Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016
Nguyễn Hoài Vân: «Vô Ngã» với Hume, Pascal, Montaigne, Bergson, Rimbaud, Sartre … với vài ý kiến cá nhân
"Vô ngã" trong truyền thống triết học Tây Phương, đại khái là
không chấp nhận có một cái gì thường hữu, có tính cách "bản thể", thuộc về riêng mình,
đàng sau những nhận thức, tri giác, suy tư v.v... Nó có một số ích lợi trong
tâm lý trị liệu, hay trong đời sống thường ngày. Đơn giản nhất là đỡ mất công đi tìm
"cái tôi", "tìm về với tôi", lo lắng cho "cái tôi" ấy trong đời này, rồi
cả đời sau, tốn
hao năng lượng, thời gian, lãng phí hiện tại.
Chúng ta bắt đầu bằng một đoạn văn của Hume :
« (...) Khi đi sâu vào điều mà mình gọi là "cái tôi", thì tôi luôn gặp phải một tri giác nào đó : nóng lạnh, sáng tối, thương ghét, đau đớn hay lạc thú. Tôi không thể nắm bắt được "cái tôi", vào bất cứ lúc nào, một cách biệt lập với một nhận thức, và chỉ có thể nhìn ra nhận thức ấy.
Khi tri giác của tôi tạm ngừng trong một thời gian nào đó, thí dụ trong một giấc
ngủ ngon, lúc mà tôi không còn ý thức được "cái tôi", thì có thể nói
rằng trong thời gian ấy
tôi không hiện hữu.
Khi toàn bộ nhận thức của của
tôi biến mất trong sự chết, khi tôi không còn có thể suy nghĩ, không còn nhìn
thấy, hay cảm thấy bất cứ gì, và mọi yêu ghét cũng chấm dứt, khi ấy, khi cơ thể
tôi tan rã, thì tôi sẽ hoàn toàn biến mất, và không làm sao có thể tìm ra được
một phương cách nào hữu hiệu hơn thế, để biến tôi thành một người chết hoàn hảo.
Nếu có ai, sau những suy tư
nghiêm túc và khách quan, mà nghĩ được rằng mình có một hiểu biết khác về chính
họ, thì tôi phải thú nhận rằng tôi không thể lý luận nhiều hơn với người ấy. Bất
quá, tôi có thể chấp nhận rằng người ấy có thể có lý, cũng như tôi, và sự suy
nghĩ của chúng tôi hoàn toàn cách biệt ở điểm này. Không chừng người ấy cảm nhận
được một điều gì đơn giản và chắc chắn mà người ấy gọi là "cái tôi",
nhưng điều tôi chắc chắn là tôi hoàn toàn không nhìn thấy được nơi mình một bản chất tương tự ».
(Hume - Traité de la nature humaine, livre I, 4ème partie, section VI)
(Hume - Traité de la nature humaine, livre I, 4ème partie, section VI)
Nhận xét : Quan điểm này được điều chỉnh bởi Kant với khái niệm "tiên nghiệm", và nhất là bởi phân tâm học với khái niệm vô thức : có những thứ bạn không cảm nhận được, nhưng vẫn thuộc về bạn, vẫn "là" bạn. Thật ra vấn đề chỉ tạm thời giải quyết với Husserl, Merleau Ponty (hiện tượng học) … tức là mãi đến gần đây.
Quan điểm của Hume có thể có ích trong tâm lý trị liệu. Thí dụ như giúp bệnh nhân ý thức họ không "là" cái hiện trạng bệnh lý của họ, hàm ý "nó sẽ thay đổi". Tiếng Anh phân biệt rất rõ, như : "You are not depressed, you have a depression". Tiếng Việt thì thay vì "cô trầm cảm", có thể nói : "cô hiện có cảm giác trầm cảm ? Từ bao giờ ?"(gợi ý một khởi đầu để đồng thời gợi ý một kết thúc).
Nói
chung, khi
loại bớt được "bản ngã", thì nói chung, người ta sẽ thoải mái hơn
rất nhiều ...
Tiếp đến, mời đọc một đoạn văn của
Pascal :
« Một người ngồi
bên cửa sổ nhìn kẻ qua lại. Giả sử tôi có đi ngang qua đó, thì có thể nào nói
được là hắn đã ngồi đấy để được trông thấy tôi ? Không, người ấy không hề đặc
biệt nghĩ đến tôi.
Khi yêu mến vẻ đẹp của một người, thì có thực sự là mến yêu người ấy hay không
? Không, vì một cơn đậu mùa, giết đi vẻ đẹp mà không giết chết con người, sẽ
làm cho tình cảm kia biến mất. Rồi nếu người ta yêu thích tôi vì trí tuệ của
tôi, đó có thực là
yêu thích tôi hay không ? Không, vì tôi có thể mất điều ấy trong khi chính mình
vẫn còn hiện hữu.
Vậy « cái tôi » ở đâu, khi
nó không nằm trong thân xác hay tâm hồn ? Và làm sao có thể yêu mến thân xác
hay tâm hồn ngoài những đặc tính của chúng, những thứ không thể làm nên « Tôi »,
vì những thứ ấy đều hư hoại với thời gian ?
Có thể nào yêu mến bản chất
của một tâm hồn một cách trừu tượng mà không cần biết đến những đặc tính của nó
? Điều ấy không thể, và giả sử có thật, thì hoàn toàn vô nghĩa. Người ta không
bao giờ yêu mến bất cứ ai, mà chỉ yêu mến nhưng đặc tính của người ấy.
Vì thế, đừng diễu cợt những
kẻ tự vinh danh vì chức quyền địa vị, vì mọi người đều chỉ được ngưỡng mộ do những
đặc tính vay mượn của mình.
(PASCAL, Pensées, fragment 323)
(PASCAL, Pensées, fragment 323)
Ghi chú :
« Vì đó là người
ấy, vì đó là tôi » - Phát biểu này của Montaigne là một một phản
bác đối với quan điểm vừa nêu
của Pascal ("Người ta không bao giờ yêu mến bất cứ ai, mà chỉ
yêu mến nhưng đặc tính của người ấy").
Trong điện ảnh, phim Benjamin Button kể chuyện hai người yêu
nhau hoàn toàn chỉ vì "người ấy là người ấy", mà bất chấp mọi đặc
tính...
Sang đến Montaigne quan niệm «vô ngã » chủ yếu dựa trên
sự không thể nắm bắt được hiện hữu, vì nó luôn chuyển biến :
« Tôi không mô tả
một hiện hữu. Tôi mô tả một sự chuyển hóa : không phải chuyển hóa từ tuổi này
sang tuổi khác, mỗi bảy năm, như dân gian quan niệm, mà từ ngày này sang ngày
khác, giây phút này sang giây phút khác ... »
Montaigne - Essais - Livre III
Trong chiều hướng suy tư này, Sartre cho rằng hiện hữu là một sự trở thành... Không xa với Trần Đức Thảo trong Luận Lý Hiện Tại Sinh Động (xemhttp://triet-hoc-tam-linh.blogspot.fr/2015/11/luan-ly-hien-tai-sinh-dong.html?view=magazine)
Một hệ luận thực tế là : công kích hay
hoan hô một cá nhân là vô nghĩa,
vì khi bạn làm việc ấy, đối tượng của bạn đã chuyển hóa
thành một hiện hữu khác.
Phủ định hiện hữu
Thật ra, ý niệm « vô ngã » của
Montaigne đi xa hơn trong đoạn văn vừa trích rất nhiều, dù không thể nói thẳng
ra trong bối cảnh kềm kẹp tư tưởng ở thời ông. Hiện hữu mà ông nói đến ở dưới
đây là hiện hữu tuyệt đối, bản chất của hiện hữu, là … Thiên Chúa !
Mời xem bình luận của Lévy Strauss :
« Chúng ta hoàn
toàn không có một tương thông nào với hiện hữu » (Montaigne - Essais
II) : tất cả được tóm tắt trong xác quyết ấy (...) Và, tin chắc vào sự bất toàn
này, chúng ta không còn biết được rằng cái kiến thức tự phủ định chính mình ấy,
có thực sự là kiến thức hay không ?
Những người kế thừa Montaigne, như Descartes và Pascal chẳng hạn, đã đủ hãi hùng trước tư tưởng của ông, để tự gán cho họ cái sứ mạng, có lẽ được coi như chủ yếu, là phải khám phá ra những con đường để lẩn tránh tư tưởng này.
Claude Lévy Strauss - Histoire de Lynx
Những người kế thừa Montaigne, như Descartes và Pascal chẳng hạn, đã đủ hãi hùng trước tư tưởng của ông, để tự gán cho họ cái sứ mạng, có lẽ được coi như chủ yếu, là phải khám phá ra những con đường để lẩn tránh tư tưởng này.
Claude Lévy Strauss - Histoire de Lynx
Cái « Ngã » quay cuồng vô định
Bergson thì nhìn « ngã » không
phải như một tiến trình, một sự trở thành, như nói ở trên, mà như cát bụi quay
cuồng vô định :
« Như cát bụi
quay cuồng trong cơn gió, con người nhào lộn quanh chính mình, lơ lửng trong luồng
khí bao la của sự sống »
(Bergson - Evolution créatrice - 128-9)
(Bergson - Evolution créatrice - 128-9)
Ngọn gió làm quay cuồng « cát bụi bản
ngã » chính là thôi thúc trường tồn, như khái niệm « conatus » của
Spinoza : « sự vật (…) đều phấn đấu để duy trì sự hiện hữu của nó » Spinoza - Ethique -
Livre III - proposition 6.
« Cái tôi » trong trào lưu lãng mạn, với Arthur
Rimbaud :
Thôi thúc trường tồn đưa
đến tập trung vào
"cái tôi". Đólại chính
là một đăc tính của trào lưu lãng mạn. Tuy nhiên, suốt ngày lải nhải về "cái tôi",
như đám lãng
mạn "hạ cấp", cũng nhàm chán và vô nghĩa như sự vô nghĩa của chính
"cái tôi - cát bụi quay cuồng trong
cơn gió ».
Một các chính xác, trào lưu lãng mạn dựa trên niềm tin rằng tất cả đều ở
trong mình, và chỉ cần "quay về mình" là có thể biết được toàn bộ
nhân sinh.
Trào lưu ấy trở thành "hạ cấp" khi người ta không hiểu được cái ý nghĩa đích thực của "cái tôi".
Thật vậy, lãng mạn đúngnghĩa không phải là kể lể cà kê hôm nay tôi thế này, hôm qua tôi thế kia, hết thổn thức đến thê lương, thương thương ghét ghét, rồi "thức tỉnh" chuyện này chuyện khác, nghĩ suy trời nắng trời mưa v.v...
Trào lưu ấy trở thành "hạ cấp" khi người ta không hiểu được cái ý nghĩa đích thực của "cái tôi".
Thật vậy, lãng mạn đúngnghĩa không phải là kể lể cà kê hôm nay tôi thế này, hôm qua tôi thế kia, hết thổn thức đến thê lương, thương thương ghét ghét, rồi "thức tỉnh" chuyện này chuyện khác, nghĩ suy trời nắng trời mưa v.v...
"Cái tôi" đích thực
chính là "kẻ khác", như Rimbaud gợi ý trong đoạn trích sau :
"(...) Tôi là kẻ khác. Nếu dàn đồng nổi lên tiếng kèn, thì đó không phải là tại nó. Đây là điều rõ rệt đối với tôi : tôi chứng kiến sự phát nở của tư tưởng mình, tôi quan sát, nghe ngóng nó, tôi kéo vĩ cầm, và sự giao hưởng của âm nhạc rung động trong thâm sâu, hay nhảy vọt lên sân khấu.
"(...) Tôi là kẻ khác. Nếu dàn đồng nổi lên tiếng kèn, thì đó không phải là tại nó. Đây là điều rõ rệt đối với tôi : tôi chứng kiến sự phát nở của tư tưởng mình, tôi quan sát, nghe ngóng nó, tôi kéo vĩ cầm, và sự giao hưởng của âm nhạc rung động trong thâm sâu, hay nhảy vọt lên sân khấu.
Nếu bọn ngu dốt không chỉ nhìn thấy cái ý nghĩa sai lầm của Bản Ngã, thì chúng
ta đã không phải tốn công quét dọn hàng triệu bộ xương khô đã từ rất lâu tích
lũy những sản phẩm của trí tuệ đui chột của chúng nó, đồng thời hò reo hãnh diện
là tác giả của những thứ ấy (...)"
(Rimbaud - Lettre du Voyant)
Thái độ lãng mạn được mô tả ở đây là mở tâm hồn cho mọi việc nhân sinh rót vào trong đó. Cái tôi là tấm gương phản chiếu thân phận con người, là nhạc khí sẵn sàng cho cuộc sống gửi vào những tiếng nhạc, là sân khấu đón nhận những bi hài kịch của trần gian ...
Thái độ lãng mạn được mô tả ở đây là mở tâm hồn cho mọi việc nhân sinh rót vào trong đó. Cái tôi là tấm gương phản chiếu thân phận con người, là nhạc khí sẵn sàng cho cuộc sống gửi vào những tiếng nhạc, là sân khấu đón nhận những bi hài kịch của trần gian ...
Nếu tập trung vào "cái tôi" hạn hẹp, thì, theo Rimbaud, sẽ chỉ
để lại những thây ma hư thối, những bộ xương khô mà hậu thế phải tốn công dọn dẹp.
Ba « cái tôi »
Quay vào nội tâm của mỗi người,đa số hành
vi của con người, có thể được hiểu qua lăng kính của ba "cái tôi"
khác biệt :
1) Cái
tôi phi hữu,
không còn hiện hữu trong hiện tại. Nó là
cái nó "đã là" hay "sẽ là".
Thí dụ : một ông bộ trưởng thời trước 75,
chạy tỵ nạn qua Mỹ, thất nghiệp. Vợ dạy : « đi làm bồi bàn kiếm ăn ! ».
Ông bảo : tôi đường đường là một bộ trưởng không lẽ lại làm bồi bàn ?
Thí dụ khác : một ông công chức làng nhàng
thời nay không biết đấu hót sao đó, nghĩ mình sắp lên bộ trưởng. Vợ sai : « sách
giỏ đi chợ ! » Ông bảo : ta đường đường là một bộ trưởng tương lai, không
lẽ ...
2) Cái
tôi thường hữu :
Là cái tôi bị quy định. Nó là cái nó là,
không thể là gì khác. Như tảng đá là tảng đá, cây ổi là cây ổi, Đạt Lai Lạt Ma
là Đạt Lai Lạt Ma. Có nhiều yếu tố quy định cái tôi ấy, như :di truyền,
văn hóa, giáo dục, môi trường sinh sống, tương quan xã hội v.v... Thí dụ : Đạt
Lai Lạt Ma (DLLM) lúc nào cũng mang một bộ mặt, một giọng nói, thậm chí nội
dung những gì ông nói, chỉ nghe vài chữ đầu là biết ngay phần còn lại. DLLM
không thể làm cho chúng ta ngạc nhiên. Y hệt như anh lính gác lăng cụ Hồ. Mọi cử
chỉ động tác của anh ta, cách đi qua đi lại, nâng súng hạ súng, vung tay đá
chân, v.v... đều đã được quy định từ trước.
3) Cái
tôi tự hữu :
Không bị quy định. Nó « là cái nó
không là và không là cái nó là ». Nó hiện hữu tự nó. Một ông bộ trưởng mặc
quần xà lỏn áo thung ngồi nhậu ở quán cóc đầu đường chẳng hạn. Hay DLLM lên sân
khấu nhảy rock, hát nhạc Mickael Jackson ... Tính Nhân Bản nằm ở cái tôi này :
cục đá, con chó, cây ổi, không thể trở thành cái gì khác, con người thì có thể
làm chuyện ấy. Vì thế, trong giao tiếp thường ngày, khi DLLM nói đùa một câu,
người ta lập tức thấy ông dễ mến. Các kênh truyền thông rất ít nói đến những giảng
giải đạo lý hoàn toàn máy móc của ông ta, mà rất thích phát lại những câu khôi
hài ông ứng khẩu nói ra. Tương tự như vậy, khi một bác sĩ nói đùa vài câu với bệnh
nhân, hay tán chuyện bóng đá, chính trị, tình duyên mấy cô ca sĩ ... thì ông ta
thể hiện "cái tôi" này, tức khía cạnh nhân bản của một con người,
không chỉ đóng vai một ông bác sĩ, với
những hành vi "bác sĩ" đã bị quy định sẵn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy điều
ấy, và sẽ trả lại cho ông ta mảnh tình người mà ông ta đã trao cho họ.
« Cái tôi » như một sự trình
diễn
Nếu từ nội tâm nhìn ra ngoài, thì có thể
nhận xét là « cái tôi » cần được cảm nhận bởi người khác, cần được
trình diễn trên sân khấu của cuộc đời.
Lý do vì :
Một mặt, tôi không thể thấy được
« cái tôi thường hữu » bị quy định bởi những yếu tố mà chính tôi
không thể biết, nên tôi cần đến cái nhìn của người khác.
Mặt khác, « cái tôi tự hữu » tuy
là một câu chuyện được tôi kể cho chính tôi trước tiên, nhưng luôn cần sự thừa
nhận của người khác, rằng đó chính là câu chuyện « của tôi » (tôi là
con người « như thế »).
Thật ra, sự thừa nhận của người khác về
tôi cũng chỉ là một ý tưởng chủ quan, vì không ai biết được nội tâm của người
khác. Điều này cho thấy một sự « mù tối nhân đôi » : tôi không
biết về tôi đã đành, mà cũng không biết điều người khác biết về tôi ! Tức
là trở lại phát biểu của Montaigne đã nói ở trên : « chúng ta hoàn toàn không có một tương thông nào với hiện hữu » …
Mặc dù thế, sự chờ đợi phản hồi,về tôi, từ
người khác, cho ra hai khuynh hướng :
- Một là tự đồng hóa mình với một vai trò, một hình ảnh phổ quát trong xã hội.
Người ta quan niệm xã hội như một sân khấu với các diễn viên được ấn định sẵn,
và tìm cách chui vào một trong những sự trình diễn ấy. Một cách rộng rãi hơn,
các vai trò cũng có thể được phân chia thành giai cấp, thứ bậc trong xã hội. Một
người sẽ tìm cách để được thừa nhận mình thuộc về một giai tầng, một thể loại
nào đó, như thuộc giới « có học », « trí thức », tối ngày
khoe sách vở, giới « có tiền », xu hào rủng rỉnh, trang phục, nhà, xe
đắt tiền, giới « giác ngộ tâm linh », phì phò thiền quán, bàn chuyện chân tâm, thường đạo, giới « giác ngộ chính trị »,
thường trực phẫn nộ, đấu tranh vung vít, v.v…
- Khuynh hướng thứ hai là thái độ « bất cần đời »,
thích gì làm nấy, phô bày một lối sống, lối cư xử, bị coi là lố lăng, ngoài những
quy ước xã hội, như muốn ném vào mặt người khác sự kém cỏi, hẹp hòi, phù phiếm,
vô nghĩa, của họ.
Cả hai khuynh hướng này, trong thực tế, đều
đặt trọng tâm nơi « cái tôi », trong sự lệ thuộc vào nhãn quan của
người khác. Chúng đều là sự phô bày chính mình, như « cái tôi không phải
là tôi » (vì chỉ là một sự trưng bày), che dấu những căng thẳng, những ước
mong và nuối tiếc, kể cả trong sự tìm kiếm « cái tôi » thực sự.
Việc truy tìm « cái tôi » thực sự
ấy, với những hy vọng và thất vọng của nó, nối dài trong thời gian, không là gì
khác hơn …« cuộc sống » !
Nguyễn Hoài Vân
16/10/2016