Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Trần Doãn Nho: Tạp ghi tháng Tư: vết thương



Anh ạ! Tháng Tư mềm nắng lụa 
hoa táo hoa lê nở trắng vườn 
quê nhà hun hút sau trùng núi 
em mở lòng xem lại vết thương 
(thơ Trần Mộng Tú)

Chạy

Trong đời tôi, tính ra, tôi trải qua …bốn lần chạy. Mỗi lần chạy là một kinh nghiệmrất riêng.

Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân, ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng hoe, nơi mà chính dân làng cũng… chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại giữ nhà.

Hơn hai mươi năm sau, chạy giặc Mậu Thân. Cả gia đình tôi dắt díu nhau, không chỉ chạy, mà là chui, rúc, lăn, trốn từ vùng bộ đội Cộng Sản chiếm đóng về vùng quốc gia. Đoạn đường không dài, chỉ 5, 7 cây số nhưng là một biên giới sinh tử. Thật may mắn cho tôi và gia đình! Những ai không chạy thoát được nơi Cộng Sản chiếm, đã phải phải sống trong nỗi kinh hoàng của cuộc thảm sát Mậu Thân.

Phạm Đỗ Chí: 30/4/2018: Những Ý Nghĩ Vụn Về Quê Hương



Thế rồi 43 năm cũng trôi qua như một giấc mơ từ ngày chia ly đó. Ở tuổi này, như nhiều người Việt khác ở hải ngoại, tôi không tin nổi đã qua hơn 2/3 đời mình ở xứ ngoài.
Đã định chui vào nếp sống bận rộn thường lệ hàng ngày để quên đi tháng tư này, nhưng cái Ti vi oái ăm và đài CNN ra rả suốt vài ngày qua về chuyến thăm khu phi quân sự của hai nhà lãnh đạo Bắc và Nam Hàn để có cuộc gặp gỡ lịch sử lần nữa, mưu cầu đạt đến hiệp ước hòa bình, chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh từ 1953, và mưu cầu bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, nhất là mong cam kết của Bắc Hàn ngưng thử các hỏa tiễn hạt nhân và liên lục địa. Nhưng cái bắt tay đầu tiên ở dải bê tông đơn giản ngăn cách hai xứ của hai ông Moon và Kim, đã gây cho tôi những xúc động mãnh liệt và xúc cảm trào dâng của một người xa xứ gốc Việt mong một giây phút tương tự cho Việt Nam!

NGÔ THẾ VINH: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN TỰ HUỶ HOẠI 1975 - 2018


Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Để tưởng nhớ Mai Chửng
điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970

Primum Non Nocere / Trước hết không gây hại.

Hình 1: tới Cửa Trần Đề mút cuối con Sông Hậu, từ trái: Ngô Thế Vinh trên bãi biển Trần Đề; giữa & phải: ĐBSCL với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. [photo by Phạm Phan Long& Ngô Thế Vinh]

TỚI CỬA TRẦN ĐỀ MÚT CUỐI SÔNG HẬU
Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.

Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn từ thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích luỹ không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hoá tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một Đồng Bằng Sông Cửu Long/ ĐBSCL còn non trẻ có thể từ từ tan rã.

Bùi Văn Phú: Tháng Tư nghe lại “Nối vòng tay lớn”


Sinh hoạt tại Đại học Berkeley trong lưu bút 1980 của tác giả. 
Sinh viên đồng ca Nối Vòng Tay Lớn (Ảnh: Bùi Văn Phú) 

Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…

Khúc ca đó tôi đã thuộc lòng từ thời còn ở trung học đệ nhị cấp tại trường Nguyễn Bá Tòng và thường cất tiếng đồng ca cùng các bạn trong các sinh hoạt sinh viên.

Ngày 30/4/75 tôi đang lênh đênh trên biển, nghe ca từ thân quen qua sóng phát thanh mà nước mắt tuôn trào, vì trước đó Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho chính quyền Sài Gòn đầu hàng.

Khi đó tôi đã khóc vì không biết có còn gặp lại bố mẹ và các em. Tương lai rồi biết ra sao, trôi giạt về đâu.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Hạ Long Bụt Sĩ LVV: NHÀ NGUYỄN VÀ NHỮNG ÔNG VUA TỐT


Hai nhân vật chủ chốt của VN tk 20,
hai tướng diện, hai ngả đường lịch sử. - 
( Nguồn: Google) 
Trong hơn 140 năm, 1802- 1945, nhà Nguyễn là triều đại đầu tiên thống nhất Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Các vua Nguyễn nếu không là minh quân thì cũng chẳng có ai là hôn quân bạo chúa, có điều vua Gia Long lỡ dựa vào lực Âu Tây để lấy lại cơ đồ, nên rất khó chặn được làn sóng tôn giáo và thực dân rất mạnh của thế kỷ 19. Ðấy là khó khăn bên ngoài mà liên tiếp ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức đã không gỡ được, trong lúc nội bộ thống nhất chưa xong, quy tập toàn dân không được vì toàn dân chưa thành một một khối thuần nhất:
a- Khó khăn về quần chúng : nước Việt mới, rộng lớn, triều đình Huế khó lan tỏa quyền lực nhất là ra miền đất cũ, dân chúng và triều đình chưa tin cậy nhau, dân Việt còn trong giai đoạn phân hóa : nhà Lê cũ, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn mới, lại thêm dân tộc chia ra làm lương với giáo, với sự hiện diện đông đảo, dù có cấm, của các giáo sĩ Tây phương rất quyết tâm và giầu phương tiện. Một ông vua anh tài như Minh Mệnh trong 20 năm cố gắng vẫn chỉ biết noi theo đường lối phong kiến cũ: bành trướng đất đai, triệt hạ nền cũ (như phá thành Thăng Long cũ, xây thành nhỏ hơn, đổi tên mới Hà Nội, Bắc Ninh... xử tội Lê Văn Duyệt, 1832 lấy hết đất của người Chàm ở Phan Rang Phan Rí..) mà không khôn khéo thu phục nhân tâm, lại không nhìn xa thấy rộng, không lượng thế mình và thế Tây phương.

Hà Kỳ Lam: Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang



Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Plei Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời thoáng điểm và cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác. Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng chiều dần lan” trong một bài ca nào đó.
Đó là thung lũng Ia Drang, thuộc cực Tây Pleiku, mà trên bản đồ quân sự là một vùng sơn màu xanh nhạt với những vòng cao độ không “nhặt”. Địa danh này nhắc nhở nhiều cựu chiến binh Mỹ về trận đụng độ long trời của Sư Đoàn Một Không Kỵ với lực lượng Bắc Việt, tiếp theo sau trận thư hùng bảy ngày đêm mà cứ điểm Plei Me vẫn đứng vững. Và đó là thung lũng tử thần, có lẽ đối với cả đôi bên, tuy rằng Sư Đoàn Một Không Kỵ đã ghi một chiến thắng.

Song Thao: Biết Ðâu Ðấy



Tiếng súng vẫn ì ầm vọng về cho tới khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội hạ súng. Gia đình tôi co cụm trong góc nhà, dưới gầm cầu thang bằng bê-tông chắc chắn, hồi hộp nghe những lời chấm dứt cuộc chiến từ chiếc máy thu thanh chạy pin đặt trên sàn xi măng. Tôi tái mặt. Như có một tấm màn đen được tung ra phủ ập vào mắt. Mẹ tôi òa khóc. Rồi chúng mày sẽ ra sao? Bà có sáu đứa con thì hai đứa đang làm công chức, một đứa là sĩ quan Hải Quân, hai đứa đang dạy học tại trường công lập và một đứa nội trợ. Tôi như người mất hồn loạng choạng bước ra đi tìm một ly nước lạnh. Vợ tôi, mặt rũ rượi, bồng đứa con nhỏ mới bốn tháng lên nhà trên. Đứa con lớn hai tuổi chẳng hiểu chuyện gì ngơ ngác nhìn mọi người. Chẳng ai buồn nói năng. Như trong nhà đang có tang. Chiến tranh đã kết thúc như thế trong nhà tôi, một căn nhà như mọi căn nhà nằm trong vùng Thị Nghè, chỉ cách Saigon một con kinh nước quanh năm đen kịt, vào ngày tận của tháng Tư năm 1975.
Tiếng chân người, tiếng nói xôn xao từ ngoài đường vọng vào ầm ĩ. Tôi chẳng buồn nhìn ra ngoài. Chiếc cổng sắt im lìm bỗng có tiếng gõ mạnh. Tôi mở chiếc lỗ nhỏ trên cánh cửa kín mít nhìn ra. La Phương! Tôi vội vàng mở cửa. Người ký giả kỳ cựu của làng báo Saigon uể oải bước vào. Chẳng ai buồn nói. Chỉ mới mấy bữa trước La Phương còn lạc quan vào một giải pháp trung lập. Cuộc chiến có trên 20 năm tuổi sẽ được kết thúc bằng một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai phía. Người cựu ký giả của hãng thông tấn Pháp AFP có liên hệ nhiều với người Pháp đã khẳng định một cách lạc quan như vậy. Tình hình chính trị mấy ngày qua như càng ngày càng xấu đi. Ba Tổng Thống trong vài ngày là một chỉ dấu không tốt đẹp gì. Hy vọng đặt cả vào một Dương Văn Minh được lòng nhiều phe phái.

