Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
Trần Hoài Thư: Về tấm hình Napalm girl (bài 2): Ném bom lầm
Hầu như 99% dư luận đều cho rằng , sở dĩ có “Napalm Girl” là do việc chiếc khu trục
của Không lực VNCH ném bom lầm. Tôi có đọc một báo cáo của MACV trong hồ sơ
giải mật cho biết việc ném bom lầm này còn gây thương tích và tử thương cho một
vài người lính tham chiến thuộc sư đoàn 25 BB.
Dĩ nhiên là lầm. Nhưng lầm ở đây nên mừng, vì chúng ta thấy được sự an toàn của các đứa bé
nam cũng như nữ, mặc dù một cô bé gái bị phỏng ở lưng trên tấm hình đã đưa Nick
Út lên đài vinh quang.
Bởi sức tàn phá hủy diệt của lọai bom lửa này thật là khủng
khiếp. Nó không làm chấn động não bộ, làm hộc cả máu mắt, máu mồm như bom nổ,
nhưng với sức nóng hàng triệu độ kia, cũng đủ gây phỏng nặng cho những sinh vật
ở cách đó hàng chục hàng trăm thước như
thế này:
Tháng 5 năm 1969, đại đội 405 thám kích của tôi cũng bị bom
Napalm tại đồi Kỳ Sơn. Buổi sáng đại đội lên đồi, địch chờ trung đội 1 của tôi
qua rồi mới tấn công vào bộ chỉ huy đại đội. Địch có lợi thế là chủ động và có
hang đá che chở. Còn chúng tôi thì ở giữa bãi trống. Ngay cả phút đầu, 3 sĩ
quan bị đạn, trong số ấy có một cố vấn Hoa Kỳ. Chúng tôi được lệnh rút, để máy
bay đến thả bom không cần biết đến những
thương binh còn kẹt trên đồi. Bom là lọai Napalm tức là bom lửa. Sau khi bom
dứt, quân Mãnh Hổ được lệnh lên đồi lục soát. Sau đó chúng tôi cũng được lệnh
trở lại đồi để mang xác đồng đội bỏ vào poncho cho trực thăng tải về nhà xác.
Chính nhờ cái kinh nghiệm quá đắt này, tôi mới hiểu về sự khốc hại của napalm
là thế nào. Khi người bị bom, tóc quăn lại khét lẹt, da thui đen, nhưng ở
những kẻ nách, háng thì nứt ra lộ mở vàng. Thân thể bị thiêu phình ra nên khó
bỏ vào poncho. Chỉ có hàm răng là không thay đổi. Vẫn trắng toát hiện giữa hai
cái môi cháy thành than đen xì. Từ kinh
nghiệm này, tôi có làm một bài thơ, có đọan như sau:
“Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước
Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng
Những xác hôm qua vàng rám mở
Những anh hùng ngụy tặc nằm chung”
(Kỳ Sơn, thơ THT)
Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng
Những xác hôm qua vàng rám mở
Những anh hùng ngụy tặc nằm chung”
(Kỳ Sơn, thơ THT)
Trở lại một trận đánh ở Trảng Bàng. Tôi không thể biết mục
tiêu được yêu cầu có địch hay không. Trận đánh đã trải qua một ngày, và có lẽ địch đã rút trong đêm. Nào ai biết.
Kinh nghiệm làm lính thám kích với nhiều lần tiếp viện giải vây của tôi cho
biết thường thường địch hay chém vè vào đêm vì họ biết trước sau gì họ cũng bị
thất bại. Họ cần tiếng vang hơn là cần chiếm đất, nhất là chiếm một thị trấn
sầm uất chỉ cách Sài Gòn không xa. Hay nếu có địch, thì chỉ vài tên xâm mình
cột xích vào chân. Có điều, là tại sao thẩm quyền của Sư đòan 25 BB lại chấp
thuận xử dụng bom Napalm để thả xuống
một vùng đông đúc dân cư, không tô đỏ
trên bản đồ hành quân – có nghĩa là không phải là vùng được quyền oanh kích tự do. Nhớ lại xem những
trận đánh trong thành phố hay thị xã, ít khi chúng ta thấy sự xuất hiện của máy
bay ném bom, trừ trường hợp mục tiêu không còn dân cư. Tại sao không dùng trực
thăng võ trang ?
Vậy thì ai lầm đây. Kẻ yêu cầu mang napalm thả vào vùng đông
đảo dân cư không phải là vùng oanh kích tự do hay là kẻ lái máy bay ném bom, dù lầm hay không lầm cũng dẫn đến những hậu
quả thương tâm mà thôi. Bởi lẽ, dù mục
tiêu có trúng đi nữa nhưng sức nóng hàng triệu độ kia không tha những thường
dân vô tội ở cách đó hàng trăm thước. Napalm chỉ dùng cho những chiến trường
không phải là khu dân cư. Trên bản đồ hành quân, người chỉ huy nên biết chỗ nào
tô đỏ hay tô xanh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét