Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017
Cổ Lũy: TỪ NAM CALIFORNIA THÁNG TƯ SẮP ĐẾN: NHÌN LẠI LIÊN HỆ VIỆT-MỸ GIAI ĐOẠN ĐẦU
“Tháng Tư Đen” sắp trở lại lần thứ 42; đây cũng là dịp nhìn lại liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ đầu cho đến gần đây để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, để làm việc này cho đúng đắn người viết dựa vào những nghiên cứu, học hỏi, khám phá—dựa trên người đi trước và đương thời theo đúng truyền thống học thuật đại học—của những chuyên gia về sử học, chính trị học, bang giao quốc tế và “xã hội học chính trị/political sociology.” Loạt bài này dựa nhiều vào nghiên cứu của Giáo Sư Frederick Z. Brown (Trường Cao Đẳng Bang Giao Quốc Tế lừng danh, Johns Hopkins University), và Giáo Sư George C. Herring (University of Kentucky)—cả hai đều là chuyên gia về bang giao quốc tế và sử Việt Nam.
Loạt bài
“Nhìn Lại” này đã xuất hiện trên cột TNCA, báo Người Việt tháng Tư 2010. Dĩ
nhiên, phần thiếu sót cần thiết và quan trọng vẫn là những hiểu biết, kinh nghiệm
và tiếng nói của nhiều người Việt Nam sống trong thời cận và hiện đại.
ĐÔI BÊN
“TRÙNG PHÙNG”
Theo Giáo Sư
Ernest Bolt (University of Richmond), tuần lễ cuối tháng Chín năm 1997, tại hội
thảo của hội Asia Society ở New York, một
số nhân vật còn sống sót trong lực lượng Việt Minh (đáng kể là ông Nguyễn Kim
Hùng, trưởng toán Việt Minh/OSS; bà Trần Minh Châu, Chánh Văn phòng Khu Giải
phóng Tân Trào) từng hợp tác với nhân
viên thuộc Phòng Công Tác Chiến Lược (Office of Strategic Services, OSS, tiền
thân của CIA) cuối Thế Chiến 2 (TC 2, 1939-1945) lại “trùng phùng.” Nhóm này—như
thường lệ, vắng bóng người Việt miền Nam—gồm những người ở tuổi 60 và 70 đã gập
gỡ các chuyên gia Mỹ hai năm trước ở Hà Nội để bắt đầu một dự án “sử nói hay sử
tươi/oral history.”
Với bảo trợ
của Ford Foundation và hội Vietnam USA Society, trùng phùng được khởi xướng bởi
giới chuyên gia, giáo sư đại học về các môn học nói trên với ý nhìn lại hợp
tác, bang giao đầu tiên giữa hai nước—đáng kể là Ernest Bolt, Edward Tayloe
Wise, Robert Brigham, William Duiker, Stein Tonnesson. Các diễn giả Việt (gồm Giáo
Sư Lê Bá Thuyên và Dương Trung Quốc) và Mỹ (đáng kể là ông Charles Fenn, người
Mỹ đầu tiên hợp tác với “điệp viên” Hồ Chí Minh để cứu phi công Mỹ bị bắn rụng;
ông Henry Prunier nhẩy xuống Tân Trào đem vũ khí nhẹ và huấn luyện cho VM, và
sau này tháp tùng Tướng Võ Nguyên Giáp tới Tây Nguyên; ông Ray Grelecki, người
Mỹ đầu tiên nhẩy xuống Hà Nội sau khi Nhật đầu hàng) kể lại những kinh nghiệm
năm 1945. Một số người tham dự xem liên hệ hợp tác đầu tiên là “cơ hội bỏ lỡ/missed
opportunity” để đi đến những bước (1) Washington ủng hộ Việt Minh qua trung
gian OSS; (2) lôi kéo ông Hồ ra khỏi quĩ đạo cộng sản Tầu, Nga để tạo cơ hội nhập
vào “vùng ảnh hưởng/sphere of influence” Mỹ; (3) nhằm biến Việt Nam thành đồng
minh với Washington, hoặc tránh được chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau
này.
Từ đây, Việt
Nam cũng có cơ hội trở thành nước dân chủ tự do, và tư bản “theo hình ảnh và hệ
thống Mỹ/in the image of America.” Đây là “viễn tượng/vision” mà chỉ những “Bộ
óc tốt và sáng chói nhất/The best and the brightest” (chữ của TT Dân Chủ John
Kennedy, thời 1960) mới nhìn thấy; hoặc một “City on the Hill/Thành phố sáng
chói trên đỉnh đồi” (chữ của TT Cộng Hòa Ronald Reagan, thời 1980) cho cả thế
giới ngưỡng mộ, thèm thuồng và noi gương. Những người CH “ngây thơ đến độ nguy
hiểm” và “The best and the brightest” DC đều mù mờ về lịch sử VN. Lịch sử này mở
đầu với một nghìn năm dưới ảnh hưởng về mọi mặt bởi “người khổng lồ phương Bắc;”
sau đó lịch sử lập lại một trăm năm với người “Bạch Quỷ;” và ba-mươi năm với
“The Ugly American/Người Mỹ Xấu xí, Thô bỉ và Nguy hiểm” (theo chữ và ý từ tác
phẩm cổ điển, nhỏ và mỏng The Ugly American được ngưỡng mộ khắp thế giới của
nhà văn Anh Graham Green—cũng được dựng thành phim ít nhất hai lần). Người Việt
sẵn sàng và liên tục đem “máu, mồ hôi và nước mắt/blood, sweat and tears” để trả
giá làm người Việt Nam—tưởng cần thêm đầu óc để thấy vision về tương lai và những
cách đi tới—không phải Tầu, Tây, Mỹ.
1943-1947:
“CƠ HỘI BỎ LỠ?”
Cho tới thời
điểm 1945, Hoa Kỳ không hề nghĩ ngợi gì về Việt Nam; hoặc nếu có, thì cũng qua
con mắt người Âu và xem đây như một phần đương nhiên của “Đông Dương/Indochine”
thuộc Pháp. Người Việt là dân bản xứ (“les indigenes”) với số phận bị cai trị bởi
người Pháp. Từ trước 1945, ông Hồ Chí Minh đã liên hệ, hợp tác và giúp đỡ các
“toán nhảy” OSS dưới quyền Thiếu Tá Archimedes Patti chống Nhật với hy vọng “lấy
lòng,” và qua ảnh hưởng của họ liên lạc với TT Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR, Dân
Chủ) để vận động ngăn người Pháp trở lại thuộc địa cũ ở ĐNÁ. Ông Hồ không đạt kết
quả nào dù OSS đã rất hài lòng và phong ông làm “điệp viên OSS 19,” với bí danh
“Lucius.” Ông FDR hiểu rõ tình trạng bất công, tàn nhẫn ở những thuộc địa Pháp,
nhưng không màng những kêu gọi của ông Hồ. Ông ở mức kiệt sức vì đã làm tổng thống
từ 1932, đối phó với Khủng hoảng Kinh tế/Great Depression đe dọa cốt tủy chủ
nghĩa tư bản, trải qua TC 2, rồi bệnh tật liệt chân phải đi xe lăn. Dù có muốn
đổi hướng chính sách ngoại giao cũng không thành: ông qua đời tháng Hai 1945.
Tuy nhiên,
dù còn sống không chắc gì Tổng Thống FDR sẽ chọn lựa đòi độc lập cho “les
indigenes.” Đây dễ làm mất lòng đồng minh Anh và Pháp—nổi tiếng thực dân đế quốc,
nhưng lại vô cùng cần thiết cho Washington trong TC 2 đang gay go—và “Thế giới
Tự do/Free World” dưới quyền lãnh đạo Mỹ trong “Chiến Tranh Lạnh/Cold War” tiếp
nối ngay sau đó. Thực ra, chính quyền FDR chỉ giúp đỡ người Anh cùng ngôn ngữ,
văn hóa; lãnh tụ Anh Winston Churchill được FDR nể vì vô cùng. FDR coi thường cả
lãnh tụ Pháp Charles de Gaulle lưu vong qua Anh chống Đức, lẫn “đồng minh” Stalin
cộng sản. Ông cũng vi phạm hiến pháp và bỏ hàng trăm nghìn người Mỹ gốc Nhật
vào trại tập trung. Hẳn “les indigènes” Việt không mấy hy vọng được giúp đỡ. Nói
chung, khó có thể gọi đây là “missed opportunity” được.
Lại nữa, sau
1945 giới làm chính sách ngoại giao Mỹ bị ám ảnh hoàn toàn vì cuộc chiến ý thức
hệ giữa Free World và Cộng sản trong Cold War. Ông Harry S. Truman (DC) lên
thay FDR làm tổng thống là người triệt để “chống Cộng” vì nhiều lý do. Trước hết,
“chống Cộng” đã nằm lâu trong lòng nhiều nước Châu Âu và Hoa Kỳ theo hệ thống
tư bản, mà ông tổ cộng sản Karl Marx xem là “giẫy chết” hoặc sẽ bị tiêu diệt bởi
giới vô sản. Trong Thế Chiến 1, khi cách mạng cộng sản Nga xẩy ra, Hoa Kỳ và
nhiều nước Tây Âu đã đồng loạt lập “vòng đai vệ sinh/cordon sanitaire” ngăn ngừa
và tiêu diệt “mối đe dọa sinh tử/existential threat” từ Moscow.
Trong Thế Chiến
2, Hoa Kỳ dù là đồng minh, lơ là khi Nga Xô-Viết phải “tiêu thổ kháng chiến,”
và để Đức phá hủy Nga đến mức kiệt quệ trước khi mở “mặt trận thứ hai” giải
phóng châu Âu. Đồng thời, Washington đối xử “đẹp” với các đồng minh Anh, Pháp qua
chính sách “Lend-Lease”: Cho mượn thực phẩm, thuốc men, súng đạn, tầu chiến để
tự vệ vô điều kiện/Thuê căn cứ hải quân vùng Đại Tây Dương thuộc Châu Âu. Sau đó
Washington lại viện trợ quân sự và kinh tế qua “Kế Hoạch Marshall/Marshall Plan” xây dựng lại
Tây và Trung Âu hậu chiến (gồm cả xây dựng kẻ thù cũ là Đức lên mức hùng cường—đối
thủ mà Nga-Xô lo sợ nhất).
Sau chiến thắng
và kết thúc TC 2 ở mặt trận Đại Tây Dương, Hoa Kỳ chuyển trục sang mặt trận
Thái Bình Dương; Nga dù có bại hoại trong nước vẫn giữ được quân đội hùng hậu để
thu thập các thuộc địa cũ, mới ở Đông và Nam Âu làm “vùng trái độn/buffer zone”
chống lại Đức và “vùng ảnh hưởng” Mỹ. Washington dù triệt để ủng hộ thực dân
Anh, Pháp tư bản lấy lại thuộc địa cũ, lại không đồng ý với việc thực dân
Nga-Xô làm chuyện này. Guồng máy tuyên truyền chống Cộng trong và sau TC 2 quạt
phẩy nguy cơ cộng sản bùng lên cơn sốt “Tố cộng/Red baiting” trong nước đưa đến
tháng Năm 1947, khi ông Truman chính thức tuyên bố Chiến Tranh Lạnh với khối cộng
sản qua tuyên ngôn “Chủ Thuyết Truman/Truman Doctrine” (hay “be bờ/containment”)
chống ngọn triều cộng sản khắp nơi.
Cũng nên chú
thích tại đây: Một số đông trí thức, sử
gia “Tả phái/Left, New Left” và dân chúng bất mãn sau hai thế chiến, rồi suốt trong
thời Cold War đặt câu hỏi: phải chăng các chính quyền tham chiến bị “giật dây/lobbied”
bởi giới tư bản và quân sự muốn “làm giầu vì chiến tranh?” Câu hỏi nhức nhối
này là mầm chia rẽ sâu xa người Mỹ trong hai đảng chính, nói chung với CH thiên
về “diều hâu, hiếu chiến/hawk, hawkish” và DC “bồ câu hòa bình/dove, dovish”
hơn. Câu hỏi cũng được trả lời phần nào khi chính Đại Tướng anh hùng TC 2 và
sau là Tổng Thống hai nhiệm kỳ Dwight Eisenhower (CH) đọc “Diễn văn Giã từ/Farawell
Address” nêu danh “Military-Industrial Complex/Liên hợp Quân sự và Kỹ nghệ” cấu
kết với nhau gây chiến tranh để thủ lợi, ba ngày trước khi ông John Kennedy lên
làm tổng thống tháng Giêng năm 1961.
Trở lại
1947, ông Truman đọc diễn văn trước Quốc Hội Mỹ: “[Hoa Kỳ] có bổn phận ủng hộ
dân chúng thế giới tự do chống lại nỗ lực chế ngự họ bằng vũ lực từ những thế lực
bên ngoài.” Cuối tháng Tám 1949, Mao Trạch
Đông đánh đuổi Tưởng Giới Thạch phong kiến, tham nhũng, bất lực và có Mỹ ủng hộ
ra đảo Đài Loan; cuối năm Moscow dùng gián điệp mua bí mật và thử bom nguyên tử thành
công. Trong bối cảnh này ông Hồ Chí Minh, từng nổi danh như một người xách động
và tổ chức cộng sản từ Âu sang Á, khó thuyết phục chính quyền và người Mỹ rằng
ông là Nguyễn Ái Quốc—một người yêu nước “thực tiễn/realist” mà Washington có
thể chấp nhận được.