Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình lên nguy hiểm hơn



Khi còn sống, Đặng Tiểu Bình rút kinh nghiệm thời Mao Trạch Đông đầy hỗn loạn, đã lập ra các thủ tục có trật tự trong việc truyền ngôi. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã theo đúng quy tắc thừa kế đó, mỗi người nắm quyền hai nhiệm kỳ, năm 2012 truyền đến Tập Cận Bình.
Đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể thay đổi chính sách này. Tập Cận Bình đang chuẩn bị sẽ nắm quyền mạnh hơn Giang và Hồ. Đại hội có thể suy tôn họ Tập như một nhà tư tưởng, thừa kế Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập có thể sửa cương lĩnh để tiếp tục lãnh đạo đảng, sau khi hết hai nhiệm kỳ, năm 2022.
Tập Cận Bình củng cố quyền hành là một mối lo cho những nước láng giềng, đặc biệt là nước ta. Vì Tập phải muốn chứng tỏ cho dân chúng thấy mình có công trạng ngang với họ Mao. Chính sách của Mao là suy tôn cá nhân, độc tài tàn khốc; còn bên ngoài thì bành trướng cương thổ, lũng đoạn lân bang. Muốn xứng đáng kế thừa Mao trong việc mở rộng biên cương, Tập sẽ xưng hùng xưng bá trên khắp thế giới, nhưng có thể chọn một bước đầu dễ dàng nhất, là bành trướng mạnh hơn trong vùng Biển Đông nước ta.

Nguyễn Văn Sâm: Bài thơ Ghẹo Thị Lộ không phải là của Nguyễn Trãi



Ai cũng biết bài thơ gọi là ‘Ghẹo Thị Lộ’ tương truyền là của Nguyễn Trãi :
Ả ở đâu bán chiếu gon,
Hỏi xem chiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu nay được bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa được mấy con?
Và bài thơ trả lời tương truyền là của thiếu nữ Thị Lộ:
Em ở Hồ Tây bán chiếu gon,
Việc chi ông hỏi hết hay còn,
Xuân thu nay được trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, có chi con!

PHẠM TRỌNG CHÁNH: CẢNH ĐẸP THÀNH THĂNG LONG THỜI TÂY SƠN QUA THI CA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN (1750- ? )

Chùm thơ Đoàn Nguyễn Tuấn viết về cảnh vật thành Thăng Long, là một kiệt tác trong kho tàng văn học chữ Hán nước ta.  Tập thơ gồm 28 bài, như 28 vì sao khuê, nhị thập bát tú,  tiếc thay trong Hải Ông Thi tập, nxbKHXH. 1982 chỉ in lại có 23 bài, tôi xin dịch thơ đường luật  hết 23 bài ấy để giới thiệu những hạt ngọc trong thi ca Việt Nam chưa được lưu ý đến.

Đoàn Nguyễn Tuấn hiệu là Hải Ông, quê làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, là con trai Thám hoa Đoàn Nguyễn Thục (1718-1775) con rể Quốc lão Nhữ Đình Toản (1703-1774) triều Lê, và là anh vợ thi hào Nguyễn Du (1766-1820).

Thuở nho sinh ông kết thân cùng Nguyễn Nể, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, Vũ Huy Tấn, Ngô Vi Quý, Ninh Tốn, Võ Tá Định, Nguyễn Gia Cát... và nhóm bạn hữu này về sau nhiều người cùng tham gia giúp triều Tây Sơn.

Hồ Đình Nghiêm: Cố Đô


Như mọi lần, khi chiều tắt nắng, Gia vẫn ra ngồi ở chỗ ấy, bên sông. Như mọi lúc, tôi đi băng qua khoảng sân đất cất dấu nhiều bóng tối, để cuối cùng hình ảnh quen thuộc kia lại hiện ra. Chiếc ghế thấp như bất di bất dịch, sự dời đổi không hề xảy tới. Ngay cả dáng vẻ của Gia cũng thế, tựa hình khối một bức tượng. Cứng ngắt, vô hồn và cũ kỹ. Một sự chung thủy ngó nao lòng.
Dòng sông không bao giờ là một tấm gương óng ả. Nếu có, đó là một bề mặt luôn vỡ vụn. Nó không ngừng xao động và nó bẻ gãy cái thoi thóp của ráng chiều đang rải đều xuống thân nó. Một hai con đò lặng lẽ trôi ngang, bếp lửa đỏ nhóm sau mui như con mắt vừa mở trừng, giây lát, rồi vội đóng kín, khuất lấp. Khói vướng víu trôi lui, một vệt xám cắt ngang tầm mắt, nơi mà đằng sau, phố thị bên sông đang lần lượt thắp sáng đèn. Nước mấp mé bờ, chỗ Gia ngồi, nó thì thầm mãi hoài một đơn điệu. Tẻ nhạt nhưng không nhàm chán. Như vỗ về, như nhắn nhủ. Gia từng kể, có khi thức giấc, sáng mai nhìn ra thấy nó hao mòn xuống thấp. Cũng có đôi khi nó âm thầm leo lên tới tuốt bậc thềm và nếu ta ngồi đây, ta phải chịu ngâm chân tới đầu gối. Gia có vẻ yêu dòng sông này. Cái dòng sông tuôn ra cửa biển và mang đi hết những người thân thuộc trong gia đình rong ruổi tới một bến bờ khác. Sao Gia còn ở lại? Đó là câu hỏi tôi từng nêu và chưa khi nào Gia đưa ra một câu trả lời hợp lý. Tôi thắc mắc bởi lẽ tôi nuôi hy vọng: Tôi chính là nguyên nhân khiến Gia khó giũ áo ra đi.

Đoản văn của CAM VŨ: TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI ĐỌC SÁCH?


Đọ
c sách là mt sinh hot lâu đời ca con người. Nếu chúng ta hàng ngày phi ăn ung để sng thì sách có th coi như là món ăn tinh thn, không có nó tinh thn s tr nên tiu ty, nghèo nàn. Vì sách chính là nơi cha đựng c đời sng trí tu và tình cm ca c nhân loi t thi thượng c đến gi
Khi nhân loi còn thô sơ, chưa có ch viết, con người đã có nhu cu ghi li nhng cnh tượng quanh mình. Ngày nay người ta đã tìm thy vô s hang động có nhng hình v trên vách đá ca con người thi tin s din t cnh sinh hot ca thi xa xưa y như săn bt thú, nhy múa bên đống la v.v... Đó chính là nhng “trang sách” đơn sơ nht mà con người đã “viết” v cuc sng ca mình, nh đó chúng ta có th hình dung phn nào v s sng ca t tiên rt xa ca chúng ta.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Thùy Dương: Hồ sơ Rohingya : Trung Quốc ủng hộ Miến Điện vì lợi ích kinh tế

Cố vấn Nhà nước, ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi 
và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqianging) 
tại lễ ký các hiệp định hợp tác song phương, 
Bắc Kinh, Trung Quốc, 18/08/2016 -- Reuters/路透社

Trong khi quốc tế phản đối việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine, thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng 09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».

Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng 200km về phía nam.

Phạm Chí Dũng: Hội nghị trung ương 6 giữa khủng hoảng Việt - Đức

Trịnh Xuân Thanh, tâm điểm của con bão Việt - Đức.

Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền sắp diễn ra vào đầu tháng Mười năm 2017, nhưng cho tới giờ lại chẳng nghe ai nói năng gì về hai quyết sách lớn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - “Nhất thể hóa” và “Kiểm tra tài sản 1000 quan chức”.

Nếu không có được hai kết quả quyết sách trên, Hội nghị trung ương 6 sẽ chỉ chứng kiến một kết quả rất khiêm tốn của ông Trọng.

“6” khác “5” thế nào?

Tinh thần khiêm tốn như thế có thể sẽ chỉ gói gọn bằng vài động tác “diệt ruồi” cỡ như Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Đà Nẵng, chứ có thể chẳng đụng được “con hổ” nào, cho dù bầu không khí “chống tham nhũng” đã lan sang cả Quốc hội với phát ngôn lên giọng “ném củi tươi vào lò” của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong thời gian gần Hội nghị trung ương 6.

Nhưng lại có một hố phân cách lớn giữa Hội nghị trung ương 6 và Hội nghị trung ương 5.

VOA: Việt – Trung đàm phán liên quan ‘vùng chồng lấn’ ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò ở Biển Đông năm 2014, 
gây căng thẳng quan hệ Việt-Trung. Giàn khoan này được Trung Quốc 
đưa đến hoạt động ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào tháng 6/2017.

Việt Nam và Trung Quốc vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 8 về các vấn đề liên quan đến vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, kết quả vòng đàm phán không được thông báo chi tiết trên truyền thông.

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, việc không tiết lộ thông tin chi tiết về cuộc đàm phán là do có nhiều vấn đề “phức tạp” giữa hai bên.

“Đây là cuộc đàm phán theo cơ chế mà hai bên đã thỏa thuận thiết lập cơ chế đàm phán hàng năm. Chắc chắn lần này kết quả đàm phán thế nào thì người ta cũng chỉ nói chung chung thôi, bởi vì có nhiều vấn đề liên quan đến quan điểm các bên, đường biên giới được hoạch định trong vùng chống lấn ở cửa Vịnh Bắc Bộ”.

Cổ-Lũy: TT Trump và vùng Châu Á-Thái Bình Dương: Ngoảnh mặt thờ ơ? (Phần 2)

(Tiếp theo kỳ trước)

Đầu năm 2017, khi cột báo này trở lại báo Người Việt người viết giới thiệu những nghiên cứu  năm trước của Giáo Sư Mark Beeson, chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và an ninh vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Ông đều đặn cho xuất bản những công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific.

Năm 2016 ông đã đưa ra năm nghiên cứu về chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Công trình thứ sáu cuối năm đặt nhiều câu hỏi về bang giao Mỹ-Hoa và cố gắng đưa ra một số trả lời. Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọng bá chủ) là đề tài vô cùng quan trọng cho cả thế giới; hệ quả từ đây có thể nói là rất sâu đậm và lâu dài riêng trường hợp Việt Nam.

Việt Nguyên: Texas và California, hai phương trời cách biệt


Ðịnh cư ở Houston trên 34 năm, tôi vẫn phải trả lời một câu hỏi thường xuyên của những người bạn Mỹ: “Tại sao ông chọn Houston làm nhà?” Câu trả lời không thay đổi: “Tôi chọn Houston vì khí hậu Houston giống Sài Gòn, một thành phố tôi đã sanh ra và lớn lên trong 27 năm.” Một Houston mưa nắng, mùa Ðông chỉ vừa đủ lạnh để ngồi bên ly cà phê nói chuyện đời với bạn bè. Năm 1978, ngày mới qua Mỹ, lái xe từ Oregon xuống California hai lần nhìn Thái Bình Dương nhớ đến quê nhà bên kia bờ đại dương nhưng không có duyên với tiểu bang đẹp với đồi núi trùng trùng.

Texas và California, Houston và Los Angeles, hai phương trời cách biệt như nước với lửa, từ thời tiết đến chính trị. Một thành phố với vịnh Mexico nước ấm gây bão mỗi năm, một thành phố với bờ Thái Bình Dương nước lạnh đợi chờ động đất và nạn cháy rừng.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Ngô Nhân Dụng: Lãnh đạo cũng giống như giám hộ


Ngày hôm qua, có nhiều tin thời sự nhà báo cần chú ý. Tổng Thống Donald Trump vẫn gởi các thông điệp “tuýt” đối đáp với Liên đoàn Bóng Bầu Dục (NFL) và với “Thằng Người Hỏa Tiễn” Kim Jong Un. Không chịu thua, Cậu Ủn đã dọa thử bom khinh khí trong Thái Bình Dương và dọa đánh Mỹ, sau khi trả lễ gọi ông Trump là Thằng Già Khờ. Ở Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng, đang lo đối phó với những kẻ thù nội bộ, vì sắp có cuộc họp trung ương đảng vào giữa Tháng Mười. Ông Trọng không biết bọn Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang còn tiếp tục “bệnh như cũ” hay không! Cũng không biết sau vụ Nguyễn Xuân Anh bị cất chức ở Đà Nẵng, các ông Trương Duy Nhất và Huỳnh Ngọc Chênh sẽ còn lật ra những những mặt trái nào! Lại thêm chuyện chính phủ Đức trừng phạt về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nữa!

Nhưng tất cả những tin tức trên nghe đều có vẻ “tin buồn!” Nghe càng thấy chán đời! Cho nên ký giả xin mời quý vị nghe một tin chắc chắn vui. Người trong cuộc vui khiến người đọc cũng vui! Mà tin này ít được báo, đài, nhất là ở Mỹ hay ở Việt Nam chú ý! Đó là tin Vương quốc Á Rập Saudi bắt đầu cho phép phụ nữ được lái xe!

Hồ Phú Bông: Tản mạn về chuyện The VietNam War


Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập, The VietNam War, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt.  Điều nầy cho thấy người Việt Nam vẫn đang còn băn khuăn tự hỏi về cuộc chiến đã chấm dứt từ 42 năm trước.  Tại sao có chiến tranh và mục đích đã đạt được là gì?  Khi đặt câu hỏi như vậy thì tự nó đã mang nội hàm là tại sao lại chọn con đường chiến tranh trong khi các nước chọn con đường khác cũng đạt cùng mục đích mà không gây ra thảm họa?  Thảm họa ở đây là xương máu, là sự chia rẽ đến cùng cực trong lòng dân tộc!