Phan Thanh Tâm: Một Thời Quái Dị



*  Khi nói đến thơ tình người ta thường để ý đến các bức thơ tình của các ngôi sao vang bóng một thời trên sân khấu chính trị, màn ảnh, nghệ thuật hay mấy bức thư của các danh nhân, của ông vua, bà chúa, Napoléon Đại Đế, Hoàng Hậu Josephine, của Tổng Thống Washington, Lincoln, Roosevelt, của các văn hào thi bá Voltaire, Victor Hugo, Beethoven. Mới đây thư tình năm 1943 của viên phi công George H.W. Bush hồi thế chiến thứ II trước khi trở thành Tổng Thống thứ 41 của nước Mỹ gởi cho vị hôn thê Barbara Pierce sau này là Cựu Đệ Nhất Phu nhân Barbara Bush qua đời ngày 17/4/18 ở tuổi 92 cũng đã được nhắc tới. Chẳng ai nghĩ đến thư tình của những cặp tình nhân trong đám đông thầm lặng. Ấy vậy mà ông Võ Chinh Chiến, cựu Đại Úy VNCH vẫn nhớ như in từng dòng, từng chữ bức thư của một cán bộ gác cổng gởi cho người yêu nấu bếp vì ông thấy bức thư quá độc đáo, phản ảnh cả một thời đại.
{Đồng Chí H.. thân mến,
Qua nhiều đêm đấu tranh với tư tưởng anh đã nhất trí yêu em.
Nếu em đồng ý anh sẽ mời ba má anh tới tham quan nhà em. Anh hứa sẽ quản lý tốt đời em và làm đúng theo lời Bác và Đảng dạy.
 Một thiếu, hai vừa, ba thừa, bốn lạc hậu.
Chào đoàn kết để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.}

CHƯƠNG 03: KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI

 Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐÀM TRUNG PHÁP hiệu đính năm 2018

CUỘC ĐỜI TÁC GIẢ TRUYỆN KIỀU 

Tên tuổi quê quán

Tác giả Truyện Kiều họ Nguyễn, tên húy là Du , tên tự là Tố Như  , tên hiệu là Thanh Hiên  , và biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ     (Phường Săn Núi Hồng). Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vì quê ông ở làng Tiên Điền nên mọi người cũng thường gọi ông là Tiên Điền Tiên Sinh để tỏ lòng kính trọng. Quê ngoại ông Du ở làng Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh BắcNinh [1].Sinh mẫu ông, bà Trần Thị Thấn   , là con gái một họ thế phiệt ở làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Họ Trần nổi tiếng là một họ văn học trung nghĩa, trai gái đều rất đẹp, con gái thường được tuyển vào làm cung phi vương phủ. Bà Thấn [2] lấy lẽ ông Tham tụng (ngang hàng Thủ tướng đời nay) Nguyễn Nghiễm, được 4 con trai là Trụ , Nễ , Du , Ức . Ông Du sinh năm Ất Dậu (1766) tức là năm thứ 26 niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Hiển Tông nhà Hậu Lê và mất năm Canh Thìn (1820) tức là năm đầu niên hiệu Minh Mệnh triều Nguyễn, thọ 54 tuổi.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Ngô Nhân Dụng: Cuộc trình diễn Moon Kim



Cuộc gặp gỡ giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un được dàn dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng, giống những màn ca vũ hay các cuộc duyệt binh với hàng trăm ngàn thường dân hoặc quân sĩ vẫn diễn ra ở Bắc Hàn. Tất cả nhắm mục đích “trình diễn để tuyên truyền” tô điểm cho chế độ tàn bạo và “lãnh tụ kính yêu.” Nhưng người dân Nam Hàn cũng vui mừng và hy vọng.
Ông Moon đeo cà vạt màu xanh dương, màu của “lá cờ thống nhất” với hình bán đảo Cao Ly đã sử dụng khi hai phái đoàn lực sĩ Nam và Bắc tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông vừa qua. Kim vẫn mặc chiếc áo “Mao chủ tịch” giống ông nội Kim Il-Sung cũng như họ Hồ ở Việt Nam vẫn mặc, để bày tỏ lòng trung thành với Trung Cộng.

Trần Mộng Tú: Tháng Tư Làm Vườn



Mặt trời tháng Tư rơi xuống vườn
nhát cuốc vung lên mặt trời vỡ ra từng mảnh
từng mảnh
từng mảnh mặt trời
tung lấp lánh

những con giun đất màu hồng
uốn éo nằm trong lòng đất
đất phà hơi thơm tho
cho giun giàn giụa hạnh phúc

Tuấn Khanh: Nghe Chú Cuội của Phạm Duy, qua tiếng hát Ái Vân


Phạm Duy là họa sĩ bằng âm nhạc. Lắng nghe những ca khúc của ông, đặc biệt là những âm điệu dân ca, người ta cảm thấy như mình bị nhấn chìm vào bức tranh đẹp nhất của quê hương mình.

Quê hương Việt Nam đẹp khôn cùng trong những bài hát của Phạm Duy. Có những bài hát đã hơn nửa thế kỷ, khi cất lên vẫn như thảm lụa ký ức, trãi khắp trong suy nghĩ, để người ngồi mà tự vấn mình yêu đất nước này đến mức nào.

Tôi lớn lên và may mắn được học những bài học về lòng yêu nước, đơn giản qua những cây cầu, bà mẹ, ánh trăng… mà Phạm Duy mô tả. Mà kỳ lạ thay, bao nhiêu giáo điều, bao nhiêu chủ nghĩa, tuyên ngôn học được, mọi thứ luôn trôi đi khi lắng nghe âm nhạc của Phạm Duy, để đọng lại hai chữ Việt Nam.

Nguyễn Tường Thụy/RFA: Tiểu phẩm: CHUYỆN VUI 30/4



Tù nhân (TN): Thưa cán bộ, hôm nay là ngày gì ạ?

Quản giáo (QG): Hôm nay 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, có thế mà không nhớ hả?

TN: Nhưng giải phóng khỏi cái gì ạ?

QG: Giải phóng khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ chớ sao.

TN: Nhưng đế quốc Mỹ rút hết quân sau hiệp định Pa ri rồi cơ mà, chỉ còn người Việt Nam với nhau.

QG: Thì giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách kìm kẹp của chế độ ngụy.

TN: Nhân dân miền Nam bị kìm kẹp thế nào ạ?

Trương Duy Nhất: Lỡ miệng nói thật



“Đại hội đảng khoá tới là kỳ đại hội không có chạy chức”. Câu “lỡ miệng” của ông Nguyễn Thiện Nhân đang khiến dân tình chém chặt tả tơi trên mạng. Rằng như vậy hoá ra các khoá trước, các kỳ đại hội trước là có chạy chức?
Đọc nhiều lời nặng nề với ông quá, thấy... thương!
... 
Nhớ đâu hồi cuối 2009, trong bữa cơm thân mật với vợ chồng một Uỷ viên Bộ Chính trị tại căn biệt thự công vụ giữa Ba Đình. Anh chị quý mình, nên cứ thay nhau liên tục thúc “ăn đi Nhất, gắp thêm vào em”... 
Thấy mình rụt rè đưa đũa vào đĩa cá, anh vội gắp liền mấy miếng:
- Cá Anh Vũ đấy. Ngon lắm. Loại cá tiến vua ngày xưa đó. Hiếm lắm. Cái này là tập trung cho BCT bọn anh ăn. Giờ ở ngoài có tiền cũng không mua được đâu.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Mạnh Kim: Mặt trái của làng báo


Sự kiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo. Trong buổi café sáng hay bàn bia buổi chiều, một trong những “món nhắm khoái khẩu” mà một số nhà báo thích “nhậu” là những vụ xì căng đan tình ái xảy ra giữa đồng nghiệp trong “nhà” mình hay “nhà hàng xóm”. Nói cách khác, làng báo là một xã hội thu nhỏ. Chuyện gì “ngoài đời” có thì làng báo có, từ hối lộ, lăng nhăng, hù dọa, phe nhóm, đâm thọc, đến đố kỵ… Dĩ nhiên, cũng như trong xã hội, làng báo không phải chỉ có người xấu.

