Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017
Bùi Tín: Món nợ Hòa hợp Hòa giải
Các thành viên tham gia buổi gặp mặt cựu
binh
và thân nhân Hoàng Sa - Gạc Ma, ngày 9/1/2017.
(Nguồn: Facebook Truong Huy
San)
Tối 9/1/2017 vừa qua, tại
Dinh Độc Lập (nay gọi là Hội trường Thống Nhất), Sài Gòn, đã diễn ra cuộc
"Họp mặt cán binh và thân nhân Hoàng Sa, Gạc Ma" nhân kỷ niệm 3 năm
hoạt động của tổ chức xã hội dân sự tự do "Nhịp cầu Hoàng Sa".
"Nhịp cầu Hoàng
Sa" là một tổ chức tự phát của nhân dân được khởi xướng từ tháng 1 năm
2013, có mục đích biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của các quân nhân 2
miền, của Quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng như của Quân đội Nhân dân Việt Nam từng
chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ở Hoàng Sa cũng như ở Trường Sa và
vùng biên giới phía Bắc, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, điều mà chính
quyền cộng sản cố tình "quên lãng" do theo chỉ thị của bọn trùm bành
trướng ở Bắc Kinh. "Nhịp cầu Hoàng Sa" là sáng kiến của một số thanh
niên yêu nước, nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, trí thức, nhà kinh
doanh, nhà giáo, sinh viên của hai miền Nam Bắc cùng đồng lòng chung sức lập
nên, ngoài việc biểu dương tinh thần, tổ chức kỷ niệm, còn chủ trương nhiều
hành động cụ thể để biểu lộ sâu sắc tinh thần Hòa giải và Hòa hợp dân tộc. Đó
là tìm hiểu cụ thể và sâu sắc các cuộc chiến đấu chống bành trướng, bảo vệ quê
hương, lập danh sách đầy đủ để xây mộ, lập bia kỷ niệm, ghi công các chiến sỹ
tham gia các trận hải chiến, danh sách các tử sỹ, thương binh và các gia đình của
các chiến sỹ đó. Ngoài việc thăm hỏi thân tình các gia đình này, "Nhịp cầu
Hòang Sa" còn chủ trương giúp đỡ các gia đình thiếu thốn, nhà ở chật chội,
con cái không được học hành đầy đủ, trợ giúp vợ con các liệt sỹ về mọi mặt. Các
sự trợ giúp ấy đã thực hiện suốt 3 năm nay, ngày càng chu đáo và phong phú.
Tuấn Khanh: Ly Rượu Mừng giữa cuộc bể dâu
Hình bìa nhạc
phẩm Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương in trước 1975.
Mùng một Tết
Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh
thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên.
Rót đầy mơ ước tự do
Giai điệu
như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len
vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ.
Ly Rượu Mừng
lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao
thế hệ.
Bài hát như
nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết
mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.
“Nhấc cao
ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”
G.Đ./Người Việt: Tại sao không thể mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất?
Một chiếc
máy bay của Vietnam Airlines cất cánh
tại phi trường Tân Sơn Nhất.
(Hình minh họa:
Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Phi trường
Tân Sơn Nhất sẽ không bị nghẽn cả trên trời lẫn dưới đất nếu cách nay vài năm
chính quyền Việt Nam không vứt bỏ những khuyến nghị của các chuyên gia.
Báo chí Việt
Nam vừa điểm lại hàng loạt sự kiện, khuyến cáo liên quan đến việc từ chối mở rộng
phi trường lớn nhất Việt Nam mà giờ cả ra lẫn vào, bay lên hoặc đáp xuống đều
nan giải.
Hàng loạt
viên chức Việt Nam đã dựa trên yếu tố lượng khách đến và đi từ phi trường Tân
Sơn Nhất càng ngày càng tăng để ủng hộ chủ trương, không làm gì thêm với phi
trường Tân Sơn Nhất mà “tập trung các nguồn lực” để xây dựng một phi trường quốc
tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với chi phí dự trù lúc đầu là $18.7 tỷ,
sau đó, do bị chỉ trích kịch liệt, chi phí giảm xuống còn $15. 8 tỷ.
Những viên
chức này lập luận rằng sở dĩ cần loại bỏ ý tưởng mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất,
xây dựng mới một phi trường quốc tế ở Long Thành là vì Tân Sơn Nhất đã hết đất
và nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn nên hết sức bất tiện.
Ngọc Lan/Người Việt: Hoàng Lê Giang, người Việt đầu tiên được chọn thám hiểm Bắc Cực
Hoàng Lê
Giang tại Ấn Độ (Hình: Hoàng Lê Giang cung cấp)
Thám hiểm Bắc
Cực không phải là điều mới mẻ với nhiều người trên thế giới. Nhưng câu chuyện một
chàng trai Việt Nam vượt qua hơn 4,000 người ghi danh trong nhóm “Other
countries,” để trở thành người Đông Nam Á đầu tiên được cộng đồng Facebook bình
chọn tham gia hành trình tìm hiểu Bắc Cực hoàn toàn miễn phí thật sự thú vị với
nhiều người.
Chàng trai
đó là Hoàng Lê Giang, tròn 29 tuổi vào ngày 26 Tháng Giêng vừa qua, từng tốt
nghiệp ngành Quản Trị Kinh Doanh ở Thụy Điển bằng học bổng toàn phần, hiện làm
nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên về ‘online marketing,’ đồng thời có
một công ty riêng chuyên điều hành quản lý quán cà phê và nhà hàng cho những
người có nhu cầu.
RFI: Chuyên gia Mỹ: Washington cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông
Ảnh minh họa : Máy bay thuộc hai phi đoàn
Carrier Air Wing 5
và Carrier Air Wing 9 cùng tàu sân bay USS John C. Stennis
tập
trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016.
REUTERS/Courtesy Steve
Smith/U.S. Navy
Trong một bài viết ngày
27/01/2017 mang tựa đề rất khô khan: Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho
tân chính quyền (Mỹ) - South China Sea Guidelines for the New Administration –
trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu
Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên
gia Mỹ về Biển Đông vừa nhất trí chuyển đến chính quyền Donald Trump để đề nghị
thực hiện.
Đối với hai chuyên gia
Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc
Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi
mà Mỹ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi quyết đoán của Trung
Quốc. Các lợi ích lâu dài của Mỹ - từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn
trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng
con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017
Đào Như: NGÀY XUÂN NHỚ VĂN CAO
Văn Cao- ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ ( ảnh: NAG Lê Quang Châu)
Vào một sớm mai thức sớm, ông già ngâm nga câu hát: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về-Mùa bình
thường mùa vui nay đã về…”. Nhìn
qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông già nói một
mình: Mới đó mà đã gần 40 năm! Mùa xuân trong suốt gần 40 năm ấy đã lặng lẽ qua
khung cửa này. Tại thành phố Chicago này, gần 40 cái Tết đã đi qua cõi lòng ông.
Dù ở xa quê hương ngàn vạn dậm, hơn nửa vòng trái đất, mỗi khi Tết về, ông lại
tha thiết nhớ quê hương, nhớ đến bài hát:
“Mùa Xuân Đầu Tiên” của Văn Cao. Ông nhớ đến Tết Bính Thìn 1976, chính ông đã
chọn bài hát này cho tốp ca Đoàn Thanh niên khoa Ngoại của Bịnh viện Đa khoa Hậu
Giang hát để chào mừng Cách mạng. Rồi ông lại tiếp tục ngâm nga một mình: “…Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên/ Với
khói bay trên sông/ Gà đang gáy trưa bên sông/…Niềm vui phút giây như đang long
lanh/...”
Nguyễn Văn Thà: Giòng Sầu Lả Xuống Bờ Vai*
Le bonheur est
la plus grande des conquêtes,
celle qu'on fait contre
le destin qui nous est imposé:
Hạnh phúc là cuộc chinh phục
lớn
nhất trong các cuộc chinh phục,
là điều người ta làm nhằm
chống lại định mệnh đã áp đặt lên chúng ta.
L'héroïsme est peu de chose, le bonheur est
plus difficile:
Làm anh hùng chỉ là chuyện nhỏ, có hạnh phúc
mới là chuyện khó nhất.
-Albert Camus
Sáng mồng một tết, các con đứa đến trường, đứa
đi nhà trẻ, hai vợ chồng mới thực sự được ăn tết, có thì giờ đủ dài, có không
gian yên ắng để hít vào lòng cái quê hương yêu mến xa xưa xuân về, và cười nụ
cười hạnh phúc về một thủa sum vầy. Lòng ấm dần và tuyết cũng ấm dần. Phòng
khách lâu nay thanh nhã với những bức tranh trừu tượng đơn nét tây phương nhàn
nhạt, nay có bạn phương đông đỏ chói đến chơi: Xuân
phong, đắc ý, tài nguyên quảng// Hoà khí, trí tường, gia nghiệp hưng. Ngày
xuân nâng chén ta chúc nơi nơi rộn ràng của ban hợp ca Thăng Long chen với Trái
tim anh chỉ đập cho em/ Ngày mai có đáng gì khi một thế giới mới lát nữa sẽ tái
sinh/ Con đường xuân hoa thêu, sao dệt –
Ella Enlich thì thầm tiếp:
- Küss mich, halt mich, lieb mich!: Hôn
em, ôm em, yêu em!
- Chỉ có động từ ”küss” của
tiếng Đức là diễn tả được cái êm dịu, sung sướng tuyệt đỉnh nụ hôn. – Nhung thì
thầm và nép gần hơn vào chồng mình.
- Ừ, nghe như muốn hút cả thể xác lẫn linh
hồn người mình hôn…
Trần Vũ thực hiện Phỏng vấn Tết Đinh Dậu 2017: Trịnh Y Thư, nét linh diệu của sự bất toàn
Sinh 1952 tại Hà Nội, theo gia đình di cư vào Nam rồi du học Hoa Kỳ 1970, Trịnh Y Thư từng giữ chức chủ biên tạp chí Văn Học thời kỳ sau Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong tại California. Còn là một nhà thơ, một người viết truyện ngắn, Trịnh Y Thư được công chúng biết đến nhiều với các dịch phẩm Đời Nhẹ Khôn Kham của Milan Kundera, Căn Phòng Riêng của Virginia Woolf và gần đây nhất Jane Eyre của Charlotte Brontë. Thuộc thế hệ tiếp nối thế hệ dịch giả Phùng Thăng, Phùng Khánh, Vũ Kim Thư, Trần Thiện Đạo, Trần Phong Giao, Võ Lang… từng vun bồi tiểu thuyết dịch miền Nam, Trịnh Y Thư xem công việc dịch là một thao tác nhằm tái tạo “thần” của tác phẩm trong một tính thể khác. Sáng tác đã xuất bản: Người đàn bà khác, 2010; Chỉ là đồ chơi, 2012.
Trần Vũ: Là một dịch giả được xem cẩn trọng
trong dịch thuật, quan niệm cùng phương pháp dịch thuật của Trịnh Y Thư ra sao?
Anh dịch sát, dịch tương đương, dịch thoát hay Việt hóa tối đa ngữ pháp? Đối với
anh, dịch có còn là “phản”? Anh làm cách nào để tái tạo văn phong riêng biệt của từng tác giả? Khi
một nhà văn có bút pháp chuyên biệt dùng liên tiếp 5 động từ xếp cạnh nhau với
10 tĩnh từ trong cùng một câu văn, anh có tôn trọng bút pháp ấy? Người đọc sẽ
tìm thấy 5 động từ tiếng Việt với 10 tĩnh từ Việt ngữ trong câu văn dịch hay sẽ mất mát “rụng rơi” dọc đường?
Khi tác giả viết 3 chữ rồi phẩy, 5 chữ rồi chấm, bản dịch của Trịnh Y Thư có giữ
nguyên? Hay cấu trúc
câu sẽ hoàn toàn khác? Dịch thoát giúp văn bản gần với tiếng Việt nhưng cùng
lúc độc giả không còn hình dung ra cách tác giả hành văn thật sự. Ý kiến của
anh?
GSTS ĐÀM TRUNG PHÁP: NHỮNG THÀNH NGỮ CẦN HIỂU RÕ Ý NGHĨA TRONG TIẾNG ANH (KỲ 2: 30 thành ngữ)
all along: ngay từ đầu đến cuối. Tom’s co-workers have known that he was
innocent of the theft all along. Yet, he is still in police custody.
all but: gần như, cứ coi như. What a relief, we have all but
completed our lengthy class project on language learning! [all but = almost = practically].
all ears: lắng tai nghe. Hey Jack, please tell us why Lisa and Bob were at each other’s throats in the supervisor’s
office yesterday. We are all ears. [at each other’s throats = arguing
angrily = như muốn bóp cổ, chặn họng nhau].
all eyes: nhìn chằm chằm. When the drop-dead gorgeous
actress appeared on the stage, the audience was all eyes. [Nhóm chữ “drop-dead gorgeous” có nghĩa là “lộng
lẫy đến nỗi người nhìn
thấy sẽ phải chết lăn quay!” Nhóm
chữ này thuộc loại ngôn từ thậm xưng (hyperbole)].
all in all: trong mọi phương diện. Our parents’ trip to Hawaii last summer was
just perfect, all in all. We were
so happy for them.
Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017
Ngô Nhân Dụng: Ta về cho kịp độ xuân sang
Mười hai năm trước,
nhà văn Doãn Quốc Sỹ gửi cho nhật báo Người Việt tấm thiệp viết: “Nhân dịp đầu
Xuân Ất Dậu, xin gửi tới quý văn hữu cùng quý quyến lời chúc thân tâm an lạc, vạn
sự cát tường! Thân quý.” Cùng với lời chúc Tết, Doãn Quốc Sỹ còn kể ông mới “du
ngoạn công viên Grand Canyon bên tiểu bang Arizona. Xe dừng trên chiều cao xa lộ,
nhìn xuống toàn cảnh Grand Canyon, rồi nhìn xuống ngọn nguồn con sông Colorado
nhất định xuyên thẳng hai bên vách núi chứ không chịu chảy quanh vòng vo - thật
tuyệt vời.”
Doãn Quốc Sỹ, tác
giả “Chiếc chiếu hoa cạp điều” được
giáo dục theo truyền thống dân tộc, cho nên nhìn dòng sông Colorado dưới thung
lũng Grand Canyon ông lại thấy đó như một biểu tượng cho thái độ chính trực,
không sợ hãi, không khuất phục, không luồn cúi và không sa ngã. Trong truyện ngắn
Chiếc chiếu hoa cạp điều ông kể chuyện
một phụ nữ Việt Nam suốt đời ân hận chỉ vì đã có lúc làm một việc trái đạo đức,
dù một việc rất nhỏ, bà phạm lỗi vì chỉ lo cho gia đình nheo nhóc trong lúc
đang “chạy loạn.” Chính Doãn Quốc Sỹ đã thể hiện lối sống đại trượng phu trong
cuộc đời mình, cho con cháu chúng ta, ở trong nước Việt Nam và ở bên ngoài. Một
ngày nào đó, có những bà mẹ Việt Nam sẽ kể cho con nhỏ nghe: Ngày xưa có ông
Doãn Quốc Sỹ, sinh vào thời loạn lạc nhiễu nhương ..., ông kể chuyện “Con Mèo
Mà Chèo Cây Cau” như thế này …
PHẠM XUÂN HY: KÊ KÊ KÊ DẬU
Nhân có
người bạn già vong niên đến chơi thăm tôi, ngày trời tháng bụt, lại lún phún
mưa rầm, ngồi trong nhà rỉ rả nói truyện phiếm dông dài, gió trăng mây nước,
lan man những truyện cà kê dê ngỗng. Con
hổ giấy. Con hổ thật. Con chồn con cáo. Con chuột con gà. Lại biết tôi có một
dúm chữ nho, anh bèn lấy bút viết ra mấy chữ dưới đây:
雞 鷄 鸡 酉
KÊ KÊ KÊ DẬU
Bảo tôi
cắt nghĩa và cho biết những sự tích liên quan đến gà. Bị hỏi đột ngột, bất ngờ,
nhất thời tôi tỏ ra lúng túng, đỏ mặt, không biết trả lời bạn tôi ra sao. Vả,
biển học mênh mông, chữ nghĩa chập chùng, cái vốn chữ nho của tôi cũng chỉ có
giới hạn, nên không dám nói sằng nói bậy. Tôi đành khất nợ với bạn. Xin cho tôi
đựợc phép mở sách ra đọc, và trả lời bạn sau.
*SONGTHAO: XUÂN
Xuân là chuyện của trời đất nhưng cũng là chuyện của con người. Trời phải hơn người nên năm nào trời cũng vào xuân, trời quang, mây trắng, hoa muôn sắc. Người thì chỉ có một mùa xuân. Xuân đi là đi một đường thẳng không hẹn ngày quay lại. Vậy nên cụ Nguyễn Công Trứ mới xúi chơi xuân kẻo hết xuân đi / cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Cụ Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu, phụ họa theo bậc tiền bối, xúi bạo hơn nữa:
Người
ta sống đủ trăm năm thời có trăm lần xuân
Nhưng
xuân thời xuân, nhưng người không xuân
Vì
thế cho nên
Chị em ơi, người
ta bảo rằng:
“Chơi xuân kẻo hết xuân đi”
“Chơi xuân kẻo hết xuân đi”
Nhời
nói ấy ý nhị lắm.
Nhà thơ khét tiếng
vì “đức tính” hưởng thụ cuộc sống dễ chi mà dừng xúi người ta được. Ý nhị như
thế nào? Cụ Tản Đà xúi tiếp:
Mỗi
năm một tuổi
Như
đuổi xuân đi
Măng
mọc có lứa
Đôi
ta có thì
Chơi
đi thôi!
Chơi
mau đi thôi!
Cho
trống thủng
Cho
chiêng long
Cho
cờ quấn ngược
Kẻo
cái già xồng xộc nó thì theo sau.
TRẦN TỪ MAI: Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ
BÀI
THƠ QUAN TRỌNG, ĐANG BỊ PHỔ BIẾN VỚI NHIỀU SAI LẦM
Trước
đây ít hôm, người viết những dòng này nhận được một điện thư từ một người bạn ở
Bắc California:
“Nhân Tết sắp đến, tôi tìm trên Net
xem có bài thơ xuân nào hay và có ý nghĩa. Gặp bài thơ sau đây, thấy nói là của
thi sĩ Đông Hồ. Tuy đề bài là “Mùa xuân Mậu Tuất 1958” nhưng lời thơ không có vẻ
là thơ xuân. Có những câu tối nghĩa, không biết
tác giả muốn nói gì. Có một chữ sai chính
tả, tôi thử đoán nhưng không chắc đoán đúng. Nhờ anh giải thích hộ.” Kèm theo điện thư là bài thơ:
Mùa xuân Mậu Tuất 1958
Tóc đen mắt nhánh mực nhung
huyền
Mặt trắng lòng thơm giấy phấm tiên
Phận mỏng chẳng vương theo cánh gió
Nghĩa dòng khảo kết chặt tơ duyên
Soi nhờ ánh tuyết nền thành lạnh
Giấu kín doanh sơn nếp thánh hiền
Điệp tháng bốn phương mùa náo nức
Lần thơ xuân hóa bóng thuyền quyên.
Đông Hồ
Ở cuối điện thư, ông
bạn viết thêm: “Xin anh đặc biệt cắt
nghĩa hộ những chữ: ‘giấy phấm tiên,’ ‘nghĩa dòng khảo kết,’ ‘doanh sơn,’ ‘điệp
tháng bốn phương,’… và cả câu chót.”
TRẦN VĂN NAM: TRƯỜNG CA KHI Ở TRÊN TẦNG BÌNH LƯU
Khi sàn tàu không còn chút rung chuyển
Chuyến bay đã ở trên tầng bình-lưu
Phía dưới là những lớp mây và biển
Hành khách vơi dần mối ưu tư
Chiêu-đãi-viên đến từng hàng ghế
Bữa ăn cho từng người được dọn ra
Thắt lưng an toàn không cần khóa lại
Bây giờ ta lướt trên bao la
Trần Mộng Tú: Mang Tết tới trường
Bà ngoại mặc một chiếc
áo khoác bằng nhung đen, có thêu cành đào làng Nhật Tân, (bà cứ đinh ninh đó là
đào Nhật Tân) bà đã mua chiếc áo này ở Hà Nội, trong một lần về thăm quê cả
mười sáu năm trước. Bà nhớ dịp đó vào cuối năm, gió mùa đông bắc đang thổi vào
thành phố, bà được vợ chồng cậu em sống ở Hà Nội, cho đi phố xem người Hà Nội
sửa soạn đón Tết. Chiếc áo này may như loại áo
Trấn Thủ ngày
trước, bên trong có lót một lớp bông mỏng, rất ấm.
Mặc chiếc áo vào, lòng
bà mang mang nhớ lại cái ngày đi lang thang với hai em ở quê nhà. Bà nhớ cái
cảm giác đặt chân lên những viên gạch cũ, len lỏi đi giữa những quang gánh,
những quầy hàng xếp kín hai bên phố, người đi đông đúc như chen nhau ngược,
xuôi cả hai chiều. Tiếng gọi nhau, tiếng mua bán, tiếng còi xe, dội vào tâm bà
những cảm xúc vui, buồn. Những cảm xúc của một người xa xứ lâu năm trở lại nhà,
làm bà thỉnh thoảng ứa nước mắt. Bà tự trấn an mình Gió mùa đông bắc đấy mà.
Cô con gái hỏi:
Mẹ sẵn sàng chưa? Lôi bà về hiện tại.
Bà xem lại những thứ
mình cần mang theo: Một bức tranh hình con gà trống, sáng nay bà mới in ra từ
máy vi tính rồi ngồi hí hoáy tô màu xanh, màu đỏ vào bộ lông gà, xong còn ký
một chữ “Bà” vào góc bức tranh nữa.
Cô giáo sẽ ghim bức
tranh lên một tấm bảng trong lớp, kèm theo một cái phong bao đỏ lì-xì cho các
em ngắm nghía.
Bà mang thêm một cuốn
sách truyện Tết bằng tranh cho nhi đồng. Một cái túi đựng những phong bao đỏ
tiền mừng tuổi. Mỗi túi bà cho vào 2 đồng kẽm 50 xu, mới tinh. Con gái bà mang
theo một túi bánh “Vận May” (Fortune Cookies)
Bà đã sẵn sàng theo
con gái tới trường Mầm Non của cô cháu ngoại lên bốn. Bà tới đó kể chuyện Năm
Mới của người Việt cho cô giáo và các học trò tí hon nghe.
Bà ngồi xuống sàn lớp,
các em bé ngồi thành vòng cung trước mặt bà. Lớp Mầm Non ở trường Montessori,
mỗi lớp, một cô giáo chỉ có quyền trông tối đa mười em, hơn con số đó sẽ có
thêm một cô giáo phụ.
Bà đọc sách về Tết
Bùi Vĩnh Phúc: NHỮNG ĐÓA HOA PHẤT PHƠ DỊU DÀNG TRONG GIÓ
1.
Anh N. thân,
Đêm hôm qua, tôi mơ được một giấc mơ đẹp.
Tôi mơ thấy mình bé nhỏ lại, chỉ độ 5 hay 6 tuổi.
Trong giấc mơ tôi đi lang thang giữa cánh đồng toàn hoa dại đầy màu sắc. Mỗi một
cơn gió thổi đến lại làm cho cả cánh đồng
hoa chuyển động dập dờn như sóng. Hương phấn hoa bay bay trong gió, thơm một
mùi ngầy ngật làm tôi có cảm giác say say như vừa nhấp một chút rượu vang. Tôi
nằm lăn ra giữa đất trời và hoa cỏ như thế, thấy thân thể mình bềnh bồng như những
cụm mây trắng lơ lửng giữa trời không. Một vài con bướm cánh mỏng như tơ chấp
chới bay từ đám hoa dại này sang đám hoa
dại kia. Mùi khói rơm ở đâu bay đến trộn với mùi phấn hoa làm lâng lâng thần
trí. Và tôi ngủ vùi một giấc giữa trời đất và cỏ hoa thơm tho ấy.
Khi tôi tỉnh dậy, mặt trời đang xuống, để loang
trong khoảng không trước mắt tôi một dòng sông máu thê thiết. Soleil cou coupé.
Thằng bé quá nhỏ trong giấc mơ tôi bỗng nhớ tới một câu thơ của Apollinaire. Mặt trời bị cắt cổ.
Câu thơ rơi về từ một ký ức xưa cũ, nhưng trong giấc mơ, cái ký ức ấy thuộc về
phía tương lai trước mặt của thằng bé. Vậy mà câu thơ vẫn hiện ra. Nhớ đến câu
thơ, thằng bé buồn buồn ngồi dậy nhìn quanh. Những con bướm nhỏ đã bỏ đi thật
xa. Biệt tăm về đâu đó. Những đóa hoa dại đang héo dần. Thằng bé chợt nghĩ đến
mẹ. Nó đứng thẳng dậy, tìm một đám hoa tương đối còn khá tươi, ngắt thành một
chùm nhỏ. Thằng bé ôm bó hoa trước ngực, chạy về nhà.