Đặt dấu hỏi là đương nhiên không chấp nhận thực trạng như đang có.  Vì nếu Việt Nam đang là Nam Hàn thì cuộc chiến tàn khốc 20 năm tại miền Nam trước 1975 (còn miền Bắc bị bom Mỹ tàn phá là hậu quả tất yếu về chiến thuật của Mỹ lúc đó, một vấn đề khác) tự nó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là tan biến theo thời gian.  Việc còn lại là nghiên cứu để viết sử của giới sử gia mà thôi.  Vì khi chế độ thành công việc thực hiện tự do hạnh phúc cho người dân, vật chất đầy đủ, tinh thần thoải mái, dân chủ pháp quyền, người Việt đang ngẩng cao đầu trước thế giới... thì đương nhiên họ đã nghĩ cuộc chiến đó là cần thiết. 

Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược!

Lê Anh Hùng: ‘Đồng Chí X’ có sẽ bị tống vào ‘lò’?

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đấu đá, tranh giành quyền lực là một trong những đặc trưng của các chế độ cộng sản, kể từ khi hình thái chính trị phi nhân này ra đời trên thế giới cách nay đúng một thế kỷ. Trên đấu trường khốc liệt đó, các đấu sỹ vốn là những bậc thầy về mưu mô, thủ đoạn thường dành cho đối thủ của mình những cú đòn triệt hạ như thể họ là kẻ thù không đội trời chung, ngay cả khi kẻ chiến bại đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Dậu đổ bìm leo

Ở Việt Nam, dù chưa từng nắm giữ ngôi vị lãnh đạo tối cao, nhưng nhờ đứng đầu bộ máy hành pháp và lại được phần lớn Ban Chấp hành Trung ương ủng hộ, nên Nguyễn Tấn Dũng cùng bộ sậu đã từng “làm mưa làm gió” trong suốt quãng thời gian 10 năm ngồi trên ghế Thủ tướng. Một thời gian dài ông ta thậm chí còn được coi là chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam. Dĩ nhiên, trong bối cảnh đó, việc ông ta “mua thù chuốc oán” với vô số “đồng chí” của mình là điều dễ hiểu.

Bùi Tín: Tướng Giáp, tài năng và số phận

Tướng Giáp trong một lần tiếp cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ,
Robert McNamara.

VOA – Bộ phim tài liệu The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick vừa được trình chiếu rộng rãi từ trung tuần tháng Chín. Có nhiều tin tức nói rằng Hà Nội không hài lòng với nội dung phim. Một trong các lý do là vì nhắc đến vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn, lấn át ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp mất ngày 4 tháng 10, 2013, ở tuổi 103. Sau đây là bài viết của nhà báo Bùi Tín, người từng có nhiều dịp gần gũi với tướng Giáp, nhân dịp công chiếu The Vietnam War.

***

Tướng Giáp đã đi vào huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, trong lịch sử chiến tranh của thế giới. Đã có những bản tiểu sử chính thức của ông.

Cũng có những tin tức thêu dệt về ông, ví dụ có những bài báo, cuốn sách trong nước viết rằng ông từng được Hội đồng Hoàng gia Anh Quốc tuyên dương là một trong 10 thiên tài quân sự thế giới, được đúc tượng đặt trong bảo tàng quân sự Anh quốc. Tôi đã sang London, tìm hiểu, đây chỉ là tin vịt không có thật, nhưng bộ máy tuyên truyền của CHXHCN Việt Nam không hề cải chính.

Vậy tướng Giáp là con người ra sao trong cái cơ chế chính trị Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo theo chế độ toàn trị ?

QD/Người Việt: GS Phạm Minh Hoàng, người bị CSVN trục xuất, vẫn tiếp tục tranh đấu cho Việt Nam

Ông Phạm Minh Hoàng. (Hình: Người Việt)

“Nhân dịp qua Mỹ lần này, tôi muốn cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi bị tù tội, cũng như thời gian tôi sống trong sự căng thẳng khi bị tước quốc tịch. Người Việt ở hải ngoại nghĩ đến tôi và những người đấu tranh trong nước, đó là niềm an ủi rất lớn, một điểm tựa tinh thần rất lớn.”

Đó là chia sẻ của Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, người mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, tuy nhiên ông đã bị CSVN tước quốc tịch Việt Nam và bị trục xuất khỏi nước hôm 24 Tháng Sáu.


Sau ba tháng sống ở Paris, Pháp, ông Hoàng có chuyến sang Mỹ hôm 26 Tháng Chín để gặp đồng hương.

“Tôi sẽ gặp gỡ báo giới hải ngoại, thăm cộng đồng, và là một đảng viên Việt Tân nên tôi sẽ đi thăm các cơ sở để trình bày với anh em về vấn đề của tôi,” ông cho biết.

Sáng 27 Tháng Chín, ông đến thăm nhật báo Người Việt, Westminster.

*Chelsea Schilling: Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch

Cảnh trại tù CS trong phim “Ride the Thunder.”

Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm… Ðó là những hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.

Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Ðồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

VOA Tiếng Việt: An ninh ‘sách nhiễu’ các nhà hoạt động ở Tp.HCM

Nhà hoạt động/blogger Nguyễn Đình Hà (trái) 
mới bị an ninh Việt Nam sách nhiễu ở Tp. HCM.

Nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà cáo buộc bị “sách nhiễu” ở thành phố Hồ Chí Minh cuối tuần qua. Cùng bị “sách nhiễu” là hai học viên của một lớp về hoạt động xã hội dân sự.

Ông Hà cho VOA biết, vụ việc xảy ra tối hôm 23/9 với việc các sỹ quan an ninh Việt Nam mặc thường phục thừa lúc ông đi vắng đã “đột nhập” vào và “lục soát” căn hộ nơi ông tạm trú ít ngày ở phường 5, quận 11.

Khi ông quay lại căn hộ, các nhân viên an ninh vẫn ở trong đó và ép buộc ông phải trả lời các câu hỏi của họ. Ông Hà, người đã có nhiều bài viết trên Internet về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nói rằng ông đã bị các nhân viên an ninh đánh nhiều lần vào đầu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Thụy My/Thanh Phương/RFI: Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya

Người Rohingya chờ được phân phát hàng viện trợ 
tại Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 24/09/2017 -- REUTERS

Hội Đồng Bảo An sẽ họp vào thứ Năm 28/09/2017 để nêu ra vấn đề bạo lực tại Miến Điện và cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số Rohingya. Một nhà ngoại giao giấu tên hôm qua 25/9 cho biết như trên.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ phát biểu trước Hội Đồng nhân dịp này.

Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án nạn « thanh lọc chủng tộc » tại Miến Điện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần rồi thậm chí còn gọi là « diệt chủng », trong khi đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdodan nói về nạn « Phật giáo  khủng bố». Bảy nước gồm Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Ai Cập, Kazachstan, Sénégal đã đề nghị Hội Đồng Bảo An họp bàn về hồ sơ này.

