Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017
RFA: Cuộc chiến 1979 ở Lạng Sơn
Người dân dọc
biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn
chạy lánh nạn khi Trung Quốc đem quân
xâm chiếm Việt Nam.
Ảnh chụp hôm 23/2/1979.
Lạng Sơn có
15 cửa khẩu liên thông với Trung Quốc, trong đó có 3 cửa khẩu lớn gồm Tân
Thanh, Chi Ma và Hữu Nghị. Lạng Sơn cũng là một trong những tỉnh đầu tiên bắt
tay hợp tác với một tỉnh khác của Trung Quốc để khai thông đường du lịch từ các
tỉnh Trung Quốc vào Việt Nam và ngược lại. Lạng Sơn cũng là một tỉnh mà cuộc
chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm, đỉnh điểm là ngày 17
tháng 2 năm 1979. Cuộc chiến dằng dài từ năm 1978 cho đến 1988 đã lấy đi nhiều
thứ, trong đó, sinh mệnh con người bị cướp đi không ít.
Cuộc chiến
10 năm
Một người
dân Lạng Sơn, có năm anh em tham gia chiến đấu chống Trungg Quốc, tên Hiển,
chia sẻ:
Thì các cụ
sinh được tám anh em, thế thì trong chiến tranh chống Tàu thì có năm người tham
gia chiến tranh chống Tàu. Sau 1979 nó không đánh bộ binh vào Lạng Sơn này nữa
mà nó chỉ câu pháo cho đến năm 1987 nó mới tạm ngừng câu pháo do hiệp định tạm
chiến Việt – Trung....
Ông Hiển cho
biết thêm là thời gian cuộc chiến hoa sim, tức chiến tranh biên giới Việt –
Trung kéo dài từ năm 1978 đến 1988 chứ không đơn giản chỉ là cuộc chiến năm
1979 như người ta vẫn thường nghe và đọc. Bởi từ những tháng giữa năm 1978, cuộc
chiến mượn tay nhân dân của hai bên đã xảy ra, Trung Quốc đã thể hiện rõ âm mưu
xâm lược của họ thông qua những gây hấn trên các tuyến biên giới Việt – Trung.
Việc dễ nhận
biết nhất là họ thường xuyên đào bỏ cột mốc biên giới và đổ đá dăm trên các đường
tàu cho lệch dần về phía Việt Nam. Bởi do tương quan lực lượng thiếu cân xứng,
với chiến thuật biển người của Trung Quốc, phía Việt Nam chỉ còn cách duy nhất
là ban ngày Trung Quốc đào bỏ thì ban đêm Việt Nam trồng lại, ban ngày Trung Quốc
đổ đá dăm thì ban đêm Việt Nam cào đi và lấy lại lãnh thổ.
Cuộc giằng
co này kéo dài mãi cho đến khi phía Việt nam có người bị giết và có những đụng
độ với phía Trung Quốc, đây là cái cớ để Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam.
Đến rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi người dân thị xã Lạng Sơn thức dậy
thì dường như lính Trung Quốc đã có mặt mọi nơi. Và nhìn lên núi Phai Vệ, nơi
có cột cờ biểu trưng quốc gia thì đã thấy lá cờ Trung Quốc, một số lính bộ binh
Trung Quốc đứng tập thể dục dưới chân cột cờ.
Cuộc tản cư
tránh Trung Quốc của nhân dân thị xã Lạng Sơn chính thức bắt đầu. Các mũi quân
bộ đội chủ lực Việt Nam tiếp tục chiến ở lại đấu chống các mũi tiến công của
Trung Quốc và các cây cầu từ Đông Bắc đến Tây Bắc đều được đập bỏ để giảm sức
tiến công của đối phương. Cầu Cốc Lếu ở Lào Cai, cầu Kỳ Cùng ở Lạng Sơn đều bị
phá sập. Nhưng có vẻ như tất cả những chiếc cầu bị phá đều được thay thế bằng cầu
phao và Trung Quốc vẫn tiếp tục tấn công, giết người, đốt nhà.
Điều này khiến
cho sau vài tháng tấn công và rút lui, nhà cửa ở các tỉnh biên giới không còn
gì. Các trường học và cơ sở y tế trở thành bình địa, các cơ quan, xí nghiệp trở
thành đống đổ nát. Và không dừng ở đó, sau khi rút quân về, hằng ngày Trung Quốc
vẫn cho nã pháo sang Việt Nam. Cứ đúng 12 giờ trưa thì một vùng nào đó của Việt
Nam sẽ bị dính pháo. Hầu như mọi nơi vẫn không thể phục hồi. Tình trạng này kéo
dài mãi đến năm 1988 mới chấm dứt.
Những người
lính chống Trung Quốc sau 1979
Bộ đội Việt
Nam trên vùng biên giới phía bắc trong cuộc chiến biên giới
với Trung Quốc hôm
1/3/1979. 600 ngàn lính Trung Quốc tấn công
các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam
ngày 17 tháng 2 năm 1979. AFP photo
Ông Đặng, một
cựu quân nhân nhập ngũ vào năm 1984, tiếp tục chiến đấu với quân Trung Quốc đến
năm 1988, chia sẻ:
Anh không
tham gia 17 tháng 2 năm 1979 đâu. Anh chỉ tham gia vào năm 1984. Lúc đó nó
không đánh bộ binh vào Lạng Sơn mà nó chỉ câu pháo vào Việt Nam, cứ đúng 12 giờ
trưa thì nó câu, kể cả Tết nó cũng câu. Mãi cho đến năm 1988 thì mới yên. Lúc
đó thì Lạng Sơn này đã tan nát hết rồi!.
Ông Đặng cho
biết thêm là nếu nói một cách nghiêm túc, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
cướp đi rất nhiều sinh mệnh của cả hai bên trong thời gian đầu. Nhưng sau đó,
khi đã rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục câu pháo vào Việt
Nam mỗi ngày và những cái chết của người dân vẫn chưa dừng lại, hằng ngày có những
người ra nương, lên rẫy tiếp tục bị dính pháo kích và có khi chết không tìm thấy
xác. Hậu quả của những trận pháo kích này là nhiều trẻ con mất cha mẹ, trở
thành mồ côi và nhiều người già trở thành neo đơn vì sau một buổi trưa, lại phải
lang thang ra những cánh rừng hoa sim, những cánh đồng hoa cứt lợn và những vườn
đào để tìm xác con.
Cuộc chiến
chống Trung Quốc, riêng tỉnh Lạng Sơn phải chịu mất mát hơn một ngàn quân nhân,
nếu tính cả những người dân chết oan có thể lên đến hàng chục ngàn người. Và có
rất nhiều ngôi mộ gió của người còn sống đắp lên ở các triền đồi để tưởng nhớ đồng
đội, tưởng nhớ người thân. Hơn hết, nếu nói về một ngày quốc giỗ. Có vẻ như Việt
Nam có duy nhất ngày 17 tháng 2. Bởi không có ngày nào mà dân tộc tổn thương,
chết chóc nhiều như ngày 17 tháng 2.
Ông Đặng
cũng thay lời các đồng đội đàn anh đã ngã xuống, kêu gọi mọi người hãy dành một
phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong ngày 17
tháng 2 và dành 3 phút mặc niệm cho những đồng bào bị chết oan vì khói lửa chiến
tranh 1979. Bởi theo ông nói, mỗi cành đào trên đất Lạng Sơn bây giờ trở nên đỏ
thắm hơn là do hoa đào đã nhuộm máu của con dân Lạng Sơn, mỗi cụm hoa sim trở
nên tím ngát và thẫm màu bởi nỗi buồn xứ Lạng sau binh biến đã ngấm vào màu
hoa.
Có thể cách
ví von của ông Đặng có chút lãng mạn và quá đau buồn. Nhưng có lẽ, chỉ có những
người từng sống trong chảo lửa chiến tranh và mất mát, đau thương, thấy đồng
bào đổ máu, thấy núi rừng thành nấm mộ hoang mới thấu hiểu nỗi đau của ông Đặng
cũng như bao con người khác nơi chiến trường Đông Bắc.