Trọng Nghĩa/RFI: Thượng đỉnh Liên Triều : Nam-Bắc cam kết không còn chiến tranh

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un, (trái)
và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In 
tại cuộc thượng đỉnh ngày 27/04/2018. -- Reuters

Sáng 27/04/2018, lần đầu tiên sau hơn một thập niên, hai lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã trực tiếp gặp mặt nhau tại Bàn Môn Điếm ở vùng phi quân sự phân chia hai nước.

Sau cái bắt tay và bước chân băng qua băng lại đường giới tuyến mang đầy ý nghĩa biểu tượng, tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã bước ngay vào bàn đàm phán với một nghị trình nặng ý nghĩa hòa giải : Giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thỏa thuận hòa bình và cải thiện quan hệ Liên Triều.

Sau hai phiên họp chính giữa hai phái đoàn, và một cuộc họp tay đôi giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hai bên đã ra một thông cáo chung cam kết sẽ không còn chiến tranh giữa hai bên, tìm kiếm một thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn và vững chắc, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo.

USCIRF: Việt Nam cần được đưa trở lại vào danh sách CPC

Việt Nam năm nay tiếp tục bị xếp vào nhóm các nước mà 
ở đó chính phủ thực hiện hoặc dung chấp những vụ vi phạm 
tự do tôn giáo "đặc biệt nghiêm trọng," theo báo cáo năm 2018 
của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Việt Nam là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và nên được chính phủ Mỹ đưa vào một danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tôn giáo, theo báo cáo năm 2018 của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF).

Báo cáo hàng năm của ủy hội độc lập và lưỡng đảng này của chính phủ liên bang Hoa Kỳ ghi nhận những vụ vi phạm tự do tôn giáo và tiến bộ ở 28 nước, trong đó có Việt Nam, và đưa ra khuyến nghị với chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam năm nay tiếp tục bị xếp vào Nhóm 1 bao gồm các nước mà ở đó chính phủ thực hiện hoặc dung chấp những vụ vi phạm tự do tôn giáo "đặc biệt nghiêm trọng," nghĩa là những vi phạm này có tính hệ thống, đang tiếp diễn và hết sức tệ hại, theo tiêu chuẩn của USCIRF.

VOA Tiếng Việt: Dịp 30/4: Xuất hiện lời kêu gọi chính quyền Việt Nam thay đổi thể chế

Sinh viên tạo hình quốc kỳ của Việt Nam.

Các hội đoàn trong và ngoài nước vừa đưa ra lời kêu gọi Việt Nam loại bỏ chế độ cộng sản độc tài, đồng thời lên tiếng cổ xúy cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền, nhân dịp đánh dấu 43 năm ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, 30/4/1975.

Từ thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ, ông Đoàn Hữu Định, cựu Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn, một trong những người ký tên vào thư kêu gọi, cho VOA biết:

“43 năm qua mà chưa có gì thay đổi thì tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả.”

Tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả. -- Ông Đoàn Hữu Định

Bức thư được hơn 18 hội đoàn đồng ký tên có đoạn viết: “Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hãy ý thức quyền lợi và tương lai của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của dân tộc, từ bỏ tư tưởng giáo điều độc tôn, chấp nhận một thể chế dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do bầu cử…”

Viễn Đông: Bài học từ Việt Nam cho lãnh tụ Kim Jong Un?

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un bắt tay 
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 
qua lằn ranh quân sự trên biên giới, trước khi lần đầu đặt chân 
tới miền nam hôm 27/4.

Trong khi lãnh tụ Bắc Hàn sắp bước qua ranh giới quân sự, lần đầu tới Hàn Quốc tham gia cuộc họp thượng đỉnh liên Triều, dần bước ra khỏi sự cô lập suốt thời gian dài, các nhà quan sát cho rằng Việt Nam có thể là hình mẫu phát triển cho chính quyền của ông Kim Jong Un.

Bước đi mang tính lịch sử với trọng tâm là “phi hạt nhân hóa và hòa bình vĩnh viễn” trên bán đảo Triều Tiên, theo lời quan chức Hàn Quốc, diễn ra ít ngày sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ tuyên bố sẽ ngưng các vụ thử hạt nhân và tên lửa nhằm dốc sức phát triển kinh tế.

Thứ hai, đó là hội nhập quốc tế và mở rộng tối đa quan hệ hợp tác tin cậy với tất cả các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước phát triển cùng các nước trong cùng khu vực. Đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, và ký kết các hiệp định từ do cần là ưu tiên hàng đầu. -- Tiến sĩ Vũ Minh Khương nhận định.

Trả lời VOA Việt Ngữ, Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng Bắc Hàn “có thể học từ Việt Nam ba bài học lớn”.

V.Giang: Họp thượng đỉnh, Nam-Bắc Hàn đồng ý ngưng hành động thù nghịch

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, phải, và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in 
cùng đi dạo tại làng Bàn Môn Điếm. (Hình: Korea Summit Press Pool via AP)

Trong một cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, có thể có giá trị nhiều về những hình ảnh gây xúc động hơn là nội dung được thảo luận, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in đã làm thay đổi tình hình bán đảo Triều Tiên, có lúc tưởng chừng bên bờ vực chiến tranh, khi nắm lấy tay nhau và cùng đi dạo hôm Thứ Sáu trên lối đi đánh dấu lằn ranh chia cắt Nam và Bắc Hàn.

Hình ảnh này, không thể nào tưởng tượng sẽ xảy ra chỉ mới mấy tháng trước đây, có thể không xóa được thất vọng là hai bên không đạt thỏa thuận về cuộc đối đầu nguyên tử, từng khiến hàng triệu người tại bán đảo này phải lo sợ, nhưng cũng cho hai nhà lãnh đạo một điểm khởi đầu để có hy vọng đạt được sự hợp tác trong tương lai.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Trung Quốc triển khai tên lửa ‘sát thủ đảo Guam’

Tên lửa "sát thủ đảo Guam," DF-26.

Trung Quốc hôm thứ Năm 26/4 xác nhận rằng họ vừa triển khai một tên lửa mới mà truyền thông Trung Quốc đặt biệt hiệu là "sát thủ đảo Guam" vì loại tên lửa này có khả năng tấn công căn cứ quân sự Thái Bình Dương của Mỹ bằng vũ khí quy ước hoặc vũ khí hạt nhân, theo hãng tin Reuters.

Trung Quốc đang triển khai một chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang đầy tham vọng, phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình, tàu sân bay và tên lửa tiên tiến trong lúc nước này đang phấn đấu trở thành một quân đội đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ 21.

VOA: Bàn tay bí ẩn đàng sau cuộc điện thoại Trump – Phúc

Ông Marc Kasowitz, luật sư riêng của TT Donald Trump, 
đồng thời có thân chủ là một nhà đầu tư Mỹ có sòng bài ở Việt Nam.

VOA: ProPublica ngày 25 tháng 4 đăng bài báo cho biết cuộc gọi điện thoại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được thu xếp bởi Marc Kasowitz, luật sư riêng của ông Trump và cũng đại diện một thân chủ có các lợi ích kinh doanh ở Việt Nam. Với sự đồng ý của ProPublica, VOA Tiếng Việt dịch toàn bộ và nguyên văn bài báo sang tiếng Việt và đăng ở đây.

Ngày 14 tháng 12, 2016, một tháng sau cuộc bầu cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gọi điện thoại với thủ tướng Việt Nam. Vào thời điểm các chính phủ nước ngoài đang vội vã liên lạc với ông Trump, cuộc điện đàm này là một thắng lợi cho phía Việt Nam. Truyền hình nhà nước chiếu hình ảnh được nói là cuộc gọi của thủ tướng, với các quan chức khác ngồi xung quanh tươi cười.

Nhưng bên trong Bộ Ngoại giao Mỹ, các quan chức bối rối và lo lắng. Từ lâu nay, các cuộc gọi sau cuộc bầu cử cho các nguyên thủ quốc gia là công tác được thu xếp bài bản. Việc tổng thống đắc cử nói chuyện với ai trước và việc các nhà ngoại giao chuyên nghiệp báo cáo về những vấn đề cần nêu và nên tránh đều được suy xét kỹ càng.

