Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Ngô Nhân Dụng: VietJet hạ cấp nhưng khí thế dân Việt vẫn cao


Hãng máy bay VietJet đáng bị cả nước chửi, khi cho các cô người mẫu và người không mẫu tiếp đón các cầu thủ U23 với quần áo hở hang. Công ty này đã xin lỗi về những thứ da thịt phụ nữ phơi bày lộ liễu của họ, nhưng cả câu chuyện cũng để lộ ra cả cái đầu óc của ban giám đốc và của giới kinh doanh quen suy nghĩ như thế nào. Nhìn vào cung cách tiếp đón, hay “tiếp thị” của một công ty hàng không, lại thấy nền nếp tinh thần một xã hội đang đi xuống.
Làm cách nào để tỏ lòng quý mến một người hay một nhóm người đạt những thành tích cao bất ngờ làm cho cả nước phấn khởi, tự hào về đồng bào của mình? Chúng ta có thể vinh danh, có thể dùng quà tặng thưởng có giá trị vật chất.

Trọng Nghĩa: Việt Nam kết án tù 3 người vì đăng video đả kích chế độ

Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh chụp ngày 08/01/2018.
HOANG DINH NAM / AFP

Trong một phiên xử mở ra hôm nay, 31/01/2018, Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã tuyên án tù từ 6 đến 8 năm đối với ba người bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà Nước » vì đã đưa lên mạng các đoạn video chỉ trích chế độ. Bản án được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là đang gia tăng trấn áp những người bất đồng chính kiến.

Trong số ba người phải ra tòa hôm nay, ông Vũ Quang Thuận, 51 tuổi, bị bản án nặng nhất là 8 năm tù, kế đến là các ông Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, 6 năm rưỡi và Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, 6 năm.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, luật sư bào chữa cho ba bị cáo cho biết rằng hai ông Thuận và Điển đã bị kết án vì đã đưa lên mạng 17 đoạn video mang tính chất chỉ trích chính phủ. Hai người này bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà Nước ».

Thụy My: Biển Hoa Đông : Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn với Nhật Bản

Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc 
trên không phận Biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 24/05/2014 
và được Bộ Quốc phòng Nhật công bố. -- REUTERS

Tân Hoa Xã hôm qua 30/01/2018 bình luận, vào lúc quan hệ Trung-Nhật gần đây có nhiều tiến triển, Tokyo cần biến lời nói thành hành động nếu muốn cải thiện quan hệ. Thế nhưng về phía Bắc Kinh thì lời nói có gắn liền với hành động hay không ? Tác giả Ben Brimelow trên tờ Business Insider tố cáo « Quân đội Trung Quốc đang chuyển sang chiến thuật hung hăng hơn với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông ».

Theo tác giả, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông lâu nay thì đã quá rõ. Trung Quốc dùng đủ mọi biện pháp để tranh giành chủ quyền các hòn đảo tại đây với năm quốc gia khác, còn việc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông tương đối ít gay gắt hơn.

Phạm Phan Long, P.E. (Viet Ecology Foundation): Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam

Ngun: Google Map
Petro Vit Nam thiếu vn hoàn tt nhit đin than Long Phú 1
US Ex-Im Bank không nên tiếp sc cho Long Phú 1 vì d án này tn kém nht, x thi ô nhim cao, có hi nht cho sc kho và môi sinh ca 20 triu dân cư đng bng sông Cu Long và còn làm suy gim uy tín Hoa Kỳ trên thế gii.
Ex-Im Bank ca Hoa Kỳ s cu xét và quyết đnh có bo đm cho công ty General Electric (GE) cung cp thiết b cho d án Long Phú và Vit Nam vay đ nhp cng hàng t HK không. Trung tâm nhit đin than Long Phú ti Sóc Trăng gm có ba d án, vi tng công sut 4320 MW, Long Phú 1 (2) 600 MW, Long Phú 2 (2) 660 MW và Long Phú 3 (3) 600 MW [1]. Khi hoàn tt trung tâm nhit đin này Long Phú cưu mang s công sut tương đương vi hai nhà máy đin hch nhân.
Theo bn tin ngày 28 tháng 1, 2018, ca New York Times [2]: D án Long Phú 1 có công sut đã được khi công do Petro Vit Nam làm ch và ngân hàng Nga VEB tài tr. VN hin không đ vn hoàn tt Long Phú 1 và b British Ex-Im Bank t chi cho vay nên Vit Nam đang yêu cu US Ex-Im Bank bước vào ym tr.

Từ Thức: MỘT GIAI THOẠI NHỎ, MỘT BÀI HỌC LỚN


Văn phòng  giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời : ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bịnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Xuân Sương : LÝ TOÉT PHU NHÂN LẠI XEM BÓNG ĐÁ...


Ở Việt Nam mùa bóng đá U23 Á châu. Trời đã hết những cơn mưa nặng nề. Không gió giật. Miền bắc còn lạnh. Miền Trung và Nam cũng chút se se. Nói chung mát mẻ, thỉnh thoảng có mưa. Chúng sanh vẫn hào hứng dù có lúc đội mưa xem màn hình rộng giữa trời.

Nhưng dù có lạnh cỡ các xứ bắc Mỹ năm nay đi, thì các trận đá giữa VN-Úc, VN-Syria, VN-Một-rắc, VN-Kta, cũng đủ hâm cứ cho ít nhất là nửa dân số đi, rừng rực sốt.

Nhà mình cửa đóng then cài, ngại lỡ có vị nào hâm hâm đi ngang muốn tạt vào thăm. Phu quân muốn âu yếm thực hành đạo của chàng nghiêm chỉnh, vì Tàu chủ nhà gồng mình bỏ bạc tỷ tổ chức và lăm le ẵm cúp đã bị banh hất tung ra xa lộ ngay từ vòng đầu, chàng khoái chí hí hửng hơn trúng số đề. Và khán đài vắng tanh, FIFA sẽ phải suy nghĩ có nên cho anh Chệt này một ngày đẹp trời tổ chức World Cup hay không. 

Trân Văn: Vẫn là tăng ‘chưởng’ vì ‘chỉ tiêu tăng trưởng’

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công 
của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. 
(Hình: Trích từ website của The Economist)

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, lại gieo hoang mang cho các chuyên gia kinh tế trong và ngoài Việt Nam khi chỉ đạo Tổng cục Thống kê (GSO), đưa các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế phi pháp vào việc tính toán GDP.

Khái niệm hoạt động kinh tế phi chính thức chỉ những hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế phi pháp, hoạt động kinh tế ở cấp độ gia đình tự sản tự tiêu, các hoạt động kinh tế bị sót khi thu thập dữ liệu.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng GSO, Tổng cục Thống kê của Việt Nam đã thu thập và đã xử lý được dữ liệu của ba mảng liên quan đến hoạt động kinh tế phi chính thức là: Hoạt động kinh tế ở cấp độ gia đình không đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh tế ở cấp độ gia đình tự sản tự tiêu và các hoạt động kinh tế bị bỏ sót. Săp tới, cơ quan này sẽ thu thập và sẽ xử lý dữ liệu của kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp để tính toán GDP.

VOA Tiếng Việt: HRW kêu gọi VN phóng thích ba nhà hoạt động

Nhà hoạt động Võ Quang Thuận, 
tùy viên chính trị đại sứ quán Mỹ David Muehlke, 
và nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển. 
(Facebook Hội Anh Em Dân chủ)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 30/1 kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, một ngày trước khi họ bị đưa ra xét xử tại Hà Nội.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra lời kêu gọi này giữa lúc có nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản gia tăng quyền lực. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức này nói dù bị đàn áp mạnh, tinh thần của các nhà hoạt động nhìn chung vẫn kiên cường:

“Các nhà hoạt động Việt Nam rất cương quyết và can đảm. Họ tiếp tục tranh đấu, và quyết tâm theo con đường của mình, cố gắng vượt qua mọi thách thức, cùng cất tiếng nói yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền con người và cải cảch đất nước.”

Phạm Chí Dũng: Ông Trọng bắt đầu lo sợ nạn cát cứ quyền lực và sứ quân?

Lần đầu tiên sau 6 năm ngồi ghế Tổng bí thư,
ông Nguyễn Phú Trọng 
không còn quá che giấu khi phải đề cập một cách đầy lo ngại 

về chủ đề “kiểm soát quyền lực”.

Lần đầu tiên sau 6 năm ngồi ghế Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng không còn quá che giấu khi phải đề cập một cách đầy lo ngại về chủ đề “kiểm soát quyền lực” - vấn đề mà trước đây được xem là “hết sức nhạy cảm” và giới quan chức cao cấp thường rất tránh né đề cập.

Nguy cơ lớn nhất

Bối cảnh thể hiện sự đề cập về “kiểm soát quyền lực” của ông Trọng là tại “Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng đảng” ngày 19/1/2018, do một trong “bộ tứ quyền lực mới” của thể chế chính trị Việt Nam là ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức trung ương, chủ trì.

N.T: Việt Nam sắp mua nhiều loại vũ khí của Mỹ?

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis thăm và dâng hương 
tại chùa Trấn Quốc ở Hà Nội hôm 25 Tháng Giêng, 2018. 
(Hình: AFP/Getty Images)

Chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có thể mở đường cho việc bán các loại võ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ chủ quyền trước sự bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Cải thiện quan hệ có thể tiến đến việc Việt Nam mua võ khí của Mỹ, theo nhận định của ông Murray Hiebert, phụ tá giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC.

Trong khi đó, theo nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, Việt Nam đang muốn thay thế đội máy bay Mig-21 đã phải cho nghỉ hưu cách đây hơn một năm vì đã quá tuổi sử dụng.

Cả hai chuyên viên vừa kể nêu ý kiến qua các cuộc phỏng vấn của đài VOA hôm 29 Tháng Giêng, 2018, về chuyến thăm viếng hai ngày của Bộ Trưởng Mattis tại Hà Nội, trong đó, ông đã họp với Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Ngô Xuân Lịch. Ông Mattis cũng đã gặp cả Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Hà Tường Cát/Người Việt: Các quốc gia Đông Á chạy đua phát triển hỏa tiễn

Hỏa tiễn bình phi tấn công AGM-158 JASDSM 
phóng đi từ máy bay mà Nhật Bản muốn mua của Mỹ.
(Hình: USAF/via Wikipedia)


Kế hoạch vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn đã kéo theo một cuộc chạy đua phát triển lực lượng hỏa tiễn phòng thủ cũng như tấn công ở tất cả các nước Đông Á.

Bắc Hàn

Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền lực Tháng Mười Hai, năm 2011, Bắc Hàn đã đẩy mạnh chương trình phát triển hỏa tiễn và nhịp độ thử nghiệm tăng lên đáng kể so với thời ông bố là Kim Jong-il. Sau những lần thất bại năm 2016, hiện nay Bắc Hàn đạt nhiều tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng và Bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng trong vòng năm 2018 có thể có được hệ thống hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử nhắm tới lục địa Mỹ.

Số lượng hỏa tiễn mà Bắc Hàn hiện có vẫn còn là bí ẩn và nhiều loại mới chỉ thử nghiệm chưa tới giai đoạn sản xuất và sử dụng. Nhiều loại hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung có khả năng bắn tới tất cả mục tiêu trên lãnh thổ Nam Hàn và Nhât Bản. Hỏa tiễn tầm xa Hwasong-10 hay Musudan triển khai từ năm 2010, hiện nay được cải tiến, có tầm bắn 3,200 km đủ đe dọa tới Guam.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Bùi Tín: ‘Thế nước mạnh, vận nước lên’, thế à?

Đội tuyển U23 Việt Nam.

Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.

U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.

Ở vòng loại, U23 Việt Nam thua Nam Hàn 1/2, nhưng thắng Úc 1/0, hòa Syria 0/0, được vào vòng cuối.

Các đội mạnh như đương kim vô địch U23 châu Á là Nhật Bản và đội Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng đầu.

Trong vòng cuối rất sôi động, U23 Việt Nam trong trận tứ kết khởi sắc hẳn lên, thắng Iraq 5/3 qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 3/3 với 2 hiệp phụ, tiếp đó trong trận bán kết thắng Qatar 4/3 cũng qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 2/2 với 2 hiệp phụ, được vào chung kết với Uzbekistan.

Hà Tường Cát/Người Việt: Trung Quốc leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đông

Khu trục hạm USS Hopper (DDG-70) vừa thực hiện chuyến hải hành FONOB 
đi ngang qua gần bãi san hô Scarborough Shoal ngày 17 Tháng Giêng, 2018. 
(Hình: US Navy)

Trong một chuyến hải hành được gọi là “để xác định quyền tự do hàng hải” FONOP (Freedom of Navigation Operation), hôm 17 Tháng Giêng, khu trục hạm USS Hopper trang bị hỏa tiễn đã đi vào vùng biển Trường Sa và đến cách bãi san hô Scarborough Shoal 12 hải lý.

Phát ngôn viên Lu Kang, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng chiến hạm Mỹ vi phạm vùng biển 12 hải lý của đảo Huangyan và “Hải Quân Trung Quốc sau khi thi hành các thủ tục định dạng theo luật quốc tế, đã phái một chiến hạm đến yêu cầu tàu Mỹ phải ra khỏi vùng biển.”

Phạm Chí Dũng: Ngân hàng ngoại quốc rút vốn khỏi Việt Nam vì bất ổn chính trị?

Hàng loạt các vụ ngân hàng phá sản tại Việt Nam 
và các quan chức bị tuyên án tù vì tham nhũng 
như chủ tịch Ngân Hàng Đại Dương Hà Văn Thắm. (Hình: Getty Images)

Lửa và khói

Từ giữa năm 2017, ngay sau khi rộ lên thông tin về hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam cùng những đánh giá đây là sự chia tay với một thị trường đã kém hấp dẫn và tính minh bạch chưa cao…, đã xuất hiện vài lời trấn an rằng hiện tượng này chỉ là những trường hợp cục bộ và có tính đặc thù của từng ngân hàng.

Nhưng “những trường hợp cục bộ” như thế lại mang khuynh hướng số nhiều, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp phương Tây rút vốn khỏi thị trường tài chính và tín dụng này.

Tháng Mười Hai, 2017, Ngân Hàng ANZ của Úc đã chính thức chia tay thị trường Việt Nam.

Lê Phan: Đồng tiền bản vị

Chỉ một ngày sau khi ông bộ trưởng tài chánh của mình tìm cách đẩy đồng đô la xuống giá, Tổng Thống Donald Trump đã vội vàng tìm cách đẩy đồng đô la lên với tuyên bố là tối hậu ông thích đồng đô la mạnh. Nhờ vậy sự đổ dốc của đồng đô la tạm thời ngưng.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, tổng thống nói: “Đồng đô la sẽ ngày càng mạnh hơn và mạnh hơn và cuối cùng tôi muốn thấy một đồng đô la mạnh.”

Ngay sau khi lời tuyên bố của tổng thống, đồng đô la giảm sự sụt giảm so với các đồng tiền quan trọng khác. Tổng thống cũng nói ông tin là lời nhận xét của Bộ Trưởng Steve Mnuchin đã bị trích dẫn ngoài nội dung của nó, và với nền kinh tế Hoa Kỳ đang rất mạnh, thành ra không ai nên nói chuyện về đồng đô la.

V.Giang: Kim Jong Nam gặp tình báo Mỹ trước khi bị giết ở Malaysia?

Nghi can Đoàn Thị Hương được dẫn đến tòa ở Kuala Lumpur, Malaysia. 
(Hình: AP Photo/Sadiq Asyraf)

Một giới chức cảnh sát khi ra trước tòa làm nhân chứng hôm Thứ Hai, trong vụ xử hai cô gái tình nghi giết Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, khai rằng nạn nhân từng gặp một người Mỹ gốc Nam Hàn tại một hòn đảo ở Malaysia bốn ngày trước khi bị giết.

Cô Siti Aisyah, 25 tuổi, quốc tịch Indonesia và Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bị cáo buộc là bôi chất độc hóa học VX lên mặt Kim Jong Nam trong phi cảng đông đảo người qua lại ở Kuala Lumpur hôm 13 Tháng Hai năm trước. Cả hai đều nói rằng mình vô tội.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Từ Thức: HỘI AN


Cuối bữa ăn, ông Chu hỏi: thế cậu Vy kỳ này xuống chơi tính ở lại bao lâu?. Tôi nói ngày mai cháu về lại Paris, đang tính xin phép hai bác trước, sáng mai cháu lấy chuyến tầu sớm, chắc cả nhà còn ngủ.
Bà Chu ngừng gọt trái táo, ngước mắt nhìn tôi qua cắp kính lão trễ trên sống mũi. Gì mà gấp gáp thế, mới xuống đã về ngay, không ở lại ít bữa; ngày mai thằng Triều nó về, không thấy cậu, nó lại cằn nhằn.
Cháu xuống dưới này kiếm một người, nhưng không gặp, đành phải về. Suýt buột miệng : cũng có gặp người ta, nhưng gặp cũng như không. Vừa hài lòng đã không lỡ lời - một lời buông ra, bốn ngựa đuổi không kịp - vừa tiếc đã không nói huỵch tẹt ra xem phản ứng của Hội An ra sao.

Hội An lẳng lặng xếp dọn chén dĩa trên bàn, khuôn mặt lãnh đạm như câu chuyện không liên hệ, dính líu gì đến mình. 

Đông Hương: SÓNG THẦN


Nhìn thuyền viễn mộng ra khơi
mà rưng rưng nhớ_mình tôi_ ngậm ngùi
biển hầu...như chợt không vui
dã tràng yên lặng se hoài ngày đêm

*
Lăn tăn, sóng nhấp nhô thuyền
buồm vô tư gió, buồm nghiêng phía người
ngón buồn gõ nhẹ không vui
vẽ trên cát lạnh nụ cười hẩm hiu

*
Mênh mông trùng điệp thủy triều
xuống lên bọt sóng, rong rêu ngợ ngàng
thuyền tìm bến cũ_phân vân
đường đi có đúng, sao tần ngần chao

*
Rối ren luôn ngọn ba đào
tim tôi cũng chợt xôn xao chút gì
thế là thuyền đã xa đi
tôi còn ngái ngủ, ù lì mắt cay

*
Thẩn thờ nắm cát trong tay
hạt tròn_ hạt méo_ hạt gầy_hạt si
bên kia thế giới có gì
tôi ngồi lần hạt từ bi_nguyện cầu

*
Biết chừ thuyền đã về đâu
hình như nổi nhớ vươn cao triều thần...

đông hương



Đỗ Trường: NGUYỄN NHO SA MẠC - MỘT NGÔI SAO XẸT QUA BẦU TRỜI THI CA

 (Viết nhân ngày mất thứ 54 của nhà thơ)

Nguyễn Nho Sa Mạc

Có thể nói, chưa khi nào dòng sông Thu (Bồn) đã vật mình sinh cho xứ Quảng nhiều thi nhân, văn sĩ như những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi. Nhưng khi nhà thơ trẻ Phạm Hầu đột ngột rời bỏ cõi tạm, với thời gian hai mươi năm dài đằng đẵng ấy, tưởng chừng nỗi đau đã được khép lại. Thế rồi, ngôi sao Mai Nguyễn Nho Sa Mạc chợt vụt tắt, thì dòng sông Thu như một dải khăn trắng vấn lên vòm trời thi ca xứ Quảng.

Tuy không bộc lộ cái thiên tài như Điêu Tàn của chàng thiếu niên Chế Lan Viên, hay hồn nhiên, trong trẻo như Nghẹn Ngào ở tuổi mười bảy của Tế Hanh, nhưng cùng với thi tập Vàng Lạnh, người học trò trung học Nguyễn Nho Sa Mạc đã gây sửng sốt cho người đọc. Bởi, hai mươi năm ngắn ngủi của cuộc đời, và chỉ vỏn vẹn hai mươi bốn bài thơ, nhưng Nguyễn Nho Sa Mạc để lại dấu ấn thật rõ ràng. Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc già dặn, có thể nói, chín sớm, vượt rất xa cái tuổi học trò của mình. Tình yêu và khát vọng, gắn liền với nỗi đau của đất nước, thân phận con người là tư tưởng, bộc lộ rõ nét trong thơ ông. Có thể nói, Nguyễn Nho Sa Mạc là hiện tượng đặc biệt trong văn học sử Việt Nam.

Nguyễn Nho Sa Mạc tên thật là Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu văn học, nghệ thuật ở Điện Bàn, Quảng Nam. Nơi đây là một trong những chiếc nôi của văn học Việt Nam. Cùng với bài thơ Vàng Lạnh, năm 1962, (dưới cái tên Nguyễn Thị Liên Phượng) trên tạp chí Mai, Nguyễn Nho Sa Mạc đĩnh đạc bước thẳng vào làng văn. Trong lúc văn học miền Nam đang loay hoay tìm tòi, đổi mới thi pháp sáng tác, thì Vàng Lạnh như một luồng gió lạ, thổi vào tâm hồn người đọc.

Năm 1964 đang học năm cuối trung học, Nguyễn Nho Sa Mạc đột ngột qua đời tại Đà Nẵng, ở cái tuổi hai mươi. Ông mất đi, không chỉ để lại nỗi đau cho gia đình, bạn bè, mà còn là sự mất mát của văn học miền Nam, cũng như sự tiếc nuối của người đọc.

ĐÀM TRUNG PHÁP: LA ROCHEFOUCAULD ĐÃ NÓI . . .


Quận công François de La Rochefoucauld (1613-1680) thuộc dòng dõi quý tộc nước Pháp là một nhà nghị luận sắc sảo, sinh ra và qua đời tại Paris. Ông gia nhập quân đội từ hồi còn rất trẻ và đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ La Fronde (1648-1653). Thời điểm ấy là lúc nước Pháp đang bị rối ren trầm trọng do sự tranh chấp giữa giới quý tộc và triều đình Pháp dưới thời mới lên ngôi của vua Louis XIV – ngay trong lúc còn đang có chiến tranh với Tây Ban Nha. Kinh nghiệm sinh hoạt gần gũi những  năm với giới quý tộc đã cho ông nhiều cơ hội nhận xét về tính tình và cách cư xử của họ. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến suy tư trong các tác phẩm của ông về sau, đặc biệt là trong Les Maximes xuất bản lần đầu tiên vào năm 1660.

LY HƯƠNG (cuộc đời yêu dấu 3)


tác giả: Alice Munro
nguyên tác: Leaving Maverley
người dịch: Nguyễn Đức Tùng

(Tiếp theo và hết)
Nhưng vị mục sư kia và bà vợ không đi đâu cả, khi ông về hưu.
Họ vẫn được giữ lại căn nhà, một nơi gọi là nhà mục sư, mặc dù thật ra không còn đúng nữa. Người vợ trẻ của ông mục sư mới đến có lần than phiền về nhà cửa, và ban quản trị nhà thờ thay vì sửa chữa nó, đã quyết định xây một căn nhà mới để cô ta khỏi than phiền. Ngôi nhà cũ sau đó được bán với giá thật rẻ cho vị mục sư về hưu. Nhà có phòng dành riêng cho người con trai chơi nhạc và vợ anh ta khi họ trở về thăm gia đình với những đứa con tay bế tay bồng.
Có hai đứa, tên chúng xuất hiện trên cột báo khi mới sinh. Một đứa con trai và sau đó một đứa con gái. Thỉnh thoảng chúng về thăm, thường khi với Leah, một mình, vì người cha còn mải bận rộn vì các cuộc khiêu vũ hay những thứ khác. Ray hoặc Isabel cũng chưa bao giờ gặp họ cả.

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Ngô Nhân Dụng: Trump-Tập làm gì nếu có chiến tranh mậu dịch


Tuần này, cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu bắt đầu. Trong lúc vận động tranh cử, Tổng Thống Donald Trump đã nêu vấn đề thâm thủng mậu dịch giữa hai nước ra làm đề tài công kích.
Sau một năm, số khiếm hụt đã tăng thêm gần 9%, lên tới con số kỷ lục $275.8 trong năm 2017 – bằng hai phần ba số thặng dư của Trung Quốc trên toàn thế giới. Ông Trump sẽ phải hành động, như nhiều người ủng hộ ông vẫn chờ đợi, trước ngày ông đọc bài diễn văn đầu tiên bá cáo tình trạng liên bang, ngày 30 Tháng Giêng, 2018.
Trong một năm qua, bên ngoài tưởng ông Trump đã “mềm” hơn với Tập Cận Bình, vì không lớn tiếng về vấn đề mậu dịch nữa. Nhưng trong thời gian đó chính phủ Mỹ đã chuẩn bị các món võ có thể dùng để tấn công Trung Cộng trên mặt trận thương mại.
Trong cuộc chiến mậu dịch với Trung Cộng, chính phủ Mỹ có thể chọn nhiều chiến thuật khác nhau. Họ có thể thưa kiện ra tòa án Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO); hoặc yêu cầu Bắc Kinh thương thuyết về các tranh chấp; và nếu không thành công thì bắt đầu các hành động đơn phương. Với lối suy nghĩ và tánh tình ông Trump, chắc ông sẽ theo con đường thứ ba.

Nguyễn Hoài Vân: Ông Già Noël bị hỏa thiêu


Claude Lévy Strauss

Tóm lược một tài liệu của Claude Lévy Strauss, đưa chúng ta vào một cuộc du hành, đến với với th dân Châu M xa xôi, rồi tr v thời C Đại La Mã, nhận ra những liên h đã chìm vào tiềm thức, giữa ông già Noel với s Chết ...

*

Như giữa thời Trung C, ông già Noel hiền hòa của chúng ta đã b giáo quyền công giáo hỏa thiêu trước thềm nhà th Dijon, vào đúng đêm Giáng sinh năm 1951.

S truyền lan nhanh chóng, ngay trước mắt mình, của một tín ngưỡng ph quát, rồi phản ứng chống c, gợi lại phương cách x phạt tàn bạo thời xa xưa, của cấu trúc xã hội vốn dung chứa nó, là cơ hội hiếm có cho một nghiên cứu Nhân văn. Xin tóm lược vài ý chính của một tài liệu viết bởi Claude Lévy Strauss (1).

LY HƯƠNG (cuộc đời yêu dấu 3)

tác giả: Alice Munro
nguyên tác: Leaving Maverley
người dịch: Nguyễn Đức Tùng

Ngày trước, mỗi thị trấn có một rạp chiếu bóng. Ở Maverley cũng có một rạp như thế, tên là Thủ đô, cái tên thường gặp thời ấy. Morgan Holly là chủ rạp, cũng là người điều khiển máy chiếu phim. Ông không ưa giao dịch với công chúng – chỉ ưa ngồi ở tầng trên trong góc nhỏ để điều khiển câu chuyện trên màn hình – vì vậy ông lấy làm bực mình khi cô bé đứng thu vé vào cửa cho ông biết cô sẽ nghỉ việc vì sắp có con. Thật ra ông có thể dự kiến điều này – vì cô lập gia đình đã nửa năm, và vào thuở đó bạn nên biến mất khỏi công chúng khi bụng bạn bắt đầu to ra – nhưng ông chủ vốn không thích thay đổi và chỉ riêng ý tưởng về việc nhân viên có thể có đời sống riêng tư làm ông rất ngạc nhiên.

May thay, cô nhân viên sắp nghỉ việc kiếm được cho ông một người thay thế. Một cô gái sống giữa phố có lần nói rằng cô muốn có công việc buổi tối. Cô không thể làm ban ngày vì còn phải giúp mẹ coi em. Thông minh đủ để chu tất công việc, mặc dù đó là một cô bé hay xấu hổ.
Morgan bảo chuyện đó tốt thôi –ông không muốn thuê một người thu vé đứng tán dóc huyên thuyên với khách hàng.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhà Tôi Nhà Văn Trung Tướng

Đời tôi vĩnh viễn không thể bình yên. -- Hữu Ước

Mới đây, trên diễn đàn talawas, tôi được ông Lâm Hoàng Mạnh ngỏ lời ngợi khen nức nở: “Không hiểu sao cứ mỗi lần đọc xong bài của T.N.T tôi cứ ‘nở từng khúc ruột vì khoái’ cách viết thông minh… của tác giả.” Ôi, tưởng gì chớ “thông minh” thì tôi nổi tiếng ngay từ thuở nhỏ – trước cả khi cắp sách đến trường – và đã khiến cho rất nhiều người phải xuýt xoa, hay tấm tắc!


Tuy tôi thông minh, học giỏi, bằng cấp đầy mình nhưng đi làm thì không ma nào mướn. Lý do: tôi được cái thông minh nhưng lại bị cái gương mặt rất khó coi (ngó tối tăm thấy ớn) và cách ăn nói thì cũng rất khó nghe, cứ như cắn vào mông người ta vậy. Chỉ thoáng nhìn thấy cái bản mặt của tôi là thiên hạ đã xuống tinh thần. Và hễ tôi mở miệng ra, dù chưa kịp nói dứt câu, là đã có đứa sấn (sổ) vào muốn… tát!

NGÔ THẾ VINH: BA TRĂM NĂM ĐBSCL ĐẾN VỚI CON KÊNH VĨNH TẾ

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi. -- Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808  'Studierzimmer'

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do “văn kỳ thanh” qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hình 1:từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. [photo by tài xế Sang]

Đoàn hôm nay gồm 7 người. Buổi sáng, dự tính khởi hành sớm nhưng theo yêu cầu của người viết, muốn được trở lại thăm Đại học Cần Thơ, nay với thêm DRAGON-Mekong Institute là Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu mà TS Lê Anh Tuấn trong đoàn hiện là Phó Viện trưởng. Có thể nói Đại học Cần Thơ có một thư viện / Trung tâm Học liệu khang trang và đẹp nhất theo tiêu chuẩn thư viện Mỹ. Trên lầu 3 của Thư viện là Phòng Truyền thống, với đôi nét lịch sử Đại học Cần Thơ, cả với hình ảnh các Viện Trưởng [sau 75 gọi là Hiệu Trưởng] từ ngày thành lập tới nay. [Hình 2]

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

VOA Tiếng Việt: Bộ trưởng Mỹ thắp hương chùa Trấn Quốc để gửi thông điệp gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (giữa) dâng hương tại chùa Trấn Quốc 
hôm 25/1. (Ảnh chụp màn hình ZingNews)

​Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã dành riêng thời gian trong chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Hà Nội để thăm viếng ngôi chùa cổ nhất tại thủ đô của Việt Nam.

Giữa các cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hôm 25/1, Bộ trưởng Mattis đã tới thắp hương tại chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam trên Hồ Tây ở Hà Nội.

Hồ Tây là nơi gần chỗ máy bay của Thượng nghị sĩ John McCain bị bắn rơi vào năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ ông McCain là một phi công của Hải quân Mỹ. Ông McCain bị áp giải từ hồ Trúc Bạch và giam tại nhà tù Hỏa Lò cho tới khi được thả vào năm 1973.

Trong chiến tranh Việt Nam, máy bay của Thượng nghị sỹ John McCain, 
lúc đó là phi công của hải quân Hoa Kỳ bị bắn rơi trên Hồ Tây 
cách chùa Trấn Quốc không xa.


Đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis không hề tham chiến tại Việt Nam. Tại Chùa Trấn Quốc, người đứng đầu Lầu Năm Góc trao đổi với nhà sư trụ trì và ca ngợi không gian thanh bình của ngôi chùa cổ hơn 1.400 năm gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

Tôi nghĩ chuyến thăm ngôi đền của ông Mattis còn để gửi đi thông điệp là Hoa Kỳ có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam để giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn lãnh thổ và quốc gia của mình giống như ý nghĩa của tên ngôi đền đó. -- Lê Hồng Hiệp, viện Nghiên cứu ĐNÁ ISEAS-Ysof Ishak

“Tuyệt đẹp. Thanh bình. Tôi nghĩ không gian này làm cho ta trầm tư hơn,” ông Mattis nói với các nhà sư trong lúc thăm viếng ngôi chùa vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương, theo ghi nhận của William Gallo, phóng viên VOA tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Theo nhận định của nhà phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp từ Singapore, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới chùa Trấn Quốc “mang tính biểu tượng để gửi đi một thông điệp về sự tôn trọng và hiểu biết về lịch sử và quá khứ của ông Mattis đối với Việt Nam.”

Truyền thông trong nước cho rằng đây là hoạt động nhằm tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam của ông Mattis.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof-Ishak nói việc thể hiện sự quan tâm và hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam của người đứng đầu bộ quốc phòng Mỹ cho thấy ông Mattis muốn tạo dựng một sự tin tưởng và gần gũi hơn với lãnh đạo và người dân Việt Nam.

Trước khi tới Hà Nội, Bộ trưởng Mattis nói 
muốn "xây dựng lòng tin" trong chuyến thăm Việt Nam.

Trước khi tới Hà Nội hôm 24/1, Bộ trưởng Mattis nói ông tìm kiếm “sự tin cậy và hợp tác” với Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á được Washington coi là một trong 4 đối tác an ninh quan trọng trong khu vực.

TS Hiệp cho rằng ông Mattis, một nhân vật vốn được coi là có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, còn gửi đi một thông điệp sâu hơn từ chuyến viếng thăm chùa Trấn Quốc.

“Bản thân chữ ‘Trấn Quốc’ liên quan đến việc bảo vệ đất nước và lãnh thổ của Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh có các mối đe dọa đặc biệt từ phương Bắc. Tôi nghĩ chuyến thăm ngôi đền của ông Mattis còn để gửi đi thông điệp là Hoa Kỳ có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam để giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn lãnh thổ và quốc gia của mình giống như ý nghĩa của tên ngôi đền đó.”

Trong chuyến thăm chùa, ông Mattis cùng phái đoàn tháp tùng đã lưu lại để dùng trà với các sư.

Tổng thống Barack Obama tại chùa Ngọc Hoàng 
tại thành phố HCM trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016.

Cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã từng đến thăm một ngôi chùa ở Việt Nam trong chuyến thăm của ông vào tháng 5/2016. Vị tổng thống tiền nhiệm của ông Trump tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở thành phố HCM để tỏ lòng tôn kính đối với truyền thống văn hóa của Việt Nam.

Phạm Chí Dũng: Tàu sân bay Mỹ vào Đà Nẵng có ý nghĩa gì?

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Jim Mattis, và đồng nhiệm Việt Nam 
duyệt đội quân danh dự tại Hà Nội, 25 tháng Giêng.

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam, cùng triển vọng lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 cho thấy một chủ trương có thể tạm gọi là “dựa Mỹ đối Trung” của giới chóp bu Việt Nam - như một biện pháp tình thế trong ngổn ngang và hỗn tạp tâm thế “không ưa Mỹ nhưng vẫn cần Mỹ”, vẫn chưa có gì thay đổi tính từ giữa năm 2014 đến nay và đặc biệt trong gần nửa năm qua.

“Dựa Mỹ đối Trung”

2014 là năm tung tóe vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như chốn không người và như một cú vỗ mặt nảy đom đóm vào Bộ Chính trị Việt Nam.

Còn gần nửa năm trước, vào đầu tháng 8/2017, tướng Ngô Xuân Lịch đã đột ngột thực hiện chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.

Bùi Tín: Từ những phiên tòa trả thù đến những phiên tòa xin - cho

Ông Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh
trong phiên tòa ở Hà Nội.

Phiên tòa xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng đã kết thúc với bản án 13 năm tù giam. Ông Trịnh Xuân Thanh qua 2 phiên tòa nhiều khả năng bị án tù chung thân. Một loạt phiên tòa khác sẽ tiếp tục cho đến trước sau Tết âm lịch.

Có thể nói các phiên tòa này là dịp tốt để khảo sát và sát hạch, đánh giá nền tư pháp của nước Việt đã tiến bộ, đã có đổi mới ra sao, theo những chuẩn mực nào.

Tuy các phiên tòa có vài tiến bộ về hình thức và nội dung tranh tụng, có ít nhiều tranh cãi, những hạn chế của phiên tòa là: phòng xử quá chật, không đủ chỗ cho nhân dân muốn tham dự, không có chỗ cho đội ngũ báo chí, phải ngồi ở phòng bên cùng một số khách nước ngòai, theo dõi trên màn truyền hình thường phát chậm chừng 3 phút để kiểm duyệt, có khi mất hình, mất tiếng hoặc có hình mất tiếng.

Một điều rất dở là đã không cho bà luật sư Schlagenhauf của Trịnh Xuân Thanh vào dự phiên tòa mặc dù bà đã đến sân bay Nội Bài, chứng tỏ chế độ còn sợ dư luận thế giới, thú nhận rằng phiên tòa sẽ không theo chuẩn mực của một nền tư pháp dân chủ hiện đại.

Trân Văn: Chỉ có trái bóng là tròn

Đám đông cuồng nhiệt đổ ra đường phố Hà Nội đêm 23 tháng Giêng.

Việc đội tuyển U23 Việt Nam sẽ hiện diện tại trận chung kết giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 2018 cùng với đội tuyển U23 Uzbekistan đã trở thành sự kiện chấn động cả sinh hoạt xã hội lẫn dư luận Việt Nam.

Người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam vừa hồi hộp, vừa sung sướng, vừa ngỡ ngàng khi chứng kiến đội tuyển U23 Việt Nam – vốn từng bị xem như vật “lót đường” ở giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 2018 – đột nhiên trở thành “cần gạt”, gạt Úc và Syria sang một bên để bước vào tứ kết, sau đó tiếp tục gạt Iraq sang một bên khác để bước vào bán kết, mới đây gạt luôn hy vọng vô địch năm nay của Qatar.

Hoan hỉ, phấn khích dường như là điều tất nhiên và dễ hiểu nhưng giữa đám đông cuồng nhiệt tới mức, xem chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam như một bằng chứng cho thấy “Việt Nam đã đặt cả châu Á dưới chân” lại khiến nhiều người lo ngại bởi… thái quá bất cập.

T.K.: Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị án chung thân lần hai

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa hôm 25 Tháng Giêng. 
(Hình: Thanh Niên)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tại phiên tòa xử vụ tham ô liên quan đến chuyển nhượng cổ phần tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Điện Lực Dầu Khí Việt Nam (PVP Land) diễn ra hôm 25 Tháng Giêng, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội đề nghị mức án tù chung thân.

Trước đó, trong phiên tòa tuyên hôm 22 Tháng Giêng, ông Thanh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), đã nhận án chung thân.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Bùi Tín: ‘Quy Định 102’ là ‘Có Một Không Hai’

Quy định 102 là sự xa rời với thế giới dân chủ?

Trong ý định xây dựng đảng cộng sản vững mạnh, mới đây Bộ Chính trị đề ra « Quy định 102 », một quyết định về xây dựng đảng rất khắt khe, đó là trong đảng, bất cứ đảng viên nào, hễ lên tiếng đòi tách riêng 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (tam quyền phân lập), đòi tự do hoạt động cho các tổ chức xã hội công dân và đòi đa nguyên đa đảng là lập tức phải bị khai trừ ra khỏi đảng.

Xưa nay trong các văn kiện chính thức của đảng, trong Chính cương, Điều lệ của đảng, chưa bao giờ có quy định nào nghiêm ngặt, chặt chẽ đến mức kỳ lạ như thế. Vì vậy có người gọi Quy định 102 là quy định « có Một không Hai ».

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tốt nghiệp Tiến sỹ môn Xây dựng đảng, trước cơn suy thoái toàn diện của đảng, đã nhắm mắt đi một bước thúc đẩy thêm quá trình độc đoán hóa, phi dân chủ hóa của đảng, trong khi lẽ ra phải đổi mới đảng theo hướng dân chủ hóa và quần chúng hóa trong một nền chính trị hiện đại, văn minh.

Việt Nguyên: Mùa cúm 2018, một đe dọa


Cuối mùa Đông, trời đất thay đổi, từ trận bão lụt Harvey bốn tháng trước, nay trời Houston lạnh cóng với tuyết đổ về giữa Tháng Giêng. Mỗi ngày vào phòng cấp cứu làm việc, phòng không đủ chỗ cho số bệnh nhân gia tăng, bệnh viện không đủ giường, bệnh nhân phải nằm chờ ở hành lang, bác sĩ và y tá phải xem bệnh nhân ở phòng đợi, xe cứu thương liên tục chở người bệnh đến từ các viện dưỡng lão.

Bệnh cúm cuối năm 2017 đầu năm 2018 đã tăng số bệnh nhân tới phòng cấp cứu tại các bệnh viện Houston. Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh CDC ở Atlanta báo động mùa cúm năm nay nặng nhất trong hơn một thập niên qua. Bệnh viện trên toàn nước Mỹ từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 đang phải đối phó với bệnh cúm có nguy cơ thành dịch cúm. Trong đầu tuần Tháng Giêng, số bệnh nhân nhập viện vì cúm trung bình 22.7 trên 100,000 bệnh nhân, con số gấp đôi so với tuần lễ cuối năm 2017.

Song Chi (Nguồn: RFA): Bi hài kịch quanh những phiên tòa xử các quan tham

Trịnh Xuân Thanh tại tòa ở Hà Nội hôm 8 Tháng Giêng, 2018.
(Hình: AFP/Getty Images)

Theo dõi tin tức về các phiên tòa xử các quan tham thời gian qua, đặc biệt là phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ tham ô, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), người ta nhận thấy gì?

Các quan chức Việt Nam hầu hết đều “nhũn như chi chi” trước tòa. Người thì khóc lóc, kể lể hoàn cảnh cha già vợ dại con thơ, người thì đem nhân thân gia đình có công với cách mạng, cả đời cống hiến cho cách mạng… để kêu gọi lòng thương cảm của tòa, mong tòa xem xét. Như phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh, ông nào cũng khóc, cũng kể lể sụt sùi, rồi nào sợ hãi phải làm “ma trong tù,” khao khát được làm “ma tự do”…