Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017
Trần Mộng Tú: Nước mắt, nước biển và thuyền nhân Việt
Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan. Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho Đài Truyền hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của Đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của Đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.
Chúng tôi may mắn có ba linh mục, cha Nguyễn Hùng đến từ Đài Loan, cha Phạm Hồng từ Úc và Phạm Tâm (cũng còn là bác sĩ y khoa) đến từ Houston, hòa thượng Thích Huyền Việt đến từ Houston, thầy Tây Tạng Geshe Gawa đến từ Úc.
Trong nhóm còn một bác sĩ trẻ nữa là Kenneth Nguyễn đến từ California.
Võ Quốc Linh: Thuyền
Năm ngoái, có một lần Nerine Martini gọi điện thoại cho tôi, giọng cô reo vui khác thường: “Linh ơi, còn nhớ bài viết Thuyền Cứu Rỗi không? Carolynne Skinner, chủ biên của đặc san mỹ thuật OZ Arts, có đọc bài viết của Linh và rất thích, bà nhờ mình gọi Linh để được phép đăng cũng như xin trích một đoạn cho phần kết bài tiểu luận của bà… Linh đồng ý chứ?”
Lặng yên một khoảnh khắc, tôi nói, giọng tỉnh queo: “Ồ, Nerine, tôi e là không được đâu. Tôi không nghĩ là Carolynne có thể trả nổi khoản… tiền nhuận bút đâu.”
*
Gần mươi năm trước, tôi bày một tiệc nhỏ tại nhà, khách mời phần lớn là người Úc chuyên môn trong lĩnh vực tạo hình: Kon Gouriotis, Nerine Martini, Sue Pedley, Ray Beattie, chị Huỳnh Bội Trân, Mỹ Lệ Thi, anh Hoàng Ngọc-Tuấn…
Tuấn Khanh: NHỮNG NGÀY ẤY, MỖI NGƯỜI
30/4/1975 là
biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con
người.
Trong dòng chảy
tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện
chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại
rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải
Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng. Còn
phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa
30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng
cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện
để lại, là sự thật.
Thỉnh thoảng,
tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy – kể cả sau đó, những người tôi
biết – hay không quen – đang như thế nào, làm gì?
Gia đình của
nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại
Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó
định cư ở Mỹ. Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà
đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc,
rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.
Trần Mộng Tú - Ba Bài Thơ Cho Tháng Tư
Văn Tế Muộn Màng
(Cho Thuyền Nhân)
Giữa biển khơi lồng lộng gió
bốn phương
Chúng tôi những người sống sót
trong cuộc chiến tranh huynh đệ đau thương, cùng nhau về đây chiêu hồn
lưu xứ.
Xin những đấng tối cao mở lòng
đón nhận, vớt lên giữa bọt sóng lênh đênh những oan hồn, uổng tử.
Xin hãy mang hồn vào giấc ngủ
ấm yên
Vòng tay Đức Mẹ, vòng tay Phật
Bà xin hãy là những tấm khăn mềm
thấm khô ngàn máu lệ.
Chúng tôi cúi đầu gửi lời kinh
tiếng kệ
Tiếng chuông tiếng mõ gọi hồn
về:
Hỡi hồn côi cút
bập bềnh ở đâu
ta thắp lửa nến
soi trái tim đau
hồn trôi về đâu
hồn tắp vào đâu
quê nhà xa thẳm
đáy mắt u sầu
Thương hồn lưu lạc
hương ta tha hương
xót hồn đoạn
trường
buồn ta xa xứ
Hỡi người cha trẻ
ta xót thương hồn
mở trừng con mắt
vợ đâu con đâu
sóng dâng bạc
đầu
tay vuột bàn tay
biển thành huyệt
mộ
Nguyễn Văn Tuấn: Đọc sách "Những người tị nạn" của Nguyễn Thanh Việt
Trong 4 ngày nghỉ lễ Phục Sinh, tôi đọc một mạch cuốn tiểu thuyết "The Refugees" (Những người tị nạn) mới được xuất bản vào tháng Ba năm nay (2017) (1). Tác giả là Nguyễn Thanh Việt (2), một ngôi sao sáng chói trên văn đàn thế giới và mới được trao giải thưởng văn học Pulitzer vào năm ngoái. Đây là một tác phẩm hay và độc đáo, một "articulation" tuyệt vời về tình cảnh của người tị nạn mà không phải ai cũng làm được như tác giả. Nhân ngày 30/4, tôi thiết nghĩ vài dòng điểm sách cũng là một cách chia sẻ cùng các bạn trong ngày lịch sử này.
Có thể tóm lược Những
người tị nạn (NNTN) bằng chỉ một chữ: ám ảnh. NNTN là một tập truyện gồm 8 truyện ngắn viết về thân phận của những
người tị nạn Việt Nam trên đất Mĩ, và tất cả họ đều bị ám ảnh về quá khứ. Quá
khứ chiến tranh. Quá khứ tù đày trong các trại cải tạo. Quá khứ tị nạn và vượt
biển. Quá khứ trong những ngày đầu đến Mĩ. Ám ảnh là những gì xảy ra với chúng
ta và những gì chúng ta đi tìm. Theo tác giả, tất cả chúng ta đều mang trong
người, ít ra là trong tâm tưởng, một quá khứ. Cái quá khứ đó giúp chúng ta hiểu
hơn về hiện tại và giúp định hình cái hiện tại. Những chấn thương tinh thần là
những trải nghiệm cơ bản nhất của con người, và ít ai trong chúng ta, nhất là
người tị nạn, mà không bị chấn thương. Tập
truyện bắt đầu bằng một câu chuyện ma [thật], và kết thúc cũng bằng một truyện
ma trong suy nghĩ. Toàn bộ văn cảnh là những câu chuyện ngắn mô tả những ám ảnh
về những nhân vật trôi dạt cùng những mối liên hệ gãy vỡ, được chạm trổ bằng những
câu chữ được chọn lọc cẩn thận làm cho người đọc rất khó quên sau khi gấp cuốn
sách lại.
Trần Hữu Thục: chân phương những ngày câm nín
Tập thơ bắt đầu bằng một “tin vắn” dựng lên chân dung về “tôi”,
một cái “tôi” hết sức đặc thù sau ngày Cộng Sản chiếm trọn miền Nam.
Tôi là cơn điên
Còn sống sót giữa sự
vật mồ côi
(….)
Là miếng giẻ nhét vào
mồm
Là mảnh vải đen bịt
mắt
Là vũng máu khô
Không còn nhớ những
phát đạn bắn vào đầu
(tin vắn)
“Tôi” là một hiện hữu phi-hiện-hữu: câm và nín.
Tôi chính là sự câm
nín hèn hạ của các người.
Rốt cuộc:
Tôi không còn tiếng
nói
chỉ còn hơi thở tôi
và bát cơm nhỏ của con tôi
(Tuyên ngôn của tôi)
Nguyễn Đức Tùng: CHIỀU HÔM, MỘT NGƯỜI KHÁCH LẠ
Đó là đoạn Lê Đại Hành chạy qua Bình Thới, giữa hai hàng phượng cao rợp mát. Trong ngõ hẻm
đối diện có dãy hàng hoa nằm khuất sau những hàng quán khác. Người đàn ông
trung niên tiêu biểu cho thời đại mình: gầy gò, đen đúa, sẵn sàng biến mất vào
đám đông. Ông ta băng qua dòng xe cộ, bước vào hẻm, bắt chuyện với thằng bé
đang bày trò chơi với hai đứa nhỏ chừng như em nó. Bọn trẻ đã quen, đưa mắt tò
mò nhưng không ác cảm, nhìn người đàn ông. Cuộc trò chuyện dăm bảy phút, có khi
ông ta lôi từ trong túi ra một thứ gì như bánh kẹo. Con hẻm lụp xụp, mái bạt đầy
nước mưa trĩu xuống, trẻ con cười đùa khắp nơi, đuổi nhau, bụi bay mù những kệ quần
áo sida, những bó hoa tươi. Nhìn người
lạ vui vẻ đi ngược ra đường,
bạn nghĩ, những cuộc gặp ấy sẽ không dừng lại.
Thơ Trần Hoài Thư: Về tấm hình Napalm girl (bài 3)
Mắt và tim
Khi Kim Phúc cùng đám
trẻ thoát ra ngoài vùng bom lửa
Thì có những con mắt đang nhìn vào em
Con mắt từ thánh thất Cao Đài ở đàng sau
Để rồi tỉ tỉ con mắt nhìn vào đứa bé gái Việt Nam
Trần truồng kêu la thảm thiết trên màn ảnh TV hay báo chí
Nhưng không ai để ý đến trái tim
được biểu lộ bằng cánh tay phải
để mang các đứa bé kia về cõi sống
của người lính miền Nam
Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017
Ngô Nhân Dụng: La Thăng, La Giáng, La Làng
Dân Việt chẳng
mấy ai quan tâm khi nghe tin ông Đinh La Thăng bí thư thành ủy Sài Gòn, bị “kỷ
luật.” La Thăng hay La Giáng, có thăng rồi có giáng, lên lên, xuống xuống chỉ
là chuyện nội bộ của các tay chóp bu đảng Cộng Sản với nhau. Còn chế độ cộng sản
thì tấn tuồng còn tiếp diễn.
Tới nay, đã
có ba bốn ủy viên Bộ Chính Trị bị cảnh cáo kỷ luật như La Thăng, tuy nhiên lần
này hơi khác. Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan được mời ra khỏi Câu lạc bộ Ba
Đình vì chính trị, hoặc khác biệt quan điểm, hoặc giành giựt địa vị. Trong bầy chó sói luôn luôn có một con đầu đàn,
chúng sẵn sàng cắn cổ nhau chiếm ngôi thủ lãnh. Vụ La Thăng xuống thành La
Giáng cũng có động cơ chính trị, vì Nguyễn Phú Trọng cần thủ tiêu các thủ hạ
trong phe phái Nguyễn Tấn Dũng đang tan hàng. Nhưng nguyên do khiến Đinh La
Thăng sắp mất chức không hoàn toàn chỉ vì giành quyền lực. Lý do khác là Tiền,
hàng triệu đến hàng tỷ đô la. Tiền là nguyên nhân lớn khiến bầy chó sói đang
làm thịt lẫn nhau, vì bây giờ các đảng viên đều giác ngộ rằng có quyền là có tiền.
Nắm quyền mà không biết biến hóa ra thành tiền thì thậm ngu, chí ngu, đám chúng
sinh bên ngoài gọi là “Lú.”
HUỲNH HỮU ỦY CHUYỂN DỊCH: THƠ CỦA HỌA SĨ MARC CHAGALL
Tranh của Marc Chagall
Marc
Chagall, khuôn mặt vĩ đại của hội họa thế kỷ XX, là một người Bạch Nga gốc Do
Thái, chào đời ở Vitebsk vào ngày 7 tháng 7 năm 1887, qua đời ở
Saint-Paul-de-Vence năm 1985. Chỉ vài năm sau Cách Mạng Tháng 10, Chagall rời bỏ
nước Nga để định cư tại Pháp. Từ đó, ông say đắm làm việc, say đắm sáng tác,
góp phần tác động mạnh mẽ vào việc đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, để tạo nên một
nền nghệ thuật hiện đại rực rỡ, tráng lệ như chưa từng thấy. Nghệ thuật Marc
Chagall tràn ngập ánh sáng Paris, cùng lúc lại tỏa ra chất thơ mộng đậm đặc của
một tâm hồn dân gian Nga.
Chagall thường
được gọi là một họa-sĩ-nhà-thơ (the poet-painter). Thơ của ông cũng như tranh của
ông: chữ viết cũng như các mảng màu và đường nét, đều để kể lể và mô tả thế giới
nội tâm và thị kiến về cuộc đời đầy ảo mộng của ông.
Sự tưởng tượng,
điều chủ yếu của nghệ thuật Chagall, dường như cũng đã đánh thức những giấc mộng
vẫn ngủ yên trong mỗi chúng ta.
GIÁO SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CẦN HIỂU RÕ Ý NGHĨA (KỲ 08)
176 blind alley: việc làm
không cơ hôi thăng tiến. John, don’t
apply for that job – it will be a blind alley for you if you get the
offer. [Loại việc làm “giậm chân tại chỗ” cũng gọi là “treading water,” như
trong câu “Oh, my carefree dad was just treading water from paycheck to
paycheck until he retired last month”].
177 blind as a bat: mù nặng. Without her glasses, my sister is blind
as a bat. [Ví von này oan cho loài dơi, vì mắt chúng cũng tinh như mắt
người, mà lại còn được thiên nhiên thiết bị thêm cho một hệ thống định vị qua
thính giác (sonar system) rất tốt để sử
dụng ban đêm.
178 blind leading the blind:
người chẳng biết gì hướng dẫn người cũng chẳng biết gì. That man speaks broken English, yet he tries to teach this language to
his young son – truly a case of the blind leading the blind!
Kiệt Tấn: Vượt Biên
Việt Nam Thương Khúc là một trường thi tiểu thuyết của Kiệt Tấn, do An Tiêm xuất bản. Truyện kết hợp bằng những “thương khúc,” kéo dài từ thập niên 1920 cho tới giữa thập niên 1980, mà xem ra các câu chuyện thương tâm của nước Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, chẳng hạn hoạt cảnh vượt biên dưới đây.
Thuyền tách bến hộp hồi Rạch Giá
Theo nước xuôi thuyền thả ra khơi
Quang Dung thầm vái Phật Trời
Độ trì hai trẻ xuân đời Hương Tâm
Tìm xứ mới gieo mầm đất hứa
Xây lại đời đôi lứa Quang Dung
Hương Tâm đùm bọc chung cùng
Hiểm nghèo vẫn quyết nương vùng tự do
Gió rít rợn sóng to cửa biển
Thuyền lặng hơi im tiếng trờ ra
Bỗng đâu phựt ngọn đèn pha
Đại liên xối xả chói lòa đêm đen
Tiếng người hét lấn chen tứ phía
Thuyền lật nghiêng hồn vía cũng nghiêng
Tiếng loa đồng vọng loan truyền
Lũ kia dừng lại quay thuyền trở lui
Thuyền nghiêng nước tràn vùi sóng cuốn
Hương đeo Dung giữa lượn ba đào
Bỗng đâu một ngọn sóng trào
Ngoài khơi xô đến kéo ào Tâm đi
Quang nhoài níu sóng ghì nước xoáy
Trẻ hụt tay chìm đáy nước sâu
Ngoáy tìm nào thấy trẻ đâu
Thất kinh lặn kiếm mò châu biển mù
Khi vớt được đời vù bay mất
Thân trẻ còn dẫu giật trên tay
Máu trào ra miệng thương thay
Sống giây phút trước giờ đây xác mềm
Quang ôm chặt trong đêm xác nhỏ
Nước mắt tràn sánh đọ biển kia
Thái Bình Dương ruột cắt lìa
Ngộp hơi con trẻ ô kìa biển ơi
Trên bờ súng không thôi khạc lửa
Dung cố bơi nương dựa sóng triều
Đẩy Dung Hương ngọn nước xiêu
Tấp bờ xa khuất bọn diều quạ kênh
Hai dì cháu cố lên sức chạy
Sau lưng còn bỏ lại người thương
Quang nghe lực rã đoạn trường
Một tay bồng cháu tay bương nhắm bờ
Thù này biết bao giờ nguôi được
Lũ quỷ kia tàn nước hại dân
Tay ghìm súng chĩa lăm lăm
Gục đầu Quang nuốt âm thầm hận điên
Ôi đất nước hồn thiêng đâu tá
Ôi quê hương ruột rã tim mềm
Khoác chi mãi một màu đêm
Ba mươi năm máu chưa đền hay sao.
Võ Hoàng: Cổng Xóm Năm
Võ Hoàng (1952 – 1987)
L.T.Đ: Như nhiều nhà văn hay nhà thơ tài năng khác, Võ Hoàng qua đời rất sớm khi chưa đến tuổi bốn mươi. Tất cả tác phẩm của ông đều do Nhân Văn xuất bản:Góc Bể Bên Trời (1983) - Trong Lòng Cách Mạng tuyển tập truyện ngắn (1983) - Măng Đầu Mùa viết chung với Tưởng Năng Tiến (1982) - Đất Lạ viết chung Tưởng Năng Tiến (1982) - Truyện (“Cổng Xóm Năm”) mà chúng tôi trích đăng dưới đây, lấy bối cảnh của một huyện lỵ xa xôi (nào đó) ở miền Nam, vào buổi sáng mà “lính mình bỏ súng,” hơn bốn mươi năm trước nhưng tưởng chừng như ... vừa mới hôm qua. - Trân Trọng
Lúc hai cái xe mười bánh nối đuôi nhau chạy vụt qua, bụi đỏ bốc bùng lên, bên này ngó bên kia không thấy gì hết. Bà mợ Năm lom khom bước ra khỏi ngưỡng cửa, nheo hai con mắt lại, quay về hướng chợ miệng lầm bầm gì đó nghe không rõ. Con Sượng đang ngồi trên ghế bố thõng hai chân xuống đong đưa qua lại lớn giọng nói vọng ra:
“Bà mợ ở đó mà ngóng. Nó đi
chút xíu nó dìa chớ mắc mớ gì. Thây kệ nó.”
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
Tuấn Khanh: Gãi Dư Luận
Thông tin ông Đinh La Thăng đột ngột bị đề nghị kỷ luật và có thể bị mất chức bí thư Sài Gòn sau hội nghị trung ương 5, khóa 12 khiến không ít người quan tâm. Vì bởi, ông Thăng là một nhân vật rất ồn ào. Khi ông về nhậm chức tại Sài Gòn, rất nhiều trò trình diễn để lấy lòng người dân Sài Gòn đã diễn ra, bao gồm tổ chức hàng loạt tờ báo, truyền hình đăng nhanh các lời tuyên bố, liên tục hình ảnh hoạt động của ông… thậm chí còn có cả báo lên tiếng thề nguyện sẽ đồng hành cùng ông Thăng trong cuộc cầm quyền ở thành phố.
Nhớ lại những ngày như vậy, mọi thứ đầy rạo rực khởi đầu và cũng đầy bẽ bàng về sau. Tương tự như ông Đoàn Ngọc Hải khi thực hiện cuộc đập phá vỉa hè có đầy đủ bộ sậu đi theo ghi hình, quay video, ghi lại từng cuộc đối thoại như người đang dẫn đầu cho một cuộc cách mạng mới, thì ông Thăng cũng không khác gì với chuyện tổ chức chụp hình dọn cây, nói về Nobel y khoa Việt Nam và Hòn ngọc Viễn Đông.
Hà Sĩ Phu: Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật!
Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”! Đọc lên toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và
cũng êm tai, nhưng cái thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương
máu dân lành, là những kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội, là
những đoàn người mất đất lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù
tội… thì mới thấy tội ác của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn. Cũng
là một điều luật nhưng điều luật này khó sửa vì nằm trong gan ruột của trào lưu
CS, và vẫn đang gắn chặt với ngai vàng của các vua quan tập thể lớn nhỏ hiện
nay.
Là một sinh vật, con
người muốn sống phải có cái nhà của mình trên mảnh đất riêng của mình (chưa kể
những người phải có đất sản xuất để có miếng ăn). Quyền sở hữu riêng bất khả xâm phạm đối với một
mảnh đất để ở, một không gian tiên quyết tối thiểu để tồn tại trên đời là một
quyền tự nhiên, thiêng liêng, bẩm sinh; không có quyền đó sự hiện diện của con
người trên đất nước mình sẽ không có cơ sở vật chất đầu tiên để tồn tại. Con chim con thú trong rừng cũng phải “sở hữu”
được một nhành cây, một hang hốc, một khoảnh đất cho riêng nó mà nó phải chiến
đấu đến cùng để bảo vệ.
Phạm Chí Dũng: Vì sao ‘Hội nghị hòa hợp văn học’ phá sản?
Bản tin về một sự kiện "chưa từng có": Hội Nhà văn Việt Nam sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (VNCH), về dự “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.
Lễ kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng Ba âm lịch (6/4/2017) đã lặng tăm trôi qua mà chẳng hề hiện ra “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” như hứa hẹn đinh đóng cột của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - ông Hữu Thỉnh. Song cảnh phá sản của một ảo tưởng chính trị chưa bao giờ thành hình lại chẳng có gì đáng kinh ngạc…
Ai là ‘tác giả”?
Ba tháng trước, nhà thơ được tiếng là “cháu ngoan của đảng” đã bất ngờ công bố một kế hoạch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tồn tại của đảng: Hội Nhà văn Việt Nam sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (VNCH), về dự “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.
Bùi Bích Hà: Tháng Tư
Tháng Tư năm nay là là Tháng Tư đếm được lần thứ 43 trên trang giấy mỗi năm tôi kẻ thêm một vạch kể từ Tháng Tư, 1975.
Nỗi buồn đau của ngày tháng đó lẩn sâu trong từng tế bào thần kinh của tôi, một tiếng thở dài chừng như chạm khẽ vào chúng cũng làm tôi trào nước mắt. Nên tôi né tránh. Không thể quên được thì lờ đi. Có ngờ đâu cố gắng không nghĩ tới điều gì làm mình khổ đau, lâu dần, cho tôi có được khả năng thiền định, dễ dàng tách mình ra khỏi thực tế phiền trược và tan vào hư không. Càng về sau, thậm chí tôi không ý thức lúc nào mình chuyển đổi từ cảnh giới này qua cảnh giới khác mà chỉ là cảm nhận thường trực nơi mình một trạng thái bình an trong tĩnh lặng tuyệt đối, bất luận xung quanh tôi đang diễn ra chuyện gì.
An Nam/Người Việt: Giá trị văn hóa Sài Gòn không bao giờ ‘thất thủ’
Nơi trưng bày hình ảnh các ca nghệ sĩ một thời của Sài Gòn trước 1975
được dân chúng đặc biệt quan tâm. (Hình: An Nam/Người Việt)
SÀI GÒN (NV) – Sau 30 Tháng Tư, 1975 bằng việc áp đặt ý thức hệ cộng sản thông qua hệ thống “quản lý văn hóa” của nhà cầm quyền, văn hóa Sài Gòn nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung, bị xóa bỏ bằng nhiều cách tàn bạo khác nhau. Từ đốt phá những tàng thư, nghiêm cấm lưu hành những sáng tạo giá trị cho đến ra quân dốc sức diễn dịch, quy chụp khối di sản này theo một hướng khác.
Nhưng liệu sức sống của văn hóa Sài Gòn có vì vậy mà bị thủ tiêu vĩnh viễn?
Sài Gòn không mất tên
Sử sách, giáo khoa cho đến những nghiên cứu của cả hệ thống cầm quyền đều dùng từ “giải phóng” để nói về sự kiện “30 Tháng Tư.” Tuy nhiên, có một điều thú vị, chính những người trong một số hồi ức của những văn sĩ đồng thời là lính cộng sản miền Bắc gần đây đều thừa nhận rằng, họ ngỡ ngàng và choáng ngợp khi đi “giải phóng” cho một đô thị văn minh ngoài sức tưởng tượng.
Trong khi những kẻ cơ bắp đang vẫy cờ hân hoan và nghĩ ra các trò đập phá, thì cũng có những kẻ lặng lẽ đi tìm các kho sách, hãng băng đĩa, phòng trà, thư viện… để trong một thời gian ngắn ngủi, hiểu miền Nam là gì. Việc làm ấy mãi vài chục năm sau mới được tiết lộ cùng những tự vấn đại loại ‘có thực sự miền Nam thất thủ?’
Trần Hoài Thư: Về tấm hình Napalm girl (bài 2): Ném bom lầm
Hầu như 99% dư luận đều cho rằng , sở dĩ có “Napalm Girl” là do việc chiếc khu trục
của Không lực VNCH ném bom lầm. Tôi có đọc một báo cáo của MACV trong hồ sơ
giải mật cho biết việc ném bom lầm này còn gây thương tích và tử thương cho một
vài người lính tham chiến thuộc sư đoàn 25 BB.
Dĩ nhiên là lầm. Nhưng lầm ở đây nên mừng, vì chúng ta thấy được sự an toàn của các đứa bé
nam cũng như nữ, mặc dù một cô bé gái bị phỏng ở lưng trên tấm hình đã đưa Nick
Út lên đài vinh quang.
Bởi sức tàn phá hủy diệt của lọai bom lửa này thật là khủng
khiếp. Nó không làm chấn động não bộ, làm hộc cả máu mắt, máu mồm như bom nổ,
nhưng với sức nóng hàng triệu độ kia, cũng đủ gây phỏng nặng cho những sinh vật
ở cách đó hàng chục hàng trăm thước như
thế này:
Tháng 5 năm 1969, đại đội 405 thám kích của tôi cũng bị bom
Napalm tại đồi Kỳ Sơn. Buổi sáng đại đội lên đồi, địch chờ trung đội 1 của tôi
qua rồi mới tấn công vào bộ chỉ huy đại đội. Địch có lợi thế là chủ động và có
hang đá che chở. Còn chúng tôi thì ở giữa bãi trống. Ngay cả phút đầu, 3 sĩ
quan bị đạn, trong số ấy có một cố vấn Hoa Kỳ. Chúng tôi được lệnh rút, để máy
bay đến thả bom không cần biết đến những
thương binh còn kẹt trên đồi. Bom là lọai Napalm tức là bom lửa. Sau khi bom
dứt, quân Mãnh Hổ được lệnh lên đồi lục soát. Sau đó chúng tôi cũng được lệnh
trở lại đồi để mang xác đồng đội bỏ vào poncho cho trực thăng tải về nhà xác.
Chính nhờ cái kinh nghiệm quá đắt này, tôi mới hiểu về sự khốc hại của napalm
là thế nào. Khi người bị bom, tóc quăn lại khét lẹt, da thui đen, nhưng ở
những kẻ nách, háng thì nứt ra lộ mở vàng. Thân thể bị thiêu phình ra nên khó
bỏ vào poncho. Chỉ có hàm răng là không thay đổi. Vẫn trắng toát hiện giữa hai
cái môi cháy thành than đen xì. Từ kinh
nghiệm này, tôi có làm một bài thơ, có đọan như sau:
“Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước
Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng
Những xác hôm qua vàng rám mở
Những anh hùng ngụy tặc nằm chung”
(Kỳ Sơn, thơ THT)
Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng
Những xác hôm qua vàng rám mở
Những anh hùng ngụy tặc nằm chung”
(Kỳ Sơn, thơ THT)
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Bùi Tín: Bề rộng và chiều sâu của cuộc khủng hoảng
Đại hội đảng lần thứ 11. Hình minh họa.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội Nghị Trung Ương lần thứ 5, khóa XII, thường được coi là Đại Hội Giữa Nhiệm Kỳ, vào tháng Năm tới.
Cuộc họp này rất quan trọng vì nhiều vấn đề lớn được đặt ra. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, sức yếu kém rõ, từng hẹn sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ, nay có tự nguyện nhường quyền cho người khác? Nhân dịp này, đã có thể thực hiện nhất thể hóa chế độ cầm quyền, nghĩa là Tổng Bí Thư mới sẽ kiêm nhiệm Chủ Tịch nước hay không? Ai có thể thay ông Trọng. Chiếc ghế của nhân vật Số Một của chế độ là rất hệ trọng.
Về đường lối chính sách, đã có thể bàn kỹ và quyết định nội dung của một cuộc Đổi Mới đợt 2 hay không? Nội dung đổi mới ấy bao gồm những gì?
BẢN YÊU SÁCH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
HàNội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Kính gửi:
- Toàn thể Nhân dân Việt Nam
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ Chính trị Đảng CSVN
- Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế
- Các cơ quan truyền thông
Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan” ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất công, chênh lệch giàu – nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo lực xã hội không thể kiểm soát.
Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 – Hiến pháp 2013), Luật Đất đai và các quy định liên quan không những không tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế bền vững, mà lại là tấm bình phong, là cơ hội vàng cho giới chức quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vô cảm đi đêm với chủ dự án tước đoạt tàn bạo nhà ở, trang trại, ruộng đất – tư liệu sản xuất và là nguồn sống duy nhất của hàng chục triệu hộ nông dân trong một quốc gia đất hẹp, dân đông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế.
Phạm Chí Dũng: Hậu Đồng Tâm và rúc gối dư luận viên
Một bầu không khí tủi nhục rúc gối bất thường phủ trùm trên phần lớn các trang mạng dư luận viên và báo đảng, sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính thức ký tên và điểm chỉ vào bản cam kết lịch sử ngày 22 tháng Tư năm 2017 tại “làng kháng chiến” Đồng Tâm.
Tâm trạng và tâm lý thất vọng nơi giới dư luận viên có thẻ nhà báo lẫn nặc danh là hoàn toàn có thể “thông cảm” được đến từng chân tơ kẽ tóc.
Trước đó, còn hung hãn và tàn bạo hơn cả những kênh truyền thông của chính ngành công an, các dư luận viên đa phần nặc danh đã thổi bùng một chiến dịch công kích, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm và quy chụp chính trị hết sức nặng nề đối với toàn bộ 6 ngàn người dân Đồng Tâm. Một lần nữa tương tự nhiều lần trong quá khứ xa và gần, những điều luật hình sự 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ…), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) lại được ném lên các diễn đàn dư luận viên theo cách “nhắm thẳng quân thù mà bắn”. Một lần nữa, tương tự với chiến dịch tấn công chửi bới và chụp mũ chính trị đối với các giáo xứ miền Trung trong đợt phản kháng Formosa, các dư luận viên ăn lương của đảng chỉ nghiến răng muốn biến người dân Đồng Tâm thành một thế lực cần được chính quyền dùng chuyên chính vô sản để thẳng tay tiêu diệt.
Trân Văn/ Thiên Hạ Luận/VOA: Vụ Đồng Tâm: Khi báo chí tự cách… mạng
Một cảnh sát cúi lạy dân Đồng Tâm sau khi được thả ngày 22 tháng Tư.
(Hình: REUTERS/Kham)
Tuy vụ nổi loạn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã kết thúc nhưng dư luận vẫn chưa lắng. Điểm đặc biệt là lần này, sau sự kiện Đồng Tâm, mũi dùi của dư luận xoáy vào báo chí sâu hơn là đâm vào hệ thống công quyền.
Cố che nhưng chắn lộn… chiều
Sự kiện Đồng Tâm (dân rào làng, cầm giữ 38 cá nhân bao gồm cảnh sát cơ động, công an và viên chức địa phương làm con tin, đòi thả năm người bị bắt giữ trái phép, đối thoại công khai về chuyện cưỡng chế, thu hồi đất vô lý) xảy ra sáng 15 tháng 4.
Suốt từ đó cho đến cuối ngày 16 tháng 4, chỉ có các facebooker cung cấp cho công chúng thông tin và hình ảnh về cuộc nổi loạn. Hệ thống truyền thông chính thống làm như không biết.
Hệ thống truyền thông chính thống chỉ lên tiếng sau khi Sở Thông tin – Truyền thông thành phố Hà Nội xác nhận, tại xã Đồng Tâm có một vụ “gây rối trật tự công cộng”, dân chúng xã Đồng Tâm đang “giam giữ trái pháp luật” cả cảnh sát cơ động, công an lẫn một số viên chức.
Thu Hằng, Trọng Thành/RFI: Bắc Triều Tiên: Mỹ lên kế hoạch đối phó về ngoại giao và quân sự
Các thượng nghị sĩ Mỹ rời trụ sở Quốc Hội để đến hội trường
gần Nhà Trắng họp về hồ sơ Bắc Triều Tiên, ngày 26/04/2017.
- REUTERS/Yuri Gripas
Nhà Trắng đã tổ chức một phiên họp kín bất thường với 100 thượng nghị sĩ Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên ngày 26/04/2017. Phát biểu trước các nghị sĩ, bộ trưởng Quốc Phòng và ngoại trưởng Mỹ cung cấp thông tin về mối đe dọa của Bình Nhưỡng và một số lựa chọn của Hoa Kỳ. Và cả hai đều thể hiện mong muốn Bình Nhưỡng « nối lại đối thoại ».
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình :
Toàn bộ Thượng Viện di chuyển đến một hội trường gần Nhà Trắng, một khu vực được bảo đảm an ninh, để họp kín trong vòng gần hai giờ về hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Cùng lúc, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng được Hạ Viện chất vấn. Ông khẳng định : Để đối phó với chế độ Bắc Triều Tiên nguy hiểm, điều cốt yếu là phải giải quyết hồ sơ này trên phương diện ngoại giao và quân sự. Mọi lựa chọn đều được đưa ra. Điều chúng ta muốn, đó là Kim Jong Un tỉnh táo lại, chứ không phải hạ gục ông ấy.
Lê Mạnh Hùng: Macron, Le Pen và giới hạn của chủ nghĩa dân tộc
Vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp đã cho thấy một chiều hướng mới trong chính trị quốc tế. Vào lúc này phân chia chính trị quan trọng nhất không còn là giữa tả và hữu nữa mà giữa những người chủ trương dân tộc chủ nghĩa và những người ủng hộ mở cửa ra với thế giới. Năm cao điểm và đột phá của nhưng người dân tộc là năm 2016 với Brexit tại Anh và chiến thắng của ông Donald Trump tại Hoa Kỳ. Nhưng cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật vừa qua tại Pháp khuyến dụ rằng Pháp và hầu hết Châu Âu lục địa hãy còn đứng ở phía quốc tế của lằn ranh phân chia.
Cuộc đấu tranh giữa bà Marine Le Pen và ông Emmanuel Macron trong vòng chót của cuộc bầu cử hôm 7 Tháng Năm tới sẽ là cuộc một cuộc đấu tranh điển hình giữa một người dân tộc và một người quốc tế. Bà Le Pen muốn rút Pháp ra khỏi khối tiền tệ chung Châu Âu, tăng thuế quan, mở lại kiểm soát biên giới và cắt giảm di dân. Ông Macron là một người ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu, tin tưởng vào mậu dịch tự do cũng như là có một thái độ cởi mở đối với người tỵ nạn. Các cuộc thăm dò dư luận vốn tiên đoán chính xác rằng ông Macron sẽ thắng bà Le Pen sát nút trong vòng đầu nay khuyến dụ rằng ông sẽ đạt được một chiến thắng quyết định trong đợt hai của cuộc bầu cử với trên 60% số phiếu. Cố nhiên là còn đến hai tuần nữa người ta mới đi bầu trở lại và trong hai tuần đó nhiều chuyện có thể xảy ra dẫn đến chiến thắng của bà Le Pen. Nhưng chúng ta hãy cứ tin tưởng rằng có nhiều triển vọng là các cuộc thăm dò này đúng và nước Pháp sẽ có một vị tổng thống quốc tế.
Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017
Kính Hòa/RFA: Xói lở sông ở đồng bằng sông Cửu Long
Một bến dò trên sông Mekong địa phận tỉnh Cần Thơ
chụp tháng 12/2014. AFP photo
chụp tháng 12/2014. AFP photo
Trong hai ngày 22 và 23 tháng Tư có tất cả gần 20 căn nhà ven sông Vàm Nao bị đổ ụp xuống sông. Ông Lâm Quang Thi, Phó chủ tịch tỉnh An Giang nói với báo chí rằng nguyên nhân ban đầu có thể là do sông Vàm Nao là hợp lưu của hai dòng sông Tiền Giang và Hậu Giang, tạo nên dòng xoáy dưới đáy sông gây ra tai họa sụp đổ nhà cửa tại đây. Còn có nguyên nhân nào khác theo như giải thích vừa nêu của vị chủ phó chủ tịch tỉnh An Giang?
Khai thác cát
Theo tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sinh ra và lớn lên tại tỉnh An Giang, thì dọc dòng sông Mekong, chuyện lở bờ sông hoặc bồi đắp tạo nên các cồn cát giữa sông, hay còn gọi là các cù lao là chuyện bình thường của thiên nhiên bao đời nay. Ngoài ra còn có một hiện tượng thiên nhiên nữa mà tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho là góp phần vào chuyện sạt lở vừa qua ở sông Vàm Nao là do mưa lớn, làm đất ven sông mềm đi.
Thu Hằng/RFI: Kim Jong Un - Donald Trump “nắn gân” nhau ở Thái Bình Dương
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Ảnh minh họa - Reuters / MANILA BULLETIN
Thái Bình Dương đang trở thành “đấu trường” của hai nhà lãnh đạo khó lường. Một bên là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, một nhà quân phiệt có khuynh hướng hoang tưởng tự cho mình gần như thượng đế, theo đuổi tham vọng vũ khí nguyên tử tác chiến ; còn bên kia là Donald Trump, một tổng thống Mỹ “bắn” Tweet mau lẹ, một người có vẻ mắc chứng thiếu ngủ, khó đoán và sắp đến 100 ngày nhậm chức chủ nhân Nhà Trắng, tự cam đoan “giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên”.
Theo xã luận “Trò chơi nguy hiểm ở Thái Bình Dương” trên nhật báo Le Monde (26/04/2017), hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Bắc Triều Tiên sinh ra không phải để hiểu nhau. Điều này thật nguy hiểm ! Trong thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Nga đã học cách đối thoại. Mỗi bên hiểu khá chính xác về cách nhận thức của đối thủ. Kết quả là có được một loạt các thoả thuận lớn về việc kiểm soát và giải trừ một phần vũ khí nguyên tử của hai “Ông Lớn” vào thời kỳ đó.
Lê Công Định: Công hữu tư dụng đất đai
Một cảnh sát cúi đầu cám ơn người dân Đồng Tâm
sau khi được thả ra ngày 22 tháng Tư, 2017. (Hình: REUTERS/Kham)
Chế độ sở hữu và cách thức quản lý đất đai luôn là mối bận tâm của mọi chính thể trên thế giới từ xưa đến nay. Luật lệ điền thổ ở Việt Nam thời phong kiến có thể nói khá hoàn chỉnh và đặc sắc, nhất là giai đoạn hậu Lê và Nguyễn. Nhìn chung, cho đến năm 1954 đất đai tại Việt Nam vừa thuộc tư hữu, vừa thuộc công hữu. Sở hữu tư nhân đối với đất đai là điều bình thường trong hệ thống pháp lý trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Sơ lược lịch sử
Nhiều quy tắc luật pháp đời nhà Lê (thường được gọi chung là Luật Hồng Đức) về điền thổ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong pháp chế sử Việt Nam đến mức dù năm tháng qua đi, các triều đại lần lượt thay đổi, sự áp dụng không còn mang tính ràng buộc trên phương diện pháp lý nữa, song chúng vẫn tiếp tục lưu truyền dưới dạng tập quán xã hội, được người dân viện dẫn một cách mặc nhiên trong các thỏa thuận hoặc giao dịch liên quan đến đất đai.
VOA: ‘Tự do báo chí chưa bao giờ bị đe doạ như bây giờ’
Bản đồ xếp hạng Tự do Báo chí Thế giới 2017 của RSF.
“Tự do báo chí trên thế giới chưa bao giờ bị đe doạ như trong lúc này”. Đó là nhận định của Tổ chức Ký giả Không Biên giới khi công bố chỉ số tự do báo chí thường niên hôm thứ Tư 26/4.
Tổ chức bênh vực tự do báo chí đặc biệt nêu bật các quốc gia dân chủ là nơi mà các quyền tự do báo chí sa sút nhiều nhất trong năm qua.
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới có đoạn viết:
“Với những tuyên bố đáng chê trách, các luật lệ khắc nghiệt, các xung đột lợi ích, và ngay cả việc sử dụng bạo lực, các chính quyền dân chủ đang chà đạp lên một quyền tự do mà trên nguyên tắc, lẽ ra phải là một trong những chỉ dấu hàng đầu về thành tích của họ.”
Phúc trình của Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói các quyền tự do báo chí bị hạn chế rõ rệt nhất tại những nước nơi mà “mô thức một nhà cai trị có xu hướng bạo lực chính trị lên ngôi,” chẳng hạn như ở Ba Lan, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Việt: Cuba, Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn vẫn đứng chót bảng tự do báo chí
Blogger Mẹ Nấm, bị chế độ Hà Nội bắt giam và cáo buộc tội danh
‘tuyên truyền chống nhà nước’. (Hình: FB Mẹ Nấm)
PARIS 26-4 (NV) – Việt Nam vẫn là một trong những nước đàn áp quyền tự do báo chí thông tin của người dân tệ hại nhất trên thế giới, theo tường trình hàng năm vừa được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố.
Bản tường trình đi kèm với bản chỉ số tự do báo chí năm 2017 (2017 World Press Freedom Index) được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố với những nhận định không mấy sáng sủa cho tự do báo chí, một quyền phổ quát mà tất cả các nước đã ký vào Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhưng lại làm ngược lại tại những nơi có chế độ độc tài đảng trị, quân phiệt hay tôn giáo cuồng tín.
Trực Đoàn: Hành trình của một tù nhân chính trị hay cộng hưởng tiếng vọng lương tâm
Luật sư Đoàn Thanh Liêm. (Hình: tác giả cung cấp)
“Chúng tôi sẽ làm hết mình để ông Liêm thoát khỏi ngục tù.” Bà Kristin Jones nói một cách nghiêm túc khi ghé thăm nhà tôi vào một ngày cuối năm 1995.
Nhìn vào ánh mắt, tôi tin vào sự chân thành của bà. Nhưng, thú thật, lúc ấy tôi nghi ngờ về một kết quả khả quan. Chẳng là trong suốt nhiều năm trước đó, nhiều nước, nhiều hội đoàn, tổ chức, cá nhân kể cả các nhân vật tai to mặt lớn lên tiếng tranh đấu cho bố tôi.
“Chính phủ Đức rất quan tâm đến nhân quyền. Chúng tôi đang vận động cho ông Liêm cũng như nhiều nguời tù lương tâm khác được tự do.” Một vị đại diện toà Đại Sứ Đức nói.
Trong buổi họp bàn về bang giao, thương mại, cũng như việc gia nhập WTO của Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ Tom Harkin đã đề cập đến trường hợp của bố tôi với ông Lê Đức Anh, Chủ Tịch nước.
“Nhà nước Việt nam sẽ thả nếu như ông Liêm cải tạo tốt.” Ông Tom Harkin thuật lại lời nói của ông Lê Đức Anh.
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
Tuấn Khanh: Hân hoan trong sương mù
Đại tiệc mở ra, đôi khi vì quá hân hoan mà người ta dễ quên đi những phần quan trọng đã có. Sự kiện Đồng Tâm, Mỹ Đức cũng vậy. Trên các trang báo và truyền hình, rất nhiều hình ảnh ghi lại lực lượng cảnh sát cơ động vui vẻ ra về sau những ngày bị nông dân bắt giữ, hoa chào mừng vị chủ tịch thành phố Hà Nội đến làng để thương thuyết… nhưng khó ai tìm thấy được một bức ảnh đúng thời gian của cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, từ lúc bị bắt giữ, cho đến khi vào bệnh viện, bị khởi tố, theo cáo trạng thị chúng của công an Hà Nội.
Trong ngồn ngộn các thông tin của báo Nhà nước nói về về việc người dân Đồng Tâm hân hoan và biết ơn Đảng, Nhà nước khi được đoàn cán bộ về giải quyết sự việc, cũng như tâm nguyện thả hết những người đã tấn công vào làng bị bắt giữ, tôi lần mò tìm một hình ảnh của cụ Kình về ngày đáng nhớ này. Nhưng mọi thứ cứ mất hút, chỉ có vài thông tin mà ông chủ tịch Lê Đức Chung đưa ra trước đó: cụ Kình phải vào bệnh viện để mổ vì bị các nhân viên an ninh làm cho chấn thương. Còn người nhà cụ Kình thì cho báo đài ngoại quốc biết rằng có khoảng 20 người canh giữ cụ trong tình trạng như vậy.
Nguyễn Quang Dy: Bài học Đồng Tâm
“Cách mạng không phải là một bữa tiệc - Revolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông).
Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), Chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?
Đối thoại ôn hòa để xử lý khủng hoảng
Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, hai bên cần những cái đầu khôn ngoan và ôn hòa được tín nhiệm và ủy quyền đứng ra cầm chịch dẫn dắt cuộc chơi. Cụ Lê Đình Kinh (lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm) và ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã nổi lên như hai ngôi sao trên màn hình radar, đại diện cho đối thoại ôn hòa, có vai trò chính góp phần thành công bước đầu. Chúng ta hãy cám ơn họ như các “anh hùng hòa giải”.
Phạm Chí Dũng: Hậu Đồng Tâm và rúc gối dư luận viên
Một cảnh sát cúi đầu cám ơn dân Đồng Tâm sau khi được thả ra
hôm 22 tháng Tư. (Hình: REUTERS)
hôm 22 tháng Tư. (Hình: REUTERS)
Một bầu không khí tủi nhục rúc gối bất thường phủ trùm trên phần lớn các trang mạng dư luận viên và báo đảng, sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính thức ký tên và điểm chỉ vào bản cam kết lịch sử ngày 22 tháng Tư năm 2017 tại “làng kháng chiến” Đồng Tâm.
Tâm trạng và tâm lý thất vọng nơi giới dư luận viên có thẻ nhà báo lẫn nặc danh là hoàn toàn có thể “thông cảm” được đến từng chân tơ kẽ tóc.
Trước đó, còn hung hãn và tàn bạo hơn cả những kênh truyền thông của chính ngành công an, các dư luận viên đa phần nặc danh đã thổi bùng một chiến dịch công kích, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm và quy chụp chính trị hết sức nặng nề đối với toàn bộ 6 ngàn người dân Đồng Tâm. Một lần nữa tương tự nhiều lần trong quá khứ xa và gần, những điều luật hình sự 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ…), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) lại được ném lên các diễn đàn dư luận viên theo cách “nhắm thẳng quân thù mà bắn”. Một lần nữa, tương tự với chiến dịch tấn công chửi bới và chụp mũ chính trị đối với các giáo xứ miền Trung trong đợt phản kháng Formosa, các dư luận viên ăn lương của đảng chỉ nghiến răng muốn biến người dân Đồng Tâm thành một thế lực cần được chính quyền dùng chuyên chính vô sản để thẳng tay tiêu diệt.
Lê Anh Hùng: Tinh Thần Đồng Tâm
Sẽ còn nhiều ‘lươn lẹo’, ‘mưu mẹo’ ở Đồng Tâm.