Hà Tường Cát/Người Việt:

Đàn bò gặm cỏ trên một khu đất công gần Mesquite, Nevada. 
(Hình: George Frey/Getty Images)

“Các cowboys thua cuộc trong trận chiến giành đất miền Tây Mỹ” là nội dung bài phóng sự của ký giả Jim Carlton đăng trên tờ Wall Street Journal cuối Tháng Ba. Theo tác giả, do hàng loạt các quy định, diện tích đất thuộc quyền sở hữu của liên bang, nơi mà những nhà chăn nuôi có thể thả bò cho ăn cỏ, đã giảm đi gần một nửa trong vòng bốn thập niên vừa qua.

Nông gia Wayne Hage, 42 tuổi, chủ nhân một trại bò tại thung lũng Monitor Valley, trong vùng bán sa mạc thuộc tiểu bang Nevada giữa Reno và Las Vegas, nói với ký giả Carlton: “Ở đây vẫn có thể ngồi trên lưng ngựa giống như John Wayne, nhưng đời sống thì khốn khổ hơn bao giờ hết, vì lúc nào cũng phải đối phó với các luật sư.”

Lê Mạnh Hùng: Hoàng gia sinh tại Anh chỉ tốn bằng một người bình thường tại Mỹ


Sự ra đời của một vị hòang tử hoặc công chúa luôn luôn được đón chào rầm rộ không những bởi dân chúng sở tại mà còn cả bởi báo chí quốc tế nữa. Thành ra sự ra đời của cậu con thứ ba của nữ công tuớc Cambridge, vương phi của Hoàng Tử William nước Anh ngày 23 Tháng Tư vừa qua cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà báo đã tụ tập chờ đợi suốt ngày tại phía ngoài Lindo Wing, một khu hộ sinh tư sang trọng thuộc bệnh viện công St. Mary, Luân Đôn, vốn là nơi vẫn được Hoàng Gia Anh và các giới giàu có sử dụng. Nhà hộ sinh này sang trọng đến nỗi còn cung cấp cả rượu sâm banh cho các bố mẹ ăn mừng việc ra đời của một công nương hay quý tử của mình.

Thế nhưng chi phí để đưa một ông hòang mới ra đời – ông hoàng vốn đứng hàng thứ năm trong danh sách thừa kế ngai vàng nước Anh – lại tốn ít hơn là chi phí hộ sinh của một cô hay một cậu bé Mỹ trung bình.

Ngọc Lan/Người Việt: Những bộ hài cốt quân nhân Quân Lực VNCH hiện còn trên đất Lào

Tấm thẻ bài của một quân nhân mang tên Trương Lương
được tìm thấy ở Lào (Hình: Internet)

Chiều Thứ Bảy, 21 Tháng Tư, chị Christine Tạ, một y tá, lái xe gần 40 phút đến tòa soạn Người Việt để nhờ đăng mẫu tin liên quan đến việc có người tìm thấy ba bộ hài cốt của ba người lính VNCH với ba thẻ bài ở bên Lào.

“Cậu tôi nhìn thấy những hình ảnh này được chuyền trên Facebook nên kêu tôi mang đến nhờ báo đăng, nếu có phải trả tiền cũng đăng, để hy vọng có thể tìm được thân nhân của họ,” chị Christine vừa nói vừa mở cái iPad để chỉ vào một mẫu tin mà nhiều người đang “share” trên các trang mạng xã hội.

Nguyên văn mẫu tin như sau:

“Hài cốt của 3 quân nhân trên đất Lào 45 năm qua

HÃY SHARE ĐỂ GIÚP BA ANH ĐƯỢC TRỞ VỀ VỚI GIA ĐÌNH.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Thụy My/RFI: Thượng Viện Canada ra nghị quyết lên án Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

Các công trình xây dựng của Trung Quốc 
trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông, 
nơi đang có tranh chấp với nhiều bên. 
(Ảnh vệ tinh do CSIS công bố ngày 6/06/2017 -- (CSIS)

Thượng Viện Canada hôm qua 24/04/2018 đã thông qua nghị quyết chỉ trích thái độ hung hăng và sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Globe and Mail xuất bản tại thủ đô Ottawa cho biết như trên.

Nghị quyết tố cáo « sự leo thang và thái độ thù địch của Trung Quốc », kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, theo như quy định của luật quốc tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bên cạnh đó cần chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.

Việc Thượng Viện Canada điểm mặt chỉ tên Trung Quốc như vậy là hành động hiếm thấy, vào thời điểm chính phủ của ông Trudeau đang tìm cách mở ra các cuộc đàm phán về thương mại với Bắc Kinh. Nghị quyết được thông qua với 43 phiếu thuận trong đó có các lá phiếu của đại diện chính phủ đảng Tự Do, 29 phiếu chống và 6 vắng mặt.

Trân Văn: Cứ ‘đánh’ như thế thì chắc chắn… chết!

Đô đốc Philip Davidson.

Nếu đặt dự án “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu - Lý Sơn” của tập đoàn FLC ở Quảng Ngãi bên cạnh chuỗi diễn biến liên quan tới chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, ắt sẽ thấy dự án ấy như một đòn của liên hoàn cước, ngay cả vô tình thì vẫn góp phần đáng kể vào việc giúp Trung Quốc củng cố yêu sách về chủ quyền tại biển Đông…

***

Ngày 17 tháng 4, khi điều trần trước Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson – ứng viên cho vai trò Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ - cảnh báo, bảy bãi đá ngầm mà Trung Quốc cưỡng đoạt từ tay Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên - Cuarteron, Chữ Thập - Fiery Cross, Ga Ven - Gaven, Gạc Ma - Johnson, Tư Nghĩa - Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi - Subi) rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo suốt từ đầu thập niên 2010 đến nay, giờ đã trở thành một chuỗi căn cứ quân sự, giúp Trung Quốc kiểm soát toàn bộ biển Đông, khống chế tất cả các hải lộ quan trọng trong khu vực.

Không phải tự nhiên mà Trung Quốc gia tăng nỗ lực khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông. Chỉ tính từ đầu tháng đến nay, Trung Quốc đã khiêu khích cộng đồng quốc tế hai lần ở biển Đông: Một lần gây nhiễu đối với chiến đấu cơ loại EA-18G Growler của hải quân Hoa Kỳ. Một lần, công khai quấy nhiễu hai chiến hạm HMAS Anzac và HMAS Toowoomba của hải quân Úc. Hai lần khiêu khích chỉ nhằm gửi lại thông điệp mà Trung Quốc phát hành từ lâu: Biển Đông không còn là vùng biển mà phi cơ, tàu bè có quyền tự do lưu thông như qui định của luật pháp quốc tế. Biển Đông giờ là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Phạm Chí Dũng: ‘Lò’ sẽ đốt ai ở Sài Gòn?

TBT Nguyễn Phú Trọng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sau Đà Nẵng, “Người đốt lò vĩ đại” - một tụng danh mà Đài Tiếng Nói Việt Nam dành cho Nguyễn Phú Trọng - đã chính thức mang củi lửa vào đất Sài Gòn.

Một tháng sau tết nguyên đán 2018 và sau khi đã kết thúc khoảng lặng “nhân văn trước tết” như một tư tưởng nhân đạo mới của Nguyễn Phú Trọng, song trùng với vụ giáng cho cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng thêm án tù giam 18 năm, bùng cháy vụ “Mobifone mua AVG” móc xích với Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn, vụ bắt hai tướng công an “tổ chức đánh bạc công nghệ cao”, bắt cả một tướng tình báo của Tổng cục V Bộ Công an có cấu kết với vụ Vũ “Nhôm”, cùng lúc khai hỏa kế hoạch cải tổ ngành công an, chiến dịch “đốt lò” ở Sài Gòn đã khởi động từ tháng Ba năm 2018 và tăng hẳn sức nóng vào tháng Tư.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Người & Dế


Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột như thân nhiệt của một người mang bệnh sốt rét. Mới sáng bữa trước trời còn lành lạnh và nhạt nắng; qua sớm bữa sau nắng đã chuyển màu vàng sậm và trời thì hâm hấp nóng. Tới trưa thì nóng như hun. Tôi mở cửa bước vào xe mà tưởng như mình bước chân vô cái lò bánh mì.

Người dân bản xứ bỏ giầy, bỏ vớ, bỏ luôn quần trong, áo ngoài; họ chỉ còn đeo lại vài mảnh vải nhỏ xíu trên người, đi lơn tơn ở ngoài phố, gặp nhau họ chào hỏi hớn hở và gật gù nhận xét thú vị “’The summer’s coming !” Mùa hè thiệt sao? Hè ở đâu mà tới một cái rào vậy kìa? Có cái gì đột ngột, mới mẻ quá khiến cho một thằng dân ti nạn khó tránh được đôi chút ngỡ ngàng.

