Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Từ Thức: Xây Tượng Rupert Neudeck, Ân Nhân Của Thuyền Nhân VN

Chân dung ông Rupert Neudeck

Một số đoàn thể VN tại Đức cho hay một tượng đồng để vinh danh và tri ân ông Rupert Neudeck, ân nhân lớn của thuyền nhân VN sẽ được dựng trong lâu đài Wissem ở thành phố Troisdorf.

Rupert Neudeck, từ trần năm ngoái, là một trong những người Đức được kính trọng nhất, đã được trao tặng nhiều giải về nhân quyền. Ông cùng bà, Rachel Neudeck, đã lập ‘’Một con tầu cho VN‘’ và đã cứu ít nhất 10.000 thuyền nhân VN những năm 80 .

Chiếc thuyền nhỏ, chở 52 thuyền nhân kiệt sức, được tầu Cap Anamur cứu hiện còn trưng bày ở Troisdorf, một thị trấn gần Bonn.

Là ký giả, triết gia, ông đã bỏ trọn cuộc đời để cứu giúp những người thiếu may mắn.

Minh Anh/RFI: hiến đấu cơ Mỹ đến Hàn Quốc nhằm đe dọa Bắc Triều Tiên

Oanh tạc cơ chiến lược Mỹ B-1B 
đang bay từ căn cứ không quân Andersen, Guam, 
tới không phận Nhật Bản và Triều Tiên, ngày 30/07/2017
U.S. Air Force photo/Airman 1st Class Jacob Skovo/Handout via RE


Hoa Kỳ đã điều chiến đấu cơ tân tiến nhất đến Hàn Quốc tập trận nhằm răn đe Bắc Triều Tiên. Thông tin này được một quan chức bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết ngày hôm nay 31/08/2017.

Hai oanh tạc cơ siêu thanh B-1B và bốn chiến đấu cơ tàng hình F-35 của không quân Mỹ đã đến tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trên vùng biển phía đông của Hàn Quốc. Bài tập giả định một cuộc tấn công cụ thể nhắm vào các “cơ sở hạt nhân” của Bắc Triều Tiên.

Vẫn theo nguồn tin ẩn danh trên, hai chiếc oanh tạc cơ B-1B đến từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, trong khi bốn chiếc F-35 được điều từ căn cứ quân sự Mỹ ở Iwakuni, Nhật Bản.

Thụy My/RFI: Các nhà đối lập Việt Nam thách thức chính quyền trên Facebook

Cư dân mạng Anh Chí truy cập Internet 
tại quán cà phê Tự Do, Hà Nội, ngày 25/08/2017 -- REUTERS

Nếu trên 700 cơ quan truyền thông chính thức luôn bị Nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ, thì không gian mạng vẫn là nơi cất lên những tiếng nói phản biện tại Việt Nam. Một nhà hoạt động ở Hà Nội nói với Reuters : « Ở đây không giống như Trung Quốc, chính quyền không thể chặn Facebook ».

Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi siết chặt internet để đối phó với các «thế lực thù địch» - không chỉ đe dọa an ninh mạng mà còn « bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước». Tuy nhiên khống chế internet tại một quốc gia có dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các tập đoàn cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu.

Việt Nam nằm trong top 10 nước có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới. Theo số liệu do các cơ quan We Are Social và Hootsuite cung cấp cho Reuters, hiện có đến 52 triệu tài khoản đang hoạt động, từ cá nhân cho đến các nhà quảng cáo. YouTube cũng rất thịnh hành, còn Twitter ít hơn.

Bùi Tín: Giải pháp chín chắn thích hợp nhất

Trịnh Xuân Thanh trên VTV.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh sẽ giải quyết ra sao? Đây là điều nhức đầu nhất hiện nay của Bộ Chính trị và chế độ độc đảng quen ngồi trên luật pháp.

Vụ án trở nên gay gắt, cấp bách, phức tạp vì dính đến quan hệ với CHLB Đức, cường quốc hàng đầu trong khối Liên Âu có 27 nước thành viên.

Việt Nam bỗng phải đối đầu về mặt pháp lý quốc tế với một cường quốc phương Tây trong một vi phạm nghiêm trọng quả tang dùng bạo lực phi pháp trong một quốc gia có chủ quyền, xong lại không chịu nhận lỗi, do đó có thể bị trừng phạt nặng nề.

Bộ Chính trị hiện có 3 lựa chọn: thứ nhất là «kiên định nói dối», một mực phủ định lập luận của phía CHLB Đức là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, khẳng định Thanh tự về đầu thú, bất chấp những bằng chứng, hình ảnh quá rõ. Kiểu lỳ lợm, cù cưa, lý sự cùn quen thuộc lần này khó có tác dụng với thế giới dân chủ văn minh. Sẽ bị ăn đòn tới tấp không kịp đỡ, cả về chính trị, kinh tế, tư pháp… Sẽ là tự dẫn mình vào bãi lầy bi đát nhất.

VOA Tiếng Việt: Người Việt ở Guam trước mối đe dọa từ Kim Jong Un

Một người đàn ông Hàn Quốc đứng xem tin tức về vụ phóng tên lửa 
của Bắc Hàn với hình ảnh của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 5/7.

Người Việt tại đảo Guam không lo lắng lắm trước lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên và an tâm rằng chính phủ Mỹ có đủ khả năng bảo vệ cư dân trên đảo.

Dù Bắc Hàn liên tục đe dọa tấn công, các cư dân gốc Việt trên hòn đảo được mệnh danh là thiên đường du lịch vẫn bình thản và họ vẫn duy trì cuộc sống thường nhật.

Bà Jennifer Ada Mai Anh, một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc và bất động sản du lịch tại Guam và cũng là Đại sứ Lưu động của Guam tại Việt Nam cho VOA biết phản ứng của cộng đồng gốc Việt trước các lời đe dọa của Bắc Triều Tiên:

“Tôi có đi thăm hỏi một vài người Việt trong cộng đồng trên đảo Guam phần đông rất an tâm, không sợ hãi. Nhường như người Việt từng trải qua thời gian chiến tranh họ cũng hiểu biết và không lo lắng nhiều. Họ vẫn sống bình thường. Cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng khác trên đảo Guam vẫn làm việc, đi học như thường lệ. Không có gì quá sợ hãi.”

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Ngô Nhân Dụng: Dân Mỹ còn kỳ thị hay không?


Người Mỹ thường hay hãnh diện nghĩ rằng quốc gia họ được lập lên trên những căn bản đạo lý, có thể làm gương cho cả loài người. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đề cao quyền bình đẳng giữa con người, ai cũng phải được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Sau biến cố chết người tại Charlottesville, Virginia, các đại biểu Quốc Hội Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đã nói rõ không thể chấp nhận phong trào kỳ thị chủng tộc của một nhóm nhỏ người da trắng. Ngoại Trưởng Rex Tillerson cũng mới nói trên ti vi rằng những lời so sánh lúc đầu của Tổng Thống Donald Trump chỉ là “ý khiến riêng của ông.” Ông Tillerson nhấn mạnh: Kỳ thị chủng tộc không phải là điều dân tộc Mỹ coi là giá trị đáng nêu cao. Trong hai lần phát biểu, ông Trump có ý coi đám Tân Quốc Xã, Da Trắng Ưu Việt, và KKK ngang hàng với những người biểu tình phản đối họ. Giữa hai lần đó, Tổng Thống Trump có đọc một bản tuyên cáo lên án các nhóm kỳ thị này.

Mạnh Kim: Một Câu Chuyện Về Sự Tuyệt Vọng

Mạnh Kim, 2016 (Ảnh: Uyên Nguyên)

Một buổi chiều, tôi hộc tốc chở vợ và con trai ra phòng khám tư. Thằng bé, lúc ấy 4 tuổi, đang bị sốt rất cao. Sau khi vạch kẽ tay và chân thằng bé, ông bác sĩ tư yêu cầu: lập tức chở con vào Nhi Đồng 2. Đó là thời điểm dịch tay-chân-miệng bùng phát. Hoảng hốt và lo sợ, tôi vội vã chở vợ con lên bệnh viện. Giữa đường trời mưa tôi vẫn cắm đầu cắm cổ phóng xe. Tôi chẳng nghĩ gì khác ngoài chuyện phải đến bệnh viện thật nhanh. Đây là lần đầu tiên tôi đưa con vào bệnh viện công. Đến nơi khoảng 6g chiều, tôi ẵm con vào phòng cấp cứu.