Sự kiện những người dân bị cướp đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội nổi lên bắt và giam giữ 38 con tin của chính quyền mà phần lớn là công an đã khiến dư luận trong và ngoài nước sốt xình xịch suốt từ hôm 15/4 đến nay.
Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, đây là lần đầu tiên dân chúng dám bắt giữ cả một đơn vị công an cấp trung đội, trong số đó có viên trung đoàn trưởng trung đoàn cảnh sát cơ động thành phố và một viên phó trưởng công an huyện sở tại.
Thanh Hà/RFI: Bầu cử tổng thống Pháp : Thất bại lịch sử của cánh hữu
Ứng viên cánh hữu François Fillon phát biểu sau vòng một
cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017, Paris, ngày 23/04/2017 - REUTERS
"Thất bại ê chề", "Thảm bại về mặt đạo đức" : đó là những cụm từ mà các thành viên trong đảng Những Người Cộng Hòa – LR đã dùng để chỉ sự kiện lần đầu tiên từ năm 1958, cánh hữu bị loại ngay từ vòng đầu trong một cuộc bầu cử tổng thống.
Từ gần nửa thế kỷ qua, hai đảng tả - hữu, đảng Xã Hội - PS và LR thay nhau chi phối chính trường Pháp, thế mà cả hai cùng bị loại khỏi cuộc đua vào điện Elysée. Đây là sự kiện chưa từng thấy.
Thất bại thảm hại chưa đầy 7 % của đảng Xã Hội cánh tả không gây ngạc nhiên vì đã được dự báo từ trước, trong khi đối với đảng Những Người Cộng Hòa thì đây là "thất bại lịch sử".
Về thứ ba, sau phong trào tập hợp tả - hữu Tiến Bước - En Marche ! của Emmanuel Macron và đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia – FN là một "sỉ nhục" đối với cựu thủ tướng François Fillon.
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp): Pháp sẽ ra sao sau bầu cử tổng thống vòng nhì?
lọt vào vòng nhì cuộc tranh chức tổng thống, Emmanuel Macron
và Marine Le Pen. (Hình: AP Photo/Laurent Rebours)
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng một, ngày Chủ Nhật, 23 Tháng Tư, vừa qua có kết quả là trong số 11 ứng cử viên không ai đạt được đa số trên 50%, nên hai người chiếm nhiều phiếu nhất, ông Emmanuel Macron, 23.7%, và bà Marine Le Pen, 21.5%, sẽ phải tranh ở vòng bầu cử thứ nhì vào ngày 7 Tháng Năm.
Ðảng lớn thua đậm
Ứng cử viên của các đảng quen thuộc, hay là dòng chính, đều bị loại. Hai ứng cử viên còn lại trong vòng nhì đều là “lính mới,” chưa bao giờ có thành tích nổi bật, có quan điểm chính trị hoàn toàn khác biệt. Ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, là người trung dung, trong khi bà Marine Le Pen, 48 tuổi, là người cực hữu.
Ba ứng cử viên sáng giá khác trong cuộc bầu cử là ông Francois Fillon, cánh khuynh hữu, đảng Cộng Hòa, chịu ảnh hưởng của cố Tổng Thống Charles De Gaule, chiếm 20.1% phiếu; ông Jean-Luc Melenchon, cánh tả, 19.62% phiếu; ông Benoit Hamon, đảng xã hội, đảng của Tổng Thống Francois Hollande, 6.35% phiếu.
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017
Trần Hoài Thư: Từ tấm hình “Napalm Girl”…
(nguyên trung đội trưởng thám kích và phóng viên chiến
trường)
Sau đây là
hai câu hỏi được đặt ra:
1.Tại sao lại có một đoàn quân phóng viên
ngọai quốc và phóng viên bản xứ làm việc cho các hãng thông tấn ngọai quốc
hiện diện một cách đông đảo ? Ai cho tin hay là họ có mặt tình cờ ?
2.. Việc máy bay ném bom không phải tự nhiên mà có. Phi công phải được lệnh. Lệnh đó do từ đâu ? Dĩ nhiên là trung tâm hành quân, không trợ, sau khi nhận được yêu cầu từ đơn vị tham chiến dưới đất. Vậy đơn vị tham chiến là đơn vị nào? Trung đoàn nào, tiểu đoàn nào của Sư đoàn 25 BB ?
1. Thường thường, phóng viên chiến trường một khi muốn săn tin trước hết phải được chấp thuận bởi Tổng Cục Chiến tranh chính trị ở trung ương hay ở quân đoàn. Bước đầu, phòng thông tin báo chí làm phiếu trình Tư Lệnh, đề nghị có nên chấp thuận hay không. Với một ký giả hay phóng viên đã có những bài làm bất lợi thì đề nghị không chấp thuận. Khi đã chấp thuận rồi, phòng Thông Tin Báo Chí mới liên lạc với nơi mà phóng viên hay nhà báo muốn đến, giúp họ tất cả những phương tiện và bảo vệ sự an toàn cho họ.
2.. Việc máy bay ném bom không phải tự nhiên mà có. Phi công phải được lệnh. Lệnh đó do từ đâu ? Dĩ nhiên là trung tâm hành quân, không trợ, sau khi nhận được yêu cầu từ đơn vị tham chiến dưới đất. Vậy đơn vị tham chiến là đơn vị nào? Trung đoàn nào, tiểu đoàn nào của Sư đoàn 25 BB ?
1. Thường thường, phóng viên chiến trường một khi muốn săn tin trước hết phải được chấp thuận bởi Tổng Cục Chiến tranh chính trị ở trung ương hay ở quân đoàn. Bước đầu, phòng thông tin báo chí làm phiếu trình Tư Lệnh, đề nghị có nên chấp thuận hay không. Với một ký giả hay phóng viên đã có những bài làm bất lợi thì đề nghị không chấp thuận. Khi đã chấp thuận rồi, phòng Thông Tin Báo Chí mới liên lạc với nơi mà phóng viên hay nhà báo muốn đến, giúp họ tất cả những phương tiện và bảo vệ sự an toàn cho họ.
Song Chi: Khi báo chí là con rối trong tay nhà cầm quyền
Trong một chế độ độc tài thì làm gì có một nền báo chí tự do, trung thực? Ở VN cũng vậy thôi. Cả nước có trên hơn 800 cơ quan báo chí, chưa kể hơn 100 cơ quan báo điện tử, hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày, với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp vùng miền của đất nước và ở nước ngoài. Đó là một con số không nhỏ tính theo tỷ lệ dân số.
Nhưng như nhiều người vẫn nói, hơn 800 tờ báo chỉ có một ông Tổng Biên tập, đó là đảng và nhà nước cộng sản thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cho phép báo chí truyền thông được nói cái gì, cái gì không, nói tới đâu v.v…Chưa kể, đảng bắt nói không thành có, có thành không, đen thành trắng và ngược lại. Lịch sử VN mấy ngàn năm nói chung và lịch sử VN kể từ khi có đảng cộng sản ra đời nói riêng, còn tẩy xóa, sửa đổi, bóp méo, viết lại được kia mà.
Điều đó chẳng có gì mới. Vì miếng cơm manh áo, nhiều nhà báo đã phải chấp nhận thực tế này, và cũng có những nhà báo vì hám lợi, hám danh và cả vì sự ngu dốt, thật sự hăm hở, tích cực tự biến mình thành công cụ, thành cái loa của đảng, mà chúng ta vẫn gọi là bồi bút, thậm chí, điếm bút. Nhưng cũng có những nhà báo vẫn giữ được lương tri, lương tâm, cố gắng nếu không viết được thì im lặng chứ không làm bẩn ngòi bút của mình.
Thụy My: Biển Đông : Việt Nam dùng Cam Ranh để kết thêm bạn
Cảng Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. - flickr
The Economist tuần này có bài viết mang tựa đề « Việt Nam dùng quân cảng Cam Ranh để kết thêm bạn mới », với ghi nhận, vịnh Cam Ranh lại hồ hởi đón tiếp các chiến hạm Mỹ.
Tờ báo nhận định, đây có lẽ là cảng nước sâu thiên nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Trong thời kỳ đô hộ, Pháp có một hạm đội ở đây. Các tàu Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong chiến tranh Nga-Nhật, người Nhật đặt căn cứ ở Cam Ranh trong Đệ nhị Thế chiến, và người Mỹ dùng Cam Ranh là quân cảng chính trong chiến tranh Việt Nam.
Sau khi Mỹ rút quân, và miền Bắc cộng sản chiến thắng, chính phủ của nước Việt Nam thống nhất đã cho Liên Xô thuê căn cứ hải quân tại đây. Nga trả lại Cam Ranh năm 2002, và ngày nay khách du lịch Nga đổ xô đến cảng quốc tế Cam Ranh với các phi đạo do người Mỹ xây dựng, để đến các bãi biển gần đó của Nha Trang.
Hiện nay Việt Nam có vẻ theo chính sách « Ba Không » : không liên minh quân sự, không có căn cứ ngoại quốc và không liên kết với một nước nào để chống lại nước thứ ba.
Hà Tường Cát/Người Việt: Những điều ít biết về di dân bất hợp pháp
Một công nhân có thể là di dân lậu làm việc
trong một nông trại ở Bắc California. (Hình: The Atlantic via AP)
Di dân bất hợp pháp, hay di dân lậu, là vấn đề được nói đến từ lâu nhưng đặc biệt nổi lên trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái.
Qua những tranh luận mâu thuẫn gay gắt của các nhóm diễn đàn trên Internet, nhiều người ca ngợi chủ trương giải quyết mạnh mẽ của Tổng Thống Donald Trump, nhưng không ít người khác, trong đó có dân Mỹ gốc Việt, cho rằng hãy nhận định về chính mình để đừng đối xử khắt khe với di dân. Ở đây chưa phải là một phân tích toàn bộ về sự chuyển dịch của tất cả các dân tộc qua lịch sử nhân loại, hay biện luận về những nguyên tắc đạo lý của người gốc di dân. Bài viết này chỉ nhằm trình bày một số sự kiện mà người ta ít lưu ý và thường không biết về những di dân bất hợp pháp tại Mỹ, trong đó hầu hết là dân gốc Hispanic từ Trung và Nam Mỹ đến.
Trước hết, theo sự mô tả của Tổng Thống Trump trong thời gian tranh cử: “Làn sóng di dân bất hợp pháp mỗi năm đem vào Mỹ những kẻ tội phạm, cưỡng hiếp, sát nhân, ma túy và chiếm đoạt việc làm của công nhân Mỹ.”
Nguyễn Ngọc Bích: Đọc Chính Luận Của Trần Trung Đạo Để Lạc Quan Với Tiền Đồ Đất Nước
Tuyển tập 75 chính luận và tâm bút của Trần Trung Đạo
Tựa: Gs Nguyễn Ngọc Bích – Bạt: Ts Bạch Xuân Phẻ
Biên tập: Trần Trung Tín
Thiết kế bìa: Uyên Nguyên – Trình bày nội dung: Đặng Hoàng Lân – Trần Nghi Hạ
Nhạc: Nguyễn Trọng Khôi – Phan Ni Tấn
Cổ Loa xuất bản lần thứ nhất tại Boston, Hoa Kỳ, 2017
Salvador Dali là một họa-gia lớn của nhân-loại. Có lần ông được mời đến nói chuyện ở trường Columbia, nơi vợ chồng tôi đi học ở New York cách đây cũng đã hơn nửa thế-kỷ. Đến giờ khai mạc, người ta bỗng thấy một người chạy hớt hơ hớt hải từ cánh gà sân khấu ra la lớn: “Salvador Dali (ông ta ngưng một lúc để cho cái tên kia thấm vào người nghe, vào cử-tọa), Salvador Dali… is the greatest, is the greatest.” “Salvador Dali… là số 1, là số 1!”Người ta phải ngỡ ngàng một lúc rồi mới nhận ra, đó là cách ông tự giới-thiệu… rất kịch-tính, không muốn để cho ai mất thì giờ ra giới-thiệu ông ta một cách dông dài!
Thiết tưởng Trần Trung Đạo không cần phải làm gì kịch-tính như vậy, người ta vẫn biết anh là ai, và sự hiện diện của Quý Vị ở đây ngày hôm nay cũng đủ nói lên sự quý mến mà anh đã giành được trong lòng không ít độc-giả Việt-nam hôm nay.
Anh là một con người hiền hòa, khá điềm đạm, ôn tồn nhưng thuyết phục! Đó là một người tin ở lẽ phải, tin ở sự thật, tin ở lẽ tất-yếu của cuộc đời, và nhất là tin ở lịch-sử mấy nghìn năm của dân-tộc! Anh cũng còn có một niềm tin sắt đá vào tuổi trẻ Việt-nam. Anh thuyết phục bởi không bao giờ anh mất những niềm tin đó.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Hậu Đồng Tâm Trong Bóng Đêm & Rắn Rết
Ngay sau biến động Đồng Tâm, vài trang mạng (Đàn Chim Việt, Vấn Đề ...) đã đăng lại "Báo Cáo Về Vụ Nổi Dậy Ở Thái Bình" của G.S. Tương Lai - khi ông còn đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam. Đây là một tập tài liệu khả tín, khách quan - dài 53 trang - với phần kết luận hơi (bị) lạc quan:
"Sự kiện Thái Bình, nếu với cái nhìn tỉnh táo, sẽ là một cơ hội để chúng ta có thể nhìn rõ thực trạng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của nông thôn nước ta, do vậy mà có những chủ trương đúng sách lược đúng, đưa nông nghiệp và nông thôn đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa."
Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017
Trùng Dương: Mộ phần thuyền nhân: Chứng tích lịch sử không thể xóa bỏ
Các tín đồ Thiên Chúa và Phật giáo hiệp lời cầu nguyện
cho các thuyền nhân bỏ mình trên đường đi tìm tự do
trong khuôn viên chùa Phật giáo tại Đồi Tôn Giáo trên đảo Bidong, Malaysia,
ngày 6 tháng Tư, 2017. (Ảnh Trùng Dương)
cho các thuyền nhân bỏ mình trên đường đi tìm tự do
trong khuôn viên chùa Phật giáo tại Đồi Tôn Giáo trên đảo Bidong, Malaysia,
ngày 6 tháng Tư, 2017. (Ảnh Trùng Dương)
Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư vừa qua chúng tôi, Trùng Dương và Trần Mộng Tú, cùng tháp tùng có anh Frank Pease, phu quân của Tú, có dịp tham dự chuyến viếng thăm mộ phần của các thuyền nhân Việt tử nạn trên đường vượt biển trong vùng Đông Nam Á vào các năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 sau khi Cộng sản chiểm lĩnh Miền Nam. Hành trình tìm tự do của trên 800 ngàn thuyền nhân, với ước tính 400 ngàn bỏ mạng trên biển, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đã làm nên bộ sử thuyền nhân Việt Nam, mà các mộ phần của họ là chứng tích lịch sử không thể xoá nhoà.
Chuyến đi của chúng tôi do một nhóm thân hữu tổ chức, với anh Lê Hùng ở Canada tình nguyện hướng dẫn, cùng với sự hỗ trợ tình nguyện đắc lực của nhiều anh chị em đã từng sinh hoạt và tham dự các chuyến đi trước đó của nhóm Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, trụ sở đặt tại Úc; và đặc biệt là phần thông dịch và hướng dẫn tại mỗi dịa phưong của ba cô bé sinh ra và lớn lên sau 1975 ở Việt Nam hiện làm việc tại vùng Đông Nam Á, song gần đây mới có dịp biết tới lịch sử thuyền nhân Việt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)