Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Ngô Nhân Dụng: Thầy giáo vô trường nên được vũ trang không?


Năm 2012, sau cuộc thảm sát 20 học sinh và sáu người lớn trong trường tiểu học Sandy Hook, tại Newtown, Connecticutt, ông Wayne LaPierre, người đứng đầu Hội Súng NRA, nói: “Phương cách duy nhất để ngăn cản một kẻ ác cầm súng là một người tốt cầm súng.”
Lời tuyên bố này không những giản dị, dễ hiểu, mà còn có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với những người hay coi “phim cao bồi.” Họ từng chứng kiến những cảnh vào đoạn cuối phim, có hai tay thiện xạ đấu súng, một bên thiện, một bên ác, mà bao giờ kẻ ác cũng phải đền tội, người thiện tất nhiên phải thắng.
Điện ảnh Hollywood đã đưa cao bồi bắn súng lên thành huyền thoại. Hội Súng NRA có thể dùng huyền thoại đó cổ động cho càng nhiều người mua súng càng tốt.

Hà Vũ: “Sự nguy hiểm khi lãng quên: Chủ nghĩa Cộng sản là thứ phản tiến bộ”

Hội thảo về ảnh hưởng của chù nghĩa cộng sản đối với kinh tế, 
xã hội và môi trường tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược 
và Quốc tế CSIS Washington DC, ngày 23/2/2018

Những thông tin sai lầm về chủ nghĩa cộng sản khiến cho chủ nghĩa này vẫn còn sức thu hút một cách nguy hiểm, theo nhận xét của bà Romina Bandura, một chuyên gia của CSIS:

“Thứ nhất, 26% dân số và 32% những người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 (sinh trong khoảng đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) cho là có nhiều người bị giết dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush hơn dưới thời nhà độc tài Nga Joseph Stalin. Thứ hai, gần 70% người Mỹ và gần 60% thế hệ những người tuổi từ 16 đến 20 tin một cách sai lầm là nhiều người bị giết bởi Hitler hơn là bởi Stalin. Và thứ ba, nhiều người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 không biết các nhân vật lãnh đạo của cộng sản: 42% biết về Mao trạch Đông, 40% biết đến Che Guevara, 18% biết Stalin, 33% biết đến Lenin mà trong số này có 25% có quan điểm thuận lợi đối với Lenin.”

NT/Người Việt: Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả ‘Chính Trị Bình Dân,’ biến mất?

Phạm Đoan Trang bên ngoài phiên sơ thẩm bà Cấn Thị Thêu 
ngày 20 Tháng Mười, 2016. (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân,” đang bị nhà cầm quyền CSVN thẩm vấn và canh giữ tại nhà, có vẻ đã “biến mất.”

Nhà báo Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN cho công an đến ép đi thẩm vấn suốt chiều Thứ Bảy, 24 Tháng Hai. Chị bị thẩm vấn quanh quyển sách “Chính Trị Bình Dân” mà chị viết và đang bán qua mạng Amazon. Một số người đã chuyển sách về Việt Nam, nhờ tin tác giả đang bị nhà cầm quyền khủng bố mà trở thành món hàng được săn lùng để đọc.

Hôm Thứ Ba 27 Tháng Hai, người ta thấy nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh viết trên Facebook “con chim Phạm Đoan Trang đã bí mật bay ra khỏi vòng vây từ đêm qua.”

Trúc Linh/Người Việt: Lần đầu tiên nhạc dân tộc Việt được trình diễn trong Tòa Bạch Ốc

Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt trình diễn bài Long Ngâm 
(Hình: Hướng Việt cung cấp)

Hôm 22 Tháng Hai vừa qua, Đoàn Văn Nghệ Dân tộc Hướng Việt ở Seattle, tiểu bang Washington, có buổi trình diễn tại Tòa Bạch Ốc, trong dịp mừng Xuân Mậu Tuất.

Theo ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại vùng Washington DC – Maryland & Virginia, ‘cơ duyên của buổi trình diễn đặc biệt này là từ Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, cố vấn giáo dục ở Tòa Bạch Ốc. Ngoài đoàn văn nghệ Việt Nam, còn có đoàn Nam Hàn.’

Còn Bác Sĩ Hồng Việt Hải, Trưởng Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt, cho hay ‘quan khách trong Tòa Bạch Ốc tới dự buổi trình diễn của đoàn Hướng Việt gồm có ông Jason Chung, Phụ tá Thứ Trưởng Đặc Trách Dân Vụ, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ; bà Holly Ham, Giám đốc Điều Hành, Sáng Kiến của Tòa Bạch Ốc về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương; ông Matthew Lin, Phụ tá Thứ Trưởng Đặc Trách Y Tế Người Thiểu Số, Bộ Y Tế và Nhân Vụ Hoa Kỳ; bà Elaine Chao, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Hoa Kỳ.

Nguyễn Vũ Bình: Những cuộc di dân lặng lẽ



Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, đó là tỵ nạn cộng sản. Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn: số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Những cuộc di dân lặng lẽ này là câu trả lời xác đáng nhất cho bản chất chế độ cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cứu toàn diện về bối cảnh đất nước, những nguyên nhân thúc đẩy người ra đi, các sắc thái di dân và cuối cùng là liệu có một sự trở về của những con dân Việt trong tương lai hay không?

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Phạm Ðoan Trang: Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng


Gửi các anh chị em, bạn bè, độc giả yêu mến của tôi,
Tôi vẫn ở Việt Nam, chưa đi nước ngoài và sẽ không đi đâu cả, cho dù chỉ vài ngày để nhận giải Homo Homini (giải sẽ được trao tại Prague, CH Séc vào ngày 5/3 tới) hay vài năm để... điều trị hai cái chân.
“Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi” - tôi đã thề với chính mình như thế khi chuẩn bị về nước vào đầu năm 2015.

Tôi cũng đã nói rõ điều này với các nhân viên an ninh Bộ Công an để họ yên tâm rằng tôi sẽ không sang Séc nhận giải.

Khi chúng ta chẳng may sinh ra là những con cá trong một cái ao bẩn thỉu, tù đọng, ô nhiễm, chúng ta có hai kiểu phản ứng: Hoặc là tìm đường bơi sang hồ nước sạch đẹp ở gần hay biển cả mênh mông ở xa kia, hoặc là cố gắng thay đổi cái ao của mình để nó được đẹp đẽ, dễ thở, đáng sống hơn. Nếu không phản ứng gì thì chỉ có chết ngập trong nước bẩn mà thôi.
Tôi chọn cách thứ hai.
Và tôi tin rằng đa số dân Việt muốn cách một nhưng không làm được. Đâu phải ai cũng dễ có cơ hội “xuất dương”. Nếu vậy, tại sao không thử, không cố chọn cách hai?
Cách đây vài hôm tôi cũng đã tuyên bố: “Tôi đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài cho nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó”.
Muốn biết vì sao tôi nói nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là độc tài và độc tài như thế nào, mời các bạn tìm đọc cuốn Chính trị bình dân.
(Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng).


Trịnh Hữu Long (Luật Khoa tạp chí): Phạm Đoan Trang, đàn reo trước bão

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang. 
(Hình: Facebook Pham Doan Trang)

“Mệt mỏi quá em. Cứ thế này thì đến bao giờ. Hôm qua cắt điện. Hôm nay cắt net”.

Đó là tin nhắn sau cùng tôi nhận được từ Đoan Trang vào chiều mùng 9. Không đầy một tiếng sau tôi nhắn không thấy cô trả lời nữa, cho đến tận nửa đêm.

Gia đình cho biết cô đã bị hai người lạ mặt tới nhà bắt đi làm việc vì cuốn “Chính trị bình dân” mà cô là tác giả.

Khai phá những vùng cấm

Đoan Trang từng được coi là một trong những phóng viên xuất sắc của làng báo “lề phải”.

Mặc dù khởi nghiệp viết lách ở VnExpress năm 2001 nhưng tên tuổi của Đoan Trang lại gắn liền với VietNamNet và những phóng sự, bình luận gây bão đăng trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Ðoan Trang: Chính Trị Bình Dân (Lời nói đầu)

Chính trị bình dân
Tác phẩm của Phạm Đoan Trang
Giấy Vụn – Green Trees xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2017
Biên tập & hiệu đính: Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Vi Yên
Bìa & Trình bày: AK Demy
ISBN 978-1548466565
Copyright © 2017, Giấy Vụn, Green Trees & Phạm Đoan Trang.

Với tất cả tấm lòng yêu mến và kính phục, xin dành tặng cuốn sách này cho những người Việt Nam đã, đang và sẽ cống hiến, đấu tranh không mệt mỏi và sẵn sàng hy sinh vì một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng. — Kính tặng Bố và Mẹ của con. — Thương tặng các anh chị của em.

Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền.

N.T: Nhà báo Phạm Đoan Trang tiếp tục bị công an thẩm vấn

Nhà báo Phạm Đoan Trang ký tên trên quyển “Chính Trị Bình Dân.” 
(Hình: FB Phạm Đoan Trang)

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, tiếp tục bị công an thẩm vấn ngày thứ hai và đã trở về nhà trong sự theo dõi và lo lắng của bạn bè khắp nơi.

“Thưa anh chị em bạn bè yêu quý! Đoan Trang đã kết thúc buổi làm việc ngày hôm nay. Hiện em vẫn chưa bị bắt. Nhưng do tình trạng sức khỏe không tốt và không tiện làm việc, nên Đoan Trang tạm thời hạn chế online. Mong mọi người tiếp tục chia sẻ và đồng hành cùng em ấy.”

Bà Nguyễn Thúy Hạnh đưa tin trên trang Facebook cá nhân vào buổi tối ngày Thứ Hai, 26 Tháng Hai 2018, cho hay như vậy.

Hà Tường Cát/NgườiViệt: Vì sao cây quất vắng mặt trong Tết Mậu Tuất ở hải ngoại

Người Việt và người Hoa thích trưng quất vào ngày Tết. 
(Hình: Getty Images)

Tại Little Saigon, Nam California, người Việt tị nạn có thể tìm được bất cứ thứ gì đã quen thuộc theo truyền thống của dân tộc trong ngày Tết Nguyên Đán. Nhưng dịp Tết Mậu Tuất vừa qua, ở các chợ hoa, người ta thấy vắng bóng chậu quất kiểng với những chùm quả chín mọng mầu vàng cam, theo phong thủy mang đến ý nghĩa tốt đẹp cho ngôi nhà vào đầu năm mới.

Lý do? Những cây thuộc họ cam quít (citrus) trồng ở những nhà vườn tại California, hay trong các nhà riêng, đang bị một loài côn trùng phá hoại, nên Bộ Thực Phẩm và Nông Nghiệp tiểu bang đã phải ban hành nhiều biện pháp phòng chống từ Nam đến Bắc California.

Vườn ươm cây Lái Thiêu ở thành phố Santa Ana nói với phóng viên Người Việt rằng nhân viên nông nghiệp đến thanh tra đã chặt bỏ hàng chục cây cam, bưởi, quất trồng trong chậu và cho biết nếu muốn giữ lại phải để vào trong nhà kiếng.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Cổ-Lũy: Năm mới, Tổng Thống Trump ở dưới sao xấu


Ngày cuối năm Âm lịch, giới truyền thông đã rục rịch tin về điều tra liên hệ Trump-Putin, đã hơi lặng lẽ vài tuần. Chiều năm mới Thứ Trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein chính thức cho biết báo cáo mới nhất của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller về liên hệ này trong bầu cử 2016 – với nhiều xui xẻo hơn đáng mừng cho ông Trump. Mùng Ba Tết, tờ Los AngelesTimes (LA Times) tiêu biểu miền Tây đưa tin nổ: Phó chủ tịch tranh cử Trump, Richard Gates, đã nhận tội và hợp tác khai thật về Chủ Tịch Paul Manafort – cả hai đã làm lóp-bi, gian lận, rửa tiền cho Nga và chư hầu Ukraine hơn thập niên mà không đăng ký.

‘Mười điều’ về báo cáo

Báo Anh Guardian ngắn gọn đưa ra mười điều chính về công bố của ông Rosenstein, nhưng theo báo Mỹ nhiều chi tiết đáng chú ý trong và ngoài 37 trang cáo trạng. Cáo tội rõ rệt: Nga đã bất hợp pháp xen lấn vào bầu cử qua 13 người và ba công ty Nga (Internet Research Agency hay IRA, điều khiển bởi Concord Management and Consulting, và Concord Catering). Ba công ty này thuộc tỷ phú Yevgeniy Prigozhin, liên hệ trực tiếp với Putin. Họ sử dụng nhân viên và Internet để lũng đoạn tiến trình dân chủ Mỹ và tìm cách liên hệ với ba người (chưa nêu tên) trong trong tranh cử Trump.

Anh Vũ: Duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình, nước cờ rủi ro của đảng CS Trung Quốc

Các món quà lưu niệm với chân dung chủ tịch Tập Cận Bình 
được bày bán tại Thiên An Môn, ngày 26/02/2018. 
-- REUTERS/Thomas Peter

Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.

Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật ( 25/02/2018), đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.

Bùi Tín: Tình trạng bất an nặng nề, rộng khắp

Thẻ đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cuộc sống bình an, có trật tự và an ninh là mong muốn của mọi người dân, ở bất cứ nước nào. Có an cư mới lạc nghiệp là một chân lý, hoài bão tự ngàn xưa.

« Bình an cho mọi người dưới thế » là câu cầu nguyện thiêng liêng nhất của người theo đạo Công giáo.

Ở Việt Nam, đầu năm, câu chúc đầu tiên giữa người thân, bạn bè là bình an mạnh khỏe, là khang an thịnh vượng, là an ninh hạnh phúc.

Người xưa đặt tên cho các tỉnh từ Bắc vào Nam dùng chữ « an » hoặc « yên » để nói lên nguyện vọng sâu sắc ấy.

Phúc Yên, Vĩnh Yên, Nghệ An, Phú Yên, An Giang, Long An… là những tên đẹp, có ý nghĩa thâm thúy. Ngay cả tên nước, có lúc là An Nam, cũng có hàm ý thiêng liêng như thế.

Phạm Chí Dũng: Vũ ‘Nhôm’: ‘Tình báo kim tiền’ và ‘phe cánh chính trị’

Ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm. (Hình: Báo Giao Thông)

Người dân có thể ít quan tâm và cũng chẳng màng tới công danh địa vị lợi ích, nhưng đối với giới “chính khách tinh hoa” ở Việt Nam, cái kết cục của Vũ “Nhôm” là một bài học phải trả bằng máu cho giới “tình báo kim tiền” và “phe cánh chính trị” ở Việt Nam.

Nhìn lại T4 của 15 năm trước

Đã từ rất lâu, trong giới tình báo công an lẫn quân đội chuyên dùng hoạt động “xã hội hóa” làm bình phong, “quyền lực bóng tối” hay “quyền lực hậu trường” là những khái niệm nằm lòng và rất được ưa thích. Học tập kinh nghiệm từ giới tình báo KGB ở Liên Xô, STASI của Cộng Hòa Dân Chủ Đức và cả CIA của Mỹ, một trong những mục đích không bao giờ công bố của nhiều tình báo viên vừa chính quy vừa “xã hội hóa” ở Việt Nam là sử dụng và phát huy tối đa “quyền lực bóng tối” để chi phối, can thiệp và cả thao túng hoặc chính trường, hoặc thương trường, hoặc cả hai.

Người Việt: LHQ đòi CSVN thả những người bị tù vì chống Formosa

Hoàng Đức Bình, một trong những thành viên tích cực 
chống Formosa bị nhà cầm quyền CSVN kết án 14 năm tù 
ngày 6 Tháng Hai, 2018. (Hình: FB Hoàng Bình)

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Chuyên viên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) đòi nhà cầm quyền Việt Nam thả những người đã bị bỏ tù vì đưa thông tin hay chống nhà máy luyện thép Formosa xả thải đầu độc biển miền Trung.

Trong phiên họp ngày Thứ Sáu vừa qua tại Ủy Ban Cố Vấn thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ông Baskut Tuncak, báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và về các chất độc hại và chất thải, đã gay gắt lên án CSVN chà đạp nhân quyền. Ông đòi CSVN phải trả tự do cho tất cả những người bị bắt vì tham dự biểu tình chống Formosa hoặc thông tin về sự chống đối của người dân trên mạng xã hội.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

ĐÀM TRUNG PHÁP • VĂN HỌC THẾ GIỚI: “L’ALBATROS” (CHARLES BAUDELAIRE)


Sinh ra và sống trọn cuộc đời tại Paris, Charles Baudelaire (1821-1867) tuy ngày nay được coi là một nhà thơ lớn của văn học Pháp mở đường khai lối cho trường phái tượng trưng (symbolisme), nhưng lúc sinh thời ông đã bị xã hội mệnh danh là một “nhà thơ đốn mạt” (poète maudit) vì hai lý do. Một là ông đã sống một cách buông thả và trác táng, say mê xác thịt, làm bạn với nha phiến, quịt nợ nhiều người, mắc bệnh hoa liễu, và từng tìm cách tự tử khi quá chán cuộc đời. Hai là ông đã dám viết về những lãnh vực gây nhiều tranh cãi hay cấm kỵ chưa phù hợp với nhân sinh quan thời đó – dùng ngôn ngữ tục tằn hay bạo tàn để nói về tình dục, đồng tính nữ (lesbianisme), sự giả dối, tệ trạng tham nhũng, tâm địa ích kỷ và tàn ác, và nhất là sự thiếu vắng cảm thức về cái đẹp và cái tốt lành trong con người. Vì thế mà sáu bài thơ rõ ràng mang tính chất “xúc phạm thuần phong mỹ tục” trong thi tập “Les Fleurs du Mal” (Ác Hoa) – xuất bản năm1857 – đã bị tòa án ra lệnh phải đục bỏ và còn phạt vạ tác giả 300 phật lăng về “tội” này. Vô cùng bực tức, thi hào Victor Hugo đã không những chỉ phản đối quyết định vô lối này của tòa án mà còn khen thơ Baudelaire đã phát sinh ra một “rùng mình mới” (un frisson nouveau) cho thi ca. Vậy mà phải đợi cho đến năm 1949 (sau khi Baudelaire đã qua đời được 82 năm) tòa án mới cho phép sáu bài thơ này được phổ biến! Ta có thể đoán rằng cái quyết định phạt cũng như cái quyết định cho hồi phục của tòa án nhiều phần có “Académie Française” (Hàn Lâm Viện Pháp) rất bảo thủ đứng sau lưng.

Phạm Tăng: Vui với hiện giờ


Họa sĩ Phạm Tăng trước bức tranh Vũ Trụ của ông

Vui lên đừng có u phiền
Thương sau, nhớ trước, đừng quên lúc này
Cuộc đời sát dưới tầm tay
Chung quy chỉ có lúc này được thôi
Cái qua thì đã qua rồi
Vòng tay níu lại cuộc đời được chăng ?
Cái Sau còn ngóng còn trông
Tương lai há chẳng là trong trong lúc này ?
Biết thì sống trọn từng giây
Không thì đắm duối tháng ngày lo âu !

Cúi trông nước chảy qua cầu
Mải trôi, rớt mất khối sầu dưới sông !
Khối sầu chín nhớ mười mong
Không mong nhớ, thoát thấy lòng nhẹ tênh !

Nửa trời, nửa nước chênh vênh
Thấy mình trôi giữa mông mênh... cũng Mình !

1981


T.S. Arthur: Em Ðẹp Nhất Ðêm Nay


Nguyên tác: “Dressed for a Party” của T.S. Arthur
Hà Quang Xương chuyển ngữ 

Một người đàn bà ngồi bên song cửa chăm chú đọc sách im lìm đến độ gần như bất động. Khuôn mặt của bà nghiêm nghị với một thoáng buồn có thể ví như những vệt xám ẩn hiện nhẹ nhàng trong đám mây trời xanh lơ. Cánh cửa chợt mở, bà ngửng đầu lên với một nụ cười nở tươi trên môi, một người con gái xinh đẹp mặc một bộ đồ dạ tiệc sang trọng rực rỡ bước vào.
“Cháu chọn xong dạ phục rồi à? bà hỏi và nhìn chăm chú vào cô gái với vẻ trìu mến đệm một chút suy tư.
“Cô Helen, cháu mặc xong rồi! Cô gái vừa nói vừa xoay tròn người cho bà cô ngó, Cô nhận xét thế nào về mầu sắc, sự diễn đạt và cách trang điểm của cháu?

Tâm Thanh: Người Rơm



Khi mùa đông but giá tt đ đây, tôi biết nơi xa xôi bên kia là mùa xuân. Người nhc nh tôi điu này không phi cha m tôi (ông bà chết trên đường vượt biên t Hi Phòng sang Hng-công, lúc tôi năm tui), mà mt cô giáo người Thy-đin, cô Anita. Nhưng t ngày tôi b hc, xa cô, tôi không biết khi nào là mùa xuân bên kia. Nhiu ln tôi mi mt ngh ăn cp, đnh v thăm cô. Nhưng năm nay li xy ra nhiu chuyn.
Là đa duy nht trong băng có quc tch, và có cái xe ôtô con, tôi chuyên vic cm vôlăng trong các chuyến ăn cp 'butích', được gi nghiêm túc là 'đi ch. Địa bàn hot đng ca chúng tôi ch yếu là các thành ph min đông Thy-đin như Stockholm, Uppsala, nhưng nếu có mi b béo chúng tôi có th đi sang min tây như Gưteborg, Bohus. Được hai năm, hình như gn ba năm, cnh sát thuc lòng s xe ca tôi và nhn mt c bn sáu đa, nhiu khi chúng tôi vào cây xăng mua cái xúc-xích cũng b theo dõi. Chúng tôi phi tìm đng c bên nước láng ging Na-uy. Sang Na-uy mi biết vic đi ch thanh nhàn như đi ăn đám gi. Thng Tư đi huynh, nói "Chng trách Liên Hip Quc xếp đây là nước sng sướng nht thế gii, năm năm lin." Trong chuyến đi ch bên Na-uy, tôi gp Tuyết Anh.

