Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017
VOA Tiếng Việt: Việt Nam, đồng minh của ông Trump trong vấn đề Biển Đông?
Khu vực Biển Đông
Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ASEAN đến thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Hoa Kỳ có thể tìm cách khai thác sự xung đột giữa Việt Nam, một thị trường đang trỗi dậy, với Trung Quốc.
Theo ông Rodger Baker, Phó Chủ tịch đặc trách phân tích chiến lược của Stratfor Global Intelligence, một công ty an ninh ở Mỹ, chuyên nghiên cứu chiến lược an ninh cho các tổ chức chính phủ, Việt Nam đang giữ một vị trí đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Ông Baker giải thích rằng Hà Nội vẫn giữ lập trường cứng rắn, phản đối các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông, và vì vậy ông Trump có thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung Quốc có tiềm năng trong vùng tranh chấp.
Huy Phương: Hồn tử sĩ
Một góc nghĩa trang liệt sĩ ở Cổ Loa, ngoại ô Hà Nội.
(Hình minh họa: Linh Pham/Getty Images)
“Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
(Vương Hàn)
Trong thời chiến tranh, trên những bản tin chiến sự mỗi ngày, chúng ta vẫn thường biết đến những con số người lính tử trận, bên này hoặc bên kia: “Địch để lại 32 xác chết, ta hy sinh 17 người!” Những con số cuối cùng vẫn chỉ là những con số khô khan, lạnh lùng, nhưng đằng sau 49 con người nằm xuống kia, của cả hai bên, là cả một thảm cảnh đau xót cho từng gia đình một. Có người không thấy xác con, chỉ biết cái chết của người thân qua một cái giấy báo tử, và nhiều hơn, là một bằng tuyên dương tử sĩ đỏ loét màu máu. Ở một nơi khác, khi đưa xác người lính trở về được hậu cứ, cả khu gia binh nhuộm màu chết chóc, sợ hãi với những vành khăn tang quấn vội và những tiếng khóc kể kể bi ai.
Hoài Hương-VOA: Thủ tướng Phúc ở Washington - phỏng vấn giáo sư Đoàn Viết Hoạt
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến sân bay quốc tế
John F. Kennedy, New York, Hoa Kỳ, ngày 29/5/2017.
(Ảnh chụp từ Zing.vn)
(Ảnh chụp từ Zing.vn)
Việt Nam trong thời gian qua đã tích cực vận động để ngày hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở thủ đô Washington và sắp sửa được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp tại Toà Bạch Ốc. Liệu hai bên có đáp ứng được những kỳ vọng của nhau về các vấn đề chiến lược, thương mại & kinh tế, và liệu vấn đề nhân quyền có được đề cập đến theo yêu cầu của một số dân biểu nghị sĩ Mỹ? Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh để dân chủ hóa đất nước đang cư ngụ tại bang Virginia, Hoa Kỳ, trao đổi với VOA về ý nghĩa và trọng tâm chuyến công du Mỹ của Thủ Tướng Việt Nam.
VOA: Thưa Giáo sư, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày mai (31/5/2017) sẽ trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Toà Bạch Ốc. Có thể coi đây là một thành quả ngoại giao lớn của Việt Nam?
Từ Thức: KHÂU ĐÍT CHUỘT
Tôi nhớ suốt đời một buổi ngồi coi TV với một
gia đình người Pháp. Một phóng sự về ẩm thực VN. Một ông đầu bếp cầm dao, rạch
bụng con rắn quằn quại, lấy máu, uống và mời khách.
Ông ta cười cợt, hãnh diện như vừa thực hiện một
kỳ công, trước con mắt hãi hùng của người làm phóng sự. Ông chủ nhà người Pháp nhăn
mặt, bà chủ nhà che mắt không dám nhìn. Nếu nền nhà không bằng xi măng, tôi đã
đào một cái hố chui xuống cho đỡ xấu hổ. Lại thêm một cơ hội muốn chối không phải
là người Việt
Những cảnh bạo lực trong xã hội VN càng ngày
càng nhiều trên Internet, trên Facebook . Những cảnh ẩu đả tàn nhẫn, trẻ
em bị đối xử dã man, bị bắt nhịn ăn, phơi nắng, học sinh kéo bầy đánh đập một
cách hung bạo một em nhỏ yếu ớt hơn, công an tàn nhẫn với dân thấp cổ bé miệng,
người ta chửi nhau thậm tệ, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, sau một tai nạn lưu
thông hay một chuyện bất đồng.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017
Huỳnh Thục Vy: Bàn về đề nghị xuẩn ngốc và độc đoán của Chủ tịch Quốc hội
1/ Định chế là gì?
Theo học thuật phương Tây, mỗi định chế là một mô hình kết cấu xã hội chi phối hành xử của một tập hợp người nhất định, nghĩa là giá trị luân lý và hành xử chung của các cá nhân trong mỗi định chế “mang tính vững bền”. Cơ bản có hai loại định chế: vật thể và phi vật thể.
Các định chế vật thể có thể dễ dàng đơn cử là: trường đại học (thuộc siêu định chế giáo dục), bệnh viện (thuộc siêu định chế y tế), cảnh sát (thuộc siêu định chế Nhà nưỡc), tiền (thuộc siêu định chế kinh tế), giáo hội (thuộc siêu định chế tôn giáo), các tổ chức xã hội dân sự…Các định chế phi vật thể như là: tập quán, hôn nhân, nam quyền, truyền thống, ngôn ngữ…
Bùi Tín: Ý nghĩa Luật Nhân quyền Magnitsky
Di ảnh luật sư Sergei Magnitsky.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành Luật Nhân Quyền Toàn Cầu ngày 23/12/2016, quy định những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng lớn ở các nước sẽ bị ‘cấm cửa’, không cho vào Mỹ, và tài sản của họ ở Hoa Kỳ, nếu có, sẽ bị đóng băng.
Sergei Magnitsky là một luật sư tiến bộ Ukraine bị chính quyền Nga bắt giam, ốm nặng không được chữa chạy, và chết trong tù sau 358 ngày bị giam giữ, khi ông mới 37 tuổi. Ông tiêu biểu cho nạn nhân của một chế độ độc đoán chà đạp nhân quyền.
Gần đây, tổ chức BPSOS – Boat People SOS (Ủy ban Cứu người vượt biển) ở Hoa Kỳ đã ra sức sưu tầm danh sách các quan chức tại Việt Nam tham gia đàn áp công dân đòi quyền sống, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. BPSOS đã lập nên hồ sơ gồm 168 người để lần lượt chuyển cho Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng: Việt Nam: ‘Cứ ra nghị quyết là nợ xấu biến mất?’
Một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Quốc Hội nước này
bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng. (Hình: Getty Images)
Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc Hội Việt Nam phải nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”: bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
“Cục máu đông” chỉ 600 ngàn tỷ đồng?
Sự thể đang dồn ép dữ dội tại kỳ họp Quốc Hội vào Tháng Năm, 2017.
Sát kỳ họp trên, con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng, còn được mệnh danh là “cục máu đông,” được công bố: 600,000 tỷ đồng!
Thanh Phương/RFI: Tên lửa Bắc Triều Tiên khiến Mỹ bớt chú ý Biển Đông
Tướng James Mattis họp báo tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ,
ngày 11/04/2017 - MANDEL NGAN / AFP
Ngày 29/05/2017, Bắc Triều Tiên lại thách thức cộng đồng quốc tế với vụ bắn thử tên lửa lần thứ ba chỉ trong vòng ba tuần. Bình Nhưỡng tiến gần thêm đến mục tiêu trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới hầu hết các nơi trên thế giới, kể cả lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ.
Trung Quốc rất bực tức trước những vụ bắn thử tên lửa nói trên của láng giềng và cũng là đồng minh, nhưng thật ra đối với Bắc Kinh hành động của Bình Nhưỡng có lợi ở chỗ là nó khiến cho quốc tế, đặc biệt là Mỹ, bớt chú ý đến tình hình Biển Đông. Đó là nhận định của trang thông tin Mỹ, Quartz trong một bài viết đăng ngày 30/05/2017.
Năm ngoái, quốc tế đã kịch liệt chỉ trích việc Bắc Kinh liên tục có những hoạt động xâm lấn vùng Biển Đông, mà một số người cảnh báo là sắp trở thành « ao nhà » của Trung Quốc. Nhưng nay, nhờ Bắc Triều Tiên mà Biển Đông bỗng trở thành vấn đề thứ yếu.
Lê Phan: Một bản nhạc, một bài thơ cho Manchester
Hôm Thứ Năm, 25 Tháng Năm, vừa qua, một đám đông dân chúng thành phố Manchester đã đột nhiên cùng nhau hát một bản nhạc của ban Oasis mang cái tên “Don’t Look Back in Anger.” Đoạn video đó đã được chia sẻ vòng quanh thế giới, và nó đã biến bản nhạc lạc quan này trở thành biểu tượng của sự kiên trì của Manchester đối diện với thảm kịch.
Cuộc trình diễn bất ngờ đến vào cuối một phút mặc niệm trên toàn quốc để vinh danh 22 người đã thiệt mạng trong vụ nổ bom hôm tối thứ hai ở trung tâm trình diễn Manchester Arena, một trong những khu biểu diễn nghệ thuật lớn nhất nước với 21,000 chỗ. Lúc đó, khoảng 400 người tụ tập vào lúc 11 giờ ở quảng trường St. Anne, nơi mà người ta đã biến thành một đài tưởng niệm dã chiến.
Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: NỖI NIỀM NGHIỆT NGÃ TRONG THƠ ĐINH HÙNG
Đinh Hùng qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu 1967 tại Saigon
trong một ngày gió mưa tầm tã, lúc mới 47 tuổi. Vài tuần sau đó, Vũ Hoàng
Chương (người anh rể cũng là thi hữu thân nhất của Đinh Hùng) đã nói chuyện rất
cảm động về cuộc đời của nhà thơ yểu tử tại Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Qua bài
nói chuyện “Nhớ Đinh Hùng” của ông, ta được biết vì đâu mà Đinh Hùng có
cái “nguồn thi hứng ảm đạm bi thương đến rùng rợn tê điếng cả tâm hồn.”
Năm Đinh Hùng 11 tuổi, chị Tuyết Hồng, một hoa khôi 18 tuổi đời, vì buồn
chuyện tình duyên đã tự trầm tại Hồ Trúc Bạch. Vài tháng sau, thân phụ thất lộc
khi chưa đầy 50 tuổi. Và 3 năm sau nữa, chị lớn nhất mang tên Loan cũng qua đời
trong tuổi thanh xuân! Trại Trung Phụng, sản nghiệp to lớn nhà họ Đinh, vẫn
theo lời Vũ Hoàng Chương, “quả là một gia tài đẫm lệ; bộ xương khô và lưỡi
hái dài nanh ác lúc nào cũng như lẩn quất trong hang cây khế, cây cam.” (Trung
Tâm Văn Bút Việt Nam 1969).
Trần Mộng Tú: ĐOẢN VĂN CỦA MỘT NGƯỜI TỬ TRẬN
Tràng AKa – 47
Khu oanh kích tự do
Bây giờ lần thứ mấy
Anh lỡ cuộc hẹn hò(*)
Khu oanh kích tự do
Bây giờ lần thứ mấy
Anh lỡ cuộc hẹn hò(*)
Em
thân yêu,
Hôm 20 tháng
2 vừa qua, nước Nga đã chào mừng sinh nhật thứ 50 của khẩu AK-47. Khẩu AK là một
trong những võ khí chiến tranh nước Nga viện trợ cho miền Bắc Việt Nam, cũng
như khẩu M-16 của nước Mỹ viện trợ cho miền Nam Việt Nam.
Khẩu AK-47
là một vũ khí cá nhân tuyệt vời. Nó tuyệt vời ở chỗ không bao giờ hóc đạn, chỉ
cần lắp băng đạn cùng cỡ, sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới, xử dụng vẫn
dễ dàng. Dù có đánh rơi nó xuống nước, ngâm trong bùn rồi lôi ra, lắp đạn vào,
nó vẫn bắn chính xác. Và hay hơn nữa tuy là vũ khí cá nhân, nó có thể xử dụng
như một khẩu liên thanh, nghĩa là nó bắn ra từng tràng
đạn ngọt ngào không gián đoạn.
Lê Văn Lân: Vầng Trăng Xưa Ðã Chết Rồi Sao?
Sau nhiều năm tha hương, tôi
thường băn khoăn với ý tưởng: Những vầng trăng cũ đã thực sự chết rồi chăng?
Phải chăng người Việt chúng ta đã bắt đầu quên cái thú ngắm trăng vì tiêm nhiễm
đầu óc thực tế máy móc của Tây phương nên khó mà cảm nhận cái biểu tượng sâu
sắc của vầng trăng nói chung và vầng trăng thu nói riêng như tổ tiên dân Á Đông
cổ truyền trong đó có ta vốn theo nền văn hóa Âm lịch.
Cách đây 35 năm, vào tháng 7
năm 1969, phi hành gia Mỹ Neil Armstrong đã đặt chân lên nguyệt- cầu và khám
phá ra trên đó chỉ toàn là núi đá và những bình nguyên mênh mông mà nhìn từ trái
đất lên cứ nghĩ là biển, nhiệt độ thay đổi từ – 180 độ C đến + 110 độ C. Tản Đà (1889 – 1939) nếu thọ thêm 30 năm,
chắc không còn thi hứng “Muốn làm Thằng Cuội” nữa:
Đêm thu buồn lắm
chị Hằng ơi!
Trần giới em nay
chán nữa rồi.
Cung Quế đã ai ngồi
đó chửa?Cành đa xin chị nhắc lên chơi...
Trần Doãn Nho: Văn chương bình dân và văn chương cao cấp ở Hoa Kỳ: Trường hợp Stephen King
Nhà văn
Stephen King. (Hình: lifehack.org)
Ðối với người
Hoa Kỳ, khi ngồi chờ máy bay, chờ tàu hay chờ xe… có lẽ không có gì để giết thì
giờ một cách thích thú hơn là có một cuốn truyện của Stephen King để đọc. Chả
thế mà, nếu chỉ tính về số lượng sách viết ra và số lượng sách bán được, có thể
nói Stephen Edwin King là một nhà văn thuộc loại hàng đầu của Hoa Kỳ.
Tính cho đến
nay, King đã xuất bản tất cả 54 truyện dài và khoảng 200 truyện ngắn gồm nhiều
loại khác nhau, từ truyện kinh dị, siêu nhiên cho đến khoa học giả tưởng. Nhiều
truyện của ông được quay thành phim.
Sách, truyện
của ông bán khoảng 350 triệu ấn bản. Ông nhận được nhiều giải thưởng. Nhưng có
lẽ vinh dự nhất là năm 2003, ông nhận được huân chương vinh danh thành tích trọn
đời (lifetime achievement) do “National Book Foundation” (NBF) trao, vì những
“đóng góp xuất sắc” của ông vào nền văn chương của Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017
Ngô Nhân Dụng: Hạ thấp điểm Kinh tế Trung Cộng
Đầu tuần
này, Công ty thẩm lượng
tín dụng Moody đã hạ thấp mức tín nhiệm của chính quyền Trung Quốc từ A3
xuống A1. Lần trước, khả năng trả nợ của Bắc Kinh bị nghi ngờ và mất điểm xẩy
ra đã gần ba chục năm nay. Bộ Tài chánh Trung Cộng lập tức phản đối, vì khi điểm
tín dụng của một xí nghiệp hay một quốc gia xuống thấp, họ sẽ phải trả lãi suất
cao hơn khi vay tiền. Các công ty lượng giá điểm tín dụng cao thấp tùy theo khả
năng trả nợ của người đi vay tốt hay không.
Năm 2011
chính phủ Mỹ cũng bị xuống điểm, từ AAA xuống AA+, khi kinh tế Mỹ bước vào năm
thứ ba sau cuộc khủng hoảng. Thứ Hai vừa qua, Moody nêu lý do hạ thấp điểm của
Trung Cộng là vì số tiền vay nợ trong cả nền kinh tế lên quá cao trong khi sức
phát triển kinh tế lại giảm bớt. Không khác gì một xí nghiệp nợ nần chồng chất
mà mức lời có triển vọng đi xuống.
Trần Doãn Nho: Chàng…
Sometimes it's important to watch what the President does rather than what he says. (TNS McCain)
Chàng là một tạo vật lạ và hiếm.
Có lẽ không có người nào mà tôi nghe
ngóng, ngắm nghía, khi thương khi ghét, khi khâm phục, khi bực bội, khi ngạc
nhiên, có lúc sửng sốt… tóm lại, không có người nào mang cho tôi nhiều cảm giác
như chàng. Hàng ngày, một trong những cái thú của tôi là ngắm, đọc, nghe chàng
xem chàng sáng tác ra thêm điều gì trong ngày. Chả là vì, ngày nào cũng có chuyện mới về chàng. Ngày
nào chàng cũng “cách tân”. Ngày nào chuyện của chàng và về chàng đều trở thành headline news.
Chàng có một nhân dáng to, cao. Dù
không bằng tay cựu giám đốc FBI James Comey (cao 6 feet 8), chàng thuộc loại
khá cao, 6 feet 2, nghĩa gần 1 mét 9. Bước chân vững. Giọng nói mạnh. Lời nói
nào nghe cũng chắc (như đinh đóng cột). Rất đàn ông. Không biết bên trong trái ổi
có gì, nhưng rõ là chàng sexy. Ăn nói cũng sexy. Nói không cần uốn lưỡi, không
cần úy kỵ điều gì, có lúc thô tục và ngang ngược. Nhưng cái lạ là, nhiều phụ nữ
vẫn không dị ứng, thậm chí có người còn thích chàng. Khi phát biểu, trong lúc
hai tay xòe ra hai bên, mở rộng, bao biện thì ngược lại, miệng chàng thu nhỏ,
tròn, như cách diễn tả của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi được Piers Morgan phỏng vấn:
(Đạt Lai Lạt Ma nhái cách nói chuyện của
Trump)
Hoàng Thy Ban Mai: Việt Nam, Cộng Hòa một cõi riêng
Chúng tôi thoát chết trong cuộc vượt biên kinh hoàng và cuối cùng ghe giạt được vào bờ biển Philippines. Khi tỉnh lại mới biết Bang vẫn còn đang ngồi bên cạnh, nắn bóp cánh tay tôi. Vừa lơ mơ đã thấy Bang òa vỡ vui mừng. Bang cúi sát vào tai, nói nhỏ: “Mai, nhận biết Bang không?”. Tôi chớp mắt. Tôi nhớ như in khuôn mặt gầy rạc, hốc hác và quầng mắt sâu hoắm phờ phạc đó của Bang, giây phút mà tôi không bao giờ quên. Giây phút của ký ức!
Được Cao ủy tị nạn nhận rồi đưa về trại
Bataan lập hồ sơ, Bang hỏi: “khai
thế nào đây?” “khai riêng thì chắc Mai đi trước, còn Bang thuộc diện 'con bà
Phước' [1]
liệu sẽ về đâu?”
Bang đáp: “lúc ở nhà, Bang chạy chọt, lén gửi được hồ sơ
qua ngã bưu điện Sài Gòn đến Tòa Đại
sứ Mỹ
bên Thái Lan rồi, nên hy vọng sẽ được cứu xét nhanh hơn”. Tôi ngập
ngừng: “nhưng...” Bang tiếp: “đã thoát đến bến tự do rồi...
thì đi đâu
và lúc nào cũng được...” “nhưng...” tôi lặp lại,
vẫn cứ ngập ngừng. Đôi
mắt Bang sâu lắng đậu lại
trong mắt tôi.
Bang hiểu.
Mạc Ngôn/Đoàn Đức Thanh dịch: Ai có tội hơn?
Xin cảm tạ và khâm phục các bạn Nhật Bản vì diễn đàn đã chọn đề
tài đầy đặn thế này. Xã hội loài người ồn ào náo nhiệt, loạn xì ngầu, đèn đỏ rượu
xanh, thanh sắc chó ngựa, xem chừng phức tạp vô lượng, nhưng nghĩ cho ngay thì
thấy chẳng qua cũng là chuyện kẻ túng quẫn theo đuổi phú quý, kẻ phú quý theo
đuổi lạc thú và kích thích: về cơ bản chỉ là chút chuyện này.
Bậc đại hiền Tư Mã Thiên thời cổ đại Trung Quốc từng nói:
“Thiên hạ vui mừng đều vì lợi; thiên hạ nhốn nháo đều vì lợi.” Thánh nhân của
Trung Quốc là Khổng Tử nói: “Phú và Quý, người người đều muốn; nghèo và hèn, người
người đều ghét.” Người dân thường Trung Quốc nói: “Nghèo ở giữa phố không ai hỏi,
giàu ở thâm sơn khối kẻ thăm.” Bất kể thánh nhân hay người thường, bất kể trí
thức hay mù chữ đều có nhận thức rõ ràng về quan hệ giữa nghèo túng và phú quý.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hồ Chí Minh & Lời Ai Điếu
Courage sometimes skips a generation. - The Help
Chương mở đầu Hồi Ký Tống Văn Công có đoạn:
Ông nội tôi có ba người con, nhưng chỉ có cha tôi là trai. Sau khi cha tôi bị bắt vì tội “làm cộng sản”, ông nội tôi sốt ruột chuyện “nối giòng”. Có người mai mối má tôi là Nguyễn Thị Thâm ở làng Giồng Tre (xã An Ngãi Trung) cho cha tôi...
Sau lễ ra mắt, hai họ quyết định các bước kế tiếp theo tập tục. Cha tôi phải tới “ở rể” tại nhà ông bà ngoại tôi. Trong bữa cơm đầu tiên, ông ngoại tôi cầm chai rượu lên hỏi: “Con có biết uống rượu không”? Cha tôi đáp: “Dạ, có chút đỉnh”. Ông ngoại tôi rót đầy ly nhỏ, đưa cho cha tôi. Cha tôi cầm lấy, cám ơn và uống cạn. Ông ngoại tôi cười lớn nói bỗ bã: “Tao thích mày!”
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
Viết Từ Sài Gòn: Lại nói về “giải cứu”
Heo con được bày bán ở một chợ miến Bắc. - AFP photo
Luôn mong được anh hùng giải cứu?
Ở Việt Nam, giải cứu là một khái niệm nghe ra rất quen thuộc, nghe riết thành chán cả tai, từ giải cứu heo, giải cứu sầu riêng. Giải cứu vú sữa, giải cứu chuối ba hương, giải cứu dưa hấu, giải cứu bưởi, giải cứu lúa… rồi đến giải cứu muối, giải cứu chanh dây… Dường như sự giải cứu là một chuẩn mực anh hùng, chuẩn mực quân tử xã hội chủ nghĩa trong lúc này. Và nghe ra chính phủ, đảng và nhà nước rất chi là anh hùng trong chuyện giải cứu heo, giải cứu gà, giải cứu dưa hấu, giải cứu chanh dây, giải cứu bưởi, giải cứu sầu riêng… Có lẽ sống với anh hùng quá lâu, người dân trở nên yếu đuối và luôn mong được anh hùng giải cứu chăng?
Nhưng có rất nhiều dân oan mất đất, cũng là chuối nhưng chuối ở Hải Phòng bị chặt hạ hàng ngàn cây trong đêm, ngay vào vụ thu hoạch, sau đó giang hồ tiếp tục đe dọa người trồng chuối nhưng chẳng thấy ai giải cứu cả! Rồi hàng ngàn dân oan bị mất đất, kêu gào khản cổ giữa thủ đô Hà Nội, bị giang hồ (lại giang hồ, không hiểu giang hồ ở đâu ra mà lộng hành ngay giữa thủ đô, chẳng ma nào dám đụng vậy chứ?!) chèn ép, đánh đuổi, cũng chẳng có ma nào giúp họ một tay chứ đừng nói đến giải cứu! Đó là chưa nói đến hàng ngàn người dân bị bắt bớ, đánh đập trên biển bởi Trung Quốc, họ bị bắn giết, đánh đập, bắt bớ, cướp hết tài sản, cũng chẳng có ai giải cứu cho họ!
Thụy My/RFI: Việt Nam nghiêng ngả giữa Mỹ và Trung Quốc
Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ,
chụp hình trước bản đồ Việt Nam khi trả lời phỏng vấn
Reuters ngày 16/05/2017. - Reuters
Việt Nam khó thể đòi hỏi gì hơn : một chiến hạm Mỹ thách thức Trung Quốc tại Biển Đông, một cuộc hội kiến tại Nhà Trắng, và sáu chiếc tàu tuần duyên mới được chuyển giao.
Đó là những dấu hiệu cho sự cam kết của Mỹ, trước một Việt Nam đang lo ngại rằng dưới thời tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ sẽ không còn ủng hộ tích cực như trước. Trong khi đó, Việt Nam đang là quốc gia Đông Nam Á dám đương cự với tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới.
VOA Tiếng Việt: Điều trần về ‘khủng hoảng nhân quyền’ Việt Nam
Các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam, ngày 25/5/2017.
Năm ngày trước khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, hôm 25/5, một buổi điều trần về “khủng hoảng nhân quyền thầm lặng” của Việt Nam được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Mỹ để hối thúc Tổng thống Trump ra điều kiện nhân quyền đối với chính phủ Hà Nội.
Chủ tọa buổi điều trần, dân biểu Chris Smith:
“Trong một thời gian quá dài, vấn đề nhân quyền Việt Nam được cho qua quá dễ dãi. Các nhà ngoại giao chỉ tập trung vào thực tế rằng Việt Nam "không phải là Trung Quốc", trong khi nhà nước do công an nắm quyền áp bức này lại được hưởng các quyền lợi thương mại và an ninh mà không có điều kiện nào cả. Nhân quyền nên được đưa vào nội dung trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào tuần tới.”
VOA Tiếng Việt: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ gặp các nhà tranh đấu ở Sài Gòn
Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải)
dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5.
(Facebook Huỳnh Thục Vy)
Một đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett dẫn đầu đã gặp các nhà tranh đấu tại Sài Gòn tối 24/5, một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Việt–Mỹ tại Hà Nội.
Blogger Huỳnh Thục Vy cho VOA biết mục đích của cuộc gặp:
“Họ đến nghe trình bày các hoạt động của chúng tôi, tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và những phương cách hiệu quả để phát triển hoạt động của xã hội dân sự, hoạt động bảo vệ nhân quyền, và công cuộc vận động cho dân chủ ở Việt Nam.”
Blogger Thục Vy, từ Đăk Lăk, nói chị có cơ hội trình bày với đoàn về các trường hợp phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền bị chính quyền sách nhiễu:
“Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh. Bà Bennett có nói đến việc chúng ta nên dùng các cơ chế của địa phương để giải quyết vấn đề địa phương.”
Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh. - Huỳnh Thục Vy
Chị Thục Vy cho biết bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu được nhiều người biết tiếng, bị công an chặn, không đến được, trong khi một số người khác phải rời nhà trước vài hôm mới có thể có mặt trong cuộc họp mặt này.
Kông Kông: Từ đối thoại Đồng Tâm đến đối thoại Võ Văn Thưởng
Ông Võ Văn Thưởng
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương vừa mới dấm dứ việc đối thoại [1] thì
có ngay một số người lên tiếng ca ngợi. Sự hưởng ứng
nầy cho biết tâm trạng đợi chờ được đối thoại đã có rất lâu trong xã hội, đặc biệt là giới trí thức trong nước, kể cả khi họ đã bỏ chạy ra nước ngoài, mặc dù vô số Kiến nghị, Thỉnh nguyện,
Thư ngỏ hay Tuyên cáo họ từng ký tên tập
thể mà chẳng bao giờ được hồi đáp! Điều
khá lạ lùng là một số người sốt sắng lên tiếng khen ngợi, tin tưởng, hoặc mớm ý về cách đối thoại v.v... là những người gần như đã sống trọn đời dưới chế độ XHCN! Vì thế có thể nghĩ họ là những người rất dễ tin, nếu không
muốn nói là dễ bảo. Đây là điểm chế độ dựa
vào để tin rằng dù đảng có làm gì thì vẫn
còn có người
tin tưởng. Trí thức đã như thế thì trong dân
chúng, dù thành phần công khai chống đối ngày một phát triển, cũng còn rất lâu
mới có thể ảnh hưởng đến sự an nguy của đảng.
Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017
Phạm Chí Dũng: Sao Đảng bỗng dưng ‘không sợ đối thoại’?
Võ Văn Thưởng (thứ nhì, từ trái):
"Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận..."
"Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận..."
Đối thoại chỉ thực sự đạt được kết quả dân sinh - dân chủ - dân quyền khi đảng bị ép vào chân tường - một “vách đá tài chính” về ngân sách, suy thoái dẫn đến khủng hoảng kinh tế, phản kháng và hỗn loạn xã hội, nội bộ chính trị phân rã cùng trào lưu “tách đảng”, tất cả cùng cộng hưởng.
3 kế hoạch “đối thoại”
Dù nửa đầu năm 2017 vẫn chưa qua, nhưng đã có đến 3 sự kiện “đối thoại” khiến lùm xùm dư luận.
Cuộc “đối thoại” đầu tiên thuộc về chức trách của Hội Nhà văn Việt Nam với kế hoạch “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” và “sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại về nước tham dự”, dự định tổ chức vào tháng 4/2017, nhưng cho tới giờ hoàn toàn bặt vô âm tín. Nghe nói tuyệt đại đa số nhà văn hải ngoại đã cự tuyệt lời mời bị xem là quá sức mị dân từ hội đoàn bị xem là “cánh tay nối dài của đảng”.
Sự kiện đối thoại thứ hai đã diễn ra đúng nghĩa, dù là “nước đến chân mới nhảy”. Tại một địa danh lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới: Đồng Tâm. Lần đầu tiên, một nhân vật đại diện cho thói kiêu ngạo cộng sản của đảng cầm quyền là Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải viết cam kết nhượng bộ trước đám đông nông dân chỉ chực chờ “nổi loạn”.
Trọng Nghĩa/RFI: Pháp: Chính sách châu Á của tân tổng thống Macron sẽ ra sao?
Bộ ba định hình chính sách châu Á của Pháp:
Tổng thống Emmanuel Macron (T), ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian (G)
và thủ tướng Edouard Philippe (T). Ảnh chụp ngày 23/05/2017 tai Paris (Pháp).
REUTERS/Etienne Laurent/Pool
Một câu hỏi thường được đặt ra từ ngày tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhậm chức : Đó là chính sách châu Á của Pháp sẽ ra sao ? Chuyên san Pháp Asialyst ngày 18/05/2017 đã thử trả lời trong bài phân tích của chuyên gia về Trung Quốc và các vấn đề quốc tế Philippe Le Corre mang tựa đề « Từ Hollande đến Macron, chính sách nào cho Pháp ở châu Á - De Hollande à Macron, quelle politique pour la France en Asie ? ».
Đối với chuyên gia Philippe Le Corre, cả tổng thống Macron lẫn thủ tướng Édouard Philippe đều thuộc một thế hệ lãnh đạo trẻ, đã có dịp biết đến châu Á trong công việc trước đây của mình. Bên cạnh đó, trong chính phủ mới được thành lập, vai trò của tân ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, một người thường xuyên tiếp cận với châu Á trong suốt 5 năm làm bộ trưởng Quốc Phòng của cựu tổng thống François Hollande tiền nhiệm cũng sẽ rất cần thiết.
Viễn Đông/VOA: Thủ tướng Việt Nam làm gì ở Mỹ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ có các cuộc tiếp xúc cấp cao Việt – Mỹ đầu tiên dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, và gặp người đứng đầu Liên Hiệp Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 25/5 cho biết rằng chuyến đi “nhằm triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam” cũng như “đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ”.
Tin cho hay, trong khuôn khổ chuyến đi mà Hà Nội mong đợi sau khi tỷ phú bất động sản đắc cử, kéo dài từ ngày 29 tới 31/5, người đứng đầu chính phủ Việt Nam sẽ hội đàm với ông Trump; tiếp xúc một số nghị sĩ và bộ trưởng; dự tọa đàm với sự tham dự của các doanh nghiệp Hoa Kỳ; phát biểu tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation); tới thành phố New York để hội kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Người Việt: Biển Đông: Hoa Kỳ tuần tra, Việt Nam ủng hộ, Trung Quốc chỉ trích
Khu trục hạm vừa thực hiện cuộc tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý
của bãi Vành Khăn, quần đảo Trường Sa. (Hình: navsource.org)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam và Trung Quốc cùng phản ứng ngay lập tức sau khi khu trục hạm USS Dewey của Hải Quân Hoa Kỳ tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa hôm 24 Tháng Năm.
Một viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói với Reuters rằng, USS Dewey tiếp tục thực hiện quyền tự do lưu thông. Còn ông Jeff Davis, phát ngôn viên bộ này, nói với CNN là các hoạt động của Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương “diễn ra mỗi ngày.” Phi cơ và chiến hạm Hoa Kỳ sẽ đến mọi nơi mà luật pháp quốc tế cho phép.
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức
Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, biểu lộ sự ủng hộ
với hành động tuyệt thực của ông Thức phản kháng đối xử trái quy định
của cai tù CSVN. (Hình: Facebook Trần Huỳnh Duy Thức)
LONDON, Anh (NV) – Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) vừa gửi thư cho chế độ Hà Nội kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang bị giam ở nhà tù tỉnh Nghệ An.
“Chúng tôi thúc giục một lần nữa rằng Trần Huỳnh Duy Thức và tất cả mọi tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Là một nước đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Việt Nam phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người tự do phát biểu. Bằng cách bỏ tù Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Nam đã phản lại cam kết tuân hành theo luật lệ quốc tế về nhân quyền.”
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Ngô Nhân Dụng: Đố đảng Cộng Sản dám đối thoại
Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng Sản
Ông Võ Văn Thưởng là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng Sản. Ông mới dậy dỗ các cán bộ, đảng viên rằng: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, ...”
Đáng lẽ ông Thưởng phải giảng bài đó trước cho các ông
Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, vân vân. Bao nhiêu
người muốn đối thoại và tranh luận với đảng Cộng Sản đều bị bịt miệng, bị bắt,
bị bỏ tù, hết lớp này đến lớp khác! Lý do? Vì đảng Cộng Sản không dám đối thoại,
không dám tranh luận!
Bùi Tín: ‘Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,’ thật không?
Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu.
Hình minh họa.
Hình minh họa.
Trong cuộc họp sơ kết của ngành Tuyên giáo – báo chí ngày 18/5 vừa qua, ông Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đảng Võ Văn Thưởng đăng đàn nói mạnh rằng: ‘’Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, cọ sát ý kíến khác nhau để tìm ra chân lý.’’ Ông còn cho biết sắp có một chỉ thị của Ban Bí thư TƯ hướng dẫn việc đối thọai và tranh luận trong đảng và trong xã hội.
Đây là chuyện lạ, rất bất ngờ.
Tôi phải bấm mạnh vào đùi để xem mình đang tỉnh hay mê sau khi đọc tin này.
Vì có một sự thật rõ ràng là xưa nay Đảng Cộng sản rất ngại, rất sợ việc tranh luận, việc đối thoại, việc cọ sát ý kiến một cách trung thực để tìm ra chân lý.
Cái khả năng lắng nghe ý kiến người khác là gần bằng con số ‘’không.’’ Chính đây là căn bệnh kinh niên, trầm kha, chết người của Đảng Cộng Sản, con đường tử lộ của đảng, kéo theo thảm họa của nhân dân.
Trọng Thành/RFI: GM Nguyễn Thái Hợp: Nạn nhân thảm họa Formosa có quyền đòi lại bãi biển trong lành
Trong hai tuần đầu tháng 5/2017, Ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển Giáo phận Vinh đi châu Âu để vận động quốc tế hỗ trợ các nạn nhân thảm họa do công ty Formosa gây ra tại miền Trung Việt Nam cách nay một năm. RFI tiếng Việt phỏng vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp về chuyến đi này.
Thảm họa biển tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, do công ty luyện thép Đài Loan Formosa gây ra, diễn ra cách nay đúng một năm. Cho đến nay, bất chấp những tuyên bố đền bù, và một số biện pháp khắc phục thảm họa từ phía chính quyền, theo nhiều thông tin tại chỗ, đời sống của người dân vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt tình trạng đền bù không công bằng, thông tin về thảm họa không minh bạch tiếp tục gây phẫn nộ trong dân chúng.
Lê Việt Hà: Nền giáo dục ‘tô son trét phấn’
Đến hẹn lại lên, phụ huynh Việt Nam mấy ngày nay vào mùa họp phụ huynh cuối niên học.
Vào lớp, cô giáo bắt đầu bi bô về tình hình học tập của lớp: Nào là “em rất khổ vì nhiều học sinh lớp ta vẫn chưa học giỏi đều các môn. Ngoài Toán, Tiếng Việt , Khoa Học, Lịch Sử , Địa Lý, nhiều em còn bị giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ than phiền…”
Rồi cô tiếp: “Em dạy Toán, Tiếng Việt, Khoa Học nhưng cuối giờ phải tranh thủ 30 phút làm thay luôn cả giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ gò cho từng đứa biết đọc nhạc, biết vẽ đúng… để lớp ta đạt tỉ lệ cao học sinh giỏi đấy các bác các anh chị ạ. (vì chỉ cần một môn không Tốt là không được chấm học sinh giỏi, không được giấy khen!), nếu không giáo viên bị phê bình, hạ thi đua, trường cũng mất danh hiệu, huân huy chương …”
Bùi Bích Hà: Cuộc hí trường
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,” câu thơ đầu trong bài “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của Bà Huyện Thanh Quan đã khắc ghi đậm nét trong trí nhớ tôi từ những năm ngồi ghế trung học Ðệ Nhất cấp, giờ cổ văn với cô Hòe lớp Ðệ Ngũ trường Ðồng Khánh.
Ðối với tôi ngày ấy, câu thơ không chỉ thuần là câu thơ nổi tiếng của một bài thơ nổi tiếng trong văn học sử nước nhà, được một bậc nữ lưu thi tài lỗi lạc ngẫu hứng viết xuống khi về qua cố đô một buổi chiều phai nắng, nhìn cảnh vật tiêu điều qua bao lớp sóng phế hưng: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.”
Mà hơn thế, câu thơ còn diễn đạt nỗi ngậm ngùi trước những cảnh đời đổi thay hệt như những màn kịch trên sân khấu, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên và thầm cảm phục nhân sinh quan đầy đạo vị của nhà thơ ngày ấy.
CỔ-LŨY: TỪ NAM CALIFORNIA: NHÌN LẠI LIÊN HỆ VIỆT-MỸ: THẬP NIÊN THỨ NHÌ THẾ KỶ 21
Giáo Sư Michael J. Boyle
“Tháng Tư Đen” đã ra đi lần thứ 42; đây là dịp tiếp tục nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ một cách đúng đắn để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, người viết dựa vào những học hỏi, nghiên cứu, và khám phá từ người đi trước và đương thời của những chuyên gia, giáo sư đại học —những vị này cũng đều dựa vào những khám phá, học hỏi và nghiên cứu của người đi trước và đương thời, theo đúng truyền thống học thuật. Giai đoạn thập niên thứ nhì dựa nhiều vào nghiên cứu của Giáo Sư Michael J. Boyle, chuyên gia về bang giao quốc tế, chính trị học và triết lý thuộc viện đại học La Salle, Pennsylvania. Ông cũng từng học, giảng dạy và nghiên cứu tại các viện đại học khác như Harvard, Stanford ở Hoa Kỳ, St. Andrew ở Scotland và Canberra ở Úc. Ông Jonathan Rauch, nhà phân tích chính trị nguyệt san The Atlantic và The Economist với uy tín lâu đời trong truyền thông thế giới cũng đưa ra nghiên cứu về Tổng Thống Barack Obama so với những tổng thống khác nửa thế kỷ qua.
Cột báo đã
đi qua liên hệ Việt-Mỹ thời Tổng Thống Bill Clinton mang nhiều tính chất ngoại
giao và lịch sử; thời Tổng Thống George W. Bush chú trọng vào ngoại thương. Không
quên những gánh nặng gánh nặng tiêu cực trong quá khứ ngoại giao Mỹ, Tổng Thống
Barack Obama hướng liên hệ vào chiến lược lâu dài cho thế kỷ mới.
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
Lê Phan: Sức mạnh của nền dân chủ Hoa Kỳ
Trước khi bước vào nghiệp báo chí, tôi học chính trị học. Thời tôi đi học chính trị học, vào những năm của thập niên 1960, khi đe dọa của các chế độ độc tài toàn trị, từ Ðức Quốc xã của Hitler đến các chế độ Cộng Sản của Stalin và Mao, đang là một mối lo thật sự.
Lúc đó tôi có một giáo sư rất thú vị. Ông tốt nghiệp trường luật ở Viện Ðại Học Charles ở nơi lúc đó còn là Tiệp Khắc dưới chế độ Cộng Sản. Khi ra trường ông vào làm việc cho văn phòng công tố. Bất mãn trước những việc phải làm, ông đã bỏ trốn khỏi nước chạy sang Pháp. Ở Pháp ông vào học ở trường Sorbonne của Viện Ðại Học Paris, cũng học luật nhưng lần này là luật pháp dân chủ kiểu Pháp. Rồi ông rời Pháp đi sang Hoa Kỳ và vào học chính trị học ở Viện Ðại Học Colombia. Tôi học ông môn Chế Ðộ Toàn Trị và Dân Chủ (Totalitarianism and Democracy). Chính ông thường bảo ông thuộc loại người Âu Châu không nói tiếng nào đúng giọng cả vì cuộc sống lang thang qua quá nhiều quốc gia. Mà quả thật, ông nói tiếng Anh giọng Ðức, và thường bảo với chúng tôi là ông nói tiếng Ðức giọng Áo và tiếng Áo giọng Ðức. Ông cũng có lối diễn tả chính trị rất lửng tửng. Khi tả lại lối bỏ phiếu ở một Quốc Hội Cộng Sản, ông bảo, “Họ đâu có bỏ phiếu. Họ tập thể dục. Một hai ba, giơ tay lên. Một hai ba, bỏ tay xuống.” Lũ học trò chỉ còn biết ôm bụng cười.
Phạm Chí Dũng: Ngân sách thời ‘Đời sống của anh em đã cùng cực rồi!’
Lại vừa hiển lộ những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngân sách Việt Nam đang rơi vào bi kịch.
Bán hết!
Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang dự kiến sẽ bán hết 137 doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020.
Vào cuối năm 2015, giai đoạn mà thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng sắp “rớt đài” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền, chính phủ đã phải đôn đáo thúc đẩy việc thoái vốn ở 10 doanh nghiệp, kể cả “con bò sữa” Vinamilk, để thu về khoảng $7 tỷ cho ngân sách. Đó cũng là khoảng thời gian mà ngân sách phải trả nợ nước ngoài cao chưa từng thấy: $20 tỷ trong năm 2015.
VOA Tiếng Việt: Nhà hoạt động: Dùng FTA buộc VN cải thiện nhân quyền
Biểu tình - một trong những quyền tự do - chưa được đảm bảo
ở Việt Nam (ảnh tư liệu, 21/8/2011, Hà Nội)
Theo kế hoạch, đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra ở Hà Nội ngày 23/5. Đến cuối buổi chiều cùng ngày, hai bên chưa có thông cáo hay phát ngôn chính thức nào về nội dung bàn thảo lần này. Một nhà hoạt động Việt Nam nói Mỹ có thể sử dụng các hiệp định thương mại để buộc Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Bốn ngày trước khi diễn ra vòng đối thoại nhân quyền lần thứ 21, văn phòng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Virginia Bennett dẫn đầu. Đối tác của bà Bennett bên phía Việt Nam là ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao.
Tú Anh/RFI: Mỹ dùng Hồi Giáo chống Hồi Giáo trong chiến lược Trung Đông
Tổng thống Mỹ tham dự thượng đỉnh các nước Ả Rập tại Ryad, Ả Rập Xê Út,
21/05/2017. - REUTERS/Jonathan Ernst
Chiến lược cân bằng của Barack Obama trong thế giới Hồi Giáo đã bị sang trang. Từ thứ Bảy 20/05/2017, tại Ryad, ngày đầu tiên chuyến công du Trung Đông, tổng thống Donald Trump công khai dựa vào Ả Rập Xê Út, đứng đầu hệ phái Sunni và đồng minh Israel để cô lập Iran, ngọn cờ của hệ phái Shia. Quan điểm bạn thù đơn giản này đặt Trung Đông trước một ngả rẽ : hoặc mở đầu cho một cuộc thương thảo toàn diện, hoặc toàn vùng lao vào cuộc chiến triền miên.
Trên bàn cờ địa chính trị ở Trung Đông, thay vì tìm đối thoại với Iran, cường quốc Hồi Giáo Shia đang lên, tổng thống Mỹ Donald Trump dứt khoát đứng về một phía : đó là các đồng minh Ả Rập Sunni. Tổng thống Mỹ gọi đích danh Iran là một đối thủ nguy hiểm, không kém gì hai tổ chức Sunni khủng bố là Al Qaida và Daech.
Tú Anh/RFI: Donald Trump bày ván cờ mới ở Trung Đông
Tổng thống Mỹ Donald Trump và quốc vương Ả Rập Xê-Út Salman,
ký thỏa thuận ngày 20/05/2017 tại Riyad. - REUTERS/Jonathan Ernst
Emmanuel Macron chuẩn bị trận lập pháp, Donald Trump cỗ vũ Trung Đông đánh Daech nhưng huy động Su-ni cô lập Iran Shi-a, Luân Đôn kỳ kèo với Bruxelles trên hồ sơ Brexit, cặp Đức-Pháp trước thách thức an ninh và phòng thủ….danh từ « Trận chiến » chiếm đầy trang nhất báo chí Pháp hôm nay.
Trận chiến Luật Lao Động khai mào. Đề tài số một của Les Echos. Nhật báo kinh tế cho biết thủ tướng Pháp sẽ gặp các nghiệp đoàn lao động để thảo luận về đề nghị cải cách bộ luật lao động của cựu ứng cử viên tổng thống Emmanuel Macron.
Trong khi đó, Le Figaro tập trung trên hồ sơ chính trị : trận chiến quốc hội bắt đầu, trong bối cảnh phe hữu truyền thống suy yếu . Nhật báo cánh hữu nhận định rằng tân tổng thống Pháp tìm một đa số ở lập pháp với một đảng mới, đảng Cộng Hoà Tiến Bước, mà tiền thân được thành lập cách nay hơn một năm.
Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017
Bùi Văn Phú: Có còn tự do phát biểu ở Đại học Berkeley?
Đại học Berkeley, ngoài danh tiếng
về học thuật, còn được biết đến là nôi sinh của phong trào tự do phát biểu quan
điểm chính trị trong khuôn viên trường – Free Speech Movement (FSM) – từ những
năm giữa thập niên 1960.
Sproul Plaza nửa thế kỷ trước
là tâm điểm của FSM. Ngày nay tại đây vào giờ trưa có nhiều sinh hoạt của các hội
đoàn sinh viên. Ở đó có hội sinh viên Do Thái, Palestine, Đài Loan, Nhật, Việt,
Iran, Iraq, Philippines, Hong Kong. Có hội sinh viên Công giáo, sinh viên Tin
lành, sinh viên đạo Hồi. Có hội sinh viên ngành hóa, ngành kỹ sư hay thương mại,
tài chính. Có hội sinh viên Dân chủ, hội sinh viên Cộng hòa.
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
NGÔ THẾ VINH: TRUNG QUỐC PHÁ HUỶ SINH CẢNH VÉT NẠO CÁC ĐẠI DƯƠNG :
"Trung Quốc là gã khổng lồ đang im
ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới". Napoléon Bonaparte
"China is a sleeping giant. Let her
sleep, for when she wakes she will move the world." Napoléon Bonaparte, 1816 à Saint Hélène
Hình 1: Con tàu cá lưới rà / trawler
Trung Quốc có khả năng vét nạo tới đáy đại dương: những chiếc tàu khủng ấy đang
đánh cá lậu ngoài khơi các xứ Tây Phi châu và các nơi khác; một lối đánh cá
lùng và diệt nguồn tài nguyên của hành tinh này. [nguồn: India Live Today, July
8, 2016]
Trần Từ Mai: THỬ TÌM HIỂU Ý TƯỞNG CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG TRONG BÀI “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA: TRẦN ĐÀO”
Bài thơ này sau được in lại trong tập Chúng ta mất hết chỉ còn nhau
(Paris : Rừng Trúc, 1974).
Để
giới thiệu 12 bài thơ “Đọc lại người xưa”
thi sĩ Vũ Hoàng Chương làm trong năm 1976, trong thời gian bị giam ở khám Chí
Hòa và ít ngày sau khi từ Chí Hòa về, người viết những dòng này đã trình bày một
cách khái quát trên tạp chí điện tử Diễn
Đàn Thế Kỷ cuối tháng 10-2016:
Sau
đó, chúng tôi có dịp nói rõ thêm trên trang blog cá nhân đầu tháng 11-2016:
Nhật báo Người Việt ở California tóm tắt lại chuyện
ấy giữa tháng 12-2016:
Năm
2012, khi in 12 bài thơ ấy ra ở trong nước, nữ sĩ Hoàng Hương Trang nói rõ: những
bài ấy đều có “ngụ ý kín đáo của thi sĩ Vũ Hoàng Chương” nhưng “phải đọc kỹ mới
nhận thấy.”
Trần Hữu Thục: VỀ HAI TÁC PHẨM ĐỘC ĐÁO CỦA GEORGE ORWELL: ANIMAL FARM VÀ NINETEEN EIGHTY-FOUR (Tiếp theo và hết)
Nineteen Eighty-Four (1984) là một truyện dài như bất cứ một tiểu thuyết nào khác. Nhưng ngoài câu chuyện chính ra, nó có thêm hai phần khác bổ sung: một là cuốn sách có tựa đề là “The Theory and Pratice of Oligarchical Collectivism” được xem là của Emmanuel Goldstein, thủ lãnh của Brotherhood là tổ chức bí mật chống lại Đảng và nhà nước. Cuốn sách lý giải tình hình thế giới, quan niệm về chiến tranh và chính sách thống trị nhân dân của Đảng; hai là phần phụ lục gọi là “The principles of Newspeak”, giải thích cách sử dụng từ ngữ mới nằm trong cuốn tự điển do Đảng biên soạn.
Truyện mô tả một thế giới bị chi phối bởi ba siêu cường
quốc: Eurasia, Eastasia và Oceania. Oceania luôn luôn sống trong tình trạng chiến
tranh với hai siêu cường kia, đẩy toàn thế giới ở trong một tình trạng thù hận,
cô lập và sợ hãi. Nhân vật chính là Winston Smith, 39 tuổi, một nhân viên làm
việc cho Bộ Sự Thật, trú sở tại London, thuộc siêu cường Oceania. Xứ sở được
cai trị bởi Đảng và nhà lãnh tụ nắm giữ quyền hành tuyệt đối có tên là Big
Brother, mà khuôn mặt của ông ta hiện diện khắp nơi trên các tấm pa-nô tuyên
truyền lớn với dòng chữ “Big Brother Is Watching You” (Big Brother đang theo
dõi bạn). Điều đó nhắc nhở mọi người rằng bất cứ những việc anh làm, dù khi ngủ
hay thức, khi ăn hay làm việc, ở trong nhà anh hay ở bên ngoài, trong phòng tắm
hay trên giường ngủ…, Đảng luôn luôn theo dõi anh. “Không có gì là phần
riêng tư của anh ngoại trừ một ít phân khối nằm bên trong cái sọ của anh.”[10]
Trần Mộng Tú: Tình Yêu và Hoàng Tộc
Mùa Xuân còn
đang bàn giao những cành hoa nắng cho mùa hạ vừa ngấp ngó bước vào những khu vườn
nhân gian, thì nàng công chúa từ Nhật, và chàng hoàng tử từ Anh cũng đang rung
những chiếc phong linh ái tình cho cả thế giới cùng lắng tai nghe để biết thế
nào là tình yêu thật sự viết “HOA”.
Cô cháu gái lớn nhất của Nhật Hoàng Akihito, cô
Mako 25 tuổi, nở một nụ cười thật tươi, cô sẽ bước ra khỏi hoàng thành vào một
đời sống dân dã cùng người chồng không thuộc hoàng phái. Cô bước ra không một
chút do dự để lấy được người mình yêu. Cô cho thế giới nói chung và nước Nhật
nói riêng biết là sang năm 2018 cô sẽ lấy
một Luật Sư cũng là bạn học cùng trường với cô (5 năm). Nhận lấy một người
không thuộc trong giới hoàng tộc là chấp nhận bước vào đời sống bình dị như tất
cả người dân Nhật ở bên ngoài cánh cửa hoàng thành. Cô đang yêu, chắc chẳng ai
ngăn cô được. Cô sẽ đội chiếc vương miện tình yêu lóng lánh trên đầu thay cho
những hạt đá quý trong ngày hôn lễ.
Không biết
có bao nhiêu cô gái Nhật dân dã đồng ý cảm phục cô và bao nhiêu cô gái Nhật tiếc
cho địa vị công chúa của Mako mà các cô thường mơ ước.
Hình-Công
Chúa Mako
GS ĐÀM TRUNG PHÁP: GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT
NGỮ-VỰNG TIẾNG VIỆT
GIÁO SƯ TRẦN NGỌC NINH
2017
/ 688 trang / $40.00
Cơ
Sở Xuất Bản Viện Việt Học
Điện
thoại liên lạc: 714-775-2050
Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một
ngoại ngữ là ngữ pháp và ngữ vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực
nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn ngữ chưa thông thạo để giao dịch với
người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật
lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ tiếng đó cho chỉnh và làm người bản
xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng các quy luật ngữ pháp mà lại yếu
kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó lòng thành tựu được.
Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017
Ngô Nhân Dụng: Tổng thống Trump có thể bị đàn hạch không?
Hầu như vị tổng thống nào gần đây cũng bị đe dọa đàn hạch.
Năm 2008,
ông Donald J. Trump nói với đài CNN rằng ông ngạc
nhiên tại sao bà Nancy Pelosi (chủ tịch Hạ viện khi đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số)
không làm thủ tục truy tố đưa Tổng thống George W. Bush về vườn. Phóng viên hỏi:
Đàn hạch? Chắc chắn! Lý do? Chiến tranh! “Ông ta nói dối! Nói dối để kéo chúng
ta vào cuộc chiến tranh Iraq. Bush nói Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt và bao
thứ khác, toàn chuyện không có thật!” Ông Obama không tấn công Syria cũng vì sợ
bị đàn hạch nếu không hỏi ý kiến quốc hội Mỹ trước. Khi ông hỏi, quả nhiên quốc
hội bác bỏ. Tổng thống Reagan cũng bị điều tra và đe dọa đàn hạch vì bán vũ khí
cho Iran, trong khi quốc hội cấm.
Phạm Phú Minh: Những gấm hoa bàng bạc trong tác phẩm của Mặc Lâm
“Bàng bạc gấm hoa” là một cách nói tượng hình mà tác giả dùng để đặt tên cho cuốn sách độc giả đang cầm trên tay. Gấm hoa tượng trưng cho vẻ đẹp ở đời, và tất cả những bài viết trong sách này đều về các vấn đề văn học, văn hóa, nhằm mô tả nét xinh tươi của ngôn ngữ trong văn, thơ, trong lời ca tiếng hát, vẻ đẹp của hội họa, của hội hè, của các hành vi nhằm nâng cao phẩm chất của cuộc sống... Những vẻ gấm hoa đó không biểu lộ ra một cách cụ thể như một tòa nhà bề thế của một đại gia, như một chiếc xe sang trọng của người giàu có, nhưng nó thấm đẫm và ẩn hiện khắp các ngõ ngách của đời sống, làm cho cuộc nhân sinh của chúng ta ý nghĩa hơn, vui tươi hơn, thậm chí biện minh cho sự hiện diện của con người trên mặt đất này.
Gấm hoa chỉ
hiện hữu trong cuộc đời và trong lòng người một cách bàng bạc, nghĩa là có đấy
nhưng không cụ thể, đó là cách nói phù hợp nhất khi tiếp cận và mô tả những vấn
đề văn hóa. Và đó chính là công việc của nhà văn Mặc Lâm, người phụ trách mục
văn học/văn hóa cho ban Việt ngữ của đài Á châu Tự do tại thủ đô của nước Mỹ.
Khác với cách làm đài phát thanh của khoảng ba mươi năm về trước, “đài phát
thanh” của thế giới ngày nay không chỉ loan truyền thông tin bằng tiếng nói
trên làn sóng điện, mà còn làm cả báo viết, báo hình trên các trang mạng của mỗi
đài. Thậm chí đã đến giai đoạn, có “đài phát thanh” còn không gửi cả tiếng nói
vào làn sóng vô tuyến, mà chỉ còn làm báo chữ trên các trang mạng. Với các tiến
bộ về kỹ thuật Internet, ngày nay trên một trang mạng có thể kết hợp nhiều thứ:
nghe, nhìn, đọc, tức là vừa đóng vai trò truyền thông bằng lời nói, vừa hình ảnh
(truyền hình) và vừa mang tính cách báo in truyền thống mang văn bản đến cho độc
giả.
Phạm Công Thiện: Một chiều nào đó ở California
I.
Một gian phòng nhỏ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng buồn thiu
Một cô gái nhỏ băng qua phố
Một tiếng chim xa lọt xuống đèo
II.
Một gian phòng cũ một buổi chiều
Một người tựa cửa đứng đìu hiu
Một người lặng lẽ băng qua phố
Một kẻ xa buồn lén ngó theo
III.
Một gian phòng tối một buổi chiều
Không người tựa cửa đứng đìu hiu
Không ai bước nhẹ băng qua phố
Không tiếng bông khô rụng xuống đèo
Trần Hữu Thục: Về Hai Tác Phẩm Độc Đáo Của George Orwell: Animal Farm Và Nineteen Eighty-Four
Những người quan tâm đến văn học và chính trị, có lẽ không ai không biết đến George Orwell, tác giả của Animal Farm/Trại Súc Vật.
Vào đầu năm nay
(2017), tên tuổi của George Orwell bỗng nhiên trở lại với công chúng Hoa Kỳ:
một tác phẩm độc đáo khác của nhà văn, Nineteen Eighty-Four hay 1984,
nằm đầu danh sách bestsellers của Amazon vào cuối tháng
1/2017, khiến cho nhà xuất bản phải in thêm 75 ngàn ấn bản mới. Tác phẩm này
cũng đã từng nhiều lần nằm trên danh sách bestsellers trước
đây. Gần nhất là lúc Edward Snowden tiết lộ chương trình do thám cá nhân của cơ
quan National Security Agency năm 2013. Lần này, sự gia tăng số bán xuất hiện
vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, lúc có một sự tranh cãi
kéo dài giữa tòa Bạch Ốc và báo chí liên hệ đến việc đưa thông tin, khiến xuất
hiện một số từ mới như fake news hay alternative facts. Fake
news (tin bịa đặt) là nhóm từ tổng thống Donald Trump quy cho cách đưa
thông tin mà ông gọi là bịa đặt nhằm chống lại ông của một số cơ quan truyền
thông như CNN, New York Times, Washington Post…; alternative
facts (sự kiện thay thế/sự kiện chọn lựa) là nhóm từ do bà Kellyanne
Conway, cố vấn của tổng thống Trump, sử dụng nhằm biện hộ cho phát ngôn viên
Tòa Bạch Ốc Sean Spicer khi ông này đưa thông tin sai lạc về số người tham dự
lễ nhậm chức của tổng thống Trump vào tháng 1/2017. Có thể nói, alternative
facts cũng là sự kiện bịa đặt nhưng được chọn lựa có chủ đích nhằm
biện minh cho một ý định nào đó. Cách tạo từ mới này khiến người ta liên hệ
đến Newspeak, là tên của một hệ thống ngôn ngữ mới do chế độ độc
tài toàn trị tạo nên nhằm kiểm soát hiện thực, trong Nineteen
Eighty-Four.
Lỗ Tấn/Trương Chính dịch: Khổng Ất Kỷ
Các quán rượu ở Lỗ Trấn có một cách sắp đặt khác hẳn nơi khác: Quán nào cũng có một cái quày to, hình thước thợ ngoảnh ra đường cái; phía trong quày có sẵn nước nóng lúc nào cũng có thể hâm rượu được. Trưa hay chiều, các bác thợ đi làm về, người nào cũng đến bỏ ra bốn đồng trinh mua một bát rượu, - đó là chuyện hơn hai năm về trước, bây giờ mỗi bát cũng phải đến nửa đồng - rồi đứng tựa vào quầy, uống khi còn nóng bỏng, vừa uống vừa nghỉ cho đỡ mệt. Nếu chịu bỏ thêm một đồng nữa thì có thể mua được một đĩa măng muối mặn hoặc một dĩa đậu hồi hương làm thức nhắm.
Còn bỏ ra hơn mười đồng thì có
thể mua được một đĩa thịt xào. Nhưng những khách hàng này phần nhiều là bọn áo
cộc không mấy ai chơi sang như vậy. Chỉ có những vị khách áo dài mới đi vào tận
phòng trong, gọi rượu, gọi thịt, ngồi uống khề khà.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)