Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Mạnh Kim: Sáng Dội Miền Nam

Sài Gòn 1968 và 1969 qua ống kính Brian Wickham

Ý chí và nhiệt tâm kiến thiết quốc gia của người Việt từng có một giai đoạn sáng chói. Năm 1955, xuất phát điểm của miền Nam cũng gần tương tự miền Bắc. Sau khi Pháp rút, Việt Nam nói chung là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn, công nghiệp gần như bằng không, cùng với nhiều cái “không” khác, từ hệ thống giáo dục, chăm sóc y tế đến quản trị hành chính. Miền Nam đã xây dựng tất cả từ bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen.

Chỉ trong 5 năm, từ 1955-1960, miền Nam đã lột xác với công cuộc kiến thiết toàn diện, bằng các chính sách dinh điền, xây dựng thủy nông, lập khu kỹ nghệ, phát triển điện lực, thiết lập hệ thống giao thông, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây dựng hệ thống ngân hàng… Đó là “5 năm vàng son” như cách nói của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng trong “Khi đồng minh nhảy vào” (cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh 2016). “5 năm vàng son” đã tạo nền tảng cho sự phát triển miền Nam trong 15 năm sau đó.


Phạm Chí Dũng: Việt Nam: Xung đột chính trường, báo nhà nước mở ‘mặt trận thứ hai’?

Việt Nam hiện có hơn 1,000 tờ báo cùng các đài phát thanh truyền hình.
(Hình: Getty Images)

Hai loại “máu mặt”

Trong tổng số 858 tờ báo in, 105 báo điện tử và 66 cơ quan phát thanh, truyền hình của chính quyền Việt Nam, chỉ có khoảng 25-30 báo là có “máu mặt.” Với những quan chức cao cấp của đảng mang tư tưởng cố thủ quyền lực và lợi ích, tham vọng khuấy đảo chính trường, tìm mọi cách để “vươn lên một tầm cao mới” và ít nhiều thẩm lượng được vai trò dẫn dắt của báo chí trong bối cảnh truyền thông đang tác động mạnh đến nhận thức người dân, nếu không biết “mượn tay” báo thì chỉ có “vứt đi.”


Khoảng 25-30 tờ báo có “máu mặt” hiện thời lại được phân thành 2 loại: loại không thể có được lượng độc giả lớn nhưng lại có “đẳng cấp chính trị” và được phổ biến đến từng chi bộ cơ sở và chi bộ khu phố như Nhân Dân, Quân Ðội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tạp chí Cộng Sản.

Loại thứ hai, tuy không được liệt vào “loại một” về vai vế chính trị, nhưng lại có lượng người đọc từ khá đến cao, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí, Vietnamnet, Vnexpress, Zing,…

Thanh Phương/RFI: Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?


Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm qua, 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.

Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Quốc sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ.

Sau nhiều năm tìm mọi cách để trì hoãn, vào năm ngoái, Trung Quốc đột nhiên tỏ ý muốn hoàn tất các cuộc thương thuyết về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ngay trong sáu tháng đầu năm nay, nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Bắc Kinh với ASEAN do tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.

Cát Linh/RFA: Giới trẻ chia sẻ việc đưa thông tin lên mạng xã hội

Youtube là một trong những kênh chuyển tải thông tin thông dụng. 
Ảnh chụp một người dùng Youtube trên smart phone tại Paris hôm 27/1/2010.


Một số facebookers và nhà hoạt động bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giam trong thời gian ba tháng gần đây. Cáo buộc mà Hà Nội đưa ra là họ phổ biến thông tin bị nói là “độc hại”. Chính phủ Việt Nam cũng áp đặt việc ngăn chặn thông tin từ những kênh truyền thông lớn như Youtube, Facebook.

Các bạn trẻ đang sử dụng hình thức mạng xã hội để lên tiếng nói/ chia sẻ cách thực hiện và đăng tải video làm sao để tránh bị gây áp lực bởi lực lượng an ninh.

Lê Mạnh Hùng: Cảm nghĩ về cuộc tấn công khủng bố tại Luân Ðôn


Cuộc tấn công khủng bố tại Luân Ðôn tuần qua gợi cho người ta nhiều tình cảm phức tạp. Nhưng sau những sự kiện hãi hùng kéo người ta ra khỏi những động thái thường ngày, ta lại thấy hầu như mọi người đều quay trở lại cái tình trạng cũ.
Nó thể hiện qua những lá cờ Union Jack trên các môi trường truyền thông xã hội tưởng như là làm vậy sẽ giúp thay vì nhắc lại cho ta thấy rằng ta cũng vừa được đưa vào tham gia câu lạc bộ các nạn nhân của khủng bố quốc tế. Nó là một “diễn hành” của những người gọi là “chuyên gia” về an ninh nhắc lại những gì họ đã khuyên chúng ta nhiều lần trước đó. Nó là những lời nói tầm thường nhàm chán đến không thể nhàm chán hơn được của những nhà chính trị tìm cách củng cố thêm những quyết tâm của chúng ta. Ðặc biệt nó là những phản ứng bẩn thỉu có thể đoán trước được của những kẻ hoạt đầu mị dân, vội vã tuyên bố rằng cuộc tấn công này chứng tỏ luận điểm của họ ngay cả trước khi họ biết đến nhưng chuyện xảy ra cơ bản nhất. Những ông Donald Trump Jr, Nigel Farage, Arron Banks và một loạt những con người muốn làm tiên tri để chứng tỏ là những gì họ nói là đúng và chúng ta phải tham gia cuộc thánh chiến chống lại Hồi Giáo vì Hồi Giáo là cực kỳ độc địa.

G.Ð/Người Việt: Phụ thuộc Trung Quốc, nông dân Việt chưa chết cũng trọng thương


Giá dưa hấu tại Trà Vinh chỉ còn 1.000 đồng/ký. (Hình: Báo Dân Trí)

Đổ bỏ rau, củ, trái cây, nhìn gia súc, gia cầm và những sản phẩm từ chúng (thịt, trứng,…) rồi khóc ròng là điệp khúc trong nhiều thập niên nhưng nông nghiệp vẫn chuyển động theo định hướng từ Trung Quốc.

Thực trạng vừa kể không có gì mới, tuy nông dân đã khánh kiệt, nông nghiệp đã suy sụp song cách ứng phó duy nhất chỉ là những cuộc vận động “giải cứu” (kêu gọi mua dùm) mang tính tự phát của một số tổ chức, nhóm hoặc cá nhân còn hệ thống công quyền vẫn không làm gì cả.

Vụ “giải cứu” gần nhất xảy ra hồi hạ tuần tháng hai do các thành viên Câu lạc bộ Quản trị và Khởi nghiệp – nơi tập họp những sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính của nhiều trường đại học ở Sài Gòn – thực hiện.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Tuấn Khanh: Rác của một thời


Cơn mưa bất ngờ chiều tháng Ba, khiến không ít người ngạc nhiên. Thành phố tối sầm như một ngày tháng 7. Mưa lớn đến mức như trút nước, như muốn tự mình làm sạch đời sống Sài Gòn. Mưa xối xả như muốn đẩy hết bụi bặm và những ngổn ngang chồng chất vừa được tạo ra từ chiến dịch đầy sóng gió trong đời sống và dư luận dân chúng, vốn được gọi là “dọn dẹp vỉa hè”.

Trong những bức ảnh được giới thiệu trên mạng xã hội, người ta nhìn thấy đoàn quân ô hợp của ông Hải, phó chủ tịch quận 1, đã chuốt nhọn và nham nhở bậc tam cấp của quán café Starbuck nằm ở ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương. Bức ảnh nói thật nhiều điều về một chiến dịch thị uy và duy ý chí, phia trước là sự hài lòng vô minh của một nhóm người, và phía sau là tiếng thở dài của đám đông.

Cuối tháng ba, những dòng tin vội vã và ít ỏi cho biết ông Hải tạm dừng các chuyến hành quân “dọn dẹp” của mình, lừng lẫy không khác gì các cuộc tuần tiễu trên biển Đông. Có bình luận là do công việc đã thành công bước đầu và ông Hải giao lại cho các quận. Nhưng cũng có lời bàn rằng ông Hải phải thu mình lại, trước những chỉ trích không vừa và các dấu hiệu sai phạm ngày càng lộ rõ.

Trọng Nghĩa/RFI: Quan hệ Mỹ-ASEAN : 5 khuyến cáo cho chính quyền Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) bắt tay ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson 
ngày 19/03/2017 tại Bắc Kinh. - Reuters/路透社

Với tất cả những tiết lộ khác nhau về các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, giới phân tích càng lúc càng lo ngại trước điều được cho là sự thờ ơ tương đối của tân chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á so với thời Obama. Tuy nhiên, chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 30/03/2017 đã cho rằng nhìn kỹ hơn thì sẽ thấy là chính sách can dự vào châu Á của chính quyền Donald Trump vẫn là một sự tiếp nối của đường lối ngoại giao Mỹ nói chung, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt như nhiều người bi quan thường nghĩ. Trong chiều hướng đó, tờ báo đã nêu bật 5 điểm mà Hoa Kỳ cần chú ý trong chính sách Đông Nam Á của mình.

Theo Prashanth Parameswaran, tác giả bài phân tích dài mang tựa đề « Trắc nghiệm ASEAN thực thụ của (tổng thống Mỹ) Trump - Trump’s Real ASEAN Test », tân tổng thống Mỹ Donald Trump thoạt đầu đã khiến cả Đông Nam Á lo ngại với ba quyết định được cho là phản ánh một chính sách đối ngoại theo kiểu « America First – Nước Mỹ trên hết » : Rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định TPP, đặt lại câu hỏi về chính sách Một nước Trung Hoa duy nhất và cấm cửa công dân từ 7 nước Hồi Giáo (dẫn tới những tin đồn vô căn cứ về khả năng mở rộng ra một số quốc gia Đông Nam Á).

Minh Anh/RFI: Chính sách nhập cư của TT Trump: Liệu người châu Á ở Mỹ có bị vạ lây?

Một cảnh khu chợ Châu Á ở Los Angeles, California. 
Ảnh ngày 29/03/2017. - Mark RALSTON / AFP

Các cuộc tranh luận về chính sách nhập cư mới của chính quyền Donald Trump chủ yếu tập trung vào cộng đồng người châu Mỹ Latinh. Thế nhưng, theo nhận định của các chuyên gia, chính sách mới này cũng tác động mạnh nhiều nhóm dân nhập cư trái phép khác, đặc biệt là châu Á.

Theo các thống kê từ chính phủ và các nhà nghiên cứu, trong số 11 triệu người nhập cư trái phép vào Mỹ, có đến 80% đến từ Mêhicô hay các nước châu Mỹ Latinh. Nhưng cộng đồng nhập cư lớn thứ hai khoảng 1,5 triệu người là từ châu Á.

Phần đông những người này là gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines hay Hàn Quốc. Quan sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew và Viện Chính Sách Di Dân cho thấy đây cũng là cộng đồng nhập cư trái phép có mức tăng nhanh nhất tại Hoa Kỳ từ năm 2000. Chỉ riêng trong giai đoạn 2009-2014, số dân nhập cư không có giấy tờ đã tăng từ 130 ngàn lên gần nửa triệu người.

Lê Anh Hùng: Thêm một sự cấu kết của quyền lực bất chính

Ảnh chụp màn hình từ trang plo.vn - Đoàn Phòng CSGT (PC67) 
Công an TP.HCM ký kết với chi đoàn bốn tờ báo 
ở TP.HCM gồm Pháp Luật TP.HCM, Tuổi Trẻ, Thanh Niên 
và Người Lao Động về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 
trên địa bàn thành phố.

Những cái bắt tay đáng ngờ

Ngày 18/3 vừa qua, một loạt báo chí chính thống tại Sài Gòn đưa tin về sự kiện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Phòng Cảnh sát Giao thông TP HCM tổ chức lễ kết nghĩa với các chi đoàn, cụm chi đoàn trên địa bàn thành phố. Theo đó, 19 chi đoàn thuộc Đoàn Phòng PC67 sẽ kết nghĩa với 18 cơ sở đoàn địa phương; 4 cụm chi đoàn thuộc Đoàn Phòng PC67 kết nghĩa với 4 cơ sở đoàn thuộc 4 trường đại học. Đặc biệt, Đoàn Phòng PC67 sẽ kết nghĩa với các cơ sở đoàn của 4 cơ quan báo chí lớn tại thành phố lớn nhất cả nước này là Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động và Pháp Luật TP.HCM.

Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đoàn Công an TP, phát biểu tại buổi lễ kết nghĩa: “Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay đang rất phức tạp, đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, trong đó chính vẫn là lực lượng công an nhưng cần phải có sự kết hợp với các cơ quan, đơn vị… nhằm chuyển biến nhận thức của người dân trong tham gia giao thông”.

Mặc dù theo lãnh đạo Phòng CSGT TP HCM thì mục đích của việc “kết nghĩa” này rất là chính đáng – “để cùng nhau phục vụ tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, song dường như chẳng người dân Sài Gòn nào tỏ ra hoan hỉ trước thông tin trên, ngoại trừ những người trong cuộc.

Cát Linh/RFA: "Chúng tôi đấu tranh không vì giải thưởng"

Bà Melania Trump trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm 
cho một phụ nữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3/2017. 
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không có mặt 
vì đang bị giam cầm ở Việt Nam.

Tất cả những người có mặt trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm sáng ngày 29 tháng 3 năm 2017 đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Chính trị sự vụ, ông Thomas Shannon, xướng tên Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam, cũng là người duy nhất không thể có mặt tại buổi lễ.

Không phải vì lý do địa lý hay sức khoẻ, mà vì cô đang bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam, vì tội dám “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam từ tháng 10 năm 2016.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người phụ nữ thứ hai của Việt Nam được vinh danh giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Năm 2013, giải thưởng thuộc về nhà đấu tranh Tạ Phong Tần. Thời điểm đó, bà cũng đang trong thời gian thụ án, một “điều kiện” hoàn toàn giống như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của năm nay.

RFA: Việt Nam xác minh căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa


Các cơ sở Trung Quốc xây trên bãi Chữ Thập do Trung tâm Chiến lược
và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Hoa Kỳ chụp qua vệ tinh hôm 9/3/2017.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc sắp hoàn tất chuỗi căn cứ quân sự ở Trường Sa. Đó là phát biểu của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra trong ngày 30/3.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc và Philippines sẽ đàm phán song phương về biển Đông, và nhắc lại quan điểm của Việt Nam là khuyến khích các quốc gia giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình.

VOA: TT Trump ký luật S.305, chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam

Cựu chiến binh Hoa Kỳ Jack Frey, bang Pennsylvania 
viếng Bức tường Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký dự luật S. 305 thành luật hôm thứ Ba 28/3, khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày 29/3 hàng năm để tôn vinh Ngày Cựu chiến binh Việt Nam.

Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump viết trên Tweeter:

"Tối nay tôi rất tự hào đã ký dự luật S. 305, khuyến khích trưng bày quốc kỳ Hoa Kỳ vào Ngày Cựu chiến binh Việt Nam hàng năm, ngày 29/3".

Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Tư cũng lên Tweeter ca ngợi Tổng thống ký thành luật dự luật tôn vinh các cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu Việt Nam.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Ngô Nhân Dụng: Obama hay Trump, ai cũng cần bảo hiểm


Chính phủ Donald Trump chắc sẽ không đụng tới việc xóa bỏ Obamacare trong năm nay, có thể cả năm tới, sau khi thất bại với dự luật cải tổ y tế của Dân Biểu Paul Ryan. Ðây là lúc người dân Mỹ có thể bình tĩnh suy nghĩ về vấn đề bảo hiểm y tế mà không giữ tinh thần đảng phái nữa. Khi hệ thống bảo hiểm y tế gắn thêm nhãn hiệu Obama hay Trump, người ta dễ vì yêu người này, ghét người kia mà suy nghĩ thiên lệch.

Ðể bắt đầu, chúng ta nhắc lại một câu hỏi căn bản: “Tại sao chúng ta cần bảo hiểm?” như tựa đề một bài trong mục này tuần trước.

Người ta cần mua bảo hiểm vì những rủi ro không thể nào đoán trước được. Một hiện tượng tự nhiên là trong số những người mua bảo hiểm, thế nào cũng có cảnh người này “trợ cấp” người kia. Một người trả hàng ngàn Mỹ kim một năm mua bảo hiểm xe hơi, suốt mười năm có thể không được hãng bảo hiểm bồi thường một đồng nào cả. Tiền họ đóng góp được chia cho các người đã gặp tai nạn! Không ai oán hận, ganh tị khi nghĩ mình đã “trợ cấp” những người lái ẩu!

Theo nguyên tắc thị trường bảo hiểm, những người “rủi ro cao” thường phải trả giá đắt hơn. Vì thế, ai lái xe đã gặp nhiều tai nạn, dù mình không gây ra, phải đóng bảo hiểm cao hơn. Người già phải trả ít hơn người trẻ, vì họ thường lái xe thận trọng hơn.

Hà Tường Cát: Vấn nạn môi trường sẽ làm suy sụp chế độ tại Việt Nam?


Các cuộc biểu tình vì môi trường và chống khu công nghiệp Formosa
làm ô nhiễm biển đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn thẳng tay. (Hình: Vietinfo)

Tạp chí The Diplomat ở Nhật nêu lên vấn đề: Phải chăng môi trường sẽ là yếu tố làm suy sụp chế độ chính trị tại Việt Nam?

Theo tờ báo này các giới đối kháng hiện nay đang tập trung vận động vào đề tài ảnh hưởng đến mọi lãnh vực xã hội và là sự đồng tình quan tâm của người dân từ thành thị đến nông thôn.

Chính quyền Việt Nam hiểu rõ điều ấy nhưng sẽ không thể có giải pháp giải quyết hữu hiệu vì bị hạn chế bởi nhiều điều kiện, bao gồm nhu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu chế độ và sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài đặc biệt từ Trung Quốc.

Trung Tâm Môi Trường của Ðại Học Yale xếp hạng Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong số 10 nước kém nhất thế giới về bảo vệ môi trường.

Phạm Chí Dũng: Nông dân Việt Nam đối mặt nguy cơ mất kế sinh nhai cuối cùng

Tại nhiều vùng quê Việt Nam vẫn còn cảnh “con trâu
đi trước cái cày theo sau.” (Hình: Getty Images)

Chưa có mấy cơ sở để tin rằng chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” của đảng cầm quyền, nếu được thành hình, sẽ tăng năng suất lao động và làm cho nông dân đỡ khốn khổ hơn. Thậm chí ngược lại, một tai họa mới, còn ghê gớm hơn cả phong trào thu hồi đất triển khai 800 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu đô thị mới trong một phần tư thế kỷ qua, đang lừng lững đe dọa và có thể kiến người nông dân Việt Nam mất đi mảnh đất ở và kế sinh nhai cuối cùng.

“Tay không bắt giặc”

“Tập trung tích tụ đất đai” là một ý tưởng mới phát sinh ít lâu sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, nhằm “tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã tăng quy mô, tăng năng suất lao động,” được Bộ Chính trị Việt Nam gật đầu và giao cho Ban Kinh Tế Trung Ương của cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình chủ trì nghiên cứu.

Nguyễn Văn Bình lại là nhân vật mà vào năm 2011 từng vừa nổi tiếng vừa tai tiếng với luận thuyết “tay không bắt giặc” và “lấy mỡ nó rán nó” nhằm mưu đồ thu gom vàng từ dân.

Trọng Nghĩa/RFI: Mỹ : Trump hủy di sản về khí hậu của Obama, California phản đối

Một cuộc biểu tình vì môi trường tại California phản đối quyết định
của Donald Trump cho xây đường ống dẫn dầu Keystone XL
qua bang này, Los Angeles, 10/03/2017 - REUTERS/Lucy Nicholson

Hôm qua 28/03/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hủy một di sản khác của người tiền nhiệm Barack Obama. Đó là Kế Hoạch Năng Lượng Sạch (Clean Power Plan), bỏ đi nhiều quy định gò bó. Ông Trump cũng chủ trương khai thác, sử dụng lại than đá bất kể vấn đề gây ô nhiễm. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh là ông khai mở « một thời đại mới » với hy vọng thúc đẩy kinh tế Mỹ.

Nhưng cũng như kế hoạch năng lượng sạch của ông Obama chưa thực hiện mà đã gặp phản đối, « thời đại mới » mà tổng thống Trump hứa hẹn cũng đang gặp chống đối và đi đầu là bang California. 

Thông tín viên RFI Loic Pialat tường thuật từ Los Angeles,

Phạm Chí Dũng: Trung Quốc có đổ tiền cứu Việt Nam?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) 
và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở 
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, 
ngày 5/11/2015.


Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức nhiều người đang lo lắng việc Bắc Kinh sẽ đổ tiền để cứu vãn chế độ Hà Nội - như một cách nhằm bảo vệ ý thức hệ độc đảng chuyên quyền và phản dân chủ.

Ngửa bài đe dọa

Quá nhiều người Việt vừa không thích Trung Quốc, vừa lo sợ lịch sử về nguy cơ Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành một thứ tỉnh lỵ thuộc Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó, nhất là sau khi Hội nghị Thành Đô đặt mọi chuyện vào sự đã rồi và luôn là một cái cớ để Bắc Kinh tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào thuận lợi.

Năm 2016, một trung tâm nghiên cứu có uy tín của Hoa Kỳ là Pew đã chứng thực và lượng hóa tâm lý “thoát Trung” ấy. Khi Pew đặt câu hỏi đối với 1.000 dân Việt được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, có tới 74% chọn Trung Quốc. Và khi Pew đề cập quốc gia nào có thiện cảm nhất, chỉ có 16% dân Việt chọn Trung Quốc.

VOA: Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm'

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, sẽ trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 cho một số phụ nữ đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong số các phụ nữ được vinh danh, có Blogger Mẹ Nấm của Việt Nam và 12 phụ nữ khác.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28/3 cho biết từ khi Giải “Phụ nữ Can đảm Quốc tế” được thành lập vào năm 2007, Ngoại trưởng Mỹ đã vinh danh nhiều phụ nữ can trường trên toàn cầu, những người đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo trong các nỗ lực vận động cho nhân quyền, bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Giải này đặc biệt vinh danh những phụ nữ từng bị tống giam, tra tấn, bị đe dọa tới tính mạng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng vì đã đứng lên đấu tranh cho công lý, nhân quyền và pháp quyền.”

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Hoàng Giang/VOA: Đạo đức chìm xuồng


Trong blog của mình, tôi đã đề cập đến vấn đề lạm dụng trẻ em qua rất nhiều bài viết, đặc biệt trong khoảng thời gian có 2 sự kiện diễn ra song song, đó là vụ diễn viên hài Minh “béo” bị bắt giữ tại Mỹ do có hành vi ấu dâm với trẻ vị thành niên và một bé gái bị lạm dụng bởi ông Nguyễn Khắc Thủy (sinh năm 1940) tại Vũng Tàu. Cho đến nay, khi mà vụ án Minh “béo” được giải quyết xong xuôi, phạm nhân đã mãn hạn tù và quay trở lại Việt Nam thì vụ tại Vũng Tàu vẫn lửng lơ, chưa có quyết định xét xử từ phía tòa án chính quyền dù rất nhiều bằng chứng đã được cung cấp, thậm chí có nguy cơ bị đình chỉ. Chỉ duy nhất một thông tin được biết thêm: đó là kẻ xâm hại cháu bé từng là giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Vũng Tàu, kiêm Đảng viên lâu năm. Chi tiết tưởng chừng cỏn con nhưng lại là lời giải đáp cho sự chìm xuồng đáng ngờ của vụ này.

Mạnh Kim: Bóng Ma Nào Ðằng Sau Lưng "Kong"?


Dựng “Kong” tại Việt Nam là một cách mua chuộc thị trường tiềm năng Việt Nam? (ảnh: Variety)

“Kong” không chỉ là câu chuyện về một bộ phim giải trí nhảm nhí nhưng được tâng bốc hết lời, không chỉ về một phim bom tấn trước nguy cơ lỗ, không chỉ về “bộ phim Mỹ” kinh phí cao lần đầu tiên được quay ở Việt Nam. Đằng sau “Kong” là một “con khỉ đột” khổng lồ đang phủ bóng đe dọa không chỉ nền điện ảnh nội địa mà có thể cả nền văn hóa Việt Nam.
Dư luận Việt Nam rất hứng chí trước những phát biểu đãi bôi của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, chẳng hạn “sứ mệnh của tôi là đưa Việt Nam lên màn ảnh và cho thế giới biết đất nước này ngoạn mục như thế nào”. Jordan Vogt-Roberts - một đạo diễn gần như vô danh, nếu không nói là hạng bét thế giới (chỉ mới làm được… một “phim lớn” trước “Kong”, với doanh thu vỏn vẹn hơn 1,3 triệu USD) - không đủ tài cán để thực hiện một “sứ mạng” như vậy. Jordan Vogt-Roberts thuần túy là người làm thuê. Trong trường hợp “Kong”, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc.

Tú Anh/RFI: AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa

 Ảnh vệ tinh do AMTI công bố ngày 14/03/2017 cho thấy các căn cứ mà Trung Quốc
xây dựng trên đá Subi, Trường Sa, Biển Đông
MANDATORY CREDIT CSIS/AMTI DigitalGlobe/Handout via REUTERS

Kế hoạch của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.

Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến tên lửa ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai « ăng-ten » mới này, Trung Quốc chuẩn bị các động thái mới trong nay mai.

Nguyễn Anh Tuấn/RFA: Lý do sâu xa Sơn Trà bị băm nát

40 móng biệt thự của Công ty Cổ Phần Tiên Sa xây dựng trên núi Sơn Trà.

Tháng 8 năm ngoái, sau thảm họa Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế"

Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.

Tuy nhiên nếu đổ hết lỗi cho chủ đầu tư công ty Biển Tiên Sa thì cũng không thật thỏa đáng bởi lẽ nếu không được bật đèn xanh bởi các văn bản pháp lý của UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm, hẳn công ty này đã không dám 'xuống tay' với Sơn Trà như vậy.

Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho "toàn bộ bán đảo và vùng xung quanh chân núi kéo dài ra 500m", tổng diện tích là 4.439 hécta.

VOA: Vụ Formosa: Hơn 61.000 chữ ký ra thỉnh nguyện thư kêu cứu quốc tế


Một thỉnh nguyện thư đang được lưu hành với hơn 61.000 chữ ký gởi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế gây áp lực buộc Công ty Formosa Hà Tĩnh phải đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường và trục xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thỉnh nguyện thư do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh đề xuất lấy chữ ký trực tiếp của ngư dân bị thiệt hại được thực hiện từ đầu năm 2017 và mở rộng lấy chữ ký online vào cuối tuần vừa rồi.

Con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiểm, ông bà, cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng tôi? - Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh

Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh cho VOA biết rằng hiện nay đã có hơn 61,531 người ký thỉnh nguyện thư trên trang thamhoaformosa.com, dù trang này thường xuyên bị tấn công.

Cổ Lũy: TỪ NAM CALIFORNIA THÁNG TƯ SẮP ĐẾN: NHÌN LẠI LIÊN HỆ VIỆT-MỸ GIAI ĐOẠN ĐẦU


“Tháng Tư Đen” sắp trở lại lần thứ 42; đây cũng là dịp nhìn lại liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ đầu cho đến gần đây để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, để làm việc này cho đúng đắn người viết dựa vào những nghiên cứu, học hỏi, khám phá—dựa trên người đi trước và đương thời theo đúng truyền thống học thuật đại học—của những chuyên gia về sử học, chính trị học, bang giao quốc tế và “xã hội học chính trị/political sociology.” Loạt bài này dựa nhiều vào nghiên cứu của Giáo Sư Frederick Z. Brown (Trường Cao Đẳng Bang Giao Quốc Tế lừng danh, Johns Hopkins University), và Giáo Sư George C. Herring (University of Kentucky)—cả hai đều là chuyên gia về bang giao quốc tế và sử Việt Nam.
Loạt bài “Nhìn Lại” này đã xuất hiện trên cột TNCA, báo Người Việt tháng Tư 2010. Dĩ nhiên, phần thiếu sót cần thiết và quan trọng vẫn là những hiểu biết, kinh nghiệm và tiếng nói của nhiều người Việt Nam sống trong thời cận và hiện đại.  

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

XUÂN ÐỖ: Bức Tranh


Nhìn bức tranh trên tường, tôi giật mình. Thật đẹp. Bức tranh có vẻ mờ ảo trong làn khói sương ban mai. Ngôi chùa và cảnh vật hình như quen lắm. Chẳng lẽ ngôi chùa này ở Nhật mà lại giống ngôi chùa thân thiết của tôi, thời tuổi thơ ở Hội An? Chùa Cầu.
Tôi bước vào một tiệm bán đồ kỷ niệm ở phố Nhật tại San Francisco để tìm mua một bộ đồ trà. Tôi chọn được một bộ gồm chiếc bình và bốn chén nho nhỏ, màu thiên lý, thật dễ thương. Xong rồi, tôi dợm bước ra khỏi tiệm, định đi bộ lang thang trong buổi sáng mát dịu, trên đường phố nhiều dốc của thành phố vùng Vịnh này. Nhìn ra ngoài trời, mưa đang rơi, hơi nặng hạt. Tôi bước trở lui, vào nhìn lại bức tranh. Giống Chùa Cầu ở thành phố buồn hiu, rêu phong Hội An ngày xưa quá. Tôi không thể lầm được. Hai cô gái Nhật lúc nãy nói chuyện và chỉ dẫn cho tôi mua món quà kỷ niệm, đi qua, đi lại, đôi khi nhìn tôi cười cười, khi thấy tôi say mê nhìn bức tranh mãi không chán.

ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN* (NGUYỄN ĐÌNH HÒA)

ĐÀM TRUNG PHÁP
PROFESSOR OF LINGUISTICS EMERITUS
TEXAS WOMAN’S UNIVERSITY

Được soạn thảo nghiêm túc và tôi luyện kỹ càng trong nhiều thập niên giảng dạy ngôn ngữ Việt tại các đại học Mỹ (khởi thủy tại Columbia vào năm 1953 và kết thúc tại Southern Illinois vào năm 1990), VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN của Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa là một cuốn sách giáo khoa thượng đẳng. Với 11 chương sắp xếp theo thứ tự rành mạch, hai phụ bản, một thư tịch liệt kê 210 nguồn khảo cứu của các tác giả khắp năm châu viết về tiếng Việt, và một “index” hơn 13 trang, cuốn sách là một đóng góp uyên bác hiếm quý cho thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu về cấu trúc tiếng Việt. Bằng một lối viết trong sáng vui tươi và với những thí dụ đầy tình tự dân tộc, tác giả đã miêu tả những nét chính yếu và đặc thù của âm pháp (phonology), từ pháp (morphology) và cú pháp (syntax) tiếng Việt qua các nguyên lý của khoa ngôn ngữ học hiện đại..


Trong lời tựa, tác giả cho biết ông giữ lập trường “bảo thủ” (conservative) của trường phái “miêu tả” (descriptive school) khi soạn thảo cuốn sách, nhưng người viết thấy cần phải nói thêm rằng khảo hướng của ông cũng rõ nét “chiết trung” (eclectic). Khảo hướng chiết trung rất lành mạnh và cần thiết để duy trì được một cái nhìn quân bình trong bộ môn ngôn ngữ học.

Cung Vĩnh Viễn: ĐỜI CHO TA THẾ


Đời cho ta thế. Thời thơ ấu
dưới mái gia đình thật ấm êm
buổi tối cha ngồi xem trang báo
đám nhỏ đùa quanh chiếu mẹ hiền.

chảo bắp rang thơm nức cả nhà
chị bưng một đĩa đến mời cha
mùa đông dừng lại ngoài khung cửa
đèn thắp bàn thờ bấc nở hoa.

Trần Doãn Nho (dịch): Sợ hãi, hy vọng và trục xuất

Nguyên bản: Fear, Hope and DeportationsTác giả: Mary Jordan, Kevin Sullivan
Scott Clement. Hình ảnh: Linda Davidson
(Washingtonpost ngày 18/3/2017)Dịch: Trần Doãn Nho 
(Lời người dịch: Trên các trang mạng cũng như qua các email, những người ủng hộ Trump và chống Trump vẫn còn tiếp tục tranh cãi nhau, có khi rất dữ dội, thậm chí đi đến chỗ mắng mỏ nhau đủ điều. Bài báo này cũng là chuyện chống Trump và ủng hộ Trump, xuất hiện trên một tờ báo được xem là có khuynh hướng chống-Trump, Washingtonpost. Nhưng khác một điều, nó kể lại một câu chuyện với những chi tiết rất đời thường, rất cụ thể, rất đơn giản. Nó cho thấy nước Mỹ vần tồn tại những vấn nạn, mà dù Trump hay Hillary hay một ai khác – và dù tại vị một hay hai hay ba… nhiệm kỳ tổng thống – cũng không thể giải quyết được ngay vàgiải quyết một lần là xong xuôi. Phóng sự này nêu lên một trong những vấn nạn đó: chuyện di dân. Xin mời.)                                                  
(Bà Estes đang xem hình ảnh cũ) 

Vào lúc 4 giờ 30 sáng trong một ngày thứ hai lộng gió, Tamara Estes uống một viên B12 để có thêm năng lực và uống thêm dầu cá để trị chứng viêm khớp ngón tay.  Dù uống thuốc ngủ hàng đêm, bà luôn luôn thức dậy sớm trước khi mặt trời mọc, sẵn sàng đi làm, một việc làm nhắc nhở về những điều khiến cho bà tức giận về nước Mỹ.

Vũ Hoàng Chương: Làm Thơ và Tuyên dương Văn nghiệp


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trả lời cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài Tiếng nói Tự do (phát thanh đêm Giao thừa năm Quí Sửu - 1973.) Bách Khoa số 389 [ngày kiểm duyệt 2-4-1973] trang 75.

Câu hỏi 1 Xin giáo-sư tự giới thiệu quý danh.
[1]- Tôi mang họ Vũ-Hoàng và được cha mẹ đặt tên là Chương. Như vậy tói là Vũ-Hoàng-Chương. Đó cũng là ba chữ tôi dùng làm bút-danh ngay từ ấn-phm thứ nhất : tập Thơ Say ra đời năm 1940 tại Hà-nội.
Câu hi 2 Ngoài việc dạy học, giáo sư đã “làm thơ” như thế nào ? 
2-  Việc chính-yếu của tôi là  “làm thơ”; còn việc dạy học chỉ là phụ-thuộc. Từ giữa năm 1972 tôi chỉ còn dạy 3 giờ một tuần, lớp 11 trường Trung-học Chu-văn-An, Sài Gòn. Đến như việc “làm thơ” nó như thế nào ư ? Giản dị lắm. Tôi có cảm hứng là bắt đầu kiến trúc bài thơ. Thường khi một tuần là xong nhưng cũng có trường hợp lâu cả tháng như bài Lửa Từ Bi (1963), hay chỉ một ngày đã hoàn tất rồi thí dụ bài Thôi Hết Băn Khoăn (1961). Thơ làm xong thì cho đăng báo. Tôi hợp tác thường xuyên với các tạp chí văn học, như VĂN, BÁCH-KHOA... và các nhà xuất bản lớn như Lửa Thiêng, An-Tiêm, Nam Chi, Khai-Trí, Nguyễn Đình Vượng.

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH: YÊN ĐÀI THU VỊNH - SỨ THẦN ĐOÀN NGUYỄN TUẤN (1750- ?)

28 bài thơ tuyệt tác viết về mùa thu tại Bắc Kinh

Đoàn Nguyễn Tuấn đi sứ Trung Quốc năm 1790 trong sứ bộ Tây Sơn. Sau trận Đống Đa, nhà Thanh phải vất vả,  hao tổn khá nhiều vàng bạc để tiếp rước, phục dịch ông vua Quang Trung giả, do người cháu vua là Phạm Công Trị đóng vai, và hoàng tử Nguyễn Quang Thùy.  Một sứ bộ 158 người đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử, có cả một ban hát bộ 10 người và cống phẩm còn có hai con voi đực. Các đoàn sứ bộ bình thường chỉ khoảng 30 người. Thời xưa quan niệm thời chiến dùng Võ, thời bình  dùng Văn. Trên trận tuyến Thi Ca, Đoàn Nguyễn Tuấn là một Thi tướng tài năng dưới trướng  Chánh sứ Phan Huy Ích, khiến các quan Trung Quốc nể phục. Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn được chép trên vách Hoàng Hạc Lâu. Không ngại ngùng trước bài thơ kiệt tác Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, mà thi hào Lý Bạch phải thán phục: “Trước mắt có cảnh không tả được, Vì thơ Thôi Hiệu ở trong đầu”. Đoàn Nguyễn Tuấn  viết luôn bốn bài Vịnh Hoàng Hạc Lâu. Một bài được Chánh sứ Phan Huy Ích duyệt và cho chép lên vách Hoàng Hạc Lâu (Xem cùng tác giả bài « Hoàng Hạc Lâu qua thi ca các sứ thần Việt Nam », site Chimvietcanhnam, diendantheky, tapchivanhoanghean)

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Ngô Nhân Dụng: Tổng thống Trump thua nhưng có thể mừng


Dân biểu Paul Ryan chịu thua. Ngày Thứ Năm ông chủ tịch Hạ viện đã ngưng không đưa dự luật cải tổ y tế của mình, gọi tắt là AHCA, ra biểu quyết, ngày hôm sau ông đành bỏ cuộc luôn, chấp nhận “không biết bao giờ” mới đưa ra một dự luật khác. Vì ông biết không đủ số phiếu chấp thuận.
Tổng thống Donald Trump cũng thua. Ông đã từng tuyên bố ủng hộ dự luật của Ryan 100%. Ông dùng ngôi vị tổng thống tìm cách thuyết phục các dân biểu Cộng Hòa không hài lòng hãy bỏ phiếu chấp nhận. Ông đã gặp các dân biểu bảo thủ nhất để thương lượng; và ông đã nhượng bộ họ, cùng ông Ryan thay đổi nhiều điều như họ đòi hỏi. Ông cũng mạnh mẽ yêu cầu ông Ryan phải đưa dự luật ra bỏ phiếu ngày Thứ Sáu, bắt các đại biểu Cộng Hòa phải lựa chọn. Có lúc ông đe dọa các đại biểu ngập ngừng, nói ai bỏ phiếu “không” sẽ bị gán tội  “vẫn muốn giữ Obamacare,” một đạo luật mà đảng Cộng Hòa đã chống đối suốt từ lúc bẩy năm tới nay. Cuối cùng, tài thương thuyết và khả năng chinh phục của ông Trump không hiệu quả.

Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn’s Blog): Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?


Nhân sự việc các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật. 
Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc. 

Vũ Hoàng Chương: Đan Thanh bậc chị

Lời Tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ: Bài thơ “Đan Thanh bậc chị” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương được trích từ tạp chí Bách Khoa số 391 xuất bản tại Sài Gòn năm 1973. Bài thơ cảm tác từ bức họa thi sĩ Vũ Hoàng Chương do họa sĩ Hoàng Oanh vẽ được tạp chí Bách Khoa in lại (đen trắng) cùng với bài thơ. - DĐTK 


(tặng nữ họa sĩ Văn Hoàng Oanh người đã
thực hiện bức truyền thần của chính tác gi)

Ông đứng chờ ai thế hỡi ông
Thơ gieo vàng cỏ áo nâu sng
Khư khư tay chng ô nhìn thẳng
Liệu chng trời xanh có ni không

Hạ Long Bụt Sĩ: BÚT PHÁ CHẤP của BỒ TÙNG LINH trong LIÊU TRAI CHÍ DỊ


Để tưởng niệm dịch giả Liêu Trai Chí Dị Toàn tập ĐÀM QUANG HƯNG
           

Theo tài liệu Trung Hoa “Reviews of Selected Chinese Classics” (Tuyển luận các tác phẩm cổ điển Trung Hoa- nhiều tác giả -do China Reconstructs Press xb 1988 Bắc Kinh) thì Liêu Trai Chí Dị in lần đầu năm 1766, tái bản lần nào cũng hết, ngay trước khi họ Bồ mất (1640-1715), nhiều bản chép tay đã lưu truyền rộng rãi, hiện nay trên thế giới có tới hơn 30 nước dịch tác phẩm kỳ bút này kể cả Nga, Tiệp Khắc... Tài liệu trên cho Bồ Tùng Linh chỉ đậu đầu ở cấp huyện năm 19 tuổi (Tú Tài-xiucai), suốt 30 năm sau ( tức cỡ 50 tuổi) tiếp tục đi thi hương nhưng đều hỏng, tài liệu khác lại ghi năm 71 tuổi ông còn đi thi lần chót và đậu cống sinh (cử nhân). Thiết nghĩ một người như họ Bồ, cốt cách văn nhân thiền sư, chẳng ưa nơi quyền quí, từng từ chối lời mời diện kiến quan Tư khấu Tiến sĩ Vương Sĩ Trinh, chẳng lẽ gần chết thất thập cổ lai hi còn vướng nợ khoa danh!?

Lê Mạnh Chiến: Cớ sao đổi tên chim Én thành chim Nhạn?


I. Nỗi băn khoăn khó dứt
Trong một lần giở cuốn Từ điển Anh Việt  (của Ủy ban Khoa học Xã hội, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản  Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975, 1960 trang, khổ 17 x 25cm), gặp từ swallow, người viết bài này không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những dòng sau đây: 
swallow1   dt (động)  Chim nhạn. One swallow does not make a summer =   Một con nhạn không làm nên mùa xuân.
(Từ swallow  trong tiếng Anh có vài nghĩa khác nhau; swallow1tức là nói về nghĩa thứ nhất, là danh từ chỉ tên một loại động vật)
Nhóm từ does not make a summer  nghĩa là không làm nên mùa hạ chứ chẳng phải là không làm nên mùa xuân. Hơn nữa, từ swallow trong tiếng Anh (là danh từ chỉ tên chim) hoàn toàn đồng nghĩa với từ hirondelle trong tiếng Pháp và với từ chim én trong tiếng Việt. Vậy, câu “One swallow does not make a summer” phải được dịch sang tiếng Việt là “Một con én không làm nên mùa hạ”.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Lòng Người Qua Một Cành Hoa

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRBkPAj3eXS7ml5zDiKYYjyUXTsL9h-KFvqALpEfqlnbEP6AUxqeg

Hoá ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng Cộng sản với người dân ... - Hồi ký Tống Văn Công – Đến Già Mới Chợt Tỉnh 

Nhiều người, hay nói cho chính xác hơn là tất cả mọi người, thường tưởng rằng bác sĩ Yersin là người đã tìm ra Đà Lạt – vào  năm 1891. Tưởng như vậy là tưởng tầm bậy, hay tưởng năng thối! Nghe tôi kể đầu đuôi (ngọn ngành) nè.

Vào một buổi chiều hè năm 1891, Yersin vừa lò dò bước chân đến thành phố Đà Lạt thì ổng hết hồn hết vía – mặt mũi xanh lè, cắt không còn giọt máu – khi chợt thấy vợ chồng tôi đang ngồi (lù lù) câu cá ở hồ Xuân Hương. Kể ra nghe cũng hơi mắc cở nhưng thiệt tình thì lúc đó tụi tui đang cãi lộn, và hơi lớn tiếng. Thay vì ngồi im thưởng thức một buổi chiều vàng, đang rơi mênh man trên hồ vắng – giữa cao nguyên hoang vu và tĩnh lặng – vợ tôi cứ lải nhải nói không ngừng chỉ vì tôi đã lỡ làm xẩy một con cá chép.

Hà Tường Cát: TT Trump dùng chiến thuật ‘bào chữa/phản công’ kiểu Liên Xô

Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Molly Riley-Pool/Getty Images) 
Tổng Thống Donald Trump thường bào chữa bằng cách phản công, một chiến thuật quen thuộc mà Liên Xô trước kia và sau đó Nga tiếp tục vận dụng. Thủ đoạn chính trị ấy được đặt tên là “Whataboutism,” có nghĩa là “Thế thì sao.” Không rõ cái tên “Whataboutism” có từ khi nào nhưng năm 2008, ông Edward Lucas, ký giả của tờ The Economist, là người đầu tiên đã mô tả đầy đủ tính cách và giá trị của chiến thuật này.
NPR (National Public Radio), cơ quan truyền thông có 900 đài phát thanh tại Mỹ, có một bài phóng sự phân tích về chuyện này.
NPR nêu lên một số trường hợp điển hình của Tổng Thống Trump để chứng minh và giải thích về phương pháp hùng biện ấy.
Ngày 13 Tháng Ba, Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) công bố ước lượng chương trình y tế mới của đảng Cộng Hòa sẽ làm cho 14 triệu người dân không có bảo hiểm trong năm đầu, sau đó sẽ tăng lên 24 triệu vào năm 2026.

Nguyễn Quang Dy: Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng

Hôm qua vào mạng Viet-studies đọc thấy bài này hay quá (The Last Hollow Laugh, AEON, March 21, 2017). Tuy không biết tác giả (Paul Sagar), nhưng tôi đã đọc một mạch. Khi phân tích cuốn sách gây tranh cãi The End of History and the Last Man (Francis Fukuyama, 1992), Paul Sagar không chỉ bênh vực Fukuyama mà còn lý giải rất hay về Trumpism. Tôi đã định dịch, nhưng việc dịch mất thời gian, và bản dịch thường không hay bằng nguyên bản tiếng Anh, nên tôi xin tóm tắt để giới thiệu với những bạn đọc nào quan tâm đến bài viết này của Paul Sagar cũng như cuốn sách đó của Fukuyama. 
Cũng như nhiều người khác, tôi học hỏi được nhiều khi đọc cuốn sách gây tranh cãi đó của Fukuyama, nhưng thú thực lúc trước tôi chưa hiểu lắm về lập luận của ông ấy, và cũng hơi hoang mang khi thấy nhiều người phản bác. Vì vậy, khi đọc bài phân tích này của Paul Sagar, tôi thấy sáng tỏ hơn nhiều và thán phục tầm nhìn của Fukuyama. Đúng là lúc đó (năm 1992) Fukuyama chỉ nói đến nước Nhật (đang nổi lên thách thức Mỹ). Cách đây 25 năm, Trung Quốc chưa trỗi dậy, và nước Mỹ chưa có Trumpism.

Bùi Văn Phú: Từ bún chả đến bún chửi

Tổng thống Barack Obama ghé ăn bún chả Hà Nội hồi tháng 5/2016 (Ảnh: AP)
  
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama đã ghé vào một quán ăn bình dân, quán Hương Liên, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội.

Hình ảnh Tổng thống Mỹ cùng với Anthony Bourdain – nhà sản xuất chương trình “Parts Unknown” về ẩm thực thế giới cho kênh truyền hình CNN – ngồi ghế nhựa, uống bia chai, cầm đũa ăn bún chả là cách quảng bá tốt nhất cho văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Ẩm thực Việt lại một lần nữa lên ngôi. Năm 2000 Tổng thống Bill Clinton khi đến Việt Nam đã ghé ăn phở ở quán Phở 2000 tại Sài Gòn. Năm 2006 Tổng thống George W. Bush (con) cùng với Thủ tướng Úc John Howard vào Sài Gòn đã được thưởng thức các món ăn Huế ở quán Tib của gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Anh Vũ/RFI: Viễn cảnh một thế giới không than đá rõ dần

Ảnh tư liệu : than đá ở Hắc Long Giang. Ảnh 24/10/2015.Reuters
La Croix có bài viết với hàng tựa khá lạc quan cho cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu : « Thế giới đã bắt đầu thoát ra khỏi than đá ». Tờ báo ghi nhận, do hệ quả của việc thay đổi chính sách ở Trung Quốc, số lượng dự án các nhà máy điện chạy than đang có xu hướng giảm, tuy nguồn quặng mỏ này vẫn tiếp tục được dùng để sản xuất ra 40% sản lượng điện thế giới. Nhưng lần đầu tiên kể từ khi có cách mạng công nghiệp, viễn cảnh một thế giới không than đá đã có thể thấy được.
Theo La Croix, « kinh tế thế giới trong năm 2016 đang quay lưng lại với than đá ». Một báo cáo hàng năm do ba tổ chức phi chính phủ, Grenpeace, Coal Swarm, một mạng lưới các nhà khoa học chuyên gia chuyên ngành năng lượng và Sierra Club, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ thực hiện đã ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới có sự giảm sút rõ rệt số lượng công trình xây mới nhà máy điện chạy than, đồng thời các nhà máy đang vận hành bằng loại nhiên liệu gây ô nhiễm này bị ngừng hoạt động cũng gia tăng.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Phạm Đình Trọng : Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người


1. Kiên trì theo đuổi một học thuyết sai trái, phản dân tộc, phản tiến bộ, Nhà nước Cộng sản Việt Nam không thu hút, không tập hợp được người có tài năng và nhân cách. Chốn quan trường ngày càng thưa vắng người tử tế, nhường chỗ cho những kẻ bất tài, thiếu nhân cách. Đó là những con ông cháu cha nòi cộng sản và những kẻ vô lại chạy chức chạy quyền mà thành quan.
Con ông cháu cha nòi khoa bảng, học được chữ thánh hiền, biết giữ đạo làm người, biết bổn phận làm quan, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, dân còn được nhờ. Con ông cháu cha nòi cộng sản chỉ biết kiên trì học thuyết sắt máu chuyên chính vô sản, coi lẽ sống là làm cách mạng và chiến tranh giết dân lành, li tán dân tộc, tàn phá tan hoang đất nước như lời thơ của ông nhà thơ cộng sản lão làng Tố Hữu: “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong / Cho Đảng bền lâu / Cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”. Chỉ có giết, giết dân nữa Đảng mới bền lâu. Loại con ông cháu cha nòi Đảng đó là di họa nặng căn của dân tộc vốn tồn tại bằng thương yêu, đùm bọc: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.

VOA Tiếng Việt: Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘cách mạng văn hóa’ ở Việt Nam?


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”
Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.
Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.
Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

BBC: Hà Nội học được gì từ Hàng Châu?

Người trú mưa ở một danh lam thắng cảnh Hàng Châu
Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ thông tin thành phố đồng ý thuê Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu, Trung Quốc, tư vấn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Tuy thế, thông tin này đã được mạng xã hội bình luận rộng rãi, và có ý kiến đặt câu hỏi về khả năng để một công ty Trung Quốc quy hoạch sông Hồng, đoạn ở thủ đô Việt Nam.
Nhưng bỏ sang một bên tâm lý dân tộc chủ nghĩa, thành phố Hà Nội có học được gì từ Hàng Châu, về thiết kế đô thị, như tìm hiểu của Nguyễn Giang:
Đầu tiên là tầm vóc của Hàng Châu trong khung cảnh đô thị hóa ở Trung Quốc, so với Hà Nội.
Theo trang web hangzhou.gov.cn của chính quyền Chiết Giang, năm 2015, Hàng Châu có 9 triệu dân, trong đó 5,5 triệu sống ở các quận nội thành.

danlambaovn: Ngày “nước” trên thế giới và những ngày “cá chết” tại Việt Nam

Trong khi thế giới đang chuẩn bị đón chào ngày “Nước Thế Giới 2017” (22/03) với chủ đề “Waste Water” thì tại Việt Nam có lẽ Đảng và Nhà nước CSVN xứng đáng là đội ngũ tiên phong ăn mừng ngày “Nước Thải”.

“Những ngày nước thải” này cần được treo cờ thương hiệu Formosa, kéo dài từ 22 tháng 3 cho hết tháng 4 để kỷ niệm chiến thắng khởi đầu của Tàu cộng trong âm mưu dài hạn hủy diệt môi trường Việt Nam.

Vào đầu tháng 4 năm 2016, Formosa với Tập đoàn MCC của Tàu cộng đã xả thải vào Biển Đông của Việt Nam dẫn đến thảm họa môi trường trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thu Hằng/RFI: Bốn cuộc chiến gây nên nạn đói thế giới 2017

Phụ nữ mang những túi lương thực được phân phối ngày 04/03/2017 
tại Ganyiel, Nam Sudan.AFP/Albert Gonzalez Farran

Bốn khu vực rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực được Liên Hiệp Quốc thống kê năm 2017 đều có một điểm chung là do con người gây ra, chứ không phải do biến đổi thời tiết. Theo nhật báo Libération, tất cả đều là hệ quả trực tiếp của các cuộc xung đột vũ trang.
« Nó gặm nhấm ngực tôi không thương xót ; một công việc lặng lẽ, kỳ lạ đang diễn ra trong đó. Người ta cứ tưởng là có khoảng hai chục con vật nhỏ đang nghiêng đầu bên này và gặm nhấm tôi từng chút một, rồi lại nghiêng đầu sang bên kia và lại tiếp tục gặm nhấm thêm tí nữa… Chúng âm thầm mở một lối đi, không hề vội vã và để lại những khoảng trống khắp nơi chúng đi qua ».
« Nó » ở đây chính là cảm giác đói giày vò nhân vật Knut Hamsun trong cuốn tiểu thuyết cùng tên được xuất bản năm 1890. Vậy mà đến năm 2017, vài triệu người trên thế giới vẫn còn cảm giác này.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Ngô Nhân Dụng: Dân Biểu Steve King là thiểu số

Dân Biểu Steve King đã báo động người Mỹ: “Chúng ta không thể xây dựng lại văn minh với con cháu của những người khác.” Ý ông nói rằng nền văn minh của Tây phương, của nước Mỹ nói riêng không thể “phục hồi” với con cháu của các di dân không phải người da trắng.
Năm ngoái, ông King đã nói rõ ý ông hơn trong một cuộc hội thảo. Ông đặt câu hỏi, “…trở lại suốt dòng lịch sử, thử tìm coi những sắc dân khác đã đóng góp được gì hơn… cho nền văn minh?” Người ta đặt câu hỏi: “Hơn người da trắng?” Ông giải thích thêm, “hơn văn minh Tây phương.” Nền văn minh đó mọc lên từ Tây Âu, Ðông Âu và Hoa Kỳ, và những nơi có Thiên Chúa Giáo.
Vấn đề chủng tộc và màu da nào đóng góp cho văn minh nhân loại vượt ra ngoài giới hạn của bài bình luận này. Một điều hiển nhiên là các nước Tây phương đã phát triển nhanh hơn các vùng khác trên trái đất trong vòng ba thế kỷ vừa qua, tiến bộ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng như trong các định chế chính trị, xã hội. Nhưng trong lịch sử loài người cả trăm ngàn năm kể từ khi bắt đầu dùng tiếng nói, hoặc hơn 3,200 năm kể từ khi biết dùng chữ viết ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà (Iraq bây giờ) và Mexico, thì ba thế kỷ là thời gian khá ngắn. Tất cả hệ thống con số đang dùng trên thế giới là do người Ấn Ðộ sáng chế; đóng góp “vĩ đại” nhất của họ là đặt ra “số không,” mà hệ thống con số của các nơi khác không hề có. Vào thế kỷ 11, một người Ý ở Venizia thấy các thương gia Á Rập dùng cách ghi sổ sách của họ, đã tìm học rồi viết sách dạy người Châu Âu, nhưng cũng mất cả thế kỷ mới được chấp nhận. Trong thời gian đó, người Á Rập đã đóng góp cho khoa học, triết học, y học và khoa học xã hội nhiều hơn Châu Âu. Thử tưởng tượng nếu người Châu Âu nay vẫn dùng số La Mã thì toán học có thể tiến được như chúng ta thấy, và có thể sáng chế ra máy vi tính hoặc iPhone hay không? Về định chế xã hội, đến thế kỷ 16, nhiều nhà truyền giáo Châu Âu còn tỏ ý thán phục nền văn minh Trung Hoa, có người nêu giả thuyết rằng Thiên Chúa đã tới miền đất này từ trước lâu rồi. Các nền văn minh phương Ðông và Hồi Giáo đã chậm tiến, thụt lùi so với Tây phương vì tinh thần bảo thủ và chính trị, xã hội độc tài xơ cứng, nhất là trong hai thế kỷ vừa qua. Chúng ta công nhận văn minh Tây phương đã giúp loài người thoát khỏi cảnh nghèo đói và dốt nát!

Lê Anh Hùng: Vụ Trịnh Văn Chiến - Quỳnh Anh và sự kiểm soát quyền lực dưới chế độ cộng sản

Ảnh chụp màn hình từ trang Đất Việt về bài viết "Bí thư Trịnh Văn Chiến 
lên tiếng vụ Trần Vũ Quỳnh Anh".

Từ chuyện một ‘hot girl’ xứ Thanh…
Một vài tuần nay, dư luận trong nước lại bàn tán xôn xao về câu chuyện liên quan đến bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hoá.
Cách đây sáu tháng, khi báo chí “lề dân” đăng tải những thông tin nhạy cảm rằng “hot girl” sở hữu nhiều tài sản khủng này là “bồ nhí” của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đã có con riêng với ông ta, cả Bí thư lẫn Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đều công khai lên tiếng bác bỏ. Thậm chí, Tỉnh uỷ Thanh Hoá còn gửi công văn lên Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị xử lý những thông tin “sai sự thật” về Bí thư Tỉnh ủy trên “các blog, mạng xã hội phản động”.
Tuy nhiên lần này câu chuyện về bà Quỳnh Anh lại được chính báo chí “lề đảng” khơi mào. Một loạt tờ báo đã đưa tin về sự thăng tiến “quá thần tốc”, “chỉ có thần tiên mới làm được” của người đẹp xứ Thanh. Thiên hạ thì kháo nhau rằng việc “hot girl” Quỳnh Anh bị bêu danh trên báo chí chính thống là dấu hiệu cho thấy không chỉ Bí thư Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến bị tấn công, mà quan trọng hơn là thế lực nào đó hậu thuẫn cho ông ta ở trung ương.

Thanh Phương: Mỹ-Trung : Bất đồng nhưng buộc phải hợp tác

Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump.
REUTERS/Toby Melville/Lucas Jackson/File Photos

Tờ nhật báo kinh tế của Anh Financial Times hôm nay có bài nhận định về quan hệ Mỹ-Trung đứng về góc độ thương mại. Khỏi nói thì ai cũng hiểu rằng tương lai của thế giới tùy thuộc phần lớn vào quan hệ giữa hai siêu cường quốc này. Thế mà hai nước nay lại có quan điểm đối chọi nhau về nền kinh tế thế giới.
Tờ báo nhắc lại rằng, cách đây 40 năm, Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung Quốc với mục tiêu đạt đến tự cấp tự túc. Tuy nhiên, đến năm 1978, người kế nhiệm ông là Đặng Tiểu Bình đã đề ra chính sách cải tổ và mở cửa. Trong khi đó, Hoa Kỳ, quốc gia cha đẻ của tự do kinh tế toàn cầu thời hậu thế chiến thứ hai, nay lại bầu một lãnh đạo có quan điểm cho rằng chính sách kinh tế đó đi ngược lại với quyền lợi của nước Mỹ.