Đỗ Quang Nghĩa: Những Nhánh Thơ Không Tên


Đỗ Quang Nghĩa, Thiên Nga 

LGT: Tạm gọi là Những Nhánh ThơKhông Tên vì những bài thơ Nghĩa gởi tặng cũng như đa số những bài thi khác của chàng thi sĩ, là những mẩu thơ vô đề nhỏ, nhỏ và mong manh như những chiếc lá, và những giòng thơ của những mẩu thơ ấy, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy đó là những đường gân lá tinh tế, phức tạp mở ra cõi không cùng. Những nhánh thơ dưới đây khe khẽ trải ra một thoáng mùa xuân, chút tình yêu, thiên thu lẫn sát-na đời, rồi tan vào hư vô lúc nào không hay. Ngoài ra, người ta không thể ngờ những bài thơ như thế với thi từ, thi tứ như thế lại được viết bởi một chàng tuổi trẻ HàNội (s.1961), một Hà Nội đã biến tướng khắc khổ, khô cằn, thô tháp và hay lên đồng. – MạtTỉnhPhu 

*

Này mùa xuân, 
nghe không
lời thơ tôi
thở qua từng chiếc lá
Này mùa xuân,
thấy không?
bài thơ tôi
            mải miết
                        viết
            trên những cánh hoa.  

Từ Thức: PHIM ‘’ILE DE LUMIÈRE’’



Cuốn phim ‘’Ile de Lumière‘’ về chiếc tầu được đặt tên là Đảo Ánh Sáng, đã cứu vớt hàng trăm ngàn boat people Việt Nam sẽ được trình chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp France 2 , 23H05 đêm thứ ba 20/02/2018.

Cuốn phim  của điện ảnh gia Nicolas Jallot đã gây xúc động lớn khi trình chiếu trong Đại hội Quốc Tế Phim Ảnh Lịch Sử (Festival International du Film d’Histoire) tại Pessac (Pháp) tháng 11 vừa qua.

Trong 65 phút, cuốn phim đã thuật lại cuộc vượt biển hãi hùng của hàng triệu người Việt đi tìm tự do khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam VN .

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Ngô Nhân Dụng: Hội NRA mất thế



Hội Súng Toàn Quốc (NRA, National Rifle Association) là tổ chức vận động chính trị mạnh nhất nước Mỹ. Họ có mục đích rõ rệt là chống các dự luật kiểm soát súng và tìm cách giúp cho nhiều người Mỹ được mua nhiều thứ súng có khả năng giết được nhiều người hơn.
Nhưng lần này NRA đã hung hăng quá trớn, sau vụ thảm sát 14 học sinh và 3 người lớn tại trường Marjory Stoneman Douglas, tiểu bang Florida. Trong khi gia đình, bạn hữu còn đang lo việc chôn cất các nạn nhân, NRA đã chính trị hóa ngay vụ tàn sát này. Họ thả đạo quân tuyên truyền của mình ra tấn công ngay những người đang lau nước mắt tiếc thương! Họ gọi những ông bố, bà mẹ mất con là “bọn múa rối chính trị” chỉ vì những người này đòi phải kiểm soát việc mua súng chặt chẽ hơn – dù không đòi cấm hẳn. Mấy học sinh 15, 17 tuổi từ trường Douglas đi nói chuyện tại các trường học khác cũng bị những “bồi bút” của NRA bôi nhọ là “trẻ con làm chính trị!” “Bọn trẻ con” này đang vận động nửa triệu người đi biểu tình vào tháng tới ở thủ đô Mỹ!

Trần Mộng Tú: Niềm Vui Năm Mới


Con bà là người của một đất khác tới đánh nhau với chúng tôi. 
Nhưng khi anh ấy chết trên đất này anh ấy là con của chúng tôi.


Thật ra cái niềm vui này bắt đầu từ cuối tháng 10 năm ngoái. Nó giống như một hạt giống được gieo xuống mặt đất lúc còn mùa thu, chờ mùa xuân đến sẽ nẩy mầm.

Giống như một người nhà nông, chăm chăm hướng về cánh đồng, tôi mở cả ngũ quan ra chờ cái mầm xanh bé tí chui lên khỏi mặt đất trong dịp xuân về. Mặt đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Cỏ sẽ xanh, hoa sẽ mọc, những người hy sinh mạng mình cho đất nước sẽ lại được mồ yên, mả đẹp như xưa.

Tháng 10 năm ngoái ( 10/2017) Hội VAF (Vietnamese American Foundation - Hội Người Mỹ gốc Việt) đã vận động được chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận với chính phủ Việt Nam cho chính thức trùng tu lại nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Nguiễn Ngu-Í: Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt



Trong bài Bên lề Hiến pháp tương lai: “Quốc thiều, Quốc kì, Quốc huy” (B.K. số 179, ngày 15-4-1964), anh Đoàn-Thêm có nhắc lại những cuộc bàn cãi của các vị dân biểu Quốc hội Lập hiến năm 1956 trong việc thay đổi quốc thiều và quốc kì, trong đó có đoạn:

“Bài quổc thiều hiện nay, thực ra chỉ là bài Tiếng gọi sinh viên mà Lưu-Hữu- Phước làm cho Tổng hội Sinh viên Hà-nội (AGEl) hồi 1938.

“Về sau, có phong trào thanh niên ái quốc, nhất là sau ngày 9-3-1945, khi Nhật đánh đổ Pháp trên khắp Đông-dương ; Thanh niên phải có bài đồng ca mạnh mẽ, trong những cuộc mét tinh lớn ; vì chưa kịp soạn bản nhạc khác, L.H. Phước chỉ cho đổi lời ca thành Tiếng gọi Thanh niên (...)”

Nguyễn Văn Thực: Vài Lời về Truyện Ngắn của Hoàng Quân



Người ta bình phẩm những tác phẩm, những văn bản, người ta suy nghĩ về một bài thơ, một vở kịch, một nhân vật… Về --giới từ này cho thấy người ta đang tạo ra một bài văn thứ hai, người ta quan sát, bình luận, đánh giá và người ta tạm đưa ra một phán quyết tương đối về công trình chữ nghĩa nào đó.
Như vậy phê bình có ba bước: diễn tả ra những gì mình biết, bình phẩm và định giá. 
Có những nhà phê bình văn học chuyên nghiệp, cũng có những nhà phê bình tài tử vì tuy không được đào tạo trường lớp nhưng được soi sáng thiên bẩm hay vì nhờ đọc nhiều tác phẩm qua nhiều năm. Các phê bình tài tử này bình luận về các tác phẩmvăn chương trong những lúc trà dư tửu hậu với bạn bè hoặc những khi êm ả một mình đọc một tác phẩm và tự đâu đâu những ý tưởng về tác phẩm nổi lên trong đầu, chạy rần rần trong huyết quản và đôi khi khơi cửa tuyến lệ, thốt thành lời tán thán.* 
Hoàng Quân tên thật là Hoàng Thị Ngọc Thuý. Gia đình người Huế. Sống ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Sài Gòn. Từ 1982, định cư ở Đức, tốt nghiệp ngành Chính trị Kinh Doanh. Và từ đó công tác và làm việc trên 30 nước Á, Âu, Phi Châu. 

Từ Thức: LỜI ĐỘC THOẠI CỦA ÂM HỘ



Ba nữ bộ trưởng Pháp, thuộc các khuynh hướng chính trị khác nhau, đối lập nhau, sẽ lên sân khấu Paris đầu tháng 3 sắp tới, trở thành diễn viên trong vở kịch nổi tiếng của Eve Ensler, Les Monologues Du Vagin (Lời Độc Thoại của Âm hộ).

Đó là cách chào mừng Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3 của ba chính trị gia, bà EVELYNE BACHELOT, cựu bộ trưởng Y tế thời Nicolas Sarkozy, hữu phái, MYRIAM EL KHOMRI, cựu bộ trưởng Lao Động thời François Hollande, tả phái, và MARLÈNE SCHIAPPA, đương kim thứ trưởng bộ Bình quyền Nam Nữ của Emmanuel Macron , không hữu không tả.

‘’Lời Độc thoại của Âm hộ‘’ (The Vagina Monologues) được trình diễn trên khắp thế giới từ trên 20 năm nay, được coi là tác phẩm tranh đấu cho nữ quyền ngang hàng với ‘’Le Deuxième Sexe‘’  của Simone de Beauvoir.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Ngô Nhân Dụng: Cuộc chiến tranh mới của Putin


Ngày xưa các phe lâm chiến có thể dùng kế đầu độc quân đội hoặc dân chúng bên địch, gọi là chiến tranh hóa học hay chiến tranh vi trùng. Những thứ vũ khí đó đã bị loài người lên án, ký kết những công ước ngăn cấm.

Bây giờ là thời đại thông tin bùng nổ; có một thứ vũ khí đầu độc mới, là đầu độc dư luận. Nước Nga đã thi hành kế đó, mở đầu hình thái “chiến tranh thông tin,” như người Nga đã đặt tên.

Bộ Tư Pháp Mỹ mới chính thức truy tố 13 người Nga tội đầu độc dư luận dân Mỹ trong năm bầu cử 2016 bằng những thông tin sai lạc, các danh mục (account) giả mạo trên Facebook, Instagram và Twitter. Họ đánh lừa khéo đến nỗi người Mỹ ngay tình tưởng các danh mục giả đó là của những cử tri Mỹ cùng chí hướng. Đi xa hơn nữa, các “dư luận viên” Nga đã dùng mạng xã hội kêu gọi các cuộc biểu tình ủng hộ hay đả đảo, có khi tổ chức hai cuộc biểu tình đã chống cả hai ứng cử viên trong cùng một thành phố!

Phạm Chí Dũng: Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?

Bà con nghèo nhận quà từ thiện tại Chùa Liên Trì
những ngày chùa còn nguyên vị.

Thế mà đã lạnh trôi hai cái tết kể từ khi chính quyền TP.HCM hùng hổ ra quân xóa sổ chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt NamThống Nhất…

Buổi sáng tháng Chín

“Trong nhiều tội lỗi trên thế gian này, tội phá chùa là lớn lắm, những người đi phá chùa ắt phải nhận quả báo” - vị Hòa thượng trầm ngâm suy tư hồi lâu trước khi trả lời câu hỏi của tôi.

Vị sư tu tập ấy vốn nổi tiếng về năng lực và nhãn quan nhìn vật lẫn nhìn người. Phật tử từ nhiều nơi kéo về ngôi chùa trông thẳng ra biển này để mong được Hòa thượng xem vận số của họ. Nhưng không phải ai cũng được Hòa thượng tiếp. Với nhà sư này, điều ông cần nhất là sự thành tâm của con người, dù người đó không theo Phật giáo. Ông tuyệt đối không dùng từ “xem bói”, mà chỉ nhìn người mà luận. Nhiều người được Hòa thượng luận về quá khứ của mình đã chỉ còn biết cúi đầu xác nhận.

Bùi Tín: Bàn về hành động chung

Liệu ông tổng bí thư có dám làm một cuộc « trưng cầu dân ý » 
hay một cuộc thảo luận dân chủ trong đảng từ chi bộ cơ sở trở lên?

Bước vào năm mới, mọi người Việt Nam đều mong muốn cầu chúc đất nước đổi mới và phát triển hài hòa với tốc độ cao để thành tựu mọi mặt toàn dân cùng chung hưởng.

Thế nhưng nguyện vọng chính đáng, cháy bỏng này của cộng đồng không thể thành hiện thực vì vấp phải cái thành trì kiên cố của bảo thủ mà tiêu biểu là « 8 điều kiên trì » mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị dưới quyền ông một mực bảo vệ đến cùng.

Xin nhắc lại, đó là 8 điều về đường lối, chính sách của đảng Cộng sản: Kiên trì học thuyết Mác-Lênin, kiên trì chế độ độc đảng, kiên trì nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mô hình tam quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp gắn chặt không phân lập do đảng thống nhất lãnh đạo, kiên trì phương châm « đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý », kiên trì đường lối coi « sở hữu quốc doanh là chủ đạo », kiên trì chính sách đối ngoại ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) với chính sách 3 không (không có căn cứ quân sự, không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ ta, không liên minh với nước này để chống nước khác).

Viễn Đông: Ân xá Quốc tế: Nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi

Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng xuất hiện trong phúc trình 
của Ân xá Quốc tế.


Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/2 công bố phúc trình mới về nhân quyền trên thế giới, trong đó nói tới việc các nhà hoạt động người Việt “phải bỏ nước ra đi” do “tình trạng đàn áp người bất đồng”.

“Các nhà hoạt động nổi bật bị hạn chế đi lại và chịu cảnh giám sát, sách nhiễu cũng như tấn công bạo lực”, báo cáo được cho là toàn diện nhất về nhân quyền thế giới dài, hơn 400 trang, có đoạn.

“Ít nhất 29 nhà hoạt động bị bắt [ở Việt Nam] trong năm ngoái, và những người khác phải đi trốn sau khi bị ra trát bắt”.

VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số vụ bắt giữ nêu trên.

Người Việt: Thủ tướng CSVN ‘bảo’ nhưng phó thủ tướng ‘không nghe’

Toàn cảnh ngôi chùa Bái Đính. (Hình: Du lịch Đồng Quê)

Hôm 22 Tháng Hai, mạng xã hội ở Việt Nam lại tranh luận chuyện Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam dự hội chùa Bái Đính trong lúc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo “nghiêm cấm việc thương mại hóa các lễ hội.”

Ông Đam được truyền thông “lề phải” mô tả dự khai hội chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình, hôm 21 Tháng Hai, tức mùng 6 Tết, nhằm cầu cho “quốc thái, dân an.”

Báo điện tử VietNamNet mô tả: “Lễ hội chùa Bái Đính luôn nhận được sự quan tâm, tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước trong ngày khai hội, thực hiện nghi thức dâng hương, cầu cho mưa thuận gió hòa.” Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ nay đến hết Tháng Ba Âm lịch.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

NGÔ THẾ VINH: CON ĐƯỜNG SÁCH SÀI GÒN VÀ CÂU CHUYỆN ĐỐT SÁCH


Hình 1:Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng,như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanhlà tấp nập khách đi xem, chụp hình,ngồi tụ tậptrong các quán cà phê sách,và một số thì tìm mua sách.Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sáchLê Lợicủa hơn 40 năm trước.[Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]

CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ
Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.

Phạm Phú Minh: Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học



(Bài dưới đây nguyên là bài nói chuyện của tác giả tại buổi sinh hoạt văn học của Viện Việt Học, vào ngày 28 tháng 9, 2014. Bài nói sau đó đã được bổ sung thêm một số tài liệu nhằm minh họa thêm cho chủ đề đã được trình bày.) 
Buổi sinh hoạt hôm nay của Viện Việt Học tuy có hai chủ đề khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Chủ đề thứ nhất là giới thiệu một công tác quan trọng của Thư viện Viện Việt Học, đó là việc số hóa các sách bản gốc của Tự Lực Văn Đoàn và đưa lên Online của Thư viện để mọi người có thể sử dụng. Chủ đề thứ hai là ra mắt cuốn Kỷ Yếu của cuộc triển lãm và hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn tổ chức tháng 7 năm ngoái, mãi đến bây giờ mới in xong. Rõ ràng là hai chủ đề này rất gần gũi nhau, có thể nói có cùng một bản chất, ấy là sự cố gắng sưu tầm, khôi phục, và phổ biến để gìn giữ những cái vốn quý giá của một mảng văn học Việt Nam của thế kỷ 20, mà qua nhiều năm tháng và biến cố chính trị, có nguy cơ bị hư hoại hoặc bị biến đổi để trở thành dị dạng. 
Trước hết tôi xin phép nói về các nguy cơ, trước hết là sự hủy hoại của thời gian, và thứ hai, sự hủy hoại của chế độ chính trị đối với báo Phong Hóa Ngày Nay và tác phẩm TLVĐ. 

Vũ Nguyễn: Lịch sử những vụ thiêu hủy sách trên thế giới và tại Việt Nam



Thế giới cổ kim đã xảy ra nhiều sự kiện đốt sách nhưng đa phần người Việt chỉ biết và quan tâm đến 3 vụ đốt sách: của Tần Thuỷ-Hoàng, của nhà Minh, và của CS Hà Nội sau 30-4-1975. Có lẽ, ít ai nghĩ đến những mục đích khác nhau của 3 sự kiện đốt sách ấy.
Tần Thuỷ- Hoàng (259-210 TCN) đốt sách của lục quốc vì muốn standardize hệ thống đo lường, toán pháp, công nông nghiệp... để thống nhất văn hoá Trung quốc. Mục đích của ông ta có thể hiểu được và trong một góc độ khách quan, việc này tạo tiền đề cho việc thống nhất Trung quốc và phát triển văn hoá về sau. Trong khoảng thời gian ấy, Văn Lang vừa bị Thục Phán chiếm thành nước Âu Lạc để rồi lại bị tướng Tần Triệu Đà cướp nước. Khi Đồ Thư mang quân kéo xuống Lĩnh Nam đánh Bách Việt thì chuyện chiến tranh là chính, việc đốt sách, nếu như phương nam lúc ấy có sách, không ảnh hưởng gì đến phương nam.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Câu Hỏi Đầu Năm



Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bácmênh mang đất trờiTrần Đăng Khoa

Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế– tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ôngLê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới:
Ông Lê Nin ở nước Nga

Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!

