Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Những đứa bé lên ba
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại đại hội Đảng hôm 26/1/2016 - AFP
Tôi cho rằng tình trạng khu phố 4, phường Tân Kiểng, quận 7 nơi tôi cư ngụ là sự thu nhỏ hiện trạng của cả nước. Đảng độc quyền, thoái hoá tham nhũng, đàn áp những người trung thực.
Hồi ký Tống Văn Công - Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Càng già, tôi càng bê tha và càng hay la cà/ đàn đúm. Qua tuổi sáu mươi, ngồi điểm lại mới thấy là số bè bạn thân/sơ dám tới cả ngàn. Đông hết biết luôn!
Đã vậy, gặp ai tui cũng rủ rê nhậu nhẹt tưng bừng và nài nỉ anh em uống cho tới xỉn luôn để ... thắt chặt thêm tình bằng hữu. Bởi thế, sau khi chia tay là tôi không còn nhớ ai vô ai nữa – trừ hai người: Trần Ngọc Thành và Tống Văn Công.
Trọng Thành/RFI: Biển Đông : Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa
Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Chữ Thập.
Ảnh vệ tinh 16/06/2017. Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe
Ảnh vệ tinh 16/06/2017. Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe
Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc triển khai tên lửa. Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.
Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng tên lửa với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017. Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Quốc cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và mạng lưới thông tin liên lạc.
Phạm Chí Dũng: Như Quỳnh sẽ không phải ở tù hết 10 năm!
Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - người vừa bị Tòa án “nhân dân” Khánh Hòa xử đến 10 năm tù trong một phiên tòa được tuyên truyền là “công khai” - không nên quá xúc động khi thốt lên với cháu mình: “Khi con 21 tuổi con mới được gặp mẹ!”.
Bởi một lần nữa trong bao lần của lịch sử, nước Việt đang bước vào thời đoạn “cùng tắc biến”.
VOA: Trump, Moon tỏ lập trường thống nhất chống lại Bắc Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
ra tuyên bố chung trong Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc ở Washington,
ngày 30 tháng 6, 2017.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu tuyên bố Mỹ đã hết kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên khi ông gặp người tương nhiệm Hàn Quốc tại Nhà Trắng.
Phát biểu tại Vườn Hồng cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Trump tuyên bố sẽ có một "sự đáp trả cương quyết" đối với những chương trình hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng.
"Thời đại của sự kiên nhẫn chiến lược với chế độ Bắc Triều Tiên đã thất bại," ông Trump nói, nhắc tới cách tiếp cận của người tiền nhiệm đối với miền Bắc. "Nhiều năm đã trôi qua và nó đã thất bại, và nói thẳng là sự kiên nhẫn đó đã hết."
Lê Mạnh Hùng: Ước muốn không tưởng: Một con dao hai lưỡi
Chúng tôi có tật hay nói chuyện chính trị tại nhà. Vợ chồng con cái nhiều khi cãi nhau loạn cả lên vì những chuyện không đâu. Thành ra cuộc bầu cử tại Anh vừa qua cố nhiên là một trong những đề tài tranh cãi gay go trong gia đình. Tương tự như vậy Brexit, việc nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu cũng là một đề tài nói chuyện chính.
Ngay khi có kết quả bầu cử, tôi nói với vợ tôi “Thế này là tốt cho một cái Brexit nhẹ nhàng” Vợ tôi cũng đồng ý với tôi. Vì cả hai chúng tôi đều ủng hộ Anh ở lại Châu Âu thành ra chúng tôi đều vui mừng.
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Phạm Chí Dũng: Lại thủ đoạn ‘tăng dần thay tăng sốc’
Hình minh họa.
Vì sao âm mưu tăng thuế “bảo vệ môi trường”, mà thực chất là phi mã thuế xăng lên đến 8.000 đồng/lít, phải tạm thời câm bặt trong kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017?
Thất bại tạm thời
Đã không có bất cứ nội dung nào nghị luận về việc tăng thuế bảo vệ môi trường tại kỳ họp trên, dù trước đó đã có thông tin vụ việc này được đưa vào nghị trình thảo luận của Quốc hội, thậm chí còn được PR rằng Quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân chắc chắn sẽ xem xét trên tinh thần thông qua một dự luật về thuế bảo vệ môi trường. Dù trước đó, một chiến dịch vận động hành lang và trên truyền thông cũng đã được “kiến tạo” rầm rộ và dường như đã nhận được động tác “gật” dễ dãi của Ủy ban thường vụ quốc hội…
Nguyễn Ðắc Kiên: Thói Vô Cảm Của Kẻ Có Học
Nếu chính quyền này cho rằng bản án 10 năm với chị Quỳnh có thể gây hiệu ứng sợ hãi thì họ đã sai, ít nhất với riêng tôi. Bản án chỉ làm tôi thêm kinh tởm chế độ này và những kẻ ủng hộ, dung dưỡng cho nó, cũng như khiến tôi càng thêm cương quyết tiến bước trên con đường mình đã chọn.
Nói đến đặc quyền đặc lợi, người ta nghĩ ngay đến giới lãnh đạo chóp bu hay những ông trùm tư bản, nhưng triết gia, nhà ngôn ngữ học người Mỹ Noam Chomsky thì khác.
Chomsky cho rằng, bất cứ ai được học hành tử tế trong xã hội, gọi là tầng lớp có học, đều đã được hưởng đặc quyền đặc lợi, và nếu ta có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn, ta phải có trách nhiệm hơn.
VOA Tiếng Việt: Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Virgina Bennett phát biểu, trao đổi trực tuyến với nhà vận động Vũ Quốc Ngữ từ Hà Nội, tại Ngày Vận động cho Việt Nam tại điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 29/6/2017.
Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Các phái đoàn đến từ 15 tiểu bang có dịp tiếp xúc với các dân biểu và các nhân viên lập pháp, giới chức Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, và đại diện các tổ chức phi chính phủ, về việc chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền.
Phạm Ðoan Trang: Viết Cho Những Người Trẻ, Nhân Phiên Xử Mẹ Nấm
Ngày hôm nay, một phiên tòa chính trị đã diễn ra ở Nha Trang, nơi người ta xử một phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con nhỏ. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 38 tuổi.
Người ta không cho chị mặc chiếc áo trắng mà mẹ của Quỳnh gửi vào trại giam cho con. Người ta bắt chị phải mặc một cái áo phông không cổ, với những hình vẽ của trẻ con trước ngực.
Người ta chặn phố xá, chặn mọi ngả đường đến tòa. Nha Trang bỗng như trong tình trạng thiết quân luật.
Người ta không cho cả mẹ ruột của chị vào trong phòng xử án. Sau một hồi “đấu tranh” quyết liệt, mẹ chị mới “được phép” vào ngồi ở phòng bên cạnh, theo dõi phiên tòa qua màn hình.
KN/Người Việt: Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Phiên tòa ‘đều là phi lý bất công’
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái (bé Nấm)
chụp hồi 2011. (Hình: Uyên Vũ/Người Việt)
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được chính phủ Mỹ vinh danh là phụ nữ can đảm trên thế giới, vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra tòa án tại Nha Trang về cáo buộc chống phá chế độ vào sáng 29 Tháng Sáu, giờ Việt Nam.