Thụy My/RFI: Chiến tranh sẽ nổ ra nếu Bình Nhưỡng thử nguyên tử tại Thái Bình Dương ?

Thủy quân lục chiến Hàn Quốc tập trận tại đảo Baengnyeong, 
gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên ngày 07/09/2017, 
sau khi Bình Nhưỡng thử bom nguyên tử. 
-- Choi Jae-gu/Yonhap via REUTERS

Les Echos hôm nay nhận định « Bình Nhưỡng có nguy cơ gây ra chiến tranh sau khi thử nguyên tử tại Thái Bình Dương », vì như vậy các cường quốc sẽ không còn có thể khoanh tay đứng nhìn.

Tờ báo cho biết, các cố vấn ngoại giao của tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khuyên ông đừng sỉ nhục cá nhân lãnh đạo Bình Nhưỡng trong bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc, nhưng một lần nữa ông Trump lại để ngoài tai. Trên diễn đàn Đại hội đồng, Kim Jong Un lại bị gọi là « Rocket Man », và Donald Trump còn đe dọa « hủy diệt toàn bộ » Bắc Triều Tiên.

Trước những lời lẽ đúng như tuyên truyền của Bình Nhưỡng lâu nay, là Mỹ muốn tiêu diệt Bắc Triều Tiên, tất nhiên là nhà độc tài trẻ phản ứng ngay. Hôm thứ Sáu, Kim Jong Un công khai tuyên bố Donald Trump là « găng-tơ », « côn đồ », « lão hóa trí tuệ », nhưng nhất là sẽ « kiên quyết trả đũa ». Sau đó ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho loan báo có thể cho nổ một quả bom H trên Thái Bình Dương.

Lê Anh Hùng: Vì sao Nguyễn Phú Trọng né đống ‘củi khô’ BOT?

Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 
của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định 
nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân 
- Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy. 
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ.

Hơn một tháng qua, công chúng Việt Nam hết xôn xao về dự án BOT đường tránh thị xã Cai Lậy lại đến bàn tán về các dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam.

Và càng ngày, khi sự thật về các dự án BOT càng được phanh phui, người ta càng nhận thấy sai phạm trong loại hình đầu tư công này không hề mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ. Ngược lại, chúng diễn ra một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới.

Hầu như dự án BOT giao thông nào cũng có vấn đề, với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng: người dân bị tước quyền lựa chọn (nói cách khác là bị ép buộc sử dụng thứ hàng hoá đặc thù này) khi dự án không phải là tuyến đường mới; mặc dù là dự án đầu tư công nhưng việc lựa chọn nhà đầu tư lại không thông qua thể thức đấu thầu công khai, mà lại được chỉ định thầu rất tuỳ tiện; thời hạn thu phí được xác định thiếu căn cứ, vượt quá xa thời gian hoàn vốn; các trạm thu phí đặt sai vị trí (quá gần nhau, hoặc theo kiểu “giăng lưới lùa xe”) và mức phí thì quá cao; tình trạng “tự tung tự tác” của các nhà đầu tư, còn vai trò quản lý nhà nước lại hết sức mờ nhạt, v.v.

Viễn Đông: Vụ Nguyễn Xuân Anh: Thêm ‘dấu vết’ quan chức khác

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Người sáng lập một trường đại học ở Mỹ, hiện là tâm điểm trong “cơn bão chính trị” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đã lên tiếng “bảo vệ danh dự” và cho biết “từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp bằng ở Việt Nam”.

Tiến sĩ Donald Hecht, hiện còn là chủ tịch của California Southern University (CSU), nói với VOA Việt Ngữ rằng “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi”, “nhất là hàng trăm cựu sinh viên đang sống ở Việt Nam”.

Chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi. -- Tiến sĩ Donald Hecht nói.

Trong thông báo gây “chấn động” dư luận hôm 18/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rằng một trong các vi phạm của ông Anh là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm”.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Thanh Phương/RFI: Nguyên Ngọc: “ Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam ”


Là một trong những người có mặt trong bộ phim tài liệu nhiều tập “ The Vietnam War” về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns, nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là một sĩ quan trong quân đội miền Bắc, cho rằng Việt Nam cũng nên làm như Mỹ, tức là phải nhìn lại quá khứ, xét lại một cuộc chiến tranh mà theo ông đã dần dần trở thành một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn do khác biệt ý thức hệ.

RFI: Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, khi xem lại toàn bộ phim “ The Vietnam War”, ông có những nhận xét như thế nào về cách thực hiện bộ phim này?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Theo tôi, đây là một phim lớn và rất quan trọng về chiến tranh Việt Nam. Trước đây đã có nhiều phim về chiến tranh Việt Nam, kể cả hư cấu và phim tài liệu, nhưng đây là phim lớn nhất, dài đến 10 tập và 18 giờ. Đáng nói hơn nữa, đây là một phim rất quan trọng. Sau hơn 40 năm, phim này cho thấy nước Mỹ vẫn chưa ra khỏi cái ảm ảnh của cuộc chiến tranh đó.

Khi nói rằng nước Mỹ chưa ra khỏi chiến tranh Việt Nam, nhiều người, kể cả tôi, đã nghĩ rằng đó là một điểm yếu của nước Mỹ. Nhưng xem phim này thì tôi thấy hóa ra đó là cái mạnh của nước Mỹ. Đấy là một quốc gia luôn luôn nhìn trở lại và đặt câu hỏi về quá khứ, về cuộc chiến tranh của mình, về những gì mình đã làm trong suốt cuộc chiến tranh đó. Sức mạnh của nước Mỹ chính là luôn luôn biết tự đặt câu hỏi về quá khứ của mình.

VOA: Triều Tiên nói hỏa tiễn bắn vào Mỹ là điều "không thể tránh khỏi"

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho phát biểu 
tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York,
ngày 23 tháng 9, 2017.


Triều Tiên hôm thứ Bảy nói rằng bắn hỏa tiễn vào lục địa Mỹ là điều "không thể tránh khỏi" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nhà lãnh đạo của Bình Nhưỡng là "ông hỏa tiễn," đẩy cuộc khẩu chiến của hai nước leo thang hơn nữa liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo của miền Bắc.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho phát biểu như vậy trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chỉ vài giờ sau khi các máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ hộ tống bởi các chiến đấu cơ bay vào không phận quốc tế bên trên vùng biển phía đông của Triều Tiên trong một sự biểu dương lực lượng mà Lầu Năm Góc nói là cho thấy các lựa chọn quân sự sẵn có cho ông Trump.

Bài diễn văn của ông Ri khép lại một tuần lễ lời qua tiếng lại leo thang giữa Washington và Bình Nhưỡng với ông Trump và ông Kim Jong Un phỉ báng lẫn nhau. Ông Trump gọi lãnh tụ Triều Tiên là "gã điên" hôm thứ Sáu, một ngày sau khi ông Kim chửi ông Trump là "lão già Mỹ lẩn thẩn loạn trí."

Ngô Ðồng: Tướng Phạm Trường Long lại sang Việt Nam

Tướng Ngô Xuân Lịch và tướng Phạm Trường Long 
chụp hình chung tại cuộc “giao lưu quốc phòng biên giới”. 
(Hình: Bộ Quốc phòng VN)


Việt Nam – Trung Quốc tổ chức “giao lưu quốc phòng biên giới” lần thứ tư từng bị hủy bỏ hồi Tháng Sáu vừa qua vì chuyện khai thác dầu khí Biển Đông làm mối quan hệ giữa hai nước đột ngột căng thẳng.

Trang mạng của Bộ Quốc Phòng Việt Nam hôm Thứ Bảy 23/9/2017 đưa tin kèm theo một số hình ảnh về cuộc “giao lưu” gồm nhiều chương trình khác nhau diễn ra tại tỉnh Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, kéo dài hai ngày 23 và 24/9.

Chương trình “giao lưu” quy mô dự trù diễn ra ngày 20/6/2017 đã được hai bên chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều thắng trước, đột ngột bị hủy bỏ vì người cầm đầu phái đoàn của Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc, đột ngột rời Hà Nội về nước sau khi họp với các lãnh tụ cầm đầu chính trị và quân sự của Việt Nam.

Phạm Chí Dũng: ‘Thứ phi’ của Nông Đức Mạnh thoái sạch vốn để làm gì?


Một nhà đầu tư nhỏ lẻ vừa thoái vốn?

Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng chú ý, nếu nhà đầu tư đó đúng là nhỏ lẻ, không mang tên Đỗ Thị Huyền Tâm – cựu đại biểu quốc hội và biến thành vợ sau của Nông Đức Mạnh sau khi ông Mạnh trở thành cựu tổng bí thư.

Mẩu tin nhỏ nhưng lại gây tính thời sự và nghi ngờ lớn là với tư cách chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group), bà Đỗ Thị Huyền Tâm vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Tỉ lệ sở hữu của bà Huyền Tâm đã biến sạch từ 81% thành 0%.

Câu chuyện vợ chồng “Lão Răng Chắc”

Minh Tâm Group có tiền thân là công ty TNHH Minh Tâm được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. “Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm,” Minh Tâm Group được mô tả đã trở thành một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi…

Lê Phan: Một quốc gia biết nghĩ đến tương lai


Hôm 19 Tháng Chín vừa qua, quỹ dầu hỏa của Na Uy, vốn là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, đạt được một con số kỷ lục là một ngàn tỷ tích sản, lần đầu tiên trong lịch sử của quỹ độc nhất vô nhị này.

Thực sự cái gọi là Quỹ Dầu Hỏa Na Uy là một quỹ tiết kiệm quốc gia và với trị giá lên đến $1,000 tỷ cung cấp cho mỗi công dân Na Uy khoảng $188,000. Quỹ đầu tư này là kết quả của một chính sách đặc biệt của Na Uy.

Số là hồi thập niên 1960, khi dầu hỏa được tìm thấy ở Bắc Hải, một sự việc qua đêm biến quốc gia nhỏ bé chỉ có trên 5 triệu dân bỗng nhiên có một lợi tức kếch xù. Thay vì chọn giải pháp để cho tư nhân đổ vào khai thác rồi đánh thuế để sử dụng vào công chi bình thường, Quốc Hội Na Uy quyết định chọn một giải pháp quốc doanh và tất cả những lợi tức thu được sẽ bỏ vào một quỹ hưu bổng chính phủ. Tuy gọi là Quỹ Hưu Bổng Chính phủ (Government Pension Fund) nhưng thực ra nó không phải là tiền đóng góp để về hưu mà là tiền do lợi nhuận dầu hỏa để dành cho thế hệ tương lai. Được đổi tên thành Quỹ Dầu Hỏa từ năm 1996, quỹ này, ngoài đóng góp vẫn còn tiếp tục của lợi nhuận từ kỹ nghệ dầu hỏa, dưới sự điều hành của Ngân Hàng Trung Ương Na Uy, đã đầu tư vào đủ thứ ngành.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Phạm Ðoan Trang: Chính Trị Bình Dân (Lời nói đầu)


Tác phẩm của Phạm Đoan Trang
Giấy Vụn – Green Trees xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2017
Biên tập & hiệu đính: Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Vi Yên
Bìa & Trình bày: AK Demy
ISBN 978-1548466565
Copyright © 2017, Giấy Vụn, Green Trees & Phạm Đoan Trang.


Với tất cả tấm lòng yêu mến và kính phục, xin dành tặng cuốn sách này cho những người Việt Nam đã, đang và sẽ cống hiến, đấu tranh không mệt mỏi và sẵn sàng hy sinh vì một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng. — Kính tặng Bố và Mẹ của con. — Thương tặng các anh chị của em.
Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền.
Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như tuyệt đại đa số người Việt Nam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị để có thể hiểu những điều căn bản nhất và trả lời những câu hỏi đơn giản nhất, như “dân chủ là gì”, “bình đẳng là thế nào”, “tự do, nhân quyền có cần thiết không, nếu có thì tại sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn: 1. Tại sao Việt Nam lại ở trong Thế giới thứ ba lâu đến thế? 2. Có cách nào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng này không, phải làm sao?

Trần Doãn Nho: Tháng Chín, nhớ Françoise Sagan: Một cuộc đời ngoại hạng

Nhà văn Françoise Sagan. (Hình: myfrenchlife.org) 
Ngày 24 Tháng Chín, đúng 13 năm trước đây, nước Pháp mất đi một trong những khuôn mặt văn chương quan trọng của thời hiện đại: Françoise Sagan.
Françoise Quoirez, tên thật, tục danh là Kiki, sinh vào ngày 21 Tháng Sáu, 1935, ở Cajarc, một ngôi làng ở miền Tây Nam Pháp, là người con thứ ba của Paul Quoirez, một thương gia giàu có.
Khi lên 15, gia đình dời về sống ở Paris, ở đó, Françoise theo học trường dòng “Couvent des Oiseaux” trước khi vào Sorbonne. Hai năm ở Sorbonne, cô học trò này chẳng học hành gì nhiều, phần lớn thời gian dành cho đi chơi và uống cà phê và đọc truyện và tập tành viết lách.
Năm 12 tuổi, cô viết truyện và làm thơ; 13 tuổi, đọc “Nourritures Terrestres” của André Gide; 14 tuổi, đọc “L’Homme Révolté” của Albert Camus; 16 tuổi, đọc “Marcel Proust, Rimbaud.” Biết uống rượu vào năm 15 tuổi. Kết quả là thi hỏng tú tài. Gia đình phiền muộn, la rầy.
Ðể xoa dịu nỗi buồn bực, cô học trò cảm thấy phải “làm một cái gì,” bèn ngồi xuống và bắt đầu viết. Chỉ trong vòng 32 ngày (có báo nói là bảy tuần), một truyện dài hoàn tất với cái tựa đề nghe khá khác thường: “Bonjour Tristesse” (Buồn Ơi Chào Mi).

Vũ Hân: Không gửi một ai: BÀI THƠ ĐÔI MẮT


Không gửi một ai

Xao động tựa niềm trai mười tám
Được giai nhân một sớm cầm tay
Thuyền du ghé bến tình nao sóng
Ai vượt trùng dương mà chẳng say?

Ngang tàng chí lớn trùm thiên hạ,
Đâu lẽ dìm sâu tận đáy hồ?
Trở gối vơi canh hoài mộng lạ,
Lệ nhòa song cửa dáng mưa ngô.

“Ngô đồng nhất diệp...” thu về đó,
Trăng sao mùa thu dăng đầu ngõ;
Hoa mở lòng xuân xin ánh ngân,
Nhìn lên... người thơ lòng bâng khuâng.

Người thơ viết bài thơ “Đôi mắt”,
Viết để không hề gửi một ai...
Mưa nguồn chớp bể đêm dằng dặc,
Rồi Hạ, rồi Thu, ấp ủ hoài.

Đầu Hè mậu-tuất
Vũ Hân
(Mai sau)


* Trích từ tạp chí Bách Khoa số 38,
ra ngày 1 tháng 8 năm 1958.

PROF. ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ HÀN LÂM – 04 : TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU AND HIS POEM “THỀ NON NƯỚC”


Tản Đà is the pen name of the poet Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939). It combines the name of a mountain, “Tản” and that of a river, “Đà” which are the two famous landmarks of his birthplace in North Vietnam. Born into a family of literati and mandarins, Tản Đà was a link between two important eras of Vietnamese literature – the writings of Confucian tradition of the nineteenth century and the writings under western influence in the early part of the twentieth century. A lifelong journalist, poet and writer, Tản Đà was the publisher of “Hữu Thanh Tạp Chí” and “An Nam Tạp Chí.” In addition, the two prestigious magazines of that time, “Đông Dương Tạp Chí” (edited by Nguyễn Văn Vĩnh) and “Nam Phong Tạp Chí” (edited by Phạm Quỳnh), sought his collaboration because of his great fame. As a poet, he was the author of such collections as “Khối Tình Con I, II, III” and “Tản Đà Xuân Sắc”; and as a prose writer, he published “Giấc Mộng Con I, II”and “Tản Đà Văn Tập.” Whether he worked for himself or for others, he remained faithful to his own philosophy of life, especially his theory of “thiên lương” (tentatively translated as conscience for lack of a better word). He urged people to nurture and develop this innate quality in order to serve life better. Such heartwarming aspirations pervade the poem “Thề Non Nước” (The Vow between Mountain and River) [1]. An English translation of the famous poem appears below, followed by its original in Vietnamese and annotations.[Please note that the symbol “” separates verses and the symbol “<>” separates stanzas].

Phạm Thành Châu: Tìm Con

Qua khỏi Cầu Sơn, Thị Nghè (Hàng Xanh), gã để chiếc xe đạp từ từ trôi xuống dốc, rồi quẹo  vào xóm trên con đường gập ghềnh những mô đất và những vũng nước dơ bẩn. Gã lắc chiếc chuông đồng nhỏ treo tòn teng dưới ghi đông xe để báo hiệu cho mọi người biết, ra mua kẹo kéo, mua vé số hoặc dò số. Đôi khi, theo thói quen, đang đạp xe trên đường vắng, gã cũng thò ngón tay út xuống cái chuông, khều cho nó kêu leng keng, chẳng vì mục đích nào cả. Gã chuyên bán kẹo kéo và vé số. Phía sau xe là một thùng có cục kẹo lớn, khi bán kẹo, gã kéo ra một khúc nhỏ, bẻ gãy và trao cho khách. Cục kẹo lớn đó, gã bán cả ngày cũng chưa hết. Phía trước xe gã treo một mớ đồ chơi trẻ con bằng nhựa. Những con thú, chiếc kèn, cây súng... đủ màu sắc. Khi có người mua, gã mở hộp kẹo ra. Phần nắp có một cái khung để một trái banh nhỏ. Ai mua kẹo cũng được bắn một phát súng hơi, nhắm vào trái banh, nếu bắn rớt trái banh thì ngoài khúc kẹo còn trúng thưởng một món đồ chơi. Trẻ con và cả người lớn đều thích trò chơi nầy. Ít người bắn trúng vì viên đạn là một nút điên điển nhẹ, khi rời nòng súng là đi chệch hướng ngay. Gã còn bán vé số, số đề nữa. Mỗi ngày có đến năm bảy tỉnh mở số, kết quả được gã chép vào một miếng giấy nhỏ, treo trước xe cho người ta tiện dò số. Khoảng bốn, năm giờ chiều, sau khi các đài phát thanh công bố các lô trúng, gã đến huyện đề nhận tiền trúng giao cho người may mắn.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Ngô Nhân Dụng: Trung Cộng và Việt Cộng cùng chung vận mạng


Một sứ giả của Cộng Sản Trung Quốc mới qua Hà Nội, tuyên bố rằng hai đảng Trung Cộng và Việt Cộng cùng chung vận mạng. Lưu Vân San là một ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Cộng từ năm 2007, nhóm bẩy người làm chúa tể nước Trung Hoa bây giờ. Cho nên lời ông ta nói rất “nặng ký.”
Ông Lưu Vân San (刘云山, Liu Yunshan) nói rằng trên bình diện chiến lược, “hai đảng cộng sản tạo thành một tập hợp cùng chung số mạng,” (người Trung Hoa gọi là cùng mạng vận, 命运共同体, Tân Hoa Xã trong bản tin tiếng Anh dịch là “shared destiny”). Và ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam, nghe mà không nói gì, chắc đã đồng ý.
Cùng chung vận mạng (mạng vận cộng đồng thể) nghĩa là gì?

Phạm Xuân Đài: Đọc sách: NHẬN ĐỊNH và những câu hỏi về MỸ THUẬT của TRỊNH CUNG


Trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại từ gần nửa thế kỷ nay vẫn có đủ loại sinh hoạt về văn hóa và văn học nghệ thuật của người Việt Nam. Chúng ta vẫn ăn Tết, vẫn mừng trăng mùa Thu với các em nhỏ, vẫn đi chùa lễ Vu Lan để nhớ ơn ông bà cha mẹ; chúng ta làm báo, xuất bản sách và ra mắt sách tiếng Việt; các họa sĩ vẫn vẽ tranh và triển lãm; các nhạc sĩ ca sĩ vẫn sáng tác và trình diễn, sản xuất đĩa ca nhạc ảnh hưởng không những đồng bào hải ngoại mà còn cả giới thưởng ngoạn trong nước...

Nhìn chung các sinh hoạt vừa kể, mảng hội họa tuy có mặt đều đặn nhưng không ồn ào năng động như các sinh hoạt khác. Xem tranh vốn là một công việc lặng lẽ, đứng trước một tác phẩm tạo hình, người xem cố nắm bắt vẻ đẹp cùng ngôn ngữ hội họa của họa sĩ tạo ra, khó chia sẻ cùng ai. Khai mạc một phòng hội họa khác với một buổi ra mắt sách. Với một tác phẩm văn chương hay khảo luận, ban tổ chức ra mắt sách có thể mời một số các bậc thức giả đứng ra giới thiệu tác phẩm, trình bày bằng lời nói những cái hay cái đẹp, cái cần thiết của nó. Với các tác phẩm hội họa, rất khó làm việc ấy, vì cái đẹp rất khó giảng giải, nó đến với một người qua sự cảm nhận nghệ thuật của người ấy, các lời lẽ của lý trí khó xen vào.

Trần Mộng Tú: Sách Trên Lưng Ngựa

Tiếng vó ngựa lộc cộc gõ trên con đường toàn đá núi lởm chởm vọng vào tai khiến cậu bé Tom nhanh nhẹn ra phía trước nhà, mở toang cửa chạy ra. Cả gia đình cậu cùng chạy theo.

Bà Mary nhẩy xuống khỏi lưng ngựa, thò tay vào trong cái túi vải vắt ngang lưng ngựa, lấy ra ba quyển sách nhi đồng và một tờ tạp chí đưa vào tay cậu. Tom lễ phép:
- Cám ơn bà Mary, bà đã mang sách và tạp chí tới cho gia đình cháu. Chúng cháu thích lắm.
Tom là cậu bé 10 tuổi, gia đình ở tận trên núi, biệt lập với xóm làng. Vào những ngày tuyết rơi, bà Mary vẫn một mình một ngựa mang sách của Thư Viện tới cho gia đình cậu. Đối với cậu những cuốn sách này ngon như những cái bánh cookies của mẹ làm.

Hạnh phúc biết bao khi phải sống trong rừng mà được người mang sách tới nhà. Cả gia đình Tom được hưởng cái ân huệ từ “Bà sách” đáng yêu này.

Giao sách tận nhà. Không rõ năm

Tôn Nữ Thu Nga: Có những lúc...


có những lúc thèm mặt trời 
trong bóng tối cuộc đời người 
có những lúc chờ đợi hoài 
tìm đâu thấy ánh sao rơi 
nhắm đôi mắt, ngậm nụ cười 
ta yên giấc dưới ngàn cây 
nghe tiếng gió từ sườn đồi 
lặng lẽ hôn lên đôi môi. 
có những lúc thèm mặt trời 
đem hơi ấm cho tim tôi 
cho tôi biết nên yêu người, 
tuyệt vời như người yêu tôi 
có những lúc tôi hy vọng 
trong những ngày không có nắng,
trong những đêm không có sao,
trong những mảnh hồn lao đao,
một giọt nắng rất ngọt ngào. 
có những lúc thèm mặt trời 
gom ánh sáng trên bàn tay
rồi thả nhẹ như đom đóm,
bay vào hồn ai đêm nay. 

Tôn Nữ Thu Nga
Tháng 9, 22, 2017.


Hoàng Quân: Đóa Hoa Đời Xinh Xinh


Năm 2010, biết tôi qua Mỹ, nhân dịp Hội Ngộ Trường IVS (International Voluntary Service), nhà văn Đặng Phú Phong đề nghị giúp tôi in sách và tổ chức ra mắt sách ở nam California. Anh Đặng Phú Phong quen biết nhiều trong văn giới và rất nhiệt tình. Anh là bạn tù của Ba tôi những năm ở trại cải tạo. Anh rất quý Ba Mạ tôi, thân thiết với chúng tôi như anh em trong nhà. Tôi rất vui, được anh Phong quan tâm, giúp đỡ. Nhưng đề nghị in sách đối với tôi bất ngờ và xa vời quá. Lúc đó, tôi chưa hề tơ tưởng chuyện in sách. Đã nghe có văn sĩ, thi sĩ sở hữu cả “nhà thơ, nhà văn, nhà sách” trong garage, tôi cảm nhận nỗi ngậm ngùi cho thời buổi văn chương hạ giới rẻ… hơn bèo. Biết phận mình ở Âu châu, nhà cửa tí hon, xe hơi thường phải dãi nắng, dầm mưa ngoài đường, làm gì có nhà đậu xe để nhường chỗ chứa thơ, chứa văn. Rất cảm kích tấm lòng của anh Đặng Phú Phong, nhưng tôi đành cười trừ.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Bùi Tín: Gan lỳ sẽ bị nhừ đòn

Trịnh Xuân Thanh trên báo Đức.

Đã có tổng kết trên thế giới là chính quyền cộng sản xưa nay đều kiêu ngạo, tự phụ, coi thường luật pháp quốc tế, không có nền văn hóa biết xin lỗi dù cho phạm sai lầm và tội lỗi rõ ràng.

Staline từng ký giấy tiêu diệt hàng vạn – cụ thể là gần 22.000 sỹ quan Ba lan - bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh năm 1939 - trong khu rừng Katyn vào tháng 5/1940, rồi đổ tội cho phát xít Đức, cho đến năm 1989 mới bị phát hiện. Quan hệ Nga – Ba Lan hiện vẫn còn nhức nhối cay đắng bởi cuộc tàn sát khủng khiếp này, khi Putine đến nay vẫn ngoan cố ám chỉ Gorbachov đã có dã tâm cố tình khơi lên vụ thảm sát cũ ở Katyn nhằm bôi đen và lật đổ chế độ xô viết.

Trân Văn: Uốn như thế nào cho đỡ cong?

Trang Facebook có tên gọi
“Tránh chốt cảnh sát giao thông Hải Phòng”.

Chuyện đường cong trong giao thông chưa hạ nhiệt.

Thiếu tá Đào Văn Út, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Phú Lâm của Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Phòng CSGT ĐB-ĐS), thuộc Công an TP.HCM vừa khẳng định với tờ Thanh Niên là thuộc cấp của ông chỉ chặn các phương tiện giao thông qua lại ở đoạn đường cong dưới dạ cầu vượt quốc lộ 1 – hương lộ 2, tọa lạc ở quận Bình Tân để… nhắc nhở chứ chẳng phạt ai! (1)

Trung tá Vương Văn Nhựt, Đội phó Đội CSGT Rạch Chiếc của Phòng CSGT ĐB-ĐS thuộc Công an TP.HCM, cũng mới đưa ra khẳng định tương tự. CSGT của đội này chặn các phương tiện giao thông qua lại ở đoạn đường cong dưới dạ cầu vượt Trạm 2, tọa lạc ở quận 9 cũng chỉ nhằm… nhắc nhở chứ chưa lập biên bản vi phạm nào! (2)

Tờ Người Lao Động vừa “nói thẳng” là Phòng CSGT ĐB-ĐS thuộc Công an TP.HCM đang dùng thủ tục (đòi công văn, bằng chứng) nhằm “câu giờ”, “né tránh trách nhiệm” trong chuyện để mãi lộ hoành hành. Tờ Người Lao Động nhấn mạnh đã nhiều lần gửi công văn đề nghị trả lời những chuyện cụ thể liên quan tới mãi lộ nhưng chưa bao giờ nhận được phản hồi từ Phòng CSGT ĐB-ĐS thuộc Công an TP.HCM (3).

Thanh Phương/RFI: Khủng hoảng Rohingya cản trở đầu tư phương Tây vào Miến Điện

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu 
về cuộc khủng hoảng tại Rakhine, Naypyitaw, 19/09/2017.
-- REUTERS/Soe Zeya Tun


Cuộc khủng hoảng Rohingya ngày càng trầm trọng thì viễn cảnh đầu từ phương Tây ồ ạt đổ vào Miến Điện càng xa rời, theo ghi nhận của hãng tin Reuters hôm nay, 22/07/2017.

Hiện giờ đầu tư và trao đổi mậu dịch với phương Tây ở Miến Điện còn rất ít. Với việc quốc tế dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt chế độ quân sự trước đây, chính phủ dân sự Miến Điện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, đã hy vọng rằng đầu tư của phương Tây sẽ ồ ạt đổ vào nước này. Nguồn đầu tư đó cũng sẽ giúp cân bằng lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Miến Điện.

Miến Điện quả là một nơi đầu tư hấp dẫn vì nước này có nguồn dầu khí rất dồi dào, chưa kể những tài nguyên khác như gỗ, hồng ngọc và ngọc bích. Dân số của Miến Điện còn trẻ và giá nhân công còn thấp, rất thuận lợi cho đầu tư vào ngành sản xuất và bán lẻ. Tháng Tư vừa qua, Miến Điện cũng vừa thông qua luật đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục và đối xử với công ty ngoại quốc bình đẳng với công ty trong nước. Miến Điện cũng đã dự trù cuối năm nay sẽ thông qua một luật khác cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc mua các cổ phần của công ty trong nước.

VOA: Hiệp định TPP 11, không có Mỹ, có khả thi?

Quanh cảnh sau một phiên họp 11 nước TPP, 
Hà Nội, Việt Nam, 21/5/2017


Sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 quốc gia còn lại đã tiến thêm một bước tới gần một thỏa thuận toàn diện, làm dấy lên hy vọng rằng các nước lớn có thể duy trì thương mại tự do, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ kinh tế của Hoa Kỳ, một nhà thương thuyết cho biết hôm thứ Sáu 22/9.

Hiệp định TPP nguyên thủy gồm 12 nước thành viên nhắm mục đích cắt giảm các rào cản thương mại cho một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á.

Tổng thống Trump sau khi nhậm chức hồi tháng Giêng năm nay, đã rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP để theo đuổi ưu tiên bảo vệ việc làm cho người Mỹ, khiến tương lai của hiệp định trở nên bấp bênh.

Triệu Phong: Bắc Hàn nói sẽ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Ngoại Trưởng Ri Yong Ho của Bắc Hàn. 
(Hình: AP Photo/Mark Schiefelbein, File)


NEW YORK CITY, New York (NV) – Ngoại Trưởng Bắc Hàn Ri Yong Ho nói nước ông có thể sẽ thử nghiệm bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương để đáp trả đe dọa hành động quân sự của Tổng Thống Mỹ Donald Trump.

Theo đài truyền hình CNN, ông Ho nói với các nhà báo tại New York, không lâu sau khi lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un nói chuyện trực tiếp trên truyền hình cáo buộc ông Trump là người “loạn thần kinh.”

Lời tuyên bố hùng hồn từ Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi ông Trump đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Bắc Hàn, trong bài diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba.

Người Việt: Facebook hứa chuyển cho Quốc Hội 3,000 hồ sơ quảng cáo ‘giả’ của Nga

Tổng Giám Đốc Facebook Mark Zuckerberg. 
(Hình: AP Photo/Manu Fernandez)


SAN FRANCISCO, California (NV) – Công ty Facebook sẽ cung cấp cho các điều tra viên của Quốc Hội Mỹ các tin tức về hơn 3,000 quảng cáo được các thành phần có liên quan tới chính phủ Nga mua để ảnh hưởng tới cuộc bầu cử năm 2016 tại Mỹ, chấp nhận đòi hỏi của các giới chức lập pháp vốn chỉ trích vai trò của công ty mạng xã hội này trong kế hoạch can dự của Nga.

Bản tin của USA Today cho hay tổng giám đốc Mark Zuckerberg hôm Thứ Tư cũng hứa rằng công ty của ông sẽ làm tất cả những gì làm được để ngăn ngừa “kẻ xấu” có cơ hội sử dụng Facebook để ảnh hưởng sự suy nghĩ của cử tri trong thời gian bầu cử.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Trọng Thành/Thanh Phương/RFI: Trung Quốc phản đối phát biểu của Trump về Biển Đông / Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ

Khu trục hạm US John S.McCain tuần tra Biển Đông,
ảnh ngày 22/01/2017. -- Reuters

Trung Quốc phản đối phát biểu của Trump về Biển Đông

Ngày 20/09/2017, sau phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Trong bài phát biểu ngày 19/09, tổng thống Mỹ khẳng định có « các thách thức về chủ quyền » tại Ukraina và vùng Biển Đông giàu tài nguyên, nhưng không nhắc đến tên Nga và Trung Quốc. Trong diễn văn nói trên, tổng thống Mỹ nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng biên giới quốc gia, tôn trọng các cam kết hòa bình.

Phản ứng lại thông điệp nói trên của nguyên thủ quốc gia Mỹ, trả lời báo giới, phát ngôn viên Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang), lên án « một số quốc gia » lấy cớ bảo vệ quyền tự do hàng hải để đưa máy bay và chiến hạm đến khu vực Biển Đông. Theo người phát ngôn Trung Quốc, « hành xử này » thách thức chủ quyền của « các quốc gia Biển Đông ».

Đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc không nêu tên quốc gia nào, nhưng lưu ý là tình hình hiện nay đã được cải thiện do các phối hợp giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việc Hoa Kỳ gia tăng tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông trong những tháng gần đây, tại các địa điểm nằm trong khu vực 12 hải lý một số đảo nhân tạo do Trung Quốc quản lý, khiến Bắc Kinh phản đối mạnh, nhưng được một số nước láng giềng hoan nghênh.

Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ

Quang cảnh phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 
tại New York ngày 19/09/2017. -- REUTERS/Brendan McDermid


Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa « hủy diệt  hoàn toàn » Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên « thông qua các phương tiện ngoại giao ».

Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-Un.

Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là « quốc gia côn đồ ». Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-Un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ ?