Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Tôn Nữ Thu Nga: Giao Thừa


Năm cũ lạnh lùng giã biệt.
Hàng cây khóc lóc dưới mưa
Thả xuống đường vài chiếc lá, 
Vàng khô, héo rũ cuối mùa.

 
Năm cũ dịu dàng tay ôm, 
Tình nhân dìu trong luân vũ 
Quyến luyến trao nụ hôn buồn, 
Tiếng nhạc bồi hồi nức nở.


Tan tác từng hạt pha lê 
Lăn dần vào chuỗi quá khứ 
Ngày mưa tháng chạp lê thê 
Nhìn mưa nhớ về quê cũ. 


Năm mới có mảnh nắng yếu 
Ngại ngùng giữa những khe mây. 
Nhạt phai áo vàng năm cũ, 
Mơ em một cuộc tình dài. 



Năm mới môi mềm như lụa, 
Em về giữa cõi chiêm bao, 
Cầm tay tôi đi trong mộng, 
Hương trầm nhẹ bước tiêu dao. 

TNTN

NGÔ THẾ VINH: NHỮNG NGÀY CHÂU THỔ TRỞ LẠI THĂM ĐỒNG THÁP

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.

Hình 1: Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL 12.2017, từ trái: Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, TS Dương Văn NiKhoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, KS Phạm Phan Long Hội Sinh Thái Việt, BS Nguyễn Văn Hưng, ThS Nguyễn Hữu Thiện Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, TS Lê Phát Quới Viện Tài Nguyên - Môi Trường ĐHQG Tp. HCM, và tài xế Sang.  

Khánh Hà: Mùa đông năm nay


Mùa đông năm nay
Có phải lạnh hơn những mùa đông trước?
Tôi ngồi co ro trong một góc đời
Nhìn tuyết bay phơi phới ngoài trời
Rừng thông trắng xóa
Những mái nhà trắng lan man khói tỏa
Lòng tôi lan man như vệt khói ngoài trời
Chợt nhớ một câu trong thư vừa đọc được :

-- Trong truyện dịch ngày xưa
"Mùa đông năm nay ông tôi thấy lạnh
   hơn những năm trước"
-- Ngày ấy tôi còn quá nhỏ
   Nhưng cũng hiểu ông tôi đã già.

Mới đó mà đã hơn bảy chục năm qua
Tôi cũng thành người già rất vội
Vì chợt thấy mùa đông này rất lạnh
Bảy mươi năm vụt qua nhanh
Tựa hồ trong chớp mắt
Mọi biến cố của cuộc đời
Thoáng qua như giấc mộng
Tất cả buồn vui chợt rã tan như bọt sóng
Chỉ còn đây giòng sông êm đềm phẳng lặng
Lững lờ trôi vào cõi mênh mông...



Ngự Thuyết: Biệt Ly trong Thơ (trích từ Về Đâu, sắp xuất bản)


Biệt Ly gắn liền với Thương Nhớ. Tình cảm biệt ly và tình nhớ được nói đến rất nhiều trong văn thơ Đông, Tây, Kim, Cổ. Xin nêu vài ví dụ: Lý Bạch (701-762) vào thế kỷ thứ VIII đời Đường của Trung Quốc với Tống Hữu Nhân (Tiễn Bạn); trong trào lưu lãng mạn phương Tây thế kỷ thứ XIX có Lord Byron (1788-1824), Anh Quốc, với When We Two Parted (Khi Hai Ta Chia Tay), Alfred de Musset (1810-1857) của Pháp, với Adieu (Biệt Ly).

Thương Nhớ thì “vô cùng”. Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ quê hương. Lỡ không có đối tượng để nhớ, có khi bịa đặt ra. Thế hệ của chúng ta, có người không nhớ quê hương. Cũng đúng thôi. Sống trong loạn ly lâu ngày, quê hương chưa tạo nên niềm gắn bó bền chặt, mình cũng chưa tích lũy được kỷ niệm gì đáng kể,thế mà đã phải tách rời. Thiếu kỷ niệm, thiếu gắn bó, nhớ được gì nơi quê cũ? Thì cứ nhớ cái mình đang thiếu hay không cóchăng? Gọi là “nhớ hờ” chăng? Những ai nhiều mộng mơ thường thương vay, khóc mướn, nhớ hờ. Hay cũng có thể nhớ cái của người khác nhớ. Như Xuân Diệu thời trẻ từng tự cảm thấy mình như con chim bơ vơ, thèm thuồng, thương nhớ  tổ ấm của đôi chim bạn, hay chính xác hơn, con chim mái của đôi chim bạn:
Đến gần tổ ấm đôi chim bạn
Bỗng thấy lòng cuồng yêu ngẩn ngơ.

GS ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ HÀN LÂM 06 - THE 12 VERB TENSES


So với tiếng Việt thì verbs (động từ) tiếng Anh rắc rối hơn nhiều. Sựkhác biệt này là lý do tại sao học viên người Việt chúng ta thườngphạm nhiều lỗi với cách sử dụng các “tenses” (thời) trong tiếng Anh. Hơn nữa tiếng Việt không có những “irregular verbs” (động từ bất quy tắc) lạ lùng như tiếng Anh. Ta có thể nói trong lãnh vực này, tiếng Việt giản dị bao nhiêu thì tiếng Anh phức tạp bấy nhiêu. Trong khi tiếng Việt chỉ cần 3 function particles (tiểu từ chức năng) “đang, đã, sẽ” để “chia” tất cả các động từ cho ba ý niệm “hiện tại, quá khứ, tương lai” thì tiếng Anh có 12 tenses với cách dùng khác nhau để “conjugate” các verbs! Chúng được “chia” căn cứ vào ý niệm “xảy ra khi nào” (present, past, future) và ý niệm “xảy ra kiểu nào” (simple, progressive, perfect, perfect progressive).
Nếu 3 ý niệm “xảy ra ‘khi’ nào” dễ cho người Việt hiểu và dễ sử dụng, thì 4 ý niệm “xảy ra ‘kiểu’ nào” thật cầu kỳ, phiền toái, khó dùng, và khó giải thích những chức năng đặc thù của chúng! Cái tense đòi hỏi sự kết hợp cùng một lúc 3 ý niệm “future + perfect + progressive” – rất ít khi dùng đến là một điều kỳ dị khó hiểu của Anh ngữ, thí dụ như thấy trong câu dưới đây:[By this time next summer, we “will have been learning” English fortwo years.]Câu trên này mà “dịch” sang tiếng Việtthì nghe lạ kỳ biết bao: [Vào quãng này mùa hè sắp tới, chúng ta “sẽ đã còn đang học” được hai năm.]

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Lời cáo lỗi cho một số báo Giáng Sinh muộn


Kính thưa quý độc giả,

Vì một lý do ngoài ý muốn của tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ, số báo Giáng Sinh dự trù ra vào cuối tuần vừa rồi đã không xuất hiện. Chúng tôi xin chân thành cáo lỗi cùng độc giả và các tác giả đã đóng góp bài vở.

Trong số báo hôm nay chúng tôi xin đăng lại một số bài đã sự trù cho cuối tuần trước, với ý nghĩ chúng ta vẫn còn trong Mùa Lễ và những bài vở mang tinh thần lễ Giáng Sinh vẫn còn thích hợp với mọi người. -- DĐTK

SONG THAO: CHO


Những ngày cuối năm, vào trong các shopping mall, chúng ta hẳn thấy một không khí vui tươi, ấm áp chan hòa trên khuôn mặt mỗi người. Tiếng nhạc Giáng Sinh quen thuộc đưa mọi người vào mùa lễ. Mỗi người cảm thấy như thân thiện, hòa đồng hơn với những người chung quanh. Chúng ta đã mở lòng. Nhiều người mở thêm cái túi tiền của họ. Tôi vừa coi một bản tin trên đài CNN cho biết là số tiền tặng cho các hội từ thiện trong những ngày lễ cuối năm, chiếm tới 29% tổng số tiền trong năm. Nhưng cùng một bản tin lại cho biết là có hai hội từ thiện giúp các cựu chiến binh tại Mỹ đã chi tiền một cách bừa bãi. Trong 10 đô họ thu được thì chỉ có 1đô tới tay các cựu chiến binh. Còn 9 đô kia chạy vào tiền lương và tiền điều hành của hội! Nhiều hội mệnh danh là từ thiện đã cứu giúp chính họ. Không ai muốn đồng tiền của mình đi nhầm cửa. Vậy nên nhiều người trong chúng ta đã tự tay làm việc thiện.

Noel phải có ông già Noel, những nhân vật áo đỏ viền lông trắng cười hô hô làm tươi mát đám trẻ. Đó là những ông già phúc hậu nhưng không có túi tiền. Họ chỉ có những món quà nho nhỏ cho các em bé. Tôi muốn nói tới một loại ông già Noel khác, điệu nghệ hơn nhiều. Họ không mặc áo đỏ, không xuất hiện ở nơi công cộng. Họ giấu mặt. Không ai thấy họ nhưng họ tung ra những niềm vui rất thực tiễn.

Lê Hữu: Thư Giáng Sinh, viết từ Thiên Đường

1.
Chiều hôm ấy, hơn một tuần trước lễ Giáng Sinh, bà Ann bước ra sân sau ngôi nhà của hai ông bà để thăm vườn tược mùa đông thì phát hiện một vị khách không mời mà đến. Một chiếc bong bóng màu đỏ tươi bay là là trong vườn nhà. Bà đuổi theo cho đến lúc chiếc bong bóng bị vướng vào cành cây thông monkey-puzzle tree và không bay được nữa.
“Merry Christmas!” bà Ann đọc thấy hàng chữ trên chiếc bong bóng. Bà cũng trông thấy một mảnh giấy, một phong bì nhỏ đúng hơn, buộc vào sợi dây cột quả bóng. Gỡ được sợi dây, cầm trên tay chiếc phong bì, bà đọc được dòng chữ “To my Dad in Heaven”. Bên trong là lá thư, nét chữ nguệch ngoạc. Ann đọc:
      “Bố ơi,
      Con viết thư này để nói với Bố là con nhớ Bố lắm. Bố vẫn khỏe chứ? Bố nhớ uống thuốc   
      bổ nhé. Mẹ nói với con là ở trên ấy Bố vui lắm, có chuyện gì vui Bố kể con nghe nhé.
      Mấy hôm nay trời lạnh quá, có tuyết rơi nữa. Trên bố có lạnh không? Tuần sau là lễ Giáng
      Sinh rồi. Còn tháng sau là sinh nhật của Bố đấy, bố có nhớ không?
      Con ước gì có Bố ở đây. Nếu Bố xin về thăm nhà được một ngày, Mẹ và con sẽ vui lắm.
      Con ghi ra đây những món quà mà con thích: giày Nike, Rubik’s cube, Lego Spider-Man,
      Nintendo amiibo, bút crayon colors, truyện tranh dinosaurs. Nếu bố không có đủ tiền thì
      mua cho con một hay hai thứ cũng được.
      Bố cho con gửi lời thăm bà Nội nhé. Nhận được thư này Bố nhớ viết trả lời con, và đặt ở
      dưới gối của con nghe Bố.
      Con yêu Bố, yêu Mẹ. Con trai của Bố. Ben.
      Merry First Christmas in Heaven, Daddy!!!”

NGUYỄN DUY CHÍNH: CỤ GIÁO Ðể tưởng nhớ cụ giáo Ðặng Quí Tùy (1880-1976)


Năm lên đệ tam, sinh ngữ hai của tôi là Pháp văn. Một ngôn ngữ mới bao giờ cũng cho mình nhiều tìm tòi thích thú. Thế nhưng hai giờ mỗi tuần ở trường Chu Văn An lại chỉ cho mình một số vốn thật nhỏ nhoi. Bố tôi, tuy thông Pháp ngữ, nhưng hình như ông không thích và cũng không có khiếu dạy con, dẫu rằng ông đã chọn nghề “gõ đầu trẻ” gần hai mươi năm. Cho nên tôi chỉ lò mò học lấy. Bỗng đâu, ông anh họ tôi đến rủ tôi đi học tiếng Pháp ở một ông cụ gần trong xóm. Nhà cụ nằm trong một hãng nhôm lớn ngay sau nhà tôi, mà chủ nhân chính là ông con thứ ba của cụ.

Trần Văn Khê: Về Trần Văn Trạch em tôi

Từ trái: Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch, Lê Thương – 1949

Con tôi Trần Quang Hải đã viết tiểu sử rất đầy đủ và chính xác về chú ba của Hải. Tôi chỉ thêm vài chi tiết về em tôi mà ít có người biết và hôm nay cũng lần đầu tôi mới ghi lại thành văn bản.

- Tên của Trạch trong gia đình là «Khê em»
Khi Trạch mới sanh, cả nhà đều vui mừng. Ông nội tôi muốn đặt tên con cháu đều có bộ Thủy nên cha tôi tên Triều là dòng nước, tôi tên Khê là khe suối, em tôi tên Trạch là ao, đầm. Nhưng từ lúc lên một, mỗi khi trong nhà có ai gọi em tôi : Trạch ơi ! là con cháu của bà cụ láng giềng trùng tên, thấy khó chịu, nên qua xin ông nội tôi đặt tên khác cho chú bé Trạch, để bà khỏi bị kêu réo tên bà. Cả nhà rất khó nghĩ, tên đã ghi trong sổ bộ đời. Cậu Năm tôi, ông Nguyễn Tri Khương, đến bàn với ông tôi, nhắc lại lịch sử bên Trung quốc dưới triều nhà Tống có hai anh em ruột, văn hay chữ tốt, thi cùng một khoá, đều đậu Tiến sĩ, và ra làm quan trong một triều. Trong nước ai cũng quí tài của hai anh em nên gọi anh là Đại Tống, em là Tiểu Tống. Nay muốn kiêng tên bà cụ láng giềng, cậu Năm tôi đề nghị gọi tôi là Khê Anh và Trạch là Khê Em. Ông nội tôi bằng lòng và từ ngày đó, trong gia đình tôi và cả làng Vĩnh Kim, ai nấy đều gọi chúng tôi bằng hai tên Khê anh và Khê em

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Trọng Nghĩa/RFI: Tạm lắng năm 2017, liệu Biển Đông sẽ lại dậy sóng trong năm tới?

Các công trình xây dựng của Trung Quốc 
trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông 
(Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) -- REUTERS


Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đưa ra.

Tuy nhiên, nhiều thông tin liên quan đến các hành vi vẫn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được tiết lộ trong những ngày cuối năm này, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải.

Trân Văn: ‘Tài tình, sáng suốt’ nuốt cả nhân bản, liêm sỉ

Một hình ảnh trong Vietnam War, PBS series. Hình minh họa.

Military Times – một tờ báo dành cho quân đội của Mỹ - vừa thuật lại chuyện tự nguyện tạm đình chiến giữa khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau đó có thêm Mỹ) với khối Liên Minh (Đức, Áo-Hungary, Bulgaria Thổ Nhĩ Kỳ) hồi Thế chiến thứ nhất vào dịp Giáng sinh năm 1914...

Thế chiến thứ nhất bùng phát vào tháng 7 năm 1914 với 70 triệu người tham chiến. Đó là lần đầu tiên con người sử dụng súng máy, vũ khí hóa học, đại bác, xe tăng, phi cơ và tàu ngầm để tàn sát nhau trên toàn châu Âu... Thế chiến thứ nhất đã làm tất cả các quốc gia ở châu Âu kiệt quệ, biến đổi cục diện châu Âu và thế giới nhưng đó là chuyện sau tháng 11 năm 1918 (thời điểm khối Liên Minh đầu hàng - Thế chiến thứ nhất kết thúc)...

Lê Anh Hùng: Kinh tế Việt Nam 2017: bóng ma Trung Quốc ám ảnh

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã công bố các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017.

Với một loạt chỉ số ấn tượng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, cơ quan thống kê quốc gia xem ra đã xua tan những nghi ngờ trước đó rằng chính phủ phù phép số liệu hay báo cáo láo.

Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam, song các con số thống kê đã cho thấy những biến chuyển theo chiều hướng tích cực.

Phạm Chí Dũng: Vụ Vũ ‘Nhôm’ có trở thành ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’?

Trịnh Xuân Thanh trên truyền thông Đức.

Chỉ ít ngày sau khi thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ - trùm bất động sản Vũ “Nhôm” - biến mất ngay trước mũi các tuyến trinh sát của Công an Đà Nẵng, Bộ Công an, vụ Vũ “Nhôm” đang có những dấu hiệu trở thành một vụ “Trịnh Xuân Thanh thứ hai”.

Những tương đồng Vũ “Nhôm” - Trịnh Xuân Thanh

Một vài trang báo điện tử ngoài nước và một số trang facebook ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài bắt đầu đưa tin về vụ Vũ “Nhôm” đã tẩu thoát trót lọt, đã có thể ung dung ở một chân trời nào đó ngoài biên giới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không chỉ có thế, là một tình báo viên công an, Vũ “Nhôm” đang nắm trong tay một bản danh sách mạng lưới tình báo viên của công an Việt Nam ở nước ngoài và nhiều công ty “bình phong” của ngành công an. Nếu danh sách gián điệp này và các công ty “bình phong” bị Vũ “Nhôm” tiết lộ, sẽ xảy đến vô khối chao đảo trong nội bộ ngành công an…

VOA: Bước thụt lùi lớn nhất từ khi HK được trao lại cho Trung Quốc’

Nhà ga trên tuyến đường sắt cao tốc ở Hồng Kông

Một hiệp hội đại diện cho các luật sư Hồng Kông nói họ bị "sốc về động thái của quốc hội Trung Quốc tiến hành thực thi luật pháp áp dụng ở Hoa lục tại một nhà ga ở đặc khu Hồng Kông. Hiệp hội Luật sư tố cáo hành động này là ‘bước thụt lùi lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc’ hồi năm 1997.

Hiệp hội Luật sư Hồng Kông nói quyết định đó sẽ "phương hại nghiêm trọng" tới niềm tin vào nền tư pháp độc lập tại HK, vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh, được trao lại cho Trung Quốc cách đây 20 năm với lời cam kết HK sẽ được duy trì một mức độ tự trị cao.

Tr.N.: 80% du khách ngoại quốc không quay lại Việt Nam

Rất ít khách ngoại quốc quay trở lại Việt Nam du lịch lần thứ hai. 
(Hình: Thanh Niên)


Năm 2017 ngành du lịch Việt Nam đón 13 triệu lượt khách ngoại quốc, tăng 28% so với năm ngoái. Tuy nhiên, do “du lịch nghèo nàn” nên theo Tổng Cục Du Lịch, 80% du khách ngoại quốc không quay trở lại.

Theo báo Thanh Niên, con số 80% du khách ngoại quốc “một đi không trở lại” là con số “hết sức đáng buồn nếu so với tỉ lệ 82% lượng du khách quay trở lại Thái Lan trên hai lần và 89% lượng du khách quay trở lại Singapore.”

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Trọng Nghĩa/RFI: Năm 2017: Biến đổi khí hậu tác hại đến Mỹ, nhưng TT Trump vẫn thờ ơ

Donald Trump thông báo rút Mỹ
ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris, Washington, 
ngày 01/06/2017 -- © REUTERS/Kevin Lamarque


Trong năm 2017 sắp kết thúc, cả thế giới và đặc biệt là nước Mỹ đã phải gánh chịu các trận bão khủng khiếp, các vụ lũ lụt và cháy rừng với sức tàn phá ghê gớm. Theo giới khoa học, các sự kiện càng lúc càng dữ dội và thường xuyên hơn đó, là hệ quả rõ rệt của sự biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra.

Thế nhưng, tại Hoa Kỳ, một trong những nước góp phần lớn nhất vào sư biến đổi khí hậu của hành tinh, tổng thống Trump trong năm 2017 lại quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015, được cho là một phương tiện tốt để chống lại sự biến đổi khí hậu.

Phải nói là trong năm 2017, thiên tại đã không ngừng ập xuống nước Mỹ. Vào cuối tháng Tám, Houston, thành phố lớn thứ tư ở Mỹ đã bất ngờ bị chìm trong biển nước sau cơn bão Harvey, khiến cho hàng chục người chết, hàng trăm ngàn người phải sơ tán, gây nên hàng tỷ đô la thiệt hại vật chất.

Mạnh Kim: “LỰC LƯỢNG 47”, HỌ LÀ AI?


Ảnh minh họa

Làm công việc truyền thông nên tôi không thể không quan sát truyền thông mạng và yếu tố “tâm lý truyền thông” của nó. Nếu chịu khó quan sát và đọc ý kiến (comment) trên các trang của một số người có sức ảnh hưởng, sẽ thấy không khó để phân loại các nhóm mạng xã hội và cũng không quá khó để “định vị” được các nhóm tác chiến của “lực lượng 47”.

Cái gọi là “10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng” hẳn nhiên không chỉ là một nhóm “lưu manh” có mỗi nhiệm vụ văng tục bừa bãi. Như được thừa nhận công khai là một tổ chức chuyên nghiệp thì, tương tự “cơ cấu tổ chức” của một bộ máy truyền thống, họ hẳn được chia thành từng nhóm hoặc từng tổ, với mỗi đơn vị được phân công theo dõi một người hoặc một nhóm, nhận nhiệm vụ “tác chiến” trên một hay vài “mặt trận”, hoặc “đồng loạt ra quân” “tổng công kích” vào một thời điểm cụ thể, chẳng hạn sự kiện Biểu tình Cá chết năm 2016.

Trân Văn: LL47, công không được mà thủ cũng chẳng xong

Ngày 28 tháng 12, ai đó đã vội vàng lập một trang “facebook”
cho “lực lượng 47”. Hình minh họa.


Thông tin về “lực lượng 47” của Quân đội nhân dân Việt Nam với 10.000 “hạt nhân” thuộc loại “vừa hồng, vừa chuyên” (kiên định về lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao) để “đấu tranh trên không gian mạng”, do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Tổng cục phó Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng Việt Nam tiết lộ ở Hội nghị Tổng kết công tác Tuyên giáo 2017, diễn ra hôm 25 tháng 12, chắc chắn sẽ trở thành một loại “vạ miệng”.

Dẫu ông Nghĩa khẳng định nhân sự của “lực lượng 47”, hiện diện ở tất cả các đơn vị cơ sở, trên mọi lĩnh vực, mọi miền “đang hoạt động rất tích cực” nhưng tại hội nghị vừa kể, hai Ủy viên Bộ Chính trị - ông Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban Bí thư) và ông Võ Văn Thưởng (Trưởng Ban Tuyên giáo) – đều gián tiếp thừa nhận, lực lượng tuyên giáo hùng hậu bao gồm 800 cơ quan truyền thông chính thống – đang đi từ thất bại này đến thất bại khác. Ngày hôm sau – 26 tháng 12 – ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Thông tin Truyền thông, tái xác nhận, hệ thông truyền thông chính thống đang đối diện với nguy cơ bị mạng xã hội “vượt mặt”.

Bùi Tín: Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?


Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng.

Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.

Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».

Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 nhân vật cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Án tử hình được tuyên bố và dự kiến, án tù 20 năm, 10 năm đã được kết luận và dự trù cho không ít trường hợp.

Cổ-Lũy: ‘Special Counsel’: Điều tra Trump-Putin đi tới gia đình Trump


Cuối Tháng Mười “Công Tố Viên Đặc Nhiệm/Special Counsel” Robert Mueller, cựu giám đốc FBI hai đời tổng thống, truy tố ba nhân vật trong mặt trận tranh cử Trump. Họ bị xem là có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Vladimir Putin – đã bị 17 cơ quan tình báo Mỹ chính thức xem là xen vào bầu cử 2016 với mục tiêu lũng đoạn cơ cấu dân chủ Mỹ, triệt hạ đối thủ Hillary Clinton, và giúp ông Trump làm tổng thống.

Phương cách điều tra: Bị cáo dễ buộc tội nhất bị áp lực để phải hợp tác và cung cấp những bằng chứng cần thiết đưa đến buộc tội các nhân vật chính. Ông Mueller sẽ cho những người này nhẹ tội; kẻ không hợp tác sẽ nhận án tù.

Lê Mạnh Hùng: Phương Tây bắt đầu tỉnh ngộ với Trung Quốc


Ngoại trừ một giai đoạn ngắn sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1979, kể từ thập niên 1970, hầu hết các nước phương Tây đều giữ quan hệ mật thiết với Trung Quốc trong hy vọng rằng đất nước này sẽ hội nhập vào trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo và dần dà trở thành một nước dân chủ tự do giống như mình.

Nhưng những hy vọng đó đang tàn lụi dần khi phương Tây càng ngày càng nhận thức được rằng Trung Quốc không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị của mình. Đồng thời họ cũng càng ngày càng e ngại về những cố gắng của Bắc Kinh nhằm ảnh hưởng đến việc phương Tây đánh giá hệ thống chuyên chế của mình.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Ngô Nhân Dụng: ‘Người ta tưởng mình người Trung Quốc’

Du khách từ Trung Quốc qua Việt Nam ngày càng đông và càng hỗn, nhưng cũng ích lợi cho người mình. Bà con trong nước đang dùng một lời khuyên rất hiệu quả khi thấy ai có ngôn ngữ, cử chỉ không đẹp. Ghé tai nói nhỏ: “Đừng để người ta tưởng mình người Trung Quốc!” Nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng ai nghe cũng thấy phải xét lại hành vi của mình!

Thí dụ, ở Việt Nam bây giờ, trong quán có mấy người cao hứng nói lớn tiếng, tranh nhau nói lấy được, không ai nhường ai, át giọng tất cả mọi người. Lúc đó, chỉ cần một người can ngăn: “Ông ơi, đừng nói lớn quá! Người ta tưởng bọn mình người Trung Quốc!” Nhắc nhở vậy đủ rồi! Người đang cười nói oang oang bỗng đỏ mặt, cái miệng tự đạp thắng, hạ thấp tần số vừa đủ nghe!

Bùi Tín: Hai vấn đề nóng bỏng trong hai vụ đại án

Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và ông Đinh La Thăng.
(Ảnh chụp từ VTV)

Trong vài tuần tới, 2 vụ đại án mang gọn tên « Đinh La Thăng » và « Trịnh Xuân Thanh » sẽ được đem ra xét xử, theo lệnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng trung ương, theo phương châm « khẩn trương, tích cực, triệt để, theo đúng luật ».

Hai vụ án này liên quan chặt chẽ với nhau, cả 2 bị cáo đều thuộc bộ Công thương - là bộ đồ sộ nhất do các bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Thương nghiệp, Ngoại thương sát nhập - lúc ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng.

Hai bị cáo cùng giữ vị trí cao nhất trong Tổng công ty dầu khí PVN một thời gian dài, Tổng công ty to lớn nhất, từng mang lại cho ngân sách những khoản tiền lớn nhất trong một thời gian dài, được coi là con bò sữa béo mập nhất của nền kinh tế, nhưng về sau đổ đốn thành công ty tội phạm to lớn nhất, nhiều cán bộ cấp cao bị truy tố, tạm giam chờ ngày xét xử. Số bị cáo 2 vụ này đã lên đến trên dưới 40 người, làm tổn hại, thất thoát lên đến hàng vài trăm nghìn tỷ đồng của đất nước, liên quan đến hàng loạt ngân hàng tư và ngân hàng Nhà nước.

Phạm Chí Dũng: ‘Đả hổ diệt ruồi’ của Tổng Bí Thư Trọng sẽ phát triển đến đâu?

Ông Nguyễn Phú Trọng có hơi hướng “Tập Cận Bình hóa.” 
(Hình: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)


Vẫn còn quá sớm để dự đoán về quy mô và phạm vi của chiến dịch “chống tham nhũng,” hay còn gọi “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận là “lao đã phóng đi,” và kẻ phóng lao phải theo lao.

Phóng lao theo lao

Đó là quyết định bắt giam cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng – một hành động mang sắc thái tâm lý rất đặc trưng: Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua tâm lý “mình mà bắt nó thì khi mình nghỉ thằng khác sẽ bắt mình” được xem là rất phổ biến trong giới quan chức cao cấp.

Hoàn toàn có thể xem vụ bắt Đinh La Thăng là một thắng lợi của ông Trọng, sau thắng lợi đầu tiên trước Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.

Lê Phan: Khi âm nhạc cũng bị cấm


Tôi có một người bạn già mà thú vui mỗi mùa Giáng Sinh là phải đi nghe Messiah của Handel, bản đồng ca vui mừng của Handel nói về Đấng Messiah Chúa Cứu Thế. Mặc dầu không phải là một người Kitô Giáo, tôi đồng ý với ông bạn là đến dịp Giáng Sinh mà không được nghe điệp khúc Hallelujah thì có một cái gì đó thiêu thiếu.

Tôi cũng có một người bạn đồng nghiệp hiện đang làm phóng viên cho đài BBC ở Bắc Kinh. Chị bạn tôi, cũng như ông bạn già, vẫn coi đi nghe Messiah vào dịp Giáng Sinh là chuyện không thể không có được. Nhưng tôi mới nhận được một tin nhắn của cô bạn than thở “Năm nay không còn được nghe Handel ở Bắc Kinh nữa.”

Ngô Nhân Dụng: Chúc Mừng Giáng Sinh


Có cách nào để tưởng nhớ mẹ trong mùa lễ hội Giáng Sinh? Ông Dwayne Clark ở thành phố Bellevue, tiểu bang Washington, thấy một cách: Tặng cho người khác một niềm vui.

Giữa Tháng Mười Hai vừa rồi, ông Clark đi ăn ở một nhà hàng quen, nơi ông bà thường ăn tối vào cuối tuần. Hóa đơn phải trả tổng cộng $39.60. Ông Clark tặng thêm cho nhà hàng một tấm ngân phiếu $3,000. Lý do: Những người ở quán này cũng làm việc cần cù, tận tụy, giống như bà mẹ ông, nay đã qua đời, mà hồi còn nhỏ ông đã chứng kiến.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Phạm Chí Dũng: Từ Quảng Nam đến Kiên Giang và hai tuyến chiến thuật của TBT Trọng

Nguyễn Phú Trọng có phải là một Tập Cận Bình của Việt Nam?

Rốt cuộc, Quảng Nam đã không thể “nơi đây bình minh chim hót” theo cái cách mà người con đất Quảng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng dùng thơ để ví von về vận hội mới của vùng đất này.

Hai tuyến chiến thuật

Chỉ một tuần sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và tống giam, cùng lúc xuất hiện trên mạng xã hội một số đồn đoán về mối quan hệ có vẻ đang nhạt đi giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Nam bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo kỷ luật: ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Huỳnh Khánh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, và có lẽ đặc biệt nhất là trường hợp hai cha con ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 và ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau Quảng Nam và Hậu Giang, sẽ rất có thể là Kiên Giang - “căn cứ địa cách mạng” của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Không biết vô tình hay hữu ý, vào cùng thời gian trên lại hiện ra những tin ngoài lề về khả năng ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch thành phố Đà Nẵng - không còn được “che chở” và sẽ phải “nghỉ non”, thậm chí là nghỉ ngay sau tết nguyên đán 2018.

VOA: Trung Quốc: Hoa Kỳ đừng làm ‘quan tòa nhân quyền’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Trung Quốc hôm 22/12 mạnh mẽ lên án quyết định của chính quyền Trump, trừng phạt một cựu quan chức công an Trung Quốc liên quan tới cái chết của một nhà vận động nhân quyền.

Trong cuộc họp báo thường lệ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với ông Cao Yến về thực chất là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc.

Bà Hoa nói: “Trung Quốc kêu gọi Mỹ hãy ngưng đóng vai trò của một quan tòa nhân quyền, sửa chữa những hành vi sai lầm để tránh gây thiệt hại cho trao đổi song phương”.

VOA Tiếng Việt: Facebook, Google xóa nhiều tài khoản, video theo yêu cầu của Việt Nam?

Việt Nam vẫn bị nhiều tổ chức quốc tế xem 
là nước kiểm duyệt chặt thông tin trên mạng


Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói tại một hội nghị hôm 22/12 rằng Facebook và Google đã xóa hàng trăm tài khoản, hàng nghìn video có nội dung “xấu độc”. Một nhà hoạt động cho rằng việc dùng tiền thuế của dân để “bịt miệng” chính họ là bất công và vi phạm tự do ngôn luận.

Theo báo chí Việt Nam, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay Google đã chặn, gỡ khoảng 4.500 video “xấu độc” theo yêu cầu từ Bộ Thông Tin Việt Nam. Các video trên trang Youtube nằm trong tổng số khoảng 5.000 video mà Bộ muốn ngăn chặn, gỡ bỏ.

Tương tự, Bộ trưởng Tuấn được báo chí dẫn lời cho biết Facebook cũng gỡ bỏ 159 tài khoản “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước". Bên cạnh đó, 107 tài khoản giả mạo, 394 đường link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp cũng đã bị Facebook xóa.

Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đánh giá rằng Google và Facebook “bước đầu đã hợp tác tích cực” với Việt Nam.

Phạm Chí Dũng (Nguồn: VOA): Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam đang chơi bài gì với Đức?

Ông Trịnh Xuân Thanh khi ở Đức. 
(Hình: Facebook Thanh Hieu Bui - Người Buôn Gió)


Ông Nguyễn Phú Trọng đang chơi ngón bài gì với nhà nước Đức xung quanh vụ “xét xử Trịnh Xuân Thanh” và “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?” Liệu người Đức có thể tin vào những lời hứa hẹn hoặc cam kết (nếu có) của ông Trọng, trong khi vẫn còn tồn kho quá nhiều bài học chính thể Việt Nam nuốt lời với quốc tế?

Hiếm muộn kết quả đàm phán 

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến Tháng Giêng năm 2018 – thời gian mà Tổng Bí Thư Trọng đã xác quyết sẽ đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa để “làm thịt.” Lịch sử có vẻ được cố định khi mới đây theo trang Thoibao.de ở Đức, bà Schlagenhauf – luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh – cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10 Tháng Giêng, 2018.