Nhân viên bệnh viện không cho vào. Họ bảo phải đăng ký nhập viện đã, dù tôi nài nỉ thằng bé sốt cao và trong tình trạng nguy hiểm. Tôi hối hả ẵm con chạy ra, hỏi thăm phòng đăng ký. Xếp hàng và làm xong thủ tục đã mất chừng một tiếng. Tiếp đó, chúng tôi tiếp tục xếp hàng để được khám. Bác sĩ chỉ định phải thử máu. Tôi lại ẵm con xếp hàng chờ vào phòng xét nghiệm. Cảm giác rối bời và lo lắng tột độ lúc ấy vẫn không thể so với cảm giác tức giận trước loạt thủ tục rườm rà. Ở đây chẳng có gì “khẩn cấp” cả, kể cả đối với trường hợp cấp cứu! Phải đến 9g tối chúng tôi mới “được phép” “chính thức” nhập viện.

Tuấn Khanh: Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Oan uổng cho tài sức của dân tộc Việt”

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa (Ảnh: Uyên Nguyên)

Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình đang thắng thế trong cuộc chiến với Nhà nước VN, đòi 28.000 tỉ đồng, đang nhắc một chuyện rằng chưa nào giờ nền kinh tế của VN đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay: nợ công tăng, tiền của nhiều dự án phải trả, cũng như hơn 200.000 tỉ đồng cần thanh khoản cho hệ thống nhà nước vào cuối quý 4 này. Nhiều người đồn đoán về một cú khủng hoảng lớn hay suy sụp của VN sắp tới, liệu điều đó có khả năng xảy ra không, thưa ông?

– Đầu tiên, tôi muốn định nghĩa là thế nào là suy sụp. Tôi lấy ví dụ là năm 1997, Thái Lan đã trãi qua một giai đoạn tăng trưởng rất nhanh trong 8 nước có chủ trương tân hưng. Rồi bất ngờ vào ngày 2/7/1997 thì Thái Lan rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, kéo dài đến 10 năm. Điều này tác động đến nhiều thứ thay đổi ở Thái. Trở lại định nghĩa suy sụp, tôi tin rằng chọn một mô hình phát triển kinh tế thì bao giờ cũng gặp phải những khủng hoảng và suy sụp nhất định ở các mặt. Có thể là 5 năm, có thể là 10 năm. Nhưng khủng hoảng về chính trị thì dễ chữa chứ còn khủng hoảng về văn hóa thì khó chữa hơn. Điều mà tôi ngại ở Việt Nam là vấn đề đó, tức tan nát từ văn hóa, đặc biệt khi Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc.

Trong bối cảnh mà thế giới cứ khoảng 5 năm lại bùng phát các đợt sáng tạo và thay đổi, thì sự suy sụp mà ta nói đến, sẽ kéo Việt Nam trì trệ sâu hơn, oan uổng cho tài sức của người Việt, của dân tộc Việt.

Hà Tường Cát: Houston: ‘Sau tôi là đại hồng thủy’

Hình chụp hôm 28 Tháng Tám khi một khu nhà ở thành phố Houston 
chìm trong biển nước lụt vì cơn bão Harvey. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)


“Après moi le déluge,” dịch sang tiếng Việt “sau tôi là đại hồng thủy,” thành ngữ nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. được coi như lời phát biểu của người tình nổi tiếng Madame de Pompadour, hoặc của chính vua Louis XV (1710-1770), vị vua áp chót của triều đại Bourbon trước khi chế độ quân chủ Pháp bị đánh đổ bởi cuộc cách mạng 1789.

Ý nghĩa của câu nói này là sau nhiều năm vương triều Boubon vẫn có thể sống xa hoa tiêu xài hoang phí bất kể hậu quả với đất nước, tôi không cần biết điều gì sẽ xảy đến khi tôi không còn nữa.

Mặc dầu hoàn cảnh khác biệt, có thể so sánh tư tưởng cũ từ thế kỷ 18 ấy với quan niệm ngày nay của Tổng Thống Mỹ Donald Trump khi ông phủ nhận mọi luận cứ của giới khoa học về tình trạng khí hậu Ðịa Cầu ấm dần sẽ đưa đến những thiên tai khủng khiếp. Bất kể mọi hiểm họa tương lai ấy, ông quyết định cho nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận về khí hậu ký kết giữa 174 nước trong Liên Hiệp Quốc ở Paris, chỉ cần sao cho công nhân Mỹ tiếp tục giữ được việc làm như vẫn có trong các ngành công kỹ nghệ bây giờ.

Việt Nguyên: Tháng Tám, những biến động âm ỉ

Tháng Tám, tháng nóng nhất trong năm, nóng về thời tiết lẫn không khí chính trị. Tháng của những cách mạng trong lịch sử, cách mạng Tháng Tám, 1945 của Cộng Sản Việt Nam bắt chức cách mạng Bolshevik Tháng Mười, 1917 (bắt đầu từ Tháng Tám), cách mạng Cộng Hòa Pháp 10 Tháng Tám, 1792, cách mạng Ấn Độ ly khai năm 1942, cách mạng Georgia chống Xô Viết năm 1924 và gần đây cách mạng Nga Tháng Tám, 1991, chấm dứt chế độ Cộng Sản.

Tháng Tám năm nay, Tổng Thống Donald Trump than Washington nóng, Tòa Bạch Ốc không máy lạnh, đi nghỉ Hè trong Tháng Tám nóng không khác gì những Tháng Tám trong lịch sử. Cuộc cách mạng của những người Mỹ da trắng “ưu việt” nhằm xóa bỏ dấu vết tàn tích của chế độ Obama ở Charlottsville, Virginia đã đi ngược với dòng lịch sử; nhóm biểu tình bạo động mang cờ KKK, cờ Liên Minh Miền Nam, cờ Đức Quốc Xã, với vũ khí và chiến thuật khủng bố của ISIS dùng xe đâm vào đám những người biểu tình ôn hòa ngày 12 Tháng Tám.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Trần Tiến Dũng: Mùa Vu Lan và chuyện phụng dưỡng cha mẹ ở Việt Nam

Nhiều người già ở Việt Nam vẫn còn phải tự mưu sinh hàng ngày. 
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Ngoại trừ vào Tết Nguyên Đán, người trẻ ở Sài Gòn ngày nay ít để ý đến ngày tháng Âm Lịch. Bây giờ là Tháng Bảy mùa Vu Lan, mưa Sài Gòn cứ đều đều rớt hạt sáng chiều, nhưng không còn nhiều người trẻ quan tâm tới thời tiết bất thường nữa, bởi đời sống riêng và các kết nối ở thế giới ảo với “bổn phận” like dạo trên Facebook là nơi không bao giờ họ phải mắc mưa hay bị bão gió.

Không phải mọi tin tức đến từ mạng xã hội đều là “thực phẩm” tốt cho tinh thần của người trẻ. Chối bỏ sự quan tâm đến các giá trị gia đình xã hội truyền thống đang là xu hướng chung của cộng đồng công dân trẻ mạng xã hội.

Ngày 4 Tháng Tám tại Bình Thủy, Cần Thơ. Vì các con tranh chấp đất dẫn đến gây rối, người cha 84 tuổi đã dùng dao tấn công để tự vệ và bị con kiện ra tòa. Tòa đề nghị cho người cha hưởng án treo vì sức khỏe yếu. Tuy nhiên, các con nhất quyết đòi bỏ tù cha ruột của mình.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Mạnh Kim: Lịch Sử và Giải Ảo Lịch Sử

Nhà báo Mạnh Kim (Ảnh: Uyên Nguyên)

Chưa đọc “công trình sử học” của bộ “Lịch sử Việt Nam” do Trần Đức Cường chủ biên nên không thể nói nhiều về nó nhưng qua những gì báo chí nhắc đến, dường như có rất nhiều vấn đề lịch sử gây thắc mắc dai dẳng chưa thấy được đề cập. Cái mà “bọn phản động” gọi “Công hàm bán nước 1958” là gì, nó được ký trong hoàn cảnh nào và ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán và đồng ý để Phạm Văn Đồng ký. Cá nhân Phạm Văn Đồng dĩ nhiên không thể tự quyết. Thực chất Công hàm này có “bán nước” như cách nghĩ phổ biến hay không. Hà Nội được gì hoặc mất gì khi ký Công hàm này. Còn vô số bí mật chính trường giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn trước lẫn sau 1945, không biết các “soạn giả” viết như thế nào. Độc giả có thể tự hỏi rằng, nếu xem việc viết sử là minh định sự thật lịch sử bằng nhãn quan của sự thật và chỉ sự thật mà thôi thì bộ sử này có bao nhiêu phần trăm sự thật được phép viết ra và bao nhiêu phần trăm dối trá được quyền tiếp tục che đậy.

Phạm Chí Dũng: Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

Bộ sách sử mới của Việt Nam, do Viện Hàn lâm Khoa học 
Xã hội Việt Nam biên soạn, 18/8/2017

Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.

Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017.

“Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”

PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.

Lê Phan: Bạn và thù


Trong nhiều năm, phe cực hữu ở Hoa Kỳ đã được một sự ngấm ngầm ủng hộ và chấp nhận của nước Nga, nhưng Phát Xít Đức thì Nga không thể chấp nhận được.

Các cơ quan truyền thông Nga, vốn ít khi bỏ qua cho một cuộc khủng hoảng của Hoa Kỳ, đã nhanh chóng lên án trước vụ bất ổn đầy tính chủng tộc xảy ra ở Hoa Kỳ hôm tuần rồi, vốn đã chứng kiến một phụ nữ thuộc phe chống bị một người da trắng độc tông đâm xe chết, theo sau là sự tức giận rộng rãi sau khi Tổng Thống Donald Trump có vẻ tìm cách bênh vực cho những người tham dự cuộc tuần hành. Các chương trình talk show trên truyền hình nhà nước đã dành trọn giờ tốt nhất cho chương trình ngày Chủ Nhật để chĩa thẳng vào vấn để chủng tộc ở Hoa Kỳ. Chương trình rất được hưởng ứng News of the Week, điểm tin tức trong tuần, cho chiếu một tấm bản đồ Hoa Kỳ với 11 cựu tiểu bang từng thuộc chế độ Confederacy của miền Nam, rồi họ nhanh chóng bôi màu đỏ để cho thấy là ông Trump đã thắng tất cả những tiểu bang này trong kỳ bầu cử vừa qua. Rồi thì có những giải thích dài dòng về sự khác biệt giữa tân Phát Xít và Ku Klux Klan.

N.T./Người Việt: Trung Quốc: Tướng từng tham gia đánh Việt Nam làm tổng tư lệnh quân đội


Tướng Lý Tác Thành (thứ hai, bên phải) 
trong cuộc họp với phái đoàn quân sự Mỹ 
tại Bắc Kinh ngày 16 Tháng Tám. (Hình: Getty Images)

Trung Quốc lặng lẽ phong chức tổng tư lệnh quân đội cho Tướng Lý Tác Thành, người từng tham dự cuộc chiến xâm lược 6 tỉnh biên giới của Việt Nam năm 1979.

Theo hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Bảy, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gọi Tướng Lý Tác Thành, 63 tuổi, là tổng tư lệnh quân đội, thay thế cho Tướng Phòng Phong Huy. Không thấy bản tin nói gì khác về vai trò của ông Phòng Phong Huy, 67 tuổi, sau khi rời chức vụ và cũng chuẩn bị về hưu vào năm tới. Hoặc ông Lý Tác Thành có còn là giữ cả chức vụ tư lệnh lục quân nữa hay không, cái chức ông ta được thăng hồi năm 2015.

Bùi Văn Phú: Từ ‘Việt Nam Cộng hòa’ đến hòa giải dân tộc

Hiệp định Paris được kýngày 27/1/1973 giữa Hoa Kỳ, 

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa 
và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. 


Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là "Việt Nam Cộng Hòa" chứ không còn gọi là "ngụy quyền Sài-Gòn".

Nhiều thảo luận đã đưa ra lí giải vì sao có thay đổi cách gọi tên như thế.

Có ý kiến cho đây là vì Hà Nội muốn đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng - những vùng quần đảo này trước đây thuộc về Việt Nam Cộng hòa (miền Nam), còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) qua Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại thừa nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Lê Lô: Quốc gia Ba Đình, và Hà Nội


Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Đó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
Quả thật, Hà Nội đại để cũng cho một thằng dân miền nam cái cảm giác đó. Không phải tôi tưởng tượng mà có kinh nghiệm đàng hoàng với nó ít nhất là hai lần. Lần đầu, năm 1993, mới chân ướt chân ráo đến Hà Nội thì đúng 11 giờ đêm, hai công an chìm đến gõ cửa phòng khách sạn, nói là đến “hỏi thăm và bảo vệ khách.” Sáng hôm sau tôi đổi vé máy bay và dông tuốt về Sài Gòn. Lần thứ hai theo một công ty nước ngoài về làm việc hai ngày. Trong hai ngày đó tiếp xúc với mấy đảng viên cỡ trung trung đang phụ trách công tác tư tưởng của cả nước, sau hai ngày thì tôi bịnh đúng một tuần vì căng thẳng. Tóm lại, trong cuộc đời bá láp này, tôi đã học rất nhiều tốt đẹp từ sách vở về thủ đô Thăng Long, nhưng học ở thực tế Hà Nội thì toàn là chuyện chó má. Hai kỷ niệm ‘sâu sắc’ về Hà Nội ấy khiến tôi đã lẩm bẩm thề với cụ rùa nơi Bờ Hồ, buổi chiều trước khi ra phi trường Nội Bài, “vĩnh biệt cha nội, một đi không trở lại.”

Phạm Cao Dương: NHỮNG GÌ CÁC SỬ GIA MÁC-XÍT ĐÃ VIẾT VỀ VỊ TIẾN SĨ ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM NĂM 1963 VÀ CHUYỆN CHỦ TỊCH SINH VIÊN PHAN THANH HÒA BỊ CÔNG AN BẮT ĐEM ĐI MẤT TÍCH NĂM 194


(Nhân dịp Kỷ Niệm 150 năm Ngày
Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (1867-2017) nhắc lại)