Theo tường thuật của Facebooker Trịnh Kim Tiến, người cùng đi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, đến phiên tòa: ‘Một hàng rào được thiết lập từ rất xa nơi diễn ra phiên tòa và bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được cho vào bên trong. Tuy nhiên, bà Lan có được vào tham dự trực tiếp phiên tòa hay không thì chưa rõ.’
KN/Người Việt: Bản án 10 năm tù, blogger Mẹ Nấm ‘khiêu vũ giữa bầy sói’
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa vào sáng 29 Tháng Sáu.
(Hình: AFP/Getty Images)
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger ‘Mẹ Nấm’ – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói rằng, con gái bà giống như ‘khiêu vũ giữa bầy sói’ khi bị đưa ra tòa sơ thẩm vào sáng 29 Tháng Sáu 2017 và bị tuyên án 10 năm tù vì cáo buộc tội ‘chống phá chế độ.’
Phiên tòa dự trù diễn ra trong hai ngày nhưng được xử chóng vánh trong một ngày 29 Tháng Sáu và bản án được tuyên vào cuối buổi chiều.
Dù được cho vào tòa án và được nói là xử ‘công khai’ nhưng bà Nguyễn Thị Tuyết Lan chỉ được nhìn thấy con gái mình ra tòa thông qua một màn hình TV ở một phòng khác chứ không được tham dự trực tiếp.
Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017
Ngô Nhân Dụng: Đảng Dân Chủ chưa thức dậy
Sau nửa năm choáng váng vì bất ngờ thất bại trong cuộc chạy đua ghế tổng thống, Đảng Dân Chủ vẫn chưa thức dậy! Tại Georgia, ứng cử viên Dân Chủ Jon Ossoff thua bà Karen Handel là một tiếng chuông báo thức. Họ nghĩ khi chưa tới 40% dân chúng hoan nghênh Tổng thống Donald Trump, hy vọng dân Georgia sẽ bầy tỏ nỗi bất mãn của họ bằng lá phiếu. Sau cùng, bà Handel vẫn chiếm trên 51% số phiếu. Dân biểu Tim Ryan, tiểu bang Ohio, nói thẳng: Trump thắng, chúng ta thua, tỷ số bốn- không!
Kết luận: Sang năm 2018 đảng Dân Chủ không thể
chỉ vận động tranh cử nhờ những nhược điểm của chính quyền Trump, mà phải tìm
hiểu tại sao chính họ chưa thu hút đủ số cử tri để thắng. Một nguyên do là những
lỗ hổng trong đường lối, chính sách của chính họ.
Lầm lẫn đầu tiên của đảng Dân Chủ tại Georgia
là đã chọn đơn vị 6 làm trận thử thách tiêu biểu mở màn cho cuộc tranh cử quốc
hội chắc chắn sôi nổi năm 2018. Trung ương đảng Dân Chủ và các ban vận động đã
nỗ lực giúp Ossoff khiến cho trận đấu này càng có tính chất biểu tượng. Nghĩa
là nếu thất bại thì càng thua nặng hơn.
Thanh Phương/RFI: Tấn công tin học đòi tiền chuộc, hiểm họa mới của thế giới
Kiểm tra bảng thông tin các chuyến bay ở phi trường Boryspil,
Kiev, Ukraina, ngày 27/06/2017. - REUTERS/Valentyn Ogirenko
Kiev, Ukraina, ngày 27/06/2017. - REUTERS/Valentyn Ogirenko
Trong vòng khoảng hơn một tháng, một đợt tấn công tin học đòi tiền chuộc theo kiểu ransomware lại xảy ra hôm qua, 27/06/2017, nhắm vào nhiều công ty và cơ quan ở Hoa Kỳ và châu Âu, sau khi đã đánh vào Ukraina và Nga.
Một đại diện của công ty an toàn mạng Kaspersky của Nga hôm qua đã báo động là ransomware mang tên Petrwrap hiện đang lan ra toàn thế giới, tác động đến nhiều quốc gia. Theo vị này, Ukraina là quốc gia bị nặng nhất, tiếp đến là Nga, Ba Lan và Ý.
Tại Ukraina, đợt tấn công tin học lần này đã làm rối loạn hoạt động của các ngân hàng, hệ thống metro và sân bay quốc tế. Nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl ( ngừng hoạt động từ năm 2000 sau thảm họa hạt nhân năm 1986) của Ukraina phải chuyển sang đo bằng tay mức độ phóng xạ tại đây. Trang web của chính phủ Kiev thì bị đánh sập hoàn toàn. Lãnh đạo Hội Đồng An Ninh Quốc gia Ukraina Oleksandre Tourtchinov tố cáo thủ phạm là các tin tặc ở Nga. Nhưng chính nước Nga cũng bị tấn công trực tiếp, virus xâm nhập hệ thống tin học nhiều ngân hàng và đã buộc tập đoàn dầu khí Rosneft phải chuyển sang sử dụng máy chủ phụ để có thể tiếp tục sản xuất.
Thanh Phương/RFI: Human Rights Watch đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- (www.civilrightsdefenders.org)
- (www.civilrightsdefenders.org)
Trong một thông cáo đề ngày 27/06/2017, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với cô.
Thông cáo của HRW nhắc lại rằng blogger Mẹ Nấm đã bị bắt vào tháng 10/2016 và sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ngày mai, 29/06 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
HRW cho biết Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội, trong đó có trưng thu đất đai, công an bạo hành, và tự do ngôn luận. Cô cũng đã lên tiếng ủng hộ những người bất đồng chính kiến khác và công khai vận động đòi trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị. Cũng theo HRW, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn tham gia nhiều cuộc biểu tình vận động cho nhân quyền và môi trường. Cô liên tục bị công an sách nhiễu, đe dọa, thẩm vấn và bị quản thúc tại gia nhiều lần nhằm ngăn cản cô tham dự các sự kiện quan trọng.
VOA Tiếng Việt: Luật sư tiên liệu blogger Mẹ Nấm nhận mức án nhẹ nhất.
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (ảnh tư liệu, 2013)
Theo kế hoạch, vào sáng 29/6/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” chiểu theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Một luật sư bào chữa cho bà bày tỏ hy vọng bà sẽ nhận mức án nhẹ nhất.
Có 4 luật sư sẽ bào chữa cho bà Như Quỳnh là các ông Võ An Đôn, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân và Nguyễn Khả Thành.
Hồi đầu tháng 10/2016, chính quyền Khánh Hòa đã bắt giữ Như Quỳnh, blogger đã viết và đăng trên internet rất nhiều bài với bút danh Mẹ Nấm nói về hiện thực xã hội và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
Người Việt: Không ngưng khai thác cát, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tiếp tục sạt lở
Bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang,
sát lở hàng trăm mét, nhấn chìm 16 căn nhà hồi hạ tuần Tháng Tư.
(Hình: Báo điện tử VNExpress)
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Đồng bằng sông Cửu Long đang bị biến dạng do sạt lở nghiêm trọng cả ở bờ sông lẫn bờ biển, song hoạt động khai thác cát chưa ngưng, dù đó là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa.
Ông Lê Anh Tuấn, viện phó Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của trường Đại Học Cần Thơ, mới lên tiếng cảnh báo thêm một lần nữa rằng, dưới đáy sông Mekong (đến Việt Nam thì tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu trước khi đổ ra biển) có rất nhiều hố có vai trò như những điểm trữ sỏi cát. Nếu tiếp tục khai thác cát, các hố này sẽ sâu hơn và sạt lở sẽ càng ngày càng nghiêm trọng.
Âu Dương Thệ: Cộng hòa Liên bang Đức: Cơ chế chính trị-kinh tế và cách vận hành xã hội của một nước Dân chủ Đa nguyên
Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên đàng hay biến thế gian thành địa ngục?Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảngtoàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN!
Âu
Dương Thệ
Đức
và VN có một số điểm tương đồng. Về mặt dân số và diện tích tương đối ngang ngửa
với nhau, VN 331.114km² và gần 92 triệu dân, Đức 357.376km² và trên 81 triệu
dân.[1] Cả
hai nước đều là sản phẩm của Thế chiến thứ 2 và Chiến tranh lạnh giữa Đông và
Tây, hay còn gọi là giữa Cộng sản và Tự do. Cả VN và Đức đều bị chia đôi.
Nhưng
hai nước lại có những khác biệt rất căn bản về nhiều mặt. Chế độ độc đảng toàn
trị theo chủ nghĩa Cộng sản(CS) đã dẫn VN lao vào các cuộc chiến tranh suốt 30
nămtàn khốc và hận thù. Nhiều triệu người Việt ở cả hai miền đã bị hi sinh. Đất
nước tuy thống nhất trên 42 năm nhưng vẫn là một trong những nước rất nghèo, lợi
tức đầu người năm 2016 là 1980 USD và người dân vẫn bị tước các quyền tự do dân
chủ căn bản. Chế độ toàn trị với Kinh tế thị trường (KTTT) Định hướng XHCN đã tạo
ra nạn tham nhũng đang trở nên bất trị. Nhân quyền và tự do báo chí ở mức rất tồi
tệ đội sổ trên thế giới. Mới vài ngày trước Quốc hội(QH) sửa đổi bộ Luật hình sự,
bắt các luật sư phải tố cáo thân chủ trong các tội giải thích rất cao su gọi là
„tội xâm phạm an
ninh quốc gia“. [2] Ngay
trước đó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đòi hỏi phải đưa việc này vào luật.
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017
Mạnh Kim: Trách Nhiệm Cộng Đồng
Khu phức hợp mua sắm khổng lồ Starfield COEX Mall tại Seoul vừa khánh thành thư viện công cộng Starfield rộng 2.800 ㎡ với ba kệ cao 13 m chứa khoảng 50.000 quyển sách và tạp chí, trong đó có những ấn bản mới nhất và tạp chí quốc tế. Thiết kế thư viện dĩ nhiên có chỗ cho người đọc miễn phí. Hàng tháng, không gian tri thức Starfield còn tổ chức các hoạt động văn hóa và trình diễn nghệ thuật. Chủ đề văn hóa hàng ngày cũng thường xuyên thay đổi, có ngày thi ca, có ngày thì nghệ thuật, có ngày dành cho thiếu nhi. Diễn giả có khi là thi sĩ, nghệ sĩ dương cầm, có lúc là chuyên gia du lịch hoặc nhà bình luận thời sự… Người ta đã chi 6 tỷ won (5,3 triệu USD) để tạo ra không gian văn hóa bên trong khu phức hợp mua sắm-giải trí này; và riêng thư viện cần 500 triệu won/năm cho việc bảo quản…
Thanh Phương/RFI: Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) họp báo chung
với tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng, Washington, 26/06/2017.
REUTERS/Kevin Lamarque
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Nhà Trắng hôm qua, 26/06/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở vùng này một cách hòa bình, theo đúng luật pháp quốc tế.
Tổng thống Trump và thủ tướng Modi đưa ra lời kêu gọi nói trên trong bối cảnh tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng về chủ quyền Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn gay gắt. Đặc biệt, Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, gây quan ngại cho các nước trong khu vực, cũng như cho Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Tú Anh/RFI: Hồng Kông trong bàn tay thép của Trung Quốc
Người Hoa lục biểu tình tại Hồng Kông, chống lại một cuộc tập hợp
của người Hồng Kông phản đối du khách Trung Quốc, 16/03/2014. - Reuters
của người Hồng Kông phản đối du khách Trung Quốc, 16/03/2014. - Reuters
Ngày 01/07/2017 tới đây là đúng 20 năm Hồng Kông trải nghiệm chính sách «một quốc gia, hai chế độ», theo đề xuất của Đặng Tiểu Bình khi đàm phán với Luân Đôn và sẽ kéo dài đến 50 năm. Thực tế cho thấy hệ thống này đang bị sụp đổ từng mảng lớn. Vì sao Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa ?
Theo tinh thần nguyên tắc «một quốc gia hai chế độ», Hồng Kông phải được hưởng tự do dân chủ cho đến năm 2047. Đây là những quyền chính trị xa lạ đối với người dân tại lục địa. Tuy nhiên, 20 năm sau ngày nhượng địa cũ của Anh Quốc được trao lại cho Trung Quốc, đông đảo người dân Hồng Kông cảm thấy các quyền tự do tại đặc khu hành chính bị thu hẹp dần dần. Hai chế độ đâu không thấy mà chỉ thấy hai bàn tay thép.
Mai Vân: Chính sách Biển Đông: Cây gậy của Trump to hơn củ cà rốt
Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ luyện tập
trên Biển Đông ngày 06/06/2017. - Reuters
trên Biển Đông ngày 06/06/2017. - Reuters
Ngay phiên họp đầu tiên của cuộc đối thoại cấp bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ-Trung mở ra hôm 21/06/2017, hai bộ trưởng Mỹ đã khẳng định trở lại quan điểm phản đối «mọi thay đổi nguyên trạng» tại Biển Đông và «cácđòi hỏi chủ quyền quá đáng không phù hợp với luật pháp quốc tế». Trước đó, ngày 06/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược hiện đại B-1B bay đến vùng Biển Đông, hai tuần sau khi một tàu khu trục của Hạm Đội 3 tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại vùng Trường Sa.
Trong bài phân tích «Chính sách Biển Đông của Trump đang định hình» (Trump’s South China Sea policy taking shape), đăng trên báo Nhật Japan Times ngày 23/06, giáo sư Mark J. Valencia, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc, đã cho rằng các sự kiện trên đây cho thấy là những đường nét trong chính sách Biển Đông và Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump «đang nổi lên từ sương mù của những tuyên bố và hành động lộn xộn và mâu thuẫn».
Phạm Chí Dũng: Việt Nam chìm trong nợ công, có thể gây bất ổn xã hội
Nền kinh tế của Việt Nam hiện phần lớn dựa
vào giá nhân công rẻ mạt. (Hình: Getty Images)
vào giá nhân công rẻ mạt. (Hình: Getty Images)
Nợ công Việt Nam đã chẳng hề được cải thiện nguy biến sóng thần của nó sau kỳ họp Quốc Hội Tháng Năm-Sáu, 2017, khi đảng tràn đầy quyết tâm “tự chuyển hóa” bất ổn chính trị thành bất ổn xã hội.
Quyết tâm “tống khứ doanh nghiệp nhà nước”
Chỉ vào những ngày cuối cùng của kỳ họp trên, một quan chức mang trọng trách an nguy nhất về vay nợ là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng mới đề cập về những lý do tại sao không nên đưa nợ tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào nợ công: theo hướng dẫn Ngân Hàng Thế Giới (WB), chỉ tính nợ tự vay tự trả vào nợ công nếu thỏa mãn 3 điều kiện đồng thời: Chính phủ sở hữu 50% vốn tại doanh nghiệp, hoạt động thu chi của doanh nghiệp được tính trong dự toán thu chi hàng năm, và chính phủ cam kết trả nợ thay nếu chủ thể đi vay không thể trả được nợ.
Ngoài ra, trên thế giới hiện nay, khảo sát hơn 40 nước thì hầu hết là không tính nợ của DNNN vào nợ công, chỉ có 3 nước.
Lê Phan: Câu chuyện nhà báo
Hôm tuần rồi, nhân ngày mà đối với người Việt chúng ta là ngày giỗ đầu của dân biểu Jo Cox, hai tờ báo đối lập kỳ phùng địch thủ, hai vị tổng chủ bút của tờ Daily Telegraph bên cánh hữu và tờ Guardian bên cánh tả, đã họp nhau viết chung một bài bình luận.
Mang tựa đề “Jo hỏi những câu hỏi khó khăn. Chúng tôi cũng sẽ làm vậy,” mở đầu với câu “Cách đây một năm, một hành động bạo động kinh khủng đã tước đi của đất nước chúng ta một phụ nữ thành khẩn và nguyên tắc. Dân biểu Jo Cox đại diện cho một trong những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống chính trị của chúng ta, và tuyên bố của bà trong bài diễn văn đầu tiên đọc tại Quốc Hội – rằng chúng ta đoàn kết hơn và có nhiều điều chung với nhau hơn là những điều chia rẽ nhau – đã rung động đến tận tâm cam của nhiều người kể từ khi bà mất.”
Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017
Nguyễn Duy Chính: PHAN HUY ÍCH VÀ BANG GIAO THANH – VIỆT. (PHẦN I TIỂU SỬ)
Lịch
sử nước ta có những thời kỳ bị coi như “khuyết sử”. Sở dĩ gọi là khuyết sử vì sử sách không tường thuật lại những gì
đã xảy ra mà nhiều chi tiết bị che dấu có chủ đích. Che khuất đã đành, lại có
những chi tiết không phải là “tín sử” được phổ biến với ác ý. Khi một triều đại khác lên ngôi, tất cả những công trình của người đi trước đều bị huỷ hoại hay không đề cập đến tưởng như thời kỳ đó không hề hiện diện. Đến khi không thể bỏ
trống được, quá khứ nay trở thành một bản tường thuật chiến tranh nhằm đề cao việc tranh giành chính quyền.
Nguyễn Đức Tùng: Cuộc Ðời Yêu Dấu Alice Munro - Lời Giới Thiệu
Năm 2013, khi trao giải Nobel về
văn học cho Alice Munro, người phụ nữ thứ mười ba trên thế giới nhận giải thưởng
này, đại diện của Hàn lâm viện Thụy Điển đã gọi bà là "bậc thầy của truyện
ngắn đương đại". Một đánh giá cao về thành tựu nghệ thuật và tất nhiên khó
khăn mới đạt được. Lúc ấy, nhiều người đã ngạc nhiên hỏi nhau: bà này ở đâu ra?
Thật ra Alice Munro đã viết văn từ
năm mươi năm nay, với tác phẩm đầu tay Vũ
điệu của bóng mờ hạnh phúc, xuất bản 1968. Trong các tuyển tập truyện ngắn
hay nhất của Hoa Kỳ, tôi nhận thấy tên bà xuất hiện rất đều đặn, gần như hàng
năm, được chọn lựa bởi các nhà văn hay nhà phê bình có quan điểm khác nhau. Nhà
văn cũng nhận nhiều giải thưởng, trong đó ba lần giải Governor General danh giá
của Canada, và Man Booker International, năm 2009. Giữa nhiều nhà văn viết tiếng
Anh, bà được kính trọng và yêu mến một cách đặc biệt. Tuy vậy, tính tình kín
đáo, khiêm cung, Alice Munro ít khi xuất hiện trên báo chí, ngoại trừ bằng tác
phẩm của mình. Cách đây vài năm, khi tôi đến dự một buổi hội thảo ở Vancouver
sau giải Man Booker International vừa nói, với sự tham gia của nhiều nhà văn nổi
tiếng như Margaret Atwood, họ đọc những tham luận xúc động về sự nghiệp của bà
và diễn đọc những trích đoạn tác phẩm, Alice Munro cũng đã không có mặt.
Tuệ Sỹ: Bình Minh
Thầy Tuệ Sỹ (Ảnh: tư liệu)
Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh
Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực sáng bình minh ?
Đôi cò trắng yêu nhau còn bỡ ngỡ
Sao mặt trời thù ghét tóc nàng xinh ?
Tôi lên núi tìm nỗi buồn đâu đó
Sao tuổi thơ không khóc buổi bình minh?
GSTS Ðàm Trung Pháp: Victor Hugo đã nói…
Lúc
trẻ, Victor Hugo tán thưởng chủ nghĩa bảo hoàng (royalisme), nhưng khi lớn tuổi
ông dành cảm tình cho hình thức tổ chức chính phủ của một quốc gia cộng hòa (républicanisme).
Ông tranh đấu rất mạnh mẽ để hủy bỏ án tử hình, nhưng đã không thành công. Trong
một thời gian dài,Victor Hugo cũng là hội viên của Hàn lâm viện Pháp (Académie
Française) – một danh dự và uy tín rất lớn dành cho một công dân nước Pháp.