Bùi Văn Phú: Ăn phở quanh thế giới

Quán phở cạnh trường Đại học Berkeley (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Mùa hè năm 1975 tôi đến định cư ở thành phố đại học Berkeley. Nơi đây chỉ có một tiệm tạp hoá nhỏ bán thực phẩm châu Á trên đường Grove, bây giờ là Martin Luther King. Cửa tiệm gần trường Berkeley Adult School, nơi tôi học ESL, nên thỉnh thoảng ghé mua gạo, mì gói, gia vị, nước mắm Thái. Nghe nói có phố tầu San Francisco bán đủ thứ thức ăn Á đông, nhưng còn đạp xe đi học nên nơi đó xa xôi.

Khi mới qua Mỹ bữa ăn không thiếu canh hay các món kho, sào vì có thể mua rau thịt, tôm cá từ siêu thị Safeway, Lucky hay Co-op về nấu nướng.

Nhưng muốn ăn phở là điều khó. Ở Việt Nam chẳng mấy người biết nấu phở, ngoài những chủ tiệm. Muốn ăn, ghé vào hàng quán là có ngay tô phở nóng, thơm phức. Tôi đã ăn phở Cao Vân, Tàu Bay, Hiền Vương trên trung tâm Sài Gòn, hay phở Cường ở Ngã ba Ông Tạ, gần nhà.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Trịnh Khả Nguyên: Chuyện đầu năm, cuối năm


Gọi “chuyện đầu năm” hay “chuyện cuối năm” đều được, vì đầu năm 2018 là cuối năm Đinh Dậu. Nước ta hiện đang dùng hai thứ lịch song hành, dương lịch và âm lịch, ngày tháng theo hai lịch này chênh nhau cả tháng. Một năm dân ta có hai cái tết “tết tây” (trước) và “tết ta” (sau). Như thế, có người cho là hơi nhiều, đề nghị chọn một “cái” thôi. Họ muốn theo dương lịch, ăn “tết tây”, còn “tết ta” chỉ đơn giản nghỉ làm việc một ngày. Nhưng có người phản bác, cho rằng phải giữ tết truyền thống vì nó dân tộc, nó thiêng liêng. Vâng, dân tộc, đất nước bao giờ cũng thiêng liêng, ở trên tất cả.

Ngày tết dân tộc thì thiêng liêng, người nào cũng nói thế. Nhìn cảnh rất nhiều Việt kiều, nhiều công nhân tấp nập tại các bến xe, bến tàu để về “kịp tết”. Ngày tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi người. Ai cũng vui vẻ, chúc nhau hạnh phúc chúc mừng năm mới - cung chúc tân xuân – happy new year. Nhưng có người miệng nói thiêng liêng mà hành động thì chẳng thiêng liêng.

Chúc nhau điều tốt đẹp, dù bằng chữ Việt, chữ Tàu, chữ Tây cũng chả sao. “Ăn tết” ta hay tây cũng được. Nhiều việc, “ăn” theo Tây, “tin” theo Tàu, nửa nạc nửa mỡ.

Nhà nước giám sát của Trung Quốc đe dọa từng người dân

Anna Mitchell & Larry Diamond
Phạm Nguyên Trường dịch

Hãy thử xem một nhà nước kiểm soát người dân đến tận từng lỗ chân lông như thế mà tên cầm đầu lại có tham vọng sẽ đuổi kịp và vượt qua Mỹ để trở thành kẻ đưa ra những chuẩn mực cho nhân loại noi theo thì sẽ như thế nào? Hắn tưởng thế giới này chỉ rặt những bầy cừu mà các loại chủ chăn tay vấy đầy máu dân chúng, đầu đặc quánh những nguyên lý bạo lực và chuyên chính của họ Mao họ Xít, có thể tha hồ muốn làm gì thì làm sao? Nói thật, cái gã họ Tập này tuy cũng có thớ đấy nhưng y chưa học được một phần nghìn túi khôn của loài người tích lũy trong hàng vạn năm nay đâu. Những ý tưởng gọi là tốt đẹp mà y rêu rao chỉ đủ lót đường cho y nhanh chóng xuống gặp “bác Mao đồ tể” mà y đang phất cờ nối gót thôi. Xem ra cái ngón “thao quang dưỡng hối” của Đặng còn đứng trên y đến một cái đầu. -- Bauxite Việt Nam
Trung Quốc đang hoàn thiện mạng lưới gián điệp kỹ thuật số cực kì rộng lớn, coi đấy là phương tiện kiểm soát xã hội – đang gây ra những ảnh hưởng đối với chế độ dân chủ trên toàn cầu.
Hãy tưởng tượng một xã hội, trong đó bạn bị Chính phủ đánh giá về mức độ đáng tin của bạn. “Điểm số công dân” của bạn đồng hành cùng bạn mọi lúc, mọi nơi. Điểm số cao cho phép bạn truy cập vào dịch vụ internet tốc độ cao hơn hoặc được cấp chiếu khán tới châu Âu nhanh chóng hơn. Nhưng nếu bạn đăng trực tuyến những bài viết mang tính chính trị mà chưa được phép, hoặc chưa hỏi hay trái ngược với quan điểm của Chính phủ về những sự kiện đang diễn ra, thì điểm số của bạn sẽ giảm. Để tính toán điểm số, các công ty tư nhân làm việc cho Chính phủ liên tục rà soát số lượng lớn các phương tiện truyền thông xã hội và dữ liệu mua sắm trực tuyến của bạn.
Vừa bước chân ra ngoài là hành động của bạn liền bị đưa vào mạng lưới săn lùng tội phạm: Bằng các Video Camera đặt trên từng con phố và khắp thành phố, Chính phủ thu thập một lượng thông tin khổng lồ. Nếu bạn phạm tội – hay chỉ đơn giản là qua đường một cách thiếu thận trọng – chương trình nhận dạng sẽ so sánh khuôn mặt của bạn với ảnh của bạn trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân quốc gia. Chẳng bao lâu sau cảnh sát sẽ xuất hiện trước cửa nhà bạn.