Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Bùi Văn Phú: Công dân Việt và giấc mơ căn nhà Mỹ

Một căn nhà ở vùng Vịnh San Francisco, 4 phòng ngủ
với 2 phòng tắm rưỡi, đang được rao bán
với giá 680 nghìn đôla (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Hôm 18/7 vừa qua Hiệp hội Chuyên viên Địa ốc Hoa Kỳ (National Association of Realtors - NAR) đã phổ biến tài liệu về mua bán nhà ở Mỹ. Bản báo cáo cho thấy số công dân nước ngoài, trong đó có Việt Nam, mua bất động sản tại Hoa Kỳ tăng nhiều so với năm trước.

Việt Nam xếp hạng 9, với 3,06 tỉ đôla được sử dụng trong việc mua nhà ở Mỹ. Đứng đầu bảng là Trung Quốc với 31,7 tỉ, sau đó là Canada 19 tỉ, Anh Quốc 9,5 tỉ, Mexico 9,3 tỉ và Ấn Độ 7,8 tỉ.

Theo số liệu của NAR thì tổng số tiền người nước ngoài chi cho việc mua nhà ở Mỹ trong năm qua, tính từ tháng 4/2016, là 153 tỉ đôla, tăng 49% so với năm 2016. Số tiền đó để mua 284.455 đơn vị gia cư, nhiều nhất ở các bang Florida, California và Texas.

VOA Tiếng Việt: Chính quyền Việt Nam bắt liên tiếp 4 nhà hoạt động

Chính quyền VN ngày 30/7 thông báo bắt ông Phạm Văn Trội
và 3 nhà hoạt động khác

Chính quyền Việt Nam vừa bắt liên tiếp 4 nhà hoạt động trong một thời gian ngắn với cáo buộc họ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an đăng tin hôm 30/7 nói bộ bắt tạm giam các ông Phạm Văn Trội, 45 tuổi; Nguyễn Trung Tôn, 45 tuổi; Trương Minh Đức, 57 tuổi; và Nguyễn Bắc Truyển, 49 tuổi, căn cứ vào Điều 79 Bộ luật Hình sự.

Bộ Công an nói 4 người kể trên bị khởi tố và bắt tạm giam vì có vai trò trong vụ án mà bộ gọi là “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo lời bộ, vụ này “xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác”.

Phạm Chí Dũng: Thả MS Chính, Việt Nam đang cần gì ở Mỹ?

Mục sư Nguyễn Công Chính

Với trường hợp chính thể Việt Nam, cơ chế trả tự do cho tù nhân lương tâm luôn là sự khởi đầu cho một mối lợi đặc biệt hay sống còn nào đó của chế độ này.

Ngày 29/7/2017, Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính, người mà vào năm 2010 đã bị chính quyền Việt Nam xử án tù 11 năm với cáo buộc mơ hồ “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” khi ông giúp đỡ cho các người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của họ, người đã thường bị ngược đãi và tra tấn trong nhà tù, “bất ngờ” được trả tự do nhưng với điều kiện chưa có gì thay đổi: Mục sư Chính cùng vợ và 5 người con phải lên máy bay “tống xuất” sang Hoa Kỳ.

G.Đ.: Trung Quốc là một trong ba ẩn họa ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Quân nhân một phi đoàn ở căn cứ không quân Little Rock
đang chuẩn bị cho phi vụ từ Arkansas tới Washington,
tham dự Mobility Guardian. (Hình: U.S. Air Force)

VIỆT NAM (NV) – Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, nhận định “Trung Quốc là một trong ba ẩn họa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” trong một cuộc thảo luận về quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật, mới diễn ra ở Washington D.C.

Theo tường thuật của Military Times, tại cuộc thảo luận vừa kể, Đô Đốc Harris cảnh báo, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối diện với ba ẩn họa: (1) Bắc Triều Tiên. (2) Hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông. (3) Nhà nước Hồi giáo đang phát triển tại Philippines.

Lê Phan: Cái tôi của tổng thống

Quý vị sẽ không thể nào biết, nếu chỉ nghe về điều mà Tổng Thống Donald Trump nói về ông bộ trưởng tư pháp của ông, là ông Jeff Sessions, là người ủng hộ viên trung kiên nhất của tổng thống và đang cố gắng hết sức để thực hiện những nghị trình của tổng thống về di dân và tội phạm.

Chính ông Sessions đã ra lệnh cho tất cả 94 công tố viên liên bang phải ưu tiên cáo buộc các vụ vi phạm luật di dân và cương quyết đòi hỏi phải có án lệnh khắt khe hơn với tội ác bạo động trong khi thề “tham gia hăng say vào các ưu tiên của Tổng Thống Trump.”

Ông Sessions, người mà vào đầu năm ngoái, đã cho ông Trump một điều tối quan trọng vì ông đã là vị thượng nghị sĩ Cộng Hòa đầu tiên ủng hộ cho ông Trump trong việc ra tranh cử chức tổng thống đại diện cho đảng Cộng Hòa. Tưởng như vậy thì tổng thống phải biết ơn ông Sessions chứ. Thay vì vậy, tổng thống đã trả ơn sự trung thành của ông bộ trưởng Tư Pháp bằng cách công khai chê bai ông là “yếu” và miệt thị ông là “tứ bề thọ địch” và nói ông đã tiếc là thuê ông Sessions.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Cao Thanh Phương Nghi: Ai Giết Mỵ Châu


Không ai biết được một điều rằng nhát chém của An Dương Vương nơi bờ biển ngày hôm ấy chỉ làm Mỵ Châu bị thương mà không chết.  Nàng bàng hoàng đến độ không kêu được một tiếng, mắt tối sầm, ôm vết thương té nhào xuống ngựa nằm sóng soài bất động.  Máu từ bên trong rỉ ra nhuộm đỏ chiếc áo lông ngỗng xác xơ mà nàng vặt đã gần hết.  Cảnh tượng lúc ấy rợn người đến độ mặt trời không dám nhìn thẳng hai cha con, chỉ dám hắt ra những tia sáng lờ mờ xuyên qua hàng phi lao đang vật vã. Bờ bãi vắng ngắt hoang vu không một bóng người.  Ngay cả một cánh chim cô đơn nhất cũng vắng bặt trên nền mây vần vũ. Gió thổi ù ù làm tung toé những cái lông ngỗng đang nằm úp mặt trên cát. Lúc ấy khoảng vào đầu giờ ngọ. 

CUỘC PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN: Ông Nguyễn Văn Tố

(Trích từ cuốn sách Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn của Lê Thanh do nhà Đời Mới xuất bản tại Hà Nội năm 1943) 
Ông Nguyễn Văn Tố 
Năm 1936, sang du lịch xứ Lào, chuyến thuyền từ Savannakhet lên Vientiane, có một người Pháp làm giáo sư ở Hà Nội cùng đi du lịch như tôi. Nhân nói đến việc ông Nguyễn Văn Vĩnh mất ở Tchépone, vị giáo sư ấy nói với tôi : “Xứ Bắc Kỳ có ba người thông minh (1) đáng chú ý : Ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh và ông Nguyễn Văn Tố. Tôi đã đọc văn của ba ông -cả Pháp văn và quốc văn- trong nhiều tờ báo. Nếu người ta bắt tôi phê bình ba người, chắc tôi phải kết luận bài phê bình của tôi rằng : Tôi cảm phục ông Quỳnh, tôi thương ông Vĩnh và tôi yêu ông Tố.” Ông giảng giải : “... Ông Nguyễn Văn Tố có những đức tính hoàn toàn Việt Nam, tựa hồ như một người đàn bà Việt Nam xưa, vừa có duyên vừa đức hạnh, ở một vùng quê xa, chưa biết cái văn minh mới là gì.”

hoàng xuân sơn: KHÓC CHỊ


Chị Hoàng Hương Thuỷ 
ra đi sáng sớm ngày 26 tháng 7 năm 2017


nhủ phôn.  chưa kịp phôn
cứ chần chờ chần chờ
chị đi rồi mới thấy
tuổi đời mình chơ vơ

PROF. ĐÀM TRUNG PHÁP: THANH NAM (1931-1985) AND HIS POEM “THƠ XUÂN ĐẤT KHÁCH"


One of the cherished literati in pre-1975 Saigon was the writer and poet Thanh Nam. This prolific novelist was also noted for his exquisite poetry. Readers loved him because of his intellectual probity – he wrote about life as he had actually lived it. Thus, his prose and his poetry were all about real life. If we needed just one publication to introduce Thanh Nam, that would be his 1983 poetic collection “Đất khách” (In exile); and if we needed to read just one poem typical of him, that would be his “Thơ xuân đất khách” (Spring poem written in exile)

Thanh Nam wrote this poetic gem in Seattle on February 18, 1977, which was also the first day of the lunar year of the Snake (ngày tết Đinh Tỵ). This first day of the lunar year is a solemn time, during which the Vietnamese honor their ancestors, visit relatives and friends, wear nice clothes, speak benevolent language, and rejoice to the fullest.

Nguyễn Hiền: Con đường xuyên Úc

Viết trong thời điểm 1 AUD = 0,77 USD = 0,67 € = 17,2k VND
(Tiếp theo và hết)
Từ Balladonia tới Esperance: Trở lại thế giới có người và cây
Balladonia không thể gọi là làng mà chỉ là “nơi nghỉ chân” như nhiều trạm nghỉ chân khác trong vùng sa mạc, tuy nó khá hơn một chút. Tức là chỉ có một tụm gia cư, bên cạnh đó là trạm xăng, motel, quầy hướng dẫn du lịch, quán cơm kiêm quán rượu. Và như trên đã ghi, do Skylab, có thêm một “viện bảo tàng” bỏ túi ước chừng ba chục thước vuông. Trong vùng Nullarbor Plain hoang vu, ngày trước có các quán trọ dọc đường – road house, cho những người lỡ độ đường có thề ngủ qua đêm, nhưng ngày nay xe hơi và đường xá đã cải tiến nhiều, những quán trọ này không còn lý do để tồn tại. Người nào gặp rủi ro không thể ráng lết tới những trạm nghỉ chân cách nhau cả vài trăm cây số thì chỉ còn cách ngủ trong xe. Có những trường hợp xe hư dọc đường, quá giang xe khác tới trạm sửa xe, khi trạm cho xe tới trục về thì chủ xe lại phải bấm bụng mua thêm bốn bánh mới vì “ai đó” đã nhẹ tay rinh đi mất. Trên xa lộ có nhiều đoạn được sửa thành phi đạo cho máy bay đáp – thường là của cảnh sát hay của đội ngũ cấp cứu Royal Flying Doctors, họ có một hệ thống cấp cứu bao trùm cả nước Úc.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

PHÂN ƯU: Thân Mẫu của anh Lê Hữu Lộc, tức nhà văn Lê Hữu

Diễn Đàn Thế Kỷ vừa nhận được tin buồn, Thân Mẫu
của anh Lê Hữu Lộc, tức nhà văn Lê Hữu
 Cụ Bà Maria Madalêna
NGUYỄN THỊ TRANG
Sinh năm 1922, tại Vientiane, Lào
Nhà giáo kỳ cựu
Cựu Hiệu Trưởng trường tiểu học Nguyễn Công Trứ
và trường nữ tiểu học Bà Triệu, Banmêthuột,Việt Nam
Đã được Chúa gọi về lúc 7:25 PM ngày 24/7/2017
(nhằm ngày 02/6 nhuần năm Đinh Dậu) tại Việt Nam
Hưởng thượng thọ 96 tuổi.
Chúng tôi toàn thể ban chủ trương của Diễn Đàn Thế Kỷ
xin thành kính phân ưu cùng nhà văn Lê Hữu và tang quyến trước sự mất mát này.
Nguyện cầu Linh Hồn Cụ Bà Maria Madalêna NGUYỄN THỊ TRANG được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa. 
DĐTK




Ngô Nhân Dụng: John McCain gây chấn động


Hai giờ sáng Thứ Sáu 28 tháng Bảy 2017, Nghị sĩ John McCain, tiểu bang Arizona, đã bất ngờ bỏ phiếu "NO" bác bỏ bản dự luật thứ ba của đảng Cộng Hòa để thay đổi đạo luật y tế ACA, thường gọi là Obamacare. Lá phiếu NO của ông làm lệch cán cân, 51 No, 49 YES. Dù Phó tổng thống Mike Pence có bỏ lá phiếu của ông thì cũng vô ích.
Ông McCain làm mọi người chưng hửng. Vì mới ngày Thứ Ba ông vẫn bỏ phiếu YES như các đồng viện Cộng Hòa khác, đưa vấn đề xóa bỏ Obamacare ghi vào nghị trình. Lá phiếu của ông giữ được tỷ số 50 thuận/50 chống, để Phó tổng thống Mike Pence bỏ phiếu quyết định. Tổng thống Donald Trump lập tức ca tụng Nghị sĩ McCain hết lời: “John McCain quay trở về để bỏ phiếu, thật vĩ đại! Can đảm – Một anh hùng của nước Mỹ! Cảm ơn John.”

Trùng Dương: Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, Buenos Aires tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975


Đền Sách Cấm Parthenon, trái, sáng tác phẩm của nữ nghệ sĩ Argentina, Marta Minujín, phối hợp thực hiện với lễ hội nghệ thuật documenta14 tại Kassel, Đức Quốc, với 100,000 cuốn sách của 170 ấn bản đã từng bị cấm trong kho tàng văn học nhân loại. Cuộc triển lãm mở cho công chúng xem từ ngày 10 tháng Sáu tới ngày 17 tháng Chín tới. (Ảnh documenta14). Ảnh dưới, khách thăm đền chiêm ngưỡng những cuốn sách bọc trong giấy nhựa quấn quanh các cột đền. (Ảnh Gordon Welters/The New York Times) 

Đền Sách Cấm Parthenon ở Kassel, Đức Quốc, 2017

Bản tin của tờ báo điện tử Atlas Obscura tới hộp thơ hôm 19 tháng Bẩy có một cái tựa gợi óc tò mò của tôi.

“Một Đền Sách Cấm Parthenon Dựng tại Nơi Đã Từng Dùng Để Đốt Sách.” Nơi đã chứng kiến cảnh tượng đốt sách đó là khuôn viên Viện Bảo Tàng Fridericianum của thành phố Kassel, nguyên xưa là một thư viện, nơi vào năm 1933 Đức Quốc Xã đã đốt khoảng 2,000 cuốn sách trong cái gọi là Chiến dịch Chống lại Tinh thần Phản Đức Quốc.

Nguyễn Hiền: Con đường xuyên Úc

Viết trong thời điểm 1 AUD = 0,77 USD = 0,67 € = 17,2k VND

Mười lăm năm trước, trong một chuyến du lịch Úc châu, khi lái xe trên con đường nổi tiếng Great Ocean Road dọc bờ biển, từ Melbourne tới Adelaide, tôi đã nhủ thầm trong bụng là sẽ có một ngày nào đó, trở lại Úc và đi từ bờ đông sang bờ tây bằng những phương tiện đường bộ. Đây cũng là giấc mơ của nhiều người Úc.

Bao năm qua đi, nhưng ước muốn này trong tôi không hề giảm. Tôi biết một chuyến đi dài ngày, qua những vùng đất khác nhau, trong đó có vùng sa mạc khô cằn là chuyện không đơn giản với một người ở Âu châu, lái xe bên tay mặt. Tìm một người chịu (hay thích) đồng hành trong một cuộc du lịch như trên không phải dễ. Tới lúc tôi nghĩ chỉ còn cách tự đi một mình, nhân dịp qua Úc có chuyện riêng, thì gặp một dịp may bất ngờ. Đó là sự tán đồng của người em cột chèo Peter, người Úc, sống tại Adelaide.

Trần Mộng Tú: Một Mảnh Đời Hồ Dzếnh


Hình gia đình Hồ Dzếnh và một người bạn

Vào năm 1954, gia đình tôi mới di cư vào Nam thì nhận được một lá thư của Hồ Dzếnh (thời gian đầu của năm 1954-1955 Bắc-Nam còn nhận được thư).Lúc đó tôi còn bé chưa biết ông là một thi sĩ, Ba tôi nói: Có người đàn ông Trung Hoa muốn lấy thím Phương. Thím Phương của chúng tôi là vợ góa của chú Trần Trung Phương, người có tập Thơ cho học trò Mấy Vần Tươi Sáng, mà từ nhỏ anh chị em chúng tôi đã thuộc lòng nhiều bài trong đó. Khi học ở Tiểu Học được học lại ở trong lớp như những bài Học Thuộc Lòng.
Chiều qua trăng ngã xuống hồ
Bầy sao nghịch ngợm đổ xô xuống tìm
Trên không có mấy con chim
Vội vàng đâm bổ đi tìm bóng trăng. (Vội Vàng- TTP)

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Nạn nhân của “Vụ án xét lại chống Đảng”: VÌ LỊCH SỬ VÀ CÔNG LÝ, CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG


Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ.

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Phạm Chí Dũng: Khi báo Văn Nghệ làm ‘thiên chức công an’

Trong toàn cõi Việt Nam, Văn Nghệ TP.HCM – một tuần báo trực thuộc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP.HCM – có lẽ là trang văn nghệ duy nhất hiện thời không chỉ tự diễn biến tính đảng một cách giáo điều nhất, mà còn “công an tính” sắt máu không kém.

Thô tục tận cùng

Trong tâm thức và tâm lý của giới sáng tạo nghệ thuật thường chẳng ưa gì thói công an trị nhưng ít dám công khai nói ra, Văn Nghệ TP.HCM là một trường hợp đặc biệt kỳ dị khi từ nhiều tháng qua, tờ báo này đã dung nạp một đội ngũ tác giả với đẳng cấp từ ngữ tha hóa đến mức “máu trên máu dưới.”

“Máu trên máu dưới” là cụm từ đã từng tồn tại trong một bài viết “phê phán các quan điểm sai trái và xuyên tạc” ẩn trong mục “Nghiên cứu-Phê bình-Trao đổi” của Văn Nghệ TP.HCM, nhằm công kích và bôi xấu một phụ nữ hoạt động nhân quyền, nhưng ngay sau khi đăng đã bị nhiều văn nghệ sĩ phản ứng quyết liệt đòi gỡ bỏ từ ngữ tận cùng bỉ lậu này.

Thanh Phương: Trừng phạt Nga : Quả banh đang nằm bên sân của Trump

Các thượng nghị sĩ Mỹ đến Ủy Ban Tư Pháp Thượng viện, 
Washington, ngày 26/07/2017. - YURI GRIPAS / AFP


Sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua ngày 27/07/2017 các biện pháp trừng phạt Nga về việc Matxcơva bị nghi can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, quả banh hiện đang nằm bên sân của ông Donald Trump. Tổng thống Mỹ sẽ quyết định, hoặc là ký ban hành dự luật về trừng phạt Nga, hoặc là dùng quyền phủ quyết để bác bỏ.

Các nghị sĩ Mỹ muốn trả đũa Nga trước hết là do việc Matxcơva bị tố cáo đã tiến hành chiến dịch gây nhiễu thông tin và tấn công tin học trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2016. Việc Nga sáp nhập vùng Crimée và can thiệp vào miền đông Ukraina là hai lý do khác khiến Quốc Hội Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt Matxcơva.

Kết quả biểu quyết cho thấy có sự đồng thuận gần như hoàn toàn ở cả hai viện trên vấn đề trừng phạt Nga : Dự luật đã được thông qua ngày 25/07 ở Hạ viện với 419 phiếu thuận và 3 phiếu chống, và ở Thượng viện ngày 27/07 với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Để « chắc ăn » hơn, dự luật còn bao gồm cả một điều khoản chưa từng có, đó là các nghị sĩ có quyền ngăn chận, nếu như tổng thống quyết định tạm ngưng thi hành các biện pháp trừng phạt Nga.

VOA: Quan chức Việt Nam đòi Mỹ 'lại quả' từ các hợp đồng mua vũ khí

Các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác 
của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí, 
theo tiết lộ của hãng tin tình báo quốc phòng Anh Shephard Media.

Một hãng tin tình báo quốc phòng của Anh vừa tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí.

Thông tin của Shephard Media trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp gần đây ở Hà Nội rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được “lại quả” 1/4 của tổng giá trị.

Các quan chức chính phủ Việt Nam rửa tiền ở Singapore thông qua “các bà vợ” của họ. - Nguồn tin của Shephard từ Singapore

Cũng theo nguồn tin này, cuộc họp đã “đột ngột dừng lại” sau khi phía Việt Nam đưa ra yêu cầu đó. Nguồn tin quốc phòng Mỹ cho Shephard Media biết thông tin này tại một Hội nghị và triển lãm phòng thủ hàng hải IMDEX được tổ chức ở Singapore tháng 5 vừa qua.

VOA không thể liên lạc được với quan chức Bộ Quốc phòng để kiểm chứng thông tin này.

G.Ð.: Việt Nam ‘sẵn sàng chiến đấu’ với dân nếu Trung Quốc động binh ngoài biển

Người dân Việt Nam trong một lần xuống đường biểu tình 
chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Ðông hồi năm 2012. 
(Hình: Getty Images)


Ngay cả dân quân ở cấp phường tại Việt Nam cũng đã được lệnh phải “sẵn sàng chiến đấu chống biểu tình, bạo loạn” vào các ngày cuối tuần nếu “Trung Quốc đưa giàn khoan 760 vào Biển Ðông.”

Ðó là nội dung một văn bản do Ban Chỉ Huy Quân Sự phường 13, quận Bình Thạnh, Sài Gòn gửi đến các thành viên của lực lượng dân quân cơ động trong phường.

Văn bản vừa kể đang được người sử dụng Internet tại Việt Nam chuyền cho nhau xem.

Theo đó, do “tình hình trên cả nước cũng như TP.HCM nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều tình huống phức tạp khi giàn khoan Hải Dương-760 của Trung Quốc đặt tại Biển Ðông,” Phòng Tham Mưu của Bộ Tư Lệnh TP.HCM đã phát hành “Ðiện số 16 gửi Ban Chỉ Huy Quân Sự 24 quận, huyện” ra lệnh “sẵn sàng chiến đấu chống biểu tình, bạo loạn.”

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Lê Minh Nghĩa: Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Ông Lê Minh Nghĩa (1926-2005) người thôn Đại Mão - xã Hoài Thượng - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh, từng bị bắt vào năm 1967 trong vụ án xét lại - chống Đảng, khi đang là Đại tá, Chánh văn phòng Bộ quốc phòng. Bài viết dưới đây được ông trình bày với tư cách cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ tại "Hội thảo mùa hè về phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông" diễn ra ở New York - Mỹ trong 2 ngày 15 và 16-7-1998. - Bauxite Việt Nam.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỉ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ haì, Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua năm1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên hợp quốc về vấn đề này.

Lê Mạnh Hùng: Thế giới của George Orwell


Khi George Orwell viết cuốn tiểu thuyết 1984 vào năm 1948, ông nghĩ đến một thế giới dưới một chế độ độc tài toàn trị như Liên Xô của Stalin hay Trung Quốc dưới thời Mao. Và khi hệ thống Cộng Sản sụp đổ, nhà phê bình Harold Bloom viết rằng 1984 có nguy cơ trở thành một cuốn tiểu thuyết lỗi thời giống như Uncle Tom’s Cabin vậy.

Thế nhưng thay vì mờ dần để trở thành một tài liệu lịch sử, những năm gần đây 1984 bổng trở nên thịnh hành trở lại không phải chỉ trong thế giới nói tiếng Anh mà trên toàn thế giới. Sự mất đi bối cảnh lịch sử không những đã không làm cho cuốn tiểu thuyết này mất đi giá trị mà còn có vẻ như giải phóng nó khiến nó trở thành một thông điệp nói lên một vấn đề căn bản của thế giới hiện đại.

VOA: Ngừng khoan dầu: Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như thế nào?

Lực lượng hải quân Việt Nam tuần duyên trên biển Đông. 
Trung Quốc đưa nhiều tàu tới khu vực gần bãi Tư Chính 
ở Trường Sa để đe dọa các hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam ở đây.


Kể từ khi có tin Việt Nam phải ngừng khoan thăm dò dầu khí trên biển Đông do bị Trung Quốc đe dọa, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng “im lặng một cách khác thường.”

Cho tới hết ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về vụ việc này và thông tin về việc Việt Nam yêu cầu một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không xuất hiện trên truyền thông chính thống.

Nguồn tin của các chuyên gia về biển Đông, giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc và học giả Bill Hayton của viện nghiên cứu Chatham House, cho biết Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu này thông qua đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh. “Sau khi Bộ Chính trị (của Đảng Cộng Sản Việt Nam) xem xét yêu cầu này đã quyết định ngừng khoan dầu,” học giả và nhà báo chuyên viết về Việt Nam Hayton cho biết.

Phạm Chí Dũng: Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Một trạm gác nổi của Việt Nam tại Trường Sa.

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.

Ngọc Lễ/VOA: Đập thủy điện trên sông Mekong sẽ thoái trào?

Những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong.

Thời kỳ Lào ồ ạt cho xây các đập thủy điện trên sông Mekong khó có thể kéo dài trước những diễn biến mới trên thị trường năng lượng tái tạo, các nhà nghiên cứu tại một viên nghiên cứu hàng đầu của Mỹ nhận định.

Các đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong như đập Xayaburi lâu nay vẫn bị chính phủ Việt Nam phản đối mạnh mẽ do những tác động tiêu cực đối với sinh kế, môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái của thủy điện ở Lào bao gồm giá thành của năng lượng tái tạo ngày càng giảm, nhận thức của người dân Lào về những tác hại môi trường ngày một nâng cao trong khi Lào sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường năng lượng khu vực. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại Viện Stimson, một viện nghiên cứu chiến lược ở thủ đô Washington DC (Mỹ), đưa ra tại buổi thảo luận về những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong hôm 25/7.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tổng thống Trump tự ân xá được không?


Câu hỏi trên, cho tới giờ, chưa có câu trả lời dứt khoát. Các tổng thống Mỹ có quyền ân xá, và nhiều người đã sử dụng. Nhưng ân xá cho chính mình? Chưa biết. Người nói có, người nói không.
Nói có: Vì hiến pháp trao cho tổng thống quyền ân xá mà không cấm việc tự ân xá cho mình. Quyền ân xá của tổng thống chỉ bị giới hạn trong các trường hợp được hiến pháp ghi rõ: Tổng thống không được ân xá những người bị “đàn hạch.” Điều II, khoản 2, Hiến pháp Mỹ viết vị tổng thống có “Quyền miễn tội và ân xá những vụ vi phạm luật pháp Liên bang Hiệp Chúng Quốc, trừ các trường hợp đàn hạch.” (…the Power to grant Reprieves and Pardons for offenses against the United States, except in Cases of Impeachment). “Đàn hạch” khác với những vụ truy tố và kết án bình thường, vì không nằm trong hệ thống tư pháp. Chỉ Quốc hội Mỹ mới nắm quyền đàn hạch; họ có thể hỏi tội và huyền chức tổng thống, phó tổng thống, đại biểu quốc hội, xuống tới các bộ trưởng, các vị thẩm phán, vân vân. Trong Điều II, khoản 2 trên, tổng thống không thể ân xá bất cứ ai bị quốc hội đàn hạch, trước khi, trong khi và sau khi vụ đàn hạch diễn ra. Và quyền ân xá của tổng thống cũng được giới hạn trong phạm vi luật pháp liên bang. Với những vụ vi phạm luật pháp tiểu bang thì không!

Trí Đạt (biên dịch): Bài phát biểu của nhà nghiên cứu kinh tế học Trung Quốc Trương Duy Nghênh

Nhà nghiên cứu kinh tế học Trung Quốc Trương Duy Nghênh

Lời giới thiệu:

Ngày 1/7, nhà nghiên cứu kinh tế học Trung Quốc Trương Duy Nghênh đã tham dự lễ tốt nghiệp của Viện nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh. Trong buổi lễ, ông có bài phát biểu đại diện cho giáo viên với chủ đề “Tự do là một trách nhiệm”, ông nói đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi người Trung Quốc quan tâm đến vận mệnh của đất nước.

Bài phát biểu này được đăng trên Wechat của viện, tuy nhiên nó đã bị xóa trong chưa đầy 12 giờ sau khi đăng tải. Toàn văn bài phát biểu sau khi được đăng trên trang sohu.com, cũng đã bị gỡ xuống trong 24 giờ.

Những lời nói xúc động của ông Trương Duy Nghênh đã trở thành bài viết được sinh viên trường Đại học Bắc Kinh cũng như cư dân mạng muốn đọc nhất, bên cạnh đó cũng có nhiều tranh luận của cư dân mạng xoay quanh bài phát biểu này.

Viện nghiên cứu phát triển Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh là một viện học thuật có tính chỉ định, ngoài cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng thế giới Lâm Nghị Phu được nhậm chức Viện trưởng danh dự ra, thành viên hội đồng của viện bao gồm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Vương Kỳ Sơn, Giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, và giáo sư, Nhà kinh tế học nổi tiếng Chu Kỳ Nhân, Trương Duy Nghênh, v.v…
Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông Trương Duy Nghênh được lưu hành trên Internet, do Trí Đạt dịch sang Việt ngữ.

RFA: Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối bản án dành cho Trần Thị Nga

Nhà hoạt động Trần Thị Nga -  Ảnh: Citizen

Hai tổ chức gồm Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), lên tiếng phản đối ngay sau khi có tin về bản án 9 năm tù và 5 năm quản chế mà tòa án tỉnh Hà Nam tuyên đối với nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga.

Ân Xá Quốc Tế cho đó là một bản án vô nhân đạo và kêu gọi Việt Nam phải ngay lập tức hủy bỏ án đó vì tù nhân lương tâm Trần Thị Nga không làm gì khác ngoài việc ôn hòa bảo vệ quyền con người.

Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế, ông Josef Benedict, nói rằng bản án tuyên cho bà Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 là lần tuyên án thứ hai trong vòng không đầy một tháng đối với một nhà hoạt động nữ chuyên bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Thanh Phương/RFI: Đại sứ Mỹ kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (g) 
dự lễ bàn giao xuồng tuần tra Metal Shark 
cho Cảnh Sát Biển Việt Nam ngày 22/05/2017 
tại Quảng Nam. Ảnh minh họa 
- Ambassade des Etats-Unis - Hanoi

Trong một thông cáo đưa ra tại Hà Nội hôm nay, 26/07/2017, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bày tỏ sự quan ngại của ông về việc nhà hoạt động Trần Thị Nga vừa bị kết án tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Hôm qua, trong phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế, về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong bản thông cáo đưa ra hôm nay, đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius đã bày tỏ sự quan ngại “sâu sắc” của ông việc bà Trần Thị Nga bị kết án tù với một tội danh “mơ hồ”. Thông cáo của đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho bà Trần Thị Nga và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tụ họp mà không sợ bị trừng phạt.”

VOA Tiếng Việt: Chuyên gia: ‘VN dừng dự án Repsol không làm TQ thôi tham vọng’

Phát ngôn viên BNG TQ Lục Khảng kêu gọi "bên liên quan" 
dừng khoan dầu ở địa điểm tranh chấp thuộc BĐ (ảnh tư liệu, tháng 7/2016)

Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa xác nhận hay phủ nhận tin của BBC hôm 24/7 nói Bắc Kinh đe dọa dẫn đến việc Hà Nội “lệnh” cho hãng Repsol ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông.

Đến cuối buổi chiều 25/7, chính quyền Việt Nam vẫn chưa ra tuyên bố nào. Trong khi đó, mới có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi dừng khoan dầu ở một địa điểm tranh chấp thuộc Biển Đông, theo tin Reuters hôm 25/7.

Địa điểm được nhắc đến là nơi hãng dầu Repsol của Tây Ban Nha lâu nay có hoạt động hợp tác với Việt Nam.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Phạm Chí Dũng: Tiếm danh ‘xã hội dân sự’, chính quyền đang toan tính gì?

Một tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS).

Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “XHDS quốc doanh”.

Người Việt: Nhà tranh đấu Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù

Bà Trần Thị Nga biểu tình chống Trung Quốc. (Hình: rfa.org)

HÀ NAM, Việt Nam (NV) – Bà Trần Thị Nga, một phụ nữ vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm Thứ Ba, 25 Tháng Bảy.

Cũng như các phiên tòa xử án chính trị khác, tuy là phiên xử “công khai” nhưng chồng và hai con nhỏ của bà Trần Thị Nga cùng hơn một chục bằng hữu không được vào dự khán. Hàng trăm công an thường phục và sắc phục, cảnh sát cơ động cùng dân phòng được rải chung quanh tòa án, ngăn cản người dân tới gần.

Bùi Bích Hà: Ðiều giản dị


Một người bạn trong nước gửi cho tôi cuốn video thu hình toàn cảnh một lễ cưới cử hành với màu sắc Phật Giáo hết sức lộng lẫy và sang trọng. Tấm bảng nhỏ có hai hàng chữ Lễ Hằng Thuận (trên) Budhism Wedding Ceremony (dưới) trình bày trang nhã với màu xanh thiên lý tươi mát bên cạnh khóm hoa Tú Cầu để ngay cửa vào.

Máy bay chụp từ trên không trung. Ðoàn xe rước dâu mang các nhãn hiệu đắt giá chạy qua các đường phố Hải Dương, từ tư gia nhà trai, nhà gái tới chùa. Cả thành phố hay khu vực này của thành phố chừng như mới tân trang. Những con đường rải nhựa thẳng tắp, sạch bóng, cây kiểng xanh tươi cắt xén mỹ thuật ngăn đôi hai chiều xe cộ lưu thông.

Từ Thức: PHIÊN TÒA XỬ TRẦN THỊ NGA: BI HAY HÀI KỊCH?


Các ông lại diễn trò. Trơ trẽn. Xử án nhưng cấm không cho ai coi. Các ông biết kịch mình diễn quá dở ? Trong khi giặc Tầu đe dọa ngoài khơi, quân ta chưa đánh đã chạy, các ông không có gì khẩn cấp hơn là mang một người đàn bà tay không, với hai đứa con dại ra xử. Hành hạ một người đàn bà dễ hơn là đánh giặc. ‘’La vengeance est une justice sauvage ‘’ ( Sự trả thù là một công lý man rợ. Francis Bacon ). Cũng chẳng phải là một sự trả thù, vì có thù oán gì đâu ? Trần thị Nga hay Mẹ Nấm chỉ bày tỏ một chút lòng với đất nước, đang bị lấn chiếm mỗi ngày. Trên đất, trên rừng, trên biển.
Các ông quan tòa, khi đọc bản án người ta viết sẵn, có một chút áy náy , một giây bứt rứt ?  Mười năm cho Mẹ Nấm, người đã nói những điều chính các ông nghĩ, nếu còn lương  trí. Chính các ông nói, nếu có can đảm. Tội của Mẹ Nấm, bà Nga ? Viết báo, biểu tình chống Tầu, chống Formosa, giúp dân bị cướp đất, cướp nhà khiếu kiện. Trước khi bị giam, bà Nga đã bị côn đồ, tay sai của bạo quyền dùng gậy sắt đánh gẫy tay, gẫy chân. Công an cấm hàng xóm mang hai đứa con dưới 12 tuổi lên thành phố kiếm cơm ăn, khi nhà bà bị phong tỏa.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Buồn Vào Hồn Không Tên

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (1930- 2017)
Có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:
– Tiến hả?
– Dạ…
– Vũ Đức Nghiêm đây…
– Dạ…
– Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
– Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Thu Hằng: Trung Quốc muốn độc chiếm Mêkông

Quá trình xây dựng đập trên sông Mêkông 
ở tỉnh Xayaburi, Lào. - @International Rivers

Loạt chủ đề nhẹ nhàng dành cho mùa hè tiếp tục được đưa trên trang nhất các tuần báo Pháp. “Ai làm gì trong cuộc sống vợ chồng?” là câu hỏi lớn của L’Obs, “Homère, bậc thầy tư duy của nền văn minh chúng ta” được Le Point đề cập trên trang nhất, L’Express đưa độc giả khám phá “Những bí mật của làn da” còn trang nhất của Courrier international là hình ảnh như thây ma của “Jeff Bezos, phù thuỷ của Amazon”.

Liên quan đến châu Á, tuần báo Courrier international đăng bài “Dòng sông Mêkông được vẽ lại”, trích dịch từ báo Bangkok Post. Bắc Kinh muốn biến dòng sông này thành một tuyến đường trong mạng lưới vận tải, vốn đã chằng chịt, để chuyển hàng hóa Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa/RFI: Chuyên gia Ấn cảnh báo về logic kẻ mạnh của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắc Kinh không ngại 
hù dọa quân sự để áp đặt ý muốn lên các nước láng giềng. 
- WU HONG / POOL / AFP

Chỉ trong một vài tuần lễ gần đây, Bắc Kinh đã có một loạt những động thái cứng rắn, thậm chí đe dọa dùng đến quân sự để áp đặt ý muốn của mình đối với các láng giềng dám kháng cự lại Trung Quốc, từ vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, cho đến cuộc đọ sức với Ấn Độ đang diễn ra tại vùng biên giới Trung Quốc-Bhutan.

Trong bài viết trên báo Ấn Độ Livemint ngày 24/07/2017, giáo sư quan hệ quốc tế người Ấn, Harsh V. Pant tại trường King’s College ở Luân Đôn, đã cho rằng cách hành xử của Trung Quốc nằm trong logic bình thường của một cường quốc, một khi đã in được dấu ấn của mình về mặt kinh tế trên toàn thế giới, thì tất nhiên muốn ghi dấu ấn về mặt quân sự, và các nước khác không nên ngộ nhận trước những biểu hiện hòa hoãn mà Bắc Kinh phô bày.

Trọng Nghĩa/RFI: Việt Nam : HRW đòi hủy bỏ vụ xử bà Trần Thị Nga

Bà Trần Thị Nga từng phản đối vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm 
vào tháng 10/2016. - @hrw.org

Trên nguyên tắc, ngày mai 25/05/2017, một tòa án tại tỉnh Hà Nam, miền bắc Việt Nam, sẽ mở phiên xét xử bà Trần Thị Nga, bị bắt giữ vào tháng Giêng năm nay về tội « tuyên truyền chống nhà nước ». Trong một thông cáo công bố tại Bangkok hôm nay, 24/07/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại Mỹ, đã  yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ vụ án nhắm vào bà Nga.

Đối với Human Rights Watch, việc chính quyền đưa bà Nga ra tòa dựa trên điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam nằm trong chiến dịch « dập tắt tiếng nói chỉ trích… với cáo buộc ngụy tạo có mức án tù nhiều năm… », nhằm vào một người mà theo Human Rights Watch, đã « hoạt động vì quyền của người lao động từ nhiều năm nay... đấu tranh chống lại nạn lạm dụng như buôn người, công an bạo hành và cưỡng chế đất đai... tham gia các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường… ».

VOA: Tổng thống Mỹ phê duyệt hải quân tuần tra nhiều hơn ở Biển Đông

Dự kiến các tàu khu trục Mỹ sẽ tuần tra
vì tự do hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông

Tổng thống Donald Trump mới chuẩn thuận kế hoạch trao cho hải quân Mỹ nhiều quyền tự do hơn để thực hiện các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, theo một bài đăng trên trang tin Breibart News hôm 21/7.

Kế hoạch của tổng thống Mỹ đồng thời gây sức ép lên các nỗ lực của Trung Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự ở vùng biển bằng cách xây đảo nhân tạo.

Các nhà ngoại giao nhìn nhận rằng có thể coi động thái kể trên là một thách thức đối với những tuyên bố đòi chủ quyền biển của Trung Quốc về hầu hết Biển Đông và các nỗ lực của nước này nhằm bác bỏ những tuyên bố chồng lấn của 5 nước khác, gồm có Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines.

Phạm Chí Dũng: Ba mũi ‘dân vận’ đã gãy hai: Đảng nên làm gì?

