Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Báo cáo tóm tắt vi phạm nhân quyền 2015-2016


Cùng với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo. Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích… Để duy trì vị trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.
Trước hết về con người, họ tấn công nhắm vào những thành phần tham gia mạng xã hội, gồm người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, hay thường dân là nạn nhân của các bất cập từ chính sách quản lý nhà nước. Hệ thống công an mạng và công an địa phương nhận dạng “đối tượng phản động”, sau đó là thực hiện biện pháp Quấy Nhiễu. Các hình thức quấy nhiễu bao gồm: đưa về đồn công an, áp lực thân nhân, khám xét nhà nửa đêm, canh gác không cho ra khỏi nhà, gây khó trong thủ tục hành chánh, hạn chế quyền tự do đi lại, vu khống bôi nhọ, làm nhục qua lời nói hay hành vi…. Một khi công an an ninh chủ trương quấy nhiễu thì họ sẽ có muôn vàn hình thức để xâm hại hoạt động sinh hoạt của người mà họ nhắm tới.

Ỷ Lan/RFA: Việt Nam bị đề nghị vào CPC sau 10 năm được rút tên

Bà Tina Mufford, Nhà phân tích chính trị
của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. - RFA photo 
Đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC
Ỷ Lan : Thưa bà Tina Mufford, bà là Nhà phân tích chính trị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (gọi tắt là USCIRF). Uỷ ban vừa công bố bản báo cáo mang tựa đề “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam : Đánh giá việc đưa vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) 10 năm sau khi rút tên”. Xin bà giải thích lý do viết bản báo cáo này ?
Tina Mufford : Vâng. Sau 10 năm, chúng tôi nghĩ lúc này là cơ hội thẩm định những gì đã xẩy ra thực sự khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC. Điều mang ý nghĩa đặc biệt là sự kiện Quốc hội Việt Nam vừa thông qua đạo luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo hồi tháng 11 năm 2016, gần đúng 10 năm sau khi Bộ Ngoại giao rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC. Thực ra chúng tôi không biết trước việc này, nhưng lúc này đặc biệt hợp thời để thẩm định về những gì xẩy ra 10 năm trước, đồng thời tìm ra đường lối thực hiện ngày nay khi đạo luật được thông qua.

Lê Anh Hùng: Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay

Người dân Việt Nam biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt 
ở ba tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016

Sau một thời gian phát triển tương đối mạnh, thời gian gần đây, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang có chiều hướng chững lại. Các sự kiện ít được tổ chức, ít người tham gia; các hội nhóm chậm phát triển thành viên, sự kết nối giữa các thành viên lỏng lẻo; mối liên kết giữa các hội nhóm rời rạc…
Từ nhận thức khiêm tốn của mình, chúng tôi xin mạo muội chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng vừa nêu.
Thiếu thủ lĩnh
Nguyên nhân đầu tiên là việc cho đến nay phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thủ lĩnh đủ tâm và tầm, có khả năng quy tụ cả lực lượng đấu tranh dân chủ lẫn quần chúng nhân dân. Đây là điều mà có lẽ ai cũng dễ nhận thấy. Những thành phần bất đồng chính kiến tiền bối có địa vị và uy tín trong bộ máy như Hoàng Minh Chính, Trần Độ… thì đã thành người thiên cổ từ lâu. Trong số những người còn sống, cả già lẫn trẻ, hầu như không ai sánh được với những tên tuổi vừa nêu, chưa nói đến những lãnh tụ tầm cỡ như Nelson Mandela của Nam Phi hay Aung San Suu Kyi của Myanmar.

Lê Phan: Ông nói gà bà nói vịt

Tổng Thống Trump và các thành viên trong nội các.
(Hình: Getty Images)
Các thủ đô của Âu Châu vẫn còn phân vân mặc dầu Phó Tổng Thống Mike Pence đã được gửi sang trấn an đồng minh. Bởi trong tuần lễ ngay trước khi phó tổng thống viếng thăm Brussels và Munich mang theo hứa hẹn quyết tâm “bền vững và kiên định” của Hoa Kỳ cho Liên Hiệp Âu Châu, chiến lược gia trưởng của Tòa Bạch Ốc Steve Bannon đã gặp một nhà ngoại giao Đức và đưa ra một thông điệp khác hẳn.
Ông Bannon, theo những người này, đã đưa ra chỉ dấu cho đại sứ Đức ở Washington là ông coi Liên Hiệp Âu Châu như là một kiến trúc có quá nhiều lỗi và muốn chọn có liên hệ với Âu Châu trên căn bản song phương với các quốc gia thay vì với toàn Liên Hiệp.

Trọng Thành/RFI: Chiến tranh kinh tế : Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump

Ảnh ông Donald Trump trên một sạp báo tại Bắc Kinh, 
ngày 12/12/2016. Trang bìa tạp chí mang hàng tựa "Doanh nhân Trump 
sẽ thay đổi thế giới như thế nào?"Ảnh: GREG BAKER / AFP

Báo Pháp Les Echos hôm nay dành tựa trang nhất cho hồ sơ quan hệ kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ : « Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump ». Nửa năm trước kỳ Đại hội chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh « tăng trưởng chựng lại, nợ công tăng vọt, căng thẳng với tân chính quyền Trump », chủ tịch Trung Quốc quyết định « bổ nhiệm người thân cận vào nhiều vị trí chủ chốt » của nền kinh tế.
Việc bổ nhiệm nói trên vừa nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến kinh tế với Mỹ trong những tháng trước mắt, vừa là một bước trung gian cho cuộc chiến quyền lực trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm Đại hội 19.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Trần Mộng Tú: Bài thơ trên mộ của Hemingway


Hầu như người Mỹ nào ít nhất cũng một lần nghe hay nói đến tên ông, Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ nổi tiếng đoạt giải Nobel văn chương năm 1954. Là một người thành công trên sự nghiệp nhưng đời sống cá nhân không lấy gì làm vui: bốn lần lập gia đình, ba lần ly hôn. Ông sinh trưởng trong một gia đình mang bệnh trầm cảm di truyền và còn mang luôn truyền thống “tự tử.” Cha, hai người chị, cháu nội của ông và bản thân ông, đều chết bằng cách tự giết mình. Ernest Hemingway, trong những năm cuối của đời mình, với sự suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần: bị phỏng nặng trong hai tai nạn xe cộ, bị bệnh gan, bệnh tim, bệnh phổi và nghiện rượu, bệnh trầm cảm (depression), ông tự tử bằng cách bắn vào miệng, ba tuần lễ trước sinh nhật thứ sáu mươi hai của mình.