Tự nhiên tôi nghĩ đến cảnh một anh chồng, sống vào Thời Thượng Cổ, có sáng thức dậy – trước khi cầm giáo mác đi vào rừng – đứng tần ngần nhìn quanh quất đất trời một lát rồi quay vào nhà lay vai vợ: “Nè em, bắt đầu từ sáng nay là bước qua Thời Trung Cổ rồi đó nha, dậy sớm một bữa đi để đón chào một thời đại mới!” Nghĩ chơi và nói cho vui vậy chứ chưa chắc bất cứ cái gì mới đều được đón chào. Đôi khi căn nguyên của sự khó chịu nằm ngay ở chỗ mới mẻ đó.

Ngô Nhân Dụng: Tưởng nhớ Trần Văn Thạch và các đồng chí của ông


Ông Trần Văn Tự kể “Một đêm cuối năm 1946,” (năm đó ông 18 tuổi), một người khách lạ đến thăm gia đình, thì thào nói chuyện với Dì Ba, người mẹ kế của ông, bà vừa nghe vừa “lấy khăn lau nước mắt.” Người khách này “bị nhốt chung một hầm với ba tôi,” nhà báo, nhà cách mạng Trần Văn Thạch, “và nhiều người khác.” Trước khi từ giã người khách đưa cho Dì Ba một “quyển sổ tay” với mấy trang ghi những lời trăng trối của Trần Văn Thạch. “Các con, Bây hãy thương yêu nhau,… Tự, Điển, Linh, Dung, Nguyệt, Châu! Sáu đứa bây chớ bỏ nhau.” Ông viết mấy hàng từ giã Dì Ba, người vợ thứ nhì kém ông 12 tuổi, sau khi ông góa vợ, với 5 đứa con từ 3 đến 10 tuổi. Suốt đời bà chỉ sống bên ông được ba năm vì ông chồng mải lo làm “quốc sự;” luôn luôn bị tù, nhà tù thực dân Pháp rồi đến nhà tù của Cộng Sản Đệ Tam. Ông nhắc đến người con gái của ông với Dì Ba, “Anh thương Mỹ Châu lắm, nhưng trong thời buổi đảo điên này, cha con lại vội xa nhau.”

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Đức xử nghi can tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh được đưa tới tòa án, Hà Nội, ngày 08/01/2018
VNA/Doan Tan via REUTERS

Hôm nay, 24/04/2018, tư pháp Đức bắt đầu xét xử một nghi can mang quốc tịch Cộng Hòa Séc, gốc Việt Nam, dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/07/2017 ngay tại thủ đô Berlin, để đưa về Việt Nam.

Ông Long N.H – một số báo chí tiếng Việt ở hải ngoại nêu tên Nguyễn Hải Long - bị ra tòa với tội danh « tham gia vào hoạt động của các cơ quan mật vụ Việt Nam dẫn đến việc bắt cóc » hai người Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình.

Theo AFP, ngoại trưởng Đức vào lúc đó, ông Sigmar Gabriel, đã tố cáo vụ bắt cóc diễn ra như trong phim trinh thám về thời kỳ chiến tranh lạnh : trong lúc ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình đi dạo ở công viên Tiergarten, Berlin, một nhóm người có vũ trang đã tấn công bắt giữ hai người và tống lên xe thùng loại nhỏ, đưa đến sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó bị đưa về Việt Nam.

Bị tư pháp Việt Nam truy nã với tội danh biển thủ 120 triệu euro, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên là một trong những lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đã chạy sang Đức xin tị nạn.

VOA: Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn chịu án 14 năm tù

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm 
hôm 24/4/2018 ở Nghệ An

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn phải thi hành án tù lên đến 14 năm, sau khi phiên tòa phúc thẩm hôm 24/4 giữ nguyên bản án đã được tòa sơ thẩm tuyên cách đây 2 tháng rưỡi.

Tôi rất bức xúc về một phiên tòa rất bất công. Vì anh tôi chỉ có nhiệm vụ đấu tranh cho môi trường, đấu tranh chống Formosa, đấu tranh cho quyền con người. -- Ông Hoàng Nguyên, em ông Hoàng Đức Bình

Phiên phúc thẩm diễn ra trong 3 giờ vào buổi sáng tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhà hoạt động 35 tuổi, người đã giúp đỡ ngư dân một số vùng ở Nghệ An kiện hãng Formosa gây ô nhiễm môi trường, bị y án sơ thẩm 14 năm tù cho các tội “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.

Vụ ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải xảy ra hồi cuối mùa xuân năm 2016. Những ngư dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối cũng như tuần hành để nộp đơn kiện Formosa.

Viễn Đông: Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có khả năng 'thâu tóm' Biển Đông

Một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường 
của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung với Nga năm 2014.

Một đô đốc được đề cử vào vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mới nói với các nhà lập pháp nước này rằng Trung Quốc hiện đủ mạnh để có thể "thâu tóm" Biển Đông và chỉ có một cuộc xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn điều này.

Các hành động này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của Chủ tịch Tập [Cận Bình] năm 2015 tại Vườn Hồng [Nhà Trắng] rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Biển Đông. -- Đô đốc Philip Davidson nói.

Trong tuyên bố bằng văn bản gửi tới Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ nhân buổi điều trần hôm 17/4, Đô đốc Philip Davidson nhận xét rằng việc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự ở vùng biển tranh chấp với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tạo cơ hội “thống trị” cho quân đội nước này ở Biển Đông.

Phạm Chí Dũng: Vì sao CSVN cấp tập xử án nhân quyền đầu 2018?

Các nhà hoạt động xuống đường đòi công lý 
cho Hội Anh Em Dân Chủ hôm 5 Tháng Tư, 
trước phiên tòa xử Luật Sư Nguyễn Văn Đài 
và các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. (Hình: Getty Images)

Vì sao nhà cầm quyền CSVN lại cấp tập tổ chức các vụ xử án người hoạt động nhân quyền trong hai Tháng Ba và Tư, 2018? Phải chăng là “xử nhanh để bắt tiếp” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền? Hay “xử nặng để mặc cả hiệp định thương mại với Châu Âu” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền khác?

‘Danh sách bắt tiếp 48 người?’

Sau Tết Nguyên Đán 2018, hàng loạt vụ án Hội Anh Em Dân Chủ (6 người) và những vụ xử cá nhân đối với những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng đã diễn ra gần như đồng loạt ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, với thời gian xử án ngắn gọn, kể cả xử lén lút mà không cho luật sư bảo vệ và gia đình tham dự, với nhiều mức án rất nặng nề…, cho thấy đây là một chủ trương của đảng cầm quyền và ngành tư pháp, nhưng không hẳn mang tính ngắn hạn mang tính chắp vá như những vụ xử án nhân quyền trước đây, mà còn có thể phục vụ cho một “tầm nhìn trung hạn” (cụm từ của đảng) nào đó.

Lê Phan: Câu chuyện về tử tế


Hôm Thứ Năm vừa qua, cô bé Maile Pearl Bowlsbey Duckworth, mới 11 ngày, đã đến phòng họp của Thượng Viện Hoa Kỳ theo mẹ, Thượng Nghị Sĩ Tammy Duckworth, khi thượng nghị sĩ dân chủ của tiểu bang Illinois đến để bỏ phiếu chuẩn thuận người mà Tổng Thống Donald Trump đã chọn làm tân giám đốc cho Cơ Quan Quản Trị Không Gian NASA.

Sự việc cô bé Maile được mẹ bế đến Thượng Viện là một cảnh chưa từng có. Em bé mới 11 ngày này đã làm nên lịch sử vì nhờ em mà Thượng Viện đã thông qua những luật lệ cho phép đem con nhỏ vào phòng họp. Nhưng điều quan trọng hơn là dự luật này được thông qua với không một phiếu nào chống.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Thanh Phương/RFI: Trục xuất người Việt tại Mỹ: Rắc rối pháp lý và ngoại giao

Phạm Chí Cường, một người Việt lai Mỹ 47 tuổi, bị trục xuất 
về Việt Nam. Ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 20/04/2018.Reuters

Trả lời hãng tin Reuters này 12/04/2018, cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius tố cáo Hoa Kỳ muốn trục xuất về nước hàng ngàn người Việt, mặc dù trên nguyên tắc đa số những người này được bảo vệ, không thể bị trục xuất, chiếu theo một hiệp định song phương giữa hai nước. Ông Osius khẳng định là một số nhỏ những người theo lẻ được hiệp định đó bảo vệ đã bị đưa về Việt Nam.

Những lời tố cáo trên của cựu đại sứ Mỹ khiến vấn đề trục xuất người Việt tại Mỹ bổng trở thành một đề tài nóng, vào lúc chính quyền Donald Trump thi hành chính sách ngày càng cứng rắn hơn với người nhập cư.

Theo lời nhà báo Hà Ngọc Cư ở Texas, không chỉ riêng đối với cộng đồng người Việt, vấn đề trục xuất về quốc gia nguyên quán những người phạm tội tại Hoa Kỳ đang gặp rất nhiều rắc rối về pháp lý, vì không có quy định cụ thể, rõ ràng là phạm những tội hình sự gì thì có thể bị trục xuất.

Phạm Chí Dũng: Nước cờ chiến lược Vũ ‘Nhôm’ và Hội nghị trung ương 7

Phan Văn Anh Vũ. (Photo: VnExpress)

Vụ khởi tố và tống giam một sỹ quan tình báo cấp tướng của Tổng cục V Bộ Công an vào ngày 17/4/2018 rất có thể chỉ là bước khởi đầu, hoặc là “giai đoạn 1” của một trận công kích đến những cấp cao hơn nữa của Tổng cục Tình báo này trong thời gian tới.

Vào những ngày này, dư luận đang sôi sục với dự đoán sẽ có ít nhất 2 thứ trưởng Bộ Công an phải bị liên đới trách nhiệm, thậm chí cả trách nhiệm hình sự, ở “giai đoạn 2” của “đại án kinh tế - chính trị Vũ “Nhôm””.

“Binh chủng hợp thành”

Có lẽ “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ vụ Trịnh Xuân Thanh mà có vẻ chẳng phăng ra được đầu mối nào đã giúp Thanh đào tẩu ra nước ngoài ngay trước mũi “ngành công an Việt Nam giỏi nhất thế giới”, Tổng bí thư Trọng đã chỉ đạo chiến dịch bắt và khai thác Vũ “Nhôm” - Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ một cách “làm việc gì ra việc đó” - như một lời khen dân dã của ông Trọng dành cho cơ quan Ủy ban Kiểm tra đảng trung ương.

Bùi Tín: Làm thế nào hàn gắn quan hệ đối ngoại?

Trịnh Xuân Thanh tại tòa ở Việt Nam.

Hiện nay quan hệ đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam đang ở vào thời xấu, căng thẳng với một số nước.

Điều này ai cũng biết. Nhưng vì nhiều lẽ người ta cứ im lặng, hy vọng thời gian sẽ tự nó hàn gắn, có lợi cho các bên. Ta cần họ, họ cũng cần ta, lo gì!

Theo tôi, Ban chấp hành TƯ, Quốc hội nên thảo luận thật kỹ vấn đề này, không nên để chậm trễ.

Ai cũng biết, quan hệ giữa nước CHXHCN Việt Nam với CHLB Đức trở nên căng thẳng, xấu đi rõ rệt từ tháng 7/2018 sau cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa thủ đô Berlin. Chính quyền và công luận Đức cho đây là hành động bạo lực phạm luật pháp quốc tế của thời chiến tranh lạnh đối với một nước có chủ quyền vững chắc, đã có một loạt trừng phạt nghiêm khắc, hứa hẹn sẽ có thêm những đòn cảnh cáo mới nếu Nhà nước Việt Nam không nhận lỗi, tỏ lời xin lỗi và cam kết sẽ không tái phạm.

CSVN ‘phải trả tự do tức khắc cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ’

Phiên tòa xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ 
hôm 5 Tháng Tư, 2018. (Hình: Getty Images)

Một thỉnh nguyện thư mới được phổ biến kêu gọi mọi người ký tên gửi Liên Hiệp Quốc, Quốc Hội các quốc gia tây phương và các tổ chức quốc tế thúc đẩy CSVN trả tự do cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ.

Thông qua tổ chức “change.org” thường được người dân khắp thế giới dùng để thu thập chữ ký cùng vận động, một số người Việt Nam vừa khởi xướng bản thỉnh nguyện thư gửi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), Ủy Ban Nhân Quyền LHQ, Nghị Viện Châu Âu, Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.

Đô đốc Hải Quân Mỹ: ‘Chúng ta đã mất Biển Đông’

Đô Đốc Philip S. Davidson. (Hình: US Navy Photo)

“Chúng ta đã mất Biển Đông,” đô đốc Mỹ nói với Quốc Hội rằng chỉ có chiến tranh mới đối phó được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ bận rộn nhất thế giới.

Đô Đốc Philip S. Davidson, người được đề cử giữ chức tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, nói ra một thực tế trong cuộc điều trần của Thượng Viện hồi tuần qua, báo Observer tường thuật.


Trung Quốc đã hoàn tất việc biến 7 bãi đá ngầm tại Trường Sa mà họ cướp của Việt Nam năm 1988 thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ. Những cơ sở trên các đảo nhân tạo này lớn mạnh đủ để hoàn toàn kiểm soát khống chế thủy lộ qua Biển Đông. Các cơ sở quân sự, các công sự chiến đấu, các cảng biển và phi trường đã sẵn sàng, giờ đây họ chỉ còn một việc là đưa hạm đội, máy bay chiến đấu tới là xong.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Nguyễn Văn Tuấn: Những mảnh đời qua bút kí của Đinh Quang Anh Thái


Có những bài tuỳ bút và bút kí mà khi đọc xong chúng ta tự hỏi sao tác giả 'hay chữ' thế, sao mình không nghĩ ra được những chữ đẹp lộng lẫy như tác giả. Nhưng cũng có những bài bút kí làm chúng ta trầm trồ khen tác giả về những câu chuyện độc đáo, những vốn sống, về sự phong phú trong trải nghiệm xã hội, và những mối giao hảo đúng người, đúng địa chỉ. Tôi gọi hai loại bút kí là kí của nhà văn và kí của nhà báo. Trong những bài kí của nhà văn, ý tưởng có thể lan man, chuyện nọ xọ chuyện kia, nhưng văn chương và chữ nghĩa lại là cả một sáng tác. Nhưng kí của nhà báo có cái khó vì tác giả phải sắp xếp và lồng những trải nghiệm của mình trong câu chuyện về một nhân vật sao cho độc giả thẩm thấu câu chuyện và ý nghĩa của nó; đó là loại bút kí biến dữ liệu thành thông tin.

Đinh Quang Anh Thái là một tác giả của loại kí thuộc nhóm hai. Qua 12 bài kí sự trong cuốn sách, tác giả đã kể lại những cuộc tiếp kiến với những văn nghệ sĩ và nhà hoạt động nổi tiếng như Bùi Bảo Trúc, Đỗ Ngọc Yến, Đoàn Kế Tường, Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tất Nhiên, Lê Văn Tiến, Nguyễn Chí Thiện, Trần Văn Bá. Tất cả những nhân vật vừa kể đều đã ra người thiên cổ, sau một lần ở trọ trần gian. Thời gian 'ở trọ' của họ đã để cho thế hệ sau những bài học nhân thế, tình yêu quê hương, và niềm hi vọng về một ngày quê hương sẽ sáng chói. Quyển kí này là một lời giới thiệu tổng quan về những nhân vật trên mà thế hệ sau có thể tìm hiểu sâu hơn.

Chiến tranh và hệ quả của nó trong thời hậu chiến là môi trường cho những chất liệu phong phú cho bút kí. Có biết bao câu chuyện bi hùng cần được kể lại. Thế nhưng trong thực tế có rất ít bút kí trong văn học Việt Nam, có lẽ người Việt chúng ta không quen với kí và hồi kí. Cũng có những cuốn kí từ một phía của cuộc chiến, nhưng hình như đó là những tập kí có mục tiêu tuyên truyền kèm theo những thậm xưng mang tính thần thánh là chính. Còn ở đây bạn đọc sẽ gặp những con người thật, những sự việc thật, và cái chất thật được thể hiện qua những thành bại, hỉ nộ ái ố của các nhân vật. Không có thần thánh. Chẳng có tuyên truyền. Tất cả là sự thật.

Tôi gọi tập bút kí này là những mảnh đời. Đó là mảnh đời lưu vong của những văn nghệ sĩ như Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Tất Nhiên, và những đồng hương ở Nga và Tiệp. Họ là những người trong giới tinh hoa (elite) của miền Nam, của dân tộc như Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Hồ Hữu Tường, Lê Văn Tiến. Họ là những nhà hoạt động nổi danh một thời như Trần Văn Bá, Đoàn Kế Tường và Hoàng Cơ Trường. Họ là những du học sinh và những người lao động chân tay ở xứ người. Như DNA của 6 tỉ người trên hành tinh này chẳng ai giống ai, nhưng ai cũng có 23 nhiễm sắc thể, mười hai nhân vật trong quyển kí này có những chất liệu hoàn toàn khác nhau, nhưng có cùng chung thân phận: long đong. Tuy long đong ở nước ngoài nhưng tất cả đều có một mẫu số chung về lí tưởng: mong cho quê hương sáng chói.

Người đọc kí thường trông chờ những thông tin "độc" từ những nhân vật và sự kiện sẽ không thất vọng với tập kí này. Ví dụ như những câu chuyện độc đáo đằng sau một cây bỉnh bút nổi tiếng Bùi Bảo Trúc. Những ai từng yêu mến kiến văn uyên bác và cách viết dí dỏm của Bùi Bảo Trúc sẽ thấy thích thú khi biết rằng ông từng là một phát ngôn viên của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ông Bùi Bảo Trúc là người mà trình độ tiếng Anh có thể ngang hàng trình độ tiếng mẹ đẻ, người mà "giá nhắm mắt thì có thể nhầm là một người Anh chính cống đang phát biểu", và người đã "dùng ngoại ngữ đối đáp và tạo được sự nể trọng của giới kí giả nước ngoài." Một người giỏi tiếng Anh khác là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (từng là giám đốc chương trình Việt ngữ của Đài Á Châu Tự Do), người mà tác giả mô tả rằng "[...] mỗi khi chú chấp bút viết một bản văn bằng Anh ngữ, Phó tổng giám đốc đài là nhà báo Dan Southerland phải thốt lên rằng, không thể sửa, dù một dấu phẩy bài chú viết." Đọc đoạn này chúng ta có thể so sánh với những phát ngôn viên ngày nay của Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa thì chỉ biết ngậm ngùi.

Hay những câu chuyện làm chúng ta phải chạnh lòng về cuộc đời của các nghệ sĩ. Ai yêu nhạc đều biết đến cái tên Nguyễn Tất Nhiên, nhưng có lẽ ít ai biết đằng sau những vần thơ tình tươi tắn và nghịch ngợm đó lại là một cuộc đời bị ám ảnh bởi cái chết và ... muốn chết. Nguyễn Tất Nhiên thường hay tâm sự với người bạn mình là Đinh Quang Anh Thái rằng "chắc có ngày tui tự tử quá ông ơi", và quả thật ngày đó đã đến vào năm 1992 khi Nguyễn Tất Nhiên tự kết liễu đời mình trong một chiếc xe cũ kĩ đậu trong sân một ngôi chùa ở Little Sài Gòn. Trước ngày chết một tuần, khi được mời đi ăn trưa, Nguyễn Tất Nhiên thản nhiên nói "thằng sắp chết không ăn, không hút thuốc." Có ai nghĩ tác giả của Thà như giọt mưa, Trúc đào, Cô Bắc kì nho nhỏ lại từ giã cõi đời trong hoàn cảnh như thế.

Tác giả còn kể lại hai chuyến đi sang Tiệp và Nga, với những câu chuyện hết sức thú vị về du học sinh và những người đi lao động bên đó. Những câu chuyện về sự bưng bít thông tin ở trong nước, những khát vọng của các sinh viên và người lao động về một nước Việt Nam mới được Đinh Quang Anh Thái viết ra rất thật và chân tình. Câu chuyện đi Nga với hãng hàng không Aeroflot có thể làm cho những người sống ở phương Tây như chúng ta phải mở mắt kinh ngạc. Tác giả kể "Thảm lót sàn rách nát, có chỗ cộm lên từng cục, nhất là ngay cửa vào, chỗ để mấy xe thức ăn, thảm rách được lấp liếm qua loa như một đống giẻ dơ bẩn khiến tôi suýt vấp ngã. Chưa hết, chỗ để hành lý trên đầu hành khách không có nắp đậy an toàn, nó chỉ là một loại kệ chạy dài gắn vào thân phi cơ." Nhưng câu chuyện trên máy bay thì có thể làm cho chúng ta đắng lòng. Khi tác giả hỏi một cô người Nga ngồi cạnh trong chuyến bay "có bao giờ cô gặp người Việt Nam ở Nga chưa", cô nói "Có chứ, chẳng có gì tốt đẹp về họ cả, buôn chui bán lận, gấu ó lẫn nhau là tất cả chuyện về họ." Đến ngay rời Nga cũng có một câu chuyện giống với trải nghiệm của hầu hết người Việt ở các phi trường lớn của Việt Nam: "Sáu ngày với cái lạnh và đói ở Mockba rồi cũng đến lúc chia tay. [...] Qua cổng hải quan, kỷ niệm chót của chúng tôi tại xứ này là mỗi đứa phải 'thông cảm' 20 dollars cho nhân viên di trú kiểm soát thông hành. Nếu không, người 'anh em' gây khó dễ thì 'làm gì nhau.'"


Và, còn nhiều câu chuyện hay như thế, nhưng tôi để cho bạn đọc từ tìm đọc và suy nghiệm. Những câu chuyện về Đỗ Ngọc Yến, người sáng lập nhật báo Người Việt, tờ báo lớn nhất của người Việt ở nước ngoài; về Nguyễn Ngọc Bích, từng là Giám Ðốc Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do; về Như Phong Lê Văn Tiến, một nhà báo lừng danh mà tác giả gọi một cách thân thương là "Cậu Tiến". Tất cả đều được Đinh Quang Anh Thái phác họa bằng một văn chương dễ đi vào lòng người: đó là văn chương mang tính hình tượng.


Tôi biết Đinh Quang Anh Thái khá lâu. Những năm trong thập niên 1990s tôi hay đóng góp bài vở cho Tạp chí Thế Kỷ 21, một tạp chí của Người Việt, nơi anh làm việc. Biết qua những bài viết, chứ ít khi nào gặp và nói chuyện. Lần đầu tiên tôi có dịp gặp và nói chuyện với anh là qua một anh bạn khác, và anh để lại trong tôi ấn tượng của một người thẳng thắn, cương trực, nhưng hài hước -- một tố chất rất cần thiết trong những buổi đàm đạo trên bàn cà phê. Nhìn bề ngoài anh trông giống một gã giang hồ hơn là một kí giả, nhưng khi anh nói chuyện thì mới thấy cái duyên chất của một kí giả. Sau 1975 anh từng ở tù ở Việt Nam (tôi không hỏi vì lí do gì) nhưng anh kể chuyện trong tù hết sức dí dỏm, có khi cười ra nước mắt, y như một cuộc du ngoạn, chứ không phải đi tù. Bùi Ngọc Tấn đi tù và 'chưng cất' những nỗi đau khổ thành chữ, nhưng đối với Đinh Quang Anh Thái nhà tù có vẻ như là nơi anh chắt chiu những câu chuyện hài đen về xã hội chủ nghĩa. Những gì anh trải nghiệm ở Nga mang đậm chất hài đó, và chắc chắn sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều nụ cười mỉm.

Đinh Quang Anh Thái là một kí giả, nên anh có một vốn sống rất phong phú. Những bài bút kí này chưa phản ảnh hết những gì anh biết về nhiều nhân vật khác. Phải nghe anh nói về những lần tiếp kiến với văn thi nhạc sĩ lừng danh, những chính khách lừng danh lẫn chính khách nửa mùa mới thấy anh có cái tài kể chuyện. Đó là những thông tin "độc" -- theo cách nói thời nay ở trong nước. Lúc nào cũng bằng một lối nói sôi nổi và hào hứng. Lúc nào anh cũng kết thúc câu chuyện bằng một câu kết như là một bài học ở đời. Câu kết thường là trắng đen, dứt khoát, không có vùng màu xám. Nhưng trong loạt bài bút kí này, những câu kết của anh thường là những câu buồn và vương vấn. Viết về Hồ Hữu Tường, tác giả kết thúc bằng câu "[...] thương bác những ngày nghiệt ngã trong trại giam, bưng chén canh chung lên môi, nuốt cùng bao nỗi cay đắng khổ cực của một phận người suốt đời mưu cầu cái chung cho dân tộc", hay viết về Như Phong Lê Văn Tiến, tác giả nhận xét "Bây giờ thì cậu không còn nữa, nhưng đó chỉ là phần xác thôi, chứ tinh anh của cậu vẫn còn và sẽ còn mãi trong lòng nhiều người, nhiều thế hệ."

Nói như Nhạc sĩ Tuấn Khanh, Việt Nam là một "phác đồ của nghịch cảnh, phác đồ của mỗi cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho các nền chính trị đã điều khiển dân tộc này, chưa thấy yêu thương đã ngập hận thù. Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị." Mười hai bài bút kí trong tập sách này nói lên thân phận của những nạn nhân đó. Đáng lí ra tôi sẽ 'bật mí' cho bạn đọc những câu chuyện hay khác về học giả Hồ Hữu Tường và thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, nhưng tôi nghĩ các bạn không muốn tôi làm như thế vì cần phải để dành một số ngạc nhiên. Những câu chuyện trong tập sách, nói theo khoa học, chỉ là dữ liệu; cái quan trọng hơn là thông tin. Người viết bút kí hay là người biết chuyển hóa dữ liệu thành thông tin. Qua tập bút kí này các bạn sẽ thưởng thức những thông tin để đời mà các nhân vật và sự kiện đã đóng góp qua tài chuyển hóa của tác giả Đinh Quang Anh Thái.

