr.N/Người Việt: Lũ quét ở Lai Châu: Hàng chục người chết, nhiều trại cá bị san phẳng
Trại cá tầm trên diện tích hơn 12,000 mét vuông,
ước tính trị giá hơn 15 tỷ đồng bị lũ quét tàn phá trong 10 phút.
(Hình: VNExpress)
Lũ quét ập đến giật sập ngôi nhà, bà vợ may mắn nhảy lên mỏm đá cao gần đó thoát thân, còn ông chồng là Dương Ngọc Hưng và nguyên trại cá tầm hơn 12,000 mét vuông bị nước cuốn trôi mất dạng.
Sáng 26 Tháng Sáu, ông Đỗ Chí Đoàn (56 tuổi, ở bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cùng những người trong gia đình đi dọn đá, sục bùn tìm kiếm những món đồ giá trị còn sót lại sau trận lũ quét qua nơi đây hai ngày trước.
Ông Đoàn kể với báo VNExpress, khoảng 8 giờ ngày 24 Tháng Sáu, thấy nước suối chảy mạnh và đục hơn mọi ngày nên ông lội ngược dòng tìm nguyên nhân. Cùng lúc, ông lấy lưới chặn dòng nước để giữ an toàn cho hơn 10 bể cá tầm.
TN: Mỹ đưa mẫu hạm USS Reagan tới Biển Đông tuần tra
Máy bay cảnh báo sớm C-2A cất cánh từ mẫu hạm USS Ronald Regan
trên biển Đông gần Philippines hồi tháng 11-2017.
(Hình: U.S. Navy via Getty Images)
Mỹ đưa mẫu hạm nguyên tử tới Biển Đông tuần tra khi Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis tới Bắc Kinh thảo luận về mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước gồm cả Biển Đông.
Hôm Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2018, mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan với hơn 70 máy bay đủ loại đã có mặt ở vịnh Manila sau mấy ngày đi tuần tra trên Biển Đông. Đây là sự hiện diện lần thứ ba của các mẫu hạm Mỹ ở khu vực trong vòng 4 tháng qua.
Hồi Tháng Mười Một năm ngoái, mẫu hạm USS Reagan đã đến thăm Manila và lần này quay lại trong chương trình mà hãng thông tấn AFP gọi là “một phần của sứ mạng Washington muốn tái cam kết với các đồng minh ở khu vực.”
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018
Bùi Tín: Nhà nước phải trả dân món nợ lưu cữu 72 năm
Dân Bình Thuận đối mặt cảnh sát cơ động trong cuộc biểu tình
chống dự luật đặc khu tại Bình Thuận.
Các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, qua thay đổi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, cả thảy 5 bản Hiến pháp đều ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, bao gồm quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp (biểu tình), tự do cư trú, đi lại, tín ngưỡng, tự do thân thể, thư tín, nhà ở, tự do bầu cử, ứng cử, bãi miễn, phúc quyết hiến pháp, có quyền tư hữu và có nền tư pháp độc lập.
Nền nếp nắm chính quyền quy định ngay sau khi Hiến pháp được ban bố và trước khi có hiệu lực, các cơ quan lập pháp và hành pháp (Quốc hội và Chính phủ) phải cụ thể hóa các điều khoản của Hiến pháp, hướng dẫn cách thực hiện triệt để nghiêm cách nhưng không được trái với tinh thần của Hiến pháp.
Ngọc Lễ/VOA: Vì sao Trung Quốc bành trướng thành công trên Biển Đông?
Chuyên gia: Việt Nam đối thủ 'khó nuốt' trên Biển Đông
Lãnh đạo và người dân Trung Quốc không tin vào một thế giới có luật lệ theo trật tự mà Mỹ và các nước phương Tây dựng lên, nên họ quyết tâm thách thức các luật lệ quốc tế ở Biển Đông và họ có thể bành trướng được như ngày hôm nay một phần cũng là do sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh châu Á trong việc lập một liên minh đoàn kết để cân bằng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh, một nhà báo Anh theo dõi thời sự quốc tế nhận định.
Nhà báo Humphrey Hawksley, phóng viên thời sự quốc tế của hãng truyền thông BBC đã đưa ra nhận định trên tại buổi ra mắt cuốn sách mới của ông có tựa đề ‘Asian Waters – the Struggle Over the South China Sea and the Strategy of Chinese Expansion’ tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Washington, Mỹ, hôm thứ Sáu ngày 22/6. Những nhận định trên nằm trong phần trình bày tóm lược về nội dung cuốn sách mới của ông.
Hoài Hương-VOA: 'Đốt lò', chống tham nhũng hay nhắm vào 'củi phe kia'?
Tư liệu: TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII 12/5/2018.
Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng sáng ngày 25/6 điểm qua những thành tích của chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam, và vạch ra hướng đi tương lai của công tác quan trọng này. Hội nghị lặp lại quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch ‘diệt giặc nội xâm’.
Vietnamnet dẫn lời phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, tại phiên khai mạc hội nghị:
“Cuộc chiến này còn khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đầy thử thách, chịu sức ép rất lớn từ rất nhiều phía”.
Giới hoạt động tại Việt Nam đặt nghi vấn về phát biểu này. Anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội, thành viên nồng cốt của Câu lạc bộ Bóng đá No-U:
Các ông ấy vừa đốt lò, vừa ném chuột mà lại sợ vỡ bình, các ông muốn giữ lại chế độ của các ông ấy thì các ông ấy sẽ không đốt lò một cách rốt ráo được, mà chỉ chọn những đối thủ nào của ông ấy để ông ấy cho vào lò.” -- Lã Việt Dũng, nhà hoạt động dân chủ, thành viên Câu lạc bộ Bóng Đá NoU
“Thực ra nếu mà nhìn vào cái cuộc chiến gọi là chống tham nhũng như ông ấy nói, trong khi ông ấy là người hầu như nắm quyền lực cao nhất của đảng, thì tôi chẳng hiểu nổi tại sao mà nó lại khó khăn gian khổ tới như vậy, bởi vì mọi thứ đều sờ sờ ra. Tiền và tài sản tham nhũng không thể dấu giếm đi được. Các ông ấy vừa đốt lò, vừa ném chuột mà lại sợ vỡ bình, các ông muốn giữ lại chế độ của các ông ấy thì các ông ấy sẽ không đốt lò một cách rốt ráo được, mà chỉ chọn những đối thủ nào của ông ấy để ông ấy cho vào lò.”
Lê Phan: Ai sẽ bảo vệ nhân quyền?
Cách đây hơn 70 năm, một đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, qua những hành động ngoại giao khéo léo đã hướng dẫn một Liên Hiệp Quốc non trẻ đến một hành động quả cảm, chấp nhận một Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, khiến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhân quyền là nguyên tắc căn bản cho việc điều hành chính trị thế giới.
Ngày nay hẳn không ai còn nhớ nhưng vào Tháng Hai, 1946, đối diện với sự vi phạm trắng trợn nhân quyền của con người trong Đệ Nhị Thế Chiến, Liên Hiệp Quốc thành lập một Ủy Hội Nhân Quyền.
Tổng Thống Harry S. Truman cử cựu Đệ Nhất Phu Nhân Eleanor Roosevelt làm đại diện cho Hoa Kỳ. Bà mang lại cho ủy hội một quyết tâm vững chãi cho nhân phẩm con người và lòng trắc ẩn, kinh nghiệm lâu năm trong chính trị và vận động, và sự quan tâm mới của bà cho những người tị nạn sau thế chiến. Bà được bầu làm chủ tịch hội đồng.
Phạm Chí Dũng: Vì sao CSVN ‘cấm khẩu’ Thủ Thiêm nhưng lại tung hô đặc khu?
Người dân Thủ Thiêm tố cáo mình bị cướp đất trên báo chí Việt Nam
hôm 9 Tháng Năm, 2018, nhưng nay các báo được lệnh “cấm khẩu.”
(Hình: Báo Thanh Niên)
Quốc Hội Việt Nam một lần nữa, trong rất nhiều lần, đã chứng tỏ cái năng lực siêu việt của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và “bóc lột dân ta đến tận xương tủy,” cơ quan được xem là “đại diện cho dân” này cùng bà Chủ Tịch Nguyễn Thị Kim Ngân còn khiến nước mắt hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm – vừa tưởng được xả van để tuôn trào ra ngoài – lại phải trào ngược vào lồng ngực.
‘Cấm khẩu’ và chối bỏ giám sát
“Thắng lợi” lớn nhất và ấn tượng nhất của kỳ họp Quốc Hội Tháng Năm và Tháng Sáu, 2018 chính là bầu không khí châu đầu vào “Luật Bán Nước” (một cách gọi của người dân đối với Dự Luật Đặc Khu) của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng tuyệt đại đa số “nghị gật,” nhưng lại hoàn toàn “cấm khẩu” về Thủ Thiêm – điểm nóng khiếu nại tố cáo thuộc loại nghiêm trọng nhất quốc gia về giải tỏa, bồi thường và cưỡng chế đất đai cùng cái mùi khắm nồng rất đặc trưng của nhóm quan chức “ăn đất.”
Thậm chí dấu chấm hết của kỳ họp Quốc Hội trên còn bục ra một kết luận bất ngờ và rất đáng nghi ngờ: ban lãnh đạo thường vụ Quốc Hội cho rằng “do nội dung không nằm trong chương trình nên đề nghị của một số đại biểu Quốc Hội về việc giám sát tối cao năm 2019 về tình hình và kết quả thanh tra, điều tra, xử lý, xét xử các vụ vi phạm nghiêm trọng như: AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn Mường Thanh, các dự án thua lỗ, đội vốn nhiều… chưa được Quốc Hội bổ sung vào chương trình giám sát năm 2019.”
Nguyễn Phú Trọng lại hô hào ‘nhốt quyền lực’ để chống tham nhũng
Đinh La Thăng (đứng) và Trịnh Xuân Thanh ra tòa
với các tội từ ăn hối lộ đến “cố ý làm trái...” tại phiên sơ thẩm
ngày 10/1/2018. (Hình: AFP/Getty Images)
Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “nhốt quyền lực” vào một cái lồng “cơ chế kiểm soát” chặt chẽ để đối phó với nạn tham nhũng phổ biến, đủ kiểu, từ cao xuống thấp.
“Quyền lực luôn có nguy cơ bị ‘tha hóa’, tham nhũng là ‘khuyết tật bẩm sinh’ của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.”
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018
Trịnh Y Thư: Nguyễn Đình Thuần: Sự vật vỡ vụn trong một thế giới hỗn mang
–
Wassily Kandinsky [1866-1944]
Không
hề có nghệ thuật trừu tượng. Bạn luôn luôn phải bắt đầu với cái gì,
rồi
sau đó mới có thể xóa bỏ tất cả các dấu vết của hiện thực.
–
Pablo Picasso [1881-1973]
Họa
sĩ Nguyễn Đình Thuần
1.
Có
lẽ từ rất sớm trong sự nghiệp hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn
con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất
cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc. Nghệ thuật Nguyễn Đình Thuần
có chủ ý tiếp lực khả năng gợi cảm của hội họa hầu biểu hiện những cảm xúc, cảm
quan, cảm thức nằm ngoài đường biên của ý thức hằng ngày. Ở chừng mực nào đó, Nguyễn
Đình Thuần là họa sĩ nhưng tâm hồn ông lại là một thi sĩ. Ông làm thơ không bằng
hai mươi mấy con chữ mà bằng vô lượng màu sắc, đường nét, ánh sáng, và một lược
đồ bố cục của riêng ông. Ông không miêu tả sự vật, sự vật được ông thổi bùa
phép tiếp nạp cảm xúc, một cảm xúc trữ tình và hình như đều được biểu đạt bằng
trực quan, bằng cái nhìn có tính vô ngôn, như một công án Thiền, khó có thể sử
dụng văn tự để giải thích hay bình phẩm. Hình thái ngôn ngữ hội họa của Nguyễn
Đình Thuần là một hệ thống tín hiệu được hình thành từ thực tại, cách điệu hóa
và cùng lúc trừu tượng hóa để trở nên khái quát, nhờ thế nó không còn là “cái cụ
thể” nữa và có khả năng chuyển tải một nội dung hàm súc lớn hơn, cô đúc hơn. Trong
khi hiện thực có những giới hạn không thể tránh, trừu tượng giúp nghệ sĩ “nhìn
thấy” cái gì thị giác khiếm khuyết, cảm nhận cái gì nằm ẩn giấu bên dưới tầng ý
thức. Nó là sự khai phóng tâm trí người nghệ sĩ, giúp thăm dò những vùng ẩn mật
của hiện tồn, rút tỉa từ cái hữu hạn để nhìn thấu cái vô hạn. Tương tự như âm
nhạc, hội họa trừu tượng không có sức mạnh miêu tả hay biểu hiện thế giới ngoại
tại với sự vật hữu quan, nhưng bù vào đó nó có một khả năng thâm hậu biểu đạt cảm
xúc nội tại. Tranh Nguyễn Đình Thuần, hiện thực tự nhiên nhường chỗ cho hiện thực
trừu tượng, các biểu tượng đời sống cụ thể được biểu hiện dưới một khía cạnh trừu
tượng tích cực. Nhờ đó, cảm xúc về cái đẹp là một cảm xúc toàn nguyên, bao
quát. Và trong mắt nghệ sĩ sáng tạo Nguyễn Đình Thuần, cái đẹp đó chỉ có thể
tìm thấy nơi sự vật dưới dạng tinh tuyền, phổ quát nhất. Chính Piet Mondrian, danh
họa bậc thầy của thế kỉ XX, người đề xuất họa phái Tân tạo hình, đã phát biểu như sau:
Tôi mong muốn tiến đến sự thật
càng gần càng tốt, và bởi thế tôi trừu tượng hóa tất cả cho đến khi nào tôi đạt
đến phẩm chất nguyên sơ của sự vật.
Bùi Bích Hà: THÚ ĂN PHỞ
Năm đầu
của thế kỷ mới, bạn bè vùng quận Cam kháo nhau về món phở của một ông đầu bếp tài tử cả đời mê phở. Thoạt tiên, ông chỉ nấu phở vào cuối tuần để đón tiếp tại
nhà một số thân hữu gốc gác Hà Nội thời năm cửa ô xưa, ba mươi sáu phố phường với Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đoàn. Chúng
tôi thường gọi điện thoại rỉ tai nhau, nhỏ to rủ rê. Ai đến muộn là hết phần.
Ngôi nhà của
ông nằm trên một con đường nhỏ, đâu
đó thuộc thị xã Garden Grove
mà nay qua thời gian, tôi
không còn nhớ rõ vị trí. Thế
nhưng tôi vẫn dễ dàng hình dung ra cái bàn gỗ khá rộng, trải tấm nilông có những ô vuông màu xanh, kê ở gian ngoài, liền với
phòng khách bên tay phải và bếp bên tay trái. Từ chỗ ngồi, khách ăn phở có thể
nhìn thấy ông đứng thong thả thái thịt bên cạnh nồi nước
dùng thoảng bay mùi thơm của phở, cái mùi đậm mà không nồng, cái mùi luôn pha lẫn
với kỷ niệm, cào khẽ lên trí nhớ thực
khách về một điều gì mơ hồ, ray rứt.
Nguyễn Hiền: Du lịch Aruba: Một hòn đảo hạnh phúc – với những nghịch lý
Với những người không sống tại
Hòa Lan, khi hỏi họ “có biết Aruba ở đâu không?” thì chắc có tới hơn 99% hoàn
toàn mù tịt, ngoại trừ những người thích môn lặn dưới biển sâu, và cư dân các
tiểu bang phía Đông Hoa Kỳ. Ngay cả với tôi, nếu bốn năm trước không nhờ một cơ
hội hiếm có, được chuyến du lịch tại đảo Saint Croixtrong vùng biển Caribe, thì
chắc chẳng bao giờ tôi nghĩ tới một chuyến đi chơi tại nơi xa xôi này. Giờ đây,
cũng do một tình cờ, cộng thêm sự tò mò muốn biết Saint Croix (thuộc Hoa Kỳ) và
Aruba (thuộc Hòa Lan) khác nhau ra sao, thì mới có được bài du ký bạn đang đọc.
Aruba là một đảo nhỏ nằm phía
nam vùng biển Caribe, cùng vĩ độ với Nha Trang. Vùng quần đảo Caribe, từ ít năm
sau khi Cristoforo Colombo (Kha Luân Bố, tiếng Ý) khám phá ra Mỹ châu vào cuối
thế kỷ 15, là một khu vực xẩy ra nhiều cuộc giành đất của các đế quốc Anh,
Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…, kể cả dân Viking vùng Bắc Âu cũng xúm
vào đòi chia phần. Vài hòn đảo đã được mua đi bán lại giữa những đế quốc (gần
đây nhất là Đan Mạch đã bán cho Hoa Kỳ một số đảo trong vùng này vào đầu thế kỷ
20, trong đó có đảo Saint Croix), rồi có những giằng co trong phong trào đòi độc
lập. Hiện nay Aruba là một vùng đất tự trị thuộc Vương quốc Hòa Lan (Vương quốc
Hòa Lan hiện nay gồm nước Hòa Lan nằm ở Bắc Âu và ba hòn đảo trong vùng biển
Caribe, xa Âu châu gần 8000km!). Ngoài ba hòn đảo kể trên, Hòa Lan còn một số đảo
trong vùng biển này, thuộc quyền bảo hộ. Đó là tóm tắt, trên thực tế chính trị
còn nhiều sự phức tạp trong danh xưng và quyền lợi lẫn nghĩa vụ của đôi bên.
Ngô Nhân Dụng: Làm gì khi chế độ Cộng Sản sập đổ?
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc từ ngày Thứ Bảy, 9 Tháng Sáu, tuy nhắm vào các dự luật Đặc Khu và luật An Ninh Mạng, nhưng động cơ chính khiến hàng vạn người xuống đường là mối uất hận đối với âm mưu xâm lấn của Cộng Sản Trung Quốc mà Cộng Sản Việt Nam cúi đầu chấp nhận.
Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông công nhận tinh thần chống Trung Quốc (anti-Chinese sentiment) đã dâng lên mạnh nhất, kể từ năm 2014 khi giàn khoan Tàu vào đậu ở vùng biển đang tranh chấp. Báo Post dẫn lời cô Đỗ Thị Minh Hạnh, được giới thiệu là chủ tịch Phong Trào Lao Động Việt Nam, nói rằng, “Mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng lộ rõ, làm người dân tức giận.” Sứ quán Trung Cộng ở Hà Nội, khi báo động các kiều dân của họ phải coi chừng, cũng thú nhận rằng các cuộc biểu tình “bất hợp pháp” này có “nội dung chống Trung Quốc” (anti-China content).
Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018
Phạm Phú Minh: Anh Đoàn Thanh Liêm giữa chúng ta
Anh
Đoàn Thanh Liêm vừa qua đời ngày 9 tháng Sáu 2018 tại nhà riêng ở Costa Mesa,
Nam California, thọ 84 tuổi.
Từ
trái: Đoàn Thanh Liêm, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Phú Minh
tại Palm Springs khoảng đầu
thập niên 2000.
Anh
qua đời vào giữa thời điểm nhân dân cả nước Việt Nam đang sôi sục biểu tình chống
“Dự luật Đặc khu” do nhà nước cộng sản đưa ra với ý đồ rõ rệt mở đường cho người
Tàu vào xâm chiếm nước Việt Nam. Sự trùng hợp này khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm
với anh Liêm cách đây 30 năm.
Trần Ngọc Vân: Thư cuối cho Liêm
Theo ý muốn các cháu, tôi viết mấy
dòng này như một lời cuối cho anh.
Liêm ơi,
Vân biết, đã mang thân phận con người không ai
thoát khỏi vòng sinh tử. Trưa nay, tôi nắm bàn tay mềm, ấm và ngó sâu
vào khuôn mặt hao gầy của anh. Tôi gọi tên anh. Chờ đợi một điều gì đó.
Một ánh mắt. Một giọng nói. Một nét cười rộng mở, quen thuộc. Một cái
xiết tay đáp trả thật chặt như trong bệnh viện Hoag trước khi anh về nhà
cách đây mấy hôm. Nhưng tôi thất vọng!
Anh vẫn bằn bặt. Lồng ngực lép nhấp nhô thoi thóp. Không cần nghe phán quyết
cuối cùng của các chuyên gia bệnh lý, tôi đau xót nghĩ thầm: quĩ thời gian tại
thế của bạn tôi đã hầu cạn!
Đoàn Thanh Liêm: Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam trong thời đại Internet
Đã
đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 31
tháng Mười, 2010
Trong
một chế độ độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt Nam, Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng
sản vẫn còn giữ độc quyền ngay cả trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS), thông qua
các tổ chức ngoại vi của đảng, điển hình như các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên
hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Nhà văn, Mặt trận Tổ quốc v.v… Do đó, các tổ chức thiện nguyện của tư
nhân hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, hay văn hóa xã hội khác, và nhất là các
tổ chức từ thiện phát xuất từ các tôn giáo, thì luôn luôn bị kiềm chế, cản trở
không làm sao mà phát triển rộng rãi trong quảng đại quần chúng nhân dân, như
ta thường thấy trong các xã hội tự do dân chủ khác trên thế giới ngày nay được.
Nhưng từ 10-15 năm nay, nhờ có internet người dân ở
Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ,
đã bắt đầu có những sinh hoạt
trao đổi tin tức và hành động rất ngọan mục khởi sắc, mà chế đô cộng sản cũng
không thể nào ngăn chặn hết được. Bài viết này nhằm trình bày chi tiết hơn về
tình trạng đáng phấn khởi đó.
Bùi Văn Phú: Luật sư Đoàn Thanh Liêm: cả đời cho xã hội, cho nhân quyền
Luật sư Đoàn Thanh
Liêm (1934 - 2018)
Quan tâm về nhân quyền Việt Nam nên đầu năm 1990 tôi biết đến
tên của luật sư Đoàn Thanh Liêm, khi ông bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt giam
cùng nhiều người khác. Nguyên do, theo báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế là vì ông
bày tỏ quan điểm chính trị qua một tài liệu được chuyền tay cho một số người thân
quen để tham khảo.
Tài liệu vắn tắt có tên là “Năm điểm thỏa thuận căn bản” do ông
soạn, trong đó kêu gọi tự do tín ngưỡng; xây dựng xã hội trên nền tảng đa chủng,
đa văn hóa; với hệ thống chính trị và pháp luật được xây dựng theo những nguyên
tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018
Ngô Nhân Dụng: Bao giờ Trung Quốc thắng giải World Cup?
Trung Quốc chỉ được dự vô Giải Túc Cầu Thế Giới World Cup đúng một lần, năm 2002, khi Nhật Bản và Nam Hàn đứng cái tổ chức. Trong vòng loại năm đó, các cầu thủ Trung Quốc không làm được một bàn nào cả. Những năm sau đó, đội banh Trung Quốc đã thua những trận ê chề; thua Brazil 0-8 vào Tháng Chín, 2012; thua Uzbekistan 1-2 hồi Tháng Sáu, 2013, chín ngày sau thua Thái Lan 1-5.
Vậy đến năm nào Trung Quốc sẽ thắng giải World Cup?
Trước năm 2050, theo “chỉ thị” của Chủ Tịch Tập Cận Bình.
Bùi Tín: Coi nhân dân là thù địch, họ còn sống với ai?
Quang cảnh biểu tình trước chợ Hàn, Đà Nẵng.
Tình hình trong nước càng ngày càng xấu đi một cách cực kỳ nguy hiểm. Nhân dân thức tỉnh khi lãnh đạo ngày càng quan liêu tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công lan rộng, tất cả những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân mong muốn đảng lắng nghe và chấp nhận đều bị Bộ Chính trị bỏ ngoài tai, còn vu cáo chụp mũ là bị ảnh hưởng, xúi dục, mua chuộc của phản động, của đảng Việt Tân nào đó mà người dân cũng không hề biết đó là « bọn phản động » nào, đảng Việt Tân là ở đâu!
Mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền với nhân dân vốn được coi là mâu thuẫn nội bộ không đối kháng, nay dần dần do thái độ kẻ cả kiêu ngạo của lãnh đạo, không thèm nghe nhân dân mách bảo điều hay lẽ phải, lại coi nhân dân là thù địch cần trấn áp, đang trở hành mâu thuẫn đối kháng quyết liệt. Họ đang bỏ tù gần 200 anh chị em đấu tranh cho tự do của toàn dân, cho dân chủ và nhân quyền, những người con yêu nước chân chính, dũng cảm kiên cường của dân tộc, bất chấp sự lên án quyết liệt của thế giới văn minh.
Phạm Chí Dũng: ‘Kiểm tra tài sản quan chức’ chính thức thất bại?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu
tại Hội nghị Trung ương 7, tháng 5/2018.
13 tháng sau khi chủ trương về kiểm tra tài sản của 1.000 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị và Ban bí thư quản lý được chính thức phát ra, chủ trương này cũng gần như chính thức thất bại.
‘Rất khó’ và ‘nhạy cảm’
Tháng Năm 2017 rúng động ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà quy định về kiểm tra tài sản 1.000 quan chức được Tổng bí thư Trọng tung ra ngay sau khi xử lý kỷ luật một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP.HCM. Với quy định này, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiến thêm một bước dài và mạo hiểm trong chiến dịch mang hai mục tiêu vừa “chống tham nhũng” vừa kiểm soát quyền lực - hành động tương tự như “cuộc cách mạng long trời lở đất” mà ông Tập Cận Bình và Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay.
Lê Anh Hùng: Ông Trọng đã biến báo trước cử tri như thế nào?
Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị gặp TBT VN Nguyễn Phú Trọng
tại Hà Nội, ngày 2/4/2018.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV từ ngày 21/5 đến 15/6 diễn ra trong bối cảnh sự kiện Dự luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt (Dự luật Đặc khu) gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng gần cả tháng nay, đồng thời châm ngòi cho một loạt cuộc biểu tình với quy mô chưa từng thấy tại nhiều địa phương trên cả nước.
Song kỳ lạ thay, suốt cả kỳ họp kéo dài 21 ngày, người ta không hề thấy ông Nguyễn Phú Trọng, một Đại biểu Quốc hội và là nhân vật đứng đầu hệ thống chính trị tại Việt Nam, hé răng lấy nửa lời về sự kiện đang khiến dư luận sục sôi đó.
Vì thế, người ta chờ đợi cuộc tiếp xúc cử tri thường lệ diễn ra sau mỗi kỳ họp Quốc hội để xem ngài Tổng Bí thư bày tỏ gì với cử tri Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Viễn Đông: Vụ người Mỹ gốc Việt bị bắt ở Sài Gòn ‘tới’ Tổng thống Trump
Anh Will Nguyễn và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được dân biểu nước này chính thức yêu cầu “can thiệp” vụ anh Will Nguyễn bị bắt trong khi tham gia biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An ninh Mạng ở Việt Nam, một ngày sau khi thanh niên Mỹ gốc Việt này nói trên truyền hình rằng hành động của mình “sai trái với pháp luật Việt Nam”.
Trong bức thư đề ngày 19/6, ba dân biểu Jimmy Gomez, Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California, tiểu bang nơi nhiều gốc Việt sinh sống, “thông báo” cho ông Trump viết về việc anh William Anh Nguyễn (thường gọi là Will Nguyễn) “đang bị giữ một cách bất công ở Việt Nam”.
Chúng tôi kêu gọi ngài nhanh chóng can thiệp vào vụ bắt giữ ông William Nguyễn và kêu gọi hủy bỏ mọi cáo trạng đối với ông ấy.
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
Phạm Ðoan Trang: KHỦNG BỐ NHÂN DÂN, CÔNG AN VIỆT NAM ĐÃ HIỆN NGUYÊN HÌNH LÀ ÁC ÔN CỘNG SẢN
Ảnh minh họa
Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.
——
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.
Hà Tường Cát/Người Việt: Cấm hay không cấm tin giả?
Một người sử dụng Internet ở quán cà phê ở Hà Nội.
Quốc Hội CSVN vừa thông qua luật “An Ninh Mạng”
với mục đích ngăn chặn và kiểm soát các thông tin bất lợi cho chế độ.
(Hình: Getty Images)
Câu hỏi đặt ra có vẻ nghịch lý, nhưng để giải đáp không hề đơn giản. Trong lãnh vực thông tin, tin tức là loại sản phẩm đến với mọi người một cách gián tiếp, qua nhân sự và phương tiện truyền thông. Tin tức chỉ là sự tường trình với nhãn quan và nhận định của người làm truyền thông, không bao giờ tuyệt đối đầy đủ và độc lập.
Các cá nhân và chế độ độc tài tìm cách ngăn cấm những tin tức bất lợi cho mình và cáo buộc đó là tin giả. Điều đó chính là một hình thức vi phạm quyền tự do ngôn luận. Vì thế không nên đặt ra luật lệ ngăn cấm bất cứ thông tin gì, trong từng tình huống, nếu cần hãy phân xử bằng pháp luật.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Buộc cẳng chim trời
Trong mục Ý Kiến Ngắn trên diễn đàn talawas, vào ngày 9 Tháng Chín, năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau: “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông.”
Vụ thiên hạ thành lập chiến tuyến “để công kích và ca ngợi Trịnh Công Sơn” ra sao, nếu có, để đó, bữa nào rảnh, tính sau. Nhưng chuyện cả nước đều yêu nhạc của đương sự là một sự kiện hoàn toàn khách quan. Muốn bài bác hay nói ra (e) hơi khó. Mà nói vô thì (nghe) có vẻ xu thời.
Còn nói tình ngay thì tui hoàn toàn không hề có ý bài bác, cà khịa, nói ra (hay nói vô) gì ráo. Tiện đây, tui chỉ muốn nói (thêm) rằng họ Trịnh không chỉ có tài mà còn có… thời nữa kìa. Ổng không những đã hay mà còn… hên (dữ) lắm!
Cổ-Lũy: Ông Trump: Theo gót Nixon?
Thứ Sáu tuần trước Công Tố Viên Robert Mueller lại tăng thêm một loạt những cáo trạng nghiêm trọng vào cựu chủ tịch mặt trận Tranh Cử Trump 2016, ông Paul Manafort – ngoài gần hai tá cáo trạng năm ngoái. Tuần này ông Manafort ra tòa vì những cáo trạng mới và có thể vào tù ngay, không còn tại ngoại hầu tra với hai cùm điện tử trên chân. Manafort chưa nhận những tội trên, với hy vọng Tổng Thống Donald Trump sẽ “bãi tội/pardon” cho mình.
Gần đây, trước các tấn công tới tấp từ phía chính quyền Trump, các luật sư và FBI dưới quyền ông Mueller gia tăng điều tra về việc ông Trump (a) “đồng lõa” với Nga để đắc cử tổng thống, (b) những lời nói cùng hành động “cản trở thi hành công lý” che giấu việc này, và (c) những tiền bạc bất chính.
Nguyễn Sài Gòn/Người Việt: Nha Trang, ‘Phố Tàu’ giữa Việt Nam
Bữa sáng tại một khách sạn ở Nha Trang toàn du khách Trung Quốc.
(Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
“Phố Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng nói “người Tàu.”
Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung Quốc cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung Quốc ầm ầm đi qua.
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018
Trân Văn: Tất cả Smart phone sẽ thành… Stupid phone
Dự luật an ninh mạng đã được thông qua thành luật.
Dường như ngứa ngáy, chịu không nổi nhột nhạt do Luật An ninh mạng gây ra, càng ngày càng nhiều chuyên viên, chuyên gia về công nghệ thông tin, viễn thông tham gia phổ cập kiến thức căn bản cho 423 đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu biến Dự Luật An ninh mạng thành luật hôm 12 tháng 6…
*
Nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam đã chia sẻ bài viết đăng trên blog của Hiệu Minh sau khi clip ghi lại phát biểu của tướng Võ Trọng Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam - đòi kéo “đám mây điện toán” về Việt Nam, lan tràn trên Internet.
Hiệu Minh và Nguyễn Đức Dũng, Danh Nguyên đã hợp soạn một tài liệu ngắn, giải thích về “đám mây điện toán” (Cloud Computing). Theo đó, “đám mây điện toán” là giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng máy chủ, lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm… trên Internet và thường được gọi tắt là cloud.
Phạm Chí Dũng: Bạo loạn Phan Thiết: Việt Tân hay nội bộ kích động?
Dân và cãnh sát cơ động đối mặt tại Bình Thuận.
Ai, thế lực nào đứng đằng sau cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn đốt phá ở Phan Thiết - một cái cớ rất thuận tiện để chính quyền huy động quân đội và cảnh sát đàn áp khốc liệt người biểu tình Phan Thiết?
Những kẻ lạ mặt là ai?
Điều lạ lùng là mặc dù Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã tung một lực lượng đông đảo để đàn áp cuộc biểu tình của người dân Phan Thiết, đã bắt bớ gần 200 người, song cho tới nay báo ngành công an vẫn chỉ thông tin “Hé lộ có nhiều “kẻ đứng sau” kích động, xúi giục người gây rối”, và “Theo lời khai của một số đối tượng, trong hai ngày gây rối họ đã được “tiếp sức” từ nhiều người bằng hình thức cho tiền và hứa hẹn sẽ “có thưởng” nếu như đạt được “thành tích” cao…”, mà không thể chỉ rõ nhóm nào đã chủ trương dùng tiền để kích động việc này.
Phạm Chí Dũng: Việt Nam: ‘Bộ bóp cổ’ âm mưu tăng giá xăng lên 50 ngàn đồng/lít?
Giá xăng tại Việt Nam quá mắc so với thu nhập của dân chúng.
(Hình: Getty Images)
Nếu vài năm trước, dân chúng và cả một phần lớn trong đội ngũ công chức “còn đảng còn mình” bức bối vì âm mưu của nhóm lợi ích xăng dầu sẽ kích động giá xăng lên trên 20,000 đồng/lít và lao thẳng đến mốc 25,000 đồng/lít, thì đến nay cái mốc 25,000 đồng kia chỉ còn là tương lai gần. Nhưng mối nguy hiểm mới và sâu độc là lòng tham và thói tàn bạo sẽ không dừng ở đó. Mà giá xăng còn có thể được đẩy bật đến mức 50,000 đồng/lít!
Thuế bảo vệ môi trường từ 10,000-20,000 đồng/lít (!?)
Tháng Năm năm 2018, sau khi Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng được Thủ Tướng Phúc “gật” để “thừa ủy quyền của thủ tướng chính phủ, thay mặt chính phủ” ký tờ trình cho Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Dự Thảo Nghị Quyết về Biểu Thuế Bảo Vệ Môi Trường, đã lấp ló một chiến dịch PR mới của nhóm cá mập xăng dầu nhằm âm mưu tăng thuế bảo vệ môi trường không chỉ lên kịch khung mà còn tạo ra một cái khung cao hơn nhiều để thêm một lần nữa “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)