Trần Doãn Nho: Norman Mailer, nhà văn “đa sự” của văn chương Hoa Kỳ
LTS. Cách đây không lâu DĐTK đã đăng một bài viết vắn tắt về Norman Mailer của nhà biên khảo Trần Doãn Nho. Nay tác giả gửi về Tòa soạn một bài đầy đủ hơn về tác giả này, mời bạn đọc theo dõi. DĐTK
Mailer sinh ở Long Branch, tiểu bang New Jersey vào ngày 31 tháng 1 năm 1923. Cha, Isaac Barnett, là một di dân Nam Phi gốc Do Thái, kinh doanh một tiệm tạp hóa và đã từng đảm nhiệm chức giáo trưởng Do Thái giáo không chính thức của thị trấn. Mẹ, Fanny Schneider, thuộc một dòng họ nổi tiếng cư ngụ ở Long Branch. Dù có thêm một đứa con gái nữa, Barbara, nhưng bà yêu Norman Mailer nhất. Bà cho con trai của mình là “toàn hảo” và vẫn giữ cái nhìn đó cho dù về sau Mailer thay đổi rất nhiều. Lên chín tuổi, Mailer theo gia đình về Brooklyn, New York. Tốt nghiệp trung học, ông ghi danh vào đại học Harvard. Ông theo học ngành kỹ sư hàng không nhưng khi lên năm thứ hai, ông bỗng nhiên đâm ra mê văn chương và nuôi mộng thành đạt trong văn giới. Ông dành hết cả mùa hè đọc truyện của những tác giả yêu thích như James Farrell, John Steinbeck, John Dos Passos và tập tễnh viết. Năm sau, ông đoạt giải truyện ngắn hay nhất của tạp chí "Story" dành cho sinh viên lớp cử nhân với “The Greatest Thing in the World.”
Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017
Ngô Nhân Dụng: Macron, Trump, P.C., Amazon, Uber…
Nhiều nhà phân tích chính trị Pháp đã mô tả cảnh Tổng thống Emmanuel Macron đánh bại hai đảng
lớn lâu đời
bằng hình ảnh “phá hủy (để) sáng tạo” (destruction créative). Ông Macron gây đảo lộn chính trường, thay đổi bộ mặt chính trị nước
Pháp.
Năm 2016, ở nước Mỹ cũng diễn ra cảnh tương tự. Ông Donald
Trump cũng “đại náo thiên cung” đảng Cộng Hòa, giành lấy vai ứng cử viên tổng
thống, rồi đại thắng đảng Dân Chủ.
Ngay từ tháng Ba ngăm ngoái, có
người đã gọi cuộc tranh cử của ông Trump là “disruptive innovation,” tạm dich
là “phát minh (gây) xáo động;” một hiện tượng trong thương trường. Đó là David Plouffe, năm 2008 từng vận động tranh cử cho Tổng
thống Barack Obama, và năm ngoái đang làm phó chủ tịch công ty Uber! Plouffe
nói: Uber gây xáo động thị trường xe chở khách, Trump gây xáo động trong chính
trị. Plouffe nghĩ tới Uber khi thấy Donald Trump đánh bại các ứng cử viên Cộng
Hòa khác dù không chi đồng quảng cáo nào
trong ngày “Super Tuesday.”
Nguyễn Lệ Uyên: Nhớ Phạm Ngọc Lư
(từ trái: Phạm Ngọc Lư-Trần Hoài Thư-NgLu-Phạm Văn Nhàn
ảnh chụp năm 1969)
“Trong cuộc chiến tàn khốc này, đứa nào sống sót là kẻ chiến thắng” - (Phạm Ngọc Lư)
Trong
nửa thập niên 60, 70 (TK XX), bên cạnh những nhà văn nhà thơ mà tên tuổi của họ
đã được khẳng định, còn có đông đảo những người viết trẻ: Họ, đa phần là những
người không có tuổi thanh xuân yên ấm, lần lượt bị vãi ném vào chiến trường; số
ít còn lại là công chức, sinh viên… đã có những đóng góp không nhỏ cho dòng văn
học miền Nam – dòng văn học được xem là tự do sáng tạo có giá trị về mặt thẩm
mỹ và nhân văn trong mỗi tác phẩm – với nhiều khuynh hướng dị biệt (viễn mơ,
dấn thân, hiện sinh, hiện thực đối kháng…)
Và,
mặc dù dòng văn học này đã bị bức tử sau ngày 30.4.1975 bằng mọi cố gắng “tẩy
xóa” của bên “thắng cuộc” dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng nó, sau hơn 40
năm vẫn âm thầm và lặng lẽ chảy; vẫn đọng lại trong tâm thức độc giả những giá
trị không thể đảo ngược. Nó luôn là cái mới của hôm nay, bởi đã tiếp cận với
dòng văn học phương Tây qua các trào lưu nhưng vẫn giữ được hồn cốt văn hóa
Việt qua biết bao biến động lịch sử.
Trang Châu: Một điều mơ ước
đừng hỏi tôi có hết dại khờ
như thuở mười lăm, mười bảy tuổi
yêu, không cần biết thực hay mơ
đừng ưu tư sao tôi lặng im :
lặng im là muôn lớp sóng chìm
của những niềm đau không có tuổi
của những nỗi buồn không có tên
đừng xót xa sao tôi bơ vơ
giữa rừng tay sao nắm hững hờ
một rừng tay nhưng lòng tay… lạnh
tôi đang cần chút nắng ban sơ
hãy hỏi tôi một điều tôi ước:
tôi mơ làm một hạt sương mai
tinh khôi như một ngày mới lớn
long lanh hồng trên má xuân ai
Trang Châu
Trần Mộng Tú: Con Người và Gia Súc
Những trường Tiểu Học bên Mỹ hay cho học trò lớp Một, lớp
Hai đi thăm những trại súc vật của thành phố. Thường các em được xem những con
vật mới sanh hay những con vật còn tuổi “baby”. Từ bò, heo, gà vịt, dê, thỏ…
Các em đôi khi cũng được xem người ta vắt sữa những con bò mẹ,
hoặc những con heo mẹ đang cho một đàn heo con bú, con gà mái đang ôm một đàn
con dưới cặp cánh.
Các thầy cô hướng dẫn các em những con vật này nuôi con và
sanh đẻ ra sao. Tuyệt nhiên không ai cho các em biết những con vật đẹp đẽ và hữu
ích như thế này đã bị loài người đối xử xấu, tốt như thế nào,ở những trang trại
khác, nơi các em không được tới xem.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Từ Một Miền Không Đáy
Thoạt đầu cô
còn do dự chưa muốn giết hắn. Cô cần một người đàn ông để yêu.
Lắm lúc cô
nghĩ, đàn ông là một thứ thức ăn càng nhai càng thèm nhưng rất dễ bị ngộ độc.
Hắn là một loại vi khuẩn mà cô thật khó lòng tránh xa.
Dạo sau này
hắn hay ngáp vặt trước tình yêu của cô và tệ hại đến nỗi chẳng cần lịch sự che
giấu. Những người đàn ông nghệ sĩ thường rất cuồng nhiệt mà lại rất đỗi mau
chán. Hắn chỉ có thể yêu hắn lâu hơn là yêu những người đàn bà và như thế không
phải là lỗi của cô.
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Phạm Đình Trọng: ĐỐM LỬA ĐỒNG TÂM: Lệnh khởi tố vụ án Đồng Tâm: Đòn đánh dập đầu rắn
Vì quyền lợi ích kỉ của nhóm lãnh đạo đảng, đảng cầm quyền đang cố duy trì một học thuyết của máu và nước mắt, học thuyết đã được thực tế chứng minh là quái thai của lịch sử, là thảm họa cùa loài người, đã bị lịch sử lên án và loại bỏ. Theo đuổi học thuyết tội ác đó, đảng cộng sản cầm quyền đang đi ngược xu thế thời đại, đang kìm hãm sự phát triển của đất nước, đang đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân, đang gặp sự bất bình và phản kháng ngày càng công khai, quyết liệt của nhân dân.
Hiến pháp 2013 đã tạo ra khối tài sản quí giá khổng lồ mà vô chủ làm tối mắt cả bộ máy quan chức nhà nước quản lí khối tài sản khổng lồ vô chủ đó. Quyền lực nhà nước quản lí khối tài sản khổng lồ vô chủ liền đi đêm với quyền lực đồng tiền để hình thành những băng cướp cực mạnh cướp đất của người dân. Cả nước đang tao tác, loạn li, đang phẫn nộ nguyền rủa bọn cướp ngày mang danh chính quyền nhà nước cộng sản. Chuyện của Đồng Tâm cũng là chuyện còn, mất của thể chế, của đảng cộng sản. Vì thế chọn ai đứng ra xử lí vụ Đồng Tâm và xử lí như thế nào không phải chỉ là lựa chọn của nhà đỏ ở Hoàn Kiếm, Thành ủy Hà Nội mà phải là lựa chọn của nhà đỏ ở Ba Đình, Bộ Chính trị đảng cộng sản.
Thụy My/RFI: Sự cố Việt-Trung : Biển Đông chẳng bao giờ yên tĩnh
Tàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam,
tiếp cận khu vực giàn khoan 981, ngày 08/05/2016. - Ảnh : Reuters
Hôm qua 22/06/2017 lại có tin cuộc họp về quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bất ngờ bị hủy bỏ, được cho là do bất đồng về vấn đề Biển Đông hơn là do không sắp xếp được thời gian, theo như phía quốc phòng Trung Quốc công bố. Theo The Diplomat, nếu đây là sự thật, thì không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong quá khứ Bắc Kinh đã nhiều lần giương oai diễu võ trước Hà Nội. Nhìn rộng hơn, hành động này là lời cảnh báo cho cộng đồng quốc tế, rằng Bắc Kinh có thể bất thần leo thang căng thẳng bất kỳ lúc nào, vì lý do này hoặc lý do khác.
Minh Anh/RFI: Bắc Kinh tức giận vì Hà Nội xích lại gần với Tokyo và Washington ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017.
- REUTERS/Jonathan Ernst
Tranh cãi đã nổ ra trong cuộc họp kín khiến Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự cấp cao với Việt Nam. Giới phân tích đưa ra hai nguyên nhân làm cho Trung Quốc giận dữ dẫn đến việc hủy bỏ cuộc gặp giữa các giới chức quân sự này.
Thứ nhất, trong chuyến công du Hà Nội tuần này, tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã tỏ ra tức giận trước các nỗ lực gần đây của Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Phạm Chí Dũng: Nguồn cơn nào khiến Hà Nội trở mặt với Đồng Tâm?
Một cách sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm
hôm 22 tháng Tư sau khi được phóng thích. (REUTERS/Kham)
Một cán bộ hưu trí hơn 50 tuổi đảng ở Sài Gòn thở ra với tôi: “Nếu Công an Hà Nội đè dân Đồng Tâm ra mà khởi tố, thằng Chung sẽ cạn ráo uy tín, sẽ mất mặt hết. Đảng cũng mất mặt luôn. Lúc đó thì bọn tao còn biết tin vào ai nữa?”.
‘Phản bội’!
“Thằng Chung” mà người cán bộ hưu trí nói đến là Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Chỉ cách đây chưa đầy hai tháng, chính ông hưu trí này còn hồ hởi khi nhìn thấy bản cam kết viết tay và ký tươi không truy tố nhân dân Đồng Tâm của ông Chung: “Phải thế chứ! Ít gì trong đảng còn có những tay như Nguyễn Đức Chung. Dân mình vẫn còn tin đảng lắm!”.
Lê Anh Hùng: Vì sao Trung Quốc hay dọa đánh Việt Nam?
Trong một cuộc biểu tình tại Đồng Nai.
Ngày 21/6 vừa qua, trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài “Căng thẳng Việt - Trung”, trong đó có đoạn: “Chuyên gia quốc tế lo ngại sẽ có đụng độ xảy ra trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần bãi Tư Chính, nơi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam vào năm 2011. Đây là lô dầu 136/03 mà Việt Nam mới đây bắt đầu cho thực hiện các hoạt động khai thác dầu. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y-8 đến khu vực khai thác của Việt Nam.”
VOA: Ân xá Quốc tế: 'công an Việt Nam dọa giết luật sư Lê Quốc Quân'
Từ trái sang, TNS Chris Coons, nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ,
TNS John McCain, luật sư Lê Quốc Quân, và TNS John Barrasso
tại Hà Nội. (Ảnh Facebook Vũ Quốc Ngữ)
Hôm 22/6, tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông báo nói luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã nhận cảnh báo từ người của Bộ Công an Việt Nam đe dọa ông và gia đình có thể bị giết nếu ông gặp các giới chức nước ngoài. Ông và gia đình đang bị theo dõi và có nguy cơ bị hành hung, bị thương hoặc bị giết.
Theo tài liệu này, 4 người mặc thường phục đã đi theo ông Lê Quốc Quân khi ông rời khỏi nhà ở Hà Nội để cùng con gái 15 tuổi đến đăng ký thi tại trường vào sáng 8/6/ 2017. Sau khi đăng ký xong, ông Lê Quốc Quân cùng con gái đến văn phòng luật sư của ông, tại đây hai cha con họ bị một viên chức, được cho là Đại úy Bộ Công an chặn lại, và bị khoảng 8 người đàn ông bao vây.
Bùi Bích Hà: Mùa Hè năm 2017
Buổi sáng thức dậy, cảm giác mùa Hè năm nay dễ chịu và êm đềm với nắng như lụa mềm trên sân trước, vườn sau.
Vào bếp, phân vân không biết điểm tâm bằng gì? Cháo trắng ăn với nấm oyster kho tiêu? Instant oatmeal với đường nâu? Bánh mì chấm tương vắt chanh và dầm ớt tươi? Lưng chén cơm nguội từ hôm kia nhắc nhở những ngày xa xưa mẹ vẫn hay để dành cho trong garde-manger với con cá móm kho xổi, phòng khi cái bụng đói của tôi kêu réo bất cứ lúc nào.
Đ.D./Người Việt News: GS Phạm Minh Hoàng bị bắt, có thể bị trục xuất
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng và gia đình. (Hình: Gia đình cung cấp)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Giáo Sư Phạm Minh Hoàng vừa bị công an ở Sài Gòn bắt vào ngày tối ngày Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu, và có thể bị trục xuất vào ngày hôm sau, bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông Hoàng, nói với VOA Việt Ngữ.
“Vào lúc 6 giờ 10 phút chiều nay, một công an khu vực gõ cửa nhà tôi và nói rằng cần kiểm tra hộ khẩu định kỳ, nhưng vài giây sau thì công an ập vô nhà, mời chồng tôi lên trụ sở công an phường để làm việc. Họ nói giải chồng tôi về trụ sở công an và ngày mai sẽ trục xuất chồng tôi,” bà Oanh với với VOA Việt Ngữ.
Cổ-Lũy: Nhìn tới liên hệ Việt-Mỹ thời Tổng Thống Donald Trump
Bối cảnh: Nhân vật Donald
Trump
Ðã hai năm sau ngày ông Donald
Trump quyết định ra tranh cử cấp sơ bộ làm người đại diện đảng Cộng Hòa, đi qua
tuyển cử toàn quốc, rồi đắc cử một cách bất ngờ và làm tổng thống gần sáu
tháng; dân chúng trong và ngoài nước đã có dịp chứng kiến và biết thêm về ông ở
nhiều mặt. Ðáng buồn thay, những hiểu biết và nhận xét tiêu cực về cá nhân ông
và những gì ông nói và làm không thay đổi mấy. Những biện hộ yếu ớt về con người
ông, và gượng gạo, trâng tráo cho những phát ngôn, hành động của ông qua từng
giai đoạn không mấy hiệu quả và không đủ để thay đổi những cái nhìn và nhận định
ban đầu. Trước khi ông Trump đắc cử hầu hết giới truyền thông, nhất là những tờ
báo độc lập, đứng đắn, với lịch sử lâu dài và uy tín nghề nghiệp xứng đáng để nắm
“quyền thứ tư/fourth estate” đều lên tiếng chống đối ông. “Fourth estate,” tuy
không có trong Hiến Pháp nhưng có tác dụng “kiểm soát và quân bằng/checks and
balances” quyền lực của nhà nước với ba quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp
qui định rõ trong Hiến Pháp Mỹ.
Lâm Văn Bé: Người Tị Nạn và Việt Kiều
Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị
nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những
hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy
thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp.
Người tị nạn.
Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt
tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với
người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin
tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị
nạn.
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
Ngô Nhân Dụng: Giới trẻ đòi Dân Chủ
Ai cũng biết các chế độ độc tài
kéo dài sẽ trở thành “sơ cứng,” kéo theo cả xã hội vào cảnh trì trệ. Những nước
Nga thời Brezhnev, Tây Ban Nha thời Franco, Phi Luật Tân thời Marcos là điển
hình. Nhưng ngay chế độ dân chủ cũng có thể trở thành sơ cứng, khi người dân thờ
ơ hoặc bất lực, phó mặc việc nước cho các chính trị gia chuyên nghiệp thay
phiên nhau nắm quyền hành.
Khi đó, cần những cuộc đổi đời làm
mới chế độ và xã hội. Các chế độ dân chủ lâu đời nhất thế giới ở những nước Mỹ,
Anh, Pháp, trong năm qua đã sống qua hiện tượng như thế. Các đảng chính trị lâu
đời với các chính trị gia chuyên nghiệp không đoán biết được người dân bỏ phiếu
ra sao. Những nhóm cử tri trước đây bị bỏ rơi, hay vẫn thờ ơ với chính trị, bỗng
hăng hái đi bỏ phiếu để dự phần quyết định số phận quốc gia. Tại Anh và Pháp, lớp
người trẻ và có trình độ đại học đang làm chất men gây biển chuyển trong nền
chính trị.
Nguyễn Hải Hoành: Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?
Trong bài “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”, Giáo sư Miles Maochun Yu ở Học viện Hải quân Mỹ (US Naval Academy) viết: Trung Quốc đang tiến hành leo thang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc tham gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và thậm chí Nga. Tác giả nhấn mạnh: cần phải thấy các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này, trong đó có cái gọi là “vương đạo”.
Vậy “vương đạo” là gì? Các thư tịch cổ Trung Quốc dường như không có từ “vương đạo”. Trong cuốn “Giấc mơ Trung Quốc”, đại tá Lưu Minh Phúc – một trong những phần tử diều hâu nhất trong giới học giả quân sự Trung Quốc hiện nay – dành hẳn một chương chiếm hơn 1/10 tổng số trang sách để nói về vấn đề này dưới tiêu đề Dùng tính cách Trung Hoa để xây dựng ‘Trung Quốc vương đạo’.
RFA: Quan hệ Việt Trung bên bờ vực căng thẳng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Trường Long
tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Trường Long
hôm 18/6 tại Hà Nội. ~ Courtesy chinhphu.vn
Một số diễn tiến gần đây cho thấy mối quan hệ Việt- Trung căng thẳng với nguy cơ xung đột có thể xảy ra tại khu vực tranh chấp Biển Đông giữa hai phía
Có thể xảy ra đụng độ?
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay trước các hoạt động giao lưu biên giới giữa hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do. Ông Phạm Trường Long đến Việt Nam từ ngày 18 đến 19 tháng 6. Báo chí trong nước cho biết nhân chuyến thăm này hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về đào tạo giữa hai Bộ Quốc phòng. Trong chuyến thăm này, ông Phạm Trường Long đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thanh Phương/RFI: Cái chết của Warmbier buộc Mỹ phải mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng
Otto Warmbier trong cuộc họp báo tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên,
tháng 02/2016 ~ REUTERS/Kyodo
Chỉ vài ngày sau khi được Bắc Triều Tiên trả tự do và được đưa về nước trong tình trạng hôn mê, sinh viên Mỹ Otto Warmbier đã qua đời ngày 19/06/2017. Đối với nhiều dân biểu Hoa Kỳ, cái chết của sinh viên này là một vụ « sát nhân » và mọi con mắt đang đổ dồn về Nhà Trắng để xem chính quyền tổng thống Donald Trump sẽ đáp trả chế độ Bình Nhưỡng như thế nào.
Phản ứng về cái chết của sinh viên Warmbier, tổng thống Trump hôm qua đã lên án mạnh mẽ chính quyền Bắc Triều Tiên là một « chế độ tàn bạo ». Ngoại trưởng Rex Tillerson thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc « giam cầm phi lý » sinh viên Warmbier và ông yêu cầu Bình Nhưỡng trả tự do cho 3 công dân Mỹ khác.
Thụy My/RFI: Hội nghị cấp cao Mỹ-Trung bàn về Bắc Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (T)
và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi)
bên lề hội nghị G20, Bonn, Đức, ngày 17/02/2017.
~ © REUTERS/Brendan Smialowski/Pool
và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi)
bên lề hội nghị G20, Bonn, Đức, ngày 17/02/2017.
~ © REUTERS/Brendan Smialowski/Pool
Bắc Triều Tiên là chủ đề chính trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung hôm nay 21/06/2017. Ngoại trưởng và tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc được tiếp đón tại Washington, hai ngày sau cái chết của sinh viên Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Bình Nhưỡng trả về.
Tổng thống Donald Trump dường như đã mất hẳn niềm tin vào khả năng Bắc Kinh ngăn chận được cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên. Ông viết trên Twitter : « Tôi hoan nghênh nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc về Bắc Triều Tiên, nhưng đã không mang lại kết quả. Ít nhất tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã có cố gắng ».
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017
Từ Thức: Chính Trị Pháp: Một Thời Ðại Mới?
Những phòng phiếu ở Pháp vừa đóng cửa. Đã đến lúc đặt câu hỏi tại sao
có hiện tượng Macron, tại sao những đảng phái một sớm một chiều bị quét sạch,
có gì bất ổn, nếu không nói khủng hoảng , trong hệ thống đảng phái hay trong
những chế độ dân chủ. Một thời đại cũ đã hạ màn, nhưng kỷ nguyên mới sẽ dẫn nước
Pháp, Âu Châu đi về đâu ?
Kết quả bầu cử vòng hai đã cho Macron quá số dân biểu cần thiết để có
đa số tuyệt đối, mặc dù làn sóng dân biểu LREM ( La République En Marche ) ít
vũ bão hơn dự đoán: 350 đắc cử ( kể cả 42 ghế của đảng đồng minh Modem ) thay
vì 400 hay 450 , trên tổng số 577,
theo các cơ quan thăm dò.
Cử tri Pháp, giữa hai vòng đầu phiếu, đã nghe lời kêu gọi của các nhóm
đối lập, không muốn cho Macron một số dân biểu quá đông, đã muốn những khuynh
hướng khác có tiếng nói trong quốc hội.
Dương Quốc Việt: Thử Lý Giải Nguyên Nhân Của Cái Ác
"Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều quốc gia theo chủ nghĩa Marx, đã tuyệt đối hóa thuyết vô thần trong giáo dục, nơi mà người ta huyễn hoặc tự hào: có ánh sáng khoa học dẫn đường và có chân lý trong tay làm gậy chống. Thậm chí người ta còn khuyến khích, giáo dục, để cười nhạo và chế giễu những ai tin rằng có đấng tối cao, và họ nghĩ rằng những người hữu thần là ngu ngốc. Đặc biệt họ đinh ninh tin theo dự báo của Marx rằng, hệ thống tư bản sẽ diệt vong, và thuyết hữu thần, hay tôn giáo, sẽ biến mất. Tuy nhiên như những gì nhân loại đã và đang trải qua, thì chỉ thấy những cảnh đổ vỡ ê chề, những cảnh man rợ-đói nghèo cơ cực… ở những nơi, những thời điểm, mà con người ở đó ra sức phủ nhận, tiêu diệt, hay báng nhạo những hiện tồn đó."
Truyền thuyết kể, trong một lần diễn thuyết trước một đám đông công chúng, một học giả đã thuyết phục thính giả rằng Thượng Đế là tuyệt đối không thể tồn tại. Thậm chí ông còn ngửa mặt lên trời nói to thách thức: Thượng Đế, nếu ông tồn tại, hãy xuống đây và giết chết tôi giữa đám đông này. Có vậy chúng tôi mới tin rằng ông tồn tại! Tất nhiên, chẳng có Thượng Đế nào đi xuống để giết ông ta cả. Ông ta nhìn quanh rồi kết luận: Thấy chưa? Thượng Đế làm gì tồn tại!
Tuấn Khanh: Chuyện kể nhân ngày của Cha
Jack Roberts, con trai 4 tuổi của Chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ, John Roberts,
thì thầm với cha mình tại Toà án Tối cao ngày 03 tháng 10 năm 2005,
Washington, DC. Ảnh minh họa. ~ AFP photo
Tôi ghi lại câu chuyện có thật, với bản video dưới đây như một phút suy niệm dành cho những người Cha đang - hay sẽ - đối diện với con cái của mình, mỗi ngày, từ nay và đến về sau.
Câu chuyện diễn ra ở toà án tại Mỹ. Một ông bố ra toà vì tội đậu xe sai chỗ và có thể bị phạt đến 90$.
Bất ngờ, khi phiên toà bắt đầu, cậu bé 5 tuổi - con trai của bị cáo - đột nhiên leo xuống ghế và tiến đến gần chỗ bố cậu đang đứng. Những ai đang có mặt tại phiên toà đều buồn cười. Vị quan toà cũng vậy. Điều đáng yêu là ông đã mời cậu bé lên chỗ của ông để phỏng vấn về tình trạng phạm tội của bố cậu.
Tú Anh/RFI: Mỹ điều động oanh tạc cơ B1 răn đe Bắc Triều Tiên
Ảnh minh họa: Oanh tạc cơ B-1B bay trên bầu trời Hàn Quốc,
ngày 13/09/2016, răn đe Bắc Triều Tiên. ~ REUTERS/Kim Hong-Ji
Cho dù tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chủ trương xuống thang hòa dịu với Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ-Hàn Quốc vẫn biểu dương lực lượng. Hai oanh tạc cơ chiến lược B1 thực hiện một phi vụ trên không phận bán đảo Triều Tiên trong ngày 20/06/2017.
Hãng Yonhap, trích dẫn một nguồn tin quân sự ở Seoul cho biết hai máy bay B1-B cùng các chiến đấu cơ Hàn Quốc F-15K tham gia một cuộc thao dượt trong ngày hôm nay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên. Sự kiện này chứng tỏ « quyết tâm của Hoa Kỳ khuyến cáo những đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng ».
Trọng Thành/RFI: Tuần tra Biển Đông : Mỹ sẽ nói ít, làm nhiều
Chiến hạm Mỹ USS Dewey đi qua Biển Đông ngày 06/05/2017
Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS
Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ có nhiều cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ quyền tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) ở Biển Đông, chống lại tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm vùng biển này. Bắc Kinh phản ứng dữ dội trước mỗi cuộc tuần tra áp sát một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và kiểm soát, vốn thường được đưa tin rộng rãi.
Một số diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump dường như đang điều chỉnh chính sách : nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng hạn chế quảng bá.
Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017
Trọng Thành/RFI: Donald Trump: Tổng thống bị «án treo»
Ông Rober Mueller, công tố viên đặc trách điều tra nghi án tổng thống Trump
ngăn cản tư pháp. Ảnh chụp năm 2013. ~ REUTERS/Larry Downing
Báo L’Obs tuần này có bài phân tích về tình trạng bên bờ vực thẳm của tổng thống Mỹ Donald Trump với tựa đề : « Một tổng thống bị án treo ». Tình hình đặc biệt trở nên tồi tệ với ông Trump kể từ khi cựu giám đốc FBI ra điều trần trước Quốc Hội. Tuy nhiên vấn đề là Donald Trump không chỉ dính vào một, mà nhiều bê bối cùng một lúc, thêm vào đó nhân vật này thường « không bỏ lỡ dịp khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn ».
Chưa đầy năm tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, Donald Trump trở thành một người chịu « án treo ». Người ta đặt câu hỏi : Liệu ông Trump sẽ còn trụ được đến khi nào ? Tổng thống Mỹ không những chìm ngập trong bê bối, mà tốc độ chìm xuồng đang diễn ra ngày càng mau lẹ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)