NVT


MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC CỦA BẠN BÈ
(đã được đăng từ trang 11 đến 14 của quyển KÝ) 

Nếu họa sĩ vẽ chân dung bằng cọ thì với tác phẩm này Đinh Quang Anh Thái đã hoàn tất được những bức chân dung bằng ngòi viết của mình qua nhiều nhân vật danh tiếng thuộc các lãnh vực chính trị, xã hội cũng như văn hóa. Để làm được công việc này, hẳn không phải dễ. Bởi điều trước hết là người viết phải thật trung thực khi cầm bút, nếu không, tác phẩm sẽ dễ rơi vào tình trạng viết ra để thù tạc. Rồi thứ đến, tác giả phải có liên hệ mật thiết với những nhân vật mình viết để mang lại cho chân dung những đường nét hiếm hoi, bất ngờ, khám phá. Và sau cùng, viết ra không phải chỉ là để đọc qua rồi bỏ mà còn là một sự gửi gấm những tâm tình, ghi gói những niềm ước mơ về tương lai còn ấp ủ của những nhân vật được khắc họa và gửi lại cho thế hệ sau những mảnh gương sáng ngời của thế hệ đi trước. Tất cả những điều kể trên, Đinh Quang Anh Thái đã thực hiện được trong tác phẩm này. ~ Nhật Tiến

Ngoài đời Đinh Quang Anh Thái có dáng vẻ của một tay giang hồ, nhưng cũng rất kỷ luật và nguyên tắc. Bấy lâu, thính giả đã quen thuộc với một Đinh Quang Anh Thái có giọng nói nội lực, khúc triết qua các bản tin, phóng sự, phỏng vấn nhân vật bên trong và ngoài nước, cả với vai trò của một MC điều hợp chương trình trong các buổi lễ hội. Nay qua tập Ký, là hợp tuyển những bài viết mới được xuất bản, độc giả sẽ khá ngạc nhiên khi tiếp cận với một Đinh Quang Anh Thái khác. Ký vốn là một thể văn rộng rãi, nhưng với Đinh Quang Anh Thái chủ yếu là những ghi chép về nhân vật và sự kiện, qua những hoàn cảnh và các giai đoạn mà Đinh Quang Anh Thái có dịp tiếp xúc, trải qua và sống với. Chân dung các nhân vật được lột tả sống động, các sự kiện phong phú được ghi lại với một trí nhớ dễ nể và được viết với một văn phong bộc trực thô nhám nhưng không thiếu phần tinh tế. ~ Ngô Thế Vinh

Đây là một cuốn sách với nhiều mẩu chuyện thú vị, bao gồm nhiều chủ đề vì tác giả là người đi nhiều, quen biết nhiều, và sống rất nhiều.  Đọc để trải nghiệm về một nước Nga kinh hoàng trong thời kỳ Cộng Sản tan rã; để thương cảm cho những thân phận tù; để biết lòng vị tha của Nguyễn Chí Thiện, đa tài của Đỗ Ngọc Yến, tâm bất an của Nguyễn Tất Nhiên, v.v.  Và cuối cùng, đọc để nhận ra tấm lòng đối với quê hương, đất nước và con người Việt Nam của Đinh Quang Anh Thái. ~  Nam Phương  

“Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu …”

Biết Đinh Quang Anh Thái, nên khi đọc xong tập bút “Ký” của anh, tôi hình dung ra chàng tuổi trẻ một thoáng dừng bước giang hồ, ghi vội những điều mình đã trải nghiệm, những con người có lần gặp gỡ từ những cơ duyên bất chợt trong suốt cuộc ruổi rong. Thái bắt đầu cuộc phiêu lưu từ thuở chưa đến tuổi hai mươi, mỗi bước đi anh mang theo ngọn lửa của lý tưởng của thương yêu. Ngọn lửa đã theo Thái đi bốn phương tám hướng, từ Việt Nam qua Mỹ, rồi sang Âu sang Á, đi vòng hết tinh cầu, đi từ những vùng sáng tự do đến những góc tối đen tù ngục. Chính ngọn lửa đó đã khơi lên tình bằng hữu giữa những người khác chủng tộc, hoặc không cùng thế hệ, giữa những người đã có lần thuộc về hai bờ bến khác nhau của dòng Bến Hải; ngọn lửa nóng đủ để làm tan chảy giá băng cách biệt và nối kết những tâm tư có cùng chung mẫu số. Và tôi cũng biết Đinh Quang Anh Thái, để hình dung ra gã trung niên giang hồ phiêu lãng sẽ vẫn còn tiếp tục cuộc viễn du, vang vang lời hát:
Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
Đời tôi sao vẫn còn biên giới …
(Bên Cầu Biên Giới – Phạm Duy)
~ Nguyễn Hoàng Duyên 

Tôi đã sống với những giấc mơ nhỏ bé bên người yêu như “ta muốn cùng em say… ”, cho đến những ước vọng ngoài tầm tay cho quê hương như “có bao giờ máu xương tàn, núi rừng ươm nắng… ” Những ước vọng cho quê hương đó tôi đã nhiều lần tiếc nuối vì không có cơ hội đóng góp tích cực hơn. Nay đọc tập Ký này của Đinh Quang Anh Thái, anh đã cho tôi cùng anh bước lại các đoạn đời đấu tranh của chính anh trải dài theo lịch sử đất nước từ khi anh 20 tuổi và vẫn tiếp tục trong những năm tháng xa xứ.

Qua các sinh họat đấu tranh của anh và các bạn đồng chí hướng được ghi lại trong cuốn Ký, tôi đã được “gặp và sinh hoạt” với một Trần Văn Bá của Tổng Hội Sinh Viên Viêt Nam tại Paris mà tôi rất ngưỡng mộ; gặp Đỗ Ngọc, Hoài Hương, Hồ Huy và các sinh viên, công nhân Đông Âu tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, tự do. Tôi còn được biết một Đoàn Kế Tường, một Bùi Bảo Trúc, một Đỗ Ngọc Yến, một Nguyễn Ngọc Bích và rất nhiều sĩ phu Việt Nam khác đã hết lòng với quê hương dân tộc mà lòng tôi luôn luôn kính phục.

Riêng cá nhân tôi, với ước vọng được nhìn thấy một quê hương Việt Nam an bình, người người hạnh phúc, tôi trân trọng cám ơn Đinh Quang Anh Thái đã cho tôi được chia sẻ những kinh nghiệm dấn thân của anh trong hơn 40 năm qua cho quê hương thân yêu của chúng ta. ~ Đăng Khánh 

Hầu hết các bài trong tập sách được viết khi nhân vật vừa qua đời. Thấy nước mắt, nghe lời ai điếu, đôi khi cả lời xin lỗi kín đáo và muộn màng từ tác giả gởi người vừa nằm xuống. Tập sách như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời!  ~ Phạm Phú Thiện Giao 

Những câu chuyện thật, những con người thật, những nơi chốn thật, nhưng trên hết là tình người và những tấm lòng chân thật đã ở lại cùng tác giả xuyên suốt những cuộc hành trình, trở thành những mảng lịch sử sống được ghi vào trang giấy. Mai này, nếu có ai muốn tìm lại hình ảnh những nhân vật, những cộng đồng, những câu chuyện tranh đấu Việt cùng khắp năm châu, cuốn Ký này có lẽ là một trong những cuốn sách gối đầu. Hiện tại, theo lời tác giả, Ký có được là nhờ những đêm tỉnh giấc chơi vơi...  ~ Hòa Bình 

Hồi làm ở nhật báo Người Việt, tôi thường bị anh rầy, thậm chí kỷ luật. Nhưng làm sao khi anh kỷ luật ai đó, lại mang đến cho họ cảm nhận của sự quan tâm ân cần. Những bài ký của anh cũng vậy, khi kể về mỗi sự kiện-nhân vật, đã thực tả không nhân nhượng ngay khi phải đề cập đến những "tính hư, tật xấu", nhưng qua đó người đọc dễ nhận ra sự tinh tế trong bất kỳ mối giao hảo nào của anh trong đời sống lịch nghiệm, đầy tính nhân văn. Anh viết với tất cả sự ân cần không chỉ đối với những nhân vật được nhắc trong tập Ký, mà còn đối với tất cả độc giả đang cầm quyển sách trên tay. ~ Uyên Nguyên