TIẾN-SĨ ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH: CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I)* - GIÁO-SƯ TRẦN NGỌC NINH (2007)


TIẾN-SĨ ĐÀM TRUNG PHÁP 
GIÁO-SƯ THỰC-THỤ, NGỮ-HỌC
TEXAS WOMAN’S UNIVERSITY

Theo tác giả Trần Ngọc Ninh thì CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) đã ra đời hơn 40 năm tại quê nhà, mới đây được cập nhật hóa và tái xuất bản tại Mỹ với sự trợ lực của anh chị em trong Viện Việt Học (VVH), nhất là ông Vương Huê. Đây là cuốn đầu tiên (chủ đề: Sự thụ đắc ngôn ngữ) trong toàn bộ gồm bảy quyển. Quyển II (Từ N (danh từ) và các dạng vị phụ thuộc tiền-N: dạng vị q) cũng đã được VVH tái xuất bản năm 2009. Quyển III (Từ V (diễn thuật từ) và các dạng s, t, đ phụ thuộc tiền-V) đang được VVH chuẩn bị tái xuất bản. Được biết cơ quan văn hóa này cũng có dự định xuất bản các quyển còn lại trong tương lai, gồm Quyển IV (Từ A (cận từ): AA, AV, và AA), Quyển V (Từ PRO-X (đại từ): PRO-N, PRO-V, và PRO-A), Quyển VI (Đoạn dạng u, v, x, y, z), và Quyển VII (Cú pháp học).

Trịnh Y Thư: Nguyễn Xuân Khánh: Chỉ là chuyện ngõ nghèo thôi ư?


Chuyện ngõ nghèo
của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh [Công ti Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn liên kết xuất bản, 2016] không phải chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80. Kì thực, tầm vóc của cuốn tiểu thuyết lớn hơn thế nhiều, bởi nó đã vượt qua đường biên của những tranh chấp chính trị thấp kém, những ý thức hệ ngông cuồng, những cuộc chém giết bạo tàn, những hận thù chồng chất, và nhất là nó dám trực diện với cái bản ngã vẫn nằm ẩn nấp trong mỗi chúng ta mà bằng cách này hay cách khác chúng ta chối bỏ, không chịu nhìn nhận nó là một phần con người.
Tác giả gọi cái bản ngã ấy là Trư cuồng. Và nếu định nghĩa tiểu thuyết là cuộc truy tìm bản ngã thì cái tố chất lợn cuồng điên ấy đã được Nguyễn Xuân Khánh lật phải lật trái lật ngang lật dọc, đã được đặt dưới ống kính hiển vi cho chúng ta ngắm nhìn, quan sát kĩ càng, tường tận. Không nhìn ra nó, phần lỗi ấy chẳng những bởi thị lực và tâm trí chúng ta yếu kém mà còn vì chúng ta đã tự đóng chốt xây dựng một hàng rào thành kiến che kín lương tri.

LƯU VĂN VỊNH: MÒ GƯƠM DƯỚI ĐÁY THỜI GIAN !


Tưởng niệm 50 năm xa Hà Nội Băm Sáu Phố Phường. 
Đầu năm 2000, tôi về thăm Hà Nội, về lần thứ tư, mấy tay văn nghệ gốc Băm Sáu Phố Phường dẫn đi ăn cháo gần Ô Quan Chưởng, chẳng xa phố Hàng Tre Bờ Sông ngày thơ ấu xa xưa. Cá thật tươi vừa lát vẩy, sắt ra từng miếng mỏng đỏ hồng... Chờ có nghế ngồi cũng mất nửa tiếng, nhìn rổ cá thấy ngon, nhưng nhìn phía lòng lợn lầy nhầy trắng đỏ máu, đầy một nồi lớn, như vừa mổ lợn xong, thì thấy rợn như ruột người mới rút ra... Hà Nội vẫn sót lại đám dân kinh kỳ biết ăn biết chơi, thú hưởng lạc của bao thế hệ truyền lại, từ Tản Đà, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... vẫn còn trong huyết mạch, góc nào có quán ngon, hàng nào có món khoái khẩu, chẳng cần quảng cáo, dân Hà Nội rủ nhau tới tấp nập. Đôi khi ích kỷ, tôi cứ mong Hà Nội còn nguyên thời 1950, dân số chưa tới nửa triệu, ăn hàng quà rong thưa thớt chẳng phải chờ đợi, như một cái làng nửa tỉnh nửa quê, còn cô bán chiếu, còn bà hàng bánh dầy bánh giò nóng, còn cơm tám thơm, còn cụ bán xôi chè, chợ Đồng Xuân còn có góc bún chả quạt lên thơm phưng phức...; và còn lao xao giọng nói cao, rất trong và thanh của dân kinh kỳ, đấy là dấu tích văn vật nghìn năm, gạo trắng nước trong, có cả không gian linh diệu, có cả luồng vũ trụ tuyến phả vào âm sắc, vào thớ thịt cổ họng, làm nên sắc thái riêng...

Phạm Duy: Đạo Ca Giữa Thành Vách Sương Mù

Lời nói đầu của DĐTK: Mười bài Đạo Ca của Phạm Duy và Phạm Thiên Thư xuất hiện lần đầu tại Sài Gòn năm 1970, đến nay đã gần nửa thế kỷ. Đó là lần đầu tiên trong nền âm nhạc của chúng ta có một tác phẩm về Đạo, tổng kết tâm thức của một quá khứ dài của dân tộc với ba nguồn tư tưởng Nho-Phật-Lão.
Diễn Đàn Thế Kỷ xin đăng lại dưới đây, sau lời mở đầu của nhạc sĩ Phạm Duy, bản dịch bài viết về Đạo Ca của nhà nhạc học Georges Etienne Gauthier mà chúng tôi tải xuống từ blog phamduy.com. Và để sống lại với âm hưởng ngày xưa, mời quý độc giả nghe lại từng bài Đạo Ca với đường nối ngay dưới tên của mỗi bài. - DĐTK

*

Đầu thập niên 70, có sự gặp gỡ giữa tôi và nhà thơ Phạm Thiên Thư -- tức thiền sư Tuệ Không -- khiến cho nhạc của tôi bây giờ thiên hẳn về nhạc tâm linh mà trước đây tôi chỉ đem thoáng vào tâm ca hay vào những đoản khúc như LỮ HÀNH, XUÂN HÀNH v.v... Cách đây ít lâu, Phạm Thiên Thư đã cho tôi những lời thơ đẹp để soạn thành những ca khúc thoát tục như ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG, GỌI EM LÀ ĐÓA HOA SẦU, EM LỄ CHÙA NÀY... và bây giờ thì anh cho tôi những lời thơ đạo để tôi soạn thành MƯỜI BÀI ĐẠO CA.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Ngô Nhân Dụng: Donald Trump và nhà báo


Cuộc họp báo hàng tuần của Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu 24 tháng 2 năm 2017 đã không mời các ký giả thuộc một số báo và đài như The New York Times, CNN, The Los Angeles Times, Politico BuzzFeed. Những cơ sở truyền thông lớn khác như The Wall Street Journal, Bloomberg, Fox News, ABC News, CBS News vẫn có mặt, nhưng nhiều cơ sở khác đã từ chối. Hành động của ngăn cấm một số nhà báo của chính quyền Donald Trump bị chê là “dại dột và bất lợi” (and counterproductive), như lời phê phán của ông Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên báo chí Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống George W. Bush. Ngày hôm trước, Tổng thống Donald Trump nhắc lại, một lần nữa, lời đả kích các báo đài loan tin bất lợi cho ông trong một bài diễn văn tại cuộc họp của Liên Đoàn Bảo Thủ Hoa Kỳ (American Conservative Union, viết tắt ACU). Trong Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (Conservative Political Action Conference, viết tắt CPAC), ông Trump tiếp tục kết án các báo đài đối nghịch là “kẻ thù của nhân dân” vì “họ không có nguồn tin nào hết, họ bịa đặt ra tin.”

Ðặng Phú Phong: Ngả Ba


Để nhớ Bùi Giáng

Trong một quán cóc có kê mấy cái bàn thấp lấn ra ngoài vỉa đường. 
Ông già: - Ừ tại sao xe chẳng gọi là bò? Nó cũng đi, chạy, né,  húc. Đúng rồi, ta đã mất bò, ta không có cái để chăn. Vậy ta chăn xe để thế bò. Ta chăn xe.
Gã trung niên: - Không ai gọi là chăn xe cả.
Ông Già: - Thế mi gọi là gì?
Gã trung niên: - Không biết. Ông đặt tên được mà.
Ông già: - Ừ, thì cứ gọi là chăn bò sắt hỉ. Ưm... nghe
dở... gọi là chăn bò bò đi.
Gã trung niên: - Cũng được. 

Song Kim: Thạch Lam, Những Ðiều Còn Nhớ


Thế Lữ thường nói về Thạch Lam bằng những lời rất ưu ái: “Một tâm hồn rất trong sáng, hồn hậu, một con người điềm tĩnh và có bản lĩnh.” Có một thời gian dài hai người cùng làm việc với nhau ở báo Ngày Nay. Lúc đó tờ báo có uy tín khá rộng rãi, hầu hết những cây bút chủ lực trên văn đàn như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tô Hoài, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên... đều được báo Ngày Nay giới thiệu. Tờ báo có một quy định chặt chẽ, tất cả những người trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn đều phải thay nhau làm chủ bút sáu tháng. Đó là một cách “đào tạo” rất đặc biệt. Vì trong thời gian đó năng lực và trách nhiệm của người chủ bút được bộc lộ hết. Trong thời gian làm báo, có lần Thế Lữ được giao việc kiểm tra lại và hủy bỏ số bài lai cảo gửi đến báo với số lượng lớn. Buổi đêm về nhà đọc lại, anh phát hiện một truyện rất hay của Tô Hoài bị bỏ qua. Ngay đêm đó Thế Lữ đi xe kéo đến nhà Thạch Lam. Sau khi đọc bản thảo truyện ngắn, Thạch Lam nói: “Suýt nữa chúng ta bỏ qua một bản thảo quý.” Và ngay sau đó truyện ngắn này đã được in trên Ngày Nay.

Phạm Phú Minh :Cuốn Kinh Khai Ngộ


Năm 1947, tôi rời làng theo gia đình đi tản cư, những năm đi học ở “vùng tự do” tại liên khu 5 không có dịp được đọc nhiều sách. Trong vùng kháng chiến đời sống rất thôn dã, đi học nay đây mai đó trong những ngôi trường tạm bợ; không xuất bản, không hiệu sách, được đi học với những quyển vở giấy nội hóa đen thui đã là may mắn. Thỉnh thoảng cũng được một quyển sách mượn từ những gia đình giàu và học thức, truyện Tàu, và nói chung những cuốn tiểu thuyết xuất bản trước 1945. Tôi nhớ đã thấy, và đọc vài cuốn của Tự Lực Văn Đoàn trong thời gian này, và tôi hay nhìn bìa sau của cuốn sách, xem thư mục của từng tác giả như là nhìn vào một thế giới xa xôi không biết bao giờ mình mới có dịp biết hết những cuốn sách ấy. Nhìn mãi đâm ra thuộc những tên như Thừa Tự, Thoát Ly, Trống Mái, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn, Bướm Trắng, Con Trâu, Bên Đường Thiên Lôi, A-Na-Kha-Lệ-Ninh... mỗi tên sách là một bí mật đối với tôi, có khi có thể tưởng tượng ra nội dung, có khi không hiểu ngay cả tên gọi --Cái Ve chẳng hạn, đó là cái gì vậy? Mới ngoài mười tuổi, học hành theo lối được chăng hay chớ của của thời kháng chiến thì kiến thức sách vở cũng trôi nổi lắm, nhưng những gì đọc được, dù với trí óc còn non nớt, cũng gây ấn tượng mạnh. Nhưng suốt thời gian tản cư tôi chẳng được đọc một quyển sách nào của Thạch Lam, ngoài cuốn Hạt Ngọc, thuộc loại Sách Hồng dành cho trẻ em.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Hà Tường Cát/Người Việt: Vì sao người ta giết Kim Jong-nam?

Ông Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ 
với lãnh tụ Kim Jong-un của Bắc Hàn. 
(Hình: AP Photo/Shizuo Kambayashi, File)

Mặc dầu trước khi nêu lên thắc mắc ấy, một câu hỏi thiết yếu khác (Ai giết Kim Jong-nam?) chưa có lời giải đáp. Nhưng với tất cả mọi dữ kiện, thông tin, và tranh cãi về vụ ám sát như mọi người đã biết cho đến nay, thì khó có thể tìm thấy kết luận nào khác hơn là “Bắc Hàn chủ mưu.”
Kết luận đơn phương chủ quan như thế là vì (1) Ðây là hành động quen thuộc xưa nay của Bắc Hàn, một chế độ bí ẩn với những chuyện lạ lùng không thể nào giải thích theo lý luận bình thường. (2) Trong tình trạng ấy, nếu nhận định rằng Kim Jong-nam không là đe dọa nguy hiểm gì cho chế độ để Bắc Hàn phải ra tay, thì lập luận này chưa đủ thuyết phục vì còn nhiều yếu tố khác. 

