Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Ngô Nhân Dụng: Châu chấu Singapore voi Trung Cộng


Singapore mới bị mất chín thiết vận xa hiệu Terrex. Những chiếc xe chuyên chở quân lính, trên đường từ Cao Hùng (Kaohsiung), một hải cảng của Đài Loan, đi tới đảo quốc Singapore, ghé Hồng Kông thì bị hải quan sai áp. Chính quyền Hồng Kông đã khám phá ra “mớ hàng lậu” này vì được tình báo Trung Cộng cho tin, Hồng Kông là một khu tự trị thuộc Trung Quốc từ năm 1997.
Sau khi báo đài thế giới loan tin ồn ào về vụ tịch thâu này, ngày 24 tháng 11, thì bốn ngày sau, bộ ngoại giao Bắc Kinh mới lên tiếng. Phát ngôn viên Cảnh Sảng (, Geng Shuang) nói rằng Trung Cộng cương quyết chống các quốc gia giao thiệp với Trung Quốc không được có quan hệ chính thức với Đài Loan trong việc trao đổi và hợp tác quân sự. Trung Cộng đã báo cho Singapore biết rằng họ phải tôn trọng nguyên tắc “Chỉ có một nước Trung Hoa.”
Nhưng cả thế giới đều biết Singapore đã từng quan hệ mật thiết với Đài Loan từ hơn 40 năm qua. Năm 1974, hai “đảo quốc” Trung Hoa Dân Quốc và Singapore đã hợp tác với nhau trong Chương trình “Tinh Quang” (Project Starlight), theo đó quân đội Singapore được phép dự việc huấn luyện và thao diễn tại Đài Loan. Nhiều chục ngàn quân sĩ Singapore đã cùng tập trận hoặc được Đài Loan huấn luyện. Việc hợp tác này trở thành công khai, khi có nhiều quân nhân Singapore tử nạn ở Đài Loan và báo chí loan tải đầy đủ, ít nhất có tới 10 vụ. Đặc biệt hơn nữa, trong thập niên 1970, quân đội Singapore đã sử dụng các sĩ quan Đài Loan, như Đại tá Liu Ching Chuan làm tư lệnh Không quân, và Khoo Eng An làm tư lệnh hải quân tên tuổi được công bố.

Bùi Tín: Nhìn tổng quát, đất nước thật sự ra sao?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, 
nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ngày 13/11/2016.

Ngày 13 tháng 11 vừa qua, tại thôn Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc và có bài nói chuyện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nội dung quan trọng nhất được nhiều người chú ý là những lời "vàng ngọc" sau đây của ông Trọng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này! Chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống bà con có nghĩa có tình. Đây không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là thay đổi của cả nước". Ông nói thêm: "Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn".

Mặc Lâm/RFA: Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016. 
Dư luận xã hội đang tranh luận về việc Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có quyết định để tang Chủ tịch Fidel Castro của Cuba với hình thức Quốc tang.
Chúng tôi có đồng minh?
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào quy định tổ chức một Quốc tang cho bất cứ ai. Tuy nhiên theo một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2012 thì một lễ Quốc tang cho cá nhân sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau: thứ nhất bốn vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội dù đang tại chức hay mãn nhiệm khi chết đều được cử hành Quốc tang. Trong trường hợp đặc biệt một cán bộ cao cấp nào đó có công lao to lớn với quốc gia hay quốc tế sẽ được xét và tổ chức Quốc tang. Tuy nhiên theo luật cán bộ ban hành năm 2008 thì người này phải là công dân Việt Nam.

Bùi Văn Phú: Không để nước Mỹ đi lùi

Tài liệu hướng dẫn về bầu cử 8/11 bằng tiếng Việt
ở California. (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Tay cầm lá phiếu phân vân,
Bầu Trump hay chọn Clinton kỳ này

Những ngày trước bầu cử 8/11 vừa qua, khi nhận được phiếu bầu qua đường bưu điện tôi đắn đo mãi trong việc chọn ai làm tổng thống vì cả hai ứng cử viên năm nay đều không xứng đáng và không thể tin được.

Cho đến hai hôm trước ngày bầu cử tôi mới quyết định, không chọn người ít xấu nhất và cũng không chọn ai trong năm ứng cử viên để làm lãnh đạo Hoa Kỳ. Tôi đã chọn chính tôi, ghi tên mình vào mục Write-in trong phần bầu chọn. Đó là lựa chọn của tôi.

Thực ra, kết quả bầu chọn tổng thống ở California đã được tiên đoán trước ai thắng, đó là Hillary Clinton vì Đảng Dân chủ đã thắng liên tiếp ở Tiểu bang Vàng từ năm 1992. New York cũng sẽ bầu chọn ứng cử viên Dân chủ, như từ bầu cử 1988 đến nay. Còn Texas chắc chắn sẽ chọn Donald Trump vì từ 1980 đến nay bang này chưa một lần chọn ứng cử viên Dân chủ.

Cao Huy Huân: Hộ khẩu khiến dân ‘á khẩu’

Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa)
Báo chí Việt Nam một lần nữa đưa tin hàng triệu người dân thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc nhập hộ khẩu do những thủ tục liên quan đến quy định diện tích nhà ở bình quân. Bài toán này rõ ràng là rất cũ, nhưng cho đến nay cơ quan chức năng vẫn loay hoay ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Mở luật ra đọc để biết điều kiện có thể thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy rối bời bởi quy định này kéo theo quy định kia, có nhiều điểm mãi vẫn chưa hoàn thiện. Ví dụ, luật quy định muốn có hộ khẩu ở Sài Gòn phải tạm trú ít nhất 2 năm trở lên. Sau đó còn phải đảm bảo ít nhất 3 điều kiện, trong đó có yêu cầu phải có chỗ ở hợp pháp bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. Dù vậy đến nay các quy định về diện tích nhà ở nội thành, ngoại thành vẫn còn là một ẩn số.
Ở góc độ luật pháp, nhìn nhận một cách khách quan, quản lý theo hộ khẩu là phân biệt đối xử theo nhóm người, vi phạm quyền bình đẳng và tự do cư trú của công dân. Những quyền lợi này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp của Việt Nam. Điều này khiến người nhập cư chịu thiệt thòi rất lớn. Một chuyện cười ra nước mắt là đủ tiền mua nhà ở Sài Gòn, nhưng phải chờ đến ít nhất là 2 năm để có thể được xem là “người Sài Gòn” theo quy định (vì phải chờ có hộ khẩu). Trong khi đó, tờ giấy hộ khẩu lại liên quan đến hàng tá thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến quyền lợi người dân trong vấn đề xin việc làm, chuyện ăn học của con cái, phúc lợi xã hội, y tế công cộng, hay ngay cả chuyện đăng ký điện nước, Internet hay mua xe máy.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Phạm Chí Dũng: Vì sao Quốc Hội Việt Nam hoãn thông qua Luật Về Hội?

Không ngoài dự đoán của phần lớn giới quan sát độc lập, kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc Hội Việt Nam đã “nhất trí cao” với đảng cầm quyền về việc hoãn thông qua Luật Về Hội.
Buổi sáng Washington và buổi chiều Việt Nam
Luật Về Hội đã suýt được thông qua ngay đầu kỳ họp quốc hội vào cuối Tháng Mười. Tuy nhiên, nội dung khi đó của Luật Về Hội lại mang tính “siết” về nhiều vấn đề, khác hẳn với bản dự thảo Tháng Mười, đến mức một luật sư nhân quyền là ông Trần Vũ Hải phải cảnh báo Dự Luật Về Hội này là “luật phản động.”
Vào buổi sáng ngày 25 Tháng Mười, các đại biểu quốc hội đã “tập trung thảo luận” theo hướng vẫn chấp nhận quan điểm của bản giải trình của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về “siết hội” mà không có bất kỳ đại biểu hoặc đề xuất nào trong nghị trường nằm ngoài “đường ray.”
Chỉ ngay sau cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh và ông John Kerry tại Washington, DC vào buổi sáng ngày 25 Tháng Mười, đến cuối giờ chiều ngày hôm đó (giờ Việt Nam) Dự Luật Về Hội mới bất ngờ được ông Lê Vĩnh Tân, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, cơ quan về danh nghĩa là “chủ trì soạn thảo Dự Luật Về Hội, nêu trước Quốc Hội: “Thừa nhận việc chuẩn bị dự án luật chưa được chu đáo, và vì còn nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo luật nên cần có thời gian chuẩn bị tiếp để trình Quốc Hội tại kỳ họp sau, tạo sự đồng thuận cao mới thông qua luật.”

Mặc Lâm/RFA: Bị hăm dọa sau khi phát hiện tàu xả chất thải xuống biển

Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11. - Ảnh chụp từ video clip

Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook cá nhân của anh nhưng sau đó bị công an Hà Tĩnh hăm dọa, buộc anh phải gỡ bỏ clip này xuống.
Liên quan Formosa?
Mặc Lâm tìm hiểu thêm câu chuyện qua lời kể của anh sau đây, trước tiên anh Hùng cho biết:
Nguyễn Đức Hùng: Em tên Nguyễn Đức Hùng em đang ở Giáo xứ Đông Yên Thôn Hưng Yên Kỳ Anh Hà Tĩnh. Lúc 17 giờ ngày 20 tháng 11 năm 2016 tức là chiều Chúa Nhật bọn chúng em đi trên biển thì gặp chiếc tàu mang số hiệu HN1111 đang xả thải trên vùng biển Sơn Dương cách đào Sơn Dương 3,2 hải lý. Sau khi chúng em gặp thì chúng em có quay phim chụp hình sau đó chạy lại sát con tàu để tỏ thái độ bức xúc và trao đổi với người ta và nói với tàu đó là không được xả chất thải bừa bãi nhưng nó vẫn tiếp tục xả thải xuống biển.
Chất mà tàu này xả ra tính về nguy hiểm thì mình chưa biết được chứ còn trước mắt mình thấy thì chất thải xả ra nó có màu đen ngòm và rất thối chịu không được. Chúng em có nói với tàu này ngưng xả thải nhưng nó vẫn xả. Do đó chúng em có quay video clip và mang cái clip này lên trang Facebook cá nhân của em.

Song Chi: Fidel Castro qua đời và Việt Nam

Cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro (phải) trong cuộc gặp với Tổng Bí thư 
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng (trái) tại Havana hôm 13/4/2012.
AFP photo

Cuối cùng thì Fidel Castro, lãnh tụ cách mạng Cuba, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản Cuba, một trong những nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất (47 năm) và mang tính biểu tượng nhất thế giới, đã qua đời ngày 25.11 ở tuổi 90.
Nếu như đối với người dân của nhiều quốc gia trên thế giới, cái chết của Fidel Castro chả có ý nghĩa gì, chỉ là một nhân vật độc tài đã sống quá lâu mới chịu ra đi, thì ở VN cái chết của Fidel Castro được đề cập đến khá nhiều, cả trên báo chí chính thống của nhà nước lẫn các trang blog, trang mạng xã hội.
Đứng về phía nhà nước cộng sản VN thì chả có gì khó hiểu. Chỉ có vài quốc gia còn sót lại trên thế giới là do đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng cộng sản Cuba và đảng cộng sản VN từng một thời gắn bó, Cuba cũng như các nước XHCN khác đã ra sức ủng hộ, giúp đỡ Bắc VN trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Mối giao tình ấy sau này tuy có nhạt đi phần nào khi VN đi theo mô hình “đổi mới” của Trung Quốc, chuyển sang làm ăn kinh tế thị trường trong lúc Cuba vẫn trung thành với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, mọi thứ đều được quốc hữu hóa, nhưng đảng cộng sản VN vẫn giữ mối quan hệ với nước cộng sản anh em này.

Thu Hằng/RFI: Fidel Castro qua đời, Cuba tiếp tục sống

Vòng hoa tưởng niệm Fidel Castro tại sứ quán Cuba ở Hà Nội, 
ngày 28/11/2016.REUTERS/Kham

Fidel Castro qua đời tối 25/11/2016 tại La Habana, toàn dân để quốc tang 9 ngày, trước khi đưa tro hài cựu lãnh đạo về yên nghỉ tại Santiago, quê hương cách mạng Cuba, vào ngày 04/12. Các nhật báo Pháp ngày 28/11/2016 dành nhiều giấy mực để phác họa chân dung gây tranh cãi của « Líder máximo » và tương lai của quốc đảo.
Libération dành nguyên trang nhất để đăng hình ảnh Fidel Castro cùng lời kể « Ngày xửa ngày xưa có một cuộc Cách mạng » để bắt đầu câu chuyện về « một lãnh tụ giải phóng dân tộc nhưng sau trở thành một nhà độc tài ». Bài xã luận, trong phụ san đặc biệt của Libération cho rằng cái chết của vị lão trượng Cuba đến quá muộn : 16 năm sau khi chấm dứt một thế kỷ cách mạnh mà Fidel Castro là tâm điểm và 27 năm sau khi thế giới cộng sản tan rã.
« Líder máximo » là một huyền thoại nhưng cũng là hiện thân của nhiều vấn đề trái ngược nhau : từ giấc mơ đang được thực hiện đến niềm kiêu hãnh của thế giới Mỹ Latinh trước gã khổng lồ Hoa Kỳ, từ nhà kiến thiết đối trọng với các cường quốc thế giới đến sự trì trệ quan liêu hay ngăn cản giới trí thức, bắt giữ người đồng tính và bỏ qua mọi nguyền tự do dân sự…

c/VOA: Câu chuyện lá cờ và hòa hợp hòa giải dân tộc



Hành động của ông Hùng khơi dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại.
Một sự kiện gây chú ý trong tuần này khi một du khách Việt Nam thông báo ý định mặc trang phục cờ đỏ sao vàng đến thăm khu Little Sài Gòn của người Việt tị nạn cộng sản ở Nam California để kêu gọi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc.’
Khi chính thức xuất hiện tại Phố Bolsa trong bộ áo dài với màu sắc đỏ-vàng, ông Lê Đình Hùng (còn có biệt danh là Hùng Cửu Long) đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt tại đây.
Khi được cảnh sát giải vây, ông Hùng giải thích rằng với tư cách người tự ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông muốn tới đây để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào hải ngoại.
Hành động của ông Hùng khơi dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại và những tranh luận về lời kêu gọi hòa hợp-hòa giải dân tộc.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Lê Phan: Câu chuyện ngoại giao

Hồi tôi còn đi học, một trong những cuốn sách được coi như là nền tảng của ngành ngoại giao là cuốn sách của Sir Harold Nicolson, một nhà ngoại giao Anh sau ra ứng cử hạ viện. Mang cái tên Diplomacy: A Basic Guide to the Conduct of Contemporary Foreign Affairs, viết hồi năm 1939, cuốn sách mỏng này trong một thời gian đã được coi như bửu bối của ngành ngoại giao.
Trong cuốn sách này, Sir Harold đã lập ra một danh sách mười sáu tính tốt cho một nhà ngoại giao lý tưởng và một nền ngoại giao lý tưởng. Trong ngoại giao Anh Quốc, có thời người ta gọi nó là “Nicolson Test.” Danh sách đó là: Sự thật, chính xác, điềm đạm, kiên nhẫn, bình tĩnh, khiêm nhường, trung thành, thông minh, kiến thức, biết nhận thức, thận trọng, hiếu khách, lịch sự, chăm chỉ, can đảm và khéo léo.”
Mấy hôm nay Anh Quốc đang ồn lên vì chuyện ông Nigel Farage, lãnh tụ của một đảng chính trị đang giãy chết, đảng UK Independent Party, bỗng đột nhiên được tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ “đề nghị” với chính phủ Anh để đưa sang làm đại sứ Anh tại Washington, DC.

Mạnh Kim: Cuba của Fidel


Hình ảnh thủ đô Havana. Nguồn: internet

Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).
Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.

RFI: Trường Sa: Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây

Đá Xu Bi - Ảnh vệ tinh chụp ngày 24/07/2016.Nguồn amti.csis.org
Một bệnh viện mới, ba phi đạo dài 3.000 mét, năm ngọn hải đăng, một vùng phủ sóng viễn thông 4G ở mức 100%... Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Mục tiêu của Bắc Kinh rất hiển nhiên : củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông thông qua các tiền đồn cách xa lục địa Trung Quốc cả ngàn cây số.
Trong bài phân tích mang tựa đề « Trung Quốc củng cố các vị trí trên Biển Đông », đăng ngày 24/11/2016 trên trang web East Pendulum, chuyên gia Pháp Henri Kenhmann đã giải mã ý đồ của Bắc Kinh qua việc xây dựng 5 loại công trình khác nhau trên các đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes). Dưới vỏ bọc dân sự, đây là những cơ sở được dùng vào mục tiêu quân sự, phục vụ đắc lực cho các lực lượng võ trang mà Trung Quốc đã triển khai để khống chế Biển Đông.

Đ. D./Người Việt: Trump: ‘Tôi bị thua phiếu phổ thông vì bầu cử gian lận’

Ông Donald Trump: “Tôi bị thua phiếu phổ thông 
vì bầu cử gian lận.” (Hình: Drew Angerer/Getty Images) 

NEW YORK, New York (NV) – Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm Chủ Nhật nói rằng sở dĩ ông “không thắng phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử vừa qua là vì có gian lận, trong đó có hàng triệu người đi bầu bất hợp pháp.”
Ông viết trong Twitter như sau: “Không chỉ thắng lớn số phiếu đại cử tri, tôi còn thắng luôn số phiếu phổ thông, nếu quý vị trừ ra hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp.”
“Nếu luật bầu cử tính theo phiếu phổ thông, tôi còn thắng dễ hơn là thắng phiếu đại cử tri, và tôi chỉ cần vận động tại ba hoặc bốn tiểu bang, thay vì 15 tiểu bang như tôi đã đến. Tôi đã có thể thắng đễ dàng hơn và thuyết phục hơn (nhưng các tiểu bang nhỏ sẽ bị bỏ lơ),” ông tweet thêm.
Đây là lần đầu tiên ông Trump tố cáo bầu cử gian lận cho dù ông là người chiến thắng, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể có gian lận tràn lan như vậy.

Nam Nguyên/RFA: Thủ tướng “gõ đầu” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Tại Hà Nội, ngày 21/11/2016, ông Mai Tiến Dũng 
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 
và Tổ Công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình và nêu giải pháp tập trung khắc phục 7 vấn đề lớn liên quan tới Nông nghiệp –Nông dân – Nông thôn. Nam Nguyên trình bày một số thông tin liên quan.
Vì sao cải cách chậm
Tại Hà Nội, ngày 21/11/2016, ông Mai Tiến Dũng Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổ Công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo các nguồn tin chính thức, qua Tổ Công tác Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  giải trình và nêu giải pháp khắc phục 7 vấn đề lớn. Những vấn đề này thể hiện tình trạng bế tắc ở nông thôn, nơi qui tụ 70% dân số Việt Nam, cũng như sự trì trệ đối với những cải cách đã được đặt ra từ nhiều năm trước.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Trần Từ Mai: Dịch thơ Nguyễn Du: Thăng Long

Trình bày: Ngọc Dung


ĐÀM TRUNG PHÁP: YÊN TÂM NGƯỜI NÓI, ẤM LÒNG NGƯỜI NGHE

  
Robert Fulghum (sinh năm 1937 tại Texas) viết cuốn sách mang một tựa đề có vẻ giễu cợt là All I Really Need to Know I Learned in Kindergarten xuất bản năm 1986. Vậy mà vừa trình làng, nó đã trở thành một “best-seller” trong 2 năm liền, với 16 triệu người mua và được dịch sang 27 ngôn ngữ.

Hoàng Xuân Sơn: Hoa/Lá (thơ)




hoa

cành úa tàn.  cụp.  gương đau
xin em gượng nhẹ
kẻo màu trôi phai
nghìn khuya thâm vực xuân đài
rõ bay liếp gió
bên ngoài khăn thưa
đời vẫn có một ngày xưa
khi hoa nhiếp độ
giao thừa tụng xưng


lìa

đừng để vàng bay khỏi vườn
tâm hương của lá
vẻ buồn của cây
đừng để lạnh một bàn tay
mắt xanh vĩnh thúy
muộn ngày hân ly

hoàng xuân sơn

15 nov. 2016

Hoàng Quân: Thầy Trò, Trường Lớp, Ngày Xưa


Đầu tháng ba năm 2009 tôi nhận được điện thư với tựa đề: Quang Ngai - IVS (International Voluntary Service) English School- Trường ông Dave. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng thật vui. Tên người gởi là Nguyễn Văn Kông. Tôi nhớ ngay đến thầy giáo Kông của IVS Quảng Ngãi. Mở thư đính kèm, thấy mình được hân hạnh trong vài chục người đầu tiên trong danh sách, cùng với em tôi: Hoàng Thị Ngọc Hiền. Tôi vội vàng chuyển thư đến anh chị của tôi: chị Hoàng Thanh Tâm, Hoàng Thị Cẩm Thành và anh Hoàng Ngọc Lam, những người cũng một thời học trò trường ông Dave. 
Tôi ngỡ như mình đang nhẩn nha xem cuốn phim đen trắng, ghi lại ngày tháng cách đây hơn ba thập niên.                                   
Tôi kết thúc chương trình tiểu học với phần thưởng ưu hạng, tức là hạng nhì của lớp 5B. Hạng nhất là phần thưởng danh dự thuộc về Trương Thị Ba Nhị. Lên trung học, tôi đinh ninh mình sẽ tiếp tục làm quà cho Ba Mạ với những bảng danh dự xanh đỏ. Nhưng, khi nhìn kết quả đệ nhất lục cá nguyệt của mình trong năm đầu tiên ở trung học, tôi buồn và thất vọng não nề. Mặc cho các môn toán, lý hóa có điểm khá, điểm thấp trong môn Anh Văn đã đẩy tôi ra khỏi top ten của lớp sáu bốn, Nữ Trung Học. Trong chương trình “cứu nguy”, anh Hoàng Ngọc Lam lãnh trọng trách dẫn tôi đến ghi danh ở “trường ông Đê”. Lúc đó, thầy Đặng Quỳ là hiệu trưởng của trường. 

Ngự Thuyết: Nhân Đọc Biệt Ly của Nguyễn Du, Tản Mạn về Thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát

(Tiếp theo và hết)

Để thoát ly một phần nào cái thể điệu đều đặn của thơ lục bát, thể song thất lục bát ra đời. Với thể này, hai câu 7 chữ được đặt trước câu 6 rồi đến câu 8. Cách hiệp vần và luật bằng trắc như sau.

Vần:
Chữ cuối của câu 7 trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới, đều là vần trắc; tiếp đến là chữ cuối của câu 7 dưới vần với chữ cuối của câu 6, đều là vần bằng; tiếp đến nữa là theo lối gieo vần theo lối lục bát. Thế là được 1 đoạn 4 câu. Để chuyển qua đoạn kế tiếp, chữ cuối của câu 8 của đoạn vừa rồi vần với chữ thứ 5 của câu 7 trên của đoạn tiếp theo. Và cứ thế, tiếp tục.

Bằng trắc:
2 câu 6 và 8 theo đúng luật của thể lục bát. 2 câu 7:

Câu 7 trên: 0 trắc trắc bằng bằng trắc trắc
Câu 7 dưới: 0 bằng bằng trắc trắc bằng bằng

(số 0 bằng trắc tuỳ nghi, không kể. Những chữ còn lại theo quy tắc nhất tam ngũ bất luận, nhì tứ lục phân minh. Những chữ in nghiêng có thể bằng hoặc trắc)

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Ngô Nhân Dụng: Nước Mỹ khó hiểu


Nước Mỹ rất khó hiểu. Trong tám năm qua, thế giới hai lần kinh ngạc trước kết quả bầu tổng thống ở Mỹ. Trước thế kỷ này, khó tưởng tượng một người da đen làm tổng thống Mỹ. Ấy thế mà năm 2008 ông Barack Obama đắc cử. Trước ngày 8 tháng 11 năm nay, ít người ở châu Mỹ, Châu Âu hay Châu Á tin ông Donald Trump sẽ đắc cử. Ngày hôm sau, ông Trump đã chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc.
Những bất ngờ (không đổ máu) như vậy chỉ xẩy ra trong chế độ dân chủ. Vì 150 triệu cử tri quyết định cho ai làm tổng thống, bằng từng lá phiếu của họ. Chính những con người vô danh này tạo bất ngờ.
Trước khi ông Obama đắc cử, dân Mỹ vẫn mang tiếng là kỳ thị người da đen, một tâm lý khó xóa bỏ dù luật lệ vẫn bảo vệ công bằng. Phải nói, nước nào cũng có những người nuôi  đầu óc kỳ thị, rất đông. Thử hỏi một người Việt Nam trung bình nghĩ gì về người Việt gốc Hoa hay gốc Khmer? Ngay cả khi lý trí đã quyết định không kỳ thị chủng tộc, người ta vẫn chứa trong đầu óc một chút tị hiềm. Dù các đạo luật bảo vệ dân quyền đã được áp dụng từ hơn 50 năm, vẫn khó xóa sạch óc kỳ thị trong đầu nhiều người Mỹ. Sau khi ông Trump thắng, nhiều người Mỹ da trắng đã xuất hiện bầy tỏ tinh thần kỳ thị một cách công khai, không cần dè dặt. Những nhóm KKK và Da Trắng Trên Hết (White Supremacy) mới rầm rộ ăn mừng ông Trump lên ngôi tổng thống. Trên Facebook, một viên chức ở tiểu bang West Virginia gọi bà Michelle Obama là “con khỉ đột đi giầy cao gót,” tác giả câu đó đã bị cách chức. Nhưng sư thật là từ bẩy tám năm nay nhiều người Mỹ da trắng đã ví ông, bà Obama với khỉ đột –  và truyền tai nhau trên các mạng xã hội. Trong một xã hội có những người như vậy mà ông Obama vẫn đắc cử, hai nhiệm kỳ liên tiếp! Người ngoại quốc phải thấy nước Mỹ rất khó hiểu!

Trùng Dương: Gánh hát ‘Hamilton’ và ông Phó-đắc Pence


Trái, Brandon Victor Dixon, diễn viên thủ vai Arron Burr, đối thủ của Alexander Hamilton, trong vở nhạc kịch “Hamilton”, đang đọc thông điệp gửi tới ông Phó tổng thống-đắc cử Mike Pence sau khi đoàn diễn viễn cúi chào khán giả. (Ảnh Hamilton LLC / Associated Press). 

Cuối tuần rồi, trong bầu không khí hậu bầu cử vẫn tiếp tục sôi động, ông Phó tổng thống-đắc cử Mike Pence quyết định cùng gia đình đi xem hát cho bớt căng thẳng. Vở tuồng ông chọn để thư giãn là “Hamilton”, một nhạc kịch về cuộc đời của một trong những vị cha già dân tộc Mỹ Alexander Hamilton và cũng là một di dân.
Ông Phó có lý do để chọn xem vở nhạc kịch này. “Hamilton: An American Musical” đã được hàng tá giải thưởng, trong đó gồm Nhạc kịch Hay nhất/Best Musical của Tony Awards và giải thưởng sáng giá Pulitzer dành cho Kịch nghệ hồi đầu năm. Mà cũng không phải dễ gì mua được vé đâu nghe, vì vé cho “Hamilton” đã bán hết thấu tới tháng 8 năm tới lận. Giỏi lắm thì mua được vé giá chợ đen, nhưng cũng hiếm vì những người yêu kịch nghệ không dễ gì chịu bán lại đâu.

Ngự Thuyết: Nhân Đọc Biệt Ly của Nguyễn Du Tản Mạn Về Thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát

Truyện Kiều,viết theo thể lục bát, là một kiệt tác. Đó là điều không ai chối cãi. Nhưng nói thế không có nghĩa rằng mọi câu thơ trong thi phẩm ấy đều hay hơn tất cả các câu thơ trong những tác phẩm khác. NhưChinh Phụ Ngâm, viết theo thể song thất lục bát, chẳng hạn.

Nhưng trước hết xin có vài ý kiến về hai thể thơ lục bát và song thất lục bát.

Thể lục bát gò bó về âm, vần, điệu, nhất là luật bằng trắc theo quy tắc “nhất tam, ngũ bất luận, nhì tứ lục phân minh”.

Bằng trắc:

Câu lục:  bằng bằng trắc trắc bằng bằng
Câu bát: bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng

Những chữ in đậm phải theo đúng quy tắc, những chữ in nghiêng có thể bằng hoặc trắc. Như vậy, âm bằng chiếm đa số.

Phạm Xuân Ðài: Ðọc lại những bài báo xưa của Vũ Trọng Phụng


Chúng ta thường biết Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm văn học của ông, đặc biệt là Số ĐỏGiông Tố, chứ ít biết ông là một nhà báo với rất nhiều thiên phóng sự xã hội. Điều này cũng dễ hiểu, các bài báo thường chỉ để đáp ứng một nhu cầu xã hội nhất thời, trong khi văn học không lệ thuộc vào thời sự, có thể mang một giá trị lâu dài, nếu tác phẩm thực sự có giá trị. Giá trị  những tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng thì đã được khẳng định từ lâu trong nền văn họcViệt Nam. Tại miền Nam các tác phẩm của ông đã được in đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, những câu thời danh của ông trong Số Đỏ như “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” hoặc “Tội nghiệp, thế là tốt lắm!” có thời đã biến thành một lối nói trong xã hội gần như một thành ngữ. Trong khi đó tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu lý do gì và nhân danh cái gì, đảng Cộng sản đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này. Mãi ba mươi năm sau, vào cuối thập niên 1980, ông mới được “cởi trói,” các tác phẩm của ông mới được chính quyền cộng sản cho tái bản, và vài ba năm gần đây cùng với phong trào làm tuyển tập, Vũ Trọng Phụng cũng được làm tuyển tập.

Nguyễn Minh Cần: "Bật Mí"

Ngày Tết được đọc những giai phẩm xuân vừa đẹp vừa hay, như Người Việt, Thế Kỷ 21, Việt Tide... thì thật là thú vị! Thú vị còn hơn “thịt mỡ dưa hành...”!
Để cảm tạ các bạn làm báo đã đem lại cho độc giả những phút giây đầy khoái cảm, với tư cách một người đọc tôi xin... “bật mí” ở đây một điều nhân đọc bài của Phạm Xuân Đài trong Thế Kỷ 21 số Xuân Nhâm Ngọ vừa rồi.
Trong bài “Đọc Lại Những Bài Báo Xưa Của Vũ Trọng Phụng,” nhà văn họ Phạm viết: “Tại miền Nam các tác phẩm của ông (Vũ Trọng Phụng - NMC) được in đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, ... Trong khi đó tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu vì lý do gì và nhân danh cái gì, đảng Cộng sản (ĐCS) đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này...” (tr. 186, TK21 số 153 & 154).
Quả đúng như vậy! Và đúng là có rất nhiều người “không hiểu vì lý do gì và nhân danh cái gì” mà ĐCS đã hành động như thế thật! Cũng dễ hiểu thôi: xưa nay, trong những việc mà chính thâm tâm mình cảm thấy “không ổn” lắm, “không sạch sẽ” lắm, không chính đáng lắm, thì ĐCS có cái tật thích làm thầm vụng, chùng lén nên chẳng bao giờ người dân biết được “lý do” vì sao cả. Có thể dẫn ra rất nhiều việc. Chẳng hạn như việc “động trời” gần đây nhất là việc Bộ chính trị ĐCS cắt đất, cắt biển của Tổ quốc dâng cho Bắc triều. Việc đó họ cũng làm vụng trộm, sau nhiều năm lén lút đi đêm với những kẻ mà cách đây vài chục năm họ từng gọi là “bọn bành trướng phương Bắc,” “kẻ thù truyền kiếp” (đây là lời lẽ chính thức thốt ra từ miệng các lãnh tụ cộng sản Việt Nam in rành rành trên báo chí hồi cuối thập niên 1970 và thập niên 1980). Đến mãi gần đây, khi buộc lòng phải làm “lễ cắm mốc” đầu tiên ở Mông Cái rồi, mà họ vẫn cứ giấu tịt những điều đã thoả thuận với Bắc Kinh. Lãnh thổ quốc gia là của toàn dân. Thế mà, thử hỏi, trừ Bộ chính trị ĐCS thì có ai biết mô tê gì về nội dung của các hiệp định đã ký kết, cũng như “lý do” vì sao phải ký như vậy? Có lẽ phần đông đại biểu ù lỳ trong cái quốc hội bù nhìn cũng mù tịt! Còn nhiều ví dụ khác nữa, nhưng thôi, xin quay lại chuyện văn học nghệ thuật.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Hà Tường Cát: Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam?

Trump (phải) và Putin hút cần sa trên một bức tường nhà hàng 
tại Vilnius, Lithuania. Hình minh họa. (Hình: Sean Gallup/Getty Images)

Năm 1975, Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam sau hơn 10 năm trực tiếp trợ giúp không thành công trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản. Đã có rất nhiều bàn luận về sự kiện này, chẳng hạn tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã viết ra cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy.”
Bây giờ sau gần 10 năm chính quyền Tổng Thống Barack Obama tìm cách đưa Việt Nam vào làm một đồng minh quan trọng của Mỹ nhằm kềm chế Trung Quốc bành trướng tại Đông Nam Á, tổng thống tân cử Donald Trump dường như sẽ đảo ngược hoàn toàn đường hướng này. Một lần nữa, với hình thức khác, đồng minh lại tháo chạy khỏi Việt Nam?
Chưa thể dự đoán hết mọi biến chuyển sau ngày 20 Tháng Giêng, 2017, ngày ông Trump tuyên thệ nhiệm chức. Tuy nhiên, trong những sự kiện đã được xác định, thì TPP sẽ là “nạn nhân” đầu tiên của một loạt những hủy bỏ mà ông Trump đã hứa hẹn từ thời kỳ tranh cử.

Lê Anh Hùng: Kinh tế học thể chế: khiếm khuyết lớn trong tủ sách học thuật ở Việt Nam

Kinh tế học thể chế vẫn còn là một khái niệm mới mẻ
ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Thể chế và kinh tế học thể chế
Thể chế (institution), theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Mỹ Douglass North, là những ràng buộc do con người tạo ra để dàn xếp hoạt động tương tác chính trị, kinh tế và xã hội.
Kinh tế học thể chế (institutional economics) bao hàm mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế học và các thể chế. Nó quan tâm đến ảnh hưởng của các thể chế đối với nền kinh tế cũng như cách thức các thể chế ứng phó với một thế giới năng động.
Kinh tế học thể chế bao gồm hai trường phái chính là kinh tế học thể chế cũ (Old Institutional Economics) và kinh tế học thể chế mới (New Institutional Economics).
Kinh tế học thể chế cũ ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, với đại diện tiêu biểu là các nhà kinh tế học Thorstein Veblen, John R. Commons, Wesley Mitchell và Clarence Ayres. Trọng tâm của trào lưu học thuật này là tìm hiểu vai trò của quá trình tiến hóa cũng như vai trò của các thể chế trong việc định hình hành vi của các chủ thể kinh tế. Giữa hai cuộc đại chiến thế giới, đây là một trong những trào lưu học thuật trung tâm trong kinh tế học ở Mỹ.

Lê Mạnh Hùng: Donald Trump và trật tự khai phóng thế giới


Ðiều độc nhất làm cho một cơn ác mộng có thể chịu đựng được là ta không bao giờ phải chịu những hậu quả của nó. Ta có thể nằm mơ thấy rớt từ trên một độ cao khổng lồ xuống đất, nhưng rồi bao giờ ta cũng bổng đột ngột tỉnh dậy, hoặc là thay đổi ngoại cảnh trước khi đụng xuống đất.
Ðối với hầu hết thế giới, việc dân Mỹ bầu ông Donald Trump giống như một cơn ác mộng nhưng thiếu cái điều làm cho cơn ác mộng có thể chịu đựng được. Nhưng dù sao chăng nữa, ông Trump nay sẽ là tổng thống tương lai của Hoa Kỳ và bây giờ là lúc ta nên bắt đầu nghĩ đến cái gì sẽ xảy ra cho thế giới khi hiện thực chính trị mới bắt đầu.
Tuy rằng ông Trump là một con người ăn nói mạnh bạo, nhưng ông lại không có quan điểm nhất quán. Trong vòng 12 tháng qua, ông đã đổi đi đổi lại lập trường trên hầu hết mọi vấn đề, từ nhà nước phúc lợi cho đền quyền công dân, từ bom nguyên tử cho đến việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ.
Hậu quả là ta khó có thể đoán nguy cơ mà ông Trump tạo ra cho thế giới. Khó có thể biết rằng những lới lẽ cực đoan của ông liệu có được đem ra thực hiện, dẫn đến một sự thay đổi tận gốc chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ từ 70 năm nay hay không hay là đó chỉ là những lời nói huếch hoác trong lúc vận động tranh cử và sẽ được thay thế bởi một con người ôn hòa hơn khi ông lên nhậm chức. Và ngay cả cái bản chất cực đoan mà ông thể hiện trong khi tranh cử là hiện thực, ta còn chưa biết nó thuộc loại cực đoan nào nữa.

Lê Dung: “Báo chí cách mạng có bao giờ được thế này không?”

Ảnh: Thanh Niên
Vụ Bộ Thông tin và Tuyền thông xử phạt 50 tờ báo lớn nhỏ liên quan đến sai phạm về thông tin nước mắm chứa chất arsen đã trở thành kỷ lục xử phạt báo chí từ trước đến nay.
Kỷ lục cũ trước đây được lập chỉ là từ 3 đến 4 tờ báo bị xử phạt một lúc, nhưng không cùng vụ.
Không chỉ đưa tin tức sai lệch về vụ nước mắm, rất nhiều tờ báo nhà nước còn mang đậm dấu hiệu “chung chịu” với doanh nghiệp muốn khống chế thị trường nước mắm, mà cụ thể là Tập đoàn Masan.
Khi vụ truyền thông bẩn về nước mắm xảy ra, dư luận báo giới lập tức nói về một quan chức có hạng của báo Thanh Niên là ông Võ Khối. Nhiều xầm xì về việc ông nhà báo này đã “nẫng” một khoản tiền lớn để đạo diễn đăng bài dập nước mắm truyền thống do người dân làm, ngược lại đã nâng vị thế của Masan “lên một tầm cao mới”.

Thùy Dương/RFI: Facebook tìm cửa quay lại Trung Quốc

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg (phải) 
dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc đón thủ tướng Lý Khắc Cường
đến phát biểu ngày 21/03/2016 tại Bắc Kinh.REUTERS/Kenzaburo Fukuhara

 Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu là Facebook đang tìm cách quay lại Trung Quốc sau 7 năm bị chặn tại nước đông dân nhất thế giới. Trong bài viết có tiêu đề « Facebook tìm cửa quay lại Trung Quốc », nhật báo kinh tế Les Echos cho biết : Tờ New York Times hôm thứ Ba 22/11/2016 tiết lộ là tập đoàn Facebook đã bí mật phát triển một phần mềm kiểm duyệt, với hy vọng làm hài lòng Bắc Kinh, để chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm Facebook tại thị trường Internet lớn nhất thế giới này.
Năm 2009, do không muốn thông tin về các vụ nổi dậy khiến 140 người thiệt mạng ở Urumqi - thủ phủ khu tự trị Tân Cương - bị phát tán rộng rãi trên mạng Internet mà Trung Quốc đã triệt để cấm Facebook.
Phần mềm mới này cho phép Facebook kiểm duyệt được nội dung, qua đó ngăn chặn được các bài viết đăng tải trên tài khoản Facebook của người dùng trong một khu vực địa lý nhất định.
Les Echos cho biết, tờ New York Times rất thận trọng khi khẳng định là hiện tại, Facebook đã đề nghị chuyển nhượng lại phần mềm kiểm duyệt này cho chính phủ Trung Quốc. New York Times cũng cho biết thêm là Facebook đã tìm rất nhiều cách để quay lại thị trường Trung Quốc, nhưng chưa có biện pháp nào thực sự được áp dụng.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Hà Tường Cát/Người Việt: Tạ ơn Trời, tạ ơn người

(Hình minh họa: Hiroko Masuike/Getty Images)
Bày tỏ lòng biết ơn là một hình thức có ở nhiều dân tộc, nhưng Thanksgiving của người Mỹ có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt khác hơn tất cả mọi quốc gia nào khác.
Tổng Thống George Washington tuyên bố Thanksgiving, 26 Tháng Mười Một, 1789, là quốc lễ. Tới năm 1862, Tổng Thống Abraham Lincoln chính thức công bố Thanksgiving là ngày quốc lễ cho toàn thể liên bang. Sau đó, Thanksgiving được ấn định vào ngày Thứ Năm thứ tư của Tháng Mười Một. (không phải là Thứ Năm cuối cùng nếu năm nào Tháng Mười Một có tới năm ngày Thứ Năm).
Không có sự đồng thuận của những nhà sử học về nguồn gốc Thanksgiving, nhưng theo truyền thống dân gian Mỹ, thì cái được coi như “Thanksgiving đầu tiên” xảy ra vào năm 1621 do những di dân Pilgrim tổ chức để mừng mùa gặt đầu tiên trên “Tân Thế Giới,” tức là lục địa Châu Mỹ.
Pilgrim, nghĩa phổ thông là người hành hương, ở đây được dùng như một danh từ riêng để gọi những tín đồ Thiên Chúa Giáo không chấp nhận cơ cấu tôn giáo Âu Châu và tìm đường trốn chạy đến miền đất mới.

Mạnh Kim: Hội nhập và nhập hội


Việc Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được giới kinh tế phân tích ý nghĩa và tác động của nó đối với Việt Nam. Nhiều người tin rằng Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hội nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu. TPP, bị xóa sổ với sự rút lui của Mỹ hay vẫn tiếp tục được các nước còn lại quyết tâm thực hiện, sẽ chẳng bao giờ là cây đũa thần giúp vực dậy kinh tế Việt Nam.
Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ năm 2006 bằng việc trở thành thành viên WTO. Khi Việt Nam gia nhập WTO, giới phân tích đã phác họa một viễn cảnh tươi sáng. WTO được vẽ ra như một đường băng giúp Việt Nam cất cánh lên bầu trời toàn cầu. WTO sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội Việt Nam. Công-nông dân sẽ khấm khá hơn. Bây giờ, sau 10 năm, đời sống công-nông dân đã được “lột xác”, trơ trụi.
Họ trở thành những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của một nền kinh tế “hội nhập quốc tế theo định hướng XHCN”. Không có trách nhiệm gây ra nhưng họ phải đồng gánh chịu một tỷ lệ nợ công khổng lồ. Giải trình trước Quốc hội ngày 1-11-2016, ông Bộ trưởng Tài chính cho biết, năm 2001, nợ công chiếm 36,5% GDP năm 2005; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 là 62,2% GDP. Năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001…

Phạm Chí Dũng: Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.

Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.

Những tín hiệu đồng pha

Từ trung tuần tháng 11/2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là Chủ tịch Quảng Nam cho đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.

Cùng thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội đòi lật lại vụ Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.

Đáng chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những nguồn tin từ nội bộ đảng.

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA: Chương trình kinh tế Donald Trump

Tổng thống Tân cử của Hoa Kỳ là ông Donald Trump
tại New York hôm 22/11/2016. 
Vẫn còn quá sớm để có thể biết đường lối kinh tế của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Khi tranh cử, ông Donald Trump đã phác họa một số chủ trương mang tính chất đại cương về kinh tế để thuyết phục cử tri, nhưng khi nhậm chức, ông có thể làm được những gì?
Cử Tri Đoàn
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, Tổng thống Tân cử của Hoa Kỳ là ông Donald Trump còn hai tháng để chuẩn bị nội các cùng ban tham mưu trước khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 Tháng Giêng năm tới. Xuyên qua các cuộc tiếp xúc từ một tuần qua để ông tìm người cộng sự, dư luận có thể dự đoán về chiều hướng lãnh đạo của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Nhưng có chi tiết khiến nhiều người ở bên ngoài ngạc nhiên là ứng cử viên đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton được đa số phiếu của cử tri mà vẫn thất cử vì không có đủ 270 phiếu của Cử tri đoàn. Thưa ông, tại sao như vậy?

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lại Phải Chửi Thề

Biết xấu hổ thì không là cộng sản! - Tư Xị LâmViên
Nhật báo Người Việt phát hành từ Orange County, California (số ra ngày 29 tháng 10 năm 2016) vừa “hân hoan”cho biết:
Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.
Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật, ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi trên máy bay.
Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.
Đ...mẹ, tưởng gì chớ bỏ chửi thề thì dễ ợt. Dù chưa bị Chúa “hỏi chuyện” bao giờ, tui cũng đã thôi được cả ngàn lần rồi. Lần cuối, cách đây đã hơn tuần. Tui chỉ vừa tái phạm sau khi đọc một bài viết ngắn (“Cán BCướp Tang Vật Tiêu Hủy - Gian Dối Đến Thế Là Cùng”) của blogger Lã Yên trên trang Dân Luận:
Nhớ có lần tôi đến chơi nhà một người bạn - làm phóng viên đài truyền hình. Thấy nó nuôi một cặp vẹt rất đẹp. Tôi hỏi, tao nhớ là mày đâu có thú chơi chim, nay đổi gu rồi à? Nó cười, đâu có, chả là hôm vừa rồi đi đưa tin về vụ thả động vật hoang dã về tự nhiên, thấy có cặp vẹt đẹp nên đem về nuôi. Tôi hỏi tiếp, thế số còn lại thì sao? Chia nhau thôi, con thì nhậu, con thì bán lại cho nhà hàng. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, nó vỗ vai tôi, chuyện khó tin, nhưng đó là sự thật.
Và hôm nay, việc tranh cướp hàng chuẩn bị tiêu hủy tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi chẳng lấy gì ngạc nhiên. Chỉ tiếc sự việc tương tự như thế này tồn tại từ lâu rồi, nhưng đến nay mới mới bị phanh phui. Quá muộn.

Nguyễn Văn Khanh: Ông Trump tiếp tục dịu giọng

Ông Donald Trump (trái) nói chuyện với ban biên tập
nhật báo The New York Times.
(Hình: Hiroko Masuike/The New York Times via AP)
Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục dịu giọng. Ít nhất, trong lúc này vị tổng thống tương lai của nước Mỹ đang dịu giọng.
Chỉ trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần này, ông Trump cho nước Mỹ và thế giới thấy điều đó. Chiều Thứ Hai, trong đoạn video ngắn gửi người dân Hoa Kỳ để trình bày những điều ông sẽ làm ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump không nói gì tới lời hứa sẽ xây bức tường ngăn chia biên giới với nước láng giềng Mexico, cũng chẳng nhắc nhở gì tới chuyện sẽ yêu cầu Quốc Hội nhóm phiên họp đặc biệt để hủy bỏ Obamacare mà ông nhiều lần cam kết với cử tri khi vận động tranh cử.
Sang ngày Thứ Ba, khi đến thăm tòa soạn nhật báo The New York Times, ông không chỉ dùng những lời lẽ lịch sự dành cho đối thủ chính trị Hillary Clinton, mà còn cho hay sẽ không chỉ thị cho Bộ Tư Pháp tiếp tục cuộc điều tra liên quan đến việc bà Clinton sử dụng email cá nhân lúc làm ngoại trưởng, dù trước đây ông từng nói “sẽ đưa bà Clinton vào tù.” Bây giờ, theo lời ông, gia đình Clinton đau buồn quá nhiều rồi nên ông không muốn họ “đau đớn” thêm nữa.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Ngô Nhân Dụng: RCEP lối Tầu khác TPP lối Mỹ


Ngày Thứ Hai, Tổng thống tân cử Donald Trump đã nói lại rằng ông sẽ xóa bỏ hiệp ước TPP, Hợp tác xuyên Thái Bình Dương, thay thế bằng những hiệp ước mậu dịch tự do với từng nước một. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe,tại Buenos Aires, Argentina, tuyên bố rằng nếu không có Mỹ tham dự thì TPP trở thành vô nghĩa, chẳng cần bàn lại nữa.
Hiệp ước TPP do bốn nước Châu Á đề nghị năm 2002, gồm New Zealand, Singapore, Chile và Brunei. Năm 2009 nước Mỹ mới sốt sắng góp mặt, mời thêm Peru, Australia và 4 nước khác, bản hiệp ước được 12  nước ký kết đầu năm 2016. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã đưa cho quốc hội thông qua.
TPP đã chết, các nước thành viên cũ muốn cổ động thương mại tự do đang nhìn vào hai hiệp ước mà họ có thể tham dự  trong tương lai, cả hai đều có Trung Quốc, trong khi TPP cố ý không mời. Hai thỏa ước này là Hợp tác Kinh tế Toàn Vùng, Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) và Vùng Mậu dịch Tự do Á châu Thái Bình Dương, Free Trade Area of the Asia-Pacific (FTAAP).
Hiệp ước RCEP bao gồm 16 quốc gia, trong đó có các khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ, với sản lượng (GDP) tổng cộng lớn bằng một phần ba kinh tế toàn cầu (GDP chung của TPP lớn bằng 40%). Nước Mỹ có thể được mời.

Phạm Cao Dương: Nhân vụ các cô giáo tỉnh Hà Tĩnh bị ép “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke cho quan chức tỉnh”, nhìn lại Những đặc tính truyền thống cơ bản của Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975


Bồng bồng mẹ bế con sang,
                                                                                                          Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy  thày.(Ca dao Việt Nam)
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới,
học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…”
Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp
(Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)

Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thày cô Miền Nam.  Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách quan kể lại không thêm bớt.  Sau đó dư luận lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho quan khách.  Chưa hết, các nạn nhân lại còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối, khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ.  Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.

Bùi Tín: Chủ nghĩa dân túy Mỹ điều chỉnh bởi quan điểm toàn cầu hóa

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump.
Ông Donald Trump đã đắc cử, và Tòa Bạch Ốc đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong hơn 2 tháng, cho đến ngày 20/1/2017 ông chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Công việc chuyển giao, khởi động chính quyền mới rất quan trọng. Ông Trump phải bổ nhiệm hơn 4.000 chức vụ cao cấp nhất của chính quyền Liên bang, làm quen với các thượng nghị sĩ, dân biểu, thống đốc các bang, nắm các hồ sơ tuyệt mật về an ninh, quốc phòng, tình báo, đối ngoại, các hiệp ước, hiệp định Hoa kỳ đã ký kết. Đây là việc hoàn toàn mới mẻ cho một doanh nhân chưa từng đảm nhiệm một chức vụ công cử nào.

Phạm Phú Khải (từ Úc Châu): Không nên coi thường dân túy mị dân

Trump thắng! Phong trào dân túy tại Mỹ đã đánh bại thành phần ưu tú quyền lực và các thành trì kiên cố đã chi phối và ảnh hưởng quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn bấy lâu nay.
Đại đa số nhận định của học giả, giới chuyên môn, giới truyền thông báo chí cũng như các thăm dò ý kiến chuyên nghiệp về kết quả bầu cử này đều không diễn ra.
Nó đã gây sốc cho cả nước Mỹ và toàn thế giới.
Hơn nửa dân số Mỹ, hay chính xác hơn, hơn nửa cử tri Mỹ, thất vọng, ngao ngán, bàng hoàng và lo ngại cho tương lai của quốc gia mình.
Ngoài Mỹ, dân chúng khắp thế giới cũng bàng hoàng không kém. Họ không thể ngờ một người thiếu những tiêu chuẩn cơ bản nhất – kiến thức, kinh nghiệm, khả năng, tư cách, tầm nhìn, vân vân – lại trở thành tổng thống để lãnh đạo Mỹ và, ở mức độ và phạm vi nào đó, thế giới trong vòng bốn năm tới.
Với thắng lợi của Trump, nó sẽ thay đổi bộ mặt chính trị của Mỹ, và thế giới, một cách to tát và không lường được trong thời gian tới.
Vì thế nhiều người quan ngại về nền dân chủ Mỹ suy thoái, và các hệ quả do phong trào dân túy mang lại. Bài này bàn về một số khía cạnh này.
Nền dân chủ Mỹ suy thoái?

Bùi Quang Vơm: Duterte và con chó sói Đại Hán


Sự ấu trĩ hay sự phản bội
Từ ngày trúng cử tổng thống Philippines, Duterte không che giấu một thái độ xoay chuyển lập trường, từ phía đồng minh với Mỹ, và tất nhiên, sau Mỹ có thế giới dân chủ thuộc phần tiến bộ của nhân loại, sang phía đối đầu, mà đại diện của nó là Nga và Trung Quốc, một thiểu số nhỏ bé, vẫn chưa thoát ra khỏi lối tư duy hoài cổ, tiếc nuối lịch sử, những phần tử ham hố quyền lực, hiếm hoi còn sót lại trên mặt địa cầu.
Tại cuộc gặp với ông Putin, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, tại Peru, hôm qua, 19/11/2016, ông Duterte phê phán nhiều nước phương Tây “bắt nạt nước nhỏ” và “đạo đức giả”. Ai cũng biết là ông muốn nói tới Mỹ. Trước chuyến đi tới Peru, ông Duterte không giấu sự ngưỡng mộ ông Putin, gọi Tổng thống Nga là “anh hùng”.
Khi thăm Trung Quốc vào tháng 10, ông nói: “Có ba nước đối đầu thế giới – Trung Quốc, Philippines, Nga”. Ông Duterte gắn tên nước mình vào nhóm chống lại nhân lọai, đối đầu với thế giới. Nhưng với quan niệm của ông, cái nhóm chống lại nhân lọai này chỉ gồm có 3 nước, hoặc sẽ do 3 nước này khởi xướng và dẫn dắt. Ở đây vừa có một ảo tưởng vừa có sự lẫn lộn.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Trà Mi/VOA: Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm ngay ngày đầu tiên nhậm chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng và dày công vun đắp.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.
Trong danh mục những ưu tiên ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.
Cùng ngày ông Trump công bố video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp định TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Phát biểu từ cuộc họp báo ở Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.

Kính Hòa/RFA: Câu chuyện giáo dục

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 5/9/2016.
Sự giận dữ
Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ. Khi những cán bộ được điều đi nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm vì đây là được tổ chức điều đi làm nhiệm vụ chính trị”
Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống”
Đó là phát biểu của hai quan chức thị xã Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, sau khi xảy ra vụ bê bối của ngành giáo dục thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, điều giáo viên nữ đi tiếp khác trong phòng karaoke.
Ông Lê Bá Thiềm là trưởng phòng giáo dục thị xã, còn ông Nguyễn Văn Hổ là chủ tịch thị xã.