Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Loạn vì bất chấp luật pháp
Em Đỗ Tuấn
Lâm, học sinh lớp 4 ở huyện Thường Tín, Hà Nội, chửi nhau với bạn, bị cô giáo phạt,
cho 42 bạn cùng lớp tát vào mặt, kêu khóc cũng không tha. Hình ảnh được truyền
nhanh trên mạng khiến cô giáo bị cho nghỉ. Bà hiệu trưởng nói rằng cô giáo vốn
dạy giỏi, cả lớp cô dậy đều là học sinh xuất sắc! Các công dân mạng đều trách
cô giáo, và cả nền giáo dục ở Việt Nam. Nhưng tại sao một cô giáo giỏi lại đối
xử tàn nhẫn như vậy, với một học sinh mồ côi và lâu nay vẫn bị bạn cùng lớp bắt
nạt?
Trách tội cô
giáo và những người bạn của em Lâm là đúng. Nhưng nên biết chính họ cũng là nạn
nhân đáng thương. Một học sinh chửi mắng thô lỗ, cô giáo đã “thi hành kỷ luật”
theo đúng bổn phận của mình. Thi hành cách nào? Cô chỉ việc bắt chước những cảnh
chung quanh mình. Cô giáo biết ở nước ta những người có quyền là nắm toàn quyền.
Cô giáo đã thấy cảnh sát lưu thông vẫn tát tai người lái xe, có khi đánh người
ta ngã quỵ xuống đường, chỉ vì những tội nho nhỏ như xe thiếu bảng số, hay quên
đội nón an toàn. Cô sống trong một xã hội những người nắm quyền tự mình đặt ra
luật lệ, người dưới chỉ có việc tuân theo. Cô không bao giờ biết rằng ở nước
khác, cảnh sát chỉ có quyền biên phạt người vi phạm luật lưu thông, chứ không
được đụng tới thân thể người ta! Trước khi hỏi giấy tờ, cảnh sát còn phải chào
người tình nghi phạm luật.
Ngọc Lan/Người Việt: Lễ tưởng niệm ký mục gia Bùi Bảo Trúc
Nhà báo Đỗ
Quý Toàn nói lời chia buồn
cùng gia đình nhà báo Bùi Bảo Trúc.
(Hình: Dân Huỳnh/Người
Việt)
Đúng 5 giờ
chiều ngày 30 tháng 12, 2016, khi cơn mưa chiều vừa dứt hạt thì cũng là lúc
chương trình lễ tưởng niệm ký mục gia Bùi Bảo Trúc được bắt đầu một cách trang
trọng tại phòng số 5 nhà quàn Peek Family, Westminster, với số người tham dự vượt
quá sức chứa của gian phòng.
Trong khi những
người sau cùng đến thắp hương cho ông lần tìm về chỗ ngồi, Luật Sư Derrick Nguyễn
Hoàng Dũng, trong vai trò người dẫn dắt chương trình, bắt đầu giới thiệu về tiểu
sử của nhà văn, nhà báo, nhà giáo Bùi Bảo Trúc, người mà theo Luật Sư Dũng
không chỉ “là một người thông thái, mà còn là người có óc khôi hài, dí dỏm,”
“người đã ra đi nhưng để lại cho chúng ta biết bao nhiêu là kỷ niệm.”
Qua những
video clip được trình chiếu lại, người tham dự được nghe xướng ngôn viên Quỳnh
Anh nhắc lại những kỷ niệm đáng nhớ với người đã cùng cô thực hiện chương trình
“Ngày Này Năm Xưa” ghi đậm dấu ấn Bùi Bảo Trúc qua bút danh nhà báo Bảo Lâm;
cũng như được nghe những mẫu chuyện thú vị về ông, do cựu Tổng Trưởng Hoàng Đức
Nhã kể qua phần phỏng vấn của xướng ngôn viên Ngọc Ân, trong thời gian ông làm
việc ở Phủ Tổng Ủy Dân Vận và Chiêu Hồi.
Bùi Vĩnh Phúc: Bùi Bảo Trúc / giữa ma-trận của Ngôn Ngữ & Cuộc Đời
1.
Lại một người bạn nữa của tôi ra đi. Bùi Bảo Trúc. Sự lên đường của anh làm tôi, cũng như rất nhiều người khác, buồn, tiếc. Riêng tôi, lại còn có một điều gì đó như nghèn nghẹn. Một nghèn nghẹn trong nỗi hồi tưởng. Và tôi bắt đầu cuộc nhớ miên man của mình về anh. Một nỗi nhớ có mình ở trong.
Khi từ bỏ bạn bè mình, anh chỉ mới 72 tuổi. Nói chung, với cái sống của người đời, ra đi vào độ tuổi này là đúng nhẽ. Người xưa còn bảo là “thất thập cổ lai hy”, 70 tuổi xưa nay hiếm thấy. Thế nhưng, với con người của Bùi Bảo Trúc (BBT), một người hết lòng thiết tha với việc viết lách, việc “làm báo”, một người năng động, thích chia sẻ đủ mọi thứ chuyện với bằng hữu cũng như với người đọc, người nghe, cùng với bao nhiêu việc mà anh đang dự định hoàn tất nhưng vẫn còn đang dang dở, sự ra đi của anh, trong cảm nhận riêng tôi, vẫn là khá sớm.
Từ những năm hai mươi mấy tuổi, khi còn là sinh viên, BBT đã bắt đầu chính thức bước vào nghiệp chữ nghĩa. Trước hết là trong những bài viết trên mục “Lá Thư Tân Tây Lan” (nơi tác giả du học) trên nhật báo Tự Do ở Sài Gòn, sau đó là trong vai trò phát ngôn nhân chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa vào giai đoạn cuối cuộc chiến, rồi đến những ngày làm việc tại đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ), cùng lúc bắt đầu viết tạp ghi trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong ngay từ những năm đầu thập niên ’80. Trong tất cả những vùng đất, những không gian đòi hỏi phải sử dụng chữ nghĩa ấy, BBT đã cho thấy anh là một người của ngôn ngữ. Anh gắn bó với chữ nghĩa. Và cũng thích đùa cợt với nó. Một cách sâu sắc. Nhiều khi đi kèm với một thái độ châm biếm. Nhưng hầu như lúc nào anh cũng giữ được sự duyên dáng trong cung cách tiếp cận với ngôn ngữ của mình.
Đinh Quang Anh Thái: Bùi Bảo Trúc: Tâm, Tài và Tật
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Sau khi
nhận được thư hồi báo của gia đình bà Thêu, tôi chuyển bằng email
tgbt@yahoo.com của anh nhưng không thấy anh trả lời. Gọi anh ba lần cũng chỉ
nghe lời nhắn trên máy.
Vậy là lần
nói chuyện đó là lần cuối cùng tôi nghe được giọng anh, vẫn ấm tuy có hơi yếu.
Và đó cũng là lần chót tôi nhận tiền của anh để gửi giúp những người lâm vào
hoàn cảnh nghiệt ngã tại Việt Nam.
Ngày Việt
Khang ra tù, anh nói trên làn sóng Little Saigon Radio về người nhạc sĩ can trường
này và nhắn ai muốn góp tay giúp Việt Khang thì cứ ghé tòa soạn báo Người Việt
giao cho tôi, “bảo đảm quà sẽ tới tận tay người nhận.” Nhiều người tin anh, mến
anh đã đến và tôi đã làm tròn ước muốn của anh.
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016
TS. Phạm Đỗ Chí: Chính sách Á châu của TT Tân Cử Trump: Cử Tri Gốc Việt Chờ Gì?
Những Ngày Sửa
Soạn Vào Nhà Trắng
- Báo chí cả
trong và ngoài Hoa kỳ cũng như một số dư luận than phiền Mỹ đang có hai Tổng thống
và đang gây ra nhiều hoang mang về chính sách của HK khi có nhiều tuyên bố
chính sách đôi khi trái ngược của TT đương nhiệm Obama bị coi đang đóng vai trò
thụ động bất đắc dĩ của một "lame duck" (vịt "què") và TT
được bầu Trump lại đang quá xông xáo sửa soạn cho nhiệm kỳ của mình, có phần
thiếu tôn trọng vị TT đương nhiệm như các đời TT tân cử trước.
- Ông Trump
đã bổ nhiệm gần xong thành phần nội các mới, và theo ý người viết, đây là những
khuôn mặt khá ấn tượng với thành tích và kinh nghiệm, nhất là về kinh doanh. Nổi
bật là có khá nhiều tỷ phú đã thành công lớn trong thương trường như chính vị
TT. Tuy vậy nhìn kỹ không khỏi có chút e ngại dè dặt là thiếu hẳn những bộ óc
chiến lược, nhất là về chính trị ngoại giao, và ngay cả về kinh tế tài chính.
Tuấn Khanh: 2016: Những đại án chưa thể khép
Cảnh sát chặn một con đường dẫn đến Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm xử phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, một người đấu tranh về đất đai, ngày 30 tháng 11 năm 2016.
Năm 2016 đã
bước qua, những sự kiện lớn lao như lũ lụt, nhân tai thủy điện, thảm họa môi
trường Formosa… đã át tất cả mọi thứ, tràn ngập sự quan tâm của dân chúng. Thế
nhưng bản ghi nhớ của năm, vẫn còn những câu chuyện về tù đày, oan khiên đang hằn
vào con người cần phải được nhắc lại. Đó là những ghi chép về Việt Nam với phần
tối đen, vật vã trên hành trình đòi quyền làm người và sự công chính.
Có những số
phận treo lơ lửng chờ cái chết, khản giọng kêu oan, và có cả những vụ án tưởng
là đã được minh oan, nhưng rồi sự trí trá trong bồi thường, nhận sai của chính
quyền từng địa phương khiến họ lại tiếp tục trở thành nạn nhân. 2016 khép lại,
nhưng những câu chuyện như vậy vẫn còn tiếp diễn.
Những đại án
này, nhắc cho chúng ta nhớ, rằng vài vụ án được đưa ra ánh sáng, chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm, rằng đâu đó trong các nhà lao, việc đánh đập bức cung, nhục
hình vẫn tiếp diễn và vẫn có những con người đang đau đớn gào thét đòi công lý
trong lằn ranh của sự sống và cái chết.
Mai Vân: Biển Đông: Trung Quốc bất cần luật lệ (WSJ)
Chiếc tàu lặn không người lái thuộc loại bị
Hải Quân Trung Quốc
thu giữ ngày 15/12/2016. Ảnh tư liệu.US NAVY
Vụ tàu Hải Quân Trung Quốc
ngang nhiên thu giữ chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ (drone) ngày
15/12/2016 đã khiến giới quan sát phải ngỡ ngàng trước thái độ công khai coi
thường luật lệ quốc tế của Bắc Kinh. Trong một bài viết ngày 19/12, nhật báo Mỹ
Wall Street Journal phân tích : « Bắc Kinh chẳng quan tâm gì mấy đến tính chất
hợp pháp khi chặn giữ một chiếc drone của Mỹ ».
Tờ báo ghi nhận : Trong một
tin nhắn trên mạng Twitter, ông Donald Trump (tổng thống tân cử Mỹ) cho đấy là
một hành vi ăn cắp. Nhiều chuyên gia pháp lý phương Tây đồng ý với ông : Việc
thủy thủ trên một chiến hạm Trung Quốc chận đường rồi thu giữ một chiếc drone của
Hải quân Mỹ, không khác gì một hành động cướp biển. Lầu Năm Góc gọi hành động
đó là « phi pháp ».
Nguyen Anh Tuan: Ai làm kinh tế để chuyển hoá chính trị?
Bộ trưởng
Công an vừa cho biết đã trình Bộ Chính trị ra Chỉ thị về chống chệch hướng kinh
tế nhằm 'ngăn chặn hoạt động thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị'.
Thông tin
nghe qua rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế quốc gia, song
không rõ ý của Bộ trưởng là gì.
'Thông qua
kinh tế để chuyển hoá chính trị' là kiểu làm ăn như Formosa, cố tình tạo ra thảm
hoạ để dân chúng có cớ biểu tình, tiến tới chuyển đổi chế độ chính trị?
Hay ý của Bộ
trưởng là các doanh nghiệp Trung Quốc mua chuộc quan chức ở ta để thắng thầu, tạo
ra hàng loạt dự án lãng phí, ô nhiễm, khiến người dân ác cảm với chính quyền dần
sẽ tìm cách chuyển hoá?
Hoặc là Bộ trưởng đang nói tới chuyện cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước, làm nhanh quá thì nhà nước hết công cụ kinh tế để giữ quyền kiểm
soát, cũng như mất lượng lớn ủng hộ viên tự nhiên (là nhân viên các doanh nghiệp
nhà nước, luôn có cảm giác mình là người nhà nước), khiến chỗ dựa của chế độ bị
lung lay?
Hay có khi
nào Bộ trưởng nói về các tập đoàn Mỹ, phương Tây đang đầu tư ở Việt Nam như một
vỏ bọc để thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình của họ?
Mà nếu thế
thật thì Bộ trưởng định tham mưu cho Bộ Chính trị làm gì? Ra lệnh quốc hữu hoá
như Hugo Chavez từng làm bên Venezuela à? Hay đuổi họ về nước, rút giấy phép?
Hoặc nếu
kinh tế tư nhân có thể gây chệch hướng thì có cải tạo tư sản cho về đúng hướng
một lần nữa không?
Thị trường
và nền kinh tế rất nhạy cảm với những thông tin từ những người cấp cao nhất
trong hệ thống chính trị như Bộ trưởng. Do đó nếu không phát ngôn rõ ràng thì sẽ
rất tai hại, doanh nghiệp và nhà đầu tư hoang mang mà bỏ chạy hết thì không biết
Bộ trưởng chịu trách nhiệm nổi không?
N.A.T.
Lê Hải/RFI: Nước Anh soi tìm "nô lệ" Việt Nam
Gần 100 người Việt bị bắt giữ trong đợt kiểm
tra
gần 300 tiệm làm móng tại Anh. Ảnh minh họa.REUTERS/Eric Thayer
Gần 100 người Việt bị
bắt giữ trong một chiến dịch toàn nước Anh kiểm tra gần 300 tiệm làm
móng (nail) để chống tệ nạn lao động nô lệ. Đó là thông tin được đăng
tải trên nhiều tờ báo lớn ở Anh trong mấy ngày trở lại đây.
Từ Luân Đôn, thông tín
viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết :
Lê Hải : Đây là thông tin được
cơ quan chuyên trách về di trú của bộ nội vụ Anh cung cấp trong cuộc
họp báo hồi đầu tuần và mỗi tờ báo tùy theo góc độ quan tâm và khu
vực độc giả thì khai thác thêm ra, nhưng điểm chung đều nhắc đến thông
điệp của chính phủ Anh muốn xóa bỏ chế độ nô lệ thời hiện đại.
Ở Anh, sau phóng sự đặc
biệt của tờ The Times hồi năm 2013, hai chữ nô lệ và tiệm nails
Việt Nam đã hằn sâu trong tâm thức người Anh, và sau báo cáo mới này
thì chắc sẽ còn ấn tượng hơn nữa. Đối với chính phủ Anh, thì các
tiệm nails của người Việt là địa chỉ dễ kiểm tra, vì luôn nằm ở
các khu trung tâm tiện đường giao thông, và hầu như là tiệm nào cũng
có lao động là người vượt biên mới nhập cư trái phép chưa có giấy
tờ cư trú hợp lệ.
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
HỒNG THỦY: Học giả gốc Hoa phản bác quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa
Giáo sư Trương Bác Thụ, ảnh: Internet.
(GDVN) - Ông
Tập Cận Bình nói điều này, có lẽ là do nhu cầu chính trị, và cũng có thể phản
ánh một thực tế rằng ông ấy không hiểu về chuyện này.
Ngày 27/12,
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài Học giả gốc Hoa: Tranh chấp Biển Đông khó giải quyết vì "ý thức hệ",
là bài phân tích của Giáo sư Trương Bác Thụ từ Hoa Kỳ. Ông đưa ra một số bình
luận rất đáng chú ý với thái độ khách quan, tôn trọng luật pháp quốc tế về Biển
Đông.
Hôm nay
chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiếp đến quý bạn đọc bình luận của ông về
việc tại sao Trung Quốc chống lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS 1982) mà chính họ đã rất tích cực tham gia đóng góp, xây dựng
nên?
Thực hư cái
gọi là "Trung Quốc có chủ quyền với Biển Đông, Trường Sa từ thời cổ đại",
hay "Biển Đông, Trường Sa là của tổ tiên chúng tôi để lại" cũng được
Giáo sư Trương Bác Thụ mổ xẻ dưới lăng kính pháp lý, khoa học.
Đây là những
phân tích rất có giá trị từ một học giả người Trung Quốc phản bác chính các yêu
sách phi lý mà nước này đang theo đuổi ở Biển Đông, tìm cách biến nó thành ao
nhà.
Phạm Đình Trọng: Tham nhũng không từ một thứ gì
“Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh”.
Gớm thay một lũ hồ tinh,
Nương hơi dựa bóng, tập tành đã quen.
Phan Châu Trinh
***
Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ
Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở.
Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học
hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” (*) chưa tự lo được cho bản thân.
Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ.
Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và
sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt,
hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến
chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.
Chưa tự lo được cho bản thân
nhưng là con cháu nhà quan, được quan qui hoạch, “em chã” liền sỗ sàng nhảy tót
lên ngồi vào chiếc ghế quan đầu sở của tỉnh, cả gan nhảy cả lên chiếc ghế quan
cấp vụ của nước khi học hành còn dang dở. Quan đầu sở của tỉnh, quan cấp vụ của
nước đều là những vị trí phải lo cuộc sống, lo sự nghiệp cho cả tỉnh, cả nước
lại được phó thác cho những “em chã” chưa lo được cho bản thân! Đó là tai họa
cho dân, nguy khốn cho nước
Lê Mạnh Hùng: Cảm nghĩ ngày cuối năm
Thứ Bảy này,
cũng như phần lớn những gia đình sống tại Anh, tôi sẽ chờ đợi đón năm mới qua
tiếng chuông đồng hồ của Big Ben.
Đây có lẽ là
tiếng chuông đồng hồ quen thuộc nhất đối với thế giới. Trong nhiều chục năm
qua, Thế Giới Vụ Đài BBC mỗi lần phát thanh đều mở đầu với tiếng chuông của cái
đồng hồ này mà phần lớn là trực tiếp thâu từ ngay tháp chuông.
Nhưng Big
Ben còn có một ý nghĩa khác. Vào giữa thế kỷ thứ 19 khi nó được xây dựng, Big
Ban là một thành quả lớn về thành tựu kỹ thuật. Và chẳng bao lâu nó trở thành một
biểu tượng được tất cả mọi người biết đến về nước Anh và hệ thống chính quyền
dân chủ của đất nước này. Big Ben là tháp chuông đồng hồ của Quốc Hội Anh.
Khi hoàn tất
vào năm 1859 nó chỉ được biết là tháp chuông đồng hồ theo đúng như thiết kế của
Augustus Pugin, nhưng Big Ben là cái tên phổ biến. Đầu tiên, Big Ben chỉ để
dùng cho cái chuông khổng lồ nặng 13.5 tấn mà tiếng của nó đã được truyền đi khắp
thế giới qua các băng tần của đài BBC, nhưng sau đó trở thành tên gọi cho toàn
thể tháp chuông. Năm 2012, tháp chuông này được được đổi tên là tháp Elizabeth
để kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị và để đối xứng với tháp Victoria
ở đầu kia tòa nhà Quốc Hội đặt theo tên nữ hoàng Victoria, một vị nữ hoàng khác
trị vì trong thời hoàng kim của đế quốc Anh. Thế nhưng đối với thế giới, nó vẫn
còn là Big Ben.
Thanh Trúc/RFA: Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng
Các phóng viên tham dự một cuộc
họp báo về các hoạt động
tìm kiếm người mất tích chuyến bay Malaysia Airlines
370
ở đảo Phú Quốc vào ngày 12 Tháng 3 năm 2014.
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm 16 tháng
12 công bố 10 qui định đạo đức nghề nghiệp mà người làm báo phải cam kết và có
trách nhiệm thực hiện, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Qui định mâu thuẫn với đạo đức
nhà báo
Buổi họp báo chiều ngày 16 tháng
12 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức để thông báo chương trình hành động của hội
đối với Nghị Quyết Trung Ương IV khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng,
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đây cũng là dịp để Hội Nhà Báo
Việt Nam công bố 10 điều qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo,
trong đó điều thứ nhất là trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, vì
lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần nâng cao uy tín, vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế.
VOA Tiếng Việt: Hà Nội tìm cách chiêu dụ kiều bào Việt Nam
Lượng kiều hối năm nay về Việt Nam giảm bất
ngờ,
khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với dự báo là khoảng 12 tỷ USD.
Giữa lúc lượng kiều hối gửi
về Việt Nam trong năm 2016 không đạt như kỳ vọng, chính quyền Hà Nội họp bàn để
tìm cách chiêu dụ người Việt sinh sống ở nước ngoài.
Theo báo Đại Đoàn Kết, hôm
27/12, ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, chủ trì một hội nghị tìm
cách thu hút kiều bào về đóng góp cho đất nước. Hà Nội vẫn mong thu hút kiều
bào, đặc biệt là giới tri thức, nhưng với chính sách và luật lệ bất cập, số lượng
Việt Kiều về đóng góp cho nền kinh tế trong nước không mấy cao.
Trong hội nghị này, hai ủy
viên Bộ Chính trị duy nhất được đào tạo ở Hoa Kỳ đã cùng Ủy ban Nhà nước về người
Việt Nam ở nước ngoài rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến kiều
bào và lên kế hoạch tuyên truyền nhắm vào kiều bào thuộc thế hệ trẻ. Việt Nam
cho rằng trí thức trẻ “mong muốn đóng góp sức mình cho quê hương, nhưng do tiếp
cận nhiều thông tin trái chiều và tiêu cực về tình hình đất nước nên từ chối trở
về.”
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Nguyễn Phú Trọng chống Mác xít
Những người quen nói tiếng Việt cảm thấy có điều gì “không ổn” khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói ba chữ “tự diễn biến.” Người Việt dùng chữ “tự” đứng trước một động từ, chẳng hạn chiếc “xe hơi tự lái” mà công ty Uber đang muốn thử. Chiếc xe không cần tài xế mà vẫn đón khách, đưa khách, nó tự lái lấy, tránh không đụng ai, và đi đến đúng địa chỉ người khách muốn.
Nhưng “diễn
biến” không phải là một động từ. Hai chữ “diễn biến” là một danh từ, với các động
từ tương ứng là biến, là biến đổi, chuyển biến, biến hóa, vân vân. Tiếng Việt
Nam không nói “tự diễn biến,” cũng như không nói “tự xe hơi.” Nhưng ông
Nguyễn Phú Trọng cứ nói “tự diễn biến, tự chuyển hóa,”
nói đi nói lại mấy năm nay mà các đảng viên cộng sản không ai dám mách ông tổng
bí thư rằng ông nói như vậy là không đúng tiếng Việt. Chắc người Tàu họ nói như
vậy, rồi ông bắt chước, tin tưởng các “đồng chí anh em” nói gì đều đúng văn phạm.
Người Tầu cộng
sản bắt đầu với khẩu hiệu “chống diễn biến hòa bình.” Khi học tập về cuộc sụp đổ
của chế độ cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, lúc đầu họ coi đó là do tình báo Mỹ
CIA gây ra. Mỹ không tấn công, không gây được những cuộc nổi dậy trong các nước
cộng sản, nhưng chế độ cứ thế mà tan rã từng mảnh một. Họ gọi đó là “diễn biến
hòa bình,” hô hào các đảng viên phải chống. Hô hào một thời gian rồi, họ nhận
thấy rằng chính quyền Mỹ hoặc CIA không phải là đầu mối đáng lo nhất, mà chính
các đảng viên cộng sản muốn thay đổi mới thật sự đe dọa quyền hành của giới
lãnh đạo. Thế là họ quay mũi dùi qua chính các đảng viên, những người có cái đầu
đang tự thay đổi. Bên Tầu bèn phát động phong trào chống tình trạng đảng viên cộng
sản tự thay đổi và muốn chế độ thay đổi!
Bắc Kinh đi trước, Hà Nội bèn theo bén gót.
Bùi Tín: Năm 2017: Bàn về 'cũ', 'mới'...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu
tại
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 28/1/2016.
Từ 30 năm nay, trong các tài
liệu, văn kiện, nghị quyết của đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, "đổi mới"
có lẽ là hai chữ được dùng phổ biến nhất.
Đổi mới được nhấn mạnh, ca
ngợi, xưng tụng, đề cao đặc biệt từ năm 1986 trong Đại hội VI của đảng Cộng sản
Việt Nam, với nội dung là thực hiện kinh tế thị trường, cho phép tự do kinh
doanh, áp dụng khoán sản phẩm, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, tăng nhanh xuất nhập
hàng hóa, đẩy mạnh lưu thông quốc tế... Quan hệ ngoại giao đa phương đa hướng
được thực hiện, cấm vận được bãi bỏ, cuộc sống xã hội dễ thở hơn, đời sống nhân
dân đỡ gay gắt, kinh tế tư nhân được khôi phục dần. "Đổi mới" được
coi như đôi đũa thần có phép vạn năng.
Đã có lúc chủ trương "đổi
mới" được quan niệm khá rộng rãi, đa phương, đồng bộ. Đổi mới kinh tế; đổi
mới chính trị; đổi mới phương thức, tư duy cách lãnh đạo, cai trị; đổi mới văn
hóa; đổi mới cung cách vận động quần chúng, đổi mới quan hệ giữa đảng và quần
chúng; đổi mới xã hội theo hướng dân chủ, bình đẳng, văn minh, hòa bình, phồn
vinh cho toàn dân cùng hưởng. Đã có lúc Bộ Chính trị cử đoàn cán bộ sang Bắc Âu
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các đảng Dân chủ - Xã hội Thụy Điển, Đan Mạch,
Na Uy… về xây dựng một kiểu Nhà nước Phúc lợi, không chênh lệch giàu nghèo quá
đáng, Nhà nước chăm lo cuộc sống của toàn dân, giáo dục hầu như miễn phí, y tế
cũng hầu như miễn phí, nhà ở giá cực thấp, tuổi thọ kéo dài, xã hội bình yên phồn
thịnh. Ngay sau Đại hội VI, Bộ Chính trị đã nói đến "đổi mới toàn diện, đồng
bộ", "đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị", "đổi mới
mô hình", "đổi mới chế độ cầm quyền theo hướng dân chủ hóa",
"đổi mới đợt 2"…
Nguyễn Đình Ấm: Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”, ai đang làm chủ Việt Nam?
Hôm 24/12/2016, báo chí đồng loạt
đưa thông tin “sét đánh” đối với các hãng hàng không Việt Nam (HKVN): “Phải
nghiên cứu báo cáo với nhà chức trách HKVN (Cục HKVN) phương án chuyển các máy
bay đỗ lại ban đêm ở Tân Sơn Nhất (TSN) về sân bay Cần Thơ vào ngày 30/1/2017”.
Ai có chút hiểu biết về ngành
HKVN sẽ thấy, đây là một đòn trí mạng chưa từng có giáng vào các hãng hàng
không (HK) vì phải đối mặt với nguy cơ không an toàn, thiệt hại kinh tế vô cùng
lớn, ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Sân bay Cần Thơ tuy chỉ cách Tân
Sơn Nhất hơn 100 km nhưng là quãng đường rất nguy hiểm do máy bay phải thực hiện
thêm bốn lần hạ, cất cánh vô ích. Với máy bay cỡ A320 thì vừa cất cánh lại chuẩn
bị hạ cánh. Hoạt động hàng không khó nhất là ở công đoạn hạ, cất cánh, hầu hết
tai nạn, hư hỏng ngốn xăng dầu, tạo ra tiếng ồn lớn nhất, gây ô nhiễm là ở giai
đọan này. Một máy bay thương mại phải khai thác liên tục để tăng hiệu quả và
trơn tru trang thiết bị, tăng an toàn. Khi chuyến bay hạ cánh là lập tức công
nhân phải dọn dẹp vệ sinh, thay bố lót ghế, hút bụi, tẩy trùng, nhân viên kỹ
thuật kiểm tra, bảo dưỡng, nạp nhiên liệu... để thực hiện chuyến bay kế tiếp. Vậy
máy bay đỗ ở Cần Thơ thì nhân viên, dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng
ở đâu? Khi máy bay trở lại TSN thì về nguyên tắc vẫn phải kiểm tra, chăm sóc kỹ
thuật, kiểm tra an ninh sau chuyến bay… Nói chung là cực kỳ phức tạp, tốn kém
mà không có nước nào làm như vậy.
Lê Phan: ‘Ich bin ein Berliner’
Ðó là lời
tuyên bố của cố Tổng Thống John F. Kennedy hồi Tháng Sáu, 1963. Và đó cũng là một
trong những bài diễn văn được coi như là hay nhất của một trong những vị tổng
thống Hoa Kỳ nổi tiếng về tài hùng biện. Bài diễn văn đó đã là một món quà tuyệt
vời cho người dân Berlin, lúc đó đang sống bao vây bởi Ðông Ðức và luôn lo sợ sự
xâm lăng của chế độ Cộng sản. Trước một cử tọa 450,000 người, Tổng Thống Kennedy
nói, “Cách đây hai ngàn năm, lời khoe tự hào nhất là ‘civis romanus sum’ (tôi
là một công dân La Mã). Hôm nay, trong thế giới tự do, lời khoe tự hào nhất là
‘Ich bin ein Berliner?’… Tất cả những người tự do, dầu họ sống ở đâu, đều là
công dân của Berlin, và do đó, là người tự do. Tôi tự hào để tuyên bố ‘Ich bin
ein Berliner!’”
Gần nửa thế
kỷ sau, đối với nhiều người dân Berlin, một chữ vẫn luôn luôn đi kèm theo thành
phố của họ, chữ đó vẫn là “tự do.” Tự do muốn làm gì thì làm, sống cách nào thì
sống và yêu ai bạn muốn. Thành ra khi ông đô trưởng của thành phố, ông Michael
Mueller gọi cuộc tấn công vào khu Chợ Giáng sinh Breitscheidplatz là một cuộc
“tấn công vào tự do của chúng ta,” ông muốn nói đây là một cuộc tấn công vào bản
chất của thành phố.
Thùy Dương/RFI: Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật
INA
Tại Nga, từ tháng 07/1937 đến
tháng 11/1938, đã có tới 700.000 người bị Stalin hành quyết trong chiến dịch Đại
Thanh Trừng. Trong bài viết có tiêu đề “Thế hệ con cháu các nạn nhân của Stalin
đi tìm kiếm sự thật”, Le Figaro cho biết gần 80 năm sau cuộc Đại Thanh Trừng của
Stalin và 63 năm sau khi Stalin qua đời, hàng chục ngàn người dân Nga vẫn âm thầm
lặng lẽ, bền bỉ tìm kiếm thông tin để tìm ra sự thật về số phận bi thương mà
cha ông họ đã phải gánh chịu.
Thị trưởng thành phố
Iekaterinbourg, nơi có 21.000 người bị sát hại dưới thời Stalin, cho Le Figaro
biết việc tìm kiếm của con cháu các nạn nhân vụ Đại Thanh Trừng không liên quan
tới chính trị, mà xuất phát từ tình cảm máu mủ ruột thịt sâu nặng trong gia
đình.
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Lam Thủy/VOA: Mỹ-Trung đối đầu thương mại, Việt Nam ‘đắc lợi’?
Trong lời tựa của bộ phim tài liệu dựa trên cuốn sách "Chết dưới tay Trung Quốc", ông Navarro kêu gọi người xem "giúp bảo vệ nước Mỹ và gia đình của mình bằng cách không mua hàng ‘Made in China’”.
Ông Peter Navarro, một kinh
tế gia có quan điểm ‘chống’ Trung Quốc, đã được ông Trump đề cử làm người đứng
đầu Hội đồng Thương mại Tòa Bạch Ốc hôm 21/12. Ông Navarro là đồng tác giả của
cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” có nội dung chỉ trích các chính sách của
Trung Quốc, từ thao túng tiền tệ cho đến các sản phẩm tiêu dùng độc hại ‘chết
người’.
Trong lời tựa của bộ phim
tài liệu dựa trên cuốn sách, ông Navarro kêu gọi người xem "giúp bảo vệ nước
Mỹ và gia đình của mình bằng cách không mua hàng ‘Made in China’”.
Việt Nam cũng từng có một
làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc từ giữa năm 2014, khi Trung Quốc kéo giàn
khoan Hải Dương 981 của họ vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của
mình. Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã kêu gọi thay đổi hình đại diện như biểu
tượng tẩy chay hàng Trung Quốc.
Kính Hòa/RFA: Tại sao cơn lũ có liên quan đến chính trị?
Thủy điện
Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016,
góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà
Tĩnh.
Lũ thủy điện
Hơn 230
người chết sau những cơn mưa lớn ở miền Trung, mà nguyên nhân trực tiếp là những
đập thủy điện xả lũ, gây nên thảm cảnh mà giới truyền thông gọi là lũ chồng lên
lũ.
Điều đáng
nói là chuyện đập thủy điện xả lũ làm chết người, làm thiệt hại tài sản người
dân không phải là chuyện mới. Năm nào cũng vậy cứ đến mùa mưa ở miền Trung là đập
thủy điện lại xả nước là chết người.
Những tiếng
nói phản biện đầu tiên cho chuyện này đến từ những trang mạng điện tử không do
nhà nước kiểm soát, rằng chính những nhóm người có quyền lợi lớn do thủy điện
mang lại đã có quyền lực quá lớn, duy trì nó, mặc kệ tính mạng người dân.
Những tiếng
nói phản biện thủy điện nay đã sang đến truyền thông chính thống của nhà nước.
Kỹ sư
Nguyễn Tiến Trung viết trên trang của ông rằng “Cả nước điêu đứng, hi sinh
cho quyền lợi của một nhóm nhỏ có đặc quyền, đặc lợi, và ông đặt câu hỏi phải
chăng Đó gọi là công bằng Xã Hội Chủ Nghĩa?”
Một số
người đang kêu gọi để tang cho hơn hai trăm đồng bào bị thiệt mạng vì lũ trong
năm nay, với một bảng trắng chữ đen bắt đầu được chia sẻ trên mạng xã hội.
G.Đ./Người Việt: Con là ‘trùm’ truyền thông CSVN, cha được ‘bơm’ thành ‘thiên tài’
“Hội thảo khoa học” về
ông Trương Minh Phương. (Hình: VietNamNet)
‘Trên
vòm trời văn hóa – nghệ thuật Việt Nam vừa có một “ngôi sao” mới tên là Trương
Minh Phương. Khác với những ngôi sao khác, “ngôi sao” này không tự phát sáng mà
được truyền thông nhà nước ở Việt Nam bơm thổi.
Hôm 24 tháng
12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu – Bảo tồn – Phát huy văn
hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất
bản Văn học đã cùng phối hợp để tổ chức một… “hội thảo khoa học” về ông Trương
Minh Phương.
“Hội thảo
khoa học” này được tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam tường thuật một
cách trang trọng. Nhờ vậy, người ta mới biết ông Phương từng viết nhạc, viết
văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,… Nói chung là ông Phương
đa tài, chỉ có điều lúc ông còn sinh tiền lại chẳng có ma nào biết đến và ngưỡng
mộ.
Trong “hội thảo
khoa học” về ông Trương Minh Phương, rất nhiều viên chức lãnh đạo các cơ quan
nghiên cứu, các hội đoàn trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật đang sống nhờ ngân
sách nhà nước, khẳng định ông Phương đích thực là “thiên tài”.
Phạm Chí Dũng: Cuba cựa mình?
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez bắt tay
với người đứng đầu Uỷ ban Chính sách Đối ngoại
của EU Federica Mogherini sau
khi ký kết thỏa thuận bình thường hóa
quan hệ ở Brussels, Bỉ, ngày 12/12/2016.
Chưa đầy ba tuần…
Liệu có phải ngẫu nhiên mà
chỉ sau khi Fidel Castro qua đời chưa đầy ba tuần, trên Hòn đảo Tự do đã diễn
ra hai sự kiện rất lớn: Bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu và Thỏa
thuận cho hãng Google cung cấp dịch vụ tại Cuba?
Cả hai sự kiện trên đều diễn
ra cùng thời điểm: ngày 12/12/2016.
Năm 2003, Liên minh châu Âu
áp đặt lệnh trừng phạt đối với Cuba và đình chỉ việc hợp tác vì Cuba mở chiến dịch
đàn áp các nhà báo và các nhà hoạt động. Phải đến năm 2008 Cuba mới nối lại các
cuộc đàm phán.
Còn giờ đây tại Brussels của
nước Bỉ, Liên minh châu Âu và Cuba vừa ký kết một thỏa thuận bình thường hóa
quan hệ, vốn đã bị gián đoạn trong nhiều thập kỷ bởi những quan ngại về nhân
quyền dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro.
Trước đó, các bộ trưởng Liên
minh châu Âu đã đồng ý bãi bỏ một chính sách có từ năm 1996, trong đó yêu cầu
Cuba phải cải thiện các tiêu chuẩn nhân quyền trước khi ký kết thỏa thuận bình
thường hóa quan hệ.
Cũng vào ngày 12/12/2016,
Google đã ký thỏa thuận với chính phủ Cuba, theo đó công ty Internet này sẽ được
quyền cung cấp dịch vụ truy cập vào kho dữ liệu của Google tại Cuba, cho phép
Google cài đặt các máy chủ trên đảo quốc này để lưu trữ những nội dung phổ biến
nhất, tạo được một chỗ đứng quan trọng trong lãnh vực mạng điện toán đang bắt đầu
phát triển rất nhanh tại Cuba.
Sau quá nhiều năm ngủ vùi,
Cuba bắt đầu cựa mình?
Trần Quốc Quân: 'Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ'
Cựu lãnh đạo
Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev
trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016.
Mikhail Svetlov/Getty Images.
trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016.
Mikhail Svetlov/Getty Images.
Ngày này 25
năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến
sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Tôi quan tâm
chính trị từ rất sớm. Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi,
tôi với ba người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc,
bôi phân gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu
Thiếu Kỳ.
Tất nhiên nhận
thức của lũ trẻ chúng tôi lúc đó chỉ là do nghe lỏm chuyện người lớn, những người
bố, sĩ quan chỉ huy của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt
Nam nói chuyện với nhau.
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016
Lê Hữu: Ông già Noel và chú lùn Số Một
Đóng vai ông
già Noel không phải chuyện dễ. Không đơn giản là cứ mặc vào người bộ trang phục
truyền thống màu đỏ tươi viền lông trắng, gắn thêm bộ râu dài xồm xoàm trắng
như tuyết là… biến thành ông già Noel. Nhiều người cố gắng hóa trang ông già
Noel với bộ trang phục thật đẹp nhưng vẫn không ra vẻ ông già Noel, nhìn vào biết
ngay là ông già Noel… giả.
Alex thì khác.
Có vẻ như trời sinh ra ông để làm… ông già Noel. Ông kể, thời ông còn học trường
trung học, có lần trường tổ chức cuộc thi hóa trang để chọn ra người giống ông
già Noel nhất. Khác với các bạn, Alex chỉ hóa trang sơ sài, thiếu cả dây thắt
lưng da to bản màu đen, cả đôi ủng dạ, thế nhưng khi ông vừa xuất hiện trên sân
khấu thì mọi người cùng reo hò “Oh!... Đây mới đúng là ông già Noel.” Alex mang
gói quà, phần thưởng cho người thắng giải, tặng cho một bé gái ngồi bên dưới.
Bà mẹ cô bé nói với con mình, “Cám ơn ông già Noel đi con.” Vẻ mặt rạng rỡ,
tươi vui của hai mẹ con cứ theo Alex mãi, và kể từ ngày ấy, ông không bỏ sót vai
diễn ông già Noel nào mỗi mùa giáng sinh về. Ông tìm ra chân lý đơn giản: hạnh
phúc là mang được hạnh phúc nhỏ nhoi đến cho người khác.
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Đêm Cuối Mùa Thu
Hôm nay mặt trời tỏa sáng yếu ớt được một lát rồi trốn đâu mất. Những đám mây xám đã trở thành màu đen đậm che phủ cả bầu trời. Mưa rơi không nhiều nhưng thẳng giọt, những giọt mưa bắn xuống lòng đường rào rạt và làm rãnh nước bên đường nổi bọt. Những chiếc lá màu vàng lưa thưa còn vướng lại trên cành cũng sắp sửa về với cội nguồn. Trời sắp vào đông rồi, tôi với Iwan đạp xe tới khu mua sắm vùng Marghera thuộc thành phố Venezia. Vừa tới nơi Iwan liền đi thẳng vô tiệm bán đồ thể thao mua lưỡi câu. Nó nói:
– Chú chờ tui một lát, mua xong
tui ra liền.
Tôi nói:
– Mầy thong thả lựa đồ mua,
mình có nhiều thời gian mà, tao đi dạo quanh đây, khi nào mua xong mày gọi điện
cho tao.
– Okay, lát gặp.
Tôi đi băng ngang khoảng sân
rộng hướng qua trung tâm chợ Panorama. Giữa sân trống, đèn bóng nhỏ giăng từ
những trụ cột thấp lên chót cột cao, theo mái nhà viền óng ánh bàng bạc biểu
tượng của ngày Chúa ra đời. Giữa tháng Mười Hai, trời lành lạnh, mưa lai rai,
không khí Giáng Sinh tràn ngập, không gian hiền từ như chuyển tải tình thương
về từ cõi xa xăm.
ĐÀM TRUNG PHÁP: DEMAIN, DÈS L’AUBE: MỘT TUYỆT TÁC CỦA VICTOR HUGO
Tuyển tập Les Contemplations của Victor Hugo (1802-1885) chứa đựng 158 bài thơ ghi lại các kỷ niệm của ông về những chuyện vui buồn trong đời sống thường nhật, gồm cả nỗi đớn đau khôn lường do cái chết mang lại. Tất cả được thi hào sáng tác trong khoảng thời gian từ 1830 đến 1855 và cho xuất bản năm 1856.
Trong số
những bài ghi lại nỗi đớn đau vì tử biệt trong Les Contemplations, vô số
độc giả trong cũng như ngoài nước Pháp đã coi bài Demain, dès l’aube như một tuyệt tác mà có người đã học thuộc lòng ngay
sau lần đọc đầu tiên.
THIÊN HƯƠNG: CHẬP CHÙNG THOÁNG NHỚ
Tháng mười một, mùa đông lẽ ra phải hết từ lâu. Đường phố đã vắng hẳn những bóng hoa đào hồng rực hay màu mimosa vàng óng, vậy mà sao cái lạnh cắt da vẫn còn ùa tới và những buổi chiều rời sở trời vẫn còn tối sẫm với những cơn mưa lạnh buốt lê thê. Ngày vẫn còn rất ngắn vậy mà những buổi sáng đã bắt đầu ngẩn ngơ khi ngước nhìn những đường phố rợp những hàng cây xanh mềm bóng lá. Trong các mall đã bắt đầu ngập quần áo mùa xuân, mùa hạ. Các hàng hiệu đã thấp thoáng những cây thông và hàng hóa Giáng sinh.
Một năm đã lại sắp hết, sao ngày tháng trôi đi nhanh quá, chiếc lá
này chưa kịp xanh chiếc lá khác đã nhạt nhòa. Mùa này chưa qua, mùa khác đã vội
tới, nên những tuổi đời cũng giục giã tàn phai.
Mới buổi sáng tỉnh giấc, đi trong làn sương mỏng, lớp sương mù hình
như chưa tan hết đã thấy sương chiều rải rác quanh đây. Những buổi chiều, sao
tôi vẫn sợ những buổi chiều như thế. Lạnh, mưa và ướt át. Đường phố giờ tan sở
ngập bóng người đi vội vã. Những bóng người dưới trời mưa lạnh hình như đã tan
đi phần nào sinh khí, chỉ còn tiếng gót giày khua trên bờ phố và những khuôn
mặt mệt mỏi sau giờ làm việc. Những bóng người đi bên cạnh tôi đã bao ngày
nhưng vẫn không một lần thoáng hiện niềm vui khi nhìn thấy nhau. Những khuôn
mặt lạnh lẽo như bằng sáp, đủ để cho những cơn gió sắt se lạnh lại càng thêm
hiu hắt.
TRẦN CÔNG SUNG: CUBA SÍ, CUBA NO (Mười Ngày Ở Cuba)
Du ký viết vào năm 2003 của
Mới đến La Havanne (La
Habanna), thủ đô Cuba ngày đầu, chạy một vòng trên những con lộ chính bạn ngạc
nhiên thấy một thành phố sạch sẽ, tấp nập với những ngôi nhà kiểu Y-pha-nho cổ
kính, đầy thẩm mỹ.
Đâu là cái nghèo đói của một xứ
đang phá sản mà báo chí Tây Phương mô tả, khi đề cập đến xứ của Fidel Castro?
Hay Charles Amavour có lý: “La misère serait moins pénible au soleil
” (cái nghèo đói dễ chịu hơn
dưới ánh sáng mặt trời).
Ở La Havanne vài ngày dần dần
bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên
ngoài che không nổi một xã hội lở lói,
mệt mỏi. Những ngôi nhà kiểu thuộc địa đã làm La Havanne nổi tiếng, cho La
Havanne là một cái quyến rũ như Hội An, được coi là kho tàng của nhân loại,
đáng được tích cực trùng tu, là do sự bảo trợ của Unesco và do tiền của du
khách đổ vào.
Fidel Castro cần tiền, hiểu
rằng du lịch là mối ngoại tệ chính, có thể cứu vãn chế độ đã trao toàn quyền
việc chỉnh trang cho ông Camilo Cienfeego, một kiến trúc sư đầy nhiệt thành,
hết lòng với La Havanne, quyết tâm xây dựng lại một thành phố đang đổ nát.
Đó là một trường hợp “the right
man in he right place” hiếm hoi. Tất cả những chức vụ khác đều nằm trong tay
những người có tuổi đảng, được ông Lider Máximo (lãnh tụ tối cao) tin tưởng.
Khả năng chuyên nghiệp chỉ là một chi tiết rất phụ thuộc.
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Không tự chuyển hóa là phản bội dân tộc
Cái đảng Cộng sản chắc phải “đốn” lắm rồi. Hết hội
nghị này tới hội nghị khác hô hào chỉnh đốn Đảng, rồi lại hô to hơn, phải tăng
cường chỉnh đốn Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng lại mới họp một hội nghị cán bộ toàn
quốc dạy dỗ cán bộ về tăng cường chỉnh đốn Đảng!
Đốn là đứa
nào mà phải chỉnh đi chỉnh lại hoài như vậy? Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, giải
thích chữ Chỉnh đốn 整頓: “sự gì, cái gì đã tán
loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.” Nguyễn Phú
Trọng đang lo chỉnh đốn Đảng bởi vì cái đảng của ông ta “đã tán loạn lâu rồi!”
Và ông muốn sửa sang nó “cho được như cũ.”
Cảnh toán loạn
trong đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ mấy chục năm nay rồi nhưng đến đời
Nguyễn Phú Trọng đã bùng nổ mạnh. Nguyễn
An Dân đã mô tả cảnh tán loạn qua mấy chữ: Đảng bắn nhau;
Đảng bắn Dân; Dân bắn lại Đảng!
Ngự Thuyết: NHỚ BÙI BẢO TRÚC (1944 - 2016)
Tôi
được tin anh Bùi Bảo Trúc bị bệnh đã khá lâu. Gần đây, anh vẫn thực
hiện mục Điểm Tin và Ngày Này Năm Xưa từ 10 giờ đến 10 giờ 30 mỗi
buổi sáng, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu mỗi tuần. Tuy nhiên thay vì tới
Đài Little Sài Gòn, anh làm việc tại nhà, dùng điện thoại nhà liên
lạc. Không những thế, chương trình của anh thường bị cắt hoặc gián
đoạn, giọng nói của anh có phần yếu ớt, chứng tỏ rằng bệnh tình
của anh không thuyên giảm.
Cung Vĩnh Viễn: GỬI THEO BÙI BẢO TRÚC
Như để thay cho tiếng giã từ
đài trổi lên bài hát Viễn du
đi cho thoả mộng giang hồ nhỉ
đâu ngỡ ông đi tít tít mù .
Cái mộng giang hồ thời xanh tóc
chẳng hay ông đã thỏa lòng chưa
đi học đi làm nơi xứ lạ
rồi tới lần đi đến mút mùa.
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
BÙI BẢO TRÚC [ 1944 – 2016 ]
nhớ Trúc
rồi khép lại một khấc mơ
một thời ươm mộng gió lùa sân văn
đâu sinh cư níu vĩnh hằng
buồn con nước lạ mênh mang về nguồn
bây giờ đường dọc mưa tuôn
đường ngang tuyết lú tích tuồng khất ghi
sẽ là
trường thành qua lối nọ
mình về lúc nắng qui
một phương trình hoạt náo
đã im lặng thầm thì
hoàng xuân sơn
18 tháng 12 năm
2016
Đỗ Xuân Tê: Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH
Nhà báo Bùi Bảo Trúc (1944-2016)
Làng báo hải ngoại vừa mất đi một cây bút
uy tín, tài năng và chuyên nghiệp. Cộng đồng người Việt hải ngoại mất đi một tiếng
nói thân thương, một đồng hương thân kính, luôn gắn bó với sinh hoạt đời thường
của những người con xa quê hương.
Từ nay, khó có một khuôn mặt thay thế
không phải chỉ có kiến thức đa dạng uyên bác như ông, mà về mặt truyền thông
phát thanh, báo chí khó có ai viết được như ông, nói được như ông, không hẳn chỉ
bằng thể loại, tùy bút ký mục
mà thương hiệu văn bút Thư gửi Bạn ta đã đưa ông trở thành Ký mục gia được
bạn đọc chấp nhận, yêu mến như cây viết hiếm hoi trong làng báo hải ngoại từ
nhiều thập niên qua.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Minh Anh/RFI: 2016: Năm của mọi sự bất ngờ
Một trong những
bất ngờ lớn trong năm 2016: Donald Trump
đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
REUTERS/Shannon Stapleton
Có lẽ sẽ
không ngoa chút nào khi đánh giá năm 2016 là “năm kinh khủng”, như Victor Hugo
đã từng ví cho năm 1871, năm mang đậm dấu ấn của cuộc xâm lăng Đức và thời kỳ
Công xã Paris. Nhưng năm 2016 cũng phong phú những sự kiện ngoài dự đoán mà
chúng ta có thể xem đấy như là năm của mọi sự bất ngờ. Vì sao?
Ông Renaud Giraud trên mục Ý kiến độc giả của báo Le Figaro ngày
20/12/2016 điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong năm qua và đề xuất hai hướng
đi cho ngành ngoại giao Pháp.
Brexit khai màn
Bất ngờ thứ
nhất chính là Brexit. Thông qua lá phiếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016, cử
tri Anh quốc đã quyết định chấm dứt 43 năm chung sống với Liên hiệp Châu Âu. Mối
họa tan rã dần dần Liên hiệp Châu Âu lăm le xuất hiện. Kết quả của cuộc bỏ phiếu
này trước hết thể hiện sự nổi dậy của người dân Anh chống lại tầng lớp lãnh đạo.
Hiện tượng bất mãn này giờ trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia phương Tây.
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Hoa
Tổng Giám đốc WTO, Roberto
Azevedo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 4/9/2016.
Cách nay đúng 15 năm, ngày 11
Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau
khi Chính quyền Hoa Kỳ đặc cách thỏa thuận một điều kiện đặc miễn là nền kinh tế
chưa đủ tiêu chuẩn gọi là thị trường. Ngày nay, điều kiện ấy đang là đầu mối
tranh cãi giữa Trung Quốc với nhiều nước khác.
Trung Quốc trục lợi bất
chính
Nguyên Lam: Thưa ông,
sau khi được Hoa Kỳ mở cửa đón nhận, cách nay 15 năm, ngày 11 Tháng 12 năm
2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngày nay, xứ này trở
thành nền kinh tế thứ nhì thế giới sau nước Mỹ, có khối dự trữ ngoại tệ lớn nhất
thế giới trị giá hơn 3.000 tỷ đô la và lại đang thách đố quyền lực của Hoa Kỳ
trên vùng biển Đông Nam Á khiến Tổng thống Tân cử của Mỹ là ông Donald Trump có
phản ứng gay gắy và cứng rắn. Vì vậy, trong chương trình cuối năm, xin đề nghị
ông phân tích lại bối cảnh của sự kiện và phác họa mâu thuẫn kinh tế giữa hai
quốc gia trong năm tới.
Phạm Chí Dũng: ‘Tôi xin tiết lộ với quý vị…’
Một người đàn ông tại máy rút tiền tự động
của ngân hàng Agribank. (Ảnh minh họa)
“Tôi
xin tiết lộ với quý vị là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng với một đối
tác tư nhân Việt Nam cũng đang có kế hoạch xử lý mua lại một Ngân hàng Thương mại
yếu kém (bị mua lại với giá 0 đồng) của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những
đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các Ngân hàng thương mại
yếu kém” - hầu như là lần đầu tiên từ khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn
Xuân Phúc phát ra một thông tin có vẻ bất ngờ và hãnh diện trước rất nhiều đối
tác quốc tế tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2016 vào tháng 12/2016.
Trần Quang Ninh: Một số vấn đề về người Hoa ở Việt Nam
Lịch sử lục
địa Đông Á không phải là lịch sử của chỉ riêng tộc người Hoa, người Hạ (sau hợp
nhất thành tộc Hoa Hạ, từ thời nhà Hán được gọi là người Hán) mà là lịch sử của
cả các tộc thuộc Bách Việt và các tộc người khác. Ngày nay ta nói đền nền văn
minh Trung Hoa, nhưng có lẽ nên gọi đó là nền văn minh Đông Á. Đó không phải là
nền văn minh của chỉ tộc người Hán mà còn là nền văn minh của các tộc người
khác, đặc biệt là của các tộc thuộc Bách Việt.
Trước thời Tần
Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), Trung Hoa chưa thể được xem là một quốc gia mà
đó là một tập hợp bao gồm một số quốc gia ở lưu vực sông Hoàng Hà. Quá trình
hình thành Trung Hoa là sự bành trướng ra xung quanh, thôn tính và sát nhập dần
các nước. Trong lịch sử hàng ngàn năm, không phải lúc nào Trung Hoa cũng là một
thực thể thống nhất và không phải luôn do tộc người Hán cai trị. Thuật ngữ “người
Trung Hoa” không đồng nghĩa với thuật ngữ “người Hán”. “Trung
Hoa” là danh từ chỉ một quốc gia, “người Trung Hoa” là để chỉ những
người sinh sống trên lãnh thổ quốc gia này. Còn “Hán” là danh từ chỉ một
tộc người.
An Tôn - VOA: Các luật sư: Án oan do cơ chế nặng về kết tội
Bộ trưởng Công an Việt Nam nói “động cơ không trong sáng” và “non yếu về nghiệp vụ” là những điểm yếu của các cán bộ công an dẫn đến các vụ án oan sai. Tuy nhiên, một số luật sư cho rằng cơ chế tố tụng, tư pháp thiên lệch về kết tội là nguyên nhân quan trọng.
Theo báo chí Việt Nam, trong một
cuộc họp báo hôm 21/12, nói về một số vụ oan sai trong thời gian qua, Thượng tướng
Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã chỉ ra những nguyên nhân là cán bộ điều tra có
“động cơ không trong sáng”, cũng như “thiếu giác ngộ về luật pháp, non yếu về
nghiệp vụ”.
Bộ trưởng Lâm nói thêm có một
nguyên nhân khách quan khác là hiện nay một cán bộ điều tra phải giải quyết rất
nhiều vụ án. Ông cho biết “trung bình một năm mỗi cán bộ điều tra thụ lý 10 vụ
án… Cá biệt, có địa phương, một điều tra viên phải điều tra 50 vụ án một năm”.
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Bùi Tín: Putin - Trùm tin tặc quốc tế?
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh tư liệu)
Quan hệ quốc tế Hoa Kỳ - Nga
đang rất căng thẳng, không phải chỉ vì Hoa kỳ và đa số các nước thành viên Liên
Hiệp Quốc lên án Nga đã ra mặt bênh vực, tiếp sức cho chính quyền độc đoán của
al-Assad ở Syria tàn sát dã man thường dân bị vây hãm ở phía đông thành phố
Aleppo, vi phạm cuộc ngưng chiến để di tản dân thường. Đây là tội ác chống nhân
loại đã gây nên cái chết của hơn 300.000 thường dân.
Có thêm một vấn đề nghiêm trọng
hơn nhiều. Đó là chuyện trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua chính quyền
Nga đã can thiệp cực kỳ thô bạo vào nội tình nước Mỹ bằng cách huy động bộ máy
trinh sát điện tử "đánh cắp" rất nhiều thư điện tử tuyệt mật của đảng
Dân chủ Hoa Kỳ, của bộ máy tranh cử của đảng Dân chủ và của ứng cử viên Hillary
Clinton, loan truyền và xuyên tạc các tin tức cực mật ấy, gây bất lợi cho bà
Clinton, tạo thêm thuận lợi cho ông Donald Trump khi cuộc đua đang ở thời điểm
quyết định nhất. Điều nghiêm trọng là theo Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
(CIA), đích thân Tổng thống Vladimir Putin đã tham gia chiến dịch đen tối này,
chỉ đạo các cuộc ăn cắp qua hệ thống điện tử để nhằm giúp cho kết quả chung cuộc
nghiêng về phía ông Trump, ứng cử viên mà ông Putin có cảm tình rõ rệt.
Nam Nguyên/RFA: Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời
Nâng niu hạt
lúa.
Việt Nam sẽ
phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ
đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền
công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.
Nhà nghèo
chơi sang
Theo tài liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nền nông nghiệp công nghệ cao được
hiểu là một nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Điển
hình như tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin IT, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng
cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Những khái
niệm như vừa nêu được cho là quá xa vời đối với những người không phải là
chuyên viên, đặc biệt đối với nông dân trực tiếp làm nông nghiệp. Câu hỏi đặt
ra là bằng cách nào một nền nông nghiệp còn trầy trật với cơ giới hóa và kỹ thuật
sau thu hoạch yếu kém, cũng như chính sách ruộng đất chia nhỏ cho hàng chục triệu
nông dân lại có thể đại nhảy vọt lên nền nông nghiệp công nghệ cao.
Cao Huy Huân: Tại sao nông sản Việt phải ‘mặc áo nhà người’?
Nông dân thu hoạch lúa ở làng Vĩnh Ngọc. (Ảnh
tư liệu)
Tôi đi nhiều nước trên thế
giới, cũng đọc và theo dõi nhiều thông tin về nông sản Việt Nam trong suốt nhiều
năm qua, và thấy rằng quả thật nông dân Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
Còn nhớ giai đoạn những năm 40 của thế kỷ trước, quân Nhật chiếm Việt Nam từ
tay Pháp, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, không có đất trồng cây lương thực nên
đói khát đã đành. Nay đất đai bao la bát ngát, thậm chí được xem là cái vựa
nông sản của khu vực nếu không muốn nói là của thế giới về nhiều mặt hàng như gạo,
cà phê, vải.... Vậy mà nông dân vẫn cứ nghèo, cứ phải nhổ cây này trồng cây
kia, cứ được mùa thì mất giá, được giá thì không có hàng mà bán, hàng sản xuất
ra nhiều, dân ăn không hết cũng không xuất khẩu ra nước ngoài được vì không đủ
chất lượng. Chuyện này bao nhiêu chuyên gia, báo chí đã mổ xẻ hoài, tôi chẳng cần
bàn thêm nữa.
nguyenanhtuan’s blog: Thủy điện Miền Trung và sự tha hóa của nền quản trị quốc gia
Sau một thời
gian im ắng những tiếng nói chuyên môn đối với nguyên nhân lũ lụt trầm trọng bất
thường ở miền Trung, gần đây, GS.TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi,
Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - một người đầy đủ thẩm quyền để phát ngôn về vấn
đề này, đã lên tiếng.
Đọc bài phỏng
vấn Giáo sư Hồng trên trang tin Một Thế giới ra ngày 19/12/2016(*) không khỏi
bàng hoàng trước những thông tin sau hàng chục cơn lũ tàn khốc ở miền Trung năm
nay lấy đi sinh mạng của 235 người, làm hơn 1 triệu người điêu đứng vì mất nhà
cửa, với tổng thiệt hại là hơn 37,000 tỷ đồng (~ 1,7 tỷ USD).
Hãy lược qua
những ý chính trong phần trả lời phỏng vấn quan trọng này của giáo sư Hồng.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Công Án Bia Sơn & Lực Lượng Quốc Dân
Anh Kim nói rằng anh ấy đánh giặc nội xâm là những quan tham nhũng, tham ô, phá hoại thành quả của đất nước. Đó là anh ấy có công chứ không phải có tội. - Bà Trần Anh Kim
Cách đây đã lâu, hôm 13 tháng 3 năm 2012, báo Quân Đội Nhân Dân có đăng tải bài viết (“Một Cuộc Chiến Tranh Ngầm”) với đoạn dẫn nhập, có phần hấp dẫn:
Núp dưới vỏ bọc doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng... một số phần tử cơ hội chính trị, phản động thực hiện chiến lược ‘diễn biến hòa bình’ chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng bằng tai mắt nhân dân và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng, bộ mặt thật của chúng đã lần lượt bị lật tẩy. Đáng chú ý là tổ chức chính trị phản động ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’ vừa bị Công an Phú Yên triệt phá. Đứng đầu tổ chức này là Phan Văn Thu (64 tuổi), ở xã An Thạch, huyện Tuy An. Trước năm 1975, Phan Văn Thu từng tham gia lính bảo an trong chế độ cũ.
Bằng chuyên án C611, đầu tháng 2-2012, Công an tỉnh Phú Yên đã triệt phá thành công tổ chức phản động này.... Các đối tượng bị khởi tố về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Phẫn nộ dâng trào
Nếu không được
ai nhắc, nhiều người Việt chắc không biết ngày kỷ niệm một biến cố quan trọng
trong lịch sử cận đại mới đi qua: Ngày 19 tháng 12. Những người ở lớp tuổi
80-90 có thể không quên. Nhưng lớp tuổi 50 trở xuống có thể không biết có chuyện
gì xẩy ra.
Một nhà trí
thức ở Sài Gòn, trên 80 tuổi, mới nhắc lại ngày kỷ niệm này, là Giáo sư Tương
Lai. Ông coi chương trình ti vi về biến cố lịch sử ngày 19 tháng 12 năm 1946,
ngày bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam. Nhưng coi xong,
Giáo sư Tương Lai lại nhớ đến bài thơ của Thâm Tâm: “Đưa
người ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng!” Trong lòng ông,
có những cơn sóng giào dạt khi nhớ lại những thanh niên Việt Nam đã quyết hy
sinh mạng sống trong cuộc chiến đấu kéo dài hai tháng ở Hà Nội sau ngày “Toàn
quốc kháng chiến” đó. Nhưng ông cũng cho thấy nổi lên một cơn sóng “phẫn nộ” vì
“Một sự nghiệp bị phản bội, thì gợi nhớ lại những trang hào hùng của sự nghiệp
ấy sẽ càng làm cho sự phẫn nộ dâng trào!”
Tô Hải: Lần đầu tiên, đọc báo Đảng mà mình vừa rơi nước mắt vừa buồn…cười!
Đấu giá tranh tiền cả mấy chục ngàn đô-la của họa sỹ VN đã qua đời. Ảnh: Internet
Chỉ mới hôm
qua, đọc trên báo Đảng, có chuyện buồn cười về tình trạng bi-hài trong giới văn
nghệ. Đó là: Ông Tổng thư ký Hội Nhà văn công khai trên báo chí: “Sẽ tính đến chuyện bán cả 2 trụ sở Hội
làm nhà hàng khách sạn để lấy tiền hoạt động trước nguy cơ Hội phải giải tán vì
Nhà nước cúp tài trợ! Chả khác gì: “Không chịu chi tiền cho chúng em thì chúng
em đành… nghỉ sáng tác vậy”!
Một chuyện
“làm mình làm mẩy” đến nực cười! Nhưng, hôm nay, mở tờ Tuổi Trẻ lại có một
tin về văn hóa nghệ thuật động đất, động trời chưa từng xảy ra tại đất nước VN.
Một tin làm cả hàng ngàn văn nghệ sỹ chân chính không thể không thét lên: “có
thế chứ!”, bởi tính chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của nó rõ ràng là đã
quá… “tích cực”, dù cái thể chế hiện nay người ta đang hô hào tiếp tục “đổi mới”,
nhưng nói thẳng ra rằng: nó đang ngày càng đâm đầu vào bụi rậm mà chẳng tìm ra
cái ný sự cùn nào để khẳng định nó là dơi hay là chuột! Bài báo như sau: Phiên đấu giá mỹ thuật đầu tiên VN: 40 ngàn USD tranh Lê Phổ.
Cát Linh/RFA: Chính phủ ở đâu khi miền Trung chìm trong lũ?
Một người
đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông
ở Bình Định hôm 18/12/2016. AFP
photo
Hàng loạt đập
thuỷ điện ở miền Trung và Nam Trung Bộ trong hơn một tháng qua liên tiếp xả lũ
dồn dập gây thiệt hại lớn đến đời sống người dân địa phương.
Nhiều ý kiến
cho rằng Chính phủ chỉ quan tâm đến kinh tế mà đặt nhẹ sự mất mát của người
dân, kể cả có thể đã do có vấn đề lợi ích nhóm trong việc cấp giấy phép làm thuỷ
điện.
Ngày 16
tháng 12, hàng loạt báo chí trong nước cùng đưa tin về các các thuỷ điện đồng
loạt xả lũ dồn dập, nhấn chìm hoàn toàn các vùng hạ lưu.
Báo Tuổi trẻ
đưa tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận có 13 hồ chứa thuỷ điện của
các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ. Cùng ngày, thuỷ điện sông Tranh 2 tăng lưu lượng
điều tiết.
Dồn dập những
quyết định xả lũ vì mưa lớn vượt quá khả năng tích nước của hồ thuỷ điện ở miền
Trung làm cho người dân từ Bình Định cho đến Hội An hứng chịu những trận ngập
“chưa từng thấy”.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dùng phép Đả Hổ để Đập Ruồi!
Nhìn lại phản
ứng của Hoa Kỳ với hai vụ đánh cắp!
Tuần qua,
hình như Hoa Kỳ bị thách đố từ cả hai mặt. Từ Liên Bang Nga là vụ đánh cắp điện
thư trên không gian ảo để tác động vào kết quả bầu cử tổng thống. Từ Trung Cộng
là vụ Bắc Kinh đánh cắp một tầu ngầm tự động của Mỹ ngoài hải phận quốc tế. Cả
hai biến cố cho thấy nhược điểm của Mỹ là… cái đầu!
Thứ nhất, từ
Tổng Thống Barack Obama xuống tới các cơ quan an ninh và giới lãnh đạo Quốc Hội
đều nói đến việc chính quyền Vladimir Putin của Nga đã xâm nhập mạng điện toán
của Hoa Kỳ để chi phối kết quả bầu cử, khiến ứng cử viên Cộng Hòa là ông Donald
Trump thắng cử. Sự thật thì mọi quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đều tìm cách ảnh hưởng
đến xứ khác qua nhiều phương thức chìm nổi khác nhau tùy theo khả năng. Nếu các
chính quyền Nga và Tầu không làm chuyện ấy thì mới là điều ngạc nhiên. Điều
đáng ngạc nhiên là chính tổng thống Mỹ lại nhảy vào cuộc, công khai ra lệnh điều
tra rồi còn nhắc lại cho dư luận qua cuộc họp báo.
Tương Lai: Khơi dậy lòng tự hào tự tôn dân tộc ư? Bằng cách nào?
Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc Kháng chiến 19.12.1946 càng khơi dậy sự phẫn nộ trong lòng mỗi người Việt Nam có lương tri đang ưu tư về vận nước khi truyền thống vẻ vang đang bị băng hoại vì một bộ phận cầm quyền chóp bu đặt lợi ích của chúng, được khoác cho tấm áo “ý thức hệ” rách nát lên trên Tổ quốc và dân tộc...
Mặc cho nước
mắt giàn giụa, tôi vẫn chú mục vào màn hình tivi đang có hình ảnh “Hà Nội 12
ngày đêm”. Những giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn nhờ những hoài niệm ập đến.
Vâng, thanh lọc tâm hồn! Để làm gì? Để tìm lại cho mình những phút sống cứ ngỡ
đã một đi không trở lại bởi những uế tạp nhiễu nhương đang đầu độc mình, mà dù
có gắng hết sức để xua đi bộ mặt lì lợm ấy, vẫn chất giọng ngái ngủ đều đều
phát buồn nôn ấy mà vẫn không sao thoát được. Thế rồi, từng hình ảnh, từng câu
chuyện kể lại của Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như một chất tẩy độc
loại bỏ cái ám ảnh tệ hại kia ra khỏi đầu óc.
Những hoài
niệm ấm lòng bật dậy, lay động tâm hồn. Chẳng hiểu sao chợt nhớ đến câu thơ
Thâm Tâm: “Đưa người ta không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
cho dù thơ của con người Hà Nội ấy viết từ những năm 40.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)