Nguyễn Anh Tuấn, viết từ Đà Nẵng: Vệt nước đỏ, Giáo sư Bá và xã hội dân sự

Dải nước màu đỏ xuất hiện vào sáng 17/2
tại cảng Sơn Dương được người dân chụp lại.
Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần một năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.
Giáo sư Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do "ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải".

Anh Vũ: Nga hờ hững với di sản Cách mạng 1917

Đóng giả Lénine và Staline phục vụ du khách tại Quảng trường Đỏ.Ảnh : Getty
Cách nay 100 năm, ngày 23 tháng Hai 1917, tại nước Nga đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản, tiền đề dẫn tới Cách mạng tháng 10. Sự kiện lịch sử này giờ đây đang là một di sản cồng kềnh, khó xử đối với chính quyền Nga hiện nay.
Trang quốc tế báo Libération hôm nay cố gắng giải thích làm sao mà chính quyền Matxcơva hiện nay xử lý khó khăn cái di sản đó, qua bài trao đổi với nhà sử học Pháp Nicolas Werth, một chuyên gia về Liên Xô.
Dưới tiêu đề : « Matxcơva không biết phải làm gì với các cuộc cách mạng của năm 1917 », bài báo viết : « Ngày 23 tháng Hai 1917, nước Nga bị đẩy vào thế kỷ 20 ». Cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại hàng trăm năm, nhưng đã mở đường đi tới cuộc cách mạng lập nên chính quyền Xô Viết, chế độ từng làm nên sự vĩ đại cùng nỗi kinh hoàng với Liên Bang Xô Viết trong suốt 70 năm. Giờ đây nước Nga của ông Vladimir Putin đang rất khó ăn khó nói với cái dịp kỷ niệm lửng lơ này.

Đào Như: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ-CHÍNH TRỊ


Hôm 11-2-2017, ông Nguyễn Phú Trọng, TBT-ĐCSVN có buổi gặp gỡ với Ban Kinh Tế Trung Ương-BKTTƯ Hà Nội. Qua bài phát biểu tại đây, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ thị Ban Kinh Tế Trung Ương-BKTTƯ-cần tập trung thực hiện thật tốt chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội; chủ động tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn triển khai, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng các quyết sách của Trung Ương về kinh tế-xã hội”.Theo dự kiến, Hội Nghị Trung Ương V-ĐCSVN sẽ được tổ chức vào tháng 5 tới. Ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị: BKTTƯ sẽ lên kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam lần thứ 2. Dưới đây là website toàn văn bài phát biểu của tbt ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng tại buổi họp với ủy BKTƯ Hà Nội: http://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ban-kinh-te-trung-uong-can-chu-dong-tich-cuc-tham-muu-de-xuat-ve-kinh-te-xa-hoi-499450. Xuyên qua những trải nghiệm của đổi mới kinh tế lần đầu tiên, ông Trọng ghi nhận: “Trong năm 2017 và các năm tiếp theo, kinh tế-xã hội nước ta có nhiều cơ hội và thuận lợi lớn để phát triển. Thành tựu có ý nghĩa sau 30 năm Đổi Mới, thành công của Đại hội XII của Đảng về việc đưa ra nhiều quyết sách quan trọng tiếp tục đẩy mạnh Đổi Mới Toàn Diện đồng bộ với những thành quả quan trọng đạt được trong năm đầu thực hiện nghị quyết của Đại Hội XII. Kế hoạch phát triển kinh tế từ năm 2016-2020, đó là động lực mới khí thế mới cho sự nghiệp Đổi Mới, xây dựng bảo vệ tổ quốc trong thời gian tới. Có thể nói chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ vị thế như hôm nay…”. Thật là những tự hào hảo! Đoạn phát biểu trên đã xác quyết: Tbt Nguyễn Phú Trọng là người hay khoa trương ngôn ngữ, ông ca tụng những thành tựu của 30 năm Đổi Mới (1986-2016), những thành công của Đại Hội XII, nhưng ông không hề đính kèm những sự kiện lịch sử chứng minh lời ông nói là điều có thật. Tbt Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa bước ra khỏi tập quán của con người cộng sản thường chủ quan cường điệu thành tích, nhiều khi thành tích lại không có thật.

FB Nhân Tuấn Trương: Mục tiêu của giáo dục VN là gì?

Mục tiêu của giáo dục VN là gì? Câu hỏi này đặt ra từ vài chục năm nay mà không ai có câu trả lời thỏa đáng. Bởi vì lời nói của các viên chức hữu trách luôn trái ngược với thực tế.
Điều mà người ta biết chắc chắn là mục tiêu “làm giáo dục” của các “cán bộ” (phụ trách về giáo dục), những “nhà hiệu trưởng”... là “làm tiền”. Các vụ “lùm xùm” liên quan đến trường Luật TP HCM hay vụ bà hiệu trưởng Nam Trung Yên trên báo chí hổm rày cho ta thấy thực tế là như vậy. Mặc dầu pháp luật VN (điều 17 Luật Giáo dục) nghiêm cấm mọi hành vi “thương mại hóa” hoạt động giáo dục.
Nếu suy nghĩ sâu xa, nguyên nhân thất bại của giáo dục VN, cũng như sự sụp đổ nhiều phương diện khác của xã hội, như cung cách giao thông, tệ nạn tham nhũng của cán bộ… tất cả đều đến từ việc không “thượng tôn pháp luật”.

Thanh Phương: Vụ ám sát Kim Jong Nam khiến Bắc Triều Tiên thêm cô lập

Cảnh sát Malaysia bắt một người Bắc Triều Tiên trong vụ điều tra 
về cái chết của Kim Jong Nam, Sepang, ngày 18/02/2017REUTERS

Vốn đã ít bạn, Bắc Triều Tiên, quốc gia khép kín nhất thế giới, lại càng bị cô lập thêm sau vụ ám sát Kim Jong Nam tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 13/02/2017.
Cho tới nay, Bắc Triều Tiên và Malaysia vẫn có quan hệ tương đối nồng thắm, nhất là về kinh tế. Hai nước còn có một hiệp định miễn visa, tức là công dân Malaysia và Bắc Triều Tiên được đi đến nước kia mà không cần xin giấy tờ gì cả.
Malaysia còn là một cửa ngõ để các quan chức chế độ Bình Nhưỡng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Trong những năm gần đây, Kuala Lumpur vẫn là nơi tổ chức các cuộc họp kín giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Bùi Tín: Tưởng niệm liệt sĩ và nạn nhân cuộc chiến biên giới

Người dân tụ tập trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội 
để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 
38 năm trước, ngày 17/2/2017.

38 năm đã qua, kể từ ngày cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ác liệt kéo dài gần 10 năm, cho đến nay vẫn chưa thật sự chấm dứt. Chính quyền "hèn với giặc, ác với dân" không muốn nhắc đến, còn ngăn cản việc nhân dân tưởng niệm các liệt sĩ và nạn nhân bỏ mình hồi ấy. Mấy ngày qua các cuộc lễ tưởng niệm trước tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội) và trước tượng Trần Hưng Đạo (Sài Gòn) đều bị cản phá bởi lực lượng Công an theo lệnh chính quyền. Mọi tấm lòng yêu nước thương dân lại càng phải cùng nhau tưởng niệm sâu rộng các liệt sĩ, rút ra cho mình những bài học thiết thực về cuộc chiến tranh này.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Cường Quyền & Nhân Sĩ


blank

Có nhiều định nghĩa về trí thức, nhưng thật đơn giản: trí thức là dùng trí tuệ của mình để thức xã hội; thức là thức tỉnh, là đánh thức người ngủ mê, là làm cho người khác nhận thức đúng. Người có học mà không làm được chữ thức thì không thể gọi là trí thức, lại còn để bị ru ngủ nữa thì thật nguy hiểm cho xã hội. - Trần Huỳnh Duy Thức

Với tất cả trân trọng và thương cảm, nhà văn Ngô Thế Vinh vừa gửi đến cho mọi người một tin buồn lớn: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã từ trần vào hôm 29 tháng 1 năm 2017.

Ông để lại một sự nghiệp đồ sộ, bộ sách Cây Cỏ Việt Nam  (gồm 6 quyển, hai tập) với lời đề tặng:
Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.

Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.

- Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào.

Xuân Dương: Người giàu ngày nay, họ là ai?

Người giàu ngày nay, họ là ai? (Minh họa của Economist.com)
(GDVN) - Khi người giàu có sống cuộc sống vương giả thì hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, không ít người có năng lực nhưng lại không có cơ hội vươn lên.
Khi nói đến người Việt giàu có, tài sản cỡ vài trăm, vài nghìn tỷ không mấy người cho rằng họ làm giàu một cách minh bạch.
Và cũng không mấy người dám quả quyết, rằng sự giàu có của người này, người khác không liên quan gì đến “nhóm lợi ích”, đến mối quan hệ “phía sau cánh gà”, nhất là với quan chức chính quyền
Như một lẽ tự nhiên, khi một quan chức lộ ra khối tài sản khủng, không ít người lập tức đặt nghi vấn, rằng tiền của mà họ kiếm được có phải bằng trí tuệ, sự nỗ lực bản thân hay từ vị thế quan chức của họ, nói cách khác người ta lập tức nghĩ đến tham ô, hối lộ, ăn của đút,…
Cũng là một lẽ tự nhiên khi có người hôm nay là doanh nhân thành đạt, được vinh danh, được tặng bằng khen, huân chương,… ngày mai ngồi tù vì phạm pháp, vì cấu kết với xã hội đen hoặc quan chức bòn rút công quỹ kể cả buôn gian bán lận.

Việt Hà/RFA: Người Công giáo mất lòng tin vào chính quyền


Những nạn nhân Song Ngọc bị hành hung khi đi nộp đơn khiếu kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of wordpress.com
Một tuần sau vụ chính quyền Việt Nam cho công an và an ninh đàn áp những người công giáo ở Nghệ An đi tuần hành ôn hòa khiếu kiện Công ty Formosa, những nạn nhân của vụ đàn áp vẫn chưa hết bàng hoàng, bất chấp những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm xoa dịu tình hình.

Lê Phan: Thế giới tình báo và Tổng Thống Trump

Đến những nhà báo của các cơ quan truyền thông đã ủng hộ Tổng Thống Donald Trump một cách nhiệt thành, Fox News, tờ New York Post cũng phải than thở là cuộc họp báo độc diễn bất ngờ của ông hôm thứ năm là “điên cuồng,” một “cuộc đua việt dã công kích,” và “một cuộc họp báo để đời.”
Nhưng ít nhất trong cuộc họp báo đó ông chỉ tấn công truyền thông.
Trước đó hôm Thứ Tư, 15 Tháng Hai, tổng thống đã tái tục cuộc khẩu chiến với chính các cơ quan tình báo nay là của ông. Hôm đó, tổng thống tweet: “Thông tin bị gửi bất hợp pháp cho @nytimes & @washingtonpost đang thua lỗ từ cộng đồng tình báo (NSA và FBI?). Như là Nga vậy.” Ngay sau đó ông bồi thêm một tweet nữa “scandal thực sự ở đây là thông tin bí mật bị bất hợp pháp đưa ra bởi ‘cộng đồng tình báo’ như là kẹo vậy. Hết sức un-American.”

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Ngô Nhân Dụng: Donald Trump nhà chính trị


Trong cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống năm ngoái, bà Hillary Clinton đã tấn công ông Donald Trump một đòn nặng nhất, nói thẳng rằng ông không “fit” làm tổng thống Mỹ. Không “fit” có thể dịch là “không thích hợp” hoặc là “không xứng đáng,” tùy theo muốn nói nhẹ hay nói nặng.

Minh Thư: Những dấu hỏi về sự giàu có của người giàu Việt


Không chỉ số lượng người giàu tăng nhanh trong những năm gần đây làm cho mọi người quan tâm mà vấn đề chính nằm ở chỗ nguồn gốc của sự giàu có đó là từ đâu? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Theo báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) của Knight Frank thì Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (là cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên - theo Knight Frank), tăng 12 người so với năm trước đó. Dự đoán, đến năm 2025 số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi (khoảng 140%, lên 403 người).

Lê Anh Hùng: Xu thế chính trị trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay

Tư liệu- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thoả hiệp cơ hội của ông Trương Tấn Sang
Trong bài “Phe cấp tiến trong Đảng CSVN từng trỗi dậy ngoạn mục như thế nào?”, tôi đã trình bày về việc phe cấp tiến trong đảng từng hai lần trỗi dậy rất mạnh mẽ, thậm chí lấn át phe bảo thủ. Lần thứ nhất là từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009, và lần thứ hai là từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2013.
Tình hình bắt đầu thay đổi ngay trước chuyến thăm Trung Quốc đột ngột của Chủ tịch Việt Nam từ ngày 19 đến 21/6/2013. Ngày 13/6/2013, blogger/nhà văn Phạm Viết Đào, một tiếng nói chống Trung Quốc mạnh mẽ ở quốc nội, bị bắt khẩn cấp. Vụ bắt bớ này diễn ra hợp logic với tư thế của ông Trương Tấn Sang trong chuyến thăm cũng như những nội dung tai hại trong bản Tuyên bố chung Việt - Trung ngày 21/6/2013: Trương Tấn Sang đã quy phục Trung Quốc, ông ta đã lộ rõ là một nhân vật cơ hội, hầu mong được Bắc Kinh “chuẩn thuận” cho tiếp quản chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội XII.

RFA: Cuộc chiến 1979 ở Lạng Sơn

Người dân dọc biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn 
chạy lánh nạn khi Trung Quốc đem quân xâm chiếm Việt Nam. 
Ảnh chụp hôm 23/2/1979. 

Lạng Sơn có 15 cửa khẩu liên thông với Trung Quốc, trong đó có 3 cửa khẩu lớn gồm Tân Thanh, Chi Ma và Hữu Nghị. Lạng Sơn cũng là một trong những tỉnh đầu tiên bắt tay hợp tác với một tỉnh khác của Trung Quốc để khai thông đường du lịch từ các tỉnh Trung Quốc vào Việt Nam và ngược lại. Lạng Sơn cũng là một tỉnh mà cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm, đỉnh điểm là ngày 17 tháng 2 năm 1979. Cuộc chiến dằng dài từ năm 1978 cho đến 1988 đã lấy đi nhiều thứ, trong đó, sinh mệnh con người bị cướp đi không ít.

Blog VOA: Nền giáo dục không biết xấu hổ

Ảnh minh họa: Học sinh trong một lớp học ở Việt Nam.
Có một câu chuyện như thế này: tại một trường học, cô hiệu trưởng đi taxi vào thẳng trong sân trường đâm phải một học sinh khiến em học sinh ngã gãy xương đùi phải vào viện. Tuy nhiên thay vì lắng nghe, trực tiếp giải quyết vấn đề thì cô hiệu trưởng này lại chối biến bằng cách đi phát phiếu thăm dò. Kết quả: 100% giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các em học sinh khác đều khẳng định không có chiếc taxi nào chạy vào sân trường. Vụ em học sinh lớp 2 bị thương là do em chạy chơi và tự ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra và tìm được chiếc taxi gây tai nạn cùng nhận được lời khai của một số nhân chứng, cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích chính thức nào từ phía hiệu trưởng về vụ này.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

VŨ-HUY-NGỌC: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC IN SAI THƠ CỦA BÙI KHÁNH ĐẢN

Kho tàng thi ca Việt Nam chất đầy những châu ngọc. Tiếc thay trong bao nhiêu châu ngọc quý giá ấy một số bị bụi thời gian vùi lấp, một số bị thiêu đốt trong cơn lửa đỏ, một số bị thất tán theo những cánh buồm đi muôn phương. Rất nhiều hoàn cảnh éo le đã khiến người xưa bị quên lãng và người sau phải ngậm ngùi.

May thay trong đám tro tàn vẫn âm ỉ ngọn lửa, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Thế hệ nào cũng có những người giàu tâm huyết, kẻ đi nhặt nhạnh những viên ngọc xưa, người lau chùi cho toả sáng trư
ớc khi đặt trlại vào kho tàng văn chương Việt Nam. Những người yêu thơ, yêu những bản dịch thơ Đường sang tiếng Việt thật xuất sắc đã rất hân hoan khi thấy cuốn "Đường thi trích dịch" của Đỗ Bằng Đoàn và  Bùi Khánh Đản được in lại. Tập thơ dịch này được in lần thứ nhất ở Sàigòn năm 1959ới dạng ronéo.ới sự điều khiển của giáo sư Giám đốc Mai Quốc Liên, Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học ở Việt Nam tái xuất bản tháng 7 năm 2006.


Trần Mộng Tú: BẢN TUYÊN NGÔN của Tộc Trưởng Da Đỏ-Seattle

Làm sao ông có thể mua hoặc bán bầu trời và sự ấm áp của đất? Tư tưởng này thật lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không làm chủ được sự tươi mát của không khí và vẻ lóng lánh của nước, làm cách nào ông mua được? Mỗi một mảnh đất là thiêng liêng đối với chúng tôi. Mỗi một cánh nhọn lá thông bóng bảy, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương trong rừng tối, mỗi một con côn trùng rung cánh kia là sự thánh thiện trong ký ức và kinh nghiệm của dân tộc chúng tôi. Nhựa chẩy qua những thân cây mang theo bao nhiêu kỷ niệm của người da đỏ.

Tộc Trưởng Da Đỏ Seattle

Người da trắng chết đã quên quê quán họ sinh ra khi họ được bước giữa những vì sao. Chúng tôi chết không bao giờ quên vẻ đẹp của đất, vì đất là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của đất và đất là một phần của chúng tôi. Hương thơm của những bông hoa là chị, em gái chúng tôi; Con nai, con ngựa, con đại bàng, chúng là anh, em trai của chúng tôi. Những vách núi nhọn, những tinh túy ngọt ngào của cánh đồng cỏ, hơi ấm của con ngựa non, và con người – tất cả thuộc về một nhà.

Ngự Thuyết: XUÂN NỒNG

 Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay

Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Nguyên Sa

Một tiếng động làm anh giật mình mở choàng mắt nhìn ngơ ngác. Thế ra anh đã ngủ trên xe một giấc ngon lành. Tiếng gì đấy?  Mấy con chim hải âu vừa bay vừa há mỏ quang quác đánh thức anh dậy, hay tiếng sóng biển rì rầm đằng kia bỗng dưng gào to thảng thốt trong giấc ngủ lơ mơ, chập chờn, hay tiếng còi xe chữa lửa thét lên giật giọng quanh đâu đây, hay cái âm thanh khô cứng phát ra do một nhánh cây nhỏ rơi ngay xuống trần xe? Anh điều chỉnh lại lưng ghế ngồi trở về vị trí cũ, nhìn đồng hồ tay. Gần hai giờ chiều. Trễ giờ làm việc rồi! Đi làm việc mà trễ cả tiếng đồng hồ coi chướng quá. Anh chắc lưỡi, OK, call in sick vậy.

A, a, không được đâu!  Nói láo cũng phải có sách chứ. Mới gặp nhau đó mà đã nổi lên cơn bịnh cấp kỳ thế quái nào được. Thôi thì cứ nói đại là có việc đột ngột cần phải ở nhà nửa ngày để giải quyết cho kịp thời. Cái lý do nghe cũng buồn cười, nhưng thôi, mặc kệ.


GSTS ĐÀM TRUNG PHÁP: NHỮNG THÀNH NGỮ CẦN HIỂU RÕ Ý NGHĨA TRONG TIẾNG ANH (KỲ 4: 25 thành ngữ)

at rest: trong tình trạng bình thản. The negative test result quickly put my mind at rest. || an giấc ngàn thu. His soul is now at rest with his ancestors.


at risk: trong nguy cơ. Speeding puts drivers at risk of tragic accidents!

at someone’s beck and call: ở trong tình trạng hễ bị người nào đó muốn gặp mình thì phải trình diện ngay. Our boss acts like a dictator and expects the entire staff to be at his beck and call. Fortunately, his retirement is around the corner!

at stake: trong tình trạng có thể bị thua thiệt. Our firm has a great deal at stake  if this land development project fails.

at the crossroads: tới lúc phải đổi thay, ở ngã tư đường. In light of an inevitable downsizing, the Jones and Associates Law Firm is at the crossroads.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Ngô Nhân Dụng: Đường Tơ Lụa đi về đâu?


Ông Tập Cận Bình có thể ghi một bàn thắng trong cuộc đấu trí với ông Donald Trump. Nhưng bàn thắng này chỉ có tính cách tượng trưng; không mang một giá trị thực tế nào. Trong khi đó, kế hoạch Đường Tơ Lụa trên Biển, giấc mộng lớn của ông chưa biết sẽ trôi tới đâu! Mà đó mới là chuyện thiết thực, quyết định tương lai kinh tế Trung Quốc, trong thế kỷ 21.
Tổng thống Donald Trump có vẻ nhượng bộ ông Tập Cận Bình khi tuyên bố tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa.” Nhưng ông Trump không nêu ra một nhượng bộ về chính sách nào mà chỉ quay trở lại với chủ trương của bốn, năm vị tổng thống Mỹ đời trước, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, suốt 40 năm qua. Tuyên bố tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa” chỉ giúp Bắc Kinh giữ thể diện, nhưng không thay đổi gì khi hai nước bàn các vấn đề kinh tế, thương mại, mà chắc chắn chính quyền Mỹ sẽ cứng rắn hơn.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đất Nước Nhìn Từ Quán Nhậu Ba O Hà Tĩnh



blank
Sao các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước 
không về Hà Tĩnh mà nghe dân chửi?
Cuối cùng, Miến Điện cũng đã mở cửa với thế giới bên ngoài. Họ hơi bị chậm nên thực đơn trong hàng quán ở đất nước này – phần lớn – vẫn chỉ cứ in những dòng chữ Miến (ngoằn nghoèo, bí hiểm) và tuyệt nhiên không hề có hình ảnh gì minh hoạ đi kèm ráo trọi.

Thực khách, bởi thế, thường rất cô đơn (và vô cùng hồi hộp) khi phải đối diện với những lựa chọn khó khăn. Gọi lầm thức ăn là chuyện tự nhiên, và cũng thường xuyên, y như ... cơm bữa.

Dĩ thực vi tiên

Và (chắc) vì vậy nên sân bay Mandalay và Yangon trông đìu hiu thấy rõ, so với sự tấp nập và ồn ào của phi trường Don Mueang hay Suvarnabhumi của Thái.

Tô Thùy Yên: Huế Oan


Nửa khuya, vua trẻ rời kinh khuyết,
Từ đó, thâm cung lạnh lửa đèn...
Trường thành nhiều chỗ đã sụt lở,
Thương em còn thơm hồn nhãn sen.
Mấy bận, sóng thần lấp cửa phá,
Đêm giông, mẹ nhắc chuyện năm Thìn.
Bạn về quê bạn, đường xa ngái,
Trong nớ, ngoài ni, nhớ chẳng yên.
Tóc mai rụng đã bao nhiêu sợi,
Mãi chẳng nguôi thầm một lỡ duyên.
Sông chậm lặng trôi đời ẩn nhẹm,
E tản đi hương bóng chập chờn.
Nắng mưa đâu chẳng là mưa nắng,
Sao nắng mưa này da diết hơn ?
Một buổi, mây qua tầng tháp cổ,
Trăm năm, em khóc lẽ vô thường.
Mùa nhãn, mùa sen chừng đã quá,
Lâu rồi, công chúa chưa về thăm.
Khói sương trúc đá nỗi vương vất,
Nhang thắp, nghe đời chạng vạng thêm.
Đèo cao, phá rộng, sông trăm nhánh...
Chuyển bước làm sao khỏi động tâm ?
Chim kêu, ghềnh khóc, sóng tan dạ...
Người lỡ thời đi tới xứ mô ?
Một mai, chắc mỗi điều duy nhất :
Rêu mốc mờ thêm những đã mờ.
10 - 1999



Nguyên tác: Anne-Cath. Vestly/Bản Việt ngữ: Dương Kim: Barnetime For De Voksne Chương Trình Trẻ Em Dành Cho Người Lớn


Nữ văn sĩ Anne-Cath. Vestly sanh ngày 15”2”1929 ở Rena, Na Uy. Mất ngày 15”12”2008.Thân phụ bà tên là Mentz Schulerud, thân mẫu bà là Aagot.Năm bà lên bốn tuổi, gia đình chuyển tới Rudshøgda ở Hedemarken, được ba năm, dọn đi Jessheim.Mấy năm sau, lại dọn tới Lillehammar, nơi đây ở lâu nhất từ trước tới giờ.Rời nhà tới Lillehammar được một năm thì thân phụ bà mất.Khi học xong tú tài, bà về ở hẳn Oslo.
Vì thời thơ ấu dọn nhà nhiều lần, bà trở nên một cô bé rụt rè, nhút nhát.Lúc chín tuổi, lần đầu tiên bà được lên sân khấu đóng kịch, từ đó sự rụt rè, nhút nhát đều tan biến.Lớn lên, bà thường chơi dương cầm. Thân mẫu bà cũng mong con gái mình trở nên một tay dương cầm. Nhưng bà lại muốn trở thành một kịch sĩ.Bà không nói cho ai biết điều này vì mắc cỡ.Thay vào đó, bà bắt đầu viết những mẩu truyện nhỏ, sau trở thành những màn kịch hay, dưới thời chiến. Từ đấy bà viết truyện nhi đồng cho đài phát thanh.
Ngày nay, bà là một trong những nhà văn được ưa chuộng nhất về loại sách nhi đồng. Cuốn “Ole Alek” sander Filibom”bom”bom» là cuốn sách đầu tay của bà xuất bản năm 1953, nội dung cho thấy bà rất thấu hiểu về tâm tính trẻ em.

Võ Phiến: EM ĐÂY


Nhà văn Trà Sơn, buổi sáng, đi bộ hai
block, bỏ ra một đồng quarter mua tờ báo, mở ra soạn lấy những phần thể thao, quảng cáo v.v... vất vào thùng rác gần đấy, rồi cầm báo về. Giữa đường, chợt có ai khều nhẹ. Ông thầm hỏi:
- Ai?
- Em.
a, “em”? Em nào vậy cà? Ông nghĩ ngợi:
Ai vậy?
Có tiếng cười trong trẻo:
“Nắng vàng trên ngọn lá
Hồn ta mênh mông xanh”...
Ông Trà Sơn đỏ mặt. Ông nhớ. Em ấy, ông nhớ rồi. Nhà văn Trà Sơn thật ra làm thơ nhiều hơn viết văn. Thứ năm tuần trước, cũng buổi sáng, chính chỗ ngả tư này ông đã nảy ra một tứ thơ, ông phác sơ qua vài câu rồi về nhà, mãi xem báo, ông tạm bỏ đấy... Bây giờ ông ngượng như một k thất hẹn:
Thư thả nào!

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Lê Mạnh Hùng: Bức tường Mỹ-Mexico gợi lại ký ức đau buồn của bức tường Berlin


Có lẽ chưa nơi nào mà việc ông Trump muốn xây một bức tường với Mexico gợi cho người ta những ký ức không vui nhiều bằng tại Berlin. Những ký ức đó đã là động lực dẫn đến việc tuần trước hàng ngàn người dân Berlin tụ tập dưới trời lạnh băng giá tại Khải Hoàn Môn khổng lồ Brandenburg Gate, nơi mà bức tường Berlin được dựng trước đây, để phản đối dự án xây bức tường dọc theo biên giới với Mexico của ông Trump cũng như là quyết định nay bị tòa án tạm hoãn thi hành cấm công dân thuộc bảy nước đa số là Hồi Giáo nhập cảnh vào nước Mỹ.
“Chúng tôi đã có một bức tường tại đây, chia Berlin ra làm đôi. Chúng tôi biết những bức tường nó chia rẽ người ta đến mức nào,” một người biểu tình nói với phóng viên tờ Christian Science Monitor trong lúc đám biểu tình vừa đi vừa ca trên đường tiến tới tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.
Dựa trên kinh nghiệm lịch sử của mình với bức tường đã nằm sừng sững trong suốt 28 năm tại Berlin, nhiều người Ðức thấy những lời nói của ông Trump về một bức tường như vậy thật là khó chịu. Ðứng trước một phong trào dân túy cực hữu đang gia tăng tại Ðức và nhiều nơi khác ở Châu Âu cũng như là những hàng rào tương tự được dựng lên tại nhiều nơi để ngăn chặn làn sóng di dân, họ cảm thấy chúng biểu tượng cho một sự đóng cửa tổng quát đối với những văn hóa và tư tưởng mới.

Hà Sĩ Phu: Nhớ ngày 17 tháng 2, chưa làm được gì thì hãy nhắc nhở nhau!

Trưa hôm nay, ngày 15 tháng 2-2017, một số bạn bè rủ nhau đến thăm tôi, phần vì tôi mới dọn sang chỗ ở mới, phần vì biết tin sức khỏe của tôi bỗng sa sút nhiều. Chuyện trò được một lúc, anh Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt đột nhiên trầm giọng xuống: “Hai ngày nữa, các anh nhớ là ngày gì không?”. Chúng tôi nhìn lên tờ lịch. Ừ quên sao được, hai hôm nữa là 17 tháng 2, kỷ niệm ngày mở đầu cuộc chiến biên giới đau thương và uất hận, Trung Cộng quyết “dạy ta một bài học” bằng cách băm chặt và thiêu cháy hàng trăm hàng ngàn dân và bộ đội ta ra tro, lấp vùi xuống hố, tiến sâu vào nội địa ta, uy hiếp trái tim Tổ quốc ta, khiến những người mê mẩn tình hữu nghị Cộng sản Việt Trung bậc nhất cũng phút chốc bừng tỉnh để nhận ra gương mặt gớm ghiếc của “kẻ thù truyền kiếp”, thâm độc, nấp sau lưng những ào ảnh lừa mị mà đầu lĩnh hai bên đã dày công xây đắp để cho ta ngu dại tôn thờ.

Bài học đâu chỉ có thế? Bài học ấy còn có nghĩa là: Việt Nam là đứa con hoang, khôn hồn thì mau trở về với mẹ Bắc Kinh; chẳng những biên giới mà khắp giải chữ S và các hải đảo sẽ được nước mẹ dần dần thu phục bằng một quy trình tổng hợp với vô vàn phương thức vừa tinh vi vừa trắng trợn.

Bùi Văn Phú: Ai bạo động ở Đại học Berkeley

Tối thứ Tư 1/2/2017 bạo động đã xảy tại Đại học Berkeley. Sự kiện này đã được truyền thông mau chóng đưa tin trên toàn nước Mỹ.

Cờ quạt và biểu tượng trong đoàn biểu tình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Hơn nửa thế kỷ trước phong trào tự do phát biểu chính kiến đã ra đời từ sân trường này, nay xảy ra bạo động vì một diễn giả được mời đến nói chuyện là người có quan điểm khác với nhiều giáo sư và sinh viên của trường. Sproul Plaza thường xuyên có biểu tình từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng đốt phá để phản đối là điều đi ngược lại truyền thống sinh hoạt của sinh viên Berkeley.

Ai đã gây ra bạo động vào tối hôm Milo Yiannopoulos dự định diễn thuyết tại đây?

Milo Yiannopoulos là biên tập viên của trang báo mạng cực kỳ bảo thủ Breitbart. Một trong những người sáng lập và từng điều hành báo này là Steve Bannon, hiện là một nhà chiến lược cao cấp của Tổng thống Donald Trump. Ông Bannon được cho là tác giả của sắc luật về tị nạn và di dân vừa được Tổng thống Trump ban hành và đã gây ra những cuộc xuống đường phản đối.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chuyện Đoàn Huy Chương & Lê Trí Tuệ

Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động.
Cuối thế kỷ trước, có lần, tôi nghe ông Hà Sĩ Phu cằn nhằn: Ý thức xã hội rất thấp, trước một khó khăn chung thì phản xạ ứng xử là tìm lối nhỏ để thích nghi riêng. Lâu ngày nhược điểm ấy phát triển thành thói vị kỷ, vô cảm và trơ trơ trước nỗi đau chung.”
 
Nói như thế, về “nhược điểm” của đồng bào mình, nghe (e) hơi nặng. Dù thế, dường như, có người vẫn chưa đã miệng nên – qua đầu thế kỷ này – một nhân sĩ khác, Ông Lái Gió lại (“bong”) thêm câu nữa, nặng hơn thấy rõ:” “Chúng ta sống như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu. Số phận đổ lên đầu gia đình nào, gia đình đó chịu. Chưa phải gia đình mình, mà có phải gia đình mình thì chúng ta tự nhủ là nhiều nhà khác còn bị như vậy.