Home

THƯ NGỎ

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

VOA: Trung Quốc đưa chiến hạm vào Ấn Độ Dương giữa khủng hoảng chính trị ở Maldives

Tàu khu trục Trung Quốc.

Cổng thông tin của chính phủ Trung Quốc cho biết 11 tàu chiến Trung Quốc đã di chuyển vào Ấn Độ Dương trong tháng này, giữa lúc đang xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Maldives.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Cổng thông tin Sina.com.cn nói một hạm đội tàu khu trục và ít nhất một tàu khu trục cỡ nhỏ, một tàu đổ bộ với trọng tải 30.000 tấn và ba tàu chở dầu tiếp liệu tiến vào Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cổng thông tin này không đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Maldives hoặc đưa ra một lý do nào cả.

"Nếu quý vị quan sát các tàu chiến và các thiết bị khác, quý vị sẽ không thấy khác biệt lắm giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Trung Quốc," cổng thông tin Sina.com.cn cho biết hôm Chủ nhật 18/2.

Tuy nhiên, cổng thông tin Trung Quốc không nói rõ đội tàu đã được triển khai vào thời gian nào hoặc sẽ kéo dài trong bao lâu.


Việc Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành ảnh hưởng tại Maldives càng thêm rõ nét kể từ khi Tổng thống Maldives Abdulla Yameen ký kết Dự án Vành đai và Con đường do Bắc Kinh khởi xướng để xây dựng các tuyến đường thương mại và vận tải xuyên Á.

Bất chấp Trung Quốc, Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông

Các ngư dân trên một chiếc thuyền gần 
hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson 
khi nó thả neo ở Vịnh Manila, Philippines, hôm 17/2.

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành động quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, và sẽ tiếp tục tuần tra ở bất kỳ nơi nào “luật pháp quốc tế cho phép” trên vùng biển chiến lược này, một sĩ quan hải quân Mỹ tuyên bố.
Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, cho phép chúng tôi bay ở đây, cho phép chúng tôi huấn luyện ở đây, cho phép chúng tôi ra khơi ở đây, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó. -- Sĩ quan hải quân tàu USS Carl Vinson nói.
AP dẫn lời Thiếu tá Tim Hawkins nói như vậy trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, vốn thường tham gia tuần tra trên không và trên biển trong khu vực suốt 70 năm qua nhằm củng cố an ninh và đảm bảo rằng dòng chảy thương mại giữa các nền kinh tế châu Á và Mỹ không bị cản trở.

“Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, cho phép chúng tôi bay ở đây, cho phép chúng tôi huấn luyện ở đây, cho phép chúng tôi ra khơi ở đây, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó”, ông Hawkins nói hôm 17/2, trong khi chiến hạm Mỹ thả neo ở Vịnh Manila khi tới thăm Philippines.

“Chúng tôi cam kết. Chúng tôi hiện diện ở đây”.

Chính quyền của Trump đã vạch ra một chiến lược an ninh mới, trong đó nhấn mạnh tới việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc và củng cố sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh và Mỹ thường chỉ trích nhau gây ra cuộc chạy đua vũ trang và tìm cách gây ảnh hưởng rộng lớn, theo AP.

Theo ông Hawkins, hàng không mẫu hạm Carl Vinson chạy bằng năng lượng hạt nhân tuần tra trên Biển Đông trước chuyến thăm Manila, nhưng không tiến hành hoạt động thực thi quyền tự do hàng hải.

Tin tức cho biết rằng Carl Vinson dự kiến sẽ cập cảng ở Đà Nẵng, nhưng ông Hawkins không cho biết các thông tin chi tiết về các chuyến đi trong tương lai, theo AP.

Philippines lo ngại xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông

Máy bay Mỹ bay trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson
ở Thái Bình Dương hôm 20/1.

Nguy cơ từ “các tính toán sai lầm” và xung đột đã gia tăng ở Biển Đông vì Trung Quốc nay mạnh hơn về quân sự có thể thách thức Hoa Kỳ, vốn từng thống trị ở vùng biển chiến lược này, theo nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines ở Bắc Kinh hôm 19/2.

AP dẫn lời Đại sứ Chito Sta. Romana nói rằng cán cân quyền lực đang dịch chuyển khi hai cường quốc tìm cách kiểm soát vùng lãnh hải, đồng thời nói thêm rằng Philippines không nên bị vướng vào cuộc cạnh tranh lãnh hải căng thẳng này.

Hoa Kỳ thời gian qua đã đưa tàu chiến tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông để thực thi “quyền tự do hàng hải” và vấp phải phản đối của Trung Quốc.

“Trước đây, Hạm đội 7 của Mỹ thống trị Biển Đông, giờ thì hải quân Trung Quốc đã bắt đầu thách thức sự thống trị đó”, Sto. Romana nói tại một diễn đàn ở Manila. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến một sự dịch chuyển cán cân quyền lực”.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này nói thêm, đề cập tới hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson mới tuần tra Biển Đông và hiện thăm Philippines: “Hoàn toàn không phải là Biển Đông giờ đã là ao hồ của Trung Quốc. Hãy nhìn hàng không mẫu hạm của Mỹ vẫn băng qua Biển Đông”.

Ông Sto. Romana so sánh cuộc đối đầu của hai cường quốc như là hai con voi đánh nhau và dẫm đạp nát cỏ. “Điều chúng ta không muốn là làm cỏ”, ông nói.

Đại sứ của Philippines nói rằng chính sách làm bạn với Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte đã có kết quả, với việc Bắc Kinh quyết định gỡ bỏ việc phong tỏa bãi Second Thomas Shoal mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ mây.

Chính quyền của Trump đã vạch ra một chiến lược an ninh mới, trong đó nhấn mạnh tới việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc và củng cố sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh và Mỹ thường chỉ trích nhau gây ra cuộc chạy đua vũ trang và tìm cách gây ảnh hưởng rộng lớn, theo AP.

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành động quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, và sẽ tiếp tục tuần tra ở bất kỳ nơi nào “luật pháp quốc tế cho phép” trên vùng biển chiến lược này, Thiếu tá Tim Hawkins, sĩ quan hải quân Mỹ, tuyên bố.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét