Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

NGUIỄN NGU Í: Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt


 (Phần 2)

(Tiếp theo và hết)

1942 — 1943 — 1944 — 1945.

Tháng ba, mùng 9, Nhật lật Pháp.

Tinh thn ái quốc được nung cao hơn bao gi hết.

Lúc bấy giờ, Lưu-Hữu-Phưc, Mai-Văn-B, Nguyễn-Thành-Nguyên đã về Nam từ năm trưc cũng như hầu hết sinh viên miền Nam, miền Trung, khi Hà- thành nay suốt năm còi rú, báo động hoài trưa sm, hoài ngày xuân... (3) Một sinh viên trong số ít sinh viên ngưi Nam ở lại Hà nội, cũng là bạn của Lưu, thừa vận hội mới này, tung ra Tiếng gọi thanh niên (còn có tên : Thanh niên hành khúc), chắc nghĩ rằng nay là lúc cần phi kêu gọi thanh niên, với những lời quyết liệt hơn ; mà còn phương tiện nào nhanh và có hiệu quả bằng nh điệu hát cũ hay, có tiếng, được nhiều người trong nưc biết—nhất là giới có đầy nhiệt huyết là giới học sinh, thanh niên ; lại thêm điều lợi này, là người ta sẽ cho đó là lời ca mới đo tác gi, hoặc do đoàn th của tác giả : Tng hội Sinh viên, đưa ra, mà tác gi, được mọi người quí, còn Tng hội Sinh viên được mọi người mến. Qu nhiên bài hát Tiếng gọi Thanh niên hay Thanh niên hành khúc theo điệu Tiếng gọi Sinh viên hay Sinh viên hành khúc được ph biến rất mau, nhất là khi nó được Phan-Anh, trong chánh phủ Trần-Trng Kim, dùng nó làm bài hát chánh thức cho phong trào Thanh niên tiền tuyến. Lời nó như sau :

CA KHÚC      J
Này Thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng !
Đng lòng cùng đi, hi sinh, tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm dáo,
Thùc, lấy máu đào đem báo.
Nòi ging lúc biến phải cn gii nguy,
Ngưi thanh niên luôn vững bn tâm trí
Hùng tráng, quyết chiến đấu, làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.


ĐIỆP KHÚC
Thanh niên ơi ! mau hiến thân dưi cờ !
Thanh niên ơi! mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, v vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc-Hồng.

*

Các tác giả  “Quc dân hành khúc (người soạn nhạc và người đặt lời) biết được thì sự đã rồi. Buồn và bực, nhưng đối phó cách nào giờ ? Cũng là anh em vi nhau ; đường đi tuy có khác, nhưng đích là một : nưc nhà độc lập, nòi ging vinh quang. Đánh chữ làm thinh, chờ cơ hội vậy. Cơ hội ấy đến my tháng sau, khi mấy bn thân đã “Mau về Nam đoàn tụ ở Sài-gòn chung sức vi vài bạn khác m nhà xuất bn Hoàng - Mai - Lưu, với biu trưng : hoa Mai Vàng Trôi trên dòng Nưc, 40 đại lộ Bô-na (Lê-Lợi bây giờ), khi đầu việc xut bn nhạc phụng sự dân tộc.

Khong tháng 8, Quc dân hành khúc mi ra đi, in tại nhà Xưa - Nay, bìa do Dỉệp-Minh-Châu trình bày : đại dương ni sóng, lời của Hoàng-Mai-Lưu (họ ba bạn thân cùng chung chí hưng) ; các bạn không lạ gì Mai, Lưu, còn Hoàng là Huỳnh-văn-Ting! (một lãnh tụ Thanh niên tiền phong). Mời các bạn nghe

QUẪC DÂN HÀNH KHÚC
Âm nhạc : Lưu-Hữu-Phước Lời ca : Hoàng-Mai-Lưu

L — CA KHÚC TRANH ĐẤU
Nào dân Việt-Nam !  Tiến lên đến ngày giải phóng !
Đồng lòng cùng ! đi ! đi ! đi ! sá gì thân sống !
Nhìn non sông nát tan, thì nung tâm chí cao ;
    Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào.
    Liều thân xông pha ta tranh đấu,
     C nghĩa phất phi vàng pha máu,
   Cùng tiến quét nát những loài dã man !
   Hu đem Quê hương thoát vòng u ám
   Thì quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung,
   Muôn thuở vì núi sông lưu tiếng anh hùng.

       ĐIỆP KHÚC
    Anh em ơi !  (Nào dân Việt-Nam!)  Mau tiến theo bóng cờ ! Anh em ơi ! (Nào dân Việt-Nam !) Quật cường nay đến giờ ! Tiến lên ! Đng tiến ! Sá chi đời sống !
Ch quên rằng ta là ging Lạc-Hồng !

II - CA KHÚC KHẢI HOÀN
Nào dân Việt-Nam ! nước ta thoát vòng u ám,
     Hùng cường từ đây chung nhau sng ngày tươi sáng.
    C Nam tung gióy, lừng bay trên núi sông !
    Lòng muôn dân đắm say, hò reo trong nắng hồng.
    Đầu non vinh quang vương hơi máu,

    Luồng gió đắc thắng rèn gươm dáo.
    Nghìn bóng chiến sĩ thác vì núi sông,
    Truyền ta thiên thu giữ lòng anh dũng.
    Đng hát khúc chiến thắng mừng cho nưc non,
    Thân ái dìu dắt nhau nung đúc tâm hn.

     (Qua Điệp khúc)

III.— CA KHÚC KIẾN THIẾT
        Nào dân Việt-Nam ! Hãy mau tiến cùng Thế giới !
       Kìa nhìn trời xa kêu nhau đón trào lưu mới.
       Làm sao cho quốc dân hòa vui trong sáng tươi
         Làm sao khi sống chung người không uy hiếp người
      Đời dân nâng cao thêm sung sướng,
      Nn móng Đất Nưc càng yên vững.
      Đng tiến phá nát những thành kiến xưa
      Và xây Tương lai chói loà muôn thuở.
      Đoàn kết, rán kiến thiết nn công lí chung !
      Mong thấy toàn chúng dân vui sướng tưng bừng

      (Qua Điệp khúc)

 “CHÚ Ý.— Từ trước tới nay, chúng tôi chưa bao giờ xuất bn bài TING GỌI SINH VIÊN, vì chúng tôi mong in được bài ấy li ca đặt cùng một lúc với nhạc.

— Chỉ có những lời ca này là nhứt định. Tất cả các lời ca khác đu đặt sau va chỉ là tạm thời. Có bài chỉ là “Ca khúc tranh đấu của bài này mà đã bị người khác sửa đi.
Nhà xuất bản  HOÀNG-MAI-LƯU”

Sau đó ít lâu là toàn dân khởi nghĩa (4), rồi quân Anh đến, rồi Nam bộ kháng chiến. Bn Quấc dân hành khúc chưa được phát hành trong khắp nước. Chắc nhiều bạn nay đọc bài này mới biết nó mới chính là thứ thiệt, còn Tiếng gọi Thanh niên hay  Thanh niên hành khúcthứ... không phải chánh hiệu con Nai”.

Và hn vì chẳng rõ ngn ngành, hoặc không được còn trong tay bn nhạc Quấc dân hành khủc đchú ý, mà thủ tướng Nguyễn-Văn-Xuân của nước Việt- Nam cộng hoà ra sắc lịnh số 3 ngày 2-6-1948, điều 3 :
Biu hiệu quốc gia là một lá cờ...”
Quc thiều là bản Thanh niên hành khúc.

Cử nhạc, thì muôn người đều im. Cất lời (mà nghĩ cũng k : "Quốc ca là lời của “Thanh niên hành khúc, mà hai tiếng thanh niên lại đi khi thì công dân, khi li dân Nam) thì là điềm nưc ta chưa th thống nht ?

Chớ quên rằng ta là ging Lạc-Hồng !

                                                              *

ời năm về trước, khi Quốc hội lập hiến nêu lên vấn đề thay đi quốc k và quốc ca, nhiều báo đã góp ý. Tôi đ dành lại bài ông Trần-Trọng-San đăng ở tuần báo Văn nghệ tin-phong, số 12, ngày 23-8-1956, đ nay xin trích đoạn ct yếu:

“Về việc hủy bỏ lá cờ nền ng ba gạch đỏ hiện nay, theo ý chúng tôi, không có điều gì đáng thảo luận. Vì lá cờ này đã được chế ra bởi một chế độ chính trị lỗi thời thối nát, không hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Nhưng về việc thay thế bài Tiếng gọi Thanh niên bằng một bài quc ca mới, chúng tôi có một vài ý kiến muốn trình bày. Trưc hết, chúng tôi xin đặt hai câu hỏi:
“Có nên bỏ bài quốc ca hiện nay, tức là bài Tiếng gọi Thanh niên của Lưu- Hữu-Phước không ?

Chúng tôi cho rằng không nên, vì my lý do sau đây :

1. - Nhạc điệu của bài này có đủ tính chất ca một bài quốc ca.
2. - Bài này đã từng có công thức tỉnh tinh thần ái quốc của thanh niên Việt-Nam, đã đánh dấu một giai đoạn tiến bộ của lịch sử dân tộc.
3. - Bài này đã được làm ra trong lúc tác giả có xúc động mạnh mẽ vì quc gia, dân tộc. Ngày nay, tuy Lưu-Hữu-Phước bên kia bờ Bến-hải, song không phi vì thế mà ta bỏ bài nầy. Chúng ta giữ bài nầy vì nó là sản phẩm của cao trào giải phóng của toàn dân Việt, vì nó là tác phẩm của Lưu-Hữu Phước năm ấy, một chiến sĩ quốc gia hăng hái, nhiệt thành (...)

 Một bài quốc ca không phải chỉ cần có sự tuyệt xảo v nghệ thuật là đủ, mà lại cần phải có một thành tích lịch sử ! Vì vậy nên theo ý chúng tôi, cũng là ý kiến của một số độc giả n nghệ tiền phong Tiếng gọi Thanh niên rất nên được giữ lại làm quc ca.

Theo anh Đoàn-Thêm, (5) thì lúc ấy, Quốc hội chia làm hai phe, phe đòi đi c quổc kì lẫn quc thiều, phe quyết giữ lại quốc ca, quốc kì. Những l đưa ra thật là vì nước vì dân, nhưng Đoàn-quân có cho một chú thích bất ng này:

Hai bên cãi nhau rẩt hăng. Song ngoài những luận điệu vừa k, hình như còn ẩn ý mà hai bên không muốn phơi bày, mãi về sau, n ý đó mới được lộ ra cho một vài người : nhóm chủ trương thay đi, thực ra tranh đấu cho cờ “Bụi Trúc” và bài “Suy Tôn”; nhóm đòi giữ cờ và bài ca cũ, vì biết thóp mục đích kia, mới cố gắng, chớ chng binh vực gì Lưu-Hữu-Phưc, và cũng chẳng ao ưc một lá cờ nào đẹp hơn.

Nhưng nay, bàn đến việc nên giữ hay nên đi quốc thiều, quổc kì, hẳn các dân biu không vì người nào trong dòng họ nào. Tôi xin miễn bàn đến quốc kì, mà ch góp ý về quc ca. Trong một lá thư, cách đây mười năm, một bạn cùng lứa chuyên về nhạc c truyền mà cũng hiu nhiều về nhạc Mĩ-Âu, có nhận xét như sau :

“Về ý kiến quốc ca thì bạn không nên nhọc công mà binh vực một bài này hay chỉ trích một bài khác, cái đó tùy nhiều nht nơi chánh phủ và chánh th của một giai đoạn. Nếu là một nghị sĩ hay một nhóm nghị sĩ trong quốc hội, chưa chắc giải quyết được vấn đ đó. Bài đó theo tôi thì có một lịch sử và về nhạc thuật cũng đáng m một bài quổc ca. Nhưng nó đã vì Bắc, Nam chia rẽ mà người cha đẻ nó ra đã lên tiếng phản đối việc dùng nó làm quổc ca miền Nam. Chuyện ấy ra ngoài phạm vi nghệ thuật và đng hn trong lĩnh vực chánh-trị.

Người nghệ sĩ có th trách nó thiếu tánh cách dân tộc, tiếc nó có một câu tương tợ một câu quốc thiều Pháp về tiết tấu. Người chính khách sẽ đặt nặng vấn đề tác giả nó hiện bên kia vĩ tuyến, đi theo ch nghĩa Mác-Lê rồi cũng nên và đã từng lên tiếng phn đối việc nó bị Chánh phủ Cộng hòa Việt-Nam sung công làm bn quốc thiều.

Nhưng tôi ch đứng địa vị một ngưi công dân thường, một người mà khi nó ra đời, vừa độ thanh xuân, đã thấy giá trị lịch sử ln lao và đặc biệt của nó mà có một thái độ phải chăng :
Hai mươi năm xưa, thủ đô nước Việt-Nam dân chủ cộng hòa, tại nhà Hát lớn, tôi đã âm thm nuốt nỗi bt bình vì chứng kiến một bất công lịch sử. Không một đại biu Quốc hội lập hiến nào trong s hai trăm mưi người có mặt nhắc đến bản Quc dân hành khúcTiếng gọi Sinh viênThanh niên khi xét đến khon quốc ca.

Và giờ đây, ở thủ đô nước Cộng hòa Việt-Nam, khi một trăm mười bảy dân biu Quốc hội Lập hiến đang bàn xét những điều khoản bản Hiến pháp tương lai, tôi lại công khai mong rồi đây lúc Bắc Nam hợp lại một nhà sẽ có một cái gì cao cả, thiêng thiêng thấm qua bao lớp vỏ tạm thời dày, mỏng, cứng, mềm khác nhau đ làm rung động cái tâm, cái hồn, duy nhất và vĩnh viễn của những lớp người từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mau đã “đứng lên đáp lời sông núi” và du ra sao, vẫn chưa quên mình là giống Lạc-Hồng, và dù thế nào, cũng còn thương nhau nhớ nhau... (6)

Điu mong này, bạn có th cho là ngây thơ hay không tưởng ; nhưng nếu không nói nó lên, thì lại e mình lại phụ mình.

Nguiễn Ngu-Í

(3) Trong bài hát “Mau về Nam” của Lưu Hữu Phước.

(4) Xin sao lại đây những dòng cảm tưởng này của Nguyn-Hoàng-Tư, mt thanh niên tài hoa đã đứng lên đáp lời sông núi và đã hiến thân cho T quc, nhng dòng này viết ngày 26-8-1945, sau khi anh dự cuộc biểu tình và mết tiinh vĩ đại mừng Độc lập ở Sài Gòn và đăng ở tuần báo Tiến, cơ quan của Thanh niên tiền phong số 3-4 ra ngày 1-9-1945. Giữa lúc mấy vạn người tụ họp và đang mong chờ một cái gì giữa cờ xí trang nghiêm phất trên trời cao như tiêu biu cái ý chí muốn vượt gió để tiến thủ của dân ta, điệu nhạc Quấc dân hành khúc (trước là Tiếng gọi sinh viên) được tấu lên với tất cả cái tính cách hùng dũng, cái phấn khởi của nó. Bài ấy, tôi đã nghe bao lần, nhưng hôm nay sao mà nó làm tôi cảm thế? Trường hợp nghiêm trọng chăng? Nhạc khí hoàn hảo chăng? Tôi không biết rõ. Tôi như thấy một luồng cảm xúc chạy rờn rợn trong người. (Ắt hẳn một người dân nước khác phải cảm xúc như tôi khi họ được nghe quốc thiều của họ).

(5) Trong bài “Bên lề Hiến pháp tương lai, Quốc thiều, Quốc kỳ, Quốc huy’ nhắc ở đoạn đầu.
 (6) Nguyễn Mỹ Ca: “Xin giữ lời nguyền”.

Nguồn: Báo Bách Khoa số 245, ngày 15-3-1967