Trong bối cảnh ông Trọng dường như không e ngại đưa Trịnh Xuân Thanh ra xử bất chấp phản ứng từ phía Đức hay bất chấp việc ông Trọng có thể đã có một vài cam kết gì đó với Berlin, một thực tế trần trụi là các cuộc đàm phán Đức-Việt về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” – kéo dài suốt từ Tháng Tám năm 2017 đến nay – vẫn chỉ đạt được rất ít kết quả.

Việt Dương: Từ Cách Mạng Vô Sản Trở Về Tư Sản

Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới. -- Đỗ Mười 
Cho tới nay cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi qua hai giai đoạn: Giai đoạn phá hủy xã hội tư sản để làm cách mạng vô sản và giai đoạn từ bỏ cách mạng vô sản trở lại xã hội tư sản. Trong giai đoạn đầu, dân Việt đã bị làm tình làm tội để được giải phóng thành người vô sản. Còn giai đoạn thứ nhì cho chúng ta thấy đảng Cộng Sản đã sử dụng cơ chế chính trị vô sản (độc tài toàn trị) để tư sản hóa đảng viên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại những sự việc đảng viên Cộng Sản đã và đang tung hoành để biến giai cấp đảng thành giai cấp tư sản đỏ.
 Những đường vòng oan nghiệt
Trong những năm 1978, 79, trước sự thất bại của chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa, với kinh tế tập sản và quốc doanh, hai ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh ở miền Nam đã liều đột phá hàng rào kinh tế giáo điều Mac-xit – Lênin-nit bằng cách lùi ở cả nông, công, thương nghiệp:
- Lùi ở nông nghiệp là cho nông dân thuê đất khoán, làm ăn cá thể.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ơn Với Nghĩa


Đ.. mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi
 
Thân mẫu của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cụ bà Nguyễn Thị Hường, vừa từ trần vào ngày 1 tháng 12 năm 2017. Tang ma, ngó bộ, không được đình đám gì cho lắm nên dư luận (xem ra) có đôi chút lăn tăn.
 
-Bác sĩ Hoàng Lan:
“Sẽ không có gì phải nói, nếu như không có những chuyện im lặng đến ‘khó hiểu’ từ truyền thông lề phải. Bà là vợ một liệt sĩ, mẹ của nguyên Thủ tướng (người đương nhiên được tổ chức Quốc tang khi qua đời).

VOA: Ngư dân Việt tuyệt thực ở Indonesia, sứ quán VN hứa dự phiên xử


Indonesia thường xuyên bắt giữ và đánh chìm tàu cá nước ngoài với cáo buộc đánh bắt trái phép, trong đó có rất nhiều tàu của ngư dân Việt Nam.

4 trong số 5 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ với cáo buộc vi phạm vùng biển của Indonesia đã tuyệt thực sau khi tòa án nước này tuyên phạt họ 500 triệu Rupee (gần 37.000 đôla), hoặc 5 tháng tù giam hôm 12/12.

Ngày 18/12, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết đã đến thăm các ngư dân để tìm hiểu lý do họ tuyệt thực.

Trân Văn: Chẳng lẽ thiên hạ ngu hết cả?

Biệt phủ Yên Bái của Phạm Sỹ Quý.

Những đề nghị, quyết định kỷ luật, thậm chí tống giam để điều tra - truy cứu trách nhiệm hình sự một cữu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN như ông Đinh La Thăng cho thấy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) vẫn tiếp tục xem hàng trăm triệu người Việt như một lũ đần!

*

Tuần rồi, Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ Đảng CSVN công bố rộng rãi hàng loạt đề nghị kỷ luật đảng viên cao cấp, chẳng hạn ông Lê Phước Thanh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Nguyễn Khánh Toàn (Phó Chủ tịch kiêm Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Nam)…

Đầu tuần này, từ đề nghị của Ủy ban Kiểm tra, Ban Bí thư của BCH TƯ Đảng CSVN đã quyết định tước bỏ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc mà ông Phạm Văn Vọng đã… từng mang trước khi nghỉ hưu. Tước bỏ tất cả chức vụ trong Đảng CSVN của ông Ngô Văn Tuấn (Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa).

Ông Thanh, ông Thu, ông Toàn, bị đề nghị kỷ luật, ông Vọng, ông Tuấn vừa bị kỷ luật đều vì lựa chọn, bổ nhiệm những (chứ không phải một) cá nhân mà bây giờ được xem là bất xứng. Ông Lê Phước Hoài Bảo (con ông Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư) hoặc bà Trần Vũ Quỳnh Anh (cựu Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, đã được “qui họach” làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa) chỉ là các ví dụ.

Reuters: Nhựa thải ra biển chui vào… bao tử con người

Công nhân chất những bao chai plastic lên xe tại Manila, 
ngày 10/3/2015. Philippines đứng hạng ba trong danh sách các nước 
có biển bị ô nhiễm vì plastic nhất trên thế giới.

Những miếng nhựa bé li ti làm ô nhiễm các loài trai từ vùng Bắc Cực châu Âu cho đến Trung Quốc. Đây là chỉ dấu cho thấy ô nhiễm đại dương lan tràn trên toàn thế giới và có thể cuối cùng xâm nhập các món ăn của con người.

Các loài trai tại vùng biển trong vắt của Bắc Cực nhiễm nhựa nhiều nhất trong các cuộc thử nghiệm dọc theo bờ biển, theo một cuộc nghiên cứu trong tháng này của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy (NIVA).

Nhựa có thể trôi dạt lên miền bắc do những dòng nước biển và gió thổi từ châu Âu và châu Mỹ và cuối cùng bị cuốn xoáy xung quanh Bắc Băng Dương, nhà nghiên cứu Amy Lusher của NIVA nói với Reuters.

Reuters: Mỹ đề nghị Trung Quốc mạnh tay hơn với Triều Tiên

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley trong buổi thảo luận 
tại Hội đồng Bảo an ngày 29/11/2017 về việc Triều Tiên 
phóng phi đạn đạn đạo có thể bắn tới Mỹ.

Washington muốn hạn chế nghiêm ngặt hơn nguồn cung cấp xăng dầu cho Bình Nhưỡng trong số những hạn chế khác.

Hoa Kỳ đã chuyển cho Trung Quốc một dự thảo nghị quyết chế tài Triều Tiên mạnh mẽ hơn và hy vọng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ bỏ phiếu nhanh chóng về nghị quyết này, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết hôm 19/12.

Một giới chức cao cấp trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump xác nhận là những nỗ lực đang được tiến hành để thương thuyết về nghị quyết mới, nhưng nói thêm là chưa có thỏa thuận.

Đỗ Dzũng: Nhà văn Huy Trâm qua đời, hưởng thọ 80 tuổi

Nhà văn Huy Trâm. (Hình tài liệu của gia đình Huy Trâm)
Đỗ Dzũng/Người Việt

Nhà văn Huy Trâm, một văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến ở Little Saigon, vừa qua đời lúc 7 giờ 10 phút tối Thứ Ba, 20 Tháng Mười Hai, 2017, tại bệnh viện Garden Grove, hưởng thọ 80 tuổi.


Nhà văn Huy Trâm ký tặng sách
trong lần ra mắt tác phẩm thứ 28 ‘Nhờ Có Thương Ðau’
hồi năm 2013. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cô Nguyễn Học Đức, trưởng nữ của nhà văn Huy Trâm, cho nhật báo Người Việt biết: “Ba tôi bệnh cũng ba tuần nay rồi, ra vào bệnh viện Fountain Valley vài lần. Sau đó, ông được chuyển sang bệnh viện ở Garden Grove, và ra đi.”

Nhà văn Huy Trâm tên thật là Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, sinh ngày 23 Tháng Chín, 1937 tại Thái Bình, theo cô Đức cho biết.

Theo nhà báo Nguyên Huy, nhà văn Huy Trâm có tới 28 tác phẩm, tám cuốn trước 1975 và 20 cuốn ở hải ngoại sau 1975, trong đó một cuốn được trao Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1969, cuốn biên khảo “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại.”

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Ngô Nhân Dụng: Người giàu càng giàu thêm


Trước khi ký ban hành luật thuế mới, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố luật thuế này sẽ “làm tôi mất rất nhiều tiền (nguyên văn: một cơ nghiệp, a fortune). Không tốt cho tôi chút nào cả… các chuyên viên kế toán (khai thuế) của tôi đang điên lên!” Sự thật là các nhà đầu tư bất động sản, như ông Trump và các con ông, được luật thuế mới ưu đãi. Họ có thể đóng thuế ít hơn các cá nhân cũng như các công ty. Bởi vì họ có thể dùng rất nhiều lỗ hổng được mở ra trong luật thuế mới.

Khi soạn luật thuế mới, Quốc Hội tuyên bố mục đích của họ là “giản dị hóa” thuế khóa đến mức người dân có thể “khai thuế trên một tấm bưu ảnh!” Những lỗ hổng đó phải được giảm đi. Ngược lại. Luật thuế mới phức tạp không khác gì luật hiện hành, mà còn đặt ra các điều mới cho phép các nhà đầu tư thay đổi hình thức kinh doanh của họ để đóng thuế nhẹ hơn. Ai có tiền thuê các luật sư và chuyên viên thuế vụ giỏi sẽ tìm ra cách tốt nhất để đóng ít thuế.

TS. Phạm Đỗ Chí : GIẤC MƠ GIẢM THUẾ ĐÃ ĐẾN: LUẬT THUẾ MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG HOÀ


Gửi từ Florida, 18/12/2017

Sau các bàn cãi về 2 dự luật ở Thượng và Hạ viện, chỉ hai tuần sau đảng Cộng hòa đã công bố phiên bản chung cuối cùng hôm 15/12/17. Họ dự kiến sẽ đưa ra trình Quốc hội chấp thuận vào tuần tới và đệ trình Tổng thống Trump ký trước lễ Giáng sinh. Dự luật sẽ không ảnh hưởng đến thuế năm 2017, mà chỉ áp dụng từ năm 2018.


Từ vài tuần qua từ trước lễ Thanksgiving, dân tình Hoa kỳ đã sôi nổi bàn về luật thuế mới như "Giấc Mơ Thành Sự Thật" ("The dream comes true") sau chuyến hành trình dài chính sách của TT Trump và sẽ là dự luật quan trọng nhất được Quốc hội thông qua trong năm đầu của ông. Đây hoàn toàn là do công trình của đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số trong cả hai viện, và bị bác bỏ không có sự tham dự của các đại biểu đảng Dân chủ.

Một phần quan trọng trong dư luận, tất nhiên chịu ảnh hưởng đảng Dân chủ, cho là luật thuế mới thiếu công bình, chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp và nhóm nhà giầu hưởng lợi lớn từ việc giảm thuế. Khối còn lại, thiên về khuynh hướng Cộng hòa và chờ đợi việc giảm thuế từ lâu, có thể sốt ruột hỏi lớn nhóm chống đối một câu nổi tiếng "Que veut le peuple?" (Bạn muốn gì nữa đây?), hàm ý chuyện kỳ vọng giảm thuế từ một năm qua đã giúp nền kinh tế Mỹ tăng tốc, thị trường chứng khoán Mỹ nhảy vọt, và đem lại công ăn việc làm gần mức toàn dụng.

Anh Vũ/RFI: Donald Trump : « Nga và Trung Quốc phá hoại an ninh và phồn thịnh của nước Mỹ »

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về «Chiến lược an ninh quốc gia». 
Ảnh ngày 18/12/2017, tại Washington. -- REUTERS/Joshua Roberts

Donald Trump coi Trung Quốc và Nga là những đối thủ chính đe dọa trực tiếp đến lợi ích của nước Mỹ . Trên đây là một trong những quan điểm chính thức được tổng thống Mỹ trình bày hôm qua 18/12/2017, trong bài diễn văn về « Chiến lược an ninh quốc gia ».

Bài diễn văn về « Chiến lược an ninh » của tổng thống Mỹ được dư luận rất mong đợi. Trước khi tổng thống Donald Trump phát biểu ít giờ, Nhà Trắng đã cho công bố văn kiện gồm 48 trang, trình bày quan điểm chiến lược của chính quyền Trump về các vấn đề liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ. Một điểm đáng chú ý là tổng thống Trump đã chính thức vạch mặt chỉ tên Nga và Trung Quốc là hai đối thủ lớn chống phá lợi ích, an ninh của Mỹ.

Phạm Chí Dũng: Làm gì làm, phải ‘nắm’ cho được Công An

Cung đường dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn xa?

Từ cảnh “nước mắt rơi vào lịch sử” đầy não nuột trước Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012 đến lệnh bắt chấn động đối với Đinh La Thăng vào cuối năm 2017, quyền lực thực tế của Nguyễn Phú Trọng đã sải một bước đủ dài để khiến ông không có đối thủ chính trị, ít ra cho tới khi kết thúc năm 2017.

3 lần thăng hoa sau 5 năm nhòa nhạt

Nhưng cái bước sải dài ấy lại trở nên ngắn ngủn nếu so sánh với “Vạn Lý Trường Thành” ở Trung Quốc: trở thành tổng bí thư đảng vào năm 2012 và còn sau Nguyễn Phú Trọng một năm, nhưng ngay trong năm đó Tập Cận Bình đã hạ gục một ủy viên bộ chính trị là Bạc Hy Lai. Còn Nguyễn Phú Trọng phải mất đến hơn 6 năm mới quyết định được số phận một đàn em của “anh Ba Dũng”.

Trong 6 năm đó, Nguyễn Phú Trọng đã có ba lần thăng hoa.

Bùi Tín: Ông Trọng đưa Việt Nam đến gần Trung Quốc ra sao

Ông Trọng (phải), đón ông Tập tại Hà Nội.

Tổng kết tình hình năm 2017, các nhà bình luận quốc tế bàn tán sôi nổi về mối quan hệ Việt – Mỹ và mối quan hệ Việt – Trung trong năm qua.

Nhiều người khen bài diễn văn được chuẩn bị khá kỹ, nội dung xúc tích, thái độ thẳng thắn của tổng thống D. Trump, sự đề cập đến Hai bà Trưng của ông. Nổi bật lên là mối quan tâm của nhân dân và tuổi trẻ Đà nẵng, Hà Nội đổ ra đường đông đảo đón chào nồng nhiệt tổng thống Hoa Kỳ.

Trong khi đó thái độ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ khác hẳn.

Hẳn là ông không bằng lòng với ông D. Trump khi ông không coi ông Trọng là nhân vật số 1 của chế độ, chỉ gặp vài phút chào hỏi xã giao, không hội đàm, không quốc yến, không nói chuyện thân mật, không bắt tay chặt chẽ, cũng chẳng mời ông Trọng sang thăm Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Trọng Nghĩa/RFI: Biển Đông: Philippines ngày càng ngả theo Trung Quốc

Tổng thống Philippines (P) đón tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường 
tại Malina ngày 15/11/2017. -- DONDI TAWATAO / POOL / AFP

Chính quyền Philippines của tổng thống Duterte càng lúc càng nói theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Ví dụ mới nhất là phản ứng của Manila trước bản báo cáo ngày 14/12/2017 của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), theo đó trong năm 2017, lợi dụng việc quốc tế dồn chú ý vào bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh đã tiếp tục phát triển thêm các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp ở Biển Đông.

Trung tâm AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tại Washington, đã dẫn các hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh, cho thấy Trung Quốc đã mở rộng và xây dựng thêm khoảng 290.000m2 trên nhiều đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, đặt ra-đa cao tần và các cơ sở có thể dùng cho quân sự.

Phạm Chí Dũng: Hải, Thăng, Thể, Dụ, Thắng, Tâm: Ai ăn BOT khiến Phúc đổ vỏ?

Cai Lậy trên bản đồ Việt Nam.

Cuộc chiến mới trong nội bộ

Vào tháng Tư năm 2017, khi nổ ra phản kháng bất tuân dân sự đầu tiên của lái xe đối với trạm thu phí BOT Bến Thủy 1 ở tỉnh Hà Tĩnh, đã chẳng mấy người hình dung ra tương lai gần một cuộc chiến trong nội bộ đảng sẽ khởi nguồn từ “điểm nóng xã hội” bất ngờ này.

Cho đến vụ BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang, nhiều người đã nhận ra tình trạng phân hóa tung tóe giữa những cơ quan chấp pháp, đặc biệt giữa những người đứng đầu các cơ quan đó, về quan điểm và cách thức xử lý “khủng hoảng BOT”.

Nếu phong trào biểu tình của giáo dân và ngư dân các tỉnh miền Trung phản kháng thảm họa xả thải của Formosa vào năm 2016 đã bị chính quyền và công an khá tương đồng quan điểm để tiến hành nhiều hành động trấn áp, đàn áp, thì rất đáng chú ý, phong trào phản kháng BOT lại làm lộ ra một khoảng khác biệt, nếu không muốn nói là làm lộ ra cái hố phân cách giữa nhóm Bộ Giao thông Vận tải cùng chủ đầu tư BOT - nhóm bị dư luận xã hội từ lâu xem là trục lợi chính sách để “ăn BOT”, với các bộ ngành khác có liên quan đến trách nhiệm “đổ vỏ BOT”.

Phạm Chí Dũng: Vì sao Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột ‘quản lý mạng xã hội’?

Việt Nam hiện có hàng triệu người sử dụng mạng xã hội.
(Hình: Getty Images)

Lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức thủ tướng từ giữa năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp với một số bộ ngành về “tăng cường quản lý báo chí và mạng xã hội.”

Cuộc họp trên – diễn ra vào ngày 7 Tháng Mười Hai, 2017 tại trụ sở chính phủ – có vẻ mang tính bất thường chứ không theo kế hoạch làm việc của lãnh đạo chính phủ đã được lập cho từng quý và 6 tháng.

Vì sao Thủ Tướng Phúc là tiêu điểm của mạng xã hội?

Cuộc họp trên diễn ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang xuất hiện một số bài viết và tin tức công kích Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, tập trung vào những vấn đề như “sân sau,” “xung đột nội bộ,” “sức khỏe”… Một số trang Facebook có thể là địa chỉ chính nêu ra và truyền dẫn những thông tin này.

Lê Phan: Tại sao Âu Châu không cần lạy lục Trung Cộng?

Ở Hoa Lục, người ta thường nghe những lời bình luận là Âu Châu đã đến lúc thoái trào. Mà thực ra không phải chỉ ở Hoa Lục, nhiều nhà bình luận ở Hoa Kỳ cũng tỏ vẻ khinh thường Âu Châu, cổ hủ và đang như Anh Quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, chỉ tìm cách “manage decline.”

Theo luận điệu này, các nền dân chủ đang gặp khó khăn khi các cường quốc kinh tế cũ bị thụt hậu. Trung Cộng đang chiến thắng trong mặt trận kỹ thuật. Trong khi Hoa Kỳ hướng nội, một Âu Châu yếu đuối sẽ chỉ còn có nước hướng Đông. Dự án vĩ đại của Trung Cộng, “nhất đái nhất lộ” hay nôm na “một vòng đai, một con đường” sẽ nối liền Đông với Tây, kim với cựu. Và dĩ nhiên chúng ta biết ai lãnh đạo dự án đó.

Người Việt: Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị bắt hai năm, ‘chưa biết bao giờ xét xử’

Ông Nguyễn Văn Đài. 
(Hình: Facebook Vũ Minh Khánh, vợ của Luật Sư Đài)

Nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam đang đánh dấu thời điểm hai năm kể từ lúc Luật Sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16 Tháng Mười Hai năm 2015, sau khi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ông Đài ban đầu bị truy tố theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước,” sau đó bị truy tố thêm Điều 79 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và hiện “vụ án vẫn chưa kết thúc điều tra” nên chưa biết bao giờ ông bị đem ra xét xử dù đã quá hạn tạm giam nhiều lần.


Tháng trước, Human Rights Watch (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền) đã phát đi thông cáo có nội dung: “Trước các vòng đối thoại nhân quyền, chính quyền Việt Nam thường gia tăng đàn áp, bắt bớ, quản thúc các nhà bất đồng chính kiến, điển hình là vụ Luật Sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt khi ông đang trên đường đến gặp phái đoàn nhân quyền EU ở Hà Nội. Vì thế, ông Brad Adams, giám đốc Ban Châu Á của Human Rights Watch yêu cầu EU phải tăng áp lực buộc Hà Nội thả ngay Luật Sư Đài.”