Thời gian năm 2017 vẫn vùn vụt lao đi… Mất đến gần nửa năm sau “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” – một kế hoạch đã hoàn toàn phá sản cho tới giờ phút này, những hội đoàn nhà nước mới lò dò tổ chức hội thảo về “xã hội dân sự.”

Vài ba hội thảo bàn về nội dung “dân chủ nhân quyền” nhưng chẳng đụng chạm gì đến chân đứng chế độ đã được tổ chức vào Tháng Sáu và Tháng Bảy.

Tiếm danh “xã hội dân sự”

Vài ba cuộc hội thảo trên lại diễn ra trong nội tình các hội đoàn nhà nước mà không có lấy một đại diện nào của “xã hội dân sự độc lập” – hàm ý về những tổ chức dân sự thường tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và mang tiếng nói chẳng hề lọt tai chế độ.

Lê Phan: Cái lý của Bắc Kinh


Ông Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức và Khôi Nguyên giải Nobel Hòa Bình, đã qua đời tuần rồi trong khi ngồi tù cho một bản án 11 năm chỉ vì ông đã ôn hòa chống lại chế độ độc đảng ở quê hương mình.

Cái chết của ông đã bày tỏ cho thế giới thấy một bộ mặt thật tàn nhẫn của chế độ Bắc Kinh. Bệnh ung thư gan của ông chỉ được nói là khám phá ra hay đúng hơn công nhận do những tên cai tù của ông khi ông chỉ còn hai tuần lễ để sống, sự điều trị của ông chẳng qua chỉ là một sự che đậy và ước muốn cuối cùng của ông được rời khỏi Hoa Lục bị thẳng thừng bác bỏ.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Vũ Thư Hiên: Hồ Dzếnh

Hồ Dzếnh 
Nhà văn Thanh Châu có một giang sơn riêng - một gác xép bằng gỗ ghép giống hệt gác xép của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái", mà chúng tôi gọi đùa là "ông Giê Su ở phố Hàng Thuốc Bắc".
Một thời nhiều nhà có thứ gác xép như thế. Nó tăng diện tích ở không nhiều, nhưng tạo ra một mảng riêng tư. Gác xép của Thanh Châu được dành riêng cho ông làm việc và tiếp bạn, người nhà không hề lai vãng. Đ lên cái gác xép ấy tôi phải leo một cái thang dựng ngược, bám cứng vào hai thành lung lay của nó mà từng bước nhích lên rồi chui mi qua một lỗ vuông hẹp.
Từ khi nhà nước cách mạng về tiếp quản Hà Nội, Thanh Châu biến mất khỏi văn đàn. Đề tài, bút pháp thuộc dòng lãng mạn nay đã không hợp thi, lại còn nguy hiểm. Nó bị coi là nọc độc. Tác giả Tà Áo Lụa, Bóng Người Ngày Xưa... gi đây ngồi lặng lẽ nơi mảnh đất tự tạo bên cái bàn trà nhỏ đã lên màu cánh gián và bộ ấm chén gan gà tí tẹo.

Hồ Dzếnh: Bài Thơ Tặng Vợ


Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!

Hồ Dzếnh: Người chị dâu tôi


Dòng máu Trung Hoa thấm đến ba anh em chúng tôi thì không còn được nguyên chất nữa.

Người lo đến cái ngày lạc giống nhất, có lẽ là ba tôi. Triết lý qua làn khói thuốc phiện, chén nước chè Tàu, ba tôi thường bảo:

- Thế nào một trong ba đứa cũng phải cho về quê mới được!

Công việc gây lại nòi giống Trung Hoa thiêng liêng được anh tôi đảm nhận bằng cách cưới, sau bốn năm trời nghiên bút, một người vợ đặc Tàu. Cái hỷ tín ấy bắn từ bên kia trùng dương sang khiến ba tôi vuốt râu cười khoái chí, trong khi mẹ tôi có vẻ không bằng lòng. Rồi, mặc dầu sự phản đối nhỏ nhặt của người đàn bà phương Đông yếu đuối, chị dâu tôi đã ở dưới cái nóc nhà thân mật với chúng tôi, cái nóc nhà sau này từng chứng kiến những ngày buồn thảm của đời chị, mà tôi muốn tả ra đây bằng một nét bút chí thành.

PROF. ĐÀM TRUNG PHÁP: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CẦN HIỂU RÕ Ý NGHĨA

KỲ 12 • 271-290

271 build on sand: xây dựng trên một nền tảng không vững vàng. An education that relies entirely on memorization is built on sand. 


272 bull in a china shop: cá nhân cực kỳ vụng về, hay làm đổ vỡ đồ đạc. John’s small office is so full of delicate knickknacks that I feel like a bull in a china shop every time I come in! [Knickknacks = những đồ vật nho nhỏ, thường không đắt tiền, dùng để trang trí nhà cửa • china shop = tiệm bán các đồ vật làm bằng sứ (porcelain) đắt tiền và dễ vỡ • mẫu tự “k” đầu tiên  không phát âm, coi như thừa].

Alice Munro/Nguyễn Đức Tùng: THỊ TRẤN BẠCH DƯƠNG (Tiếp theo và hết)


(cuộc đời yêu dấu 2)
tác giả: Alice Munro
nguyên tác: amundsen (*)
người dịch: Nguyễn Đức Tùng

Như tôi đoán đúng về ngôi nhà ở thị trấn nơi cư ngụ của ông bác sĩ. Ông ta đã dẫn tôi về nhà ăn tối. Lời mời đưa ra tự nhiên vào một lúc nào đó hơi ngẫu nhiên khi chúng tôi gặp nhau ở hành lang. Có lẽ ông ta hơi ái ngại về lời hẹn sẽ nói chuyện với tôi về phương pháp giảng dạy.
Bữa ăn tối mà ông bác sĩ định mời trùng với ngày diễn kịch của Mary. Tôi kể cho ông nghe và ông bảo, “Thì tôi cũng mua như cô. Nhưng không nhất thiết chúng ta phải tới đó đâu.”
“Tôi có cảm giác như thể tôi đã hứa với nó rồi.”
“Ồ thế à, thế thì cô có thể hủy lời hứa đó đi. Đó là một thứ gì đó rất khủng khiếp, hãy tin tôi đi.”
Tôi nghe lời ông bác sĩ mặc dù tôi không gặp lại Mary. Tôi đứng chờ ở nơi mà ông hướng dẫn cho tôi, ở một khoảng hiên rộng trước cửa ra vào. Tôi mặc một cái đầm đẹp màu xanh dương đậm với những cúc áo kết bằng ngọc trai, cổ cườm, chân mang giày cao gót bên trong đôi ủng đi tuyết. Tôi đứng chờ hồi hộp, lo lắng, thoạt tiên bởi vì sợ rằng Matron sẽ bước ra khỏi văn phòng và nhìn thấy tôi, và kế đó là sợ ông bác sĩ chẳng nhớ gì chuyện ấy cả.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tại sao Obamacare chưa chết?


