Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Ngô Nhân Dụng: Ai cần bảo hiểm y tế?


Nước Mỹ đang bị đe dọa vì bệnh ghiền những thứ thuốc chứa chất ma túy gọi là opioid, gồm những thuốc giảm đau! Tuần trước, Tổng Thống Donald Trump đã công bố chiến dịch chống lại bệnh “ghiền opioid!” Trước đó một tuần, dân biểu Tom Marino, người mà ông Trump tính đề cử vào chức giám đốc Cơ Quan Kiểm Soát Dược Phẩm (DEA) đã xin rút lui, sau khi dư luận trên báo chí tố cáo chính ông ta đã ngăn cản khiến Quốc Hội không thể thông qua các dự luật kiểm soát thuốc opioid chặt chẽ hơn.

Trong làng Kermit ở vùng quê tiểu bang West Virginia với dân số 392 người, tiệm thuốc duy nhất đã cung cấp 9 triệu viên hydrocodone trong vòng hai năm. Trung bình mỗi dân làng “tiêu thụ” gần 23,000 viên. Ba công ty lớn cung cấp dược phẩm đã bị hai quận trong tiểu bang đưa đơn kiện vì bán quá nhiều opioid trong tiểu bang, trung bình mỗi người dân West Virginia “dùng” 433 viên một năm.

Phạm Chí Dũng: CSVN ‘nhất thể hóa 3 thành 1’: Độc tài tập thể thành độc tài cá nhân

Quốc Hội CSVN nơi được coi là có quá nhiều “nghị gật.”
(Hình: Getty Images)

Một mối nguy hiểm rất lớn đang đe dọa toàn bộ thể chế hành chính, lập pháp và hơn 90 triệu người dân nước Việt: chính sách “nhất thể hóa” của đảng cầm quyền sẽ biến hóa tình trạng độc tài tập thể thành độc tài cá nhân, đẩy vọt vị thế “độc tôn tham nhũng” của các lãnh chúa địa phương, phát sinh nạn cát cứ quyền lực cùng sứ quân địa phương lan rộng, dẫn đến chia tách từng mảng vùng miền và còn có thể làm méo mó xáo trộn bản đồ Việt Nam.

Đó là chủ trương dự kiến “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân.”

Lê Phan: Vua nhưng chưa bằng lãnh tụ


Chủ Tịch Tập Cận Bình

Trong một đoạn video được phổ biến online hôm Tháng Sáu vừa qua, Tổng Thống Vladimir Putin của Nga và các cố vấn của ông ngồi đối diện với Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc. Chủ tịch nước Trung Quốc ngồi một mình, chờ toán phụ tá của ông tới. Với một cái tặc lưỡi đầy thán phuc và kiểu Bố Già Godfather, ông Putin nắm hai nắm tay lại và nói hai chữ “odin boyets.” Hai chữ đó tiếng Nga có nghĩa là “chiến sĩ đơn độc,” hay “người hùng cô đơn.”

Ông Putin có lẽ không ngờ là ông đúng đến mức nào. Theo sau đại hội của họ, đảng Cộng Sản Trung Quốc cho ông Tập một vị thế chỉ có thể thua ông Mao Trạch Đông mà thôi. Ông Tập nay đứng một mình trên đỉnh quyền lực của đảng ông và của Trung Quốc.

Phạm Phú Minh: Toàn bộ tạp chí BÁCH KHOA đã được số hóa để phổ biến cho mọi người


Thời trước 1975 ở miền Nam báo chí tư nhân rất phong phú, nhất là từ sau năm 1963 thì nhật báo và các tạp chí xuất hiện rất nhiều. Nhưng những ai theo dõi tình hình báo chí cả hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa thì đều thấy tờ báo tồn tại lâu dài nhất của miền Nam Việt Nam chính là tờ bán nguyệt san BÁCH KHOA : số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975.

Trần Mộng Tú: NHƯNG ANH ĐÂU RỒI

Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka 
thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa, ngày 24/10/2017. 
(Ảnh: Facebook Mary Tarnowka)

Có một điều tốt đẹp sắp xẩy ra
những tan vỡ có bàn tay hàn gắn
cỏ chết khô sẽ tìm về mọc lên
cây gục ngã cũng được mang trồng lại
mỗi ngôi nhà sẽ một con số mới
đường tới thăm anh đẹp như đường làng 

Nhưng anh đâu rồi em tìm không thấy ?

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

ĐÀM TRUNG PHÁP: PHIẾM LUẬN VĂN HỌC THẾ GIỚI: “TÌNH YÊU GÂY RA TẤT CẢ” (Tục ngữ Tây ban nha)


Ai trên đời mà không âm thầm tiếc nuối tuổi trẻ qua mau, nhưng đã mấy ai để lệ rơi tầm tã trong những lúc bất thần khóc than cho tuổi  thanh xuân ra đi không trở lại như thi sĩ Rubén Darío (1867- 1916) người nước Nicaragua? Darío ví tuổi xanh như một “kho tàng thượng đế” mà sự mất đi là cả một tiếc thương vô hạn nằm sâu trong tiềm thức. Chẳng thế mà bốn câu tuyệt bút phát xuất từ một nỗi lòng xót xa của ông được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài Canción de otonõ en primavera (Thu ca lúc xuân thì) đã làm bao thế hệ độc giả mủi
lòng vì mức độ thiết tha của chúng:

Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
đã ra đi không thể trở về
lúc muốn khóc, ta không khóc nổi
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi

Huỳnh Hữu Ủy: Vài điều về điêu khắc gia Mai Chửng


Chúng ta vừa sống qua một thời kỳ rất đặc biệt của lịch sử, với nhiều tan vỡ, mất mát. Đất nước ta trong quá khứ, cũng đã từng gánh chịu biết bao tang thương, nhưng cái thời vừa qua đúng là một thời đổi đời mất mát vô kể. Có nhiều điều, nếu có thể được, chúng ta cần ghi chép lại cho kịp thời, bởi vì nếu không thì về sau chẳng còn ai biết đến nữa. Chúng ta cần để lại những kỷ niệm và vốn liếng cho hậu thế. Cách đây vài năm, khi Nghiêu Đề và Mai Chửng còn khỏe, khoảng 1995-1996, hai anh đến thăm tôi và ngỏ ý muốn thực hiện một cuộc video tài liệu về Nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ, cũng chính là với ý cố giữ gìn lại đôi chút dấu tích. Mai Chửng đề nghị tôi viết lời diễn giảng cho cuộn băng tài liệu ấy. Về Hội Họa Sĩ Trẻ, tôi cũng đã có nhiều dịp đề cập đến, có lẽ đã viết kỹ lưỡng về hầu hết các họa sĩ trong nhóm này, nhưng riêng về Mai Chửng thì lại chưa viết đến. Hôm nay, bỗng dưng nghĩ đến anh nên tôi ngồi xuống bàn viết ghi lại đôi điều này, là những điều đáng lẽ đã phải viết từ lâu mà cứ chần chờ mãi.

Lê Minh Hà: Phận Ðàn Bà*


1. 
 Nơi ấy, con bé con trở thành thiếu nữ. Qua những tháng ngày đứt đoạn. Rồi thành đàn bà.
 Nơi ấy xa rồi và người đàn bà trẻ con nhớ mãi. Nhớ. Và biết rằng mình sẽ không tìm về. Nơi chốn là để đi xa quay về trong hồi ức. Nếu tìm về bằng bước mỏi, nơi chốn có còn thân thuộc nữa không?
Nơi ấy ngày xưa thơm mùi sen ổi là một ngõ vắng dẫn thẳng vào khu tập thể gồm phần lớn gia đình văn hóa mới, có chứng nhận đóng dấu phát hàng năm. Một cái cổng đồ sộ bằng sắt hàn hoa lá cành thường xuyên được gia cố, cánh nhỏ mở, ra vào tự do không kiểm soát, cánh lớn luôn khóa chặt giống như mọi cánh cổng liên quan tới những nơi quyền chức từ bấy đến giờ. Cư dân trong khu thì ra vào qua cánh cổng nhỏ luôn luôn mở. Đã có lần một ông cán bộ cao cấp có tiêu chuẩn Volga hứng chí cho anh lái xe nghỉ, tự mình ngồi sau tay lái đưa vợ tới thăm một người bà con sống ở đó. Anh thường trực cung kính nép bên cánh cổng nhỏ mời bà vợ oai phong lẫm lẫm vào, còn ông chồng cao cấp của bà thì được đá mắt hừm hừm kèm lời dặn: 'Anh ngồi ngoài trông xe chờ đồng chí đây không nhỡ trẻ con nó tắt mắt thì chúng tôi không chịu trách nhiệm.' Cuộc viếng thăm đó đã trở thành một huyền thoại của ngõ, được kể tới tận bây giờ, khi mà cánh cổng cũ đã được tháo bỏ (có lệnh hay tự động thì cư dân không một ai biết). Ngày gặp mặt cán bộ công nhân hưu trí, ông thường trực cũ mắt đã đục đục, bộ còm lê si đa mua đâu đó trên mạn Quốc Tử Giám, giật giật mấy ngón tay ông bạn già hỏi thăm về ông khách cốp dạo nào. 'Khổ. Nào tôi có biết. Thấy bà ấy bảo gì ông ấy cũng nghe, lại nữa là ông ấy tự lái xe... May gặp ông ấy không để bụng chứ hôm ấy thì tôi hoảng quá... ông ấy mất rồi à... Khổ...' 

Nguyễn Văn Thà: Trước Vực. Sau Khe.


Trước vực 
Sau khe
Thòng lọng tơ gì quấn gót
Tua khăn buông còn buộc búp hoa lan
- Thơ HOÀNG CẦM, bài Cỏ Bồng Thi.

 Có những thiếu nữ đi qua đời để lại những dấu hoa mà các nàng không hay. Màu sắc cùng hương phấn. Người một lần vướng phải, cứ vấn vương hoài, cứ lay lắt mãi trong những hóc hách lòng tình. Không có dấu chân nào hằn sâu như dấu chân thiếu nữ. Chẳng có sắc hương nào trói mộng chắc hơn sắc hương hoa.

Có chàng trai mang trên vai mình những món nợ sinh tử, rướm máu rách vai qua rừng rậm rịt Bỗng một nhành lan hiện ra như từ cõi hỗn mang xanh thẳm, như dành riêng cho chàng giữa những dằng dặc mưu đồ.

Những chàng trai xứ Việt nợ nhiều lắm: nợ non sông, nợ sinh thành, lại còn nợ những đêm trăng, nợ những ngày nắng, những cơn mưa, nợ cả gió hắt hiu... Cả bốn ngàn năm những nợ như thế vẫn trả chưa xong.

Mà nước Việt là đất Mọi, nước Việt là xứ Hời. Điêu tàn và Phiêu tán. Ngay trên đất nước mình. Bởi nó liều lĩnh làm những cuộc chinh phục chính dân tộc mình. Nó cỡi trên những con ngựa điên, những thớt voi cuồng bị những tay phù thủy thuần hoá bằng những cỏ độc, khói ngãi, bằng những tờ kinh, bùa chú cần sa.
Có người nhìn Điêu Tàn, Phiêu Tán mà khóc. Nhưng có kẻ lại vỗ ngực vênh vang những màu huy chương sáng màu mông muội, nhưng thực ra kẻ ấy đang quờ quạng như những bóng ma ơi hời giữa những thành quách đổ nát của mình.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Trần Hà Linh: Trung Quốc đang thao túng các cơ quan nhân quyền LHQ như thế nào

Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping phát biểu 
trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28/9/2015. 
Ảnh: Damon Winter/The New York Times.

Tháng trước, Human Rights Watch, một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn của Mỹ, công bố một báo cáo dài 96 trang nói về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc chi phối và phá hoại các cơ chế nhân quyền chủ chốt của Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc làm vậy vừa để tránh bị chỉ trích về nhân quyền, vừa để bảo vệ các đồng minh của mình.

Lược dịch từ bài China Is Getting Better at Undermining Global Human Rights của Thomas Kellogg, đăng trên tập chí Foreign Policy ngày 18/10/2017.

Bản báo cáo, có tên là Cái giá của vận động quốc tế: Sự can thiệp của Trung Quốc vào các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc, không được nhiều người chú ý, có lẽ một phần vì nó phải cạnh tranh với cái máy nổ có tên là Nhà Trắng vốn dĩ ồn ào hơn bất cứ chính quyền nào từng có trong lịch sử Mỹ.

Thanh Hà: Vụ ám sát Kennedy : Những tài liệu nhậy cảm nhất vẫn chưa được công bố

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, đệ nhất phu nhân Jaqueline Kennedy 
và thống đốc bang Texas John Connally trên chiếc xe limousin
trước khi ông Kennedy bị ám sát tại Dallas, Texas, ngày 22/11/1963.

Walt Cisco/Dallas Morning News/Handout/File Photo via REUTERS

Trên nguyên tắc toàn bộ tài liệu về vụ ám sát tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy năm 1963 phải được công bố ngày 26/10/2017, nhưng vào giờ chót Nhà Trắng thông báo những tài liệu "nhậy cảm" vẫn thuộc phạm trù "bí mật".

Thông tín viên đài RFI tại thủ đô Washington, Anne Corpet giải thích :

"Đây là một sự thay đổi vào giờ chót và là "mồi ngon" cho trường phái khai thác chủ thuyết âm mưu. Nhà Trắng chiều qua (26/10) đã thông báo, thể theo yêu cầu của FBI và CIA, chỉ có thể giải mật 2.800 tài liệu liên quan đến vụ tổng thống John F. Kennedy bị ám sát

Trọng Nghĩa: Một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ II sẽ gây ra tử vong khủng khiếp!

Một cuộc diễn tập quân sự kỷ niệm 85 năm thành lập 
Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên (KPA). Ảnh do KCNA 
cung cấp ngày 26/04/2017. -- KCNA via REUTERS

Vào lúc tình hình trên bán đảo Triều Tiên càng lúc càng nóng bỏng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay, bóng ma chiến tranh đã quay trở lại và các nhà quan sát đã liên tiếp báo động về thảm họa của một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Giới chuyên gia đã cho rằng, ngay cả trong trường hợp một cuộc chiến tranh thông thường, hàng chục nghìn người dân Hàn Quốc sẽ bị thiệt mạng ngay trong ngày đầu tiên của một cuộc xung đột vũ trang mới với Bình Nhưỡng.

Mọi người đều nhớ lại rằng trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khi miền Bắc được Trung Quốc hỗ trợ lao xuống tấn công miền Nam, đã có hàng triệu người ở hai miền thiệt mạng, riêng miền Nam đã bị tàn phá nặng nề, còn Seoul đã bị đổi chủ 4 lần.

Trọng Nghĩa: Mỹ sẽ cho 3 tàu sân bay cùng phối hợp tập trận tại châu Á

Tầu sân bay USS Ronald Reagan và khu trục hạm USS Stethemare 
tập trận cùng với chiến hạm Hải Quân Hàn Quốc 
tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, ngày 18/10/2017.

Courtesy Kenneth Abbate/U.S. Navy/Handout via REUTERS

Trong một động thái phô trương lực lượng rõ nét, Hải Quân Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức ngay vào tháng 11 tới đây một cuộc tập trận hiếm thấy, huy động đồng thời ba chiếc hàng không mẫu hạm cùng hải đội tác chiến đi kèm theo, đang hiện diện tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Một quan chức Mỹ cao cấp đã tiết lộ tin trên ngày hôm qua, 26/10/2017, nhân một cuộc họp tại Lầu Năm Góc ở Washington.

Trung tướng Kenneth McKenzie, lãnh đạo Ban Tham Mưu Liên Quân Mỹ, đã gợi lên khả năng ba chiếc tàu sân bay hợp đồng tác chiến, tại một thời điểm nào đó, nhưng ông không cho biết chi tiết cụ thể, chỉ nêu bật sự kiện là lần gần đây nhất mà ba hàng không mẫu hạm Mỹ phối hợp hành động là vào năm 2007, nhân một cuộc tập trận hải quân ở ngoài khởi đảo Guam.

VOA: Đại sứ Mỹ Ted Osius thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa


Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka 
thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa, ngày 24/10/2017. 
(Ảnh: Facebook Mary Tarnowka)


Đại sứ Mỹ Ted Osius dẫn đầu đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/10 đã đến thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Biên Hòa, còn gọi là Nghĩa trang Bình An, ở tỉnh Bình Dương.

Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, người tháp tùng đại sứ Osius trong chuyến thăm nghĩa trang, hôm 27/10 viết trên Facebook:

“Đại sứ Ted Osius và tôi đã thắp hương tại Đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh tại Nghĩa trang Bình An và thăm Căn cứ Không quân Biên Hoà trong tuần này. Thông qua cam kết chung nhằm giải quyết quá khứ một cách cởi mở và trung thực cũng như nỗ lực chung trong việc hoà giải.

Q.D.: GS Phạm Minh Hoàng được đề cử giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế

Ông Phạm Minh Hoàng. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)

STRASBOURG, Pháp (NV) – Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders, RSF) vừa đề cử Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ bị Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất hồi Tháng Sáu vừa qua, cho giải thưởng Tự Do Báo Chí 2017.

Tổ chức này cho biết ông Hoàng là một trong số 18 cá nhân và đoàn thể, gồm nhà báo, nhà báo công dân và cơ quan truyền thông, được đề cử giải thưởng trên cơ sở “tính chuyên nghiệp, sự độc lập và quyết tâm theo đuổi tự do truyền thông.”

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Cổ-Lũy: TT Trump và vùng Asia-Pacific: Lại chuyện ‘cọp giấy’ nữa?


Người đọc cột báo này đã quen thuộc với những nghiên cứu của Giáo Sư Mark Beeson từ đầu năm nay. Ông là chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và chiến lược vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Ông đều đặn cho xuất bản những công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific.

Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh Mỹ-Hoa (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọng bá chủ) là đề tài vô cùng quan trọng cho cả thế giới; hệ quả từ đây có thể nói là rất sâu đậm và lâu dài riêng trường hợp Việt Nam.

Phạm Chí Dũng: Hợp nhất cơ quan ‘xương sống’: Ông Phúc làm khó ông Trọng?

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

“Chính phủ “kiến tạo” của ông Nguyễn Xuân Phúc đã hành động nhanh đến không ngờ đối với chủ trương “tinh gọn bộ máy” và “nhất thể hóa” của đảng.

Trọng hay Phúc “nắm”?

Chỉ 5 ngày sau khi Hội nghị trung ương 6 kết thúc từ ngày 11/10/2017, trong một báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, phía chính phủ đã đề xuất thí điểm hợp nhất 3 văn phòng (Đoàn đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) thành 1 văn phòng; Thanh tra và Kiểm tra thành 1 cơ quan; Tổ chức và Nội vụ thành 1 cơ quan; văn phòng các tổ chức đoàn thể, chính trị thành 1 đầu mối.

Vào những năm trước, cơ chế sáp nhập hai văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được đặt ra và được thực hiện ở một số tỉnh thành. Do đó, nếu khối văn phòng này được sáp nhập thêm với văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội thì không phải là chuyện bất khả thi đối với đảng.

Trọng Nghĩa: Hải Quân Mỹ thị uy : Ba tàu sân bay có mặt cùng lúc tại châu Á

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan tập trận 
với Hải Quân Hàn Quốc, ngày 19/10/2017. 
Picture taken on October 19, 2017. -- REUTERS/Tim Kelly

Phải chăng Mỹ đang tăng cường phô trương uy lực tại vùng châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị cho chuyến công du vào tuần tới của tổng thống Donald Trump ?

Câu hỏi này đã được đặt ra sau khi Hải Quân Mỹ liên tiếp loan báo việc Hạm Đội 7 phụ trách khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã được hai hàng không mẫu hạm, cùng với hải đội tác chiến đi kèm đến tăng viện. Cùng với một tàu sân bay có mặt tại chỗ, hiện có ba hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động đồng thời trong khu vực. Một sự kiện hiếm thấy.

Trong bản thông cáo công bố hôm qua 25/10/2017, Hạm Đội 7 loan báo là tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz đã trở lại hoạt động trong khu vực châu Á. Tháp tùng theo chiếc Nimitz là một hải đội tác chiến bao gồm một tuần dương hạm cùng bốn khu trục hạm, tất cả đều được trang bị tên lửa dẫn đường.

Trọng Nghĩa: Uy lực độc tôn của Tập Cận Bình ở Trung Quốc và tác động đến thế giới

Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sau bài diễn văn bế mạc Đại Hội 19, 
ngày 25/10/2017. -- REUTERS/Jason Lee


Sau khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 bế mạc, giới quan sát hầu như đều nhất trí cho rằng ông Tập Cận Bình đã trở thành một lãnh đạo có uy lực độc tôn tại Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là sự kiện đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến phần còn lại của thế giới ? Nhìn chung, các nhà phân tích đều tỏ ý quan ngại, khi điểm lại quá trình thâu tóm quyền lực của nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc hiện nay.

Với những quyết định vừa qua tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có thể cầm quyền trong cả chục năm nữa mà không có người giám sát hay cạnh tranh, lại nắm trong tay một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cùng với một quân đội được cho là mạnh nhất từ trước đến nay.

Quyền lực của ông lại được xem là rất ổn định, trong khi lãnh đạo các nước được cho là có thể là đối thủ của ông như tổng thống Mỹ Donald Trump hay thủ tướng Đức Angela Merkel thì vẫn vấp phải đối lập trong nước. Ngay cả tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không có được một căn bản ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế như lãnh đạo Trung Quốc.

Thụy My: Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Quốc ngập nợ


Vào lúc Đại Hội lần thứ 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc, sẽ tiếp tục trao quyền lãnh đạo nền kinh tế thứ nhì thế giới cho ông Tập Cận Bình, nhiều chuyên gia bày tỏ mối lo ngại trước hiện tượng kinh tế Trung Quốc chậm lại. Lần đầu tiên từ 1/4 thế kỷ nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể xuống dưới ngưỡng 6% vào năm 2018.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI đã cảnh báo trước về nguy cơ ngày càng rõ nét là tăng trưởng Trung Quốc chậm lại do món nợ khổng lồ. Các cơ quan thẩm định tài chính Moody’s và Standard & Poor's đã hạ điểm về nợ của Trung Quốc. Tổng số nợ Trung Quốc, ngoài lãnh vực tài chính, có thể vượt qua 290% của GDP Trung Quốc từ đây đến 2022, so với 235% vào năm ngoái.

Bùi Tín: Liệu Tập có tắm biển Hội An như Giang, Hồ?

Lồng đèn Hội An được chọn làm quà APEC.

Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc họp quốc tế lớn APEC – Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm có hơn 20 nền kinh tế. Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống Trump, tổng bí thư Tập Cận Bình, thủ tướng Shinzo Abe, tổng thống Putin… cùng đại diện Ngân Hàng thế giới WB, quỹ Tiền tệ quốc tế IMF… sẽ đến dự.

Trung Hoa bành trướng rất thâm, không chừa một dịp nào để mở rộng ảnh hưởng, cả thế và lực. Với cuộc họp APEC này cũng vậy.

Từ giữa năm 2017, Trung Cộng đã tổ chức tập trận hải quân áp sát bờ biển miền Trung, cách Đà Nẵng có 75 hải lý. Chúng bành trướng rất mạnh suốt ven biển miền Trung, nhìn sang quần đảo Hoàng Sa. Từ bờ biển Hà Tĩnh với hãng Formosa mang nhãn hiệu Đài Loan, chúng tràn vào lập các phố Tàu ở Cửa Việt và cửa Tùng, Quảng trị.

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tư tưởng Tập Cận Bình có cái gì?


Tập Cận Bình đã được nâng lên gần ngang hàng với Mao Trạch Đông trên bảng phong thần những lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc. Trước khi kết thúc, đại hội đảng lần thứ 19 đã biểu quyết ghi “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào cương lĩnh đảng. Trong gần 100 năm lịch sử, Cộng Sản Trung Quốc chỉ ghi tên hai người với vai trò lý thuyết gia là Mao và Đặng. “Tư tưởng Mao Trạch Đông” được coi là chủ đạo từ năm 1945. “Lý luận Đặng Tiểu Bình,” khi ông ta xóa bỏ chính sách tập thể hóa của họ Mao, bắt đầu đổi mới kinh tế theo lối tư bản, được ghi vào cương lĩnh từ năm 1997, sau khi họ Đặng qua đời. Tập Cận Bình có thể coi đã đạt địa vị cao hơn Đặng Tiểu Bình; vì giờ này Tập vẫn còn sống. Hơn nữa, “Tư tưởng” chắc chắn được coi trọng hơn “Lý luận.”

Trọng Nghĩa/RFI: Trung Quốc : Tập Cận Bình biết dọn đường để cầm quyền lâu dài

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lúc đến khai mạc Đại Hội 19 
của ĐCSTQ, ngày 18/10/2017. -- REUTERS/Jason Lee

Theo thông lệ tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhiệm kỳ của người lãnh đạo tối cao là 5 năm, và từ thời Giang Trạch Dân đến nay, tên tuổi người kế nhiệm vào vị trí số một thường được biết trước, và người này luôn được bầu vào Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị. Với ông Tập Cận Bình, tình hình có dấu hiệu đổi khác, và trong thời gian qua, giới quan sát dự đoán rằng ông sẽ tìm cách ở lại lâu dài ở vị trí lãnh đạo tối cao. Kịch bản này đã được tiến hành theo hai bước nhân Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa kết thúc, với hồi thứ hai vừa hoàn tất hôm nay, 25/10/2017 với việc bầu ra Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị khóa mới.

Trân Văn: Bao nhiêu nhiệm kỳ nữa thì đến mạt kỳ?


Ngày 24 tháng 10, khi thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách năm nay tại Tổ Đại biểu Quốc hội của mình, ông Đinh Tiến Dũng – một Đại biểu Quốc hội đang đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính – cho biết, các thống kê chỉ công bố số doanh nghiệp mới thành lập, trong thực tế, cứ có thêm bốn doanh nghiệp mới thì có ba doanh nghiệp đã thành lập trước đó ngưng hoạt động, xin giải thể hoặc phá sản. Ông Dũng than là các doanh nghiệp tại Việt Nam đang thiếu tới 73.900 tỉ tiền thuế, trong số này có tới 28.221 tỉ thuộc loại không có khả năng truy thu thành ra ông mong Quốc hội xóa khối nợ khó đòi ấy cho Bộ Tài chính đỡ nhức đầu.

Cũng ngày 24 tháng 10, tại cuộc thảo luận với một Tổ Đại biểu Quốc hội khác, ông Hồ Đức Phớc – Tổng Kiểm toán Nhà nước – bảo rằng, kinh tế Việt Nam đang “tiềm ẩn nhiều rủi ro” vì “sức mạnh nội sinh” yếu (tăng trưởng GDP trong quý 3 có đột biến là nhờ đầu tư của Samsung và… Formosa), nợ xấu (nợ có khả năng mất cả vốn lẫn lãi) cao, nợ nần (cả ngoại quốc lẫn trong nước) cũng như các khoản phải trả do nợ đến hạn thanh toán tiếp tục tăng (mỗi năm phải dành 98.000 tỉ trả nợ gốc và lãi, đồng thời phải vay 160.000 tỉ để đảo nợ - dùng nợ mới trả nợ cũ) bởi ngân sách liên tục thất thu.

Lê Anh Hùng: Ngân sách khốn quẫn: điều tất yếu phải đến?

Hình minh họa.

Tình trạng ngân sách nhà nước rơi vào cảnh bí bách chẳng phải là điều mới mẻ gì, mà đó là thực tế công chúng Việt Nam đã biết đến từ vài năm gần đây.

Hội chứng “hết tiền trả lương”

Sự kiện đầu tiên báo hiệu tình trạng ngày một xấu đi này diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2015, khi một loạt tờ báo “chính thống” đồng loạt chạy những hàng tít như “Thành uỷ Bạc Liêu hết tiền hoạt động”, hay thậm chí còn bi đát hơn: “Thành ủy Bạc Liêu không chỉ hết tiền mà còn... nợ nần chồng chất.”

Câu chuyện Thành uỷ Bạc Liêu vỡ nợ chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại rộ lên trước thông tin về thực trạng tương tự ở Cà Mau, khi không chỉ UBND TP Cà Mau nợ đầm đìa, không còn tiền trả lương cho công chức, mà cả huyện Cái Nước cũng hết tiền chi lương, phải cầu cứu ngân sách tỉnh.

TQ ra mắt dàn lãnh đạo mới, chưa rõ ai kế nhiệm Tập

Ban Thường vụ 7 ủy viên do ông Tập Cận Bình 
đứng đầu ra mắt ở Bắc Kinh, 25/10/2017.

Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc hôm 25/10 công bố dàn lãnh đạo mới nhưng chưa rõ ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời ông Mao Trạch Đông.

Ông Tập đã dẫn đầu đội ngũ quan chức của mình theo thứ tự quyền lực và ra mắt tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc ở Kinh, khi bế mạc đại hội đảng kéo dài một tuần.

Ngoài ông Tập ra, chỉ có Thủ tướng Lý Khắc Cường còn giữ được chức vụ của ông trong khi có những thay đổi sâu rộng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Lâu nay có những suy đoán rằng ông Tập có thể tìm cách duy trì một số thẩm quyền sau khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm thứ nhì của ông. Nhiệm kỳ này bắt đầu từ hôm 25/10.

Kh.L./Người Việt: Mục Sư Chính yêu cầu Quốc Hội Mỹ đưa Việt Nam vào CPC

Từ trái, Linh Mục Thomas Reese, bà Trần Thị Hồng, 
Mục Sư Nguyễn Công Chính, và người thông dịch, 
tại buổi điều trần. (Hình chụp qua màn hình TV)

Mục Sư Nguyễn Công Chính hôm Thứ Ba, 24 Tháng Mười, yêu cầu Quốc Hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vì đàn áp tự do tôn giáo.

Ông Chính đưa ra lời phát biểu này tại một cuộc điều trần do một số dân biểu Hoa Kỳ vừa tổ chức tại Hạ Viện, nhân dịp Tổng Thống Donald Trump sắp đến Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC và thăm chính thức quốc gia này.

Ông nói: “Tôi hy vọng quý dân biểu và Quốc Hội Hoa Kỳ có dự luật đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Tôi hy vọng trong chuyến đi Hà Nội của Tổng Thống Trump, ông sẽ yêu cầu chính quyền thả tất cả tù nhân lương tâm tôn giáo, chấm dứt tình trạng đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Việt Nam chịu trách nhiệm bảo vệ biên kiên biên giới lãnh thổ và ngừng đưa hàng độc hại của Trung Quốc vào đầu độc người dân Việt Nam. Thay vào đó, cần quan tâm vấn đề y tế và giáo dục.”

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Bùi Tín: Sao lại vụng dại đến thế!

Tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang Hoa Kỳ 
dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang Hoa Kỳ dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ, với một số thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng ven biển Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, diễn tập chung, phía Mỹ giúp cho Việt Nam tẩy trừ chất Dioxin ở quanh sân bay Biên Hòa, tiếp theo việc hoàn thành việc tẩy trừ quanh sân bay Đà Nẵng.

Theo màn truyền hình VTV4 ngày 21/10, nhân dịp này thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trao một món quà «rất quý» cho thượng nghị sĩ John McCain, hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đó là một tập tài liệu đã ngả màu vàng xám, gồm một số lá thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần 5 năm rưỡi ông bị cầm tù trong trại giam Hỏa Lò/Hà Nội.

Ông McCain là nhân vật nổi tiếng. Ông nội và cha ông đều là Đô Đốc hải quân 4 sao, ngang cấp Đại tướng. Ông bị bắt khi ném bom nhà máy điện Hà Nội, bị bắn, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, bị thương nặng, được cứu chữa và bị giam từ tháng 10 năm 1967 đến đầu năm 1973. Lúc ấy ông là thiếu tá hải quân 31 tuổi.

Minh Anh: Mỹ-Nhật-Hàn: “Bắc Triều Tiên là mối họa lớn chưa từng có”

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis 
tham dự Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus ) 
tại Clark, phía đông Manila (Philippines), ngày 24/10/2017. 
-- NOEL CELIS / AFP

Chương trình hạt nhân quân sự của Bắc Triều Tiên tạo thành một « mối đe dọa nghiêm trọng và chưa từng có » cho Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lời khẳng định này đã được bộ trưởng Quốc Phòng ba nước đưa ra sau cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines.

Trong một thông cáo công bố ngày 24/10/2017, bộ trưởng Quốc Phòng của ba nước Mỹ, Nhật và Hàn đồng lên án với « những lời lẽ mạnh mẽ nhất » các hành động khiêu khích liên tục của Bắc Triều Tiên. Đồng thời cả ba bộ trưởng kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân và đạn đạo bị cấm đoán « một cách toàn diện, có thể kiểm chứng được và vĩnh viễn ».

Tú Anh/RFI: Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các lãnh đạo cao cấp 
của Quân Đội tại Nhà Trắng (Washington DC), ngày 05/10/2017. 

-- REUTERS/Yuri Gripas

Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?

Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược « xoay trục » quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.

Thái độ dấn thân của chính quyền Obama đã trấn an được các nước ASEAN.

Khánh An/VOA: HRW đòi VN phóng thích thành viên YSEALI

Ảnh sinh viên Phan Kim Khánh trên trang web của HRW.

Tổ chức quốc tế Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới.

Trong thông cáo báo chí ngày 24/10, HRW còn yêu cầu các nhà tài trợ và giới lãnh đạo thế giới hãy đòi chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị trước hội nghị quan trọng này.

“Chính quyền Việt Nam sẽ sử dụng APEC như một sân khấu cho thấy mọi thứ đều tốt đẹp ở Việt Nam: Kinh tế đang phất lên, con người hạnh phúc, chính quyền có trách nhiệm với người dân… tất cả hình ảnh đẹp mà Việt Nam muốn thuyết phục các lãnh đạo thế giới tin rằng đó là những gì đang diễn ra ở Việt Nam”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW, nói với VOA tối 24/10.

An Tôn - VOA: Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị Trung Quốc bao vây chiến lược’

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm 
Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.

Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái.

VOA: Ngoại trưởng Mỹ Tillerson tuần trước tuyên bố sẽ ưu tiên xây dựng quan hệ đối tác với Ấn Độ hơn là với Trung Quốc trong cả thế kỷ tới, như lời ông nói. Đây có thể coi là sự xoay trục mới trong chính sách ngoại giao của Mỹ?

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Minh Anh/RFI: Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) 
và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tại Nhà Trắng, 
Washington, ngày 05/10/2017. -- REUTERS/Yuri Gripas


Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong bối cảnh ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.

Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, ngoại trưởng Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”.

Trân Văn: Đã là quần chúng thì nên… dễ dạy: Đã là quần chúng thì nên… dễ dạy

BOT Cai Lậy trước, nay đến trạm thu phí Biên Hòa.

Bộ Công an Việt Nam vừa chính thức trả lời công chúng về trường hợp ông Võ Đình Thường, Thượng tá, Phó Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đường bộ - Đường sắt của Công an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, việc điều động, bổ nhiệm ông Thường là “đúng qui trình, qui định của Bộ Công an về công tác cán bộ”.

Kết luận vừa kể của Bộ Công an Việt Nam chẳng khác gì một gáo nước lạnh tạt vào đám đông thích thắc mắc, bình phẩm và cứ tưởng rằng những trăn trở, bất bình của họ sẽ được xem xét…

*

Ông Thường trở thành “tâm” của một scandal sau khi ký lệnh triệu tập 20 tài xế đã dùng tiền lẻ để trả lộ phí tại Trạm Thu phí cho dự án BOT Biên Hòa.

Phạm Chí Dũng: 2017, năm khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) 
và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc 
trong một cuộc hội kiến tại Phnom Penh, tháng Tư, 2017.

Có một mốc thời điểm trùng hợp đáng chú ý: Tháng Bảy năm 2017 bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt khởi sự từ vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, cũng là tháng mà Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng thực hiện một cuộc “bình Tây”: chuyến công du mang sắc thái vội vã và cập rập của ông Trọng sang Campuchia khiến nhiều dư luận cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, cũng là nhằm đo đếm xem vai trò và ảnh hưởng của Hà Nội đối với Thủ tướng Hunsen còn giữ được ở mức nào.

25 triệu đô la và 70.000 người Việt

Từ sau đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 cho đến trước chuyến đi Campuchia của Tổng bí thư Trọng, một số quan chức cấp cao của Việt Nam cũng đã đi Phnompenh, nhưng chỉ đạt được kết quả là chứng kiến một Hunsen càng lúc càng bắt chước Bắc Kinh khi nhìn Việt Nam bằng nửa con mắt. Không có bất kỳ cam kết nào có thể chứng minh được của Campuchia về việc sẽ không khơi lại những xung đột biên giới giữa hai nước, dẫn đến những dấu hiệu về quân đội Việt Nam đã âm thầm gia tăng lực lượng ở biên giới Tây Nam.

Phạm Chí Dũng: ‘Hội Nghị Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. (Hình: Getty Images)

“Tác giả” Nguyễn Xuân Phúc

Hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào quý III năm 2017 “bỗng dưng” vọt đến 7.46% do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng hệ thống báo đảng ồn ào công bố một cách rất đáng nghi ngờ tại Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười 2017, cũng tại hội nghị này đảng cầm quyền đã phải mở hẳn một chuyên đề về “tinh giản bộ máy,” đặt ra mục tiêu “quyết liệt” là đến năm 2021 phải giảm được 10% trong tổng số khoảng 2.5 triệu công chức viên chức hiện thời, tức phải kéo giảm một phần chi lương mà ngân sách đang húc đầu vào bức tường thâm thủng chưa từng có.

Lê Phan: Tham vọng của ông Tập


Cái sự bất thường ở một quốc gia như Trung Quốc với tầm vóc và sức mạnh kinh tế là lãnh tụ Tập Cận Bình không có bài diễn văn thường niên “về tình trạng quốc gia” cho toàn dân. Công việc đó nằm trong báo cáo thường niên của Thủ Tướng Lý Khắc Cường, người mà mỗi Tháng Ba đọc bài diễn văn báo cáo về tình hình trong khóa họp thường niên của quốc hội bù nhìn.

Thành ra khi Chủ Tịch Tập Cận Bình lên tiếng hôm Thứ Tư, 18 Tháng Mười, vừa qua trong một dịp hiếm có ở đại hội đảng Cộng Sản, được tổ chức mỗi năm năm một lần, nó chắc chắc là bài diễn văn quan trọng nhất đầu tiên về chính sách đối nội và đối ngoại kể từ khi ông lên nắm quyền hồi Tháng Mười Một, 2012. Ông đã lợi dụng tối đa cơ hội, gây ngạc nhiên cho cử tọa của khoảng 2,300 đại biểu bằng cách đọc một bài diễn văn gần bốn tiếng đồng hồ.

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Trịnh Y Thư: Ngô Thế Vinh: Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa


1.

Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà. Bên trời Tây, họ có truyền thồng này ngay từ thời Trung đại. Nhờ thế, qua Thayer, chúng ta biết những “Người tình bất tử” của Beethoven chẳng qua chỉ là sản phẩm tưởng tượng nằm bên trong khối óc âm nhạc kì vĩ nhất của nhân loại; và nhờ nữ sĩ Elizabeth Gaskell viết cuốn tiểu sử Charlotte Brontë chúng ta biết nhân vật Rochester trong cuốn tiểu thuyết kiệt tác Jane Eyre được xây dựng từ một hình tượng có thật, đó chính là ông thầy dạy học Charlotte thời bà còn là cô gái trẻ du học bên xứ Bỉ và cô nữ sinh trong trắng đem lòng yêu thầy mình, một người đàn ông đã có vợ. Hiểu biết tường tận hơn về con người cá thể của tác giả, các nhà nghiên cứu hai ba trăm năm sau có thêm trong tay cơ sở quy chiếu để đọc văn bản từ một góc độ độc lập nào đó, tâm lí học chẳng hạn, và rất có thể có cái nhìn phân tích thú vị và trung thực hơn về tác phẩm.

Nguyễn Hiến Lê: Bài TỰA tập “ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG” của VÕ PHIẾN


Tùy búttùy hứng mà phóng bútlà một th rt tự do, gặp gì chép nấy, nghĩ sao nói vậy. Một cơn mưa, một giọng hát, một hớp trà, một trang sách, một tà áo phất phơ dưới gió, một tiếng ve rỉ rả trong rừng... bất kỳ một cảnh vật nào, một sự việc nào, hễ gi hứng cho ta cũng có th là đề tài một thiên tùy bút. Nó tựa như nhật ký mà không phải là nhật ký, vì nó là bút chứ không phi là “ký”; nó tựa như nghị luận mà không phi là nghị luận, vì nó là tùy hứng suy đoán chứ không phải dụng ý biện luận.

Nó phóng túng như vậy nên ta tưởng là dễ, nhưng có viết thử mới thy khó. Trước hết nó phải thân mật, hầp dẫn như một câu chuyện thanh nhã giữa những bạn đồng điệu lúc ngồi bên một giàn hoa hay một ấm trà. Nó không cần dàitrung bình mươi trang trở lạinhưng lời phải tự nhiên, có duyên, nội dung phải thay đổi, có ý vị.

Trần Hữu Thục: Đi vào thế giới ca từ Trịnh Công Sơn (Tiếp theo và hết)


Khát vọng hòa bình

Cần ghi nhận, hầu hết những hô hào đó không phải là hô hào chém giết, mà là hô hào chiến đấu cho hòa bình. TCS vẽ vời ra hình ảnh một đất nước sau chiến tranh rất huy hoàng, như một bức hoành tráng với cảnh triệu người đổ ra phố phường, say sưa ca hát, tay bắt mặt mừng, lòng căm thù “chìm sâu”, biến mất, không còn nhà tù, nhân dân thoát cùm gông. Hãy nghe ông tưởng tượng một đất nước Việt Nam không còn hận thù:
Đạn bom ơi, lòng tham ơi, khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi bừng cơn mơ, cho mắt nhìn sạch tan căm thù

Lê Đình Thông: Truyện dài Chỉ Một Lần Sống của Tác giả: Phạm Xuân Tích (Paris, tháng 10/2017)


Tác giả Phạm Xuân Tích vừa ra mắt Chỉ Một Lần Sống, đánh dấu hơn hai thập kỷ miệt mài sáng tác, kể từ  kịch thơ Hoa Vàng Cũ in năm 1995.

- Về hình thức : Truyện dài Chỉ Một Lần Sống gồm 160 trang, chia làm 6 chương sách. Tên chương thứ 6 : Chỉ Một Lần được tác giả đặt tên cho cuốn sách. 5 chương còn lại : Hợp, Tín, Thuận, Thạch, Kim đều là tên năm nhân vật chính của mỗi chương.
- Về nội dung : Ngoài truyện dài, tác giả còn làm thơ, soạn kịch, vẽ tranh, bình luận chính trị. Chất liệu truyện dài của ông trải dài từ quê nhà đến quê người, thời gian lãng đãng từ thập niên 70 đến nay, pha trộn giữa kịch tính, ý thơ, màu sắc trong một bích họa nhân sinh.

GS ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ HÀN LÂM – KỲ 05 - FRAGMENTS (CÂU CỤT)


Fragments là những câu không trọn vẹn về hình thức cũng như ý nghĩa. Đứng “chơi vơi,” fragments là những lỗi rất nặng trong Anh ngữ hàn lâm. Ta phải biết cách tránh hoặc sửa những lỗi ấy.  Dưới đây là những thí dụ cho thấy các cách sửa fragments để chúng trở thành những yếu tố đúng cú pháp trong complete sentences.

• Ký hiệu * được đặt trước mỗi fragment “cần phải sửa” cho trọn nghĩa • Ký hiệu >> có nghĩa là “cách sửa” • Ký hiệu = có nghĩa là “sau khi sửa thì trở thành.”

Thí dụ 1 [* In Saigon during the Vietnam War.] (Cho biết nơi chốn và thời điểm, nhưng thiếu subject và verb để diễn tả trọn ý nghĩa cho việc gì đã xảy ra nơi ấy và lúc ấy). >> (thêm subject và verb để trọn ý nghĩa) = In Saigon during the Vietnam War, life went on as usual.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

NGUIỄN NGU Í: Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt


 (Phần 2)

(Tiếp theo và hết)

1942 — 1943 — 1944 — 1945.

Tháng ba, mùng 9, Nhật lật Pháp.

Tinh thn ái quốc được nung cao hơn bao gi hết.

Lúc bấy giờ, Lưu-Hữu-Phưc, Mai-Văn-B, Nguyễn-Thành-Nguyên đã về Nam từ năm trưc cũng như hầu hết sinh viên miền Nam, miền Trung, khi Hà- thành nay suốt năm còi rú, báo động hoài trưa sm, hoài ngày xuân... (3) Một sinh viên trong số ít sinh viên ngưi Nam ở lại Hà nội, cũng là bạn của Lưu, thừa vận hội mới này, tung ra Tiếng gọi thanh niên (còn có tên : Thanh niên hành khúc), chắc nghĩ rằng nay là lúc cần phi kêu gọi thanh niên, với những lời quyết liệt hơn ; mà còn phương tiện nào nhanh và có hiệu quả bằng nh điệu hát cũ hay, có tiếng, được nhiều người trong nưc biết—nhất là giới có đầy nhiệt huyết là giới học sinh, thanh niên ; lại thêm điều lợi này, là người ta sẽ cho đó là lời ca mới đo tác gi, hoặc do đoàn th của tác giả : Tng hội Sinh viên, đưa ra, mà tác gi, được mọi người quí, còn Tng hội Sinh viên được mọi người mến. Qu nhiên bài hát Tiếng gọi Thanh niên hay Thanh niên hành khúc theo điệu Tiếng gọi Sinh viên hay Sinh viên hành khúc được ph biến rất mau, nhất là khi nó được Phan-Anh, trong chánh phủ Trần-Trng Kim, dùng nó làm bài hát chánh thức cho phong trào Thanh niên tiền tuyến. Lời nó như sau :

CA KHÚC      J
Này Thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng !
Đng lòng cùng đi, hi sinh, tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm dáo,
Thùc, lấy máu đào đem báo.
Nòi ging lúc biến phải cn gii nguy,
Ngưi thanh niên luôn vững bn tâm trí
Hùng tráng, quyết chiến đấu, làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.

Ngô Nhân Dụng: Tổng Thống Trump giúp California?


Tổng Thống Donald Trump từng báo trước hệ thống bảo hiểm y tế do cựu Tổng Thống Barack Obama lập ra sẽ vỡ tan từ bên trong. Khi Tổng Thống Trump quyết định chính phủ ngưng không bồi hoàn cho các công ty bảo hiểm theo chương trình CSR (cost-sharing reduction) hiện hành, ông đã góp tay thúc đẩy cho lời tiên đoán đó thành sự thật. Các hãng bảo hiểm không được trả đầy đủ sẽ phải hoặc tăng giá “bảo phí” (premium) hoặc từ chối không bán bảo hiểm cho các thân chủ đang mua theo chương trình đó.
Khi quyết định trên được công bố, nhiều bản tin đã báo trước rằng một hậu quả của quyết định này là chính phủ Mỹ sẽ không giảm bớt được chi phí y tế mà, ngược lại, nhà nước Mỹ sẽ phải chi thêm $200 tỷ cho các hãng bảo hiểm. Đối với những người, hiện tượng chi thêm này hơi khó hiểu! Vì chúng ta không mấy ai theo dõi sát luật lệ y tế đang áp dụng. Ông Trump cũng có thể như vậy trong khi ông quyết tâm xóa bảo đạo luật y tế của người tiền nhiệm.

Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê): Vài nét về tuyển tập “Chân dung Văn HọcNghệThuật&VănHóa” của Ngô Thế Vinh


Ngô Thế Vinh là một thầy thuốc, một bác sĩ y khoa. Nên dù là một nhà văn, nhà báo, nổi tiếng với nhiều tác phẩm, đặc biệt những cuốn sách viết về dòng Mekong gần đây của anh, thì người ta vẫn thấy thấp thoáng bóng blouse trắng. Anh luôn nhìn con người như một tổng thể, thân tâm nhất như. Cho nên những bài viết của anh về các văn nghệ sĩ và các nhà văn hóa trong cuốn tuyển tập này luôn có những chi tiết, những góc nhìn của người thầy thuốc, lấp lánh tình người trong mỗi câu chữ.

Võ Phiến “nhà văn lưu đày”

Những ai từng đọc Võ Phiến, từng đọc “Đất nước quê hương’’ với nào áo dài, bánh tráng, tô cháo, chén chè, rụp rụp, đất nước, con người... thì coi bộ khi phải rời xa những thứ quấn quít đó của quê nhà, Võ Phiến đã khốn khổ thế nào!

Trần Hữu Thục: Đi vào thế giới ca từ Trịnh Công Sơn



Hôn phối

Văn Cao: “Tôi gọi TCS là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ.[1]

Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét: “TCS là một thi sĩ. Vâng, anh đích thị  là một nhà thơ viết nhạc.[2]  
Vũ Thư Hiên: “Xét cho cùng, TCS là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta.[3] 

Bùi Bảo Trúc: “Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi.[4]  

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Pew: Hầu hết người Việt Nam coi Trung Quốc là mối đe doạ lớn


Trung Quốc đang tiến hành Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 với những báo cáo thành tựu rực rỡ, nhưng cách một số nước châu Á khác nhìn họ thì không được tích cực cho lắm, trong đó có Việt Nam.

Đây là kết quả khảo sát mới được công bố của Trung tâm Nghiên cứu Pew – một hãng thăm dò của Mỹ – về quan điểm của người dân bảy nước châu Á – Thái Bình Dương gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.

Trọng Thành: Đà Nẵng nôn nóng "phát triển", báu vật Sơn Trà bị đe dọa

Bán đảo Sơn Trà, miền trung Việt Nam. - Ảnh : Wikipedia

Bán đảo Sơn Trà, miền trung Việt Nam, được coi là một thắng cảnh quốc gia, đang trở thành điểm nóng tại Việt Nam trong những tháng gần đây, với việc giới bảo vệ môi trường lên tiếng đòi hỏi chính quyền ngừng đánh đổi vùng sinh thái độc nhất vô nhị này lấy lợi nhuận ngắn hạn. RFI phỏng vấn ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng.

Bán đảo Sơn Trà, với chiều dài khoảng 13 cây số, diện tích rừng khoảng 4.500 hecta, là một khu rừng tự nhiên hiếm hoi ở Việt Nam nằm ngay sát một vùng đô thị sầm uất. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất còn sót lại ở Việt Nam. Báu vật trời cho - « vương quốc » của loài voọc chà vá chân nâu, còn được mệnh danh là « nữ hoàng linh trưởng » - đang bị đe dọa.

VOA: CIA: Triều Tiên sắp đủ khả năng tấn công Mỹ

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trong bản tin nói về 
vụ phóng thử phi đạn hôm 16/9/17

Có thể chỉ vài tháng nữa thôi Triều Tiên sẽ có đủ khả năng tấn công nước Mỹ bằng phi đạn hạt nhân, theo 2 giới chức hàng đầu của Mỹ.

Phát biểu trước cuộc hội thảo ở thủ đô Washington ngày 19/10, Giám đốc CIA, Mike Pompeo, nhấn mạnh ông ‘hết sức lo ngại’ về mối đe dọa tăng tiến từ Triều Tiên và khả năng mối đe dọa này có thể khơi mào một cuộc đua võ khí hạt nhân trên khắp Đông Á.

“Họ đã tiến qua xa trong việc này và giờ là lúc phải suy nghĩ cách làm sao chặn đứng bước cuối cùng,” ông Pompeo nói.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông H.R. McMaster, cho biết Washington đang chạy đua để giải quyết tình hình.

Q.D.: Vận động tự do tôn giáo trước khi tổng thống Mỹ thăm Việt Nam


Một số nhân vật, tổ chức người Việt, và dân cử Hoa Kỳ sẽ có một cuộc vận động cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, trước khi Tổng Thống Donald Trump đến quốc gia Đông Nam Á này vào tháng tới để dự hội nghị thượng đỉnh APEC và thăm chính thức.

Một trong những người sẽ tham gia vận động là Mục Sư Nguyễn Công Chính.

Ông cho biết ông và vợ là bà Trần Thị Hồng sẽ có mặt ở Washington, DC, từ ngày 23 đến 26 Tháng Mười, để vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười, ông nói: “Vợ chồng tôi sẽ dự nhiều buổi họp với thành viên Quốc Hội, các giới chức Bộ Ngoại Giao, Tòa Bạch Ốc, và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ. Tôi sẽ tường trình trong tư cách nạn nhân và nhân chứng về tự do tôn giáo ở Việt Nam.”

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đồ Mặt Thớt

Một chế độ gồm toàn khuôn mặt thớt. - Phan Huy
“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.” Tôi nghe thạc sĩ Trần Kiên nói vậy, và cũng “ngạc nhiên” không kém.
Hoá ra tại vì World Bank nên nhiều câu ca dao (mới) của VN đã chóng bị thời thế vượt qua, và sắp chìm vào quên lãng:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An - Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Sau khi được đi đứng lung tung thì lắm kẻ lại sinh tật ăn nói rất linh tinh. Hồi năm 2014 – sau chuyến du lịch Âu Châu – trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát biểu (đôi điều) không mấy tốt đẹp về đất nước:
“Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó. Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”