Khi đến đầu ngõ, nhìn xa xa, nó thấy ngôi nhà mình
đã được sơn sửa lại mới hơn trước. Tường được quét vôi màu ngà. Các cửa sổ được
bọc một màu sơn mới. Nước sơn vẫn còn thoang thoảng một mùi thơm nhẹ. Chạy vào
nhà, thằng bé thấy mọi đồ đạc đều như sang hẳn ra. Bàn ghế, giường tủ đều đã được
lau chùi bóng loáng và như vẫn còn thơm
mùi gỗ. Lần xuống bếp, mẹ nó đang nấu bánh chưng. A, vậy ra là Tết rồi! Thảo
nào mà mọi thứ đều có vẻ được trình bày sạch sẽ và sáng sủa. Thằng bé vừa xấu hổ
vừa sung sướng đưa cho mẹ chùm hoa. Mẹ nó cười, ôm nó vào lòng và vuốt ve mái
tóc đen mượt của nó. Xong, mẹ bảo nó đi lấy cái bình sành xuống đưa cho mẹ. Mẹ
nó súc nước rửa vài lượt rồi cắm chùm hoa của nó trong bình. Thoắt chốc, những
đóa hoa trở nên tươi thắm và xinh đẹp lạ thường. Mẹ nó để bình hoa ở giữa bàn rồi
lại đi vào bếp, coi nồi bánh chưng. Thằng bé chạy vội đi lấy cái ghế gỗ nhỏ, ngồi
kề bên cạnh mẹ. Những tiếng sôi sùng sục trong cái nồi vĩ đại làm nó ngủ đi lúc
nào không biết.
Phạm Xuân Tích: Mừng Xuân Đinh Dậu
Xuân lại về đây, ta với ta
Thời gian thấm thoắt, quê nhà xa
Trăm năm vàng đá ai quên lãng
Chỉ tại lòng người chẳng thiết tha.
Ngoảnh lại năm châu nghe biến đổi
Lặng nhìn đất nước vẫn chầy cối
Tiếng gà gáy sáng nghe gióng giỏi
Loạng choạng hoàng hôn chuồng vẫn tối.
Thôi nâng chén chúc ai tri kỷ
Hòa với đất trời quên sầu bi
Cho dù đất nước mờ sương gió
Thắp đuốc bao người tìm lối đi.
Paris, 2017
Phạm Xuân Tích
Hoàng Xuân Sơn: bề gì nguyên xuân, chương còn ghi chép lại
t h á n g
g i ê n g l ạ n h n h ứ t
trời lạnh như cắt. khóc thút thít
lạnh quá. không cười nổi mạ ơi
ai mang túi đồ qua xứ lạ
quẳng giữa băng sơn một núi lười
mấy ngón cũng không buồn nhúc nhích
ngón đầu ngón kế. ngón anh em
tìm đâu ngón út nằm thua thiệt
ở xó câu lưu. tận nỗi niềm
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017
Phạm Quỳnh: Tâm Lý Ngày Tết
Phạm Quỳnh (viết bằng tiếng Pháp, 1930)
Người dịch: Nguyên Ngọc
Người dịch: Nguyên Ngọc
![]() |
Học giả Phạm Quỳnh |
Vào những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong
một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm.
Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan
ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về
ý nghĩa và rung cảm của mọi người.
Người nước Nam cho cái may mắn được gặp một dịp như vậy
thường kỳ, vào những ngày nhất định, mỗi lần năm mới âm lịch đến. Trong dịp ấy,
tất cả trẻ con Nam Việt, từ đứa giàu nhất đến đứa lạc hậu nhất, cùng đồng cảm
trong niềm trang trọng mơ hồ, vô danh tính, ồn áo, to lớn, độc nhất, gọi là
ngày tết.
Tết cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông
của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng
đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đã phải chịu đựng suốt năm qua, và
sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!
Phạm Đỗ Chí(1): Cuối Năm Thân: Nhìn Về Kinh Tế Việt Nam: ĐẾN LÚC TỈNH NGỦ?
Cuối năm âm lịch, đời sống chính
trị bên Mỹ sôi động với lễ tuyên thệ của TT Trump và cuộc biểu tình chống đối
khổng lồ với 3 triệu người được ước tính tham dự do Phụ Nữ Hoa Kỳ tổ chức và có
rất đông các thành phần dân chúng tham dự.
Hàng ngày lướt Internet thấy
không khí rộn rịp không kém ở Việt Nam cho tuần lễ cuối năm, nhưng là để chờ...
ăn Tết! Tin mới duy nhất là thành phần lãnh đạo của chính phủ sang dự Hội nghị Davos
ở Thụy Sĩ, tổ chức hàng năm vào dịp mùa đông lạnh lẽo này với sự tham dự của
nhiều lãnh tụ quốc gia và doanh nhân cấp CEO cũng như một số khoa bảng nổi
tiếng. Tuy không có cơ cấu chính thức nhưng tổ chức này được coi là dịp móc nối
ở cấp cao, bàn về các vấn đề kinh tế lớn của thế giới, cũng như là dịp cho một
số quốc gia "tự quảng cáo" về mình cho vấn đề phát triển và tìm đầu
tư quốc tế. Đây có lẽ là trường hợp của Việt Nam tham dự lần này ở cấp Thủ
Tướng và có chương trình được chuẩn bị chu đáo, với tin tức là do sáng kiến Bộ
Ngoại giao. Theo tuyên bố chính thức, Việt Nam đã "tìm được sự hỗ trợ cho
phát triển bền vững".
Đây là chi tiết lạ nhưng không
đáng ngạc nhiên khi theo dõi các tin tức từ bên nhà vào các hội nghị trong nước
cuối năm, với những nguy cơ của một thế Vỡ Trận Tài Chính. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã chính thức cảnh cáo Hội nghị Tài chính toàn quốc về nguy cơ Nợ
công đã vượt xa mức giới hạn là 65% của GDP, từ lâu đã không được giới hữu
trách xác nhận để giữ "màu hồng" cho nền kinh tế và tiếp tục thu hút
đầu tư ngoại quốc FDI. Sự cảnh cáo chính thức này phản ảnh trung thực mối nguy
của nền kinh tế cuối năm, và có lẽ là động cơ khiến ông không có mặt ở nhà vào
dịp tiễn ông Táo, mà thay ông Táo bay sang Thụy Sĩ gặp các "thượng
hoàng" của kinh tế thế giới để "kết thân" và chờ lúc "cầu
cứu" nếu cần?
Đâu là bối cảnh của những mối lo
về kinh tế cuối năm 2016 và sự sụp đổ có thể tới năm 2017 về ngân sách quốc gia
nói riêng và nền tài chính nói chung?
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Cách Mạng Lên Đồng
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông...
Đồng giỏi, sao đồng không giúp nước
Hay là đồng sợ súng thần công?
Hay là đồng sợ súng thần công?
Tôi vừa nhìn thấy qua F.B hình Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam cao ngất ngưởng, ở giữa lòng Hà Nội.

Ảnh: Ngô Nhật Đăng
Bức ảnh khiến tôi nhớ đến một đoạn văn mô tả cảnh “bắt đồng” trong hồi ký (Chiều Chiều) của Tô Hoài.
Chúng tôi xộc lên gác. Cái gác lửng cạnh sân thượng, trong phòng mù mịt khói hương. Góc trong, người cung văn già, áo đại cán, chòm râu lưa thưa, quần vải nhuộm cậy, cây đàn với người nghiêng ngả ê a bên một bà, tôi đã nhận ra mụ Na béo phục phịch. Mụ Na kéo trên đầu xuống một vuông nhiễu điều, miệng nhai trầu, mặt đỏ như uống rượu. Xung quanh, mấy bà nạ dòng đương rì rầm khấn vái.
Đỗ Hồng Ngọc: Già sao cho sướng
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái dú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.
Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp
nhăn mới xòe ra trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén
lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan
sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:
“Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già xồng xộc nó thì theo sau!” .
Trần Quán Niệm: Ðem Tâm Tình Viết... Chuyện Gà
Thuở còn sinh thời, cha tôi là một người
nghiêm nghị, mực thước, đúng khuôn mẫu như những người cha vào thế hệ đó, cách
đây cả nửa thế kỷ. Sáng vác ô đi, tối vác ô về, công chức gương mẫu của nhà
nước. Ông chẳng nhúng tay vào việc gì trong nhà, tất cả đã có bàn tay tần tảo
của mẹ tôi. Thú giải trí của ông là uống trà tầu, chơi cờ, chăm sóc cây kiểng.
Anh em chúng tôi sợ ông một phép, vì ông rất dữ đòn, roi mây quất vun vút, mấy
ngày sau mông đít còn sưng vù, chỉ dám ngồi gượng nhẹ. Đó là những lần phạm lỗi
nặng, còn lỗi nhẹ thì nghe giảng moral lòng thòng, nhức óc. Trong bữa cơm, anh
em tôi lỡ đánh rơi vài hột cơm, thấy ông trừng mắt nhìn là biết có chuyện. Sau
bữa cơm, bọn chúng tôi phải lên nhà trên, ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh nghe cha
tôi giảng thuyết, nào là hạt cơm là hạt ngọc trời cho, không được phí phạm, nào
là công lao cầy cấy khó nhọc, một sương hai nắng mới có được hột gạo mà ăn,
chuyện này miên man sang chuyện kia, đến cả thuyết nhân duyên sinh của nhà
Phật, nào là hột lúa mọc thành cây là nhờ các trợ duyên gió, nước, mặt trời, độ
ẩm, lại phải nhờ sức người chăm bón, vun trồng, gặt hái. Mỗi hạt lúa mang đủ
hình ảnh đất nước, trăng sao, tiếng hò câu hát. Trong hạt lúa đã có sẵn cành lá
hoa trái của cây tương lai. Hạt lúa không hề hủy diệt, mà chỉ biến đổi hình
thể, trạng thái.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Lê Mạnh Hùng: Sau những lời hứa hẹn, nay là công chuyện khó
Trong hàng
trăm năm, lịch sử là câu chuyện của các người hùng, những người như Napoleon,
Elizabeth I, Julius Caesar, Gengis Khan, v.v… Tập trung vào một số cá nhân có tầm
mức vỹ đại hơn người thường dễ hấp dẫn người ta hơn trong việc tả lại cuộc hành
trình của nhân loại hay của một dân tộc qua thời gian. Không riêng gì các sử
gia, các nhà văn và kịch tác gia cũng đã thường xuyên kể lại những câu chuyện về
các ông hoàng bà chúa, các vị thánh và những ác quỷ trong bối cảnh hưng suy của
quốc gia dân tộc. Như Shakespeare viết trong vở kịch Richard III: “Hãy ngồi xuống
đây và nghe kể câu chuyện về cái kết thúc đáng buồn của một vị vua!” (Now let’s
us sit down and tell the sad tale of the end of king).
Thế nhưng một
cái nhìn chính xác hơn về lịch sử thì thấy những người hùng này cũng giống như
những người trượt sóng (surfer) lướt trên ngọn sóng của lịch sử vốn đã có sẵn
khi họ xuất hiện. Những ngọn sóng mà những lãnh tụ hiện nay – Putin, Tập Cận
Bình, Theresa May và nhất là vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump – đã
dùng để cưỡi lên tới thành công chính là phong trào dân túy (populism) thế kỷ
thứ 21.
Chân Như/RFA: Tại sao nhiều người bị bắt giam trước Tết?
Bà Trần Thị
Nga (áo đỏ) bị công an đọc lệnh bất giam hôm 21/01/2017.
Công an Việt
Nam đã bắt giữ 3 nhà hoạt động ngay trước Tết Nguyên đán. Vì sao biện pháp nặng
tay như thế lại được thực hiện vào thời điểm này?
Ngày
21/1/2017, tức 24 tháng chạp âm lịch, sau ngày ‘Ông Táo về Trời’, nhà hoạt động
nữ Trần Thị Nga bị lực lượng công an đến bắt khẩn cấp ở tư gia tại thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam.
Trước đó hai
hôm vào ngày 19/1, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị bắt trên đường ở xã
Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Một thanh
niên 22 tuổi từng đưa tin về thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa
gây nên, bị bắt tại tòa án thị xã Kỳ Anh từ ngày 11 tháng giêng nhưng mãi đến
ngày 23 gia đình mới được công an xã gửi giấy tạm giam để điều tra về cáo buộc
‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của
tổ chức, công dân…’. Đó là anh Nguyễn Văn Hóa.
Bà Trần Thị
Nga là mẹ đang nuôi hai con nhỏ bị cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và cựu
tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị cho ‘chống người thi hành công vụ’ và vi phạm
lệnh quản chế.
Trọng Thành/RFI: Kỷ nguyên ‘‘Trump’’ : Truyền thông tăng tốc chống tin giả
Tin giả : Mối đe dọa lớn đối với truyền
thông lương thiện - Ảnh: Pixabay
Chính quyền Trump chính thức
điều hành nước Mỹ. Phong cách truyền thông không ngần ngại tung tin thất thiệt
của tân tổng thống Hoa Kỳ trong suốt thời gian tranh cử khiến công luận, mà trước
hết là báo giới chuyên nghiệp hết sức lo ngại. Đối mặt với làn sóng vu khống, dối
trá, bóp méo thông tin lan tràn trên internet, bùng phát đặc biệt trong những
chiến dịch tranh cử của các lãnh đạo dân túy, các tập đoàn truyền thông
internet lớn buộc phải chấp nhận vào cuộc. « Internet tung vũ khí chống tin
tức bịa đặt (intox) » là tựa đề bài tổng thuật của Libération hôm nay
25/01/2017.
Kỷ nguyên « hậu sự thật
» là cụm từ được từ điển Oxford bầu chọn làm « từ của năm 2016 » trong bối
cảnh nước Anh trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Vào lúc đó, tổng biên tập tờ
The Guardian nêu nhận xét : « … Khi cử tri không còn tin tưởng vào truyền
thông, tất cả mọi người rốt cục tin vào ‘‘sự thật’’ của riêng mình. Mà kết quả
của điều này, như chúng ta thấy, có thể là hết sức tồi tệ ».
Không khí « hậu sự thật
», thời kỳ ngự trị của niềm tin vào tin tức giả mạo, tuyên truyền bịa đặt, còn
trở nên hiển hiện hơn với cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Các nhà khổng lồ của
thế giới mạng như Facebook và Google đã bị chỉ trích kịch liệt, ngay sau khi
ông Donald Trump đắc cử tổng thống ngày 08/11/2016.
Hà Tường Cát: Chuyện lôi thôi của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc
Ông Sean Spicer, phát ngôn viên
Tòa Bạch Ốc.
(Hình: Drew Angerer/Getty Images)
(Hình: Drew Angerer/Getty Images)
Ông Sean Spicer, phát ngôn viên
Tòa Bạch Ốc, tức là người phát ngôn thay cho Tổng Thống Donald Trummp, vừa mới
nhận chức cuối tuần trước, đã có va chạm với giới truyền thông và khiến Vox
Media đặt ngay ra cái tên “Spicergate” cho vụ tranh cãi vớ vẩn này.
Chuyện bắt đầu hôm Thứ Bảy, khi
ông Spicer lên tiếng chỉ trích truyền thông thiếu trung thực trong việc tường
trình lễ nhậm chức của tân Tổng Thống Donald Trump ngày 20 Tháng Giêng. Ông cho
rằng các cơ quan truyền thông đã cố tình nói không đúng về số dân chúng tham dự,
trong khuôn khổ của một kịch bản ngầm phá hoại ông Trump. Đầu tuần này, ông dịu
giọng nhưng vẫn cho là truyền thông ngoan cố trong mưu định hạ thấp tầm mức ủng
hộ ông Trump của dân chúng.
Thật ra thì việc này chẳng có ý
nghĩa gì nhiều, vì giá trị và tầm quan trọng của buổi lễ đó không đánh giá bằng
con số bao nhiêu người tham dự. Nhưng từ xưa đến nay, trong tất cả mọi sinh hoạt
tập họp đông đảo quần chúng hay các cuộc biểu tình, ban tổ chức thường coi sự
tham dự đông đảo là một chứng tỏ của sự thành công. Họ muốn một con số rất lớn
và hầu như không bao giờ bằng lòng với bất cứ ước lượng nào khác thế, do
đó bao giờ cũng xảy ra tranh cãi.
Trà Mi/VOA: Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam nên làm gì?
Công nhân làm việc trong một nhà máy ở tỉnh Bắc
Giang. (Ảnh tư liệu)
Một ngày sau khi tân Tổng thống
Donald Trump hôm 23/1 ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương TPP, Trung Quốc tuyên bố cam kết tiếp tục dấn chân vào tiến trình hội
nhập kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương trong tinh thần cởi mở, nhiều thành phần và
minh bạch.
Tại các diễn đàn kinh tế quốc tế gần đây từ thượng đỉnh G20 tới APEC hay Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, Trung Quốc liên tục đưa ra những hứa hẹn, bày tỏ sẵn lòng
cùng hợp tác với các nước vì thịnh vượng-phát triển kinh tế chung.
Và phản hồi ‘tức thời’ hôm 24/1 của
Trung Quốc cho thấy dường như Bắc Kinh đã chờ đợi thời cơ từ lâu và sẵn sàng
soán ngôi của Mỹ trở thành nước dẫn đầu luật lệ thương mại toàn cầu. Vậy vấn đề
đang được nhiều người quan tâm và nêu lên là liệu Trung Quốc có thể hoàn thành
tham vọng đi đầu về toàn cầu hóa hay không?
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017
Ngô Nhân Dụng: Trump xé TPP, Bắc Kinh mừng
Sau khi Tổng
thống Donald Trump xóa bỏ Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific
Partnership (TPP), người hoan hô nồng nhiệt là Nghị sĩ Bernie
Sanders, người năm ngoái đã muốn làm ứng cử viên tổng thống đảng Dân
Chủ. Ông Sanders là nghị sĩ duy nhất theo chủ nghĩa xã hội, luôn luôn bênh vực
quyền lợi giới lao động. Ngược lại, người lên tiếng chỉ trích ông Trump mạnh mẽ
là Nghị sĩ John McCain, đảng Cộng Hòa. Ông nói, “Việc rút khỏi TPP sẽ mở đường
cho Trung Cộng đóng vai soạn luật đi đường trong kinh tế thế giới, làm thiệt hại
cho các công nhân Mỹ… Đó lại là một tín
hiệu nguy hiểm cho người ta nghĩ nước Mỹ đang rút chân khỏi Châu Á và Thái Bình.”
Thực ra chữ
ký của Tổng thống Trump có tính cách tượng trưng, chỉ để chứng tỏ ông làm đúng
một lời hứa khi tranh cử. Tượng trưng, bởi vì ai cũng biết TPP không thể nào được
quốc hội Mỹ thông qua. Các đại biểu Dân Chủ nhất định chống, và nhiều đại biểu
Cộng Hòa cũng chống, mặc dù một triết lý căn bản của đảng là chủ trương tự do mậu
dịch.
Tuấn Khanh: Cho một người phụ nữ, tháng Chạp
Bà Trần Thị
Nga đã bị Cơ quan An ninh điều tra
Công an tỉnh Hà Nam khám xét nơi ở và đọc
lệnh bắt tạm giam vào ngày 21/1/2017.
Thật nhanh
chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra
vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do
công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và
khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
Cuộc vây bắt
được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy
và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập
và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một
cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang
truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.
Chị Nga bị bắt
vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú
và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội
để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu,
an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh
chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.
Minh Anh/RFI: Với Donald Trump, Mỹ không còn có chiến lược lớn
Tổng thống Donald Trump bắt tay vào việc. Ảnh
ngày 23/01/17REUTERS/Kevin Lamarque
Báo Le Monde số ra ngày
24/01/2017 có bài nhận định của hai chuyên gia chính trị Alexandra De Hoop
Scheffer và Martin Quencez về chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ. Bài
viết đề tựa : « Với Donald Trump, Hoa Kỳ không còn có chiến lược lớn ».
Theo quan sát của nhật báo, dự án của tân chính quyền Hoa Kỳ dựa trên hai yếu tố
: chính sách bảo hộ mậu dịch và quay lại với chủ trương đơn phương hành động.
Alaexandra De Hoop Scheffer
là giám đốc trung tâm cố vấn xuyên Đại Tây Dương GMF (German Marshall Fund of
The United States) tại Paris. Còn Martin Quencez là chuyên gia nghiên cứu tại
GMF. Đầu tiên hết, bài viết nhận định, kể từ khi chiến tranh lạnh kết
thúc, Hoa Kỳ đã thực hiện « một chiến lược lớn » nhằm duy trì sự ưu việt
của mình trên thế giới, ngăn cản sự trỗi dậy của các cường quốc đối thủ. Dưới
thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã nhanh chóng đi vào thế kỷ 21, thừa nhận một
thế giới đa cực và hiểu được những hạn chế của Mỹ.
Obama đã làm thay đổi vai
trò của Mỹ, từ chỗ là « một quốc gia thiết yếu » chuyển sang thành « một
đối tác thiết yếu », thông qua chính sách hợp tác với các đồng minh và cùng
tồn tại với các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, Iran. Và Hoa Kỳ tập trung
vào việc bảo vệ các lợi ích « sống còn » của mình.
Phạm Chí Dũng: Nhân quyền sát Tết 2017: Vừa thả vừa siết
Có một trùng
hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ
Công an thả tù nhân lương tâm.
Thứ Sáu ngày 13
Thứ Sáu ngày
13 tháng Giêng năm 2017, tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu bất ngờ được công an
Việt Nam thả trước thời hạn án tù, nhưng là để sang Pháp… chữa bệnh. Ông Diệu bị
kết án tù 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn đến 8 năm nữa mới hết án.
Cũng vào dịp
Tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu - ở tù cộng sản đến 37 năm
xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 - được trả tự do nhờ một chiến dịch vận
động không mệt mỏi của gia đình ông và nhiều tổ chức quốc tế.
Cả hai ông Đặng
Xuân Diệu và Nguyễn Hữu Cầu đều bị kết tội “phản động” không thua gì nhau. Nếu
ông Nguyễn Hữu Cầu là cựu đại úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, thì ông Đặng Xuân
Diệu được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân, một tổ chức bị
chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế. Mới hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt
Nam còn ra một thông báo không số, không chữ ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định
Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”.
Hà Tường Cát: ‘America First,’ Tổng thống Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP
Với các phụ
tá và cố vấn đứng xung quanh, Tổng thống Donald Trump sáng Thứ Hai ký một loạt
sắc lệnh hành pháp ban hành các công tác mới cho chính quyền liên bang. (Hình:
AP/Photo)
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) là ‘nạn nhân’ đầu tiên trong những di sản của chính quyền Obama bị
xóa bỏ, đúng như người ta đã chờ đợi ở tổng thống Donald Trump.
TPP là hiệp định về thỏa thuận tự do
mậu dịch có mục tiêu hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Thái Bình Dương. Mười
hai quốc gia gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New Zealand, Nhật
Bản, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam chính thức ký kết hiệp định ngày 4
tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand. Đây là thành tích vận động và nỗ lực
thương lượng bền bỉ sau 5 năm đàm phán và nếu được thực hiện sẽ trở thành cốt
lõi cho chiến lược hướng về châu Á của chính quyền Obama.
Hôm 23 Tháng Giêng, TPP nằm trong loạt
các sắc lệnh được tân Tổng thổng ký ban hành trong ngày làm việc đầu tiên ở Tòa
Bạch Ốc. Trong cuộc tranh cử năm ngoái, ông Trump đã mạnh mẽ phê phán TPP là một
thỏa hiệp mậu dịch tệ hại cho công nhân Mỹ.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017
Trùng Dương: Thoả hiệp Paris về khí hậu thay đổi
Sau 28 năm làm việc, toàn thể 195 quốc gia cam kết
đối phó với hiện tượng khí hậu thay đổi đe doạ sự tồn vong của nhân loại; song TT
đắc cử Donald Trump đe sẽ rút ra khỏi thoả hiệp.
Trên
2,000 cuộc biểu tình với hàng trăm ngàn người tham dự đã diễn ra khắp thế giới
vào ngày 29 tháng Mười Một, 2015 trước khi Thoả hiệp Paris về khí hậu thay đổi
được ký kết giữa 195 quốc gia nhằm đối phó với hiện tượng nhiệt hoá toàn cầu
đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Trái, cuộc biểu tình tại Helsinsk,
Finland. Giữa, hai em bé trong cuộc biểu tình cùng ngày tại London, England. Phải,
cuộc biểu tình cùng ngày tại Tokyo, Japan. (Ảnh http://www.cbsnews.com/pictures/world-rallies-for-action-against-climate-change/)
Trong một cuộc tranh biện vài năm trước, Tổng thống
đắc cử Donald Trump đã có lần tweet đi -- cái tweet ấy đã được truyền đi hàng
trăm ngàn lần sau đó, và được đưa ra trong cuộc tranh biện giữa hai ứng cử viên
tổng thống hồi tháng Chín năm rồi -- rằng hiện tượng khí hậu thay đổi do nhiệt
hoá toàn cầu gây ra bởi sinh hoạt của loài người là bịa đặt của Trung Hoa - a
Chinese hoax - nhằm làm suy yếu ngành kỹ nghệ chế biến của Hoa Kỳ.
Trong thời kỳ tranh cử vừa qua, ông Trump cũng cho
biết sẽ rút ra khỏi Hiệp định Paris 2015 về khí hậu thay đổi mà toàn thể 195 thành viên (gồm 194 quốc gia và Hiệp hội Âu châu, tức
toàn thể các quốc gia trên thế giới) đã cam kết thi hành. Và ông cũng đã
giữ lời khi đề cử vào nội các tương lai của ông một số nhân vật được biết tới
như những người có liên hệ với giới tài phiệt dầu hoả và chối từ hiện tượng khí
hậu thay đổi là do con người tạo ra do sức tiêu thụ ngày một tăng trưởng các
nhiên liệu rút ra từ trái đất (fossil fuels) của con người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)