Đảng Cộng Hòa vẫn muốn xóa bỏ đạo luật y tế ACA của Tổng thống Obama từ lúc nó chưa ra đời. Hai năm trước, cả hai viện quốc hội đã thông qua một dự luật xóa bỏ hầu hết những điều khoản mới trong luật ACA này, ông Obama phải ký veto (phủ quyết). Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump thề quyết tâm thay thế Obamacare khi vận động tranh cử. Bây giờ “cờ đã đến tay,” ông Trump làm chủ Tòa Bạch Ốc và Cộng Hòa kiểm soát cả quốc hội.
Tại sao, sau sáu tháng bàn cãi ồn ào,ACA vẫn tiếp tục là luật lệ cho cả hệ thống y tế quốc gia? Tại sao ông tổng thống không buộc được những người cùng đảng bỏ phiếu xóa ACA và ban hành luật mới? Tại sao có những đại biểu không nghe lời giới lãnh đạo đảng ở quốc hội?

Trần Mộng Tú: Chuột Chuột Chí Chí

 - Gửi người bạn mới phải qua cuộc giải phẫu răng miệng

Mẹ nhổ răng em
ném xuống gậm giường
chuột chuột chí chí
mày lấy răng tao
tao lấy răng mày

Sáng em thức dậy
tìm thấy mười xu

Tôn Nữ Thu Nga: Một chuyến lãng du


Sau hai tuần du ngoạn bằng thuyền qua Bắc Hải, chúng tôi bắt đầu chuyến đi riêng của mình: xuyên Âu Châu bằng xe lửa để đến địa điểm cuối là Paris trước khi về Mỹ.
Từ thuở nhỏ, mộng tang bồng bị gieo vào trí óc do cha tôi và những cuốn sách du ký, các cuốn báo”Thế giới tự do” ông mang về nhà cho con cái đọc. Vì thế, bây giờ có ai trách rằng tại sao tôi đi chu du thế giới mãi thì tôi đổ lỗi cho ông già. Lúc còn trẻ tuổi, tôi mơ ước một ngày nào đó, mình được đeo ba lô, nhảy xe lửa nhẩn nha trôi qua những con đường làng, những thành phố nhỏ của Châu Âu, tự do như một đám mây. Lần này, tuy không còn trẻ nữa, thế nhưng tôi cũng như một đám mây, lại phiêu bồng trong mùa xuân mới của Châu Âu.

Alice Munro: THỊ TRẤN BẠCH DƯƠNG

(cuộc đời yêu dấu 2)
tác giả: Alice Munro
nguyên tác: amundsen (*)
người dịch: Nguyễn Đức Tùng
Tôi ngồi chờ trên băng ghế phía ngoài nhà ga. Cửa nhà ga mở mỗi khi tàu điện đến, nhưng nay đang đóng lại. Một người đàn bà ngồi đầu kia ghế, giữa hai đầu gối giữ một cái túi có dây cột, đầy những gói nhỏ bằng giấy cũ loang loáng mỡ. Thịt – thịt sống. Bạn có thể ngửi được mùi ấy.
 Bên kia đường tàu là chiếc tàu điện, không khách, đứng chờ.
Không một hành khách nào tới cả, sau một lúc người trưởng ga thò đầu ra ngoài gọi to “San.” (1) Mới đầu tôi tưởng ông ta gọi người nào đó tên Sam. Một người đàn ông mặc đồng phục đi tới, vòng quanh góc tòa nhà. Anh ta băng qua đường xe lửa, lên toa tàu điện. Người đàn bà với gói giấy đi theo anh ta, tôi cũng làm thế. Có tiếng la gọi từ hai bên đường và cánh cửa lem luốc của tòa nhà mái bằng bật mở, một vài người đàn ông chạy ra, đầu đội mũ, xách những cái lon bới thức ăn trưa va đập vào đùi. Nghe tiếng lao xao cứ tưởng tàu sắp chạy ngay trong vài phút. Nhưng khi họ đã ngồi an vị, chẳng có gì xảy ra cả. Chiếc tàu điện vẫn đứng yên khi họ đếm số người, xem thử có ai đó không kịp lên xe, và bảo người tài xế đừng chạy vội. Thế là có người nhớ lại đó là ngày nghỉ của một người kia, nay không có mặt. Chiếc xe điện bắt đầu chạy, mặc dù bạn không biết tài xế có nghe họ nói gì không, hay có thèm để ý không.

Ngự Thuyết: NGÔI NHÀ LÝ TƯỞNG

 
  
Bay về ổ chín tầng cao
Con chim vĩnh biệt quên chào mái hiên
Bùi Giáng
Thế là vợ chồng chúng tôi đã sống nơi đây gần bảy năm sau khi rời bỏ căn hộ hai tầng mà tôi gọi là “Ngôi Nhà Lý Tưởng.”
Thời gian vùn vụt trôi. Tôi không nhớ đã dọn nhà bao nhiêu lần. Sáu hay bảy lần chưa kể ln cuối dọn đến căn gác nhỏ này? Lẽ dĩ nhiên không phải vì chúng tôi là người ưa kén chọn khó khăn, mà vì hoàn cảnh, vì phải chạy theo công việc làm ăn. Nhớ lại lúc còn ở trong nước, gần nửa thế kỷ, chỉ dọn nhà vài ba lần.
Khi bỏ nước mà đi, chúng tôi không hình dung nổi cuộc sống mới sẽ như thế nào. Nó sẽ tốt, hoặc xấu. Mặc. Nhưng chắc chắn không xấu hơn đời sống mà chúng tôi đã trải qua từ ngày Miền Nam mất. Con cái có thể ráng sức tiếp tục học hành, khởi công xây dựng tương lai, nhưng vợ chồng chúng tôi thì sao? Chắc chắn không thể trở lại nghề nghiệp cũ. Có thể nào làm lại cuộc đời lúc tuổi trẻ không còn? Sẽ chấp nhận tất cả. Hái trái cây, phụ việc tại các nông trại, làm vườn, đánh cá, chăm sóc người già, ... nếu ở miền quê. Gác gian, bồi bàn, bỏ báo, phụ bếp, bưng phở, làm khuy nút, cắt chỉ ... nếu sống tại thành thị. Còn chỗ ở? Nhà trọ, chung cư, hay chỗ trú ẩn mà người ta gọi là shelter. Đủ che mưa nắng là tốt rồi. Không ngờ xứ Mỹ cứu trợ chu đáo. Người dân Mỹ, nói chung có máu lạnh nhưng hào hiệp. Chúng tôi dần dần có việc làm qua ngày. Lũ con thì khá hơn.