Năm 2017 là năm kỷ niệm lần thứ 150 ngày Kinh Lược Sứ Ba Tỉnh Miền Tây Nam Kỳ, Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên, Phan Thanh Giản, Nhà Nho Ái Quốc và Vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam uống thuốc độc quyên sinh, giao ba tỉnh này cho Phápnhằm tránh những thiệt hại cho người dân màông cho là vôích. Hành động này của ông đã bị triều đình Huế lên án nặng nề, cách tất cả mọi chức tước, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ cho mãi đến triều Vua Đồng Khánh mới được phục hồi.  Nhưng đến năm 1963 lại được các sử gia Miền Bắc mang ra đặt lại.  Trước đó, năm 1945, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương tại Hà Nội, Phan Thanh Hòa, cháu ba đời của Phan Thanh Giản, trong những ngày đầu tiên của thời buổi đầy nhiễu nhương sau biến cố 19 tháng 8 năm 1945, đã bị Công An Việt Minh công khai vào tận Đại Học Xá Hà Nội bắt đem đi mất tích.  Bài này được viết nhằm góp phần vào việc tìm hiểu thêm về Nhà Nho được coi là tượng trưng cho tinh thần ái quốc của người Việt Miền Nam Phan Thanh Giản, đồng thời cũng là để góp phần tìm hiểu về việc nghiên cứu và quan điểm vềlịch sử dưới chế độ Công Sản một thời ở Miền Bắc.
I.  Các Sử Gia Miền Bắc Năm 1963, Trong Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử, Đã Viết Gì về Phan Thanh Giản?
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. 
Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử
Qua một loạt bài được liên tiếp đăng trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản trong năm 1963 ở Hà Nội, mục “Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử”, trường hợp của Phan Thanh Giản, nhà Nho miền Nam đầu tiên đậu tiến sĩ và là trọng thần của triều đình nhà Nguyễn, người đã lãnh trách nhiệm ký kết hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhường Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp đã được đem ra mổ xẻ và cá nhân của nhân vật lich sử được người miền Nam nói chung và giới trí thức miền Nam kính mến này đã bị chỉ trích nặng nề.Loạt bài này đã gây nên nhiều bất mãn cho những người có dịp đọc chúng ở cả hai miền Nam Bắc đương thời và luôn cả sau ngày thống nhất dưới chế độ Cộng Sản.  Nó đã đưa tới những vận động phục hồi danh dự và uy tín cho ông ở cả trong nước lẫn ngoài nước, điển hình là qua các cuộc hội thảo được tổ chức ở trong nước và các bài đăng trong các đặc san hay bản tin hay các lời phát biểu trên các đài phát thanh hay truyền hình của các cựu học sinh và giáo chức của trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ. Nhiều người còn muốn đi xa hơn nữa là đề nghị các cơ quan liên hệ ở trong nước đem trường hợp Phan Thanh Giản ký hòa ước 1862 nhượng Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho người Pháp đối chiếu với trường hợp Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Thủ Tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, công nhận lãnh hải mới của Trung Cộng vào năm 1958 như Viện Sử Học và Tập San Nghiên Cứu Lịch Sử đã làm hồi năm 1963.
Tổng cộng số bài người viết hiện có trong tay là 8 bài.  Đầu tiên là bài Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam của hai ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu, đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử số 48, tháng 3 năm 1963, trang 12 - 17 và kết thúc là bài tổng kết nhan đề “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”của Trần Huy Liệu, đăng trong tạp chí này, số 55, tháng 10 năm đó. Loạt bài này đã được viết theo chiều hướng nào và Phan Thanh Giản đã được nhận định hay đúng hơn bị lên án như thế nào? Ta hãy đọc phần gợi ý của tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử và nội dung của các bài, đặc biệt là bài tổng kết của Trần Huy Liệu.
Mở đầu cho loạt bài bình luận này, tòa soạn Tạp ChíNghiên Cứu Lịch Sử đã đưa ra những gợi ý đăng trên đầu của bài viết của hai ông Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu với phần chính nguyên văn như sau:
Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó.Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.
Không cần phải đọc chi tiết các bài được đăng sau đó, chỉ cần đọc kỹ những lời lẽ trên đây của tòa soạn, mà người đọc phải hiểu đó là những lời khuyến cáo nếu không nói là mệnh lệnh người viết phải theo, vì Nghiên Cứu Lịch Sử là cơ quan chính thức của chính quyền Cộng Sản miền Bắc đương thời được điều khiển bởi Trần Huy Liệu, nguyên BộTrưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ Hồ Chí Minh trước đó. Người viết muốn có bài được đăng không thể không theo những lời gợi ý này. Phan Thanh Giản ngay từ khi các tác giả mới quyết định cầm bút đã bị lên án và bị xỉ nhục một cách không nhân nhượng theo đúng ý muốn của tòa soạn. Các nhan đề của các bài viết bằng cách này hay cách khác đã phản ảnh rõ rệt chiều hướng đã được vạch sẵn này. Sau bài của các ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu với nhan đề mang tính cách chung chung không dứt khoát đã dẫn, các bài khác mập mờ cho thấy trước nội dung như  “Cần nhận định và đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào?” của Đặng Việt Thanh,  “Đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào cho đúng?” của Nguyễn Khắc Đạm và của Trương Hữu Ký, hai bài riêng biệt, có những bài đã lựa chọn nhan đề phản ảnh một sự dứt khoát ngay từ đầu như bài  “Cần nghiêm khắc lên án Phan Thanh Giản” của Chu Quang Trứ và bài “Cần vạch rõ hơn trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước lịch sử” của Nhuân Chi hay Nhuận Chi (?). Tất cả đã giúp cho Trần Huy Liệu đưa ra kết luận cuối cùng “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” khi ông viết:
Từ khi Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử, qua Hồ-quý-Ly, Nguyễn-trường-Tộ, Lưu-vĩnh-Phúc cho đến Phan-thanh-Giản, không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, những về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tộinhân của lịch sử. (Phạm Cao Dương đánh lớn vàđậm nămchữ sau này).
Chưa cho là đủ, Trần Huy Liệu còn ghi thêm:
Một điều nữa cũng đáng chú ý là: trong số người gửi bài tới tham gia thảo luận lên án Phan-thanh-Giản có đông đủ cả các bạn miền Bắc và miền Nam. Thì ra, nếu chúng ta xuất phát từ một lập trường giống nhau thì chúng ta sẽ đi đến một kết luận giống nhau.
Vậy thì qua loạt bài kể trên và căn cứ vào bài tổng kết của Trần Huy Liệu, Phan Thanh Giản đã bị kết án về những tội gì và không thể được khoan nhượng ở những điểm nào? Khoan nhượng là vì có nhiều tác giả cho rằng Phan Thanh Giản là một nhà Nho đạo đức, hết lòng vì dân vì nước, sáng suốt, có bụng thương dân, đã chọn cái chết riêng cho mình để tránh một cuộc chiến tranh vô vọng cho dân tộc
Cũng theo Trần Huy Liệu, có hai tội chính và hai điều bất khả nhân nhượng:
Hai tội chính là:
Thứ nhất:  Trong khi những nhân sĩ yêu nước trong giai cấp phong kiến và đông đảo nhân dân kiên quyết đánh Tây để giữ lấy nước, thà chết không làm nô lệ thì Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây, Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai:  Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân, nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh-Giản ba lần dụ Trương-Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp, đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên bội nghịch với giặc.
Hai điều bất khả nhân nhượng là:
Thứ nhất: Không thể chỉ nhìn vào tư đức (không có dấu huyền - chữ của Trần Huy Liệu) của Phan-thanh-Giản để có thểchiếu cố và thông cảmcho ông được mà phải nhìn vào công đức (cũng chữ của Trần Huy Liệu) của ông. Ở vào thời thế nướcta hồi ấy, mọi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng (?), phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc. Đối với Phan-thanh-Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi; mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn gì đáng kể?(nguyên văn lời Trần Huy Liệu).
Thứ hai:  Về cái chết của Phan Thanh Giản, theo Trần Huy Liệu thìchủ trương của Phan đã dẫn Phan đến chỗ bế tắc mà chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói một cách khác, cái chết của Phan là tất nhiên, là rất biện chứng trong chỗ bế tắc của Phan (...). Nói rằng Phan chết để giữ trọn tiết nghĩa chăng?Thì, cái sống của Phan với dân, với nước đã mất hết tiết nghĩa rồi, còn nói gì cái chết. Nói rằng Phan chết để giữ trọn đạo lành (tử thủ thiện đạo) hay làm nên điều nhân (sát thân thành nhân) theo câu châm ngôn của nho giáo mà Phan là một tín đồ chăng? Thực ra, cái chết của Phan, khác với cái hy sinh của các bậc nghĩa liệt khác, không phải để giữđạo lành cho đến chết, cũng chẳng phải liều chết để làm nên một điều nhân vì cái gọi là đạo lành, là điều nhân lúc đó chính là giết giặc cứu nước, là theo nguyện vọng của nhân dân; trái lại là đạo dữ, là bất nhân, là phản bội. Thôi, chúng ta hãy làm một việc ngay thẳng là trả cái chết của Phan-thanh-Giản lại cho Phan-thanh-Giản, cái chết do chính tác giả tạo ra, qua một quá trình dài lâu dẫn đến chỗ không lối thoát. Dầu sao, cái chết của Phan cũng chỉ có thể chấm dứt con đường bế tắc của Phan, chớ không thể xóa được tội danh của Phan trước tòa án dư luận nhân dân và lịch sử.
Bây giờ ta hãy duyệt qua những bài đã được đăng.
Trước hết là bài của Đặng Huy Vận và Chương Thâu.Người viết không có dịp đọc nhiều bài khác của Đặng Huy Vận, nhưng Chương Thâu là một tác giả rất quen thuộc đối với những ai từng theo dõi các hoạt động của các nhà Nho trong các phong trào Đông Du và Duy Tân. Chương Thâu đã viết nhiều về các phong trào này, đặc biệt là về Phan Bội Châu.Có lẽ vì vậy ông và Đặng Huy Vận đã được lựa chọn để mở đầu cho cuộc bình luận hay đúng hơn đánh giá lại này. Một sự lựa chọn có thể có tính cách chiến thuật để người theo dõi cả loạt bài sau đó có cảm tưởng rằng đây là một cuộc bình luận vô tư và rộng rãi. Nói như vậy vì bài của hai ông có vẻ bao quát và chuyên môn, kể cả khi hai ông lên án Phan Thanh Giản.Nói như vậy là vì bài của hai ông tương đối đầy đủ nhất cho loại bài này.Nó tóm tắt toàn bộ những chi tiết liên hệ tới cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh Giản từ thuở thiếu thời cho đến những ngày cuối đời của ông và đã nhìn ông qua mọi khía cạnh, cả công lẫn tư; nói theo Trần Huy Liệu cảcông đức lẫn tư đức.Các tác giả này cũng dùng nhiều tài liệu hơn các tác giả khác.Có điều phần quy trách nhiệm làm mất nước cho Phan Thanh Giản vẫn là chính.Trong phần này, sau khi đã bài bác tất cả các quan điểm của các tác giả người Pháp cũng như người Việt thời trước đó như  Châtel, Lê Thành Trường, Tam Thanh và Hoành Hải, Nam Xuân Thọ...,  mà hai ông cho rằng “chỉnhằm mục tiêu chính trị hay chỉ mới nói một mặt mà không nhìn thấy mặt hậu quả tai hại của những hành động đầy thiện ý ấy của Phan-thanh-Giản, các ông đã không nhìn thấy mặt trách nhiệm to lớn như thế nào của Phan-thanh-Giản trong việc cắt đất nhường cho Pháp.  Phan trước sức uy hiếp của giặc đã đang tay ký hòa ước 1862 với giặc. Quê cha đất tổ bị bầy quỷ dữ giày xéo? Phan-thanh-Giản bị nhân dân cả nước lên án và phản đối mọi hành động chủ hòa của triều đình và của chính Phan...Thế rồi Phan-thanh-Giản không chịu lo chuẩn bị đề phòng chống Pháp mà để cho giặc lấn dần, để đến nỗi trong bốn ngày từ 21-6 đến 25-6-1867, chúng lấy luôn cả ba tỉnh miền Tây”.
Về cái chết của Phan Thanh Giản, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu cho rằng nó đã chứng tỏ sự bất lực hoàn toàn đối với lòng tin cậy của triều đình và cũng để tỏ cho nhân dân rằng mình đã sai lầm và chịu tội trước nhân dân.
Khác với các tác giả khác, Đặng-Huy-Vận và Chương-Thâu đã dùng cả nửa bài phía sau để ca tụng phần tư đức của Phan Thanh Giản.  Hai ông đã dùng các thơ văn, sớ tấu của chính Phan Thanh Giản, của Nguyễn Đình Chiểu và của các nhà khảo cứu thời trước hai ông hay của các tác giả miền Nam, luôn cả những lời truyền tụng trong dân gian... để mô tả cuộc sống hết lòng vì vua, vì dân, vì nước, luôn luôn đi sát với quần chúng bình dân và đạo đức của Phan Thanh Giản.  Có điều trong khi trở lại xét thêm những công trạng và đức tốt của Phan-thanh-Giản đối với nhân dân đểthấy rõ hơn vì sao Phan đáng được nhân dân khoan dung và trân trọng thì hai ông đã qui hết tội cho triều đình Huế và cho rằng triều đình Huế là tội phạm chính của việc để mất đất mất nước, bỏ dân bỏ nước để chỉ lo khư khư giữ lấy cái ngai vàng đã mọt ruỗng và quyền lợi bẩn thỉu của chúng.  Lời Phan Thanh Giản căn dặn thân nhân ghi trên mộ ông đã được hai tác giả này coi là đã phản ánh đúng đắn tinh thần khiếp nhược và nỗi chán chường của ý thức hệ phong kiến đến ngày suy tàn thảm hại.
Đúng như Trần Huy Liệu nhận định trong bài tổng kết của ôngTrong quá trình thảo luận, hai bạn Chương-Thâu và Đặng-huy-Vận, trong chỗ không ngờ, đã trở nên đối tượng cho một loạt súng bắn vào chỉ vì hai bạn còn có chỗ chưa dứt khoát về tình cảm với họ Phan!
Những bài được đăng tiếp theo đã nêu rõ những điều mà họ cho là chưa dứt khoát này và đi sát với những chỉ dẫn trong phần gợi ý của Tòa Soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử hơn. Không cần phải đi sâu vào nội dung, chỉ cần đọc các nhan đề sau đây của các bài viết người ta thấy rõ ngay phản ứng chiều hướng phản ứng này:
“Cần nhận định và đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào?”(Đặng-việt-Thanh)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?”(Nguyễn -khắc-Đạm)
“Cần nghiêm khắc lên án Phan-thanh-Giản”(Chu-quang-Trứ)
“Cần vạch rõ hơn nữa trách nhiệm của Phan-thanh-Giản trước lịch sử” (Nhuận Chi)
“Đánh giá Phan-thanh-Giản thế nào cho đúng?”(Trương-hữu-Ký)
Các câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời đã có sẵn trong lời tòa soạn Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử“là phải nhìn vào mặt chính của vấn đề, phải nhất trí, phải dứt khoát, không thể nhìn vào mọi mặt để kết luận nước đôi, nửa vời, không dứt khoát”.Nhuận-Chi nói thẳng ra rằng đó là vấn đề quan điểm, vấn đề lập trường.Về phương pháp cũng vậy, Nhuận-Chi tán thành ý kiến của Tòa soạn tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử là “trong việc bình luận nhân vật lịch sử,...chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội...” (đã dẫn). Kết quả cuộc bình luận do đó có thể được đoán biết từ trước và Trần Huy Liệu đã coi đó là “một sự thành công vì  không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, nhưng về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử”.
Vì phải dựa theo Mác và trên quan điểm giai cấp đấu tranh, sau khi đã kết tội Phan Thanh Giản, các tác giả còn đi xa hơn nữa là kết án toàn thể phe chủ hòa ở triều đình Huế đương thời, đứng đầu là vua Tự Đức mà Phan Thanh Giản, theo Đặng-Việt-Thanh, chỉ là người  tiêu biểu của phái đầu hàng ở trong giai cấp phong kiến muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp mình bằng cách thỏa hiệp với thực dân.Lý luận theo chiều hướng này, để buộc tội Phan Thanh Giản, Nguyễn-Anh kết luận:  “Phan Thanh Giản hành động không phải vì một động cơ yêu nước thương dân lành mạnh tiến bộ. Là con đẻ của triều đình phong kiến thối nát nhà Nguyễn - bộ phận đầu não của giai cấp phong kiến suy tàn phản động - mang trong người ý thức hệ tư tưởng của giai cấp mình - Phan đã luôn luôn lo lắng và hành động vì cái dân cái nước của triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Cho nên việc cắt đất cho giặc và cái động cơ của Phan hoàn toàn thống nhất với nhau, nó sẽ dẫn đến một kết quả tất nhiên là nhượng bộ đi đến đầu hàng giặc”. Lập luận này, cộng thêm những gì tác giả này (Nguyễn-Anh) viết ở cuối bài có thể cho người ta thấy phần nào mục tiêu  của loạt bài bình luận. Mục tiêu đó là “tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay”. Nguyên văn của đoạn này như sau:
Hoàn cảnh lịch sử ngày nay và ngày xưa - thời Phan-thanh-Giản - tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là ngày trước nhân dân Nam Kỳ đứng lên kháng chiến chống xâm lược bước đầu của giặc Pháp, và ngày nay, cũng trên mảnh đất Nam-bộ mến yêu, nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta dang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hoàn bình thống nhất đất nước. Việc nghiên cứu đánh giá Phan-thanh-Giản không phải chỉ là tìm hiểu sự thật về công tội của Phan mà còn có một ý nghĩa, một tác dụng tích cực trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử mãi mãi ghi nhớ và ca tụng những người con của Tổ quốc đã đấu tranh quên mình vì dân vì nước và cũng mãi mãi phê phán bất cứ ai đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, ngăn cản bước tiến của lịch sử.
Nhưng làm sao biết được nguyện vọng của nhân dân thời Phan Thanh Giản và nếu có thể đi xa hơn cho đến thời Mỹ -Diệm?Nhân dân là ai, những dữ kiện nào, những thống kê nào cho phép người khẳng định như vậy? Trần Huy Liệu và các tác giả của những bài bình luận này đã căn cứ vào nhửng câu nói, những bài thơ hầu hết bằng chữ Hán hay chứa rất nhiều chữ Hán, những bài vè, vào cuộc kháng chiến của Trương Định để quả quyết là nhân dân thời đó đều một lòng chống Pháp. Như vậy có đủ hay không? và sau này vào thời điểm các bài bình luận này được viết và được đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sửlà“ngày nay  nhân dân miền Nam ruột thịt của chúng ta đang anh dũng chống bè lũ Mỹ-Diệm để hòa bình thống nhất đất nước, coi như  là cuộc chống đối này được phát động bới chính đồng bào miền Nam không dính dáng gì với miền Bắc?”Các tác giả này sẽ nghĩ sao khi có dịp đọc Thư Vô Nam của Lê Duẩn với dòng ghi chú dưới ảnh chụp của ông là “Đồng chí Lê Duẩn hồi còn hoạt động ở trong Nam (1954- 1956)”?Cũng vậy với lối giả dụ rằng nếu Phan Thanh Giản dựa vào nhân dân, theo ước vọng của nhân dân thì sẽ đánh đuổi được quân Pháp người ta sẽ nghĩ sao khi để ý tới thái độ của người dân ở miền Bắc, đặc biệt là ở Nam Định khi quân Pháp đánh ra Bắc về sau này.  Cũng vậy với sự kết án Phan Thanh Giản là đã không thông hiểu những khó khăn của người Pháp và của riêng Bonard khi điều đình khi ký hòa ước. Làm sao Phan Thanh Giản một thế kỷ trước có thể có được những kiến thức của những người học và bình luận lịch sử của một trăm năm sau, năm 1963?
Kết tội như trên chưa được coi là đủ và dứt khoát, Nguyễn-khắc-Đạm trong bài “Đánh giá Phan-thanh-Giản như thế nào cho đúng?” đã đặt ra những nghi vấn về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản về lòng yêu nước, thương dân và về tinh thần coi nhẹ cái chết của ông với những câu trả lời là không. 
Về sự thanh liêm của Phan Thanh Giản, một sự thanh liêm từ vua Tự Đức đến các nhân vật lịch sử đương thời và các nhà nghiên cứu khác cả Việt lẫn Pháp đều ghi nhận, Nguyễn Khắc Đạm dựa vào hai chi tiết để đặt thêm các câu hỏi về ông. Chi tiết thứ nhất được Pierre Daudin (?) chép trong “Phan-thanh-Giản et sa famille d'après quelques documents annamites”, xuất bản năm 1941 là các con Phan-thanh-Giản trong bài điếu mẹ có viết là năm 1861, khi Pháp lấy Định- Tường, quan quân ta phải chạy qua làng có vợ Phan-thanh -Giản đang ở đó. Thấy tình cảnh quan quân thiếu thốn, bà Phan-thanh-Giản đã lập tức lấy khoảng năm sáu trăm quan tiến riêng ra phân phát cho họ.Nên nhớ là lúc đó Phan đương ở Huế, còn vợ thì ở làng với các con.Chi tiết thứ hai là “Tên Ăng-sa (Ansart) chủ tỉnh Mỹ-tho viết là trước khi chết, Phan có ngỏ ý gửi hắn vài ngàn phơ-răng để lâý tiền nuôi dưỡng giúp các cháu Phan tại Sài-gòn”.(Nguyễn-khắc-Đạm đã căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul trong thư đề ngày 4 tháng 8 năm 1867, viết từ Vĩnh Long, được in trong La Geste Francaise en Indochine của Taboulet,Paris, Adrien-Maisonneuve, tome II, 1956, tr. 519-520 - Phạm Cao Dương chú thích)
Những số tiền này đã được ông Đạm chứng mình bằng vật giá thời đó và lương của các quan và cho là khá lớn và đặt câu hỏi làm sao vợ Phan và bản thân Phan có thể có ngay được?
Về chuyện Phan Thanh Giản coi nhẹ cái chết và tự kết kiễu đời mình, Nguyễn-khắc-Đạm cũng căn cứ vào lời của Thiếu Tá Ansart gửi cho Tham Mưu Trưởng Reboul (thư dẫn trên, Phạm Cao Dương chú thích), là cuối cùng khi các quan lại Việt Nam đã về hết chỉ còn người Pháp thì Phan Thanh Giản đã nhận sự chữa chạy của người Pháp và đặc biệt Phan Thanh Giản đã hỏi Linh Mục Marc:  “Thế nào tôi có thể thoát được không?”(Nguyễn-Khắc-Đạm dịch và in đậm). Từ đó ông Đạm kết luận rằng: Phan Thanh Giản đã tỏ vẻ thiết tha được sống lại với người Phápvà “Điều đó càng soi sáng thêm chiều hướng xuống dốc về tư tưởng của Phan hơn nữa”.
Trên đây là tóm tắt những gì người viết cho là chính yếu của loạt bài bình luận về Phan Thanh Giản đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963.Sự tóm tắt này chắc chắn là còn nhiều thiếu sót.  Nó chỉ nhằm giúp cho những ai chưa có hay không có dịp đọc loạt bài này có một ý niệm về nội dung và cách nhìn của các nhà viết sử và bình luận sử miền Bắc Việt Nam đương thời (thời 1963) về vị Tiến Sĩ Nho Học đầu tiên của miền Nam này, coi như những lý do chính yếu của phong trào đòi phục hồi danh dựcho ông trong những năm gần đây. Trong khi tóm tắt người viết đã giảm thiểu những nhận định riêng của mình đến mức tối đa nhưng đây khôngphải là một việc dễ làm.Điều tốt nhất cho người đọc là tìm đọc nguyên bản.Riêng về những giả thuyết liên hệ tới sự thanh liêm của Phan Thanh Giản và những giờ phút cuối cùng của đời ông, người viết sẽ xin trở lại trong một bài khác.
II.  Chuyện Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Phan Thanh Hoà Bị Công An Việt Minh Bắt Mang Đi Mất Tích.
Cuối cùng, viết về Phan Thanh Giản, người ta không thể không nói tới những hậu duệ của ông, những người được biết tới là vì là con cháu, dòng dõi ông, đồng thời cũng là những người ít nhiều lãnh chịu những hậu quả của việc ông làm, dù là vinh quang hay nặng nềmạt sát. Ở đây người viết muốn đề cập tới hai vị thuộc tiền bán Thế Kỷ  20của nhà chí sĩ này.  Đó là hai anh em Ông Phan Thanh Hòa và Bà Phan Thị Bình.Phan Thanh Hòa là dòng dõi đời thứ ba của Cụ Phan. Vào thời giữa thập niên 1940 Phan Thanh Hoà từ trong Nam ra Hà Nội “du học” cùng với một sốđông sinh viên Nam Kỳ, trong đó có những người nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ,Nguyễn Tôn Hoàn, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tăng Nguyên...  Ông học ngành Nha Khoa Đại Học Đông Dương ở Hà Nội.  Năm 1945, khi xảy ra những biến cố19 tháng 8 làm thay đổi toàn bộ lịch sửvà cuộc sống của người dân trên đất nước, Phan Thanh Hòa là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên của Đại Học này.  Bà Phan thị Bình là em ruột ông.  Bà Bình nổi tiếng từ năm trước vì Bà là một trong hai người nữ đầu tiên đã ca bài Sinh Viên Hành Khúc (Marche des Étudiants) của Lưu Hữu Phước tại Đại Giảng Đường của Đại Học Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942.  Người kia là Bà Nguyễn Thị Thiều.  Bà Phan Thị Bình, sau này là phu nhân của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ của Đảng Đại Việt.Bà Bình mới mất cách đây không lâu ớ miền Bắc California.  Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội Phan Thanh Hòa ngay sau ngày Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập đã bị Công An vào tận Đại Học Xá bắt trước mắt các sinh viên ở đây cùng với một sinh viên khác, ông Đặng Vũ Trứ, thuộc Đảng Đại Việt. Hai người bị mang đi mất tích.  Có tin đồn là họ bị đưa sang giam ở một căn nhàở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết.  Riêng Bà Phan Thanh Bình thìtheo lời Bà kể lại cho người viết bài này là Bà chỉ biết là anh bà không còn nữa khi nhận ra cái áo len của anh Bà do một công an mặc sau đó.  Chuyện Công An công khai vô Đại Học Xá bắt Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên đem đi mất tích được nhiều người chứng kiến sau này kể lại là một chuyện lớn chắc chắn Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, một cựu sinh viên Trường Luật, người nắm toàn bộ an ninh trong nước lúc đó hiện diện ở Hà Nội, không thể nào không biết.  Tiếc rằng trong hồi ký của ông, Tướng Giáp không hề nói tới.  Riêng Bác Sĩ Phan Văn Đương, trong hồi kýký tên Nguyễn Minh Hoài Việt, nhan đề “Nhớ Quê Hương”, đăng trên tờ Quang Phục, xuất bản ở Houston, Texas, là một trong số những sinh viên cư ngụ trong Đại Học Xá đương thời đã viết về sự kiện này như sau:
Việt Minh len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, xâm nhập toà soạn báo tự trị của Tổng Hội, gây mâu thuẫn giữa sinh viên.  Hết phát xít Nhật đàn áp, phá hoại, bây giờ lại đến bọn Bôn-sơ-vích tạo ung thối từ bên trong. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi đọc lại báo chí cũ để am hiểu tình hình. Trong buổi giao thời, chính phủ Trần trọng Kim một mặt cố gắng giới hạn can thiệp của người Nhật, mặt khác cố tạo một tình trạng thực tại “bất khảphản hồi” để chặn thực dân Pháp đô hộ trở lại.
[…] Đau đớn và đáng phỉ nhổ hơn là một cuộc họp mặt của các trí thức danh tiếng miền Bắc tại Việt Nam Đại Học Xá ngày 22 tháng 8: một công điện được đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để nhường quyền cho một chính phủ mới. Công điện mang chữ kýcủa Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (đúng hơn là Hồ Hữu Tường, tác giảPhan Văn Đương ghi lầm), Ngụy Như Kontum, những khoa bảng, xuất thân từ các trường đại học của Pháp.[………]
Trong khi chúng tôi, một số sinh viên đang âm thầm cổ động trong Việt Nam Học Xá sự chống đối việc yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, thì anh đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam có một thái độ tích cực hơn.  Đứng trên diễn đàn, trước một đám đông, chủ tịch Phan Thanh Hoà tuyên bố: “Phải để nguyên Hoàng Đế tại vị.  Tôi không biết miền Trung và miền Bắc phản ứng ra sao nhưng tôi biết chắc là miền Nam nhất định không theo Cộng Sản.  Hoàng đế thoái vị, miền Nam sẽ ly khai.”Anh Phan Thanh Hòa là một sinh viên gốc Vĩnh Long, cháu ba đời cụ Phan Thanh Giản.Anh học ngành nha khoa, rất sành về âm nhạc có uy tín nhiều trong giới sinh viên, nên được anh em sinh viên ba kỳ bầu lên làm chủ tịch thay thế anh Phạm Thành Vinh khi anh này bị bắt.Tính anh Hoà rất bộc trực, nóng nảy, tranh đấu chống Việt Minh quyết liệt, từ đó ít lâu anh bị bắt và mất tích luôn.
Tôi đang phẫn nộ và lo buồn về việc mấy nhà “đại trí thức khoa bảng” họp tại Việt Nam Đại Học xá đánh điện vào Huế yêu cầu Hoàng Đế thoái vị thì vài ngày sau đó được tin Vua Bảo Đại chấp nhận từ bỏ ngôi báu.  Tuyên cáo thoái vị của nhà vua làm tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt.
Phạm Cao DươngCuối Hè, 2017

NGUYỄN TƯỜNG GIANG: THANH XUÂN



Photo: Phạm Tử Trước

(Đêm nghe ca sĩ trẻ hát nhạc tình)
tặng NMH

Em còn trẻ và em má đỏ
Em còn trẻ và em môi hồng
Em còn trẻ và em nhún nhảy
như chưa từng biết có ai.

Em còn trẻ và rất thơ ngây
liếc mắt đưa tình
vào trái tim tôi
tan nát

GS ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ HÀN LÂM

BÀI 01 – NHỮNG TỪ “ĐỒNG ÂM DỊ NGHĨA”

AIR – HEIR [fresh air – heir to the throne]
AISLE – ISLE [an aisle seat – an isle is a small island]
ALTAR – ALTER [lead to the altar – to alter course]
BALL – BALL [play ball – open a ball]
BAND – BAND [a rock band – a rubber band]
BANK – BANK [the bank of the river – put the money in the bank]
BARE – BEAR – BEAR [with bare hands – we can't bear it – the polar bear]
BARK – BARK [dogs bark – the bark of a tree]
BAT – BAT [blind as a bat – a baseball bat]
BE – BEE [to be or not to be – be as busy as a bee]

Nguyễn Nam An: Chanh


Cô bảo làm lại ngôi vườn đi. Cây lá xơ xác lắm rồi. Cô đưa cho anh tên vài loại hoa, loại cây trong đó có cây chanh ngọt! Phía sau căn gác một phòng đất đâu có nhiều. Cô nói thêm:
“Làm gì thì làm cũng phải có cây cuối cùng. Chanh!”
“Ờ chanh. Mà trồng cây đó để làm gì?”
“Em thích.”
Cô lại đòi thêm một cây như thế để trồng ở nhà. Người yêu hoa yêu trái theo mùa đã làm anh khốn đốn, chạy tới chạy lui những vườn bán cây để tìm mua cho được. Đến khi anh mang về, cô nhìn tên loại cây anh vừa tìm ra, đinh ninh là “chanh ngọt” rồi nhăn mặt: “Không phải. You trồng đi!” “Cái gì. This hybrid is thought to be a cross between a lemon and a mandarin or orange... mà không phải thì cây gì phải?” Cô giận bỏ về.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tại sao ông Nguyễn Xuân Phúc nghèo nhất?


Ông Nguyễn Xuân Phúc

Bác Sĩ Dương Hồng Ân ở Cộng Hòa Liên bang Đức mới gửi cho bè bạn khắp nơi một bản tin làm động lòng trắc ẩn: Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nghèo quá – có thể nói là nghèo nhất so với các người cầm đầu chính phủ trên thế giới!
Ông Dương Hồng Ân kèm theo tài liệu do cơ quan nghiên cứu lương bổng (WageIndicator Foundation) cung cấp, đăng trong một bài báo của một luật sư thuộc sở dịch vụ tài chính Vexcash ở Berlin, thủ đô CHLB Đức, vừa tiết lộ mức lương của các tổng thống và thủ tướng 30 quốc gia.
“Theo danh sách của Vexcash, lương của thủ tướng Việt Nam, Nguyen Xuan Phuc, thấp nhất, chỉ vỏn vẹn có 6,492 (Euro) một năm… Thủ Tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long hưởng số lương cao nhất 1,445,893 .” Muốn tính ra đô la Mỹ quý vị có thể tăng lên 20%, theo hối suất ngày Thứ Sáu, 25 tháng Tám. Nhân lên, sẽ thấy ông lợi tức của Nguyễn Xuân Phúc chỉ vỏn vẹn $7,790, còn thủ tướng Singapore lãnh $1,735,071, gấp 223 lần lương ông Phúc!

Khánh Hà: Lại khủng bố


Lại khủng bố ở Barcelona
Chục người chết, trăm người bị thương
Chiếc xe em bé nằm trơ trọi
Vệt máu tươi loang trên mặt đường
Xác ai co quắp nằm bất động
Một phút trước đây còn vui chơi
Con-đường-du-lịch bao nhiêu khách
Đến từ bao quốc gia xa xôi
Tới đây du lịch rồi chết thảm
Cuộc sống bất trắc nào ai ngờ
Mạng người sao bỗng thành rơm rác
Hoa, nến lung linh tưởng niệm người

Những kẻ cuồng điên quá nhẫn tâm
Thành phố Turku êm đềm xa xăm
Kẻ khủng bố bàn tay đẫm máu  
Giết người vô tội dùng dao đâm
Sao có thể cùng hung cực ác
Thời đại gì vậy hỡi Allah?
Thời đại  gì không còn nhân tính
Nguời giết người chẳng chút nương tay
Khủng bố Barcelona, Paris, London...
Lương tâm con người bi vùi chôn
Charlottesville và nơi nào nữa
Xin tim người chút lửa yêu thương.



Hoàng Dũng: Một trẻ, một già và một câu hỏi


Về cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công.

Hai người cách nhau 64 tuổi. Một được đào tạo về dân tộc học, làm công tác khuyến nông ở một tỉnh lẻ, gần như vô danh trong chuyên ngành từ điển, nghiên cứu là chuyện tay trái, sau khi hoàn thành công việc tại cơ quan. Một dạy đại học, nổi danh trong giới nghiên cứu, với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, suốt đời cặm cụi làm từ điển, là tác giả và đồng tác giả của gần 10 cuốn từ điển.

2000 cuốn thuần học thuật với giá không hề rẻ mà chỉ trong vòng một tuần bán hết veo và nhà xuất bản phải tính đến chuyện tái bản. Đấy là một sự kiện chưa từng có. Người ta háo hức tìm đọc cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu, một trong những lý do có lẽ là sự “bất đối xứng” khổng lồ giữa hai tác giả. Hơn nữa, trong sinh hoạt học thuật ở nước ta, lần đầu tiên mới có một công trình dày dặn, tới gần 600 trang, do một người viết phê phán một người. Ngày xưa, Ngô Tất Tố có cho xuất bản Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (Hà Nội: Mai Lĩnh, 1940), nhưng tuổi tác và vị trí học thuật giữa Ngô Tất Tố và Trần Trọng Kim không chênh lệch nhau đến thế và cuốn sách của Ngô Tất Tố cũng tương đối mỏng, chỉ 74 trang.

Nông Hồng Diệu/Tiền Phong: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển

Công trình “bắt lỗi”.

TP - Vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân khiến không ít người “sốc”. Bởi lẽ, đây không phải một sự “bắt lỗi” giản đơn bằng một vài bài phê bình nhỏ lẻ, mà “bắt lỗi” bằng cả một công trình với tên gọi: “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công, một cái tên còn xa lạ với phần đông độc giả.

Thiếu thiện ý? 

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân không ngại bày tỏ quan điểm của gia đình, xung quanh vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cha mình. Anh khẳng định, trước hết nói đến ngôn ngữ là nói đến vấn đề về lịch sử, văn hóa, bởi ngôn ngữ gắn với văn hóa, gắn với lịch sử. Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ là khác nhau, khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai.

 PGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.

Nguyễn Xuân Hưng: Đuổi kịp Mông Cổ


1.
Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?
Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi: "Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa".
Tôi thấy thế nên cũng đú theo, đi Mông Cổ một chuyến.
Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì?

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Bùi Tín: Cột trụ suy yếu nhất của Lâu Đài Độc Đảng


Trịnh Xuân Thanh trên báo Suedeutsche Zeitung. 
Đây là một tron g hai vụ đưa Việt Nam ra quốc tế hiện nay.

Trong chế độ cộng sản độc đảng, 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, 3 cột trụ của Nhà nước - đều bị Đảng thâu tóm, nắm chặt, không chia sẻ cho ai.

Đó là một Quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng, được «đảng chọn, dân bầu», gần 90% là đảng viên cộng sản, luôn cầm quyền theo chỉ thị của đảng.

Đó là một Chính phủ từ Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng… đều là Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên TƯ đảng, điều hành theo các Nghị quyết và luật pháp do đảng quyết định, không có một chính đảng nào khác tham gia.

Đó là một ngành Tư pháp do đảng nắm trọn, các Tòa án mà các thẩm phán, Hội đồng xét xử đều do đảng cử ra, xét xử theo chỉ thị của đảng, tuyên án theo ý kiến và xét duyệt của đảng.

Lê Mạnh Hùng: Lịch sử và các tượng đài kỷ niệm

Các tượng đài có cuộc sống của nó. Chắc chắn là pho tượng của Tướng Robert E. Lee tại Charlottesville có một sức sống. Ða số người Mỹ kể cả những đồng liêu Cộng Hòa của Tổng Thống Donald Trump tại Quốc Hội cũng đều chê trách phản ứng chậm trễ của tổng thống trong việc lên án những tên tân-Nazi mà cuộc biểu tình phản đối quyết định gỡ bỏ pho tượng Tướng Lee dẫn đến bạo động khiến cho một phụ nữ bị thiệt mạng.

Thế nhưng ông Trump cũng có một phần nào đúng khi vào hôm Thứ Năm ông gởi một “tweet” than thở rằng việc tháo gỡ những tượng đài tưởng niệm các tướng lãnh phe Confederate miền Nam đã “xé bỏ lịch sử và văn hóa của đất nước vĩ đại của chúng ta.” Vấn đề là lịch sử đó là gì và của ai?

Trọng Thành/RFI: Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, 
trả lời báo giới về vụ tai nạn tàu USS John S. McCain, 
căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore, ngày 22/08/2017. 
-- REUTERS/Calvin Wong

Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài : « Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ ».

Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra.

Trọng Nghĩa/RFI: Giới xuất bản quốc tế chịu tự kiểm duyệt để vào được Trung Quốc

Nhà xuất bản Cambridge University Press tại Hội chợ Sách Quốc tế 
ở Bắc Kinh, ngày 23/08/2017. -- REUTERS/Thomas Peter

Vấn đề Trung Quốc kiểm duyệt ấn phẩm đã nổi cộm trong dòng thời sự quốc tế với vụ nhà xuất bản khoa học nổi tiếng thế giới là Cambridge University Press, dưới áp lực của Bắc Kinh, đã kiểm duyệt các công trình học thuật giới thiệu cho công chúng Trung Quốc, nhưng sau đó đã phải lùi bước khi bị cộng đồng các nhà nghiên cứu thế giới cực lực phản đối. Tuy nhiên, đối với giới xuất bản đến từ khoảng 90 nước có mặt tại Chợ Sách Quốc Tế Bắc Kinh mở ra từ ngày 23/08/2017, viêc họ tự kiểm duyệt để có thể vào được thị trường Trung Quốc là điều không phải là hiếm hoi.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, Terry Phillips, giám đốc phát triển kinh doanh của nhà xuất bản Anh Innova Press, không ngần ngại thừa nhận rằng cơ sở của ông đã thường xuyên « tự kiểm duyệt » để « thích ứng với các thị trường khác nhau », vì mỗi nước đều có những yêu cầu khác nhau về những gì thích hợp hay không thích hợp cho nước họ.

Thanh Phương/RFI: Biển Đông : Đài Loan tái khẳng định chủ quyền trên đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) 
là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông -- DR

Hôm nay, 25/08/2017, chính quyền Đài Loan lên tiếng tái khẳng định chủ quyền của họ trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, sau khi Việt Nam phản đối Đài Bắc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên đảo này.

Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản đối việc Đài Loan nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, cho rằng đây là « hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông »

VOA: Kyodo: Nhật Bản theo chân Mỹ đóng băng tài sản công ty Trung Quốc

Tư liệu - Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) phát biểu 
trong một cuộc hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 
tại hội nghị Thượng đỉnh G20, ngày 8 tháng 7, 2017, ở Hamburg, Đức.

Nhật Bản đã quyết định theo chân Mỹ gây áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên bằng việc áp đặt những biện pháp trừng phạt đơn phương mới lên sáu công ty và hai cá nhân từ Trung Quốc và Namibia, hãng tin Kyodo của Nhật Bản loan tin dẫn một nguồn tin chính phủ.